1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến kinh nghiêm tổ chức hoạt động ngoài trời

19 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 6,31 MB

Nội dung

Ở điểm trường hiện tại diện tích hẹp, mặc dù có xây dựng được góc vận động và khu trò chơi dân gian ngoài trời cho trẻ nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho việc tổ chức hoạt động ngoài

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂN CHÂU

TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA TRẺ Ở HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

NGOÀI TRỜI

(Thuộc lĩnh vực chuyên môn)

Người viết: DƯƠNG THÚY HUỆ

Chức vụ: giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sao Mai

Số điện thoại: 09494.95095

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN

SAO MAI

Trang 2

Năm học: 2015 - 2016

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tân Châu, ngày 2/12/2015

BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA TRẺ

Ở HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI

I Sơ lược lý lịch tác giả:

- Họ và tên: Dương Thúy Huệ, nữ

- Ngày tháng năm sinh: 02/05/1986

- Nơi thường trú: Khóm Long Thạnh B, Phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh

An Giang

- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sao Mai

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Trung học sư phạm mầm non

- Lĩnh vực công tác: chuyên môn

II Tên sang kiến:

- Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động vui chơi ngoài trời

III Lĩnh vực: Chuyên môn.

IV Mục đích yêu cầu của sang kiến:

1 Thực trạng ban đầu khi áp dụng sáng kiến:

Trường Mầm non Sao Mai thuộc địa bàn Phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu Trường có vị trí thuận lợi nằm ngay ngã tư trung tâm, có diện tích sân rộng, được Ban giám hiệu đầu tư chỉnh trang cảnh quan sư phạm đẹp mắt, trồng cây xanh tạo bóng mát ở sân chơi cho trẻ, đồ chơi ngoài trời khá phong phú Tuy nhiên vị trí sân thấp so với mặt đường nên khi mưa sân hay động nước, diện tích rộng nhưng do trường xuống cấp và đang trong thời gian chời khởi công xây dựng mới nên chưa xây dựng hố cát, bể bơi và các công trình phụ khác

Trang 3

Vào cuối năm học 2014-2015 trường di dời về chung với điểm trường tiểu học

B Long Thạnh Ở điểm trường hiện tại diện tích hẹp, mặc dù có xây dựng được góc vận động và khu trò chơi dân gian ngoài trời cho trẻ nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho việc tổ chức hoạt động ngoài trời của cô và trẻ Khoảng sân chơi không có cây xanh, nắng nóng, khoảng sân hẹp Chính vì vậy nên hoạt động ngoài trời chưa được hứng thú, chưa phát huy được khả năng tìm tòi khám phá của cô và trẻ, chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức => hoạt động ngoài trời chưa đạt kết quả cao như mong muốn

Từ những lý do đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc

“Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động vui chơi ngoài trời” nhằm góp phần vào việc cải tạo môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ đạt kết quả tốt hơn

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:

Tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá và trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, thoả mãn trí tò mò của trẻ, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ xung

Hoạt động ngoài trời của trẻ ở trường mầm non là những hoạt động có chủ đích nhằm rèn luyện một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non Các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh… Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời: vui chơi, cười nói, chạy nhảy… thực chất là trẻ đang khám phá, học hỏi, rèn luyện kỹ năng và có điều kiện phát triển tốt những cảm xúc tích cực của mình

Các hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các hoạt động học một cách dễ dàng hơn

Hoạt động ngoài trời giúp tăng cường kĩ năng giao tiếp của trẻ: Trẻ sẽ tiếp xúc, chơi cùng các bạn trong lớp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp Ngoài ra, trẻ sẽ

dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ

Trang 4

Việc tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non hiện nay có thực hiện nhưng cách tổ chức chưa sâu về đổi mới hình thức và nội dung Hoạt động ngoài trời nhằm phát triển thể lực cho trẻ thì đối tượng được quan tâm nhất là các tố chất thể lực, các tố chất này được hình thành và phát triển thông qua các trò chơi vận động, các hoạt động đa dạng của trẻ với thiên nhiên, xã hội…

Nếu giáo viên mầm non chú trọng tổ chức thay đổi các biện pháp và hình thức

tổ chức thì việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ sẽ được nâng cao và có hiệu quả

3 Nội dung sáng kiến:

Tạo môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ là một hoạt động hết sức cần thiết trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non Nó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, tập thể, nhóm hay cá nhân Nhằm giúp trẻ hoàn thiện và phát triển một số kỹ năng, kỹ xảo, của các hoạt động tìm hiểu, khám phá môi trường

Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống

Trên cơ sở thực tế hoạt động ngoài trời của trẻ ở đơn vị, tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp, biện pháp và các hình thức tổ chức môi trường Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời

3.1 Tiến trình thực hiện:

Tham khảo các tài liệu liên quan làm cơ sở định hướng cho sáng kiến:

- Các trò chơi phát triển giác quan, các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ, các hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ

- Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp với từng chủ đề

- Cách tổ chức trong các hoạt động liên ý để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể trải nghiệm qua hoạt động trẻ được học trong lớp

- Sưu tầm, sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố … ứng dụng vào trò chơi nhằm phát triển 5 mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ

3.2 Thời gian thực hiện:

Trang 5

- Thực hiện ở trẻ 3-4 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non mới năm học 2014-2015 và tiếp tục áp dụng cho năm học 2015-2016

3.3 Các biện pháp tổ chức:

* Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.

Trong từng kế hoạch thực hiện chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch giảng dạy hằng ngày đều có sự xuất hiện của hoạt động ngoài trời Trên thực tế trường có diện tích sân hẹp, sĩ số trẻ đông nên việc tổ chức hoạt động ngoài trời đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch tổ chức một cách hợp lý, và tìm tòi những nội dung truyền thụ kiến thức phù hợp, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với từng chủ đề, thời gian phù hợp để tạo cho trẻ những giờ hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả nhất

Ban giám hiệu đã bố trí thời gian hoạt động ngoài trời theo lịch sinh hoạt chung theo chương trình Giáo dục mầm non mới, tuy nhiên với điều kiện thực tế, các lớp không thể đồng loạt ra sân thực hiện hoạt động ngoài trời được Vì vậy Ban giám hiệu và giáo viên các lớp đã có sự uyển chuyển bố trí thời gian hoạt động ngoài trời giữa các lớp so le nhau để trẻ được hoạt động thoải mái Mặc dù vậy, trong điều kiện

cơ sở vật chất chật chội hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoài trời cho các cháu

ở trường mầm non Sao Mai phải luôn linh động, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường

Lập kế hoạchtổ chức các bước trong giờ hoạt động ngoài trời:

+ Hoạt động1: Hoạt động quan sát có chủ định

Cô cho trẻ dạo chơi, tham quan, đàm thoại về đối tượng cần quan sát

+ Hoạt động 2: Trò chơi vận động

Cho trẻ chơi một trò chơi phù hợp với độ tuổi

+ Hoạt động 3: Trẻ chơi theo ý thích

Cô hướng dẫn trẻ chơi với những đồ dùng đồ chơi cô đã chuẩn bị

Chú ý lựa chọn nội dung hoạt động hấp dẫn phù hợp đối với từng độ tuổi của trẻ

* Biện pháp 2: Tạo môi trường tích cực cho trẻ hoạt động sáng tạo.

Tạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được củng cố và bổ sung Tạo môi

Trang 6

trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho cả cô và trẻ, nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa cô với trẻ, giữa trẻ với nhau

a) Cho trẻ quan sát và trò chuyện về môi trường xung quanh:

Đây là một phương pháp cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ

- Trẻ được quan sát, ghi nhớ và được chia sẽ với cô và các bạn về những điều trẻ vừa được biết Cần chon những nội dung quan sát dựa vào khả năng tiếp thu của trẻ để trẻ có thể tự tin thể hiện sự hiểu biết của mình

- Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, cô nên hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát

VD: chủ đề thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiểu về một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan, động viên phụ huynh mang hoa cây cảnh đến lớp cho trẻ quan sát, đồng thời đặt các câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ

b/ Sưu tầm, vận dụng đa dạng các trò chơi đưa vào hoạt động ngoài trời.

* Các trò chơi phát triển nhận thức:

Những trò chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá trẻ biết được tính chất của

chúng Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm

Trang 7

Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại chúng: nhóm hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả

Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người

+ Chơi với cát:

- Trường chưa có hố cát, tôi dùng một cái hộp gỗ hình chữ nhật và đổ một bao cát để ở góc sân vườn cổ tích Để bộ đồ chơi với cát vào bên trong thế là trẻ có thể thỏa sức khám phá

- Chơi với cát giúp bé thực hành vận động thô và vận động tinh Trẻ có thể dùng xẻng xúc cát đổ vào xe ben, chở đi xây nhà Trẻ có thể xách xô cát Trẻ có thể vốc cát Múc cát bằng vỏ sò dù thế nào thì cháu cũng được vận động có mục đích

và rèn luyện khả năng điều khiển cơ thể mình qua một hoạt động bé thực sự thích thú chứ không phải chơi giả vờ

- Chơi với cát cũng giúp trẻ viết tốt hơn vì trẻ có các ngón tay khéo léo và khớp tay linh hoạt Tất cả những việc tưởng như chơi vô bổ đó giúp chuẩn bị đôi tay khỏe mạnh để cầm bút viết sau này Khi biết chữ, trẻ có thể tập viết chữ trên cát

- Chơi với cát, nhất là khi cùng với các bạn khác có những nguyên tắc cần phải theo như không được hất, ném cát vào người khác vì như thế là nguy hiểm Rót cát, đổ cát thấp tay để không làm bay vào người khác

+ Chơi với nước:

Trẻ ứng dụng các hiểu biết và kinh nghiệm về nước vào các trò chơi ngoài trời Tìm tòi khám phá qua phần khảo sát cá nhân và tập thể, rút ra kết luận chung Rèn kỹ năng chơi với các vật liệu thiên nhiên ngoài trời kết hợp với hoạt động thử nghiệm Phát triển tri giác có chủ định, trí nhớ, tư duy ngôn ngữ, óc phán đoán chính xác

* Ví dụ:

Trò chơi “ Thi tiếp sức”: tổ chức cho trẻ thi đổ nước vào chai …

Trang 8

- Cách chơi: chia trẻ thành 2 nhóm có số lượng đều nhau, lần lượt từng trẻ chạy lên múc nước đổ vào chai Nhắc trẻ đổ nước vào chai cho khéo, làm sao cho không đổ ra ngoài …

- Luật chơi: mỗi trẻ chỉ được múc một ca nước để vào chai

- Kiểm tra kết quả: đo mực nước ở 2 chai, mực nước nào cao hơn là nhóm ấy thắng cuộc

Trò chơi “Chìm, nổi”: gợi ý cho trẻ tự khám phá xem những vật nào chìm,

những vật nào nổi trong nước

- Cách chơi: chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một số đồ chơi giống nhau … cho trẻ lần lượt thả từng vật vào nước để quan sát xem những vật nào chìm xuống, những vật nào nổi lên trên mặt nước (phân loại ra 2 bên : bỏ vào 2 rổ khác nhau)

- Kết luận chung qua phần khảo sát của trẻ: Những đồ vật bằng nhựa, nhẹ, không thấm nước thì nổi trên mặt nước (kể tên ra …) Những đồ vật nặng (bằng kim loại), thấm nước (vải) thì chìm trong nước (kể ra …)

Trò chơi “Thả thuyền”: thả lá cây, đồ chơi bằng nhựa trên nước và cho các

vật di chuyển trong nước

Trò chơi “tạo sóng biển”: làm cho nước chuyển động …

Trò chơi “Câu cá ”: thả các con vật bằng nhựa và dùng cần câu để câu lên … Trò chơi “Đong nước” : múc nước đổ vào chai, vào bình theo các mức cho

sẵn …

+ Chơi với các viên sỏi, đá, đất nặn:

- Trẻ biết sỏi, đá và đất là những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên và rất cần thiết với đời sống chúng ta.Từ những viên sỏi ra một số yêu cầu hoặc các bài tập nhỏ cho trẻ thực hiện Ví dụ: Các con hãy xếp các viên sỏi thành những hình khác nhau theo ý thích của trẻ như ngôi nhà, bông hoa…, ngoài ra cũng có thể hướng dẫn cho trẻ cách chơi trò chơi gắp cua từ những viên sỏi… Qua đó trẻ được trái nghiệm, được tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp cho trẻ phát tiển trí tưởng tượng khi xếp những viên sỏi, ngoài ra còn rèn luyện cơ tay và phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ

* Các trò chơi phát triển giác quan

Trang 9

Tổ chức các trò chơi chuyển tiếp nhẹ nhàng như; cho trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của

lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, ai thính tai, đoán xem tiếng động gì

* Tổ chức các hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ:

+ Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường

Với tư duy phát triển vận động không chỉ trên tiết học, trò chơi vận động…

mà phát triển vận động phải được tiến hành lồng ghép trong mọi hoạt động khác trong trường Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: cầu tuột, các vận động bò trườn trèo, tung ném, chuyền bắt, leo qua thang dây, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn chân, bàn tay, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm Hơn nữa, chơi ngoài trời các bé có điều kiện được tiếp xúc với môi trường ánh nắng, không khí tự nhiên giúp bé thoải mái hơn, sức khỏe và sức đề kháng cũng tốt hơn so với các trẻ vui chơi ở các không gian hạn hẹp, ít đối tượng tương tác

Trang 10

Ngoài các đồ chơi có sẵn, tôi tận dụng những lốp xe hơi bị bể để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò, chui, đi thăng bằng trên lốp xe, làm xích đu,…

* Sưu tầm, vận dụng đa dạng các trò chơi đưa vào hoạt động ngoài trời.

Trang 12

- Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp với từng chủ đề: Nhảy sạp, đập lon, ném lon, câu cá, nhảy dây, boling, mèo đuổi chuột Nhằm tạo ra một ngân hàng trò chơi, bài tập phong phú giúp cho việc rèn luyện các kỹ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực

Ví dụ: Trò chơi gấp cua:

- Mục đích: Luyện tập sự khéo léo của các ngón tay, tập đếm

- Lời ca: Cắp cua / Bỏ giỏ / Mang về / Nấu canh

- Cách chơi: Chơi ngoài trời hoặc trong lớp Khoảng 3 – 4 trẻ một nhóm chơi Một trẻ có khoảng 5 viên sỏi nhỏ Cùng “oẳn tù tì” để xác định thứ tự chơi, ai thắng được đi trước Trẻ bốc hết số sỏi vào hai lòng bàn tay, trải đều ra sàn Sau đó đặt úp hai bàn tay vào nhau làm giỏ đựng cua Vừa đọc lời ca vừa đưa hai ngón tay trỏ ra cắp từng hạt sỏi vào giỏ Mỗi câu ca cắp một hạt sỏi Khi nào sỏi đầy tay thì đổ sang bên cạnh Nếu khi nhặt sỏi bị chạm vào viên sỏi bên cạnh là mất lượt Trẻ khác được

đi Chơi cho tới khi hết sỏi trên sàn thì đếm xem ai nhiều hơn là thắng cuộc

- Sưu tầm sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố ứng dụng vào hoạt động ngoài trời

VD: một số bài đồng dao:

Vuốt hột nổ:

Vuốt hột nổ

Đổ bánh bèo

Ngày đăng: 28/04/2016, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w