1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện xuyên mộc

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

25 2.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc ....  Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp:

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI

Trang 3

TÓM TẮT

Khoá luận này tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Xuyên Mộc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2020-2022 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng để đánh giá, phân tích và đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng Mục đích của nghiên cứu là đánh giá thực trạng, phân tích sau đó đề ra các giải pháp và kiến nghị để phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng

Phương pháp nghiên cứu bao gồm hệ thống hóa lý luận, phân tích dữ liệu thứ cấp và thống kê mô tả Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ giúp ngân hàng tăng cường các sản phẩm dịch vụ và nhìn nhận hoạt động cho vay tiêu dùng của mình Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng và ngành tài chính nói chung

Các nhà quản lý ngân hàng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để nâng cao và phát triển các hoạt động về cho vay tiêu dùng của đơn vị Luận văn cũng đưa ra định hướng cùng với một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank trong thời gian tương lai, một phần góp vào sự phát triển toàn diện của ngân hàng Với việc áp dụng các giải pháp được đề xuất từ nghiên cứu này, Agribank chi nhánh Xuyên Mộc sẽ đạt được tiến bộ đáng kể trong hoạt động cho vay tiêu dùng của mình Điều này sẽ có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai

Trang 4

ABSTRACT

This dissertation delves into the domain of consumer lending practices observed at the Xuyen Moc branch of the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank) spanning the period from 2020 to 2022 Drawing upon financial and annual reports, the study conducts an in-depth evaluation, analysis, and offers strategic recommendations to foster the evolution of consumer lending operations The primary objective is to comprehensively assess the existing landscape, conduct a detailed analysis, and subsequently proffer actionable strategies to propel the development of consumer lending products

Employing a methodological framework encompassing theoretical consolidation, secondary data analysis, and descriptive statistical approaches, this study anticipates yielding insights that will fortify the bank's service portfolio and augment its understanding of consumer lending intricacies Moreover, the research endeavors to make meaningful contributions towards the sustainable advancement of both the banking sector and the broader financial industry

The insights gleaned from this research hold potential for bank executives to not only refine and elevate their consumer lending initiatives within their respective domains but also to chart a course forward The thesis not only charts a course for Agribank's future consumer lending endeavors but also offers a repertoire of suggested strategies, aiming to enrich the holistic progress of the bank Implementation of the proposed strategies from this study is poised to yield substantial advancements in consumer lending operations at Agribank's Xuyen Moc branch, thereby positively influencing the bank's operational dynamics and ensuring sustainable development in the foreseeable future

Trang 5

LỜI CẢM ƠN 

Để hoàn thành chương trình học đại học và viết khóa luận này, Em đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ các giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các giảng viên, đặc biệt là những người đã tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm thực tế đến em ở suốt quá trình học tập tại trường Điều này đã hỗ trợ em tích luỹ được kiến thức chuyên môn và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau khi tốt nghiệp

Em muốn bày tỏ lòng biết rất ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, người thầy đã trực tiếp chỉ dạy hướng dẫn em trong việc hoàn thành luận án cũng như thầy đã dành thời gian và sự quan tâm để hướng dẫn tận tâm cho cá nhân em, giúp bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thành một cách xuất sắc

Mặc dù đã nỗ lực để hết mình, nhưng với giới hạn của kiến thức và khả năng cá nhân, không thể tránh khỏi việc xuất hiện sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và phản hồi từ các giảng viên có thể cải thiện và hoàn thiện khóa luận của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN



Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng… năm 2023 Kí Tên

Trần Lý Huỳnh Đức

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM 7

1.1KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTMError! Bookmark not defined. 1.1.1 Khái niệm cho vay của NHTM Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM Error! Bookmark not defined.1.2HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM 7

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 7

1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng 7

1.2.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng 8

1.2.4 Các loại hình cho vay tiêu dùng 9

1.2.5 Quy trình cho vay tiêu dùng 11

1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 14

1.3CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHO VAY TIÊU DÙNG 18

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 18

1.3.2 Các nhân tố khách quan 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN XUYÊN MỘC 25

2.1TỔNG QUAN VỀ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN XUYÊN MỘC 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc 25

Trang 8

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc 25 2.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc 27 2.1.4 Thuận lợi và khó khăn 28 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc trong giai đoạn 2020 – 2022 31

2.2THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN XUYÊN MỘC 34

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc 35 2.2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc 39 2.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc 41 2.2.4 Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2020 – 2022 47

2.3ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN XUYÊN MỘC 57

2.3.1 Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân 57 2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân 58

Trang 9

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN XUYÊN MỘC 63

3.1ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN XUYÊN MỘC 63

3.2GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH 64

3.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh của các hình thức cho vay tiêu dùng 64

3.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất hợp lý 65

3.2.3 Cần quan tâm, đầu tư đúng mức công tác nghiên cứu thị trường 66

3.2.4 Tăng cường hoạt động marketing 67

3.2.5 Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị 68

3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra sau 68

3.3MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 69

3.3.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 69

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 70

3.3.3 Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan liên quanError! Bookmark not defined.KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Xuyên Mộc Bảng 2.7: Nợ xấu tại Agribank - Huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2020 – 2022 55 Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Xuyên Mộc Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNNo & PTNT– chi nhánh huyện Xuyên Mộc 25 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Agribank Xuyên Mộc 41

Trang 11

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

02 NHNNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cuộc sống càng mỗi lúc phát triển dẫn đến nhu cầu mua sắm cùng với việc cải thiện đời sống của mọi người có xu hướng được tăng cao Tuy nhiên, thu nhập đôi khi không đáp ứng đủ cho chi dùng đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế – xã hội ba tháng đầu năm 2023 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn Lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, việc cắt giảm nhân sự, thất nghiệp đã khiến nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cao (TỔNG CỤC THỐNG KÊ, 2023)

Cho vay tiêu dùng trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại, giúp người dân có khả năng vượt qua các khó khăn tài chính đột ngột Khi một tình huống khẩn cấp xuất hiện, hoặc khi họ muốn đầu tư vào giáo dục hay sức khỏe, khoản vay tiêu dùng có thể giúp họ điều chỉnh tài chính và thực hiện những mục tiêu này Hơn nữa, cho vay tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu dùng và phát triển kinh tế Nó giúp tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và cửa hàng, thúc đẩy sản xuất và dịch vụ Điều này không chỉ giúp tạo việc làm mà còn giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời cũng thúc đẩy tính cạnh tranh trong thị trường tài chính

Tình hình hiện tại cho thấy một số yếu tố tiêu cực đang tác động lên thị trường tài chính tiêu dùng Điều này bao gồm giảm đơn hàng sản xuất, sự mất việc làm của người lao động và việc hạn chế nhu cầu tiêu dùng Những biến động này đang có tác động xấu đối với thị trường tài chính tiêu dùng, khiến khách hàng hiện tại có dư nợ đối mặt với nguy cơ mất việc hoặc giảm lương và do đó, họ không còn khả năng trả nợ đúng hạn

Trước thực trạng trên cùng với kiến thức và quá trình thực tập tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 13

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc

2.2 Mục tiêu cụ thể

 Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Huyện Xuyên Mộc trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2022, tập trung vào việc phân tích các khía cạnh khó khăn và thuận lợi của tình hình này

 Đề xuất các giải pháp kiến nghị để phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc dựa trên định hướng phát triển tương lai

3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

 Tình hình cho vay tiêu dùng tại tại NHNNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc như thế nào?

 Các giải pháp để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc trong giai đoạn tới?

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tượng: Hoạt động cho vay tiêu dùng NHNNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc

 Phạm vi nghiên cứu: Tại NHNNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc từ năm 2020 đến 2022

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp định tính nhằm đạt được kết quả của mục tiêu đề ra bao gồm các phương pháp cụ thể sau:

 Phương pháp hệ thống hóa lý luận: Cung cấp một cái nhìn toàn diện, khách quan, và tổng hợp về tình trạng kiến thức hiện tại của đề tài bằng cách: xác

Trang 14

định câu hỏi nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, lọc và lựa chọn tài liệu, phân tích và tổng hợp dữ liệu, đánh giá chất lượng nghiên cứu, tổng kết và tạo báo cáo

 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Thu thập và tổng hợp dữ thống kê về mức độ cho vay tiêu dùng; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Tại NHNNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc ; Tài liệu báo cáo thường niên năm 2020, 2021, 2022; Các văn bản hiện hành liên quan hoạt động cho vay tiêu dùng trong hệ thống ngân hàng Agribank để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, từ đó phân tích được nguyên nhân khó khăn và thuận lợi để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc

 Phương pháp thống kê mô tả: Trong giai đoạn 2020 - 2022, tôi đã áp dụng phương pháp để tổng hợp và mô tả các dữ liệu chúng tôi đã thu thập của hoạt động cho vay tiêu dùng và các vấn đề liên quan tại chi nhánh Phương pháp này cho phép chúng tôi trình bày một cái nhìn tổng quan về tình hình cho vay tiêu dùng trong khoảng thời gian này, bằng cách mô tả các thông số chính và biểu đồ thống kê để minh họa mức độ và xu hướng của hoạt động kinh doanh Điều này giúp hiểu rõ hơn về hiệu suất và chất lượng cho vay tiêu dùng Chi nhánh trong giai đoạn nghiên cứu

6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Khung lý thuyết cho vay tiêu dùng: Định nghĩa các khái niệm liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng

 Dựa trên tình hình hiện tại: Đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng gần đây, bao gồm số lượng khoản vay, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất, và sản phẩm cho vay; Phân tích các yếu tố nội và ngoại việc ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng; Tập trung vào chiến lược và quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Trang 15

 Trên cơ sở những đánh giá thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT Việt Nam – chi nhánh huyện Xuyên Mộc, đưa ra các đề xuất và kiến nghị

7 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

7.1 Những nghiên cứu trong nước

 Nghiên cứu của Phùng Văn Thủy, (Phùng Văn Thủy, 2022) “Cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Nội”, đề tài luận văn tập trung nghiên cứu về quy trình cho vay tiêu dùng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Nội Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Nội bao gồm: quy trình cho vay; chính sách cho vay, kết quả cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh trong giai đoạn 2018-2020 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank tại chi nhánh Hà Nội Đề xuất nhiều giải pháp tăng cường cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT chi nhánh Hà Nội đến năm 2025

 Nghiên cứu của Nguyễn Văn Cường, (Nguyễn Văn Cường, 2022) “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Đắk Nông”, bài viết đã chỉ ra chất lượng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng trên địa bàn chưa thực sự có những nét riêng của ngân hàng dẫn đến số lượng khách hàng biết đến các sản phẩm chưa cao Tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng Agribank tỉnh Đăk Nông đang có xu hướng tăng Công tác giám sát và kiểm tra sau vay chưa được quan tâm đến, thường mang tính chiếu lệ Việc hấp dẫn khách hàng của Agribank chi nhánh tỉnh Đăk Nông có nhiều hạn chế, chi nhánh chủ yếu tập trung vào các hoạt động nhờ quảng cáo, khuyếch trương thương hiệu của Agribank

7.2 Những nghiên cứu nước ngoài

Trang 16

 Tostes, R L., de Oliveira, G B., & de Sousa Jabbour, A B L (Tostes, R L et al., 2021) Improving credit risk management practices in Brazilian banks: An analysis from the perspective of risk governance Journal of Business Research, 122, 350-358 tập trung vào vấn đề quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Brazil Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá và cải thiện các thực hành quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Brazil bằng cách phát triển các cơ chế quản trị rủi ro hiệu quả Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp để thu thập dữ liệu từ hai ngân hàng lớn ở Brazil và phân tích các kết quả để đưa ra các khuyến nghị cụ thể Các tác giả đã phát hiện ra rằng việc xây dựng và thực thi các cách thức quản trị về rủi ro tín dụng hiệu quả rất quan trọng để giảm thiểu các mối nguy tìm ẩn và cải thiện chất lượng các khoản vay của các ngân hàng Cụ thể, nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao các thực hành quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Brazil Các giải pháp này bao gồm tăng cường vai trò của các nhân viên quản trị rủi ro, cải thiện các quy trình thẩm định tín dụng và xây dựng các cơ chế quản trị rủi ro tích cực Các tác giả cũng đề xuất sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để đánh giá và dự báo rủi ro tín dụng, cũng như tăng cường giám sát và kiểm soát các hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đề xuất việc tăng cường hợp tác giữa các bộ phận trong ngân hàng, tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên quản lý rủi ro, và tăng cường liên kết với các đối tác bên ngoài để cải thiện việc quản lý rủi ro tín dụng 7.3 Khoảng trống nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu một loạt các nghiên cứu trước đây về sự đa dạng hóa sản phẩm vay để phù hợp với nhiều nhu cầu tiêu dùng khác nhau và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng ở Việt Nam, mặc dù đã có những kết quả đạt được, nhưng vẫn còn một số khía cạnh thách thức chưa được khám phá và giải quyết một cách cụ thể

Trang 17

Chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt về phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc

Các khoảng trống được đề cập ở trên sẽ là các hướng nghiên cứu chính mà phác đồ nghiên cứu tập trung vào để đóng góp thêm vào kho tài liệu nghiên cứu về việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

8 BỐ CỤC

CHƯƠNG 1: Những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc

CHƯƠNG 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc

Trang 18

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM

1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Hiện nay, trong nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo, chúng ta có thể bắt gặp nhiều định nghĩa và quan điểm về khái niệm cho vay tiêu dùng, tuy nhiên, một cách tổng quan, nó có thể được hiểu như sau:

“Cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,

tiêu dùng của khách hàng.” (Trầm Thị Xuân Hương 2012, Nghiệp vụ ngân hàng

thương mại, NXB Kinh tế TP HCM)

Cho vay tiêu dùng của NHTM là cách ngân hàng cung cấp hỗ trợ tài chính cho cá nhân hoặc tổ chức, trực tiếp hoặc gián tiếp, để họ có khả năng thanh toán trước khi hoàn trả đầy đủ Khoản vay tiêu dùng phục vụ cho việc chi tiêu của cá nhân và gia đình, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp họ đáp ứng các mục tiêu có thể kể đến mua nhà, nội thất hoặc mua xe Ngoài ra, việc cho vay tiêu dùng cũng có thể hỗ trợ các mục tiêu như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hoặc du học

1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

1.1.2.1 Quy mô cho vay tiêu dùng

So với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh, giá trị của mỗi khoản vay tiêu dùng của khách hàng thường nhỏ hơn và tiềm ẩn ít rủi ro hơn, chia sẻ ảnh hưởng đối với ngân hàng ở mức thấp Điều này cũng giúp ngân hàng dễ dàng phân tán rủi ro một cách hiệu quả Tuy nhiên, trong một số sản phẩm cho vay tiêu dùng có thời hạn vay kéo dài và giá trị lớn như cho vay mua đất, nhà, hoặc mua ô tô, thường có mức rủi ro cao hơn đối chiếu với những sản phẩm tiêu dùng cơ bản khác

1.1.2.2 Lãi xuất cho vay tiêu dùng

Lãi suất cho vay tiêu dùng thường có cao hơn và áp dụng một cách nghiêm

Trang 19

công nghiệp, điều này xuất phát từ việc chi phí liên quan thường ở mức cao so với các khoản cho vay không cùng mục đích tiêu dùng

Lãi suất cho vay tiêu dùng thường được xác định theo mức cố định và không thể điều chỉnh dễ dàng như lãi suất cho vay vào việc kinh doanh Ngân hàng cũng thường dựa vào thay đổi trong lãi suất huy động nhằm xác định cơ sở về việc xác định cho vay tiêu dùng với mức lãi suất phù hợp Điều đó dẫn đến việc lãi suất cho vay tiêu dùng thường không thay đổi theo thời gian và có tính cố định Tính cố định của lãi suất này tạo ra một yếu tố tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng khi lãi suất huy động tăng

Các khoản vay tiêu dùng thường có chi phí tổ chức cao do mỗi hợp đồng vay thường có giá trị không lớn khi so sánh với các khoản vay kinh doanh Các mức phí này bao gồm phí giao dịch bình quân, các chi phí về thiết lập xây dựng mạng lưới giúp khách hàng tiếp cận được tới sản phẩm và dịch vụ "Chi phí" của các khoản vay tiêu dùng thường cao hơn do mang tính chất tiêu dùng và hàm ý rủi ro cao hơn

Hơn nữa, người tiêu dùng đôi khi không quá cảm thấy quan trọng với lãi suất và thường đánh giá khả năng thanh toán dựa trên thu nhập tương lai của họ để đảm bảo rằng họ có khả năng trả tiền mà họ vay Nếu họ tin tưởng vào khả năng thanh toán, họ sẵn sàng vay khi có nhu cầu tiêu dùng hoặc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình

1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng

Đối với Ngân hàng: Góp phần đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của ngân hàng; Phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; Mở rộng đối tượng khách hàng giao dịch, mở rộng thị phần Đối với khách hàng: Tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí thấp; Được ngân hàng cung ứng các dịch vụ khác gắn liền với

khoản tiền vay (Trầm Thị Xuân Hương 2012, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,

NXB Kinh tế TP HCM)

Trang 20

Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và đóng góp vào việc nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro Được kiểm chứng rằng một số ngân hàng thương mại lớn trên toàn cầu đã đạt được lợi nhuận đáng kể từ việc đem đến phục vụ các khoản cho vay tiêu dùng Nếu xem xét riêng các khoản cho vay tiêu dùng một, ta nhận thấy được mặc dù từng khoản cho vay tiêu dùng mang giá trị không lớn, nhưng khi xem xét toàn bộ tập hợp các khoản cho vay về tiêu dùng thì rủi ro trở nên không đáng kể Trong thực tế, các khoản vay tiêu dùng thường mang lại lợi nhuận cao đối với NHTM, điều này được chứng minh thông qua mức lãi suất thường cao áp dụng cho những khoản vay này Do đó, các ngân hàng có thể kỳ vọng tăng cường lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng Điều này thường là một phần quan trọng trong chiến lược tài chính của họ

Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng và tăng cường khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng Hoạt động này giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với khách hàng, từ đó tạo thuận lợi trong việc huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi của dân cư Ngoài ra, tác động lan truyền trong người dân đặc biệt rất mạnh mẽ, cho phép các ngân hàng quảng cáo về mình thông qua các khoản cho vay tiêu dùng để thu hút khách hàng đến với các dịch vụ khác của ngân hàng Mặc dù các khoản cho vay tiêu dùng có quy mô nhỏ, nhưng nhu cầu về chúng rất lớn Do đó, nếu thực hiện thị trường này có hiệu quả, các ngân hàng thương mại có thể huy động một lượng vốn đáng kể

Hỗ trợ trong việc thúc đẩy tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất và cung cấp các khoản vay mới cho các doanh nghiệp sản xuất Sự phát triển trong sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm mới, tạo nên sự gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng Quá trình này tiếp tục lặp đi lặp lại, giúp thị trường tiêu dùng phát triển không ngừng

1.1.4 Các loại hình cho vay tiêu dùng

Có nhiều phương thức phân loại cho vay tiêu dùng dựa trên các tiêu chí khác nhau Dưới đây là một số tiêu chí phân loại cho vay tiêu dùng:

Trang 21

1.1.4.1 Phân loại trên mục đích vay

Cho vay tiêu dùng cư trú: Là hình thức cho vay nhằm tài trợ cho việc xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân hoặc hộ gia đình Loại cho vay này có đặc điểm là có thời hạn dài và mức vốn vay thường lớn

Cho vay tiêu dùng không cư trú: Là hình thức cung cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống như mua sắm phương tiện vận chuyển, trang thiết bị gia đình, du lịch, giáo dục hoặc giải trí Đặc điểm chung của hình thức vay này là quy mô vốn vay nhỏ và thời hạn ngắn, dẫn đến rủi ro thấp hơn so với cho vay tiêu dùng cư trú

1.1.4.2 Phân loại trên phương thức thanh toán

Cho vay tiêu dùng trả góp là một hình thức vay tiêu dùng, trong đó khoản vay được trả nhiều lần trong thời gian vay theo các kỳ hạn cố định Thường thì hình thức này được áp dụng cho việc mua sắm nhà cửa hoặc các tài sản có giá trị lớn như ô tô, thuyền, và các đồ dùng đắt tiền Nguyên nhân của việc này có nguồn gốc từ việc khách hàng không đủ khả năng tài chính để trả toàn bộ số tiền vay trong một lần thanh toán duy nhất Việc chia khoản nợ thành các kỳ hạn thường giúp giảm áp lực tài chính lên người vay và tạo thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng

Còn cho vay trả một lần là một dạng vay ngắn hạn, thường được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu tiền mặt tức thời và phải được trả lại toàn bộ khi đến hạn Quy mô của các khoản vay này thường nhỏ, bao gồm cả phí tài khoản, và thời hạn thanh toán ngắn Thường, người ta sử dụng khoản vay này để thanh toán cho các chi phí ngắn hạn như chuyến du lịch, chi phí y tế, mua sắm đồ dùng gia đình hoặc sửa chữa nhà cửa, hoặc chi phí bất ngờ khác

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc nhận séc thấu chi dựa trên tài khoản thanh toán của họ Trong khoảng thời gian tín dụng được thỏa thuận trước, khách hàng có thể vay và trả nợ nhiều kỳ, phù hợp với thu nhập và chi tiêu hàng tháng của họ Trong danh mục các lãi suất cho vay tiêu dùng, lãi suất cho vay theo hình thức này thường là cao nhất Nguyên nhân nằm ở

Trang 22

việc các khoản vay tín dụng tuần hoàn không được đảm bảo bằng tài sản và đòi hỏi mức chi phí cao cho việc quản lý, bao gồm quản lý quỹ, xử lý thẻ tín dụng, kiểm tra rủi ro lừa đảo, và giải quyết mất mát trong các giao dịch thanh toán

Có ba cách để tính lãi trong mỗi kỳ:

Lãi trước được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh Số dư nợ được sử dụng để tính lãi suất là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khi khách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng

Lãi suất được tính dựa trên số dư nợ trước khi điều chỉnh Theo cách này, số dư nợ sử dụng để tính lãi suất là số dư nợ mỗi kỳ trước khi khoản nợ được thanh toán

Lãi suất được tính dựa trên cơ sở số dư nợ bình quân

1.1.5 Quy trình cho vay tiêu dùng

Quy trình cho vay là kết quả của tổng hợp các hoạt động cụ thể mà CBTD và các bộ phận liên quan thực hiện khi cung cấp tài trợ cho khách hàng Để tạo tính đồng nhất trong quá trình giao tiếp, phân tích, cấp vay và thu nợ, mỗi ngân hàng thường xây dựng một quy trình cho vay riêng cho mình Mặc dù có sự biến đổi giữa các ngân hàng, quy trình này thường bao gồm 6 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng: Khách hàng có nhu cầu vay tiền đến ngân

hàng để nộp hồ sơ vay Tại đây, CBTD hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tuân thủ quy định của ngân hàng Hồ sơ tín dụng thường bao gồm các phần như hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay

Bước 2: Thẩm định tín dụng: Quá trình thẩm định tín dụng bao gồm việc:

 Đánh giá nguồn tài chính của khách hàng  Đánh giá mục đích sử dụng khoản vay  Xem xét tình hình tài sản đảm bảo (nếu có)

Trang 23

Bước 3: Xét duyệt và quyết định cho vay: Sau quá trình thẩm định, CBTD

báo cáo cho cấp quản lý cao hơn để được xét duyệt và đưa ra quyết định về việc cấp vốn Sau khi quyết định được đưa ra, ngân hàng thông báo cho khách hàng về kết quả

Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý và giải ngân

Sau khi xét duyệt và quyết định cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng sẽ bao gồm các yếu tố quan trọng như:

 Thông tin về khách hàng: Họ tên, địa chỉ, và tư cách pháp nhân (nếu có)  Mục đích sử dụng khoản vay: Khách hàng cần xác định rõ việc họ sẽ sử dụng

tiền vay để làm gì

 Số tiền vay hoặc hạn mức tín dụng: Ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một số tiền cụ thể hoặc một hạn mức tín dụng

 Lãi suất áp dụng: Hợp đồng sẽ quy định mức lãi suất mà khách hàng phải trả Lãi suất có thể cố định hoặc biến đổi theo thời gian, và các điều kiện liên quan đến việc thay đổi lãi suất sẽ được ghi rõ

 Phí và chi phí liên quan: Hợp đồng có thể quy định về các khoản phí khác nhau mà khách hàng phải trả, bao gồm cả phí xử lý, phí thủ tục, và phí bảo hiểm

 Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian mà khách hàng được cấp tín dụng Thời hạn này tính từ thời điểm giải ngân đầu tiên đến thời điểm khách hàng phải trả hết cả gốc lẫn lãi

 Đảm bảo: Hợp đồng sẽ quy định về tài sản hoặc tài sản đảm bảo để đảm nhận việc trả nợ Điều này bao gồm các điều kiện về định giá, bảo hiểm, quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng, và quyền sử dụng tài sản đảm bảo

 Điều kiện và kỳ hạn giải ngân: Hợp đồng sẽ xác định cụ thể các điều kiện và thời điểm giải ngân

Trang 24

 Thời điểm và cách thức thanh toán gốc và lãi: Hợp đồng tín dụng sẽ quy định rõ về việc trả nợ gốc và lãi, bao gồm cả thời điểm và phương thức thanh toán

 Các điều kiện khác: Hợp đồng cũng có thể chứa các điều kiện và quy định khác nhau như kiểm soát tài sản thế chấp, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của người vay, điều kiện phát mại tài sản, và các khoản phạt trong trường hợp vi phạm hợp đồng

Sau khi hợp đồng được ký kết, ngân hàng tiến hành giải ngân bằng cách chuyển tiền vay vào tài khoản của khách hàng

Bước 5: Quản lý và kiểm tra trong quá trình cho vay: Sau khi tiền đã được

giải ngân, ngân hàng tiếp tục theo dõi việc sử dụng tiền vay của khách hàng để đảm bảo rằng họ sử dụng tiền đúng mục đích Các hoạt động kiểm tra bao gồm việc thu thập thông tin liên quan đến khách hàng và việc chất lượng của khoản vay cũng được đánh giá Nếu phát hiện rủi ro về chất lượng tín dụng, ngân hàng phải đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời Ngân hàng cũng có quyền thu hồi nợ trước hạn hoặc ngừng giải ngân nếu khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng

Bước 6: Thu hồi nợ hoặc đưa ra quyết định tín dụng mới

Sau khi khách hàng đã thanh toán đủ nợ gốc và lãi đúng hạn, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng sẽ chấm dứt Tuy nhiên, vẫn có thể tồn tại các khoản tín dụng không an toàn, mà đến thời điểm đáo hạn, khách hàng không thể thanh toán khoản nợ Vì vậy, ngân hàng phải tiến hành xem xét nguyên nhân và đưa ra quyết định mới: có thể là gia hạn khoản nợ cho khách hàng hoặc bán tài sản đảm bảo để bù đắp rủi ro

Tóm lại, quy trình cho vay của từng ngân hàng cần phải được thiết lập một cách phù hợp với các quy định pháp luật, từng nhóm khách hàng, và từng loại sản phẩm và dịch vụ cho vay mà ngân hàng cung cấp Quan trọng hơn, quy trình này phải đảm bảo rằng thông tin cần thiết được cung cấp cho người vay cũng như không

Trang 25

gây phiền hà Một quy trình cho vay hoàn hảo sẽ đóng góp vào việc tối ưu hoá hoạt động của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, và tối ưu hóa lợi nhuận của ngân hàng Ngoài ra, nó cũng phải cung cấp dịch vụ vay mượn hiệu quả và bền vững cho khách hàng

1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng

Trong thực tế, có một loạt chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng Trong nghiên cứu của tôi, tôi đã áp dụng một số chỉ tiêu quan trọng từ "Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng thương mại, 2009," nhằm phản ánh và đo lường hiệu suất và quy mô của hoạt động cho vay tiêu dùng

1.1.6.1 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng (CVTD) là tổng số tiền mà khách hàng đang nợ tại ngân hàng tại một điểm thời điểm cụ thể

Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tuyệt đối (ΔCVTD) được tính theo công thức sau:

Δ𝐶𝑉𝑇𝐷 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷 𝑛ă𝑚 (𝑡) − 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷 𝑛ă𝑚 (𝑡 − 1)

Khi chỉ tiêu này đang tăng trên mức 0, điều này phản ánh việc dư nợ hàng năm mà khách hàng nợ ngân hàng đang tăng lên, cho thấy hoạt động vay mượn tiêu dùng đang mở rộng Trái lại, nếu chỉ tiêu này giảm dưới mức 0, điều này báo hiệu rằng khách hàng đang giảm nợ ngân hàng mỗi năm, dấn thân vào việc hoạt động cho vay tiêu dùng đang giảm dần Điều này cho thấy cần có các biện pháp thúc đẩy và tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng trong tương lai để duy trì sự tăng trưởng hoặc tạo đà giảm dần của hoạt động này

Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tương đối (Tăng trưởng CVTD tương đối) được tính bằng công thức:

Tổng dư nợ CVTD năm (t − 1)× 100%

Trang 26

Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng từ năm (t-1) đến năm (t) Khi chỉ tiêu này càng cao, nó cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang ổn định và hiệu quả hơn Ngược lại, khi chỉ tiêu này thấp, nó có thể chỉ ra rằng ngân hàng đang gặp khó khăn, đặc biệt trong việc tìm kiếm khách hàng và thực hiện kế hoạch tín dụng một cách hiệu quả

Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ (Tỷ trọng) được tính bằng công thức:

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔× 100%

Chỉ tiêu này thể hiện phần trăm dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng Khi tỷ lệ này cao, nó cho thấy ngân hàng tập trung vào hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân Sự tăng của tỷ lệ này qua các năm có thể cho thấy mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Dựa vào chỉ tiêu này, ngân hàng có khả năng điều chỉnh quỹ dư nợ cho vay tiêu dùng sao cho phù hợp với hướng phát triển và mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn Việc này cho phép ngân hàng tối ưu hóa việc sử dụng vốn và điều hành quỹ dư nợ một cách hiệu quả, tùy thuộc vào chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh cụ thể mà ngân hàng đang hướng đến

1.1.6.2 Chỉ tiêu phản ánh doanh thu cho vay tiêu dùng

Lợi nhuận đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự ổn định và mở rộng hoạt động của mọi tổ chức kinh doanh, bao gồm cả ngành ngân hàng Nó không chỉ là mục tiêu cốt lõi mà còn là cơ sở tài chính quan trọng, đóng góp vào việc đầu tư vào nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quy mô hoạt động và khuyến khích sự đổi mới để tăng trưởng bền vững Vì vậy, không thể coi thường việc đánh giá lợi nhuận trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Một trong những chỉ tiêu phổ biến để đo lường lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng là tỷ lệ doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng so với tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng Điều này

Trang 27

thể hiện mức đóng góp của hoạt động vay tiêu dùng vào tổng lợi nhuận của ngân hàng và là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝐶𝑉𝑇𝐷 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔

Chỉ tiêu này giúp đánh giá mức đóng góp của hoạt động cho vay tiêu dùng trong nguồn lợi nhuận tổng cộng của ngân hàng Nếu tỷ lệ này cao, điều này cho thấy một phần lớn lợi nhuận của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay tiêu dùng Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận

1.1.6.3 Chỉ tiêu phản ánh hệ số thu nợ

“Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, chất lượng tín dụng tốt, thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay " (Trịnh Hoài Đức, 2018) và công thức được tính như sau:

𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng Nó phản ánh trong một thời kỳ nhất định, với một mức doanh số cho vay cụ thể, Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn Tỷ lệ này càng cao càng tốt, điều này cho thấy Ngân hàng có khả năng thu hồi vốn từ các khoản cho vay và tạo ra lợi nhuận cao từ hoạt động tín dụng và đặc biệt là trong cho vay tiêu dùng

1.1.6.4 Chỉ tiêu phản ánh số lượng sản phẩm, loại hình cho vay tiêu dùng

Khi ngân hàng quyết định mở rộng hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, điều này đồng nghĩa với sự cần có chiến lược chủ động thu hút và mở rộng khách hàng, đồng thời phát triển và duy trì mối quan hệ ổn định, lâu dài với họ Đây là một quá trình phức tạp yêu cầu ngân hàng tập trung vào việc xác định các phương pháp tiếp cận khách hàng, xây dựng các chính sách thu hút và duy trì mối quan hệ vững chắc Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng cần phải đa dạng hóa danh

Trang 28

mục sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và hướng họ đến sử dụng những sản phẩm và dịch vụ mang tính tiện ích cao hơn Do đó, việc căn cứ vào danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng là rất quan trọng để đánh giá mức độ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng: Tỷ trọng của từng loại hình cho vay tiêu dùng trong tổng danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng

𝑇ừ𝑛𝑔 𝑙𝑜ạ𝑖 ℎì𝑛ℎ 𝐶𝑉𝑇𝐷

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ấ𝑡 𝑐ả 𝑙𝑜ạ𝑖 ℎì𝑛ℎ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑖ê𝑢 𝑑ù𝑛𝑔

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của mỗi loại hình cho vay tiêu dùng trong tổng danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng Điều này giúp ngân hàng hiểu rõ phần nào chiếm thị trường và mức độ phát triển của từng sản phẩm cụ thể Dựa vào thông tin này, ngân hàng có thể điều chỉnh danh mục sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và thị trường

1.1.6.5 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng

Tỷ trọng nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

Theo (Nguyễn Văn Tiến, 2015) được định nghĩa: Phân loại nợ là quá trình xem xét, đánh giá danh mục cho vay nhằm phân loại các khoản vay nợ vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và các đặc điểm tương đồng của khoản vay Theo khái niệm và quyết định trên, cho thấy nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 Tỉ trọng nợ quá hạn được tính toán bằng công thức sau:

𝑇ỉ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 = 𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝐶𝑉𝑇𝐷

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷 × 100%

Chỉ số này phản ánh tỉ lệ của số tiền vay chưa được thanh toán đúng hạn so với tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng Đây là một thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro trong việc cung cấp các khoản vay tiêu dùng Mức nợ quá hạn càng cao, nguy cơ chất lượng các khoản vay sẽ giảm, tạo ra rủi ro cho ngân hàng và giảm khả năng mở rộng hoạt

Trang 29

động vay tiêu dùng Ngược lại, mức nợ quá hạn thấp thể hiện việc kiểm soát rủi ro tín dụng tốt và hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng diễn ra một cách hiệu quả

Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 𝐶𝑉𝑇𝐷 = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 𝐶𝑉𝑇𝐷

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷 × 100%

Bên cạnh chỉ số nợ quá hạn cho vay tiêu dùng, tỷ lệ nợ xấu cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Tổng nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ chuyển từ quá hạn về trong hạn, phản ánh thực tế về chất lượng tín dụng trong việc cho vay tiêu dùng Đồng thời, nó thể hiện khả năng quản lý tín dụng, đảm bảo thu hồi nợ trong lĩnh vực này Mức nợ cao đồng nghĩa với rủi ro lớn, mất vốn, hạn chế mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Ngược lại, tỷ lệ thấp phản ánh khả năng quản lý tốt và rủi ro thấp trong hoạt động vay tiêu dùng

1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHO VAY TIÊU DÙNG 1.2.1 Các nhân tố chủ quan

Sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng được hình thành bởi nhiều yếu tố, bao gồm điều kiện môi trường và kinh tế, cũng như các yếu tố chủ quan khác Các yếu tố chủ quan này là sản phẩm của sự tương tác giữa người tiêu dùng và ngân hàng, bao gồm các khía cạnh như chính sách và quy định vay mượn, sự sẵn có của thông tin tài chính, tình hình huy động vốn, năng lực của lực lượng lao động ngân hàng và thậm chí cả hành vi của người tiêu dùng

Chính sách tín dụng của ngân hàng:

Đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Chính sách này gồm các yếu tố quan trọng như hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất, lệ phí, các biện pháp bảo đảm khả năng thanh toán, cách tiếp cận đối với các khoản vay có vấn đề, và quy trình giải quyết sự việc

Trang 30

Một chính sách tín dụng đúng đắn và có hiệu suất tốt là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng Nó cung cấp cơ sở để điều hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và hướng dẫn các bộ phận liên quan trong việc thực thi công việc một cách nhanh chóng và có hiệu quả Nếu chính sách tín dụng không đáp ứng được những yêu cầu này, ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Tuy nhiên, nếu chính sách tín dụng được thiết lập với sự mở rộng trong tầm mắt, ví dụ về việc áp dụng điều kiện cho vay linh hoạt hơn, lãi suất cạnh tranh, và quy trình cấp tín dụng nhanh chóng, và đặc biệt nếu ngân hàng đặt mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ đa dạng và hiện đại, thì điều kiện này có thể tạo ra nền tảng mạnh mẽ để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng trong tương lai

Trong một thị trường cạnh tranh với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, một chính sách tín dụng đáng tin cậy, với sự đa dạng hóa của lãi suất phù hợp cho từng loại khách hàng và kỳ hạn cho vay, có khả năng thu hút nhiều khách hàng và hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng một cách hiệu quả

Quy trình cấp tín dụng: Là một tập hợp các nguyên tắc và quy định được

thiết lập bởi ngân hàng để quy định các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng, bao gồm các giai đoạn từ việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi quan hệ cho vay kết thúc Xây dựng và thực hiện một quy trình cấp tín dụng đúng cách và hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tài chính, đồng thời còn giúp xây dựng lòng tin và thu hút khách hàng

Thông tin cho vay: Trong hoạt động cho vay, quyết định của ngân hàng về

việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên sự đánh giá về tin tưởng và khả năng hoàn trả của họ Để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng, ngân hàng cần có khả năng thu thập và sử dụng thông tin một cách kịp thời và chính xác về khách hàng vay vốn, bao gồm:

 Thông tin không liên quan đến tài chính: Bao gồm tình trạng và uy tín của

Trang 31

mối quan hệ xã hội Đánh giá những yếu tố này giúp xác định xem khách hàng có đủ đáng tin cậy để trả nợ và có khả năng quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hay không

 Các thông tin gián tiếp: Đây liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, thông tin về xu hướng phát triển và cạnh tranh trong ngành kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động Hiểu rõ môi trường kinh doanh của khách hàng giúp ngân hàng dự đoán khả năng khách hàng tạo ra thu nhập để trả nợ

 Các thông tin tài chính của khách hàng: Bao gồm khả năng tài chính của khách hàng, thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ và khả năng cung cấp tài sản đảm bảo cho khoản vay Xác minh tình hình tài chính của khách hàng giúp ngân hàng đảm bảo rằng họ có khả năng trả nợ một cách đáng tin cậy và duy trì một quan hệ tài chính ổn định

Việc sử dụng thông tin này để đánh giá khách hàng giúp ngân hàng xác định rủi ro và đảm bảo rằng các khoản vay tiêu dùng được cấp cho những người có khả năng trả nợ một cách đúng hẹn và an toàn

Chất lượng cho vay và đa dạng hóa các loại sản phẩm cho vay tiêu dùng:

Đóng một vai trò quan trọng và quyết định đối với sự thành công của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng Chất lượng cho vay là điểm đặc biệt quan trọng, và nó đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo lợi nhuận và bền vững của hoạt động cho vay

Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, khi tất cả các ngân hàng đều đặt tín dụng tiêu dùng vào trọng tâm của chiến lược kinh doanh của họ, việc tạo ra sự khác biệt để thu hút và giữ chân khách hàng trở nên vô cùng cần thiết Điều này có thể được thực hiện thông qua việc cung cấp một danh mục sản phẩm tiêu dùng đa dạng hoặc bằng cách kết hợp các sản phẩm và dịch vụ vào các gói thúc đẩy để tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng Qua việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, ngân hàng có thể thu hút và giữ chân nhiều khách hàng hơn, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động của họ trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng và các dịch vụ tài chính khác

Trang 32

Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Nhấn mạnh rằng thành công trong việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng phụ thuộc mạnh mẽ vào chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng Các CBTD không chỉ cần phải có kiến thức chuyên môn về tín dụng, mà còn cần hiểu sâu về tâm lý, thói quen, và sở thích của từng nhóm khách hàng Họ cũng cần cập nhật thông tin về thị trường hàng hóa và dịch vụ Tất nhiên, CBTD đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, và trong quan điểm của họ, CBTD là bộ mặt của ngân hàng Vì vậy, việc giao tiếp với họ phải đảm bảo khách hàng tin tưởng vào năng lực chuyên môn của họ và cảm thấy an tâm trong mối quan hệ với ngân hàng

Tình trạng của người tiêu dùng

Mọi người dân đều có thể xem xét là người tiêu dùng, và trong cuộc đời của họ, có ít nhất một lần họ phải thực hiện các giao dịch mua sắm với các sản phẩm có giá trị lớn như mua nhà hoặc mua ô tô Tuy nhiên, khi khả năng tài chính hiện tại của họ không đủ để thực hiện những mục tiêu tiêu dùng lớn, họ thường sẽ tìm đến ngân hàng để tạo mối quan hệ cho vay Tuy nhiên, không phải người tiêu dùng nào cũng đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngân hàng để được cho vay Ngân hàng cần xem xét lịch sử trả nợ trước đây, tính ổn định của thu nhập của họ và năng lực tài chính của khách hàng Nếu tất cả những người đến ngân hàng không đáp ứng được những tiêu chuẩn này, khả năng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ trở nên không khả thi

1.2.2 Các nhân tố khách quan

Nhóm các nhân tố này thể hiện tầm quan trọng đối với cả hoạt động tiêu dùng tổng quan và đặc biệt là lĩnh vực cho vay tiêu dùng Cụ thể:

Nhân tố tình trạng của nền kinh tế: Có tác động đáng kể đến hoạt động tiêu

dùng và đặc biệt là cho vay tiêu dùng Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định và nâng cao mức sống của dân cư, nhu cầu tiêu

Trang 33

dùng tăng lên Điều này dẫn đến sự gia tăng trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Tuy nhiên, ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khi lạm phát gia tăng và tình hình không ổn định, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, và thị trường tài chính có thể trải qua sụt giảm Khi người dân thường có khuynh hướng tiết kiệm hơn là chi tiêu, điều này dẫn đến giảm sút trong hoạt động vay tiêu dùng Trong bối cảnh này, việc xây dựng chiến lược mở rộng cho vay tiêu dùng trở nên khó khăn

Nhân tố xã hội: Bao gồm một loạt các yếu tố như quan niệm xã hội, truyền

thống văn hóa, tình hình an ninh trật tự, trình độ tri thức của cộng đồng, mức độ tin tưởng cũng như các yếu tố khác Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ tín dụng tiêu dùng và tín dụng nói chung của các bên tham gia Do quan hệ tín dụng dựa trên sự đáng tin cậy lẫn nhau, những cá nhân được ngân hàng đánh giá là uy tín với trình độ cùng với mức thu nhập ổn định sẽ có được những ưu đãi ở trong mối quan hệ này Cùng với đó, một ngân hàng vận hành an toàn và hiệu quả, gây dựng lòng tin trong cộng đồng, sẽ thu hút sự quan tâm và lựa chọn của đa số khách hàng

Nhân tố pháp lý: Đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu dùng, đặc

biệt là trong hoạt động cho vay tiêu dùng Một môi trường chính trị ổn định, an toàn và bền vững đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài của mọi hoạt động kinh tế Môi trường chính trị này định hình hướng chính sách kinh tế của một quốc gia và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế nhiều như thế nào

Cần có hệ thống pháp luật rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, kịp thời và ổn định để tạo nên một môi trường pháp lý mạnh mẽ Nó tạo động lực cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp dịch vụ cho vay Hệ thống pháp luật ổn định đảm bảo sự bảo vệ và giải quyết hiệu quả các quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng cùng các bên liên quan trong trường hợp xảy ra tranh chấp Nếu không rõ ràng về các quy định pháp luật, không đồng nhất hoặc gây nên nhiều mâu thuẫn, điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tạo ra sự không chắc chắn trong môi trường kinh doanh Do đó, môi trường

Trang 34

pháp luật dễ hiểu và ổn định sẽ giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả và cung cấp nền tảng cho việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của họ

Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm ẩn trên thị trường có

thể tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và áp dụng chiến lược giá phù hợp Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng thường sở hữu nguồn lực tài chính lớn, có khả năng học hỏi từ những kinh nghiệm thất bại của các đơn vị tiền nhiệm và tối đa sử dụng những thế mạnh từ việc cung cấp nhiều khuyến mãi cho khách hàng Vì vậy, để duy trì và mở rộng thị phần, ngân hàng cần cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ, bao gồm hoạt động cho vay tiêu dùng Điều quan trọng là ngân hàng không chỉ phải xem xét chiến lược kinh doanh của mình mà còn cần nắm bắt chiến lược kinh doanh của đối thủ để đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp Điều này yêu cầu sự linh hoạt và khả năng thích nghi để đối phó với môi trường cạnh tranh đầy biến đổi

Trang 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại là một vấn đề vô cùng quan trọng và ngày càng trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng Thương mại đóng vai trò trong việc ổn định đời sống và kinh tế của người dân cũng như lợi nhuận của Ngân hàng

Trong Chương 1 của nghiên cứu, tôi đã xác định và đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng và chỉ tiêu đánh giá hoạt động này cũng như tìm hiểu, nghiên cứu các yếu tố như: chính sách tín dụng của Ngân hàng, quy trình cấp tín dụng, thông tin cho vay, chất lượng cho vay Đồng thời dựa trên các nhân tố để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Xuyên Mộc Sau khi có nền tảng lý thuyết trong chương 1, các phần tiếp theo sẽ tiếp tục phân tích

tình hình hoạt động và thực trạng tại Agribank CN Xuyên Mộc

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

– CHI NHÁNH HUYỆN XUYÊN MỘC

2.1 TỔNG QUAN VỀ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN XUYÊN MỘC

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc

Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-NHNo-02 ngày 19/6/1998 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc thành lập NHNNo & PTNT CN Xuyên Mộc, có trụ sở giao dịch tại Trung tâm Huyện Xuyên Mộc, tỉnh BRVT

NHNNo & PTNT CN Huyện Xuyên Mộc là đại diện pháp nhân có con dấu riêng, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Chương III, có bảng cân đối tài khoản và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định theo Điều 10 Chương II tại quy chế của CN NHNo & PTNT Việt Nam, kèm theo Quyết định số 169/QĐ/HĐQT-02 ngày 07/09/2000 của Hội đồng quản NHNo & PTNT Việt Nam

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNNo & PTNT– chi nhánh huyện Xuyên Mộc

Trang 37

(Nguồn: Agribank – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc)

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc Giám đốc chịu trách

nhiệm, giữ vai trò chỉ đạo trong ngân hàng, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc

Giám đốc: người điều khiển hoạt động của ngân hàng chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện cho ngân hàng theo pháp luật

Phó giám đốc: Người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, là người do giám đốc đề nghị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động kinh doanh, được ủy quyền của giám đốc về kí kết các hợp đồng ủy thác với các đối tác của ngân hàng

Phòng kế hoạch & kinh doanh( Phòng tín dụng): Đầu mối tham mưu đề

xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và

Trang 38

gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, báo cáo phân tích kết quả hoạt động tín dụng, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, hàng quý, năm

Phòng kế toán & ngân quỹ: Tham mưu cho giám đốc về chiến lược kế hoạch

phát triển kinh doanh Về tổ chức quản lý tài chính, kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh.Trực tiếp triển khai các nghiệp vụ về tài chính kế toán, ngân quỹ cũng như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quỹ để quản lý.Kiểm soát nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Quản lý tài sản, quản lý thu nhập và chi phí, từ đó xác định kế hoạch hoạt động của chi nhánh

Phòng tổng hợp: Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về

giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh Trực tiếp triển khai các nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương thi đua khen thưởng, công tác hành chính trong chi nhánh

2.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Xuyên Mộc

Có hơn 200 sản phẩm và dịch vụ hiện đại được phân loại vào 10 nhóm chính bao gồm: Huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán ở trong và ngoài quốc tế, kinh doanh vốn, đầu tư, thẻ, EBanking, dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ, Sản phẩm dịch vụ liên kết, nhằm đáp ứng một loạt nhu cầu từ cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

Hệ thống kênh phân phối là một tổ hợp đa dạng và hiện đại, bao gồm mạng lưới Chi nhánh và Phòng giao dịch trải rộng trên toàn quốc, mạng lưới ngân hàng đại lý có mặt tại đa số các quốc gia ở trên thế giới, hệ thống ATM, EDC/POS (dịch vụ chấp nhận thanh toán điện tử), kênh Mobile, Internet và các kênh kết nối trực tiếp với khách hàng

Trang 39

Sản phẩm và dịch vụ dành cho cá nhân bao gồm: Dịch vụ tiết kiệm; Tài

khoản và dịch vụ tiền gửi cá nhân; Dịch vụ cho vay cá nhân; Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền; Dịch vụ thanh toán trong nước; Dịch vụ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ; Dịch vụ séc và giao dịch ngoại tệ; Dịch vụ quản lý giấy tờ có giá; Dịch vụ ngân hàng trực tuyến, bao gồm SMS Banking, A-Transfer, VnTopup và ApayBill; Dịch vụ bảo lãnh; Dịch vụ chiết khấu và tái chiết khấu; Dịch vụ thanh toán biên mậu; Dịch vụ nộp thuế điện tử; Các dịch vụ tài chính khác

Sản phẩm và dịch vụ dành cho doanh nghiệp bao gồm: Dịch vụ cấp tín

dụng; Dịch vụ bảo lãnh; Tài khoản và dịch vụ tiền gửi doanh nghiệp; Dịch vụ bao thanh toán; Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế; Dịch vụ thanh toán biên mậu; Dịch vụ chiết khấu và tái chiết khấu; Dịch vụ séc doanh nghiệp; Giao dịch và kinh doanh ngoại tệ; Dịch vụ thẻ doanh nghiệp; Dịch vụ ngân hàng trực tuyến, bao gồm SMS Banking, VnTopup và ApayBill; Dịch vụ nộp thuế điện tử; Dịch vụ quản lý

giấy tờ

Sản phẩm và dịch vụ dành cho tổ chức tài chính định chế bao gồm: Dịch

vụ ngân hàng đại lý; Dịch vụ về thanh toán quốc tế; Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ;

Dịch vụ tài trợ cho thương mại; Dịch vụ về kinh doanh vốn; 2.1.4 Thuận lợi và khó khăn

2.1.4.1 Thuận lợi

Nhìn vào tình hình của NHNNo & PTNT - chi nhánh Xuyên Mộc, chúng ta có thể nhận thấy nhiều yếu tố quan trọng đang ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

Vị trí địa lý và cơ hội thuận lợi: NHNNo & PTNT - chi nhánh Xuyên Mộc ra đời sớm và tọa lạc ở vị trí trung tâm của huyện Xuyên Mộc Điều này mang lại môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt khi có sự hiện diện của nhiều khách hàng quan trọng như các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình làm nông Dù vị trí này

Trang 40

mang nhiều ưu điểm, tuy nhiên, việc liên tục đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vẫn đối diện với nhiều khó khăn

Thực hiện Văn hóa Agribank: NHNNo & PTNT - chi nhánh Xuyên Mộc luôn đề cao tập trung thực hiện tốt yếu tố "vàng" văn hóa của tổ chức đó là trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng và hiệu quả Thực hiện thành công Văn hóa này giúp ngân hàng thiết lập sự tin cậy một cách bền vững từ phía khách hàng, chiếm đóng thị trường và tối ưu hóa và nâng cao chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ chi nhánh để tăng cường sức cạnh tranh trong khu vực địa phương

Hỗ trợ từ chính quyền địa phương cùng các cơ quan liên ngành: Việc chỉ đạo và chú ý quan tâm từ chính quyền địa phương và sự giúp đỡ đến từ các đơn vị ban ngành liên quan đã giúp NHNNo & PTNT - chi nhánh Xuyên Mộc thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh và các chính sách của Nhà nước

Khung pháp lý và tài chính: Môi trường pháp lý có vai đặc biệt đến hoạt động kinh doanh của NHNNo & PTNT - chi nhánh Xuyên Mộc Luật tổ chức tín dụng cùng các tài liệu văn bản pháp lý liên quan đã tạo ra cơ sở cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng để duy trì tăng trưởng một cách ổn định

Mạng lưới rộng khắp cả nước và khả năng thanh toán: NHNNo & PTNT là một hệ thống ngân hàng phát triển rộng rãi với nguồn vốn rất lớn mạnh, có khả năng điều tiết vốn trên toàn quốc NHNNo & PTNT - chi nhánh Xuyên Mộc đã xây dựng khả năng thanh toán đáng tin cậy và đạt được uy tín cao trong mắt nhiều khách hàng

Chiến lược và tài nguyên nhân lực: Chiến lược đúng đắn và việc thực hiện chi tiết đã giúp NHNNo & PTNT - chi nhánh Xuyên Mộc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh Nhóm nhân sự chuyên nghiệp, có trách nhiệm và tinh thần đoàn kết trong nhiệm vụ được giao, kèm theo sự hỗ trợ tận tâm và kỷ cương từ Ban lãnh đạo, đã tạo nên một môi trường làm việc tích cực và đoàn kết giữa lãnh đạo và nhân viên

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:23

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w