CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỐI VỚI TIN GIẢ VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN MẠNG XÃ HỘI .... Chính các lý do trên đặt ra yêu cầu ngh
CƠ SỞ LÝ LU Ậ N VÀ TH Ự C TI Ễ N C ỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lý lu ậ n c ủa đề tài
1.1.1 Thao tác hóa các khái niệm
Tin giả theo tên Tiếng Anh là “fake news”, được sử dụng phổ biến khi nói về những tin tức, câu chuyện sai sự thật Các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm và có cách tiếp cận đa dạng về tin giả
Xuất hiện từ lâu nhưng thuật ngữ “fake news” nổi bật trong các kỳ tranh cử tổng thống Mỹ hay các sự kiện chính trị quan trọng, gây tác động đến ý kiến của công chúng, từđóảnh hưởng đến lợi ích của một quốc gia [13, tr.63] Năm
2016, Allcott và Gentzkow cho hay, tin giả là các tin bài chủ ý viết theo hướng sai lệch và có thể kiểm chứng được là sai sự thật, đánh lừa người đọc; tập trung nhiều vào các bài báo giả mạo có mục đích lợi nhuận, chính trị [48, tr.213]
Còn tổ chức UNESCO cho rằng, cụm từ fake news “dễ bị chính trị hóa, như một vũ khí tấn công ngành công nghiệp tin tức” nên cần tiếp cận hai loại sau: tin xuyên tạc (disinformation) và tin sai (misinformation) Trong đó, tin sai (misinformation) là thông tin không đúng sự thật và người phát tán nhầm tưởng là thật; còn tin xuyên tạc (disinformation) cũng không đúng sự thật nhưng người phát tán biết rõ điều này, cố ý, có chủđích, nhằm gây hại người khác [44, tr.45] Ngoài ra, vấn đề tin giả còn thể hiện ở phạm trù khác là tin nguy hại (mal- information) – thông tin dựa trên thực tếnhưng được dùng để gây hại cho một cá nhân, tổ chức hay quốc gia [44, tr.46]
Dựa vào nội dung, tin giả được phân loại khác nhau: “(1) Nội dung mang tính chất châm biếm, chế giễu; (2) Thông tin không nhất quán, liên kết sai; (3)
Nội dung sai lệch, gây hiểu lầm; (4) Thông tin bị đặt trong bối cảnh sai/không phù hợp; (5) Nội dung mạo danh; (6) Nội dung bịa đặt, ngụy tạo” [16, tr.13-14]
Nhóm tác giả HVBCTT xác định hướng phân chia tin tức giả thành hai loại: “(1) Những thông tin hoàn toàn không chính xác, sai sự thật được cố tình đăng tải, lan truyền vì một mục đích, ý đồ nào đó; (2) Những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt được đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng” [39, tr.127]
Những nghiên cứu khác cũng đưa ra cácđịnh nghĩa bao quát về tin tức giả như “tin, bài được ngụ ý là sự thật nhưng thực chất đó là những tin tức được thành lập dựa trên tin đồn, phỏng đoán hoặc hoàn toàn bịa đặt và bị cố tình lan truyền với mục đích kinh tế, chính trị hoặc xã hội” [25, tr.104] hay “là những thông tin bịa đặt, không chính xác, chưa được kiểm chứng, sai lệch về nội dung, được khuếch tán trên internet và các phương tiện truyền thông” [40, tr.42]
Mặc dù chưa đi đến một định nghĩa chung và rõ ràng nhưng các khái niệm tin giảcùng hướng đến nội dung: tin giả là những thông tin không đúng sự thật, chưa được kiểm chứng, khiến người khác hiểu sai, nhằm mục đích, động cơ nhất định Đây chính là định nghĩa tin giả được sử dụng xuyên suốt trong nghiên cứu
1.1.1.2 Khái niệm tin giả về dịch bệnh Covid-19 và cách nhận biết a Tin giả về dịch bệnh Covid-19
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra, tin giả liên quan đến dịch Covid-19 là
“những thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh, cố tình truyền tin sai lệch với mục đích thu lợi chính trị hoặc thương mại, gây tâm lý hoang mang trong dư luận xã hội” [41, tr.105] hay “những thông tin bịa đặt, không có thật, được cố tình đăng tải trên các phương tiện truyền thông truyền thống hoặc MXH liên quan đến dịch bệnh Covid-19, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng, chiến lược về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay” [33, tr.193]
Tóm lại, tin giả về dịch bệnh Covid-19 trong đề tài được hiểu là những thông tin sai sự thật liên quan đến đại dịch Covid-19, chưa được đăng tải, kiểm chứng trên các phương tiện truyền thông chính thống và được tạo ra nhằm mục đích, động cơ liên quan chính trị, kinh tế, xã hội, gây ra tác động tiêu cực đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, bao gồm các chủ đề, loại tin giả về Covid-19 [86; 41, tr.106; 17, tr.255] như sau:
- Diễn biến dịch bệnh tại các điểm nóng (ca bệnh, người mắc bệnh, tử vong, bị cách ly vì Covid-19, )
- Chính sách phân bổ/sử dụng quỹ vaccine Covid-19
- Công dụng và hiệu quả vaccine phòng Covid-19
- Chỉ đạo, phát ngôn, quy định của Chính phủ, Nhà nước, các cơ quan trung ương trong phòng, chống dịch
- Phản ứng của chính quyền, cơ sở sản xuất, kinh doanh kiểm soát trước dịch Covid-19 (đóng cửa, phong toả, cho nghỉ việc, )
- Tác dụng của thuốc, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh
- Phương pháp điều trị (tựđiều trị, chẩn đoán tại nhà, các bài thuốc chữa bệnh, không thuộc chỉ dẫn của Bộ Y tế)
- Đặc điểm bệnh (hình thức lây truyền, tử vong, di chứng, )
- Liên quan đến nhân phẩm, danh dự, đời tư của nhân viên y tế/ người tham gia phòng chống dịch/ người mắc bệnh/ người có nguy cơ lây nhiễm
- Phát ngôn người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng b Cách nhận diện tin giả về dịch bệnh Covid-19
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, song hành là sự phổ biến của tin giả, lan truyền gây hoang mang, bức xúc dư luận, Liên đoàn các
Hiệp hội và Tổ chức Thư viện Quốc tế (IFLA) đã khuyến cáo các bước để phát hiện tin giả phiên bản Covid-19: kiểm tra nguồn bài viết; đọc thật kỹ bài viết; xác định nguồn tin có được kiểm chứng chưa; thông tin tương tự xuất hiện ở các nguồn nào khác; phân biệt có phải là tin đùa không; cá nhân phải khách quan; hỏi chuyên gia; đọc kỹtrước khi chia sẻ [80]
Tác giả Trần V.T.Giang Lam, Đại học Cần Thơ (2021) có một bài viết về
“Hiện tượng tin tức giả, một số phương thức nhận biết và ngăn chặn”, nhấn mạnh công chúng nên có thái độ thận trọng và hoài nghi khi theo dõi một tin tức/vụ việc mới, còn đang được tường thuật, dư luận xã hội trái chiều và nêu rõ
4 phương thức nhằm nhận biết tin giả như sau: (1) kiểm tra nguồn đăng tải, truyền phát các tin, bài xem đó có phải là những trang web, trang báo mạng điện tử, trang thông tin điện tử, chính thống, uy tín, đáng tin cậy hay không; (2) xem xét, đánh giá nội dung bài viết, xác định thông điệp tác giả muốn truyền tải và có đưa ra được những dữ liệu/ bằng chứng có thể kiểm tra hay chỉ nêu ý kiến, quan điểm cá nhân; (3) đối chiếu, kiểm tra được tính chân thực của thông tin; (4) chú ý đến những đường dẫn liên kết, siêu liên kết, trích dẫn và nguồn tham khảo rõ ràng hay không [25, tr.107]
Trong chương 7 Truyền thông xã hội và “nhà báo công dân”, PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang kế thừa và tổng hợp 11 gợi ý giúp công chúng nhận diện tính chính xác của tin tức: (1) Kiểm tra thẩm quyền/ danh tính của cá nhân, tổ chức phụ trách; (2) Xác định độ uy tín của nguồn thông tin, xuất phát từ website, thương hiệu như thế nào; (3) Đọc nội dung, không nên chỉ đọc tít, đọc lướt; (4) Tìm kiếm, đối chiếu chéo các kết quả từ nhiều trang web; (5) Đánh giá nội dung bài viết có nhất quán với mục tiêu trang web không; (6) Kiểm tra trang web có thông tin liên lạc không, kiểm tra tác giả; (7) Xác định nguồn gốc của trang web; (8) Kiểm tra thời gian đăng tải; (9) Kiểm tra đường dẫn, liên kết; (10) Tìm lời khuyên, chỉ dẫn từ chuyên gia, các trang uy tín chuyên kiểm chứng sự thật; (11) Tham gia, đặt câu hỏi trên các diễn đàn, theo dõi thông tin sau sự việc
1.1.1.3 Khái niệm mạng xã hội và sự lan truyền tin giả trên mạng xã hội a Mạng xã hội
Mạng xã hội với tên Tiếng Anh là “social network sites” hay còn gọi là
“MXH trên internet, MXH trực tuyến, MXH ảo”, đều là khái niệm xuất hiện trong thập niên cuối của thế kỉ XX [26, tr.29] Nhắc đến MXH hiện nay là nhắc đến các trang web, ứng dụng, nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram, Youtube, Tuy nhiên, định nghĩa về MXH được cụ thể hóa và có sự khác biệt theo nhiều hướng tiếp cận
Tại khoản 22 Điều 3 Chương 1 Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Cơ sở th ự c ti ễ n c ủa đề tài
1.2.1 Thông tin vềđịa bàn nghiên cứu và mẫu khảo sát
Học viện Báo chí và Tuyên truyền với truyền thống 60 năm phát triển tiến tới trở thành cơ sở hàng đầu về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộtư tưởng –văn hóa, báo chí – truyền thông tại Việt Nam Với sứ mệnh nâng cao nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực trên, SV HVBCTT được tiếp thu tri thức, đặc biệt phương diện về truyền thông – báo chí, thực hành nghiên cứu khoa học, trở nên vững vàng trong bản lĩnh chính trị, ứng xửvăn minhtrước các vấn đề xã hội, trong đó có tin giả Covid-19 trên MXH
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tuyến đối với 382 SV HVBCTT, các đặc điểm cá nhân của người học được rút ra từ kết quả khảo sát như sau:
Về giới tính, nữ SV chiếm 68,8% (tương ứng 263 NTL) phù hợp đặc điểm tổng thểSV toàn trường, còn nam SV đạt 31,2% (tương ứng 119 NTL)
Về năm học, số lượng SV ít dần qua các năm, trong đó khóa K38 chiếm 19,9% SV năm tư đang theo học, tăng dần đến 30,9% là SV năm nhất thuộc khóa K40
Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ năm học HVBCTT (%)
Về khối học, Học viện phân các ngành thành hai khối, gồm 50,5% lý luận và 49,5% nghiệp vụ Đánh giá sự tham gia các chức vụ, tổ chức HVBCTT của SV cho thấy 30,1% SV đã, đang tham gia ít nhất một vị trí (tương đương 115 NTL) như Đoàn Thanh niên HVBCTT (14,7%) hay trong Ban cán sự lớp (10,2%), Ban chấp hành Chi đoàn (9,9%) và Liên chi đoàn (9,2%).
Liên quan tới dịch bệnh Covid-19, 74,6% bản thân SV hoặc gia đình họ đều trải qua từ 4 trường hợp trở lên như là F1 có nguy cơ nhiễm bệnh, F0 mắc bệnh Covid-19, từng thực hiện cách ly/giãn cách xã hội hay đủ/không đủ điều kiện tiêm vaccine
1.2.2 Sử dụng mạng xã hội và tiếp cận thông tin Covid-19 trên mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Sử dụng MXH ngày nay trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người Trong đó, Facebook là MXH được sử dụng nhiều nhất (98,2%), 23,1% NTL sử dụng ít nhất 2 MXH và 76,4% truy cập MXH hàng ngày [1] Những con số tiếp tục tăng dần qua các năm, đến năm 2022 Việt Nam chứng kiến sựtăng trưởng mạnh mẽ của MXH khi có tới 78,1% người dùng so với tổng dân sốnước ta [70]
Không phải ngoại lệ, 100% SV HVBCTT tham gia khảo sát đều đang sử dụng các MXH và trung bình có hơn 4 tài khoản, Facebook nổi bật là trang được lựa chọn sử dụng nhiều nhất (99,7%) Trên nền tảng MXH hoạt động nhiều nhất,
SV sở hữu khoảng 500 bạn bè và tiếp cận thông tin thường xuyên trên dưới 10 hội nhóm/fanpage, giúp hình thành và duy trì những mối quan hệ xã hội, tương tác, trao đổi thông tin hàng ngày
Sốlượng sử dụng MXH đông đảo cùng với liên kết mạng lưới xã hội trên MXH rộng rãi thì việc tiếp cận thông tin Covid-19 trực tuyến của SV HVBCTT trở nên vô cùng dễ dàng Khảo sát cho thấy, trong 12 tháng qua 99,5% SV có tiếp cận thông tin Covid-19 (tương ứng 380 SV) trên các nền tảng trực tuyến, trong đó hơn 1/2 tiếp cận tích cực ở mức rất thường xuyên
Lượng lớn SV đã nghe, xem, đọc, tin tức về dịch bệnh qua việc theo dõi trên các trang (fanpage) chính thống thuộc cơ quan chức năng, quản lý Việt Nam (75,5%) Một số các trang cá nhân, fanpage quốc tế hoặc người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng không phải lựa chọn ưu tiên trong thời điểm dịch bệnh, cho thấy SV HVBCTT đang lựa chọn tiếp cận các nguồn tin chính thống, đáng tin cậy Kết quả phân tích thể hiện trong biểu đồdưới đây:
Biểu đồ 1.2 Kênh tiếp cận thông tin Covid-19 trên MXH của SV (%)
Ngoài ra, gia đình, người thân (66,3%) hay bạn bè, đồng nghiệp (51,6%) cũng giữ vị trí quan trọng trong kênh tiếp cận, đây được xem là các “liên kết mạnh” tương tác bền vững, thân thiết từ ngoài đời đến không gian ảo Khẳng định MXH được đón nhận từ SV qua tỷ lệ đông đảo lựa chọn MXH tiếp cận thông tin đại dịch và là nơi mọi người có thể tương tác, trao đổi cập nhật nhanh chóng, linh hoạt các tin tức Covid-19 từđa dạng các mạng lưới trực tuyến
Người có sức ảnh hưởng VN
Trang cá nhân, fanpage quốc tế
Thầy cô, fanpage thuộc HVBCTT
Bạn bè, đồng nghiệpGia đình, người thânFanpage chính thống thuộc CQCNQL
1.2.3 Tiếp cận tin giả Covid-19 trên mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1.2.3.1 Khả năng tiếp cận và quan điểm về cách thức lan truyền tin giả Covid-19 trên mạng xã hội của sinh viên
MXH là một trong những kênh công chúng thu thập, theo dõi thông tin Covid-19 Đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin Covid-19 tiếp cận trên MXH, 100% SV HVBCTT thể hiện sự tin tưởng nhất định vào thông tin dịch bệnh (gồm 380 NTL); trong đó hơn 40% là tỷ lệ SV chưa tin hẳn và vẫn còn hoài nghi, chỉ khoảng 17% hoàn toàn tin tưởng Đây là tín hiệu tích cực của lối ứng xử cần thiết trong bối cảnh tin giả Covid-19 lan rộng trên không gian mạng
SV có tiếp cận thông tin về Covid-19 trên MXH đã từng thấy tin tức về dịch bệnh được đăng tải trên MXH và sau đó phát hiện là giả chiếm 94,5% tổng sổ(tương ứng 361 NTL), đồng thời đạt mức 3,3/5 ĐTB (trong đó, 0: không bao giờ – 5: bắt gặp rất thường xuyên) Số liệu trên phản ánh phần nào khảnăng tiếp cận tin giả Covid-19 của NTL trở thành thường lệ trong hơn 2 năm qua; đồng thời khẳng định sự lan truyền mạnh mẽ của tin giả Covid-19 trên MXH
Do đó, khảo sát trang mạng có phổ biến tin giả, SV cho rằng họ nhận được tin giả về dịch bệnh trên Facebook là nhiều nhất chiếm 88,6%, tỷ lệ này ở Zalo xuất hiện chỉ với 0,6%, cuối cùng là Instagram 0% lựa chọn (biểu đồ 1.3)
Biểu đồ 1.3 Tần suất các MXH lan truyền tin giả Covid-19 (%)
Tỷ lệ chênh lệch lớn giữa Facebook với các nền tảng khác khi so sánh tần suất lan truyền tin giả Covid-19 phụ thuộc nhiều vào tính năng, số lượng người dùng, thời gian, mục đích, Facebook hình thành sớm, được công chúng “ưu ái”
TH Ự C TR Ạ NG HÀNH VI Ứ NG X Ử ĐỐ I V Ớ I TIN GI Ả V Ề
Sinh viên H ọ c vi ệ n Báo chí và Tuyên truy ề n ph ả n ứng trướ c tin gi ả và đánh giá ảnh hưở ng c ủ a tin gi ả Covid-19 trên m ạ ng xã h ộ i
giả và đánh giá ảnh hưởng của tin giả Covid-19 trên mạng xã hội
Cơ sở thực tiễn đã minh chứng “tiềm năng” của các trang MXH gia tăng tần suất xuất hiện tin giả, đồng thời mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các thông tin sai lệch về Covid-19 trên các lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay Chương 2 tập trung phân tích 361 SV HVBCTT từng tiếp xúc với tin giả Covid-19 trên MXH (chiếm 94,5% tổng mẫu nghiên cứu) Họ thể hiện các phản ứng khác nhau trước vấn nạn tin giả, số liệu bước đầu cho kết quảnhư sau:
Biểu đồ 2.1 Phản ứng của SV trước tin giả Covid-19 trên MXH (%)
Khảo sát Đại học Giáo dục và Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, các tác giả đánh giá nổi bật xu hướng “bình thường hóa” khi SV đọc/nghe nhiều tin giả trên MXH trong thời gian dịch bệnh Covid-19: 37,2% đồng ý đến rất đồng ý với phản ứng bình thường, 34,5% cảm thấy không ảnh hưởng đến cá nhân [32, tr.61] Trong khi nghiên cứu SV HVBCTT, các phản ứng tương tự trên chiếm tỷ lệ thấp hơn khi họ bắt gặp tin giả vềđại dịch trên MXH Số liệu vượt trội hơn ở các phản ứng sau: thêm nghi ngờ, mất niềm tin vào các tin tức dịch bệnh khác (33,5%); cảm thấy lo lắng, bất an và hoang mang (28,3%); đặc biệt có 0,8% lựa chọn đáp án khác, thể hiện sự bức xúc với lời bình “nhìn thấy tin giả là không
Thêm nghi ngờ tin tức Covid -19 khác
Lo lắng, bất an, hoang mangCảm thấy bình thườngKhông ảnh hưởng đến cá nhânKhác chịu được” Lý giải điều này qua PVS của người học, đã nhìn nhận và đánh giá mức độ nghiêm trọng khi tiếp cận phải tin giả Covid-19:
“Khi mình gặp phải tin giả Covid-19, chắc chắn không thể cảm thấy bình thường như không có gì được, cũng khá lo lắng vì bản thân mình đang tiếp cận phải một thông tin sai lệch như vậy, còn cả những người không có được học báo như mình có thể tiếp cận tin giả rồi bị chính tin giả đó làm thay đổi quan điểm, nhận thức và chuyển qua góc nhìn sai về dịch bệnh Covid-19, thậm chí ảnh hưởng đến những người xung quanh như bạn bè, người thân của họ từ ngoài đời hay trên Facebook, từ đó mà độ phủ sóng của tin giả ngày càng lan rộng.”
(PVS5_Nam_Năm 3_Nghiệp vụ) Bên cạnh những phản ứng thể hiện sự nghi ngờ, lo lắng trước “đại dịch thông tin”, 37,4% còn lại khẳng định, khi tiếp xúc với tin giả Covid-19, họ cảm thấy bình thường (19,7%) hoặc không ảnh hưởng đến cá nhân (17,7%) Giải thích tình trạng này có thểđặt trong hoàn cảnh Việt Nam quyết định từng bước mở cửa, tiến tới “bình thường mới” và việc SV tiếp cận quá nhiều tin tức giả mạo về dịch bệnh dẫn đến không còn quan tâm, họ chấp nhận xu hướng chung coi Covid-19 là bệnh đặc hữu, minh chứng PVS SV HVBCTT:
“Tin giả Covid-19 thì xuất hiện từ lúc bùng dịch đến tận bây giờ dù bây giờ không mấy ai quan tâm cả, nên phản ứng của mình còn tùy thuộc vào từng giai đoạn như hồi đầu thì lúc đọc bất ngờ và hoang mang, sợhãi nhưng đến dạo gần đây thì cảm thấy bình thường, mình chấp nhận sống chung với nó giống như nước mình mở cửa, coi Covid-19 không phải bệnh nguy hiểm nữa.”
(PVS6_Nữ_Năm 2_Nghiệp vụ) Trong quá trình PVS, nghiên cứu đặt ra trường hợp xu hướng “bình thường hóa” diễn ra và đánh giá góc nhìn của SV, bởi trên thực tế các tài liệu đi trước đã minh chứng thờ ơ, không quan tâm là những phản ứng của đa sốngười dùng MXH Một bạn SV cho hay:
“Mình nghĩ ví dụ một bài đăng có 5 nghìn lượt share thì những người share xong rồi mới biết đấy là tin giả thì nửa số đấy sẽ mặc kệ không làm gì cả Nếu có rất nhiều người không quan tâm thì mình nghĩ đó cũng là một vấn đề lớn vì chỉ cần 1 tin tức giả mà up lên xong lượt like, comment, share thì càng ngày càng nhiều người được biết đến, nó như hiệu ứng domino khá là nguy hiểm.”
(PVS9_Nam_Năm 2_Lý luận) Như vậy, xu hướng “bình thường hóa” không phải là phản ứng chủ đạo của SV được khảo sát tại HVBCTT Bước đầu có những phản ứng cần thiết, từ đó nhận thức rõ ảnh hưởng nghiêm trọng của tin giả Covid-19 SV bày tỏ quan điểm về mức độ ảnh hưởng dựa trên thang điểm 0: hoàn toàn không ảnh hưởng đến 5: ảnh hưởng rất nghiêm trọng Do ĐTB chung của từng nhận định trong bảng 2.1 đều đạt khoảng 4/ tổng 5 điểm, tác giả gộp mức 0 đến 3 thể hiện đánh giá là “hoàn toàn không/ ít ảnh hưởng”, mức điểm 4 là “ảnh hưởng nghiêm trọng” và mức 5 là “ảnh hưởng rất nghiêm trọng” như sau:
Bảng 2.1 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tin giả Covid-19 trên MXH
Nhận định vềảnh hưởng của tin giả Covid-19 đến công chúng
1 Gây tâm lý lo lắng, hoang mang, bất an 4,23 55,4 24,7 19,9
2 Tạo cơ hội các đối tượng đầu cơ tích trữ mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt tác động tiêu cực đến người dân
3 Trốn cách ly, không khai báo y tế trung thực 4,11 47,1 29,6 23,3
4 Tự mua thuốc/điều trị bệnh, không hợp tác y bác sĩ 4,07 44,6 31,0 24,4
5 Gia tăng tình trạng tung tin sai lệch, lợi dụng chống phá Đảng,
6 Suy giảm niềm tin với công tác phòng chống dịch khoa học, với
Tin giảđược tạo ra với mục đích nào đó, có thể là lừa dối, châm biếm hay gây hại đến lợi ích của các cá nhân/ tổ chức/ quốc gia, nhưng dù cố tình hay vô ý đều dễ để lại hậu quả khiến cộng đồng có cái nhìn méo mó, lệch lạc về bản chất sự việc, dẫn đến suy giảm lòng tin với chính quyền, ảnh hưởng đến đồng thuận xã hội [22, tr.555] Cho nên, SV HVBCTT nhận định tin giả Covid-19 trên không gian mạng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất “gây tâm lý hoang mang, lo lắng, bất an” ở công chúng với 4,23/5 điểm, thể hiện nguy cơ tác động nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã lên tiếng về cuộc khủng hoảng tin giả Covid-19 với tên gọi cấp thiết –“nạn dịch thông tin”, nhấn mạnh mức độ lây nhiễm trong cộng đồng ảnh hưởng tới tâm lý của người dân, từ đó dễ dàng có những hành động thiếu tỉnh táo, mất bình tĩnh như đổ xô mua sắm, tích trữ hàng hóa, khẩu trang dự phòng, kit test nhanh Covid-19,
Bên cạnh đó, 5 nhận định còn lại SV đánh giá đều thuộc mức độ ảnh hưởng bình thường đến nghiêm trọng Tin giả Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội, khủng hoảng kinh tế của một đất nước, phủ nhận nỗ lực, thành quả trong công tác phòng chống dịch khoa học, “mở đường” cho các tội phạm, đối tượng phản động lợi dụng kích động, xuyên tạc chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước Những quan điểm về ảnh hưởng trên là ví dụ trong hơn 2 năm đại dịch:
“Tin giả Covid-19 tác động rất nhiều tới tâm lý mỗi người, có thể thay đổi cả hành vi của họ Có đợt bố mẹ mình làm theo bằng cách ăn nhiều tỏi để tránh Covid-19 Xong đợt có các bài về các bước điều trị cho F0 ở nhà nhanh khỏi bệnh thì nhà mình cũng làm theo xông cả người Mình cũng có nói mà gia đình không nghe, kiểu như mẹ mình quá tin vào cái tin đó vẫn thực hiện theo với lúc ý dịch dã căng thẳng nên tâm lý mọi người đều muốn tìm các phương pháp chữa bệnh tốt nhất để nhanh khỏi.”
Hành vi ki ể m ch ứ ng thông tin Covid-19 trên m ạ ng xã h ộ i c ủ a sinh viên
Làm thếnào để tránh/phát hiện tin giả, từđó có những ứng xử phù hợp là điều cần thiết với thế hệ trẻ hiện nay, bởi đây là nhóm bản lĩnh chính trị chưa vững vàng, dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh, dễ bị kích động, lôi kéo, mua chuộc, “mắc mưu” của các thế lực thù địch, phản động, Thực tế, không ít người dân chỉ có thói quen tiếp nhận thông tin mà hầu như không có năng lực sàng lọc (không có sựtrao đổi, kiểm tra, đối chiếu, thông tin nhận được) [84]
Trong nghiên cứu này, đưa ra 9 hoạt động cơ bản của người dùng khi tiếp cận bất kỳ thông tin Covid-19 trên MXH (biểu đồ 2.2), là bước đầu trong quá trình phát hiện tin giả Điểm đáng mừng là hầu như tỏ ra luôn chủđộng kiểm tra thông tin bằng cách “kiểm tra nguồn/ kênh đưa tin” có tỷ lệ cao nhất (81,7%), sau đó “kiểm tra nội dung thông điệp truyền tải” (80,9%); gần 70% có thái độ
“nghi ngờ tin nhận được là giả”, “so sánh đối chiếu các nguồn khác nhau” (65,1%) và “kiểm tra có đường link, trích dẫn rõ ràng” (61,5%) nhằm xác nhận tính chân thực của thông tin Các hoạt động trên góp phần ngăn chặn phát tán tin giả, là yếu tố “bảo vệ” thông tin chính xác, an toàn trong chiến lược phòng, chống dịch bệnh hiệu quả của Đảng và Nhà nước ta
Biểu đồ 2.2 Hành vi khi tiếp cận thông tin Covid-19 trên MXH của SV (%)
Tuy nhiên, cũng có một lượng không nhỏ SV “tin tưởng các bài viết có nhiều người like, share” (23%) hoặc “chia sẻ/ chuyển tiếp tin tức ngay lập tức” (20,8%) Bên cạnh 59,6% SV đọc toàn bộ bài, tình trạng “đọc tiêu đề và lướt qua” các bài viết trên MXH khá phổ biến với gần 57% lựa chọn, đặc biệt phổ biến ở nhóm thanh niên hiện nay TS Trần Thành Nam –Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng “Gen Z” là thế hệ có thói quen làm việc
Chia sẻ/chuyển tiếp ngay lập tức
Tin tưởng bài có nhiều người … Đọc tiêu đề và lướt qua Đọc toàn bộ bài, nắm chi tiết
Kiểm tra đường link, trích dẫn …
So sánh, đối chiếu nguồn khác …
Nghi ngờ tin nhận được là tin giả
Kiểm tra nội dung thông điệp
Kiểm tra nguồn/kênh đưa tin đa nhiệm và tốc độ dẫn đến văn hóa đọc lướt tăng, đọc nghiền ngẫm đi xuống
[72] Đây như một hình thức nắm bắt nhanh các điểm tin nổi bật trong ngày mà không tốn thời gian phải tìm hiểu của người dùng trực tuyến, nhưng chính hành vi trên là điều kiện thuận lợi để tin giả Covid-19 lan truyền dễ dàng Sống chung với đại dịch, SV HVBCTT đã thực hiện những hành động thể hiện lối ứng xử thông minh trên không gian mạng
Do vậy, khi tìm hiểu cụ thể về hành vi kiểm chứng tin tức Covid-19 có thể là giả trên MXH, 83,9% SV HVBCTT (tương ứng 303/361 NTL) có kiểm tra lại những thông tin mà họ cảm thấy nghi ngờ qua nhiều nguồn khác nhau Trong đó, truyền thông đại chúng (báo chí, truyền hình, phát thanh, ) và các fanpage chính thống thuộc cơ quan chức năng, quản lý Việt Nam đạt sự tin tưởng gần như tuyệt đối (lần lượt là 93,4% và 91,1%) để tìm kiếm sự thật; cơ quan chức năng, chính quyền cũng là lựa chọn tốt thời gian này (79,2%) Bạn bè, gia đình tiếp tục là những nhân tốđược SV tìm đến và trao đổi nhằm xác thực thông tin (biểu đồ 2.3), bởi lẽ đây cũng chính là kênh khoảng 60% tổng số SV HVBCTT tiếp cận thông tin Covid-19 nói chung trên MXH
Biểu đồ 2.3 Nguồn kiểm chứng thông tin Covid-19 của SV (%)
Kết quảphân tích trên tương tự các cuộc khảo sát nước ngoài như tại Mỹ, 68.4% là tỷ lệ cao nhất người dân ở đây lựa chọn nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, gia đình nhằm xác minh thông tin trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
[61] Theo lý thuyết mạng lưới xã hội, gia đình, người thân hay bạn bè là những
Trang cá nhân, fanpage có nhiều lượt
Người có sức ảnh hưởng, tin tưởng
Trao đổi với bạn bè/gia đình
Cơ quan chức năng, chính quyền
“liên kết mạnh” đóng vai trò tin cậy, thân thuộc, đặc biệt trong thời đại kỷ nguyên số với tốc độ lan truyền tin giả nhanh chóng, nếu “liên kết mạnh” ấy là kênh thông tin tốt thì chắc chắn những thành viên khi tham gia mạng lưới cũng sẽ tiếp tục là kênh lan tỏa tin thật, tin chính xác Tin giả tác động làm suy giảm niềm tin ở SV khi theo dõi các thông tin Covid-19, họtìm đến kênh là bạn bè vì xác định có thểtin tưởng, là người nắm bắt thông tin kịp thời tại tâm dịch:
“Đợt Hải Dương đang bùng dịch, dù chưa có một chính sách phong tỏa hay giãn cách gì cả nhưng trên mạng có thông báo là giãn cách xã hội thế này thế kia Ở lớp, mình có quen một bạn Hải Dương thì lúc đấy mình đã hỏi bạn ý luôn và bạn ấy bảo chưa có một văn bản gì liên quan đến phong tỏa hay giãn cách xã hội cả Sau đó mình cảm thấy mình không tin tưởng mấy nữa.”
(PVS1_Nữ_Năm 4_Lý luận) Tuy vậy, có 16,1% SV HVBCTT trả lời rằng mình không kiểm tra lại các thông tin Covid-19 trên MXH dù cảm thấy nghi ngờ về độ chính xác với các lý do được trình bày trong biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.4 Lý do SV không kiểm tra thông tin Covid-19 trên MXH (%)
Nếu như nghiên cứu của Talwar và cộng sự phát hiện thiếu thời gian là lý do chính dẫn tới hành vi không xác minh sự thật [66] thì trong số SV không kiểm tra lại thông tin đáng ngờ, chủ yếu là do “không biết xác thực thông tin qua đâu” chiếm 32,8% tổng lựa chọn, tiếp theo mới là “thiếu thời gian” (22,4%), thậm chí vẫn có 20,7% “không quan tâm thông tin Covid-19” và cho rằng “thiếu nguồn tin cậy” (19%) Một bộ phận đang thiếu kiến thức nghiêm trọng về việc nhận diện, kiểm chứng thông tin, đặc biệt khi tin giả luôn là mối đe dọa thái độ, tư tưởng của thế hệ trẻ nếu không có ứng xửđúng đắn
5.2 Không biết xác thực qua đâu
Thiếu thời gian xác minhKhông quan tâm thông tin Covid-19Thiếu nguồn tin cậy về Covid -19Khác Đáng lưu ý, có 5,2% SV lựa chọn đáp án khác, cho biết thêm không kiểm tra tin tức về Covid-19 dù cảm thấy nghi ngờ vì “biết đó là tin giả nên không kiểm tra” Họ khẳng định năng lực bản thân, một mặt chủ quan nhận diện, mặt khác thể hiện tự tin chuyên môn nghiệp vụ có thể phân biệt tin giả Ngoài ra, SV có những phương pháp hữu ích khác giúp bản thân luôn tiếp cận thông tin chính thống bằng cách tận dụng tính năng của các MXH:
“Mình không kiểm tra thông tin Covid-19 vì không có thời gian làm việc đó Chủ yếu mình follow các kênh của VTV trên MXH để mục yêu thích, cứ có tin thì nó nổi lên, mình cứ tiếp nhận nhiều luồng tin cậy như thế nên tin giả nếu có đọc được cũng chỉ đơn giản đi vào chứ mình không like, hay share ra bên ngoài.” (PVS2_Nam_Năm 4_Nghiệp vụ)
Nghiên cứu cũng nhận thấy, những cá nhân còn nghi ngờ hay thể hiện sự lo lắng, hoang mang trước làn sóng tin giả Covid-19 thường tích cực tìm cách xác thực những thông tin họ tiếp cận trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5 Mối quan hệ giữa phản ứng trước tin giả và hành vi kiểm chứng thông tin Covid-19 trên MXH của SV (%) Để phù hợp phân tích, tác giả thực hiện bước gộp biến phản ứng (mục 2.1) thành hai chỉ báo chính trên biểu đồ 2.5: (1) Cảm thấy bình thường, không ảnh hưởng và (2) Cảm thấy nghi ngờ/lo lắng trước tin giả Covid-19 Theo kết quả khảo sát trên, phản ứng trước tin giả Covid-19 trên MXH có mối liên hệ chặt chẽ có ý nghĩa thống kê với hành vi kiểm chứng: 65,3% SV cảm thấy nghi ngờ/ lo lắng trước tin giả thì tích cực kiểm tra lại thông tin đó, gấp gần 2 lần
Cảm thấy không ảnh hưởng, bình thường Cảm thấy nghi ngờ/lo lắng
Hành vi tương tác vớ i tin gi ả Covid-19 trên m ạ ng xã h ộ i c ủ a sinh viên
MXH là phương tiện hữu ích đểngười dùng có thể kết nối các cá nhân với nhau, tăng cơ hội giao tiếp giữa các thành viên trong các mạng lưới xã hội trực tuyến và tích cực tương tác với thế giới thông tin Tuy nhiên, hiện tượng tin giả ngày càng bùng nổtrên các phương tiện truyền thông xã hội cùng những tiện ích của các nền tảng trực tuyến đã thúc đẩy tin giả về Covid-19 có điều kiện lan truyền mạnh mẽ trong các cộng đồng mạng SV HVBCTT đã xác định cơ chế
“thiên kiến” và “cộng đồng chia sẻ” là hai cơ chế làm phát tán tin giả nhanh nhất trên MXH, thông qua các hình thức tương tác phổ biến
Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ tương tác với tin giả Covid-19 của SV (%)
Truy cập và sử dụng MXH tăng, đồng nghĩa các hoạt động tương tác cũng được đẩy nhanh tốc độ trong thời gian diễn ra Covid-19 Đứng trước yếu tố bệnh dịch nguy hiểm ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm lý, bản thân SV Học viện cũng khó tránh khỏi khảnăng từng tương tác với tin giả Covid-19 trên các không gian ảo với 26,3% lựa chọn trong số 361 NTL từng tiếp cận tin giả về dịch bệnh (biểu đồ 2.6) SV chia sẻ và giải thích hành vi tương tác của mình:
“Đợt mà Hà Nội rầm rộ thông tin về bệnh nhân số 17, cực nhiều tin giả được tung ra như chị ý đang nguy kịch, mình cũng hoang mang rồi thấy nhiều người share vào group chung mình cũng chuyển tiếp tin đó cho những người khác với còn comment vào một số bài viết liên quan tới bệnh nhân số 17 ý Nhưng đó cũng là lần duy nhất mình có tương tác với tin giả Covid-19 Lúc đó bị đánh vào tâm lý hoang mang lo sợ, rồi đám đông cũng thế nên mình mới có hành động như vậy.”(PVS4_Nữ_Năm 3_Nghiệp vụ)
Tuy nhiên, các hình thức tương tác dần trở nên biến chất so với mục đích được tạo ra ban đầu, đơn cửnhư nút like – một biểu tượng thể hiện sự yêu thích, đồng tình một bài viết, hình ảnh, video, của cư dân mạng nhưng ngày nay giới trẻ đang dần sử dụng nó với cách thức là “like dạo” như trong nghiên cứu của tác giả Trịnh Hòa Bình (2015), một bạn trẻ 17 tuổi chia sẻ“có ai đánh thuế cái like đâu, thích thì like không thích cũng like, chả có vấn đề gì cả nhiều khi like cho đỡ buồn” [2, tr.56] Đó có thể là một trong những lý do mà có tới 70,5% SV HVBCTT thích/bình luận (like/comment) trong sốhơn 26% SV có tương tác với tin giả Covid-19 trên MXH (biểu đồ 2.7):
Biểu đồ 2.7 Hình thức tương tác với tin giả Covid-19 của SV (%)
Chia sẻ trên trang cá nhân
Gắn thẻ/tag Chia sẻ trong tin nhắn
Có thểnói, “like” là một công cụ rất phổ biến, chỉ cần một cú nhấp chuột, hành động ấy ngay lập tức được ghi nhận; tuy nhiên không thể đơn giản hóa nguy cơ đằng sau của hình thức tương tác này bởi thuật toán của các MXH sẽ đánh giá và cho rằng “like” cùng các hình thức khác như “comment, share” báo hiệu người dùng đang quan tâm tin tức đó, vô tình khiến tin giả Covid-19 hiển thị tần suất cao hơn trên bảng tin (“newsfeed”) của họ Thậm chí công nghệ các MXH khai thác dữ liệu của họ để phục vụ quảng cáo, ví dụ Facebook bị kiện xâm phạm quyền riêng tư người dùng, do vậy các nền tảng ảo là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả hoạt động và việc chúng ta bày tỏ cảm xúc, để lại bình luận, chia sẻ về tin giả trong các cuộc trò chuyện, sẽ nhân rộng các chủ đề liên quan tin giả Covid-19 trên newsfeed của người dùng
“Yếu tố khiến MXH dễ dàng lan truyền là do lượng người dùng Facebook quá lớn, chỉ cần share một vài phút, nhất là mấy page lớn nhiều người theo dõi hoặc một người đăng tin giả rồi bạn bè của họ share đi thì ví dụ 3000 người biết, rồi từ3000 người đó share tiếp là gấp hàng chục hàng trăm lần rồi.”
(PVS2_Nam_Năm 4_Nghiệp vụ) Các hoạt động tương tác trên phần nào hướng đến giao tiếp xã hội, đặc biệt comment, chia sẻ trên trang cá nhân hay trong tin nhắn hội nhóm có xu hướng duy trì, phát triển các mối quan hệ và tạo không gian các cá nhân tham gia trao đổi, thể hiện năng lực giao tiếp trong mạng lưới trực tuyến Nghiên cứu đặt ra câu hỏi, khi SV HVBCTT có những hành vi tương tác với tin giả Covid-
19 trên MXH, bạn bè trong danh sách kết bạn của họ phản ứng như thế nào
Theo kết quả thu thập được trình bày trong biểu đồ 2.8, chiếm tỷ lệ cao nhất là 64,2% bạn bè “lên tiếng nhắc nhở là tin giả” trong số 26,3% SV có tương tác với tin giả Covid-19 trên MXH, sau đó giảm dần ở các phản ứng thiếu tích cực, không mang tính xây dựng góp ý với SV để cá nhân họ hiểu biết và thay đổi trong hành vi tương tác của mình Trong đó, 18,9% mạng lưới của SV từng tương tác với tin giả Covid-19 xuất hiện bộ phận người dùng nguy cơ “ủng hộ và cho rằng tin tức đó có phần đúng”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức, tư tưởng của SV có thể bịlung lay trước tin tức giả mạo
Biểu đồ 2.8 Phản ứng của bạn bè khi SV tương tác với tin giả Covid-19 (%)
Không chỉ vậy, 61,1% bạn bè của SV được khảo sát “xem hoặc có bày tỏ cảm xúc nhưng không đưa ra quan điểm cá nhân”; 47,4% phớt lờ, không quan tâm đến thông tin họtương tác “không có phản ứng/ phản hồi” và 31,6% là các trường hợp “từ chối tiếp nhận thông tin đề cập đến” như hủy kết bạn/ chặn thông tin từ SV Điều này cho thấy thái độ tiêu cực của nhiều nhóm người dùng MXH, mặc dù số đông đang tự bảo vệ bản thân trước luồng thông tin giả mạo nhưng đối với lợi ích cộng đồng, hành vi của bạn bè SV cần hướng đến sự thay đổi và có những giải pháp mà mỗi SV HVBCTT sẽ là trung gian nâng cao ứng xử của bạn bè mình, qua đótăng cường không gian mạng lành mạnh Do bạn bè trên MXH phần nhiều là bạn đồng trang lứa, gia đình, người thân, sử dụng các nền tảng như một công cụ để kết nối, duy trì quan hệ; nếu các cá nhân trong mạng lưới trực tuyến SV tham gia là kênh thông tin đáng tin cậy thì họ cũng sẽ trở thành nguồn phát, nguồn lan tỏa tin tức chính xác, phát huy không đểđứt gãy
“chuỗi cung ứng”thông tin “sạch”đến mọi người.
Hành vi x ử lý, ki ể m soát tin gi ả Covid-19 trên m ạ ng xã h ộ i c ủ a sinh viên H ọ c vi ệ n Báo chí và Tuyên truy ề n
Theo khảo sát của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số đánh giá mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI) công bố năm 2020 [73] Kết quả phản ánh hình ảnh tiêu cực về cộng đồng mạng, đặc biệt thể hiện trong thời gian dịch bệnh Do vậy, cách SV HVBCTT lựa chọn xử lý, lên tiếng phản đối như thế nào, góp phần xây dựng văn minh trên MXH ra sao là hành vi ứng xửđược kỳ vọng nhất trước tin giả Covid-19
0 15 30 45 60 75 Ủng hộ có phần đúng
Từ chối tiếp nhận Không phản ứng/phản hồi Xem/bày tỏ nhưng không nêu quan điểm
Lên tiếng nhắc nhở là tin giả
2.4.1 Hành vi không tham gia ngăn chặn tin giả Covid-19 Để chuyển hóa từ nhận thức, thái độ thành hành động cụ thể, trực tiếp hướng đến ngăn chặn tin giả Covid-19 là cả một quá trình Khảo sát cho thấy, số
SV có hành động ngăn chặn đạt 61,5% (tương đương 222/361 NTL có tiếp cận tin giả về dịch bệnh trên MXH)
Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ ngăn chặn tin giả Covid-19 trên MXH của SV (%)
Số SV còn lại cho rằng bản thân không có hành động nào khi phát hiện tin giả Covid-19 trên MXH (38,5%) với nguyên nhân được ghi nhận nhiều nhất trong biểu đồ 2.10 là “cảm thấy không có sức ảnh hưởng đến người khác” (55,4%), họ quan niệm bản thân cũng như những người dùng MXH khác chưa có sức ảnh hưởng lớn, không có khả năng lan rộng tin tức chính xác đến mọi người Trong PVS, khi đánh giá mẫu người SV cho rằng có thể lên tiếng phản bác, đính chính tin giả, một số có chung quan điểm sau:
“Mình nghĩ là những người có tầm ảnh hưởng như KOLs, Celeb có tầm ảnh hưởng với cộng đồng thì nên và sẽ là những người đầu tiên ngăn chặn tin giả Tầm ảnh hưởng của họ rất rộng, họ có thế dùng điều đó để cảnh báo mọi người, giúp mọi người không tin vào những tin giảnhư thế nữa.”
(PVS9_Nam_Năm 2_Lý luận)
Mặc dù mục 2.1 chỉ ra “bình thường hóa” không phải xu hướng chủ đạo trong phản ứng của SV trước tin giả Covid-19 nhưng biểu đồ 2.10 lại thấy rõ xu hướng này dần biểu hiện qua thái độ“không quan tâm” (38,8%), vô trách nhiệm
“không có nghĩa vụ phải chỉnh sửa, ngăn chặn tin giả”(18%), đáng lo ngại hơn là 15,8% SV “thấy nhiều người đồng tình tin giả đó đúng một phần/hoàn toàn
Không có hành động ngăn chặn
Có hành động ngăn chặn thực tế” nên không có bất kỳhành động ngăn chặn nào khác, việc này trực tiếp ảnh hưởng đến công tác xử lý, kiểm soát tin giả trên không gian mạng
Biểu đồ 2.10 Lý do không ngăn chặn tin giả Covid-19 trên MXH của SV (%)
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng – Viện trưởng Viện Báo chí, HVBCTT khẳng định “nhân tố quan trọng nhất để ngăn chặn tin giả, tin xấu độc chính là người sử dụng MXH” [79], đánh giá vai trò quan trọng của người dùng, nếu hiểu đúng, nhận thức rõ quyền lợi –nghĩa vụ, thực hiện ứng xử chuẩn mực trên không gian số thì tin giả chắc chắn “không có đất sống” PVS cũng minh chứng một bộ phận SV chưa ý thức trách nhiệm với tư cách là người sử dụng MXH, đang tạo cơ hội cho tin giả Covid-19, sau cùng là các thông tin sai sự thật khác lan truyền tới nhiều người, nhiều nơi dễdàng hơn.
“Thật ra mình chỉ biết thôi chứ không làm gì ngăn chặn cả, với tính mình ngại công khai bàn tán trên MXH Thêm là bản thân không thật sự cần thiết, sau cùng tin giả đấy sẽ được đính chính lại hết vì người ta không thể để nó lan truyền trong một thời gian dài trên MXH được, rồi sẽ có những người khác lên tiếng đính chính lại thôi.” (PVS7_Nam_Năm 2_Lý luận)
“Mình nghĩ không chỉ riêng mình, đấy không phải việc của mình, việc ngăn chặn tin giả Covid-19 sẽ có cơ quan chức năng họ thẩm định và sẽ xử lý nên không việc gì mình cũng can thiệp Việc của mình chỉ là tiếp nhận đúng những trang chính thống, chuẩn, mình có thểlàm được như thế.”
(PVS2_Nam_Năm tư_Nghiệp vụ)
Sợ bị quấy rối, bắt nạt/trả thù
Thấy nhiều người đồng tình với tin giả
Không có nghĩa vụ chỉnh sửa, ngăn chặn
Thấy khó khăn khi đính chính công khai
Không quan tâmKhông có thời gianThấy không có sức ảnh hưởng
Bên cạnh đó, một số lý do khác trong biểu đồ 2.10 liên quan tới cá nhân như “không có thời gian” hay tâm lý lo sợ “cảm thấy khó khăn khi đăng tải/bình luận đính chính công khai”, “sợ bị quấy rối, bắt nạt, trả thù” cần xem xét và đánh giá để đưa ra giải pháp thúc đẩy SV ứng xử phù hợp bởi MXH tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng người dùng về tinh thần lẫn vật chất:
“Mình thì chưa từng gặp trường hợp nào về Covid-19 nhưng mình thấy có tin giả về người nổi tiếng, idol Hàn Quốc một cái là bạn nào có bình luận theo xu hướng tiêu cực là fan họ vào công kích luôn, nhiều người cũng chỉ dùng
“nick clone” để đi phán xét nên đây cũng là lý do mình không tham gia bình luận, nói gì công khai trên mạng cả.”
(PVS6_Nữ_Năm 2_Nghiệp vụ) Điểm này cũng được phát hiện trong một số nghiên cứu như các tác giả Đại học Mở TP.HCM nhận thấy người dùng MXH ít phản đối, lên tiếng với cơ quan chức năng xử lý tin giả Covid-19 do tâm lý sợ bị “ném đá”, ảnh hưởng đến cuộc sống [23]; hay Bautista khám phá về hành vi sửa chữa/ điều chỉnh thông tin sai lệch trên MXH trong đại dịch của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mỹ, họ cũng không tránh khỏi các rào cản trước việc đính chính tin giả như lo sợ quấy rối, bắt nạt, không có thời gian, [53]
2.4.2 Hành vi ngăn chặn tin giả Covid-19
61,5% là phần trăm số SV HVBCTT được khảo sát tham gia ngăn chặn tin giả Covid-19 (tương ứng 222/361 NTL có tiếp cận tin giả), gấp 1,5 lần so với
SV không tham gia phản bác thông tin sai lệch Họ thể hiện ứng xử văn minh trên các nền tảng MXH thông qua các hành động ngăn chặn (biểu đồ 2.11), trung bình thực hiện 4,37/ tổng 8 hành vi Một số bạn học nhận thức đẩy lùi tin giả cũng giống như đẩy lùi bệnh dịch nguy hại, đây phải là trách nhiệm của cá nhân, sau đó là cộng đồng kết hợp chính quyền, cơ quan chức năng:
“Mình hoàn toàn không đồng tình với quan điểm chỉ cơ quan chức năng mới có trách nhiệm với tin giả, tất nhiên họ đã là những người có chuyên môn, nghiệp vụ, công việc đề ra bắt buộc họ phải làm, việc truyền tải thông tin đúng, ngăn chặn tin giả chắc chắn là trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của họ nhưng họ không phải duy nhất cần lan tỏa thông tin chính xác, phản đối tin giả mà cá nhân chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ cần hành động sớm hơn, thiết thực hơn để truyền đạt, tuyên truyền cho người xung quanh phòng chống tin giả chủđộng.”
(PVS5_Nam_Năm 3_Nghiệp vụ) Biểu đồ 2.11 Hành động ngăn chặn tin giả Covid-19 trên MXH của SV (%)
CÁC YẾ U T Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾ N HÀNH VI Ứ NG X Ử C Ủ A
Đặc điể m cá nhân ảnh hưởng đế n hành vi ứ ng x ử trướ c tin gi ả Covid-19 trên m ạ ng xã h ộ i
3.1.1 Đặc điểm giới tính của sinh viên
Nghiên cứu tìm hiểu sự khác biệt về giới tính trong lối ứng xử của SV HVBCTT khi tiếp cận tin giả Covid-19 trên MXH vì mỗi giới tính có thể có hành vi ứng xử khác nhau Nghiên cứu của Seoyong Kim (2020) phân tích nam giới có xu hướng tin tưởng các tin giả Covid-19 hơn phụ nữ, tác giả khẳng định nữ giới phản ứng nhạy cảm với rủi ro hơn và chính sự nhạy cảm ấy đã thực hiện chức năng “lọc” tin giảở họ cao hơn [60]
Thực tế số liệu điều tra tại HVBCTT, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ SV trong phản ứng trước tin giả cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng của tin giả Covid-19 tới cộng đồng SV được hỏi đều nhận thức rõ về tác động nguy hại của tin giả trong suốt hơn hai năm khủng hoảng dịch bệnh, từ đó có phản ứng chung là nghi ngờ, lo lắng, hoang mang trước vấn nạn “đại dịch thông tin”
Tuy nhiên, tác giả tìm thấy mối liên hệcó ý nghĩa thống kê giữa giới tính với 3 trên 9 hoạt động thường được SV thực hiện khi tiếp cận bất kỳ thông tin Covid-19 trên MXH, cơ sởđểbước đầu phát hiện tin thật hay giả (bảng 3.1) Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa giới tính SV và các hoạt động khi tiếp cận thông tin Covid-19 trên MXH (%) Cách thức nhận diện tin giả Covid-19 Chung Nam Nữ
1 Kiểm tra nguồn/kênh đưa tin 81,7 75,2* 84,5*
2 Kiểm tra nội dung, thông điệp truyền tải 80,9 77,1 82,5
3 Nghi ngờ những tin tức nhận được là tin giả 69,8 72,5 68,7
4 So sánh, đối chiếu với nguồn thông tin khác nhau 65,1 63,3 65,9
5 Kiểm tra có đường link, trích dẫn rõ ràng 61,5 61,5 61,5
6 Đọc toàn bộ bài, nắm chi tiết nội dung 59,6 56,0 61,1
7 Đọc tiêu đềvà lướt qua 56,8 47,7* 60,7*
8 Chia sẻ/chuyển tiếp tin tức đó ngay lập tức 20,8 27,5* 17,9*
9 Tin tưởng các bài viết có nhiều người like, share 23,0 24,8 22,2
*p < 0,05 Trong đó, nữ giới thực hiện kiểm chứng, có các hành vi có khảnăng nhận diện tin giả nói chung tích cực hơn, đặc biệt kiểm tra nguồn/ kênh đưa tin (84,5%) cao hơn 9% so với nam giới và ít chia sẻ/ chuyển tiếp tin tức về Covid-
19 ngay lập tức thấp hơn nam 1,5 lần Số nữ SV được khảo sát dù cẩn trọng kiểm tra các thông tin liên quan đến dịch bệnh nhưng họ bị ảnh hưởng nhiều của văn hóa “đọc lướt” – đọc tiêu đề và lướt qua Kết quả phân tích trên cũng được khám phá trong nghiên cứu của Saling (2021): nam giới có xu hướng chia sẻ thông tin sai lệch mà họchưaxác định được sự thật nhiều hơn nữ giới [65]
Một phát hiện tiếp theo, giới tính không phải là biến số giải thích cho hành vi tương tác với tin giả Covid-19 của SV trên MXH, dù nữ giới có tỷ lệđã từng like/comment/share tin giả nhiều hơn nam (lần lượt là 28,2% và 22%, trong tổng 26,3% SV tham gia khảo sát có tương tác) nhưng sự khác biệt này là không đáng kể, như bảng sau:
Bảng 3.2 Mối tương quan giữa giới tính SV và hành vi tương tác với tin giả
Covid-19 trên MXH (%) Hành vi tương tác với tin giả Covid-19 Chung Nam Nữ
2 Chưa từng 73,7 78,0 71,8 p ≥ 0,05 Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện điều trái ngược trong các PVS với một số SV HVBCTT Nhiều trường hợp có xu hướng gán cho nữ giới và đánh giá những hình ảnh tiêu cực trong quá trình tương tác thông tin:
“Tương tác với tin giả thì cả hai giới đều như nhau nhưng để lan truyền tin giả thì nữ giới có khả năng cao hơn Vì mọi người hay bảo nữ thì hay thích tám chuyện nên việc các bạn nữtrao đổi thông tin với nhau sẽ dễ khiến thông tin ý bị lan rộng đi.” (PVS13_Nữ_Năm 1_Nghiệp vụ)
“Mình nghĩ là nữ vì các bạn nam thường không quan tâm vấn đề này mấy đâu, không để ý như là các bạn nữ, họ thường kiểu “seeding”, thả “reaction” hơn các bạn nam và thường tag bạn bè mình vào.”
(PVS9_Nam_Năm 2_Lý luận)
“Buôn chuyện” được cả nam và nữ SV thừa nhận xuất hiện nhiều ở nữ giới, do đó khả năng tương tác với tin giả nói riêng hay bất kỳ thông tin trên MXH nói chung phụ nữ sẽ gia tăng phạm vi tiếp xúc Dù vậy, nhìn ởhướng tích cực, “tám chuyện”cũng mang giá trị nhất định, ví dụ họ chia sẻ với người dùng khác, đồng nghĩa đã có thêm một kênh thông tin, một “bộ lọc” tin giả để cùng bàn luận, trao đổi, mở rộng hiểu biết về tin tức đó và việc tích cực tương tác có thể giúp hòa nhập tốt hơn trong mạng lưới họ tham gia
“Nạn dịch thông tin” Covid-19 là vấn đề toàn cầu và ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả mọi người Bất kỳ hành động ngăn chặn tin giả Covid-19 đều góp phần giảm thiểu sự lan truyền của nó trên các không gian ảo Nhưng nhìn chung, cả nam và nữ SV đều có xu hướng tham gia phản bác tin giả Covid-19 trong phạm vi cá nhân (bảng 3.3), đạt 2,86/4 ĐTB chung (tổng hợp 4 hành động ngăn chặn xu hướng riêng tư tại biểu đồ 2.11: xóa bài đăng/like/comment/tin nhắn liên quan; cảnh báo, chia sẻ về hội nhóm; kiểm chứng lại nguồn tung tin giả; chặn, từ chối tiếp nhận)
Bảng 3.3 ĐTB đánh giá số lượng có hành động ngăn chặn tin giả Covid-19 phân tích theo giới tính SV (điểm/ tổng 4 điểm) Hành động ngăn chặn tin giả Covid-19 Chung Nam Nữ
*p < 0,05 Còn ở hành động ngăn chặn tin giả công khai, tương quan giới tính biểu hiện rõ có ý nghĩa thống kê dù ĐTB chung chỉđạt 1,51/4 điểm (gồm đăng thông tin đính chính trên trang cá nhân; bình luận phản đối; phản hồi, nhắc nhở tài khoản đăng/chia sẻ tin giả; báo với cơ quan chức năng giải quyết trình bày tại biểu đồ 2.11) Nam SV thực hiện các hành động ngăn chặn tin giả Covid-19 công khai, phạm vi ảnh hưởng rộng nhiều hơn ở nữ SV, xấp xỉ gấp 1,3 lần Tương tự nghiên cứu ở Brazil: nam tích cực hơn nữ trong hành vi sửa chữa/ hiệu chỉnh cho nhóm [68], nghĩa là phạm vi ảnh hưởng được mở rộng hơn
Sự khác biệt về giới tính tiếp tục được tìm thấy trong các lý do 38,5% NTL không tham gia ngăn chặn tin giả Covid-19 Trong bảng 3.4, 43,5% là tỷ lệ nữ cảm thấy khó khăn khi đăng tải bài viết, bình luận nội dung đính chính công khai trên MXH, cao hơn nam giới tới 22,2% Kết quả phân tích còn chỉ ra SV nam thể hiện thái độ không quan tâm vấn đề này nhiều hơn ở nữkhi được hỏi vì sao không phản bác tin giả Covid-19
Bảng 3.4 Mối quan hệ giữa giới tính SV với lý do không ngăn chặn tin giả
Lý do không ngăn chặn tin giả Covid-19 Chung Nam Nữ
1 Cảm thấy không có sức ảnh hưởng đến người khác 55,4 57,4 54,3
4 Cảm thấy khó khăn khi đăng tải/bình luận nội dung đính chính công khai 36,0 21,3* 43,5*
5 Không có nghĩa vụ phải chỉnh sửa, ngăn chặn tin giả đó 18,0 17,0 18,5
6 Thấy nhiều người đồng tình tin giả đó đúng một phần/hoàn toàn đúng thực tế 15,8 14,9 16,3
7 Sợ bị quấy rối, bắt nạt hoặc bị trả thù 14,4 12,8 15,2
*p < 0,05 Almenar cho biết, mặc dù phụ nữ lo lắng về tin giả hơn nam giới nhưng cả hai đều có cùng khó khăn trong việc xử lý tin tức giả mạo, tác giả kết luận
Y ế u t ố s ử d ụ ng m ạ ng xã h ộ i và ti ế p c ậ n thông tin Covid-19 trên m ạ ng xã h ộ i ảnh hưởng đế n hành vi ứ ng x ử trướ c tin gi ả Covid-19
mạng xã hội ảnh hưởng đến hành vi ứng xửtrước tin giả Covid-19
3.2.1 Yếu tố sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Yếu tố sử dụng MXH có khảnăng ảnh hưởng tới hành vi ứng xửtrước tin giả Covid-19 của SV HVBCTT được đánh giá qua các chỉ báo sau:
Có cảnh báo, chia sẻ về các hội nhóm
- Số lượng MXH sở hữu: NTL trung bình có hơn 4 tài khoản (từ 1 – 8 MXH); gộp biến thành (1) Dưới 5 MXH và (2) Từ 5 MXH trở lên
- Số lượng bạn bè trên MXH sử dụng thường xuyên nhất: có sốđiểm tăng dần từ (1) Dưới 500 bạn – (4) Trên 2000 bạn; để phù hợp phân tích tiến hành ghép biến (1) Dưới 1000 bạn và (2) Từ 1000 bạn trở lên
- Số lượng nhóm, fanpage thường xuyên tiếp cận thông tin: đánh giá số điểm tăng dần từ (1) Dưới 5 nhóm – (5) Từ 30 nhóm trở lên; gộp biến (1) Dưới
20 nhóm và (2) Từ 20 nhóm trở lên
Khảo sát tại HVBCTT cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm SV sở hữu từ 5 tài khoản MXH với SV sử dụng ít nền tảng hơn trong đo lường phản ứng trước tin giả Covid-19 mà họ bắt gặp được:
Biểu đồ 3.7 Mối quan hệ giữa số lượng MXH sở hữu và phản ứng trước tin giả Covid-19 của SV (%)
Biểu đồ 3.7 chỉ ra, NTL tiếp cận càng nhiều MXH thì cảm thấy nghi ngờ/ lo lắng, hoang mang khi bắt gặp tin giả hơn MXH là nơi chia sẻ, giao lưu của các cá nhân, cộng đồng và mạng lưới tham gia sẽ vô cùng rộng lớn, đồng nghĩa số lượng, phạm vi tiếp cận thông tin hàng ngày là tương đối nhiều Mặc dù cả hai nhóm SV đều tiếp cận tin giả Covid-19 ở mức thường xuyên, không có sự khác biệt (xem thêm bảng 3.6 phụ lục 3) nhưng bản thân họ khi tham gia nhiều nền tảng thì thể hiện sự nghi ngờ với các thông tin Covid-19 khác cao hơn.
Cảm thấy nghi ngờ/lo lắng Cảm thấy bình thường, không ảnh hưởng
Từ 5 MXH trở lên Dưới 5 MXH
“Mỗi người khi sử dụng MXH thì đều có một mạng lưới kết nối riêng, đôi khi nó vô tình chính là những mạng lưới tin giả”
(PVS5_Nam_Năm 3_Nghiệp vụ) Đồng quan điểm với PVS trên, tìm hiểu mối quan hệ giữa sốlượng bạn bè trên MXH với hành vi đã từng tương tác với tin giả cho kết quảtương quan có ý nghĩa thống kê Ngoài ra, đặc điểm về mạng lưới trực tuyến có thể là nguy cơ giải thích lý do không ngăn chặn tin giả Covid-19 vì lo sợ bị quấy rối, bắt nạt/ trả thù, biểu thị trong biểu đồ 3.8:
Biểu đồ 3.8 Mối quan hệ giữa số lượng bạn bè trên MXH và 2 chỉ báo về hành vi tương tác, lý do không ngăn chặn tin giả Covid-19 của SV (%)
Sở hữu lượng lớn bạn bè trên các nền tảng trực tuyến làm thúc đẩy khả năng tương tác (like/comment/share ) với tin giả Covid-19, hay không phải là yếu tố “bảo vệ” họ trước nạn dịch thông tin Hơn nữa, gia tăng sự chần chừ, không có hành động ngăn chặn, phản bác tin giảdù đã phát hiện thông tin sai sự thật vì lo sợ những hành vi bắt nạt, công kích từ cộng đồng mạng nếu không cùng chung góc nhìn giống như họ
Một lợi thế từ việc kết bạn rộng rãi, có một mạng lưới xã hội trực tuyến lớn là có thể tận dụng để lan tỏa thông tin chính xác, tin tức chính thống tới bạn bè của họ và ngược lại Tuy nhiên, khảo sát SV HVBCTT, điều này lại là trở
35 Đã từng tương tác với tin giả Không ngăn chặn tin giả vì sợ quấy rối, bắt nạt/trả thù
Từ 1000 bạn trở lên Dưới 1000 bạn ngại bởi MXH luôn thường trực những kẻ sẵn sàng bắt nạt/ quấy rối trực tuyến, đặc biệt nếu đụng chạm đến lợi ích, mục đích khi chúng phát tán tin giả
3.2.2 Đặc điểm sinh viên tiếp cận thông tin Covid-19 trên mạng xã hội
Tiếp cận thông tin Covid-19 là tiền đề hình thành hành vi ứng xử với các tin tức nhận được, trong đó có tin giả về dịch bệnh Qua các số liệu khảo sát thực tế tại HVBCTT, tần suất, kênh tiếp cận thông tin Covid-19 nói chung, tin giả nói riêng khác nhau tạo nên sự khác biệt trong lối ứng xử của 361 SV từng tiếp cận tin giả về dịch bệnh Để thuận lợi cho phân tích, đề tài thực hiện bước gộp biến ở đặc điểm: mức độ tiếp cận tin giả Covid-19 trên MXH đạt 3,47/5 ĐTB (trong đó, 1: hiếm khi – 5: rất thường xuyên) với (1) Hiếm khi/ Ít tiếp cận và (2) Thỉnh thoảng/ Thường xuyên tiếp cận
Khi đánh giá mối tương quan giữa mức độ tiếp cận tin giả Covid-19 với các yếu tố cấu thành hành vi ứng xử trên MXH của SV được khảo sát nhận thấy, các bạn học càng tiếp xúc nhiều với tin giả thì càng nhận thức rõ mức độ nguy hiểm, nghiêm trọng của nó ảnh hưởng đến công chúng, càng sẵn sàng công khai đính chính sự thật, phản bác lại tin giả đó (xem thêm bảng 3.7 phụ lục 3) và đánh giá các đề xuất nhằm kiểm soát vấn nạn trên cấp thiết hơn nhóm SV ít tiếp cận (bảng 3.8 phụ lục 3)
Tuy nhiên, mức độ thường xuyên tiếp cận tin giả trở thành một trong những tác nhân gia tăng những hành vi tương tác với tin giả Covid-19 nhiều hơn như sau:
Biểu đồ 3.9 Mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận tin giả với hành vi đã từng tương tác với tin giả Covid-19 trên MXH của SV (%)
Thỉnh thoảng/thường xuyên tiếp cận tin giả
Hiếm khi/Ít tiếp cận tin giả Đã từng tương tác tin tức Covid - 19 trên MXH, sau đó phát hiện là giả
Biểu đồ 3.9 chỉ ra, SV càng có khảnăng tiếp xúc với tin giả thì càng mở rộng “cơ hội” làm phát tán nó đi xa hơn qua các hình thức tương tác phổ biến trên MXH và gấp gần 1,7 lần nhóm SV hiếm khi/ít tiếp cận
Ngoài ra, kênh thường xuyên tiếp cận thông tin Covid-19 trên MXH gồm
“thầy cô, nhóm, fanpage thuộc HVBCTT” và “các fanpage chính thống thuộc các cơ quan chức năng quản lý Việt Nam” nhận được sự tin tưởng trong việc thu thập, khai thác thông tin về dịch bệnh của NTL, có ảnh hưởng tích cực tới hành vi ứng xử của SV, thể hiện trong lựa chọn ngăn chặn tin giả Covid-19
Bằng các hành động thiết thực, những SV được khảo sát có tiếp cận qua thầy cô, HVBCTT hay các fanpage chính thống của cơ quan chức năng có mối liên hệ mang ý nghĩa thống kê thúc đẩy các hành vi ngăn chặn tin giảnhư bảng sau:
Bảng 3.9 Mối quan hệ giữa hai kênh thông tin Covid-19 SV thường tiếp cận trên MXH với loại hành động ngăn chặn tin giả (%)
Loại hành động ngăn chặn tin giả Covid-19 trên MXH
Tiếp cận qua thầy cô, nhóm, fanpage HV
Tiếp cận fanpage chính thống của CQCNQL VN
1 Kiểm chứng lại nguồn tung tin giả 78,0 82,6 87,1* 62,7*
2 Chặn, từ chối tiếp nhận tin giả 84,0 77,9 84,8* 60,8*
3 Cảnh báo, chia sẻ về nhóm chat, group tham gia 72,0 61,0 64,3 60,8
4 Xóa bài viết/like/comment/share/tin nhắn liên quan 60,0 62,2 64,3* 52,9*
5 Phản hồi, nhắc nhở tài khoản lan truyền tin giả 62,0* 44,2* 48,5 47,1
6 Bình luận phản đối không chính xác 60,0* 43,6* 49,1 41,2
7 Báo cáo với CQCN giải quyết 42,0* 27,3* 29,2 35,3
8 Đăng thông tin đính chính trên trang cá nhân 28,0 23,8 24,0 27,5
*p < 0,05 Điểm đáng chú ý trong phân tích bảng 3.9: SV có tiếp cận qua thầy cô, nhóm hay fanpage của HVBCTT được xem là động lực để họ tham gia ngăn chặn tin giả Covid-19 ở phạm vi công khai hơn, khảnăng tác động trực diện hơn đến những đối tượng sai phạm (gồm hành động số 5, 6, 7); khoảng cách khác biệt trong số điểm phần trăm so với SV không tiếp cận qua kênh trên dao động từ14% đến 18% Phù hợp với chia sẻ của các bạn SV, họ nhấn mạnh vai trò của giảng viên HVBCTT liên tục đốc thúc, nhắc nhở về vấn nạn tin giả trên MXH trong quá trình giảng dạy hoặc trao đổi hàng ngày: