1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Âm nhạc 5 thuyết minh tiêu chí

12 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

với cách triển khai các hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn trong sách, HS sẽ có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân không những ở lớp, ở trường mà còn tham gia được vào các hoạt động

Trang 1

Tác giả T.S Đỗ Thị Minh Chính (TCB) Th.s Nguyễn Thị Thanh Bình (CB)

Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phươngƯu

Ưuđiểm1 Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về

văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng

miền trên địa bàn.

Sách Âm nhạc 5 có đầy đủ các mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của

môn Âm nhạc lớp 5 được quy định trong Chương trình âm nhạc 2018 Có sự kế thừa của Chương trình âm nhạc 2006.

Sách Âm nhạc 5 gồm: Mục lục, lời nói đầu, 8 chủ đề và trang giải

thích các thuật ngữ xuất hiện lần đầu Cấu trúc và nội dung bài học được thiết kế khoa học, tường minh Các ngữ liệu đưa vào sách được nhóm tác giả lựa chọn kĩ lưỡng đảm bảo phù hợp với tâm lí

Trang 2

lứa tuổi HS Đề cao bản sắc văn hoá, đặc điểm âm nhạc truyền thống của các vùng miền

SGK Âm nhạc 5 có sự tiếp nối chặt chẽ với SGK Âm nhạc các lớp

1, 2, 3 và 4 Kết nối chặt chẽ giữa các chủ đề, các mạch nội dung chủ đề Liên kết các mạch nội dung chủ đề có tính thống nhất từ các lớp dưới: mạch chủ đề 1, 3, 5, 7 và mạch chủ đề 2, 4, 6, 8 Có sự tích hợp nội môn và liên môn trong chủ đề bài học Việc cấu trúc các chủ đề như vậy giúp HS có những trải nghiệm về các đề tài và thể loại trong âm nhạc.

Cụ thể:

- Mạch nội dung Lí thuyết âm nhạc: Tìm hiểu về nhịp 2/4 và nhịp

3/4

- Mạch nội dung Đọc nhạc là sự tiếp nối từ các lớp dưới: đọc gam

C-dur; các bài đọc nhạc nhịp 2/4 và nhịp 3/4 Đảm bảo vừa sức, âm vực phù hợp với tầm cữ giọng của HS cuối cấp

- Mạch nội dung Thường thức âm nhạc: Giới thiệu tác giả, tác

phẩm

(NS Bùi Đình Thảo và bài hát Sách bút thân yêu ơi); Một số hình

thức biểu diễn nhạc cụ; Giới thiệu nhạc cụ ( học kì 1: đàn nhị; học

kì 2: Một số nhạc cụ gõ nước ngoài); Câu chuyện âm nhạc: Câuchuyện về bản xô-nát Ánh trăng.

- Mạch nội dung Nghe nhạc: nhóm tác giả lựa chọn ca khúc thiếu

nhi, bài dân ca được chuyển soạn cho nhạc cụ dân tộc, nhạc không lời.

- Mạch nội dung Nhạc cụ:

+ Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: HS tiếp tục gõ hình tiết mới phù hợp

để vận dụng hình tiết tấu đã học gõ đệm cho bài hát.

+ Nhạc cụ thể hiện giai điệu: Với recoorder, HS tiếp tục thổi nốt

Son, Rê2 và Đô2, thực hành bài luyện tập đơn giản với hình nốt đã

Trang 3

học thực hành đệm cho bài hát đã học (đơn giản) Với kèn phím, HS tiếp tục học có thêm các nốt La, Si, Đô2, kĩ thuật luồn ngón, vắt ngón với gam C-dur, thực hành bài luyện tập với các hình nốt đã học, thực hành đệm cho bài hát đã học (đơn giản).

- Mạch nội dung Hát: Các bài hát lựa chọn vừa có tính kế thừa, vừacó sự tươi mới và phù hợp với lứa tuổi Bài hát Chim Sơn ca (cd 1)-Khúc ca ngày mới có sự nhí nhành, hồn nhiên, Bay vào tương lai(cd 3) nói lên những ước mơ, hoài bão của các em, Duyên dángmùa xuân (cd 4) là những cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên khimùa xuân đến hay Em đi giữa biển vàng (cd 5), Tuổi hồng ơi (cd6), Đất nước tươi đẹp sao (cd7, kế thừa ct 2006), Khúc ca hè về

(cd 8)

Các ca khúc được lựa chọn phong phú về nội dung và đề tài, phù hợp với tâm sinh lí HS lứa tuổi cuối bậc Tiểu học

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống luôn được nhóm

TG chú trọng SGK Âm nhạc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống từ

các lớp 1, 2, 3, 4 và 5, nhóm TG dành một chủ đề với các ngữ liệu âm nhạc đặc trưng vùng miền giúp HS có thêm kiến thức và vốn hiểu biết về âm nhạc truyền thống, văn hoá âm nhạc vùng miền Ví dụ:

Chủ đề 2 - Giai điệu quê hương, bài hát Lí đất giồng là một điệu lí

của dân ca Nam bộ (đặt lời mới - TG, TCB Đỗ Thị Minh Chính) Với giai điệu tha thiết, lời ca giàu hình ảnh đã vẽ nên bức tranh của miền quê Nam Bộ mênh mang và trù phú Nhóm tác giả cũng lựa chọn giới thiệu cây đàn nhị ở chủ đề này Đàn nhị có mặt ở sân khấu kịch hát cổ truyền đến sân khấu âm nhạc đương đại giúp cho HS có cái nhìn đa chiều về dân ca các vùng miền và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

2 Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các Các mạch nội dung, ngữ liệu trong sách Âm nhạc 5 sẽ mang đến

Trang 4

ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản,

nông lâm nghiệp ).

cho các em hiểu biết thông qua trải nghiệm với các thiết kế hoạt động đa dạng, lôi cuốn.

Các bài hát, tác phẩm âm nhạc được chuyển thể từ những làn điệu dân ca là những ngữ liệu trong sách phù hợp với đặc điểm của địa phương về lĩnh vực văn hoá và du lịch Nội dung tìm hiểu về bản sắc âm nhạc của các vùng miền qua các bài hát, bài nghe; tìm hiểu và giới thiệu nhạc cụ ở địa phương với cách triển khai các hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn trong sách, HS sẽ có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân không những ở lớp, ở trường mà còn tham gia được vào các hoạt động biểu diễn, các lễ hội ở địa phương vừa giao lưu, vừa góp phần nhỏ vào quảng bá hình ảnh, những di sản âm nhạc riêng có và bản sắc văn hoá địa phương.

3 Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo

điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với

đặc thù của địa phương.

SGK Âm nhạc 5 đảm bảo tính mở và linh hoạt phù hợp với đặc

trưng của môn học Cấu trúc bài học thể hiện mức độ phân hoá và cơ bản thông qua hệ thống câu hỏi, câu lệnh theo 3 mức độ: biết -hiểu - vận dụng Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, thể hiện rõ các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất và năng lực HS Các hoạt động được thiết kế đa dạng, phong phú giúp học sinh tiếp cận nội dung nhẹ nhàng; giúp giáo viên linh hoạt lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với năng lực, phù hợp với điều kiện địa phương.

Vận dụng – Sáng tạo cuối chủ đề vừa có tính chất củng cố, vừa đáp ứng yêu cầu luyện tập, vừa giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học trong chủ đề, tạo cơ hội thể hiện khả năng bản thân, và đặc biệt là được sáng tạo theo cảm xúc cá nhân/ nhóm khi tham gia các hoạt động âm nhạc Chia sẻ những cảm nhận, những hiểu biết của

Trang 5

cá nhân về tác dụng của âm nhạc trong đời sống, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực chung, năng lực đặc thù qua từng chủ đề Thông qua các hoạt động được thiết kế trong sách, GV cũng có thể tích hợp liên môn, bổ sung những thông tin, kiến thức văn hoá âm nhạc vùng miền gắn với đặc thù của địa phương bằng hình thức xây dựng các tiết mục hát múa phụ hoạ; Giới thiệu về làn điệu dân ca ở địa phương; Giới thiệu về những lễ hội văn hoá ở địa phương

quản lí, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương, thể hiện qua các minh chứng:

Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Sách biên soạn bám sát triết lí Kết nối tri thức với cuộc sống Việc

biên soạn vừa đảm bảo tính hệ thống, đồng thời cũng thể hiện sự thống nhất trong cách triển khai các mạch nội dung của bài học Cách trình bày từng hoạt động trong các trang sách thể hiện rõ cấu trúc, đặc điểm của sách giáo khoa phát triển năng lực, do đó phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục, phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên bộ môn Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Ví dụ: Nội dung Lí thuyết âm nhạc, tìm hiểu về nhịp 2/4 Trước khi

hình thành kiến thức mới, HS sẽ được nghe và cảm nhận về tính chất nhịp 2/4 qua trích đoạn bài hát Với câu lệnh này, GV có thể tổ

Trang 6

chức dưới dạng trò chơi, HS sẽ được nghe, vỗ tay theo cảm nhận về tính chất nhịp 2/4 Nhóm hoặc cá nhân thực hiện đúng, GV sẽ tuyên dương Hoặc GV có thể cho HS nghe, sau đó đặt câu hỏi gợi mở để HS nêu cảm nhận trước khi cùng vỗ tay theo trích đoạn bài hát Ngoài ra, GV cũng có thể lựa chọn thêm trích đoạn bài hát, bản nhạc có nhịp 2/4 cho HS nghe qua đó giúp HS cảm nhận rõ hơn về tính chất nhịp để chuẩn bị tâm thế dẫn dắt HS vào bài học một cách nhẹ nhàng, không khô cứng

Ví dụ: Câu chuyện về bản xô-nát Ánh trăng, GV có thể giao nhiệm

vụ cho HS tìm hiểu trước về câu chuyện, tìm hiểu bằng các nguồn

thông tin về bản xô-nát Ánh trăng, về nhạc sĩ Betthoven để HS sẽ

trình bày vào tiết học sau Cách tiếp cận này giúp HS phát huy được tinh thần “tự học, tự chủ” đồng thời giúp các em tự tin thuyết trình trước tập thể Hoặc GV sử dụng phương pháp làm việc nhóm HS tìm hiểu câu chuyện theo nhóm, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV về ý nghĩa của câu chuyện GV cho HS nghe bản nhạc hoặc

nếu có thể, GV tự trình bầy trích đoạn ngắn bản xô-nát Ánh trăng.

Với cách tiếp cận này sẽ giúp HS có sự tương tác giữa HS - HS; GV - HS

Với 2 ví dụ minh hoạ trên, GV sẽ linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với năng lực và phù hợp với đối tượng HS xong vẫn thể hiện được phương pháp dạy học tích cực trong từng hoạt động, giúp các em tự tin tham gia vào các hoạt động học tập, tự tin thể hiện năng lực bản thân, đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT 2018 - Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực HS.

2 Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề

kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học

Sách có các nội dung có thể tích hợp với Tiếng Việt, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm,… và gắn kết với cuộc sống

Ví dụ: Thông qua Câu chuyện âm nhạc về bản xô-nát Ánh trăng,

Trang 7

với thực tiễn cuộc sống.

HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của muôn vàn điều kì diệu trong cuộc sống, về những cảm xúc dâng trào trong trái tim nhân hậu của người nhạc sĩ vĩ đại được kể lại bằng âm nhạc thể hiện qua từng phím đàn những giai điệu lung linh huyền ảo mà NS dành cho hai cha con người thợ sửa giầy Trong quá trình thiết kế và tổ chức hoạt động, GV sử dụng tư liệu, hình ảnh, tranh minh hoạ, có thể khai thác câu chuyện để tích hợp liên môn (Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật)

Trong từng nội dung bài học, ở mỗi dạng hoạt động, đặc biệt là Vận dụng - Sáng tạo cuối chủ đề và Ôn tập cuối kì đều có các câu lệnh, câu yêu cầu, câu hỏi giúp GV khai thác và tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp nội môn và liên môn, giúp HS vận dụng kiến thức, thể hiện được năng lực của bản thân với thực tiễn cuộc sống Ví dụ: Viết lời giới thiệu và bài hát; Sưa tầm và chia sẻ những hiểu biết của em trong cuộc sống; Xây dựng chương trình

văn nghệ Tạm biệt mái trường Tiểu học.

3 Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên

có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách thiết kế thể hiện rõ các mức độ cơ bản và phân hoá, mức độ tiếp cận hợp lí, trình tự các hoạt động trong bài học vừa có tính ổn định về cấu trúc, vừa được thiết kế đa dạng, sinh động và có tính mở, do đó có sự phù hợp với sức học của đại đa số HS ở các vùng miền Vì thế, đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với HS Ở từng mạch nội dung đều có hệ thống câu hỏi, câu lệnh và các bài tập ở hình thức cá nhân hay tương tác nhóm, các dạng câu hỏi/ bài tập của các mạch nội dung rất tường minh giúp học sinh dễ dàng lựa chọn và luyện tập nội dung sở trường mà mình yêu thích nhất để thể hiện sự tự tin và năng lực của mình Đồng thời, giáo viên cũng thuận lợi trong hoạt động kiểm tra đánh giá, nhất là đánh giá thường xuyên về mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực của HS để có những điều chỉnh kịp thời về yêu cầu, nội dung và

Trang 8

phương pháp dạy học.

4.Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường

và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập ) của địa phương Phù hợp với thiết bị dạy học: Sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Sách có sự kết nối logic của các mạch nội dung và tính mở của cấu trúc bài học Do đó, nội dung của sách giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học, xây dựng kế hoạch bài dạy dựa theo các yêu cầu cần đạt của chương trình môn học và mặt bằng của học sinh ở địa phương mình.

Sách giáo khoa cung cấp hệ thống học liệu điện tử phong phú ở các mạch nội dung Do đó, hỗ trợ tối đa cho giáo viên trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học Đồng thời cũng hỗ trợ cho học sinh trong quá trình chuẩn bị trước khi học, quá trình luyện tập và vận dụng sáng tạo sau bài học.

Sách có thể triển khai tốt với các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, nhạc cụ và thiết bị dạy học được quy định tại thông tư 44/ 2020 của Bộ Giáo dục & Đào tạo bên cạnh việc sử dụng các học liệu, nhạc cụ tự tạo từ những vật liệu tái sử dụng đảm bảo an toàn vệ sinh với các em Một số các vật liệu tái chế như: sọ dừa, đũa gỗ, lon nước ngọt, ống giấy bìa, nắp hộp bánh bằng sắt, các loại hạt rang cho vào vỏ chai nước khoáng, hai chiếc thìa nhôm,… đều có thể trở thành các nhạc cụ gõ đệm cho bài hát, bài đọc nhạc, bài

Trang 9

2.4 Hội đồng thảo luận

II KẾT QUẢ BỎ PHIẾU LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA

Trang 10

Sau khi rà soát các bộ sách theo các tiêu chí tại Quyết định 751/QĐ-UBND, Hội đồng lựa chọn SGK môn …… bỏ phiếu kín

lựa chọn sách giáo khoa …… thuộc bộ …… , bộ sách của nhóm tác giả: ……….… để thực hiện

trong năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo với những lí do sau:

1 Về hình thức trình bày: đảm bảo tình thẩm mĩ và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh.

2 Về nội dung: đảm bảo đầy đủ các mạch quy định tại chương trình Ngữ liệu các nội dung hấp dẫn và phong phú, cách

triển khai bài học phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng thực hành âm nhạc của HS lớp 5.

3 Phương pháp dạy học.

Sách thiết kế tạo điều kiện cho việc triển khai đổi mới các phương pháp dạy học đáp ứng với yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

4 Phương tiện, đồ dùng dạy học.

Đảm bảo tính khả thi trong việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học của bộ môn và các nhạc cụ, học liệu tự tạo của GV và học sinh theo điều kiện thực tế.

5 Đánh giá, kiểm soát việc học của học sinh

Hệ thống câu hỏi, câu lệnh và các bài tập của sách đảm bảo việc đánh giá thường xuyên và kiểm soát việc học của học sinh.

6 Cấu trúc, ngôn ngữ, hình thức trình bày:

Cấu trúc bài học rõ ràng, tường minh đảm bảo tính khoa học, tính nghệ thuật và các nguyên tắc giáo dục ở bậc Tiểu học Ngôn ngữ chuẩn mực và trong sáng

Trang 11

Hình thức trình bày: về màu sắc và hình vẽ hấp dẫn, bắt mắt và thu hút học sinh Có sự cân đối hài hoà giữa kênh hình và kênh chữ

7 Sschs giáo khoa có giá phù hợp ………

Biên bản được thông qua trước Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa ……… vào hồi ….… ngày… / tháng… / năm…… và được 100% thành viên Hội đồng nhất trí./.

Chủ tịch Hội đồng Phó chủ tịch Hội đồng Thư kí Hội đồng

Ngày đăng: 07/04/2024, 09:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w