BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2331101150901
Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Vũ Quỳnh Thi
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 2NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Họ và tênMã số sinh viênChuyên ngành
Huỳnh Hồng Nhung 2221001372 Truyền thông Marketing Nông Thị Mỹ Tâm 2221001397 Truyền thông
Marketing Lý Hiền Ái 2221001230 Quản trị Marketing Hứa Thùy Trang 2221001444 Quản trị thương hiệu
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Khoa Marketing, Trường Đại học Tài Chính – Marketing, đặc biệt là ThS Ngô Vũ Quỳnh Thi đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm học tập và hoàn thành đề bài tiểu luận này Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì bài nghiên cứu này rất khó có thể hoàn thiện được.
Bài tiểu luận này đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức, điểm đến du lịch của khách hàng Việt Nam trong năm 2024, đồng thời đề xuất một chiến lược Marketing (4Ps) cho 1 sản phẩm du lịch để tác động đến hành vi mua của khách hàng mục tiêu Chúng em rất tự hào về kết quả đạt được và hy vọng rằng nó sẽ mang lại giá trị cho ngành du lịch và ngành liên quan đến lĩnh vực này.
Với điều kiện thời gian, kiến thức, khả năng lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên tiểu luận này không thể tránh được những thiếu sót Vì thế, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy, cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Logo Công ty D&H Travel 13 Hình 3.2 Banner của Công ty 29
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Bảng giá vé theo thời gian 24
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
STP Segmentation - Targeting - Positioning SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunies,
Commercial Threats
Trang 8I Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức, điểm đến du lịch của khách hàng Việt Nam trong năm 2024 2
1 Xu hướng Theo đuổi bản ngã mới 2
2 Xu hướng Kì nghỉ mát 3
3 Xu hướng Buông bỏ sự kiểm soát 4
4 Xu hướng Nhà khám phá ẩm thực 5
5 Xu hướng Nghỉ dưỡng chữa lành 6
6 Xu hướng Tối ưu ngân sách và ưu tiên du lịch sang chảnh 7
7 Xu hướng Thẩm mỹ song hành chánh niệm 8
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM
Trang 92 Điểm yếu 13
3 Cơ hội 13
4 Thách thức 13
IV STP của Công ty D&H Travel 14
1 Phân khúc thị trường (Segmentation) 14
2 Thị trường mục tiêu (Targeting) 15
3 Định vị thương hiệu (Positioning) 16
V Phân tích chiến lược Marketing (4Ps) 16
1 Chiến lược sản phẩm (Product) 16
2 Chiến lược giá (Price) 21
3 Chiến lược phân phối (Place) 25
4 Chiến lược xúc tiến (Promotion) 26
VI Triển vọng sản phẩm 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 10CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
- -BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
1 Thời gian: 15h ngày 13 tháng 12 năm 2023
2 Địa điểm: Thư viện trường Đại học Tài Chính – Marketing 3 Thành viên có mặt: 5
4 Thành viên vắng mặt: 0
5 Chủ trì cuộc họp (Nhóm trưởng): Huỳnh Hồng Nhung 6 Thư ký cuộc họp: Nông Thị Mỹ Tâm
7 Kết quả đánh giá được thống nhất và tổng hợp như sau:
STTHỌ TÊNCÔNG VIỆCMỨC ĐỘ
5 Nguyễn Thảo Vi - Phân tích tổng quan du lịch thế giới và Việt Nam
100%
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DU LỊCH I Tổng quan du lịch thế giới và Việt Nam
1 Tổng quan du lịch thế giới
Báo cáo của CASS và WTCF chỉ ra rằng, số lượng khách du lịch quốc tế năm 2023 trên phạm vi toàn cầu dự kiến sẽ đạt 10,78 tỷ lượt, bằng 74,4% so với năm 2019 Cũng trong năm 2023, doanh thu du lịch toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức 5.000 tỷ USD, bằng 86,2% so với năm 2019.
Cũng theo báo cáo, du lịch toàn cầu năm 2022 ghi nhận 9,75 tỷ lượt khách, trong khi doanh thu du lịch toàn cầu cùng năm đạt 4.600 tỷ USD Những con số dự báo tích cực kể trên cho thấy, nền kinh tế du lịch toàn cầu đang dần phục hồi và ngành du lịch toàn cầu sẽ đón nhận một tương lai tươi sáng hơn.
Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành Du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu Do đó, sự không chắc chắn của nền kinh tế toàn cầu sẽ vẫn ảnh hưởng đến triển vọng của ngành Du lịch Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) cũng đưa ra nhận định tích cực, cho rằng du lịch toàn cầu đang trên đà trở lại mức trước đại dịch
Nhìn chung, lượng khách quốc tế đạt 80% so với mức trước đại dịch trong quý I-2023 Ước tính, 235 triệu lượt khách du lịch quốc tế được ghi nhận trong 3 tháng đầu năm nay, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022 Trung Đông chứng kiến sự phục hồi mạnh nhất với lượng khách tăng 15% so với năm 2019 Trong khi đó, châu Âu cũng đạt 90% mức trước đại dịch nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong khu vực Châu Phi và châu Mỹ lần lượt đạt 88% và 85% lượng khách so với năm 2019, trong khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương phục hồi chậm hơn, bằng 54% mức trước đại dịch[CITATION Thư23 \l 1066 ].
2 Tổng quan du lịch Việt Nam
Thời gian gần đây, ngành du lịch Việt Nam liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quý I/2023 trong khi tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) có sự giảm tốc, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng nhẹ 2,52% (đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4% (làm giảm 4,76% GDP); tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 11,9% thì khu vực dịch vụ tăng 6,79%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng trưởng GDP nền kinh tế, đóng góp tới 95,91% vào tăng trưởng chung.
Trang 13Ngành du lịch ở Việt nam chứng kiến sự “bứt tốc” cả về lượng khách nội địa và khách quốc tế trong những tháng đầu năm 2023 [ CITATION VTV23 \l 1066 ] Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động du lịch tiếp tục duy trì được đà phục hồi và cơ bản đã vượt qua khó khăn sau thời gian 2 năm chịu tác động của dịch bệnh Tín hiệu bắt đầu quay trở lại Việt Nam của khách quốc tế cũng chứng tỏ hướng đi đúng đắn, kịp thời của du lịch Việt Nam trong cơ cấu lại thị trường khách và chủ động làm mới sản phẩm của mình Đây được coi là cơ hội để du lịch Việt Nam tiếp tục phục hồi và phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, nhiều chuyên gia cũng cho rằng du lịch Việt Nam đang đứng trước những thách thức không nhỏ Tuy đón gần 872.000 lượt khác quốc tế trong tháng 1/2023 nhưng lượng khách này vẫn giảm 42% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19 Du lịch nội địa vẫn là thị trường kỳ vọng tiếp tục “bùng nổ”; là động lực tăng trưởng chính của ngành du lịch Song, số lượng khách nội địa lưu trú không cao, dẫn đến giảm tổng thu từ khách du lịch Đơn cử như theo thống kê, trong kỳ nghỉ Tết Quý Mão (từ 29 đến mùng 5 Tết), toàn quốc có khoảng 9 triệu lượt khách nội địa, tăng 47,5% so với cùng kỳ năm ngoái; nhưng khách lưu trú chỉ có 2 triệu lượt, giảm 37,5%, công suất phòng trung bình khoảng 45% Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ [ CITATION Thư231 \l 1066 ].
CHƯƠNG 2: 7 XU HƯỚNG DU LỊCH 2024
I Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức, điểmđến du lịch của khách hàng Việt Nam trong năm 2024
1 Xu hướng Theo đuổi bản ngã mới
Bản ngã là ý thức cá thể riêng biệt của người được nói [ CITATION Thí22 \l 1066 ] “Theo đuổi bản ngã mới” trong lĩnh vực du lịch là việc tạo ra một phiên bản ấn tượng của chính mình khi đi du lịch sẽ mang lại trải nghiệm đầy hứng khởi cho du khách trong chuyến đi của họ Xu hướng du lịch này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội, tâm lý và cá nhân.
Yếu tố văn hóa: Xu hướng theo đuổi bản ngã mới trong du lịch có thể phản ánh
sự thay đổi trong văn hóa du lịch, nơi mọi người ngày càng coi trọng việc tìm kiếm trải nghiệm cá nhân hơn là theo đuổi những mô hình du lịch truyền thống.
Yếu tố xã hội: Xu hướng ẩn danh khi du lịch và việc sẵn sàng chi trả thêm để có
trải nghiệm xe sang hơn, đồng thời mong muốn trở thành "ngôi sao của cuộc đời mình" là dấu hiệu của việc xã hội đang chú trọng đến hình ảnh và phong cách cá nhân.
Trang 14Việc 78% người muốn giữ ẩn danh khi đi du lịch thể hiện một nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về sự bảo vệ quyền riêng tư và muốn có không gian cá nhân.
Yếu tố tâm lý: Nhu cầu muốn "tạo ra phiên bản hoành tráng của bản thân", “nhân
vật chính” khi du lịch, có thể được hiểu là sự khao khát khám phá, phát triển bản thân và mang tới một giao diện khác cho du khách Sự hào hứng của du khách khi có cơ hội trải nghiệm bản thân đồng thời thoát khỏi ràng buộc hàng ngày có thể phản ánh tâm lý của họ đang tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc từ trải nghiệm du lịch cá nhân hóa.
Yếu tố cá nhân: Việc mỗi người sẵn sàng chi trả thêm cho trải nghiệm xe hơi cao
cấp (56%) hoặc muốn du lịch ẩn danh (78%) thể hiện sự đa dạng trong sở thích, tự do tài chính và mong muốn của mỗi người khi du lịch Mô hình du lịch mang lại "giao diện cá nhân mới để chia sẻ trên mạng" cho thấy sự tích cực của cá nhân trong việc chia sẻ trải nghiệm du lịch của họ và tạo ra một định dạng mới của "sự kết nối xã hội" thông qua mạng Đồng thời, việc muốn trở thành "ngôi sao của cuộc đời mình" cũng có thể phản ánh mong muốn quản lý và định hình hình ảnh cá nhân.
Trong xu hướng này, yếu tố cá nhân tác động mạnh mẽ nhất vì việc du lịch được xem xét từ góc độ cá nhân hóa, sự tự do cá nhân và mong muốn khám phá bản thân, người du lịch ưu tiên trải nghiệm cá nhân và sẵn sàng chi trả vì yếu tố này.
2 Xu hướng Kì nghỉ mát
Theo báo cáo xu hướng du lịch năm 2024 của Booking, một trong những xu hướng của 2024 phải nhắc đến là du lịch “kỳ nghỉ mát” [ CITATION Quỳ23 \l 1066 ] Du lịch "Kỳ nghỉ mát" là xu hướng du lịch tập trung vào việc nghỉ ngơi, thư giãn, khám phá những điều mới mẻ Xu hướng du lịch này bắt nguồn từ khí hậu thời tiết Hiện nay khí hậu trên toàn cầu đang ngày càng nóng hơn, từ đó nhu cầu về du lịch đến những nơi có khí hậu mát mẻ, dễ chịu như biển, núi sẽ giúp du khách giải tỏa được cái nóng, lấy lại cảm giác sảng khoái
Yếu tố văn hóa: Xu hướng “sống xanh” đang được nhiều người ưa chuộng: 82%
khách Việt thích ở gần biển, sông vì mang lại cảm giác thư giãn, dịu mát tâm hồn, 75% khách Việt cho biết biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tác động đáng kể đến cách họ lên kế hoạch đi du lịch và sẽ chọn nơi mát mẻ hơn nơi mình đang ở Điều này phản ánh sự thay đổi trong giá trị văn hóa, nơi mà sự thoải mái, được sống gần gũi với thiên nhiên và sức khỏe trở nên quan trọng hơn Từ đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra quyết định của người tiêu dùng, trong đó bao gồm hành vi lựa chọn du lịch.
Yếu tố xã hội: Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng khác nhau của nhóm tham khảo tác
động đến hành vi người tiêu dùng Nhóm tham khảo có thể tác động ít nhiều đến quyết định đi du lịch của cá nhân hoặc ngăn cản việc đi du lịch Ví dụ, vào mùa hè gia đình
Trang 15có thể khuyến khích con cái đi du lịch biển hoặc núi để thư giãn, nghỉ ngơi sau những ngày học tập, làm việc căng thẳng.
Yếu tố tâm lý: Những yếu tố về nhu cầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn, xả stress
sau những áp lực từ việc học tập, làm việc thì nhu cầu về việc lựa chọn du lịch nghỉ mát càng trở nên quan trọng và được quan tâm nhiều hơn Bên cạnh đó còn yếu tố thái độ của người tiêu dùng đối với du lịch biển như sự tìm tòi, mong muốn khám phá những điều mới mẻ Ví dụ cá nhân lựa chọn du lịch biển ngoài việc hòa mình cùng thiên nhiên để giải tỏa căng thẳng thì họ còn mong muốn tìm kiếm và khám phá những thứ mà họ chưa từng biết hoặc trải nghiệm.
Yếu tố cá nhân: Các quyết định của mỗi cá nhân khi lựa chọn “du lịch nghỉ mát”
đều tùy thuộc vào tuổi tác, nghề nghiệp, quan niệm bản thân, lối sống, cá tính của mỗi cá nhân để họ có thể đưa ra quyết định Ví dụ đối với người trẻ họ thường có xu hướng đi du lịch biển để giảm căng thẳng, tìm tòi, khám phá còn đối với người trung niên thì họ lại có xu hướng “nghỉ mát“ Và những người có lối sống giản dị, mong muốn hòa mình cùng thiên nhiên họ sẽ có xu hướng chọn những nơi có thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng và “du lịch biển” và “du lịch núi” luôn là sự lựa chọn hàng đầu của họ Ngoài ra thì nguồn tài chính luôn là yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn đi du lịch.
Trong các yếu tố trên thì yếu tố cá nhân luôn là yếu tố tác động mạnh mẽ và trực tiếp đối với người tiêu dùng trong việc đưa ra quyết định về việc lựa chọn du lịch nghỉ mát Vì cá tính, nguồn tài chính và tính chất công việc là yếu tố mà mỗi cá nhân sẽ cân nhắc về việc lựa chọn trước khi ra quyết định.
3 Xu hướng Buông bỏ sự kiểm soát
Xu hướng du lịch “Buông bỏ sự kiểm soát” du lịch mà không cần phải theo một kế hoạch đã được sắp đặt sẵn thay vào đó là một kế hoạch linh hoạt, tự do mà không bị ràng buộc theo một khuôn khổ nào Du khách có thể dễ dàng linh hoạt trong việc thay đổi lịch trình của chuyến đi Và với sự phát triển hiện đại thì một số du khách đã tìm kiếm đến việc sử AI để lên ý tưởng và kế hoạch cho cuộc phiêu lưu của mình.
Yếu tố xã hội: Sự trải nghiệm cũng như hành trình của những nhóm tham khảo
như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, influencer, có tác động khá mạnh mẽ đến việc ra quyết định của cá nhân Ví dụ người tiêu dùng theo dõi các hành trình du lịch tự do, với sự phóng khoáng, thoải mái, không bị gò bó thì người tiêu dùng cũng sẽ có hứng thú và hình thành nên mong muốn được trải nghiệm.
Yếu tố văn hóa: Các nền văn hóa luôn có sự ảnh hưởng lẫn nhau Mà văn hóa
phương Tây lại có tính độc lập, phóng khoáng hơn các nước phương Đông nên từ đó
Trang 16các nước phương Đông dần bị ảnh hưởng về mặt tự do, phóng khoáng vì thế tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng trong việc lựa chọn xu hướng chọn du lịch “Buông bỏ sự kiểm soát”.
Yếu tố tâm lý: Đề cao sự tự do, không bị gò bó, mong muốn tìm kiếm những địa
điểm du lịch mới lạ mà ít người biết đến để có thể khám phá tìm tòi như vậy chuyến du lịch mới trở nên bí ẩn và kích thích
Yếu tố cá nhân: Những người trẻ thường có lối sống tự do, không muốn bị ràng
buộc, thích khám phá và tìm tòi về thế giới ngoài quan tâm đến hình thức du lịch “ngẫu hứng” này Ngoài ra thì nghề nghiệp và thu nhập được coi là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định này.
Trong xu hướng “Buông bỏ sự kiểm soát”, yếu tố tâm lý và yếu tố cá nhân cùng tác động mạnh mẽ vì nó liên quan trực tiếp đến mặt nhận thức và quan điểm về sự tự do của du khách.
4 Xu hướng Nhà khám phá ẩm thực
Ẩm thực không chỉ là kết quả mà còn là tiền tố quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát triển Ẩm thực nằm trong di sản văn hoá nói chung và phản ánh tích cực bản sắc văn hoá dân tộc [ CITATION Chí16 \l 1066 ] Du khách rất quan tâm đến nơi sắp sửa đi du lịch có những món đặc sản nào ngon để có cơ hội đặt mình vào vai trò một nhà khám phá ẩm thực, thưởng thức và chiêm ngưỡng vẻ đẹp ẩm thực, văn hóa ở nơi đây
Xu hướng Nhà khám phá ẩm thực bị tác động bởi các yếu tố văn hoá, xã hội, tâm lý, cá nhân từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng
Yếu tố văn hoá: Các văn hóa đa dạng trên thế giới tạo ra nhiều cơ hội cho việc
khám phá ẩm thực Khi mọi người được tiếp xúc với các món ăn và phong cách nấu nướng khác nhau, họ có cơ hội trải nghiệm và mở rộng sự hiểu biết của mình về những ẩm thực mới Văn hóa địa phương và truyền thống ẩm thực có thể khuyến khích những người khám phá ẩm thực trong việc tìm hiểu và khám phá các món ăn truyền thống độc đáo của một nền văn hóa cụ thể.
Yếu tố xã hội: Nhóm tham khảo có thể nêu lên gợi ý và ảnh hưởng tích cực đến
xu hướng du lịch kết hợp khám phá ẩm thực Sự đánh giá và những thông điệp từ nhóm tham khảo có thể ảnh hưởng và tác động đến hành vi của người tiêu dùng
Yếu tố tâm lý: Người có xu hướng tò mò hay học hỏi thường muốn khám phá
những món ăn mới lạ và độc đáo Họ có mong muốn trải nghiệm và khám phá những điều mới mẻ và độc đáo Những người có tinh thần khám phá ẩm thực thường coi trọng việc trải nghiệm hơn chỉ đơn thuần là nhu cầu ăn uống
Trang 17Yếu tố cá nhân: Sở thích cá nhân và mức độ khám phá ẩm thực có thể khác nhau,
ảnh hưởng đến sự tò mò và khả năng khám phá ẩm thực đa dạng Các trải nghiệm cá nhân trong việc thưởng thức và khám phá ẩm thực từ trước cũng có thể tác động mạnh đến xu hướng khám phá ẩm thực hiện tại Những người có tính tò mò, sẵn lòng chấp nhận rủi ro và muốn trải nghiệm điều mới mẻ thường có xu hướng khám phá ẩm thực một cách tích cực hơn những người khác.
Yếu tố cá nhân tác động mạnh nhất đến xu hướng nhà khám phá ẩm thực vì nó biểu hiện rõ rệt thông qua sở thích, kinh nghiệm cũng như cá tính của mỗi người.
5 Xu hướng Nghỉ dưỡng chữa lành
Du lịch chữa lành được hiểu là chuyến đi mang tính yên bình, theo hướng nghỉ dưỡng, tránh xa sự nhộn nhịp để tận hưởng bình yên của núi rừng và để nghe nhịp sống thuần khiết Các hoạt động trong chuyến du lịch chữa lành thường nhẹ nhàng hơn, hướng đến việc thư giãn tinh thần như thiền, yoga, đạp xe, massage… Ngoài ra, dành thời gian để đọc sách, tránh xa màn hình máy tính và điện thoại, thực hiện những điều mà bạn thích từ lâu mà chưa thực hiện được do bận rộn công việc, gia đình [ CITATION Ngọ23 \l 1066 ]
Xu hướng nghỉ dưỡng chữa lành bị tác động bởi các yếu tố văn hoá, xã hội, tâm lý, cá nhân từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng
Yếu tố văn hoá: Văn hóa luôn luôn chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu, điển hình:
66% du khách đã làm cha mẹ sống tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói rằng sẽ đi chơi riêng mà không mang theo con cái hay vợ, chồng để "dành thời gian ưu tiên cho bản thân" Điều này phản ánh giá trị văn hóa đang thay đổi, nơi mà sức khỏe và trạng thái tinh thần được coi là quan trọng
Yếu tố xã hội: Nhóm xã hội có thể tạo ra áp lực và ảnh hưởng trực tiếp đến người
tiêu dùng trong việc lựa chọn nghỉ dưỡng chữa lành Sự đánh giá của nhóm xã hội và những thông điệp từ nhóm tham khảo có thể thay đổi quan điểm và hành vi của người tiêu dùng
Yếu tố tâm lý: Những yếu tố tâm lý như nhu cầu thỏa mãn, nhu cầu chăm sóc sức
khỏe tâm lý và giảm stress, hay mong muốn trải nghiệm những trạng thái tâm trạng tốt hơn có thể thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa hình thức nghỉ dưỡng chữa lành Động cơ cá nhân miêu tả việc tự hài lòng - mua sắm có thể liên quan đến tâm trạng để giúp bản thân được chữa lành, thoát khỏi những tiêu cực do cuộc sống bộn bề mang lại.
Yếu tố cá nhân: Những yếu tố cá nhân, như sự quan tâm đến sức khỏe và trạng
thái tinh thần: Những người có ý thức sâu sắc về sức khỏe và trạng thái tinh thần thường có xu hướng quan tâm đến việc làm việc và nghỉ ngơi cân bằng Họ có nhận
Trang 18thức về tầm quan trọng của sự nghỉ dưỡng chữa lành để duy trì sự cân bằng và phục hồi sức khoẻ và nó có thể ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân Những người có điều kiện tài chính tốt và có thời gian rảnh sẽ dễ dàng hơn trong việc có cơ hội thực hiện nghỉ dưỡng chữa lành.
Yếu tố cá nhân và tâm lý tác động mạnh nhất đến xu hướng nghỉ dưỡng chữa lành vì nó liên quan trực tiếp đến ý thức, quan điểm và sự ưu tiên của mỗi người đối với sức khỏe và trạng thái tinh thần của mình.
6 Xu hướng Tối ưu ngân sách và ưu tiên du lịch sang chảnh
Báo cáo xu hướng du lịch năm 2024 của Booking, du lịch nghỉ dưỡng sang chảnh là một trong những xu hướng của 2024 Du khách sẽ có nhiều cách để tiết kiệm chi tiêu, song vẫn nâng tầm chuyến đi với các trải nghiệm xa xỉ tùy chọn như đi du thuyền hay siêu xe Du khách thuộc nhóm tối ưu ngân sách, du lịch sang chảnh có khả năng xây dựng lịch trình thành thạo để được tận hưởng những dịch vụ cao cấp mà không phải chi trả quá nhiều [ CITATION ĐHu23 \l 1066 ]
Yếu tố văn hóa: Trong xu hướng này thể hiện văn hóa tiêu dùng thông minh khi
những du khách sẽ cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết và dùng khoản đó để đổi lấy những trải nghiệm du lịch cao cấp và thượng lưu một cách thông minh.
Yếu tố xã hội: Theo khảo sát, 66% du khách Việt Nam sẵn sàng xin cho con nghỉ
học để đi du lịch vào mùa thấp điểm, cắt giảm chi phí Điều này cho thấy, gia đình cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định lựa chọn hình thức, điểm đến du lịch Khách du lịch Việt Nam thường lựa chọn đi du lịch cùng gia đình, người thân vì vậy họ thường cân nhắc ý kiến của các thành viên trong gia đình trước khi đưa ra quyết định.
Yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý cũng có ảnh hưởng lớn đến xu hướng tối ưu ngân
sách và ưu tiên du lịch sang chảnh Trong đó, chủ yếu xu hướng này là do nhu cầu hưởng thụ của du khách Du khách ngày càng có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo và muốn tận hưởng những dịch vụ sang trọng, đẳng cấp Bên cạnh đó, tâm lý muốn thể hiện bản thân cũng là nguyên nhân tạo nên xu hướng này khi du khách muốn thể hiện đẳng cấp và vị thế của mình.
Yếu tố cá nhân: Khi thu nhập của người dân tăng lên, họ sẽ có xu hướng đi du
lịch nhiều hơn, nhưng vẫn muốn tiết kiệm ngân sách, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn Do đó, họ sẽ lựa chọn những hình thức, điểm đến phù hợp tối ưu nhất nhưng vẫn đảm bảo được trải nghiệm cao cấp, sang chảnh mà họ mong muốn Theo khảo sát thì những hình thức mà du khách thường chọn như chọn các điểm đến chi phí sinh hoạt thấp hơn nơi họ đang ở, du lịch gần nhà để tiết kiệm chi phí đi lại, mua vé theo
Trang 19ngày để sử dụng các tiện nghi trong khách sạn 5 sao thay vì lưu trú tại đó Bên cạnh đó, chọn du lịch vào những mùa cao điểm, đông khách thì du khách Việt Nam cũng thường tận dụng mùa thấp điểm để đi du lịch nhằm tiết kiệm chi phí.
Trong các yếu tố thì yếu tố cá nhân có tác động mạnh nhất vì với xu hướng này thì tình trạng kinh tế của mỗi người là quan trọng nhất khi du khách vừa muốn tối ưu ngân sách vừa muốn trải nghiệm du lịch sang chảnh.
7 Xu hướng Thẩm mỹ song hành chánh niệm
Chánh niệm là một khái niệm trong Phật giáo, đề cao việc sống hiện tại, chú ý đến từng khoảnh khắc của cuộc sống, giúp họ thư giãn, cân bằng cuộc sống, kết nối với thiên nhiên [ CITATION Trầ22 \l 1066 ]
Xu hướng traveling mindfully hay còn được hiểu là "du lịch chánh niệm" là cách du lịch giúp bạn tận hưởng hành trình một cách trọn vẹn, bằng cách quan sát và cảm nhận những điều nhỏ nhặt xung quanh mình Đây cũng là hành trình khám phá, phát triển bản thân Hơn nữa, xu hướng du dịch này còn hướng tới trách nhiệm với môi trường và xã hội qua dự án du lịch bền vững hoặc hoạt động tình nguyện [ CITATION Hàn23 \l 1066 ]
Yếu tố văn hóa: Văn hóa có một tác động lớn đến xu hướng lựa chọn thẩm mỹ
song hành với chánh niệm Du khách Việt Nam đang có xu hướng tìm kiếm những điểm đến du lịch có kiến trúc độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được bản sắc văn hóa của địa phương Ví dụ, du khách Việt Nam sẽ có xu hướng lựa chọn các điểm đến có kiến trúc cổ kính, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, chẳng hạn như các di tích lịch sử, văn hóa, các làng nghề truyền thống nhưng vẫn giải quyết được các thách thức đối với môi trường và xã hội, chính vì vậy, văn hóa du lịch bền vững đang dần trở thành xu hướng.
Yếu tố xã hội: Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển giúp du khách dễ dàng
tiếp cận với các thông tin về các sản phẩm du lịch thẩm mỹ song hành chánh niệm từ các blogger, influencer, Hơn nữa, mạng xã hội giúp du khách dễ dàng chia sẻ những trải nghiệm du lịch của mình, từ đó tạo nên một hiệu ứng đám đông, khiến nhiều người mong muốn được trải nghiệm những điều tương tự Ngoài ra, những kinh nghiệm, lời khuyên, lời giới thiệu từ các nhóm xã hội, nhóm tham khảo cũng là một gợi ý cho du khách.
Yếu tố tâm lý: Khách du lịch ngày càng có thể nhận thức đúng đắn và rõ ràng hơn
về các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội khi môi trường trở thành một trong những vấn đề hàng đầu được tất cả mọi người quan tâm Do đó, họ mong muốn lựa chọn những điểm đến du lịch có các sáng kiến bền vững, góp phần bảo vệ môi trường
Trang 20và phát triển cộng đồng (78% người được hỏi muốn thấy các sáng kiến bền vững được ứng dụng trong thực tiễn) Ví dụ, du khách Việt Nam sẽ có xu hướng lựa chọn các điểm đến sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu rác thải,
Yếu tố cá nhân: Ngày nay, lối sống lành mạnh, bền vững ngày càng phổ biến.
Lối sống này đề cao việc rèn luyện tinh thần, giúp con người sống cân bằng, hạnh phúc, khuyến khích họ tham gia các hoạt động tăng cường sức khỏe Những người có lối sống này thường tìm kiếm những điểm đến du lịch có không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên hoặc tham gia những hoạt động như thiền, yoga,
Trong các yếu tố thì yếu tố tâm lý và yếu tố văn hóa đều có tác động đáng kể đến việc lựa chọn điểm đến của du khách vì với xu hướng này liên quan đến những nền văn hóa địa phương, văn hóa bền vững và tầm quan trọng của những sáng kiến bền vững trong việc bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng.
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHOSẢN PHẨM DU LỊCH
I Thực trạng ngành du lịch Tây Bắc
Tây Bắc là một vùng rộng lớn gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái Nơi có khí hậu thuận lợi với nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C, khí hậu chia thành hai mùa mưa và mùa khô Một số nơi có địa hình cao, khí hậu mát mẻ Phát triển du lịch Tây Bắc trong những năm gần đây tuy có nhiều chuyển biến, hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh đặc trưng của khu vực[ CITATION TúQ23 \l 1066 ]
Riêng trong năm 2023, tỉnh Điện Biên ước đón 1.0 triệu lượt khách du lịch, tăng 23% so với năm 2022; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt trên 1.750 tỷ đồng, đạt 109%, tăng 29.6% so với năm 2022 Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch ước đạt 2.6 ngày [ CITATION Hưn23 \l 1066 ] Ngành du lịch Sơn La đã phục vụ khoảng 4.5 triệu lượt khách, tăng hơn 1.3 lần so với năm trước Doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch cũng tăng hơn 1.5 lần so với năm 2022, đạt khoảng 4.700 tỷ đồng [ CITATION LêH23 \l 1066 ] Lai Châu ước đoán khoảng 1.045 triệu lượt khách, tăng 37.1% so với năm 2022 Tổng doanh thu ước đạt 784.309 tỷ đồng, tăng 41.2% so với cùng kỳ năm 2022 [CITATION Dul23 \l 1066 ] Sáu tháng đầu năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến với Lào Cai đạt trên 3.7 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 10.813 tỷ đồng [ CITATION Thù23 \l 1066 ] Sáu tháng đầu năm 2023, toàn ngành du lịch Yên Bái đón và phục vụ được trên 1 triệu lượt khách (đạt 69% kế hoạch; tăng 28.3% so với cùng kỳ); khách quốc tế đạt 40.000 lượt (đạt 26.7% kế hoạch);
Trang 21doanh thu ước đạt gần 850 tỷ đồng (đạt 61.5% kế hoạch, tăng 58.5% so với cùng kỳ) [ CITATION Lan231 \l 1066 ] Ở Hòa Bình, toàn tỉnh đón 2.360.000 lượt khách, tăng 28.8% so với cùng kỳ, đạt 67.4% kế hoạch năm, tổng thu từ khách du lịch khoảng 2.300 tỷ đồng, tăng 16.2% so với cùng kỳ, đạt 59% kế hoạch năm [ CITATION Báo23 \l 1066 ]
Để du lịch vùng Tây Bắc phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có, 6 tỉnh trong khu vực đã xây dựng các sản phẩm du lịch mang dấu ấn, thương hiệu riêng, tạo điểm nhấn khác biệt đối với du khách dựa trên các thế mạnh nổi trội của từng địa phương Điền hình như Lào Cai tập trung phát triển du lịch khám phá dựa vào ưu thế có đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương; du lịch nghỉ dưỡng tại thị xã Sapa Hòa Bình đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng với nhiều làng văn hóa du lịch cộng đồng như Bản Lác, Bản Poong Cọm (Mai Châu),… [ CITATION Yên23 \l 1066 ]
II Cơ hội, thách thức của ngành du lịch Tây Bắc1 Cơ hội
Tây Bắc vốn có những đặc trưng hấp dẫn riêng tạo nhiều niềm đam mê cho du khách với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa tộc người đặc sắc và lịch sử hào hùng Sự hoang sơ của thiên nhiên thuần khiết với cảnh quan núi non tuyệt đẹp và hệ sinh thái phong phú; cùng 32 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, với những nét văn hóa tộc người đa dạng và đặc sắc, thú vị và lôi cuốn; nhiều di tích cách mạng, những chiến trường xưa, tất cả tạo nên sức cuốn hút lớn Việc khai thác những tiềm năng, tập trung xây dựng các sản phẩm đặc thù sẽ làm nên thương hiệu du lịch Tây Bắc, tạo hình ảnh mới cho cả vùng Tây Bắc cũng như cho riêng mỗi tỉnh [ CITATION Ngữ221 \l 1066 ].
Khi nhận thức bảo vệ môi trường nâng cao, người tiêu dùng ngày càng chú trọng yếu tố xanh - bền vững khi mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ dần dần hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao Du lịch là ngành dịch vụ cũng không nằm ngoài xu hướng tiêu dùng xanh, đó là du khách ngày càng quan tâm hơn đến các điểm đến xanh, sản phẩm xanh,… và có thể sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh.
Với xu hướng du lịch hiện nay của đa số du khách, đặc biệt là khách quốc tế thích tìm về môi trường tự nhiên, hòa mình vào cuộc sống cộng đồng để được trải nghiệm cảm giác 3 cùng “cùng ăn,
Trang 22cùng ở, cùng lao động” cũng như tìm hiểu nét đặc sắc trong văn hóa bản địa Ngoài dịch vụ homestay, du lịch cộng đồng phát triển kéo theo hàng loạt các loại hình dịch vụ khác phục vụ nhu cầu du khách như khám phá văn hóa, khám phá tự nhiên, du lịch mạo hiểm… trong đó, hấp dẫn du khách nhất và có ý nghĩa nhất đối với cộng đồng là các dịch vụ được khai thác trên cơ sở phát huy văn hóa bản địa [ CITATION Ngu22 \l 1066 ].
Việc đẩy mạnh liên kết hợp tác sẽ tạo điều kiện cho du lịch Tây Bắc phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương Các mô hình liên kết đã được triển khai như Du lịch về cội nguồn, Qua những miền di sản Việt Bắc, Cung đường Tây Bắc,… và gần đây nhất là Hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2020 với chủ đề "Liên kết phát triển bền vững" Chương trình liên kết này nhằm phát huy tiềm năng du lịch, thế mạnh của từng địa phương trong vùng liên kết; hình thành các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa -lịch sử, tài nguyên du -lịch của từng địa phương và thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch Lãnh đạo các địa phương kỳ vọng đây sẽ là cơ hội để mở ra một giai đoạn mới - giai đoạn mà cả hai bên sẽ gặt hái được những trái ngọt từ hoạt động liên kết phát triển du lịch mang lại [ CITATION Ngu221 \l 1066 ].
2 Thách thức
Địa hình khó khăn, có nhiều vùng núi cao, đèo dốc hiểm trở và đường đi gồ ghề có thể gây khó khăn trong việc di chuyển Ngoài ra, Tây Bắc có khí hậu lạnh giá vào mùa đông và nắng nóng vào mùa hè Một số khu vực ở Tây Bắc có đường sá hẹp và không được bảo trì tốt, điều này có thể gây khó khăn trong việc di chuyển và tăng thời gian di chuyển.
Không thể phủ nhận rằng du lịch phát triển tạo ra những điều kiện hồi sinh và phát huy của nhiều hoạt động thực hành văn hóa cổ truyền Tuy nhiên, cũng nảy sinh nhiều thách thức trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa Có tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số tự bỏ dần các thực hành văn hóa cũng như sự phong phú của những đường nét riêng định hình bản sắc tộc người của mình Nguy cơ bản sắc văn hóa nhạt nhòa và mất dần cũng đồng nghĩa với nguy cơ mất đi sức hấp dẫn với số đông du khách muốn tìm hiểu văn hóa, phong tục bản địa
Trang 23Tính đa dạng văn hóa ở Tây Bắc dù có sẵn, rất đậm ở đời thường nhưng cần được khai thác tốt, làm nổi bật những nét độc đáo riêng của từng dân tộc trong các sản phẩm du lịch, tránh tình trạng các sản phẩm du lịch được dựng theo kịch bản gần như giống nhau Khi đó du khách dù muốn cũng khó phân biệt được những nét đặc trưng vùng miền hay bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thiểu số[CITATION Ngữ22 \l 1066 ].
Số lượng doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn còn ít và năng lực hạn chế nên thường bị động hoặc phụ thuộc Nhiều tỉnh chưa có đơn vị lữ hành quốc tế, việc khai thác khách vẫn trông chờ vào các hãng lữ hành ngoài tỉnh và các trung tâm gửi khách đến vùng Các tỉnh chưa có sản phẩm độc đáo phục vụ từng loại khách Công tác thông tin quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch vùng còn ít, tính liên kết lỏng lẻo, nhất là việc quảng bá trên thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế Chính sách phát triển du lịch vùng Tây Bắc chưa thật sự mạnh, chưa có các cơ chế đặc thù cho vùng [ CITATION Ngọ22 \l 1066 ].
III SWOT của Công ty D&H Travel
Giới thiệu doanh nghiệp: Công ty D&H Travel được thành lập vào năm 2015 là
một doanh nghiệp chuyên về các tour du lịch Tây Bắc với trụ sở chính tại TPHCM, Việt Nam Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của du khách trong việc cung cấp các tour du lịch chữa lành tại vùng Tây Bắc, nơi nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và văn hóa dân tộc độc đáo
Hình 3.1 Logo Công ty D&H Travel
Trang 24Sứ mệnh: Công ty D&H TRAVEL cam kết không những đưa du khách đến với
các địa điểm thắng cảnh hùng vĩ mà còn là tạo ra những trải nghiệm đặc biệt để giúp du khách giải tỏa stress, tìm lại sự cân bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tầm nhìn: D&H Travel mong muốn trở thành đối tác đáng tin cậy, đồng hành
cùng quý khách trên mọi hành trình khám phá, trải nghiệm tại mảnh đất ngàn sương Tầm nhìn của D&H Travel là thành công ở thị trường Việt Nam và với khát vọng cao nhất là chinh phục thị trường thế giới.
Mong muốn: Cùng với đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm chúng tôi cam kết sẽ cung
cấp cho bạn những tour du lịch chất lượng cao, với giá cả hợp lý Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho bạn những trải nghiệm du lịch đặc biệt, đáng giá nhất.
1 Điểm mạnh
- Cung cấp các dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng - Tạo ra trải nghiệm mới lạ và độc đáo: kết hợp với với làm việc thiện nguyện, trải nghiệm ẩm thực
- Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và tận tâm.
- Hợp tác với nhiều bản, làng, xã với tiêu chí bảo vệ sự an toàn cho khách du lịch.
2 Điểm yếu
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao: bởi vì trình độ đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam còn hạn chế và chính sách đãi ngộ kém thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao Vậy nên cần đầu tư vào việc phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp mình.
- Thiếu sự liên kết giữa công ty với các công ty du lịch khiến cho việc phát triển sản phẩm còn hạn chế.
3 Cơ hội
- Nhiều du khách chọn Việt Nam là điểm đến để tìm hiểu đất nước, văn hóa, con người (Việt Nam vươn lên thứ 3 trong các điểm đến du lịch hàng đầu châu Á) Đây là cơ hội để công ty quảng bá tiếp cận khách hàng tiềm năng
- Sản phẩm du lịch của công ty chưa bị đại trà vì đa phần các công ty hướng đến các tour du lịch nghỉ dưỡng, khám phá ẩm thực, nhưng du lịch bao gồm thiện nguyện vẫn còn khá mới, chưa phổ biến nhiều.