1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 6 tuổi TT

27 74 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 649,38 KB

Nội dung

Với những lí do trên, nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi” có ý nghĩa thiết thực.. Mục đích n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BÙI THÀNH

GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI

TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5 - 6 TUỔI

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục

Mã số: 9.14.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2021

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS TS NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

2 TS VƯƠNG HỒNG TÂM

Phản biện 1: ………

………

Phản biện 2: ………

………

Phản biện 3: ………

………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)

tỷ lệ mắc rối loạn tự kỷ ở trẻ em đang tăng lên: năm 2007 tại Mỹ là 1/150 trẻ (6,6%); năm

2009 là 1/110 trẻ (9,1%) và năm 2014 là 1/68.; nghiên cứu ở Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ cho biết tỷ lệ mắc phổ tự kỷ là khoảng 1% Tại Hàn Quốc, theo tác giả Kim Y.S và các cộng

sự, tỷ lệ này là 2,6 Trong năm 2016, trên tất cả 11 địa điểm, tỷ lệ hiện mắc rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là 18,5 trên 1.000 (một trên 54) trẻ em 8 tuổi và tỷ lệ mắc RLPTK ở trẻ em trai cao gấp 4,3 lần ở trẻ em gái [130] Năm 2017, tỷ lệ RLPTK ở Việt Nam dao động trong khoảng 0.5 – 1% Năm 2019, tỷ lệ trẻ từ 18 đến 20 tháng tại 7 tỉnh/thành tại Việt Nam có RLPTK là 0.76%

Trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn, trong đó vấn đề giao tiếp và tương tác xã hội là một trong những khiếm khuyết cốt lõi, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và sự phát triển của trẻ

Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ RLPTK phát triển về kỹ năng giao tiếp (KNGT)

là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giáo dục trẻ Lứa tuổi mầm non

là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển nhiều mặt trong đời sống của trẻ RLPTK Trong đó, độ tuổi 5-6 là giai đoạn bộc lộ các kỹ năng (KN) nền tảng, cơ bản đặc biệt là KNGT, trẻ thể hiện rõ nét KNGT thông qua hoạt động chơi, thông qua chơi mà học

Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non cũng như trẻ RLPTK thông qua chơi để giáo dục KNGT cho trẻ vì trong khi chơi trẻ sẽ giao tiếp, trò chuyện cùng với bạn chơi, có sử dụng các đồ chơi khác nhau, chơi các trò chơi đa dạng với các nội dung khác nhau thông qua đó trẻ phát triển vốn từ và biết GT cùng với bạn hay với các nhân vật trong trò chơi Trong khi chơi, trẻ có thể tranh luận, phân chia, sắp xếp, chờ đợi, luân phiên, giải thích, thắng thua… trẻ sẽ có những trải nghiệm để ghi nhớ những câu chuyện trong quá trình chơi với bạn Tuy nhiên, trẻ RLPTK gặp hạn chế trong các hoạt động chơi ở trường lớp mầm non

Với những lí do trên, nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi” có ý nghĩa thiết thực

Nếu ứng dụng thành công sẽ giúp cho giáo viên (GV), cha mẹ (CM) trẻ có những biện pháp (BP) hỗ trợ để trẻ RLPTK đáp ứng được yêu cầu của những học sinh ở lứa tuổi này, chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ hòa nhập ở các cấp học tiếp theo

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập (MGHN), xây dựng các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi nhằm cải thiện KNGT cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ RLPTK ở các lớp MGHN

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN ở trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa mức độ phát triển KNGT và hoạt động chơi của trẻ RLPTK với các biện pháp giáo dục KNGT được sử dụng cho trẻ RLPTK nhẹ trong lớp MGHN 5-6 tuổi

Trang 4

4 Giả thuyết khoa học

Giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi có mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức hoạt động chơi cho trẻ Nếu xây dựng được các biện pháp giáo dục KNGT phù hợp dựa trên các nguyên tắc xây dựng các biện pháp, căn cứ vào mức độ và mục tiêu giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK, kết hợp hài hòa giữa việc tổ chức chơi chung với nhóm, lớp và hỗ trợ

cá nhân trong khi chơi, tổ chức thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ, linh hoạt, sẽ giáo

dục được KNGT cho trẻ RLPTK trong môi trường giáo dục hòa nhập

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong

lớp MGHN 5-6 tuổi

5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng KNGT của trẻ RLPTK và thực trạng giáo

dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi

5.3 Đề xuất và TN các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi

trong lớp MGHN 5-6 tuổi

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về khách thể khảo sát: 35 trẻ RLPTK mức độ nhẹ 5-6 tuổi, 40 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo hòa nhập, 35 cha mẹ có con RLPTK mức độ nhẹ đang học hòa nhập trong các trường mầm non tại thành phố Hà Nội

- Giới hạn về khách thể nghiên cứu sâu và tổ chức thực nghiệm tác động: 3 trẻ RLPTK nhẹ 5-6 tuổi

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:

Tiến hành khảo sát ở một số trường mầm non có trẻ RLPTK nhẹ học hòa nhập tại thành phố Hà Nội

Tổ chức thực nghiệm tại 2 cơ sở giáo dục mầm non Nắng Mai cơ sở 1 và cơ sở 2

7 Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận

Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên quan điểm phức hợp với các quan điểm cụ thể như sau:

7.1.1 Tiếp cận theo quan điểm hệ thống: GD KNGT qua HĐ chơi cho trẻ RLPTK trong lớp

MGHN 5- 6 tuổi được tác động bởi nhiều yếu tố và xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khách quan và chủ quan của quá trình GD trẻ RLPTK như: đặc điểm cá nhân của trẻ RLPTK, môi trường hoàn cảnh gia đình của trẻ, năng lực chuyên môn của GV, công tác phối hợp của CM với nhà trường, mục tiêu của GD mẫu giáo, phương pháp, BP GD trẻ em nói chung và trẻ RLPTK nói riêng, phối hợp giữa chương trình GD cá nhân và chương trình GD chung

7.1.2 Quan điểm tiếp cận phát triển: Tất cả trẻ em đều phát triển theo quy luật nhất định,

trong chăm sóc và GD với trẻ em nói chung và trẻ RLPTK nói riêng phải quan tâm tới các mốc phát triển và vùng phát triển gần để lập KHGD cho phù hợp với mức độ phát triển của trẻ Chú trọng việc GD KNGT cho trẻ cũng nhằm làm tiền đề, cơ sở để trẻ có KN cơ bản để tiếp thu kiến thức giúp cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ được cải thiện

Trang 5

7.1.3 Tiếp cận theo quan điểm vui chơi - hoạt động: Đối với trẻ RLPTK thì hoạt động vui

chơi đóng vai trò là con đường để hình thành nên KN của trẻ, thông qua chơi và HĐ trải nghiệm thực tiễn trẻ được rèn luyện, học tập và hình thành KN Sử dụng các TC như là phương tiện trong quá trình học tập nhằm tăng cường các KNGT cho trẻ khi tiếp cận với bạn và nhóm bạn

7.1.4 Quan điểm giáo dục hòa nhập: Quan điểm GDHN là tạo cơ hội cho tất cả mọi trẻ em

đều có quyền học tập như nhau, từ quan điểm này không chỉ là định hướng cho trẻ học tập về văn hóa mà còn tạo ra một môi trường hòa đồng, thân thiện giữa các trẻ em nói riêng và mọi người nói chung thông qua các nhóm chơi, tạo vòng tay bạn bè hỗ trợ nhau trong các HĐ hàng ngày Ban đầu, đó là sự ảnh hưởng từ cái nhìn, cách đối xử của GV với trẻ, giữa trẻ với nhau trong một lớp học và giữa người với người trong một cộng đồng xã hội

7.1.5 Tiếp cận theo quan điểm hỗ trợ cá biệt: Tiếp cận cá biệt là quan điểm cơ bản và quan

trọng trong GD đặc biệt, trẻ RLPTK có những đặc điểm riêng biệt với những khó khăn, hoàn cảnh riêng, sở thích và sở ghét riêng, nhà GD cần lựa chọn những hình thức, phương pháp,

BP GD phù hợp nhằm giúp trẻ cải thiện những khó khăn hạn chế và phát huy tối đa khả năng

của trẻ có RLPTK

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài để thu thập, tổng hợp

và khái quát thông tin, sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa

lý thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Sử dụng phiếu điều tra để thu thập các thông tin về tiểu sử gia đình và những khó khăn hạn chế, sở thích của trẻ RLPTK, thông tin của GV về các BP giáo dục KNGT cho trẻ, ý nghĩa của việc giáo dục KNGT qua hoạt động chơi, các BP đang sử dụng và tính hiệu quả của các BP, những khó khăn và thuận lợi trong việc giáo dục trẻ RLPTK hình thành và phát triển KNGT, những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNGT cho trẻ

7.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Sử dụng phiếu phỏng vấn sâu để đặt câu hỏi trực tiếp với GV, CM, là người dạy và người thân chăm sóc trẻ RLPTK hàng ngày, nhằm mục đích thu thập những thông tin cần thiết mà trong phiếu hỏi không cung cấp đủ, từ đó bổ sung thêm những thông tin cụ thể hơn Đặc biệt khi phỏng vấn sâu, người phỏng vấn sẽ thấy được cảm xúc tình cảm của người được phỏng vấn, từ đó thấy được tính xác thực của vấn đề

7.2.2.3 Phương pháp trắc nghiệm

Đề tài sử dụng thang đo Pep - 3 để đánh giá phát triển cho trẻ RLPTK trước thực nghiệm

và sau thực nghiệm nhằm kiểm chứng sự tiến bộ về các mặt, trong đó đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực ngôn ngữ và giao tiếp với các biểu hiện KNGT của trẻ RLPTK trước và sau thực nghiệm; đề

tài xây dựng công cụ đo mức độ KNGT của trẻ RLPTK để biết được mức độ KNGT của trẻ 7.2.2.4 Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát nhằm quan sát trẻ RLPTK trong các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động chơi hàng ngày trong lớp MGHN, quan sát hoạt động và sự

Trang 6

tương tác của GV với trẻ RLPTK; quan sát trong khi trẻ chơi cùng nhau; quan sát CM tương tác với trẻ trong những giờ đón trả trẻ; quan sát các biểu hiện KNGT của trẻ RLPTK trong các hoạt động chơi

7.2.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu, phân tích giáo án lớp mẫu giáo hòa nhập, KHGDCN, nhật ký học tập, những ghi chép của GV để tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập; phân tích biểu hiện KNGT của trẻ qua hoạt động chơi của trẻ gắn với các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục KNGT

7.2.2.6 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Sử dụng phương pháp này nhằm lựa chọn và nghiên cứu sâu 03 trường hợp trẻ RLPTK nhẹ 5-6 tuổi hòa nhập mầm non để tìm hiểu những hạn chế, khó khăn trong KNGT khi tham gia hoạt động chơi cùng bạn và kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNGT qua hoạt động chơi trong lớp MGHN

7.2.2.7 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tổ chức thực nghiệm việc sử dụng các biện pháp đã xây dựng để kiểm nghiệm tính khoa học và khẳng định tính khả thi của đề tài trên 03 trường hợp trẻ RLPTK nhẹ lứa tuổi 5 – 6 tuổi

7.2.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ

7.2.3.1 Phương pháp chuyên gia

Trao đổi và xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học, giáo dục đặc biệt, giáo dục trẻ RLPTK về các vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ RLPTK nói chung và giáo dục KNGT nói riêng; xin ý kiến về kinh nghiệm giáo dục trẻ RLPTK trong môi trường giáo dục hòa nhập; xin ý kiến chuyên gia các chuyên ngành khác có liên quan nhằm giúp cho việc thực hiện vấn đề nghiên cứu đảm bảo chất lượng hơn

7.2.3.2 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 để thống kê và phân tích các dữ liệu nghiên cứu thu được của đề tài Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những nhận xét, kết

Trang 7

- Thông qua việc khảo sát, tác giả đã chỉ ra thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi: nhận thức của GV, những khó khăn mà GV thường gặp trong quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN

- Cung cấp một số biện pháp giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN và đã được kiểm chứng qua thực nghiệm sư phạm có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng GV phụ trách các lớp hòa nhập 5-6 tuổi trẻ RLPTK nói riêng, trẻ khuyết tật nói chung

- Giáo viên, các bậc phụ huynh của trẻ RLPTK, các nhà khoa học và những người quan tâm trong lĩnh vực giáo dục trẻ RLPTK có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này như một tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và thực tiễn

9 Luận điểm bảo vệ

Trẻ RLPTK ở lớp MGHN 5-6 tuổi đã bộc lộ KNGT qua hoạt động chơi và giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK là một mục tiêu trong kế hoạch giáo dục cho trẻ ở trường mầm non Giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK có thể được thực hiện trong điều kiện giáo dục thực tiễn ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, để hoạt động giáo dục diễn ra có hiệu quả cần quan tâm chú ý đến các yếu tố tác động đến từ phía bản thân trẻ, bạn cùng lớp, GV, nhà trường và gia đình

Giáo dục KNGT qua hoạt động chơi sẽ thực sự phát huy được hiệu quả với trẻ RLPTK trong môi trường giáo dục hòa nhập nếu được thực hiện dựa trên đặc điểm khả năng, nhu cầu của trẻ RLPTK và khai thác hiệu quả các yếu tố từ hoạt động chơi, từ bạn bè trong lớp MGHN, trong sự phối hợp chặt chẽ giữa CM và GV và các lực lượng hỗ trợ khác trong môi trường xung quanh

10 Cấu trúc của luận án

Luận án bao gồm phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt

động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 - 6 tuổi

Chương 2: Thực trạng kỹ năng giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ

tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi

Chương 3: Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi

trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 – 6 tuổi và thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ

RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI

TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Qua tổng thuật các công trình nghiên cứu cho thấy, có nhiều công trình đã nghiên cứu

về giao tiếp (GT), giáo dục kĩ năng giao tiếp (KNGT) và các nghiên cứu về việc sử dụng phương tiện giáo dục là trò chơi Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi Do đó, nghiên cứu về giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK

Trang 8

trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi là một yêu cầu khách quan và cần thiết Trước đây, đã

có khá nhiều công trình nghiên cứu về KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề hoặc các nghiên cứu về giáo dục KNGT cho trẻ mầm non thông qua trò chơi học tập…nhưng những nghiên cứu tìm hiểu về giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK hòa nhập vẫn chưa có nhiều nên trong phạm vi luận án chúng tôi làm rõ hơn về vấn đề này

1.2 Một số vấn đề lý luận về trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Một số vấn đề lý luận về trẻ RLPTK: (1) Khái niệm trẻ RLPTK; (2) Tiêu chí chẩn đoán; (3) Phân loại mức độ rối loạn phổ tự kỷ

Phân loại về mức độ (MĐ) RLPTK cho thấy: Mức 3: “Cần rất nhiều sự hỗ trợ” tương ứng với trẻ RLPTK MĐ nặng; Mức 2: “Cần nhiều sự hỗ trợ” tương ứng trẻ RLPTK mức độ trung bình; Mức 1: “Cần sự hỗ trợ” tương ứng trẻ RLPTK mức nhẹ Trong điều kiện hiện nay

ở Việt Nam, chúng tôi được phép sử dụng các kết quả đánh giá của Bệnh viện Nhi Trung

ương kết luận về tình trạng RLPTK và MĐ khó khăn của trẻ Căn cứ trên kết quả đánh giá, chúng tôi lựa chọn nhóm trẻ RLPTK ở MĐ nhẹ để đánh MĐ các KNGT của nhóm trẻ này và

3 trường hợp để thử nghiệm các BP giáo dục KNGT đã đề xuất Trẻ RLPTK ở mức nhẹ có nhiều ưu điểm trong lĩnh vực nhận thức, tuy nhiên còn có những khó khăn trong KNGT, khả năng tương tác cần chú ý can thiệp hỗ trợ cho trẻ

1.3 Một số vấn đề kỹ năng giao tiếp

một KN thì con người phải thực hiện một hành động hay một hoạt động cụ thể dựa trên kiến thức, tri thức mà mình đã học được, được thực hành nhiều lần sau đó biết ứng dụng vào trong thực tiễn, trong những tình huống hoàn cảnh nhất định nhằm đạt được mục đích đề ra

1.3.2 Kỹ năng giao tiếp

Trong phạm vi luận án chúng tôi cho rằng, KNGT là khả năng của con người được biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình GT, hình thành từ việc chủ thể tiếp thu nguồn tri thức, vận dụng linh hoạt vốn hiểu biết, kinh nghiệm và dựa vào nhu cầu, khả năng của bản thân để thực hành trong các tình huống hàng ngày với đối tượng giao tiếp Mỗi trẻ bộc lộ KNGT và

có những hạn chế khác nhau, các chương trình can thiệp cần được thiết kế riêng để tác động vào những hạn chế đó

1.3.3 Phân loại kỹ năng giao tiếp

Từ những căn cứ đưa ra, chúng tôi lựa chọn các nhóm KNGT cần thiết cho trẻ hòa nhập và vào bậc học cao hơn bao gồm 7 nhóm KNGT, cụ thể: Nhóm KN thiết lập mối quan

hệ với bạn trong khi chơi; Nhóm KN tập trung, chú ý trong khi chơi; Nhóm KN hiểu ngôn ngữ trong khi chơi; Nhóm KN sử dụng ngôn ngữ lời nói trong khi chơi; Nhóm KN sử dụng ngôn ngữ phi lời trong khi chơi; Nhóm KN thực hiện một số quy tắc thông thường khi GT; Nhóm KN phối hợp trong nhóm chơi

Trang 9

1.3.4 Đặc điểm KNGT của trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi

Trẻ RLPTK hòa nhập trong các trường mầm non thông thường là những trẻ đã có ngôn ngữ - giao tiếp Tuy nhiên, ngữ dụng, hay khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp trong các tình huống xã hội, là khía cạnh nổi bật nhất của việc thiếu hụt giao tiếp trong nhóm người RLPTK So với trẻ em phát triển bình thường, trẻ RLPTK thường ít có sự khởi xướng giao tiếp hơn, nhất là với các bạn cùng tuổi Tỉ lệ giao tiếp nói chung là thấp, thậm chí ở cả những trẻ đã nói được

1.3.5 Mức độ và biểu hiện kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi

Đánh giá những biểu hiện về kỹ năng giao tiếp của trẻ gồm có 3 mức độ:

Mức 1: Mức chưa thực hiện được kỹ năng

Mức 2: Mức thực hiện được kỹ năng nhưng cần phải có sự hỗ trợ

Mức 3: Mức thực hiện được độc lập kỹ năng

1.4 Hoạt động chơi với việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non Trẻ chơi, nô đùa cùng các bạn, cùng tham gia các hoạt động ở trường, giao tiếp, trò chuyện với nhau tạo nên một sân chơi vô cùng bổ ích Có thể nói, vui chơi chính là cuộc sống của trẻ, thông qua đó trẻ học tập và phát triển nhiều kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp Thông qua chơi, giáo viên có thể tác động,

sử dụng các hoạt động chơi đang diễn ra hoặc trong kế hoạch để tác động đến trẻ nhằm mục đích giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ

1.5 Giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong lớp mẫu giáo

1.5.1 Lớp mẫu giáo hòa nhập

1.5.2 Giáo viên lớp mẫu giáo hòa nhập

1.5.3 Trẻ học trong lớp mẫu giáo hòa nhập

1.5.4 Chương trình học trong lớp mẫu giáo hòa nhập

1.5.5 Cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỷ

1.6 Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi

1.6.1 Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi

1.6.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi 1.6.3 Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi

1.6.4 Phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi

1.6.5 Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp qua hoạt động chơi

1.6.6 Đánh giá giáo dục kỹ năng giao tiếp

1.6.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi

Trang 10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kỹ năng giao tiếp là một trong những KN cơ bản và cần thiết của con người

khẳng định năng lực sống của mỗi cá nhân KNGT là năng lực vận dụng tri thức, kinh nghiệm của bản thân chủ thể vào quá trình GT, KNGT vừa có tính ổn định lại vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt và tính mục đích Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các KNGT của trẻ RLPTK

trong lớp MGHN đó là: KN thiết lập mối quan hệ bạn trong khi chơi; KN tập trung, chú ý trong khi chơi; KN nghe hiểu ngôn ngữ trong khi chơi; KN sử dụng ngôn ngữ lời nói trong khi chơi;

KN sử dụng ngôn ngữ phi lời trong khi chơi; KN thực hiện các quy tắc thông thường trong giao tiếp và KN phối hợp trong nhóm chơi

Quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN có ý nghĩa thiết thực, giúp trẻ có thể nghe hiểu và diễn đạt được nhu cầu của bản thân trong các hoạt động chủ đích và hoạt động chơi, hòa nhập vào môi trường lớp học sau này Trẻ sẽ có nhiều cơ hội để trải nghiệm hơn, từ đó trẻ sẽ có tinh thần thoải mái và tích cực với các hoạt động ở trường, ở lớp Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi là cách thức cụ thể trong các hoạt động phối hợp cùng nhau giữa

GV và trẻ RLPTK, nhằm hình thành và rèn luyện 07 nhóm KNGT như trên Trong quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK hòa nhập ở mầm non, luôn dựa trên đặc điểm GT của trẻ RLPTK, cách tiếp cận phù hợp giáo dục KNGT và được tiến hành thống nhất với chương trình giáo dục mầm non

Giáo dục KNGT qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi để thành công cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng từ phía trẻ RLPTK, giáo viên, cơ sở giáo dục mầm non và gia đình Cần phải đánh giá đúng tình trạng hiện tại của trẻ RLPTK để lên kế hoạch giáo dục

cá nhân (KHGDCN) một cách phù hợp; bồi dưỡng kiến thức và KN cho GV để nâng cao năng lực hỗ trợ trẻ trong môi trường giáo dục hòa nhập; chú trọng đến môi trường vật chất và môi trường tinh thần giúp cho nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục Ngoài

ra, cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như sự quan tâm của cơ sở giáo dục, của các bậc CM trong trường, sự phối hợp của CM trẻ RLPTK và cơ sở giáo dục trong quá trình giáo dục cho trẻ, các điều kiện, hoàn cảnh của gia đình

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP

VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI

2.1 Khái quát về giáo dục hòa nhập ở bậc mầm non cho trẻ RLPTK và chương trình giáo dục mầm non

2.2 Khảo sát thực trạng

2.1.1 Mục đích khảo sát

Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá đặc điểm KNGT và sự phát triển KNGT qua hoạt động chơi của trẻ RLTPK trong lớp MGHN 5-6 tuổi và thực trạng về các biện pháp đang được GV áp dụng nhằm giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK Từ đó, đề xuất các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi nhằm cải thiện những KNGT cho trẻ giúp trẻ phát triển các lĩnh vực khác và hòa nhập hiệu quả hơn

2.2.2 Nội dung khảo sát

2.2.2.1 Đánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi

Để đánh giá KNGT của trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi, chúng tôi lựa chọn 7 nhóm KN trong đó gồm có 33 KNTP (xem Phụ lục 3) Thông qua quan sát, trò chuyện, tham gia trực tiếp trong các hoạt động chơi hàng ngày của trẻ để đánh giá mức độ KNGT Từ đó nắm được mức độ KNGT của trẻ và những biểu hiện về KNGT thông qua hoạt động chơi

2.2.2.2 Đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi

Đánh giá thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi gồm những nội dung sau (xem Phụ lục 1, 2):

a) Nhận thức của GV và CM về tầm quan trọng của giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi

b) Các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi

c) Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi

2.2.3 Phương pháp và công cụ khảo sát

Để thực hiện mục đích khảo sát và kế hoạch khảo sát, chúng tôi sử dụng các phương pháp khảo sát như sau:

-Phương pháp trắc nghiệm (Test): Nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ KNGT đối với 35

trẻ RLPTK 5 tuổi 0 tháng đến 5 tuổi 11 tháng mức độ nhẹ (xem Phụ lục 3)

Trang 12

-Phiếu điều tra bằng bảng hỏi: nhằm điều tra ý kiến của 40 GV đã và đang dạy các lớp

MGHN có trẻ RLPTK 5-6 tuổi theo học ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập và tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội và 35 CM có trẻ RLPTK đang hòa nhập tại cơ sở giáo dục mầm non (xem Phụ lục: 1,2)

- Phiếu phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối với GV và CM trẻ (xem Phụ lục

4,6): Đối với giáo viên: Lựa chọn mỗi lớp 1 hoặc 2 GV đã và đang phụ trách lớp mẫu giáo lớn, có kinh nghiệm giảng dạy để phỏng vấn nhằm thu thập thêm thông tin để bổ sung làm rõ nghĩa cho phần phiếu điều tra Lựa chọn mỗi cơ sở giáo dục khảo sát 3 CM trẻ có con đang học hòa nhập lớp mẫu giáo lớn để phỏng vấn sâu nhằm lấy thêm ý kiến cho các thông tin đã thu được trước đó (xem Phụ lục 4,6)

- Phiếu quan sát: Tiến hành dự giờ các tiết dạy trên lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi để

quan sát các hoạt động chơi của trẻ trong các giờ đó, các giờ chơi tương tác với bạn, việc tổ chức trò chơi của GV và việc GV áp dụng các biện pháp giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi và quá trình phát triển KNGT của trẻ (xem Phụ lục 7), quan sát hoạt động của học sinh qua giờ học trên lớp và giờ chơi để đánh giá KNGT của trẻ

- Nghiên cứu hồ sơ của trẻ: nhằm thu thập thêm những thông tin về hoàn cảnh gia đình,

tiểu sử bệnh, các thông tin về can thiệp sớm trước đó đặc biệt là những đặc điểm về sở thích,

những khó khăn của trẻ, quá trình phát hiện sớm và can thiệp cho trẻ

- Xử lí số liệu bằng phần mềm phân tích SPSS: Kết quả khảo sát thực trạng được xử lý

bằng phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng Kết quả khảo sát, đánh giá được trình bày dưới dạng kết quả thống kê mô tả như: tỉ lệ phần trăm, trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation), Min, Max và được thể hiện dưới dạng bảng, biểu đồ

2.2.4 Bộ công cụ khảo sát, đánh giá

Xây dựng bộ công cụ khảo sát, đánh giá các KNGT cho trẻ RLPTK nhằm thu được kết

quả đạt được mục đích đề ra, chúng tôi đã sử dụng các loại công cụ sau:

2.2.4.1 Bảng kiểm các kỹ năng giao tiếp đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Cơ sở xây dựng Bảng kiểm các KNGT cho trẻ RLPTK như sau:

1) Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của trẻ mẫu giáo lứa tuổi 5 – 6 tuổi;

2) Mục tiêu của giáo dục hòa nhập

3) Các tiêu chí của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành;

4) Kết quả tổng quan và các khái niệm liên quan đến KNGT mà luận án đã xây dựng;

Bảng kiểm các KNGT cho trẻ RLPTK gồm có 7 nhóm KN: 1) Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với bạn khi chơi (3 items), 2) Nhóm KN tập trung, chú ý trong khi chơi (6 items); 3) Nhóm KN hiểu ngôn ngữ trong khi chơi (6 items); 4) Nhóm KN sử dụng ngôn ngữ lời nói trong khi chơi (8 items); 5) Nhóm KN sử dụng ngôn ngữ phi lời trong khi chơi (5 items) 6) Nhóm KN thực hiện một số quy tắc thông thường khi giao tiếp (5 items) 7) Nhóm KN phối hợp trong nhóm chơi (3 items) (xem Phụ lục 3)

2.2.5 Địa bàn, chọn mẫu, khách thể và thời gian khảo sát

Trang 13

2.3.1 Thực trạng KNGT của trẻ RLPTK trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi

Kết quả tổng hợp 35 phiếu quan sát trẻ RLPTK trong 7 nhóm kỹ năng theo 3 mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp cho thấy chỉ số trung bình của tất cả 7 nhóm kỹ năng giao tiếp của trẻ thấp, đặc biệt ở nhóm (1) kỹ năng thiết lập mối quan hệ với bạn bè (78%) số trẻ gặp khó khăn khi được khảo sát và (7) kỹ năng phối hợp trong nhóm (77%) Những chỉ số thể hiện trong biểu đồ 2.1 cho thấy: Trẻ chưa thực hiện được các KNGT (Mức 1 – 1 điểm) và thực hiện được KNGT khi có sự hỗ trợ của GV (Mức 2 - 2 điểm) là chủ yếu

Biểu đồ 2.1: Mức độ thực hiện các kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi (%)

Sau khi đánh giá mức độ thực hiện các KNGT của trẻ RLPTK, cho thấy KNGT của trẻ 5-6 tuổi RLPTK nói chung rất hạn chế Tổng hợp mức độ biểu hiện theo 7 lĩnh vực qua biểu đồ trên cho thấy, hầu như tất cả các kỹ năng trẻ RLPTK 5-6 tuổi đều không chủ động thực hiện Tỉ lệ trẻ đạt mức độ 1 và mức độ 2 chiếm đa số trong mẫu đánh giá Kết quả phần thực trạng này sẽ được dùng làm kết quả đánh giá ban đầu trước khi tiến hành các hoạt động can thiệp

2.3.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5-6 tuổi qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi

2.3.2.1 Nhận thức của GV, CM về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Ngày đăng: 19/08/2021, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w