1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinhở các trường trung học cơ sở huyện tủa chùa tỉnh điện biên

151 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHUẤT ANH TUẤN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Quản

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHUẤT ANH TUẤN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHUẤT ANH TUẤN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Cường

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó

Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Thái Nguyên, tháng 6năm 2023

Tác giả luận văn

Khuất Anh Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, Khoa QLGD - Trường Đại Học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn, sự kính trọng đặc biệt đến TS Phạm Văn

Cường người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành

luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

TÁC GIẢ

Phạm Văn Cường

Trang 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Giả thuyết khoa học 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCBẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNGTHCS 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Các khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Khái niệm quản lý 9

1.2.2 Khái niệm môi trường 11

1.2.3 Khái niệm bảo vệ môi trường 12

1.2.4 Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường 13

1.2.5 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường 14

1.3 Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trườngcho học sinh trường THCS 14

1.3.1 Vai trò hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở 14

Trang 6

1.3.2 Mục tiêu hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường

trung học cơ sở 16

1.3.3 Nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở 17

1.3.4 Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở 17

1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở 21

1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở 22

1.4.1 Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân 22

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở 25

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở 31

1.5.1 Các yếu tố khách quan 31

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 32

Tiểu kết chương 1 35

Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN 36

2.1 Tổng quát về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 36

2.1.1 Đặc điểm lịch sử hình thành và vị trí địa lý, dân số huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 36

2.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 37

2.1.3 Đặc điểm tình hình giáo dụctrung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 38

Trang 7

2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 41 2.2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò hoạt động giáo dụcbảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 41 2.2.2 Thực trạng mục tiêu hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 43 2.2.3 Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 46 2.2.4 Thực trạng phương pháp hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 49 2.2.5 Thực trạng hình thức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 52 2.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 54 2.3.1 Thực trạng việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 54 2.3.2 Thực trạng việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 59 2.3.3 Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 63 2.3.4 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 67 2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 70 Tiểu kết chương 2 74

Trang 8

Chương 3:BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG

HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN 75

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 75

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và phát triển 75

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và thực tiễn 75

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 76

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 77

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 77

3.2.1 Chỉ đạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường trong trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 77

3.2.2 Tổ chức tăng cường quản lý mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường THCS huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 81

3.2.3 Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 84

3.2.4 Tăng cường quản lý việc phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 86

3.2.5 Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 88

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 90

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 92

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 92

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 92

Trang 9

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 92

3.4.4 Quy trình khảo nghiệm 93

3.4.5 Phương pháp khảo nghiệm 93

3.4.6 Kết quả khảo nghiệm 93

Tiểu kết chương 3 99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 100

1 Kết luận 100

2 Khuyến nghị 101

2.1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 101

2.2 Đối với Ban giám hiệu, cán bộ quản lýcác trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa 102

2.3 Đối với giáo viên trung học cơ sở trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường 103

2.4 Đối với gia đình và các tổ chức xã hội tại địa phương 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BVMT : Bảo vệ môi trường

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô số lượng khách thể điều tra về biện pháp QL HĐGDBVMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 39 Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về vai trò HĐGD bảo vệ

MT cho HS ở các trường THCS huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 42 Bảng 2.3: Thực trạng MĐTH và HQTH mục tiêu HĐ GD BVMT cho HS

trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 44 Bảng 2.4: Thực trạng MĐTH và HQTH nội dung HĐ GD BVMT cho HS

trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 47

HS trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 55 Bảng 2.8: Thực trạng MĐTH và hiệu quả tổ chức thực hiệnHĐ GD BVMT

cho HS trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 59 Bảng 2.9:Thực trạng MĐTH và HQTH chỉ đạoHĐ GD BVMT cho HS

trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 63 Bảng 2.10: Thực trạng MĐTH và HQTHKT, ĐGHĐ GD BVMT cho HS

trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 67 Bảng 2.11: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đếnHĐ GD BVMT cho HS

trường THCS huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 71

Trang 12

Bảng 3.1: Đánh giá của các khách thể về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp HĐ GD BVMT cho HS các trường THCS huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 94 Bảng 3.2: So sánh sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp QL HĐ GD BVMT cho HS các trường THCS trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 97

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: So sánh thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về vai trò HĐ GD bảo vệ MT cho HS ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 42 Biểu đồ 2.2: So sánh chung về thực trạng MĐTH và HQTH mục tiêuHĐ

GD BVMT cho HS ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 45 Biểu đồ 2.3: So sánh chung về thực trạng MĐTH và HQTH nội dungHĐ

GD BVMT cho HS ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 48 Biểu đồ 2.4: So sánh chung về thực trạng MĐTH và HQTH phương pháp

HĐ GD BVMT cho HS ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 50 Biểu đồ 2.5: So sánh chung về thực trạng MĐTH và HQTH hình thứcHĐ

GD BVMT cho HS ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 53 Biểu đồ 2.6: So sánh chung về thực trạng MĐTH và HQTH việc lập kế

hoạchHĐ GD BVMT cho HS ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 56 Biểu đồ 2.7: So sánh chung về thực trạng MĐTH và HQTH tổ chức thực

hiệnHĐ GD BVMT cho HS ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 60 Biểu đồ 2.8: So sánh chung về thực trạng MĐTH và HQTH chỉ đạoHĐ GD

BVMT cho HS ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 64 Biểu đồ 2.9: So sánh chung về thực trạng MĐTH và HQTH việc KT,

ĐGHĐ GD BVMT cho HS ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 68

Trang 14

Biểu đồ 2.10: So sánh thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đếnHĐ GD BVMT cho HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 72 Biểu đồ 3.1: Đánh giá của CBQL, GV THCS về mức độ cần thiết của các

biện pháp QL HĐ GD BVMT cho HS các trường THCS huyện Tùa Chùa 95 Biểu đồ 3.2: Đánh giá của CBQL, GV THCS về mức độ khả thi của các

biện pháp QL HĐ GD BVMT cho HS các trường THCS huyện Tùa Chùa 96

Trang 15

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế vượt trội trong khu vực, nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu Khoa học kỹ thuật, công nghiệp- hiện đại hóa đất nước phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng những máy móc hiện đại Với sự nỗ lực của Đảng, sự lãnh đạo của các ban ngành từ trung ương đến địa phương, năng suất lao động tăng, nâng cao mức sống con người ngày càng cao, đời sống của người dân ngày càng cải thiện rõ rệt Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ để bước vào xã hội công nghiệp hiện đại Những khu công nghiệp, các nhà máy và hệ thống dây chuyền sản xuất được được đầu tư rộng khắp trên các tỉnh thành Nhưng bên cạnh những thành tựu, lợi ích mà con người đạt được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp, nông nghiệp đã gây ảnh hưởng cho MT ngày càng cao và đã trở thành một vấn nạn nhức nhối của nhân loại Ô nhiễm MT, dẫn tới tốc độ trong thiên nhiên cũng thay đổi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người, sự tàn phá thiên nhiên để phục vụ cho các mục đích của con người cũng đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay Sự đô thị hóa nhanh với quy hoạch đô thị chưa đồng bộ làm cho vấn đề ô nhiễm MT ngày càng ra tăng

Vấn đề bảo vệ MThiện nay là một trong những HĐ mang tính toàn cầu và là vấn đề được quan tâm sâu sắc tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam MT Việt Nam đang bị hủy hoại, nguy cơ mất cân bằng sinh thái và sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cuộc sống và quá trình phát triển bền vững của đất nước Các nhà khoa học đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái MT là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Đến nay, con người đang phải gánh chịu nhiều hậu quả từ MT và dần ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với MT sống, từ đó quan tâm hơn đến MT và GD BVMT

Trang 16

Mục đích của việc đưa GD BVMT vào trong nhà trường phổ thông thông nhằm giúp HS có được những kiến thức cơ bản về MT, biết được hiện trạng, nguyên nhân và những hậu quả của hiện tượng suy giảm tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm MT Từ đó hình thành cho HS thái độ, hành vi ứng xử thân thiện, quan tâm đến MT, gắn với những hành động cụ thể dù nhỏ nhưng thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS, góp phần cải thiện MT xung quanh và tạo thói quen ứng xử đúng đắn với MT

Ở nước ta trong nhiều năm qua, GD BVMT đã được triển khai thực hiện tại các trường học ở các cấp, bậc học từ Mầm non đến các trường phổ thông, các trường Cao đẳng, Đại học; tuy nhiên chất lượng và hiệu quả chưa thực sự đạt được như mong muốn do HĐGD BVMT trong trường phổ thông chưa có môn học riêng về GD BVMT mà mới chỉ được tích hợp trong nhiều môn học và các HĐ, việc đổi mới phương pháp DH chưa đồng bộ, nội dung còn nặng về lý thuyết, chưa tạo điều kiện để HS tích cực tìm tòi, khám phá, trải nghiệm và sáng tạo với các vấn đề về MT và BVMT

Các văn bản chỉ đạo đối với HĐ GDBVMT trong trường THCS hiện nay từ các cấp lãnh đạo đôi khi chưa kịp thời, nhiều văn bản hướng dẫn vẫn chung chung, chưa cụ thể và rõ ràng, nên việc tổ chức chỉ đạo quản lý và tổ chức thực hiện còn có nhiều sự lúng túng…

Việc tổ chức giáo dục BVMT theo đặc thù các địa phương chưa được thực hiện chặt chẽ, chưa thấy hết nhứng khó khăn từng vùng, từng miền để có những chỉ dạo cụ thể về mục tiêu, nội dung cho phù hợp

Đặc biệt về thực tiễn hiện nay, trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc vi phạm BVMT chưa được xử lý nghiêm minh Trong nhà trường, nhiều HS còn chưa có ý thức BVMT, còn vi phạm các nội quy, tham gia họa động GD BVMT chưa tích cực…

Trước bối cảnh đó và để thực hiện quá trình đổi mới Chương trình, sách giáo khoa GD phổ thông đạt hiệu quả, cần thiết phải có sự đổi mới đồng bộ về PPDH, hình thức DH, phương tiện, thiết bị DH - đặc biệt là các phương tiện kỹ

Trang 17

thuật hiện đại, có ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới trong việc KTĐG Đặc biệt vấn đề QLHĐGDBVMT trong các trường phổ thông nói chung và trường trung học cơ sở nói riêng cần được sự quan tâm của các nhà QLGD mà trực tiếp là người cán bộ QL nhà trường

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu về “Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trườngcho học sinhở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên”là cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và nâng

cao hiệu quả HĐGD BVMT ở trường phổ thông

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng QL HĐ GD bảo vệ MT cho HS ở trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của HĐ GDBVMT và QL HĐ GDBVMT ở trường THCS trên địa bàn Ttừ đó đề xuất một số biện pháp HĐ bảo vệ MT cho HS ở trường trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD, nâng cao chất lượng HĐ GD BVMT và QL HĐ GD BVMN cho HS ở trường THCS trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác GD BVMT và QL HĐ GD BVMN cho HS trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

3.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng QL HĐ GD BVMN cho HS trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

3.3 Đề xuất một số biện pháp QL HĐ GD BVMN cho HS trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động GD BVMN và QL HĐ GD BVMN cho HS ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh giáo dục hiện nay

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp QL HĐ GD BVMN cho HS ở trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

Trang 18

5 Phạm vi nghiên cứu

Khách thể khảo sát: Khảo sát 70 cán bộ QL (gồm Hiệu trưởng, Phó cán bộ QL nhà trường, tổ trưởng chuyên môn), 120 giáo viên THCS trên địa bàn huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

6 Giả thuyết khoa học

QL HĐ GD BVMN cho HS các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên vẫn có những khó khăn, bất cập, chưa linh hoạt, sáng tạo như: việc xây dựng kế hoạch QL còn chưa khoa học, tổ chức thực hiện QL HĐ GD BVMT chưa thường xuyên, gắn với yêu cầu thực tiễn, công tác chỉ đạo đôi khi chưa sát sao, HĐ KT và ĐG kết quả HĐ GD BVMN chưa thật hiệu quả Nếu áp dụng những biện pháp QL HĐ GD BVMT từ việc nâng cao năng lực cho đội ngũ, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, phương pháp, đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động QL, đến việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường…được xác định trong đề tài nghiên cứu này thì các nhà QL sẽ khắc phục được hạn chế và nâng cao được chất lượng DH của nhà trường

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu, phương pháp lịch sử Đề tài sử dụng các phương pháp trên để nghiên cứu lịch sử, xác định khái niệm và xây dựng cơ sở lý luận về QLHĐGDBVMN cho HS ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa

tỉnh Điện Biên

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về thực trạng việcQLHĐGDBVMN cho HSở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

Phương pháp điều tra: Tác giả tiến hành lấy ý kiến của các đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng

Trang 19

QLHĐGDBVMN cho HSở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tác giả trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nội dung nghiên cứu, ĐG thực trạng nghiên cứu, ĐG về tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, phân tích số liệu làm cơ sở ĐG định lượng và định tính cho các kết quả nghiên cứu thực trạng

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

Chương 3.Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Những năm đầu từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, GDBVMT và QLHĐ GDBVMT đã được các tổ chức thế giới quan tâm Từ đó đến nay, với sự theo dõi của các tổ chức MT Liên hiệp quốc, GDBVMT và QLHĐ GDBVMT đã được triển khai một cách mạnh mẽ và sâu rộng Trong những thập niển gần đây trước biến đổi của tình hình khí hậu toàn cầu, nội dung GDBVMT và QLHĐ GDBVMT đã được đưa ra thảo luận, với nhiều ý kiến tại các hội nghị quốc tế và khu vực Các vấn đề được quan tâm và dặt lên hàng đầu là các chương trình và giải pháp GDBVMT và QLHĐ GDBVMT chung cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới

Song song với các hội nghị, hội thảo, các chương trình, chiến lược, còn có nhiều công trình nghiên cứu GDBVMT và QLHĐ GDBVMT trong các lĩnh vực xã hội, ở các khu vực Tiêu biểu có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:

- “Vai trò của môn Khoa học trong GD vì MT” của A M Lucas, chuyên

gia của Trung tâm nghiên cứu GDBVMT, Trường Chelsea, Đại học London Công trình đã chỉ ra các vấn đề cốt lõi: Một là, Nội dung GDBVMT phải được đặt ra trong yêu cầu nội dung các môn học; Hai là, Việc DH môn khoa học sẽ tăng cường bảo tồn MT sống của con người; Ba là, Việc quan tâm xây dựng nội dung học của môn học đóng vai trò quan trọng trong việc GDBVMT và được coi như một cơ sở để phát triển GDBVMT [23]

- “Sự khác nhau giữa thanh thiếu niên và người trưởng thành trong việc quan tâm đến các vấn đề MT” của J.Hugh McTeer Công trình nghiên cứu đề

cập đến sự quan tâm về các vấn đề MT của thanh thiếu niên và người trưởng

Trang 21

thành Kết quả cho thấy, thanh thiếu niên có sự quan tâm đến các vấn đề MT nhiều hơn so với những người trưởng thành và họ cũng quan tâm nhiều hơn về những HĐ trong tương lai nhằm cải thiện MT ở thế hệ trẻ sau này công trình nghiên cứu cũng đề cập đến giải pháp tổ chức các khóa học, các chương trình bồi dưỡng nhằm tăng cường sự quan tâm của người lớn đến các vấn đề MT mà thế giới đang đối mặt

- “GDBVMT và sự thay đổi thái độ” của R.Perdue và D.S.Warder Công

trình nghiên cứu các chương trình GDBVMT sống trải nghiệm và đã đưa ra những kiến thức liên quan đến mối quan hệ giữa con người và MT, sự phát triển của các kỹ năng và khả năng, sự phát triển tính trách nhiệm và cách ĐG MT Công trình nghiên cứu nhằm ĐG mức độ thay đổi thái độ của con người đối với MT sau khi tham gia chương trình sống trải nghiệm với MT

Tóm lại, các công trình nghiên cứu GDBVMT và QLHĐ GDBVMT trên thế giới đã chỉ ra: Một là, nội dung các môn học được tích hợp nội dung GDBVMT sẽ có tác dụng lớn đối với việc GD HS về ý thức bảo vệ MT khi học tập môn học đó Hai là, các nhân tố khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến thái độ của con người đối với vấn đề bảo vệ MT; thanh thiếu niên có sự quan tâm đến các vấn đề MT lớn hơn so với những người trưởng thành và họ cũng hy vọng về những HĐ trong tương lai nhằm cải thiện MT nhiều hơn người trưởng thành Ba là, việc xây dựng chương trình các môn học ở các cấp học cần được quan tâm và dựa trên các khái niệm về bảo tồn MT sống Bốn là, người học khi

tham gia vào các khóa học “Sống trải nghiệm với MT” sẽ giúp cho mỗi cá nhân

có cơ hội học hỏi và nâng cao những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn; cảm thấy thích thú và có thái độ, hành vi đúng đắn đối với các khu vực MT sinh thái Năm là, những kinh nghiệm được hình thành thông qua các HĐ tích cực của HS với MT có tính quyết định nhất đối với sự hình thành ý thức, mối quan tâm đến MT và các vấn đề MT

Trang 22

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, vấn đề GDBVMT và QLHĐ GDBVMT đã được Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành quan tâm Việc triển khai các văn bản chỉ đạo, tổ chức DH các nội dung có liên quan đến GDBVMT và QLHĐ GDBVMT đã thực sự sâu rộng trong các cấp ngành, các nhà trường và HS Năm 2015, Bộ GD&ĐT đã xây dựng bộ tài liệu GDBVMT qua các môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Mỹ thuật và HĐ GD ngoài giờ lên lớp Tài liệu nhằm tập huấn, bồi dưỡng cho GV về mục tiêu, nội dung GDBVMT trong các môn học, phương pháp và hình thức DH lồng ghép, tích hợp GDBVMT trong các môn học, cách khai thác nội dung và soạn bài để DH lồng ghép, tích hợp GD BVMT trong các môn học [2]

Nghiên cứu về GDMT và GDBVMT, đã có những công trình nghiên cứu với những nội dung tập trung vào các lĩnh vực như sau :

- Về mục tiêu GD, nội dung và các biện pháp GDBVMT cho HS nói chung

có một số nghiên cứu như: “Vị trí và bước đầu định hướng nội dung, biện pháp GDBVMT ở bậc tiểu học ở Việt Nam” của tác giả Phạm Đình Thái; “Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDBVMT cho HS tiểu học của tác giả Nguyễn Thị Vân Hương; “GDBVMT cho HS tiểu học qua HĐ ngoài giờ lên lớp” của

tác giả Huỳnh Thị Thu Hằng Từ nghiên cứu đó đã làm rõ mục tiêu GD và nội dung GDBVMT cho HS Các công trình cũng đã đi vào làm sáng tỏ phương pháp DH, hình thức tổ chức chung khi đưa HS tham gia vào HĐ nhằm GDBVMT cho HS đạt hiệu quả cao

- Về vấn đề GDBVMT tích hợp trong các môn học, có các tác giả nghiên

cứu như: “Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp GDBVMT qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng; “Thực hiện GDBVMT cho HS tiểu học thông qua tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội”

của Nguyễn Hồng Ngọc Các tác giả đã xác định phương pháp và hình thức DH cụ thể đối với từng môn học, từng bài học có nội dung GDBVMT

Trang 23

- Về vấn đề tích hợp GDBVMT địa phương thông qua môn học, có các

công trình: “GDBVMT địa phương qua môn Địa lý lớp 8 cho HS Quảng Nam - Đà Năng” của tác giả Đậu Thị Hòa “Tích hợp nội dung GDBVMT địa phương có làng nghề ở thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây trong DH môn Khoa học ở tiểu học” của tác giả Quảng Hà Hưng Các công trình trên đã xây dựng nội dung

GDBVMT địa phương để tích hợp vào DH các môn học; hướng dẫn các phương pháp, hình thức tổ chức DH để khai thác có hiệu quả những nội dung tích hợp

- Về QL HĐ GDBVMT có các công trình nghiên cứu như: “Thực trạng và các biện pháp QL công tác GDBVMN” năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhật; Tác giả Cao Hữu Công nghiên cứu “Biện pháp QL HĐ GD bảo vệ MT cho HS các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”, luận văn QL khoa học GD năm 2015; Tác giả Lê Thị Kim Anh nghiên cứu “Biện pháp QL HĐ GD bảo vệ MT cho trẻ mẫu giáo ở trường thực hành sư phạm mầm non Hoa Hồng”, tạp chí khoa học đại học Đồng Tháp số 6, năm 2021; Tác giả Lê Thanh Hải nghiên cứu “Biện pháp QL HĐ GD bảo vệ MT cho HS tiểu học”,

tạp chí khoa học đại học Văn Lang, số 28, năm 2021…

Như vậy, nghiên cứu về GDBVMT và QLHĐ GDBVMT ở Việt Nam đã tập trung nghiên cứu đạt được kết quả ở các lĩnh vực như: Một là, làm rõ mục tiêu GD, phương pháp GD, hình thức GD chung khi tổ chức GDBVMT cho HS; Hai là, phương pháp GD và hình thức GD cụ thể đối với từng môn học; Ba là, xây dựng và hướng dẫn khai thác nội dung GDBVMT địa phương trong các môn học và HĐ DH Các biện pháp QL HĐ GDBVMT cho HS các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS… Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới tập trung ở các đối tượng và vùng miền đặc thù gắn với khách thể điều tra cụ thể

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm quản lý

Nói đến HĐQL, khái niệm QL được nhiều tác giả đề cập đến, tuy nhiên

người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của Các Mác:“Tất cả mọi lao động

Trang 24

xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa sự HĐ của cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [5, tr180]

Còn theo H.Koontz “QL là một HĐ thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức Mục đích của mọi nhà QL là hình thành MT mà trong đó con người có thể đạt được mục đích của tổ chức Mục đích của mọi nhà QL là hình thành MT mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [21, tr33]

Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, dựa trên các cách nhìn và khía cạch khác nhau để làm rõ nội hàm khái niệm QL:

Dựa vào loại hình HĐQL, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị

Mỹ Lộc cho rằng “QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các HĐ (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và KT” [7, tr11]

Một xu hướng nghiên cứu phương pháp luận QL ở Việt Nam trong cuốn

“Khoa học QL” của nhiều tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “HĐQL nhằm làm cho hệ thống vận động theo mục tiêu đặt ra tính đến trạng thái có chất lượng mới” [5, tr176]

Như vậy, QL là một khái niệm chung, khái quát rộng đối với nhiều lĩnh vực, mỗi một lĩnh vực có một hệ thống lý luận riêng: các nhà kinh tế thiên về QL nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về QL nhà nước, các nhà điều khiển học thiên về quan điểm cho hệ thống

Cho nên khi đưa các định nghĩa về QL, các tác giả thường gắn với các loại hình QL cụ thể hoặc phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực HĐ hay nghiên cứu của mình Nhưng bất cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào, từ sự HĐ của nền kinh tế quốc dân, của một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp, đến một tập

Trang 25

thể nhỏ như tổ chuyên môn, tổ sản xuất, bao giờ cũng có hai phân hệ: người QL và đối tượng được QL Đó là một loại HĐ xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung Vì vậy, những nhà lãnh đạo, QL phải luôn luôn mềm dẻo, linh hoạt để vận dụng những nguyên tắc QL khác nhau trong từng lĩnh vực và tình huống cụ thể cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả QL cao nhất

Từ nội hàm của khái niệm QL cho thấy:

- QL trong một tổ chức hay một nhóm xã hội Tức là HĐQL chỉ cần thiết và tồn tại đối với một nhóm người

- QLlà sự ra quyết định để chỉ đạo, điều hành người khác thực hiện công việc và đạt mục đích của nhóm

- HĐQL gồm hai bộ phận cấu thành: Chủ thể QL và đối tượng QL - Khi nói đến HĐQL chúng ta chủ yếu nói đến HĐQL con người - Hệ thống QL được hiểu như sự phối hợp có tổ chức và thống nhất Qua các cách giải thích về QL của các tác giả trong và ngoài nước, tuy có nhiều cách hiểu, cách diễn đạt khác nhau, song có thể hiểu một cách khái

quát:”QL là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của chủ thể QL đến khách thể QL, nhằm đạt tới mục đích chung của tổ

chức, phù hợp với quy luật khách quan” 1.2.2 Khái niệm môi trường

Khái niệm về MT được hiểu với nhiều góc độ khác nhau:

Luật Bảo vệ MT 2015 quy định: “MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.[16]

Hay: “MT là một khái niệm rất rộng, chỉ toàn bộ các điều kiện vô cơ và hữu cơ có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống, bao gồm tất cả những gì đang tồn tại khách quan, là toàn bộ thế giới với tất cả các hình thức biểu hiện muôn màu của nữ" [6]

Trang 26

Theo một số quan niệm trên thì MT không chỉ là MT tự nhiên mà còn là MT xã hội và có mối quan hệ chặt chẽ với con người, diễn ra xung quanh con người và liên hệ với nhau thông qua các HĐ của con người

Như vậy, MT sống của con người là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự tồn tại của con người, trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như chất lượng nguồn nước, điều kiện vui chơi, lao

động Trong giới hạn nghiên cứu này, tác giả quan niệm “MT là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta tồn tại (sống, học tập, vui chơi ) và phát triển”

1.2.3 Khái niệm bảo vệ môi trường

BVMT là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, điều này đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 quy định trong Luật bảo vệ MT BVMT chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta hôm nay và mai sau Vì MT sống là MT chung, BVMT sống của con người là nhiệm vụ không của riêng ai

Hiện nay, ô nhiễm MT và suy thoái MT đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng do sự tác động từ con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến sự tồn vong của trái đất, do đó BVMT là vấn đề chung mang tính toàn cầu và là vấn đề khẩn cấpđối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền và cá nhân trên toàn thế giới, là trách nhiệm của tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, nghề nghiệp, văn hóa nhằm vận dụng những kiến thức, kỹ năng có được về MT vào việc chăm sóc và BVMT

HĐ BVMT bao gồm:

- Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ sự cân bằng MT sinh thái Trong đó các nguồn tài nguyên cần được khai thác và sử dụng hợp lý, có tính bền vững, tránh tình trạng khai thác bữa bài, sử dụng không tiết kiệm làm hủy hoại MT

Trang 27

- Cải tạo, phục hồi các tài nguyên bị suy kiệt Con người cần có những hành động cụ thể để sửa chữa những sai lầm vì đã tàn phá MT như khôi phục rừng, chống ô nhiễm đất, nước, không khí, khôi phục các hệ sinh thái rừng, biển để mang lại sự cân bằng giữa các yếu tố của MT

- Chống ô nhiễm và suy thoái MT Các vấn đề ô nhiễm MT biển, đất, nước, không khí, tiếng ồn, ô nhiễm đô thị…Sự ô nhiễm nặng nề sẽ làm cho MT suy thoái và gây tác hại nghiêm trọng tới cuộc sống con người nên để chống ô nhiễm MT đòi hỏi phải có hành động và biện pháp kỹ thuật kịp thời

- Bảo vệ sự đa dạng MT sinh học và các nguồn giống gen của các loài, vì sự tồn tại của chứng giúp cân bằng sinh thái, duy trì sự tồn tại và điều kiện sống của con người

Như vậy: “Bảo vệ MT là những HĐ giữ cho MT trong lành, sạch đẹp, cải thiện MT, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho MT, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên" [17, tr26]

Trong đề tài này chúng tôi đưa ra khái niệm: “Bảo vệ môi trường là hoạt động cấp thiết của con người bao gồm từ việc khai thác và sử dụng, cải tạo và phục hồi, phòng chống ô nhiễm và suy thoái cũng như bảo vệ sự đa dạng môi trường sinh thái, bảo vệ chính điều kiện sống của con người”

1.2.4 Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường

Tại Hội nghị quốc tế về GDMT, UNESCO năm 1970 có nêu: “GDMT là một quá trình nhận ra các giá trị và làm sáng tỏ các quan điểm để phát triển các kĩ năng và thái độ cần thiết, nhằm hiểu và ĐG đúng đắn mối tương quan giữa con người, MT văn hóa và MT bao quanh".[19, Tr42]

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu một số tài liệu, GD BVMT được quan niệm là một quá trình thông qua các HĐGD nhằm giúp cho con người có được những hiểu biết và kỹ năng, tạo điều kiện tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái Quá trình này cũng bao hàm cả việc học tập cách sử

Trang 28

dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa MT, xóa đói, giảm nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong việc sử dụng tài nguyên GD BVMT còn bao gồm cả việc đạt được những kĩ năng, có động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể để giải quyết những vấn đề MT hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh [15, Tr51]

Như vậy, “GD BVMT là quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm đến MT, bao gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và kỹ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề MT trước mắt cũng như lâu dài Mục tiêu mà GD BVMT cần đạt tới là làm cho mỗi người có ý thức trách nhiệm với MT và biết hành động thích hợp để BVMT”

Từ các cách hiểu trên ta có khái niệm giáo dục BVMT “Giáo dục BVMT là hoạt động có mục đích nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử đúng đắn đối với các vấn đề môi trường như khai thác và sử dụng, cải tạo và phục hồi, phòng chống ô nhiễm và suy thoái cũng như bảo vệ sự đa dạng môi trường sinh thái, bảo vệ chính điều kiện sống của con người”

1.2.5 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

Từ các khái niệm về QL, MT, bảo vệ MT và GD bảo vệ MT có thể hiểu:

“Quản lý HĐ GD BVMT là HĐ có mục đích, có tổ chức của chủ thể QL (CBQL GD) tác động đến HĐ GD bảo vệ MT bằng hệ thống những biện pháp theo chức năng quản lý, nhằm nâng cao chất lượng HĐ GD bảo vệ MT Qua đó giúp nhà trường QL toàn diện và nâng cao chất lượng HĐ GD bảo vệ MT cho HS”

1.3 Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trườngcho học sinh trường THCS

1.3.1 Vai trò hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở

GD BVMT là một trong những cách thức hiệu quả nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát

Trang 29

triển bền vững đất nước Thông qua GD, từng người và cộng đồng được tiếp thu kiến thức về MT, ý thức BVMT cũng như hình thành và phát triển các NL phát hiện và xử lý các vấn đề MT GD BVMT còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, có thái độ thân thiện với MT, phát triển kinh tế hài hoà với việc BVMT, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau GD BVMT là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và cũng là vấn đề mang tính toàn cầu Thực tế, Bộ GD&ĐT nước ta đã đưa các nội dung BVMT vào Hệ thống GD nhằm tăng cường kiến thức, tác động lên thái độ, hành vi của HS bằng cách tích hợp vào Chương trình, SGK phổ thông của các môn học Đích quan trọng của GD BVMT không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử thân thiện với MT Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ

Trong những năm học phổ thông, HS không những được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây, do đó, để hình thành cho HS tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức GD GD BVMT giúp cho mỗi HS có nhận thức về MT thông qua kiến thức về MT (khái niệm, mối liên hệ, quy luật ), tạo cho HS có ý thức, thái độ đối với MT (biết yêu quý thiên nhiên, biết “sống xanh”, sống tiết kiệm, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và MT xung quanh, tích cực tham gia các HĐ về MT ); trang bị các kĩ năng thực hành (phân loại rác, trồng và chăm sóc cây ) Kết quả là HS có ý thức trách nhiệm với MT, có hành động thích hợp để BVMT, ứng xử thân thiện với MT, biết trở thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần BVMT

BVMT không phải là vấn đề của riêng ai, của riêng quốc gia nào và không chỉ BVMT cho hôm nay mà cho cả ngày mai, mai sau, xây dựng một

Trang 30

MT “xanh, sạch, đẹp”, mỗi GV và HS sẽ là một tuyên truyền viên tích cực về GD BVMT trong nhà trường và trong cộng đồng xã hội

Điện Biên là một tỉnh miền núi phía bắc, môi trường tự nhiên bị tàn phá, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, các loài động thực vật bản địa quý hiếm ngày càng có nguy cơ bị tuyệt chủng Môi trường sống của con người cũng có sự suy thoái và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Nên vấn đề giáo dục BVMT cho HS các trường THCS huyện Tủa Chùa nói riêng và HS toàn tỉnh nói chung là vấn đề rất cần thiết hiện nay

1.3.2 Mục tiêu hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở

* Về kiến thức:

GDBVMT trang bị cho HS những hiểu biết về:

- Các thành phần trong MT sống như: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật và mối quan giữa chúng, sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và giữa con người với các sự vật, hiện tượng xung quanh

- Ô nhiễm MT và một số biện pháp BVMT xung quanh HS như: nhà ở, trường lớp, thôn xóm, đường phố, nơi công cộng

* Về thái độ:

- Hình thành ở HS tình yêu, sự trân trọng thiên nhiên; mong muốn được tham gia bảo vệ MT sống cho động thực vật và chính con người

- Tích cực, thể hiện sự quan tâm đến MT, cải thiện MT sống; phê phán, trước các việc làm hủy hoại MT, gây ô nhiễm MT

- Ý thức về tầm quan trọng của MT sống đối với sức khỏe con người; tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ MT sống

- Có tinh thần, thái độ tham gia tích cực trong các HĐ BVMT

* Về kỹ năng, hành vi:

- HS tự phát hiện ra được mối quan hệ giữa các yếu tố của MT sống

- HS biết sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, sống ngăn nắp, vệ sinh

Trang 31

- HS tham gia tích cực và có hiệu quả các HĐ trồng cây, chăm sóc cây cối, các HĐ vệ sinh MT

- HS thể hiện lối sống tiết kiệm, biết chia sẻ và hợp tác với mọi người xung quanh trong các HĐ BVMT

1.3.3 Nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở

Ở trường THCS, GDBVMT không được tổ chức dạy thành một môn học riêng mà nội dung của nó đã được tích hợp, lồng ghép vào nội dung các môn học (Địa lý, sinh học, HĐ trải nghiệm, HĐ ngoài giờ lên lớp…)và thể hiện nội dung ở các khía cạnh sau:

- Những kiến thức về MT và các yếu tố của MT bao gồm: các yếu tố của MT tự nhiên và các yếu tố của MT nhân tạo, các điều kiện sinh thái của MT, quan hệgiữa các yếu tố của MT với đời sống con người

- Những tác động của MT đến sinh vật và con người bao gồm: tác động của MT đến sự tồn tại và phát triển của động, thực vật và con người; tác động đến các điều kiện lao động, sản xuất của con người; tác động của MT đến các điều kiện nghỉ ngơi, giải trí và sức khỏe của con người

- Những tác động của con người và của động, thực vật đến MT, bao gồm: việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc bảo vệ và cải tạo MT tự nhiên, những nguyên nhân gây biến đổi MT

- Những kỹ năng học tập và biện pháp BVMT, bao gồm: các kỹ năng học tập như: điều tra, quan sát thực tế các biện pháp BVMT như: vệ sinh nhà cửa, trường lớp, xử lý các chất thải

1.3.4 Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở

Với tính chất là lĩnh vực GD tích hợp liên môn, HĐGD BVMT bên cạnh phương pháp đặc thù, có sử dụng PPDH bộ môn và chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng của bộ môn đó Dưới đây là một số PPDH thường được

Trang 32

GV sử dụng trong HĐGD BVMT cho HS ở trường phổ thông, có thể áp dụng linh hoạt và mềm dẻo với cấp THCS:

- Phương pháp quan sát: Phương pháp này giúpHS khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh về MT, tìm hiểu về các sự vật hiện tượng và mối quan hệ giữ chúng với MT, các hiện tượng ô nhiễm MT và sự tác động của con người tới MT.Trong HĐ GDBVMT các phương tiện, tranh ảnh, mô hình, biểu đồ… có ý nghĩa quan trọng bởi vì HS chỉ có thể quan sát được một số vấn đề về MT nơi HS đang sinh sống, phần lớn các vấn đề MT của Việt Nam và trên thế giới HS không có điều kiện quan sát trực tiếp mà chỉ có thể nhận biết được thông qua sự hỗ trợ của các thiết bị, phương tiện trực quan Sử dụng phương tiện, TBDH không chỉ mang tính chất minhhọa cho nội dung bài học mà đó còn thực sự là phương tiện chứa đựng nguồn thông tin và truyền tải kiến thức

Ngoài một số phương tiện, TBDH truyền thống như tranh ảnh, mô hình, bản đồ cùng với sự phát triển của ICT, nhiều GV và HS có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin, kiến thức từ tranh ảnh, video, phần mềm - đặc biệt là các Website liên quan đến lĩnh vực MT được cung cấp trên thị trường hoặc tự làm hoặc trên Internet

- Phương pháp đóng kịch (đóng vai)

Là PPDH được đặc trưng bởi một HĐ với các nhân vật giả định, trong đó các tình huống trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện tức thời thành những hành động có tính kịch Trong vở kịch này, các vai do chính HS đóng và trình diễn Nội dung kịch bản, lời thoại, các hành động có tính kịch được xuất phát từ sự hiểu biết, khả năng diễn xuất, óc tưởng tượng và trí sáng tạo của HS, không cần phải qua tập dượt hay dàn dựng công phu, trong HĐ trải nghiệm, phương pháp đóng vai có một ý nghĩa rất lớn để giúp HS thâm nhập vào thực tế HĐGDBVMT

- Phương pháp đàm thoại

Là phương pháp tương tác giữa GV và HS được thực hiện thông qua câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định

Trang 33

được GV và HS đặt ra Kết quả là dưới sự tác động, dẫn dắt của GV, HS thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình trong học tập Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức MT thì phương pháp đàm thoại được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất Để mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi ở mức độ khai thác trí lực và sự sáng tạo của HS Câu hỏi đòi hỏi HS gắn kiến thức môn học đã biết với kiến thức MT mà có thể HS chưa biết, phải tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời

- Phương pháp tranh luận

Phương pháp này đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức, khả năng thuyết trình của HS để giải quyết nhiệm vụ học tập GV tiến hành phương pháp này như sau:

+ Chia lớp thành 2 hoặc 4 đội Mỗi bên cử một nhóm từ 3 - 5 HS làm đại diện để tranh luận với nhau Số HS còn lại làm cử tọa, GV làm trọng tài hoặc cử ban trọng tài có nhiệm vụ ghi chép nội dung lập luận của các nhóm/đội

+ Người điều khiển đưa ra một ý kiến (dưới dạng một mệnh đề) viết lên

bảng, ví dụ: “Không cần tiết kiệm năng lượng vì con người có rất nhiều nguồn năng lượng phong phú và có thể tìm kiếm được những nguồn năng lượng thay thế khác" Đại diện HS bốc thăm để phân công làm “Nhóm/đội ủng hộ” và

“Nhóm/đội phản đối” Mỗi nhóm có 5 - 7 phút để hội ý, thống nhất ý kiến + Các nhóm lần lượt đưa ra lý lẽ để bảo vệ ý kiến của nhóm mình Trọng tài giữ cho cuộc tranh luận diễn ra đúng luật Cử tọa quan sát và bình chọn đội nào có lý lẽ vững vàng và có sức thuyết phục

+ Kết thúc, người dẫn chương trình nhận xét, ĐG và kết luận về những bài học MT được rút ra

- Phương pháp khảo sát, nghiên cứu thực địa, tham quan học tập

Đây không chỉ là PPDH nói chung mà đây còn là phương pháp có rất hiệu quả trong GD BVMT Phương pháp này ngoài việc giúp HS kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp còn giúp HS phát triển các kĩ năng quan sát, rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với MT Thông qua các chuyến đi sẽ giúp HS

Trang 34

thấy được sự đa dạng, phong phú, vẻ đẹp của MT tự nhiên xung quanh cũng như thấy được hiện trạng suy giảm chất lượng MT

GV có thể tiến hành tổ chức cho HS đi tham quan thực tế, lập nhóm tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu tình hình MT khu vực và báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện MT Với cách học này, cùng một vấn đề về MT nhưng các nhóm nghiên cứu sẽ cho ra các kết quả tìm hiểu và giải pháp khác nhau

- Phương pháp nêu gương

Hành vi của những người xung quanh, đặc biệt là của người lớn là tấm gương có ý nghĩa GD, tác động trực tiếp đến HS, do đó để GD ý thức HS thì bản thân GV, phụ huynh HS cần tuân thủ và thực hiện tốt nếp sống văn minh, thân thiện với MT

- Phương pháp trải nghiệm (tổ chức HĐ thực tiễn)

Đích cuối cùng mà GD BVMT cần đạt tới là các hành động dù nhỏ nhưng thiết thực nhằm góp phần cải thiện MT ở nhà trường và địa phương HĐ thực tiễn giúp HS ý thức được giá trị của lao động, rèn luyện kĩ năng, thói quen BVMT GV có thể tổ chức cho HS tham gia các HĐ thực tiễn như trồng thêm các cây mới, chăm sóc cây trong vườn trường, giữ vệ sinh lớp học, thu gom rác trong sân trường

- Phương pháp DH theo dự án

Là PPDH trong đó cá nhân hay nhóm HS thiết lập một dự án có nội dung gắn kết với nội dung GDBVMT Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng vốn có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập; cùng với tài liệu, phương tiện, HS đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án để có một dự án hoàn chỉnh

Đối với lứa tuổi THCS, GV có thể hướng dẫn cho HS nghiên cứu một vấn đề về MT ở địa phương Việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu nên vừa sức với HS và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương Học tập theo dự án sẽ tạo hứng thú, rèn tính tự lập, tự tìm tòi khám phá và hạn chế việc học thụ động của HS

Trang 35

1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở

Trong điều kiện hiện nay, với mục tiêu và nội dung HĐGDBVMT cho HS THCS như đã nêu trên, các con đường để thực hiện tốt nhất có thể kể đến như sau:

- Một là, GDBVMT thông qua các môn học: Con đường DH các môn học đã được tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT: Như đã nêu trên, hiện nay, ở THCS, GDBVMT cho HS không được dạy thành một môn học riêng mà được tích hợp, lồng ghép nội dung vào dạy các môn học như: HĐ trải nghiệm, Địa lý, Sinh học, Tiếng Việt, Lịch sử và Mỹ thuật, Do đó, việc nhà trường tổ chức DH các môn học đã được lồng ghép, tích hợp nội dung GDBVMT cũng chính là thực hiện việc GDBVMT cho HS THCS Việc tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT trong các môn học thể hiện các nội dung cụ thể sau:

+ Về nguyên tắc tích hợp: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học thành một bài GDBVMT; việc khai thác nội dung GDBVMT cần có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định; phát huy tính tích cực của HS và kinh nghiệm thực tế của HS, tạo cơ hội để HS được tiếp xúc với MT

+ Về mức độ tích hợp: Có 3 mức độ: Mức độ toàn phần, là các bài học có mục tiêu và nội dung trùng hợp hoàn toàn hoặc phần lớn với nội dung GDBVMT; Mức độ bộ phận, là chỉ có một bộ phận bài học có nội dung GDBVMT, đuợc thể hiện bằng mục riêng hoặc một đoạn trong bài học; Mức độ liên hệ, là các kiến thức GDBVMT không được nêu rõ nhưng qua đó GV có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức GDBVMT

+ Về hình thức DH, có thể thực hiện qua hai hình thức: DH theo bài học (tiết học) của phân phối chương trình hoặc tổ chức HĐ ngoại khóa môn học

Hai là, GDBVMT thông qua HĐ trải nghiệm: Con đuờng tổ chức các HĐ trải nghiệm với nội dung GDBVMT: Các HĐ trải nghiệm nhằm GDBVMT ở THCS có thể đuợc thực hiện thông qua một số nội dung và hình thức sau:

Trang 36

+ Các HĐ làm sạch, đẹp trường lớp: vệ sinh lớp học, sân truờng; trang trí lớp học; trồng cây và chăm sóc cây trong vườn trường, sân trường,

+ Các cuộc thi về MT: vẽ tranh, sáng tác thơ, tiểu phẩm, hùng biện, + Tổ chức đi tham quan, du lịch sinh thái, đến các khu danh lam thắng cảnh + Tổ chức câu lạc bộ sinh hoạt GDBVMT: câu lạc bộ bạn yêu thiên nhiên; câu lạc bộ khám phá MT,

- Ba là, GDBVMT thông qua các phương tiện thông tin Thông qua việc tuyên truyền, GD về BVMT tại cộng đồng: qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, tranh ảnh, áp phích, tờ rơi

- Bốn là, GDBVMT thông qua kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội Con đuờng phối hợp giữa các lực lượng GD trong việc tổ chức các HĐ lao động làm sạch đuờng phố, thôn xóm: dọn vệ sinh, trồng và chăm sóc cây, hoa nơi cu trú và nơi công cộng

1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở

1.4.1 Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo thông tư số 32/2020/TT-BGD ĐT, ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường trung học có nhiều cấp học, ngày 15 tháng 09 năm 2020 Trường THCS nói riêng và các trường trung học trong hệ thồng GDquốc dân có các đặc trưng sau:

* Vị trí của trường trung học trong hệ thống GD quốc dân

Trường trung học là cơ sở GD phổ thông của hệ thống GD quốc dân Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.Trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện QL

* Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học

1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về GD, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường

Trang 37

2 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch GD của nhà trường theo chương trình GD phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo ban hành Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các HĐGD

3 Tuyển sinh và tiếp nhận HS, QLHS theo quy định của Bộ GD và Đào tạo

4 Thực hiện kế hoạch phổ cập GD trong phạm vi được phân công 5 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, HS tham gia các HĐ xã hội 6 QL giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật

7 Huy động, QL, sử dụng các nguồn lực cho HĐGD theo quy định của pháp luật

8 QL, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật

9 Thực hiện các HĐ về bảo đảm chất lượng GD, ĐG và kiểm định chất lượng GD theo quy định của Bộ GD và Đào tạo

10 Thực hiện công khai về cam kết chất lượng GD, các điều kiện bảo đảm chất lượng GD và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật

11 Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở GD trong QL các HĐGD; bảo đảm việc tham gia của HS, gia đình và xã hội trong QL các HĐGD theo quy định của pháp luật

12 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật * Nhiệm vụ và quyền của cán bộ QL nhà trường trong trường THCS - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định tại Điều 9 Điều lệ này; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ này;

- Tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và HĐ của nhà trường; kế hoạch GD hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;

Trang 38

- Thực hiện các quyết định hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ này Trường hợp cán bộ QL nhà trường không nhất trí với quyết định của hội đồng trường cần xin ý kiến cơ quan QLGD cấp trên trực tiếp của nhà trường Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan QLGD cấp trên trực tiếp, cán bộ QL nhà trường vẫn phải thực hiện theo quyết định của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ này;

- Báo cáo, ĐG kết quả thực hiện kế hoạch GD của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; - Thực hiện tuyển dụng, QL giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; QL chuyên môn; phân công công tác, KT, ĐG xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;

- QLHS và các HĐ của HS do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả ĐG, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho HS tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GD phổ thông cho HS trung học phổ thông (nếu có) và quyết định khen thưởng, kỷ luật HS;

- QL tài chính và tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, HS; thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở GD trong tổ chức HĐ của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa GD của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hội theo quy định của pháp luật;

- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực QL; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia DH theo quy định về định mức giờ dạy đối với cán bộ QL nhà trường;

Trang 39

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở

1.4.2.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học cơ sở

KH hoá HĐGD BVMT là bản dự kiến KH triển khai tất cả các HĐGDBVMT của nhà QL, nhằm thực hiện những mục tiêu, nội dung, phương pháp, dự kiến các nguồn lực để đảm bảo HĐGDBVMT diễn ra hiệu quả và đảm bảo yêu cầu đểGDHS

Lập KHHĐGDBVMTcho HS ở các trường trung học cơ sở là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu của HĐGDBVMT và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó Khi xác định các mục tiêu cần đưa ra những chỉ tiêu, mức độ các chỉ tiêu phải được định lượng và biểu thị cụ thể bằng những con số, tỷ lệ % Lập KH trong QL là sự dự tính một cách hợp lý các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin…) để triển khai các HĐ một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu QL GD [5, tr36]

Như vậy, lập KHHĐGDBVMTđược xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa KH năm học, mục tiêu năm học, kết quả nhà trường mong đợi Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ GV, về cơ sở vật chất và thực tiễn khả năng HS Trong KHHĐGDBVMTthì nội dung HĐGDBVMTlà một phần quan trọng

Khi lập KHHĐGDBVMT, Cán bộ QL nhà trường phải có cái nhìn nhạy bén, biết phân tích một cách khoa học những thông tin có được liên quan đến HĐGDBVMT để chỉ ra những thuận lợi và khó khăn cho bước phát triển tiếp theo của nhà trường trong năm học, trong đó có bước phát triển về chuyên môn

Trang 40

Trên cơ sở đó, Cán bộ QL nhà trường xác định rõ ràng và cụ thể các phương án, các cách thức thực hiện mục tiêu HĐGDBVMT của nhà trường, trong đó có KHHĐGDBVMT và QL HĐ GDBVMT Cán bộ QL nhà trường cần có sự bàn bạc và cân nhắc kỹ trong hội đồng sư phạm nhà trường để tạo ra sự đồng tình nhất trí cao khi thực hiện mục tiêu HĐGDBVMT

Lập KHHĐGDBVMTtrong trường THCS, người CBQL cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:

- Nắm vững các văn bản chỉ đạo và thể chế hóa các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học liên quan đến HĐGDBVMTđến các cá nhân và tổ chức trong nhà trường

- Phân tích các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất của nhà trường trong thực hiện HĐGDBVMT, thấy rõ những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đối với nhà trường

- Phân tích, ĐG kết quả HĐGDBVMTtrong các giai đoạn trước, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HĐGDBVMT trong nhà trường qua từng năm học

- Xây dựng KHHĐGDBVMT, chương trình HĐGDBVMT của nhà trường trong năm học và công bố công khai đến các lực lượng GD

- Theo dõi việc lập KHHĐGDBVMT của các khối lớp chuyên môn, giáo viên trực tiếp phụ trách giảng dạy các nội dung liên quan đến HĐGDBVMT

- Điều chỉnh KHHĐGDBVMTtrên cơ sở căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, những tác động từ điều kiện kinh tế, xã hội địa phương

- Phân cấp, phân quyền cho CBQL, cá nhân, tổ trưởng các khối lớptrong xây dựng KHHĐGDBVMTvà báo cáo thường xuyên cho Cán bộ QL nhà trường về rà soát, điều chỉnhKHHĐGDBVMT của từng cá nhân và đơn vị

- Dự kiến các mục tiêu cần đạt được của KHHĐGDBVMT, trong đó chỉ rõ mục tiêu của từng HĐ và từng môn học đối với việc GDBVMT cho HS THCS

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w