1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan

56 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Báo cáo đề tài Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan. Trong đây nêu lên môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan. Từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của nước này.

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN 7

1.1 Giới thiệu chung về Thái Lan 7

1.2 Tổng quan về kinh tế Thái Lan 9

CHƯƠNG 2: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA THÁI LAN 11

2.1 Môi trường đầu tư của Thái Lan 11

2.1.1 Môi trường tự nhiên 11

2.1.2 Môi trường văn hóa – xã hội 15

2.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật 17

2.1.4 Môi trường kinh tế 24

2.2 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan 32

Trang 2

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Biểu đồ 1 Chỉ số chất lượng thể chế của Thái Lan giai đoạn 2015 – 2021 Biểu đồ 2 Mức độ ổn định chính trị của Thái Lan giai đoạn 2015 – 2021 Biểu đồ 3 Chỉ số nhận thức tham nhũng của Thái Lan giai đoạn 2014 – 2022

Biểu đồ 4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ròng vào Thái Lan giai đoạn 2013 – 2022 Biểu đồ 5 Chỉ số năng lực cạnh tranh của Thái Lan giai đoạn 2013 – 2019

Biểu đồ 6 Dòng vốn FDI vào Thái Lan giai đoạn 2015 – 2022

Biểu đồ 7 Dòng vốn FDI vào các nước thuộc ASEAN giai đoạn 2015 – 2022 Biểu đồ 8 Dòng vốn ra nước ngoài của Thái Lan giai đoạn 2015 - 2022 Biểu đồ 9 Số dự án được phê duyệt theo lĩnh vực đầu tư

Biểu đồ 10 Giá trị dự án được phê duyệt theo lĩnh vực đầu tư

Biểu đồ 11 Nguồn đầu tư nước ngoài được phê duyệt đầu tư vào Thái Lan giai đoạn 2015 – 2022

Biểu đồ 12 Top 10 nguồn vốn FDI vào Thái Lan năm 2022 theo đối tác đầu tư Bảng 1 Số liệu về cơ sở hạ tầng của Thái Lan năm 2019

Bảng 2 Các dự án FDI vào Thái Lan giai đoạn 2015 – 2022 Bảng 3 Số dự án FDI vào Thái Lan giai đoạn 2015 – 2022 Bảng 4 Các ngành mục tiêu theo chính sách của chính phủ

Bảng 5 Các lĩnh vực trọng điểm nhận FDI trong khu vực ASEAN

Bảng 6 Top 10 nguồn vốn FDI vào Thái Lan năm 2022 theo đối tác đầu tư

Bảng 7 Thực trạng dòng vốn FDI theo đối tác đầu tư vào các nước ASEAN năm 2022

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á WTO Tổ chức Thương mại thế giới

APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương CLMV Nhóm các quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam BOI Ủy ban Đầu tư Thái Lan

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, ngày càng nhiều các tổ chức liên kết về kinh tế – chính trị ra đời dưới các hình thức tổ chức khác nhau Không nằm ngoài quy luật đó, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á ASEAN được thế giới nhìn nhận như một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, một thực thể chính trị – kinh tế gắn kết và năng động góp phần thúc đẩy quá trình kết nối khu vực và toàn cầu

Điển hình trong 10 quốc gia thành viên của ASEAN, không thể không nhắc tới Thái Lan – một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực với nền giáo dục, khoa học – kỹ thuật tiên tiến và hiện đại Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thời cơ và thách thức đối với các nước đang phát triển, Thái Lan cũng không nằm trong ngoại lệ với những thuận lợi và khó khăn riêng, nhất là với vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài

Dựa trên thực tế này, nhóm 7 chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích thuận lợi và khó khăn khi thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan”

Trang 5

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN 1.1 Giới thiệu chung về Thái Lan

- Tên chính thức: Vương Quốc Thái Lan

- Vị trí địa lý: Thái Lan nằm ở trung tâm đất liên của khu vực Đông Nam Á, Diện tích 513,120 km2 Thái Lan giáp Lào và Myanmar phía bắc, giáp Lào và Campuchia ở phía đông, giáp vịnh Thái Lan và Malaysia phía nam, giáp Myanmar và biển Andaman phía tây

- Chính trị: Thái Lan là nước quân chủ lập hiến kết hợp với quân chủ trực tiếp - Quốc huy:

- Thái Lan là một trong những nước tham gia sáng lập ra ASEAN, thành viên của tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO, APEC, Phong trào không liên kết và là khách mời thường trực của Hội nghị thượng đỉnh

- Thành phố lớn nhất, thủ đô: Bangkok

- Tài nguyên thiên nhiên: Than, khí đốt tự nhiên, vàng, fluorit, chì, mangan, cao su, đá vôi, đá bazan

- Diện tích: 510.844 km2

Trang 6

- Dân số: 70.197.921 triệu người, chiếm 0.87% dân số thế giới tính tới 05/09/2023 Đứng thứ 20 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ

- Dân tộc: Gồm 23 dân tộc Trong đó người Thái chiếm 75%, 14% là người gốc Hoa, 3% là người Mã Lai, còn lại là những dân tộc thiểu số khác

- Mật độ dân số: Mật độ dân số của Thái Lan là 137 người/km2 - Độ tuổi trung bình: 41.2 tuổi

- Tuổi thọ: Tổng tuổi thọ của 2 giới là 77.6 tuổi Tuổi thọ trung bình của nam giới là 74 tuổi Tuổi thọ trung bình của nữ giới là 81.2 tuổi

- Tôn giáo: Phật giáo Nam Tông tỷ lệ người theo là 94.5%, Hồi giáo chiếm 4,3%, Ki tô chiếm 1,2%

- Văn hóa: Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc trực tiếp từ văn hóa Campuchia với các tư tưởng phật giáo – tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo của đất nước này và nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước Những lễ nghi, sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo luôn là một phần quan trọng trong đời sống của người dân Thái, từ lúc mới chào đời, trưởng thành, lễ cưới, ma chay đều có liên quan đến chùa chiền và tăng sĩ

- Ngôn ngữ: Tiếng Thái - Tiền tệ: Baht

- Quốc khánh: ngày 5 tháng 12

- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới Xavan Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi gió mùa có đặc điểm theo mùa (gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc) Thái lan có 3 mùa: Mùa mưa (giữa tháng 5 - giữa tháng 10) Mùa khô thường xảy ra trong khoảng 1 - 2 tuần kể từ đầu tháng 6 - 7 Mùa Đông bắt đầu từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 2

- Là một trong những nền kinh tế hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á Nổi tiếng với một nền văn hóa lâu đời, đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên phong phú, tươi đẹp Đất

Trang 7

nước Thái Lan được mệnh danh là xứ sở chùa vàng, một trong những vương quốc ít ỏi trên thế giới ‘Thái Lan” trong tiếng thái nghĩa là ‘Vương Quốc của người tự do”, còn với một cái tên dân dã là Mường Thái đi kèm với đó là biểu tượng con voi Thái Lan có khí hậu khá giống Việt Nam và một trong những nước thu hút nhiều khách du lịch nhất, đứng vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng thế giới Đất nước Thái Lan phát triển nền công nghiệp hiện đại nhưng chưa bao giờ mất đi giá trị văn hóa độc đáo bản sắc riêng của dân tộc

1.2 Tổng quan về kinh tế Thái Lan

Thái Lan là nền kinh tế đã phát triển nhanh từ năm 1985 – 1995, nhưng kể từ sau khi hứng chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trở nên chậm chạp

Thái Lan là một trong những nước tham gia sáng lập ra ASEAN, thành viên của tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO, APEC, Phong trào không liên kết và là khách mời thường trực của Hội nghị thượng đỉnh Quốc gia này được công nhận là một “Hổ mới Châu Á” và cường quốc ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời có tiềm năng để trở thành một cường quốc bậc trung trên thế giới Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và cũng là nước có ngành kinh doanh du lịch rất phát triển Mặc dù thị trường lớn, nhu cầu nội địa cao, phát triển nhanh nhưng nền kinh tế Thái Lan rất dễ bị tổn thương trước những tác động bên ngoài

Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc lớn vào du lịch và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu khoảng 60% GDP Đây là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực ASEAN chỉ sau Indonesia, xếp hạng 25 toàn cầu về GDP danh nghĩa, xếp thứ 21 thế giới theo sức mua tương đương, đứng thứ 28 thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia GDP có mức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2014-2018; năm 2019, mức tăng trưởng giảm 1,79% so với 2018, xuống còn 2,36% và tiếp tục giảm sâu xuống -6.1% trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 Năm 2022, Thái Lan dần phục hồi sau đại dịch tăng trưởng 2.6%

Tỷ lệ lạm phát trong 7 tháng đầu năm nay của Thái Lan tăng 2.19% so với cùng kỳ năm 2022, nằm trong phạm vi do văn phòng chính sách tài khóa quy định Tỷ lệ lạm phát thấp là do giá lương thực, thực phẩm như thịt lợn giảm liên tục trong 3 tháng và giá nặng lượng giảm 5 tháng liên tiếp so với cùng kỳ

Tỷ lệ lạm phát trong tháng 7/2023 của Thái Lan tăng 0,23% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức thấp nhất trong 22 tháng do giá lương thực và năng lượng giảm

Trang 8

Mặc dù lạm phát đã giảm hàng tháng kể từ đầu năm nay, ngày 2/8 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Thái Lan vẫn quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên mức 2,25% - mức cao nhất trong vòng 9 năm qua trong bối cảnh vẫn còn lo ngại về việc lạm phát có thể gia tăng và bất ổn địa chính trị

Với vị trí chiến lược ở trung tâm ASEAN, kết nối với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) đang phát triển nhanh chóng khiến Thái Lan trở thành một trong những địa điểm lý tưởng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư kinh doanh Bên cạnh đó, chiến lược quảng bá đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi của Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) đã giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Năm 2022, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tại Thái Lan đạt 430 tỷ baht trong năm 2022, tăng 36% so với năm nước Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, tiếp theo là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan và Singapore Trong năm 2022, đã có 2.119 dự án với tổng giá trị đầu tư lên tới 660 tỷ baht, đăng ký hưởng các ưu đãi đầu tư tại Thái Lan Tổng giá trị các hồ sơ xin ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 430 tỷ baht, tăng 36% so cùng kỳ năm trước Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapore… là những quốc gia có lượng đầu tư lớn nhất vào Thái Lan Giai đoạn 3-5 năm tới, BOI đã xác định thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp Thái Lan và nước ngoài xây dựng nền tảng cho sự phát triển ở Thái Lan BOI kỳ vọng các khoản đầu tư mới nói trên có thể tạo ra 625.000 việc làm mới và đóng góp 1,7 nghìn tỷ baht vào GDP của đất nước Trong năm 2023 này, các kế hoạch của BOI sẽ tập trung vào thúc đẩy mô hình kinh tế sinh học – tuần hoàn – xanh (BCG), xe điện, các doanh nghiệp sáng tạo và kỹ thuật số

Ở Thái Lan, du lịch được coi là trụ cột chính của nền kinh tế, chiếm tới 12% GDP của nước này trước đại dịch covid-19 Chính phủ Thái Lan kì vọng khoảng 30 triệu lượt khách quốc tế sẽ đến nước này trong cả năm 2023, góp phần thúc đẩy GDP cả năm tăng trưởng 3,8-4%/năm Năm tháng đầu năm 2023, ngành du lịch Thái Lan đạt những thành tích ấn tượng với tổng doanh thu hơn 27,6 tỷ USD Với sự phục hồi của thị trường Trung Quốc, Tổng cục Du lịch Thái Lan đang kỳ vọng lượng khách quốc tế đến nước này có thể đạt mức 30 triệu khách trong năm nay

Trang 9

CHƯƠNG 2: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA THÁI LAN

2.1 Môi trường đầu tư của Thái Lan 2.1.1 Môi trường tự nhiên

*Thuận lợi:

- Vị trí địa lý: Thái Lan có tên chính thức là Vương quốc Thái Lan, là một quốc gia độc lập có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Nam Á, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Tây giáp Myanmar và biển Andaman, phía Bắc giáp Lào và Myanmar, phía Nam giáp Vịnh Thái Lan và Malaysia Lãnh hải Thái Lan ở phía Đông Nam tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam tiếp giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ qua biển Andaman

Đất nước Thái Lan có diện tích 513.120 km2 với 4.863 km đường biên giới và 3.219 km đường bờ biển Đặc điểm nổi bật của địa hình Thái Lan là núi cao, một đồng bằng trung tâm và một vùng cao nguyên Núi chiếm phần lớn phía bắc Thái và trải rộng dọc theo biên giới Myanmar qua eo Kra và bán đảo Mã Lai Đồng bằng trung tâm là một vùng đất thấp bồi bởi sông Chao Phraya và các chi lưu, đó là hệ thống sông chính của nước này, chảy vào đồng bằng ở đầu vịnh Bangkok Hệ thống sông Chao Phraya chiếm khoảng một phần ba lãnh thổ quốc gia Ở phía đông bắc của đất nước là cao nguyên Khorat, một khu vực nhấp nhô nhẹ với đồi thấp và hồ nông, cung nước vào sông Mekong qua sông Mun Hệ thống sông Mê đổ vào Biển Đông bao gồm một loạt các kênh và đập Cùng nhau, các hệ thống sông Chao Phraya và Mê Kông duy trì nền nông nghiệp Thái Lan qua việc hỗ trợ trồng lúa và cung cấp đường thủy cho việc vận chuyển hàng hóa Bên cạnh đó, các đặc điểm tự nhiên phân biệt của bán đảo Thái Lan là đường bờ biển dài, các hòn đảo ngoài khơi và đầm lầy ngập mặn giảm đi

Hội đồng nghiên cứu Quốc gia phân chia Thái Lan thành 6 vùng địa lý, dựa trên các đặc điểm tự nhiên bao gồm địa hình và dòng chảy, cũng như mô hình văn hóa của con người Đó là: Khu vực phía Bắc, đông Bắc, miền Trung, miền phía Đông, miền Tây và miền Nam Mặc dù Bangkok về mặt địa lý là một phần của đồng bằng trung tâm, vì là thủ đô và thành phố lớn nhất, khu vực này có thể coi là khía cạnh khác, một khu vực riêng biệt Mỗi vùng trong 6 vùng địa lý khác so với vùng khác ở dân số, các nguồn lực cơ bản, đặc điểm tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế xã hội

- Khí hậu: Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi gió mùa có đặc điểm theo mùa (gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc) Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng

Trang 10

10 được đặc trưng bởi chuyển động của không khí ấm ẩm từ Ấn Độ Dương tới Thái Lan, gây ra mưa dồi dào nhất đất nước Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 mang lại không khí lạnh và khô nhất Thái Lan từ Trung Quốc Ở miền Nam Thái Lan, gió mùa đông bắc mang lại thời tiết ấm áp và mưa nhiều trên bờ biển phía Đông Phần lớn Thái Lan có khí hậu "nhiệt đới ẩm và khô hoặc khí hậu thảo nguyên" loại (khí hậu xavan) Về phía Nam và đầu phía Đông của miền Đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa

Thái Lan có 3 mùa Mùa mưa (giữa tháng 5 - giữa tháng 10) chiếm ưu thế trên phần lớn đất nước Mùa này đặc trưng bởi mưa dồi dào vào tháng 8 và 9 là thời kỳ ẩm ướt nhất trong năm Đôi khi có thể dẫn đến lũ lụt Ngoài mưa gây ra bởi gió mùa Tây Nam, những dải hội tụ (ITCZ) và xoáy thuận nhiệt đới cũng góp phần gây mưa trong mùa mưa Tuy nhiên, những đợt khô thường xảy ra trong khoảng 1 - 2 tuần kể từ đầu tháng 6 – 7 Đó là do sự chuyển động về phía bắc của dải hội tụ đến miền nam Trung Quốc Mùa Đông bắt đầu từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 2 Phần lớn Thái Lan trải qua thời tiết khô trong mùa này với nhiệt độ nhẹ Ngoại trừ phía Nam Thái Lan, nơi có lượng mưa lớn, đặc biệt là vào tháng 10 – 11 Hai tháng mùa hè từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 5 và đặc trưng là thời tiết ấm hơn

Do đặc điểm thiên nhiên nội địa và vĩ độ, miền Bắc, Đông Bắc, Trung và Đông của Thái Lan trải qua một thời gian dài thời tiết ấm áp Trong thời gian nóng nhất trong năm (tháng 3 - tháng 5), nhiệt độ thường đạt tới 40°C (104°F) trở lên, ngoại trừ vùng duyên hải, nơi gió biển có nhiệt độ dịu buổi chiều Ngược lại, sự bùng phát không khí lạnh từ Trung Quốc có thể mang lại nhiệt độ lạnh hơn trong một số trường hợp (đặc biệt là ở miền Bắc và Đông) gần hoặc dưới 0°C (32°F) Nam Thái Lan đặc trưng bởi thời tiết ôn hòa quanh năm với nhiệt độ ít thay đổi ban ngày và mùa hè thay đổi do ảnh hưởng của biển

Hầu hết quốc gia có lượng mưa hàng năm là 1.200 đến 1.600 mm (47 đến 63 in) Tuy nhiên, một số khu vực trên đón gió của những ngọn núi như tỷnh Ranong ở bờ biển tây của miền nam Thái Lan và phía đông của tỉnh Trat nhận được lượng mưa nhiều hơn 4.500 mm (180 in) mỗi năm Khu vực khô nhất nằm ở phía khuất gió các thung lũng trung tâm và phần phía bắc của nam Thái Lan, nơi có lượng mưa trung bình hàng năm ít hơn 1.200 mm (47 in) Phần lớn Thái Lan (miền bắc, đông bắc, trung và đông) đặc trưng bởi thời tiết khô trong gió mùa đông bắc và mưa dồi dào trong gió mùa tây nam Ở miền nam Thái lan, lượng mưa dồi dào xảy ra ở cả hai gió mùa đông bắc và tây nam với đỉnh

Trang 11

điểm trong tháng 9 cho bờ biển phía tây và đỉnh cao vào tháng 11 - 1 trên bờ biển phía đông

Miền đông bắc trải qua mùa khô kéo dài mặc dù mùa khô 2007-2008 chỉ kéo dài từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 3 Đất sét đỏ, ong, dày đặc giữ nước làm hạn chế tiềm năng nông nghiệp cho cây trồng nhưng lý tưởng trong giữ nước trong ruộng lúa và hồ chứa địa phương Đồng cỏ cạn phù sa của đồng bằng sông Mê Kông rất dồi dào, các cây trồng chính là cà chua, thuốc lá và dứa, trồng trên quy mô công nghiệp

- Tài nguyên thiên nhiên: Thái Lan là một trong những nước có tài nguyên quặng: sắt, đồng, mangan, vàng, bạc, thiếc, vonfram, kẽm và chì, fenspat và thạch cao, muối mỏ (Natri- Kali) hàng đầu thế giới, là nhà sản xuất đồng cho đến năm 2015 cũng như vàng và bạc cho đến năm 2017 Sau Canada, Thái Lan là nước xuất khẩu thạch cao lớn thứ hai thế giới Khoáng sản này chủ yếu được tiêu thụ bởi ngành xây dựng Năm 2015, Thái Lan đã sản xuất 12.500 tấn thạch cao Lĩnh vực khai thác và khai thác đá là một ngành nhỏ nhưng ngày càng có nhiều người sử dụng lao động Quốc gia này rất có cơ hội tăng sản lượng khai thác khoáng sản, có triển vọng đối với khoáng sản phân bón, kali Cũng vì đó một trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất có tính cổ truyền của Thái Lan là lúa gạo Vùng Trung Thái Lan là nơi sản xuất chính, cung cấp 2/3 sản lượng và đem lại 2/3 giá trị xuất khẩu Cao su chiếm vị trí thứ 2 sau lúa, được trồng chủ yếu ở miền Nam Thái Lan còn chú trọng trồng rau quả và hoa, nhiều đặc sản được bán trên thị trường Châu Âu Rừng chiếm khoảng 270.000 km2 vào năm 1961 đem lại nhiều lợi ích cho Thái Lan

Ngoài ra, Thái Lan còn có nhiều tài nguyên thiên nhiên khác như các loại thuỷ hải sản đa dạng,…

→ Nhận xét: Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là điểm nối quan trọng giữa các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Việt Nam, Điều này làm cho Thái Lan trở thành một điểm nối quan trọng cho hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực, góp phần tạo điều kiện thuận lợi giúp cho kinh tế, cơ sở hạ tầng, quan hệ đối ngoại phát triển Ngoài ra, Thái Lan có bờ biển ven biển dài, hệ thống hạ tầng giao thông phát triển, kết nối với các quốc gia trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và du lịch Khí hậu thuận lợi không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Bên cạnh đó, Thái Lan có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng như quặng khoáng sản, rừng, lúa gạo, cao su, rau quả, hoa, gỗ quý, Những tài nguyên thiên nhiên này góp

Trang 12

phần không nhỏ trong việc giúp đất nước này có nguồn thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm và xuất khẩu đa dạng Thái Lan có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, khí hậu thuận lợi và là điểm đến du lịch nổi tiếng, những điều này mang lại nhiều cơ hội thu hút đầu tư đầu tư vào ngành du lịch, nông nghiệp, khai thác mỏ và các lĩnh vực liên quan khác

*Khó khăn

- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của Thái Lan nằm trong khu vực có nguy cơ thiên tai như lũ lụt, động đất, bão, Những thảm họa tự nhiên này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân Ngoài ra, Thái Lan có đường bờ biển dài và nhiều hòn đảo ngoài khơi Tuy nhiên, môi trường biển đang phải đối mặt với các vấn đề như biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên một cách bất hợp lý, ô nhiễm biển Điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm từ biển và ngành du lịch ven biển Thái Lan phải đối mặt với thách thức của việc bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên, bao gồm rừng, đất đai, và nguồn nước Tình trạng tàn phá rừng và sử dụng không bền vững tài nguyên gây ra sự tổn thất đáng kể về đa dạng sinh học và tác động xấu đến môi trường tự nhiên

- Khí hậu: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, đặc biệt trong tháng 8 và 9, là thời kỳ mưa dồi dào nhất với lượng mưa 31 ngày trượt ít nhất/13 mm Tháng có mưa nhiều nhất ở Bangkok là Tháng 9, với lượng mưa trung bình là 218 mm Sự tăng cường của mưa này có thể gây ra lũ lụt và ngập úng ở nhiều khu vực của Thái Lan, gây thiệt hại lớn đến người dân, đất đai và cơ sở hạ tầng Thái Lan đang phải đối mặt với thách thức quản lý tài nguyên nước trong điều kiện khí hậu biến đổi Các sông và hệ thống sông lớn cần được quản lý một cách hiệu quả để đảm bảo cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân cư Thái Lan đã trải qua tình trạng biến đổi khí hậu với nhiệt độ tăng dần và sự thay đổi trong mùa mưa Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, sự biến đổi của môi trường tự nhiên và đối phó với các sự kiện thời tiết cực đoan như cơn bão Với những thành phố lớn như Bangkok, Chiang Mai, phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí, đặc biệt trong mùa khô khi không có mưa để làm sạch không khí Ô nhiễm không khí có thể gây ra vấn đề về sức khỏe cho người dân và đòi hỏi các biện pháp để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí

- Mối quan tâm về môi trường: Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia nhưng hiện nay những nguồn tài nguyên đó như tài nguyên rừng, biển, bị tàn phá nghiêm trọng Năm 2015, Tổ chức Lương thực và

Trang 13

Nông nghiệp Liên Hợp Quốc báo cáo rằng diện tích rừng chiếm khoảng 32,10% tổng diện tích đất ở Thái Lan Chính sách Lâm nghiệp Quốc gia (1985) xác định mục tiêu duy trì độ che phủ rừng ở mức 40% trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia lần thứ 6 (1987-1991) Hiện nay, diện tích rừng của Thái Lan chỉ còn 147.620 km2 Sau khi khai thác gỗ không được kiểm soát, chính phủ đã tuyên bố khai thác gỗ bất hợp pháp vào năm 1989 Do đó, quốc gia này đã chỉ định 25% diện tích đất cho rừng được bảo vệ cũng như 15% đất để sản xuất gỗ Chính phủ đã dùng nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng này và bảo vệ các loại gỗ quý nhất là gỗ tếch Gần đây, Thái Lan đã không xuất khẩu gỗ, để bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên, tăng cường việc nhập gỗ từ các nước láng giềng Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đe dọa đến tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của quốc gia Hiện nay có những cuộc tranh luận đang diễn ra liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống tự nhiên ở Thái Lan Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một số ngành công nghiệp như khai khoáng và lâm nghiệp Các vấn đề này gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường và làm giảm giá trị của khu vực

→ Nhận xét: Mặc dù Thái Lan có những thuận lợi về môi trường tự nhiên trong việc thu hút đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại một số khó khăn cần phải khắc phục Môi trường tự nhiên của Thái Lan có thể tạo ra nhiều khó khăn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nó liên quan đến thảm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và vấn đề ô nhiễm môi trường Những điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một số ngành công nghiệp như khai khoáng, lâm nghiệp, du lịch, do các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro và ảnh hưởng đến lợi nhuận Các vấn đề này gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp và làm giảm giá trị của khu vực 2.1.2 Môi trường văn hóa – xã hội

*Thuận lợi

- Văn hóa Thái Lan:

Văn hóa Thái Lan là nền văn hóa đặc trưng của quốc gia Phật giáo Cho tới nay, tôn giáo này đã được chính thức công nhận ở Thái Lan với gần 95% dân số theo đạo Phật Phật giáo ở xứ sở này được coi như một quốc giáo, chính vì vậy mà nó có ảnh hưởng đến mọi mặt của văn hóa cũng như đời sống xã hội Về kinh tế, Phật giáo cũng đóng một vai trò đáng kể trong môi trường kinh tế của người dân Thái Nhiều lời Phật dạy về cách chọn nghề chân chính và thực hiện công việc làm ăn chân chính, đã được áp dụng rộng rãi trong mọi giai tầng của xã hội Thái, và người dân Thái biết làm thế nào để duy trì

Trang 14

một gia đình hạnh phúc, ổn định về kinh tế qua giáo lý của nhà Phật Nói chung, dân chúng đã nhận được nhiều sự lợi lộc về kinh tế từ nhà Chùa và các tăng sĩ cũng luôn ý thức rằng bổn phận của họ không chỉ có trách nhiệm giúp đỡ và chăm sóc đời sống tâm linh mà còn quan tâm đến đời sống kinh tế cho người dân nữa

Về ngôn ngữ, Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng, tồn tại những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isan hoặc tiếng Môn–Khmer

Về văn hóa ẩm thực, ẩm thực của Thái Lan được nhiều người đánh giá là một trong những nền ẩm thực ngon nhất thế giới Từ những năm 1970, ẩm thực Thái Lan đã trở thành một nền ẩm thực quốc tế Bangkok ngày nay có hàng trăm trường dạy nấu ăn Một bữa ăn ngon của người Thái thường bao gồm sự kết hợp của các món ăn cay, nhẹ, ngọt và chua Trong số các món ăn Thái phổ biến nhất là cà ri làm từ nước cốt dừa, mắm tôm, tỏi, ớt và các loại gia vị như ngò, sả, riềng và lá chanh Kaffir

- Dân số:

Dân số Thái Lan ước tính là 70.130.943 người, chiếm 0,87% dân số thế giới, đứng thứ 20 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Mật độ dân số của Thái Lan là 137 người/km2 Với tổng diện tích đất là 510.844 km2, Thái Lan có 52,87% dân số sống ở thành thị (37.048.661 người vào năm 2019) Độ tuổi trung bình ở Thái Lan là 41,2 tuổi Theo kết quả cập nhập đến ngày 30 tháng 3 năm 2023 có 93.8% dân số trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) ở Thái Lan có thể đọc và viết

Như vậy có thể thấy, quy mô dân số Thái Lan lớn với dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ biết chữ rất cao, dân cư Thái Lan đa số sống ở thành thị, điều này giúp người dân dễ dàng được tiếp cận với lối sống, trình độ văn hóa, học thức cao, được đến gần hơn với khoa học kĩ thuật hiện đại thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế truyền thống đòi hỏi nhiều lao động cũng như các ngành hiện đại cần nhiều chất xám Ngoài ra dân số trong độ tuổi lao động đông đảo có thể đáp ứng được thị trường lao động hiện nay

Dân số Thái Lan đa dạng về mặt lao động, từ lao động trí óc đến lao động sản xuất Điều này cung cấp lựa chọn rộng rãi cho các ngành công nghiệp, cho phép doanh nghiệp thuê một loạt nhân viên với kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau Bên cạnh đó, Thái Lan có nguồn lao động giá rẻ: So với một số nước phát triển khác, lao động ở Thái Lan có giá rẻ hơn, điều này có thể giúp giảm chi phí sản xuất và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp

Trang 15

→ Nhận xét: Văn hóa đa dạng là một điểm mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài vào Thái Lan đặc biệt trong các ngành dịch vụ như ăn uống, tham quan du lịch, dịch vụ lưu trú,… Nhiều công ty nước ngoài có quyết định đầu tư vào Thái Lan để tận dụng lợi thế về nguồn lao động giá rẻ Điều này bao gồm việc mở các nhà máy sản xuất, trung tâm dịch vụ khách hàng, hoặc các dự án đầu tư khác

*Khó khăn

- Ngôn ngữ và giao tiếp: Sự không hiểu biết về tiếng Thái có thể gây khó khăn trong việc giao tiếp với đối tác địa phương và trong việc đàm phán kinh doanh bởi tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức và phổ biến tại Thái Lan (hơn 80% tổng dân số)

- Dân số già hóa: Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2020, số người từ 65 tuổi trở lên ở Thái Lan đã tăng gấp đôi và sẽ tăng gấp đôi một lần nữa, chiếm 26% dân số Thái Lan vào năm 2040 Tính đến năm 2022, có khoảng 13.07% dân số Thái Lan trong độ tuổi từ 65 trở lên Bên cạnh đó, độ tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất 44.97% là từ 25 - 54 tuổi (số liệu năm 2022) Tình trạng già hóa dân số đang tạo ra những tác động nghiêm trọng đối với thị trường lao động và sự phát triển kinh tế chung của Thái Lan

→ Nhận xét: Do tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức và phổ biến tại Thái Lan nên sự không hiểu biết về tiếng Thái có thể gây khó khăn trong việc giao tiếp với đối tác địa phương và trong việc đàm phán kinh doanh Bên cạnh đó, có thể tạo ra khó khăn trong quản lý và tạo môi trường làm việc hiệu quả, có thể ảnh hưởng đến năng suất và sự hài lòng của người lao động, có thể làm giảm lợi ích của việc đầu tư Đồng thời, tốc độ già hóa dân số nhanh đang tạo ra những tác động tiêu cực tới lực lượng lao động của Thái Lan Điều này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức cạnh tranh cũng như sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan nói chung và việc thu hút hút đầu tư nói riêng

2.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật

*Khái quát về môi trường chính trị - pháp luật của Thái Lan

Chế độ chính trị ở Thái Lan là chế độ quân chủ lập hiến là một hình thức chính phủ trong đó quân chủ - thường là vua hoặc nữ hoàng - đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia theo các tiêu chuẩn của hiến pháp thành văn hoặc bất thành văn Trong chế độ quân chủ lập hiến, quyền lực chính trị được chia sẻ giữa quân chủ và một chính phủ được tổ chức hợp hiến như nghị viện

Cụ thể ở Thái Lan, nguyên thủ quốc gia: Vua Thái Lan là nguyên thủ quốc gia cao nhất, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước Vua Thái Lan hiện nay là Rama X, người đã nhận lời mời lên kế vị ngai vàng của Hội đồng lập

Trang 16

pháp vào đêm ngày 01 tháng 12 năm 2016 sau một thời gian dài trì hoãn kể từ khi cha ông là Vua Rama IX băng hà ngày 13 tháng 10 năm 2016

Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự

Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung Xã hội càng dân chủ hoặc theo chế độ quân chủ lập hiến thì rủi ro chính trị càng ít Tuy nhiên, ở Thái Lan dù nhà vua đứng đầu nhưng quyền lực được chia đều giữa nguyên thủ quốc gia và chính phủ Điều này đôi khi dẫn đến xung đột về lợi ích dẫn đến các cuộc đảo chính ở đất nước này

*Khó khăn:

Mặc dù Thái Lan có nhiều thuận lợi ở môi trường chính trị và pháp luật trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng cũng tồn tại một số hạn chế và khó khăn nhất định Dưới đây là một số hạn chế tiềm tàng trong môi trường chính trị và pháp luật của Thái Lan:

Biểu đồ 1 Chỉ số chất lượng thể chế của Thái Lan giai đoạn 2015 – 2021 Nguồn: World bank

Trang 17

Chỉ số chất lượng thể chế giúp đo lường cảm nhận về khả năng của chính phủ trong việc xây dựng các chính sách khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân Một môi trường thể chế chất lượng cao là điều kiện tiên quyết đảm bảo tỷ suất sinh lời cao từ việc đầu tư, do vậy, nó đóng vai trò kích thích doanh nghiệp nước ngoài rót vốn đầu tư vào một quốc gia

Theo bảng số liệu, Ở Thái Lan, chỉ số này được xem là khá thấp thậm chí còn có chỉ số âm với -0.03 và -0.01 tại năm 2018 và 2019 Với chỉ số chất lượng thể chế như vậy, cho thấy rằng môi trường chính trị và pháp luật của Thái Lan còn nhiều biến động, hạn chế, điều này khiến môi trường đầu tư của nước này trở nên kém an toàn và minh bạch đối với các nhà đầu tư Mặc dù chỉ số chất lượng thể chế của Thái Lan đã có những sự cải thiện trong những năm gần đây tuy nhiên môi trường chính trị pháp luật của Thái Lan vẫn tồn tại nhiều điểm hạn chế

Chỉ số hiệu quả thực thi pháp luật tại Thái Lan (2015-2022)

Nguồn: World justice project Chỉ số hiệu quả thực thi pháp luật đo lường mức độ mà các quy định được thực hiện và thực thi một cách công bằng và hiệu quả Quy định, bao gồm cả quy định pháp lý và quy định hành chính, điều chỉnh hành vi trong và ngoài chính phủ

Với chỉ số này, Thái Lan đạt mức điểm 0.45 vào năm 2022 và đứng thứ 101/140 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả thực thi pháp luật của thế giới Qua biểu đồ, chỉ số này của Thái Lan chỉ nằm ở mức trung bình từ 0.45 đến 0.51 trong giai đoạn 2015-2022, chỉ số này không cao và đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây Điều này cho thấy việc thực hiện biện pháp quản lý và thực thi các quy định pháp lý tại Thái Lan chưa thực sự hiệu quả Mặc dù có hệ thống quy phạm pháp luật tổ chức tốt, nhưng việc thực thi và tuân thủ quy định vẫn chưa đồng nhất ở mọi cấp độ và khu vực Sự không nhất quán và không hiệu quả trong việc thực thi pháp luật đã gây ra sự mất đồng nhất và

Trang 18

kém an toàn của môi trường đầu tư tại Thái Lan, làm giảm sự hấp dẫn của quốc gia này Vì vậy điều này khiến Thái Lan gặp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.- Biên độ biến động chính trị: Thái Lan đã chứng kiến một số biến động chính trị và cuộc biểu tình trong quá khứ Điển hình là các cuộc biểu tình chính trị và mất ổn định chính trị ở Thái Lan năm 2010 và 2014 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư và làm giảm lòng tin của một số nhà đầu tư Biến động chính trị nêu trên có thể tạo ra sự không an toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài và cũng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh và đầu tư Tình trạng này có thể làm cho các nhà đầu tư nước ngoài trở nên lo lắng về tính ổn định và khả năng tiếp tục đầu tư trong thời gian dài

Biểu đồ 2 Mức độ ổn định chính trị của Thái Lan giai đoạn 2015 – 2021 Nguồn: World bank Chỉ số ổn định chính trị của Thái Lan có sự biến động lên xuống nhiều qua các năm, chỉ số cao nhất là -0,5 vào năm 2019 và 2021 - tuy nhiên vẫn còn thấp hơn trung bình thế giới Điều này thể hiện rằng Thái Lan có một nền chính trị tiềm ẩn những bất ổn, có nhiều cơ rủi ro lớn Những cuộc bạo loạn lật đổ ở Thái Lan dẫn đến những thay đổi đột ngột về chính quyền, thay đổi trong chính sách nhà nước Điều này tác động tiêu cực tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

- Khả năng thay đổi chính sách, quy định: Một trong những khó khăn của môi trường chính trị, pháp luật đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài và Thái Lan là khả năng thay đổi chính sách chính trị và pháp luật trong Thái Lan Đặc biệt, từ khi lật đổ chế độ

Trang 19

quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 Hiến pháp và sửa đổi Môi trường chính trị có khả năng thay đổi đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến các quy định trong kinh doanh và đầu tư Các quy định về thuế, giấy phép kinh doanh và quyền sở hữu có thể thay đổi thông qua các quyết định chính phủ Điều này tạo ra một môi trường không chắc chắn và không đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài, làm hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Thái Lan

- Thủ tục hành chính còn phức tạp, khó khăn: Thủ tục hành chính liên quan tới đầu tư nước ngoài tại Thái Lan vẫn còn rườm rà, phức tạp và không thuận tiện Quy trình đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy phép yêu cầu nhiều thủ tục phức tạp và nhiều quy trình Các nhà đầu tư cần phải vượt qua các bước liên quan đến đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền, làm thủ tục với các ban ngành và làm việc với các đối tác liên quan Sự phức tạp và mất thời gian của các quy trình này có thể làm giảm sự hấp dẫn của việc đầu tư và tạo ra rủi ro không cần thiết

- Khó khăn về tham nhũng và sự thiếu minh bạch: Tham nhũng là một khó khăn khác trong môi trường chính trị, pháp luật của Thái Lan Mức độ tham nhũng cao có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết các vụ tranh chấp, xử lý giấy phép, giao dịch bất động sản và kinh doanh chung đồng thời làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh, giảm tính công bằng và đánh mất lòng tin của nhà đầu tư Ngoài ra, thiếu minh bạch trong quy trình quyết định chính trị cũng có thể tạo ra môi trường không công bằng và không đáng tin cậy cho các hoạt động kinh doanh Các hành vi đó làm tổn hại đến lòng tin của nhà đầu tư và làm nảy sinh các biến động tiêu cực trong môi trường đầu tư của Thái Lan

Đặc biệt, Thái Lan đã gặp thách thức về tham nhũng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm trong các quy trình kinh doanh và giao dịch với các quan chức Theo tổng Thư ký Cơ quan Chống tham nhũng Thái Lan ACT, tháng 12 năm 2022, bằng chứng cho thấy một lượng lớn tiền đã được chuyển bất hợp pháp vào và ra khỏi Thái Lan mỗi năm Ước tính, khoảng 400 tỷ baht rời khỏi đất nước và 200 tỷ baht vào nước này một cách bất hợp pháp Theo điểm số Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (CPI) do Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố, năm 2022, Thái Lan có điểm CPI là 36, xếp thứ 101/180 quốc gia Tham nhũng có thể tạo ra rủi ro và tăng chi phí cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài điều này cũng hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan

Trang 20

Biểu đồ 3 Chỉ số nhận thức tham nhũng của Thái Lan giai đoạn 2014 – 2022 Nguồn: Trading economic Mặc dù Thái Lan đã tiến hành các cải cách nhất định trong môi trường chính trị và pháp luật, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế tiềm tàng ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài Những khó khăn trong môi trường chính trị, pháp luật của Thái Lan đòi hỏi Thái Lan nên có những chính sách phù hợp để cải thiện và thúc đẩy việc thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra thuận lợi hơn

*Tác động đến FDI

Biểu đồ 4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ròng vào Thái Lan giai đoạn 2013 – 2022

Nguồn: World bank Thái Lan là một quốc gia thu hút được lượng lớn vốn FDI từ nước ngoài Tuy nhiên, có sự thay đổi đột ngột tiêu biểu như năm 2014, cụ thể do Thái Lan phải hứng chịu và

Trang 21

bất ổn chính trị bắt đầu bằng cuộc đảo chính quân sự vào năm 2014 đã khiến dòng vốn FDI của Thái Lan bị biến động rõ ràng Nguyên nhân chính trị được cho là ảnh hưởng rất mạnh đến dòng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh bất ổn chính trị tại Thái Lan bởi sự kéo dài của cuộc đảo chính quân sự năm từ 2014 ảnh hưởng đến cả năm 2016 khiến Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) đưa ra cảnh báo vốn FDI vào Thái Lan trong nửa đầu năm 2016 đã sụt giảm hơn 90%

Thái Lan sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới giữa lúc các lực lượng chính trị vẫn tiếp tục mâu thuẫn gay gắt về phương hướng phát triển của quốc gia cũng như không ngừng công kích lẫn nhau Dự thảo hiến pháp mới cũng có nhiều nội dung gây tranh cãi và có nguy cơ bị bác bỏ, một kịch bản sẽ dẫn tới sự kéo dài tình trạng bất ổn ở quốc gia Đông Nam Á này Tuy nhiên, hành trình đầy biến động của Thái Lan không làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài khi số liệu và biểu đồ cho thấy dòng vốn FDI ròng đã tăng mạnh kể từ năm 2016 Đặc biệt, theo số liệu gần nhất vào năm 2021 và 2022 ta có thể thấy FDI vào Thái Lan đã có sự khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ Điều này cho thấy Thái Lan có khả năng tạo ra dòng vốn FDI rất lớn

Thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp luôn được Thái Lan coi là một trong những nhân tố quan trọng để kích thích nền kinh tế phát triển Điểm nổi bật của môi trường đầu tư Thái Lan nói chung và thu hút FDI vào các khu công nghiệp nói riêng là sự điều chỉnh linh hoạt và đồng bộ các chính sách phù hợp với biến động thị trường quốc tế và chiến lược phát triển chung của quốc gia này, tạo hỗ trợ đắc lực thực hiện các chiến lược từ phát triển thay thế hàng nhập khẩu, sang hướng về xuất khẩu và gần đây là kết hợp đồng thời, hài hòa cả thay thế nhập khẩu với hướng về xuất khẩu Mặc dù, dòng vốn nước ngoài suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũng như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái…, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn

Trong số các quốc gia, lãnh thổ rót vốn đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp đang đầu tư tại quốc gia này; Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan; Lượng vốn FDI từ các nhà đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Thái Lan Điều này cho thấy các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp, các chính sách ngoại giao thân thiện cùng các quy định mà chính phủ Thái Lan

Trang 22

ban hành đã từng bước có hiệu quả trong việc thu hút doanh nghiệp nước ngoài cũng như FDI vào Thái Lan

2.1.4 Môi trường kinh tế

*Tổng quan về nền kinh tế Thái Lan

Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á (GDP năm 2022 hơn 536,16 tỷ USD) và xếp hạng 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa Nền kinh tế Thái Lan cũng đạt vị trí thứ 21 thế giới xét theo sức mua tương đương và thứ 28 trên thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia Nền kinh tế Thái Lan là nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc lớn vào du lịch và xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP của Thái Lan Tuy nhiên, nền kinh tế Thái Lan rất dễ bị tổn thương trước những tác động bên ngoài, như đại dịch Covid-19

*Thuận lợi

- Khả năng kết nối với các nền kinh tế khác:

Thái Lan có vị trí địa lý chiến lược ở trung tâm Đông Nam Á, điều này giúp Thái Lan trở thành một trung tâm giao dịch quốc tế và trung tâm sản xuất cho các công ty đa quốc gia Vị trí địa lý đồng thời tạo sự thuận lợi trong việc thu hút vốn FDI: thuận lợi di chuyển nguồn vốn, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm đầu ra

Thái Lan là là thành viên tích cực của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó một số tổ chức quan trọng bao gồm: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hội đồng Hợp tác Vịnh (GCC), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

Thái Lan là nước tham gia Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng phát triển châu Á, Kế hoạch Colombo, G-20, G-77, Ngân hàng Thế giới,

Thái Lan đã ký kết nhiều hiệp định thương mại quốc tế, bao gồm Hiệp định đầu tư toàn diện trong ASEAN (ACIA) và các hiệp định với các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia châu Âu Cụ thể, Thái Lan đã ký kết 2827 hiệp định đầu tư song phương (BIT), trong đó có 2219 hiệp định có hiệu lực Ví dụ: Thái Lan - Thổ Nhĩ Kỳ (BIT) được đôi bên ký kết và có hiệu lực vào năm 2005

Tuy việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, các hiệp định song phương đem lại nhiều cơ hội phát triển thị trường cho Thái Lan, giúp định hướng hoạt động thương mại, đầu tư của các doanh nghiệp Thái Lan với các đối tác Nhưng ở một khía cạnh khác, các hiệp định này cũng đặt ra những quy định và tiêu chuẩn gắt gao đối các bên tham gia nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng như các giá trị cốt lõi của sự phát

Trang 23

triển bền vững Các quy định của các hiệp định thương mại cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức mới cho Thái Lan trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt như lao động, bảo vệ môi trường và sở hữu trí tuệ

Quan hệ với các quốc gia châu Á mạnh mẽ, đặc biệt là Nhật Bản - một trong hai nước (sau Mỹ) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Thái Lan Thái Lan vẫn giữ mình là một quốc gia tiếp nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất của các công ty Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á trong khi đó Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Thái Lan với mức tăng trưởng hàng năm là 20% Quan hệ với Trung Quốc sau Chiến tranh lạnh đã phát triển vượt bậc và trở nên chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực trong đó có kinh tế Ngoài những quốc gia châu Á, Thái Lan còn có mối quan hệ gắn kết lâu đời với Mỹ - là một trong những mối quan hệ song phương hết sức quan trọng của Thái Lan

Khả năng kết nối với các nền kinh tế khác đặc biệt là những nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc tạo thuận lợi cho Thái Lan thu hút vốn FDI từ những nước phát triển này và cả những quốc gia phát triển khác

- Thuận lợi cho hoạt động kinh doanh:

Thái Lan là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới Tuy nền kinh tế Thái Lan không có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các nước trong khu vực như Philippines, Việt Nam, Singapore nhưng nền kinh tế này vẫn đang là một trong những nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á có quy mô GDP đạt khoảng 536,16 tỷ USD (năm 2022) Nền kinh tế Thái Lan có sự đa dạng hóa và hiện đại hóa trong một số lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như công nghệ, công nghiệp năng lượng,

Thái Lan có tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm khoáng sản, rừng, đất trồng trọt và cá Một số tài nguyên khoáng sản khai thác ở Thái Lan bao gồm than, khí đốt tự nhiên, vàng, fluorit, chì, mangan, cao su, đá vôi, đá bazan, niobi, kẽm, thiếc, vonfram, thạch cao và than non

Lĩnh vực dịch vụ phát triển khá mạnh mẽ ở Thái Lan, chiếm 52,4% GDP

Chỉ số môi trường kinh doanh của Thái Lan vào năm 2019 là 27/190 với số điểm dễ dàng thực hiện kinh doanh là 80,09, chứng tỏ Thái Lan là một quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi, đáng tin cậy giúp tỷ lệ thu hút nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào Thái Lan cao hơn

Với dân số lớn và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, Thái Lan có một thị trường tiêu dùng mạnh mẽ Điều này giúp cho Thái Lan trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các

Trang 24

doanh nghiệp, công ty đa quốc gia muốn tiếp cận khách hàng tiến hành đầu tư trực tiếp vào thị trường này

- Môi trường đầu tư thuận lợi:

Điểm nổi bật của môi trường đầu tư Thái Lan là sự điều chỉnh linh hoạt và đồng bộ các chính sách hỗ trợ đắc lực các chiến lược từ phát triển thay thế hàng nhập khẩu, rồi hướng về xuất khẩu và kết hợp đồng thời, hài hòa cả thay thế nhập khẩu với hướng về xuất khẩu; giảm dần đầu tư Chính phủ, khuyến khích tư nhân trong nước đảm nhận vai trò động lực ngày càng quan trọng và hiệu quả hơn trong phát triển những sản phẩm chủ lực được đầu tư trọng tâm, gắn với các cơ sở đầu tư ngoại vi và phụ trợ theo chuỗi ngành nền tảng quốc gia, được lựa chọn thích hợp với lợi thế cạnh tranh và nhu cầu thị trường trong từng thời kỳ, giai đoạn, từ thấp lên cao (từ ưu tiên phát triển nông nghiệp hiện đại, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; phát triển công nghiệp nhẹ, gia công cho nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; đến phát triển công nghiệp nặng, xe hơi, lọc hóa dầu và từng bước định hình phát triển kinh tế tri thức và kinh tế dịch vụ)…

Những cải thiện trong lĩnh vực sản xuất của Thái Lan cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường này tăng Lĩnh vực sản xuất là động lực quan trọng cho tăng trưởng và năng suất ở Thái Lan, người ta hy vọng rằng ngành này sẽ phục hồi tương đối nhanh sau cuộc khủng hoảng Tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất trong GDP đã tăng khoảng từ 20% trong những năm 1980 lên 30% ở hiện tại Tuy nhiên, khoảng cách về năng suất lao động sản xuất so với các nền kinh tế tiên tiến vẫn còn đáng kể Nhưng năng suất sản xuất ở Thái Lan tương đương khoảng 60% năng suất ở Malaysia và ngang bằng với năng suất ở Trung Quốc

Môi trường đầu tư của Thái Lan cũng được thiết kế nhằm luôn tạo thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực trong nước, nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và các công chức kỹ trị được đào tạo bài bản, có nghiệp vụ cao; đồng thời, có sức hấp dẫn thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài

Đặc biệt, môi trường đầu tư Thái Lan phân biệt ưu tiên, ưu đãi đối với từng nhóm dự án đầu tư cụ thể được phân loại theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế cả nước; theo hàm lượng khoa học công nghệ tiên tiến và mức chuyển giao công nghệ, mức đầu tư cho nghiên cứu triển khai (R&D) và cho đào tạo lao động, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, tỷ lệ nợ trên vốn và theo vị trí địa lý (dự án trong khu công nghiệp và càng xa Bangkok thì mức độ ưu đãi càng lớn) Thái Lan ngày càng tự do hóa sở hữu tài sản và cổ phần của người nước ngoài, thuê mướn đất, rút tiền và chuyển tiền bằng ngoại tệ ra nước ngoài

Trang 25

Ngoài ra, người nước ngoài làm việc cho các công ty có trụ sở chính tại Thái Lan (ROH) sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân nếu thu nhập đó phát sinh từ các hoạt động ngoài Thái Lan Nhờ có chính sách thuế đối với ROH, nhiều công ty đa quốc gia chuyên về sản xuất đang cân nhắc dời trụ sở vùng từ Singapore sang Bangkok Điều đó cũng giúp làm tăng số công ty mẹ tại Thái Lan và về lâu dài, tiền sẽ quay về nước này để tái Người đăng ký Internet 10,109 nghìn 18 4 Người đăng ký điện thoại di động 129,61 triệu 11 5 Hành khách đi máy bay của các

hãng hàng không nội địa 73,34 triệu 17 3 Số lượng container 20 feet đi qua

Bảng 1 Số liệu về cơ sở hạ tầng của Thái Lan năm 2019

Dựa trên bảng số liệu, có thể thấy chất lượng cơ sở hạ tầng của Thái Lan nằm ở mức trung bình toàn cầu và cả khu vực Đông Nam Á Cụ thể, đường bộ, nước này có mật độ đường bộ tương đối cao nhưng chất lượng đường thường kém Đất nước này cũng có mạng lưới đường sắt tương đối ngắn và phần lớn các tuyến là đường đơn Điều này gây tắc nghẽn giao thông và vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước này Vì thế mà chi phí hậu cần, vận chuyển ở Thái Lan khá cao, là một điểm trừ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Nhìn chung, cảng và sân bay ở Thái Lan Lan đều được bảo trì tốt nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thương mại ngày càng tăng của nước này

Trang 26

Tuy nhiên, theo “Khảo sát Ý kiến Điều hành Năng lực Cạnh tranh Thế giới” của IMD, cơ sở hạ tầng đáng tin cậy vẫn là một trong 5 yếu tố hấp dẫn hàng đầu với các nhà đầu tư khi quyết định lựa chọn Thái Lan

Hệ thống sân bay: Thái Lan có 38 sân bay, trong đó có 12 sân bay quốc tế Nổi bật nhất là Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi – Bangkok là một trong những Trung tâm hàng không hàng đầu khu vực Theo số liệu về hành khách đi máy bay của các hãng hàng không nội địa cho thấy, hệ thống sân bay của Thái Lan có thể đáp ứng số lượng lớn lượt di chuyển ở nội địa Ngoài ra, với nhiều sân bay quốc tế, Thái Lan dự kiến có thể sẽ đáp ứng được phần lớn nhu cầu di chuyển của hành khách quốc tế quá cảnh hoặc đến quốc gia này

Hệ thống cảng biển: Thái Lan có đường bờ biển dài 3.148 km với hơn 4.000 km đường thủy và hệ thống cảng biển, cảng sông thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa Trong đó, tiêu biểu là các cảng thương mại: cảng Bangkok, cảng Laem Chabang, cảng biển nước sâu Sriracha Harbour,… Hệ thống cảng biển thuận lợi cho chung chuyển hàng hóa sẽ giúp Thái Lan thu hút dòng vốn FDI đến từ các công ty đa quốc gia (MNCs) bởi các MNCs thường có xu hướng đầu tư vào những quốc gia thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

Hệ thống đường cao tốc: Hiện tại, Thái Lan có 99,974 km đường cao tốc, mục tiêu đến năm 2036 là 106,386 km Nhận thức được đường xá đang là một trong những yếu điểm trong cơ sở hạ tầng của Thái Lan, chính phủ quốc gia này đã tiến hành đầu tư mạnh mẽ hơn vào hệ thống đường bộ với một số dự án như xây dựng hai đường cao tốc, cụ thể là đường M6 dài 196km giữa Bang Pa-in và Nakhon Ratchasima và đường M81 dài 96km giữa Bang Yai và Kanchanaburi, với giá trị lần lượt là 81 tỷ baht và 62 tỷ baht

Hệ thống đường sắt cao tốc: Thái Lan hiện có 220km đường sắt cao tốc, kết nối 3 sân bay trọng điểm là Suvarnabhumi, Don Mueang và U-Tapao, sẽ tạo động lực phát triển cho các khu vực xung quanh nó Từ đó, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các lĩnh vực: Logistics, Bất động sản, Thương mại quốc tế,…

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông: Là một trong những mục tiêu trọng điểm của Thái Lan, hướng tới xây dựng mô hình kinh tế mới “Thái Lan 4.0” Ngoài ra, Thái Lan còn được biết đến với sự sáng tạo, đổi mới và dịch vụ cao cấp, đồng thời đang thực hiện các bước quan trọng để giúp thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số và thúc đẩy tiềm năng kinh tế của đất nước

Trang 27

Để thúc đẩy hơn nữa khả năng cạnh tranh của đất nước, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một kế hoạch cơ sở hạ tầng dài hạn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Kế hoạch này ưu tiên cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có cũng như xây dựng nhiều dự án mới trong nhiều lĩnh vực bao gồm mở rộng sân bay, cảng biển, đường bộ, hệ thống đường sắt và cơ sở hạ tầng CNTT-TT

*Khó khăn

- Khả năng cạnh tranh về kinh tế của Thái Lan:

Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Thái Lan so với các nước trong khu vực như Philippines, Malaysia, Singapore hay Việt Nam còn nhiều hạn chế

Sau nhiều nỗ lực khắc phục sau khủng hoảng chính trị của chính phủ cùng người dân Thái Lan, từ năm 2017, chỉ số năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Thái Lan tăng mạnh mẽ (từ 4,64% vào năm 2016 tăng lên đến 66,25% trong năm 2017)

Tuy nhiên, đến năm 2020, do tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19, từ năm 2019 lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan ở mức âm (GDP năm 2020 là -6,20%) Tuy Thái Lan đã có nhiều nỗ lực nhằm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 nhưng so với các nền kinh tế trong khu vực như Indonesia, Philippines hay Việt Nam, nền kinh tế của Thái Lan hiện đang có tốc độ phát triển chậm hơn

Trong giai đoạn 2013 - 2019, có thể thấy rõ, từ năm 2016 trở về trước, chỉ số năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Thái Lan ở mức rất thấp Nguyên do là trong năm 2013, Thái Lan gặp phải khủng hoảng chính trị, cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tất cả mọi lĩnh vực và nền kinh tế Thái Lan cũng không phải ngoại lệ Các nhà đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài đều ngần ngại đầu tư vào một nền kinh tế đang gặp những bất ổn về chính trị Do vậy, giai đoạn 2013 - 2016, chỉ số khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Thái Lan chỉ xấp xỉ hơn 4%

Trang 28

Biểu đồ 5 Chỉ số năng lực cạnh tranh của Thái Lan giai đoạn 2013 – 2019 Nguồn: World bank Thái Lan cũng đang đối mặt với thách thức là số người già tăng lên và lực lượng lao động giảm Những thay đổi trong cơ cấu dân số của Thái Lan sẽ dẫn đến giảm năng suất, giảm tăng trưởng, đồng thời làm tăng cao chi phí chăm sóc sức khỏe, trong khi mức thu nhập đầu người thấp Trong thập kỷ qua, sự sụt giảm trong số người đăng ký đại học đã bắt đầu tăng nhanh hơn Tổng tỷ lệ nhập học đại học của Thái Lan đạt đỉnh khoảng 50% vào đầu những năm 2010 và sau đó giảm xuống còn 40-45% trong những năm gần đây Điều này dẫn đến sự giảm sút của lao động tại Thái Lan, đồng thời làm giảm sự cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia này so với các nước đang ở trong giai đoạn “dân số vàng” trong khu vực

- Nguồn lao động:

Sự bùng phát Covid-19 đã tạo ra những thách thức đáng kể cho thị trường lao động Thái Lan Sự bùng phát đã làm suy yếu thị trường lao động vốn đang phải đối mặt với nhiều thách thức Sự tham gia của lực lượng lao động ngày càng giảm, sự chuyển dịch việc làm ra khỏi khu vực nông nghiệp năng suất thấp đã chậm lại Lực lượng lao động của Thái Lan chưa chuyển sang các loại công việc liên quan đến các công việc không thường xuyên và giao tiếp giữa các cá nhân ngày càng đặc trưng cho nền kinh tế tri thức

Thái Lan kém giàu có hơn các quốc gia khác khi dân số đang ở giai đoạn già hóa dân số tương tự, nghĩa là có ít nguồn lực hơn để đối phó với những thách thức của quá trình

Ngày đăng: 06/04/2024, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w