1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM MÀ DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG

53 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng và đánh giá chính sách sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Ngạc Thị Phương Mai
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Marketing căn bản
Thể loại Đề tài học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 8,62 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Môi trường kinh tế (4)
  • 1.2 Môi trường marketing (8)
    • 1.2.1 Khách hàng (8)
    • 1.2.2 Nhà cung cấp (8)
    • 1.2.3 Đối thủ cạnh tranh (9)
    • 1.2.4 Trung gian marketing (10)
    • 1.2.5 Công chúng (11)
  • 2.1 Khái quát thị trường sản phẩm (12)
    • 2.1.1 Khái quát nhu cầu thị trường (12)
    • 2.1.2 Thị trường người tiêu dùng (13)
    • 2.1.3 Thị trường các nhà sản xuất (17)
    • 2.1.4 Thị trường nhà buôn bán trung gian (18)
    • 2.1.5 Thị trường quốc tế (20)
  • 2.2 Khái quát các doanh nghiệp cung ứng (20)
  • 2.3 Phân đoạn thị trường sản phẩm/ dịch vụ của hãng GUCCI ( Theo địa lý, Nhân khẩu học, Tâm lý, Hành vi khách hàng ) (22)
    • 2.3.1 Địa lý (22)
    • 2.3.2 Nhân khẩu học (23)
    • 2.3.3 Tâm lý (24)
    • 2.3.4 Hành vi khách hàng (25)
  • 2.4 Đặc điểm nhu cầu thị trường và khách hàng với sản phẩm của GUCCI (25)
    • 2.4.1 Nhu cầu về sản phẩm (25)
    • 2.4.2 Nhu cầu về dịch vụ (26)
  • 3.1 Giới thiệu khái quát về GUCCI (0)
    • 3.1.1 Khái quát chung về GUCCI (27)
    • 3.1.2 Lịch sử hình thành (27)
    • 3.1.3 Những nét đặc trưng của GUCCI (29)
  • 3.2 Mô tả và đánh giá chính sách sản phẩm của GUCCI (30)
    • 3.2.1 Chất lượng sản phẩm (0)
    • 3.2.2 Phong cách thiết kế (0)
    • 3.2.3 Sự đa dạng về sản phẩm (0)
    • 3.2.4 Bảo hành và dịch vụ sau bán hàng (0)
  • KẾT LUẬN (49)

Nội dung

Môi trường kinh tế

Vào những năm đầu của thập niên 2000, Gucci - một trong những hãng thời trang xa xỉ bậc nhất thế giới đã chính thức xác nhận sự có mặt lâu dài tại thị trường Việt Nam, sau 5 tháng thử nghiệm Khi ấy, ông Mark Lee - Tổng giám đốc điều hành Gucci toàn cầu đã tuyên bố rằng Gucci vào Việt Nam “Đích nhắm không chỉ là bán sản phẩm”

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, GDP bình quân đầu người năm 2021 của Việt Nam đạt 3.694,02 USD Theo đó, năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.425,09 USD, sau đó tăng lên 3.526,27

USD vào năm 2020 và đạt 3.694,02 USD vào năm 2021 Trên thực tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khoảng năm 2005.

Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng đầu tư kinh doanh của Gucci tại châu Á, thị trường đóng vai trò tăng trưởng mạnh nhất trong chiến lược kinh doanh của Gucci trên quy mô toàn cầu Cụ thể năm 2021, Gucci – thương hiệu thời trang giá trị nhất trong đế chế hàng xa xỉ Kering – đã mang lại doanh thu 9,7 tỷ euro (11,02 tỷ USD) cho tập đoàn này; tăng 31,2% so với năm

2020, vượt mức trước đại dịch (trong đó doanh thu tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 44% doanh thu toàn cầu).

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao trên thế giới Cách đây hơn 15 năm Việt Nam đã nằm trong kế hoạch đầu tư mở rộng thị trường của Gucci tại châu Á

Trong tình hình dịch Covid-19

Giữa lúc các quốc gia khác chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid thì Việt Nam được ghi nhận là một trong những nền kinh tế hàng đầu ở châu Á năm

2020, vượt mặt cả Trung Quốc Dân số của Việt Nam đã tăng ồ ạt trong vài năm qua, đạt mốc 97,34 triệu dân năm 2020 và dự kiến sẽ cán mốc 100 triệu đến năm

2030 Mặc dù thị trường hàng xa xỉ ở Việt Nam tương đối nhỏ so với Trung Quốc hay Nhật Bản, với doanh thu hàng xa xỉ cá nhân chỉ đạt 976 triệu USD vào năm 2021 nhưng được đánh giá sẽ tăng trưởng đến 6,67% mỗi năm theo Statista đã cho thấy tiềm năng tương lai của các thương hiệu xa xỉ ở đây như thế nào.

Thu nhập bình quân đầu người

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết trong nhiều năm qua, dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp chỉ ở mức 3.756,49 USD (2021) nhưng tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất châu Á, mỗi năm có thêm khoảng 1,4 triệu người Dự báo trong 25 năm tới, một nửa dân số - nghĩa là hơn 50 triệu người Việt Nam - sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu, nghĩa là bằng dân số Hàn Quốc ngày nay.

Tầng lớp trung lưu gia tăng Đến năm 2026, cả nước sẽ có 25.812 cá nhân có giá trị ròng cao với tài sản lưu động ít nhất là 1 triệu USD Con số này dự kiến tăng hơn 59% vào năm

2026 từ 72.135 cá nhân vào năm ngoái Số lượng cá nhân có giá trị ròng cực cao ở Việt Nam với giá trị ít nhất 30 triệu USD cũng được dự báo sẽ tăng 26%, lên hơn 1.500 người vào năm 2026 Mức tăng trưởng như vậy tương đương với mức tăng trưởng ở Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc), theo báo cáo hằng năm của công ty tư vấn bất động sản Knight Frank của Vương quốc Anh Tương tự như ở Trung Quốc, những người giàu có ở Việt Nam không ngừng tìm kiếm cơ hội không chỉ để đầu tư tiền của mà còn để chi tiêu.

Ngoài ra, một báo cáo do Ngân hàng Thế giới thực hiện dự kiến Việt Nam sẽ đạt mức thu nhập trên trung bình vào năm 2035 với thu nhập bình quân đầu người hơn 7.000USD

Thị trường hàng xa xỉ của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể nhờ tầng lớp trung lưu và số lượng cá nhân có giá trị ròng cao ngày càng tăng; tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhu cầu lớn đối với hàng xa xỉ - theo nhận định của trang Vietnam Briefing.

Môi trường marketing

Khách hàng

Chiến lược kinh doanh thời trang của Gucci không giới hạn khách hàng mục tiêu theo độ tuổi, giới tính hay địa vị xã hội cụ thể Họ định hướng xây dựng một doanh nghiệp và thương hiệu bền vững, với các thiết kế may sẵn nhưng không kém phần sang trọng để giúp khách hàng bắt kịp xu hướng Trong đó, 60% sản phẩm theo đuổi hơi hướng cổ điển, tôn trọng những giá trị cũng như văn hoá truyền thống của thương hiệu và 40% sản phẩm để theo đuổi và dẫn đầu những xu hướng thời trang Đó là lý do vì sao mà khách hàng ở mọi độ tuổi, giới tính hay mục đích ứng dụng đều yêu thích Gucci.

Trong tất cả 5 loại thị trường khách hàng khác nhau, Gucci tập trung nhiều nhất vào thị trường người tiêu dùng, bao gồm các cá nhân mua hàng hóa để tiêu dùng cho bản thân Các khách hàng mục tiêu bao gồm những người nổi tiếng,những người giàu có, tín đồ thời trang và tầng lớp thượng lưu Tuy nhiên, tạiViệt Nam, thị trường đại lý bán lẻ cho các thương hiệu cao cấp cũng đang mở rộng nhanh chóng do thiếu hệ thống phân phối chính thức.

Nhà cung cấp

Tất cả sản phẩm của Gucci đều được gắn mác “Made in Italy”, đây là điểm thu hút khách hàng trả giá cao Hầu hết hàng hóa của Gucci, chủ yếu là thời trang, được sản xuất tại thị trấn Prato của Tuscan, ngoại ô Florence, Ý Khu vực này nổi tiếng là trung tâm sản xuất đồ da của các thương hiệu xa xỉ, bao gồm cả Gucci Tính đến năm 2017, 75% hàng da được cung cấp từ các nhà cung cấp độc lập.

Tuy nhiên, con số này dự kiến sẽ giảm xuống 40% do công ty đang thành lập các phòng thí nghiệm mới nghiên cứu và phát triển da được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm, đây là một sự đổi mới triệt để trong các vật liệu được sử dụng trong thời trang Gucci gần đây cũng đã mua lại 10 nhà cung cấp da địa phương trong quá trình chuyển đổi từ nhà cung cấp bên ngoài sang sản xuất nội bộ, giúp giảm thời gian giao hàng và tạo lợi thế so với các đối thủ (White, 2018).

Do tính chất của sản phẩm, Gucci có mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với các nhà cung cấp của mình, các phòng thí nghiệm của thợ thủ công, để đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn và chất lượng Gucci cũng áp dụng hệ thống quản lý Just-In-Time nhằm giảm chi phí lưu kho.

Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh nhãn hiệu: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên thị trường là Louis Vuitton, nắm giữ khoảng 25% tổng sản phẩm thời trang cao cấp tại Việt Nam. Gucci buộc phải phát triển các chiến lược tiếp thị sáng tạo dành riêng cho thị trường Việt Nam để tăng nhận thức về thương hiệu và đạt được chiến lược lợi thế một lần nữa cung cấp của đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh ngành: Thương hiệu thời trang cao cấp đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam là Louis Vuitton, sau đó là Hermes, Dior, Burberry, Kering và một số thương hiệu khác hoạt động theo hệ thống nhượng quyền Sự hiện diện của Gucci khá muộn so với các đối thủ cạnh tranh, điều này giải thích cho việc chưa chiếm được thị phần tại Việt Nam.

Cạnh tranh chung: Theo thống kê chưa đầy đủ, đến thời điểm hiện tại, có gần 200 thương hiệu thời trang ngoại đang có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị trường, tiêu thụ mạnh nhất là những thương hiệu tầm trung như Giordano,Bossini (châu Á) và tầm cao như CK, Mango, D&G… Tuy nhiên tại 2 trang báo đáng tin cậy về thời trang và kinh doanh thế giới, Business Of Fashion và JingDaily, rằng giờ đây, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng và dự báo sẽ sớm vượt mặt nhiều quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương trong lĩnh vực xa xỉ Theo Statista, và sự háo hức chờ đợi cũng như đón nhận Cine Gucci vừa qua của người yêu thời trang và giới xa xỉ ở Việt Nam đã cho thấy tiềm năng tương lai của các thương hiệu xa xỉ ở đây như thế nào.

Trung gian marketing

Gucci có mặt tại Việt Nam từ năm 2007 thông qua một công ty nhượng quyền trong nước Do cơ sở khách hàng của thương hiệu tại Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, năm 2015, một cửa hàng Gucci chính thức được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh để công ty trực tiếp quản lý việc phân phối tại thị trường Việt Nam Trong năm 2019, cửa hàng này vẫn là cửa hàng bán lẻ duy nhất các sản phẩm Gucci tại Việt Nam.

Việc phân phối hàng hóa Gucci phổ biến nhất là thông qua các đại lý độc lập và trái phép, những người này thường khai nhận sản phẩm từ Trung Quốc và vận chuyển về Việt Nam Thực tế là nhu cầu đối với các thương hiệu thời trang cao cấp của Việt Nam thấp hơn đáng kể so với các nước phát triển hơn, giải thích tại sao Gucci chưa phát triển một cách toàn diện việc quảng bá, bán và hệ thống phân phối tại Việt Nam Từ năm 2017, Gucci nâng cấp trang web thương mại điện tử tại Trung Quốc, tập trung nhiều vào hình ảnh và những câu chuyện lý thú liên quan đến việc thiết kế sản phẩm, ý tưởng thời trang Website cho phép người tiêu dùng lựa chọn các mặt hàng chất lượng của thương hiệu hạng sang trên nền tảng online và trả tiền bằng các hình thức trực tuyến như Alipay hay WeChat Lần đầu tiên Gucci ra mắt trang nội dung số vào năm 2015 doAlessandro Michele thiết kế, nhưng chỉ dành cho thị trường Mỹ và Canada Đối với thị trường Trung Quốc, động thái đẩy mạnh kỹ thuật số của công ty đã gia tăng nỗ lực phát triển tầm ảnh hưởng tại mảnh đất dồi dào Trung Quốc với số dân cao nhất thế giới này.

Công chúng

Hiện Gucci thuộc sở hữu của tập đoàn xa xỉ Pháp Kering Ngoài Gucci, Kering và chủ sở hữu Francois Pinault còn sở hữu Yves Saint Laurent, Balenciaga và Alexander McQueen Đội ngũ điều hành của Gucci được xếp hạng "A" và do Giám đốc điều hành Marco Bizzarri lãnh đạo Các nhân viên của Gucci xếp hạng Đội ngũ điều hành của họ nằm trong Top 10% các công ty có quy mô tương tự trên mức so sánh với hơn 10000 nhân viên Nhân viên gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh và nhân viên có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm tự tin hơn vào Đội ngũ điều hành của họ, trong khi nhân viên đã làm việc tại công ty từ 2 đến 5 năm và nhân viên Châu Á hoặc Đảo Thái Bình Dương cho rằng cần phải cải thiện Trong số 4 đối thủ của họ là Kendra Scott, LLC., Versace, CHANEL và Bottega Veneta, điểm số của Gucci xếp ở vị trí thứ 2.

Giới tài chính: Sự bất ổn trong quản lý cũng như cơ sở tài chính, và xung đột lợi ích trong nội bộ doanh nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược của công ty, khiến Gucci có thời gian lâm vào tình trạng khó khăn Cơ sở tài chính yếu kém suy giảm tỷ suất lợi nhuận cao trong nợ nần Năm 1998 mức tăng nợ dài hạn 17 triệu $ và đến năm 1999 tăng lên 143 triệu $ và đến năm 2003 thì tăng lên 1,3 tỷ $.Bên cạnh đó, việc phải đầu tư bảo vệ và duy trì hình ảnh thương hiệu cũng khiến Gucci tiêu tốn một số tiền không hề nhỏ.

Các phương tiện thông tin đại chúng: Gucci đang cố gắng cải thiện hình ảnh thương hiệu của họ bằng cách không còn sử dụng lông thú vào năm 2018. Trong thời điểm chuyển động nhanh này, họ làm việc chăm chỉ để thích nghi với nền văn hóa kỹ thuật số mới và thử các cách tiếp thị mới như sử dụng meme để quảng cáo Thị trường mới nổi ở Trung Quốc đang buộc Gucci phải phát triển một chiến lược tiếp thị địa phương phù hợp với văn hóa hơn so với chiến lược tiếp thị toàn cầu chung của họ

Các cơ quan Nhà nước có khả năng tác động đến các hoạt động marketing : Nếu chính phủ thay đổi các quy định về xuất nhập khẩu sẽ có tác động trực tiếp đến công ty Nếu họ thay đổi luật lao động thì sẽ chỉ có một sự khác biệt nhỏ đối với Gucci vì họ trả lương cho công nhân của mình cao hơn mức lương tối thiểu do tay nghề thủ công của họ Gucci không tận dụng các quốc gia có mức lương thấp vì thương hiệu Ý, họ muốn gắn mác 'Made in Italy'. Bởi vì Gucci là một công ty lớn, họ có thể vận động hành lang để có những thay đổi tích cực.

Các tổ chức quần chúng cũng là những lực lượng thường xuyên tác động tới hoạt động marketing của công ty: Sản phẩm thường xuyên bị đạo nhái trên thị trường Do đó, các khách hàng đích thực có thể quay lưng với họ nhằm tránh bị đụng hàng và thể hiện được đẳng cấp mà không phải ai cũng có được.

2 Tổng quan thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp

Khái quát thị trường sản phẩm

Khái quát nhu cầu thị trường

Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, đồng thời, khách hàng lại là một trong những lực lượng - yếu tố quan trọng nhất chi phối, mang tính quyết định tới các hoạt động marketing của doanh nghiệp Trong đó, thị trường mục tiêu của Gucci chủ yếu bao gồm những người nổi tiếng, những người giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu, những tín đồ thời trang Đối tượng mục tiêu hiện đã được mở rộng bao gồm cả phụ nữ trung lưu - những người trước kia không có khả năng mua thương hiệu cao cấp Khách hàng chủ yếu trong thời điểm hiện tại của Gucci là cả nam và nữ trong độ tuổi từ 20-50 với đa dạng mục đích sử dụng.Tuy nhiên trong thời gian gần đây, Gucci đã thêm một thị trường mục tiêu mới với bộ sưu tập dành cho trẻ em hay hướng đến đối tượng thanh thiếu niên Điểm chung của các đối tượng khách hàng mà Gucci muốn chinh phục là nhu cầu:nhóm đối tượng chủ đích đều không coi trọng tiện ích của vật dụng bằng mong muốn được sở hữu thương hiệu xa xỉ, lâu đời, có tên tuổi Các sản phẩm của

Gucci không chỉ là vật ngoài thân mà còn trở thành bạn đồng hành không thể thiếu đối với những người tiêu dùng luôn muốn được coi là sành điệu, thời thượng Có nhiều loại thị trường sản phẩm, cụ thể:

Thị trường người tiêu dùng

Nhu cầu của nhóm đối tượng người tiêu dùng chính (những người nổi tiếng, những người giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu, những tín đồ thời trang) nằm ở:

Giá trị thương hiệu: Các sản phẩm, mặt hàng đắt tiền như Gucci, Hermes,

Louis Vuitton, Channel, có một lượng người hâm mộ khổng lồ, luôn trông chờ các sản phẩm mới Mặt khác giá trị thương hiệu càng lớn, càng nhiều người biết tới thì giá sản phẩm chắc chắn sẽ rất cao và chúng trở thành mặt hàng xa xỉ Do đó, sử dụng các thiết kế, sản phẩm của các nhãn hàng có tên tuổi sẽ khiến người tiêu dùng trở nên nổi bật, thoải mái và tự tin hơn.

Vẻ đẹp và chất lượng sản phẩm: Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của những mặt hàng xa xỉ Và đi kèm với số tiền lớn bỏ ra là chất lượng tương xứng.

Vẻ đẹp và chất lượng, là hai yếu tố quan trọng khiến người tiêu dùng sẵn sàng bỏ số ra số tiền lớn để có được nó Hiểu được insight này, các thương hiệu lớn luôn có một đội ngũ thiết kế đặc biệt để cho ra các sản phẩm với vẻ ngoài bỏng bẩy, hợp thời trang và luôn đi theo xu hướng thị trường Gucci cũng không ngoài vòng tâm lý chung mà luôn sáng tạo những mẫu thiết kế độc lạ Gucci bán phong cách và cảm hứng cuộc sống được ẩn chứa trong những chiếc túi hay những đôi giày hoàn toàn thủ công.

Nhu cầu/sở thích mua sắm và sưu tập: Mua sắm là một cách giúp giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống và cũng có nhiều người thực sự nghiện mua sắm (shopaholic) Người tiêu dùng thích thú khi mua được món đồ hiệu mình ưu thích, và sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho nó dù có thực sự hữu dụng hay không.

Họ thích sưu tầm những chiếc túi, những đôi giày, xa xỉ và tạo cho mình một bộ sưu tập riêng để tận hưởng trải nghiệm Ví dụ như “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh luôn “refill” căn phòng của mình bằng các mẫu thiết kế mới nhất Hơn nữa “45% thế hệ millennials coi trọng trải nghiệm hơn là sở hữu vật chất - nơi mà một người trẻ tuổi có thể đã mua đồ Gucci, giờ họ muốn đến nhà hàng Gucci để có trải nghiệm đa giác quan.” Lennox nói.

Khẳng định đẳng cấp, gây ấn tượng: Không thể đánh giá con người qua các mặc hàng xa xỉ, nhưng các mặt hàng xa xỉ đó lại thể hiện phong cách, đẳng cấp riêng của người sở hữu Con người cũng phản ứng lại với các tín hiệu Một số đặc điểm cơ thể của chúng ta khiến đối tác tiềm năng cảm thấy hấp dẫn, chẳng hạn như thân hình cân đối và làn da đẹp Một số người trong chúng ta sinh ra đã sở hữu những đặc điểm nổi bật đó, và chúng ta gọi đó là “cái đẹp” - tất nhiên, có sự khác biệt đáng kể về văn hóa và sở thích cá nhân khi nói đến những gì chúng ta thấy hấp dẫn Nhưng nếu không có một ngoại hình tuyệt vời, thì tài sản có thể cho thấy sự thành công của chúng ta với ai đó Nếu bạn không đẹp tự nhiên, sự giàu có cho phép bạn bù đắp điều đó, quần áo hàng hiệu, đồng hồ đắt tiền hoặc thậm chí một chiếc máy bay trực thăng có thể làm tăng sự công nhận của người khác về bạn bởi đó là dấu hiệu của sự thành công Lấy ví dụ là các nghệ sĩ/diễn viên nổi tiếng luôn sử dụng các thiết kế mới nhất của nhãn hàng xa xỉ cho mục đích quảng cáo và phô trương bản thân.

Nhu cầu của nhóm đối tượng người tiêu dùng bổ xung (Gen Z và hướng tới Gen Alpha): Đánh giá chung về Gen Z

Theo đánh giá của Style’s Inside Luxury Column, Gen Z là nhóm khách hàng khó hiểu, khó chiều nhất cho đến thời điểm hiện tại Sự rắc rối trong thói quen tiêu dùng của họ khiến nhiều thương hiệu gặp khó khăn khi nắm bắt

“insight” để đuổi theo thị hiếu của nhóm khách hàng này Đồng thời Thế hệ này dường như không hề trung thành với bất kỳ thương hiệu nào Theo ý kiến của một số chuyên gia, điều họ quan tâm nhất là sản phẩm Họ có thể mua sắm ở khắp nơi và đối với họ, thương hiệu không quan trọng Tuy nhiên, đây lại là nhóm khách hàng lớn của nhiều thương hiệu xa xỉ trên hầu hết các thị trường. Theo tờ South China Morning Post, lượng khách hàng thuộc thế hệ Z chiếm hơn 25% tại thị trường Trung Quốc Việc lắng nghe mong muốn của các Gen Z có tầm quan trọng hơn bao giờ hết Giám đốc Điều hành của Gucci, Marco Bizzarri, khi nói về thành công của thương hiệu này với phân khúc khách hàng trẻ tuổi, đã chia sẻ về những con số đáng chú ý: 62% trong doanh thu 8 tỷ USD của Gucci vào năm ngoái đến từ những người tiêu dùng từ 35 tuổi trở xuống (Gen Y - thế hệ millennials) và phân khúc tăng trưởng nhanh nhất của thương hiệu là người tiêu dùng từ 24 tuổi trở xuống (Gen Z) Một trong những yếu tố quyết định thành công của Gucci có lẽ là việc đầu tư vào công nghệ Khi mở cửa ArtLab – nhà máy tương lai, nơi các thử nghiệm nghệ thuật được kết hợp với các quy trình sản xuất của thế kỷ 21 - Gucci đã cực kì thành công khi có thể biến ý tưởng và khái niệm công nghệ thành sản phẩm với tốc độ cao hơn nhiều đối thủ, đáp ứng nhu cầu của Gen Z Song song, Bizzarri cũng đã khéo léo tạo lập một “ủy ban tư vấn ngầm” (shadow committee) Họ là những thành viên thế hệ Gen Z và Millennial từ khắp nơi trên thế giới Những cuộc gặp gỡ cùng các chuyên gia công nghệ, khám phá những ý tưởng và phương pháp tiếp cận khách hàng mới được tổ chức liên tục Khi người tiêu dùng ít kiên nhẫn hơn, thương hiệu phải tăng tốc bền vững: sáng tạo, công nghệ và tái cấu trúc liên tục Gucci đã làm rất tốt điều này, nhờ vào cái đầu biến hoá kỳ ảo của Michele, tài năng lãnh đạo của Bizarri và công nghệ Việc đầu tư vào công nghệ, yếu tố hỗ trợ tối ưu hóa các quy trình, đáp ứng nhanh hơn và cuối cùng cung cấp dịch vụ tốt hơn trong thời gian ngắn hơn Tại các thị trường như Trung Quốc, nơi người tiêu dùng dành cuộc sống hàng ngày cho WeChat, các quan điểm thường xuyên thay đổi và các thương hiệu rất dễ làm mất lòng những “thượng đế trẻ tuổi” Gucci gần như đi đầu trong việc lắng nghe người tiêu dùng - một phần không thể thiếu trong nghiên cứu thương hiệu Họ tấn công toàn diện trên các kênh tạp chí số, trên ứng dụng Wechat, Weibo, thậm chí mở order, giao hàng qua các kênh này nhanh chóng cho thế hệ người tiêu dùng Gen Z để phục vụ cho kế hoạch “Trẻ hóa sự xa xỉ”. Đánh giá chung về Gen Alpha

Dự báo trong những năm tới, chi tiêu của Gen Z và Gen Alpha sẽ chiếm 1/3 thị trường hàng xa xỉ Điều này cho thấy người tiêu dùng Gen Z (sinh khoảng năm 1997 - 2012) và Alpha (sinh đầu thập niên 2010 đến giữa thập niên

2020) bắt đầu mua các mặt hàng xa xỉ sớm hơn khoảng 3 - 5 năm so với Gen Y (còn gọi thế hệ Millennials, sinh khoảng năm 1980 - 1996).

Theo GreenMatch, 72% Gen Z được khảo sát cho rằng họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm (1) bền vững và có (2) giá trị thanh lý cao.

So với thế hệ khác, nhóm đối tượng này có cái nhìn khác hẳn về thói quen mua sắm và tìm kiếm giá trị nhiều hơn ở một sản phẩm bởi họ nhận thức được mức cảnh báo cao độ trong thời trang nhanh (fast fashion): sao chép ý tưởng, hiểm họa ô nhiễm môi trường và bóc lột sức lao động ở một số quốc gia Đó là lý do gen Z đòi hỏi yêu cầu cao về thái độ xem xét vấn đề, điều chỉnh chiến lược kinh doanh từ các thương hiệu thời trang, sản phẩm không được coi là độc quyền hay có giá trị nếu đi ngược lại với kỳ vọng của công chúng mục tiêu Chuyển hướng

“thời trang không theo mùa” là một tín hiệu tốt cho môi trường mà Gucci cam kết hành động và phát triển Chiến dịch góp phần tăng tính bền vững trong ngành: giảm lượng quần áo bị bỏ đi, sử dụng hợp lý hơn nguồn lực con người và tự nhiên.

Nhà mốt thể hiện các thiết kế thông qua tính (3) nghệ thuật, sự quảng bá bám lấy nhu cầu của người trẻ và sự biến hoá trong trải nghiệm dịch vụ từ cửa hàng hay trực tuyến Gucci đã mang đến cho thế hệ trẻ một thế giới thời trang đầy mê hoặc, nơi mỗi món đồ là một lá bùa hộ mệnh cho thế hệ mới Gucci đã đánh vào sở thích thực sự, khao khát, mong muốn và mảnh ghép đời sống phóng khoáng của những người tiêu dùng trẻ tuổi này Đơn giản có thể thấy những thiết kế họa tiết động vật và thiên nhiên hay nét vẽ của sự sành điệu về đường phố được đưa vào logo Gucci có tuổi đời hàng thế kỷ.

Câu chuyện thương hiệu là một trong những động lực quan trọng cho việc tạo ra giá trị tiêu dùng cực cao Đây là cách xây dựng điểm chạm giữa thương hiệu và khách hàng, không đơn thuần là sự ấn tượng qua các ấn phẩm độc đáo mà sâu hơn là cảm nhận, kết nối về mặt cảm xúc, tinh thần Nếu phải kể một thương hiệu tinh tế trong truyền thông điệp về (4) phong cách sống và giá trị nhân văn thì không thể bỏ lỡ cái tên Gucci Trong 5 năm qua, thương hiệu đã thực sự chuyển mình thông qua sự thay đổi về tầm nhìn, tiếng nói và các giá trị; truyền di sản văn hóa và câu chuyện của mình vào bối cảnh kỹ thuật số cùng những nội dung nhất quán, thu hút, gây tiếng vang sâu sắc tới người tiêu dùng ngày nay, cụ thể là nhóm Gen Z.

Bên cạnh khác biệt hóa về thiết kế, Gucci còn tạo ra nhiều hoạt động tương tác hướng sự chú ý của công chúng mục tiêu - (5) nội dung mang tính gây sốc hoặc xu hướng Một ví dụ như ấn phẩm truyền thông dưới dạng meme, điều mà khán giả ít mong đợi nhất từ một thương hiệu xa xỉ, kích thích sự hứng thú trực tiếp của giới trẻ… Trước khi ra mắt bộ sưu tập đồng hồ ‘Le Marché des Merveilles’, Gucci đã hợp tác với các nghệ sĩ thị giác nổi tiếng để dàn dựng và phát triển hình ảnh tập trung vào những chiếc đồng hồ mới Những hình ảnh sau đó đã được chia sẻ với các nhà sản xuất meme nổi tiếng trên Instagram (doAlessandro Michele – giám đốc sáng tạo của Gucci đặc biệt lựa chọn), để biến chúng thành meme lấy cảm hứng từ thời trang với hashtag #TFWGucci (ThatFeeling When Gucci).

Thị trường các nhà sản xuất

Gucci tập trung sản xuất trọn gói từ khâu thiết kế đến thành phẩm rồi quảng cáo và mua bán sản phẩm Gucci đảm bảo việc đưa ra thị trường các thiết kế hoàn chỉnh tinh xảo và đặc biệt Do đó, hầu hết các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh ghiệp mua hàng hóa và dịch vụ của Gucci để tiêu dùng sản phẩm đều trong khuôn khổ nội bộ doanh nghiệp, không dựa vào nhà sản xuất thứ hai.

Hầu hết hàng hóa của Gucci, chủ yếu là thời trang, được sản xuất tại thị trấn Prato của Tuscan, ngoại ô Florence, Ý và gắn mác “Made in Italy” Khu vực này nổi tiếng là trung tâm sản xuất đồ da của các thương hiệu xa xỉ, bao gồm cả Gucci Tính đến năm 2017, 75% hàng da được cung cấp từ các nhà cung cấp độc lập.

Tuy nhiên, để phục vụ cho các tuần lễ thời trang, dự án thiết kế hay mục đích quảng cáo thương mại, Gucci vẫn cho phép sử dụng các mẫu sản phẩm trong việc tái cấu trúc và tái sản xuất thiết kế như cắt, ghép, lược bỏ chi tiết, để tạo sản phẩm mới dựa trên sản phẩm cũ nhưng dưới mức cần thiết giống 70%.Hầu hết các hoạt này phục vụ trong tuần lễ thời trang - kết hợp các sản phẩm của các nhãn hàng với nhau; hay tái sản xuất để phù hợp với phong cách, tỉ lệ cơ thể cho các nghệ sĩ (đặc biệt là trong liveshow âm nhạc, concert và sản phẩmMV).

Thị trường nhà buôn bán trung gian

Giờ đây, không khó để bắt gặp hay tìm mua các sản phẩm đạo nhái các nhãn hàng nổi tiếng, đặc biệt là Gucci với giá thành rất rẻ, chất lượng kém nhưng thiết kế có nét giống gần bằng hoặc hoàn toàn bằng thiết kế gốc Đôi khi việc mua bán trở nên tràn lan, mất kiểm soát, gây thiệt hại không nhỏ đến thương hiệu và lợi nhuận ròng của Gucci Bằng cách mở cửa 487 chi nhánh trực tiếp trên toàn thế giới, Gucci bán sản phẩm của mình thông qua các cửa hàng hội viên Ngoài ra, từ năm 2017, Gucci nâng cấp trang web thương mại điện tử tại Trung Quốc, tập trung nhiều vào hình ảnh và những câu chuyện lý thú liên quan đến việc thiết kế sản phẩm, ý tưởng thời trang Website cho phép người tiêu dùng lựa chọn các mặt hàng chất lượng của thượng hiệu hạng sang trên nền tảng online và trả tiền bằng các hình thức trực tuyến như Alipay hay

WeChat Lần đầu tiên Gucci ra mắt trang nội dung số vào năm 2015 do Alessandro Michele thiết kế, nhưng chỉ dành cho thị trường Mỹ và Canada Đối với thị trường Trung Quốc, động thái đẩy mạnh kỹ thuật số của công ty đã gia tăng nỗ lực phát triển tầm ảnh hưởng tại mảnh đất dồi dào Trung Quốc với số dân cao nhất thế giới này và cũng cho thấy tham vọng và nhu cầu lớn của việc buôn bán ngoại quốc.

Trên thực tế, Gucci vẫn cho phép buôn bán trung gian dưới một hình thức duy nhất, đó là mua bán lại (“resale”) Mới đây, báo cáo thường niên của The RealReal - công ty lớn nhất thế giới về resale và ký gửi các mặt hàng xa xỉ phẩm chính hãng trên nền tảng online, đã cung cấp cái nhìn chuyên sâu về xu hướng và thương hiệu trên thị trường resale Những năm gần đây, xu hướng tìm kiếm và mua sắm sản phẩm trên các nền tảng resale (thường được gọi là các sản phẩm

“second-hand”) ngày càng đa dạng khi mà phong cách cá nhân của khách hàng không chỉ gói gọn trong một, hai thương hiệu yêu thích, hay bị đóng khung với một hình tượng nhất thời Họ sẵn sàng đón nhận các sản phẩm từ bất kì thời kỳ hay thương hiệu nào, miễn phù hợp với sở thích của riêng mình Những món đồ hàng hiệu người tiêu dùng không còn thích, hoặc không còn vừa vặn với cơ thể, mà chất lượng còn tốt, và không nỡ lòng nào vứt đi Chuyển nhượng nó lại trên thị trường bán lại là một động thái khôn ngoan Resale vừa cho phép lấy lại phần nào món tiền mình từng bỏ ra trước kia, vừa giúp những người khác có cơ hội sở hữu món đồ hiệu đầu tiên mà không tốn quá nhiều tiền Việc bán hàng second-hand bây giờ đã trở nên đại trà nhờ hàng loạt thương hiệu đáng tin cậy toàn cầu The RealReal, Depop, ThredUp, Vestiaire Collective, là một số những cái tên tiêu biểu về mặt hàng ký gửi Theo The RealReal, số lượng người mua trên thị trường mua sắm thông qua đại lý đã tăng cao trong phân khúc mặt hàng xa xỉ cao cấp vào năm 2021, vì người tiêu dùng có nhận thức hơn và tính bền vững trở thành trọng điểm Gucci và Louis Vuitton sở hữu vị trí là những thương hiệu cao cấp bán chạy nhất trên trang này Nhu cầu sở hữu các sản phẩm của Gucci tăng đáng kể, điều đó khiến Gucci trở thành thương hiệu được mua và bán nhiều nhất trong thị trường resale Song hành với nhu cầu thể hiện bản thân thông qua thời trang, thế hệ Gen Z cũng được định hướng và truyền thụ tư tưởng thời trang bền vững, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu vô cùng mạnh mẽ Đặc biệt, sau dịch Covid-19 khiến nhiều người quan tâm đến vấn đề sức khoẻ và nhận thức sâu sắc hơn về môi trường sống Bởi vậy, quyết định tiêu dùng cũng đi theo xu hướng bền vững, tiết kiệm và lâu dài hơn thông qua hoạt động môi giới mua - bán ký gửi.

Thị trường quốc tế

Với 487 chi nhánh cửa hàng Gucci đang vận hành trực tiếp trên toàn thế giới (năm 2019) và website mua bán online những thiết kế xa xỉ của nhãn hàng hạng sang, Gucci từ lâu đã xâm lấn thị trường toàn cầu (chủ yếu là người tiêu dùng quốc tế) Thương hiệu thời trang Gucci đã đứng vững như một công ty lớn trong thị trường hàng xa xỉ và tròn 100 tuổi (tính đến năm 2021) Mặc dù khởi đầu khiêm tốn tại Ý, Gucci tập trung vào đổi mới và sáng tạo để trở thành một tổ chức có thế lực lớn mạnh, tạo nên những cuộc chơi đầy táo bạo cho ngành công nghiệp thời trang toàn cầu Đồng thời, thị trường quốc tế (đặc biệt là người tiêu dùng toàn cầu) cũng mang nhu cầu lớn trong việc sở hữu mặt hàng xa xỉ có tên tuổi top đầu trong ngành công nghiệp thời trang.

Khái quát các doanh nghiệp cung ứng

Gucci dựa vào một mạng lưới các nhà cung cấp đáng tin cậy được chọn lọc, hợp tác chặt chẽ với họ để đảm bảo rằng các phương pháp tốt nhất về môi trường và xã hội được đưa vào trong suốt chuỗi cung ứng của mình Chuỗi cung ứng của Gucci sử dụng hàng nghìn người gián tiếp làm việc cho House và giúp sản xuất các bộ sưu tập của hãng Nhiều công ty trong số này đã cung cấp Gucci trong hơn hai hoặc ba thế hệ Chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm cả các cơ sở bên trong do Gucci sở hữu và trực tiếp quản lý và các cơ sở bên ngoài do các nhà cung cấp đáng tin cậy quản lý 95% các nhà sản xuất có trụ sở tại Ý Gucci đo lường tổng tác động môi trường của các nhà cung cấp của mình và công bố kết quả một cách minh bạch hàng năm Cụ thể như đã nêu ở trên, hầu hết hàng hóa của Gucci, chủ yếu là thời trang, được sản xuất tại thị trấn Prato của Tuscan, ngoại ô Florence, Ý và gắn mác “Made in Italy” Khu vực này nổi tiếng là trung tâm sản xuất đồ da của các thương hiệu xa xỉ, bao gồm cả Gucci Tính đến năm

2017, 75% hàng da được cung cấp từ các nhà cung cấp độc lập.

Tất cả các nhà cung cấp và nhà thầu phụ của nhãn hàng này được yêu cầu tuân thủ Gucci Sustainability Principles (Nguyên tắc Bền vững của Gucci) và

Code of Ethics (Quy tắc Đạo đức) Ngoài ra, các nhà cung cấp phải hành động theo tuyên bố của Gucci về Modern Slavery (Chế độ nô lệ hiện đại) và hoạt động sản xuất của thương hiệu cũng được giám sát theo hệ thống quản lý chứng nhận SA8000 Đặc biệt, Nguyên tắc Bền vững của Gucci là một bộ hướng dẫn bao gồm giám sát về nguồn cung ứng bền vững, tuân thủ pháp luật, các thỏa thuận tập thể và bổ sung, các công ước và tuyên bố quốc tế về quyền con người, bảo tồn môi trường và tôn trọng quyền lợi động vật Việc tuân thủ các Nguyên tắc Bền vững của Gucci cũng được bao gồm trong các hợp đồng mà thương hiệu có với các nhà cung cấp của mình Để đảm bảo việc tuân thủ liên tục và thực hiện các tiêu chuẩn cao của Gucci, cũng như Nguyên tắc Bền vững và Quy tắc Đạo đức, trong suốt thời gian của các thỏa thuận với nhà cung cấp, Gucci có một hệ thống giám sát mạnh mẽ và các nhà cung cấp và nhà thầu phụ (bao gồm cả nhà cung cấp nguyên liệu) phải tuân thủ thường xuyên kiểm toán bởi các chuyên gia từ Kering và các nhóm của bên thứ ba Nếu bất kỳ vi phạm tuân thủ nào được xác định, các kế hoạch hành động khắc phục sẽ được tổng hợp lại sau các cuộc đánh giá Sau đó, các cuộc đánh giá tiếp theo sẽ được tiến hành để đảm bảo mọi sự không tuân thủ đã được khắc phục.

Trong đại dịch COVID-19, Gucci đã triển khai một loạt sáng kiến để hỗ trợ các đối tác trong chuỗi cung ứng Nhận thức được tình trạng khẩn cấp về vệ sinh do COVID-19 gây ra, Gucci đã tuân thủ đầy đủ các quy trình về sức khỏe và an toàn được quy định bởi các hướng dẫn về COVID-19 về vệ sinh và vệ sinh Gucci cũng tiếp tục thanh toán đều đặn tất cả các đơn đặt hàng của nhà cung cấp trong thời gian phong tỏa Hơn nữa, để hỗ trợ những thách thức kinh tế do đại dịch gây ra cho các nhà cung cấp, Gucci đã làm việc với Ngân hàng Intesa San Paolo ở Ý để tạo ra một chương trình đảm bảo khả năng tiếp cận nhanh chóng với nhiều loại khoản vay, với các điều khoản và điều kiện tốt nhất, đồng thời giải ngân nhanh hơn các khoản vay Hơn 36% nhà cung cấp của Gucci đã được hưởng lợi từ sáng kiến này kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2020, với tổng số tiền vay là 202 triệu euro Đây là một phần mở rộng của "chương trình Sviluppo Filiere”, được ra mắt vào năm 2015 Sự hợp tác giữa Gucci và Intesa Sanpaolo đã giúp các nhà cung cấp vừa và nhỏ phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19, đồng thời khởi động các kế hoạch phục hồi và tăng trưởng của họ Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của tình trạng khẩn cấp Covid-19, Gucci vàIntesa Sanpaolo đã phát động chiến dịch gây quỹ “We Are All in This Together” cho Cục Bảo vệ Dân sự Quốc gia Vào năm 2021, Gucci và ngân hàng IntesaSanpaolo đã hợp tác thành lập ngân hàng đầu tiên thuộc loại này ở Ý - nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động có đạo đức và có trách nhiệm trong toàn bộ chuỗi cung ứng của Gucci.

Phân đoạn thị trường sản phẩm/ dịch vụ của hãng GUCCI ( Theo địa lý, Nhân khẩu học, Tâm lý, Hành vi khách hàng )

Địa lý

Gucci đã lựa chọn 2 thành phố lớn ở Việt Nam là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để phát triển bởi vì đây là 2 trung tâm chính trị kinh tế tài chính, dịch vụ lớn nhất và hàng đầu ở Việt Nam còn là nơi tập trung đông dân cư nhất nên nhu cầu về mọi mặt tăng cao Bên cạnh đó, đời sống dân cư đô thị ngày một nâng cao, nhu cầu về thời trang, thẩm mỹ, đời sống, ngày càng tăng và có thị trường tiêu thụ lớn.

Tại Việt Nam, nhãn hàng Gucci đã lựa chọn 2 địa điểm tại 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh: 88 Đồng Khởi, quận 1, TP HCM ( Xuất hiện vào năm 2007 ) và thành phố Hà Nội: Tràng Tiền Plaza, số 24 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội ( Xuất hiện vào năm 2010 ).

Nhãn hàng đã lựa chọn 2 địa điểm này vì đây là 2 vị trí trung tâm, đắc địa, nổi bật và dễ thấy nhất của 2 thành phố Đây là nơi được nhiều người dân biết đến nên dễ tiếp cận để thu hút được khách hàng.

Hà Nội có 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông còn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Từ đó, nhãn hàng có thể phát triển sản phẩm đa dạng theo mùa.

Nhân khẩu học

Theo các số liệu thống kê được cập nhất vào cuối năm 2020 và đầu năm

2021, mật độ dân số của thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 4.292 người/km².Tổng diện tích của thành phố Hồ Chí Minh hiện tại là 2061 km² và được chia thành 19 quận và 5 huyện dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 ước tính là9,5 triệu người Tính đến tháng 12/2022, dân số Hà Nội trung bình ước tính khoảng 8,4 triệu người So với cuối năm 2021, dân số của Hà Nội đã có sự gia tăng (8,3 lên 8,4 triệu người) Khách hàng hiện tại của nhãn hàng Gucci là cả nam và nữ Theo nghiên cứu về độ tuổi của khách hàng yêu thích và sử dụng sản phẩm của hãng là trong khoảng 20 đến 50 tuổi, bởi lẽ đây là độ tuổi có thể tự chủ về mặt tài chính để chi trả cho 1 sản phẩm đắt tiền Gucci không chỉ đa dạng các sản phẩm về quần áo cho người lớn mà giờ đây họ đã mở rộng sang sản phẩm như quần áo và phụ kiện cho trẻ em Nhãn hàng Gucci đã thêm một thị trường mục tiêu mới với bộ sưu tập dành cho trẻ em và bộ sưu tập mới này dành cho trẻ sơ sinh từ 0-24 tháng tuổi và trẻ em từ 2-8 tuổi Từ bộ sưu tập mới này,doanh thu đã tăng lên đáng kể, nhiều khách hàng trong và ngoài nước quan tâm và biết đến sản phẩm nhiều hơn nhờ sự đa dạng về sản phẩm mà Gucci đem lại.Nếu muốn được sở hữu hay có được sản phẩm của nhãn hàng Gucci thì đa phần khách hàng thường thuộc tầng lớp trung lưu Vậy thì “Thu nhập bình quân của tầng lớp trung lưu là bao nhiêu ?” theo một khảo sát cho thấy nếu dựa trên phân loại theo thu nhập khoảng 50% dân số thuộc tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, với mức thu nhập từ 5000 USD - 35.000 USD/năm là từ 118.525.000,00 đồng –829.675.000,00 đồng/ năm và tốc độ tăng trưởng của tầng lớp trung lưu thuộc hàng cao nhất Châu Á Dự kiến mỗi năm sẽ có thêm khoảng 1.4 triệu người và trong 25 năm nữa, 1 nửa dân số (hơn 50 triệu người dân Việt Nam) sẽ tham gia vào tầng lớp trung lưu.

Tâm lý

Đối tượng khách hàng mà Gucci muốn chinh phục là những người không coi trọng tiện ích của sản phẩm mà là mong muốn, cảm giác được sở hữu thương hiệu này và những người ở tầng lớp trung lưu Nhãn hàng Gucci được biết đến là một nhãn hàng có những sản phẩm đắt đỏ, xa xỉ nhưng đi kèm đó là sự sang trọng và thời thượng mà Gucci đem đến cho khách hàng Ngoài ra, sản phẩm của Gucci mang tính nghệ thuật hiện đại nhưng lại luôn trên nền tảng truyền thống và hầu như thể hiện được cả quá trình thay đổi theo thời gian, trong cái mới đấy vẫn hiện diện cái gốc rễ từ xa xưa Nó làm cho sản phẩm thời trang mà lại không bị nhanh chóng lỗi thời Đó cũng là lý do vì sao nhãn hàng lại luôn được yêu thích Các sản phẩm của Gucci trở thành bạn đồng hành không thể thiếu đối với họ, những người luôn muốn được coi là sành điệu, quý phái.

Hành vi khách hàng

Thương hiệu Gucci đã tạo được một vị trí xuất sắc trên thị trường trong và ngoài nước nhờ chất lượng sản phẩm độc đáo và hình ảnh thương hiệu uy tín.Bên cạnh đó, thái độ và hành vi của khách hàng thể hiện sự trung thành cao đối với Gucci bởi phong cách sang trọng và chất lượng sản phẩm đi cùng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.

Đặc điểm nhu cầu thị trường và khách hàng với sản phẩm của GUCCI

Nhu cầu về sản phẩm

Thị trường mục tiêu của Gucci chủ yếu bao gồm những người nổi tiếng, những người giàu có, những tín đồ thời trang và tầng lớp thượng lưu Đối tượng mục tiêu hiện đã được mở rộng bao gồm cả phụ nữ trung lưu và thượng lưu, những người nếu không có khả năng mua thương hiệu cao cấp Khách hàng hiện tại của họ là cả nam và nữ trong độ tuổi từ 20-50 Giờ đây, họ đã thêm một thị trường mục tiêu mới với bộ sưu tập dành cho trẻ em mới của họ. Đối tượng khách hàng mà Gucci muốn chinh phục là những người không coi trọng tiện ích của vật dụng mà là mong muốn được sở hữu thương hiệu này. Các sản phẩm của Gucci trở thành bạn đồng hành không thể thiếu đối với họ, những người luôn muốn được coi là sành điệu, thời thượng Đồng thời, nhìn rộng ra một chút, 04 năm trước, streetwear được cho là sẽ giết chết haute couture, nhưng giờ đây, người ta lại nghi ngờ và tốn nhiều giấy mực về việc đoán định rằng streetwear đã chết Ngành công nghiệp thời trang đang sống trong giai đoạn thú vị nhất, khi những thay đổi công nghệ và dự án tiếp thị gây chấn động thị trường đều được xảy ra với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.Do đó, những người tiêu dùng trẻ tuổi thường có kỳ vọng cao nhất với các thương hiệu Họ cần sự thay đổi mô hình, sự tăng tốc kịch tính để có thể kích thích túi tiền của họ Và Gucci đã làm xuất sắc điều này qua việc đầu tư vào công nghệ, yếu tố hỗ trợ tối ưu hóa các quy trình, đáp ứng nhanh hơn và cuối cùng cung cấp dịch vụ tốt hơn trong thời gian ngắn hơn, giúp cho Gucci thống trị mức doanh thu bán hàng (62%) và sở hữu lượt tìm kiếm vượt qua các nhãn hàng nổi tiếng cùng phân khúc khác như Chanel và Louis Vuitton.

Nhu cầu về dịch vụ

Với phân khúc sản phẩm cao cấp, thời thượng như Gucci, khách hàng đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải đi đôi với chất lượng của sản phẩm, không làm khách hàng của mình phải thất vọng, Gucci đem đến cho người mua những trải nghiệm xứng tầm đẳng cấp từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cho đến cơ sở vật chất sang trọng Không những vậy, Gucci đã tái tạo trải nghiệm dịch vụ cá nhân hóa tại cửa hàng với tính năng mua sắm video hoàn toàn mới mang tên Gucci Live, đây là dịch vụ video kết nối nhân viên cửa hàng với khách hàng thông qua cả thiết bị di động và máy tính trực tuyến Vận hành ở trung tâm dịch vụ Florence rộng 2.300 mét vuông, nhân viên của hãng sẽ mặc suit đen, đeo nơ và găng tay đỏ nồng nhiệt chào đón khách hàng đến với dịch vụ mua sắm từ xa hiện đại.

Dù cho rằng đây là nền tảng đầu tiên của loại hình mua sắm này nhưngGucci vẫn phải thừa nhận rằng thương mại điện tử còn lâu mới thay thế được trải nghiệm tại cửa hàng, và do đó, với sự tiến bộ này, thương hiệu hướng tới mục đích tăng thêm doanh số trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn cao cấp của dịch vụ cá nhân dành cho các mặt hàng xa xỉ Hiện tại, Gucci Live không chỉ tự hào sở hữu một bộ chuyên dụng hoạt động độc lập với cửa hàng mà còn có khả năng cho phép người mua hàng trực tuyến tiếp cận các tiện ích như cuộc gọi video cá nhân – được thiết kế để khách hàng cảm thấy giống với trải nghiệm mua hàng trực tiếp, kết hợp chức năng tương tác 1-1 với nhân viên bán hàng người thật giới thiệu các mặt hàng thật Để bảo vệ quyền riêng tư của tất cả các khách hàng tiềm năng và đảm bảo sự thoải mái của họ, thương hiệu cũng lưu ý rằng mặc dù tính năng là một cuộc gọi video, nhân viên chỉ nghe chứ không nhìn thấy khách hàng.

Giới thiệu khái quát về GUCCI

Khái quát chung về GUCCI

The House of Gucci, hay được biết đến ngắn gọn là Gucci, là một biểu tượng thời trang sở hữu bởi Ý và Pháp, một nhãn hiệu đồ da nổi tiếng Gucci được thành lập vào năm 1921 bởi Guccio Gucci tại Florence, Toscana Dưới sự chỉ đạo của Aldo Gucci (con trai của Guccio), Gucci trở thành một thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới, một biểu tượng của Dolce Vita của Ý Các dòng sản phẩm của hãng bao gồm túi xách, đồ may sẵn, giày dép phụ kiện, đồ trang điểm, nước hoa và đồ trang trí nhà cửa Theo tạp chí BusinessWeek, doanh thu của Gucci năm 2006 đã đạt 7 tỷ USD trên toàn cầu và được xếp ở vị trí thứ 46 trong bảng xếp hạng hàng năm "Top 100 sản phẩm" của tạp chí này Gucci cũng là nhãn hiệu thời trang bán chạy thứ 2 trên thế giới sau LVMH (Tập đoàn sở hữu nhiều nhãn hiệu thời trang và làm đẹp cao cấp lừng danh thế giới như

LouisVuitton(LV), Dior, Bvlgari, Céline, Givenchy, Tiffany & Co, Fendi) TheHouse of Gucci đã sáp nhập với công ty Kering của Pháp Gucci có 425 cửa hiệu trên toàn thế giới Họ bán sản phẩm của mình thông qua các cửa hàng hội viên.

Lịch sử hình thành

Gucci do Guccio Gucci sáng lập tại Florence vào năm 1921 Chàng trai người Ý Guccio Gucci di cư sang Paris rồi đến London Khi làm việc trong những khách sạn sang trọng, ông bị những chiếc va-li hàng hiệu chốn thành thị cuốn hút Guccio trở về quê hương Florence Nơi đó có nguồn vật liệu chất lượng cao và những người thợ thủ công khéo léo Ông mở một cửa hàng bán đồ da với phong cách cổ điển vào năm 1920 Rồi Gucci ra đời.

Guccio Gucci có ba cậu con trai: Aldo Gucci, Vasco Gucci và Rodolfo Gucci Cùng nhau, họ mở rộng kinh doanh Những cửa hàng mới mọc lên ở Milan, Rome và Florence Sản phẩm đặc trưng của Gucci là những chiếc túi xách, giày dép bằng da và các mặt hàng cao cấp bằng lụa và len dạ Sản phẩm đều làm tay tinh xảo.

Trong suốt Thế chiến thứ hai, Gucci thường sản xuất túi xách bằng vải cotton thay vì bằng da Thời chiến khó khăn, họ thiếu hụt nguyên liệu Trong cái khó ló cái khôn Loại túi xách này trở nên nổi bật nhờ dùng logo hai chữ G và những dải vải xanh đỏ Sau thế chiến, huy hiệu của Gucci có hình cái khiên và hiệp sĩ mặc áo giáp sắt ở giữa một dải ruy-băng khắc tên công ty Biểu tượng này trông khá giống với huy hiệu của thành phố Florence.

Gucci khuếch trương công ty mạnh hơn.

Họ mở các văn phòng ở New York Các ngôi sao điện ảnh và hành khách đến Ý trong những năm 1950 và 1960 đã mang hào quang của họ đến Florence Họ cũng giúp các sản phẩm của Gucci được biết rộng rãi trên thế giới Các ngôi sao điện ảnh xuất hiện với trang phục, phụ kiện, giày dép của Gucci trên các tạp chí phong cách sống khắp thế giới Điều này càng giúp cho Gucci phát triển tên tuổi của mình trên toàn cầu.

Những nét đặc trưng của GUCCI

Một thương hiệu chạy theo xu hướng nhưng vẫn giữ được chất riêng thì có thể công nhận rằng nó sẽ tồn tại lâu dài Một lần nữa, đây là một dấu ấn đặc trưng của thương hiệu Gucci và không có đối thủ cạnh tranh nào sánh kịp. Thương hiệu được hoàn thiện bởi sự thống nhất về tư duy và triết lý thẩm mỹ được duy trì qua nhiều thế hệ điều hành Các sản phẩm được làm với nhiều chất liệu và kiểu dáng khác nhau, nhưng thương hiệu Gucci truyền tải sự sang trọng quý tộc Châu Âu và sự khéo léo tinh tế của bậc thầy thời trang Ý Từ những họa tiết đã được khắc hoặc thêu trên sản phẩm, bạn có thể biết nó đến từ nhà mốt nào Họa tiết hình quả trám, đường vân đan kim cương,… là những nét độc đáo và thuộc bản quyền của thương hiệu Gucci Ví dụ như sự độc đáo và phong phú trong những sản phẩm nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của thương hiệu trong bộ sưu tập GUCCI Garden- Lấy cảm hứng từ hình ảnh thương hiệu như một khu vườn với màu sắc tươi sáng, hoa lá, cây cỏ và các loại động vật, côn trùng, biểu tượng là con rắn nổi bật

Gucci Snake- Hình ảnh biểu tượng vua rắn được Gucci tô vẽ xen kẽ bằng các gam màu trắng, đen, đỏ đầy sang trọng, đẳng cấp, quyến rũ, bí ẩn và có chút đáng sợ, là biểu tượng của trí thức nghệ thuật Hy Lạp, La Tinh,…

Ngoài ra, trong bộ sưu tập thương hiệu GUCCI còn có GUCCI Tiger vàGUCCI Bee cùng nhiều mẫu sản phẩm độc đáo khác trong các lĩnh vực thời trang khác như túi xách, nước hoa, giày dép,

Mô tả và đánh giá chính sách sản phẩm của GUCCI

Bảo hành và dịch vụ sau bán hàng

và được yêu thích trên toàn thế giới.

Ngày đăng: 08/04/2024, 10:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w