1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Tội rửa tiền theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 - Nghiên cứu so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước

98 7 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC” CUA TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NAM 2020

TOI RUA TIEN THEO QUY ĐỊNH CUA BO LUAT HINH SU NAM 2015 - NGHIEN CUU SO SANH VOI PHAP LUAT QUOC TE VA

PHAP LUAT MOT SO NUOC

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NAM 2020

Trang 2

BÁO CÁO TÔNG KẾT

DE TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THUONG

«SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NĂM 2020

TOI RUA TIEN THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT HÌNH SU NAM 2015 - NGHIEN CUU SO SANH VOI PHAP LUAT

QUOC TE VA PHAP LUAT MOT SO NUOC Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

Sinh viên thực hiện 1: Nguyễn Phương Thảo Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: 4235, Luật Chất lượng cao

Năm thứ: 03 Số năm đảo tạo: 04

Ngành học: Luật Chất lượng cao

Sinh viên thực hiện 2: Nguyễn Yến Nhi Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: 4235, Luật Chất lượng cao

Năm thứ: 03 Số năm đảo tạo: 04 Ngành học: Luật Chất lượng cao

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Nguyễn Phương Thảo Người hướng dẫn: TS Vũ Hải Anh

Trang 3

Nhóm tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của riêng chúng tôi Các số liệu nêu trong nội dung đề tài nghiên cứu khoa học là hoàn toàn trung thực Những kết luận khoa học của đề tài nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bat kỳ

công trình nghiên cứu nào khác.

Nhóm tác giả

Trang 4

DANH MỤC BANG BIÊ/U - G2 SE SE E111 E111 E111 txrkd 0 DANH MỤC TU VIET TẮTT - 2-2 2 £+E+E£EE#EEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEErEerkerkerkee 0 1 Tính cấp thiết của đề tài - - ST TT 1E 1 1111111111111 11x tre | 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tội rửa tiền - 2-5 s+ss+se£ 3 3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài ¿- -©sStsE EEEkE E1 kg 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2- ¿2 2+SeEk+E££EeE+EeEkzkerxererxee 7

4.1 Đối tượng NHIEN CỨPH - 5-55 Sk‡E‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEE118111111211111111 111 te 7 4.2 Pham Vi 4,218 nnốốốốố 7 5 Cách tiẾp CA ooo ccccccccceccccceccsscsscssessesscsessessesscsussscsssessessessssuesessesstsassessssaeassaeees 7 6 Phương pháp nghiên cứu - - 112222111132 1113111158111 xke 8

CHUONG I NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE TOI RUA TIẺN 9

1 Khái niệm rửa tien cccccesceessescssesscesssessseessestssesesstseseseesssansneees 9

LD, Di GNI i nnhnhe |

90 010 Tp Ïngg" Ặ 15

2 Khái niệm tội rửa tiền - G2 St EEE1EE12181111 0111111111111 c0 19

P2) nnnnne 20 2.2 Đặc điểm của tội rửa tÏỄN :- c 5e St EEEEEE1221112112112111112111 1 xe 26 3 Cơ sở quy định về tội rửa tiền 2-2 St SE EEEEEEEEErkrrkrrkrkee 31

A9 nnn 313.2 CO SO PNAP Wreccesceccecvscvssssssssessessessessssssssssessessessssssssssessessessesssssssnssesseeseeseess 36

3.3 CO SO AUC nn.Ặcđaaa 38 CHUONG II QUY DINH CUA BO LUAT HINH SU VIET NAM VE TOI RUA TIIỀN - 5-5-5 2< 21 E5212122121121121121121121111111211211 111111111111 46

1 Câu thành tội phạm cơ bản của tội rửa tiên . 52-5 +cS<<c+<s2 46

Trang 5

1.2 Mặt khách quan của tội rửa 72-PEEEEEEEERe 47 1.3 Chủ thể của tội rửa tỈỄN +52 StSt‡EE‡EEEEE2E 2212111212121 1crk 52 1.4 Mặt chu quan của lội rửa TEEN P.EREEEEERR 53

2 Cau thành tội phạm tăng nặng của tội rửa tiền 2 2-5 scse¿ 54 3 Hình phạt đối với tội rửa tiền ¿2-52 St St SE E211 E111 cteeU 55

CHUONG III SO SANH TOI RUA TIEN TRONG QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT HINH SU VIET NAM VOI PHAP LUAT QUOC TE, PHAP LUAT MOT SO QUOC GIA VA BÀI HOC KINH NGHIEM 2-5: 56

1 So sánh quy định về tội rửa tiền trong pháp luật quốc tế với quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam - 201112 312 11111111 sex 56 2 So sánh quy định về tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự của một số quốc gia với quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam -. - 5525 <<<<5 69

2.1 So sảnh quy định về tội rửa tiễn trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc voi quy

aink wrong BG Tối BÀ ml NI Phi INO assess toan cexwancanan mance aan wits 03044400836 esta 88 69

2.2 So sanh quy dinh về tội rửa tiễn trong Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga với

quy định trong Bộ luật Hình sự Viet ÌNQHM S- c5 SE EE+kEEsseeeeeeeeeesee 70

2.3 So sảnh quy định về tội rửa tiễn trong Bộ luật Hình sự Cộng hòa liên Bang

Duc với quy định trong Bộ luật Hình sự Việt N@II 5 5 55s s£++++++ 733 Bài học kinh nghiệm cho Việt Ñam - 5 2S * + E+seesererseseses 74 KẾT LUẬN - (5< S S1 1E 111 1111111111111 11111111111 1111 111101 1111111111 rrku 79 I;i0000 0 81 TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 2 2 E+E£EEÉEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkee 86

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 1 Uu nhược điểm của các hệ thống giao dịch đối với tội phạm rửa tiền

Bảng 2 Số liệu về điều tra, truy tố, xét xử tội Tham ô tài sản giai đoạn 2010 - 9/2016 Bảng 3 Số liệu về thi hành án Tội tham ô tài sản năm 2016

Bảng 4 Số liệu về điều tra, truy tố, xét xử Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt

tài sản giai đoạn 2010 - 9/2016

Bang 5 Số liệu về thi hành án nhóm Tội lam dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản năm 2016

Bảng 6 Số liệu về điều tra, truy tố, xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản giai đoạn 2010

Bảng 7 Số liệu về thi hành án Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản năm 2016

Bảng 8 Số liệu về điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ma túy giai đoạn 2010 - 2016

Bảng 9 Số liệu thi hành án Tội tàng trữ, vận chuyên, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy năm 2016

Trang 7

DANH MUC TU VIET TAT

: Tổ chức Chau A - Thái Binh Dương về rửa tiền

: Bộ luật Hình sự

: Cộng hòa Liên bang

: Cộng hòa Nhân dân

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tội phạm rửa tiền đã và đang trở thành một van nạn đối với nhiều quốc gia trên thé giới và là vẫn đề được cả cộng đồng quốc tế quan tâm Tội phạm rửa tiền có ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của tất cả các quốc gia và đặc biệt nghiêm trọng đối với các quốc gia đang phát triển vì các quốc gia này thường chưa có một cơ chế toàn diện, vững mạnh để phòng chống tội phạm rửa tiền Cụ thể, tội phạm rửa tiền làm gia tăng các hoạt động phạm tội khác, suy giảm sự nghiêm minh của pháp luật, giảm uy tín quốc gia đồng thời gây hậu qua xấu đến hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài; làm suy yếu hệ thống tài chính và làm nền kinh tế khu vực tư nhân bị ton thương.

Rửa tiền ngày nay không còn là hiện tượng xảy ra trong phạm vi một quốc gia mà là hiện tượng ngày càng mang tính chất quốc tế Theo số liệu thống kê của WTO, Worldbank và UNODC, số tiền ước tính được "làm sạch" trên toàn cầu trong một năm là 2 - 5% GDP toàn cầu, tương đương 800 tỷ - 2 nghìn tý đô la Mỹ hiện tại! Mặc dù biên độ giữa những con số này là rất lớn, tuy nhiên ngay chính mức thấp nhất của thống kê trên cũng phản ánh mức độ nghiêm trọng của tội phạm này trên thực tế Một trong những vấn đề tạo ra sự thuận lợi cho tội phạm rửa tiền trong việc thực hiện hành vi phạm tội đó là sự khác biệt trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Bởi lẽ đó mà pháp luật quốc tế đã hướng đến việc đặt ra những quy định chung và đường lối xử lý nhằm tạo ra sự tương đồng nhất định trong pháp luật rửa tiền của các quốc gia trên toàn thế giới.

Tuy nhiên vấn đề tuân thủ pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền chỉ thực sự có hiệu quả khi bản thân mỗi quốc gia chủ động, tích cực xây dựng cho mình cơ chế ứng phó riêng đối với loại tội phạm này Vì vậy, mỗi quốc gia cần có cho mình một hệ thống pháp luật toàn diện, vững mạnh dé phong, chống, xử lý tội phạm rửa tiền, trên cơ sở đó, nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế sao cho thật phù hợp với diễn biến tình hình tội phạm rửa tiền trong nước và trên thế giới Và để xây dựng hệ thống pháp luật toàn diện, các quốc gia cần nghiêm túc nghiên cứu, lấy bản chất của hành vi phạm tội làm gốc dé nhận diện tội phạm, tránh bỏ lọt tội phạm, đồng thời liên hệ với

"https://www.unodc.org/unodc/en/money-laundering/globalization.html, truy cập ngày 25/2/2020.

Trang 9

thực tiễn tình hình tội phạm đang diễn ra trong nước va trên thé giới dé có những quy định pháp luật cũng như đường lối xử lý phù hợp, mang tính cập nhật Một số quốc gia tiên phong trong việc quy định biện pháp phòng chống và xử lý nghiêm đối với tội phạm rửa tiền trên cơ sở tuân thủ pháp luật quốc tế có thể kế đến như Mỹ, Anh, Nga, Nhật, Trung Quốc

Nhận thức được vấn đề này, tại Việt Nam, thực chất vẫn đề rửa tiền đã được đề cập đến trong pháp luật Việt Nam từ năm 2005 khi Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến phòng, chống rửa tiền chỉ nhận được sự quan tâm rộng rãi kế từ sau khi Luật Phòng, chống rửa tiền chính thức được ban hành ngày 18/06/2012 Và đến năm 2009, BLHS Việt Nam mới lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ "rửa tiền" tại Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bố sung một số điều của BLHS năm 1999 Cụ thể, Luật đã sửa tội danh tại Điều 251 từ "tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có" thành "tội rửa tiền", đồng thời cũng đã quy định rõ những hành vi nào bị coi là tội rửa tiền.

So với thế giới, Việt Nam đã có bước khởi đầu tương đối muộn trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền khi mà Công ước đầu tiên liên quan đến loại tội phạm này

đã ra đời vào năm 1988 (Công ước Viên) Bởi lẽ đó, trong những năm qua, Việt Nam đã

nghiêm túc thực hiện, day mạnh hoạt động phòng chống rửa tiền bằng cách sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến rửa tiền trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt trong lĩnh vực hình sự, việc ban hành BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đôi bổ sung năm 2017 đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống và xử lý tội phạm rửa tiền Với các chức năng của mình, BLHS là một trong các công cụ hữu hiệu để xử lý tội phạm rửa tiền, thể hiện tinh rin đe, thái độ quyết liệt của Nhà nước trong van đề phòng chống, xử lý loại tội phạm này Tuy vậy, kết quả đạt được trên thực tế vẫn còn khá khiêm tốn Kê từ thời điểm tội rửa tiền bắt đầu được thừa nhận trong BLHS Việt Nam, số vụ việc về rửa tiền bị xử lý vẫn còn là rất ít trong khi số vụ án có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền luôn là những con số lớn, điều này cho thấy việc xử lý hành vi rửa tiền ở nước ta còn chưa phản ánh đúng tình hình của tội phạm Theo kết quả đánh giá của các tô chức quốc tế như Tổ chức Châu A - Thai Bình Dương về rửa tiền (APG) và Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATE) thì cơ chế phòng, chống rửa tiền của Việt Nam đã triển khai và bước đầu mang lại những tín

hiệu tích cực song van còn nhiêu vân đê cân được bô sung, chỉnh sửa.

Trang 10

Từ các lý do trên đây, nhóm tác giả nhận thấy sự cần thiết phải có những nhận thức đúng đắn về bản chất hành vi rửa tiền, tội phạm rửa tiền cũng như những hậu quả mà tội phạm rửa tiền gây ra, từ đó có những quy định chặt chẽ về tội rửa tiền trong BLHS để tận dụng triệt để lợi ích của công cụ phòng chống tội phạm này Khi đã có cơ sở pháp lý vững chắc thì việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế, học hỏi kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia để bổ sung vào quy định trong BLHS sẽ mang lại những hiệu qua đáng kể Như vậy, nhằm đây mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền cũng như hoàn thiện hơn nữa quy định về tội rửa tiền tại Điều 324 BLHS năm 2015 dé thực hiện có hiệu quả hơn trên thực tế, nhóm tác giả đã lựa chọn thực hiện dé tài: "7, ội rửa tiền theo quy định cia Bộ luật Hình sự năm 2015 - nghiên cứu so sánh với pháp luật quốc té và pháp luật một số nước" làm đề tài nghiên cứu khoa hoc năm 2020 của

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tội rửa tiền

Tại Việt Nam, hiện nay đã có một sỐ công trình tiêu biểu nghiên cứu về tội rửa tiền được công bồ như sau:

- Báo cáo phúc trình đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở về việc nghiên cứu những giải pháp pháp lý về phòng, chong rửa tiền ở Việt Nam trong xu thé hội nhập quốc té của tác giả Nguyễn Minh Khuê và tác giả Kiều Thị Hảo, thuộc Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư Pháp năm 2011 Báo cáo phân tích và đưa ra khái niệm rửa tiền trên cơ sở quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam Bên cạnh đó, báo cáo đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong hoạt động của các định chế tài chính tại Việt Nam dựa trên pháp luật quốc tế về phòng chống rửa tiền và kinh nghiệm của một số quốc gia Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập đến cơ sở quy định về tội rửa tiền trên cơ sở thực tiễn với số liệu cập nhật và các vụ việc thực tế Thêm vào đó, đề tài nghiên cứu tong thé về pháp luật về phòng chống rửa tiền nói chung, mặc dù có phân tích về các quy định về rửa tiền trong BLHS năm 1999 nhưng hiện nay, BLHS năm 1999 đã hết hiệu lực Đề tài cũng chưa có sự so sánh đối chiếu giữa BLHS mới (năm 2015) với pháp luật quốc

tê và pháp luật hình sự các quôc gia liên quan đến tội rửa tiên.

- Luận văn thạc sĩ luật học về tội rửa tiền và so sánh quy định của BLHS Việt Nam

với chuẩn mực quốc tê và quy định của Luật Hinh sự một so nước khác cua tác giả

Trang 11

Nguyễn Đức Việt, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014 Công trình đề cập tới các van dé chung về tội rửa tiền; phân tích tội rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế, theo quy định của pháp luật một số nước và theo quy định của BLHS Việt Nam; so sánh quy định về tội rửa tiền theo BLHS Việt Nam với chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật một số nước Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị sửa đôi, b6 sung BLHS phù hợp với những bat cập của BLHS được rút ra khi so sánh với chuẩn mực quốc tế và pháp luật các quốc gia khác Bất cập của luận văn đó là chưa mang tính cập nhật bởi chỉ nghiên cứu, phân tích, so sánh quy định của BLHS năm 1999 Định nghĩa rửa tiền của luận văn cũng có những khác biệt so với đề tài nghiên cứu.

- Bài viết "Nội luật hóa quy định của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền" của tác giả Nguyễn Viết Tăng trong Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Ha Nội, số 1, năm 2019 Bài viết làm rõ hành vi rửa tiền và tội phạm rửa tiền; phân tích việc tội phạm hoá hành vi rửa tiền do phạm tội mà có trong Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của

Bộ luật hình sự Việt Nam trong việc nội luật hóa quy định của Công ước này Trên cơ sở

đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về vấn dé nay Có thé thấy, phạm vi bài viết không đề cập đến các quy định về rửa tiền trong pháp luật các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời cũng không có sự so sánh đối chiếu giữa BLHS Việt Nam năm 2015 với pháp luật về rửa tiền tại các quốc gia khác.

- Bài viết "Một số vẫn đề về tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam so với quy định của luật pháp quốc tế" của tác giả Trần Xuân Huệ trong Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, số 11/2015 Bài viết phân tích, so sánh những quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của luật pháp quốc tế về tội rửa tiền, cụ thể: Vấn đề hình sự hóa các dạng hành vi rửa tiền; tội phạm nguồn của tội rửa tiền; yếu tố lỗi của tội rửa tiền; phạm vi chủ thé, đối tượng tác động, trách nhiệm pháp lý của tội rửa tiền Bài viết cũng chưa đề cập và so sánh BLHS Việt Nam năm 2015 với pháp luật hình sự về tội phạm rửa tiền tại một số quốc gia khác.

- Bài viết "Chống rửa tiền trong tình hình mới" của tác giả Minh Khuê trong báo Pháp lý của Hội Luật gia Việt Nam năm 2019 Bài viết nêu lên một số khó khăn, thách

thức hiện nay trong việc ngăn chặn loại tội phạm rửa tiên Đê xuât giải pháp chông rửa

Trang 12

tiền, tăng năng lực chống rửa tiền, nỗ lực chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, khắc phục những lỗ hồng chưa được quy định vào đối tượng báo cáo Bài viết chưa có sự so sánh đối chiếu ở phạm vi quốc tế cụ thé là pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự về tội

rửa tiên tại một sô quôc gia.

- Bài viết "Những quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội rửa tiền" của tác giả Trịnh Thị Minh Trang, Trần Long Hân trong Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dan tối cao, số 17/2018 Phạm vi bài viết mới dừng lại ở việc tập trung nghiên cứu các vẫn đề lý luận về tội rửa tiền bao gồm: nêu khái niệm về tội rửa tiền; những quy định mới về tội rửa tiền của BLHS năm 2015 và một số đề xuất, kiến nghị Nhưng dé hoàn thiện hơn nữa các quy định về tội rửa tiền tại BLHS năm 2015, cần thiết phải đặt trong tương quan so sánh, đánh giá với không chỉ pháp luật quốc tế mà còn với pháp luật hình

sự tại một sô quôc gia.

Trên thê giới, cũng có các công trình nghiên cứu vê rửa tiên tuy nhiên phạm vi vân

đề nghiên cứu chỉ tập trung vào một số khía cạnh nhất định, cụ thể:

- Cuốn sách “Anti-money laundering: International law and practice” (Phòng chống rửa tiền: Pháp luật quốc tế và thực tiễn) năm 2007, nhà xuất bản John Wiley and Sons, Southern Gate, Anh” Đây là một công trình tương đối đồ sộ, được viết bởi các tác giả có uy tín, làm việc tại các tổ chức quốc tế như Hội đồng Bao an Liên Hiệp Quốc, Văn phòng Liên Hiệp Quốc về phòng chống ma tuý và tội phạm, nghiên cứu về rửa tiền trong các quy định pháp luật quốc tế và trong hệ thống pháp luật của 42 quốc gia trên toàn thế giới Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn tội phạm rửa tiền, mỗi bài viết đều đưa ra cách thức ứng phó của các tổ chức quốc tế và các quốc gia đối với van nạn này Đề hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam về rửa tiền, cần có những nghiên cứu mang tính so sánh đối chiếu giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và các quốc gia khác.

- Cuốn sách “Chasing dirty money - The fight against money laundering” năm

2004, tac gia Peter Reuter va Edwin M Truman, Institution for International Economics

(Tổ chức kinh tế quốc tế), Washington DC? cũng là một trong các nghiên cứu tiêu biểu về

rửa tiên Cuôn sách nghiên cứu vê phương thức, “thị trường” rửa tiên và cơ chê phòng

7 https://archive.org/details/antimoneylaunder0000unse/page/n9/mode/2up, truy cập ngày 25/7/2020.3 https://archive.org/details/chasing reu_2004_00_6674/page/n13/mode/2up, truy cập ngày 25/7/2020.

Trang 13

chống rửa tiền tại Mỹ trong sự phối hợp phòng chống các tệ nạn khác như khủng bố và tham nhũng, đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế chống rửa tiền trên toàn cầu Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm về khía cạnh pháp lý của rửa tiền để có công cụ hữu hiệu hơn trong công tác xử lý, phòng chống loại tội phạm này.

- Bài viết “A typological study on money laundering” của tác giả Ping He, Journal of Money Laundering Control (Tạp chí về kiểm soát nạn rửa tiền), kỳ 13, số 1, năm 2010! Bài viết nghiên cứu các cách thức của rửa tiền dựa trên 20 vụ việc thực tế, phân tích lý do các cách thức này trở nên phô biến và đưa ra các biện pháp dé phòng chống rửa tiền có hiệu quả Cách tiếp cận của bài viết tương đối mới mẻ nhưng chưa đi sâu nghiên cứu bản chất của rửa tiền, đồng thời không nghiên cứu và đưa ra các biện pháp dựa trên các quy định pháp luật mà dựa trên thực tế các phương pháp rửa tiền.

Như vậy, có thê thấy cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nao

phân tích một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ quy định về tội rửa tiền dựa trên BLHS

Việt Nam năm 2015 (sửa đổi bỗ sung năm 2017) và các van đề liên quan đến tội rửa tiền (định nghĩa hành vi rửa tiền, quy trình rửa tiền, khái niệm tội rửa tiền, cơ sở quy định tội rửa tiền) bám sát với tình hình thực tế, đề từ đó có những so sánh mang tính cập nhật giữa quy định của BLHS về tội rửa tiền với chuẩn mực quốc tế và pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới.

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu của công trình nghiên cứu là nhằm làm sáng tỏ một số vẫn đề lý luận cơ bản về hành vi rửa tiền, tội rửa tiền, phân tích cụ thể về cơ sở quy định tội rửa tiền; nghiên cứu quy định mới nhất về tội phạm rửa tiền được nêu tại BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đổi b6 sung năm 2017 về tội rửa tiền; chỉ ra, phân tích, đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định về tội rửa tiền của BLHS Việt Nam năm 2015 với pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự một số quốc gia.

Trên cơ sở những phân tích, so sánh trên, đề tài nghiên cứu sẽ chỉ ra một số điểm mà Việt Nam đã thực hiện được so với các chuẩn mực quốc tế ké từ khi BLHS Việt Nam năm 2015 sửa đôi bé sung năm 2017 được ban hành Bên cạnh đó, nghiên cứu làm rõ

* https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/13685201011010182/full/html, truy cập ngày 25/7/2020.

Trang 14

những mặt còn thiếu sót trong quy định về tội rửa tiền, từ đó rút ra những kinh nghiệm lập pháp dé bổ sung và hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý về tội rửa tiền trong BLHS Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm rửa tiền.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu

Thứ nhất, đề tài nghiên cứu quy định về những vấn đề lý luận của tội rửa tiền Theo đó, đề tài phân tích và đưa ra định nghĩa về hành vi rửa tiền, mô tả quy trình rửa tiền và nguyên nhân, cách thức tiễn hành; đưa ra khái niệm về tội rửa tiền dựa trên cơ sở khái niệm rửa tiền và BLHS năm 2015 và cuối cùng phân tích cơ sở quy định tội rửa tiền từ ba

phương diện đó là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.

Thứ hai, đề tài nghiên cứu quy định về tội rửa tiền trong BLHS năm 2015 thông qua việc phân tích cau thành tội phạm cơ bản, hình phat và tình tiết định khung.

Thứ ba, đề tài nghiên cứu về quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước về tội rửa tiền Cụ thể, đối với pháp luật quốc tế, đề tài tập trung nghiên cứu quy định trong các Công ước quốc tế liên quan đến phòng chống tội phạm rửa tiền mà Việt Nam là thành viên và khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về phòng chống rửa tiền Bên cạnh đó, đề tài lựa chọn nghiên cứu quy định về tội rửa tiền trong pháp luật hình sự của ba quốc gia Trung Quốc, Nga và Đức.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian, tiến hành thu thập và nghiên cứu số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân tối cao và Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư Pháp từ năm 2010 đến năm 2016 và một số vụ án hình sự về tội rửa tiền tại Việt Nam trong ba năm gan day.

Về không gian, dé tai nghiên cứu tông hợp số liệu trên phạm vi toàn quốc 5 Cách tiếp cận

Đề tài tiếp cận các vẫn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:

- Tiếp cận từ góc độ lý luận về khái niệm hành vi rửa tiền, tội phạm rửa tiền, cơ sở quy định tội phạm rửa tiền.

Trang 15

- Tiếp cận từ góc độ pháp lý các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới.

- Tiép cận từ góc độ thực tiến tinh hình tội phạm rửa tiền xảy ra trên thế gidi va

Việt Nam.

- Tiếp cận từ góc độ so sánh luật giữa BLHS Việt Nam với quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự của một số quốc gia quy định về tội phạm rửa tiền.

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: hệ thống, phân tích, tổng hop, thống kê, so sánh, bình luận, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu trong từng chương của đề tài mà các phương pháp được vận dụng linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với nhau dé thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu dé tài Cụ thé:

- Phương pháp hệ thong, phân tích, tong hợp, bình luận : các phương pháp này được sử dụng để làm rõ các van đề chung về tội rửa tiền tại Chương I bao gồm khái nệm về hành vi rửa tiền và tội phạm rửa tiền; cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của quy định về tội rửa tiền Tại phần cơ sở thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh, bình luận được sử dụng nhiều hơn cả khi đưa ra hàng loạt các số liệu thực tế, mang tính cập nhật tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.

- Phương pháp phân tích, bình luận là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu tại Chương II dé làm rõ quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 về tội rửa tiền.

- Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, bình luận, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch được sử dung trong Chương III nhằm làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt giữa BLHS Việt Nam năm 2015 với pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia, từ đó thay được những điểm mà Việt Nam đã thực hiện được hoặc chưa thực hiện được nhằm rút ra bài học, khắc phục những thiếu sót trong BLHS, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng chống tội phạm rửa tiền.

Trang 16

CHUONG I NHUNG VAN DE LY LUAN VE TOI RUA TIEN 1 Khai niệm rửa tiền

1.1 Định nghĩa

"Rửa tiền" ngày nay là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với đời sống kinh tế quốc tế cũng như trong lĩnh vực pháp luật Hiện tượng này ngày càng diễn ra phố biến ở nhiều quốc gia, vì vậy việc đưa ra một định nghĩa cụ thé sẽ giúp các co quan chức năng cũng như chính phủ các nước nhận diện được đầy đủ về rửa tiền dù được che giấu dưới

các hình thức khác nhau, từ đó tìm ra giải pháp ngăn chặn, mang lại lợi ích to lớn cho

kinh tế, xã hội, chính trị của mỗi quốc gia và trên toàn thế gidi.

Theo nghĩa thông thường, "rửa" được hiểu là việc làm sạch một hoặc một số đối tượng bị bám ban Tuy nhiên đối với "tiền" thì hoạt động làm sạch không còn mang nét nghĩa thông thường Thứ nhất, tính chất của đối tượng cần được làm sạch thông thường và tiền cần được làm sạch là khác nhau, theo đó, rửa tiền được thực hiện đối với các khoản thu nhập có nguồn gốc bất hợp pháp Thứ hai, cách thức làm sạch cũng có sự khác biệt Đề làm sạch tiền cần phải trải qua các công đoạn phức tạp, có thé được thực hiện ở

trong nước hoặc nước ngoài Thứ ba, khác với mục đích tích cực của hoạt động làm sạch

thông thường, rửa tiền nhằm mục đích ngụy trang, che giấu nguồn gốc phi pháp của tài sản, từ đó tiếp tục sử dụng nguồn tài sản cho các mục đích bất hợp pháp khác Nguyên nhân của rửa tiền xuất phát từ vai trò của đồng tiền trong đời sống xã hội, nó biểu hiện một lượng giá tri nhất định, được sử dụng là công cụ trong giao thương, buôn bán, đem lại lợi ích vật chất cho chủ sở hữu Nhưng theo nguyên tắc và đạo luật của các quốc gia, các khoản thu bắt hợp pháp sẽ đương nhiên bị tịch thu, do vậy để qua mặt các cơ quan chức năng, tội phạm tiến hành rửa tiền để che giấu nguồn gốc phi pháp đó.

Rửa tiền dan được các quốc gia, các cơ quan, tổ chức quốc tế tiếp cận dưới nhiều phương diện khác nhau nhưng bản chất của rửa tiền vẫn được hiểu một cách tương đối thống nhất Định nghĩa về rửa tiền dễ dàng được tìm thấy trong nhiều cuốn từ điển (bao gồm cả từ điển pháp luật); trên nhiều trang mạng chính thức của các cơ quan, tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và pháp luật; trong nhiều bài viết trên các sách, báo pháp lý và đặc biệt trong nhiều văn bản pháp luật của quốc tế và quốc gia.

Trang 17

Theo cuôn từ điên Oxford Learner's Dictionaries, rửa tiên được hiéu là "tội phạm

mà theo đó vận chuyên các khoản tiên bât hợp pháp vào các ngân hàng nước ngoài hay

các pháp nhân thương mại, từ đó gây khó khăn cho việc xác định nguôn gôc của nguôn

tiền"Š Hay trên trang Legal Dictionary, định nghĩa rửa tiền được dé cập là "chuỗi các giao dịch tài chính nhăm mục đích chuyên đôi các khoản thu lợi bất chính thành các khoản tiền "6 Còn trong cuốn từ điển luật Black's Law Dictionary thì rửa

hay tai sản hợp pháp khác

tiền là "hành vi chuyền tiền có được một cách bat hợp pháp tới những người hoặc tài khoản hợp pháp khác dé nguồn gốc của tiền đó không thé bị phát hiện ra"” Cả ba định nghĩa nêu trên đều phản ánh bản chất của rửa tiền là các dạng hành vi tác động lên các khoản tiền hoặc tài sản có được từ việc phạm tội, nhằm che giấu, ngụy trang nguồn gốc bat hợp pháp của chúng, từ đó hợp pháp hóa nguôn tiền hoặc tài sản đó Tuy nhiên, phạm vi của các định nghĩa trên còn tương đối hẹp khi mới nhìn nhận rửa tiền đưới góc độ tài chính, với hành vi tác động lên tiền chủ yêu thông qua các giao dich tài chính.

Về phía các cơ quan, tô chức quốc tế, định nghĩa rửa tiền cũng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc nhằm tim ra giải pháp hữu hiệu để phòng chống loại tội vi phạm này Trong bai báo đầu tiên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) về chống rửa tiền, tổ chức này đã nêu ngắn gọn định nghĩa về rửa tiền nhưng vẫn dưới góc độ về tài chính, đó là "việc phân phối tiền mặt hoặc các khoản tiền khác được tạo ra từ các hoạt động bất hợp pháp thông qua các tổ chức tài chính và doanh nghiệp hợp pháp để che giấu nguồn tiền"Š Khác với các định nghĩa đã nêu, định nghĩa rửa tiền của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) có phần khái quát hơn khi định nghĩa rửa tiền là "phương pháp mà theo đó những người phạm tội che đậy nguồn góc bat hợp pháp của tài sản của họ và bảo vệ những cơ sở cho quyền tài sản của họ, dé tránh sự nghi ngờ của cơ quan thực thi pháp luật và ngăn chặn việc để lại những dấu vết có thê trở

thành bằng chứng buộc tdi" UNODC không nêu cụ thé các phương pháp tiễn hành rửa

tiên mà đê cao mục đích của việc thực hiện các phương pháp đó Tô chức cảnh sát hình sự

Shttps://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/money-laundering, truy cập ngày 31/1/2020.Shttps://legaldictionary.net/money-laundering/, truy cập ngày 31/1/2020.

7 Bryan A Garner (chủ biên), Black's Law Dictionary, tái bản lần thứ 7, Nxb West Group 1999, tr.889.

8 IFAC (2004), Anti-Money Laundering, ISBN: 1-931949-29-8, Nxb IFAC, tr 4.

https://www.ifac.org/system/files/publications/files/anti-money-laundering-2n.pdf, truy cập ngày 31/1/2020.? UNODC, Introduction to money-laundering,

https:/www.unodc.org/unodc/en/money-laundering/introduction.html?ref=menuside, truy cập ngày 31/1/2020.

Trang 18

quốc tế (INTERPOL) cũng có cách định nghĩa tương tự về rửa tiền đó là "hành vi che giấu, ngụy trang thông tin của số tiền thu được bất hợp pháp để chúng có vẻ như có nguồn gốc hợp pháp"!? Cũng như vậy, Lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền (FATF), với mục tiêu thiết lập các tiêu chuẩn và thúc day thực thi hiệu quả các biện pháp pháp lý, quy định và hoạt động để chống rửa tiền, đã đưa ra định nghĩa: "Rửa tiền là quá trình xử lý các khoản tiền do phạm tội mà có để che giấu nguồn gốc bat hợp pháp của chung"!! Như vậy, dù phạm vi của các định nghĩa có sự khác nhau nhưng các định nghĩa này đều

đảm bảo sự nhât quán trong việc phản ánh bản chât của rửa tiên.

Rửa tiền cũng là một trong các chủ đề "nóng" được phản ánh trong nhiều bài viết trên các sách, báo pháp lý Tại một bài viết của Nigel Morris-Cotterill trên trang web riêng của mình, người đứng đầu mạng lưới chống rửa tiền!” đã có nhận định "rửa tiền là một quá trình theo đó tội phạm tạo ra sự đánh lừa rằng số tiền họ đang chi tiêu thực sự là

của họ"!3, Cách định nghĩa của Nigel Morris có có sự khác biệt so với định nghĩa trong từ

điển hay của các cơ quan, tô chức quốc tế, nhưng bản chất của rửa tiền vẫn không đổi Theo đó, số tiền mà tội phạm sử dụng chính là tiền do phạm tội mà có và việc "đánh lừa" chính là dé hướng tới mục đích che giấu, ngụy trang nguồn gốc phi pháp của tiền Còn trong cuốn “The Fight against Money Laundering” (2004), rửa tiền được định nghĩa là

"cách thức của tội phạm cô gang dam bao rang, cudi cùng, tội phạm có thé sử dụng một

cách hợp pháp tiền, tài sản do phạm tội mà có Yêu cầu bắt buộc đó là tội phạm ngụy trang nguồn gốc của số tiền phi pháp của mình dé tránh bị phát hiện và nguy cơ bị truy tố khi đưa số tiền vào sử dụng Rửa tiền về cơ bản bao gồm một chuỗi các giao dịch được dùng để ngụy trang nguồn gốc của tài sản"!* Định nghĩa rửa tiền cũng được tim thấy trong cuốn sách "Money Laundering: A Guide for Criminal Investigators" (2006), đó là "việc sử dụng tiền do phạm tội mà có băng cách che giấu danh tính của cá nhân, người

năm giữ sô tiên và chuyên đôi chúng thành các tài sản có vẻ hợp pháp Đơn giản hơn có

'Ohttps://www.interpol.int/Crimes/Financial-crime/Money-laundering, truy cập ngày 31/1/2020.

' FATE, "What is money laundering?" ,https://www.fatf-gafi.org/faq/moneylaundering/, truy cập ngày 1/2/2020.

'2 Mạng lưới chống rửa tiền (The Anti Money Laundering Network) là một nhóm các công ty quốc tế được thành lập

với mục đích duy nhất là nghiên cứu và phô biến thông tin liên quan đến quản lý rủi ro về rửa tiền và tuân thủ.'3 Nigel Morris-Cotterill, "What is money laundering?", https://www.antimoneylaundering.net/public/Counter-Money_ Laundering/what-money-laundering, truy cập ngày 1/2/2020.

14 John McDowell (2001), "The consequences of Money Laundering and Financial Crime", The Fight against MoneyLaundering, Number 2, Volume 6, An Electric Journal of the U.S Department of State, p.6.

Trang 19

thé nói rằng rửa tiền là một quá trình làm "tiền ban" trở nên có vẻ "sạch""!Š, Hay trong cuốn "Money Laundering: A coneise Guide for All Business" (2009), tác giả đã định nghĩa "rửa tiền được coi là một quá trình mà tội phạm cố gắng dé che đậy nguồn gốc và quyền sở hữu đối với khoản tiền thu được từ các hành vi phạm tội Mục đích là dé giữ lại quyền kiểm soát của họ đối với số tiền thu được và cuối cùng dé hình thành một vỏ boc hợp pháp cho tiền và tài san của họ"!5, Các định nghĩa về rửa tiền nêu trên vẫn mang tính khái quát nhưng cũng không làm mất di sự thống nhất trong việc thể hiện ban chất của rửa tiền Đồng thời, có thé dễ dàng nhận thấy, rửa tiền đang dần được tiếp nhận dưới dạng là một quá trình với loạt các hành vi nhăm hướng đến mục đích che giấu, hợp pháp hóa tiền,

tài sản do phạm tội mà có.

Đối với pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia trong đó có Việt Nam, trong tình hình mà rửa tiền diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp, các điều ước quốc tế về phòng chống tội phạm nói chung và các văn bản pháp luật của các quốc gia đều có những điều khoản quy định về rửa tiền cũng như phòng chống rửa tiền.

Từ góc độ pháp luật quốc tế, điển hình có thể đề cập tới Công ước Viên năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần và Công ước Palermo năm 2000 về chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia Công ước Viên năm 1988 mặc dù không đề cập trực tiếp đến thuật ngữ rửa tiền nhưng đã đưa ra định nghĩa cụ thê về hành vi và kêu gọi các quốc gia hình sự hóa hành vi này sao cho phù hợp với nguyên tac cơ bản của pháp luật quốc gia!” Công ước Palermo năm 2000 cũng có cách định nghĩa và động thái tương tự'!Š Cụ thé, theo các công ước này, rửa tiền được hiểu là các hoạt động: (1) chuyển đổi hoặc chuyên giao tài sản mà biết tài sản đó do phạm tội mà có!°, nhằm mục đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bat hợp pháp của tài sản, hoặc giúp đỡ bat cứ người nào có liên quan đến hành vi phạm tội để trốn tránh hậu quả pháp lý

!5 John Madinger (2006), Money Laundering: A Guide for Criminal Investigators, tái bản lần 2,Nxb Taylor &

Francis Group, p.6.

'6 Doug Hopton (2009), Money Laundering: A Concise Guide for all Business, tai ban lan 2,Nxb MPG Books, p.1.'7 Điều 3.1.b va điều 3.1.c, Công ước Viên năm 1988.

!8 Điều 6.1, Công ước Palermo năm 2000.

19 "Tai sản có được do phạm tội mà có" theo quy định tai điều 3 Công ước Viên 1988 chỉ là tài sản có được từ các tội

buôn bán, vận chuyển, sản xuất các chất ma túy hoặc các tội phạm khác Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế đã hình thành

quan điểm rằng các tội phạm nguồn của tội rửa tiền cần phải được mở rộng Ví dụ, Công ước Palermo yêu cầu tất cảcác nước thành viên phải áp dụng "giới hạn rộng nhất các tội phạm nguôn”" của tội rửa tiền của Công ước này Haytrong Khuyến nghị của FATF về các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (2012), FATF đã

liệt kê 21 loại hành vi phạm tội phải được đề cập đến trong các tội phạm nguồn của tội rửa tiền.

Trang 20

của hành vi; (2) che giấu hoặc ngụy trang ban chất thực sự, nguồn góc, địa điểm, chuyên nhượng, chuyên dịch hoặc quyền sở hữu hoặc quyên đối với tài sản, biết rang tài sản đó do phạm tội mà có; (3) việc có được, sở hữu, hoặc sử dụng tài sản mà tại thời điểm tiếp nhận biết được rang tài sản do phạm tội mà có; (4) tham gia, cấu kết, hoặc có âm mưu thực hiện tội phạm, cố gắng thực hiện và giúp sức, xúi giục, thúc day và dụ dé người khác phạm bắt kỳ tội nào quy định tại điều này Hai định nghĩa này vẫn thể hiện đầy đủ bản chất của hành vi rửa tiền, nhưng khác với các định nghĩa đã nêu, định nghĩa trong hai văn bản pháp lý quốc tế được đề cập theo hướng cụ thể hóa các dạng hành vi của rửa tiền, phản ánh đầy đủ ý thức chủ quan bao gồm lỗi và mục đích của người phạm tội rửa tiền Đây có thé được xem là những định nghĩa pháp lý quan trọng về tội rửa tiền làm chuẩn

mực cho các quôc gia thành viên khi hình sự hóa hành vi rửa tiên.

Trên cơ sở các Công ước quốc tế nêu trên, nhiều nước đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền, hoặc quy định trực tiếp tội phạm rửa tiền trong BLHS Ví dụ Điều 324 của BLHS Pháp quy định: “rửa tiền là hành vi tạo điều kiện nhằm hợp pháp hóa một cách gian dối về nguồn sốc tài sản, hoặc thu nhập của người phạm tội và đã thu được lợi nhuận trực tiếp, hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội đó”; “rửa tiền cũng là hành vi hỗ trợ cho hoạt động sử dụng, che dấu, hoặc chuyên đôi sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp có được từ tội phạm””° hoặc qua Điều 2 của Luật chống rửa tiền của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2006 quy định về thuật ngữ chống rửa tiền có thé hiểu rửa tiền là “mọi hoạt động, bằng các cách thức khác nhau, nhằm mục đích che đậy, giấu giếm nguồn gốc và bản chất của tiền, tài sản hay khoản lợi có được từ tội phạm về ma túy, tội phạm có tô chức theo kiểu xã hội đen, tội phạm khủng bố, tội phạm buôn lậu, tội phạm tham nhũng hoặc hối lộ, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý tài chính, tội phạm gian lận tài chính

v.v 55c,

Với tư cách là thành viên của các Công ước nêu trên, Việt Nam đã và đang thêhiện trách nhiệm của mình trong việc nội luật hóa các quy định của công ước trong vân đê

phòng chống rửa tiền Rửa tiền đã được hình sự hóa và quy định tại điều 324 BLHS năm

20 “Tập huấn về dau tranh phòng, chống tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”, Nhà Pháp luật Việt —Pháp từ ngày 19 — 27/11/2007, tr 38, trích trong tài liệu: Nguyễn Minh Khuê, Kiều Thị Hảo (2011), “Nghiên cứunhững giải pháp pháp lý về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”, Báo cáo phúc trình détài nghiên cứu khoa học cấp sở, Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư Pháp, Hà Nội, tr.6.

2! Nguyễn Ngọc Minh, “Một số nội dung cơ bản trong Luật chống rửa tiền của nước Cộng hòa nhân dân TrungHoa”, trích trong tài liệu: Nguyễn Minh Khuê, Kiều Thi Hảo (2011), T1đd chú thích 17, tr.7.

Trang 21

2015 (được sửa đôi, bố sung bởi Luật sửa đổi, bỗổ sung một số điều của BLHS năm 2017) và được định nghĩa theo hướng liệt kê các hành vi, cụ thé:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dich tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhăm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà

có hoặc biết hay có cơ sở dé biệt là do người khác phạm tội mà có;

b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh

doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giâu thông tin vé nguôn gôc, ban chat thực su, vi trí, quá trình di chuyênhoặc quyên sở hữu đôi với tiên, tai sản do mình phạm tội mà có hoặc biệt hay có cơ sở đêbiệt là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các diém a, b và c khoản này đôivới tiên, tai sản biệt là có được từ việc chuyên dịch, chuyên nhượng, chuyên đôi tiên, tàisản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

Như đã đề cập, xuất phát từ các nguyên tắc và đạo luật của các quốc gia đều quy định việc tịch thu, xử lý những tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, vậy nên sau khi chiếm hữu hay có được tiền, tài sản từ việc thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm sẽ có tâm lý tìm cách dé tiếp tục sử dụng tiền, tài sản đó và rửa tiền chính là công đoạn dé hiện thực hóa mục tiêu này Tóm lại, xét về bản chất, "rửa tiền" dùng dé chỉ tiến trình tội phạm làm mat di nguồn gốc bất hop pháp của tiền, tài sản, hay nói cách khác, đó là một quá trình với loạt các hành vi tác động lên tiền, tài sản đo phạm tội mà có, nham nguy trang, che giấu hoặc giảm sự nghi ngờ về nguồn gốc phi pháp của tiền, tài sản đó Ly do nên nhìn nhận rửa tiền đưới dang một quá trình là bởi thực tế đã chứng minh, dé loại bỏ tối đa nguồn gốc phi pháp của tiền, tài sản, tội phạm có xu hướng thực hiện nhiều hành vi hoặc thực hiện nhiều lần một trong các hành vi được đề cập trong Công ước hay Bộ luật Hình sự Việt Nam Từ đó, nếu trót lọt, tội phạm đạt được mục đích cuối cùng đó là hợp pháp hóa tài

sản phi pháp và đưa vào lưu thông trong đời sống kinh tế - xã hội.

Trang 22

Qua việc tìm hiêu các quan điêm khoa học của các nhà nghiên cứu, các tô chứcquôc tê vê rửa tiên cùng với quy định của pháp luật quôc tê và luật hình sự Việt Nam hiệnhành, nhóm tác gia đưa ra định nghĩa vê rửa tiên như sau:

Rửa tiên là một qua trình với loạt các hành vi nguy hiém cho xã hội của ca nhânhay tô chức, tác động trực tiép hoặc giản tiép lên tiên, tài sản do phạm tội mà có, nhăm

cô ý che giấu nguôn gốc phi pháp và hợp pháp hóa tiền, tài sản do 1.2 Quy trình rửa tiền

Về cơ bản, quy trình rửa tiền được thừa nhận bao gồm ba giai đoạn: Giai đoạn sắp đặt; giai đoạn sắp lớp và giai đoạn hòa nhập Tuy nhiên trên thực tế, trong một số trường hợp, các giai đoạn nay có thê xảy ra đồng thời??hoặc một giai đoạn có thé được tiến hành với nhiều cách thức, thủ đoạn phức tạp hơn Và dé thực hiện các giai đoạn trên, tội phạm cần thông qua một hệ thống giao dịch cụ thể đó là: hệ thống giao dịch tiền mặt hoặc hệ thống giao dịch kinh doanh hoặc đồng thời thực hiện trên cả hai hệ thống và mỗi hệ thống giao dịch lại có những tác hại và lợi ích riêng đối với tội phạm rửa tiền?3 Như vậy, dé tận dụng tối đa ưu điểm đồng thời khác phục triệt để bất cập của cả hai hệ thống giao dịch, tội phạm rửa tiền thường có xu hướng thực hiện hành vi phạm tội trên cả hai hệ thống, nhằm tăng mức độ phức tạp của hành vi và đạt được mục đích che giấu nguồn gốc phi pháp của tiền, tài sản.

1.2.1 Giai đoạn sắp đặt (Placement)

Giai đoạn sắp đặt là giai đoạn mà ở đó tội phạm tập hợp các nguồn tiền do phạm tội mà có, chia nhỏ và bồ trí các quỹ đó vào hệ thống tài chính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Mục đích của tội phạm là cách li các khoản tiền khỏi mối quan hệ trực thuộc với hành vi của tội phạm nguồn, tạo tiền dé cho việc loại bỏ nguồn gốc phi pháp của tiền, tài

sản ở các giai đoạn tiép theo.

Có ba nguyên nhân chính mà tội phạm buộc phải tiến hành giai đoạn này Thứ nhất, hệ thống tài chính với mạng lưới các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, tổ

7 Christine Jojarth (2013), "Transnational Issues of Organised Crime", Transnational Organized Crime: Analyses ofa Global Challenge to Democracy, Nxb Transcript Verlag, tr.21.

23 John Madinger (2006), Money Laundering: A Guide for Criminal Investigators, tai bản lần 2, Nxb Taylor &

Francis Group, tr.8.

Trang 23

chức tiết kiệm và cho vay, bao hiểm ) và thị trường tài chính (thị trường cô phiếu, trái phiếu) mà trên đó các cá nhân, t6 chức mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác nhau (tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc, cô phiếu, trái phiếu) có liên quan đến việc chuyển tiền, vay và cho vay von‘, sẽ giúp tiền dé dang được lưu thông, chuyên đổi nhiều lần, sử dụng vào mục đích này hay mục đích khác, tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm che giấu nguồn gốc phi pháp cũng như hợp pháp hóa nguôn tiền, tài sản đó Thứ hai, tài sản phi pháp mà tội phạm có được thường ở dạng tiền mặt với số lượng lớn gây cản trở trong việc cất trữ và đặc biệt trong việc thực hiện các giao dịch nhằm mục đích loại bỏ nguồn gốc bat hợp pháp Lý do là bởi ở các quốc gia thường yêu cầu phải báo cáo các giao dịch tiền mặt khi vượt một ngưỡng nao đó, ví dụ ở Việt Nam là 300 triệu đồng? hay ở Hoa Kỳ là 10 nghìn đô la?9 Vì vậy, việc bố tri, chia nhỏ số tiền mặt và gửi vào các định chế tài chính sẽ hạn chế được sự nghi ngờ của cơ quan chức năng Thứ ba, một khi được các trung gian tài chính thừa nhận thì các khoản tiền, tài sản có thé sẽ được nhìn nhận dưới vỏ bọc hợp pháp, đồng nghĩa với việc tội phạm đã hoàn thành xong một bước trong việc tạo một khoảng cách nhất định giữa tiền, tài sản và nguồn gốc của chúng, giảm thiểu sự chú ý từ

phía các cơ quan có thâm quyên.

Tuy nhiên, với một lượng tiền lớn, tội phạm sẽ cần thực hiện nhiều giao dịch tài chính nhỏ (dưới ngưỡng quy định cần phải báo cáo) dé đưa toàn bộ lượng tiền đó vào hệ thống tài chính mà không phải báo cáo Song, nếu chỉ đơn thuần chuyển tiền vào các tổ chức tài chính với mức nhất định sẽ làm nảy sinh hai bất cập: (1) lượng tiền bị hạn chế; (2) việc thực hiện nhiều lần các giao dịch tương tự trong một khoảng thời gian cũng không thể tránh khỏi sự nghi ngờ từ các cơ quan chức năng Do đó, tội phạm rửa tiền tạo ra thêm nhiều các cách thức và thủ đoạn khác nhau dé thực hiện trong giai đoạn này Có thé kế đến các hành vi như: vận chuyên trái phép tiền tệ qua biên giới”; rửa tiền thông qua hoạt động tín dụng (sử dụng tài sản có nguồn gốc bat hợp pháp dé thé chấp cho ngân hàng hoặc chúng sử dụng tiền có được từ hoạt động bất hợp pháp để trả nợ các khoản vay

*4https://vietnamfinance vn/he-thong-tai-chinh-la-gi-cac-thanh-phan-chinh-cua-he-thong-tai-chinh-20180504224209951.htm, truy cập ngày 14/2/2020.

5 Theo Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao

dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

?6https://ndh.vn/tien-te/vach-mat-11-chieu-tro-ma-quai-cua-toi-pham-rua-tien-1117552.html, truy cập ngày14/2/2020.

“"https://ndh.vn/tien-te/vach-maf- 1 1-chieu-tro-ma-quai-cua-toi-pham-rua-tien-1117552.html, truy cập ngày14/2/2020.

Trang 24

ngân hang)’; mua tài sản có giá trị lớn, chứng khoán hay hợp đồng bảo hiểm từ nguồn tiền, tài sản bất hợp pháp, sau đó bán và yêu cầu được thanh toán bằng séc dé nộp ngân hàng hoặc chuyền khoản nhằm tránh bị báo cáo”? và cách thức tiêu biểu cuối cùng có thê đề cập đến đó là tội phạm tiễn hành rửa tiền thông qua hoạt động casino hoặc vui chơi

giải trí có thưởng”°.

Đối với tội phạm rửa tiền thì đây là giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất khi phải cần trọng vượt qua các rào cản kỹ thuật ban đầu phòng chống rửa tiền Hơn nữa, ở giai đoạn này, nguồn gốc phi pháp của tiền, tài sản vẫn còn rất rõ ràng nên dé bị các cơ quan chức năng chú ý đến Ngược lại, đối với các cơ quan chức năng thì đây là giai đoạn có thê tiếp cận gần nhất với các thông tin về nguồn gốc thực sự của các khoản thu bất hợp pháp do đó sẽ rất thuận lợi cho công tác điều tra, thu thập chứng cứ, nhận biết bản chất các hành vi ở các giai đoạn tiếp theo.

1.2.2 Giai đoạn sắp lớp (Layering)

Giai đoạn thứ hai của rửa tiền xảy ra sau khi những khoản tiền, tài sản phi pháp đã được đưa vào hệ thống tài chính Tại thời điểm này, tội phạm thực hiện nhiều giao dịch tài chính phức tạp, khiến cho đồng tiền được xoay vòng nhiều lần, nhằm tiếp tục làm mờ đi mối liên hệ giữa các khoản tiền nhỏ đã được bố trí trong các tô chức tài chính với nguồn góc phi pháp của chúng, đồng thời che mắt các cơ quan giám sát, kiểm tra, gây khó khăn cho họ trong việc lần ra dấu vết của chúng Đây được xem là giai đoạn phức tạp và tỉnh vi nhất vì các giao dịch được thực hiện liên tiếp nhau và phạm vi các giao dịch đa phan mang yếu tô quốc tế, liên quan đến nhiều quốc gia nên rất khó để điều tra và kiểm

Tội phạm thực hiện giai đoạn này bởi hai nguyên nhân chính Thứ nhất, nếu chỉ dừng lại ở giai đoạn sắp đặt thì khoảng cách giữa các quỹ đã được bồ trí trong hệ thong tài chính với nguồn gốc phi pháp vẫn còn tương đối gần kè, dẫn đến khả năng bị phát hiện bởi các cơ quan chức năng là khá cao Thứ hai, thực tế đã chứng minh, lượng tiền cần bố trí của tội phạm không chỉ dừng lại ở đó mà chúng còn nhiều hơn thế những khoản tiền

**https://people.exeter.ac.uk/watupman/undergrad/ron/methods%20and%20stages.htm, truy cập ngày 14/2/2020.>%https://ndh.vn/tien-te/vach-mat-11-chieu-tro-ma-quai-cua-toi-pham-rua-tien-1117552.html, truy cập ngày

15/2/2020.

Trang 25

can sap dat dé dua vao hé thống tài chính, hay nói cách khác, một tài khoản có thể được chúng sử dụng nhiều lần để bố trí các khoản tiền phi pháp khác Giả sử nếu sau khi các khoản tiền đó được chuyên vào tài khoản mà tài khoản bị phát hiện thì toàn bộ các khoản tiền có thể bị tịch thu Do đó, cần thiết phải trang bị cho mỗi khoản tiền thêm nhiều vỏ bọc hợp pháp bằng cách luân chuyền nhiều lần, thậm chí tạo chứng từ giả dé gây nhằm

lân cho cơ quan điêu tra trong việc kêt nôi chúng với các hành vi phạm tội.

Giai đoạn này diễn ra với việc thực hiện một loạt các giao dịch nhưng về cơ bản gồm một số các hành vi sau?! Trước hết, tội phạm tiếp tục chia nhỏ các khoản tiền trong tài khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền đến các tài khoản ở tổ chức tài chính khác, gây khó khăn cho việc theo dõi dấu vết bởi các tổ chức tài chính có thé từ chối cung cấp cho cơ quan điều tra các thông tin liên quan đến chủ tài khoản Tội phạm cũng có thé chuyền các phần tiền khác đến tài khoản tại các quốc gia có hoạt động phát hiện, phòng chống rửa tiền còn yếu kém hoặc tại nơi có sự tiếp tay từ ngay chính các nhân viên ngân hàng Một cách thức khác cũng thường xuyên được sử dụng đó là chuyền tiền nhiều lần giữa các ngân hàng với lượng tiền khác nhau để tạo dựng lòng tin về các giao dịch hợp

pháp từ phía cơ quan chức năng.

Bên cạnh việc thực hiện các giao dịch qua hệ thống tài chính, tội phạm rửa tiền hiện này còn có xu hướng thực hiện các giao dịch bên ngoài hệ thống này, ví dụ là tại các hệ thống giao dịch thay thế, hoạt động dựa trên cơ sở niềm tin trên, cụ thể các nhà môi giới sắp xếp chuyền tiền từ một người hoặc một địa điểm đến người khác hoặc địa điểm khác mà không có bat kỳ sự trao đổi tiền mặt trực tiếp nào hoặc bất kỳ hồ sơ nao được tạo ra” Một cách thức khác dé tội phạm chuyền dịch tiền mặt đó là buôn lậu qua biên giới hoặc chúng cũng có thé mua các mặt hàng có giá trị lớn, sau đó bán lại.Hành động này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm tạo dựng lòng tin đối với người xung quanh hoặc cơ quan pháp luật để tránh bị nghi ngờ?.

1.2.3 Giai doan hòa nhập (Integration)

3!http://inancialcrimes.com/fighting-money-laundering-layering-stage/, truy cập ngày 15/2/2020.

3 Marin Ivezic, Fighting money laundering at the layering stage, https://ivezic.com/financial-crime/money-laundering-layering/, truy cap ngay 15/2/2020.

3https://ndh.vn/tien-te/vach-mat-11-chieu-tro-ma-quai-cua-toi-pham-rua-tien-1117552.html truy cập ngày15/2/2020.

Trang 26

Giai đoạn hòa nhập là giai đoạn cuối cùng của quy trình rửa tiền và cũng là giai đoạn khó khăn nhất đối với các cơ quan có thâm quyên trong việc phát hiện tội phạm rửa tiền Ở giai đoạn này, tội phạm đưa các khoản tiền tài sản có được từ giai đoạn sắp lớp trở lại nền kinh tế chính thống thông qua việc thực hiện các khoản đầu tư và mua hàng hóa có giá trị lớn“ Sau đó, chúng thu lại những khoản tiền đã được "làm sạch" bang các phương thức tưởng chừng là hợp pháp Ví dụ tội phạm có nguồn thu nhập từ tiền lương nhưng thực chất tiền lương đó đến từ doanh nghiệp mà tội phạm thành lập bằng các khoản tiền

phi pháp được làm sạch.

Một số hành vi được thực hiện trong giai đoạn nay có thé kế đến như: dau tư thành

lập công ty "bình phong"? hoặc công ty "vỏ bọc"Š”;sử dụng hóa đơn giả; xuất hóa đơn

với giá trị thấp hơn hay cao hon giá trị của hàng hóa, dịch vụ; vận chuyền hàng hóa thực tế với số lượng nhiều hơn hoặc ít so với hóa đơn; ký hợp đồng đặt mua hàng sau đó hủy hợp đồng?Š hoặc tội phạm cũng có thé đưa tiền quay trở lại nền kinh tế băng cách thực

hiện các giao dịch mua bán hàng hóa có giá trị lớn nhân danh chính mình””.

Đối với các cơ quan điều tra thì đây là giai đoạn khó khăn nhất để phát hiện hành vi rửa tiền Bởi các khoản tiền, dù bản chất vẫn là bất hợp pháp, nhưng đã được đưa vào nên kinh tế chính thống thông qua một loạt các giao dịch ké từ giai đoạn sắp đặt cho tới giai đoạn hòa nhập Việc phát hiện và lần theo dấu vết từng giao dịch là vô cùng khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí Hơn nữa, các khoản tiền đến thời điểm này thậm chí có thé kê khai, giải trình được khi phải nộp thuế vì mối liên hệ giữa chúng và nguồn gốc phi pháp gần như được xóa bỏ, thay vào đó là những nguồn hợp pháp được tạo ra từ kết

quả của quá trình rửa tiên.

2 Khái niệm tội rửa tiên

3“https://upscbuddy.com/money-laundering-and-its-prevention/, truy cập ngày 15/2/2020.

3'https://www.engageinlearning.com/fag/compliance/anti-money-laundering/at-which-stage-is-money-laundering-easy-to-detect/, truy cập ngày 15/2/2020.

36Céng ty "bình phong” là một thực thê được thành lập hợp pháp, nhưng hoạt động của công ty không nhằm thực

hiện các chức năng vôn có mà nhằm mục đích rửa các nguồn tiền bat chính Tội phạm rửa tiền có thé sử dụng dang

công ty này đề cung cấp cho bản thân chúng một quy trình rửa tiền thông qua các giao dịch với vẻ ngoài hợp pháp.

37“Công ty "vỏ bọc" là một thực thể được thành lập hợp pháp tại một quốc gia nhưng hoạt động chính của chúng lạiđược tiến hành tại quốc gia hoặc vùng lãnh thé khác Dạng công ty này có thé được tội phạm sử dụng dé mua bán tàisản và số tiền có được từ việc bán tài sản sẽ được coi là hợp pháp.

38https://ndh.vn/tien-te/vach-mat-11-chieu-tro-ma-quai-cua-toi-pham-rua-tien-1117552.html, truy cập ngày15/2/2020.

3https://www.moneycrashers.com/money-laundering-examples-schemes-regulations/, truy cập ngày 15/2/2020.

Trang 27

2.1 Định nghĩa

Vì bản chất gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi, rửa tiền đã được pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia tội phạm hóa và được thừa nhận trong luật hình sự của các nước Các chủ thé có thé thực hiện tội rửa tiền qua thông qua giao dich tài chính ngân hàng, mua bán bat động san, ký kết hợp đồng giả tạo hay đầu tư kinh doanh để tiến hành rửa tiền Tội rửa tiền được pháp luật quốc tế coi là tội phạm có tính kinh tế và khách thê của tội phạm này được các quốc gia xác định đa dạng trong pháp luật của mình Nhìn chung, loại tội này có thể xâm phạm tới các quan hệ tài sản, quan hệ quản lý kinh tế, quan hệ xã hội về an toàn công cộng, trật tự công cộng

Tội rửa tiền được quy định tại Điều 324 BLHS năm 2015 như sau:

Người nao thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bi phạt tù từ 01 năm đến 05 a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhăm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà

có hoặc biết hay có cơ sở dé biệt là do người khác phạm tội mà có;

b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh

doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giâu thông tin vê nguôn gôc, bản chat thực su, vi trí, quá trình di chuyênhoặc quyên sở hữu đôi với tiên, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biệt hay có cơ sở đêbiệt là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các diém a, b và c khoản này đôivới tiên, tài sản biệt là có được từ việc chuyên dịch, chuyên nhượng, chuyên đôi tiên, tàisản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

Theo đó BLHS không đưa ra định nghĩa về tội rửa tiền mà chỉ liệt kê các nhóm hành vi bị coi là rửa tiền và coi là hành vi phạm tội Dựa theo định nghĩa trong BLHS năm 2015 thì tội phạm là “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật

hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cô ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thé Tổ

Trang 28

quốc, xâm phạm chế độ chính tri, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật

tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tô chức, xâm phạm quyền con ngưỜi, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp

luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.

Từ định nghĩa của BLHS năm 2015, có thé rút ra 5 dấu hiệu chính của tội phạm, đó là: tính nguy hiểm đáng ké cho xã hội; tính có lỗi; tính trái pháp luật hình sự; do chủ thê có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và tính phải chịu phạt Theo đó, tội rửa tiền

đã thê hiện tat cả các đặc điêm nêu trên cua tội phạm nói chung, cụ thê:

Thứ nhất, vê đặc điêm nguy hiém dang kê cho xã hội

Bắt kỳ một hành vi vi phạm nào cũng đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng tội phạm luôn có tính nguy hiểm cho xã hội luôn ở mức độ cao hơn nhiều so với các loại vi phạm pháp luật khác Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính khách quan Dé xác định tinh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chúng ta phải cân nhắc, xem xét, đánh giá một cách toàn diện các yếu tô khách quan sau: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm phạm; Tính chất của hành vi khách quan (phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội); Tính chất, mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra; Tính chất và mức độ lỗi; Động cơ và mục đích phạm tội; Nhân thân người phạm tội; Hoàn cảnh chính trị xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra; Các tình tiết tăng nặng,

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Tội rửa tiền tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của con người, nhưng "rửa tiền" có ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống như kinh tế xã hội, chính trị, an ninh quốc phong , ảnh hưởng đến từng chủ thé trong nền kinh tế và trở thành mối lo ngại của hầu hết các quốc gia trên thế giới Băng những thủ đoạn tinh vi, các băng đảng tội phạm tìm cách tạo một "lý lịch sạch sẽ" cho những đồng tiền bất chính của mình Những hoạt động này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nên kinh tế vĩ mô nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng Sự lưu chuyền các luỗng tiền trong thế giới ngầm gây ra những đột biến trong cầu tiền tệ và bất ổn định lãi suất và tỷ giá hồi đoái; tác động xấu đến hướng đầu tư, chuyển từ các khoản đầu tư can trọng sang đầu tư rủi ro cao làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế; làm giảm tính hiệu quả của các công cụ tiền tệ của Chính phủ, kích thích các hành vi tội phạm kinh tế như trốn thuế, tham

Trang 29

6, mua bán nội gián, gian lận thương mại, tăng tinh bat ôn của nền kinh tế; làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dich hợp pháp, gây mat lòng tin đối với thị trường; làm suy yếu hệ thống ngân hàng tài chính, thậm chí có thể bị thao túng bởi các băng nhóm tội phạm; bóp méo các con số thống kê, gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách và giảm hiệu quả điều tiết của Chính phủ'9.

Khách thé của tội rửa tiền có thé được xác định khác nhau va da dạng trong pháp luật của các nước BLHS Việt Nam xác định khách thê của tội rửa tiền là quan hệ xã hội về an toàn công cộng, trật tự công cộng Trong khi đó, pháp luật hình sự Trung Quốc xếp tội rửa tiền vào nhóm tội phạm xâm hại trật tự quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, hay BLHS CHLB Đức lại xác định khách thé của tội phạm này là các quan hệ tài sản, quan hệ quản lý kinh tế.

Thứ hai, về tính có lỗi

Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi (có tính gây thiệt hại cho xã hội) của mình và đối với hậu qua của hành vi đó, thể hiện dưới dạng cô ý hoặc vô ý'! Người thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu họ có đủ điều kiện dé lựa chọn xử sự khác nhưng vẫn lựa chọn và thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã

hội của mình.

Việc áp dụng hình phạt không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn nhằm mục đích

giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, phòng ngừa tội phạm xảy ra Hình phạt trong pháp luật

hình sự chỉ thật sự có ý nghĩa nếu nó được áp dụng đối với người có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội Còn đối với người không có lỗi thì hình phạt sẽ không phát huy được tác dụng giáo dục “Có lỗi” là dấu hiệu quan trọng của tội phạm và là một nguyên tắc được nhắn mạnh trong luật hình sự.

Ở Việt Nam, người phạm tội rửa tiền được xác định là có lỗi cô ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của minh là nguy hiêm cho xã hội, thay trước hậu

quả của hành vi đó và mong muôn hậu quả xảy ra’ Những người phạm tội rửa tiên déu

nhận thức được đó là tài sản do phạm tội mà có hoặc nhận biệt rõ đó là tài sản có được do

*°htip://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/126, truy cập ngày 25/2/2020.

41 Trường Dai học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb CAND, Hà Nội, tr.60.“http://hinhsu.luatviet.co/loi-trong-luat-hinh-su/n20161028120821888.html, truy cập ngày 25/2/2020.

Trang 30

chuyên dịch, chuyển nhượng, chuyên đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có và với mong muốn hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó Từ đó họ tận dụng những khe hở trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, nhất là pháp luật hình sự, tài chính, ngân hàng và thực hiện các thủ đoạn khác nhau, nhằm tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản bất hợp pháp và

chủ sở hữu những tài sản đó.

Trên thế giới, toi rửa tiền cũng có thé được thực hiện với lỗi vô ý Ví dụ, lỗi vô ý của người thực hiện hành vi rửa tiền được CHLB Đức thừa nhận trong BLHS của mình như sau: “Người nào trong những trường hợp khoản 1 hoặc khoản 2 do khinh suất mà không biết được vật này có nguồn gốc từ một hành vi trái pháp luật đã được nêu trong khoản | thì bị xử phạt với hình phat tự do đến hai năm với hình phạt tiền”.

Thứ ba, về đặc điểm được quy định trong luật hình sự

Việc xác định tội phạm phải được luật hình sự quy định là sự thừa nhận nguyên tắc được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc: “Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm”“* Việc khang định dấu hiệu nay của tội phạm là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế.

Bất kỳ một hành vi nào bị coi là tội phạm cũng đều được quy định trong BLHS Việt Nam Theo Điều 8 BLHS Việt Nam thì hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thé bị coi là tội phạm nếu “ được quy định trong BLHS ” Đặc điểm này cũng đã được pháp điển hoá tại Điều 2 BLHS năm 2015: “Chi người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Thậm chí khoản 2 Điều 7 BLHS Việt Nam lại một lần nữa nhân nguyên tắc này: “Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng ấn treo,

miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng

đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành” Như vậy, tính được quy định trong luật hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là

* Khoản 5 Điều 261 BLHS CHLB Đức.

4 Khoản 2 Điêu 11 Tuyên ngôn toàn thê giới vê nhân quyên của Liên hợp quốc.

Trang 31

tội phạm Một người thực hiện hành vi dù nguy hiểm cho xã hội đến đâu nhưng hành vi

đó chưa được quy định trong BLHS thì không bị coi là tội phạm.

Nguyên tắc này góp phan tao co sở đảm bảo công tác phòng chống tội phạm được thống nhất, tránh tùy tiện và cũng là động lực thúc đây các cơ quan lập pháp phải kịp thời bồ sung, sửa đôi pháp luật quốc gia theo sát sự thay đôi của tình hình tội phạm.

Theo đó, tội rửa tiền cũng không phải một ngoại lệ và đã được quy định rõ ràng, cụ thể tại Điều 324 BLHS Việt Nam năm 2015 Điều 324 BLHS năm 2015 đã liệt kê những hành vi cấu thành tội rửa tiền cùng các hình phạt chính và hình phạt bổ sung Từ đó, các cơ quan lập pháp cần theo sát những biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội, kip thời bé sung, sửa đổi BLHS và đưa ra các chính sách, chế tài phù hợp dé đối phó với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, da dạng và phức tạp của tội phạm nói chung và tội rửa tiền nói riêng.

Thứ tư, về đặc điểm do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện Đây là dau hiệu về chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Chủ thé thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là cá nhân có năng lực TNHS hoặc là pháp nhân

thương mại theo quy định pháp luật.

Đối với chủ thể là cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực TNHS, nghĩa là người đó phải đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của luật và cũng không thuộc trường hợp mat năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi do mắc bệnh Năng lực TNHS là năng lực pháp lý được nhà nước xác định và thê hiện chính sách hình sự của nhà nước.

Đối với chủ thé là pháp nhân thương mại, về thực chất, đây chỉ là chủ thể của TNHS đối với tội phạm do cá nhân thực hiện nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân thương mại như Điều 75 BLHS năm 2015 xác định Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thé là cá nhân“Š Mọi hoạt động của pháp nhân đều được tiến

hành thông qua hành vi của cá nhân“5 Tuy nhiên khi pháp nhân thương mại phải chịu

TNHS về tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện thì pháp nhân

45 Nguyễn Ngọc Hòa (2016), “Khái niệm tội phạm và việc quy định TNHS của pháp nhân thương mại trong BLHS

Việt Nam năm 2015”, Tap chí luật học, s6 2/2016, tr 3.

4 Trường Dai học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tdp 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.114.

Trang 32

thương mai cũng có thể bị coi là đã thực hiện tội phạm và vì vậy, pháp nhân thương mại cũng có thé bị coi là chủ thé thực hiện tội phạm.

Chủ thé thực hiện tội rửa tiền được BLHS Việt Nam xác định là cả cá nhân và pháp nhân thương mại Việc quy định về TNHS của pháp nhân thương mại đối với tội rửa tiền là quy định mới được bồ sung trong BLHS năm 2015 sửa đổi, b6 sung năm 2017 Đây là sự thay đôi hợp lý vì tội phạm này có thể được thực hiện để phục vụ cho mục đích

của cả cá nhân lẫn các pháp nhân thương mại Các loại và các mức hình phạt được đưa ra

tùy vào chủ thể phạm tội và mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội Những hình phạt đối với tội rửa tiền cũng có mục đích như đối với tội phạm nói chung, bao gồm trừng trị những người phạm tội và đồng thời là cải tạo, giáo dục họ.

Thứ năm, về tính phải chịu phạt

Đặc điểm này không được nêu trong khái niệm tội phạm mà nó là một dấu hiệu độc lập có tính quy kết kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính được quy định trong luật hình sự Đây vừa là co sở dé phân hóa tính chịu phạt trong luật vừa là cơ sở dé cá thé hóa hình phạt trong áp dụng luật hình sự Tính chịu phạt được coi là dấu hiệu của

tội phạm vì nó được xác định bởi chính những thuộc tính khách quan bên trong của tộiphạm Chỉ có hành vi phạm tội mới chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt; không có tộiphạm thì cũng không có hình phạt.

Bat cứ hành vi phạm tội nào do tính nguy hiểm cho xã hội cũng đều bị đe dọa phải chịu hình phạt - biện pháp cưỡng chế nhà nước có tính nghiêm khắc nhất.

Với việc thừa nhận TNHS của pháp nhân thương mại, tính chịu phạt không chỉ áp

dụng đối với chủ thé thực hiện tội phạm mà còn đối với pháp nhân thương mại nếu pháp nhân thương mại có quan hệ nhất định với tội phạm và người phạm tội theo quy định của Điều 75 BLHS.

Đối với tội rửa tiền, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định một hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn Lần đầu tiên tại BLHS năm 2015, các chế tài xử lý

không chỉ được đặt ra với cá nhân mà còn được áp dụng với các pháp nhân thương mại.

Hình phạt được áp dụng đối với chủ thể phạm tội là cá nhân bao gồm hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn cùng các hình phạt bổ sung khác như tịch thu một phần hoặc toàn

Trang 33

bộ tài sản; phạt tiền; cam đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Bên cạnh đó BLHS năm 2015 sửa đổi, b6 sung năm 2017 còn đặt ra TNHS đối với pháp nhân thương mại tham gia hoạt động rửa tiền Các hình phạt có thê bị áp dụng đối với chủ thé là pháp nhân thương mại bao gồm phạt tiền; đình chỉ hoạt động (có thời han hoặc vĩnh viễn); cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc

câm huy động vôn trong thời gian nhât định.

Từ định nghĩa mà nhóm tác giả đưa ra về “rửa tiên” và các đặc điêm nêu trên về tộiphạm nói chung và tội rửa tiên nói riêng, có thê đưa ra khái niệm về tội rửa tiên như sau:

lội rửa tiên là hành vi có lôi, trực tiép hoặc giản tiếp che giấu nguồn góc phi phápvà hợp pháp hóa tiên, tài sản do chủ thé có năng lực TNHS phạm tội mà có, gây nguyhiém dang kê cho xã hội, trai pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

2.2 Đặc diém của tội rửa tiên

Từ định nghĩa và tính chat của rửa tiên, có thê rút ra một sô đặc điêm cơ bản cuatội phạm này như sau:

Thứ nhất, rửa tiền là loại tội phạm có tính phái sinh Lí do là bởi loại tội phạm

này luôn đi kèm với những hoạt động phạm tội trước đó hay nói cách khác, chúng có thuộc tính phụ thuộc tự nhiên vào tội phạm nguồn.

Tội phạm nguồn là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi phạm tội đầu tiên, cũng là hành vi phạm tội chính dẫn đến việc thực hiện một hành vi phạm tội khác Đối với tội rửa tiền thì tội phạm nguôn là các tội phạm tạo ra những khoản tiền, tài sản phi pháp, từ đó tat yếu dẫn đến việc thực hiện hành vi rửa tiền Ở các quốc gia, cách quy định về tội phạm nguồn có sự khác nhau do nhóm tội phạm nguồn này tương đối rộng, khó có thể quy định một cách chi tiết và cụ thé Trước kia, theo quy định tại Công ước Viên thì tội phạm nguồn của tội rửa tiền là tội buôn bán, vận chuyền trái phép chat ma túy Tuy nhiên theo thời gian, cộng đồng quốc tế đã nhận thấy nguồn tiền bất hợp pháp được rửa có nguồn gốc từ rất nhiều tội phạm khác nhau, vì vậy, cần thiết phải mở rộng phạm vi tội phạm nguồn của tội rửa tiền Theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về phòng chống rửa tiền (FATF), có 21 loại tội phạm được quy định là tội phạm nguồn của tội rửa

tiên, có thê kê đên như: Khủng bô, tài trợ khủng bô; buôn bán người và đưa người ra nước

Trang 34

ngoài trai phép; tham nhũng: buôn bán trái phép chất ma túy và các chất hướng thần khác; buôn bán vũ khí trái phép; lừa đảo, làm tiền gia 4”.

Tính tất yếu của việc thực hiện hành vi rửa tiền thể hiện ở chỗ: khi có được tiền, tài sản từ tội phạm nguồn, để trốn tránh sự truy lùng của cơ quan chức năng, từ đó tiêu thụ chúng một cách chính đáng, tội phạm buộc phải tìm cách hợp pháp hóa số tiền, tài sản đó thông qua hành vi rửa tiền Do đó, có thé nói nếu không có tội phạm nguồn thì cũng không có tội rửa tiền.

Pháp luật hình sự Việt Nam chưa quy định trực tiếp tội phạm nguồn của tội rửa tiền nhưng nhìn chung BLHS Việt Nam đã nêu ra nguồn gốc bản chất bất hợp pháp của khoản tiền, tài sản là đối tượng của tội rửa tiền Như vậy, về nguyên tắc thì bất kỳ khoản tiền, tài sản nào có nguồn gốc phạm tội đều có thể bị tội phạm tiễn hành rửa tiền và kèm theo đó thì bất cứ hành vi phạm tội nào mà thu được các khoản loi bất chính đều có thé

trở thành tội phạm nguôn của tội rửa tiền.

Thứ hai, đối tượng tác động của tội rửa tiền là tiền, tài sản do phạm tội mà có Tài sản ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, ở mọi hình thức, hữu hình hay vô hình, động sản hay bất động sản, vật chất hay phi vật chất, và toàn bộ giấy tờ có giá trị pháp lý chứng nhận quyền sở hữu hay các lợi ích liên quan đến tài sản đó Đây là loại đối tượng đặc biệt bởi nguồn gốc hình thành của chúng xuất phát từ hệ quả của một hành vi phạm tội Qua một quá trình, các khoản tiền, tài sản này đã dan được các chủ thé biến đổi bản chất của chúng từ chỗ có thể bị tịch thu do nguồn gốc bất hợp pháp tới chỗ trở thành những khối tài sản hợp pháp, có thé sử dung dé dàng Hon thé nữa tiền, tài sản là đối tượng tác động của tội rửa tiền có thể tiếp tục được sử dụng làm nguồn tài chính đầu tư

vào các hoạt động hợp pháp khác với quy mô lớn hơn Như vậy, vô hình chung các hoạt

động phạm tội được tiếp nhận thêm một nguồn kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn và tat

nhiên sẽ trở nên nguy hiém và khó đôi phó hon*®.

* Khuyến nghị của FATF về các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (2012), đã được cập

nhật năm

2019,http://www.fatf-gafi.org/media/fatf/documents/recommendations/pdfs/FATF%20Recommendations%202012.pdf, truy cập ngày13/2/2020.

48 Nguyễn Đức Việt (2014), Tội rửa tiền - so sánh quy định của BLHS Việt Nam với chuẩn mực quốc tế và quy địnhcủa luật hình như một số nước khác, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 12.

Trang 35

Thứ ba, rửa tiền là loại tội phạm có tính kinh tế thê hiện chủ yêu qua hai phương diện: chúng được thực hiện thông qua các giao dịch có liên quan đến tiền, tài sản và bản thân rửa tiền là một dịch vụ với một thị trường độc lập, có cung có cầu và dịch vụ này mang về cho bọn tội phạm những khoản lợi nhuận không lồ.

Xét về phương diện thứ nhất, thực chất tội phạm không chỉ tiễn hành rửa tiền qua các giao dịch tài chính mà có thể là cả các giao dịch khác Theo một tô chức kinh tế quốc tẾ, tài sản có nguồn gốc tội phạm có thể được rửa một cách thành công mà không cần sự hỗ trợ của một thiết chế tài chính Có thê kể đến như việc thực hiện hành vi rửa tiền thông

qua các công ty vỏ bọc hoặc công ty bình phong cùng với các thỏa thuận làm ăn không có

thật Tội phạm sử dụng các công ty này dé trộn lẫn các nguồn tiền phi pháp với tiền hợp pháp của công ty hoặc sử dụng công ty để chuyền tiền qua lại với nhau nhằm tách số tiền có được từ hoạt động bat hợp pháp ra xa nơi chúng thực hiện hành vi phạm tội và nhăm

gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc dựng lại các giao dịch tài

chính hoặc thu hồi tài sản phạm tội Hay tội phạm có thé chuyên tiền mặt qua biên giới, đến các quốc gia có cơ chế phòng chống rửa tiền yếu kém hơn dé hợp pháp hóa nguồn tiền, tài sản do phạm tội mà có, đồng thời tránh được sự truy lùng của cơ quan chức năng Ngoài ra, tội phạm có thê tiễn hành rửa tiền thông qua các giao dịch thương mai (sử dụng hóa đơn giả, xuất hóa đơn không đúng với giá trị thật của hàng hóa ) hay thông qua các hoạt động casino hoặc vui chơi giải trí có thuéng*® Tuy nhiên, thực tế cho thay mỗi năm

có tới hàng trăm tỉ đô la thu được từ hoạt động tội phạm đã được "rửa" thành công thông

qua các thiết chế tài chính Tinh chất của những sản phẩm và dich vụ được ngành công nghiệp tài chính đưa ra như dịch vụ quản lý, kiểm soát và giữ tiền, tài sản cho tô chức, cá nhân, đồng nghĩa với việc đây là lĩnh vực rat dé bị lợi dung dé rửa tiền.

Đối với phương diện thứ hai, khi rửa tiền đã lan rộng ra phạm vi toàn thế giới thì hoạt động này chính là hình ảnh phản chiếu đích thực nền "kinh tế ngầm" của cả thế giới Số liệu thống kê của WTO, Worldbank, UNODC"'!, cho thấy, giá trị các giao dịch rửa tiền trên toàn cầu được ước tính chiếm khoảng 2-5% GDP toàn thế giới Thêm vào đó, dưới

Trang 36

1% các dòng tài chính bat hợp pháp toàn cầu bị co quan chức năng kiểm soát và phát hiện và trên 80% các dong tài chính bat hợp pháp từ các quốc gia dang phát triển đã được thực

hiện thành công thông qua giao dịch thương mại (Trade Based Money Laundering””).

Như vậy, rửa tiền từ khi ra đời đã đặt nền móng cho một nền kinh tế có nguy cơ hủy hoại nền tài chính toàn cầu Rửa tiền xuất hiện khi người sở hữu tiền, tài sản có được từ hành vi phạm tội mong muốn hợp pháp hóa nguồn tiền, tài sản này Họ có thê trực tiếp thực hiện hành vi rửa tiền, nhưng cũng có những cá nhân, tô chức sở hữu tiền tài sản bất hợp pháp có nhu cầu cần nhờ đến những cá nhân tổ chức khác để thực hiện hành vi này và một ngành "công nghiệp" rửa tiền đã xuất hiện để phục vụ những nhu cầu đó Đội ngũ phục vụ cho ngành công nghiệp này là những người rửa tiền chuyên nghiệp, đó có thê là người giao dịch chứng khoán, mua bán bất động sản, cố vấn về thuế, nhân viên ngân hàng, kế toán Cả hai bên, bên cung ứng dịch vụ rửa tiền và bên yêu cầu địch vụ đều được hưởng lợi từ hoạt động rửa tiền đó Bên cung ứng sẽ được hưởng thù lao xứng đáng với những hành vi mà họ thực hiện; còn bên yêu cầu sau khi đã có số tiền với một lý lịch “sạch” sẽ tiến hành tiêu thụ hợp pháp những khoản tiền đó hoặc tiếp tục đầu tư cho các hoạt động phạm tội khác Với một cơ cầu như vậy cùng với sự mở cửa trong giao lưu kinh tế đã giúp cho ngành công nghiệp này ngày càng xâm nhập sâu vào các lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng, các ngành nghề tương đối có uy tín trong xã hội thuộc các sở văn hóa, hiệp hội thể thao, thậm chí cả các cơ quan từ thiện Do vậy, hành vi rửa tiền mặc dù không xâm hại trực tiếp đến tính mạng, tài sản con người nhưng nó đang âmỉ phá hoại nên kinh tế của các quốc gia, đòi hỏi phải có sự hợp tác mang tính chất toàn cầu của các

quôc g1a nhăm ngăn chặn môi nguy hiêm này.

Thứ tư, tội rửa tiền được thực hiện qua nhiều công đoạn với loạt các hành vi, thủ đoạn phúc tạp và tinh vi Ly do là bởi mục đích của rửa tiền là nhằm che giấu, ngụy trang nguồn gốc phi pháp của tiền bang cách nỗ lực xóa bỏ hoàn toàn mối liên hệ giữa nguồn gốc này với tiền, tài sản Tuy nhiên, để làm mắt dần đi mối liên hệ này, tội phạm không thê chỉ thực hiện một hành vi nhất định mà phải thực hiện nhiều hành vi với các cách thức thủ đoạn khác nhau Chủ thé tiễn hành rửa tiền có thé thông qua giao dịch tài chính ngân hàng, thông qua mua bán bat động sản, thông qua việc ký kết hợp đồng giả tạo

3 Trade Based Money Laundering (TBML) là một quá trình theo đó tội phạm sử dụng các giao dịch thương mại hợppháp đề loại bỏ nguồn gốc bat hợp pháp của tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Trang 37

hay thông qua việc đầu tư kinh doanh dé tiến hành rửa tiền Rõ ràng, với mỗi cách thức thực hiện cũng đòi hỏi phải tiễn hành rất nhiều các hành vi Các hành vi này về bề ngoài giống như các hành vi bình thường khác nhưng mục đích của hành vi là nhằm hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có Có thể hình dung mỗi hành vi được thực hiện trong quá trình rửa tiền đều trở thành một vỏ bọc Do vậy, nếu càng hình thành nhiều vỏ bọc với vẻ ngoài tưởng chừng là hợp pháp thì nguồn gốc phi pháp của tiền tài sản sẽ ngày càng bi che lấp, làm "mo" đi, khó có thé điều tra, phát hiện, từ đó giúp tội phạm có thé

tiêu thụ nguôn tiên, tài sản này một cách dê dàng.

Thứ năm, rửa tiền là tội phạm mang tính quốc tế Theo khoa học luật hình sự quốc tế, tội phạm có tính quốc tế là loại hình tội phạm xâm hại tới trật tự pháp lý quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của cộng đồng quốc tế nhưng không tới mức nghiêm trọng như tội phạm quốc tế”, Đặc điểm này của rửa tiền thé hiện ở việc các giao dịch với tiền, tài sản phi pháp không chi được tiễn hành trong phạm vi lãnh thé một quốc gia mà nó còn được liên kết thực hiện ở nhiều quốc gia khác Cách thức này rất được tội phạm rửa tiền ưa chuộng và được tìm thấy trong hầu hết các vụ án về rửa tiền Bởi khi các nguồn tiền, tài sản phi pháp được chuyên ra nước ngoài, với sự khác nhau trong hệ thống pháp luật, sẽ tạo điều kiện để tội phạm làm mờ dấu vết về nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tai sản và như vậy, những khoản tiền đó sẽ ngày càng "sạch" hon và dé dàng lọt qua sự kiểm soát của pháp luật Cụ thé, đối với những quốc gia phát trién thì hệ thống tài chính, ngân hang được quản lý khá chặt chẽ, do vậy, để quy đôi những nguồn tiền, tài sản bất hợp pháp, tội phạm có xu hướng tìm đến những nền kinh tế mới nỗi, đặc biệt là các quốc gia với cơ chế kiểm soát rửa tiền còn lỏng lẻo như Mozambique, Lào, Myanmar, AfghanistanTM Các tội phạm rửa tiền trên thế giới còn có xu hướng liên kết lai với nhau để cùng hành động và bảo vệ nhau trước sự truy lùng của các cơ quan quản lý nhà nước Thực tế cũng cho thấy những vụ rửa tiền nỗi tiếng trên thế giới đều có yếu tố quốc tế Chăng hạn năm 1984, Interpol đã phát hiện vụ rửa tiền đầu tiên với tên gọi là "đường dây Pizza", xử ly 60 triệu USD có liên quan đến ma túy được chuyên đến các ngân hàng Thuy

33 Gardoski, Luật hình sự quốc tế, NXB Kiến thức Vacsava 1986, trích trong tài liệu: "Nguyễn Thị Vân Anh (2012),Tội rửa tiền dưới góc độ so sánh luật, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.8.

54 Theo bảng xếp hạng của Viện Công quyền chống rửa tiền (Basel Institute of Governance) về nguy cơ rửa tiền củacác quốc gia trên toàn thế giới năm 2018-2019, năm quốc gia có nguy co cao về tội phạm rửa tiền lần lượt là

Mozambique, Laos, Myanmar, Afghanistan, Liberia, https://www.baselgovernance.org/sites/default/files/2019-08/Basel%20AML%20Index%202019.pdf, truy cap ngay 18/2/2020.

Trang 38

Sĩ và Italia thông qua những nhà hang pizza ở khắp nước Mỹ Tuy nhiên, cho đến nay, quy mô của loại tội phạm này đã được mở rộng hơn rất nhiều và lượng tiền được rửa cũng không còn nằm ở con số 60 triệu USD Don cử như vụ bê bối của Danske Bank, ngân hàng lớn nhất Đan Mạch, bị phanh phui trong hai năm 2017-2018, liên quan đến các giao dịch nghi rửa tiền giá trị 200 ty euro (220 tỷ đô la) chủ yếu từ Estonia, Nga, Latvia, Anh

được thực hiện thông qua chi nhánh của Danske Bank ở Estonia trong khoảng thời gian từ

2007-2015 30% khoản tiền nay có nguồn gốc từ 150 nước khác Đây được xem là vụ bê bối rửa tiền lớn nhất châu Au».

Đối mặt với một hành vi phạm tội có tính toàn cầu, đó là thách thức rất lớn cho các quốc gia đang phát triển nói riêng và các quốc gia khác trên toàn thế giới nói chung Trước thực trạng này, nhiều điều ước quốc tế về phòng chống rửa tiền đã được thông qua, các công ước về phòng chống và kiểm soát ma túy của Liên Hợp Quốc cũng có những quy định chặt chẽ về phòng chống rửa tiền.

3 Cơ sở quy định về tội rửa tiền

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Rửa tiền làm gia tăng tội phạm

Như đã đề cập, một trong các nguyên nhân dẫn đến rửa tiền chính là sự xuất hiện của tội phạm nguồn và mục đích cuối cùng của rửa tiền là dé tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội ban đầu hoặc thực hiện hành vi phạm tội mới”° Chưa dừng lại ở đó, rửa tiền còn kéo theo sự hình thành của một số loại tội phạm khác có thể kế đến như tham nhũng, nhận hối lộ Các loại tội phạm này không nằm trong mục đích ban đầu mà tội phạm rửa tiền hướng đến nhưng dé hỗ trợ cho hoạt động rửa tiền ma chúng dan được hình thành Từ đây, có thé nhận thay sự gia tăng được thé hiện qua ba van dé: (1) sự gia tăng của tội phạm nguồn; (2) sự gia tăng của tội phạm mới; (3) sự gia tăng của các tội phạm nhăm mục đích hỗ trợ cho tội phạm rửa tiền.

Shttps://vnba.org.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=11674:nhung-vu-rua-tien-gay-chan-dong-tren-the-gioi&Itemid=253&lang=vi, truy cập ngày 18/2/2020.

*° Hành vi phạm tội mới được hiểu là hành vi phạm tội khác với hành vi phạm tội ban đầu của tội phạm nguồn và

nằm trong mục đích hướng đến của tội phạm rửa tiền.

Trang 39

Thứ nhất, đôi với sự gia tăng của tội phạm nguồn, nếu rửa tiền được thực hiện

thành công thì không những tội phạm nguồn bị bỏ lọt mà tội phạm nguồn còn có khuynh hướng mở rộng và phát triển về cả quy mô và mức độ phạm tội bởi chúng nhận thức được rằng số tiền, tài sản phi pháp mà mình sở hữu sẽ đễ dàng được tiêu thụ thông qua các "phi vụ" rửa tiền Các hành vi phạm tội đã cấu thành tội phạm nguồn là cái gốc của những khoản thu bất hợp pháp, những khoản thu đáng lẽ phải bị ngăn chặn Tuy nhiên, với những thủ đoạn che giấu khôn ngoan, các hành vi phạm pháp này vẫn chưa bị trừng trị và phát hiện Điều này cho thấy việc che giấu, trốn trành của tội phạm rửa tiền vô hình chung đã làm bỏ lọt tội phạm Khi đó, tội phạm sẽ không dừng lại mà sẽ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội dé tang thém tién, tai san cho minh va tiép tục rửa tiền Vi dụ, với những tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ buôn bán ma túy, buôn vũ khi , đó là những hành vi thu được những khoản lợi nhuận khổng 16 Sau khi rửa tiền thành công, chúng sẽ sử dụng những khoản thu đó để mở rộng địa bàn, tiếp tục những mối hàng với số lượng lớn hon dé

mong muôn thu được ngày càng nhiêu lợi nhuận hơn.

Thứ hai, đỗi với tội phạm mới được hình thành từ việc thực hiện hành vi rửa tiên, chúng cũng sẽ tiếp tục gia tăng bởi phía sau chúng là một nguồn cung đồi dào, vững trãi Tội phạm rửa tiền ngoài việc sử dụng nguồn tiền, tài sản thu được bat hợp pháp để cung cấp cho hành vi phạm tội ban đầu, chúng còn cung cấp tài chính cho các hoạt động phạm tội mới Hay nói cách khác, rửa tiền có sự khởi nguồn từ các tội phạm khác và đến lượt mình, nó lại trở thành điểm xuất phát cho hàng loạt các tội phạm mới Không chỉ dừng lại ở một hình thức phạm tội, tội phạm rửa tiền luôn mong muốn thu được những khoản lợi nhuận bat chính, vì đơn giản những khoản lợi nhuận bất chính kiếm được nhiều và dễ dàng hơn so với việc làm ăn chính đáng Vì thế, khi có trong tay những khoản tiền, tài sản lớn do làm ăn phi pháp thì tội phạm vẫn hy vọng tạo thêm nhiều hơn những khoản như thế, cho nên khi có thêm những cách thức kiếm tiền gian dối mới chúng sẽ bắt tay thực hiện Tội phạm rửa tiền hoàn toàn có thể tài trợ cho các loại tội phạm khác dé huong loi hoặc tự mình tổ chức các hình thức phạm tội mới Nghiêm trọng hơn, hiện nay, một vẫn đề đặt ra trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thé giới đó là nguồn tiền, tài san dé "nuôi sống" những kẻ khủng bố có nguồn gốc từ đâu? Chúng làm gi để có vũ khí thực hiện những hành vi đẫm máu? Nhiều người cho rang các đồng tiền "ban" là những khoản tài trợ cho khủng bồ hay nói cách khác, dang sau khủng bố là hàng loạt các hành vi phạm

Trang 40

pháp dé thu được những khoản lợi bat chính Do vậy, đấu tranh tran áp tội phạm rửa tiền, cắt đứt nguồn tài chính cho các tổ chức khủng bố cũng là góp phần ngăn chặn những hành vi khủng bồ trên toàn thé giới.

Thứ: ba, rửa tiền còn kéo theo hàng loạt các hành vi phạm tội khác, đó là những hành vi tiếp tay cho những kịch bản rửa tiền Ví dụ những luật sư tư vấn pháp luật, tư vấn cách thức dé tội phạm rửa tiền thực hiện hành vi cũng là người vi phạm pháp luật, tuy rằng họ không trực tiếp thực hiện hành vi nhưng sự tiếp tay của họ đã tạo bước đi cho những kẻ rửa tiền Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hành vi, tội phạm rửa tiền tìm cách tron tránh tối đa sự theo dõi của các cơ quan quan lý nhà nước, cơ quan điều tra hay các bộ phận kỹ thuật phòng chống rửa tiền Và néu chăng may rơi vào "tầm ngắm", chúng san sàng chi ra một khoản lớn dé hồi lộ những người thi hành công vụ Tội phạm rửa tiền tim cách tiếp cận những người có thé giúp chúng và chúng tạo ra động lực dé những người này có thê thực hiện hành vi có lợi nhất cho quá trình rửa tiền.

3.1.2 Rửa tiền làm suy giảm sự nghiêm mình của pháp luật

Đối với mỗi quốc gia, pháp luật là công cụ cao nhất để bảo vệ và quản lí xã hội Nhưng những đồng tiền bất hợp pháp được luân chuyên một cách tự do, thiếu sự ngăn chặn và xử lý của nhà nước, khiến cho pháp luật trở nên yếu kém trong việc đấu tranh với tội phạm Tội phạm trở nên coi thường pháp luật và người dân trở nên mất lòng tin vào nàh nước Đó là những biểu hiện khi một quốc gia bị tội phạm rửa tiền hoành hành.

Hang ngày, người dân có thé nhìn thay sự giàu lên nhanh chóng của một bộ phận cán bộ Họ sở hữu một khối tài sản đồ sộ nhưng ấn sau đó là những khoản thu được từ tham nhũng hoặc nhận hối lộ Họ rửa tiền bằng nhiều cách thức khác nhau mà những cơ quan quản lý nhà nước chưa biết đến, chưa xử lý hoặc biết nhưng chưa có hành động gì, chưa dám điều tra Điều này làm cho người dân mat lòng tin vào nhà nước và sự nghiêm

minh của pháp luật.

Như đã phân tích, rửa tiền làm gia tang tội phạm trong xã hội Một khi xã hội đã gia tăng tội phạm thì đồng nghĩa với các công cụ đấu tranh chống tội phạm của nhà nước dường như chưa phát huy tac dụng Những kẻ buôn ma túy, buôn lậu, trốn thuế van đang tiến hành các hoạt động một cách bình thường, chúng vẫn quay vòng rửa tiền những khoản mà mình kiém được Duong nhiên những hành động của chúng không phải không

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w