1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử và địa lí ở các trường trung học cơ sở thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

126 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS HUỲNH THỊ NGỌC MAI

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Huỳnh Thị Ngọc Mai, người thầy đã định hướng, cung cấp những kiến thức lý luận và thực tiễn đồng thời trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tác giả tận tình trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này

Tác giả trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo, Uỷ ban nhân dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Ninh, cùng gia đình và các bạn đồng nghiệp đã khuyến khích, động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hải

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí 6

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí 8

1.2 Các khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Dạy học, Hoạt động dạy học 10

1.2.2 Hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí 12

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 13

1.3 Một số vấn đề lí luận về dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 14

1.3.1 Chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 14

Trang 6

1.3.2 Yêu cầu đặt ra trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học

cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 15

1.3.3 Mục tiêu dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 17

1.3.4 Nội dung dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 18

1.3.5 Phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 19

1.3.6 Hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 23

1.3.7 Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 25 1.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 27

1.4.1 Vai trò của chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 27

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 28 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 37

1.5.1 Yếu tố khách quan 37

1.5.2 Yếu tố chủ quan 38

Kết luận chương 1 40

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 41

2.1 Vài nét về giáo dục Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 41

Trang 7

2.2 Những vấn đề chung về tổ chức khảo sát thực trạng 45

2.2.1 Mục đích khảo sát 45

2.2.2 Nội dung khảo sát 45

2.2.3 Đối tượng khảo sát 45

2.2.4 Phương pháp khảo sát 46

2.2.5 Thời gian khảo sát 47

2.2.6 Cách thức xử lí số liệu sau khảo sát thực trạng 47

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 48

2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 48

2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 50

2.3.3 Thực trạng phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 53

2.3.4 Thực trạng hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 55

2.3.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 58

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 61

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 61

Trang 8

2.4.2 Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu

cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 64

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 67

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 70

2.4.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 73

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 76

2.5.1 Những kết quả đạt được 76

2.5.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 77

Kết luận chương 2 79

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 80

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 80

3.1.1 Đảm bảo mục tiêu giáo dục theo yêu cầu dạy học chương trình giáo dục

Trang 9

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu

chương trình giáo dục phổ thông 2018 82

3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Lịch sử và Địa lí cho giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 82

3.2.2 Tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn Lịch sử và Địa lí đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 86

3.2.3 Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo hướng phát triển năng lực 88

3.2.4 Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo hướng tích hợp 91

3.2.5 Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch và triển khai kế hoạch dạy học môn Lịch sử và Địa lí phù hợp với thực tiễn nhà trường 94

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 96

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 97

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

Trang 11

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Tổng hợp quy mô trường lớp, HS cấp THCS 42

Bảng 2.2 Tổng hợp đội ngũ CBQL và GV cấp THCS 42

Bảng 2.3 Thống kê trình độ của đội ngũ giáo viên dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS của Thành phố Bắc Ninh 43

Bảng 2.4 Tổng hợp điều kiện CSVC, TBDH 44

Bảng 2.5 Đối tượng và địa bàn khảo sát 46

Bảng 2.6 Thống kê ý nghĩa mức độ thang đo 48

Bảng 2.7 Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động dạy học môn LS và ĐL 49

Bảng 2.8 Thực trạng thực hiện Nội dung dạy học môn LS và ĐL ở các trường THCS 51

Bảng 2.9 Thực trạng phương pháp dạy học môn LS và ĐL ở các trường THCS 53

Bảng 2.10 Thực trạng hình thức dạy học môn LS và ĐL lớp 6, 7 ở các trường THCS 56

Bảng 2.11 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn LS và ĐL lớp 6,7 59

Bảng 2.12 Thực trạng lập kế hoạch QL dạy học môn LS và ĐL lớp 6, 7 ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 62

Bảng 2.13 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch QL dạy học môn LS và ĐL lớp 6,7 ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 65

Bảng 2.14 Thực trạng chỉ đạo HĐDH môn LS và ĐL ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 68

Bảng 2.15 Thực trạng quản lý kiểm tra, Đánh giá kết quả dạy học môn LS và ĐL lớp 6, 7 ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 70

Bảng 2.16 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QL dạy học môn LS và ĐL lớp 6,7 ở trường THCS 74

Bảng 3.1 Kết quả mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 98

Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 99

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ ra: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [19]

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [20]

Trong đó, mục tiêu của chương trình giáo dục THCS giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt

Môn Lịch sử và Địa lí là môn học quan trọng góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của Lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế Cùng với đó là năng lực Lịch

Trang 13

sử và năng lực Địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về Lịch sử, Địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian, thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên Chương trình giúp học sinh biết cách sử dụng các công cụ của khoa học Lịch sử, khoa học Địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn

Để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi người giáo viên phải có tâm, có tài, có tầm, được trang bị kiến thức, kỹ năng, PP, lẫn kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học và đòi hỏi đội ngũ GV, đội ngũ quản lí cần phải có sự thay đổi trong nhận thức và hành động, giáo viên phải tích cực phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện theo năng lực của từng học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học nói chung và bậc THCS nói riêng, đặc biệt là đối với học sinh THCS ở thành phố Bắc Ninh để phát triển được năng lực của từng học sinh đòi hỏi phải có sự quản lí hoạt động dạy học đặc biệt là quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử và ĐL

Trong những năm qua được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố Bắc Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là bậc giáo dục trung học sơ sở Hiện nay các trường THCS của thành phố Bắc Ninh đã không ngừng đổi mới công tác quản lí hoạt động DH, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học đã đạt được những thành tích đáng khích lệ Tuy nhiên công tác quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn chưa toàn diện và còn hạn chế do sự thay đổi về yêu cầu của chương trình Để hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh đáp ứng được mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện của GD, chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần có những nghiên cứu cơ bản có hệ thống về hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS cũng như công tác quản lí hoạt động này

Trang 14

Xuất phát từ các lí do trên tôi lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa Lí ở các trường Trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018”

làm luận văn tốt nghiệp 2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về quản lý dạy

học môn Lịch sử và Địa lí đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông

2018; đề xuất biện pháp quản lí dạy học môn Lịch sử và Địa lí đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS đáp ứng yêu

cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.2 Đối tượng nghiên cứu

QL hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS

Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trang 15

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã được quan tâm và triển khai thực hiện trong những năm gần đây Tuy nhiên thực tiễn thực hiện còn những bất cập do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan Một trong những nguyên nhân là do công tác quản lý với các biện pháp áp dụng chưa khả thi Bởi vậy, nếu đề xuất và thực hiện hiệu quả các biện pháp khoa học, đồng bộ quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh hiện nay

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 6,7 ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Về đối tượng điều tra, khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng là cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng); giáo viên ở 13 trường THCS thành phố Bắc Ninh, học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Cụ thể như sau:

- CBQL của 13 trường THCS trên địa bàn là 40 người (27 Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng; 13 tổ trưởng)

- GV dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 6,7 là 16 người - Tổng số: 56 người

- Về thời gian: Các số liệu sử dụng để nghiên cứu từ Tháng 12/2022 - 4/2023

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá tài liệu lí thuyết về quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí

Trang 16

ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Phương pháp phỏng vấn đối với CBQL, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí trên địa bàn nghiên cứu để thu thập những thông tin về thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để làm rõ thực trạng dạy học môn Lịch sử và Địa lí và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS

Dùng phương pháp toán thống kê để xử lí, tổng hợp số liệu thu được, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học, nhận xét mang tính khái quát

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Nội dung luận văn được cấu trúc theo 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và

Địa lí ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở

các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở

các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương

trình giáo dục phổ thông 2018

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí

Môn Địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay được coi là một trong những môn văn hoá cơ bản trong chương trình học ở tất cả các nước trên thế giới và việc giảng dạy ĐL trong nhà trường phổ thông cũng không nhằm mục đích ĐT các chuyên gia mà chỉ giúp cho HS hiểu được thế giới xung quanh để làm những người công dân tốt trong XH

Hiện nay, trên thế giới đang phổ biến khuynh hướng tách môn ĐL truyền thống thành hai bộ phận: bộ phận ĐL khu vực (ĐL các nước, trong đó có ĐL Tổ quốc) được giữ lại trong môn ĐL thuộc nhóm các khoa học XH, ĐL tự nhiên đại cương được bổ sung thêm các kiến thức về thiên văn, địa chất, địa vật lí, địa hoá học trở thành môn Địa học hay Khoa học Trái Đất thuộc nhóm các Khoa học tự nhiên

Trong chương trình phổ thông ở nhiều nước phương Tây, những kiến thức về ĐL ở cả hai bậc THCS và Sơ trung (tương đương THCS) đều được tích hợp với các kiến thức về LS, giáo dục công dân và xã hội học trong một môn chung là Khoa học XH, các kiến thức về Địa học thì được tích hợp với các kiến thức về Lí, Hoá, Sinh trong môn Khoa học tự nhiên Cho đến Cao trung (tương đương trung học phổ thông), môn ĐL và Địa học mới trở thành các môn học riêng trong chương trình phân ban [4], [6]

Đối với các công trình nghiên cứu có liên quan, có thể kể đến một số nghiên cứu sau:

Tác giả Nguyễn Thị Thế Bình trong “DH LS ở trường phổ thông” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn LS, tác

Trang 18

giả đưa ra quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học LS gồm các bước: Lập kế hoạch, thiết kế hoạt động trải nghiệm, tổ chức hoạt động TN và đánh giá hoạt động TN Tác giả cũng chỉ ra để hoạt động TN trong dạy học LS đạt hiệu quả tốt, đòi hỏi GV bộ môn phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn sâu, rộng, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các PP, phương tiện, kĩ thuật dạy học [3]

Tác giả Lê Thị Nga trong “Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho hoc ̣ sinh trong dạy học LS địa phương ở trường THPT huyện Ba Vì - Hà Nội” đề tài đã đưa ra quy trình tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo và một số hình thức tổ chức như: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức đóng vai, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm bằng phương pháp điều tra, Khảo sát địa phương, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm bằng hình thức tham quan HT, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm bằng hình thức dạy học dự án, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm bằng phương pháp tình huống [30]

Nguyễn Thị Kim Oanh (2019), Quản lí dạy học môn LS và ĐL lớp 4,5 ở trường TH TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực [32], Trong luận văn tác giả đã xây dựng cơ sở lí luận về quản lí dạy học môn LS và ĐL theo hướng phát triển năng lực, đồng thời tác giả đã khảo sát thực trạng quản lí dạy học môn LS và ĐL lớp 4,5 ở các trường TH TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực

Nguyễn Thị Dung (2019), trong luận án Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí cho học sinh lớp 8 [14] đã bổ sung lí luận về phương pháp dạy học Địa lí ở THCS qua việc lựa chọn, hệ thống những tri thức quan trọng của hoạt độngTN và đề xuất các yêu cầu, xây dựng quy trình, cách thức tổ chức hoạt độngTN vào thực tiễn dạy học Địa lí cho học sinh lớp 8 Khẳng định khả năng, hiệu quả của việc tổ chức hoạt động TN trong dạy học ĐL giúp HS hiểu và vận dụng được kiến thức vào quá trình học tập nhằm hướng tới phát triển các phẩm chất, năng lực, đồng thời kích thích tính tích cực chủ động và hứng thú học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí

Trang 19

Mai Thị Lê Hải (2020), trong luận án “Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên” tác giả đã khái quát các khái niệm vê dạy học tích hợp môn lịch sử và địa lí địa phương và đưa ra quy trình và biện pháp dạy học tích hợp môn lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí ở các trường tiểu học tỉnh Phú Yên [18].Các công trình nêu trên sẽ là cơ sở khoa học, định hướng cho các tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí

GD ngày càng phát triển và được quan tâm về mọi mặt, vấn đề NCCL giáo dục nói chung và NCCL dạy học nói riêng trong các nhà trường Hiện nay, các nhà lãnh đạo, QL và các nhà nghiên cứu đều thấy rõ vai trò, động lực của giáo dục trong phát triển kinh tế - XH Thậm chí nền kinh tế tri thức đang trở thành một thành phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước Đứng trước yêu cầu của xã hội và nhiệm vụ của GD&ĐT, nhiều công trình của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài đã được công bố như:

Tại Việt Nam các nghiên cứu về QL dạy học và QL dạy học đã được quan tâm nghiên cứu khá nhiều từ các giai đoạn trước đó Tuy nhiên, các nghiên cứu về QL dạy học nhất từ khi các Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ đạo về vấn đề này, cụ thể: Trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2011) được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng [12] thông qua, đã chỉ rõ sứ mệnh và nhiệm vụ của nền giáo dục nước nhà: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và ĐT theo nhu cầu phát triển của XH; NCCL theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết 29/NQ-TƯ (2013) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và ĐT[1]; các nghiên cứu xoay quanh các vấn đề: Nghiên cứu về QL dạy học theo hướng phát triển năng lực người học; nghiên cứu về thực trạng dạy học theo hướng tích hợp; nghiên cứu về những thuận lợi, khó khăn thách thức khi triển khai mô hình dạy học theo hướng tích hợp; nghiên cứu QL dạy học theo hướng tích hợp ở các cấp học khác nhau

Trang 20

Tác giả Hứa Tiến Nam (2016), với luận văn QL dạy học môn LS theo hướng phát triển năng lực người học ở trường TH phổ thông huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Kết quả nghiên cứu của đề tài này đóng góp một phần vào công tác ứng dụng các lí luận khoa học QL giáo dục vào QL hoạt động dạy học môn LS trong trường phổ thông, giúp cho đội ngũ CBQL trong trường TH phổ thông mà trước hết là người học tập có thêm cơ sở lí luận về BP QL hoạt động dạy học môn LS để nâng cao kết quả học tập môn LS của HS ở các trường TH phổ thông huyện Thanh Miện - Hải Dương góp phần NCCL giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ Hải Dương và cả nước [29]

Tác giả Hoàng Thị Thu Hằng nghiên cứu QL dạy học môn ĐL theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Đề tài đã xây dựng được cơ sở lí luận về QL dạy học ĐL theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, các yếu tố ảnh hưởng đến QL dạy học môn ĐL Đồng thời đề tài đã khảo sát thực trạng dạy học và thực trạng QL dạy học môn ĐL ở các trường TH phổ thông thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục TH phổ thông và chỉ ra những hạn chế, bất cập về năng lực dạy học của GV, hạn chế bất cập trong công tác lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra - ĐG kết quả thực hiện kế hoạch dạy học do ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan [19]

Tác giả Nguyễn Thanh Mai nghiên cứu QL hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn LS và ĐL lớp 6,7 ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên: Kết quả nghiên cứu của đề tài này đóng góp một phần vào công tác ứng dụng các lí luận khoa học QL giáo dục vào QL hoạt động môn LS và ĐL lớp 6,7 ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, giúp cho đội ngũ CBQL trong trường THCS mà trước hết là người học tập có thêm cơ sở lí luận về BP QL hoạt động dạy học môn LS và ĐL lớp 6,7 để nâng cao kết quả học tập môn LS và ĐL lớp 6,7 của HS ở các THCS thành phố Thái Nguyên góp phần NCCL GD [28]

Như vậy, có thể thấy đã có những nghiên cứu về dạy học và QL dạy học trong dạy học môn LS và ĐL, tuy nhiên đa phần những nghiên cứu này chỉ

Trang 21

dừng lại ở việc nghiên cứu ở một số địa phương nhất định Do đó nghiên cứu về QL hoạt động dạy học môn LS và ĐL ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 vẫn là một nghiên cứu cần thiết với thực tế của địa phương

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Dạy học, Hoạt động dạy học

1.2.2.1 Dạy học

Trong nhà trường phổ thông hoạt động sư phạm gồm 2 hoạt động đó là hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục HS, trong đó dạy học là hoạt động cơ bản, chủ yếu và hoạt động giáo dục được tiến hành phần lớn thông qua hoạt động DH dạy học bao hoạt động dạy của GV (người dạy) và hoạt động họa của HS (người học), trong đó hoạt động dạy có chức năng tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo hoạt động học, hoạt động học mang tính tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển dưới sự hướng dẫn của GV nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học đề ra

Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức (2004) quan niệm: “DH là một quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của GV (tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo) HS tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển tiến hành hoạt động học tập nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ dạy học đề ra” [21]

Nguyễn Thị Tính cùng nhóm giảng viên trường ĐHSP - ĐHTN cho rằng: “DH là quá trình xã hội được tổ chức có mục đích, có kế hoạch Trong đó, dưới vai trò chủ đạo của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ DH, đạt mục đích dạy học đề ra” [40]

Tác giả luận văn chọn khái niệm sau làm khái niệm cơ bản của đề tài:

“DH là một quá trình trong đó dưới vai trò tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của

GV, HS tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức hoạt động học tập nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đề ra”

Trang 22

Lí luận và thực tiễn đã chứng minh, dạy học chỉ đạt hiệu quả khi GV phát huy được tính tự giác, tính tích cực, tính chủ động của HS trong HT, hay nói một cách khác là hiệu quả dạy học phụ thuộc vào năng lực dạy học của GV và tính tự giác, tích cực chủ động của HS trong quá trình HT Vì vậy nhà QL cần phải quan tâm đến hai yếu tố trên để tạo động lực cho quá trình dạy học phát triển

1.2.2.2 Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là một hoạt động trung tâm chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, là con đường để HS lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, giúp HS phát triển tư duy, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động, hình thành thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, yêu dân tộc

Theo Phạm Viết Vượng: “DH chính là quá trình hoạt động tương tác giữa hai chủ thể GV và HS Trong đó, GV làm nhiệm vụ giảng dạy, còn HS làm nhiệm vụ học tập hai hoạt động này phối hợp chặt chẽ theo một quy trình, một ND, hướng tới cùng một mục đính đó là làm phát triển trí thông minh sáng tạo và năng lực hoạt dộng của HS GV người tổ chức các hoạt động, hướng dẫn HS HT, còn HS một mặt tuân thủ sự hướng dẫn của GV, mặt khác bằng chính khả năng độc lập, tích cực, tìm tòi kiến thức và rèn luyện vận dụng kiến thức vào thực tế để hình thành các kỹ năng, kĩ xảo, phát huy năng lực chính bản thân các em Cần nhấn mạnh rằng, nếu hai hoạt động giảng dạy và học tập không tách rời nhau, sẽ lập tức phá vỡ khái niệm DH Học không có thầy, cô gọi là tự học, dạy không có HS không thể tồn tại được”[46]

Hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản: mục tiêu, ND, phương tiện, hình thức tổ chức, phương pháp dạy, phương pháp học Các thành tố này tương tác với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ hoạt động dạy học nhằm NCCL, hiệu quả hoạt động DH

DH gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Hai hoạt động này luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại cho nhau và vì nhau, trong đó hoạt động dạy đóng vai trò chủ đạo, điều khiển hướng dẫn; hoạt động học đóng

Trang 23

vai trò chủ động tích cực tự giác và sáng tạo để thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định

GV là chủ thể của hoạt động giảng dạy, “GV phải nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp GD, nắm vững quy luật phát triển tâm lí của HS, đặc biệt nắm vững trình độ hiểu biết năng lực học tập của HS để tổ chức giảng dạy, hướng dẫn HS học tập phù hợp và có kết quả”

Hoạt động dạy học của GV về bản chất là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình HS lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách HS Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy được biểu hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của HS giúp cho HS nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ

Theo cách tiếp cận nghiên cứu trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm của tác giả Nguyễn Thị Tính làm khái niệm công cụ của đề tài, do đó có

thể hiểu: “Dạy học là hoạt động có mục đích, có kế hoạch được tổ chức dưới

vai trò chủ đạo của giáo viên (tổ chức, lãnh đạo, điều khiển) học sinh tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của bản thân nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và hình thành, phát triển nhân cách thực hiện có hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đề ra” [40].

1.2.2 Hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí

Từ các khái niệm dạy học, hoạt động dạy học và môn LS và ĐL có thể khái quát lại hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong phạm vi luận văn

này là: “Hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí là hoạt động có mục đích,

có kế hoạch được tổ chức dưới vai trò chủ đạo của giáo viên (tổ chức, lãnh đạo, điều khiển) học sinh tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức các kiến thức Lịch sử và Địa lí từ đó học sinh lĩnh hội được các kiến thức môn học, hình thành năng lực đặc thù trong môn Lịch sử và Địa lí như giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, năng lực thu thập và xử lí thông tin truyền đạt thông tin địa lí… từ đó hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu dạy học môn học đã xác định”

Trang 24

Hoạt động dạy học môn LS và ĐL là quá trình được tiến hành với những tác động mang tính chất tự giác của giáo viên trong tổ chức thiết kế bài dạy và tổ chức bài dạy theo mục tiêu đề ra Đó là một quá trình thức hiện theo yêu cầu của kế hoạch dạy học của tổ xã hội ở trường THCS Quá trình này GV giữ vai trò chủ đạo là người thiết kế, tổ chức, lãnh đạo và điều khiển toàn bộ hoạt động học tập của học sinh

Quá trình dạy học môn LS và ĐL còn là quá trình học sinh tự giác thực hiện các yêu cầu và kế hoạch học tập do GV điều khiển, hướng dẫn như thực hiện các chủ đề học tâp môn Lịch sử và Địa lí Nhiệm vụ học tập của học sinh do Gv đặt ra chính là các căn cứ để học sinh hình thành và phát triển các năng lực nhất định bao gồm năng lực chung và các năng lực đặc thù của môn Lịch sử và Địa lí

Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong quá trình học tập môn Lịch sử và ĐL là quá trình cùng tác động qua lại thống nhất hướng tới mục tiêu chung là phát triển toàn diện nhân cách của học sinh theo định hướng của chương trình GDPT 2018 đang thực hiện đối với trường THCS

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Quản lý nhà trường là một hoạt động vừa mang tính hành chính và mang tính sư phạm gồm nhiều nội dung quản lý: Quản lý nhân sự; quản lý hoạt động dạy học; quản lý hoạt động giáo dục; quản lý tài chính; quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường,

Trong trường THCS, quản lý hoạt động dạy học là quá trình cán bộ quản lý xác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm đạt mục tiêu quản lý đề ra

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý các thành tố cấu trúc của hoạt động DH, cần phải tạo điều kiện và tác động cho sự cộng tác tối ưu giữa GV và HS nhằm lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp, áp dụng hài hòa các phương pháp, tận dụng các phương tiện và điều kiện hiện có, tổ chức linh hoạt các hình

Trang 25

thức DH, tìm ra phương thức kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học đáng tin cậy để đạt được mục tiêu dạy học đề ra

Mục tiêu của quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý ở trường THCS chính là quản lý quá trình sư phạm tương tác giữa GV, HS và yếu tố môi trường tác động vào hoạt động dạy học và giáo dục theo chương trình dạy học đã được quy định

CBQL chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các mặt hoạt động trong nhà trường: đảm bảo chương trình, nội dung giảng dạy các môn, cải tiến việc dạy và việc học, cung cấp những điều kiện dạy học cần thiết Ngoài ra, quản lý hoạt động dạy học ở trường học là quản lý việc chấp hành các quy định (điều lệ, quy chế, nội quy ) về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS, đảm bảo cho hoạt động đó được tiến hành một cách tự giác, có nề nếp, có chất lượng và hiệu quả, chất lượng cao

Theo cách tiếp cận của đề tài có thể khái quát lại Quản lý hoạt động dạy

học môn Lịch sử và Địa lí trong phạm vi luận văn này là: “Quản lý hoạt

động dạy học môn Lịch sử và địa lí là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn) đến quá trình tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí của giáo viên trong nhà trường nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đặt ra”

1.3 Một số vấn đề lí luận về dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.3.1 Chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Môn Lịch sử và Địa lí gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch kiến thức riêng Tính kết hợp của môn học được thể hiện ở 3 cấp độ: Tích hợp trong từng nội dung lịch sử và nội dung địa lí; Tích hợp nội dung lịch sử trong những phần phù hợp bài địa lí

Trang 26

và tích hợp phù hợp những nội dung địa lí trong các bài lịch sử; Tích hợp theo các chủ đề chung

Mạch nội dung của phân môn Lịch sử được sắp xếp theo logic thời gian lịch sử từ thời nguyên thủy, qua cổ đại, trung đại, đến cận đại và hiện đại Trong từng thời kỳ, không gian lịch sử được tái hiện từ lịch sử thế giới, khu vực đến Việt Nam

Mạch nội dung phân môn Địa lí được sắp xếp theo logic không gian là chủ đạo, đi từ địa lí tự nhiên đại cương đến địa lí các châu lục, sau đó tập trung vào các nội dung của địa lí tự nhiên Việt Nam, địa lí dân cư và địa lí kinh tế Việt Nam Mặc dù hai mạch nội dung được sắp xếp theo logic khác nhau, nhưng nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau Có bốn chủ đề chung mang tính tích hợp cao được phân phối phù hợp với mạch nội dung chính của mỗi lớp, là: Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam; Đô thị - lịch sử và hiện tại; Văn minh châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long, các cuộc đại phát kiến địa lí

Do chương trình được thiết kế thành hai phân môn nên khi triển khai chương trình, mỗi giáo viên có thể dạy phần nội dung phù hợp với ngành đào tạo của mình trên cơ sở phân công phối hợp chặt chẽ với nhau

1.3.2 Yêu cầu đặt ra trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Để đáp ứng tốt yêu cầu dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THCS, trong quá trình tổ chức triển khai cần những yêu cầu gồm: Các yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên; các yêu cầu đối với cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

Năng lực dạy học của giáo viên là yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quá trình dạy học Lịch sử và Địa lí và hiệu quả của hoạt động dạy học, do đó để thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học Lịch sử và Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên dạy Lịch sử và Địa lí phải đáp ứng được các năng lực sau đây:

Trang 27

Năng lực phân tích, đánh giá được cách tiếp cận, nội dung kiến thức, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện cũng như phương pháp đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn Lịch sử và Địa lí 2018

Năng lực vận dụng phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Năng lực dạy học tích hợp và dạy học phân hóa trong dạy học LS và ĐL Năng lực dạy học theo chủ đề trải nghiệm gắn với hiện trường, thực tế trong dạy học LS và ĐL

Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện, kỹ thuật dạy học trong dạy học LS và ĐL

Năng lực đánh giá kết quả dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình DH Phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau cho HS GV cần lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với nội dung bài học đặt ra như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ở ngoài lớp…

Năng lực phát triển chương trình môn LS và ĐL

Năng lực xử lý những tình huống và giải quyết những vấn đề diễn ra trong quá trình dạy học LS và ĐL

- Các yêu cầu đối với cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục:

+ Về cơ sở vật chất phải đảm bảo theo quy định về: Phòng học, bảng, bàn ghế giáo viên, học sinh về diện tích, số lượng, quy cách, kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc phù hợp với lứa tuổi học sinh ngoài ra mỗi đơn vị trường học căn cứ vào thực tế phải bố trí, sắp xếp khuôn viên, sân chơi, bãi tập để học sinh được vui chới và học tập hiệu quả

+ Về thiết bị giáo dục phải đảm bảo thiết bị dạy học tối thiểu, đặc biệt đối với môn học Lịch sử và Địa lí phải có mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói các nhân vật lịch sử, ; bản đồ, sơ đồ, các bản thống kê, so sánh, ; phim video, atlat, biểu đồ, các tài liệu, tư liệu tham khảo và các máy móc cần thiết khác

Trang 28

+ Thực hiện theo chương trình giáo dục nhà trường, đặc biệt với môn Lịch sử và Địa lí, cần thu thập và tài liệu hoá để đưa vào chương trình giáo dục môn Lịch sử và Địa lí các thông tin về lịch sử, địa lí của địa phương; khuyến khích giáo viên xây dựng các chủ đề dạy học tìm hiểu về văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh và địa hình địa lý của địa phương lồng ghép vào trong môn Lịch sử và Địa lí

1.3.3 Mục tiêu dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc ở cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 Đây là một môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành các năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới

Hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí hướng tới mục tiêu cụ thể sau:

Về kiến thức:

- Kiến thức cơ bản có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia, địa phương, các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa diễn ra trong không gian và thời gian, sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường thiên nhiên Cụ thể với chương trình lớp 6 là địa lí tự nhiên đại cương và địa lí các châu lục ở lớp 7

- Biết cách sử dụng các công cụ của khoa học Lịch sử và khoa học Địa lí để học tập, vận dụng vào thực tiễn

Về năng lực:

- Góp phần hình thành các năng lực chung như năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác: Khi học sinh đứng trước một nhiệm vụ học tập môn Lịch sử và Địa lí, học sinh cần có khả năng nhận diện vấn đề và sử dụng các thao tác tư duy linh hoạt để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả nhất Ngoài ra mục tiêu dạy học môn học còn hướng vào việc giúp học sinh phát triển năng lực tự chủ, tự học trong thực hiện nhiệm vụ

Trang 29

- Hình thành năng lực đặc thù của môn học như: năng lực nhận thức khoa học địa lí; Năng lực tìm hiểu Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức ĐL vào thực tiền; năng lực tìm hiểu Lịch sử; NL nhận thức và tư duy lịch sử; NL vận dụng kiến thức, kỹ năng LS đã học vào thực tiễn

Về phẩm chất: Môn học hình thành cho học sinh phẩm chất chủ yếu như

lòng yêu nước, đoàn kết, nhân ái chăm chỉ và trung thực khi học tập và nghiên cứu các nội dung môn học đặc biệt phần lịch sử đất nước, lịch sử thế giới và văn hóa nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học và thực tế

Môn học cùng góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm của học sinh với quê hương đất nước trước những mất mát, hi sinh để giành độc lập dân tộc Đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của học sinh trong các vấn đề như bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vấn để xả rác, bảo vệ môi trường…

1.3.4 Nội dung dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

* Nội dung môn LS và ĐL ở lớp 6 được thiết kế thành các chủ đề: + Nội dung phân môn ĐL:

- Chủ đề Bản đồ: Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất có Nội dung về các yếu tố cơ bản của bản đồ; các loại bản đồ thông dụng; lược đồ trí nhớ

- Chủ đề Trái Đất - Hành tinh trong hệ Mặt Trời: kiến thức cơ bản là về vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng, kích thước Trái Đất; chuyển động của Trái Đất và các hệ quả ĐL chính

+ Nội dung phân môn LS:

- Lịch sử bao quát thời gian từ thời kì nguyên thủy đến thế kỉ X (ở Việt Nam là đến đầu thế kỉ X) Chủ đề Thời nguyên thủy đề cập đến 3 Nội dung chính là:

- Chủ đề Nguồn gốc loài người, xã hội nguyên thủy, sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Trang 30

* Nội dung môn LS và ĐL ở lớp 7 được thiết kế thành các chủ đề: + Nội dung phân môn ĐL

- HS được học về các châu lục: châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Nam Cực Cấu trúc nội dung chung của phần ĐL các châu lục là:

- Chủ đề về vị trí ĐL và phạm vi lãnh thổ của châu lục;

- Chủ đề về đặc điểm tự nhiên của châu lục (địa hình, khí hậu, thủy văn, các đới thiên nhiên)

+ Nội dung phân môn LS

- Chủ đề về thời kì trung đại

Tuy nhiên, việc phân kì có khác nhau khi xem xét LS các khu vực và LS Việt Nam Quan điểm về giáo dục LS là coi trọng Nội dung về LS văn minh nhân loại, coi trọng các Nội dung về LS chính trị, kinh tế, văn hóa Ở chủ đề Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI có các Nội dung phản ánh các dấu mốc LS chính của thời kì này, đó là: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu; Các cuộc phát kiến ĐL; Văn hóa Phục hưng; Cải cách tôn giáo; Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

- Bắt đầu có các chủ đề chung, với các nội dung tương thích với nội dung chính Đó là chủ đề Các cuộc đại phát kiến ĐL và Đô thị: LS và hiện tại (phần 1) Mặc dù trong chủ đề Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI đã có Nội dung về các cuộc phát kiến ĐL, nhưng do các cuộc đại phát kiến ĐL có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt LS giao thương trên thế giới, diễn ra trong một giai đoạn LS quan trọng của sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đánh dấu mở đầu quá trình toàn cầu hóa trong LS nhân loại, có tác động lâu dài về nhiều mặt, nên chủ đề này đã được thiết kế riêng, kích thích sự ham hiểu biết của HS

1.3.5 Phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS có thể sử dụng đa dạng các PPDH, trong đó tập trung vào một số phương pháp sau:

Trang 31

(1) Dạy học dự án: Là phương pháp Gv có thể thiết kế dự án tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn và giao NV cho HS thực hiện dạy học dự án được hiểu là một hình thức dạy học trong đó một số nội dung kiến thức KH được thiết kế dưới dạng các dự án HT, yêu cầu HS giải quyết một NV học tập phức hợp trong vận dụng các kiến thức từ các MH, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành liên quan đến thực tiễn NV dự án học tập được một nhóm HS thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình HT, từ việc xác định ý tưởng, lập KH, đến việc thực hiện dự án, giám sát, điều chỉnh, Đánh giá quá trình và KQ thực hiện qua đó giúp HS phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo cùng các NL khác Ví dụ, Thông qua các dự án liên môn như: Các cuộc đại phát kiến địa lí, Châu Á điểm dừng chân, Chiến tranh và hòa bình… HS sẽ phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo khi tự thực hiện các sản phẩm học tập

(2) Đàm thoại gợi mở: phương pháp đàm thoại gợi mở là cách thức GV đặt ra câu hỏi, tổ chức cho HS trả lời.Theo mục tiêu dạy học phát triển PC và NL, phương pháp này không chỉ nhằm hướng tới giúp HS tiếp nhận các tri thức mà chủ yếu hướng tới rèn luyện KN, thái độ, sự vận dụng tổng hợp các tri thức, KN, thái độ vào giải quyết NV trong thực tiễn cuộc sống và học tập của HS Để khuyến khích sự tìm tòi, khám phá của HS, mục đích của hệ thống câu hỏi không chỉ dẫn dắt mà còn khuyến khích các em tự đưa ra câu hỏi trong quá trình HT Ví dụ, trong CĐ “Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946) ” Phần VI, GV đặt câu hỏi để hướng dẫn HS thảo luận nhóm và phân tích: Tại sao nói việc ký hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 là chủ trương hết sức sáng suốt của Đảng ta? Trước tình huống này, HS phải vận dụng kiến thức của các sự kiện liên quan GV có thể gợi mở bằng hệ thống câu hỏi: Quân Tưởng và quân Pháp có âm mưu gì để chống phá cách mạng nước ta? (Kí hiệp ước Hoa-Pháp bắt tay chống phá cách mạng nước ta ) Cùng một lúc chúng ta có thể đối đầu với nhiều kẻ thù hay không? (Chúng

Trang 32

ta phải đuổi được 20 vạn quân Tưởng về nước ) Như vậy qua 2 câu hỏi gợi mở trên, chắc chắn HS sẽ giải quyết được vấn đề mà giáo viên đưa ra ở đầu mục Phần VI: Tại sao nói việc ký hiệp định sơ bộ ngày 06 tháng 3 năm 1946 là chủ trương hết sức sáng suốt của Đảng ta? (Tránh phải đối đầu với nhiều kẻ thù, việc ký hiệp định ta đuổi nhanh được 20 vạn quân Tưởng về nước, có thời gian để chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài, tỏ rõ thiện chí hòa bình của nhân dân ta, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới )

(3) Dạy học trực quan: phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và KT tri thức, KN, kĩ xảo phương pháp dạy học này phát huy tốt NL giao tiếp và hợp tác, tìm hiểu tự nhiên và XH Từ đó, HS có thêm hứng thú, động lực học tập và phát huy tốt các NL trong giờ học Ví dụ khi dạy để tìm hiểu về vai trò của Bản đồ, giáo viên đưa ra tình huống: Hãy dựa vào bản đồ và tìm ra con đường đi ngắn nhất từ địa điểm A đến địa điểm B hay xác định phương hướng di chuyển từ điểm A đến điểm B GV thường trưng bản đồ hoặc chiếu hình ảnh bản đồ để HS dễ dàng ghi nhớ phương pháp dạy học trực quan không chỉ giúp HS ghi nhớ mà còn thay đổi môi trường học tập thu hút HS trong các HĐ HT

(4) Phương pháp Thảo luận nhóm: dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển NL hợp tác và NL giao tiếp của HS, đồng thời tránh sự nhàm chán, khơi dậy sự hứng thú Ví dụ, trong nội dung dạy về đời sống người nguyên thủy trên đất nước ta GV Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 3 bàn)

* Nhóm 1 + 2: Quan sát hình 26 trả lời những câu hỏi sau:

1/ Cho biết trong những hoạt động ở Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long các nhà khảo cổ còn tìm thấy những gì?

2/ Có những loại hình nào? Và làm bằng gì?

3/ Sự xuất hiện những đồ trang sức của người nguyên thủy có ý nghĩa gì? * Nhóm 3 + 4: Quan sát hình 27 cho biết những hình ảnh đó thể hiện điều gì?

Trang 33

* Nhóm 5 + 6: Dựa vào nội dung SGK và suy nghĩ của mình em hãy cho biết: Tại sao người ta chôn cất người chết cẩn thận?

Việc chôn công cụ theo người chết nói lên điều gì?

Qua các tiết làm việc như vậy giúp HS có thói quen làm việc tập thể, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân, khả năng nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của nhóm bạn để tự rút ra bài học Từ đó, học sinh rất hứng thú hơn nữa kiến thức các em tự tìm ra sẽ khắc sâu thêm

(5) Dạy học giải quyết vấn đề: là phương pháp GV nêu ra vấn đề chính và đặt ra các câu hỏi, yêu cầu HS tự giải quyết các câu hỏi xoay quanh vấn đề đó phương pháp nêu vấn đề sẽ dành nhiều thời gian cho HS nghiên cứu SGK và tài liệu phương pháp này thường được vận dụng trong dạy học VBVH giàu ý nghĩa triết lý nhân sinh Ví dụ, Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để dạy mục: Khí hậu Châu Phi

- Đặt vấn đề: Vì sao Châu Phi được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương nhưng lại là châu lục có khí hậu nóng và khô nhất thế giới?

- Giải quyết vấn đề: HS nêu các gỉa thuyết về nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi nóng và khô bậc nhất thế giới:

+ GV hướng dẫn HS thảo luận: Mỗi HS (hoặc nhóm HS) nêu lí lẽ để bảo vệ giả thuyết của mình

+ GV cho HS quan sát và phân tích Bản đồ Tự nhiên Châu Phi kết hợp với kiến thức đã học để tìm ra nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi nóng và khô vào bậc nhất thế giới

- Kết luận: Sự phối kết hợp của tất cả các nhân tố trên là nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi khô và nóng nhất thế giới

PP nêu vấn đề này sẽ tăng cường phát huy tính tích cực, NL tự học của HS (6) Đóng vai: là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, đóng vai vào nhân vật trong văn bản VH và thể hiện ra trước lớp trong một khoảng thời gian nhất định của giờ học Việc diễn không phải là phần chính của phương pháp

Trang 34

này mà điều quan trọng là sau phần diễn ấy, HS thảo luận, phân tích Nội dung và đặc sắc NT của VBVH đó Ví dụ trong CĐ: Ví dụ chuyên đề từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

Với mục đích áp dụng để củng cố bài, giúp rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh Giáo viên chọn 4 em thể hiện và phân vai cho từng em

Giáo viên điều khiển trò chơi theo thứ tự sau:

- Người dẫn chương trình “Do không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi làm cho vua Ngô hết sức lo lắng nên đã hỏi Thái Thú Giao Chỉ là Tiết Tổng”

- Vua Ngô “Ngươi hãy cho ta biết vùng đất Giao Chỉ là vùng đất như thế nào ?” - Tiết Tổng “Muôn tâu bệ hạ, Giao Chỉ………đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”

- Người dẫn chương trình “Năm mười chín tuổi, Bà Triệu cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa Lúc đó có người khuyên Bà”

- Người dân Âu Lạc “Bà là nữ nhi, không nên đánh giặc làm gì mà hãy lấy chồng cho hợp đạo”

- Người dẫn chương trình “ Bà Triệu khẳng khái đáp”

- Bà Triệu “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”

Qua phương pháp trên sẽ giúp kĩ năng lịch sử và hứng thú học tập lịch sử của học sinh ngày càng tăng HS yêu thích học môn LS hơn

1.3.6 Hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Hình thức dạy học môn LS và ĐL ở trường THCS đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 được tổ chức theo các hình thức sau đây:

(1) Hình thức dạy học lớp - bài

Trang 35

DH nói chung và đối với môn LS và ĐL nói riêng yêu cầu GV phải đa dạng hóa các hình thức DH Trong đó, hình thức dạy học lớp - bài được sử dụng nhiều nhất bên cạnh các hình thức khác như tham quan HT, các HĐ trải nghiệm sáng tạo GV sử dụng các hình thức dạy học lớp - bài trên cơ sở ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông như: trường học kết nối; máy chiếu, bảng thông minh để tổ chức cho HS thực hiện các NV học tập ở trên lớp, coi trọng việc giao NV và hướng dẫn HS tự học tập ở nhà, ở bạn bè hoặc XH Hình thức dạy học lớp - bài này giúp HS phát huy các NL giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, tìm hiểu KH XH

(2) Hình thức tham quan

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn được diễn ra dưới hình thức tham quan Thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại hướng đến mục đích giúp các em sử dụng các kiến thức được học áp dụng vào thực tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thực tế và áp dụng vào cuộc sống của chính các em

Nội dung của hoạt động tham quan, dã ngoại rất đa dạng: Đối với môn Lịch sử, học tại các di tích lịch sử địa phương là hình thức thích hợp để HS có kiến thức về lịch sử địa phương, hình thành trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ di tích lịch sử

(3) Hình thức hoạt động câu lạc bộ:

Câu lạc bộ là một hình thức hoạt động theo lứa tuổi trong nhà trường phổ thông, được tổ chức và quản lý dưới sự cố vấn của giáo viên, chịu sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, đây là môi trường để học sinh vừa được học tập vừa được giải trí tích cực, giáo dục, động viên các em nâng cao hiểu biết, tạo môi trường để các em phát triển, rèn luyện đạo đức, phát triển kỹ năng sống

Câu lạc bộ hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện của các thành viên tham gia Câu lạc bộ có thể tổ chức định kỳ và được tổ chức dưới nhiều hình thức câu lạc bộ lịch sử, câu lạc bộ địa lí

Hình thức sinh hoạt CLB có thể là hội vui học tập, hái hoa dân chủ, giải ô chữ, tọa đàm, hội thảo, thảo luận, hội thảo về một đề tài được lựa chọn Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ có thể là tham quan, dã ngoại học tập các địa danh du lịch, làng nghề của địa phương,… Mỗi nhà trường có thể tùy vào điều kiện của mình để tổ chức các hình thức câu lạc bộ và xây dựng kế hoạch cụ thể cho các câu lạc bộ

Trang 36

(4) Hình thức tổ chức trò chơi học tập

Tác dụng của hoạt động trò chơi giúp học sinh có thể phát huy tính sáng tạo của mình đồng thời giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng; giúp cho giáo viên có thể đưa vào các tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau vào bài học và xây dựng được bầu không khí thân thiện Phần lịch sử trong môn lịch sử và địa lý lớp 6,7 cung cấp cho học sinh các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam đồng thời cho học sinh hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong quá khứ và hiện tại của xã hội loài người thuộc phạm vi đất nước Việt Nam Như vậy học sinh phải học hỏi tìm hiểu môi trường xung quanh, thiên nhiên, văn hóa,… Từ đó các em biết tự hào, tôn kính cội nguồn dân tộc để hình thành nhân cách con người toàn diện

Một số trò chơi có thể tổ chức trong trường học là: Trò chơi học tập.; Trò chơi vận động; Trò chơi khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập; Trò chơi mô phỏng game show truyền hình Tùy theo từng trò chơi cụ thể mà trò chơi có quy mô tổ chức là nhóm nhỏ từ 2 - 4 học sinh hoặc nhóm lớn 10 - 15 học sinh hay quy mô lớp hoặc khối lớp hay toàn trường

(5) Hình thức sân khấu tương tác (Đóng kịch/diễn kịch): Đây là hoạt động giáo dục nhằm đa dạng hình thức dạy - học, đáp ứng đổi mới phương pháp dạy - học, tạo môi trường cho học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử, địa lí, sân khấu hóa có thể thể hiện dưới nhiều hình thức như: Rung chuông vàng Lịch sử và Địa lí, hùng biện lịch sử… sân khấu tương tác giúp HS tham gia tích cực vào hoạt động, phát triển tư duy khi xử lý các tình huống do đó tăng cường khả năng nhận thức cho HS, kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích vấn đề…

1.3.7 Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử và Địa lí là hoạt động thu thập, phân tích, xử lí thông tin về việc học tập môn Lịch sử và Địa lí thông qua quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện và thực hiện của học sinh trong các hoạt động học tập Mặt khác, GV còn thực hiện việc tư

Trang 37

vấn về chủ đề môn Lịch sử và Địa lí; hướng dẫn, động viên học sinh thực hiện trong các hoạt động học tập; xác nhận kết quả đạt được của học sinh trong các hoạt động học tập Kết quả học tập môn môn Lịch sử và Địa lí là một trong những căn cứ đề đánh giá toàn diện năng lực HS

- Về mục tiêu kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử và Địa lí: + Mục tiêu đánh giá về kiến thức của học sinh: Mức độ nắm kiến thức cơ bản có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia, địa phương; Biết cách sử dụng các công cụ của khoa học Lịch sử và khoa học địa lí để học tập, vận dụng vào thực tiễn

+ Mục tiêu đánh giá về năng lực: Sự hình thành các năng lực chung như

năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác; Hình thành

năng lực đặc thù của môn học như: năng lực nhận thức khoa học địa lí; Năng lực tìm hiểu Địa lý, năng lực vận dụng kiến thức ĐL vào thực tiền; năng lực tìm hiểu lịch sử; NL nhận thức và tư duy lịch sử; NL vận dụng kiến thức, kỹ

năng LS đã học vào thực tiễn

+ Mục tiêu đánh giá về phẩm chất: Đánh giá các biểu hiện của phẩm chất chủ yếu như lòng yêu nước, đoàn kết, Nhân ái chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm

- Về nội dung đánh giá

+ Đánh giá sự tiến bộ trong quá trình học tập môn LS và ĐL, sự phát triển phẩm chất và năng lực của HS sau mỗi nhiệm vụ học tập

+ Đánh giá mức độ hiểu biết về các kiến thức cơ bản, thiết thực trong môn LS và ĐL

+ Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của môn LS và ĐL vào hoạt dộng thực tiễn của HS

- Phương pháp và công cụ đánh giá:

+ Để đánh giá theo các tiêu chí của phẩm chất và năng lực, cần sử dụng nhiều hình thức và phương pháp đánh giá khác nhau trong môn LS và ĐL như : hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan; các phương pháp quan sát, đánh giá sản phẩm học tập của học sinh (bài làm, bài tập, bài thực hành, bài báo cáo, sản phẩm của hoạt động dự án, của hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật )

Trang 38

1.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.1 Vai trò của chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trong quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử và ĐL, chủ thể quản lí tập trung vào 2 nhóm đó là Hiệu trưởng nhà trường và tổ trưởng tổ chuyên môn Hai lực lượng này có vai trò khác nhau trong quá trình quản lí hoạt động tuy nhiên có mục đích chung đó là các hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình

* Vai trò của người Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí: vai trò của người Hiệu trưởng luôn được đánh giá cao và có sự tác động rất lớn tới hiệu quả đạt được của hoạt động dạy học, cụ thể:

- Vai trò người xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử

và Địa lí

Hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong nhà trường Thông qua kế hoạch quản lí đã xác lập, Hiệu trưởng nhà trường tiến hành kiểm tra giáo án dạy học của GV; Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiết dạy; chỉ đạo tổ chuyên môn rà soát kế hoạch dạy học của cá nhân và có phướng án để góp ý và điều chỉnh… Hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch hoạt động và dựa trên kế hoạch để kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học tập của HS trong nhà trường

- Vai trò của người tổ chức, định hướng: Hiệu trưởng là người chỉ đạo cho

giáo viên môn LS và Địa lí tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh Và để giáo viên làm tốt hoạt động dạy học thì người Hiệu trưởng phải có định hướng hoạt động dạy học, tổ chức, tập huấn, triển khai thực hiện hoạt động dạy học môn LS và Địa lí trong toàn trường một cách đồng bộ và thống nhất

- Vai trò người lãnh đạo, chỉ huy, cổ vũ: Hiệu trưởng phải thường xuyên

lãnh đạo, điều khiển, chỉ huy, cổ vũ, khích lệ quá trình dạy học của giáo viên

Trang 39

thông qua đó nâng cao chất lượng học tập, vận động, tham gia của học sinh trong quá trình học tập môn học Luôn ủng hộ và giúp đỡ các giáo viên trong hoạt động dạy học đáp ứng các yêu cầu mới của chương trình

- Vai trò người đánh giá, điều chỉnh: Những thông tin thu nhận được về quá

trình kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn học thì người Hiệu trưởng cần phải thường xuyên tiến hành tổ chức công tác đánh giá để kịp thời có những điều chỉnh, tác động phù hợp giúp đạt tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử và địa lí trong bối cảnh hiện nay

* Vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn

- Vai trò người xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học môn Lịch sử và Địa lí:

Lập kế hoạch dạy học môn Lịch sử và Địa lí làm căn cứ cho GV thiết kế kế hoạch dạy học đảm bảo mục tiêu chung của chương trình Đây là căn cứ để tổ trưởng tổ chuyên môn kiểm tra và giám sát hiệu quả thực hiện hoạt động dạy học của GV

- Vai trò kiểm tra, giám sát trực tiếp đối với việc chuẩn bị bài lên lớp của

GV: tổ trưởng tổ chuyên môn chịu trách nhiệm duyệt kế hoạch bài dạy của Gv

trước khi lên lớp, đây là căn cứ quan trọng giúp chủ thể quản lí xác định các nội dung đưa ra đã đảm bảo được các mục tiêu dạy học phát triển năng lực hay chưa

- Vai trò thức đẩy, điều chỉnh hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí của GV: Vai trò này của người tổ trưởng tổ chuyên môn được thể hiện thông qua các

hoạt động dự giờ, góp ý và phân tích bài giảng dưới góc độ sinh hoạt chuyên môn, đi sâu vào làm rõ các yêu cầu về phát triển năng lực trong dạy học môn LS và ĐL theo chương trình mới để cùng điều chỉnh và phát triển bài dạy cho Gv đáp ứng mục tiêu đề ra

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.2.1 Lập kế hoạch dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Kế hoạch là chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí Vì thiếu tính kế hoạch, quá trình quản lí hoạt động dạy học khó đạt được kết quả cao

Trang 40

- Khi xây dựng kế hoạch dạy học, Hiệu trưởng cần dựa trên những cơ sở, yêu cầu khi xây dựng kế hoạch dạy học môn LS và ĐL đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018:

+ Phân tích thực trạng hoạt động dạy học trong năm học Thực trạng này thể hiện rõ trong bảng tổng kết năm học Qua đó thấy được ưu và nhược điểm của công tác quản lí hoạt động dạy học, những vấn đề còn tồn tại, từ đó sắp xếp ưu tiên từng vấn đề cần giải quyết

+ Phân tích kế hoạch chung của ngành, của trường, từ đó xây dựng kế hoạch dạy học môn LS và ĐL đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

+ Tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi, xác định điều kiện dạy học như đội ngũ GV, cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian

+ Kế hoạch phải thể hiện tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể và trọng tâm trong từng thời kì

+ Kế hoạch phải phát huy được những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong hoạt động dạy học

+ Kế hoạch phản ánh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá

+ Kế hoạch thể hiện được phân cấp quản lí của Hiệu trưởng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể

+ Kế hoạch dạy học môn LS và ĐL đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 được phát triển theo hướng tiếp cận năng lực, các thành tố của chương trình đều hướng tới việc hình thành, phát triển năng lực HS, giúp cho người học phát triển tối đa các tố chất tiềm ẩn

- Các loại kế hoạch dạy học:

+ Kế hoạch chuyên môn của nhà trường: Kế hoạch chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có

Ngày đăng: 06/04/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w