Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên .... Qua khảo sát sơ bộ điều kiện th
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo hướng trải nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng
GD KNGT nói riêng và chất lượng GD cho trẻ nói chung
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
Biện pháp GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
KNGT của trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đang hình thành và phát triển, nếu đề xuất được các biện pháp
GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo hướng trải nghiệm phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và tạo được động lực cho trẻ phát triển KNGT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GD KNGT cho trẻ ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non trên địa bàn TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
5.3 Đề xuất các biện pháp GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và thực nghiệm kiểm chứng một số biện pháp đề xuất
- Về địa bàn khảo sát: Dự kiến khảo sát trực tiếp tại 4 trường mầm non trên địa bàn TP Thái Nguyên để so sánh, đối chứng: Trường mầm non Tân Long; Trường mầm non 1/5; Trường mầm non Quyết Thắng; Mầm non 19/5 TP Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm thông qua các hoạt động ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Các hoạt động này được tiến hành trong ba chủ điểm: “Giao thông”; “Tết và mùa xuân” “Nước và các hiện tượng tự nhiên” và thực nghiệm một số biện pháp tại trường Mầm non 19.5 TP Thái Nguyên
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non; Phát triển KNGT cho trẻ; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho
GV mầm non, tài liệu về tổ chức hoạt động ngôn ngữ ở các trường mầm non và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động GD KNGT cho trẻ 7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL, GV về công tác GD kỹ năng nói chung và KNGT cho trẻ nói riêng
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL, GV và học sinh để có thêm thông tin cho việc đánh giá thực trạng hoạt động GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn TP Thái Nguyên
7.2.4 Phương pháp chuyên gia: Xin tư vấn thêm từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc GD trẻ mầm non
7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ
Dùng các phần mềm thống kê để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thu được từ nhiều nguồn khác nhau
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, kiến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm cho ở trường mầm non
Chương 2 Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Chương 3 Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về giao tiếp của trẻ em
B.V.Xocolov, J Bremont (1971) và R Chakin khi nghiên cứu về giao tiếp theo tiếp cận giao lưu giữa con người với con người và giữa con người ông cho rằng: “Giao tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa những con người và giữa những động vật có tâm lý giống nhau” Với quan điểm trên thì quá trình giao tiếp phản ánh phần nào mối quan hệ giữa con người với con người, qua giao tiếp nhờ đó nhân cách con người được hình thành và phát triển Tuy nhiên ông có hạn chế là đánh đồng sự giao tiếp của con người với động vật, thực chất giao tiếp của con người mang bản chất xã hội lịch sử khác xa với con vật
Osgood C.E, Nhà tâm lý học người Anh - M Argyle, Nhà tâm lý học xã hội người Séc, Ia Ianôuseek; Wiener (1948), C Senen (1949), Moles (1971), nghiên cứu về giao tiếp và cho rằng: “Quá trình giao tiếp có thể mô tả bằng quá trình truyền tin qua bộ mã hóa thông tin môi trường truyền thông tin, bộ giải mã và quá trình phản hồi Thông tin nhận được có thể bị biến đổi do nhiễu người dùng thông tin có thể phản hồi đề nhận thông tin chính xác hơn” Hướng nghiên cứu này quá coi trọng yếu tố truyền và nhận thông tin trong quá trình giao tiếp mà quên đi yếu tố chủ thể và đối tượng trong quá trình giao tiếp cũng như nhu cầu, động cơ cũng như các yếu tố văn hóa vv… của họ có ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp của con người
L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstein, B.Ph.Lomov, L.V.Bueva, V.P.Dakharov nghiên cứu về giao tiếp trong mối quan hệ liên nhân cách, xem giao tiếp là quá trình hiện thực hoá các mối quan hệ giữa con người với con người, trong quá trình đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau cùng phát triển
B.Ph.Lomov nghiên cứu về giao tiếp trong mối quan hệ giữa chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp đã nhấn mạnh tính chủ thể của giao tiếp ông cho rằng: “Giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người với tư cách là chủ thể” [45]
IP.Paplop (1849 - 1936) nghiên cứu về giao tiếp với cách tiếp cận nghiên cứu công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ đã chỉ rõ: “Từ ngữ đối với con người cũng là một kích thích có điều kiện có thực như tất cả các kích thích khác chung cho cả người và động vật, nhưng đồng thời nó là một kích thích súc tích hơn bất cứ các kích thích nào khác Về phương diện này, các kích thích có điều kiện của động vật không so sánh được với nó cả về số lượng lẫn chất lượng”[48] IP.Paplop đã cho thấy ngôn ngữ và giao tiếp chỉ có ở loài người Nguyễn Thạc và Hoàng Anh (1991) nghiên cứu về giao tiếp sư phạm [40]; Nguyễn Văn Lê (1999) nghiên cứu về sự giao tiếp xưa và nay, những vấn đề lý luận về giao tiếp, giao tiếp bằng ngôn ngữ, mạng giao tiếp, sự giao tiếp phi ngôn ngữ, [26]; Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh (2006) nghiên cứu về khái niệm giao tiếp, phương tiện giao tiếp, quy tắc giao tiếp [38]; Nguyễn Bá Minh
Giả thuyết khoa học
KNGT của trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đang hình thành và phát triển, nếu đề xuất được các biện pháp
GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo hướng trải nghiệm phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và tạo được động lực cho trẻ phát triển KNGT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GD KNGT cho trẻ ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non trên địa bàn TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
5.3 Đề xuất các biện pháp GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và thực nghiệm kiểm chứng một số biện pháp đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non; Phát triển KNGT cho trẻ; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho
GV mầm non, tài liệu về tổ chức hoạt động ngôn ngữ ở các trường mầm non và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động GD KNGT cho trẻ 7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL, GV về công tác GD kỹ năng nói chung và KNGT cho trẻ nói riêng
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL, GV và học sinh để có thêm thông tin cho việc đánh giá thực trạng hoạt động GD KNGT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn TP Thái Nguyên
7.2.4 Phương pháp chuyên gia: Xin tư vấn thêm từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc GD trẻ mầm non
7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ
Dùng các phần mềm thống kê để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thu được từ nhiều nguồn khác nhau.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, kiến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm cho ở trường mầm non
Chương 2 Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Chương 3 Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON
Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về giao tiếp của trẻ em
B.V.Xocolov, J Bremont (1971) và R Chakin khi nghiên cứu về giao tiếp theo tiếp cận giao lưu giữa con người với con người và giữa con người ông cho rằng: “Giao tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa những con người và giữa những động vật có tâm lý giống nhau” Với quan điểm trên thì quá trình giao tiếp phản ánh phần nào mối quan hệ giữa con người với con người, qua giao tiếp nhờ đó nhân cách con người được hình thành và phát triển Tuy nhiên ông có hạn chế là đánh đồng sự giao tiếp của con người với động vật, thực chất giao tiếp của con người mang bản chất xã hội lịch sử khác xa với con vật
Osgood C.E, Nhà tâm lý học người Anh - M Argyle, Nhà tâm lý học xã hội người Séc, Ia Ianôuseek; Wiener (1948), C Senen (1949), Moles (1971), nghiên cứu về giao tiếp và cho rằng: “Quá trình giao tiếp có thể mô tả bằng quá trình truyền tin qua bộ mã hóa thông tin môi trường truyền thông tin, bộ giải mã và quá trình phản hồi Thông tin nhận được có thể bị biến đổi do nhiễu người dùng thông tin có thể phản hồi đề nhận thông tin chính xác hơn” Hướng nghiên cứu này quá coi trọng yếu tố truyền và nhận thông tin trong quá trình giao tiếp mà quên đi yếu tố chủ thể và đối tượng trong quá trình giao tiếp cũng như nhu cầu, động cơ cũng như các yếu tố văn hóa vv… của họ có ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp của con người
L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstein, B.Ph.Lomov, L.V.Bueva, V.P.Dakharov nghiên cứu về giao tiếp trong mối quan hệ liên nhân cách, xem giao tiếp là quá trình hiện thực hoá các mối quan hệ giữa con người với con người, trong quá trình đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau cùng phát triển
B.Ph.Lomov nghiên cứu về giao tiếp trong mối quan hệ giữa chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp đã nhấn mạnh tính chủ thể của giao tiếp ông cho rằng: “Giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người với tư cách là chủ thể” [45]
IP.Paplop (1849 - 1936) nghiên cứu về giao tiếp với cách tiếp cận nghiên cứu công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ đã chỉ rõ: “Từ ngữ đối với con người cũng là một kích thích có điều kiện có thực như tất cả các kích thích khác chung cho cả người và động vật, nhưng đồng thời nó là một kích thích súc tích hơn bất cứ các kích thích nào khác Về phương diện này, các kích thích có điều kiện của động vật không so sánh được với nó cả về số lượng lẫn chất lượng”[48] IP.Paplop đã cho thấy ngôn ngữ và giao tiếp chỉ có ở loài người Nguyễn Thạc và Hoàng Anh (1991) nghiên cứu về giao tiếp sư phạm [40]; Nguyễn Văn Lê (1999) nghiên cứu về sự giao tiếp xưa và nay, những vấn đề lý luận về giao tiếp, giao tiếp bằng ngôn ngữ, mạng giao tiếp, sự giao tiếp phi ngôn ngữ, [26]; Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh (2006) nghiên cứu về khái niệm giao tiếp, phương tiện giao tiếp, quy tắc giao tiếp [38]; Nguyễn Bá Minh
(2012) nghiên cứu về khoa học giao tiếp từ đó đưa ra khái niệm giao tiếp, phương tiện giao tiếp và các quy tắc giao tiếp xã hội [27] Các tác giả trên có chung quan điểm về tầm quan trọng của giao tiếp đối với sự phát triển nhân cách của con người nói chung, phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh sư phạm nói riêng và khẳng định sự cần thiết phải phát triển KNGT cho người học
Tác giả Trần Văn Phòng và Ngô Thị Nụ (2015) nghiên cứu quan điểm của Trần Đức Thảo về mối quan hệ cá nhân và xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người thông qua giao tiếp, từ đó đề xuất những vấn đề cơ bản về phát triển môi trường giao tiếp cho con người [35]
Tác giả Hà Thể Ngữ (2001) đã nghiên cứu về hai mặt hoạt động và giao lưu của quá trình GD Ông cho rằng: “Hoạt động và giao lưu (rộng hơn là quan hệ xã hội) là hai mặt cơ bản mang tính thống nhất quá trình sống của con người, là điều kiện tất yếu và phổ quát của sự hình thành và phát triển cá nhân và xã hội, hai mặt đó gắn bó chặt chẽ với nhau Bất cứ hoạt động nào của con người cũng đều giả định con người phải tham gia vào những mối quan hệ xã hội nhất định, những hình thái giao lưu nhất định Như vậy, ông đã thấy được tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ ấy chỉ được duy trì thông qua giao tiếp, do đó vấn đề GD kỹ năng cho học sinh cần được đặt ra trong các nhà trường [29]
Chu Văn Đức (2005) nghiên cứu về giao tiếp của trẻ dưới góc độ tìm hiểu vai trò, tầm quan trọng của giao tiếp đối với trẻ, tác giả đã thể hiện quan điểm của mình: “Ngay từ khi được sinh ra, đứa trẻ đã có những nhu cầu như: nhu cầu được yêu thương, nhu cầu được an toàn, khoảng 2-3 tháng tuổi đứa trẻ đã biết
“trò chuyện với người lớn” Những thiếu hụt trong tiếp xúc với người lớn ở giai đoạn ấu thơ sẽ để lại những dấu ấn tiêu cực trong tâm lý, nhân cách con người trưởng thành sau này”[15, tr 15]
Nguyễn Văn Lũy - Trần Thị Tuyết Hoa (2006) nghiên cứu về giao tiếp với tiếp cận công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ và vấn đề thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ, tác giả khẳng định: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của trẻ mẫu giáo”, “Ngay từ tuổi hài nhi, thông qua giao tiếp với người xung quanh, trẻ được thỏa mãn một số nhu cầu của mình Khi đói thì được ăn, khi chơi có người hướng dẫn, khi muốn giao tiếp có người đáp ứng ” [27, tr 39]
1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo hướng trải nghiệm
Kak-Hai-Nodich [49] nghiên cứu về vai trò của ngôn ngữ và quá trình phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn và vai trò của nhà GD, người lớn trong phát triển KNGT và trí tuệ của trẻ
A,G,Ruzxkaia nghiên cứu về KNGT dưới góc độ tiếp cận hành vi ngôn ngữ của trẻ và các yếu tố ảnh hưởng tác giả nhận định: “Hành vi của trẻ mầm non trong điều kiện tác động ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của người lớn” Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích được các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, phương pháp và hình thức để giao tiếp với trẻ và sự cần thiết phải phát triển KNGT cho trẻ [51]
Lev Vygotsky (1960) đã nghiên cứu về phát triển KNGT cho trẻ em, tác giả đã chỉ ra đặc điểm cơ bản của KNGT; quá trình phát triển KNGT của trẻ em, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển KNGT cho trẻ trong đó nhấn mạnh đến vai trò của trải nghiệm trong GD KNGT cho trẻ [52]
B.Ph Lomov (1981) nghiên cứu về KNGT đã đưa ra phạm trù giao tiếp và khẳng định giao tiếp là một vấn đề cơ bản trong tâm lý học và nghiên cứu quá trình hình thành KNGT, tác giả khẳng định để hình thành, phát triển KNGT cho trẻ em đòi hỏi trẻ em phải trải qua một quá trình từ khâu lĩnh hội đến thực hành thường xuyên [53]
Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Giao tiếp, kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp: là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có ở loài người, nhờ có giao tiếp mà con người trao đổi, chia sẻ thông tin để phát triển
Tác giả K.K Platonov định nghĩa: “Giao tiếp là những mối liên hệ có ý thức của con người trong cộng đồng loài người” Như vậy giao tiếp là mối liên hệ có ý thức giữa con người với con người trong xã hội là hoạt động có mục đích, có nội dung và có phương tiện
Vugotxki, quan niệm: “Giao tiếp là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần túy giữa người - người như là một sự trao đổi quan điểm - cảm xúc”(1935)[52] Như vậy giao tiếp là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin và tình cảm giữa con người với con người trong xã hội
A.A.Leonchiep quan niệm về giao tiếp như sau: “Đó là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng những phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ” [42] Theo quan niệm này giao tiếp là quá trình có mục đích, động cơ nhằm thực hiện các mối quan hệ xã hội để trao đổi thông tin thông qua phương tiện công cụ là ngôn ngữ, tuy nhiên giao tiếp vẫn có thể được thực hiện thông qua phi ngôn ngữ
Tác giả Ngô Công Hoàn “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp” [21] Theo đó, giao tiếp là quá trình có mục đích nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, kỹ xảo nghề nghiệp… giữa con người với con người Nhờ giao tiếp mà kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp được lưu truyền và phát triển giúp cho xã hội không ngừng thay đổi Nguyễn Thạc lại quan niệm: “Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau” [39] Như vậy theo tác giả giao tiếp là hình thức trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết giữa con người với con người và được thực hiện trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với nhau
Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau”[43] Khái niệm giao tiếp ở đây được hiểu là quá trình tiếp xúc, trao đổi thông tin, tình cảm và ảnh hưởng giữa người với người
Khái niệm giao tiếp được định nghĩa theo những cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung đều có những đặc điểm chung trong định nghĩa:
Là hoạt động được xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa con người với con người;
Là hoạt động trao đổi thông tin, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tình cảm giữa con người với con người;
Giao tiếp giúp con người thỏa mãn nhu cầu nhất định trong cuộc sống lao động, sinh hoạt và nghề nghiệp vv
Trong quá trình giao tiếp con người có tác động ảnh hưởng qua lại và chịu ảnh hưởng của nhau
Từ phân tích trên tác giả luận văn chọn khái niệm sau làm khái niệm cơ bản của đề tài: “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định”
Giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi: Phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm mà trẻ lĩnh hội được từ bạn, thầy cô, gia đình, phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa của địa phương nơi trẻ sống
Khi bàn về KNGT, các nhà nghiên cứu đã có những cách tiếp cận khác nhau, từ đó đưa ra những định nghĩa khác nhau về KNGT:
Phillips E (1978) nghiên cứu về KNGT dưới góc độ tiếp cận, trao đổi và nhận thông tin cho rằng: “Kỹ năng giao tiếp là mức độ mà người đó có thể giao tiếp với người khác, theo nghĩa là thỏa mãn những bổn phận của mình đến mức hợp lý mà không xâm phạm đến các quyền lợi, đòi hỏi, thỏa mãn, trách nhiệm tương tự của người khác và mong muốn có thể chia sẻ các quyền lợi này một cách tự do thoải mái” KNGT ở đây được xem là mức độ trao đổi và tiếp nhận thông tin của chủ thể và đối tượng giao tiếp
Ngô Công Hoàn (1992) nghiên cứu về KNGT theo tiếp cận hiểu biết, tri giác và điều khiển quá trình giao tiếp với đối tượng giao tiếp đã quan niệm “Kỹ năng giao tiếp là khả năng tri giác, hiểu được những biểu hiện bên ngoài cũng như những diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối tượng giao tiếp” Theo tác giả KNGT của mỗi người là khả năng thấu hiểu, tự điều chỉnh và điều khiển đối tượng giao tiếp [20]
Hoàng Anh (2004) nghiên cứu về KNGT dưới góc độ tiếp cận công cụ giao tiếp cho rằng: “Kỹ năng giao tiếp là khả năng của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp là các khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ là hệ thống các thao tác cử chỉ, điệu bộ hành vi được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa” Như vậy, theo tác giả Hoàng Anh thì KNGT của con người là khả năng sử dụng linh hoạt các phương tiện ngôn ngữ
[2] Khái niệm KNGT ở đây được hiểu là mức độ sử dụng thành thạo phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để thực hiện các mục tiêu giao tiếp và thỏa mãn nhu cầu giao tiếp
Nguyễn Bá Minh (2008) nghiên cứu về KNGT cho rằng: “Kỹ năng giao tiếp là nhóm kỹ năng bao gồm kỹ năng tạo tâm thế cho đối tượng giao tiếp, kỹ năng tạo mối liên hệ, quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ để điều khiển cuộc giao tiếp; kỹ năng giảng giải, giải quyết vấn đề của cuộc giao tiếp, kỹ năng động viên, khuyến khích đối tượng giao tiếp” Theo đó, KNGT là một nhóm kỹ năng thực hiện tiến trình giao tiếp nhằm giải quyết mục đích giao tiếp và điều khiển đối tượng giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội
Tác giả Ngô Giang Nam (2013) đồng nhất giữa khái niệm KNGT với năng lực giao tiếp: “Kỹ năng giao tiếp là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện xúc cảm, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp [30]
Tác giả luận văn chọn khái niệm sau đây làm khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu: “KNGT là những thao tác, hành động có tính thuần thục của chủ thể để giải quyết nhiệm vụ giao tiếp dựa trên sự lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm và cách thức sử dụng phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng giao tiếp nhằm đạt được mục đích và thỏa mãn nhu cầu giao tiếp”
Cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.4.1 Quy trình giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Dựa vào mô hình học tập trải nghiệm của Kolb và căn cứ vào đặc điểm của lứa tuổi, ta có thể xác định quy trình học tập theo hướng trải nghiệm bao gồm 4 giai đoạn và được tiến hành theo trình tự:
Giai đoạn trải nghiệm thực tế: Trẻ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động do GV tổ chức theo các chủ đề, các sự kiện trong cả năm học Sự trải nghiệm có chất lượng cao hay thấp phụ thuộc vào tình huống cụ thể, thực tế trẻ được TN
Giai đoạn chia sẻ kinh nghiệm: Khi trẻ được trải nghiệm, những kinh nghiệm mà trẻ có phải được chia sẻ với mọi người thì mới giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu
Giai đoạn rút ra kinh nghiệm bản thân: Trẻ học những kiến thức và những kinh nghiệm mới từ đó tạo ra những hiểu biết mới
Giai đoạn vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống: Trẻ sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm vừa mới lĩnh hội vào các bối cảnh hoặc sự việc mới từ đó kinh nghiệm cứ thế tạo ra, hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ ngày càng được nâng cao
1.4.2 ục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non
Qua quá trình hoạt động trải nghiệm của trẻ, các mục tiêu GD được thực hiện một cách đồng bộ trong sự phối hợp thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ để giải quyết được các nhiệm vụ cụ thể do các tình huống thực tiễn đặt ra Hay nói cách khác, trẻ cần có các năng lực cần thiết phù hợp với các nhiệm vụ khi tham gia vào hoạt động GD theo hướng trải nghiệm
Tổ chức hoạt động GD theo hướng trải nghiệm là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện các năng lực và phẩm chất cần thiết tạo điều kiện cho trẻ nhanh chóng thích ứng với cuộc sống, tạo nền tảng cho việc học tập trong các bậc học sau có hiệu quả, cũng như làm chủ cuộc sống trong tương lai[33]
Như vậy GD KNGT theo hướng trải nghiệm sẽ giúp trẻ đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ một cách hiệu quả nhất đồng thời hình thành các năng lực thực tiễn cho trẻ, giúp đạt được các mục tiêu GD đề ra
Hoạt động GD theo hướng trải nghiệm tạo ra những tình huống thực tiễn, gần gũi với trẻ trong cuộc sống hằng ngày Mỗi tình huống có liên quan đến sự vật, hiện tượng; các mối quan hệ của những đối tượng khác nhau trong môi trường tự nhiên, xã hội Đây là nguồn thông tin vô cùng phong phú, đa dạng mà trẻ có cơ hội được tiếp cận trong hoạt động trải nghiệm
Các chủ đề, đề tài hoặc dự án trải nghiệm nhằm khơi gợi ý tưởng liên kết các nội dung GD KNGT cho trẻ giúp trẻ lĩnh hội, củng cố và mở rộng kiến thức về các sự vật, hiện tượng, con người xung quanh ở mọi lúc, mọi nơi một cách tự nhiên, thoải mái giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” Chính qua những hoạt động đó giúp trẻ nhận thức về KNGT và sự cần thiết phải tập luyện, rèn luyện các KNGT và các quy tắc hành vi ứng xử của bản thân
Tổ chức hoạt động trải nghiệm góp phần rất lớn hình thành ở trẻ thái độ tích cực trong quan hệ ứng xử, tập luyện, rèn luyện KNGT nhằm sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, đúng quy tắc, thể hiện công cụ trong giao tiếp hiệu quả và thực hành các kỹ năng hành vi trong giao tiếp thông qua việc trao đổi thảo luận thông qua các hoạt động nhóm, tập thể
- Tổ chức cho trẻ tập luyện, rèn luyện các kỹ năng hành vi ứng xử với những người xung quanh thông qua trải nghiệm thực tế hoặc các tình huống giao tiếp, giúp trẻ thực hành đúng quy tắc giao tiếp, biết cách thể hiện và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách hiệu quả thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm Những kinh nghiệm thu được qua quá trình trải nghiệm của trẻ được chia sẻ với người khác sẽ giúp trẻ khắc sâu, ghi nhận, điều chỉnh, chính xác hóa và từ đó mới đọng lại nơi trẻ những dấu ấn cảm xúc tốt đẹp Chính quá trình này sẽ tạo điều kiện để phát triển tiến trình suy nghĩ của trẻ từ cấp độ thấp (ghi nhận thông tin) đến cấp độ cao (tìm hiểu nguyên nhân mối quan hệ) và được cụ thể hóa qua việc trả lời các câu hỏi [33]
1.4.3 Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non
Nội dung GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu về cách thức, qui trình rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
- Hướng dẫn các thao tác để rèn KNGT thông qua các hoạt động trải nghiệm
- Hướng dẫn vận dụng kinh nghiệm để rèn luyện KNGT thông qua các hoạt động trong quá trình trải nghiệm
Theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (4 lĩnh vực phát triển, 28 chuẩn và 120 chỉ số) chỉ rõ các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp GD KNGT theo tiếp cận Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi gồm các nội dung sau [6]:
Nội dung 1: Kỹ năng nghe hiểu lời nói trong hoạt động trải nghiệm
- Nhận ra được sắc thái biểu cảm trong lời nói của bạn khi vui, buồn, tức giận, sợ hãi, lo lắng, trong quá trình trải nghiệm
- Thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến việc tham gia vào hoạt động trải nghiệm thực tế và chia sẻ kinh nghiệm
- Hiểu nghĩa của các từ liên quan đến các nhiệm vụ của cá nhân trong hoạt động và các từ ngữ chuyên biệt theo từng chủ đề
- Nghe, hiểu các tình huống xảy ra trong quá trình tham gia trải nghiệm
Nội dung 2: Kỹ năng biểu đạt lời nói trong hoạt động trải nghiệm
- Nói đủ câu, rõ ràng các kinh nghiệm thu được trong quá trình trải nghiệm khi trao đổi, chia sẻ
- Sử dụng từ chỉ tên gọi đồ dùng, dụng cụ chuyên biệt phù hợp với chủ đề, hành động và tình huống diễn ra trong quá trình trải nghiệm
- Sử dụng câu đơn, câu phức để trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn về các bước thực hiện trải nghiệm, trao đổi về ứng dụng các kinh nghiệm vào thực tiễn cuộc sống
- Thiết lập mối quan hệ trong quá trình tham gia trải nghiệm
Nội dung 3: Kỹ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong hoạt động trải nghiệm
- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống giao tiếp trong hoạt động trải nghiệm
- Chú ý lắng nghe bạn khi bàn bạc, trao đổi
- Không nói leo, không ngắt lời bạn, nhóm bạn khi đang thực hiện quá trình giao tiếp
- Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, sắc thái biểu cảm, khi giao tiếp trong quá trình tham gia trải nghiệm
- Chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống
- Không nói tục, chửi bậy khi tham gia trải nghiệm
1.4.4 Phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non
Phương pháp đàm thoại là phương pháp GV sử dụng lời nói của mình để trò chuyện trực tiếp đối với trẻ và giải thích, minh họa để trẻ hiểu về một vấn đề nào đó, phương pháp đàm thoại luôn được GV sử dụng chủ yếu, bởi vì loại phương pháp này mang tính hai chiều, (vấn đáp và trả lời) nhằm giải quyết mọi thắc mắc của vấn đề mà trẻ nêu ra Đàm thoại giúp trao đổi thảo luận, tương tác giữa GV và trẻ; giữa trẻ với trẻ; đưa ra kết quả và thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của trẻ Trong mọi trường hợp GV sử dụng phương pháp nào thì cũng cần phải có phương pháp đàm thoại hỗ trợ, tùy vào sự việc hoàn cảnh, cảm xúc, đối tượng thực hiện Thông qua trao đổi trực tiếp giữa cô và trẻ giúp trẻ rèn luyện được các kỹ năng nghe, nói và biểu đạt suy nghĩ của mình đúng hơn
1.4.4.2 Phương pháp sử dụng truyện kể thơ ca dao, tục ngữ, câu đố, bài hát Đây là một trong các phương pháp chiếm ưu thế trong việc tập luyện, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói đọc cho trẻ đồng thời rèn cho trẻ các kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt Qua kể chuyện, đọc thơ, tục ngữ hay đố vui, nghe hát nhạc, trẻ mở rộng vốn từ, rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng nói
1.4.4.3 Phương pháp tổ chức trò chơi
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát
2.1.1 ột vài nét về các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Theo báo cáo tổng kết của Phòng GD - Đào tạo TP: “Năm học 2021-2022,
TP Thái Nguyên có 48 trường mầm non công lập, 22 trường tư thục và 24 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Với 876 nhóm/lớp Về cơ bản hệ thống các trường mầm non trong TP đã đáp ứng tốt nhu cầu gửi trẻ của các bậc phụ huynh Với tổng số trẻ mầm non là 21.744 trẻ, hệ thống GD mầm non TP đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ của tỉnh Thái Nguyên
Khu vực TP Thái Nguyên có mật độ dân số đông, số trẻ trong độ tuổi mầm non cao, tỉ lệ trẻ ra lớp đông , tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ra lớp đạt 100%, vì vậy hầu hết các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi có số trẻ trong lớp đông Trình độ dân trí cao, phụ huynh quan tâm đến công tác chăm sóc GD trẻ đồng thời luôn sẵn sàng phối hợp cùng nhà trường và cô giáo trong mọi hoạt động” (Nguồn Báo cáo Phòng Giáo dục TP Thái Nguyên)
Về số trẻ trong độ tuổi 5- 6 tuổi đến trường theo báo cáo của Phòng: “Năm học 2021-2022 có 5354 trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi đến trường với 193 lớp, đa số trẻ đều đã học qua các lớp mẫu giáo ở độ tuổi trước vì vậy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự đồng đều về nhận thức Số trẻ khuyết tật, tự kỉ chiếm tỉ lệ thấp (23 trẻ chiếm 0.1%), không có trẻ nào bị khuyết tật về ngôn ngữ Do là vùng đô thị nên trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Việt, trẻ không bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ địa phương Đặc biệt nhu cầu của phụ huynh trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ cao, phụ huynh luôn mong muốn trẻ được tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, sẵn sàng cho trẻ tham gia các hoạt động GD KNGT”
Tổng số GV mầm non của các trường thuộc TP năm học 2021-2022 là 2.704 cán bộ trong đó có 1.153 cán bộ GV thuộc diện biên chế, 1.549 cán bộ
GV hợp đồng Về trình độ: thạc sĩ 09; đại học 1.356; cao đẳng 488; trung cấp
522 Số lượng và chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ
Khái quát về cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc, GD trẻ: 527 phòng học (trong đó nhà trẻ: 117 phòng; mẫu giáo: 353 phòng) Phòng học bán kiên cố là
61 phòng Số phòng phục vụ học tập là 92 phòng (trong đó Phòng GD thể chất:
29 phòng, phòng GD nghệ thuật: 42 phòng, phòng đa chức năng: 12 phòng Nhìn chung, cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và GD trẻ
Về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và GD trẻ: Có thể thấy trong năm học 2021 -2022 với nhiều biến động của dịch bệnh Covid-19, trong thời gian trẻ đến trường hay tạm thời nghỉ phòng dịch thì công tác đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc tại các nhà trường vẫn được duy trì Các nhà trường xây dựng các chương trình GD linh hoạt, phù hợp với thực tế của nhà trường và của trẻ, lựa chọn các nội dung cốt lõi và đặc biệt quan tâm, chú ý đến trẻ 5 tuổi chuẩn bị tâm thế vào lớp 1 Đặc biệt năm học 2021-2022 các nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển chương trình GD nhà trường và Kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc, GD trẻ phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ, tích hợp hiệu quả các nội dung GD kỹ năng phù hợp với từng lứa tuổi, đổi mới nhiều phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học, tích cực cho trẻ được trải nghiệm, được sáng tạo Có trên 40% các trường áp dụng các phương pháp tiên tiến vào chương trình GD
Mục tiêu của khảo sát: Đánh giá thực trạng nhận thức, thực trạng GDKN giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và xác định nguyên nhân của thực trạng
- Khảo sát thực trạng GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên;
- Khảo sát thực trạng GD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên;
- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới GD KNGT cho trẻ 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Đề tài khảo sát bằng phiếu hỏi các CBQL (11) và GV (34) ở một số trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên
- Đề tài tiến hành quan sát trực tiếp các hoạt động của trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường và đánh giá KNGT của trẻ thông qua bộ tiêu chí được lựa chọn trong chuẩn ĐG phát triển của trẻ 5 - 6 tuổi và Kết quả mong đợi của chương trình GDMN (phụ lục 3)
- Quan sát các hoạt động do GV tổ chức để đánh giá thực trạng việc GD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi theo HTN
Khách thể khảo sát: Thông tin về khách thể khảo sát thể hiện ở bảng sau:
TT Tên trường mầm non Số CBQL Số GV khối
3 Trường mầm non Tân Long 3 5 121
4 Trường mầm non Quyết Thắng 3 8 108
Xử lý số liệu khảo sát: Đề tài sử dụng phầm mềm Excel để xử lý các số liệu trong quá trình nghiên cứu nhằm có được các kết quả nghiên cứu mang tính định lượng, chính xác, khách quan, khoa học đủ độ tin cậy để kiểm chứng các giả thuyết đã đặt ra
Thang đánh giá được sử dụng để tổng hợp kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi gồm 5 mức, mỗi mức độ biểu hiện được đánh giá theo các mức độ: 5,4,3,2,1 tương ứng:
- Rất thường xuyên; Rất có ý nghĩa; Mức độ tốt: 5 điểm
- Thường xuyên; Có ý nghĩa; Mức độ khá: 4 điểm
- Không TX; Tương đối có ý nghĩa; Mức độ trung bình: 3 điểm
- Ít thực hiện; Ý nghĩa 1 phần; Mức độ yếu: 2 điểm
- Chưa thực hiện; Không ý nghĩa; Mức độ kém: 1 điểm Điểm chênh lệch của thang đo Điểm tối đa- điểm tối thiểu
Thang đánh giá được sử dụng để tổng hợp kết quả quan sát trẻ gồm 3 mức độ, mỗi mức độ biểu hiện KNGT của trẻ được đánh giá theo các mức độ: 3,2,1 tương ứng:
Mức 3: Chưa đạt (đạt 1 điểm) Điểm chênh lệch của thang đo Điểm tối đa- điểm tối thiểu
Mức độ 1 - Chưa đạt (từ 1 đến 1,67)
Mức độ 2 - Đạt (từ 1,68 đến 2,35)
Mức độ 3 - Trên đạt (từ 2,36 đến 3,0)
Thực trạng về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non thành phố Thái Nguyên về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi Để có kết quả đánh giá về nhận thức của CBQL và GV các trường MN Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên về mục tiêu GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Tác giả sử dụng bộ câu hỏi trong bảng khảo sát được đính kèm trong phần Phụ lục 1 để điều tra thực tiễn Kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng 2.1:
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL và GV về mục tiêu của
GD KNGT cho trẻ (nE)
Tương đối có ý nghĩa Ý nghĩa
1 Trẻ nhận thức được sự cần thiết phải nghe, hiểu và sử dụng đúng lời nói của mình trong quá trình giao tiếp với người khác
2 Hình thành và phát triển được ở trẻ các kỹ năng nghe hiểu lời nói của người khác
3 Hình thành và phát triển được ở trẻ các kỹ năng sử dụng lời nói
Tương đối có ý nghĩa Ý nghĩa
Rất có ý nghĩa của bản thân để biểu đạt suy nghĩ, quan điểm cá nhân
4 Hình thành và phát triển được ở trẻ các quy tắc giao tiếp cơ bản:
Qua bảng số liệu bảng 2.1 cho thấy: Đa số cán bộ quản lí và GV đã có nhận thức về các mục tiêu trong GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi Kết quả trung bình từ 3,84 đến 4,49 (tương ứng với mức 4 - mức cao trong thang đo) Như vậy có thể thấy GV và cán bộ quản lí đồng thuận về các mục tiêu:
Nội dung nhận thức được đánh giá cao nhất là: “Hình thành và phát triển được ở trẻ các kỹ năng nghe hiểu lời nói của người khác” ( =4,49) đạt mức rất có ý nghĩa thể hiện sự hiểu đúng và đầy đủ về mục tiêu GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường MN;
Nội dung nhận thức được đánh giá cao thứ 2 là: “Trẻ nhận thức được sự cần thiết phải nghe, hiểu và sử dụng đúng lời nói của mình trong quá trình giao tiếp với người khác” ( = 4.40) đạt mức rất có ý nghĩa
Các nội dung còn lại: Hình thành và phát triển được ở trẻ các kỹ năng sử dụng lời nói của bản thân để biểu đạt suy nghĩ, quan điểm của cá nhân ( =3,84); Hình thành và phát triển được ở trẻ các quy tắc giao tiếp cơ bản ( =4,18) Được nhận thức ở mức có ý nghĩa Đây là cơ sở để việc GD KNGT cho trẻ được thực hiện một cách có hiệu quả ở các trường MN TP Thái Nguyên
2.2.2 Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên Để tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện nội dung GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thông qua sử dụng bảng hỏi 45 CBQL và GV dạy lớp 5-6 tuổi, kết quả thể hiện ở bảng 2.2 Cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về nội dung GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN TPThái Nguyên
Nội dung giáo dục Mức độ thực hiện nội dung
TB Thứ Kém Yếu TB Khá Tốt bậc
1 GD nhận thức cho trẻ về
2 GD thái độ tích cực cho trẻ trong GT và tập luyện, rèn luyện KNGT
3.Tổ chức tập luyện và rèn luyện KNGT cho trẻ để hình thành kỹ năng, hành vi ứng xử
4 GD các nội dung theo bộ chỉ số về KNGT trẻ cần đạt 0 15 13 10 7 3.20 3
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu thu được từ kết quả đánh giá của CBQL và GV khối mẫu giáo 5-6 tuổi các trường MN TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên về nội dung GDKN giao tiếp, chúng tôi thấy rằng: Mức độ thực hiện nội dung GDKN giao tiếp cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN TP Thái Nguyên của GV còn chưa cao Giá trị trung bình chạy từ = 3,20 đến 3,56 Các nội dung GD KNGT cho trẻ được đánh giá thực hiện ở mức khá bao gồm các nội dung sau đây:
GD thái độ tích cực cho trẻ trong giao tiếp và tập luyện, rèn luyện KNGT có ĐTB là 3,56 điểm xếp thứ nhất và ở mức thực hiện khá;
GD nhận thức cho trẻ về giao tiếp và KNGT có ĐTB là 3,52 điểm đạt mức thực hiện khá và xếp thứ 2;
Hai nội dung GD còn lại được đánh giá thực hiện ở mức trung bình đó là:
“Tổ chức tập luyện và rèn luyện KNGT cho trẻ để hình thành kỹ năng, hành vi ứng xử” với ĐTB là: ( =3,16)
“GD các nội dung theo bộ chỉ số về KNGT trẻ cần đạt” có ĐTB đạt 3,20 Trao đổi với GV về nguyên nhân của thực trạng, tổ chức phỏng vấn GV N.T.M trường MN Quang Trung, tác giả được cô chia sẻ như sau: “Chương trình GD dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhiều hoạt động, GV thực hiện dàn trải mặc dù đã quan tâm đến GD KNGT cho trẻ thông qua các hoạt động tuy nhiên nội dung thực hiện chưa thực sự được tốt bởi lớp còn có số lượng trẻ nhiều; mặt khác do trẻ thường xuyên phải tạm dừng đến trường khi dịch bệnh diễn biến phức tạp vì vậy GV gặp nhiều khó khăn khi tổ chức tập luyện cho trẻ tại nhà, đặc biệt với đặc thù trẻ mầm non không học trực tuyến, GV chỉ thực hiện qua video và thông qua trao đổi giữa GV và cha mẹ trẻ Gia đình trẻ có cha mẹ là công nhân các khu công nghiệp, hoặc các trường vùng nông thôn ít có điều kiện dành thời gian để phối hợp cùng GV trong quá trình tập luyện và rèn luyện kỹ năng cho trẻ”
Từ thực trạng trên đòi hỏi cần có những biện pháp để khắc phục thực trạng một cách có hiệu quả hơn
2.2.3 Phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên Để nắm được thực trạng về việc sử dụng các phương pháp GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu CBQL; GV thông qua phiểu hỏi tại phụ lục Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Thực trạng phương pháp GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN TP Thái Nguyên Phương pháp giáo dục
Mức độ sử dụng các phương pháp
1 Phương pháp dùng lời nói 0 0 8 12 25 4.4 1
4 Phương pháp thực hành, đóng vai 0 15 17 9 4 3.0 5
5 Phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi
Kết quả khảo sát cho thấy việc sử dụng các PPGD KNGT cho trẻ MG 5-
6 tuổi có kết quả đánh giá dao động ĐTB từ 2.7 điểm đến 4.4 điểm;
Những PPGD được GV sử dụng ở mức rất thường xuyên đó là:
Phương pháp dùng lời nói với ĐTB là 4.4 điểm đạt mức rất thường xuyên và có kết quả xếp thứ nhất;
Phương pháp trực quan là phương pháp GD được đánh giá xếp thứ 2 với ĐTB là 4.2 điểm đạt mức rất thường xuyên;
Các phương pháp còn lại đều có kết quả đánh giá thực hiện ở mức chưa thường xuyên đó là:
Phương pháp tổ chức trò chơi với ĐTB là 3.3 xếp mức KTX sử dụng; Phương pháp thực hành, đóng vai có ĐTB là 3.0 xếp mức KTX sử dụng; Phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi với ĐTB là 3.10 xếp mức KTX sử dụng;
Phương pháp kể chuyện với ĐTB là 2.7 điểm xếp mức KTX sử dụng; Trao đổi với cô H trường MN 19.5, tác giả được cô chia sẻ như sau: “Về cơ bản GV đã sử dụng nhiều phương pháp để GD KNGT cho trẻ tuy nhiên phương pháp dùng lời vẫn được GV sử dụng nhiều nhất Một số GV còn chưa quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi cho trẻ, đôi khi nôn nóng muốn trẻ đạt được như mong muốn nên thường vội vàng áp đặt kiến thức cho trẻ mà chưa quan tâm đến hành vi và nhận thức của trẻ; phương pháp kể chuyện GV còn coi nặng việc trẻ có ghi nhớ được cốt chuyện hay không mà chưa đề cao nội dung GD KNGT cho trẻ nên trong quá trình hiện chưa thể hiện rõ ý tưởng của phương pháp này”
Như vậy có thể thấy việc sử dụng các phương pháp trong GD KNGT cho trẻ đã đươc GV lựa chọn phù hợp với mục tiêu GD kỹ năng cho trẻ tuy nhiên chưa đồng đều ở các biện pháp
2.2.4 Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên Để đánh giá thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, tác giả tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu CBQL; GV thông qua bảng khảo sát và bộ câu hỏi
Kết quả khảo sát thống kê ở bảng 2.4 cho thấy GV các trường MN TP Thái Nguyên đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức GD KNGT cho trẻ MG 5
Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên Để tìm hiểu thực trạng về thực hiện mục tiêu GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN Tp Thái Nguyên chúng tôi đã đánh giá việc thực hiện theo các mức độ “Kém”, “Yếu”, “Trung bình”, “Khá”,
“Tốt” Đồng thời tham khảo kế hoạch GD năm học của nhóm lớp với việc xây dựng các mục tiêu PTNN của trẻ Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Mục tiêu GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN TP Thái Nguyên
Nội dung thực hiện Kết quả thực hiện
Thứ Kém Yếu TB Khá Tốt bậc
1 Mục tiêu về GD nhận thức 0 0 5 18 22 4.4 1
2 Mục tiêu về GD thái độ 0 0 8 17 20 4.3 2
3 Mục tiêu về rèn luyện kỹ năng hành vi giao tiếp 4 15 17 6 3 2.8 3
4 GD kiến thức thực tiễn 5 15 17 6 2 2.7 4
Qua bảng số liệu có thể thấy việc thực hiện các mục tiêu GD của GV tại các trường MN TP Thái Nguyên được đánh ở mức độ “Trung bình” và “Khá”, có thể thấy rõ giá trị trung bình chạy từ 2.7 điểm đến 4.4 điểm, chỉ có số ít CBQL và GV nào đánh giá ở mức độ kém
Mục tiêu về GD thái độ và nhận thức cho trẻ được đánh giá với mức độ thực hiện mức độ tốt với ĐTB là 4.3 và 4.4 điểm
Mục tiêu rèn luyện kỹ năng và hành vi giao tiếp và GD kiến thức thực tiễn được đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình với ĐTB là 2.8 và 2.7 điểm
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hạn chế trên, trao đổi với GV H trường MN 19.5, tác giả được cô chia sẻ như sau: “Do dịch covid 19 nên việc triển khai rèn luyện KNGT cho trẻ rất hạn chế, các cô quay video gửi hướng dẫn phụ huynh thực hiện tuy nhiên các gia đình triển khai như thế nào các cô không thể kiểm soát được; Việc GD kiến thức thực tiễn cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn do trẻ không được đến trường ở thời gian giãn cách xã hội”
2.3.2 Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non TP Thái Nguyên
Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng nội dung GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN TP Thái Nguyên, tác giả đã đánh giá việc thực hiện theo các mức độ “Kém”, “Yếu”, “Trung bình”, “Khá”, “Tốt” Dựa trên kế hoạch GD năm học của nhóm lớp với các nội dung GD KNGT cho trẻ và đặc biệt nội dung PTNN cho trẻ Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.7: Thực trạng nội dung GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN TP Thái Nguyên
Nội dung giáo dục Mức độ thực hiện nội dung
TB Thứ Kém Yếu TB Khá Tốt bậc
1 Giới thiệu về cách thức, qui trình rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-
6 tuổi thông qua hoạt HĐTN
2 Hướng dẫn các thao tác để tập luyện, rèn KNGT thông qua HĐTN 3 11 18 8 5 3.0 2
3 Hướng dẫn vận dụng kinh nghiệm để rèn luyện KNGT thông qua các HĐTN 4 18 15 6 2 2.6 5
Nội dung giáo dục Mức độ thực hiện nội dung
TB Thứ Kém Yếu TB Khá Tốt bậc
4 Tập luyện, rèn luyện kỹ năng nghe hiểu lời nói trong HĐTN 6 12 15 11 1 2.8 3
5 Tập luyện, rèn luyện kỹ năng biểu đạt lời nói trong HĐTN 5 15 15 7 3 2.7 4
6 Tập luyện, rèn luyện kỹ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy việc thực hiện nội dung GD KNGT cho trẻ 5- 6 tuổi được triển khai thực hiện với kết quả đạt được từ trung bình đến khá nhưng ở mức thấp với ĐTB giao động từ 2.6 đến 3.6 điểm tuy nhiên điểm trung bình chiếm tỷ trọng lớn
Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung Giới thiệu về cách thức, qui trình rèn luyện KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐTN ( =3,6) là nội dung được thực hiện với kết quả tốt nhất đạt loại khá nhưng ở mức thấp
Hướng dẫn các thao tác để tập luyện, rèn KNGT thông qua HĐTN
Tập luyện, rèn luyện kỹ năng nghe hiểu lời nói trong HĐTN có kết quả đánh giá với ĐTB đạt 2.8 điểm đạt mức trung bình, tuy nhiên bên cạnh đó có nhiều ý kiến đánh giá với điểm yếu và kém GV các trường cần quan tâm
Tập luyện, rèn luyện kỹ năng biểu đạt lời nói trong HĐTN có kết quả đánh giá với ĐTB đạt 2.7 điểm đạt mức trung bình và ở mức thấp, tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều ý kiến đánh giá với điểm yếu và kém (18 ý kiến), GV các trường cần quan tâm
“Hướng dẫn vận dụng kinh nghiệm để rèn luyện KNGT thông qua các HĐTN” và “Tập luyện, rèn luyện kỹ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong
HĐTN” có kết quả ĐTB là 2.6 điểm đạt trung bình và ở mức thấp đây là điều
GV cần phải quan tâm trong GD KNGT cho trẻ
Dự giờ nghiên cứu hoạt động của GV tại một số trường, tác giả nhận thấy
GV vẫn nặng về thực hiện các nội dung GD, hạn chế về việc tập luyện, rèn luyện kỹ năng thực hành, KNGT cho trẻ, chưa tạo được môi trường trải nghiệm để trẻ rèn luyện các KNGT như tạo mối quan hệ tương tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ trong từng nhóm; giữa trẻ với trẻ theo nhóm cặp đôi…
Phỏng vấn sâu một số GV, chúng tôi được cung cấp thông tin sau: “Ngoài việc trẻ phải học qua video vì dịch bệnh, GV lúng túng trong việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp và hình thức để tổ chức các hoạt động khi trẻ học tại nhà, ngoài ra khi trẻ đi học trở lại, việc rèn luyện cho trẻ nề nếp hoạt động tại lớp đã ảnh hưởng tới thực hiện các nội dung GD KNGT cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm Hơn thế nữa, đồ dùng, đồ chơi và môi trường trải nghiệm cho trẻ còn hạn chế, trẻ chủ yếu trải nghiệm với những đồ chơi, đồ dùng quen thuộc gần gũi với trẻ Trong hoạt động trải nghiệm GV chỉ chú trọng tới việc hướng dẫn cho trẻ các nội dung và kiến thức cần cung cấp mà ít quan tâm tới việc rèn cho trẻ kỹ năng nghe hiểu lời nói, kỹ năng biểu đạt lời nói và việc thực hiện các quy tắc trong giao tiếp khi tham gia hoạt động trải nghiệm”
2.3.3.Thực trạng về phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên Để tìm hiểu thực trạng về phương pháp GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN TP Thái Nguyên, tác giả luận văn điều tra, khảo sát qua phiếu hỏi với GV và CBQL, đồng thời quan sát các hoạt động PTNN cho trẻ của GV khối 5-6 tuổi Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8: Thực trạng phương pháp GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN TP Thái Nguyên
Mức độ sử dụng các phương pháp
2 Phương pháp kể chuyện, đọc thơ và hát 0 0 8 23 14 4.1 2
3 Phương pháp tổ chức trò chơi 0 19 12 11 3 3.0 4
4 Phương pháp sử dụng tình huống 3 15 19 7 1 2.7 7
5 Phương pháp tập luyện, rèn luyện 2 13 19 10 1 2.9 5
6 Phương pháp khích lệ động viên 0 2 8 21 14 4.0 3
8 Phương pháp làm việc nhóm 7 17 12 6 3 2.6 8
Các kết quả thống kê trên cho thấy GV đã sử dụng nhiều phương pháp GD KNGT cho trẻ, tuy nhiên mức độ vận dụng các PPGD chưa tương đồng, kết quả đánh giá mức độ sử dụng các PP có ĐTB giao động từ 2.7 điểm đến 4.3 điểm; Từ không thường xuyên đến rất thường xuyên
Phương pháp GD KNGT cho trẻ được đánh giá cao nhất là: “Phương pháp đàm thoại” với ĐTB là 4.3 điểm đạt mức rất thường xuyên sử dụng, điều này hoàn toàn phù hợp bới trẻ cần sự hướng dẫn, giải thích và minh họa bằng lời nói trong quá trình thực hiện tập luyện, rèn luyện KNGT
Thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
2.4.1 Xác định tiêu chí đánh giá
Căn cứ thông tư 23/2010/TT-GDĐT của Bộ GD-ĐT Thông tư ban hành qui định về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, kết quả mong đợi của trẻ trong Chương trình GDMN, căn cứ vào thực tiễn công tác GD cho trẻ tại các nhà trường Tác giả luận văn dự thảo bảng tiêu chí đánh giá KNGT của trẻ 5 - 6 tuổi để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo của đề tài Các tiêu chí đánh giá được xây dựng theo 3 mức gồm: tốt, đạt và chưa đạt [Phụ lục 3] Tiếp đó tác giả luận văn tiến hành xin ý kiến của các GV và CBQL trên địa bàn thành phố Kết quả xin ý kiến được tổng hợp tại Bảng 2.12
Kết quả tổng hợp tại Bảng 2.12 có thể nhận xét các đối tượng khảo sát phần lớn đều đồng ý với các tiêu chí mà đề tài xây dựng Có từ 95,56% đến 100% trả lời đồng ý, chỉ có từ 2,22% đến 4,44% ý kiến “phân vân” và không có ai không đồng ý với các tiêu chí
Bảng 2.12: Kết quả xin ý kiến về tiêu chí đánh giá KNGT của trẻ 5 - 6 tuổi
Kỹ năng Biểu hiện cụ thể Ý kiến trả lời Đồng ý Phân vân Không đồng ý
1 Kỹ năng nghe hiểu lời nói
Nhận ra các sắc thái biểu cảm trong lời nói của cô, bạn 45 100 0 0 0 0 Thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến việc tham gia vào hoạt động
Hiểu nghĩa của các từ liên quan đến các nhiệm vụ của cá nhân
Nghe, hiểu các tình huống xảy ra trong quá trình tham gia các hoạt động
2 Kỹ năng biểu đạt lời nói
Nói đủ câu, rõ ràng khi trao đổi, chia sẻ 45 100 0 0 0 0
Sử dụng các từ chỉ tên gọi các đồ dùng, dụng cụ chuyên biệt phù hợp với chủ đề, hoạt động và tình huống
Sử dụng câu đơn, câu phức để trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm
Thiết lập mối quan hệ trong quá trình tham gia các hoạt động
Kỹ năng Biểu hiện cụ thể Ý kiến trả lời Đồng ý Phân vân Không đồng ý
3 Kỹ năng thực hiện quy tắc giao tiếp
Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống giao tiếp
Chú ý lắng nghe bạn khi bàn bạc, trao đổi 45 100 0 0 0 0
Không nói leo, không ngắt lời bạn khi đang thực hiện quá trình giao tiếp
Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, sắc thái biểu cảm, phù hợp khi giao tiếp
Chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống 44 97.78 1 2.22 0 0
Không nói tục, chửi bậy 45 100 0 0 0 0
2.4.2 Đánh giá thực trạng Đề tài sử dụng bộ tiêu chí trên để khảo sát, đánh giá về thực trạng KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên Khách thể khảo sát là 552 trẻ tại 4 trường mầm non thuộc 4 cụm chuyên môn trong địa bàn TP Thái Nguyên Kết quả đánh giá được tổng hợp tại Bảng 2.13, Bảng 2.14 và Bảng 2.15
Bảng 2.13 Thực trạng kỹ năng nghe hiểu lời nói của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
TT Biểu hiện cụ thể Tốt Đạt Chƣa đạt
1 Nhận ra các sắc thái biểu cảm trong lời nói của cô, bạn 298 53.99 215 38.95 39 7.07
2 Thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến việc tham gia hoạt động 269 48.73 262 47.46 21 3.80
3 Hiểu nghĩa của các từ liên quan đến các nhiệm vụ cá nhân 232 42.03 279 50.54 41 7.43
4 Nghe, hiểu các tình huống xảy ra trong quá trình tham gia hoạt động 178 32.25 317 57.43 57 10.33
Tổng hợp kết quả đánh giá kỹ năng nghe hiểu lời nói tại Bảng 2.13 cho thấy đa số trẻ được đánh giá có kết quả ở mức “Đạt” và “Tốt” ở cả 4 tiêu chí Tuy nhiên vẫn còn số ít trẻ được đánh giá “chưa đạt” (3.80% đến 10.33%)
Bảng 2.14 Thực trạng kỹ năng biểu đạt lời nói của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
TT Biểu hiện cụ thể Tốt Đạt Chƣa đạt
1 Nói đủ câu, rõ ràng khi trao đổi, chia sẻ 85 15.40 221 40.04 246 44.57
Sử dụng các từ chỉ tên gọi các đồ dùng, dụng cụ chuyên biệt phù hợp với chủ đề, hoạt động động và tình huống
Sử dụng câu đơn, câu phức để trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn
4 Thiết lập mối quan hệ trong quá trình tham gia các hoạt động 276 50.00 215 38.95 61 11.05
Kết quả tổng hợp tại Bảng 2.14 về thực trạng kỹ năng biểu đạt lời nói của trẻ cho thấy có đến 3 tiêu chí có tỷ lệ trẻ đạt mức “tốt” và “đạt” không cao Chỉ có từ 45.44% đến 77.17% có kết quả ở mức “đạt” trở lên (“tốt” + “đạt”) Ở ba tiêu chí này có đến 22.83% đến 44.57% “chưa đạt” 3 tiêu chí này gồm: Nói đủ câu, rõ ràng; Sử dụng các từ chỉ tên gọi các đồ dùng; Biết sử dụng câu đơn, câu phức để trao đổi
Chỉ có 1 tiêu chí “Thiết lập mối quan hệ trong quá trình tham gia hoạt động” là có kết quả đánh giá tương đối cao Có tổng cộng 88.95% ở mức “đạt” và “tốt” Chỉ có 11.05% “chưa đạt”
Như vậy có thể nhận thấy so với kỹ năng nghe hiểu lời nói trong hoạt động trải nghiệm thì ở kỹ năng biểu đạt lời nói, trẻ có phần kém hơn Có thể thấy rõ, những biểu hiện về nói đủ câu, rõ ràng các kinh nghiệm thu được trong quá trình trải nghiệm khi trao đổi, chia sẻ của trẻ còn ở mức độ chưa cao Ngoài ra, việc sử dụng câu đơn, câu phức để trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ ở trẻ vẫn còn nhiều hạn chế Khi quan sát trẻ trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chúng tôi nhận thấy trẻ còn rất rụt rè khi thể hiện, GV thường phải mớm lời cho trẻ, đồng thời
GV cũng thường ít chú ý đến việc tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện những kinh nghiệm mà trẻ đã tiếp thu được Việc sử dụng các loại câu trong giao tiếp, trao đổi của trẻ cũng bị hạn chế, nguyên nhân chính là do GV còn ít tổ chức các hoạt động cho trẻ được thực hành, tập luyện và rèn luyện các KNGT của trẻ trong các HĐTN
Bảng 2.15 Thực trạng kỹ năng thực hiện các qui tắc giao tiếp của trẻ mẫu giáo
TT Biểu hiện cụ thể Tốt Đạt Chƣa đạt
Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống giao tiếp
2 Chú ý lắng nghe bạn khi bàn bạc, trao đổi 264 47.83 257 46.56 31 5.62
Không nói leo, không ngắt lời bạn, nhóm bạn khi đang thực hiện quá trình giao tiếp
Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biểu cảm phù hợp khi giao tiếp
5 Chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống 298 53.99 215 38.95 39 7.07
6 Không nói tục, chửi bậy 350 63.41 198 35.87 4 0.72
Kết quả đánh giá thực trạng kỹ năng thực hiện quy tắc giao tiếp tại Bảng 2.15 cho thấy các tiêu chí 2 (chú ý, lắng nghe), 3 (không nói leo, không ngắt lời, 5 (chào hỏi lễ phép), 6 (không nói tục, chửi bậy) có tỷ lệ trẻ “đạt” và “tốt” tương đối cao (tổng từ 92.57% đến 99.28%) Chỉ có từ 0.72% đến 7.43% “chưa đạt”
Các tiêu chí 1 (biết điều chỉnh giọng nói) và 4 (thể hiện điệu bộ, cử chỉ) có kết quả đánh giá còn thấp Chỉ có tổng cộng có 46.51% đến 51.45% “đạt” và
“tốt” Có đến 48.55% và 53.99% “chưa đạt”
Qua quá trình quan sát trẻ tại 04 trường MN TP Thái Nguyên khi tham gia HĐTN, chúng tôi nhận thấy trẻ không chủ động trong việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của mình trong trải nghiệm, trẻ chỉ trả lời các câu hỏi của cô hoặc trao đổi một cách ngắn gọn quá trình tham gia hoạt động và những hiểu biết của trẻ, trẻ ít thể hiện những thái độ và cử chỉ của mình khi giao tiếp Việc điều chỉnh giọng nói để phù hợp với các tình huống giao tiếp trong hoạt động trải nghiệm của trẻ chưa tốt, trẻ thường cố gắng nói to ý kiến của mình khi trao đổi trong nhóm, nhưng lại không tự tin khi nói trước cả lớp, trước đám đông
Qua các kết quả khảo sát về thực trạng GD KNGT và thực trạng GD KNGT theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đồng thời khảo sát biểu hiện về KNGT của trẻ qua quan sát và đánh giá trẻ của GV, nhận thấy:
Phần lớn GV và cán bộ quản lí đã nhận thức rõ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, HTTC và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên Tuy nhiên: GV còn gặp khó khăn trong việc sử dụng linh hoạt các hình thức và biện pháp GD KNGT cho trẻ cụ thể trong hoạt động lễ hội; Việc phối hợp giữa GV và GĐ trong GD còn chưa thực sự thống nhất và còn nhiều hạn chế, việc phát huy các lực lượng trong xã hội chưa cao; GV chưa thực sự chú ý đến tạo tình huống, điều kiện cho trẻ trong các HĐTN để GD KNGT; Công tác đánh giá trẻ trong thực hiện KNGT cho trẻ theo hướng trải nghiệm còn hạn chế do chưa có một tiêu chí riêng để GV thực hiện việc đánh giá
Các kết quả nghiên cứu cho thấy GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở các trường MN Tp Thái Nguyên đã được thực hiện ở mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và đánh giá kết quả GD KNGT cho trẻ Nội dung GD KNGT cho trẻ 5- 6 tuổi đã triển khai theo hướng tích hợp nội dung hoạt động nhưng chưa được đồng bộ chủ yếu tích hợp trong hoạt động học, các hoạt động chơi, hoạt động làm quen với MTXQ; hoạt động thực tiễn chưa được thực hiện tốt; nội dung GD KNGT chưa quan tâm sâu tới rèn luyện kỹ năng, hành vi
Phương pháp, hình thức GD KNGT cho trẻ theo hướng trải nghiệm còn hạn chế chưa khai thác triệt để các PPGD; HTTCGD có tiềm năng GD KNGT cho trẻ theo hướng trải nghiệm;
Hoạt động ĐGKG GD KNGT cho trẻ chưa thực hiện tốt chưa thu hút được cha mẹ trẻ tham gia đánh giá
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích giáo dục ngôn ngữ cho trẻ và mục đích giáo dục toàn diện
GD là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của GV nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho người học Nguyên tác đảm bảo tính mục đích trong quá trình GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm đòi hỏi GV phải nhận thức đầy đủ về mục đích GD nói chung, mục đích GD ngôn ngữ cho trẻ nói riêng trong quá trình GD KNGT và quán triệt mục đích trong quá trình tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm cho trẻ Khi xây dựng các hoạt động GD theo hướng trải nghiệm GV cần phải xuất phát từ mục đích GD toàn diện cho trẻ; mục đích GD ngôn ngữ cho trẻ; mục đích
GD KNGT cho trẻ Tùy từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nhà trường, của đối tượng trẻ mà có thể vận dụng một cách linh hoạt
Các biện pháp GD KNGT cho trẻ theo hướng trải nghiệm phải xuất phát từ các mục đích trên và hướng tới hiện thực hóa các mục đích kể trên
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tình thực tiễn đòi hỏi các biện pháp GD KNGT cho trẻ được đề xuất phải phù hợp với chương trình GD trẻ 5- 6 tuổi ở trường MN; phù hợp với đặc điểm GT, VH vùng miền và phù hợp với điều kiện thực hiện của từng khu vực, trường MN
Các biện pháp GD KNGT cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường MN phải phù hợp với khả năng thực hiện của GV và vốn ngôn ngữ của trẻ cũng như hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường MN
Các biện pháp GD KNGT cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường MN phải phù hợp với nội dung triển khai các HĐ học, HĐ chơi và hoạt động LQMTXQ của trẻ…và góp phần thực hiện mục tiêu kép đó là thực hiện các mục tiêu HĐGD và thực hiện mục tiêu GD KNGT cho trẻ
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Quy trình và biện pháp đề xuất phải đảm bảo tác động lên tất cả các khâu, các mặt của quá trình GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm, đặc biệt là những vấn đề còn hạn chế về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức GD KNGT đã được nghiên cứu ở chương 2
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm cần phù hợp với khả năng nhận thức, với những đặc điểm riêng biệt, cá biệt của từng trẻ, đảm bảo sự toàn diện, cân đối, nhất quán, không trùng lặp trong quá trình thực hiện
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Xây dựng và thực hiện các biện pháp GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm cần phải đảm bảo tính hiệu quả của các biện pháp Cần căn cứ vào CTGDMN, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 5-6 tuổi nói chung và trẻ khu vực TP Thái Nguyên nói riêng để có những biện pháp phù hợp, có khả năng thực hiện và đạt kết quả mong muốn sao cho không tạo áp lực đối với trẻ nhưng đạt hiệu quả cao
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của GV với việc phát huy tính tự giác, tích cực chủ động của trẻ
Khi xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện, đánh giá trẻ, giáo cần nắm được chương trình GD mầm non, hiểu đặc điểm tâm lí của trẻ và tính cá biệt của trẻ, tôn trọng tính chủ thể của trẻ
Quá trình chăm sóc và GD trẻ mầm non luôn vận động và biến đổi không ngừng do vậy, yếu tố tích cực chủ động là đặc biệt quan trọng Trong quá trình
GD, tính tự giác và giác, tích cực, chủ động của trẻ luôn giữ vai trò quyết định
Vì vậy, khi GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi theo HĐTN cần đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa vai trò hướng dẫn của GV với việc phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động của trẻ.
Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
3.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng và phát triển kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội theo hướng trải nghiệm hướng tới giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp
Lễ hội là những sự kiện văn hóa tổng hợp, được tổ chức để hình thành đạo đức, nhân sinh, tình cảm thẩm mĩ và qui tắc ứng xử, giúp trẻ có cơ hội tăng cường kiến thức và rèn luyện KNGT cho trẻ Lễ hội là hoạt động tạo nên không khí đặc biệt khác so với các HĐ thông thường, đó chính là tinh thần, màu sắc và sự độc đáo đặc trưng của ngày lễ hội Thông qua lễ hội tạo môi trường để trẻ giao tiếp với những người xung quanh và môi trường qua đó hình thành và phát triển các KN nghe, nói và biểu đạt suy nghĩ quan điểm cá nhân trước các vấn đề cuộc sống, sinh hoạt đặc ra
Việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ, hội theo hướng trải nghiệm với mục đích GD KNGT cho trẻ sẽ góp phần nâng cao và mở rộng vốn ngôn ngữ về văn hóa - xã hội cho trẻ, đồng thời tạo cho trẻ cơ hội vận dụng những kinh nghiệm sẵn có của bản thân
3.2.1.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Lập danh mục các chủ đề lễ hội trong năm có thể tổ chức triển khai để GD KNGT cho trẻ gồm các chủ đề sau: Tết Nguyên đán (Tháng 1 âm lịch); Quốc tế phụ nữ (Ngày 08 tháng 03); Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác (Ngày 19 tháng 05);
Lễ tổng kết năm học (Tháng 05); Quốc tế thiếu nhi (Tháng 06); Ngày thương binh liệt sĩ (Ngày 27 tháng 07); Ngày hội đến trường của bé (Ngày 05 tháng 9); Ngày tết trung thu (Tháng 08 âm lịch); Ngày Phụ nữ Việt Nam (Ngày 20 tháng
10); Ngày nhà giáo Việt Nam (Ngày 20 tháng 11); Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Ngày 22 tháng 12); Ngoài ra còn một số ngày hội, ngày lễ khác mà các cô thường cho trẻ làm quen và tham gia như: Lễ hội hóa trang (Halowin); Noen (ngày 24 tháng 12), tết dương lịch (Ngày 01 tháng 01)…
Kế hoạch ngày lễ, hội là những hành động sư phạm tác động lên trẻ, do đó
GV phải xác định rõ: Mục đích, yêu cầu; chuẩn bị; nội dung các HĐGD theo mục tiêu kép, đánh giá kết quả và các điều kiện thực hiện Xây dựng và thực hiện kế hoạch sẽ giúp GV GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm Căn cứ vào KHGD của trường, của lớp, căn cứ vào vốn từ ngữ của trẻ,
GV cần nghiên cứu đưa ra các nội dung trải nghiệm phong phú, đa dạng, gần gũi với trẻ, tích cực tạo những tình huống trong HĐTN để trẻ bộc lộ các kỹ năng vốn có của bản thân
Như trong kế hoạch tổ chức “Lễ hội mùa xuân” nằm trong chủ đề “Tết và mùa xuân” để tìm hiểu về ngày tết Nguyên đán cho trẻ, GV phối hợp cùng nhà trường thiết kế, xây dựng chương trình ngày lễ hội toàn trường để trẻ có dịp giao lưu với các trẻ các nhóm lớp trong trường bằng các hoạt động tại các góc chơi chung toàn trường như góc chợ quê, khu ẩm thực, góc trò chơi dân gian…tại đây trẻ sẽ được cùng nhau trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động đi chợ, mua sắm, cùng được trải nghiệm các trò chơi dân gian trong dịp tết, trẻ sẽ phát huy ngôn ngữ của bản thân thông qua những hoạt động đóng vai với vai trò là chủ thể trong quá trình tham gia trải nghiệm
Khi thiết kế các kế hoạch hoạt động ngày lễ hội cho trẻ cần linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, của nhà trường GV cần thường xuyên thực hiện công tác phát triển các hoạt động theo hướng trải nghiệm thoát khỏi sự bó hẹp của khung chương trình chú trọng GD KNGT cho trẻ Cần liên tục điều chỉnh, bổ sung và cập nhật các hoạt động trải nghiệm nhưng vẫn phải đảm bảo tính thống nhất và bền vững của kế hoạch chung, từ đó giúp kế hoạch hoạt động ngày lễ, hội theo hướng trải nghiệm đạt mục tiêu đề ra và phù hợp với đặc điểm cá nhân của trẻ và nhu cầu phát triển của xã hội
Xác định mục đích yêu cầu của hoạt động lễ hội theo hướng trải nghiệm
Bước 1: Phân tích tình hình thực tiễn, các điều kiện và hoàn cảnh thực tế
Nghiên cứu định hướng, chiến lược phát triển của nhà trường, của địa phương, điều kiện về kinh tế, xã hội, các điều kiện về tự nhiên, địa lý, các phong tục tập quán, đồng thời nghiên cứu mục tiêu phát triển GD trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi để từ đó xác định mục đích yêu cầu gắn với thực tiễn
Phân tích tình hình thực tiễn của lớp, của trường nơi mình phụ trách
Mục đích của hoạt động trải nghiệm trong ngày lễ hội và mục đích GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong chương trình GDMG đồng thời tham khảo Bộ chuẩn phát triển trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Bước 2: Xác định mục đích yêu cầu
Từ mục tiêu chung về kế hoạch GD của nhà trường, mục tiêu của độ tuổi 5-6 tuổi theo CTGDMN, căn cứ vào năng lực nhận thức của trẻ tại lớp để xác định mục tiêu của các ngày lễ ngày hội của khối/lớp 5-6 tuổi
Mục tiêu được xây dựng cần rõ ràng, cụ thể có thể định lượng được và dễ dàng đánh giá được năng lực tư duy, kỹ năng và thái độ của trẻ Các mục tiêu cần phù hợp với lứa tuổi, tập trung vào hướng đến phát triển KNGT cho trẻ, không quá dàn trải
- Kiến thức: Cung cấp kiến thức mới, củng cố và mở rộng kiến thức về văn hóa xã hội cho trẻ Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện lại những kinh nghiệm mà trẻ đã lĩnh hội được
Bắt chước: Trẻ quan sát và cố gắng thực hiện một kỹ năng
Thao tác: Trẻ thực hiện một kỹ năng nào đó theo chỉ dẫn mà không bắt chước hay quan sát
Chuẩn hóa: Trẻ thực hiện kỹ năng một cách chính xác, nhịp nhàng, thực hiện độc lập không cần hướng dẫn
Phối hợp: Trẻ biết kết hợp nhiều hành động theo một trình tự nhịp nhàng, ổn định
Tự động hóa: Trẻ hoàn thành một hay nhiều hành động một cách dễ dàng và tự nhiên, không cần đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng
Phẩm chất: hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với bản thân, mọi người và xã hội xung quanh
Hứng thú: Trẻ hứng thú với lễ hội, có mong muốn và tích cực tham gia các hoạt động, mạnh dạn trong chia sẻ ý kiến với người xung quanh, trân trọng các sản phẩm, văn hóa truyền thống
Bước 3: Cấu trúc và nội dung hoạt động của lễ hội
Đánh giá hiệu quả thực tiễn của các biện pháp thông qua thực nghiệm
Để kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-
6 tuổi theo hướng trải nghiệm đã lựa chọn ở trên, chúng tôi áp dụng thử nghiệm tại trường Mầm non 19/5 TP Thái Nguyên Quá trình thực nghiệm diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 05 năm 2022, đây là thời gian thực hiện chủ đề Tết và mùa xuân; giao thông; chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã áp dụng các biện pháp xây dựng kế hoạch hoạt động lễ hội theo hướng trải nghiệm, tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm dưới hình thức thuyết trình, thay đổi các điều kiện về môi trường vật chất và môi trường xã hội cùng với công tác phối hợp với phụ huynh nhằm tăng cường GD KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Đề tài lựa chọn nhóm thực nghiệm (TN) là mẫu giáo 5 - 6 tuổi D7 có 33 trẻ (16 nữ, 17 nam); Nhóm đối chứng (ĐC) là lớp D6 có 33 trẻ (15 nữ, 18 nam) GV tại 2 lớp đều có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm
Lớp ĐC vẫn học theo chương trình và cách thức tổ chức giờ học bình thường Lớp TN được GV vận dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất trong các hoạt động Để đánh giá được hiệu quả của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ thực hiện KNGT của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm theo tiêu chí đã được xây dựng ở mục 2.4.1 Sau đó sử dụng thang đánh giá đã được xây ở Chương 1 để so sánh kết quả giữa 2 nhóm Thời điểm đánh giá là trước và sau quá trình thực nghiệm
3.3.1 Kết quả đánh giá trước thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng bộ tiêu chí đã xây dựng ở trên để đánh giá, so sánh KNGT của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN tại thời điểm trước thực nghiệm Kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.1, Bảng 3.2 và Bảng 3.3
Bảng 3.1 Tỷ lệ xếp loại kỹ năng nghe hiểu lời nói của nhóm TN (n3) và nhóm ĐC (n3) trước TN
TT Biểu hiện cụ thể Nhóm Tốt Đạt Chƣa đạt
Nhận ra sắc thái biểu cảm trong lời nói của cô, bạn
Thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến việc tham gia hoạt động
TT Biểu hiện cụ thể Nhóm Tốt Đạt Chƣa đạt
Hiểu nghĩa của các từ liên quan đến nhiệm vụ cá nhân
Nghe, hiểu các tình huống xảy ra trong quá trình tham gia các hoạt động
Tổng hợp kết quả đánh giá kỹ năng nghe hiểu lời nói tại Bảng 3.16 cho thấy nhóm TN và nhóm ĐC có kết quả là tương đối đồng đều nhau, sự chênh lệnh không đáng kể ở cả 2 nhóm Có thể thấy rõ với kỹ năng “nhận ra các sắc thái biểu cảm trong lời nói của cô, bạn” số lượng trẻ đạt ở mức “tốt” là 51,52% đối với nhóm TN, thì ở nhóm ĐC là 54,55% Số lượng trẻ ở mức “đạt” ở cả 2 nhóm ĐC và TN đều là 39,39% Hay kỹ năng “hiểu nghĩa của các từ liên quan đến nhiệm vụ của cá nhân” và kỹ năng “nghe, hiểu các tình huống xảy ra trong quá trình tham gia các hoạt động” thì số trẻ đạt ở mức tốt là ngang nhau 42,42% và 33,33%
Như vậy có thể khẳng định trước thực nghiệm thì kỹ năng nghe hiểu lời nói trong hoạt động của trẻ là tương đối đồng đều nhau ở cả 2 nhóm TN và ĐC, sự chênh lệch giữa 2 nhóm là không đáng kể
Bảng 3.2 Tỷ lệ xếp loại kỹ năng biểu đạt lời nói của nhóm TN (n3) và nhóm ĐC (n3) trước TN
TT Biểu hiện cụ thể Nhóm Tốt Đạt Chƣa đạt
1 Nói đủ câu, rõ ràng khi trao đổi, chia sẻ
Sử dụng các từ chỉ tên gọi đồ dùng, dụng cụ chuyên biệt phù hợp với chủ đề, hoạt động và tình huống
Sử dụng câu đơn, câu phức để trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn
Thiết lập mối quan hệ trong quá trình tham gia các hoạt động
Kết quả tổng hợp tại Bảng 3.17 về kỹ năng biểu đạt lời nói của trẻ ở cả 2 nhóm TN và nhóm ĐC có sự sai khác nhau nhưng không nhiều Điều này có thể dự đoán rằng sự sai biệt về điểm số giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa
Có thể thấy rõ tỷ lệ xếp loại kỹ năng biểu đạt lời nói của 2 nhóm đối với các biểu hiện về “Nói đủ câu, rõ ràng khi trao đổi, chia sẻ”, “Sử dụng các từ chỉ tên gọi đồ dùng, dụng cụ chuyên biệt phù hợp với chủ đề, hoạt động và tình huống” và “Sử dụng câu đơn, câu phức để trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn” tỉ lệ trẻ ở mức “tốt” chỉ trong khoảng từ 18,18% - 27,27% Chỉ có kỹ năng “Thiết lập mối quan hệ trong quá trình tham gia các hoạt động” là có tỉ lệ cao hơn ở cả 2 nhóm TN và ĐC (45,45% ở nhóm TN và 48,48% ở nhóm ĐC)
Bảng 3.3 Tỷ lệ xếp loại kỹ năng thực hiện quy tắc giao tiếp của nhóm TN
(n3) và nhóm ĐC (n3) trước TN
TT Biểu hiện cụ thể Nhóm
Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống giao tiếp
2 Chú ý lắng nghe bạn khi bàn bạc, trao đổi
Không nói leo, không ngắt lời bạn, nhóm bạn khi đang thực hiện quá trình giao tiếp
Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biểu cảm phù hợp khi giao tiếp
5 Chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống
Không nói tục, chửi bậy
Kết quả đánh giá thực trạng kỹ năng thực hiện quy tắc giao tiếp tại Bảng 3.18 cho thấy về cơ bản có tự tương đồng giữa cả 2 nhóm TN và nhóm ĐC
Từ bảng kết quả cho thấy về kỹ năng “Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống giao tiếp” và “Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, sắc thái biểu cảm, phù hợp khi giao tiếp” số trẻ ở mức “chưa đạt còn cao (từ 45,45% đến 54,55%) Trong khi số trẻ ở mức “tốt” còn thấp từ 9,09% đến 12,12%
Tiếp theo, chúng tôi sử dụng thang đo mức độ thực hiện KNGT của trẻ để đánh giá và so sánh kết quả trung bình giữa nhóm TN và nhóm ĐC
Thang đo cụ thể như sau:
- “Chưa đạt”: tương ứng với 1 điểm
- “Đạt”: Tương ứng với 2 điểm
- “Tốt”: Tương ứng với 3 điểm
Kết quả so sánh kết quả trung bình giữa nhóm TN và nhóm ĐC trước TN được tổng hợp tại Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.1, 3.2 và 3.3
Bảng 3.4 So sánh KNGT của nhóm TN (n3) và nhóm ĐC (n3) trước TN
Kỹ năng Tiêu chí Nhóm Số lƣợng
TB |t tính| t bảng P Tốt Đạt C đạt
Kỹ năng Tiêu chí Nhóm Số lƣợng
TB |t tính| t bảng P Tốt Đạt C đạt
3 THỰC HIỆN QUY TẮC GI AO TI ẾP
Tiêu chí 2.1 Tiêu chí 2.2 Tiêu chí 2.3 Tiêu chí 2.4
Biểu đồ 3.1: So sánh kỹ năng nghe hiểu lời nói nhóm TN và nhóm ĐC trước TN
Biểu đồ 3.1 So sánh kỹ năng nghe hiểu lời nói nhóm TN và nhóm ĐC trước TN
Tiêu chí 2.1 Tiêu chí 2.2 Tiêu chí 2.3 Tiêu chí 2.4
Biểu đồ 3.2: So sánh kỹ năng biểu đạt lời nói nhóm TN và nhóm ĐC trước TN
Biểu đồ 3.2 So sánh kỹ năng biểu đạt lời nói nhóm TN và nhóm ĐC trước TN
Tiêu chí 3.1 Tiêu chí 3.2 Tiêu chí 3.3 Tiêu chí 3.4 Tiêu chí 3.5 Tiêu chí 3.6
Biểu đồ 3.3: So sánh kỹ năng thực hiện quy tắc giao tiếp nhóm TN và nhóm ĐC trước TN
Biểu đồ 3.3 So sánh kỹ năng thực hiện quy tắc giao tiếp nhóm TN và nhóm ĐC trước TN
Từ kết quả phân tích số liệu của bảng 3.4 thông qua so sánh giá trị trung bình giữa các tiêu chí của nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm cho thấy kết quả |t tính| có giá trị nhỏ hơn T bảng ở tất cả các tiêu chí so sánh (ngưỡng xác xuất là 0.05) Như vậy có thể thấy KNGT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở thời điểm trước thực nghiệm của nhóm ĐC và nhóm TN là tương đương nhau Một số tiêu chí về kỹ năng biểu đạt lời nói và thực hiện các qui tắc trong giao tiếp còn ở mức đạt và chưa đạt
GV chưa xác lập được các KNGT cần rèn luyện cho trẻ, chưa biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm để
GD KNGT cho trẻ Chưa huy động được vốn kinh nghiệm sống để trẻ được rèn luyện và thực hành trong các hoạt động trải nghiệm Việc tổ chức các hoạt động lễ hội thông qua trải nghiệm còn chưa đạt hiệu quả cao
Phần lớn trẻ chưa có kỹ năng trong nghe hiểu lời nói, biểu đạt lời nói và kỹ năng thực hiện một số quy tắc thông thường trong các hoạt động
Việc huy động và phối hợp giữa GV và cha mẹ trẻ, gia đình trẻ để GD KNGT cho trẻ còn nhiều hạn chế
Môi trường để kích thích trẻ trải nghiệm, vận dụng vốn từ, kinh nghiệm trong giao tiếp còn nghèo nàn, chưa tạo ra hứng thú cho trẻ trong hoạt động
3.3.2 Kết quả đánh giá sau thực nghiệm