1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm: “VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP – KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”

21 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 579 KB
File đính kèm SKKN KỸ NĂNG SỐNG CHO HS TRƯỜNG TH.rar (355 KB)

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm: “VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP – KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC” LĨNH VỰC: ĐỘIPHẦN I: MỞ ĐẦUI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIII. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUII. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨUIV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨUPHẦN II: NỘI DUNGI. CƠ SỞ LÝ LUẬNII. CƠ SỞ THỰC TIỄN (THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU)III. MÔ TẢ PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP1. Giáo dục ý thức tự giác tự tin, chủ động, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho học sinh2. Giáo dục cách xử thế và phép lịch sự để giúp các em rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tốt cho học sinh3. Giáo dục kỹ năng lắng nghe, kỹ năng sống cho học sinh4. Giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống qua điện thoại cho học sinh5. Ví dụ cụ thể một số hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học mà tôi đã thực hiện6. Hiệu quả đạt đượcPHẦN III: VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận2. Khuyến nghị

Trang 1

HỘI ĐỒNG ĐỘI – PHÒNG GD & ĐT ………

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

Trang 2

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Người xưa thường nói: “Ba tuổi đủ để học nói, nhưng cả cuộc đời

không đủ để biết lắng nghe”

“Có miệng không có nghĩa là biết nói

Có mắt không có nghĩa là biết đọc

Có tay không có nghĩa là biết viết

Có tai không có nghĩa là biết lắng nghe”

Vì vậy giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, nhờ

có kỹ năng giao tiếp mà con người có thể chung sống và hoà nhập trong một xãhội không ngừng biến đổi Để thực hiện các mục tiêu giáo dục cho học sinh tiểuhọc thì điều cần thiết là phải hình thành và phát triển ở các em kỹ năng giao tiếp,dạy cho học sinh biết cách giao tiếp có hiệu quả chính là dạy cho các em biếtcách nhận thức đúng đắn về mình, nhận biết về đối tượng giao tiếp và biết bày tỏthái độ, nét mặt và cả những việc làm khi cần thiết Kỹ năng giao tiếp giúp họcsinh biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hằng ngày, giúp các

em nói những điều muốn nói, làm những việc nên làm, đồng thời biết lắng nghe

và thấu hiểu người khác Đây là nội dung vô cùng quan trọng trong việc giáodục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong bối cảnh hiện nay

Giáo dục kỹ năng sống nói chung, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho họcsinh nói riêng, là một trong những nội dung, mục tiêu quan trọng của phong trào

‘Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, “Thiếu nhi Thủ đô

thanh lịch và văn minh” Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ

trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của ngườihọc giáo dục phổ thông, và cụ thể hơn là giáo dục tiểu học phải đổi mới mạnh

mẽ không chỉ dạy tri thức mà phải dạy cho các em “Học để biết – Học để làm –

Học để tự khẳng định – Học để cùng chung sống” Một trong bốn trụ cột của

nền giáo dục toàn cầu trong thế kỷ XXI đã được UNETSCO đề xuất là “Học để

cùng chung sống” và được coi là một trong bốn trụ cột quan trọng, then chốt

Trang 3

của giáo dục hiện đại Câu hỏi đặt ra là “Kỹ năng” nào là cần thiết cho mỗi con

người để thành công trong công việc, trong cuộc sống một trong những kỹ năng

toàn cầu đòi hỏi ở mỗi con người hoàn thiện là phải có “kỹ năng sống, kỹ năng

giao tiếp” trong đó kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng

giúp hình thành và phát triển nhân cách của con người Xã hội ngày càng pháttriển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao.Tuy nhiên, vấn đề giáo dục và xã hội quan tâm trong thời gian qua là văn hoáứng xử, khả năng giao tiếp trong cuộc sống của giới trẻ, trong đó có học sinhcòn nhiều hạn chế Vì thế nhà trường là nơi tổ chức giáo dục và định hướngđúng đắn cho học sinh, là nền tảng vững chắc và trang bị cho các em kỹ nănggiao tiếp trở thành vốn sống trong học tập và cuộc sống xuất phát từ những lý

do trên, là Giáo viên – Tổng phụ trách công tác Đội, tôi thấy việc hình thànhnhân cách cho học sinh nói chung, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh nóiriêng ngày càng trở nên có vai trò quan trọng và cần thiết Vì vậy, tôi đã chọn đề

tài “Vận dụng hoạt động ngoại khoá để giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng

sống cho học sinh ” ở trường tiểu học.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục toàn diện

Nâng cao chất lượng hoạt động công tác Đội trong nhà trường, tìm ra một

số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở liên đội trường tiểuhọc

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khoágiúp các em biết trình bày dễ hiểu, thuyết phục; biết lắng nghe tích cực; biếtsống thiện chí với người khác; Biết vận dụng kỹ năng giao tiếp cả bằng lời,không lời, vào các mối quan hệ trong học tập và sinh hoạt

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

Biện pháp vận dụng hoạt động ngoại khoá để giáo dục kỹ năng giao tiếp,

kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học

III PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:

Trang 4

- Vận dụng hoạt động ngoại khoá để giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sốngcho học sinh.

- Học sinh khối 4, 5 ở trường tiểu học

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phương pháp khoa học gắn với lý luận và thực tiễn

Phương pháp quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp

V KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

1 Tháng 8 Điều tra Thu thập tài liệu

Nghiên cứu và tổ chứccác hoạt động Độinhằm giáo dục kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng sốngcho học sinh

3 Cuối năm học Thực hiện hoàn thành báo cáo Viết sáng kiến kinh

nghiệm

PHẦN II: NỘI DUNG

Trang 5

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Quá trình dạy học và quá trình giáo dục là những bộ phận của quá trình sưphạm trên toàn diện, thống nhất trong quá trình hoạt động, ngoài việc truyền thụcho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, Giáo viên – Tổngphụ trách còn phải luôn mang lại hiệu quả giáo dục (Giáo dục ý thức, hành vi,ứng xử, giao tiếp cho học sinh qua các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá)

và tạo cho toàn bộ quá trình giáo dục (Theo nghĩa rộng) đạt hiệu quả Trong quátrình giáo dục, điều đầu tiên Giáo viên – Tổng phụ trách Đội phải quan tâm làhình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp, đồng thời, giáo viên – Tổng phụ tráchcũng cần tạo cơ sở cho các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trênlớp Vì vậy, các hoạt động giáo dục tập thể, ngoại khoá có vị trí, vai trò giáo dụcquan trọng không kém các hoạt động trên lớp Ở lứa tuổi tiểu học, các emthường có đặc điểm tâm sinh lý như thích được giao tiếp với người khác, thíchđược người khác khen và quan tâm đến mình; thích tò mò, tìm hiểu điều mới lạ;thích cái mà mình không có; khi có một lại muốn có hai, …; thích tự khẳng địnhmình, được người khác đánh giá về mình, thích đua tranh Ở lứa tuổi này, khả

năng kiềm chế cảm xúc của các em còn non nớt, dễ xúc động và cũng dễ nổi

giận, biểu hiện cụ thể là học sinh dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên, vô

tư, vì thế mà có thể nói tình cảm của các em chưa bền vững, dễ thay đổi Nét

tính cách của học sinh tiểu học đang dần dần được hình thành, trẻ có thể nhútnhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn,… Nhìn chung, nhân cách của các em

mang tính chỉnh thể và hồn nhiên Trong quá trình phát triển, trẻ luôn bộc lộ

những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn

nhiên, thật thà và ngay thẳng Đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính

tiềm ẩn và đang hình thành: những năng lực, tố chất của các em còn chưa bộc

lộ rõ rệt, nếu có tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển vì vậy, vị trícủa hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá được coi trọng và có vai trò thenchốt trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh, nhằm điều chỉnh

và định hướng giáo dục toàn diện đạt hiệu quả

Trang 6

Giáo dục tiểu học nhằm giúp hình thành, những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng

cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở một trong những kỹ năng ở mỗi

con người hoàn thiện phải có đó là “Kỹ năng giao tiếp”, giao tiếp là một nhu cầu

không thể thiếu trong xu thế hội nhập và phát triển, nhờ có kỹ năng giao tiếp màcon người có thể chung sống và hoà nhập trong một xã hội không ngừng biếnđổi Thực tế đã chứng minh, con người hoạt động thành công và hiệu quả nhờ

kỹ năng giao tiếp Đối với học sinh tiểu học, giao tiếp giúp cho học sinh trao đổitri thức thông tin trong học tập, rèn luyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống,hoạt động vui chơi Nhờ có giao tiếp, học sinh biết bày tỏ thái độ và quan điểmcủa mình trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội thông qua giao tiếp, các

em được tiếp nhận thông tin, … để biến nó thành tri thức, kỹ năng sống giáodục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học giữ vai trò quan trọng trong việchình thành và phát triển nhân cách, việc vận dụng kỹ năng giao tiếp vào cuộcsống của các em chính là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về giaotiếp, giúp các em tạo dựng được chỗ đứng trong xã hội Xét trong quan hệ liênnhân cách, nếu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cá nhân tạo dựng được hình ảnh tốt

về bản thân và các mối quan hệ hợp tác tốt trong xã hội Đối với lứa tuổi họcsinh đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách thì kỹ năng giaotiếp đóng vai trò quan trọng, bởi nhờ có kỹ năng giao tiếp các em học tập tốthơn, tự tin tham gia vào các hoạt động Đội, trải nghiệm bản thân, … Giáo dục

kỹ năng giao tiếp tạo nên hệ giá trị sống tích cực cho học sinh, giáo dục kỹ nănggiao tiếp cho học sinh tiểu học giữ vai trò to lớn trong việc bắt đầu tạo nên giátrị sống cho các em, giúp các em thể hiện được giá trí của bản thân vào cuộcsống, từ đó giúp các em trưởng thành với một hệ giá trị tích cực bởi thành quảcủa quá trình giáo dục Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp còn xâydựng và tạo nên nét văn hoá trong nhà trường, đó là văn hoá ứng xử và văn hoágiao tiếp Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh giúp các em tạo lập mối quan

hệ tốt đẹp trong cuộc sống, kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiếtlập mối quan hệ, đến công việc ở mọi lứa tuổi kỹ năng giao tiếp tốt là một thế

Trang 7

mạnh đối với bất cứ ai trong công việc nói chung, đối với học sinh tiểu họctrong học tập, rèn luyện nói riêng Đối với lứa tuổi học trò, giao tiếp là mộtphương tiện cho phép học sinh xây dựng cầu nối với bạn bè, với các nền văn hoácủa nhân loại, với thầy cô giáo và với người khác, với chính bản thân mình,thuyết phục người khác chấp nhân ý kiến của các em để giải quyết các vấn đềhọc tập, rèn luyện và bày tỏ được nhu cầu của bản thân Giáo dục kỹ năng giaotiếp thông qua hoạt động ngoại khoá thường thu hút và gây hứng thú, hưng phấntrong học sinh, tạo điều kiện để học sinh thực hành và tăng cường những kỹnăng giao tiếp theo những cách phù hợp với từng nhóm đối tượng Trên cơ sở

đó, học sinh tiếp thu nhanh, vững chắc, ấn tượng với kiến thức được giáo dục.Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho họcsinh, lôi cuốn các em vào các phong trào hoạt động chung của tập thể, được rènluyện, biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ và chia sẻ hợp tác với nhau, giúp các

em tự tin mạnh dạn hoà đồng trong tập thể Giáo dục thông qua hoạt động ngoạikhoá vừa củng cố, vừa phát triển mối quan hệ giao tiếp và hoạt động giữa cáclớp trong trường và cộng đồng xã hội, vừa thu hút và phát huy được tiềm năngcủa các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục chohọc sinh Ngoài ra, hoạt động ngoại khoá còn góp phần hình thành ở các emnhững giá trị xã hội, những văn hoá ứng xử, những hành vi, đạo đức chuẩn mực,thông qua tổ chức giao lưu, diễn tiểu phẩm, chơi các trò chơi, vui chơi, …

II CƠ SỞ THỰC TIỄN (THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU):

Thực tế cho thấy, học sinh tiểu học trong huyện nói chung, học sinh ởtrường tiểu học nói riêng Với các em kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế như

kỹ năng lắng nghe, chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi; kỹ năng đọc; kỹ năng giaotiếp qua điện thoại; kỹ năng giao tiếp qua Internet; kỹ năng thuyết phục, kỹ năngnói lời yêu cầu, giải quyết vấn đề; thuyết trình trước đám đông; tự chủ tronggiao tiếp; kỹ năng biểu lộ tình cảm, … Chính vì thế mà bản thân mỗi giáo viên –tổng phụ trách Đội phải có sự cố gắng rất nhiều để thay đổi phương pháp côngtác Đội theo hướng tích cực hơn, nhằm thu hút sự quan tâm tin tưởng của cácbậc cha mẹ học sinh Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chỉ được hình

Trang 8

thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế Học sinh chỉ

có kỹ năng, hành vi, thái độ khi các em tự làm việc đó chứ không phải nói vềviệc đó Kinh nghiệm có được khi học sinh được thực hành, hành động trong cáctình huống đa dạng, giúp các em dễ dàng sử dụng các kiến thức phù hợp vớiđiều kiện thực tế Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 4; 5 của liên độitrường tiểu học, về một số kỹ năng giao tiếp cơ bản như: Kỹ năng lắng nghe, kỹnăng giao tiếp qua điện thoại, kỹ năng giao tiếp qua Internet, kỹ năng nói lờicảm ơn, xin lỗi; kỹ năng trình bày ý kiến của mình trước tập thể, … Đã thu được kết quả như sau:

HỌC SINH CÓ KỸ NĂNG GIAO TIẾP NHƯNG CHƯA TỐT

HỌC SINH CÒN THIẾU KỸ NĂNG GIAO TIẾP

áp dụng vào việc học tập và thư giãn; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng trình bày ýkiến trước đám đông, … Sở dĩ như vậy, là do các em còn nhỏ, rất hiếu động,chưa tự kiềm chế được bản thân, tính cách còn nhút nhát, dè dặt, ngôn từ chưaphong phú Chính vì lẽ đó, công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinhthông qua hoạt động ngoại khoá của liên đội trường tiểu học tôi đang công tác

đã thực sự được coi trọng và là một hoạt động không thể thiếu trong năm họcqua Do đó, liên đội đã được lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi vềkinh phí và thời gian tổ chức hoạt động ngoại khoá

III MÔ TẢ PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP:

1 Giáo dục ý thức tự giác tự tin, chủ động, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho học sinh:

Trang 9

Giáo viên – tổng phụ trách cần tạo cho các em học sinh hứng thú và lòngham muốn hoạt động Từng bước hình thành cho các em niềm tin vào Đảng, Bác

Hồ, đất nước đổi mới bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực chủ động, năngđộng, sẵn sàng tham gia những hoạt động tập thể của trường, lớp … Bồi dưỡng,xây dựng cho các em lối sống và nếp sống phù hợp với đạo đức, pháp luật,truyền thống tốt đẹp của địa phương, của đất nước

Để tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện, thể hiện được kỹ năng giao tiếp,giáo viên – tổng phụ trách cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn trao đổi, đốithoại trực tiếp giữa các nhóm với nhau thông qua buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạtsao; cho học sinh đóng vai, bình luận; tổ chức thi sáng tác và diễn các tiểu phẩm

có nội dung giáo dục phù hợp, …

Giáo viên - tổng phụ trách cần giáo dục cho học sinh, trong khi giao tiếpcần trình bày sáng tỏ ý kiến của mình; lắng nghe có hiệu quả, không ngắt lờingười đang đối thoại với mình; phản hồi hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, tạo môitrường giao tiếp phù hợp, luôn đặt trọng tâm vào vấn đề muốn nói, nói lời cảm

ơn đến người lắng nghe bạn, sử dụng ngôn từ đúng cách; loại bỏ thói quen lầmbầm; biết lắng nghe đối phương; sử dụng giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt, biểu cảmqua khuôn mặt cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp

2 Giáo dục cách xử thế và phép lịch sự để giúp các em rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tốt cho học sinh:

Giáo viên – tổng phụ trách Đội cần bồi dưỡng cho các em hiểu cách xửthế chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội Mộtngười có cách xử thế đắn (được giáo dục, hướng dẫn) khi giao tiếp với xã hộiphải tuân theo những chuẩn mực nhất định, hình thành theo một số quy ước vàyêu cầu đã được mọi người coi là thích hợp nhất Những chuẩn mực, quy ước đóchính là nội dung của cách xử thế được thể hiện qua phép lịch sự trong đối xửhằng ngày

Ví dụ: Trước kia, khi người ta chào người già, người trên, hơn mình về

tuổi tác, về địa vị xã hội, về thứ bậc trong gia đình, dòng họ, … thì người ta

thường cúi đầu nói “Lạy ông, lạy bà, lạy cụ, …” Ngày nay, người lớn, trẻ em

Trang 10

khi chào hỏi chỉ nói “Cháu chào ông, cháu chào bà, …” Đó là chuẩn mực mới

được xã hội hiện đại chấp nhận Thay cho khoanh tay, vái lễ, người ta bắt taynhau kể cả giữa nam, nữ, giữa người trên, người dưới (Thường người trên giơtay ra trước), đối với người già thì không bắt tay, chỉ chào, tránh việc người trẻgiơ tay bắt tay người già Về môi trường địa điểm, ở gia đình, cha mẹ, con cái,anh chị em chuyện trò vui vẻ, bộc lộ tình cảm thân thiết, tâm sự cùng nhaunhững chuyện riêng tư Nhưng khi giao tiếp với người lạ, lần đầu tiên gặp ở nơicông cộng thì lại cần phải kín đáo, nói ít, không bộc lộ đời tư của mình, không

sa vào những câu chuyện dài dòng, … Ra đường gặp người lạ hỏi điều gì, cầntrả lời ngắn gọn, không bình luận (cũng không nên cứ im lặng mà đi, vì như thế

là rất bất lịch sự) Tuy nhiên, nếu gặp lại người đó ở một bữa cơm, bữa tiệc dochủ nhà cùng mời đến, thì lại cần thể hiện quan tâm đến người đó, nói chuyện,trao đổi ý kiến, kể cả trao số điện thoại, địa chỉ, … Như vậy, tuỳ theo môitrường khác nhau mà cách xử thế của chúng ta cũng thay đổi cho phù hợp

Giáo viên – tổng phụ trách Đội giúp học sinh hiểu phép lịch sự chính làmột tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp với ngườixung quanh Những nghi thức đó không phải là những ứng xử máy móc mà lànhững hành động linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳtheo đối tác gặp gỡ

Ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen: chúng ta chào chứng tỏ mình

đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là bắt tay, mỉm cười Phép lịch sự dạychúng ta tôn trọng người khác về con người, đó là một nghệ thuật sống tế nhị.Kính trọng một người là kính trọng những gì thuộc về họ: không xâm phạm vàođời tư của họ, không xử dụng đồ vật mà thuộc về họ mà không được họ chophép, …Kính trọng người khác là thể hiện sự sự coi trọng, quý mến họ, khônglàm mất mặt họ Ví dụ: không nói xấu họ một cách bóng gió; không làm cho họlúng túng hay trở nên lo lắng; không hỏi ông bố ngay ở nơi công cộng về cậucon trai nghiện hút, bỏ học, khiến người khác chú ý nghe, và ông ta lúng túngxấu hổ; hay làm ra vẻ không biết sai sót, vụng về của một người nào đó ở nơicông cộng

Ngày đăng: 19/08/2021, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w