Báo cáo đề tài Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nêu lên cơ sở lí thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam, vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Từ đó đánh giá thành tựu và hạn chế, đưa ra kiến nghị giải pháp
Khái ni ệm đầu tư tr ự c ti ế p
Theo Tổ chức Thương mại thế giới WTO (1996): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủđầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó” Quyền kiểm soát là dấu hiệu để phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác
Theo IMF (1948/2009, Benchmark Definition of FDI, trang 100): “FDI là hình thức đầu tư qua biên giới, trong đó một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế có quyền kiểm soát hoặc có được một mức độảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tếkhác” với mục tiêu là thiết lập lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý thực sự doanh nghiệp
Lợi ích lâu dài: tồn tại mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp cũng như mức độảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư lên các quyết định quản lý của doanh nghiệp
IMF cũng cho rằng khoản đầu tư có giá trị từ 10% cổ phần của doanh nghiệp nhận đầu tư trở lên có thểđược phân loại là vốn FDI
Theo OECD: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư qua biên giới, được thực hiện bởi một chủ thểcư trú ở một nền kinh tế(nhà đầu tư trực tiếp) với mục đích thiết lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp (doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp) cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư.
Một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI nếu trong doanh nghiệp đó có một nhà đầu tư nước ngoài duy nhất, hoặc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 10% hoặc nhiều hơn cổ phần phổ thông hay cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp (trừ khi nó có thể được chứng minh rằng sở hữu 10% không cho phép nhà đầu tư có một tiếng nói hiệu quả trong quản lý hoặc sở hữu ít hơn 10% cổ phần phổ thông hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết của một doanh nghiệp, nhưng vẫn duy trì một tiếng nói có hiệu quả trong quản lý) Theo UNCTAD (2007, World Investment Report, trang 245): Đầu tư trực tiếp nước ngoài là “Một khoản đầu tư liên quan đến mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài và sự kiểm soát của một chủ thểcư trú ở một nền kinh tế(nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
7 hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI, công ty con hoặc chi nhánh nước ngoài)”.
➔ FDI là một loại hình của đầu tư quốc tế, phản ánh sự di chuyển các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹnăng quản lý từ nước này sang nước khác trong một thời gian dài để kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, trong đó người sở hữu vốn (cổ phần tại doanh nghiệp nhận đầu tư) trực tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiệp nhận đầu tư.
Đặc điể m c ủa đầu tư trự c ti ế p
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận Theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu và theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân Tuy nhiên, luật pháp của một sốnước (ví dụnhư Việt Nam quy định, trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn nhà nước) Dù chủ thểlà tư nhân hay nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận
Các chủđầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệtùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này Luật pháp của Mỹquy định tỷ lệ là 10%, Pháp và Anh là 20% Tỷ lệ góp vốn của các chủđầu tư sẽquy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỉ lệ này
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ quản lý vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án
FDI thường có thời gian thực hiện đầu tư trong khoảng thời gian dài và mang tính ổn định hơn các dòng vốn tư nhân nước ngoài khác
Hầu hết đều do các công ty đa quốc gia (Multinational Corporation – MNC) hoặc các công ty xuyên quốc gia (transnational corporations - TNCs) thực hiện, bao gồm các doanh nghiệp mẹvà các chi nhánh nước ngoài của nó.
Vai trò c ủa đầu tư trự c ti ếp nướ c ngoài
Theo Hansen thì mặc dù FDI vẫn chịu chi phối của chính phủnhưng FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên Mặt khác, bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất, kinh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu Do quyền lợi gắn chặt với dự án, họ quan tâm tới hiệu quả kinh doanh nên có thể lựa chọn công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân Vì vậy, FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tếởcác nước đầu tư và các nước nhận đầu tư.
1 Đối với nước đầu tư: Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tỉ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thịtrường cung cấp nguyên liệu ổn định, với giá phải chăng Mặt khác, đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụởnước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thịtrường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước
2 Đối với nước nhận đầu tư:
(i) Đối với tăng trưởng kinh tế
FDI có vai trò đặc biệt với phát triển kinh tếvà là vai trò chính, thường được các quốc gia nhắc tới
Lý thuyết Samuelson cho rằng có 4 nhân tố ảnh hưởng và là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, tư bản và kỹ thuật Samuelson cho rằng các yếu tố này ởcác nước đang phát triển đều khan hiếm nên việc kết hợp bốn yếu tố này gặp khó khăn trở ngại lớn và ở nhiều nước nghèo khó khăn lại càng tăng thêm trong
“cái vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ Cụ thể:
- Vềlao động: Ở những nước đang phát triển và kém phát triển, lợi thế dân sốđông, tuy nhiên công nhân lành nghề còn thiếu so với nhu cầu xã hội; nguồn nhân lực thường tập trung chủ yếu ở nông thôn; tỷ lệđói nghèo, bệnh tật còn cao
- Tài nguyên thiên nhiên: Ở các nước chậm phát triển, diện tích khai thác hạn hẹp, nghèo tài nguyên hoặc không đủ công nghệđể khai thác
- Vốn: Ở các nước kém phát triển, không có vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, dẫn đến năng suất, chất lượng thấp, không thu hút được vốn đầu tư của tư bản
- Kỹ thuật: Trình độ còn hạn chế
“Vòng luẩn quẩn” nghèo khổ có thểđược biểu thị qua:
Sơ đồ 1 1: Cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
Samuelson cũng nhấn mạnh rằng để phá vỡ vòng luẩn quẩn này thì cần phải có “Cú huých từbên ngoài” Tức là các quốc gia này cần có sựđầu tư từ bên ngoài về về vốn, công nghệ, chuyên gia Vì vậy, các nước đang phát triển cần phải có đầu tư nước ngoài, phải tạo điều kiện thuận lợi để kích thích đầu tư nước ngoài nhằm vực dậy và phát triển nền kinh tế
- Cú huých từ bên ngoài đầu tiên: vấn đềđầu tư từnước ngoài
- Cú huých từ bên ngoài thứ hai: yếu tố khoa học - công nghệ
Vì vậy, giải pháp cho những vấn đề này là mở cửa cho đầu tư trực tiếp từnước ngoài vào trong nước Vấn đề mở cửa cho FDI có ý nghĩa sống còn đối với các quốc gia đang và kém phát triển trong tăng trưởng kinh tế, nó còn giúp các quốc gia này vươn tới những thị trường mới, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý có hiệu quả Để tăng trưởng kinh tế, trong khi tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, các quốc gia đang và
10 kém phát triển phải thu hút được FDI, một trong những hình thức đầu tư quan trọng của đầu tư nước ngoài
(ii) Đối với tạo việc làm
- Trực tiếp làm tăng việc làm thông qua thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh mới
- Gián tiếp tạo việc làm mới bằng cách kích thích việc làm tại các doanh nghiệp địa phương
- Duy trì việc làm bằng cách mua lại và tái cơ cấu doanh nghiệp ốm yếu
(iii) Đối với nâng cao kỹnăng lao động
- FDI vào các lĩnh vực sản xuất, công nghệ cao sẽ thúc đẩy phát triển trình độ, kỹ năng lao động tại nước tiếp nhận đầu tư
- Việc tăng cường cho giáo dục, đào tạo của chính phủ các nước nhằm thu hút FDI cũng thúc đẩy nâng cao kỹnăng lao động
(iv) Đối với chuyển giao/lan toả công nghệ
- FDI của các MNC được coi là kênh chính đểcác nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến
- Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao sang bên nhận công nghệ
- Chuyển giao công nghệ không chỉ là chuyển giao kỹ thuật, nó còn bao hàm việc chuyển giao các năng lực cốt lõi, kiến thức ngầm và kỹnăng tổ chức.
Tăng trưở ng kinh t ế
Khái ni ệm tăng trưở ng kinh t ế
Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) là thuật ngữ chỉ sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực Đó là sự mở rộng quy mô vềlượng kết quảđầu ra của nền kinh tế, là sự gia tăng về mặt tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời kỳ nhất định.
Các nhân t ố ảnh hưở n g đến tăng trưở ng kinh t ế
- Các yếu tố kinh tế
Sau một số nghiên cứu thì các nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế là bốn nhân tố bởi nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, tư bản và trí tuệ công nghệ
Chất lượng đầu vào của lao động là yếu tố rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế
Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên kỹnăng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động Các yếu tốnhư thiết bị máy móc, nguyên vật liệu hay công nghệ chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả khi có sự tham gia của một đội ngũ lao động có sức khỏe, trình độ và kỷ luật lao động tốt
- Tài nguyên thiên nhiên Đây là những yếu tốtài nguyên thiên nhiên được sử dụng để làm yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản Các yếu tố này có một vai trò quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với nền kinh tế Điển hình là một sốnước được thiên nhiên ưu đãi với sản lượng dầu mỏ lớn nên có mức thu nhập đầu người rất cao như Ả Rập Xê Út
Tư bản là một trong những nhân tố tạo tiền đề cho việc tối ưu năng suất lao động và thương mại phát triển Đó là những cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất Yếu tốnày có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn Những quốc gia có tỷ lệđầu tư tư bản tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng bền vững
Tư bản không chỉlà do tư nhân đầu tư cho sản xuất, nó còn là tư bản cốđịnh xã hội tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước Tư bản cố định xã hội thường là những dự án có quy mô lớn do chính phủ thực hiện Ví dụnhư dự án thủy lợi, sức khỏe cộng đồng, dự án hạ tầng của sản xuất (hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia )
Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế không chỉ là sựsao chép đơn giản mà là một quá trình không ngừng thay đổi về công nghệ sản xuất Tri thức công nghệ là yếu tốtăng hiệu quả sản xuất và tạo ra sản lượng cao với mức chi phí tối ưu hơn
Công nghệđang ngày càng phát triển mạnh mẽ Đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học đang có những bước tiến mạnh mẽ góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất Trí tuệ công nghệ không chỉ thể hiện đơn thuần ở việc tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nó còn là sựduy trì cơ chế cho phép những phát minh được bảo vệ và trả tiền một cách xứng đáng
- Yếu tố phi kinh tế
Bên cạnh những yếu tố về kinh tế thì tăng trưởng kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phi kinh tế như: Thể chế chính trị, Văn hóa - xã hội, Dân tộc, Tôn giáo, Các quy định của pháp luật và khung phổpháp lý…
Ý nghĩa củ a s ự tăng trưở ng kinh t ế
Tăng trưởng kinh tếcó ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia Sau đây là một sốý nghĩa chính của sự tăng trưởng kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, tăng tỷ lệ có việc làm đồng thời qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ởngười lao động hiện nay đặc biệt là những người trẻ tuổi Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm Theo quy luật Okun: Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm 1% khi GDP thực tếtăng 2,5%.
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội của cộng đồng Nó làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khảnăng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng như giảm tỷ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,…Là điều kiện tiền đềđể phát triển các mặt khác của xã hội
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập tăng lên và nâng cao mức sống của người dân Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về sốlượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo Với tốc độtăng trưởng ngày càng cao thì đời sống của người dân sẽ càng được cải thiện và tiến bộ
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại còn có những mặt trái khác như chi phí mà xã hội phải gánh chịu do sức tăng trưởng quá cao Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và có nguy cơ phát sinh các vấn đề xã hội như gia tăng tệ nạn xã hội, gia tăng bất bình đẳng xã hội…
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA FDI VỚI TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Th ự c tr ạng đầu tư nướ c ngoài t ạ i Vi ệ t Nam hi ệ n nay
Dòng v ố n FDI vào Vi ệ t Nam
a Thực trạng lượng vốn FDI trên thế giới từnăm 2017 đến năm 2022
Theo số liệu của Liên hợp quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên quy mô toàn cầu bất ngờ giảm 16% trong năm 2017, ước đạt 1.520 tỷUSD, trong đó giảm mạnh nhất là tại Anh và Hoa Kỳ
FDI vào Hoa Kỳ trong năm ngoái giảm 1/3 xuống 310 tỷ USD Trong khi đó, FDI vào Vương quốc Anh, nơi các doanh nghiệp vẫn chưa rõ vềtương lai của họ sau quyết định ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) của nước này, giảm 90% xuống 19,4 tỷ USD Ở chiều ngược lại, FDI vào Trung Quốc tăng 8%, đạt kỷ lục 144 tỷ USD, mặc dù một số công ty đa quốc gia đã tái cơ cấu và rút đáng kểđầu tư ởnước này
Trên thực tế, sự sụt giảm và dịch chuyển dòng vốn FDI trên toàn cầu đã được định hình trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt kể từ năm 2018, khi căng thẳng thương mại Mỹ
- Trung Quốc diễn ra gay gắt cùng với xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước gia tăng đã khiến dòng vốn đầu tư trên thế giới sụt giảm (trên 10% trong cả hai năm 2018 và năm
2019) Trong bối cảnh đó, đại dịch COVID-19 xuất hiện và lây lan nhanh chóng đã thúc đẩy quá trình dịch chuyển FDI diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn.
Các biện pháp đóng cửa, giãn cách xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới để đối phó với đại dịch COVID-19 đã làm chậm lại các dự án đầu tư hiện có, nguy cơ của một cuộc suy thoái khiến các công ty đa quốc gia (MNC) phải xem xét lại các dự án mới Chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch COVID-19, dòng vốn FDI trên toàn cầu đã giảm 35% trong năm 2020 so với năm 2019, từ 1.500 tỷ USD xuống dưới 1.000 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ năm 2005 và thấp hơn gần 20% so với mức đáy năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Năm 2021, FDI toàn cầu đã phục hồi và vượt qua mức trước đại dịch COVID-19, đạt 1.582 tỷUSD, tăng 64% so với năm 2020 Sự gia tăng này chủ yếu là do lợi nhuận đến từ các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) cùng mức lợi nhuận giữ lại tương đối cao của
15 các MNC Điều này đã dẫn đến các dòng tài chính nội bộ gia tăng đáng kể và xuất hiện những biến động mạnh về FDI tại các trung tâm đầu tư lớn Sự phục hồi FDI trong năm
2021 đã mang lại mức tăng trưởng cao ở tất cả các khu vực Trong đó, các nền kinh tế phát triển có mức tăng mạnh nhất đạt 134% (khoảng 746 tỷ USD), chiếm gần 3/4 mức tăng của dòng vốn FDI toàn cầu và cao gấp đôi so với mức năm 2020 Mặc dù dòng vốn FDI vào các nền kinh tếđang phát triển tăng 30%, đạt 837 tỷ USD, song do dòng vốn FDI vào các nền kinh tếđang phát triển tăng chậm hơn so với dòng FDI vào các khu vực phát triển nên tỷ trọng FDI của các nước đang phát triển trong FDI toàn cầu đã giảm từ66% (năm 2020) xuống 53% (năm 2021). b Thực trạng lượng vốn FDI vào Việt Nam từnăm 2017 đến quý I năm 2023
Biểu đồ 2 1: Lượng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022
Nguồn: Dữ liệu từ tổng cục thống kê qua các năm Năm 2017, lượng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam (gồm vốn đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần) đạt 35,88 tỷUSD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2016 và là mức cao nhất kể từ sau năm 2008 Cùng với đó, vốn FDI thực hiện cũng đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳnăm 2016 Năm 2017, có 5.002 dự án nhà đầu tư nước ngoài
16 góp vốn mua cổ phần với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ, với tổng vốn đầu tư là 5,2 tỷ USD
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳnăm 2017 Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân 19,1 tỷUSD, tăng 9,1% so với cùng kỳnăm 2017 Cũng trong năm 2018, cảnước có 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 9,89 tỷUSD, tăng 59,8% so với cùng kỳ 2017
Sau năm 2018 khi Việt Nam lần đầu tiên vào nhóm 20 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới, năm 2019, lượng vốn FDI giải ngân của Việt Nam cũng lần đầu tiên vượt mốc 20 tỷ USD, trong khi FDI toàn cầu có xu hướng giảm tốc độtăng Thu hút FDI là một mảng sáng của bức tranh kinh tế năm 2019 Tính đến ngày 20 tháng 12 vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷUSD, tăng 6,7% so với 2018; 3.833 dự án mới đăng ký với 16,75 tỷ USD, bằng 93,2%, 1.381 dự án điều chỉnh vốn 5,8 tỷUSD, tăng 18,1%; 9.842 lượt góp vốn, mua cổ phần với 15,47 tỷUSD, tăng 56,4% so với cùng kỳnăm 2018, chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký Tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,02 tỷUSD, tăng 17,2% so với cùng kỳnăm 2019.
Năm 2020, do tác động của Đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại nặng nề, khiến các dòng vốn đầu tư ra nước ngoài giảm mạnh - đặc biệt là đầu tư FDI, và
Việt Nam cũng bị ảnh hưởng Cụ thể, tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam năm 2020 giảm 6,7% so với năm 2019, với giá trị khoảng 21 tỷUSD, trong đó vốn đăng ký cấp mới là 14,6 tỷ USD và vốn đăng ký điều chỉnh là 6,4 USD Vềcơ cấu vốn FDI trong giai đoạn này, giá trị vốn đăng ký mới luôn cao hơn (gấp 2-3 lần) vốn đăng ký điều chỉnh, cho thấy Việt Nam liên tục thu hút các nhà đầu tư mới vào thịtrường
Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào
Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%
Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua và được đánh giá là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp trong nước năm 2023.
Lĩnh vực đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỉ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2022; ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỉ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện (với vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD), hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt gần 1,29 tỷ USD; còn lại là các ngành khác
Biểu đồ 2 2: Lượng vốn FDI theo cơ cấu ngành tại Việt Nam năm 2022
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư Xét về sốlượng dự án mới, các ngành bán buôn và bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệthu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt là 30%, 25,1% và 16,3% tổng số dự án Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đang đứng trước cơ hội vàng đểthu hút lượng vốn đầu tư lớn vào các khu kinh tế, khu công nghiệp
Một số dự án được khởi công mới với số vốn lớn như Nhà máy bia Heineken được khánh thành tháng 9/2022 tại Vũng Tàu Với tổng đầu tư sau khi tăng vốn là 9.151 tỉđồng, công suất 1,1 tỷlít/năm, cao gấp 36 lần so với trước Là nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á, Heineken có dây chuyền đóng lon nhanh nhất trong các nhà máy bia Heineken trên toàn thế giới Dự án Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh của Nhật Bản được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, được khởi động tháng 10/2022
Chủtrương thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệmôi trường,… đã được Chính phủ và các bộngành đặt ra nhiều năm qua Những năm gần đây, sản xuất theo hướng xanh hóa và phát triển bền vững, kinh tế
Lượng vốn FDI theo cơ cấu ngành tại Việt Nam năm
Công nghiệp chế biến Kinh doanh bất động sản sản xuất phân phối điện Hoạt động chuyên môn khoa học Các ngành khác
19 tuần hoàn, thu hút đầu tư chất lượng, an toàn,… cũng ngày càng được chính quyền các địa phương ưu tiên Chính bản thân một sốnhà đầu tư lớn cũng ngày càng nâng chất lượng đầu tư với những dự án kỹ thuật cao hơn, công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường… Năm 2023, ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Điều này sẽtác động đến tiềm năng mở rộng sản lượng của khu vực ĐTNN, khảnăng đổi mới công nghệ của khu vực trong nước, cũng như có thể tác động đến cán cân thanh toán, khảnăng dự trữ ngoại hối, tỷ giá trong trung và dài hạn Xem xét kỹlưỡng việc thu hút các dự án quy mô nhỏ, không mang lại hiệu quả vềtăng trưởng kinh tế
Dự án công nghiệp chủ yếu là gia công lắp ráp, chưa phát triển được công nghệ nguồn, công nghệ lõi và hệ thống công nghiệp phụ trợ, đặc biệt không thu hút đầu tư đối với các dự án có giá trị gia tăng thấp, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
V ề cơ cấu địa phương
Biểu đồ 2 3: Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo địa phương năm 2022
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo địa phương năm 2022
TP Hồ Chí Minh Bình Dương Quảng Ninh Bắc Ninh
Hải Phòng Hà Nội Thái Nguyên Đồng Nai
Bắc Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Các địa phương khác
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm
2022 Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 5,4% so với cùng kỳnăm 2021 Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tưhơn 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng kỳnăm 2021 Quảng Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn và tăng gấp hơn hai lần so với cùng kỳnăm 2021 Cơ cấu FDI theo vùng và địa phương còn mất cân đối dẫn tới tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng và địa phương Doanh nghiệp FDI thiếu liên kết, chưa có tác động lan tỏa tới doanh nghiệp trong nước khi Việt Nam vẫn nằm ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, chủ yếu ở khâu lắp ráp cuối cùng của chuỗi với giá trịgia tăng thấp
Về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (43,9%), số lượt góp vốn mua cổ phần (67,6%) và đứng thứ hai về sốlượt dự án điều chỉnh vốn (17,3%) sau Hà Nội (18,6%)
Trong 3 tháng đầu năm nay (1/1/2023 - 20/3/2023), các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 44 tỉnh, thành phố trên cảnước Cùng với đó, các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thếtrong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc túc đầu tư…), như Bắc Giang, Đồng Nai, Bắc Ninh, TP.HCM, Hải Phòng…
Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳnăm 2021 Đồng Nai xếp thứ hai với 18 dự án mới, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 607 triệu USD, chiếm hơn 11,1% tổng vốn đầu tư cảnước, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ
Các vị trí tiếp theo lần lượt là các tỉnh, thành phố với số vốn đầu tư nước ngoài thu hút được tương ứng là: Bắc Ninh (516,65 triệu USD), TP Hồ Chí Minh (497,53 triệu USD), Hải Phòng (455,47 triệu USD), Bình Dương (445,85 triệu USD); Quảng Ninh (441,82 triệu USD), Long An (181,83 triệu USD), Hưng Yên (169,77 triệu USD) Đứng thứ 10 là NghệAn, thu hút được 2 dựán đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 164,95 triệu USD
Biểu đồ 2 4: Cơ cấu đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm 2023 theo địa phương
Nguồn: Tạp chí điện tử VnEconomy thống kê ngày 28/03/2023
V ề qu ốc gia đố i tác
Biểu đồ 2 5: Tổng vốn đăng ký vào Việt Nam theo đối tác năm 2022
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thu hút đầu tư nước ngoài theo đối tác năm 2022
Singapore Hàn Quốc Nhật Bản Trung Quốc
Hồng Kông Đài Loan Đan Mạch Các quốc gia khác
Hiện Việt Nam là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP);
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)… điều này đã đem đến lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc tiếp cận thịtrường tự do của 55 quốc gia, trong đó có 15 quốc gia của nhóm G20, qua đó mở ra triển vọng rất lớn cho Việt Nam trong thu hút FDI thời gian tới
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong năm 2022 Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 39,7% so với cùng kỳ 2021 Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD, chiếm gần 17,3% tổng vốn đầu tư, tăng 22,7% so với cùng kỳ
Bảng 2 1: Top 5 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam năm 2022
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (số liệu đến ngày 20/12/2022) Tính riêng trong năm 2022, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn, mua cổ phần nhiều nhất (chiếm 20,4% số dự án mới, 32,6% sốlượt điều chỉnh và 34,1% sốlượt góp vốn, mua cổ phần) Xét theo đối tác đầu tư, theo Cục Đầu tư nước ngoài, đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổcó đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu 2023 Trong đó, các nhà đầu tư đến từ Châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn như Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 1,69 tỷ USD, chiếm gần 31% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 26,3% so với cùng kỳ 2022; Trung Quốc đứng thứ hai với gần 552 triệu USD,
23 chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư, giảm 38,3% so với cùng kỳ Đài Loan đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 477 triệu USD, chiếm gần 8,8% tổng vốn đầu tư, tăng 47,5% so với cùng kỳ Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Hà Lan, Đặc biệt, đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc tăng vọt, vượt qua Đài Loan, Hàn
Quốc và xếp thứ2 trong 67 đối tác có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng, với dựán đầu tư mới lớn (140 triệu USD) trong lĩnh vực sản xuất pin, ắc quy, tấm pin năng lượng mặt trời tại Bắc Giang
Biểu đồ 2 6: Cơ cấu đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm 2023 theo đối tác
Môi trường đầu tư Việ t Nam
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam hiện được xem là “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao, thời gian gần đây rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế lớn muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào thịtrường Trung Quốc
Theo đó, Việt Nam trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá đón dòng vốn dịch chuyển này nhờ thành công trong ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 và ổn định kinh tế vĩ mô Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao vấn đềổn định chính trị - xã hội của Việt Nam Đây là một trong những yếu tố góp phần quan trọng để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế và tạo được niềm tin mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư Việt Nam
Việt Nam hiện tăng trưởng ở mức 6,5% nhờ 4 yếu tố: chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, các chính sách kinh tếvĩ mô lành mạnh, sựgia tăng tầng lớp trung lưu thúc đẩy nhu cầu và sức hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tài sản đầu tiên của Việt Nam là dân số trẻvà có trình độ, tầng lớp trung lưu đang gia tăng và đây là một tài sản lớn trong nền kinh tế có 72% hoạt động được thúc đẩy bởi tiêu dùng trong nước
Một yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà sản xuất đến với Việt Nam trong gần 20 năm qua là lực lượng lao động kỹ thuật tại Việt Nam đang từng bước tự nâng cấp, ngày càng có nhiều kỹsư người Việt được tham gia và được đảm nhận những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, ví dụnhư lĩnh vực thiết kế vi mạch
Nhưng một lý do quan trọng khác, đó là việc đóng cửa của Trung Quốc và những khó khăn trong việc giao thương giữa các nước phương Tây với Nga đã khiến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trở thành khu vực kinh tế lớn duy nhất trên thế giới hiện nay có tốc độ phát triển mạnh mẽ, có sự năng động, có dân số trẻ, có sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài và Việt Nam là một trung tâm của khu vực này.
Vai trò c ủa đầu tư nước ngoài vào tăng trưở ng kinh t ế Vi ệ t Nam
B ổ sung ngu ồ n v ốn cho đầu tư phát triể n
Biểu đồ 2 7: Tỷ trọng vốn đầu tư theo khu vực kinh tếgiai đoạn 2017 - 2021
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỷ trọng vốn đầu tư theo khu vực kinh tế giai đoạn 2017 - 2021
Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư những năm gần đây tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân - dân cư trong nước và giảm tỷ trọng đầu tư từ khu vực nhà nước Theo đó, khu vực nhà nước giảm mạnh tỷ trọng đầu tư từ28.2% năm 2017 xuống còn 24.7% năm 2021 Cùng với đó, tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng đầu tư giảm từ 18.1% năm 2017 xuống 15.8% năm 2021 Nguyên nhân là do tình hình dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp Tuy nhiên vốn đầu tư nước ngoài vẫn khẳng định vai trò quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Đóng góp vào tăng trưở ng GDP c ả nước giai đoạ n 2017 – 2020
Biểu đồ 2 8: Tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP giai đoạn 2017 - 2021
Nguồn: Tổng cục thống kê và nhóm tính toán
Tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP cả nước giai đoạn 2021 - 2021 (%)
Biểu đồ 2 9: Tốc độtăng trưởng GDP cảnước giai đoạn 2017 – 2021
Nguồn: Tổng cục thống kê Các số liệu thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế có mối tương quan thuận chiều với tốc độ thu hút FDI tại Việt Nam Vốn FDI chiếm tỷ trọng đáng kể tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2017 - 2020 Tỷ trọng khu vực FDI vốn đầu tư đạt mức trung bình xấp xỉ 20.1% giai đoạn 2017-2020 Số liệu thực tế cho thấy, giai đoạn 2017-2020 có sựđóng góp quan trọng khu FDI vào GDP cả nước, tỷ lệ giữ khoảng 19.63% - 20.13% Mặc dù tỷ lệ qua các năm không tăng lớn, có giảm nhẹvào 2020 Đây là tác động của đại dịch Nguồn vốn FDI có sựđóng góp đáng kể, có vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phần vào phát triển đồng thời cơ sở vật chất, hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất, Tỷ lệđóng góp vào tổng vốn đầu tư cho thấy chính sách thu hút FDI Việt Nam là đáng khích lệ Việc tăng cường thu hút, tăng cường khảnăng giải ngân vốn FDI làm mở
Tác động đến tăng trưở ng và chuy ể n d ịch cơ cấ u kinh t ế
Đóng góp quan trọng dễ thấy nhất đó là tăng cường nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng Tính lũy kếđến ngày cuối năm 2021, cả nước có 34.527 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 408,1 tỷ USD Vốn thực hiện lũy kế của các dựán đầu tư nước ngoài ước đạt 251,6 tỷ USD, bằng 61,7% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực Khu vực FDI đóng góp
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2017 - 2021
27 vào GDP năm 2010 là 15,15% và năm 2015 là 18,07%, năm 2021 là 20,13%; so với trung bình của thế giới, khu vực FDI đóng góp vào GDP của Việt Nam cao hơn 9,5 điểm phần trăm (20,13% so với 10,6%)
FDI đóng vai trò lớn trong đầu tư toàn xã hội tại Việt Nam Cụ thể, vốn FDI chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư xã hội vào năm 1990 và tăng mạnh lên mức 32,3% trong năm 1995
Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (năm 2000 chiếm 20%) vàtrong giai đoạn 2001 – 2010, chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội Trong giai đoạn 2011 - 2020 bình quân vốn FDI thực hiện hàng năm chiếm khoảng 22% vốn đầu tư xã hội Khu vực FDI tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng hiện đại hóa hóa Cụ thể:
- Trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng: Khu vực FDI chiếm khoảng 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử, hóa chất, ô tô, xe máy, công nghệ thông tin, thép, xi măng, chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghệcao như khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính
- Trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Tốc độ tăng trưởng sản lượng của khu vực FDI luôn cao hơn khu vực kinh tếtrong nước đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế; tuy vậy tác động của FDI không đáng kể do tỷ trọng khu vực FDI trong khu vực này rất nhỏ
- Trong lĩnh vực Dịch vụ: FDI tác động quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và kiểm toán với các phương thức hiện đại trong thanh toán, tín dụng, thẻ FDI trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, văn phòng cho thuê đã làm thay đổi bộ mặt của một sốđô thị lớn và các vùng ven biển Nhiều khu vui chơi giải trí như sân golf, bowling, vui chơi có thưởng tạo ra điều kiện hấp dẫn đối với nhà đầu tư và khách quốc tế
- Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo, y tếtuy chưa thu hút được nhiều vốn FDI nhưng bước đầu đã hình thành được một số cơ sở giáo dục có chất lượng cao, bệnh viện, cơ sở
28 khám chữa bệnh hiện đại, phục vụ nhu cầu của một bộ phận tầng lớp dân cư Việt Nam có thu nhập cao và người nước ngoài tại Việt Nam
- Trong lĩnh vực Thương mại – Bán lẻ: Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dịch vụthương mại bán buôn và bán lẻ phát triển nhanh chóng, tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
Sự tham gia của khu vực FDI trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là sự tập trung vốn FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và một số ngành công nghiệp khác, là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng môi trường kinh tếnăng động và gia tăng năng lực sản xuất, đa dạng hoá các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao trong nền kinh tếnước ta.
Gia tăng tỷ tr ọ ng xu ấ t kh ẩ u
Biểu đồ 2 10: Tỷ trọng đóng góp khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu giai đoạn
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thành tích xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam nhiều năm qua ghi dấu ấn đậm nét của các doanh nghiệp FDI Qua biểu đồ có thể thấy trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp FDI vừa chiếm tỷ trọng cao, vừa có tốc độtăng trưởng cao hơn khối doanh nghiệp
Tỷ trọng đóng góp khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2017 - 2022
Trong nước Khu vực FDI
Việt Nam Số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng đóng góp vào xuất khẩu của khối này có xu hướng tăng từ 72.6% tổng kim ngạch năm 2017 lên 73.7% vào năm 2022 Đáng chú ý, năm 2020, cho dù bịảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song tổng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 202,89 tỷ USD chiếm 71.7% (trên tổng 282.66 tỷUSD) Năm
2021, tỷ trọng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 73.6% Điều này cho thấy sức chống chịu của doanh nghiệp FDI là khá tốt
Bên cạnh đó, tác động lan tỏa xuất khẩu từ doanh nghiệp FDI đến khối doanh nghiệp nội địa được phân tích sâu trong nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc (2017) đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Nghiên cứu cho thấy, các dự án FDI quy mô lớn đã tạo ra cú hích tác động mạnh mẽ tới kết quả xuất khẩu của các ngành này ở Việt Nam Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tạo sức ép, buộc các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, cải thiện sản xuất, gia tăng tìm hiểu thịtrường xuất khẩu, tăng cường liên kết thương mại Lợi thếáp đảo về vốn và công nghệ của các tập đoàn đa quốc gia đã tạo ra những áp lực không nhỏ tới thị phần xuất khẩu cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa Thêm nữa, từgóc nhìn vĩ mô, vị thế của doanh nghiệp FDI áp đảo trong xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, thực trạng này cũng tạo ra tính bất ổn đối với việc xuất khẩu, bởi do sản xuất và xuất khẩu của khối FDI phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Chuy ể n giao công ngh ệ , thúc đẩ y c ả i ti ế n s ả n xu ất và đổ i m ớ i sáng t ạ o
Một trong những ưu điểm hàng đầu của nguồn vốn FDI so với các nguồn vốn đầu tư khác làđi kèm theo chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu – phát triển, năng lực đổi mới sáng tạo… của toàn bộ nền kinh tế
Theo nhiều đánh giá, nguồn vốn FDI đã tạo ra tác động lan tỏa công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước Nhiều công nghệ mới, hiện đại được du nhập vào nước ta nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, điện tử, viễn thông, ôtô xe máy Đặc biệt, một sốngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến với trình độ hiện đại của thế giới như: bưu chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường, dệt may –da giày… Điều này, mô hình chung sẽ tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệđối với các doanh nghiệp trong nước
Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI có tác động lan tỏa tích cực đến thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công nghệđã giúp cải thiện năng suất của doanh nghiệp trong nước
Từ việc thu hút được nhiều công nghệ mới, tiên tiến, Việt Nam đã sản xuất ra được nhiều sản phẩm mới mà trước đây trong nước chưa có Nhiều ngành nghề, sản phẩm mới được tạo ra nhờ các công nghệ hiện đại, chất lượng do khu vực FDI đem đến
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp trong nước, do sức ép của thị trường cạnh tranh ngày càng cao được tạo ra bởi các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI đã cố gắng đổi mới công nghệ bằng việc nhập các thiết bị và công nghệ mới, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh Qua đó, cũng đã sản xuất được các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập khẩu với một giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưa chuộng như các sản phẩm may mặc, da giày, chế biến thực phẩm Điều này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên được khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả Thông qua FDI, trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt so với thời kỳtrước đây.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực: dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông… Đi liền với chuyển giao công nghệ là quá trình tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới và đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao, có khả năng sử dụng được các công nghệ hiện đại Ngoài ra, chuyển giao công nghệ còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, năng lực công nghệtrong nước được nâng cao.
T ạ o vi ệc làm, nâng cao năng suấ t lao độ ng và c ả i thi ệ n thu nh ập cho ngườ i
Tạo việc làm là những đóng góp quan trọng, không thể phủ nhận của khu vực FDI
Bảng 2 2: Lao động từ 15 tuổi trởlên đang làm việc hàng năm phân loại theo loại hình kinh tếgiai đoạn 2017 - 2022
Năm Tổng số Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2 11: Cơ cấu phần trăm nhân lực làm việc hàng năm phân loại theo loại hình kinh tếgiai đoạn 2017 - 2022
Nguồn: Tổng cục thống kê Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, nếu năm 1995 cảnước mới có khoảng 330 nghìn lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI, thì năm 2007 đã tăng lên khoảng 1,5 triệu người và đến cuối năm 2021 tăng lên gần 4.6 triệu lao động Mặc dù không tạo ra nhiều việc làm so với khu vực trong nước (chỉ chiếm khoảng 9% tổng lao động đang làm việc), nhưng tỷ lệlao động làm việc trong khu vực FDI có xu hướng tăng dần, từ 7.8% năm 2017 tăng lên 9.35% năm 2021
Cụ thể phải kểđến Samsung, theo trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam năm 2008, số lượng công nhân làm việc tại SamSung Việt Nam chỉ có 422 người Tuy nhiên, đến năm
2018 số lượng công nhân ở các công ty của tập đoàn SamSung đã tăng lên đến 170.000 người, trong đó có hàng vạn kỹ sư, cán bộ quản lý, chuyên gia kinh tế Các năm sau đó, Samsung tạo việc làm tăng thêm bình quân 21.500 lao động/năm, vượt chỉ tiêu 15.000 lao động/năm, nổi bật là ở các cơ sở: Samsung Electronics Việt Nam (SEV) - Bắc Ninh, Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên (SEVT), Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) Đến năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid - 19 nhưng Samsung vẫn tạo công ăn việc làm cho 130.000 lao động trên cảnước với mức thu nhập và phúc lợi ổn định và đến 2021 con sốnày là 160.000 lao động Đặc biệt, Samsung
Cơ cấu phần trăm nhân lực làm việc hàng năm phân theo loại hình kinh tế giai đoạn 2017 - 2022
Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
33 đang trong quá trình xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D quy mô lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội, khi đi vào hoạt động, dự kiến sẽtăng quy mô nhân lực từ 2200 ở thời điểm hiện tại lên 3000 người Như vậy, Samsung ngày một khẳng định vị thế trên thị trường lao động Việt Nam
Bên cạnh tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho nhiều triệu lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI Theo báo đầu tư, doanh nghiệp FDI gián tiếp tạo ra rất nhiều việc làm, đạt khoảng 5 - 6 triệu lao động gián tiếp
2 Nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập người lao động
Mặc dù so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số việc làm được tạo ra còn hạn chế, nhưng “chất lượng” của lực lượng lao động trong khu vực FDI tốt hơn rõ rệt thông qua hệ thống đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp Nhiều cán bộ, công nhân trong khu vực FDI đã vàđang là những “hạt nhân” để phát triển lực lượng lao động trình độ, tay nghề cao của Việt Nam
Dữ liệu cho thấy trên 57% doanh nghiệp FDI thực hiện các chương trình đào tạo cho người lao động Trong đó, tựđào tạo chiếm 40%, liên kết với các cơ sởđào tạo chiếm 17% Điều này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động trong doanh nghiệp FDI, tạo hiệu ứng tích cực, thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam thông qua việc dịch chuyển lao động từ khu vực FDI sang các khu vực còn lại Ngoài ra, mức lương bình quân của lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn so với trong khu vực nhà nước hoặc khu vực ngoài nhà nước Cụ thể, dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy mức lương trung bình của lao động trong khu vực có vốn FDI là 8,2 triệu đồng/tháng, trong đó đối với lao động nam là 9,2 triệu đồng/tháng và lao động nữ là 7,6 triệu đồng/tháng Trong khi đó, lao động trong khu vực nhà nước có mức lương trung bình là 7,7 triệu đồng/tháng và đối với khu vực ngoài nhà nước là 6,4 triệu đồng/ tháng
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Đánh giá chung về FDI v ới tăng trưở ng kinh t ế Vi ệ t Nam
Ưu điể m
Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế của
Việt Nam FDI góp phần đáng kểvào tăng trưởng kinh tế, là đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu, cải tiến công nghệ, gia tăng năng suất và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động FDI cũng đang góp phần giúp Việt Nam chuyển mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp và dịch vụ hiện đại Các giá trị kinh tế tạo ra nhờ FDI cũng giúp Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề xã hội nhưđói nghèo, tệ nạn và bất bình đẳng trong xã hội
Một là, bổ sung nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội, 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; hơn 70% kim ngạch xuất khẩu Dòng vốn ngoại đã hiện diện ở hầu hết các địa phương trong cả nước với nhiều dự án được đầu tư bởi những tên tuổi lớn toàn cầu, như Intel, Microsoft, Foxconn, Samsung, Sanyo, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic , góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế, như dầu khí, điện tử, viễn thông
Tính lũy kếđến ngày 20/01/2022, sau 35 năm “đón” vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trong cảnước đã thu hút 34.642 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 415,6 tỷ USD Vốn thực hiện lũy kế của các dựán đầu tư nước ngoài ước đạt trên 253,2 tỷ USD, bằng gần 61% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực Số liệu kinh tế11 tháng năm 2022 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tổng vốn FDI vào Việt Nam tính đến ngày 20-11-2022 đạt 25,14 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳnăm trước So với mức giảm 5,4% của cùng kỳ tháng 10/2022, vốn FDI có sự cải thiện nhất định khi nhà đầu tư nước ngoài thúc đẩy các thủ tục đăng ký dự án
Hai là, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy chuyển giao và phát triển công nghệ
Năm 2021, doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho 4,6 triệu lao động, chiếm hơn 7% tổng số lao động của Việt Nam Bên cạnh tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gián
35 tiếp tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp FDI Mức lương bình quân của lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn FDI là 11,2 triệu đồng/tháng, cao hơn so với trong khu vực nhà nước hoặc khu vực ngoài nhà nước và cao hơn mức trung bình của nền kinh tế là khoảng 1,2 lần
Khu vực FDI cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua hệ thống đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp hoặc liên kết với các cơ sởđào tạo ngoài doanh nghiệp Số liệu điều tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm
2017 cho thấy, trên 57% doanh nghiệp FDI thực hiện các chương trình đào tạo cho người lao động Trong đó, tựđào tạo chiếm 40%, liên kết với các cơ sởđào tạo chiếm 17% Điều này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động trong doanh nghiệp FDI, tạo hiệu ứng tích cực, thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam thông qua việc dịch chuyển lao động từ khu vực FDI sang các khu vực còn lại Cùng với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI, nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ được nhập khẩu phục vụ sản xuất; các quy trình kỹ thuật, bí quyết công nghệ và lý thuyết, kinh nghiệm quản lý được chuyển giao cho các kỹsư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý Việt Nam; nhiều công nhân kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý người Việt Nam có thể đảm đương tốt các vị trí của lao động nước ngoài Kết quả trên vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp khi chi phí nhân công Việt Nam thấp hơn nhiều so với chi phí nhân công từ nước ngoài trong cùng một vị trí công việc, vừa rất có lợi cho phát triển công nghệ và nguồn nhân lực của Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài
Việc nhiều tập đoàn kinh tế lớn có sản phẩm hàm lượng công nghệcao đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đầu tư vào Việt Nam, điển hình là Tập đoàn Samsung đặt mục tiêu xây dựng cơ sở lớn nhất thế giới của Samsung tại Việt Nam và gần đây nhất, xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển lớn với 2.000 kỹsư tuyển dụng tại Việt Nam, tạo điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu và phát triển công nghệ
Ba là, thúc đẩy hội nhập có chiều sâu hơn.
Hội nhập và đầu tư nước ngoài là hai mặt tương hỗ, kết quả hội nhập thúc đẩy mạnh mẽđầu tư nước ngoài và ngược lại Việc tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định thương
36 mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới trong thời gian qua đã giúp Việt Nam nâng tầm quan hệ kinh tế, thương mại với các nước Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quan tâm, chú ý nhiều hơn đến thị trường Việt Nam, qua đó, mở ra triển vọng hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài Mặc dù nội dung cam kết trong các FTA chủ yếu liên quan đến vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa, cắt giảm thuế quan, song vẫn có những điều khoản liên quan trực tiếp đến mở cửa thịtrường dịch vụ, đầu tư và chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài Trong các lĩnh vực đầu tư có cam kết, Việt Nam và các đối tác FTA đều khẳng định áp dụng những nguyên tắc quan trọng, như không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, không áp dụng một số biện pháp ảnh hưởng đến các nhà đầu tư, Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng mở rộng các lĩnh vực cho phép nhà đầu tư của các đối tác FTA được đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đang và sẽ tạo sức hấp dẫn để thu hút đầu tư từcác nước đối tác FTA vào Việt Nam trong thời gian tới Với những cam kết đó, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa có xuất xứ
Việt Nam ngày càng tăng lên, do vậy, các doanh nghiệp FDI đang và sẽ đổ dồn về Việt Nam để tận dụng cơ hội này Điều quan trọng nhất khiến các FTA giúp Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI đó là tác động của các FTA đối với thể chế kinh tếvà môi trường kinh doanh của Việt Nam Chính việc thực thi các cam kết FTA đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải tăng cường hơn nữa việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng các chính sách, cơ chế mới để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, qua đó tăng cường và đẩy mạnh việc thu hút FDI vào Việt Nam
Bốn là, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước
Khu vực FDI đã tạo các hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và quản lý, mang lại lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước, khi khu vực tư nhân Việt Nam ngày càng tích cực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Từnăm 2016, các doanh nghiệp FDI ngày càng bớt phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào tại nước xuất xứ Tỷ lệ doanh nghiệp FDI mua nguyên liệu đầu vào từ các doanh nghiệp tại nước xuất xứ đã giảm dần từ 58,7% năm 2016 xuống 41,4% năm 2020 Cùng với đó, doanh nghiệp FDI cũng giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ nước thứ ba hơn so với 5 năm trước Chỉ
26,8% doanh nghiệp FDI cho biết đã sử dụng nhà cung cấp bên thứba trong năm 2020, so với 39% năm 2016.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã hưởng lợi trực tiếp khi liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp FDI, tham gia chuỗi sản xuất hàng hóa xuất khẩu Đơn cử, sốlượng nhà cung ứng cấp 1 của Samsung từ 35 doanh nghiệp năm 2018 lên 50 doanh nghiệp năm 2020; số lượng nhà cung ứng cấp 2 cũng tăng từ 157 lên 170 doanh nghiệp; 240 doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới cung ứng của Samsung Toyota Việt Nam đến năm 2020 có tổng cộng 33 nhà cung cấp thì đã có 5 nhà cung cấp Việt Nam (chiếm 15,15%).
H ạ n ch ế
Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà FDI mang lại, nhưng cũng không thể lờ đi những tác động tiêu cực của nó Đặc biệt trong kinh doanh, việc nhận biết sớm những mặt tiêu cực của một vấn đề sẽ là lợi thế, nhằm xây dựng những kế hoạch và định hướng đúng đắn Đối với FDI, cũng không tránh được những tác động tiêu cực điển hình như sau:
Thứ nhất, năng lực quản lý nhà nước đối với FDI còn thấp
Trong quản lý hiện nay, còn thiếu sự liên kết chặt chẽ, chưa thông tin đầy đủ, kịp thời tình hình FDI trên từng địa bàn giữa các cơ quan quản lý nhà nước ởđịa phương cũng như giữa Trung ương với địa phương, giữa các bộ, ngành với nhau
Những hiện tượng trốn thuế, chuyển giá của một số doanh nghiệp FDI chưa thể loại trừ triệt đểcũng thể hiện sự yếu kém trong quản lý các dự án FDI Tỷ lệ doanh nghiệp FDI lỗ kéo dài chiếm tới 50 - 65%(6), và phần lớn các liên doanh đã chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là hiện tượng không bình thường, cho thấy có sự lạm dụng chính sách ưu đãi và cơ chế “chuyển giá”, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước Những dự án gây ô nhiễm môi trường mà báo chí thời gian qua đã phản ánh là bài học cảnh tỉnh rất đắt giá cho chúng ta Những dự án công nghệ rác, công nghệ lạc hậu vẫn tìm cách thâm nhập vào Việt Nam để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu phát triển bền vững
Thứ hai, hiệu ứng lan tỏa và giá trị gia tăng của vốn FDI chưa thực sự cao
Dù vốn FDI thu hút đạt kỷ lục, song “hiệu ứng lan tỏa và giá trịgia tăng” còn rất hạn chế, chủ yếu là các dự án thâm dụng lao động, có giá trị gia tăng tương đối thấp, kéo theo dòng vốn FDI cao, nhưng giá trị gia tăng trong nước lại tương đối thấp; việc làm có mức lương thấp; hiệu ứng lan tỏa kém; lạm dụng ưu đãi; chênh lệch về kỹnăng, ngày càng lớn và rủi ro rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” Lâu nay, chúng ta thường quảng bá “lợi thế lao động rẻ”, quá tập trung “tận dụng tối đa” lợi thếtĩnh ngắn hạn của lao động sẽ vô cùng tai hại Doanh nghiệp Việt Nam chậm cải thiện năng lực cạnh tranh Có thể thấy, đa số dự án FDI vào Việt Nam chất lượng thấp, trong khi “chu kỳ sống” của một dự án FDI là từ 20 đến 30 năm, thậm chí 40 năm Điều đó có nghĩa là, Việt Nam phải chung sống với một cấu trúc kinh tế“tầm thấp” kéo dài 20 đến 30 năm hoặc hơn Nếu đa số dự án đó còn làm ăn thua lỗ thì tổn thất trực tiếp càng lớn
Công nghiệp hỗ trợ và tham gia chuỗi giá trị sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế Sau 35 năm thu hút vốn FDI, kết nối giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn mờ nhạt, hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ đối tác nước ngoài đến doanh nghiệp trong nước còn chưa đạt hiệu quả Sự liên kết yếu thể hiện trước hết ở tỷ lệ khoảng 80% số doanh nghiệp FDI là 100% vốn nước ngoài Bên cạnh đó, việc liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước vẫn tiến triển khá chậm Tình trạng liên kết yếu còn thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn còn thấp Cụ thể, đối với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm phụ tùng linh kiện ô-tô, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mới chỉ cung ứng sản phẩm cho lắp ráp ô-tô trong nước Theo Cục Công nghiệp (BộCông Thương), tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi đạt thấp, bình quân khoảng 7 - 10%; trong khi mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020, 40 - 45% vào năm 2025 và 50 - 55% vào năm 2030(8) Hay, tỷ lệ nội địa hóa của ngành điện tử hiện mới đạt 5 - 10% Các sản phẩm điện tử trên thịtrường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng phần lớn các linh kiện nhập khẩu Trong khi đó, mục tiêu đến năm 2025, ngành điện tử phải nội địa hóa đến 45%, đây là mục tiêu đầy thách thức(9) Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do năng lực các doanh nghiệp nội địa trong ngành còn nhiều hạn chế, chất
39 lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường cũng như của các doanh nghiệp FDI
Thứ ba, dành quá nhiều “ưu đãi” cho nhà đầu tư nước ngoài làm giảm nguồn thu từ thuế
Khi kêu gọi vốn FDI, có hiện tượng các địa phương chấp nhận kiểu cạnh tranh “cùng xuống đáy” Địa phương nào dành nhiều ưu đãi, “thông thoáng” hơn trong các điều kiện ràng buộc thì dễ được nhà đầu tư chọn vào Để giành phần thắng trong cạnh tranh, địa phương đã chấp nhận trả“giá” cao, đánh đổi lợi ích Địa phương sẽtăng được GDP, tạo thêm việc làm, tăng ngân sách, nhưng lại bị tổn thất dài hạn Thời gian qua, nhiều địa phương vẫn còn nặng tư duy về sốlượng nên đã dành nhiều ưu đãi đểthu hút nhà đầu tư
Sự chênh lệch về thuế suất giữa các quốc gia, giữa những đối tượng khác nhau trong một quốc gia, những quy định về mức thuế suất ưu đãi, miễn, giảm thuế đã tạo động cơ tránh thuế, không chỉ với doanh nghiệp FDI, mà cả các doanh nghiệp trong nước và tạo “kẽ hở” để doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do cơ chế, chính sách của chúng ta còn có những hạn chế.
Đề xu ấ t gi ải pháp thúc đẩ y vai trò c ủ a FDI v ớ i phát tri ể n kinh t ế Vi ệ t Nam 39
1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Thứ nhất, để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ những nước phát triển như: Mỹ và khối EU, ngoài những vấn đềliên quan đến môi trường đầu tư nói chung, Việt Nam cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhà đầu tư về một số khía cạnh như: Tính công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định
Thứ hai, đối với các địa phương đã phát triển đang cần thu hút dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại; Chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện
Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các mặt, từ công nghệđến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý Chỉ khi đó, các
40 doanh nghiệp FDI mới tìm đến đặt hàng và hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của họ
Thứtư, rà soát lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ cấu lại hợp lý; Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam
Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư không phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đủnăng lực về công nghệ
Tuy nhiên, để tận dụng lợi thếnày thì trước mắt Việt Nam cần giải quyết các vấn đề lớn còn tồn đọng, triển khai các biện pháp để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; sở hữu trí tuệđược đảm bảo, bản quyền, thương quyền cải cách hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp châu Âu nói riêng và các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung được cấp phép đầu tư.
2 Thúc đẩy vai trò của FDI với phát triển kinh tế Việt Nam
Thứ nhất, có những chủtrương, định hướng mới trong thu hút vốn FDI đểtăng tốc nền kinh tế Gia tăng thu hút các dự án FDI có quy mô vốn lớn, nắm giữ công nghệcao đến từ các nước phát triển hàng đầu trên thế giới là chủtrương xuyên suốt được đặt ra Theo đó, để thực hiện tốt điều này, Việt Nam cần có chính sách đảm bảo thu hút vốn FDI chiếm khoảng 25-27% vốn đầu tư xã hội để nền kinh tế bứt tốc Mỗi năm phấn đấu thu hút khoảng
20 tỷ USD và tỷ lệ vốn thực hiện khoảng 70-75% số vốn đăng ký Cùng với đó, nâng tỷ lệ vốn FDI đến từ các nước phát triển hàng đầu thế giới để phát triển mạnh hơn nữa công nghiệp điện tử, chế tạo máy móc thiết bị với công nghệ cao, có nhiều giá trị gia tăng và có khảnăng xuất khẩu lớn Đồng thời, làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp trong nước, góp phần tạo nên các chuỗi giá trịtrong nước
Dựbáo đến năm 2030, Việt Nam có khoảng 120 triệu dân, tiếp tục ổn định về chính trị, kinh tế; Việt Nam cần phát triển mạnh các lĩnh vực tự động hóa, cơ điện tử, máy móc phục vụ sản xuất hàng hóa - điện - vận tải, viễn thông, thuốc chữa bệnh, vận tải biển, logistics, chữa bệnh, du lịch
Thứ hai, hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI, đảm bảo đồng bộ, nhất quán Từ trung ương đến địa phương cần đưa ra các cam kết mạnh mẽđồng hành cùng nhà đầu tư FDI, tạo thuận lợi đểcác nhà đầu tư làm ăn có hiệu quả, lâu dài và ổn định Theo lý thuyết, lợi nhuận là đòi hỏi hàng đầu đối với các nhà đầu tư nói chung Tuy nhiên, cần có các chính sách hạn chếđến mức tối thiểu tình trạng chuyển giá và khai báo “lỗ giả lãi thật” gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam
Bên cạnh đó, ban hành các chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường đầu tư của Việt Nam như: hỗ trợ nhân lực chất lượng cao, giảm hoặc miễn tiền thuê đất, giảm thuế nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu và các nhà đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ khi vào Việt Nam làm ăn Mặt khác, hạn chế những dự án chỉ có công nghệ trung bình, sử dụng nhiều đất và tiêu tốn nhiều điện lại có nguy cơ ô nhiễm môi trường
Thứba, đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển Việt Nam cần tập trung đào tạo nhân lực quản lý bậc trung và nhân lực làm việc trong lĩnh vực chuyển đổi số Chính phủưu tiên hỗ trợkinh phí đào tạo nhân lực cho những dự án sử dụng công nghệ cao, quy mô lớn phù hợp với hình thành các lĩnh vực mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực của Việt Nam
Thứtư, phát triển đội ngũ doanh nghiệp trong nước nhằm hình thành chuỗi giá trị Phát triển đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam cả về sốlượng, quy mô và chất lượng có năng lực kết nối với doanh nghiệp FDI là yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập, thu hút FDI Theo đó, thời gian đầu nên phát triển mạnh hình thức liên kết giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước để hình thành đội ngũ đủnăng lực chế tạo thiết bị, linh kiện phục vụ lắp ráp cho các doanh nghiệp FDI lớn Sau đó thực hiện từng bước mua lại doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của người nước ngoài
Việt Nam là quốc gia vừa thiếu công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, vừa thiếu nguyên liệu theo yêu cầu của các nhà lắp ráp lớn đã đầu tư vào Việt Nam nên Nhà nước cần có kế hoạch khả thi, thực tếđể phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước lớn mạnh
Thứ năm, đánh giá hiệu quả kinh tế FDI trên phạm vi cả nước Hàng năm tổ chức triển khai đánh giá hiệu quả kinh tế của FDI trên phạm vi cảnước Để thực hiện nội dung