1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam

35 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA TOAN KINH TE

DE TAI: CAC YEU TO ANH HUONG DEN TINH THANH KHOAN CUA NGAN HANG THUONG MAI VIET NAM

Ho tén sinh vién : Đồng Thị Hà Vi

Mã sinh viên : 11195767

Lớp : Toán Kinh tế 61

Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm T Hồng Thắm

Hà Nội, ngày thang nam 20

Trang 2

MỤC LỤC

LOT CAM ON 0608Ẻ0A®®.~ 2

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT s- 2 s+s+S++++*SE++E£ESEEEeEkeEszketszkerszkersrssrs 3

7:08 (002717000 Pnnnnen- 4

1 Sw cần thiết của nghiên cứu - 2 2 2 25s x£x£s£xeEeEeEeEsEsEstxtstxrkrkrerererererrsrsree 4

2 Mục tiêu của nghiên CỨU << 5S 9999.99.90.00 00004 4

CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CUU

1.1 Các khái niệm về thanh khoản

1.1.1 Thanh khoản và rủi ro thanh khoủH nh HT HT Hàng tr, 61.12 Rủúiro thanh khoản và nguyén HÏLÂHH - KT TT TT nh nh Hà Hi, 61.13 Dự trữ thanh khoởn SH HT HT HT TT TH HH Hi, 7

1.2 Tổng quan các về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Ngân hàng 7

1.3 Do lường tính thanh khoản - <5 << 5 091.09 mg 11

1.4 Nhận định về các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến tính thanh khoản 12

1.5 Các nguyên tắc của Basel về quản lý thanh khoản trong ngân hàng - 14

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CÚU 5-©c<©ce<£csrresrrsrrerrrsrrreee 17

2.1 Dữ liệu nghiên CỨU - - << G5 2 Ă 5 S999 0 vn ng 17

2.2 Phương pháp nghiên CỨU << < + 5E 3E g4 17

2.2.1 Mô hình hồi quy cho dữ liệu MAN cceseccccsscecsssssssssesssssssessssssusssssssssssssusesscsssssessssssssasecssscssesseesse 18

2.2.2 — OLS (Ordinary Least Squares) we

2.2.3 Mô hình Fixed Effect và Mô hình Random F;[ƒSCÉ - - SH 19

2.2.4 Kiểm định tự tương quan với dữ liệu bảng 5c 5s ScsecthecetrrEttrtrrrrrrrererrererree 192.2.5 Kiểm định F

2.2.6 Kiếm định Breuche-Pagan "2.2.7 — Kiếm định Hausman 2-22StSCSỲESt CS TH 2111k,

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CUU CÁC YEU TÔ TÁC ĐỘNG DEN TÍNH THANH KHOẢN

CUA NGAN HANG THUONG MAI VIỆT INAÌM 5-5 S15 1515155155185 5sE6 21

3.1 M6 Ninh nghién CU 0111 21

3.2 Thong K€ m6 hố Hạậ]1HẬ 213.3 Kết quả nghiên cứu va thảo luận -. 5-5-5 2ss£=+S<£s£sEs£z+s+s+xeesrsrerererrzesrsrz

3.4 Phân tích kết quả ước lượng mô hình3.4.1 Tỷ lệ vẫn chủ sở hữu (CAP)

3.4.2 Tỷ lệ lợi nhuận bình quân (ROEA) Án HT HH tiệt

3.4.3 Tỷ lệ dựphòng rủi ro tín dụng (LLLÍ) 5< + Sen gi,

3.4.4 Quy mô ngân hang (SIZE)

3.4.5 Tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn (LDR)

CHUONG 4: KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 5-5-5 5< <ces eEsEsEsEsrsrersrersrerezee 28

4.1 Kết quả đạt được từ nghiên cứu 5- 5-5-5 se EsEss+s+seteersrersrerrsrsrsre4.2 Vận dung các nguyên tắc quan lý thanh khoản

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Quốc dan

cho đến nay, em đã nhận được rat nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thay Cô va bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô

đang công tác tại Khoa Toán Kinh tế - Trường Đại học Kin tế Quốc dân đã rất tâm

huyết truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em suốt thời gian học tập tại

Báo cáo tốt nghiệp chuyên ngành “Toán Kinh tế” với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Ngân hàng Thương mại Việt Nam” là kết quả của quá trình tìm hiểu và cố gắng của ban thân em cùng sự hỗ trợ, động viên của thay cô, gia đình và bạn bè Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã

giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.

Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS Phạm T Hồng Thắm

— Giảng viên bộ môn Toán Tài chính - đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, góp ý, động viên em cũng như cung cấp những tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho bài nghiên

cứu này.

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Toán Kinh tế đã tạo điều kiện cho em được hoàn thành tốt công việc nghiên cứu của

Cuôi cùng, em xin cảm ơn chân thành các anh chi đông nghiệp, đơn vi công

tác đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện Báo cáo tốt nghiệp.

Trang 5

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Ngan hang Thuong mai

Ngân hang Nha nước

Ngan hang Trung uong

Vốn chủ sở hữu

Việt Nam

Tỷ lệ lợi nhuận bình quân

Quy mô ngân hàng

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Ty lệ cho vay trên huy động

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Trang 6

PHAN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của nghiên cứu

Vào tháng 08 năm 2007, cuộc khủng hoảng ở Mỹ từ việc cho vay dưới chuẩn không chỉ ảnh hưởng nặng né đến nền kinh tế Mỹ mà còn nhắn chìm hệ thống tai chính toàn cầu Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS, 2004), một trong những nguyên nhân góc rễ của cuộc khủng hoảng phải ké đến là van đề thanh khoản, mà hau như đã bị bỏ qua trong quá khứ Nhìn vào cuộc khủng hoảng có thé nhận ra rằng những ngân hàng chủ yếu dựa vào thị trường tiền tệ ngắn hạn tài trợ cho các tài

sản hoạt động của họ có xu hướng vấp phải vấn đề thanh khoản rất lớn.

Nhận thức được hậu quả nghiêm trong từ cuộc khủng hoảng kể trên, tat cả các ngân hàng thương mại đã và đang rất quan tâm đến vấn đề thanh khoản trong thời kỳ hiện nay Ở Việt Nam, ké từ khi hệ thống ngân hang thực hiện quá trình cải cách các

NHTM đã thể hiện sự phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng chưa thật sự tối ưu

khi vấn đề thanh khoản đường như chưa được quan tâm đúng mức Trong khi đó, đảm bảo tính thanh khoản hợp lí cho ngân hàng là một trong những nhiệm vụ có thể coi là quan trọng nhất trong nghiệp vụ của các nhà quản lý ngân hàng Ngân hàng có tính thanh khoản tốt hay ngân hàng không gặp rủi ro về vấn đề thanh khoản khi luôn

có được nguồn vốn kha dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hang

cần Điều này có thé hiểu đơn giản là ngân hàng sẽ mất tính thanh toán khi không có đủ nguồn vốn cần thiết dé đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường, không chỉ vậy ma điểm uy tín của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đó dẫn đến sự đồ vỡ của toàn bộ hệ thống.

Do đó, việc nghiên cứu về vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là vô cùng thiết Thị trường tài chính sẽ có sự ôn định, đồng thời nền kinh tế đất nước sẽ vận hành tốt nếu các ngân hàng thiết lập được một tính thanh khoản tốt Đặc biệt,

trong quá trình phát triển và hội nhập ở Việt Nam hiện nay, những van đề về thanh khoản đang được quan tâm hàng đầu và thường được nêu ra trong các báo cáo mục tiêu đầu năm dé có những hướng phat triển tốt trong giai đoạn tiến hành Từ lý do

trên, em đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân

hàng Thương mai tại Việt Nam” dé nghiên cứu.

2 Mục tiêu của nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu hai mục tiêu chính:

° Mục tiêu sô 1: Đê tài xem xét tác động của các yêu tô đên thanh khoảncủa các Ngân hàng Thương mại Việt Nam;

Trang 7

° Mục tiêu số 2: Trên cơ sở phân tích các ngân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản từ đó khuyến nghị một số biện pháp nhằm 6n định và nâng cao tính thanh khoản

cho các Ngân hang Thuong mại tại Việt Nam trong giai đoạn toi.

Đề đạt được những mục tiêu trên, chuyên đề đã thực hiện phân tích các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam ở một số năm dựa trên số liệu của Ngân hàng Thế giới bằng thử nghiệm mô hình số liệu mảng nhằm lượng hoá tác động của một số nhân tô ở thời kỳ trước đến tính thanh khoản ở thời kỳ sau.

Từ đó chuyên đề đưa ra câu hỏi nghiên cứu chính cần được trả lời:

Câu hỏi nghiên cứu: “Các yếu tố nội tai tác động đến tính thanh khoản của Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam như thế nào?”

Trang 8

CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Các khái niệm về thanh khoản

1.1.1 Thanh khoản và rủi ro thanh khoản

“Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về tính đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chỉ trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vén, ” — Uy ban Basel về giám

sát ngân hàng (BCBS, 2004).

Thanh khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo là hai khía cạnh khác nhau về

thanh khoản cần phải đặc biệt quan tâm (Duttweiler, 2009) Trong đó, thanh khoản

tự nhiên nghĩa là các dòng tiền lưu chuyên xuất phát từ tài sản hoặc nợ nhưng có thời điểm đáo hạn theo luật định Trong nguyên tắc vận hành của ngân hàng, các giao dịch

với khách hàng thường được tái tục, có thể cùng một số tiền hoặc với số tiền lớn

hơn/nhỏ hơn thì nhìn chung hành động của nhóm khách hàng này gần như có thể dự

đoán được Điều này không chỉ đúng với các tài sản mà còn đúng với các khoản nợ.

Mặt khác, thanh khoản nhân tạo lại được tạo ra thông qua tính chuyên tài sản thành

tiền mặt trước thời điểm đáo hạn Ở đây có thể kế đến hầu như lúc nảo cũng có thể dễ dàng chuyền một chứng khoán cụ thé thành tiền mặt, đặc biệt nếu vẫn còn công ty

muốn chuyền chứng khoán thành tiền mặt thì thị trường vã còn tính chấp nhận giao

1.1.2 Rui ro thanh khoản và nguyên nhân

Về khái niệm rủi ro thanh khoản.

Khái niệm về rủi ro thanh khoản có rất nhiều nhưng theo Duttweiler (2009), rủi ro thanh khoản là rủi ro khi NHTM không có tính thanh toán tại thời điểm nào đó, hoặc bắt buộc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất tính thanh toán của NHTM, theo đó nó sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn.

Về nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Rủi ro thanh khoản có thê đến từ bên tài sản nợ hoặc tài sản có, hoặc từ hoạt

động ngoại bảng của bảng cân đối tài sản của NHTM đã được chỉ ra tương đối thông

nhất từ nhiều nghiên cứu (Valla và Escorbiac, 2006).

Bên cạnh đó, theo Nguyễn Văn Tiến (2010), có ba nguyên nhân tiền đề khiến cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là:

Trang 9

“Thứ nhất, ngân hàng huy động và đi vay vốn thời gian ngắn, sau đó cứ tuần hoàn chúng đề cho vay thời gian dài hơn Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự

không trùng khớp vê kỳ hạn đên hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.”

“Thứ hai, sự nhạy cảm của tài sản chính với thay đổi lãi suất Khi lãi suất tăng, người gửi tiết kiệm sẽ có xu hướng rút tiền dé tìm kiếm cơ hội khác dé có mức lãi suất cao hơn Đồng thời những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với lãi suất suất thấp đã thoả thuận Như vậy, có thể thấy, thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản

của ngân hàng.”

“Thứ ba, ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của công chúng vào

ngân hàng.”

1.1.3 Dự trữ thanh khoản

Đề duy trì tính thanh toán, NHTM một mặt phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ mọi thời điểm (Duttweiler, 2009) Bởi lẽ trong kinh doanh, nếu vốn cho vay không có tính thu hồi dẫn đến lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có giảm xuống thấp hơn tài sản nợ từ đó không thể tránh khỏi việc mat tính thanh toán của ngân hàng Ngân hàng đó có thé phải đóng

cửa hoặc bán tài sản cho ngân hàng khác.

Theo Duttweiler (2009), đề cập đến vấn đề các nguồn dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng có hai nguồn quan trọng mà các nhà quản lý trong ngân hàng phải đặc biệt quan tâm, đó là: Nguồn dự trữ sơ cấp và nguồn dự trữ thứ

Trong đó, dự trữ so cap là các khoản mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gửi ở NHTW, tiền gửi ở các ngân hàng khác Các khoản dự trữ này được sử dụng dé dự trữ theo quy định của NHTW và đáp ứng nhu cau bất thường về tiền mặt cho khách hang hoặc dé thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hang trong việc thanh toán trong

thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khoán có tính chuyền thành tiền mặt một cách dễ dàng như: Trái phiếu kho bạc, giây chấp nhận trả tiền của ngân hàng Dự trữ thứ cấp được dùng dé hỗ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các ngân hàng và chi vay mượn của khách hàng cần được dự kiến trước.

1.2 Tổng quan các về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản

của Ngân hàng

Trang 10

Nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005) đã đặt tiền đề cũng như cung cấp một cái nhìn toàn diện về những yếu tô quyết định chính sách thanh khoản của các ngân hàng ở Anh Ngoài ra, nghiên cứu còn đi sâu tìm hiểu về mối quan hệ giữa những chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách của NHTW và chu kỳ kinh tế

có tác động như thế nào đến một mức hỗ trợ thanh khoản (Lyquidity Buffer) Nghiên

cứu chỉ ra rằng NHTW sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng dé duy trì tính thanh khoản, họ có thé cung cấp một sự hỗ trợ vốn trong trường hợp NHTM gặp rủi ro thanh khoản với tư cách như người cho vay cuối cùng (LOLR — Leader of last Resort) Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ bảng cân đối kế toán trên cơ sở hàng quý, trong

giai đoạn 1985-2003.

Vào năm 2006, Valla và Escorbiac cũng công bồ về nghiên cứu của họ về các yêu tố ảnh hưởng đến tinh thanh khoản của ngân hàng Tương tự như nghiên cứu của các tác giả Aspachs & cộng sự (2005), nghiên cứu nay tập trung vào một số yếu tô nội tại cùng vĩ mô ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Anh Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tô tác động đến tính thanh khoản của ngân hàng

là các yêu tố sau: xác suất có được sự hỗ trợ của từ cho vay cuối cùng, tăng trưởng

cho vay, tăng trưởng tổng sản phâm quốc nội có tương quan dương với tính thanh khoản; lãi suất ngắn hạn và lợi nhuận ngân hàng có tương quan âm với tính thanh khoản Trong khi đó, quy mô ngân hàng có thé tương quan âm hoặc dương với tính

thanh khoản.

Ngược lại với nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005), nghiên cứu của

Lucchetta (2007) thay vì đi sâu vào những hỗ trợ vốn từ NHTW hay những chính sách kinh tế vĩ mô, tác giả quan tâm chủ yếu đến mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng Nghiên cứu này đề cập đến quá trình cho vay liên ngân hang dé đáp ứng với những thay đổi về lãi suất Từ đó đưa ra những bang chứng cho thấy lãi suất bình quân liên ngân hàng có ảnh hưởng đến tính thanh khoản

của các ngân hàng Lucchetta chỉ ra trong nghiên cứu tính thanh khoản bi ảnh hưởng

bởi: hành vi của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cơ bản của chính phủ, các khoản vay trên tong tài sản và tỷ lệ nợ xâu, quy mô

ngân hàng Trong đó, tính thanh khoản được đo lường bởi tỷ lệ khoản cho vay trên

tong tài sản (Loans on Total Assets — LTA) Lucchetta đồng thời sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu mang dé phục vụ cho nghiên cứu này Các dữ liệu có trong bảng cân đối và báo cáo thu nhập của 5066 ngân hàng ở châu Âu giai đoạn năm 1998-2004 từ cơ sở dữ liệu BankScope với các mức lãi suất được lấy từ NHTW châu Âu (ECB) trên cơ sở thông kê dữ liệu.

Trang 11

Vào năm 2011, Bonfim và Kim đã đưa ra kết quả nghiên cứu của họ Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu trước, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các ngân hàng ở châu Âu và Bắc Mỹ đồng thời được chia thành hai giai đoạn là trước khủng hoảng và sau khủng hoảng đề có thé làm rõ được tam ảnh hưởng của các yếu tô nội tại cũng như vĩ mô ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng này Nghiên cứu cho rằng đa số các ngân hàng thường bỏ qua các yếu tố ngoại sinh mà không biết rang đó là những yếu tô hỗ trợ quan trọng Do đó, nghiên cứu này còn nhấn mạnh

tầm quan trọng của các tô chức tài chính trong việc giảm bớt rủi ro thanh khoản bên

cạnh việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng.

Với mục đích đó, nghiên cứu thu thập dữ liệu từ Bankscope giai đoạn 2002-2009,

bao gồm cả cuộc khủng hoảng và những năm trước đó được thé hiện bằng biến giả

trong mô hình nghiên cứu (bằng 1 nếu là năm 2009, bang 0 nếu là các năm khác) Dữ liệu chỉ chọn các ngân hàng có báo cáo tài chính hợp nhất, không bao gồm các ngân hàng mà không có thông tin về tổng tài sản ở châu Âu và Bắc Mỹ Qua đó, tác giả

thu được 2960 quan sát.

Cùng được thực hiện vào năm, nghiên cứu của Vodová về các yêu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng được công bố nhưng tác giả chỉ tập trung vào một quốc gia duy nhất là Séc mà không quan tâm đến nhiều quốc gia như Bonfim và Kim Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các yếu tố quyết định tính

khanh khoản của các NHTM ở Séc Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng từ giai đoạn

2001-2009 Có mối quan hệ đồng biến giữa thanh khoản ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xâu và lãi suất cho vay trên thị trường giao dịch liên ngân hàng qua kết quả phân tích hồi quy dit liệu Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh và cuộc khủng hoảng tài chính với tính thanh khoản Ngoài ra, mối quan hệ giữa quy mô của các ngân hàng và tính thanh khoản không thật sự rõ ràng Các biến trong mô hình nghiên cứu của Vodová được

lựa chọn dựa trên các nghiên cứu liên quan trước đây Với mục đích xem xét việc sử

dụng các biến cụ thé có ý nghĩa như thé nào đối với nền kinh tế của Séc, tác giả đã

loại trừ phân tích các biến như sự cố chính trị, tác động của cải cách kinh tế và chế độ tỷ giá hồi đoái Ty lệ vốn tự có, ty lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng là 4 biến nội tại được đưa ra dưới dạng biến độc lập và 8 biến vi

mô là biến giả về cuộc khủng hoảng tài chính (bằng 1 nếu là năm 2009, bằng 0 nếu là các năm khác), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất trên thị trường liên

ngân hàng, lãi suất cho vay, chệnh lệch giữa lại suất cho vay và lãi suất tiền gửi, lãi

suất repo 2 tuần từ chính sách tiền tệ và tỷ lệ thất nghiệp Toàn bộ các biến trên được tác giả đưa vào 4 mô hình hồi quy phù hợp với biến phụ thuộc thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng Kết quả của các mô hình cho phép đưa ra các kết luận dưới

Trang 12

đây Với mức độ an toàn vốn cao hơn, lãi suất cho vay cao hơn, tỷ lệ nợ xấu có hơn và lãi suất liên ngân hàng cao hơn thì tính thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng Ngược lại, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) và cuộc khủng hoảng tài chính có tác động ngược chiều với tính thanh khoản ngân hàng Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa

tính thanh khoản của ngân hàng và quy mô của nó là không rõ ràng Ngoài ra tác giả

cũng thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp, lợi nhuận và lãi suất từ chính sách tiền tệ không có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng tại Séc.

Bên cạnh các nghiên cứu tập trung ở châu Âu và Bắc Mỹ như đã kê trên, ở Việt Nam cũng có một nghiên cứu của tác giả Đặng Quốc Phong (2012) về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam Nghiên cứu tập trung phân tích trong giai đoạn 2007-2012 gồm 37 NHTM cô phan ở Việt Nam Tác giả đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa một số biến vi mô (quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ nợ xau, ) và hai biến vĩ mô (ty lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế) với tính thanh khoản của 37 NHTM cô phần ở Việt Nam Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng biến phụ thuộc dé đo lường tính thanh khoản là Tài sản thanh khoan/Téng tài sản Nghiên cứu của tác giả được thực hiện với nền tang trên cơ sở toàn bộ các nghiên cứu trước Cần phải tóm tắt lại dé có được cái nhìn tổng quát nhất về toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTM.

Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề liên quan được thực hiện trước đây, do đó tác gia đã tóm tắt lại dé có được cái nhìn tổng quát nhất về toàn bộ các yếu tố anh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTM Bảng 1.1 cho thấy có 5 nghiên cứu chính của các tác giả ở các quốc gia khác nhau trên thế giới được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu này Tuy nhiên, nghiên cứu này không thể xem xét được hết toàn bộ các yêu tô ảnh hưởng đến tính thanh khoản như các nghiên cứu trước do mỗi nghiên cứu của các tác giả đều chú trọng đến một số yếu tố khác nhau, thay vào đó là sử dụng các yếu tố được xem là có tính giải thích cao nhất với tính thanh khoản.

Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hướng đến tính

thanh khoản của ngân hàng.

Các yếu tố Aspachs & | Valla và | Lucchetta | Bonfim | Vodová

Trang 13

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ tăng trưởng cho vay

-: Ẫ K4

Lai suât ngăn han

-Hoạt động liên ngân hàng +

Lãi suất bình quân liên NH - +

Lai suat cơ bản

-Tý lệ cho vay/Téng tài sản +

+/-Cho vay ròng/Tông tài sản +

Tỷ lệ lạm phát +Tỷ lệ cho vay trên huy

-động (LDR)

Lãi suất cho vay

Lai suat repo 2 tuan

Tỷ lệ that nghiệp

Chênh lệch lãi suất cho

-vay va tiên gửi

Biến giá khủng hoảng tài

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên các nghiên cứu có liên quanChú thích: (+): Tác động cùng chiêu; (-): Tác động ngược chiêu (+/-): Tac động lúc cùng

chiều lúc ngược chiéu.

1.3 Do lường tính thanh khoản

Trước đây, dé đưa ra các biện pháp quan lý rủi ro thanh khoản tốt hơn, người ta thường sử dụng các tỷ lệ thanh khoản Cho tới nay nghiên cứu của một số tác giả như đã tập trung vào 4 tỷ số thanh khoản; bao gồm tỷ lệ tài sản thanh khoản/Tổng tài

sản tức LI (Aspachs & cộng sự năm 2005, Rychtárick năm 2009, Praet và Herzberg

năm 2008, Demirgti¢-Kunt & cộng sự năm 2003); tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tiền gửi

khách hàng (Aspachs & cộng sự năm 2005, Rychtárick năm 2009, Praet và Herzberg

năm 2008); tỷ lệ Tài sản thanh khoan/Téng huy động ngăn hạn (Indriani năm 2004).

Nếu các tỷ lệ thanh khoản này cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ít rủi ro hơn Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dung tỷ lệ Vốn vay/Tổng tài sản

(Demirgii¢-Kunt và Huizinga năm 1999, Athanasoglou & cộng sự năm 2006); ty lệ

Cho vay ròng với khách hàng/Tài trợ ngắn hạn (Pasiouras và Kosmidou năm 2007, Naceur và Kandil năm 2009) đề đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng Nếu các tỷ số này cao có thê dẫn đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Nhưng trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tỷ số thanh khoản L2:

11

Trang 14

Tài sản thanh khoản

L2 = ao ẤT TG AAn? ` Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn

Trong đó, tài sản thanh khoản bao gồm tiền mặt và những tài sản khả nhượng Theo Duttweiler (2009), định nghĩa về tiền mặt được đưa ra là các khoản dự trữ tiền mặt có sẵn và tất cả các khoản tiền gửi đến hạn được ký gửi tại NHTW và các NH khác Dựa trên cơ sở của nhiều nhiên cứu trước đây, nghiên cứu này cũng sử dụng

tiền mặt, chứng khoán đầu tư sẵn sàng dé bán và những chứng khoán có thời gian đáo

hạn dưới 1 năm là những Tài sản thanh khoản.

Do tỷ số này có thể phản ánh một cách chính xác nhất tình trạng thanh khoản của các ngân hàng, với ý nghĩa thể hiện phần trăm những tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong tông nguồn vốn mà NH huy động được trong ngắn hạn dé cho vay nên được sử dụng làm biến phụ thuộc dé xem xét các yêu tố ảnh hưởng đến tính thanh

khoản của các NHTM.

1.4 Nhận định về các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến tính thanh khoản

Nghiên cứu này không thé xem xét được hết toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản như các nghiên cứu trước do mỗi nghiên cứu của các tác giả đều chú trọng đến một số yếu tố khác nhau, thay vào đó nghiên cứu này sử dụng các yếu tố được xem là có tính giải thích cao nhất với tính thanh khoản đó là Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân, Quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho

vay trên huy động và Tỷ lệ dự phòng rủi ro.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) được đo lường dựa vào các chỉ số VCSH và Tổng tài sản Tỷ số này thê hiện tình trạng vốn cũng như sự an toàn, lành mạnh về tình hình tài chính của một NH Nếu chỉ số này thấp tức là NH sử dụng đòn bẩy tài chính cao,

điều này chứa đựng rat nhiều rủi ro và có thé làm cho lợi nhuận của NH giảm khi chi phí vốn vay tăng cao Các nghiên cứu của các tác giả Vodová (2011), Bonfim và Kim

(2009), Aspachs & cộng sự (2005), Indriani (2004) đưa ra những kết quả không đồng nhất về ảnh hưởng của tỷ lệ VCSH tới tính thanh khoản của NH Nghiên cứu này kì

vọng kết quả mối tương quan dương giữa tỷ lệ VCSH với tính thanh khoản của các

Về tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) được đo lường bằng các số liệu về lợi nhuận sau thuế và VCSH nên nó phản ánh sự hiệu quả quản

trị của ngân hàng trong việc sử dụng VCSH Tỷ lệ này được sử dụng ở đa s6 các

nghiên cứu trước đây dé đánh giá tính thanh khoản của các NHTM Có nghiên cứu

đã đưa ra kết quả về tác động cùng chiều của tỷ lệ lợi nhuận với tính thanh khoản của 12

Trang 15

các ngân hàng (Bonfim và Kim năm 2011, Bunda và Desquylbet năm 2008, Bryant

năm 1980) Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu chỉ ra tác động ngược chiều của tỷ

lệ lợi nhuận với tính thanh khoản của ngân hàng (Aspachs & cộng sự năm 2005,Rauch & cộng sự năm 2009, Vodová năm 2011, Lucchetta năm 2007) Nghiên cứu

này sử dụng biến ROEA nhằm mục đích chính là xem xét tác động của yếu tố này

lên tính thanh khoản của ngân hàng, bên cạnh đó là đánh giá tính sử dụng VCSH.Ngoài ra, nghiên cứu cũng kỳ vọng tỷ lệ lợi nhuận ròng trên VCSH bình quân sẽ có

tác động cùng chiều với tính thanh khoản của ngân hàng.

Quy mô ngân hang (SIZE) được đo lường bang cách lẫy logarith tự nhiên của tông tài sản với ý nghĩa nếu có tương quan dương với tính thanh khoản của ngân hàng

thì chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì tính thanh khoản sẽ tăng, mở ra cơ

hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao tính thanh khoản của mình Ngược lại, nêu xuất hiện mối tương quan âm,

điều đó chứng tỏ rằng nếu mở rộng quy mô thêm nữa có theer sẽ làm cho chỉ phí tăng

cao cùng sự phát triển của trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát

triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao bao gồm cả rủi ro thanh

khoản Ngoài ra, các nghiên cứu trước của các tác giả Aspachs & cộng sự (2003);

Lucchetta (2007), Vodová (2011) đều đưa ra những nhận đỉnh không rõ ràng về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tính thanh khoản Tuy nhiên, biến SIZE vẫn được

đưa vào mô hình ở nghiên cứu này với kỳ vọng sẽ tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa

quy mô ngân hàng và tính thanh khoản của các ngân hàng với tình hình của VN hiện

Về tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR), được đo lường bằng Tổng cho vay chia cho Tổng huy động ngắn hạn Trong đó, nguồn vốn huy động ngắn hạn bao gồm tiền gửi khách hàng và tiền huy động được từ các tổ chức tín dụng khác hoặc trên thị trường tài chính khác với ý nghĩa tỷ số này càng lớn thì ngân hàng cho vay nhiều hơn so với nguôn vốn huy động được Do đó, khi ngân hang gặp phải khó khăn trong van đề thanh khoản sẽ rất khó huy động được những nguồn vốn rẻ nếu cho vay quá nhiều dẫn đến tính thanh khoản giảm đi rất nhiều Ngược lại, với trường hợp tỷ số này thấp tức là ngân hàng cho vay ít hơn so với nguồn vốn huy động được hoặc có thể có các nguồn khách như vay trên thị trường liên ngân hàng hay phát hành giấy tờ có giá, thấp hơn so với

các khoản huy động làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng (Golin, 2001).

Nhiều nghiên cứu của các tác giả Aspachs & cộng sự (2003), Bonfim và Kim (2011), Indriani (2004), Golin (2001) đều đưa ra kết quả cho thấy mối tương quan âm giữa tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn với tính thanh khoản Do đó, nghiên cứu này cũng có kỳ vọng

sẽ tim ra môi tương quan âm giữa ty sô này và tính thanh khoản của ngân hang.

13

Trang 16

Cuối cùng là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), với dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập dé dự phòng cho những tổn thất có thé xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay Từ kết quả đưa ra là mối tương quan âm giữa tỷ lệ này và tính thanh khoản của ngân hàng của các tác

giả Lucchetta (2007), Sufian và Chong (2008), Vong và Chan (2009), nghiên cứu này

cũng kỳ vọng sẽ tìm ra mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

với tính thanh khoản của ngân hàng.

1.5 Các nguyên tắc của Basel về quản lý thanh khoản trong ngân

Uy ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thường xuyên về các van đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng với mục tiêu là hiéu rõ hơn về các van đề mau chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu.

Uỷ ban Basel đã nỗ lực mở rộng cách hiểu về cách thức một ngân hàng quản lý tính thanh khoản của mình ở phạm vi toàn cầu trên cơ sở bù trừ các giao dịch trong nội bộ trong các công việc về giám sát tính thanh khoản Không thé phủ nhận những tiến bộ gần đây về phương diện tài chính và công nghệ đã cung cấp cho các ngân hàng những

phương pháp mới dé cấp vốn cho các hoạt động của mình và quan lý tính thanh khoản Do đó, Uy ban Basel đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản nhằm đánh giá công tác quản lý thanh khoản nhan đánh giá công tác quản lý thanh khoản trong ngân hàng như sau: (Ngân hàng thanh toán quốc tế, 2009)

Nguyên tắc 1: Mỗi ngân hàng can thống nhất về một chiến lược quản lý tính thanh khoản hàng ngày Chiến lược này cần được truyền đạt trong toàn ngân hàng.

Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị của một ngân hàng phải là cơ quan kiểm duyệt chiến lược và các chính sách cơ bản liên quan đến quản lý tính thanh khoản của ngân hàng Hội đồng quản trị cũng cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp của ngân hàng

sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết dé theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản.

Nguyên tắc 3: Mỗi ngân hàng cần có một cơ cấu quan lý dé thực hiện có hiệu qua các chiến lược về tính thanh khoản Cơ cấu này cần bao gồm sự tham gia thường xuyên của các thành viên thuộc nhóm cán bộ quản lý cao cấp.

Nguyên tắc 4: Một ngân hàng cần có hệ thống thông tin đầy đủ cho việc đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản Các báo cáo cần được cung cấp kịp

thời cho hội đồng quản trị của ngân hàng, các cán bộ quản lí cao cấp và các cán bộ có

thâm quyền khác.

14

Trang 17

Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho việc theo dõi và đo lường liên tục các yêu cầu cấp vốn ròng.

Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần phân tích tính thanh khoản sử dụng nhiều tình huống

dạng hệ quả “néu thi ”.

Nguyên tắc 7: Các ngân hàng cần xem xét một cách thường xuyên những giả thiết được sử dụng trong việc quản lý tính thanh khoản dé được xác định xem giả thiết

đó còn giá tri hay không.

Nguyên tắc §: Mỗi ngân hàng cần xem xét định kỳ các nỗ lực của mình trong

việc xây dựng và duy trì quan hệ với những người năm giữ tài sản nợ, mục đích đê đa

dang hoá các tài sản nợ và đảm bảo về tính bán được các tài sản có của mình.

Nguyên tắc 9: Các ngân hàng cần có kế hoạch dự phòng bao gồm chiến lược xử lý các vấn đề về tính thanh khoản và quy trình xử lý sự suy giảm luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp.

Nguyên tắc 10: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống đo lường, theo dõi và kiêm soát tính thanh khoản đối với các ngoại tệ mạnh mà ngân hàng có hoạt động Ngoài việc đánh giá tính thanh khoản chung cho tất cả các ngoại tệ và những chênh lệch (mismatch) có thé chap nhận được kết hợp với các cam kết về nội tệ, các ngân hàng

cũng cân phân tích riêng rẽ chiên lược của minh đôi với từng dong tiên.

Nguyên tắc 11: Dựa trên những phân tích được thực hiện theo nguyên tắc 10, khi

cần thiết các ngân hàng cần xác định và xem xét thường xuyên trong một khoảng thời

gian nhất định các giới hạn về quy mô của sự chênh lệch dòng tiền đối với toàn bộ các

ngoại tệ và với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân hàng có hoạt động.

Nguyên tắc 12: Mỗi ngân hang cần có một hệ thống kiêm soát nội bộ phù hợp cho quy trình quản lý rủi ro về tính thanh khoản Một thành phần cơ sở của hệ thống kiểm soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của hệ thong va dam bảo là việc kiểm soát nội bộ được tăng cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết Kết

quả của những đánh giá này cân được cung cap cho các cơ quan giám sat.

Nguyên tắc 13: Mỗi ngân hàng cần có một cơ chế đảm bảo một mức độ hợp lý về việc công khai thông tin về ngân hang dé đảm bao uy tín của ngân hàng trong con mắt công chúng.

Nguyên tắc 14: Các cơ quan giám sát cần thực hiện việc đánh giá các chiến lược, chính sách của ngân hàng có liên quan đến công tác quản lý tính thanh khoản một cách độc lập Các cơ quan giám sát cần yêu cầu các ngân hàng phải có một hệ thống hiệu quả

đê đo lường, theo dõi và kiêm soát rủi ro thanh khoản Các cơ quan giám sát cũng cân

15

Ngày đăng: 09/04/2024, 17:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN