Luận văn thạc sĩ Luật học: Biện pháp tạm giữ và thực tiễn thi hành tại tỉnh Điện Biên

95 0 0
Luận văn thạc sĩ Luật học: Biện pháp tạm giữ và thực tiễn thi hành tại tỉnh Điện Biên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BIEN PHAP TAM GIU VA THUC TIEN THI HANH TAI TINH ĐIỆN BIEN

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

(Định hướng ứng dung)

HÀ NỘI, NĂM 2021

Trang 2

BIEN PHAP TAM GIU VA THUC TIEN THI HANH TAI TINH DIEN BIEN

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC Chuyén nganh: Luat Hinh su va Tó tụng hình sự

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Lan Chi

HÀ NỘI, NĂM 2021

Trang 3

sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn Các số liệu, kết quả trong Luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác và đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của Luận văn này.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Tran Hong Quan

Trang 4

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự BPCC Biện pháp cưỡng chế

BPNC Biện pháp ngăn chặn

CQDT Co quan diéu tra DTV Điều tra viên

Trang 5

NOI DUNG TRANG Bang 2.1: Bảng số liệu người bị tam giữ trên dia ban tinh 45 Điện Biên từ năm 2018 đến năm 2020

Bảng 2.2: Kết quả giải quyết các trường hợp tạm giữ trên 47 địa ban tỉnh Điện Biên từ năm 2018 đến năm 2020

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ người bị tạm giữ trên địa bàn tỉnh Điện a5 Biên từ năm 2018 đến năm 2020

Biểu đô 2.2: Các trường hợp giải quyết người bị tạm giữ 48 trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2018 đến năm 2020

Trang 6

CHUONG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VA QUY DINH CUA BO LUAT TOTUNG HINH SU NAM 2015 VE BIEN PHAP TẠM GIỮ - 5-2 5e << 101.1 Khái niệm, đối tượng, đặc điểm, mục dich va ý nghĩa của việc quy định biện pháp

TAIN ĐÏẤT GGĂ G S Ọ HH Ọ 0 000 000004.0000 4000004908 10

1.1.1 Khái niệm biện pháp tai GIÍP c- << << HH gu” 10

1.1.2 Đối tượng áp dụng biện pháp tam giñữ c e<ce<ce<ceceetettettstrsrtetrsrtertsrssresresresree 15

1.1.3 Đặc điểm của biện pháp tam Gib recceccssessessessersessessessessessessesssssssssssssssssssssssssssessessessesseess 16

1.1.4 Mục dich va ý nghĩa của việc quy định biện pháp tạm giữ "— 21

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ 241.2.1 Quy định về căn cứ, thẩm quyên áp dụng biện pháp tạm giñữ -. -s sc-sc-s se 251.2.2 Quy định về thủ tục, thời hạn tạm giữ — 28

1.2.3 Phan biệt biện pháp tạm giữ với biện pháp tam giam, tam giữ với giữ ngwoi trongtrường hop khẩn cấp eee “ 321.3 Mối quan hệ giữa luật tố tụng hình sự với các luật khác về biện pháp tạm giữ 35

.4518009/.009:1019) (can 41

CHUONG 2 THUC TIEN AP DUNG QUY DINH CUA BO LUAT TO TUNG HINHSU NĂM 2015 VE BIEN PHAP TAM GIỮ TAI TỈNH ĐIỆN BIEN, MOT SO GIẢIPHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VA NANG CAO CHAT LUONG AP DUNG 43

2.1 Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháptạm giữ tại tỉnh Điện Biên (giai đoạn 2()1-22(22()) 0-5 5 5s 9S 90 5895058896 432.1.1 Thực tiễn áp dụng, gia han áp dụng, huỷ bỏ biện pháp tạm giiữ . -s-se-<: 432.1.2 Các hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và nguyên nhân . -« «- 40

2.2 Một số định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng ápdụng biển Dhấẩp tạm BÍ eeeeeesenreersstenrenskrrnueirtirnntotidngiiooohotigigrGDISHESENNSIEGHUSGHNSSGEGIGNGGU000088 582.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về biện pháp tam giñ . - 63

2.2.2 Một số giải pháp khác nâng cao chất lượng áp dụng biện pháp tạm giữ - 65

KET LUAN 9:10/9)06c7217177 7 71

KET 10/0077 72DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Trong hệ thống các biện pháp mang tính cưỡng chế trong tổ tụng hình sự thì biện pháp ngăn chặn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Bởi lẽ, các BPNC được đặt ra nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng có các điều kiện thuận lợi để giải quyết các vụ việc, ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội đang chuẩn bị thực hiện hoặc đang, sẽ xảy ra, góp phần đắc lực cho việc phát hiện và xử lý

kip thời các hành vi phạm tội Chính vi tính chất quan trọng của các BPNC

mà Nhà nước ta rất quan tâm đến chế định này của luật TTHS dé đạt được các mục đích nêu trên, đồng thời, tránh bắt, tạm giữ oan, sai người vô tội cũng như vi phạm quyền con người trong quá trình áp dụng.

Trong số các BPNC, biện pháp tạm giữ là biện pháp mang tính cưỡng chế rất nghiêm khắc và có ý nghĩa đặc biệt Việc áp dụng BPNC này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án hình sự nhưng mặt khác lại hạn chế quyền tự do thân thể và các quyền khác của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và được pháp luật bảo hộ Điều 20 Hiến pháp quy định: “2 Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hop phạm tội quả tang Việc bắt, giam, giữ người do luật định” Hién pháp đã quy định rất rõ việc không một người nào bị bắt, tạm giữ, tước quyền tự do một cách tùy tiện Khi các cơ quan và người có thâm quyền áp dụng các BPNC nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng cần phải hết sức thận trọng, thực hiện đúng theo pháp luật TTHS quy định Nếu bắt, tạm giữ oan, sai sẽ xâm phạm đến quyên tự do và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo hộ Ngược lại nếu không bắt, tạm giữ người thực hiện hành vi phạm tội, nếu để người đó vẫn tự do ngoài vòng pháp

Trang 8

Việc xây dựng những quy phạm pháp luật về BPNC nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng có tinh khả thi và việc áp dụng của cơ quan tiến hành tố tung và người có thâm quyền chính xác, hợp tình, hợp lý mới có thé đạt

được mục đích của việc quy định và áp dụng biện pháp là ngăn chặn tội

phạm, ngăn ngừa các hành vi can trở hoạt động điều tra, truy tô, xét xử và bảo đảm thi hành án, qua đó góp phần thực hiện được nhiệm vụ của pháp luật

TTHS là chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện kip thời, nhanh

chóng, xử ly công minh mọi hành vi phạm tội, không dé lọt tội phạm, không làm oan, sai người vô tội Tuy nhiên, trong khoa học luật TTHS, những vấn dé lý luận về BPNC nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng vẫn chưa được quan tâm nghiêm cứu một cách thỏa đáng, tương xứng với tầm quan trọng của nó theo hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật dé phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, vẫn còn thiếu đánh giá thực tiễn áp dụng, thay thế, hủy bỏ chúng để khái quát, bố sung lý luận Các quy phạm về biện pháp tạm giữ không quy định căn cứ áp dụng, một số quy phạm có nội dung mang tính chất định tính nhưng không có văn bản giải thích hướng dẫn áp dụng Nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ dé có cách nhận thức đầy đủ, thống nhất và toàn diện như khái niệm BPNC, mục đích, bản chất pháp lý, căn cứ áp dụng và những nguyên tắc áp dụng, thay thế, hủy bỏ BPNC nói chung và biện pháp

tạm giữ nói riêng.

Về mặt thực tiễn, trong những năm gần đây, tình hình an ninh, trật tự,

an toàn xã hội trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Điện Biên cơ bản

bảo đảm, song tình hình tội phạm vẫn diễn biến hết sức phức tạp, chưa có chiều hướng giảm cho nên đòi hỏi công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm

phải mạnh mẽ và thực sự hiệu quả Các cơ quan có thâm quyên đã và đang rât

Trang 9

quả tích cực Tuy nhiên, việc thực tiễn áp dụng các BPNC nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng của các cơ quan có thâm quyên van còn có những hạn chế, vướng mắc nhất định như: Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, thời gian bắt, giữ được ghi trong biên bản giữ người, lệnh giữ người, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ có cùng thời gian hay không?; Theo quy định tại khoản 2 Điều 118 BLTTHS năm 2015 thì trong trường hợp cần thiết người ra quyết định tạm giữ có thé gia hạn tam giữ lần thứ nhất và trường hợp đặc biệt có thé gia hạn tạm giữ lần thứ hai Về căn cứ gia hạn tạm giữ còn chung chung và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể Với quy định như vậy có thé dẫn đến việc ra quyết định gia hạn tạm giữ phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí, cảm tính của người có thâm quyền, dẫn đến việc hiểu và áp dụng không thống nhất giữa các co quan có thẩm quyền THTT trong việc gia hạn tạm giữ; Trong trường hợp đang tạm giữ, nếu thấy không cần thiết tiếp tục tạm giữ thì co quan có thâm quyền có được tra tự do cho người bị tạm giữ không? Nếu trả tự do thi sẽ căn cứ vào quy định nao dé

trả tự do cho người bị tạm giữ? Việc quy định căn cứ trả tự do như trên là

chưa phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp trong việc bảo đảm quyền con người Đồng thời, chưa phù hợp với quy định tại Điều 125 BLTTHS năm

2015 đó là việc hủy bỏ BPNC nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng có

thé được tiễn hành khi thay không con can thiét; Tinh trạng người bi tam giữ bị giam giữ chung với các đối tượng giam giữ khác vẫn xảy ra ở một số huyện trên địa bản tỉnh Điện Biên Nhat là đối với những huyện xảy ra nhiều vụ án

trong một năm hoặc hay xảy ra các vụ án đánh bạc, thường những vụ án đánh

bạc sẽ có nhiều đối tượng bị tạm giữ, trong khi cơ sở giam giữ lại hạn chế về số buông tạm giữ Do nghiệp vụ điều tra phải hạn chế các đối tượng này

Trang 10

Nhà tạm giữ đã xây dựng từ rất lâu cho nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc giam giữ các đối tượng, dẫn đến tình trạng thiếu các buông giam giữ nên khi số lượng người bị tạm giữ, người bị tạm giam không bảo đảm diện tích chỗ nằm cho mỗi người bị tạm giữ, người bị tạm giam là 2m?/người dẫn đến tinh trạng phải giam chung buồng giữa người bi tạm giữ,

người bị tạm giam và phạm nhân.

Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, biện pháp và thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ tại tỉnh Điện Biên nhăm đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và xác định những nguyên nhân còn tồn tại của chúng, trên cơ sở đó dé đưa ra những phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp tạm giữ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong tình hình xã hội hiện nay không những có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn quan trọng mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết của thực tế.

Với mong muốn được góp phan làm sáng tỏ hơn một số van đề lý luận và thực tiễn nên học viên đã chọn đề tài: “Biện pháp tạm giữ và thực tiễn thi hành tại tỉnh Điện Biên” đề nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về biện pháp tạm giữ

với phạm vi và mức độ khác nhau như:

Thứ nhất, ở mức độ các công trình chuyên khảo có độ chuyên sâu cao là một số sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ như: Sách chuyên khảo: Trần Quang Tiệp (2009), Bao đảm quyên, lợi ich hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự, NXB Chính trị Quốc gia; Nguyễn Trọng Phúc (2015), Chế định các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật t6 tụng hình sự Việt Nam — những van dé ly luận và thực tién, NXB Chính trị Quốc gia;

Trang 11

giải pháp, Luận án tiễn sĩ, Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Trọng Phúc (2010), Chế định các biện pháp ngăn chặn theo Luật t6 tụng hình sự Việt Nam, Dai học Quốc gia Hà Nôi; Hoàng Tám Phi (2020), Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong Luật to tụng hình sự Việt Nam, Luan an tiễn sĩ, Đại học Quốc gia Hà

Thứ hai, ở mức độ luận văn thạc sĩ luật học, có thé kế đến: Nguyễn Hoàng Phương (2017), Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong tô tụng hình sự từ thực tiễn áp dụng của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội,

Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội; Lưu Xuân Lợi (2017), Biện pháp

ngăn chặn tạm giữ trong pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại thành phố Hô Chi Minh, Luận văn thạc si, Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Mạnh Cường (2018), Bảo đảm quyển con người trong việc bat, tam giữ, tam giam qua thực tiên hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Ngọc Anh (2018), Kiểm

sat việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật hiện hành, Luận van

thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Song Thiết (2019), Biện pháp tạm giữ theo pháp luật to tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tinh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội; Đỗ Hồng Bảo Ngọc (2019), Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong to tụng hình sự và thực tiên thi hành tại tỉnh Thái

Bình, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội.

Thứ ba, ở mức độ các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học

chuyên ngành, biện pháp tạm giữ ít nhiều được đề cập trong: Hoàng Thị Minh Sơn (2011), Bảo đảm quyên của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong to tụng hình sự Việt Nam, Tap chi luật hoc, số 03/2011; Dương Ngọc An (2012), Một số ý kiến nhằm góp phan nâng cao chất lượng công tác

Trang 12

chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự, Tap chí khoa học Dai hoc Quốc gia Hà Nội: Luật học, số 03/2014; Mai Đắc Biên (2016), Chế định biện pháp ngăn chặn trong bộ luật tổ tụng hình sự năm 2015, Tạp chí kiểm sát, s6

05/2016; Đặng Thị Mai Hương (2016), Những nội dung cơ bản của Luật thi

hành tạm giữ, tạm giam, Tạp chí kiểm sát, số 05/2016.

Thứ tu, ở mức độ các kiến thức mô phạm, cơ bản trong đào tạo cử nhân luật, bao gồm: Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tô tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân; Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia sự thật; Đại học Quốc Gia Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tô tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngoài ra, biện pháp ngăn chặn được thê hiện trong các nghiên cứu dạng bình luận khoa học như: Trần Văn Biên - Đinh Thế Hưng (2017), Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015, NXB Thế giới; Trần Văn Biên (2017), Bình luận khoa học Luật thi hành tạm giữ, tam giam NXB Hồng Đức; Phạm Mạnh Hùng (2018), Bình luận khoa học Bộ Luật T: 6 tụng hình sự năm 2015, NXB Lao động; Nguyễn Ngoc Anh — Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015, NXB Chính trị Quốc

gia sự thật.

Những công trình đã nêu trên mới chỉ dừng lại giải quyết một số nội dung hoặc một phần trong chế định các BPNC nói chung trong đó có biện pháp tạm giữ nhưng chủ yếu là những vấn đề lý luận và bình luận các quy phạm pháp luật về biện pháp ngăn chặn và chưa có một nghiên cứu chuyên sâu ở mức độ luận văn thạc sĩ luật học về biện pháp ngăn chặn này Mặt khác, nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của luật tố tụng hình sự về biện pháp

Trang 13

vừa dựa trên các nghiên cứu trước đó về biện pháp ngăn chặn, vừa có tính mới, tính thời sự và có ý nghĩa quan trong trong lý luận và thực tiễn.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận, quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ và đánh giá áp dụng thực tiễn của biện pháp này tại tỉnh Điện Biên, luận văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị về bảo đảm và nâng cao chất lượng áp dụng biện pháp tạm giữ, qua đó góp phần công tác dau tranh, phòng, chống tội phạm được hiệu quả hơn cũng như bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ thêm một số van dé lý luận về biện pháp tam giữ;

- Phân tích, đánh giá các quy định của luật tô tụng hình sự về biện pháp

tạm giữ;

- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ của cơ quan có thâm quyền tại tỉnh Điện Biên;

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tô tụng hình sự về biện pháp tạm giữ và thực tiễn áp dụng

tại địa bàn tỉnh Điện Biên.

Trang 14

biện pháp tạm giữ được quy định trong Luật thi hành tam giữ, tạm giam va

Luật xử lý vi phạm hành chính.

Luận văn không khảo sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ do các cơ

quan có thâm quyền tiến hành tố tụng trong quân đội nhân dân áp dụng trên

địa bàn tỉnh Điện Biên.

Về không gian và thời gian: Luận văn đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp tạm giữ trên địa bàn tỉnh Điện Biên dựa trên số liệu, thực tiễn tại tỉnh Điện Biên từ năm 2018 đến năm 2020.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải

cách tư pháp nói riêng.

Trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật lịch sử, luận văn sử

dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, trong đó đặcbiệt chú trọng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích luật viết được sử dụng trong việc phân tích các quy định của Bộ luật t6 tụng hình sự năm 2015 về biện pháp tạm giữ;

- Phương pháp tông hợp, so sánh, đối chiếu nhằm đưa ra đánh giá sự thay đổi, tiến triển của các quy định về áp dụng biện pháp tạm giữ từ năm 2018 đến năm 2020;

- Phương pháp thống kê, quy nạp, các phương pháp này được áp dụng nhằm dua ra đánh giá về hiệu quả thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về áp dụng biện pháp tạm giữ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Trang 15

luận về áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ.

Luận văn nghiên cứu, đánh giá việc thực trạng áp dụng biện pháp tạm giữ tai

tỉnh Điện Biên, qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tô tụng hình sự về biện pháp tạm giữ nói riêng.

7 Kết cau của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành thành 02 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp tạm giữ;

Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp tạm giữ tại tỉnh Điện Biên, một sỐ giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng áp dụng.

Trang 16

CHUONG 1:

MOT SO VAN DE LY LUAN VA QUY DINH CUA BO LUAT TO TUNG HINH SỰ NAM 2015 VE BIEN PHAP TAM GIỮ

1.1 Khái niệm, đối tượng, đặc điểm, mục đích va ý nghĩa của việc

quy định biện pháp tạm giữ

1.1.1 Khai niệm biện pháp tạm giữ

Đề bảo đảm tốt việc thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm quyển con người trong TTHS, pháp luật TTHS phải đặt ra những quy định cụ thể, chỉ tiết về các BPNC, trong đó có biện pháp tạm giữ Tạm giữ cũng như các biện pháp khác được quy định nhằm bao đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm cho công tác phòng chống tội phạm, đồng thời không tuỳ tiện hạn chế quyền con người, đặc biệt là quyền tự do thân thể, tự

do di lại, cư trú của người bị buộc tội.

Theo giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2018 thì biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong TTHS, do cơ quan, người có thâm quyên tiến hành tố tụng áp dụng đối với bi can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ; ngăn chặn việc họ bỏ tron, tiêu hủy chứng cứ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trồn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Biện pháp ngăn chặn là biện pháp mang tính chất phòng ngừa, không mang tính chất trừng trị và khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác'.

Theo giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019 thì biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong

! Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Ha

Nội, tr.229.

Trang 17

TTHS được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự, do người có thẩm quyền tiễn hành tố tụng, công dân áp dụng đối với bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang, người có lệnh truy nã hoặc bị nghi là phạm tội, nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội, không để họ cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội cũng như nhằm bảo đảm cho việc thi hành án”.

Trong khoa học luật TTHS đã có một số quan điểm khái niệm khác nhau về biện pháp tạm giữ được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu và các khái niệm này đều đề cập tới biện pháp tạm giữ với tư cách là một loại biện pháp

ngăn chặn Cụ thé, qua nghiên cứu một SỐ công trình khoa học về luật TTHS

thì thấy có một số quan điểm khái niệm về biện pháp tạm giữ như sau:

Quan điểm thứ nhất: Tam giữ là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, phạm bị bắt trong trường hợp tội quả tang, người phạm tội tự thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy na’.

Quan điểm thứ hai: Tam giữ là biện pháp ngăn chặn do cơ quan tiến hành tố tụng có thảm quyền quyết định tước tự do thân thé trong thời hạn nhất định đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm bảo đảm cho CQDT có thời gian tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu để có cơ sở quyết định khởi tố bị can, tam giam hoặc trả tự do cho người bị bat’.

Theo tác giả, hai quan điểm nay đã xác định đúng những nội dung thuộc nội hàm khái niệm biện pháp tam giữ như chủ thé có thâm quyền và đối tượng áp dụng biện pháp này, và về hình thức pháp lý, được quy định trong

2 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2019),Gido trình Luật tô tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia

Trang 18

BLTTHS Tuy nhiên, những khái niệm này chưa thé hiện căn cứ cũng như

mục dich áp dung của biện pháp ngăn chặn tạm gilt.

Quan điểm thứ ba: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thâm quyền tiến hành tố tụng áp dụng hạn chế tự do thân thé trong một thời hạn nhất định đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn việc họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tô, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội”.

Theo tác giả, quan điểm này đã nêu được chính xác bản chất pháp lý của biện pháp tạm giữ là biện pháp cưỡng chế trong TTHS thé hiện ở việc tạm thời hạn chế quyền tự do thân thé của người bi áp dụng nó, ngoài ra cũng chính xác về chủ thé áp dụng, đối tượng và mục đích áp dụng Tuy nhiên, khái niệm này cũng vẫn chưa làm được căn cứ cũng như nêu đầy đủ mục đích

áp dụng của biện pháp tạm git.

Quan điểm thứ tư: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong luật TTHS thể hiện việc người hoặc co quan có thâm quyền quyết định tước tự đo với thời hạn ngắn đối với người bị bắt trong trường hợp khan cấp, trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc người có lệnh truy nã nhằm ngăn chặn người bị bắt trốn việc điều tra, xác minh và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với ho®.

Quan điểm trên đã nêu được khá đầy đủ về chủ thé có thâm quyền, các dấu hiệu về tính chất cưỡng chế, đối tượng áp dụng, trường hợp áp dụng cũng như mục đích áp dụng biện pháp tạm giữ nhưng chưa chỉ ra được đầy đủ căn

Trang 19

Quan điểm thứ năm: Tạm giữ là một BPNC của TTHS hạn chế tự do thân thé của công dân do cơ quan nhà nước có thâm quyén áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp phạm tội quả tang và đã có quyết định tạm giữ nhưng chưa được khởi tố nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội cản trở hoạt động điều tra”.

Cũng giống như quan điểm thứ nhất, quan điểm này cũng cơ bản làm rõ được các dấu hiệu của biện pháp tạm giữ như chủ thé có thầm quyền và đối tượng áp dụng, tính chất cưỡng chế, trường hợp và mục đích áp dụng nhưng

lại chưa chỉ rõ được căn cứ áp dụng biện pháp tạm git.

Quan điểm thứ sáu: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do người có thâm quyền của cơ quan điều tra và các cơ quan khác do pháp luật quy định áp dụng, tạm thời hạn chế tự do thân thé trong thời hạn ngắn đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã, nhằm ngăn chan tội phạm, hành vi can trở hoạt động điều tra của người bị tạm giữ, bảo đảm cho Cơ quan điều tra có thời gian tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu để trên cơ sở đó đưa ra các quyết định tố tụng như khởi tố bị can, tạm giam, áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do cho ho’.

Theo tác giả đánh giá, quan điểm thứ sáu này đã nêu được chính xác bản chất pháp lý của biện pháp tạm giữ là biện pháp cưỡng chế trong TTHS thê hiện ở việc tạm thời hạn chế quyền tự do cá nhân của người bi áp dụng nó, ngoài ra cũng chính xác về chủ thé áp dụng, đối tượng và mục dich áp dụng Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm này là do căn cứ vào quy định của BLTTHS năm 2003 nên vẫn xác định một trong những đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ là “người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp” Theo quy

7 Viện khoa học pháp lý — Bộ tư pháp (2006), Tir điểm luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.447.

Š Trân Quang Tiệp (2005), Vé tw do cá nhân và biện pháp ngăn chặn trong to tụng hình sự, Nxb Chính trị

Quoc gia, Hà Nội, tr.117-118.

Trang 20

định tại khoản 1 Điều 117 của BLTTHS hiện hành thì đối tượng của biện pháp tạm giữ có thé áp dụng đối với người bị giữ trong trường hop khan cấp.

Như vậy, những quan điểm nêu trên đã được phân tích và đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau của biện pháp tạm giữ và tương đối thống nhất khi dé cập đến ban chất pháp lý của nó Trong BLTTHS hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thé về khái niệm biện pháp tạm giữ Cho nên, van còn có những quan điểm khác nhau về biện pháp ngăn chặn này Dé nêu ra được khái niệm chính xác về biện pháp tạm giữ cần phải đưa ra đầy đủ những nội dung như: Ban chất pháp ly, căn cứ áp dung, chủ thé có thầm quyền áp dụng, đối tượng

bị áp dụng và mục đích áp dụng.

Về bản chất pháp lý: Tạm giữ là biện pháp chăn chặn được quy định trong luật TTHS, thể hiện việc hạn chế quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại của mỗi con người Hạn chế những quyền vừa nêu trên dé cách ly họ khỏi đời sống xã hội trong một thời gian nhất định được quy định cụ thể trong

Về căn cứ áp dụng: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ được áp dụng cần thiết khi có căn cứ xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm (trong trường hợp tội phạm đó thuộc loại tội phạm rất nghiêm trong hoặc tội

phạm đặc biệt nghiêm trọng) hoặc đang thực hiện tội phạm, ngăn ngừa người

bị buộc tội tiếp tục phạm tội, người bi bắt có khả năng trỗn hoặc gây khó khăn cho việc điều tra, truy tô, xét xử và bảo đảm thi hành án.

Về chủ thé có thầm quyền áp dụng: Là những cơ quan, người có thâm quyền THTT.

Về đối tượng bị áp dụng: Theo quy định của BLTTHS hiện hành thì đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp khan cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Trang 21

Về mục đích áp dụng: Áp dụng biện pháp tạm giữ nhằm mục đích ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật hoặc có thể là hành vi cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội đối với cơ quan có thầm quyền THTT, tạo điều kiện cho cơ quan có thầm quyền THTT thu thập chứng cứ, tài liệu để tạo điều kiện cho việc xử lý tội phạm được kịp thời và chính xác Tuy nhiên, lại hạn chế một số quyền con người, quyền công dân.

Dựa vào những yếu tô hợp ly trong các quan điểm về khái niệm của biện pháp tạm giữ và những phân tích các yếu tố nội hàm nêu trên, đồng thời trên cơ sở quy định của BLTTHS năm 2015 quy định về biện pháp tạm giữ, theo tác giác có thé đưa ra khái niệm biện pháp tạm giữ như sau: “Zam giữ là một trong số các biện pháp ngăn chặn trong tô tụng hình sự, biện pháp này tạm thời hạn chế quyền tu do của người bị áp dung bằng việc giữ họ tại cơ sở giam giữ trong thời gian ngăn (tối da là 9 ngày) nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn nguy cơ gây khó khăn, can trở cho hoạt động khởi to, diéu tra và tạo điều kiện để cơ quan có thẩm quyên tiễn hành to tụng xác định căn cứ phân loại, xử lý phù hop trong giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự, áp dụng doi với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, dau thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã `.

1.1.2 Đối tượng áp dụng biện pháp tam giữ

Những đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ gồm: Người bị giữ trong trường hợp khân cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã Tuy nhiên, trong pháp luật TTHS cũng không quy định bắt buộc tat cả các trường hop bắt đều cần phải tam giữ mà chỉ quy định có thé áp dụng biện pháp tạm giữ đối với các trường hợp bắt Cơ quan có thầm quyền THTT xét thay hành vi gây nguy hiểm cho xã hội có tinh chat ít nghiêm trọng, người

Trang 22

thực hiện hành vi phạm tội có nơi cu trú rõ ràng, không có căn cứ cho rằng người đó có thé bỏ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra hoặc tiếp tục phạm tội thì các trường hop này không cần thiết phải tạm giữ ho Như vậy, có thé thấy rằng đối tượng bị áp dụng biện pháp tam giữ là người chưa bị khởi tố hoặc người đã bị khởi tố, người trốn thi hành án.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ là người chưa bị khởi tô bị can gồm: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú (nếu người ra đầu thú chưa bị khởi tố bị can) Những đối tượng này chưa bị khởi tố bị can nhưng cơ quan có thâm quyền THTT đã có cơ sở để xác định họ là người thực hiện hành vi phạm tội Việc áp dụng biện pháp tạm giữ với những đối tượng này nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm dé tạo thuận lợi cho cơ quan có thầm quyền THTT có căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ là người đã bị khởi tố, người trồn thi hành án gồm: Người được coi là có tội bị bắt theo quyết định truy nã có thê là bị can, bị cáo, người tron thi hành án ra đầu thú Việc tam giữ các đối tượng nay chủ yếu dé hoàn thành thủ tục chuyển giao đối tượng giữa co quan điều tra tiếp nhận người bị bắt và cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã Trong trường hợp này, mục dich áp dụng biện pháp tam giữ nhằm tạo điều kiện về mặt thời gian để cơ quan điều tra ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt theo quyết định truy nã.

1.1.3 Đặc điểm của biện pháp tạm giữ

Trong các BPNC thì biện pháp tạm giữ là một trong những BPNC

nghiêm khắc nhất được quy định trong luật TTHS và giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự Việc áp dụng biện pháp tạm giữ để bảo đảm ngăn chặn người bị buộc tội tiếp tục phạm tội, người bị bắt có khả năng trỗn hoặc gây khó khăn cho việc điều tra, truy tô, xét xử và bảo đảm thi hành

Trang 23

án nhằm tạo điều kiện cho cơ quan có thẳm quyền THTT thu thập tài liệu, chứng cứ bước đầu thuận lợi cho việc xử lý tội phạm được kip thời và chính xác Biện pháp tạm giữ vừa mang các đặc điểm chung của BPNC, BPCC trong TTHS và các đặc điểm riêng mà chỉ biện pháp này mới có.

(i) Các đặc điểm chung của biện pháp tam giữ với tư cách là một trong số các biện pháp ngăn chặn

Thứ nhất, biện pháp tạm giữ mang tính cưỡng chế của tất cả các biện pháp ngăn chặn trong TTHS Dé đem lại hiệu quả đối với công tác điều tra và xử lý, luật TTHS đã quy định các BPNC, biện pháp cưỡng chế để các cơ quan có thâm quyên có thé áp dung trong các trường hợp nhất định khi có các căn

cứ mà luật đã dự liệu Trong đó, biện pháp tạm giữ là một biện pháp ngăn

chặn mang tính cưỡng chế cao, thể hiện tính chất, đặc điểm của biện pháp ngăn chặn, dé giải quyết vụ án hình sự đạt hiệu quả cao.

Tính cưỡng chế của biện pháp tạm giữ thé hiện việc cưỡng chế bắt buộc của Nhà nước do các cơ quan có thâm quyền THTT thực hiện Cưỡng chế được hiểu là biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước, do cơ quan có thâm quyên áp dụng, nhằm tác động lên tâm ly, tư tưởng, hành vi của công dân, buộc họ phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định nhằm ngăn

chặn, xử lý nghiêm minh những người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp

Thứ hai, biện pháp tạm giữ hạn chế một số quyền con người nhất định Quyên con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc

làm tôn hại đên nhân phâm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con

° Trần Quang Tiệp (2005), Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế Tó tụng hình sự, sách chuyên khảo,

Nxb Chính trị Quôc gia, Hà Nội, tr.21-22.

Trang 24

người!? Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Hiến pháp năm 2013: “7 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyển con người, quyên công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” Có thê thay rằng quyền con người bao gồm nhóm các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đều được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật Song, tại khoản 2 của Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “2 Quyển con người, quyên công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp can thiết vi lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đông” Như vậy, quyền con người chỉ có thê bị hạn chế theo quy định của luật trong người hợp cần thiết mà cụ thể ở đây là về lý do an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Người bi tam giữ sẽ bi cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, bị quản lý tại các cơ sở giam giữ, bị hạn chế một số quyền cơ bản mà quan trọng nhất theo Điều 20 của Hiến pháp năm 2013 quy định thì đó là “quyển bat khả xâm phạm về thân thể” và theo Điều 23 của Hiến pháp năm 2013 là “quyển tự do di lại” Việc hạn chế những quyền cơ bản của con người nham kịp thời ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đang thực hiện, ngăn ngừa việc họ trốn tránh pháp luật, phạm tội mới hoặc có hành vi gây khó khăn cho cơ quan có thâm quyền THTT trong việc giải quyết vụ án hình sự Có thé thay rang quyền con người trong TTHS rất dé bị xâm phạm, việc áp dụng biện pháp tạm giữ không đúng theo quy định của luật TTHS dẫn đến hậu quả không bảo đảm được tính đúng đắn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, gây mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và pháp luật Mặc dù, quyền tự do thân thé, quyền tự do đi lại của người bị tạm giữ bị hạn chế nhưng pháp luật vẫn bảo đảm quyền con người của họ băng việc quy định cụ thể những

!9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội, tr.243

Trang 25

quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ dé thấy rằng Hiến pháp và pháp luật vẫn bảo vệ họ Theo khoản 1 Điều 20 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “7 Mọi người có quyền bat khả xâm phạm về thân thể, duoc pháp luật bảo hộ về

sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục

hình hay bat kỳ hình thức doi xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ” Pháp luật quy định điều kiện, giới hạn, trình tự, thủ tục khi cơ quan có thẩm quyền THTT ban hành quyết định tam giữ, đồng thời gắn liền với đó là nghĩa vụ của cơ quan có thấm quyền THTT có trách nhiệm bảo đảm các quyền đó theo quy định của pháp luật, bảo đảm các quyền

và lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ không bị xâm phạm, bảo đảm

nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định tại Điều 13 của BLTTHS năm 2015: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án

đã có hiệu lực pháp luật ”.

(ii) Các đặc điểm riêng của biện pháp tạm giữ

Thứ nhất, biện pháp tạm giữ mang tính chuyển tiếp, quá độ Tính chuyển tiếp, quá độ của biện pháp tạm giữ thể hiện ở việc biện pháp này thường được áp dụng ngay sau biện pháp bắt (trừ trường hợp bắt bị can, bị cáo dé tạm giam) Sau khi bắt, co quan có thâm quyền THTT trong nhiều trường hợp chưa thé xác định được hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của người bị tạm giữ đã đủ căn cứ dé khởi tố vụ án hình sự không? Cho nên nếu không có biện pháp quản lý kịp thời đối với người thực hiện hành vi phạm tội thì sau khi bi bắt có thé bỏ trốn, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, tiêu hủy chứng cứ phạm tội hoặc gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền THTT giải quyết vụ án hình sự Do vậy, yêu cầu đặt ra cần phải có biện pháp ngăn chặn ngay đối với người thực hiện hành vi phạm tội đó là biện pháp tạm giữ Trong

thời gian áp dụng biện pháp này, cơ quan điêu tra cũng có điêu kiện đê xem

Trang 26

xét việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, căn cứ tạm giam bị can Biện pháp ngăn chặn tạm giam vì thế cũng thường được áp dụng sau khi tạm giữ, thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam (nếu có căn cứ dé tạm giam người bị tạm

giữ nay đã trở thành bị can).

Thứ hai, biện pháp tạm giữ hạn chế tự do của người bị áp dụng trong thời gian ngắn (trong thời gian 03 ngày, có thể được gia hạn 02 lần, mỗi lần gia hạn 03 ngày, tổng cộng tối đa 09 ngày) Thời hạn tạm giữ ngắn là do tính

chất chuyên tiếp, tam thời hạn chế tự do dé xác định căn cứ trả tự do ngay nếu

có nhằm lẫn, oan sai hoặc không cần thiết tạm giam hoặc căn cứ dé khởi tố bị can, tạm giam bị can, hạn chế tự do của bị can trong thời gian dài hơn phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiễn hành tố tụng.

Thứ ba, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ rat da dạng BLTTHS quy định về chủ thể có thâm quyền ban hành quyết định tạm giữ không hoàn toàn là những người đại diện của cơ quan THTT cụ thể là Cơ quan điều tra và mở rộng thêm đó là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định ở khoản 1 Điều 35 BLTTHS năm 2015 cũng được ban hành quyết định tạm giữ do đặc thù công việc có điều kiện phát hiện người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, đồng thời phải có biện pháp mang tính cấp bách dé ngăn chặn người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm có thể trỗn hoặc tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, hoặc gây khó khăn cho cơ quan có thấm quyền THTT giải quyết vụ án Ngoài ra, do điều kiện khách quan như điều kiện địa lý, tính chất hoạt động, cũng như địa bàn hoạt động, nên CQDT không thé tiếp nhận vụ việc được ngay Chính vì những yếu tố đó nên chủ thé có thắm quyền ban hành quyết định tạm giữ được quy định trong BLTTHS không chỉ mỗi cơ quan THTT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thấm quyền trong việc này Ngoài những trường hợp đã nêu, trường hợp người phạm tội đầu thú, tự thú cũng cần

Trang 27

phải áp dụng biện pháp tạm giữ vì nơi người phạm tội đầu thú, tự thú đến trình báo cũng là cơ quan có thấm quyền tiền hành tố tụng giải quyết vụ việc liên quan đến họ Cho nên người phạm tội đầu thú, tự thú cũng cần quản lý, việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với họ nhằm tạo điều kiện cho cơ sở giam

giữ những người này có thời gian thông báo, bàn giao lại người cho cơ quan

có thâm quyền đến áp giải.

1.1.4 Mục dich và ý nghĩa của việc quy định biện phúp tạm giữ

Một là, việc quy định biện pháp tạm giữ có ý nghĩa quan trọng trong

việc ngăn chặn nguy cơ người bị buộc tội tiếp tục phạm tội Những căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội có thé được thé hiện qua các yếu tố về nhân thân của người bị buộc tội là những người có nhân thân xấu, là những người thực hiện thành vi phạm tội tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là

những người bị buộc tội phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, thực hiện hành

vi phạm tội có tính chất côn đồ, hung hãn và coi thường pháp luật Ngoài ra, căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội còn được thé hiện qua

hành vi của họ như đe dọa trả thù người làm chứng, người bị hại và sự đe dọa

đó có khả năng trở thành hiện thực nếu không áp dụng biện pháp tạm giữ Vì vậy, khi người bị buộc tội có biểu hiện tiếp tục phạm tội thì việc áp dụng biện pháp tạm giữ sẽ nhằm hạn chế tối đa hành vi phạm tội của người bị buộc tội xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Hai là, việc quy định biện pháp tạm giữ có ý nghĩa quan trọng trong

việc ngăn ngừa nguy cơ người bị buộc tội gây khó khăn cho hoạt động khởi tố điều tra với các hành vi thể hiện qua việc sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có thé bỏ trốn, tiêu hủy, làm giả hoặc thay đổi chứng cứ hoặc xóa các dấu vết tại hiện trường, trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội từ đó tạo điều kiện cho Cơ quan có thâm quyền THTT thu thập chứng cứ, tài liệu, bước đầu xác định tính chất hành vi của người tạm

Trang 28

giữ Áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người bị bắt theo quyết định truy nã để có thời gian hoàn thành thủ tục bàn giao người bị bắt giữa cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã và cơ quan bắt người theo quyết định truy nã.

Ba là, việc quy định biện pháp tạm giữ có ý nghĩa quan trọng trong việc

tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành t6 tụng xác minh làm rõ sự việc phạm tội, người và hành vi phạm tội dé phan loai, xu ly trong giai doan đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự Để thực hiện tốt công tác chủ động phòng

ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý hiệu

quả mọi hành vi phạm tội thì cơ quan có thâm quyền THTT được sử dụng các BPNC nói chung và cụ thê là biện pháp tạm giữ nói riêng như là phương tiện hữu ích trong qua trình điều tra ban đầu của vụ án hình sự Trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ, cơ quan có thâm quyền THTT có thời gian để thu thập tài liệu, chứng cứ xác định tội phạm hay không? Từ đó có đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạo tiền đề cho hoạt động thực hành quyền công t6 của Viện kiểm sát và hoạt động xét xử của Tòa án được bảo đảm đúng theo

quy định của pháp luật.

Bốn là, việc quy định biện pháp tạm giữ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn được quy định trong luật TTHS, thể hiện việc hạn chế quyền tự do thân thé, quyền tự do đi lại của mỗi con người Hạn chế những quyền vừa nêu trên để cách ly họ khỏi đời sống xã hội trong một thời gian nhất định vì thế biện pháp tạm giữ phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ được quy định cụ thé trong BLTTHS.

Quyền con người, quyền công dân được thế giới bảo vệ và được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế cũng như ở trong nước Hiến pháp và pháp luật ghi nhận các quyền con người như quyền bat khả xâm phạm về

Trang 29

thân thé, quyền tự do cư trú, quyền tự do đi lại, đều được bảo vệ và chỉ bị hạn chế theo quy định của pháp luật Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh té, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hién pháp và pháp luật.

2 Quyên con người, quyên công dân chỉ có thé bi hạn chế theo quy định của luật trong trường hop can thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc

gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng ”

Dé thực hiện đúng quy định trên, co quan, người có thâm quyên THTT khi áp dụng biện pháp tạm giữ phải đối xử với người bị áp dụng biện pháp này như mọi công dân bình thường khác Đồng thời, phải kịp thời thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giữ theo đúng quy định theo nguyên tắc tôn trọng quyền con người và bảo vệ quyền cơ bản của mỗi công dân, đặc biệt không được dùng các biện pháp bức cung, nhục hình, tra tấn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Biện pháp ngăn chặn tạm giữ được áp dụng cần thiết khi có căn cứ xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm (trong trường hợp tội phạm đó thuộc loại tội phạm rất nghiêm trong hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) hoặc đang thực hiện tội phạm, ngăn ngừa người bị buộc tội tiếp tục phạm tỘI, người bị bắt có khả năng trốn hoặc gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét

xử và bao dam thi hành an.

Theo quy định của BLTTHS thì muốn tam giữ người phải có quyết định tam giữ của người có thẩm quyền Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ Tiếp theo, người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của BLTTHS năm 2015 Trong thời han 12 giờ ké từ khi ra quyết định tam giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài

Trang 30

liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thâm quyền Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết

định tạm giữ phải tra tự do ngay cho người bi tam git.

Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ trong các trường

hợp sau:

- Người bị tạm giữ không phải là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú,

đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã;

- Người bị tạm giữ chỉ vi phạm hành chính, tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Người bị tạm giữ trong trường hợp phạm tội quả tang nhưng chưa đến

mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Từ những nhận định trên, thấy rằng không phải tất cả các trường hợp người bị giữ trong trường hợp khan cấp, người bi bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã đều bị tạm giữ Họ chỉ bị áp dụng biện pháp này khi cơ quan có thâm quyền tiến hành tô tụng xét thay cần thiết và yếu tô bắt buộc là

phải có căn cứ mà những căn cứ này phải được quy định trong luật.

Như vậy, việc quy định về căn cứ cũng như thâm quyền, trình tự thủ tục áp dụng biện pháp này nhằm tránh mọi sự tuỳ tiện, lạm dụng, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người Bảo vệ quyền con người là bảo vệ quyền của những người dân trước nguy cơ tiếp tục bị tội phạm xâm hại nếu người gây nguy hiểm không bị tạm giữ Bảo vệ quyền con người cũng là bảo vệ quyền của những người bị tình nghỉ trước nguy cơ bị áp dụng tuỳ tiện, lạm dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc này.

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ

Trang 31

1.2.1 Quy định về căn cứ, thẩm quyên áp dụng biện pháp tam giữ

* Căn cứ tạm giữ

Trong số các BPNC, thì biện pháp tạm giữ là biện pháp mang tính cưỡng chế rất nghiêm khắc và có tầm quan trọng đặc biệt trong pháp luật tố tụng hình sự Việc áp dụng BPNC này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc

ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự

nhưng mặt khác lại hạn chế quyền tự do thân thé và các quyền khác của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và được pháp luật bảo hộ.

Theo Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định thì biện pháp tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt

trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối

với người bị bắt theo quyết định truy nã.

BLTTHS không quy định trực tiếp các căn cứ để áp dụng biện pháp

tạm giữ, tuy nhiên với tư cách là một biện pháp ngăn chặn, căn cứ áp dụng

biện pháp tạm giữ cũng được điều chỉnh trong căn cứ chung dé áp dụng biện pháp ngăn chặn: Đề kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

Một là, để kip thời ngăn chặn tội phạm có thê tránh được hậu quả của tội vì ngăn chan kip thời sẽ không cho tội phạm được thực hiện đến cùng và bảo vệ nguyên vẹn khách thê của tội phạm Yêu cầu khách quan đặt ra là khi phát hiện một người nào đó đang chuẩn bị thực hiện hành vi tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng - trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; trường hợp bắt người phạm tội quả tang thì cần thiết

phải ngăn chặn ngay Làm như vậy mới kịp thời ngăn chặn tội phạm, không

để tội phạm tiếp tục xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm gây ra hậu quả tác hại cho xã hội, biện pháp tạm giữ sẽ đáp ứng rất tốt mục đích này.

Như vậy, khi có căn cứ cho răng nêu không tạm giữ đê ngăn chặn tội phạm

Trang 32

thì có thê người bị buộc tội sẽ phạm tội mới, gây nguy hại cho xã hội thì áp dụng biện pháp tạm giữ vừa dé ngăn chan tội phạm, vừa bao đảm lợi ích cho

toàn xã hội.

Hai là, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho

việc điều tra thể hiện qua hành động ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người bị buộc tội có thé tiêu hủy chứng cứ, hoặc thay đổi chứng cứ, xóa các dau vết tại hiện trường vụ an, trỗn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội từ đó tạo điều kiện cho Cơ quan có thâm quyền THTT thu thập chứng cứ, tài liệu, bước đầu xác định tính chất hành vi của người tạm giữ Áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người bị bắt theo quyết định truy nã dé có thời gian hoàn thành thủ tục bàn giao người bi bắt giữa co quan điều tra đã ra quyết định truy nã và cơ quan bắt người theo quyết định truy nã.

Ba là, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội Những căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội có thé được thé hiện qua các yếu tố về nhân thân của người bi buộc tội là những người có

nhân thân xấu, là những người thực hiện thành vi phạm tội tái phạm, tái phạm

nguy hiểm, là những người bị buộc tội phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, hung hãn và coi thường pháp luật Ngoài ra, căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội còn được thể hiện qua hành vi của họ như đe dọa trả thù người làm chứng, người bị hại và sự đe dọa đó có khả năng trở thành hiện thực nếu không áp dụng

biện pháp tạm gitr.

Vì vậy, khi người bị buộc tội có biểu hiện tiếp tục phạm tội thì việc áp dụng biện pháp tạm giữ sẽ nhằm hạn chế tối đa hành vi phạm tội của người bị

buộc tội xâm phạm đên các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Trang 33

* Tham quyễn tạm giữ

Theo khoản 2 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định những người có thâm quyền ra lệnh bắt người trong trường hop khan cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 BLTTHS năm 2003 chỉ là:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

- Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương: người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

- Người chỉ huy tàu bay, tàu bién, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Khoản 2 Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định bé sung những người có thâm quyên ra quyết định tạm giữ cho một số chủ thê thuộc Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư là những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người được quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này Căn cứ vào các quy định trên, những người có thâm quyên áp dụng biện pháp tạm giữ gồm:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

- Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống

ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng,

chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư ving;

- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Trang 34

Đối chiếu với các quy định của BLTTHS trước đây thi chủ thé có thâm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ được nêu trên đã mở rộng hơn và cụ thể hơn dé phù hop với thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm khi có

những người thực hiện hành vi phạm tội xảy ra ở những nơi xa xôi, hẻo lánh,

vùng biển đảo, biên cương của Tổ quốc, xa CQDT chuyên trách BLTTHS năm 2015 đã bổ sung, quy định chặt chẽ những người có thâm quyền bat người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và áp dụng biện pháp tạm giữ đó là: Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khâu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục

trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng,

chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng Việc sửa đổi, bố sung này để phù hợp với tình hình đấu tranh, phòng, chống và trấn áp tội phạm

hiện nay.

1.2.2 Quy định về thủ tục, thời hạn tạm giữ

* Thu tục tạm giữ

Về bản chất pháp lý: Tạm giữ là biện pháp chăn chặn được quy định trong luật TTHS, thê hiện việc hạn chế quyền tự do thân thé, quyền tự do đi lại của mỗi con người Hạn chế những quyền vừa nêu trên dé cách ly họ khỏi đời sống xã hội trong một thời gian nhất định vì thế biện pháp tạm giữ phải được tiễn hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ được quy định cụ thể trong

Theo quy định tại Điều 117 BLTTHS năm 2015 thì muốn tạm giữ người phải có quyết định tam giữ của người có thâm quyền Quyết định tam

Trang 35

giữ phải ghi rõ họ tên, dia chi của người bi tạm giữ, lý do tạm giữ, gio, ngày

bắt đầu và gid, ngày hết thời hạn tạm giữ; SỐ, ngày, tháng, năm, địa điểm ban

hành quyết định tạm giữ; căn cứ ban hành; nội dung quyết định tạm giữ; họ

tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định tạm giữ và đóng dấu của cơ quan có thấm quyền ban hành quyết định này Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ Tiếp theo, người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của BLTTHS năm 2015 Trong thời hạn 12 giờ ké từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thâm quyền Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

So sánh với BLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyên Bộ luật này đã quy định rõ trách nhiệm phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyên của người ra quyết định tạm giữ Việc này đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm hơn đối với chủ thể ra quyết định tạm

giữ và trong việc bảo đảm thủ tục tạm giữ được đúng theo quy định cũng như

trong công tác kiểm sát việc ra quyết định tạm giữ của Viện kiểm sát.

* Thoi hạn tạm giữ

Theo Điều 118 BLTHS năm 2015 quy định thì thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải

người bị giữ, người bi bat vê trụ sở của mình hoặc kê từ khi Co quan điêu tra

Trang 36

ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú Từ nội dung trên, thời

hạn tạm giữ là khoảng thời hạn do pháp luật quy định cho phép cơ quan có

thầm quyền được tạm giữ người có hành vi thực hiện tội phạm dé quan ly, giám sat và thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo So với BLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ ràng hơn về thời điểm bắt đầu tạm giữ Có thé thấy, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ ké từ khi cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc ké từ khi Co quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú Ví dụ: Quyết định tạm giữ phải ghi thời hạn tạm giữ là 03 ngày được tính từ 09 giờ ngày 09/3/2019 đến 09 giờ ngày 12/3/2019 Mặt khác, thời hạn tạm giữ trong BLTTHS năm 2015 cũng đã bổ sung trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú, BLTTHS năm 2003 đã bỏ lọt hai đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ này khi chỉ quy định về thời hạn tạm giữ

đối với trường hợp nhận người bị bắt Quy định như vậy nhằm đạt được mục

đích của tạm giữ và hạn chế được việc giữ người mà pháp luật không quy

Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thê gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày Ở đây ta có thể hiểu là trường hợp sự việc có nhiều tình tiết phức tạp, việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ ở nhiều nơi khác nhau hoặc cần có thêm thời gian dé làm rõ hơn về hành vi, lý lịch, nhân

thân của người bị tam gIữ.

Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày Trên thực tế thì đây là những

trường hợp có nhiều người liên quan đến vụ việc, việc xác minh rất phức tạp,

mặc dù đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất nhưng vẫn chưa làm rõ được sự việc cụ thê hoặc chưa làm rõ được lý lịch, nhân thân của những người liên quan.

Trang 37

Vậy, thời hạn tam giữ tối da mà pháp luật TTHS cho phép được áp dụng đối

với người bị tạm giữ là không quá 09 ngày.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thâm quyền phê chuẩn Trong thời han 12 giờ ké từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn Cũng giống như quy định trong phần thủ tục tạm giữ thì việc quy định chặt chẽ như vậy dé bảo đảm quyền lợi cho người bị tạm giữ, đồng thời, đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm hơn đối với chủ thé ra quyết định gia han tạm giữ và trong việc bao đảm thủ tục gia hạn tạm giữ được đúng theo quy định cũng như trong công tác kiểm sát việc ra quyết định tạm giữ của Viện kiểm sát đối với việc áp dụng biện pháp này.

Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tô bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tam giữ; trường hop đã gia han tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ Đối chiếu với BLTTHS năm 2003 chỉ quy định nếu không đủ căn cứ khởi tổ bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, mà không quy định cụ thé co quan có thâm quyền nào phải tra tư do cho họ Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 lại quy định cụ thể hơn đó là nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ và trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bi tạm giữ đây là điểm bổ sung rất quan trọng đối với

việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này.

Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam Một ngày tạm giữ

được tính bang một ngày tạm giam Đây chính là mục đích nhân dao của Đảng, Nhà nước và pháp luật của nước ta đối với người phạm tội Trường hợp người bị tạm giữ sau đó được Cơ quan có thâm quyền THTT áp dụng biện

Trang 38

pháp ngăn chặn khác mà không phải biện pháp tạm giam thì khi xét xử, Tòa

án quyết định hình phạt tù đối với bị cáo, thời hạn tạm giữ được khấu trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù theo nguyên tắc một ngày tạm giữ được tính băng một ngày chấp hành hình phạt tù Còn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ thì cứ 01 ngày tạm giữ được tính bằng 03 ngày cải tạo không giam

giữ Khi tính thời hạn tạm giữ thì phải căn cứ vào thời hạn được ghi trong

quyết định tạm giữ và được tính liên tục vào cả ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, Tết.

1.2.3 Phân biệt biện pháp tạm giữ với biện pháp tạm giam, tạm giữ

với giữ người trong trường hợp khẩn cấp

* Phan biệt biện pháp tạm giữ và biện pháp tạm giam

Trong số các BPNC, thì biện pháp tạm giữ và biện pháp tạm giam là những biện pháp mang tính cưỡng chế rất nghiêm khắc và có tầm quan trọng

đặc biệt được quy định trong BLTTHS năm 2015 Việc áp dụng những BPNC

này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi đối với quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và đảm bảo thi hành án của các cơ quan có thâm quyền THTT nhưng mặt khác lại hạn chế quyền tự do thân thể và các quyền khác của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và được pháp luật bảo hộ.

Tuy nhiên, giữa hai BPNC này lại có những điểm khác nhau như sau: Thứ nhất, về đối tượng áp dụng Biện pháp tạm giữ được quy định tại Điều 117 BLTTHS năm 2015 như sau: Tạm giữ có thé áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khan cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã Còn biện pháp tạm giam được quy định tại Điều 119 BLTTHS năm

2015 như sau:

Trang 39

- Tạm giam có thê áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

- Tạm giam có thê áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng,

tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi

có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: Đã bị áp dụng

biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; không có nơi cư trú rõ ràng hoặc

không xác định được lý lịch của bị can; bỏ trén và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, gia mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của

vụ án, tau tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù nguoi

lam chứng, bị hai, người tổ giác tội phạm và người thân thích của những

người này.

- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

- Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ

ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các

trường hợp: Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; tiếp tục phạm tội; có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, gia mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án,

tau tán tài sản liên quan đến vu án; de doa, khống chế, trả thù người làm

chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; bi can, bi cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Trang 40

Có thể thấy răng đối tượng bị áp dụng của biện pháp tạm giam được quy định mở rộng hơn rất nhiều so với biện pháp tạm giữ.

Thứ hai, về thâm quyền Thâm quyền áp dung của biện pháp tạm giữ là Cơ quan điều tra các cấp và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra Còn đối với thâm quyền áp dụng của biện pháp tạm giam là Cơ quan điều tra các cấp (đối với các lệnh tạm giam và lệnh bắt bị can để tạm giam của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn

trước khi thi hành); Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;

Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Thứ ba, về thời hạn Biện pháp tạm giữ hạn chế tự do của người bị áp dụng trong thời gian ngắn Đối với biện pháp tạm giam thì hạn chế tự do người bị áp dụng trong thời gian dài hơn rất nhiều so với biện pháp tạm giữ.

* Phán biệt biện pháp tạm giữ với biện pháp giữ người trong trường

hợp khẩn cấp

Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp cũng giống như biện pháp tạm giữ đều là biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS năm 2015, mang tính cấp bách nhằm ngăn chặn tội phạm, người phạm tội bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ Người có thâm quyền áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khan cap cũng giống như biện pháp tam giữ.

Tuy nhiên, giữa hai BPNC này lại có những điểm khác nhau như sau: Như đã phân tích ở phần 1.2.1, căn cứ để cơ quan có thâm quyền THTT áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khan cấp khác với căn cứ dé áp dụng biện pháp tạm giữ là có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở

hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm

và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ Đối với thời hạn giữ người trong trường hợp khan cấp ngăn hơn so với thời han tạm giữ Theo quy định tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015 thì trong thời hạn 12 giờ ké từ khi giữ người trong trường hop khan cấp hoặc

Ngày đăng: 07/04/2024, 14:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan