1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nhóm môn công chúng báo chí thực trạng văn hóa đọc của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền

100 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Văn Hóa Đọc Của Sinh Viên Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Công chúng báo chí
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 249,58 KB

Nội dung

Với mong muốn xây dựng một nét văn hóa đẹp, lành mạnh trong chính ngôi trường của mình, truyền cảm hứng cũng như lấy lại niềm tin yêu của các bạn sinh viên với việc đọc sách và từ đó đưa

Trang 1

MÔN: CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN HVBCVTT 16

I Hệ thống khái niệm có liên quan 16

II Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu 23

III Quan điểm của Đảng và Nhà nước, các quy định về pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu 27

IV Mô tả mẫu điều tra nghiên cứu 32

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 35

I Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên 35

II Thực trạng quản lý văn hóa đọc của sinh viên tại thiết chế thư viện 43

III Đánh giá thực trạng 58

CHƯƠNG III NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN65 I Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc 65

II Một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 69

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 84

I KẾT LUẬN - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 84

II KHUYẾN NGHỊ 85

PHỤ LỤC 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

BẢNG ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 5 95

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Triết gia Thomas Carlyle (Xcốt-len) đã từng phát biểu: “Tất cả những gì con người đã làm, nghĩ hoặc trở thành: được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trangsách.”

Quả thật, sách là kho tàng tri thức của nhân loại Sách là một phương tiện dùng

để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội Và gắn liền với những trang tri thức đó chính là sự phát triểnvăn hóa đọc của con người

Ngày nay, cụm từ “văn hóa đọc” đã không còn quá xa lạ với học sinh, sinh viên Ở thế kỉ XXI, khi con người được tạo điều kiện tối đa để đi học thì văn hóa đọc trở thành một hành trang căn cốt mà bất cứ ai cũng phải có Từ cổ chí kim, có

vô số quan điểm xoay quanh văn hóa đọc Nhà văn lớn nước Nga Marsim Gorky quan niệm: "Đọc sách là quá trình làm cho con người hòa hợp về mặt tinh thần với những khối óc vĩ đại của tất cả mọi thời đại, mọi dân tộc" Còn ở Việt Nam, Lê Qúy Đôn cho rằng: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng Chẳng bằng kinh sử một vài pho” Đến thời nay, theo thống kê, những dân tộc, đất nước nổi tiếng thông minh, phát triển đều rất chăm chỉ đọc sách Từ đó, có thể thấy, văn hóa đọc có một vị trí

vô cùng quan trọng trong số nhiều công cụ con người phải trang bị suốt đời

Hiện nay, văn hóa đọc đã không còn là một vấn đề quá sức mới mẻ Thậm chí

kể cả khi chưa có khái niệm “văn hóa đọc” thì con người cũng đã ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách Vậy tại sao ngày nay, văn hóa đọc lại nhận được sự quan tâm to lớn như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết, ta cần đặt trong hoàn cảnh thời kì công nghệ càng ngày càng phát triển thời nay, ngoài sách giấy còn có sự xuất hiện của các loại sách điện tử (e-book), báo điện tử (e-journal), học trực tuyến (e-learning), Các dạng công nghệ đã nâng văn hóa đọc lên một trình

Trang 5

độ chuyên nghiệp, tiên tiến hơn Song, việc có quá nhiều nguồn thông tin từ tài liệuđiện tử đã gây ra hiện tượng nhiễu thông tin Đồng thời, việc có quá nhiều nguồn sách, bao gồm sách giấy và sách điện tử còn gây ra hiện tượng

Trang 6

lười đọc sách, dần dần làm mai một văn hóa đọc sách Trên hết, vấn nạn sách giả, sách lậu đã tạo nên những thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến tâm lý độc giả và tạo nên lối đọc không văn hóa Bởi lẽ đó có thể thấy vấn đề văn hóa đọc đang đứng trước rất nhiều nguy cơ sẽ đi giật lùi, dần thui chột.

Ở Việt Nam, văn hóa đọc luôn nhận được một sự quan tâm nhất định Theo nghị quyết số Số: 329/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: “Phát triển văn hóa đọc

là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dụccủa đất nước.” Bên cạnh những quyết định trên giấy tờ, hàng loạt các “Ngày hội đọc sách”, “Ngày đọc sách”, được tổ chức nhắm đến độc giả, tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi cá nhân phát huy văn hóa đọc của mình Không thể phủ nhận rằng các cấp, các đoàn thể luôn cố gắng hết sức phát huy văn hóa đọc trong mỗi người dân nhưng không phải ai cũng có ý thức phát huy văn hóa đọc Thay vào đó, có nhiều người không phát huy được văn hóa đọc và gây ảnh hướng xấu làm văn hóa đọc càng xuống cấp Thống kê cho thấy : Trong khi ở các nước như Pháp, Nhật Bản, trung bình mỗi người đọc 20 cuốn sách/năm, người dân Singapore đọc 14 cuốn/năm, người Malaysia đọc 10 cuốn/năm… thì mỗi năm người Việt Nam chỉ đọc trung bình 4 cuốn sách Phải chăng ở nước ta việc “đọc” đang dần mất đi chỗ đứng và hoàn toàn lép vế trước “xem”?

Phải khẳng định chắc chắn rằng văn hóa đọc có vai trò vô cùng quan trọng giúptích lũy kiến thức và thanh lọc tâm hồn con người Đặc biệt, với đối tượng sinh viên đại học nói chung, sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng, văn hóa đọc là một hành trang quan trọng góp phần vào quá trình tích lũy kiến thức chuẩn bị tham gia thị trường lao động Nhà khoa học Dalle từng chứng minh trong

“Hình tháp về mức độ tiếp thu, nhớ và hiểu” rằng: đọc chiếm đến 10% về mức độ tiếp thu bài giảng Với sinh viên đại học, văn hóa đọc sẽ gia tăng khả năng tiếp thu bài trên lớp Đồng thời, văn hóa đọc còn tạo nên nền tảng kiến thức tích lũy từ giáotrình, tài liệu, sách báo Không dừng ở đó, văn hóa đọc góp phần hình thành thái

độ nghiên cứu hăng say, tỉ mỉ, hiệu quả trong môi trường đại học Như vậy, văn

Trang 7

hóa đọc có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập nghiên cứu của sinh viên Tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng có ý thức rõ ràng trong việc phát huy văn hóa đọc

Trong môi trường học viện Báo chí và Tuyên truyền, việc sinh viên biết phát huy văn hóa đọc là một đòi hỏi cần thiết Nhưng liệu rằng có phải sinh viên nào cũng có ý thức và biết cách phù hợp để phát huy văn hóa này thì luôn là một câu hỏi lớn cần có lời giải đáp

Tình hình hiện tại đã khẳng định mức độ cấp thiết phải nghiên cứu về vấn đề văn hóa đọc Với mong muốn xây dựng một nét văn hóa đẹp, lành mạnh trong chính ngôi trường của mình, truyền cảm hứng cũng như lấy lại niềm tin yêu của các bạn sinh viên với việc đọc sách và từ đó đưa được ‘Văn hóa đọc” trở thành mộttruyền thống của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chúng tôi quyết định

thực hiện đề tài: “ Thực trạng Văn hóa đọc của sinh viên Học viện Báo chí và

Tuyên truyền.”

Xin trích dẫn câu nói của nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) để thấy được giá trị của việc đọc sách - “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”

2 Tổng thuật tài liệu

Trong những năm vừa qua, văn hóa đọc luôn là vấn đề được nhiều cá nhân, tổ chức

quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu Đặc biệt tại các trường đại học, các sinh viên, giảng viên luôn có một sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề này Cho đến thời điểm này

có thể kể đến một số nghiên cứu, công trình sau:

Đề tài “Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR trường Đại học Văn Lang” của tác giả Huỳnh Phương Đài năm 2013 Trước câu hỏi nhức nhối được đặt ra: “Những quyển giáo trình như vậy dường như bị quên lãng, hay thậm chí họ còn không đụng đến, chỉ cần lướt web hay bây giờ giới trẻ đang có câu “cứ hỏi bácgoogle là rõ nhất” Vậy đó có phải lí do mà văn hóa đọc sách ngày càng xa rời giới

Trang 8

trẻ, nhất là thế hệ 9X?”, tác giả đã cho thấy thực trạng đáng báo động về văn hóa đọc thời bấy giờ Ở phần giải pháp, tác giả có đưa ra một giải pháp khá mới mẻ: Trang bị “thiết bị lọc” cho người đọc Đây là một giải pháp khá đặc biệt và đem đến một hướng đi khác hứa hẹn.

Đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của tác giả Phùng Thị Ngân thực hiện năm 2014 Ở khóa luận của mình, tác giả Phùng Thị Ngân đề cập đến văn hóa đọc ở đối tượng sinh viên trường đại học Bách khoa

Hà Nội Tác giả đã có sự đánh giá: “Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông mà đặc biệt là sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn văn hóa đọc đang đứng trước cả cơ hội và thách thức.” Điềunày cho thấy tính cấp thiết của việc hình thành và phát huy văn hóa đọc ở sinh viên Trong khóa luận của mình, tác giả có phân tích văn hóa đọc theo hướng nhu cầu hứng thú đọc, kỹ năng đọc và lĩnh hội thông tin, rút ra đánh giá và đưa ra giải pháp Các giải pháp mới chỉ gói gọn trong không gian đại học Bách Khoa nhưng vẫn thể hiện được tính hữu dụng nhất định: Nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, tăng cường giáo dục văn hóa đọc, nâng cao tính tích cực của sinh viên,

Đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của Văn hóa đọc đến kết quả học tập của sinh viên ngành Ngữ văn - Khoa Sư phạm - Trường Đại học An Giang”, dotác giả Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương, giảng dạy tại Bộ môn Ngữ văn - Khoa

Sư phạm thực hiện vào tháng 4, năm 2016 Đề tài nghiên cứu này được thực hiện hướng đến nâng cao kết quả học tập của người học và nâng cao chất lượng đào tạo.Tác giả đã phân tích thống kê và cho thấy sinh viên đều khẳng định thói quen đọc,

sở thích đọc, kỹ năng đọc là những yếu tố hình thành văn hóa đọc Tác giả tập trung vào đối tượng sinh viên ngành Ngữ văn, khoa Sư phạm của trường Đại học

An Giang và đánh giá khái quát về thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc Từ

Trang 9

đó tác giả đưa ra giải pháp nâng cao văn hóa đọc ở ba mục: Đối với khoa Đại học

An Giang, đối với khoa Sư Phạm, đối với ngành Ngữ văn

Đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh” của tác giả Trương Huyền Anh thực hiện năm 2017 Trong đề tài này, tác giả có sự kế thừa từ Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương Người viết cũng nghiên cứu dựa trên thói quen đọc và kỹ năng đọc Bên cạnh đó người viết cũng khai thác

cả về nhu cầu đọc và mục đích đọc Cuối cùng tác giả Trương Huyền Anh đưa ra các giải pháp như đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý văn hóa đọc và ba nhóm giải pháp ứng dụng với từng cơ chế khác nhau

Bài “Sách và cuộc đua của sinh viên” của tác giả Hy Văn đăng trên Bản tinĐHQG Hà Nội số 205 năm 2008 đã có Những nghiên cứu, phân tích khá rõ ràng Nêu ra khá chi tiết về nguyên nhân dẫn đến trạng thái lười đọc sách và hướngdẫn giải quyết vấn đề

Trong bài báo “Văn hóa đọc trong sinh viên: Ngày mai một” của tác giả Hồng Mây đăng trên báo Lao Động nêu ra cơ bản tình trạng lười biếng đọc, không hứng thú và sách yêu thích các bạn sinh viên

Trong bài “Giúp sinh viên đọc hiệu quả” của tác giả Tuyết Vân (báo

Thanh Niên) đã đưa ra nhiều giải pháp giải quyết vấn đề này Bài viết có sự tham gia của các nhà giáo, các bạn sinh viên (trường ĐH Kiến trúc và trường Đại học Ngoại thương) và qua kinh nghiệm từ các phương pháp pháp luật đọc giáo dục của nước ngoài Bài viết mang nặng thuyết lý tính, có thể học hỏi được một số phương pháp phù hợp với giáo dục tình hình của nước ta và sinh viên hiện nay

Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trước đây về vấn đề văn hóa đọc tại các trường đại học đều nghiên cứu và đưa ra những giải pháp thiết yếu Song, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về văn hóa đọc, chúng tôi nhận ra vẫn còn có một

Trang 10

số thiếu sót như việc đưa ra hướng nghiên cứu về thực trạng văn hóa đọc chưa kháiquát hay nhưng giải pháp đưa ra bị nhỏ lẻ, trùng lặp Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận ra những nghiên cứu trước đây phần lớn ít mang tính áp dụng với thực tiễn, phần lớn chỉ là nghiên cứu báo cáo chứ chưa làm rõ phần xây dựng cách thức thực hiện hay vận dụng ra ngoài thực tế đời sống Trong vai trò những sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền, chúng tôi sẽ phân tích theo quan điểm của các sinh viên khi đọc sách Từ đó, đem đến những biện pháp sát sườn hơn với học viện Báochí và tuyên truyền cũng như đưa ra những biện pháp phù hợp, khái quát nhất.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích những yếu tố ảnh hưởng tác động đến văn hóa đọc và nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đưa ra các giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho sinh viên cũng như xây dựng được văn hóa đọc trong phạm vi Học viện

- Đưa ra hệ thống lý luận cơ sở về văn hóa đọc nói chung và về văn hóa đọccủa sinh viên nói riêng

- Khảo sát tình hình văn hóa đọc của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Phân tích, nghiên cứu các giải pháp phát huy văn hóa đọc của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Xây dựng một mô hình văn hóa đọc trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa những lý luận liên quan đến văn hóa đọc

- Nghiên cứu khái quát đặc điểm của Trung tâm Thông tin thư viện của Họcviện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 11

- Nghiên cứu điều kiện sống và học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

- Nghiên cứu tìm hiểu văn hóa đọc của sinh viên và vai trò của văn hóa đọc với việc nâng cao chất lượng quá trình tự học, tự đọc của sinh viên

- Khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyêntruyền

- Đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phạm vi nghiên cứu:

Địa điểm: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Thời gian: Quý I,II năm 2021

Khách thể nghiên cứu là cơ sở lý luận của văn hóa đọc, thực trạng văn hóa đọc củasinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đặc điểm thư viện, điều kiện của sinh viên Đối tượng khảo sát là sinh viên, trung tâm thông tin thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Thực trạng vấn đề đọc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang chưa được sinh viên coi trọng cũng như chưa thật sự phát triển, còn yếu kém khiến cho sinh viên có nền tảng kiến thức nền tảng, ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập, nghiên cứu

- Nhiều hoạt động vui chơi khác thú vị hơn việc đọc sách khiến sinh viên không tìm đến sách để giải trí trong thời gian nghỉ ngơi

Trang 12

- Nhiều sinh viên không biết nên đọc loại sách nào, gặp khó khăn trong việc chọn sách để phục vụ cho việc trau dồi kiến thức.

- Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của văn hóa đọc còn chưa thật sựsâu sắc Tùy vào từng đối tượng sẽ có những nhận thức khác nhau

- Có nhiều yếu tố chi phối đến nhận thức, hành động của sinh viên về vấn đề phát huy văn hóa đọc

- Văn hóa đọc trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền chưa thực sự được chútrọng phát triển

6 Khung lý thuyết

Xác định biến số:

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên tại Học

viện Báo chí và Tuyên truyền

Đặc điểm tiếp

nhận, tâm lí tiếp

nhận, mô thức

tiếp nhận văn hóa

đọc của sinh viên

Các yếu tố cấu thành văn hóa đọc:

- Mục đích, nội dung đọc

- Thị hiếu đọc, trình độ đọc

- Tính tích cực đọc

- Phương pháp đọc

- Kỹ năng, sở thích, thói quen đọc

- Thái độ ứng xử đối với tài liệu đọc

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền:

- Thói quen, mục đích, nhu cầu và

kỹ năng đọc sách

- Cơ sở vật chất, không gian đọc,

hệ thống tài liệu trong thư viện

- Điều kiện tiếp nhận văn hóa đọc sách của Sv Học viện

Trang 13

Biến số độc lập: Đặc điểm tiếp nhận, tâm lí tiếp nhận, mô thức tiếp nhận

văn hóa đọc của sinh viên

Biến số trung gian: Các yếu tố cấu thành văn hóa đọc:

- Mục đích, nội dung đọc

- Thị hiếu đọc, trình độ đọc

- Tính tích cực đọc

- Phương pháp đọc

- Kỹ năng, sở thích, thói quen đọc

- Thái độ ứng xử đối với tài liệu đọc

Biến số phụ thuộc: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Học viện Báo chí

và Tuyên Truyền:

- Thói quen, mục đích, nhu cầu và kỹ năng đọc sách

- Cơ sở vật chất, không gian đọc, hệ thống tài liệu trong thư viện

Biến số can thiệp: Điều kiện tiếp nhận văn hóa đọc sách của Sv Học viện

7 Thao tác hóa khái niệm, chỉ báo

a) Thực trạng văn hóa đọc trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tức tình hình thực tế về văn hóa đọc của sinh viên Dường như khi nhắc đến sinh viên Báo chí, người ngoài sẽ hình dung ngay những con người liên quan đến tài liệu, báo chí, sách vở Tuy nhiên, tình trạng “đọc” ở sinh viên Báo chí vẫn còn mơ

hồ, chưa phủ sóng toàn diện

- Sinh viên có niềm đam mê với mạng xã hội, internet, game hơn là cầm một quyển sách để đọc

- Bận rộn trải nghiệm với cuộc sống, nào là câu lạc bộ, tình nguyện, sự kiện, làm thêm không có thời gian cho việc đọc sách

- Một số bộ phận sinh viên nghĩ đọc sách thật tiêu tốn thời gian, thay vào đó

họ có thể làm nhiều việc khác thực tế hơn

- Sự hỗn loạn trong việc lựa chọn sách, không biết bản thân cần và muốn đọc gì

Trang 14

b) Quan điểm, suy nghĩ của cá nhân mỗi người về thói quen, nhu cầu đọc sách của sinh viên trong trường

- Đọc để giải trí, thư giãn

- Đọc để tích lũy kiến thức, mở mang vốn hiểu biết

- Đọc để thỏa mãn trí tò mò

- Đọc để phát triển tư duy

- Đọc để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đang gặp phải

- Đọc để hoàn thành bài tập

c) Văn hóa đọc trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần được xây dựng, cần phải mở rộng, biến việc đọc trở thành một thói quen, một văn hóa không thể thiếu của sinh viên Báo chí

Chúng ta thường xuyên tổ chức các sự kiện về sách để sinh viên dễ dàng giaolưu.Tổ chức hội thảo, tuyên truyền tích cực về việc đọc sách để cải thiện tư duy,suy nghĩ của sinh viên về vấn đề đọc Cập nhật tủ sách, thư viện trong trường, đổimới, đa dạng các thể loại giúp sinh viên có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhucầu…

d) Điều kiện khách quan:

Các yếu tố, các nguồn lực, các quá trình hỗ trợ cần thiết từ bên ngoài để sinh viên thực hiện được hiệu quả và đúng đắn văn hóa đọc Học viện tạo điều kiện thuận lợicho sinh viên tiếp cận nhiều với cả thể loại sách đa dạng, phong phú Thầy cô, giảng viên hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên trong việc lựa chọn cũng như nghiên cứu sách, tài liệu, hình thành thói quen đọc sách một cách có hiệu quả Cơ sở vật chất

về thư viện được nâng cấp và đổi mới thường xuyên

8 Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

8.1 Phương pháp nghiên cứu bằng tài liệu:

Việc tìm hiểu các nghiên cứu đã có về văn hoá đọc sách của sinh viên hiện nay là cần thiết và quan trọng, từ các nghiên cứu này làm cơ sở để nhận diện và hiểu rõ

về văn hoá đọc sách của sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trên

cơ sở tham khảo những giá trị tương đồng của các kết quả này, luận án phân tích

có hệ thống cơ sở lý luận, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đánh giá văn hoá đọc sách tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là: các tài liệu về văn hóa đọc trước hết là các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, các luận án/luận văn vềvấn đề văn hóa đọc, báo cáo về thực trạng văn hóa đọc, các công văn, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước về văn hóa đọc

8.2 Phương pháp phỏng vấn:

Đề tài chuẩn bị khoảng 3 câu hỏi để triển khai việc phỏng vấn sâu với số lượng là

30 cuộc phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền ở cả 4 khóa thuộc địa bàn học việnBáo chí và Tuyên truyền

8.3 Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát (online + offline):

Thu thập thông tin bằng Bảng hỏi theo danh sách chọn mẫu Một bảng hỏi cấu trúcgồm 15 câu được thiết kế riêng cho nghiên cứu này

Bảng hỏi gồm 2 phần:

- Phần 1 Những thông tin chung

- Phần 2 Các câu hỏi được sắp xếp theo trật tự logic nhất định để có được thông tin chính xác về văn hoá đọc sách của sinh viên

Trang 16

Tổng số phiếu phát ra: Số phiếu phát ra là 200 phiếu cho sinh viên các khoa trong toàn trường, từ năm thứ nhất đến năm thứ tư Số phiếu thu về là 200 phiếu Sinh viên được chọn là hoàn toàn ngẫu nhiên.

Thời gian khảo sát: Trong 6 tháng gần đây (quý I, II năm 2021)

Đối tượng được khảo sát: Toàn bộ sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền

8.4 Phương pháp thống kê và khảo sát thực tiễn:

Phương pháp này sử dụng trong suốt quá trình thực hiện luận án; qua những số liệuđược thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, quan sát tại các phòng đọc sách báo của Thư viện nhà trường cũng như tham gia một số buổi hoạt động của các câu lạc bộ, các buổi nói chuyện chuyên đề của sinh viên vào các khoảng thời gian khác nhau, luận án rút ra được kết luận về xu hướng đọc sách của sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền

8.5 Phương pháp tổng kết:

Từ tổng kết thực tiễn về thực trạng đọc sách của sinh viên trường Học viện báo chítuyên truyền hiện nay (thông qua kết quả thống kê các tài liệu, quá trình quan sát trên thư viện học đường v.v ), luận án rút ra các kết luận về văn hoá đọc sách sinhviên trường Học viện Báo chí tuyên truyền và từ đó phát triển mô hình xây dựng văn hóa đọc phù hợp cho sinh viên toàn Học viện

9 Mô tả mẫu khảo sát

Để khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyềntrong 6 tháng gần đây, nhóm sẽ tiến hành lựa chọn điều tra chủ yếu bằng bảng hỏi Anket (Điều tra bằng bảng hỏi)

- Bảng hỏi dành cho toàn bộ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền dướihình thức online

Trang 17

- Mẫu khảo sát theo 2 cấu trúc câu hỏi chính: Câu hỏi thông tin cá nhân và câu hỏi khảo sát thực trạng văn hóa đọc Có 22 câu hỏi và những câu hỏi sẽ được sắp xếp một cách khoa học nhất để các bạn sinh viên hiểu và nắm bắt được nội dung sao cho dễ dàng đưa ra câu trả lời phù hợp cũng như đa dạng nhất

10 Ý nghĩa nghiên cứu

10.1 Ý nghĩa lý luận:

Văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức

Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp để khảo sát, miêu tả, phân tích và đi đến những nhận định khái quát vấn đề Thành công của đề tài sẽ là một công trình khoa học nhỏ nhưng góp phần vào việc gìn giữ, phát triển văn hoá đọc trong đời sống sinh viên và đời sống cộng đồng

Trang 18

không thể lấn át văn hóa đọc mà chúng chỉ bổ sung cho nhau, mỗi loại hình có mộtthế mạnh riêng Văn hóa đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền

bá và tiếp thu kiến thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hóa nghe nhìn không thể làm được như vậy Trong khi văn hóa nghe nhìn lấy đi sự sáng tạo, trí tưởng tượng thì văn hóa đọc lại làm giàu thêm những thứ đó Đọc sách vẫn luôn được coi

là một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu

- Chúng ta không cần quá lo lắng việc trong xã hội phát triển văn hóa đọc sẽ mất

đi, cái cần làm là chúng ta hãy mở rộng hơn những cách tiếp cận việc đọc trong Học viện.Chúng ta không cần quá lo lắng việc trong xã hội phát triển văn hóa đọc

sẽ mất đi, cái cần làm là chúng ta hãy mở rộng hơn những cách tiếp cận việc đọc trong Học viện

- Cuối cùng, sự thành công của đề tài rất có giá trị thực tiễn, bởi vì đối với sinh viên ngành truyền thông, việc hiểu rõ tầm quan trọng của việc đọc sẽ giúp mỗi cá nhân tự giác học hỏi, trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện bản thân cũng như góp phần phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam trong tình hình hiện nay

11 Kết cấu nội dung dự kiến

Đề tài nghiên cứu được kết cấu trong 3 phần chính, tổng thể khoảng từ 60 đến 90

trang Trong đó thiết kế trang bìa của đề tài theo mẫu, phần mở đầu, phần nội dungchính (gồm 3 chương) và phần kết luận Ngoài ra còn có phần trình bày tài liệu tham khảo, các phần mục lục, phụ lục và bảng hỏi điều tra

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu về văn hoá đọc

Chương 2 Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyềnhiện nay

Chương 3 Giải pháp nâng cao văn hoá đọc

Trang 19

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

VỀ THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN HVBCVTT

I Hệ thống khái niệm có liên quan

1 Văn hóa đọc

Văn hóa đọc là một trong những yếu tố cấu thành nên đời sống văn hóa của con người và xã hội Trước khi chữ viết ra đời, đơn giản chỉ là những ký tự, những dấu hiệu trên vách đá, thân cây thì hoạt động đọc của con người đã xuất hiện Khi chữ viết ra đời, đặc biệt là khi công nghệ in ấn phát triển, hoạt động đọc của con người càng trờ nên phổ biến trong xã hội Sách, báo, tạp chí,… cung cấp cho con người tri thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất và chiếnđấu mà con người đã tích lũy và đúc kết lại trong quá trình sống Thông qua quá trình đọc, các tri thức này được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác

Từ xa xưa, con người đã khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đọc đối với

sự hình thành và phát triển của mỗi cá nhân cũng như vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Sách là thuốc bổ tinh thần, sách là thuốc chữa tội ngủ” V.I.Lenin cho rằng: “Không có sách thì không có tri thức Không có tri thức thì không có cộng sản"… Từ đó có thể khẳng định, văn hóa đọc là nền tảng, là cơ sở cho sự phát triển những ý tưởng sáng tạo, góp phần nâng cao dân trí, đồng thời cũng là phương tiện lưu giữ tri thức, kinh nghiệm cho các thế hệ Vì thế, văn hóa đọc là một nét đẹp của mỗi dân tộc

Cho đến nay, các nhà nghiên cứ khoa học đã đề cập đến văn hóa đọc dưới nhiều góc độ và cách nhìn nhận khác nhau Theo tác giả Nguyễn Hữu Viêm thì:

“Văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước Như vậy, văn hóa đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp

Trang 20

như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc [34, tr.1].”

Vậy về cơ bản, khái niệm văn hóa đọc dù ở nghĩa rộng hay nghĩa hẹp cũng đều có nội hàm như nhau, sự khác nhau ở đây là nhóm đối tượng tác động

Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội, là sự phát triển của các

hội nghề liên quan đến đọc, như các hội: Hội tác giả, Hội nhà báo, Hội xuất bản, Hiệp hội Thư viện Ứng xử đọc của cộng đồng xã hội còn cả truyền thông văn hóa

xã hội, tôn vinh tác giả, những người viết sách, người truyền thụ kiến thức và cả người đọc sách Các hoạt động đa dạng, phong phú của các hội này đều nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa đọc nói chung trong cộng đồng

Ứng xử, giá trị chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, được thể hiện thông qua các chủ trương, chính sách, đường lối và các ứng

xử hàng ngày, hay gọi là hành lang pháp lý, nhằm phát triển văn hóa đọc Phát triển tài liệu có giá trị và lành mạnh, đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng người đọc, tạo

sự thuận tiện cho sự tiếp cận với tài liệu khác nhau Bất cứ người đọc nào, không phân biệt vùng miền, văn hóa, trình độ đều có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, tài liệu có giá trị mà họ mong muốn tìm hiểu, nhằm làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, đời sống tinh thần phong phú hơn

Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội, trong cộng đồng, là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi một con người Trước

hết là sự hình thành, phát triển và giữ được thói quen đọc, thói quen đọc được gây dựng, nuôi dưỡng từ tấm bé và định hình trong suốt cuộc đời

Mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc là phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội, những yếu tố quan trọng và điđược đến đích cuối cùng đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các

Trang 21

cơ quan chức năng và cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội

và ứng xử đọc của mỗi quốc gia Việc phát triển đồng đều của ba thành phần này góp phần phát triển nền văn hoá đọc Một trong ba thành phần trên không phát triển hoặc phát triển không lành mạnh cũng không thể có một nền văn hoá đọc pháttriển, thậm chí có nguy cơ làm suy thoái ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các thành phần khác

Theo tác giả, đọc sách là một quá trình tiếp nhận thông tin, tri thức Quá trình đó nếu tiếp nhận và phát huy được vai trò của thông tin, của sách báo, biến nó thành một giá trị mới thì đó chính là văn hóa đọc

2 Các yếu tố cấu thành văn hóa đọc

Xây dựng văn hoá đọc là khuấy động, kích thích sự ham mê đọc, là việc hệ trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Nó không chỉ phụ thuộc vào người đọc, nó còn phụ thuộc vào các ứng xử của các nhà chức trách, vào những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học, vào các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực này, tất cả họ đều phải vào cuộc Còn quyền đọc là quyền

cơ bản của người dân, họ phải giành lấy quyền đó để học, để đọc nhằm phát triển bản thân mình, làm giàu cho bản thân và gia đình, tức là cho đất nước Cụ thể, sinhviên báo chí là đối tượng mà đề tài nghiên cứu hướng đến Biểu hiện của nó bao gồm các yếu tố sau:

 Mục đích đọc

Đây là yếu tố xác định động cơ dẫn đến hoạt động đọc của mỏi người Đọc để làm gì? Đọc có thể có nhiều mục đích khác nhau Có những mục đích đúng đắn như để học tập, để nghiên cứu, để nắm thông tin, để có kiến thức phục vụ sản xuất, để tu dưỡng, để giải trí, Nhưng cũng có những mục đích đọc không tốt như để thỏa mãn dục vọng thấp hèn, để khoe khoang, để làm những chuyện xấu xa, hoặc để

"giết" thời giờ, Mục đích đọc thường gắn với nghề nghiệp hoặc công việc mà

Trang 22

người đọc đang đảm nhiệm, mục đích đọc được coi là tốt khi nó phù hợp với công việc và nghề nghiệp của người đọc ấy.

 Nội dung đọc

Yếu tố này xác định lĩnh vực tri thức mã người đọc cần chiếm linh Nội dung đọc thường gắn liền với nghề nghiệp, với lĩnh vực đang nghiên cứu, học tập hoặc gắn liền với nội dung mà người đọc ưa thích Nội dung đọc thường gắn liền với mục đích đọc Một mục đích đọc tốt sẽ dẫn đến một nội dung đọc tốt và ngược lại Sự thắng tiến về trình độ, về nhận thức và hành động của mỗi con người thường do nội dung đọc quyết định Chất lượng nội dung đọc của mỗi người tùy thuộc vào năng lực lựa chọn tài liệu để đọc Định hướng cho người đọc, nhất là người đọc trẻ tuổi hoặc người đọc có trình độ học vấn thấp đến với những nội dung tốt thường là một nhiệm vụ quan trọng của các cán bộ thư viện và những người làm công tác giảng dạy, các chuyên gia hướng dẫn và nghiên cứu

 Thị hiếu đọc

Là yếu tố xác định sự yêu thích, cảm hứng, đam mê của người đọc đối với một linhvực tri thức nào đó hoặc một loại hình tài liệu nào đó Khi gặp một tài liệu phù hợpvới thị hiếu, người đọc sẽ đọc một cách hứng thủ, nhanh chóng và hiểu biết một cách sâu sắc, đồng thời cũng nhớ được lâu bén hơn Việc đọc lúc đó trở thành niềmvui - một thú vui tao nhã Thị hiếu đọc là một trong những yếu tố kích thích tinh tích cực đọc và cùng cổ thói quen đọc cho con người

 Trình độ đọc

Là yếu tố xác định mức độ cao thấp, nông sâu, rộng hẹp của hoạt động đọc của conngười Trình độ đọc được quy định bởi trình độ học vấn, nghề nghiệp và lứa tuổi của người đọc Trình độ đọc là yếu tố quyết định việc lựa chọn tài liệu và phương pháp đọc Những người đọc có trình độ học vấn cao thường lựa chọn những tài liệu chuyên sâu Người có trình độ học vấn phổ thông thường lựa chọn các tài liệu phổ cập, tổng quát và cơ bản

Trang 23

 Tính tích cực đọc

Là yếu tố xác định mức độ hoặc số lượng đọc của mỗi người; xác định việc đọc nhiều hay ít tài liệu, thường xuyên hay không thường xuyên, đầu tư nhiều hay ít thời gian cho việc đọc Kinh nghiệm thực tế cho thấy, người có trình độ học vấn càng cao thì tỉnh tích cực đọc càng cao Mức độ, tốc độ thăng tiến của mỗi con người cũng tùy thuộc vào tính tích cực đọc

 Phương pháp đọc

Phương pháp đọc là yếu tố xác định cách tiếp nhận kiến thức thông tin trong quá trình đọc sách Khi có phương pháp đọc đúng, năng suất đọc sẻ cao hơn và hao phínăng lượng dùng cho việc đọc sẽ giảm đi Có nhiều phương pháp đọc khác nhau: đọc lướt, đọc chọn, đọc nghiên cứu, đọc nghiền ngẫm, Tùy theo mục đích đọc, tùy theo loại hình và trình độ tài liệu mà ấp dụng phương pháp đọc cho phù hợp Việc hướng dẫn phương pháp đọc cho người đọc, nhất là đối với thanh thiếu niên cũng là một nhiệm vụ quan trọng của các thư viện

 Kỹ năng đọc

Kỹ năng là khả năng, trình độ kỹ thuật, thao tác vận dụng năng lực vào thực tiễn của từng cá nhân Kỹ năng là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống trên con đường thành công Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều cần tới kỹ năng để đem lại hiệu quả cao khi giải quyết công việc Có thể khẳng định, kỹ năng là yếu tố quyết định trong việc tiếp thu, lĩnh hội giá trị tri thức để vận dụng trong cuộc sống của mình Kỹ năng đọc có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động đọc Kỹ năng đọc là khả năng hiểu biết, lĩnh hội, cảm thụ được nội dung có trong tài liệu; biến tri thức, kinh nghiệm trong tài liệu thành tri thức, kinh nghiệm của bản thân người đọc; đồng thời có thể vận dụng tri thức, kinh nghiệm ấy vào những hoạt động khác nhau làm phong phú hơn cho cuộc sống vật chất, tinh thần của người đọc Kỹ năng đọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tri thức, kinh nghiệm

Trang 24

và năng lực… trong mỗi độc giả Kỹ năng đọc do quá trình rèn luyện lâu dài mới

có được

 Thói quen, sở thích đọc

Thói quen là những hành vi được lập đi lập lại thường xuyên Thói quen đọc là sự lập đi lập lại những đặc điểm của hoạt động đọc Ví dụ: người đọc thường đọc loại tài liệu nào, thường đọc ở đâu, thường đọc vào những thời gian nào, thường áp dụng phương pháp nào, tư thế đọc ra sao Thói quen đọc được hình thành dẫn quathời gian Một người có thói quen đọc tốt sẽ đạt được kết quả tốt hơn trong việc đọc

Sở thích hay còn gọi là thú vui là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn, sở thích cũng chỉ sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định Sở thích đọc phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể Vì nhiều người có

sở thích đọc không giống nhau, như người thích đọc thơ, người thích đọc truyện, tiểu thuyết,…Hay mỗi người đều có sở thích trong lúc rảnh rỗi sau một ngày học tập, làm việc cũng khác nhau

 Thái độ ứng xử đối với tài liệu đọc

Thái độ đọc là một thành tố quan trọng của Văn hóa đọc Thái độ đọc chính là cáchứng xử của người đọc đối với sách, đối với tác giả, đối với những tri thức chứa đựng trong sách Một thái độ đọc đúng đắn là sự siêng năng sử dụng và trân trọng sách như là những công cụ nhận thức và là di sản giá được truyền đời, quý giá là thái độ kính trọng đối v với tác giả như những người tài giỏi, có phẩm chất cao đẹp: sự tôn trọng và tiếp thu có chọn lọc những tri thức chứa đựng trong sách; là việc mong muốn và biết ứng dụng những tri thức ấy vào đời sống cá nhân, xã hội, làm cho cả nhân, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn

Tài liệu là sản phẩm của văn hoá Vì thế, chúng cần được ứng xử có văn hoá Ứng

xử có văn hoá là một phạm vi rộng được nghiên cứu ở nhiều phương diện và góc

Trang 25

độ khác nhau Ứng xử có văn hoá với tài liệu được thể hiện ở thái độ, hành vi phù hợp, biết trân trọng, gìn giữ tài liệu, biết cách sử dụng, khai thác và bảo quản tài liệu

3 Nhu cầu tiếp nhận, tâm lí tiếp nhận, mô thức tiếp nhận

a) Nhu cầu tiếp nhận

Nhu cầu đọc nằm trong nhu cầu hiểu biết của con người Đó là một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người muốn tồn tại và phát triển trong xã hội, đặc biệt trong xã hội thông tin và nền kinh tế trí thức như hiện nay

Nhu cầu đọc là một khái niệm cơ bản trong hoạt động thư viện Các thư viện, dù làthư viện công cộng, thư viện khoa học, thư viện thiếu nhi, thư viện quân đội, thư viện trường đại học hay thư viện người khiếm thị đều phải tìm hiểu, xác định nhucầu đọc và tìm kiếm các dịch vụ thoả mãn nhu cầu đọc của người đọc Đó là nhiệm

vụ cơ bản, nếu không muốn nói là quan trọng nhất của bất cứ thư viện nào Chỉ có điều nhu cầu đọc của trẻ em, của sinh viên trường đại học, nhà khoa học, người lính, hay nhu cầu đọc của người khiếm thị là không giống nhau, cần được nghiên cứu riêng, nhưng vẫn có những vấn đề chung chi phối mọi loại nhu cầu đọc

Để hoàn thành nhiệm vụ, trong quá trình khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền nói riêng Thư viện cần phải nghiên cứu, tìmhiểu nhu cầu của sinh viên trong nhà trường nhằm đáp ứng, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu đọc Điều đó thể hiện chất lượng hoạt động, uy tín của thư viện trong công tác giảng dạy, cũng có thể đánh giá là mức độ thân thiện của thư viện

b) Tâm lí tiếp nhận

Công chúng báo chí là chủ thể tiếp nhận Tiếp nhận là một thuộc tính tâm lí tương đối bền vững cùng với điều kiện tiếp nhận thảo mãn một cách tối đa nhu cầu tiếp nhận (thuộc nhu cầu thông tin) của con người Thông qua các giác quan, con ngườitiếp nhận một sự vật hiện tượng Tâm lí tiếp nhận là sản phẩm của vật chất có tổ

Trang 26

chức cao – não bộ của con người, tâm lí tiếp nhận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan trong bộ óc con người

Tâm lí tiếp nhận văn hóa đọc là tất cả các trạng thái, quá trình, thuộc tính tâm lí được công chúng sinh viên sử dụng để tiếp nhận nội dung, nhằm thỏa mãn tinh thần cá nhân

c) Mô thức tiếp nhận

Mô thức tiếp nhận là cách thức, mô hình áp dụng được vào thực tiễn giúp cho côngchúng có thể tiếp nhận thông tin, nội dung Để có thể xây dựng và phát triển văn hóa đọc đối với toàn bộ sinh viên trong Học viện, thông qua việc khảo sát thực trạng chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra được những mô thức cụ thể và phù hợp

II Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1 Lý thuyết nhu cầu

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình

độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau

- Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950 Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần

- Một trong số đó là Nhu cầu phát huy bản ngã: Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,

…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân

Trang 27

- Áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow vào đề tài nghiên cứu “Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”:

 Sinh viên tìm đến sách khi có nhu cầu về nhận thức:

 Thông qua sách để nâng cao tri thức,phát triển tư duy, tích lũy kiến thức,

mở mang vốn hiểu biết

 Thông qua các tài liệu, sách, giáo trình để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đang vướng mắc

 Đọc sách để hoàn thành tốt bài tập và chương trình giảng dạy trên lớp

 Đọc sách thỏa mãn trí tò mò

 Sinh viên tìm đến sách khi có nhu cầu giả trí, thư giãn

 Đặc biệt sách cũng là một thế giới nghệ thuật đặc sắc, sinh viên tìm đến sáchkhi có nhu cầu thường thức những nét đẹp, thẩm mỹ trong nghệ thuật văn học nói chung và các lĩnh vực khác nói riêng

- Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao Dựa theo thuyết nhu cầu của

Maslow, ta biết được rằng con người luôn tồn tại nhu cầu về nhận thức Nắmđược điều đó ở sinh viên, việc xây dựng văn hóa đọc trong môi trường (cụ thể là Học viện) chính là khiến cho sinh viên nhận thức được việc tiếp cận

và tìm đến sách để nâng cao tri thức là vô cùng cấp thiết, quan trọng Từ đó

sẽ thúc đẩy nhu cầu đọc sách của sinh viên, lâu dần hình thành một thói quen tốt, lành mạnh trong đời sống của các bạn

2 Lý thuyết về tâm lý học

- Dựa theo các thuyết tâm lí học hiện đại để khám phá được suy nghĩ và hành

vi của sinh viên nói chung và sinh viện Học Viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng về việc đọc sách

 Thuyết phân tâm: Một trong những yếu tố chính hình thành nên tâm trí con người là bản ngã và siêu bản ngã:

Trang 28

 Bản ngã sinh ra để giải quyết những nhu cầu của thế giới thực tại: Tức nhu cầu tiếp cận tri thức của sinh viên Ngày nay, người càng có vốn hiểu biết sâu rộng sẽ càng có nhiều lợi thế, bởi vậy thế giới thực tại ở đây đòi hỏi sinhviên phải không ngừng tìm kiếm, trau dồi thêm vốn kiến thức của mình.

 Siêu bản ngã là cái thể hiện tất cả các yếu tố nội tâm về đạo đức, lí tưởng, vềchuẩn mực lối sống: Việc đọc sách không chỉ giúp sinh viên nâng cao vốn kiến thức cứng, mà còn bổ trợ các kĩ năng mềm như đạo đức, lí tưởng, chuẩn mực lối sống Đọc sách sẽ giúp họ hiểu và biết được những điều nên làm, không nên làm, nhằm xây dựng một môi trường sống lành mạnh, chuẩnđảo đức Nói một cách dế hiểu, một người không bao giờ đọc sách hoặc đọc quá ít sách chắc chắn khả năng đối nhân xử thế, giải quyết vấn đề trong cuộcsống sẽ không bằng người đọc qua nhiều đầu sách

 Thuyết hành vi: khác với thuyết phân tâm đi sâu vào tâm lí nội tâm của con người thì thuyết hành vi tập trung vào các hành vi thu nhận được sau quá trình học hỏi: Tức những hành động mà sinh viên sẽ tiếp thu được sau khi đọc sách Những cuốn sách sẽ cung cấp tri thức, thông tin, định hướng tư duy của sinh viên phát triển theo chiều đúng đắn, góp phần tạo nên một xã hội văn minh, lành mạnh, có ý thức cao

- Hai thuyết tâm lí học trên chính là cơ sở, lí do để chúng ta thực hiện việc xây dựng một văn hóa đọc trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền Ngày nay thái độ của sinh viên đối với việc đọc sách đa phần có nhiều tiêu cực: Cảm thấy đọc sách tiêu tốn thời gian vô ích, không cảm thấy thú vị khi đọc sách, đọc xong cũng không rút ra được điều gì bởi lẽ họ không dành sự tập trung tuyệt đối cho việc đọc sách Vậy nên việc chỉnh đốn lại tư tưởng, định hướng lại tư duy của sinh viên với vấn đề đọc sách là thực sự cần thiết, cần được quan tâm thực hiện, nắm bắt tâm lí sinh viên để đưa ra giải pháp tối ưu

và hiệu quả nhất

Trang 29

3 Lý thuyết tiếp nhận

- Sinh viên sẽ nhận được gì thông qua việc đọc sách? Rõ ràng đọc sách đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên nhưng bên cạnh đó việc sinh viên phản ứng như thế nào sau khi đọc xong 1 cuốn sách cũng vô cùng quan trọng Trong thuyết tiếp nhận của WolfGang Iser ông đã chỉ ra mối quan hệ giữa văn bản

và độc giả, chúng ta có thể áp dụng trực tiếp vào đề tài nghiên cứu như sau:

 Sinh viên (độc giả) không những có quyền đón nhận sách (văn bản), mà đồng thời họ cũng có quyền từ chối sách nếu cảm thấy vô vị hoặc không hài lòng: Đây là một trong những thách thức lớn đặt ra cho tác giả và các nhà xuất bản Muốn xây dựng được thói quen đọc sách cho sinh viên, biến nó trởthành một văn hóa lành mạnh thì trước hết chúng ta phải xuất bản ra được những cuốn sách chất lượng, hay, thú vị, khiến sinh viên sẽ không cảm thấy nhạt nhẽo, chán nản khi cầm 1 cuốn sách Đòi hỏi tính sáng tạo và tư duy của người xuất bản, sao cho vẫn cung cấp được kiến thức cho sinh viên mà lai không gây cảm giác xơ cứng, khó khăn khi tiếp nhận Vậy nên có thể nói quá trình đọc thực ra cũng là quá trình đối thoại, giao lưu giữa độc giả và tácgiả

 Trong lí thuyết tiếp nhận, người đọc chính là một đối tượng trung tâm, thu hút sự quan tâm Vậy nên muốn xây dựng văn hóa đọc cho sinh viên Học viện thì cần phải quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của họ Thông qua đó để

có thể phân loại, triển khai hình thức đọc phù hợp, thiết kế được thư viện đọc hợp lí, đáp ứng được nhu cầu của sinh viên

4 Lý thuyết xã hội học, truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọingười trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình Các phương tiện truyền thông đại là kênh truyền các thôngđiệp truyền thông tới công chúng VD như: báo in, radio, tv, báo trực tuyến, phim,

Trang 30

công cụ quảng cáo, phòng triển lãm, các phương tiện truyền thông mới… Đại chúng là đối tượng công chúng rộng rãi mà các phương tiện truyền thông đại chúng nhắm đến Thông qua truyền thông đại chúng chúng tôi đã áp dụng vào mô thức để tuyên truyền văn hóa đọc đến công chúng sinh viên Việc sinh viên có đọc sách và không đọc sách đã tạo nên những khác biệt trong khuôn viên trường Vậy

để nâng cao ý thức thay đổi nhận thức của xã hội, của phần lớn đại chúng là nhữngsinh viên trong học viện, cần phải thống nhất, hiểu rõ được tầm quan trọng của vănhoá đọc để không nảy sinh ra những mâu thuẫn, chỉ khi ấy mới hình thành được thói quen đọc sách Đồng thời nâng cao được tầm quan trọng của văn hoá đọc đối với công chúng sinh viên Học viện

III Quan điểm của Đảng và Nhà nước, các quy định về pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1 Môi trường hình thành chuỗi quản lý văn hoá đọc

Quản lý văn hóa đọc là huy động các nguồn tài chính, nguồn lực và phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng văn hóa đọc

Môi trường xã hội: văn hóa đọc là một bộ phận của văn hóa, do đó nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của các điều kiện môi trường xã hội Xã hội phát triển sẽ sản sinh rathông tin đa dạng, được lưu truyền và truyền tải bằng nhiều phương tiện khác nhau Văn hóa đọc vì thế đã thay đổi từ văn hóa đọc truyền thống (đọc sách) sang văn hóa đọc hiện đại (kết hợp giữa văn hóa đọc truyền thống và văn hóa nghe nhìn) để bắt kịp cuộc sống hiện đại Chính vì vậy quản lý văn hóa đọc cũng cần thay đổi để quản lý một cách hiệu quả

Sự phát triển của khoa học công nghệ: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ làm thay đổi toàn bộ bộ mặt xã hội Thành tựu của khoa học kỹ thuật là sự xuất hiện của nhiều phương tiện nghe nhìn, xuất bản phẩm điện tử, siêu văn bản, internet,… làm thay đổi toàn diện và sâu sắc văn hóa đọc Theo dự báo trong 30

Trang 31

năm tới, tài liệu khoa học sẽ chỉ xuất hiện trên môi trường điện tử Văn hóa đọc trong thời đại công nghệ thông tin sẽ đa chiều hơn, nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Phương pháp đào tạo đại học: phương pháp đào tạo ảnh hưởng rất nhiều tới văn hóa đọc và quản lý văn hóa đọc Đổi mới giáo dục với nội dung chuyển từ đào tạo theo học phần sang đào tạo theo tín chỉ Phương pháp đào tạo theo tín chỉ là

phương pháp chủ động Với phương pháp này, giáo viên có vai trò là người hướng dẫn trên lớp và lấy người học làm trung tâm, đòi hỏi sinh viên phải chủ động đọc sâu và rộng hơn

Hoạt động thông tin thư viện: thư viện có nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin Chất lượng hoạt động thư viện ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển văn hóa đọc cũng như quản lý văn hóa đọc

2 Công cụ quản lý văn hoá đọc

Công cụ quản lý nhà nước về văn hóa đọc là tổng thể các phương tiện hữu hình và

vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên chủ thể kinh tế trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu quản lý văn hóa đọc

Công cụ quản lý văn hóa đọc bao gồm:

 Pháp luật: Đây là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra Pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển và quản lý văn hóa đọc Pháp luật biểu hiện dưới hình thức: văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

 Kinh tế: Kinh tế là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động quản lý văn hóa đọc nói riêng và các hoạt động quản lý nhà nước nói chung Công

cụ kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm tác động tới chi phí và lợi ích của các hoạt động kinh tế, thường xuyên tác động và ý thức trách nhiệm tới quản lý văn hóa đọc

Trang 32

 Giáo dục: Giáo dục là một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý văn hóa đọc Việc tuyên truyền, giáo dục giúp mọi người hiểu sâu sắc, đúng đắn văn hóa đọc và quản lý văn hóa đọc

Năm 2016 là năm diễn ra rất nhiều hoạt động của đất nước, ngành Xuất bản đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng toàn ngành vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu đọc của xã hội, chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm được nâng cao Tuy nhiên, số lượng xuất bản phẩm mới là một chỉ số của văn hóa đọc vì rằng, tăng số lượng xuất bản sách nhưng chưa hẳn đã tăng lượng người đọc sách

Căn cứ vào các số liệu độc giả thường xuyên lui tới thư viện đọc sách cho thấy thực trạng văn hóa đọc của Việt Nam chưa cao, người dân Việt Nam 16 chưa hình thành nhu cầu, thói quen đọc sách một cách thường xuyên Nền văn hóa của một đất nước, chắc chắn phải dựa trên nền tảng của giáo dục Mục đích sự phát triển văn hoá đọc của mỗi quốc gia là: phát triển nhu cầu, mục đích, thói quen đọc, sở thích, các kỹ năng và thái độ ứng xử với sách cho mọi thành viên trong xã hội Nhưng vai trò quan trọng để quyết định, để đạt được mục đích phát triển văn hoá đọc, lại phụ thuộc vào sự ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các cơ quan chức năng và cả cơ quan Nhà nước, đó là yếu tố quyết định quan trọng để tạo ra môi trường thuận lợi cho tất cả người dân trong cộng đồng xã hội, có thể tiếp cận được với tài liệu đọc có chất lượng tốt, môi trường và tôn vinh các tác giả, độc giả và cả những người có công lao truyền thụ kiến thức Xây dựng quản lý văn hoá đọc là khuấy động, kích thích sự ham mê đọc, là việc hệ trọng trong sự phát triển kinh tế

và xã hội của đất nước Nó không chỉ phụ thuộc vào người đọc mà còn phụ thuộc vào cách ứng xử của các nhà chức trách, vào những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học Quyền đọc là một quyền cơ bản của người dân,

họ phải giành lấy quyền đó để học, để đọc nhằm phát triển bản thân mình, làm giàucho chính mình và gia đình, tức là cho đất nước, để các nhà chức trách xoá bỏ

Trang 33

những rào cản, hình thành văn hoá đọc lành mạnh Chính vì lẽ đó quản lý và nâng cao chất lượng văn hóa đọc ngày nay càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết

3 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước

Đối với Việt Nam, 2015 có thể được coi là một năm đột phá của ngành giáo dục trong việc nhận thức và ban hành các chính sách liên quan đến phát triển văn hóa đọc Tháng 9/2015, Bộ GDĐT đã phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ đề “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay Tiếp theo đó, hội thảo về “Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng” khu vực miền Bắc được tổ chức vào tháng 11 và ngày 31/12/2015, Công văn

6841/BGDĐT-GDTX đã ra đời đánh dấu bước tiến lớn trong viêc thúc đẩy văn hóađọc trong nhà trường và cộng đồng, giúp xóa dần khoảng cách bất bình đẳng giữa

cơ hội được đọc sách của trẻ em nông thôn và thành thị Công văn 6841 cũng thành công trong việc nối kết các giải pháp dân sự với chính sách vĩ mô và mở rộng cánh cổng trường học để phụ huynh, cộng đồng và toàn xã hội có thể cùng tham gia vào các hoạt động khuyến đọc

Sau khi văn bản 6841 ra đời, một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình, Hậu Giang đã có công văn chỉ đạo các phòng giáo dục, các đơn vị, trường học trực thuộc triển khai xây dựng mô hình tủ sách phụ huynh trong lớp học và tạomôi trường khuyến đọc cho học sinh Đặc biệt, UBND Tỉnh Nam Định đã quyết liệt vào cuộc để huy động các nguồn lực xã hội với quyết tâm sẽ phủ kín tất cả các lớp học từ cấp 1 đến cấp 3 với 12.662 tủ sách vào năm 2017 Tuy nhiên, bên cạnh một số ít điển hình tích cực, sự chuyển biến của xã hội nhìn chung còn chậm Theomột khảo sát mà chúng tôi thực hiện, nhiều Sở Giáo dục vẫn chưa hề có chỉ đạo triển khai công văn 6841 của Bộ và rất nhiều hiệu trưởng, giáo viên vẫn chưa biết đến sự tồn tại của công văn này Ngay cả đối với một số địa phương đã biết về công văn, thì việc triển khai vẫn còn gặp nhiều lúng túng, vướng mắc Chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc rằng, hiệu trưởng và giáo viên các trường học nếu không ý thức được đúng vai trò chủ chốt của mình trong việc tạo ra môi

Trang 34

trường khuyến đọc cho con trẻ, thì chính họ sẽ trở thành trở lực lớn nhất của quá trình thay đổi Bởi vây, việc tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện 10 nội dung quy định trong công văn 6841 cho đội ngũ hiệu trưởng và giáo viên cốt cán là một yêu cầu tối quan trọng Đội ngũ nòng cốt này sau đó sẽ tiếp tục tập huấn lại trên diện rộng, tạo sự thay đổi theo chiều dọc trong bản thân ngành giáo dục, kết hợp với tác động chiều ngang từ các hoạt động đưa sách về nông thôn

và khuyến đọc của các nhóm dân sự để tạo nên sự biến chuyển mạnh mẽ trong xã hội

2016, độc giả được chứng kiến hai vụ đạo văn đình đám: Một là sự việc nhà thơ Phan Huyền Thư đạo thơ của Phan Ngọc Thường Đoan Hai là sự việc Lê Ngọc Linh trong tiểu thuyết ngôn tình có yếu tố lịch sử “Thành Kỳ Ý” đã đạo rất nhiều đoạn văn từ cuốn sách “Tứ thư bình giải” cùng nhiều bài báo từ các trang online của báo Dân Trí, Vietnamtourism…v…v…

Cả hai trường hợp đạo văn này, sách đều không bị tịch thu và không bị nhận mức phạt nặng, cùng lắm chỉ là bị ép xin lỗi hoặc như nhà thơ Phan Huyền Thư chỉ cần trả lại giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội là đủ Như trường hợp “Thành Kỳ Ý”, mức độ sai phạm trầm trọng hơn khi tác giả của cuốn sách này kêu gọi độc giả ủng

hộ cô ta số tiền lên đến hơn 200 triệu đồng trước khi cô ta ra mắt sách Số tiền này không hề được hoàn trả cho người ủng hộ khi cuốn sách được chứng minh là đạo văn, và cũng không có khoản phạt tài chính nào với sai phạm này Cho đến nay, Lê

Trang 35

Ngọc Linh vẫn không hề bị xử phạt dù cho đã có hơn 1000 chữ ký từ các độc giả vận động trên mạng và gửi thư khiếu nại đến Cục xuất bản Hai ví dụ trên thật sự

đã cho ta thấy sự quản lý lỏng lẻo của các đơn vị quản lý văn hóa Đây chỉ là hai

vụ scandal nổi tiếng trong số rất nhiều những sự vụ khác ít đình đám hơn và rất nhiều những vụ chưa được phanh phui vì chưa có ai phát hiện Sẽ ra sao nếu Việt Nam có một nền văn hóa đọc mà ai ai cũng có thể đạo văn mà không phải chịu trách nhiệm gì? Đó là một nền văn hóa đọc không bảo vệ sự sáng tạo mà chỉ dung túng cho thói quen viết lách thiếu trách nhiệm và trình độ

Theo quy định tại Điều 30 Luật Thư viện 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) thì phát triển văn hóa đọc được quy định như sau:

1 Ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

2 Phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động sau đây:

a) Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước;

b) Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ

em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện;

d) Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết

bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.

IV Mô tả mẫu điều tra nghiên cứu

Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, ở những giai đoạn điều tra khảo sát khác nhau chúng tôi sẽ tiến hành sử dụng mẫu khảo sát khác nhau:

1 Phương pháp nghiên cứu bằng tài liệu

Trang 36

Việc tìm hiểu các nghiên cứu đã có về văn hoá đọc sách của sinh viên hiện nay là cần thiết và quan trọng, từ các nghiên cứu này làm cơ sở để nhận diện và hiểu rõ

về văn hoá đọc sách của sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trên

cơ sở tham khảo những giá trị tương đồng của các kết quả này, luận án phân tích

có hệ thống cơ sở lý luận, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đánh giá văn hoá đọc sách tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là: các tài liệu về văn hóa đọc trước hết là các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, các luận án/luận văn vềvấn đề văn hóa đọc, báo cáo về thực trạng văn hóa đọc, các công văn, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước về văn hóa đọc

2 Phương pháp phỏng vấn

Đề tài chuẩn bị khoảng 3 câu hỏi để triển khai việc phỏng vấn sâu với số lượng là

30 cuộc phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền ở cả 4 khóa thuộc địa bàn học việnBáo chí và Tuyên truyền

3 Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát (online + offline)

Thu thập thông tin bằng Bảng hỏi theo danh sách chọn mẫu Một bảng hỏi cấu trúcgồm 22 câu được thiết kế riêng cho nghiên cứu này

Bảng hỏi gồm 2 phần:

- Phần 1 Những thông tin chung

- Phần 2 Các câu hỏi được sắp xếp theo trật tự logic nhất định để có được thông tin chính xác về văn hoá đọc sách của sinh viên

Tổng số phiếu phát ra: Số phiếu phát ra là 200 phiếu cho sinh viên các khoa trong toàn trường, trong 6 tháng gần đây Số phiếu thu về là 200 phiếu Sinh viên được chọn là hoàn toàn ngẫu nhiên

Thời gian khảo sát: 6 tháng gần đây (quý I,II năm 2021)

Trang 37

Đối tượng được khảo sát: Toàn bộ sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền

4 Phương pháp thống kê và khảo sát thực tiễn

Phương pháp này sử dụng trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu; qua những số liệu được thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, quan sát tại các phòng đọc sách báo của Thư viện nhà trường cũng như tham gia một số buổi hoạt động của các câu lạc

bộ, các buổi nói chuyện chuyên đề của sinh viên vào các khoảng thời gian khác nhau, rút ra được kết luận về xu hướng đọc sách của sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền

5 Phương pháp tổng kết

Từ tổng kết thực tiễn về thực trạng đọc sách của sinh viên trường Học viện báo chítuyên truyền hiện nay (thông qua kết quả thống kê các tài liệu, quá trình quan sát trên thư viện học đường v.v ), luận án, rút ra các kết luận về văn hoá đọc sách sinh viên trường Học viện Báo chí tuyên truyền và từ đó phát triển mô hình xây dựng văn hóa đọc phù hợp cho sinh viên toàn Học viện

Trang 38

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

I Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên

Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn Văn hóa đọc trong trường đại học bị suy giảm và có nhữngthay đổi và Học viện Báo chí và Tuyên truyền không nằm ngoài số đó Bên cạnh những tấm gương có ý chí phấn đấu trong học tập, ham đọqc sách, nghiên cứu tài liệu và sử dụng thư viện tích cực, một trong những biểu hiện của sự hạn chế về vănhóa đọc của sinh viên là tình trạng phần lớn sinh viên chỉ học và đọc khi các kỳ thi

đã tới gần, học đối phó - học để thi Tài liệu, sách, báo, sinh viên chỉ đọc khi giảng viên yêu cầu làm tiểu luận, bài tập lớn, hay thuyết trình về một đề tài hoặc chỉ phục

vụ cho kỳ thi, tức là chỉ khi bị áp chế, bắt buộc, sinh viên mới có ý thức đọc mang tính tức thời Cách học đó khiến người học không tạo được tính chủ động tích cực trong học tập, nghiên cứu và thói quen đọc sách, mà đọc theo nhu cầu hoặc sở thích Chính vì vậy, sinh viên trở nên thụ động trong việc đọc và nghiên cứu tài liệu, sách, báo để tìm trong đó những kiến thức phục vụ cho việc tự học và nghiên cứu khoa học Có thể nói sự thụ động trong văn hóa đọc đã và đang làm nghèo tri thức, tâm hồn và văn hóa của sinh viên

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 200 phiếu thăm dò được phát ra, thu thập ýkiến về việc đọc sách đã được gửi đến sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Kết quả: Rất nhiều sinh viên cho biết ngày nay ít đọc sách và lý do chính làkhông có thời gian rảnh rỗi hay không đủ tiền để mua sách Hai điều được viện dẫntrên chung quy là vì nhu cầu đọc thấp, "có thì đọc, không thì thôi"; mà chữ viết, ngôn ngữ không phải là thứ thường được dọn ra sẵn như âm thanh, hình ảnh Khi được hỏi về mức độ quan trọng của việc đọc sách: 35% sinh viên cho rằng rất quantrọng, rất cần thiết; 43% là cần thiết và có tới 22% sinh viên cho rằng đọc sách có mức độ quan trọng bình thường Việc đọc sách đem đến rất nhiều lợi ích, không

Trang 39

chỉ cung cấp kiến thức phục vụ cho học tập mà còn cung cấp kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn từ… thế nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên đánh giá đọc sách không thực sự cần thiết, chỉ dừng lại ở mức độ bình thường.

Họ cho rằng, trong thời đại hiện nay những gì sách có thì trên mạng cũng có Vì vậy, sách không còn quan trọng như trước nữa và mạng Internet đang là công cụ hữu hiệu trong việc tìm kiếm thông tin

1 Nhu cầu đọc sách

Khi được hỏi rằng có yêu thích việc đọc sách hay không, 82% sinh viên được hỏi phản hồi là “Có”; 18% còn lại lựa chọn “Không” Điều này cho thấy phần lớn sinh viên vẫn giữ được ý thức và có nhu cầu đối với việc đọc sách; đồng thời cũng

có thể thấy một bộ phận không nhỏ sinh viên đang dần lãng quên nhu cầu này Đáng buồn hơn nữa là trong số 18% đó thì có đến 12% là sinh viên năm nhất và năm hai – lớp sinh viên trẻ và là trụ cột tương lai của Học viện sau khi các khóa sau ra trường Đây là những dấu hiệu bước đầu chỉ ra rằng văn hóa đọc của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang dần suy yếu và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu đọc của lứa sinh viên kế tiếp nếu không tìm được giải pháp kích thích văn hóa đọc đối với sinh viên

Trang 40

Hình 1.1 Biểu đồ nhu cầu đọc sách của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền

Đọc để thỏa mãn trí tò mò Đọc để phát triển tư duy Đọc để nghiên cứu, giải quyết vấn

đề đang gặp phải Đọc để hoàn thành bài tập

(Nguồn: Khảo sát 200 sinh viên Học viên Báo chí và Tuyên truyền)

Chúng tôi tiếp tục tiến hành hỏi thêm 200 sinh viên tham gia khảo sát về lý do

họ lựa chọn việc đọc sách Kết quả: 51% sinh viên đọc để giải trí; 19% đọc để hoàn thành bài tập; 11% đọc để thỏa mãn trí tò mò; 9% đọc để tích lũy kiến thức,

mở mang vốn hiểu biết; 7% đọc để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đang gặp phải và chỉ 3% chọn đọc để phát triển tư duy Đây là báo động về việc xuống cấp của văn hóa đọc trong Học viện khi sinh viên không được khuyến khích, bồi dưỡng về một văn hóa đọc lành mạnh Phần lớn chỉ đọc để giải trí, để hoàn thành bài tập được giao hay để thỏa mãn trí tò mò của bản thân Những nhu cầu này dễ khiến cho sinhviên sau khi đọc xong có thể quên đi ngay cái mình vừa đọc, nó không giúp cải thiển kĩ năng viết của sinh viên trong tương lai, làm suy giảm chất lượng đầu ra của Học viện

Ngày đăng: 04/03/2024, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w