Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn chưa được khai thác, đào tạo, cho nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường.. Nhận thức được tầm q
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Khánh Hoàng
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chính sách mở cửa và hội nhập của Nhà nước đã
mở ra một lối đi mới cho nền kinh tế Việt Nam là bước ngoặt đánh dấu sự đi lên củanền kinh tế Việt Nam Trong nên kinh tế thị trường các doanh nghiệp có điều kiện
dé hoạt động và phát triển nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh
tế, đòi hỏi ở các doanh nghiệp phải có những chính sách chiến lược đúng đắn, kịpthời thì mới có thể trụ vững được Vì vậy, ngày nay vấn đề mà các doanh nghiệpphải quan tâm là nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, sản phẩm làm
ra có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng Để có được những điều này, trước hết doanh nghiệp cần có được đội ngũ laođộng có trình độ, có trách nhiệm, hăng say làm việc và có ý thức gan bo lau dai voicông ty Động lực lao động là một trong những van dé được các doanh nghiệp quantâm hàng đầu bởi đây chính là nguồn gốc thúc đây tăng năng suất lao động, nâng
cao chất lượng nguồn lực con người
Nhưng thực tế hiện nay xảy ra hiện tượng phổ biến đó là các nhân viên
thường xuyên nhảy việc Tình trạng này thường xuyên xảy ra với những người trẻ
hiện nay, họ không có tư tưởng làm việc, gắn bó lâu đài với công ty Họ chỉ làm
việc sau một vài tháng cảm giác không được thỏa đáng không thích hợp sẽ tìm công
việc mới Việc này gây ảnh hưởng rat lớn đến sự ồn định về mặt nhân sự của công
ty và cơ cau tô chức của công ty
Có nhiều nguyên nhân gây ra những hiện tượng như trên Nhưng một trongnhững nguyên nhân chính được đề cập đến đó là các công ty chưa có chính sách đãi
ngộ thỏa đáng, chưa có cơ chế tạo động lực làm việc cho nhân viên Chính vì vậy
mà đã dẫn đến những phan ứng từ nhân viên và gây nên tinh trạng chuyên việc của
người lao động.
Trang 3Theo số liệu từ Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnhQuảng Nam, nguồn nhân lực trong nông nghiệp trong đó nông dân Việt Nam chiếmkhoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả nước Cả
nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có
217 làng nghề, 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đếnhơn 100 nước Như vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những chuyênbiến tích cực
Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khaithác, chưa được tổ chức day đủ Hiện có từ 80 đến 90% lao động nông, lâm, ngưnghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo Điều này phản ánhchất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém Sự yếu kém này dẫnđến tình trạng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất
nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp Việc liên
kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp hiện đang còn
là hình thức.
Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn chưa được khai thác, đào tạo, cho
nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp,
công trường Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ
có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều;chất lượng lao động rất thấp
Nguyên nhân dẫn đến tinh trạng trên là do khâu tổ chức lao động và quy
hoạch lao động trong nông thôn chưa tốt Chính sách đối với nông nghiệp, nôngdân, nông thôn chưa đồng bộ, chưa mang tính khuyến khích và tính cạnh tranh
Dé giữ chân người lao động, thu hút và khai thác mọi tiềm năng, sức sáng tạocủa người lao động nhằm ồn định về nhân sự, nâng cao năng suất lao động và hiệuquả sản xuất kinh doanh thì việc tạo động lực lao động cho người lao động là hếtsức cần thiết
Công ty cô phần thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung hoạt động kinh doanh
chính bao gồm: buôn bán vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; đại
Trang 4lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật vàphân bón Trong quá trình hoạt động, công ty liên tục đổi mới dé đáp ứng được môitrường cạnh tranh trong nước Các sản phẩm sản xuất ra đảm bảo về chất lượng, sốlượng, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Trong chiến lược phát triển kinh doanh
của mình, vấn đề về người lao động rất được công ty quan tâm, đặc biệt là về chất
lượng hiệu quả thực hiện công việc của người lao động Do vậy việc tạo động lực
cho người lao động là rất cần thiết hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao
động, trong thời gian nghiên cứu tại doanh nghiệp tôi lựa chọn đề tài nghiên cứuluận văn cao học: “Tao động lực cho người lao động tai Công ty cỗ phan thuốc
bao vệ thực vật Việt Trung”.
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu thực tế các tài liệu liên quan và tra cứu trên mạnginternet, tôi đã tìm thấy một số kết quả nghiên cứu về tạo động lực cho người lao
động, cụ thể như sau:
Đề tài luận văn cao học đề cập đến công tác tạo động lực lao động : Dinh
Quang Vĩnh (2014) Thực trạng và giải pháp tạo động lực cho người lao động tại
VNPT Thái Bình; Hà Thị Vân (2014) Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại
công ty cô phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Lilama; Nguyễn Trung Hiếu
(2013) Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu
công nghiệp sông đà 7, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông ;
Các đề tài đã đề cập đến cơ sở lý luận về động lực cho người lao động vàchính sách tạo động lực, đồng thời đánh giá thực trạng tạo động lực tại các công ty.Các tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp xây tạo động lực, các giải pháp khuyến
khích người lao động tại doanh nghiệp.
Ngoài ra van đề tạo động lực cho người lao động cũng được sự quan tâm củacác báo, tạp chí và các nhà nghiên cứu Trên tạp chí điện tử Khoa học Lạc Hồng
đăng ngày 1/01/2014 có bài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm
việc của nhân viên trong các doanh nghiệp có von dau tư nước ngoài tại Đông Nai
Trang 5của tác giả Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thị Quỳnh; bài báo viết: “Do sự khác biệt về
nền văn hóa cũng như phong tục tập quán giữa các nước nên việc tạo động lực làm
việc từ ban lãnh đạo doanh nghiệp đối với nhân viên là vô cùng khó khăn và quantrọng, ngoài ra động lực làm việc còn là chìa khóa tác động đến lòng trung thànhcủa nhân viên đối với tổ chức”
Trên chuyên trang Người đồng hành của Tạp chí điện tử Nhịp Sống Số đăng
ngày 24/12/2014 có bài: "Học cách tạo động lực cho nhân viên từ Steve Jobs và
Warren Buffett" của tác gia Đinh Lộc, theo tác giả viết: " Sức mạnh của con người
là điều mà chúng ta không thé đo đếm được Bởi thế, những doanh nhân vĩ đại thấuhiểu bản chất con người luôn đạt được phần thưởng lớn, bằng cách ước lượng giá trịcủa nhân viên cấp đưới”
Về những giải pháp phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 đã được thêhiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và được thông qua tạiĐại hội XI của Đảng (tháng 1-2011) Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời
kỳ 2011-2020 đã được Chính phủ thông qua trong Quyết định số 579/QĐ-TTg,ngày 19-4-2011 Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020
cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký tại Quyết định 1216/QĐ-TTg, ngày
22-7-2011 Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngành nông nghiệp và phát triểnnông thôn giai đoạn 2014 — 2020 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônphê duyệt tại Quyết định số 1323/QD-BNN-TCCB, ngày 17-6-2014 Đó là nhữngvăn bản pháp lý quan trọng có tính định hướng dé phát triển nhân lực Việt Nam đếnnăm 2020, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa phải đáp ứng yêu cầu phục vụ tái
cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 vừa phải coi trọngnhững giải pháp lâu dài để xây dựng một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao,nhất là đội ngũ cán bộ khoa học, quan lý đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển nền
nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới cho thời ky sau năm 2020 Xây
dựng nguồn nhân lực trong toàn ngành nông nghiệp có trình độ chuyên môn nghiệp
Trang 6vụ, kỹ năng, tâm huyết với nghề nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp va
xây dựng nông thôn mới.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bước đột phá chiếnlược, yếu tố quyết định đây mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơcấu lại nền kinh tế, chuyền đôi mô hình tăng trưởng, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảmđưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả
Từ những nội dung đã đề cập ở trên, chúng ta nhận thấy răng, vấn để tạo
động lực trong lao động được Chính phủ cùng rất nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu Tuy nhiên, công tác tạo động lực trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa có
nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể, xem xét các vấn đề chung và những
nội dung đặc thù riêng dé từ đó đề ra các giải pháp tăng cường tạo động lực cho
doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp đáp ứng các yêu cầu phát triển, cạnh tranh,nâng cao chất lượng giữ vững vai trò chủ lực, chủ đạo trên thị trường
3 Mục tiêu của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về tạo động lực cho người lao động
- Phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động để chỉ ra
những mặt đạt được và những điểm còn hạn chế của tạo động lực cho người laođộng tại Công ty cô phần thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung trong thời gian qua
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tạo động lực cho ngườilao động tại Công ty cô phần thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tạo động lực vật chất và tinh thần, trong
đó nghiên cứu sâu hơn về tạo động lực về vật chất cho người lao động
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tại Công ty cô phần thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng tạo động lực cho người lao động trongthời gian từ 2012 - 2014 từ đó đề xuất các giải pháp về tạo động lực cho người lao
động tại Công ty cô phần thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung
Trang 75 Các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu luận văn là:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu thống kê được thu thập
thông qua các giáo trình, sách, báo chi, tài liệu tham khảo và các tài liệu thống kê,báo cáo đã được công bố của ngành nông nghiệp
- Điều tra mẫu bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp: các số liệu khảo sát
được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu bằng phương pháp bảng hỏi và phỏng
vấn sâu một số lao động va nhà quản lý làm việc tại Công ty cổ phần thuốc bảo vệ
thực vật Việt Trung.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: thông qua các số liệu thu thập được từdoanh nghiệp và phiếu điều tra, phỏng van, tác giả tổng hợp dé phân tích đánh giáthực trạng công tác tạo động lực tại Công ty cô phần thuốc bảo vệ thực vật Việt
Trung.
- Phân tích so sánh định tính và định lượng: trên cơ sở các số liệu đã được
phân tích đánh giá để so sánh và đưa ra nhận xét về tạo động lực cho người laođộng tại Công ty cô phần thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tạo động lực cho người lao động tại công ty
Thông tin và số liệu thu thập dựa trên hệ thống lưu trữ hồ sơ của Công ty côphan thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung, phiếu điều tra phỏng van trực tiếp
Số liệu thu thập từ năm 2012-2014 và đề ra giải pháp đến năm 2020
6 Kết cầu của luận van
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến được
trình bày thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp
Chương 2 Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công ty cô phần thuốc
bảo vệ thực vật Việt Trung
Chương 3 Một sé giải pháp hoàn thiện tao động luc cho người lao động tại công ty
cô phần thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung
Trang 8CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Một số vấn đề chung về động lực lao động và tạo động lực lao động
1.1.1 Khái niệm động lực lao động và tạo động lực lao động
1.1.1.1 Khái niệm động lực lao động
Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động đề tăng
cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức Động lực của cá
nhân là kết quả của nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môitrường sống và làm việc của họ Bởi vậy nên hành vi có động lực là tong hợp của sự
kết hợp tác động của nhiều yếu tố như văn hóa tô chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ
chức, các chính sách nhân lực và các cách thức triển khai những chính sách đó của tổ
chức.
1.1.1.3 Ban chất của động lực lao động
Động lực lao động là những kích thích nhằm khuyến khích, thôi thúc, độngviên con người thực hiện những hành vi theo mục đích nhất định Bản chất củađộng lực xuất phát từ nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con người Giữa nhu cầu
và sự thoả mãn nhu cầu có một khoảng cách nhất định và khoảng cách đó luôn có
động lực dé rút ngăn khoảng cách đó
1.1.1.3 Khái niệm tạo lực lao động
Tạo động lực là một hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật tác độngđến người lao động nhằm tạo cho họ động lực làm việc
1.1.1.4 Nội dung của tạo động lực
Nội dung tạo động lực lao động trong tô chức bao gồm:
+ Xác định nhu cầu người lao động chưa được thỏa mãn, gây bất mãn, căng
thăng trong quá trình làm việc Phân tích động cơ của người lao động khi nhu cầu
chưa được thỏa mãn
+ Xây dựng các biện pháp nhằm thảo mãn nhu cầu, giảm căng thăng, tăng
động lực lao động.
Trang 91.1.2 Lợi ích của động lực lao động và tạo động lực lao động
- Giúp NLD làm việc hang say hơn, có ý thức trách nhiệm hơn với công việc
và tất nhiên điều đó sẽ kéo theo hiệu quả công việc cũng được nâng cao
- NLD gan bó hon với tổ chức, coi đó như gia đình thứ hai của họ, như vậy
sẽ khiến NLD có ý thức trung thành với tô chức
Nguồn lao động vô cùng quan trọng đến sự thành bại của mỗi tổ chức Bởi
vậy công tác tạo động lực lao động được trú trọng nhăm hướng tới các lợi ích sau:
- Sử dụng hợp lý nguồn lao động NLD khi có động lực sẽ làm việc tập trung
cao độ, tăng khả năng sáng tạo, hết mình vì công việc và đem lại hiệu quả sản xuất
cao cho doanh nghiệp.
- Thu hút và làm cho NLĐ gắn bó với tô chức, yêu nghề hơn, nhiệt tình hơn,gắn bó và làm việc hết mình cho tô chức
1.1.3 Một số học thuyết về tạo động lực
1.1.3.1 Học thuyết nhu cầu của Maslow
1.1.3.2 Học thuyết hệ thống hai yếu tố của Fredeic Herzberg
1.1.3.3 Học thuyết thúc day bang sự tăng cường của Skinner
1.1.3.4 Học thuyết công bằng của Adams
1.1.3.5 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
1.1.4 Những van đề rút ra từ việc nghiên cứu các thuyết động cơ thúc day
và hành vi
1⁄2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo động lực lao động và
phương hướng tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp
1.2.1 Các yếu tô ảnh hưởng đến hoạt động tạo động lực lao động trong
doanh nghiệp
1.2.1.1 Các nhân tô thuộc về ban thân người lao động
a Đặc điểm, tinh cách
b Khả năng, năng lực và kinh nghiệm làm việc
c Nhu câu, mục tiéu cá nhân
Trang 10d Các nhân tô khác của cá nhân người lao động
1.2.1.2 Các nhân tô bên trong doanh nghiệp
a Cơ cầu của doanh nghiệp
b Mục tiêu và chiến lược phát triển
c Chính sách quản ly
d Diéu kiện và môi trường làm việc
e Văn hóa doanh nghiệp
Ff Chính sách nhân sự và chế độ phúc lợi
1.2.1.3 Các nhân tô bên ngoài doanh nghiệp
a Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước và địa phương nơi tổ
chức hoạt động.
b Chính sách, pháp luật cua Chính phủ va Nhà nước
c Hệ thống phúc lợi xã hội
d Vị thé của ngành
1.2.2 Phương hướng tạo động lực cho người lao động
1.2.2.1 Xác định nhiệm vụ cụ thê và tiêu chuẩn thực hiện công việc
1.2.2.2 Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ
1.2.2.3 Về kích thích lao động thông qua tiền lương và phụ cấp
1.2.2.5 Phúc lợi và dịch vụ
1.2.2.6 Kích thích tinh than
1.3 Kinh nghiệm tạo động lực lao động tại một số doanh nghiệp trong va
ngoài nước
Tại các doanh nghiệp Việt Nam những năm gần đây chế độ lương thưởng đã
có những tiễn bộ đáng kể Chúng ta không thé tự hào dé nói ra là lương bổng của
chúng ta đã ngang hàng với các nước trong khu vực và trên thé giới những cũng
phải công nhận rằng chế độ lương thưởng trong những năm gan đây đã bắt đầu đáp
ứng những nhu câu cơ bản của người lao động.
Trang 11CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG TẠO DONG LUC CHO NGƯỜI
LAO DONG TAI CONG TY CO PHAN THUOC
BAO VE THUC VAT VIET TRUNG
2.1 Khái quát về Công ty cỗ phần thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung
2.1.1 Thông tin chung
Công ty CP thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung (viết tắt là Công ty Việt Trung)
tiền thân là sự sát nhập của Công ty TNHH Việt Trung và Công ty TNHH Việt Hà
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Chức năng của Công ty Việt Trung
2.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty Việt Trung
2.1.2.3 Cơ cau tổ chức của Công ty Việt Trung
2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh cua Công ty Việt Trung từ năm 2012-2014
2.1.3.1 Tình hình tài chính của Công ty Việt Trung
- Tình hình tài sản của Công ty chủ yếu bao gồm các khoản tiền và tươngđương tiền, các khoản phải thu của khách hàng, hàng tồn kho, sản phâm đăng kýthuốc BVTV
- Tình hình nguồn vốn của Công ty chủ yếu bao gồm: Nợ ngăn han và vốn chủ
sở hữu Nguồn vốn được hình thành chủ yếu là nguồn vốn vay và nợ ngắn hạn, daihan,cu thé:
2.1.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Việt Trung
Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Việt Trung qua 2 năm
nhận thay lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2014 tăng so với năm 2013 là19.017.116,25 đồng tương ứng tăng 2,34% Lợi nhuận sau thuế tăng chủ yếu do lợi
nhuận từ hoạt động tai chính và hoạt động khác tăng Con lợi nhuận từ hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 giảm so với năm 2013 là 251.231.685đồng tương ứng giảm 2,16%
Trang 122.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Đề đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Điều tra mẫu bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp phân tích tông hợp
Từ nguồn dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng 1 số biện pháp xử lý dữ liệu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
- Phương pháp thống kê, so sánh: tác giả thực hiện thống kê, so sánh
- Công cụ xử lý: các phan mềm Excel, biểu đồ, bảng biểu
2.3 Thực trạng hoạt động tạo động lực cho người lao động của Công ty Việt Trung
2.3.1 Thông qua công cụ tài chính
2.3.1.1 Tiền lương
Công ty Việt Trung trả lương cho cán bộ công nhân viên tại văn phòng công
ty theo lương thỏa thuận, công nhân lao động chính thức theo hình thức trả lương
theo thời gian Ngoài ra, đối với hợp đồng thời vụ thì trả lương theo hợp đồng
khoán việc, lương theo ngày lao động.