Không nằm ngoài xu hướng đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank đã có nhiều nỗ lực trong công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng, đưa ra các chính sách hỗ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Ngành: Quản trị kinh doanh
PHÙNG MINH HẢI
Hà Nội - 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: Phùng Minh Hải Người hướng dẫn: TS Vũ Thị Quế Anh
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian 2 năm tại Trường Đại học Ngoại thương (FTU), em luôn tự hào và hãnh diện vì được học tập và rèn luyện dưới một mái trường có truyền thống lâu đời với bề dày lịch sử về giáo dục và cơ sở vật chất hiện đại Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cảcác thầy cô trong nhà trường, các thầy cô phòng Quản lý Đào tạo, các thầy cô từng bộ môn, đặc biệt là tất cảcác thầy cô trong Khoa đào tạo sau đại học đã chia sẻ những kiến thức, những kinh nghiệm thông qua các bài giảng, các cuộc trao đổi hội thảo giúp em có được một nền tảng kiến thức nhất định để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Vũ Thị Quế Anh, cô đã tận tình hướng dẫn và sửa chữa các ý trong bài viết giúp luận văn của em được hoàn thiện hơn
Do luận văn được nghiên cứu trong thời gian ngắn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế, do đó không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Vì vậy em rất mong được sự quan tâm, góp ý của cô Vũ Thị Quế Anh và các thầy cô trong hội đồng để bài viết của em được hoàn thiện tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào
Tác giả luận văn thạc sĩ
Phùng Minh Hải
Trang 51.Tính cấp thiết của đề tài 8
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 11
3.1.Mục tiêu chung 11
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 11
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
5.Phương pháp nghiên cứu 12
6.Kết cấu luận văn 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG 14
THƯƠNG MẠI 14
1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng của Ngân hàng 14
1.1.1 Khái niệm về thẻ thanh toán 14
1.1.2 Lịch sử phát triển thẻ tín dụng và khái niệm thẻ tín dụng 15
1.1.3 Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng 17
1.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của thẻ tín dụng 18
1.2 Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại 21 1.2.1 Khái niệm về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 21
1.2.2 Sự cần thiết của việc phát triển kinh doanh thẻ tín dụng 23
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 27
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM 30
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
(SACOMBANK) 35
2.1 Khái quát về Sacombank 35
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 36
2.2 Khái quát quả hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2018 -2022 37
2.2.1 Hoạt động huy động vốn 37
2.2.2 Hoạt động cho vay 39
2.2.3 Lợi nhuận từ kinh doanh thẻ 41
2.3 Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Sacombank từ năm 2018-2022: 43
2.3.1 Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Sacombank: 43
2.3.2 Các loại thẻ tín dụng đang triển khai tại Sacombank: 44
2.3.3 Chính sách mở thẻ tín dụng đang triển khai: 49
2.3.4 Sự thay đổi số lượng thẻ tín dụng phát hành mới: 50
2.3.5 Sự thay đổi tổng dư nợ thẻ tín dụng và nợ quá hạn thẻ tín dụng: 51
2.3.6 Sự gia tăng tổng thu từ hoạt động dịch vụ thẻ tín dụng 54
2.3.7 Quá trình ứng dụng công nghệ cao cấp để phát triển dịch vụ thẻ của Sacombank: 55
2.3.8 Dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng trên máy ATM/POS: 57
2.4 Kết quả khảo sát khách hàng về trải nghiệm sử dụng thẻ tín dụng của Sacombank: 59
2.4.1 Sự nhanh chóng, thuận tiện trong việc thanh toán thẻ tín dụng và tiêu dùng thẻ tín dụng: 60
2.4.2 Sự an toàn và bảo mật, đáng tin cậy trong dịch vụ thẻ tín dụng: 60
2.4.3 Các chương trình ưu đãi và tính năng tiện ích của thẻ tín dụng Sacombank 61 2.4.4 Dịch vụ tổng đài hỗ trợ chăm sóc, tiếp nhận xử lý khiếu nại của dịch vụ thẻ tín dụng Sacombank 61
2.5 Đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng tại Sacombank 62
Trang 72.5.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 62
2.5.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 64
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) 69
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sacombank 69
3.1.1 Xu hướng phát triển thẻ tín dụng tại Việt Nam trong tương lai 69
3.1.2 Mục tiêu phát triển của Sacombank trong giai đoạn 2023 - 2028 70
3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank giai đoạn 2023 - 2028 71
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Sacombank 73
3.2.1.Đẩy mạnh tiếp thị các SP&DV thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu khách hàng trong khu vực 73
3.2.2 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực 74
3.2.3 Lập chiến lược mở rộng quy mô & kênh phân phối trong khu vực 75
3.2.4 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng 76
3.2.5 Tăng cường Marketing, quảng bá thương hiệu 77
3.3 Một số kiến nghị 77
3.3.1 Kiến nghị với Sacombank 77
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 85
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Hoạt động chính của Sacombank 36
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank 37
Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Sacombank 43
DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tổng số tiền huy động của Sacombank các năm 2018 - 2022 38
Bảng 2.2 Quy mô cho vay của Sacombank năm 2018 - 2022 40
Bảng 2.3 Lợi nhuận thẻ của Sacombank năm 2018 – 2022 41
Biểu đồ 1: Tổng lợi nhuận trước thuế đạt được các năm 2018 - 2022 42
Bảng 2.4: Sự đa dạng về sản phẩm thẻ tín dụng qua các năm của Sacombank 48
Bảng 2.5: Số lượng thẻ tín dụng Sacombank phát hành gia đoạn 50 Biểu đồ 1: Tổng lợi nhuận trước thuế đạt được các năm 2018 - 2022 42
Biểu đồ 2: Thị phần doanh số sử dụng thẻ tín dụng của các ngân hàng 6 tháng năm 2021 53
Biểu đồ 3: Tổng số lượng giao dịch qua kênh số của Sacombank từ năm 2018 đến 2022 56
Biểu đồ 4: Số lượng thiết bị POS của Sacombank từ năm 2018-2022 58
Biểu đồ 5: Số lượng thiết bị ATM của Sacombank từ năm 2018-2022 59
Biểu đồ 6: Các phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến năm 69
2020 - 2022 69
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam đã trải qua một loạt biến đổi đáng kể Sự phổ biến của ngân hàng số và tập trung vào phát triển thẻ thanh toán đã tạo nên một kênh tài chính - ngân hàng tiện lợi cho cả khách hàng CN và DN Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính đến cuối Quý 1 năm 2023, số lượng thẻ thanh toán nội địa đạt 113,07 triệu thẻ và thẻ thanh toán quốc tế đạt 32,81 triệu thẻ Trước việc Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại đã nỗ lực nghiên cứu đem đến cho khách hàng các sản phẩm thẻ thanh toán dùng để thay thế tiền mặt trong các loại giao dịch hàng hóa Sự phát triển của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam đã góp phần tích cực thay đổi nhận thức của người dân về sử dụng các dịch vụ số hóa của ngân hàng
Trong đó, thẻ tín dụng với đặc tính chi tiêu trước, trả tiền sau đang có ưu thế dẫn đầu trong các loại thẻ thanh toán và đang có xu hướng mạnh trở nên phổ biến Số lượng thẻ tín dụng và giá trị giao dịch thẻ tín dụng đang trên đà phát triển mạnh, thể hiện rõ ràng sự tăng trưởng về giá trị lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời cũng đem đến sự thuận tiện cho người tiêu dùng Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính, các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam, khi định hướng phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ thường đặt trọng tâm là hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng Có thể nói, đây là mảng dịch vụ đem lại nguồn thu nhập đáng kể, giúp ngân hàng tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn, phát triển đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ
Nhận thấy tiềm năng to lớn cũng như lợi ích mang lại từ việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã bắt đầu tập trung phát triển dịch vụ này và khá thành công trên thị trường như Ngân hàng Việt Nam Không nằm ngoài xu hướng đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã có nhiều nỗ lực trong công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng, đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển thanh toán thẻ, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như thu hút khách hàng Doanh số giao dịch thẻ tín dụng của Sacombank trong những năm gần đây luôn đạt mức tăng trưởng cao Bên cạnh những
Trang 11thành tựu đạt được, Sacombank cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ tín dụng, tình trạng gian lận trong thanh toán và sử dụng thẻ tín dụng có tín hiệu gia tăng, gây thiệt hại cho ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh
Để tận dụng tối đa các ưu thế hiện có và xác định một hướng phát triển vững chắc cho hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cần phải áp dụng các chính sách thích hợp Với mong muốn đóng góp ý kiến và xây dựng sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng cho Ngân hàng tôi đã chọn đề
tài luận văn: “Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín” làm mục tiêu nghiên cứu, mong muốn vận dụng kiến thức lý
luận vào phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, qua đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Sacombank
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thực tế có rất nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các Ngân hàng Trong những năm qua, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với các lĩnh vực và khía cạnh nghiên cứu khác nhau về nội dung này Dưới đây là một số nghiên cứu đã được nghiên cứu về việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán và thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại:
Đối với các nghiên cứu quốc tế, điển hình trong bài phân tích "Development of tactical solutions for the e-credit card issuing industry", Bojun Fan (2018) đã nêu ra thực trạng và bộ giải pháp chiến thuật về kinh doanh thẻ tín dụng điện tử trên phạm vi toàn cầu Bài phân tích cũng nêu lên ví dụ về việc vận hành và phát triển thẻ tín dụng tại một số quốc gia Châu Á và Mỹ La Tinh, đề cập mô hình phát triển thẻ tín dụng doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, đem lại giá trị thực tiễn khi phát hiện ra mối tương quan giữa ngân hàng điện tử và hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng Hay trong bài báo cáo “Response Strategies of Banks to Competition in the Credit Card Sector in Kenya”, Mbaabu, Rose K (2017), University Of Nairobi, diễn giải hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của các ngân hàng tại Kenya Nghiên cứu này thể hiện rõ phản ứng của các ngân hàng trước sự
Trang 12bùng nổ của thương mại điện tử và sự cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ tín dụng; đề cập tới việc nhận thức của người tiêu dùng đã tăng lên và các tổ chức phát hành thẻ phải tìm giải pháp thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng
Đối với các nghiên cứu trong nước, có nhiều bài viết liên quan đã đề cập đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại Đây cũng là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, là vấn đề quan trọng mà ngân hàng cần tính toán khi đưa ra các chiến lược phát triển
Điển hình như Phạm Văn Nguyên (2018), “Giải pháp phát triển thẻ tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phân tích, làm rõ thực trạng công tác quản trị hoạt động dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Từ việc đánh giá thực trạng, quan điểm phát triển và mục tiêu đề ra, luận văn đề xuất một một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động thẻ tín dụng cả về quy mô và chất lượng tại Ngân hàng Vietcombank
Hay Nguyễn Thị Thoan (2014), “Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Quân Đội”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, luận văn đã nêu lên tính cấp thiết của công tác quản lý kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng của các ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra những kiến giải về việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng là một xu hướng của hoạt động thương mại ngân hàng trong thời đại hiện nay
Nguyễn Thanh Bằng (2016), “Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thẻ tín dụng và các hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng có liên quan; phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và quản trị thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất 5 nhóm giải pháp về: Nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ, sự quản lý, công tác tổ chức nhân sự, truyền thông và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ an toàn Sự kết hợp giữa mục tiêu phát triển và tính an toàn của
Trang 13hệ thống thẻ giúp việc kinh doanh thẻ tín dụng trở nên hiệu quả hơn tại Vietcombank
Như vậy trong các nghiên cứu về việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng, chưa có nghiên cứu nào về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, đặc biệt trong giai đoạn gần đây với các đặc thù mới Các công trình trên nghiên cứu về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại khác nên không phù hợp với điều kiện và tình hình kinh doanh thẻ tín dụng hiện nay tại Sacombank Chính vì vậy, việc hệ thống hoá và tổng hợp nền tảng cơ sở khoa học về chủ thể thẻ tín dụng và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Sacombank là vô cùng cần thiết Đồng thời, kết hợp với việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng hiện nay, tác giả mong muốn phân tích sâu hơn, rõ ràng hơn về những yếu tố tác động đến sự phát triển kinh doanh thẻ tín dụng tại Sacombank, đề cập những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ trong bối cảnh hiện nay cho đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2028 Thông qua nghiên cứu của luận văn góp phần giúp ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có những định hướng, chiến lược phù hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, đánh giá kết quả đạt được, nhận biết các hạn chế tồn động, để từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng cho ngân hàng
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đánh giá tình hình thực tế của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Sacombank, những giải pháp kinh doanh mà Ngân hàng đang áp dụng Nêu bật lên những thành công, hạn chế tồn đọng và nguyên nhân còn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng Từ đó, đề xuất các phương án phát triển hoạt