tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinhvv.., trong những nội dung đó thì giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vịtrí, vai trò quan trọng, n
Trang 1NGÔ GIANG NAM
GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NÔNG THÔN
MIỀN NÚI PHÍA BẮC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Trang 2NGÔ GIANG NAM
GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NÔNG THÔN
MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Đặng Quốc Bảo
2 PGS.TS Bùi Văn Quân
THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
Ngô Giang Nam
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các chữ cái viết tắt x
Danh mục các bảng xi
Danh mục các biểu đồ xiii
Danh mục các sơ đồ xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
8 Các luận điểm bảo vệ 4
9 Cái mới của luận án 4
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Ở Việt Nam 9
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài 12
1.2.1 Kỹ năng 12
1.2.2 Kỹ năng giao tiếp 13
1.2.3 Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học 18
1.3 Vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học 18
1.3.1 Giáo dục KNGT với việc hình thành và phát triển nhân cách 19
1.3.2 Giáo dục KNGT tạo nên hệ giá trị sống tích cực của học sinh 20
1.3.3 Giáo dục KNGT cho học sinh, giúp học sinh tạo lập các mối quan
hệ tốt đẹp trong cuộc sống 21
Trang 51.4 Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
nông thôn miền núi 23
1.4.1 Đặc điểm nông thôn miền núi 23
1.4.2 Mục đích, nội dung GD kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn 27 1.4.3 Con đường giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi 33
1.4.4 Phương pháp giáo dục KNGT cho HS tiểu học nông thôn miền núi 39
1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi 43 1.4.6 Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học 45 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NÔNG THÔN MIỀN NÚI PHÍA BẮC 48 2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 48
2.1.1 Khái quát hoàn cảnh KT-XH của vùng nông thôn miền núi phía Bắc 48
2.1.2 Khái quát học sinh tiểu học vùng nông thôn miền núi phía Bắc 50
2.2 Tổ chức điều tra khảo sát 52
2.2.1 Mục tiêu khảo sát 52
2.2.2 Nội dung điều tra khảo sát 52
2.2.3 Địa bàn điều tra khảo sát 52
2.2.4 Phương pháp điều tra khảo sát và xử lý kết quả 52
2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc 52
2.3.1 Thực trạng nhận thức của CB, GV về khái niệm giao tiếp và khái
niệm kỹ năng giao tiếp 52
2.3.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông
thôn miền núi phía Bắc 56
2.3.3 Thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh tiểu học nông thôn miền
núi phía Bắc 69
2.3.4 Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học
sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc hiện nay 77
Trang 6Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC NÔNG THÔN MIỀN NÚI PHÍA BẮC 80
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc 80
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 80
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 81
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 81
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 82
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 82
3.2 Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học vùng nông thôn miền núi phía Bắc 83
3.2.1 Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc thông qua dạy học các môn học có ưu thế 83 3.2.2 Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc theo các chuẩn hành vi ứng xử của học sinh 88 3.2.3 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học 90 3.2.4 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ cho học sinh trong quá trình giao tiếp 92 3.2.5 Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh 95 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 99
3.4 Thực nghiệm 101
3.4.1 Mục đích thực nghiÖm s- ph¹m 101
3.4.2 Nội dung thực nghiệm 102
3.4 3 Đối tượng thực nghiệm 102
3.4 4 Cách thức thực nghiệm 102
3.4 5 Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá 103
3.4 6 Xử lý kết quả thực nghiệm 105
3.4 7 Phân tích kết quả thực nghiệm 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 139 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CBQL, GV :Cán bộ quản lý, giáo viên
CNH-HĐH :Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
KT-VH-XH :Kinh tế - văn hóa - xã hội
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Nhận thức của GV, CBQL về khái niệm giao tiếp 53
Bảng 2.2 Nhận thức của GV, CBQL về khái niệm kỹ năng giao tiếp 53
Bảng 2.3 Nhận thức của GV, CBQL về ý nghĩa GD kỹ năng giao tiếp 54
Bảng 2.4 Nhận thức về mức độ cần thiết của các kỹ năng giao tiếp cần giáo dục cho học sinh tiểu học 55 Bảng 2.5 Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc 56 Bảng 2.6 Thực trạng sử dụng phương pháp GD KN GT cho HS TH 58
Bảng 2.7 Biện pháp GD kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn 59
Bảng 2.8 Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế 61 Bảng 2.9 Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS 63
Bảng 2.10 Những khó khăn của giáo viên trong giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc 64 Bảng 2.11 Mức độ nhận thức về KNGT của HS 69
Bảng 2.12 Thực trạng KN GT HS tiếp nhận được trong các giờ học 71
Bảng 2.13 Đánh giá của GV, phụ huynh HS và HS về KNGT của học sinh lớp 3 ở các trường Tiểu học khu vực nông thôn miền núi phía Bắc 73 Bảng 2.14 Thực trạng kỹ năng lắng nghe của HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc 74 Bảng 3.1 Kết quả đánh giá KNCH của HS hai lớp TN và lớp ĐC 107
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá KN NLCOXL của HS hai lớp TN và lớp ĐC 109
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá KNBLTĐTC của HS hai lớp TN và lớp ĐC 110
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá KNXLTH của HS hai lớp TN và lớp ĐC 112
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá KNCS của HS hai lớp TN và lớp ĐC 114
Bảng 3.6 Kết quả đánh giá KNTP của HS hai lớp TN và lớp ĐC 115
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá KNGQVĐ của HS hai lớp TN và lớp ĐC 117
Trang 9Bảng 3.8 Kết quả đánh giá KNCH của HS hai lớp TN và lớp ĐC 119
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá KN NLCOXL của HS hai lớp TN và lớp ĐC 121
Bảng 3.10 Kết quả đánh giá KN BLTĐTC của HS hai lớp TN và lớp ĐC 122
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá KN XLTH của HS hai lớp TN và lớp ĐC 124
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá KNCS của HS hai lớp TN và lớp ĐC 126
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá KNTP của HS hai lớp TN và lớp ĐC 127
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá KNGQVĐ của HS hai lớp TN và lớp ĐC 129
Bảng 3.15 Đánh giá về nhu cầu giao tiếp của HS 131
Bảng 3.16 Hứng thú của HS khi tham gia hoạt động thực nghiệm 132
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Kết quả đánh giá KNCH cuả HS hai lớp TN và ĐC 108
Biểu đồ 3.2 Kết quả đánh giá KN NLCOXL của HS hai lớp TN và ĐC 109
Biểu đồ 3.3 Kết quả đánh giá KN BLTĐTC của HS hai lớp TN và ĐC 111
Biểu đồ 3.4 Kết quả đánh giá KN XLTH của HS hai lớp TN và ĐC 112
Biểu đồ 3.5 Kết quả đánh giá KNCS của HS lớp TN và ĐC 114
Biểu đồ 3.6 Kết quả đánh giá KNTP của HS hai lớp TN và ĐC 116
Biểu đồ 3.7 Kết quả đánh giá KNGQQVĐ của HS hai lớp TN và ĐC 117
Biểu đồ 3.8 Kết quả đánh giá KNCH của HS hai lớp TN và ĐC 119
Biểu đồ 3.9 Kết quả đánh giá KN NLCOXL của HS hai lớp TN và lớp ĐC 121
Biểu đồ 3.10 Kết quả đánh giá KN BLTĐTC của HS hai lớp TN và lớp ĐC 123
Biểu đồ 3.11 Kết quả đánh giá KN XLTH của HS hai lớp TN và lớp ĐC 124
Biểu đồ 3.12 Kết quả đánh giá KNCS của HS hai lớp TN và lớp ĐC 126
Biểu đồ 3.13 Kết quả đánh giá KNTP của HS hai lớp TN và lớp ĐC 128
Biểu đồ 3.14 Kết quả đánh giá KNGQVĐ của HS hai lớp TN và lớp ĐC 129
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục KNGT cho HS tiểu học
nông thôn miền núi 101
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của mọi sự phát triển, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốn phát triểnkinh tế, văn hóa xã hội của đất nước thì phải phát triển con người Vì vậy hầu hếtcác quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều rất quan tâm đến phát triển con
người, coi giáo dục - đào tạo là " quốc sách hàng đầu" Trong bối cảnh đó, Đảng,
Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục - đào tạo, coi
“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” và “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân” Đồng thời xác định rõ mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới của đất nước: "chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tin dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là thế hệ trẻ " [28].
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, chính phủ đã xác định
"đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành đặc biệt là chất lượng giáo dục, văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, " [96].
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách con người đòi hỏi nhàtrường nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng phải quan tâm trang bị tri thức, kỹnăng, thái độ cho người học, đảm bảo tính cân đối giữa dạy chữ và dạy người, đặcbiệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh biến tri thức thành hànhđộng, thái độ thành hành vi, kỹ năng để sống an toàn, khỏe mạnh, thành công vàhiệu quả
Trong kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối vớicuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người Kỹ năng giao tiếp không phải
do bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình sống, qua hoạtđộng, trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dụcthì cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên
1.2 Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhâncách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững Mục tiêugiáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản ban đầu làm cơ
sở để học sinh tiếp tục học ở các lớp cao hơn Nội dung giáo dục tiểu học
Trang 12tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinhvv , trong những nội dung đó thì giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vịtrí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáodục tiểu học Bởi mọi hoạt động dạy học, giáo dục, sinh hoạt trong nhà trường đềuphải được thực hiện thông qua giao tiếp Giao tiếp ở trường tiểu học được tiến hànhtrong mối quan hệ thầy - trò, trò - trò và mối quan hệ thầy, trò với những ngườixung quanh Để giao tiếp thành công, hiệu quả đòi hỏi thầy giáo và học sinh phải có
kỹ năng giao tiếp
1.3 Học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc do hạn chế về điều kiệnđịa lý, kinh tế vùng miền, môi trường giao tiếp hẹp; do đặc điểm tâm lý của họcsinh dân tộc có nhiều nét khác biệt về: nhận thức, xúc cảm, tình cảm, tính chủ độngtrong quá trình giao tiếp chưa cao nên giao tiếp của HS tiểu học nông thôn miền núiphía Bắc còn một số hạn chế như: còn nhút nhát, tự ti và lúng túng khi đứng trướcđám đông, chưa có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, chưa có kỹ năng thíchứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt kiến thức về cuộc sống của học sinh cònnghèo nàn Trong khi đó, việc giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp cho HStiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn, kết quả giáo dục còn hạn chế, những chínhsách về đầu tư, phát triển, xây dựng môi trường giáo dục chưa
thực sự tốt Chính bởi vậy, các nhà trường, các gia đình và xã hội cần có cách nhìnnhận và thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp nóiriêng cho HS Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu cụ thể để đề xuất những biệnpháp GD mang tính đặc thù cho GD nói chung, giáo dục kỹ năng sống và kỹ nănggiao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc nói riêng Đây là yêu cầucần thiết và khách quan trong sự phát triển
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc".
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
HS tiểu học, luận án đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểuhọc nông thôn miền núi phía Bắc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diệnnhân cách cho HS tiểu học hiện nay
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNGT cho HS Tiểu học
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc
Trang 134 Giả thuyết khoa học
Kỹ năng giao tiếp của học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc cònnhiều hạn chế: Học sinh thiếu tính chủ động trong giao tiếp, đối tượng, phạm vi, nộidung giao tiếp còn hẹp Nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp giáo dục kỹnăng giao tiếp cho HS Tiểu học mang tính đồng bộ thông qua cả ba môi trường:Nhà trường - Gia đình - xã hội, gắn kết giữa dạy chữ với dạy người, tạo cơ hội chohọc sinh trải nghiệm, thái độ, hành vi, kỹ năng giao tiếp sẽ góp phần nâng cao chấtlượng GD học sinh tiểu học nông thôn miền núi nói chung và nâng cao hiệu quả GD
kỹ năng giao tiếp cho học sinh nói riêng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp như một bộphận của GD kỹ năng sống cho HS tiểu học
5.2 Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học vùngnông thôn miền núi phía Bắc
5.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục và thực nghiệm một số biện pháp đượclựa chọn nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS Tiểu học vùng nông thôn miềnnúi phía Bắc trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp
6 Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp thông quacác biện pháp: Kết hợp nội khóa và ngoại khóa; kết hợp nhà trường, gia đình và xãhội; GD thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường Tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc trênđịa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, YênBái, Quảng Ninh, Lạng Sơn
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Cơ sở phương pháp luận
Vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủtịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà Nước về giáodục phát triển toàn diện nhân cách con người trong công cuộc đổi mới
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn bao gồm:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá hệ thống lý luận của đề tài
Trang 14- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Các phương pháp điều tra vềthực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS Tiểu học nông thôn miền núi phía Bắchiện nay; phương pháp trò chuyện, phỏng vấn để thu thập thông tin về thực trạng;phương pháp quan sát được sử dụng để nhận biết các biểu hiện giao tiếp của HStrong hoạt động học, chơi.
- Phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu, phươngpháp chuyên gia để xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng giao tiếp của HS Tiểuhọc Phương pháp toán học để xử lý số liệu; phần mềm SPSS
8 Các luận điểm bảo vệ
Căn cứ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học cần chứngminh, luận án đưa ra 3 luận điểm bảo vệ sau:
8.1 Giáo dục kỹ năng giao tiếp là nhiệm vụ quan trọng trong mọi nhàtrường, đặc biệt nhà trường Tiểu học, nó là bộ phận chủ yếu của giáo dục kỹ năngsống, tạo nên hệ giá trị sống tích cực của HS
8.2 Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học được thực hiện bằng conđường tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp qua hoạt động nội khóa, quahoạt động ngoài giờ lên lớp Các con đường này phải phối hợp với nhau, hỗ trợ chonhau không làm quá tải nội dung chương trình
8.3 Giáo dục kỹ năng giao tiếp phải chú ý thông qua mối quan hệ giữa: Nhàtrường - Gia đình - Xã hội, hỗ trợ bổ sung cho nhau, cùng hướng vào việc xây dựngtrường học thân thiện - học sinh tích cực, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diệncon người
9 Cái mới của luận án
9.1 Về lý luận
Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục KNGT cho họcsinh tiểu học, góp phần phát triển lý luận về giáo dục KNGT cho học sinh tiểu họcnông thôn miền núi phía Bắc
Xây dựng được nhiệm vụ, nội dung giáo dục KNGT cho học sinh tiểu họcnông thôn miền núi phía Bắc, chỉ ra được giáo dục KNGT là nhiệm vụ quan trọngtrong mọi nhà trường Tiểu học, góp phần tạo nên hệ giá trị sống tích cực của HS
Trang 15đẻ, để tiếp nhận và giao tiếp trong cộng đồng nhân loại, con người còn dùng tiếngnước ngoài và các hình ảnh phi ngôn ngữ để giao tiếp Vì vậy, khả năng giao tiếptrong xã hội được rộng mở, đa dạng và phong phú.
Ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục, triết học đã quan tâm đến các vấn đềgiao tiếp Các hoạt động GD lao động, GD sức khoẻ, GD hình thành năng lực thựchành, năng lực hợp tác đã được coi trọng Từ những hoạt động GD, năng lực cánhân được phát huy, thúc đẩy xã hội loài người phá t triển Khổng Tử (551-497TCN)[4] là một triết gia, một nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Qu ốc thời cổ đại đã có
tư tưởng gắn GD với thực tiễn để tạo ta lớp người "trị quốc bình thiên hạ" Ông khẳng định "Đọc thuộc ba trăm thước kinh thư giỏi, giao cho việc đi sứ không có khả năng đối đáp, học kiểu như vậy chẳng có ích gì" Tư tưởng đó của Khổng Tử
cho thấy người học ngoài việc học kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa cònphải học cách giao tiếp để giao tiếp thành công và hiệu quả trong công việc chuyênmôn và lao động nghề nghiệp Bởi giao tiếp là công cụ, phương tiện để con người tr
ao đổi, chia sẻ thông tin và lĩnh hội thông tin trong quá trình lao động
Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga J.A Comenxki (1592 -1670)[24] là ngườisáng lập ra hình thức tổ chức dạy học trường lớp, tạo môi trường giao tiếp rộng mở
cho người học Ông được coi là "ông tổ của nền sư phạm cận đại" và đã có những
đóng góp lớn lao cho nền GD thế giới Tư tưởng GD của J.A Comenxki là kết hợpgiữa GD nhà trường với hoạt động thực hành bên ngoài cuộc sống,
Trang 16nhằm giải phóng hình thức học tập "giam hãm trong bốn bức tường" của hệ thống nhà trường giáo hội thời trung cổ Ông khẳng định "học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ" Chính tư tưởng giáo dục trên cho thấy giao tiếp của học sinh không chỉ
thực hiện trong nhà trường mà vượt ra khỏi phạm vi nhà trường Môi trường giaotiếp, nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp càng được mở rộng bao nhiêu thì tâmhồn người học càng phong phú bấy nhiêu
Thế kỷ XIX, C.Mác (1818-1883) và F.Anghen (1820-1895)[4] đã xây dựnghọc thuyết mới trong lịch sử phát triển loài người Các ông không chỉ tổng kết, tìm
ra quy luật của tiến trình phát triển trong triết học, KT và XH; hình thành chủ nghĩaMác Lênin có sức sống mãnh liệt qua không gian, thời gian mà các ông còn đượccoi là ông tổ của nền GD hiện đại C.Mác và F.Anghen đã xác định mục đích nền
GD xã hội chủ nghĩa là tạo ra "con người phát triển toàn diện" Quan điểm GD của hai ông là phát triển nhân cách con người về mọi mặt theo "phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất" Chính quan điểm này đã được Lênin kế thừa và phát
triển thành hiện thực nền GD xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm của C.Mác vàF.Anghen, kết quả của GD là con người có sức khoẻ, biết làm và có khả năng thíchứng với sự biến đổi của nghề nghiệp Trong những nghiên cứu về GD, Lênin đãđánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ trong quá trình hình thành và phát triển nhâncách con người mà trong đó kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện dẫn đến việchình thành, phát triển nhân cách con người trong xã hội
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, có nhiều nhà triết học, tâm lý học, xã hộihọc đã tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực giao tiếp Nhà triết học và tâm lý học người
Mỹ G.Mit, nhà bác học người Đức C.Giaspe, nhà triết học hiện sinh Nhật BảnMactin Babơ, nhà triết học người Pháp Gien Marơsen, nhà triết học người NgaB.M Beccheriev đã có những nghiên cứu trong lĩnh vực này Trong đó
các nhà nghiên cứu khoa học đã chú ý đến nghiên cứu hiện tượng tiếp xúc giữa conngười với con người
Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các nhà tâm lý học hiệnđại, với nhiều công trình nghiên cứu, họ đã đưa ra được phạm trù giao tiếp như là
một phạm trù cơ bản Nó được thể hiện trong các công trình “giao tiếp là vấn đề của tâm lý học đại cương” của B.Ph Lotnov, “tâm lý học giao tiếp” của
AA.Bodaliov [43]
Trang 17Trong cuốn "Education for life" - (giáo dục vì cuộc sống) [32], Donald
Walters đã cung cấp cho các nhà GD, các bậc cha mẹ ở khắp nơi những kỹ thuậtnhằm biến đổi GD thành một quá trình toàn vẹn, một quá trình hà i hoà giữa kiếnthức sách vở với những kinh nghiệm trực tiếp từ đời sống Donald Walters đãkhuyến khích mọi người ứng dụng một hệ thống giáo dục mà trong đó, nhấn mạnh
sự tích hợp của việc giảng dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản cùng với nghệ thuật
sống Ông đã chỉ ra cho mọi người “thấy được toàn bộ cuộc sống là giáo dục và giáo dục không chỉ giới hạn ở những năm tháng miệt mài trên ghế nhà trường ” Đúng như Jesse J.Casbon nhận xét “Cuốn sách nói cho chúng ta biết về phương pháp cách nuôi dưỡng óc sáng tạo và trực giác ở mỗi đứa trẻ và làm sao có thể đánh thức những khả năng chưa được khai thác của trẻ” và hãy để “mỗi đứa trẻ là chính nó".
Tác giả Kak - Hai - Nơdích [56] người Đức, đã nêu rõ yêu cầu về phát triểnngôn ngữ của trẻ có một vai trò quan trọng và quá trình phát triển ở từng giai đoạn.Trong mỗi giai đoạn đó nhiệm vụ của người lớn giúp trẻ thâm nhập vào thế giớingôn ngữ phong phú và đa dạng, dẫn dắt trẻ từ những âm thành "gừ gừ" ở tuổi sơsinh đến khi sử dụng, nắm vững ngôn ngữ thành thạo, điều đó sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho sự phát triển về trí tuệ Bằng những ví dụ, cách làm cụ thể, thiết thực đã giúpcác bậc phụ huynh có thêm những kiến thức cơ bản trong việc giáo dục và dạy dỗ,nắm vững ngôn ngữ giao tiếp của con em mình
Với Evgrafova M G [121], Sự hình thành văn hoá giao tiếp bằng lời của trẻ emtuổi mẫu giáo lớn trên cơ sở phong tục tập quán của dân tộc là rất quan trọng Ở đây,tác giả đã trình bày quy luật và nguyên tắc hình thành văn hoá giao tiếp bằng lời của trẻ
em tuổi mẫu giáo lớn, những đặc điểm của việc hình thành văn hoá giao tiếp bằng lờicủa trẻ em tuổi mẫu giáo lớn trên cơ sở phong tục tập quán của dân tộc; nội dung và kỹthuật hình thành văn hoá giao tiếp bằng lời của trẻ em tuổi mẫu giáo lớn trên cơ sởphong tục tập quán của dân tộc Đây chính là những tiền đề để trẻ em ở tuổi mẫu giáolớn hình thành được kỹ năng giao tiếp trước khi bước vào lứa tuổi tiểu học
Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hoá giao tiếp trong gia đình đến sức khoẻtâm lý đạo đức của thiếu niên, tác giả Malin I.I [120] đã khẳng định văn hoá tâm lý củagiao tiếp trong gia đình được thể hiện ở hệ thống các chuẩn mực; định hướng
Trang 18giá trị; những cách thức và phong cách hành vi, giao tiếp và mối quan hệ qua lại tronggia đình…, những cái được áp dụng trong hệ thống các mối quan hệ qua lại và giao tiếpgiữa cha mẹ với con cái Tác giả đã làm nổi bật lên 5 loại văn hoá tâm lý của giao tiếptrong gia đình và ảnh hưởng của chúng tới sự hình thành nhân cách và sức khoẻ tâm lýđạo đức của thiếu niên Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thiếu hụt chức năng bất kỳ nào
đó của người lớn trong gia đình hoặc sự xem thường nó sẽ làm rối loạn sức khoẻ tâm lýcủa trẻ Chính văn hoá tâm lý của giao tiếp trong gia đình và ảnh hưởng của chúng sẽtác động đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của thiếu niên
Để nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ, tác giả Linda Maget [64] đã giớithiệu những kỹ năng giao tiếp xã hội, giúp trẻ giải quyết những trở ngại trong việckết giao bạn bè Với cách trình bày của mình, tác giả Linda Maget giúp các bậc cha
mẹ và trẻ học được kỹ năng giao tiếp xã hội để luôn có bạn bè, trưởng thành tronghọc tập và cuộc sống, đó là mục tiêu của cuốn sách muốn đem lại
Hay chương trình dạy tiếng Malaysia [105] cho rằng "sự thành thạo ngôn ngữ làm cho học sinh học tập có hiệu quả, vì vậy ngôn ngữ được coi trong ở tiểu học Khi học xong tiểu học học sinh biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với trình độ phát triển của mình" Hay đối với Thái Lan [105] trong chương trình giảng dạy tiếng Thái Lan lại nhấn mạnh "việc dạy tiếng phải trau dồi cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và khả năng dùng ngôn ngữ " đối với chương trình dạy tiếng
Pháp [105] năm 1985 đã khẳng định việc nắm vững tiếng Pháp quyết định thànhquả học tập ở tiểu học và trở thành tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết quả đàotạo ở cấp tiểu học Đối với New Zealand [1], chương trình GD đã chú ý xây dựng
GD các kỹ năng cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, mục tiêu của giáo dục NewZealand là làm thế nào giúp trẻ tự tin vào bản thân, khoẻ mạnh về thể chất và tâmhồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức Việc GD kỹ năng cho trẻ ngay từlứa tuổi này đã tạo cho trẻ mầm non có cơ hội tiếp cận cộng đồng, tạo nhiều cơ hộigiao tiếp cho tuổi thơ Đây là một cách GD đúng đắn cho trẻ, giúp trẻ có có nhữngnền kiến thức rất cơ bản để hình thành kỹ năng giao tiếp cho tuổi học trò
Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, trước bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa,các nước đều rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con người trong xã hội mới Mộttrong bốn trụ cột của nền GD toàn cầu trong thế kỷ XXI đã được
Trang 19UNESCO đề xuất là “học để cùng chung sống” và được coi là một trong những trụ cột quan trọng, then chốt của GD hiện đại Câu hỏi đặt ra là “Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống ?”, một trong những kỹ năng toàn cầu đỏi hỏi ở mỗi con người hoàn thiện là phải có “kỹ năng giao tiếp” Chương trình GD các giá trị sống của Unesco [31] được coi là đối tác
của các nhà GD trên toàn cầu Đó là chương trình ứng dụng những kỹ thuật, kỹnăng đơn giản nhưng mang tính chuyên môn cao bao gồm kỹ năng lắng nghe tíchcực, những câu hỏi theo dạng mở - đóng và cách thảo luận tìm ra hướng giải quyết.Chương trình này đã làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ, trang bị nhữnggiá trị tích cực, các kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trang bước vào đời
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh cùng với Phòng thương mại và công nghiệp có
sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc
[115] đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” Cuốn sách đã trình bày
các kỹ năng và kiến thức mà yêu cầu người sử dụng lao động bắt buộc phải có Kỹnăng hành nghề là các kỹ năng cần thiết không chỉ để con người có được việc làm
mà nó còn làm cho con người tiến bộ trong tổ chức nhờ phát huy tiềm năng cá nhân,đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức đó Các kỹ năng hành nghề docuốn sách trình bày bao gồm có 8 kỹ năng, trong đó kỹ năng giao tiếp là một kỹnăng được đề cập đầu tiên Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của kỹ năng giaotiếp trong xã hội Bởi vậy, các nhà nghiên cứu trên thế giới luôn tìm tòi để hoànthiện trong quá trình GD và giáo dục kỹ năng giao tiếp
1.1.2 Ở Việt Nam
Trong lịch sử phát triển của dân tộc, của nhà nước Việt Nam, vấn đề về giaotiếp đã được coi trọng, nó được coi là nền tảng, là một trong những tiêu chuẩn,thước đo đánh giá nhân cách, đạo đức của con người, là biểu hiện của nét đẹp văn
hoá “Tiền của phân giàu nghèo, giao tiếp phân tầng văn hóa”
Người Việt xưa ảnh hưởng nhiều văn hóa Trung Quốc qua tác động bởi sự đô
hộ gần một nghìn năm của phương Bắc, tác động của Khổng giáo, họ có những biểuhiện giao tiếp hoàn toàn khác với cách giao tiếp của người Việt
Trang 20Nam hiện đại [30] Trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, con người luôn cónhu cầu giao tiếp với nhau và những hoạt động giao tiếp được mỗi người quan tâm,
nó được lưu truyền, gìn giữ, dạy và học giữa mọi người trong xã hội Từ trước đếnnay, người Việt luôn hướng giao tiếp trong xã hội theo chủ nghĩa duy tình và nóđược nâng lên thành một kiểu văn hoá giao tiếp của người việt nhằm đảm bảo sựđoàn kết, nhất trí trong cuộc sống Không những thế, vấn đề giao tiếp còn là sự đúckết kinh nghiệm trong cuộc sống và đấu tranh cho sự sinh tồn của mình Cho nên,
người xưa thường lưu truyền dạy nhau qua các thế hệ “học ăn học nói, học gói, học mở”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Đó là
những kinh nhiệm quá báu đã được người xưa
đúc kết, lưu truyền trong xã hội và nó chính là cách giao tiếp, cách giao tiếp ấycũng phải học, phải dạy
Ca dao, tục ngữ của Việt Nam cũng thể hiện và đề cập nhiều đến vấn đề giaotiếp giữa con người với con người trong xã hội, trong cuộc sống, trong công việc vàtrong tình cảm lứa đôi Do thể chế xã hội, ngôn ngữ giao tiếp của con người bị tróibuộc trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến với những luật tục khắt khe nên hoạtđộng giao tiếp bị hạn chế Ví dụ: Trong tình yêu nam nữ, trai gái không thể tự do
đến với nhau được bởi quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân", "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" Họ không thể vượt qua giới hạn của hành vi giao tiếp cho phép, buộc
phải thể hiện qua những lời bóng gió xa xôi, những câu ca dao, tục ngữ đây chính
là cách thức giao tiếp của tình yêu, được coi là nét đẹp văn hoá giao tiếp thời đại, lànền tảng để giáo dục, giúp con người hình thành nhân cách, sống có chuẩn mực đạođức Nhiều nét đẹp văn hóa, giao tiếp của người việt trong suốt hàng nghìn năm,đến nay vẫn được giữ gìn và có giá trị trong cuộc sống
Nếu ngày xưa, thời phong kiến, giao tiếp bó hẹp trong phạm vi làng xóm,thôn bản, thì ngày nay giao tiếp đã không còn bó hẹp trong khuôn khổ đó nữa Nó
đã vượt qua khỏi luỹ tre làng, đến mọi miền đất nước và vượt qua biên giới, đến vớicộng đồng kiều bào Việt Nam sống ở nước ngoài
Vấn đề giao tiếp ở nước ta là những kỹ năng cơ bản để con người sống, chiếnđấu, sản xuất, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Sau cách mạng tháng 8.1945, một số
Trang 21giao tiếp cũ đã bị phá vỡ cùng tập tục hà khắc, bởi nhiều nội dung mới trong giaotiếp được hình thành trên nền của xã hội mới Và ngày nay, trong nền kinh tế thịtrường có định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự cạnh tranh, những thành tựu khoahọc và thông tin bùng nổ thì vấn đề giao tiếp trong xã hội được coi là điều kiện tấtyếu để khẳng định sự thành công trong cuộc sống hay nói cách khác, đó là sự “cạnhtranh” để phát triển, là điều kiện tất yếu mở rộng mối quan hệ, khẳng định đượcthành công trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
Ở nước ta, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giao tiếpdưới góc độ tâm lý học Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, có nhiều bàiviết và công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam như Phạm MinhHạc, Trần Trọng Thuỷ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lê được công bố, in ấn, xuất bản và áp dụng trong giáo dục, trong cuộc sống
Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên dưới góc độ Tâm lýhọc, tác giả Hoàng Anh [8] đã đề xuất quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm chosinh viên các trường Sư phạm Như vậy, kỹ năng giao tiếp ở đây được khai thácdưới góc độ nghề dạy học
Năm 1995, tác giả Lưu Thu Thủy [97], đã nghiên cứu quy trình giáo dụchành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 4, lớp 5 trườngtiểu học Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh dưới haigóc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp của học sinh;thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh lớp 4, lớp 5trong phạm vi trường học Tuy nhiên, những hành vi giao tiếp bên ngoài trường họccủa học sinh chưa được quan tâm, nghiên cứu Đây là khoảng trống bởi hành vi củangười học không chỉ được thể hiện ở trong nhà trường mà nó còn được thể hiện ởgia đình và ngoài xã hội
Cùng chủ đề nghiên cứu về giao tiếp ở lứa tuổi trẻ em, năm 2003, tác giảHoàng Thị Phương [83] nghiên cứu một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp cóvăn hóa cho trẻ 5 đến 6 tuổi, giao tiếp được khai thác dưới góc độ hành vi văn hóa
sơ đẳng nhưng là cơ bản, phổ biến, đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo lớn Đó lànhững kỹ năng mang tính nền tảng làm cơ sở để GD và phát triển sau này cho trẻthơ ở tuổi học tiểu học
Trang 22Nghiên cứu về đề tài "một số đặc điểm giao tiếp của học sinh phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đông Bắc Việt Nam" [43], Năm 2005, tác giả Phùng Thị Hằng
đã khai thác khái niệm giao tiếp dưới góc độ nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp,phạm vi giao tiếp, đối tượng và cách sử dụng phương tiện giao tiếp của học sinhphổ thông Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp,phạm vi giao tiếp của học sinh dân tộc được thể hiện bằng kỹ năng hành vi như thếnào chưa được khai thác
Năm 2010, tập thể tác giả do ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD- ĐT HàNội [88] đứng đầu đã biên soạn tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho
HS Hà Nội và đã thí điểm đối với HS lớp 5 qua thực hiện các kỹ năng giao tiếp ứng
xử trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội Đây là một tài liệu có tínhthực tiễn trong giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học tại Hà Nội
Như vậy, chưa có một nghiên cứu sâu nào về kỹ năng giao tiếp của HS tiểuhọc nông thôn miền núi phía Bắc Do đó, nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp cho HStiểu học nông thôn miền núi phía Bắc là một yêu cầu khách quan và cần thiết Nhìnchung những công trình nghiên cứu trên đã có những tác động nhất định đối vớiviệc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS nhưng vẫn còn thiếu những công trình đisâu nghiên cứu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nói chung, HS tiểu họcnông thôn miền núi phía Bắc nói riêng Vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HSvùng nông thôn miền núi phía Bắc vẫn còn là “khoảng trống” ít được quan tâmnghiên cứu và từ đó khẳng định tính cấp thiết trong việc triển khai nghiên cứu củaluận án
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài
Trang 23Các nhà GD Việt Nam quan niệm kỹ năng như là khả năng của con ngườithực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện trong đó hànhđộng xảy ra Một số tác giả khác lại quan niệm, kỹ năng là sự thực hiện có kết quảmột số thao tác hay một loạt các thao tác phức hợp của hành động bằng cách lựachọn và vận dụng tri thức vào quy trình đúng đắn.
Theo Lê Văn Hồng [5], kỹ năng là "khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới" Còn tác giả Nguyễn Văn Đồng [33] cho rằng: "kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể", hay tác giả Nguyễn Quang Uẩn [5] cho rằng: "kỹ năng là năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình".
Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho thấy những điểmchung trong quan niệm về kỹ năng:
+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng Tri thức ở đây bao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động
+ Kỹ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.+ Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm đạt được mục đích đã đặt ra
Như vậy, kỹ năng được xem xét theo nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên,những quan niệm ấy không hề mâu thuẫn nhau mà chỉ khác nhau ở chỗ mở rộnghay thu hẹp thành phần kỹ năng mà thôi
Từ sự phân tích trên, chúng tôi hiểu kỹ năng như sau: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt được mục đích
Trang 24độ khác nhau mà nó còn được phân thành nhiều lĩnh vực: nơi công cộng, ở cơ quan,trong nhà trường, trong gia đình Khi bàn về vấn đề giao tiếp, các nhà tâm lý học
đã đưa ra những định nghĩa khác nhau Mỗi định nghĩa đều đứng trên những quanđiểm riêng, phản ánh những góc độ khác nhau của giao tiếp
Platon (428-374 TCN), Socrate (460-348TCN) đã đưa ra những khái niệm vềgiao tiếp, các tác giả trên coi đối thoại là sự giao lưu trí tuệ của những người biếtsuy nghĩ [5] [33]
C.Mác và Ph.Ăngghen [33] hiểu giao tiếp như là "một quá trình thống nhất, hợp tác, tác động qua lại giữa người với người" Như vậy, khái niệm giao tiếp được
khai thác dưới góc độ là một quá trình hợp tác giữa con người với con người Tuynhiên, trong cuộc sống không phải có hợp tác là có giao tiếp, đôi khi giao tiếpkhông có sự hợp tác mà lại là xung đột Nhà tâm lý học người Anh M.Acgain [79]
đã khẳng định “giao tiếp là quá trình hai mặt của sự thông báo, thành lập sự tiếp xúc, trao đổi thông tin” Lúc này, khái niệm giao tiếp được khai thác với chức năng
trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa con người với con người trong xã hội
Trong nghiên cứu về giao tiếp, P.Oathavut, G.Bivans, D.Giactson là các nhàTâm lý học Pháp đã coi giao tiếp là một tổ hợp hành vi hay nói cách khác, giao tiếp
là một quá trình xã hội thường xuyên diễn ra giữa con người với nhau, quá trình nàytích hợp nhiều loại hành vi, hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ [43]
Các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) đã có những định nghĩa khác nhau về giaotiếp Đại diện cho các nhà tâm lý học Liên Xô là A.A Leongchiev Theo A.A.Leongchiev [69], giao tiếp là các biểu hiện ở mối quan hệ giữa người với người; sựtiếp xúc về tâm lý; có sự trao đổi thông tin, tình cảm và điều chỉnh lẫn nhau Ông
định nghĩa: "giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác, trong hoạt động tập thể thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù " Theo định nghĩa trên, khái niệm giao tiếp được khai thác dưới góc độ là một
quá trình có mục đích, động cơ, nội dung và có phương tiện
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp [14][44][77] đã nhận được sự quan tâm rấtnhiều của các nhà Tâm lý học và Giáo dục học, nó được khai thác dưới nhiều góc
độ khác nhau như giao tiếp thông thường ở các lứa tuổi, giao tiếp công vụ
Trang 25Tác giả Ngô Công Hoàn [49] cho rằng: "giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp" Khái niệm giao tiếp ở đây đã được khai thác trong mối
quan hệ giữa con người với con người với những mục đích khác nhau
Nhấn mạnh đến khía cạnh tâm lý của giao tiếp, tác giả Trần Trọng Thủy
[102] quan niệm: "giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định hay không
có chủ định, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó, các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng phi ngôn ngữ" Khái niệm giao tiếp của tác
giả được khai thác là một quá trình có chủ định hoặc không chủ định, thực hiệnbằng lời hoặc không bằng lời, có thể kiểm soát được và có thể không kiểm soátđược bằng ý thức con người
Tiếp cận dưới góc độ mối quan hệ liên nhân cách của con người, tác giả Nguyễn
Quang Uẩn [69] viết: "giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó
con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau Hay nói cách khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác" Ở
đây, tác giả đã xem giao tiếp như điều kiện của sự tồn tại và phát triển của con người Thông qua giao tiếp, các mối quan hệ liên nhân cách của con người được phát triển
Trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận về giao tiếp và có nhữngđịnh nghĩa khác nhau về giao tiếp Mỗi tác giả khai thác khái niệm giao tiếp dướicác góc độ khác nhau Tuy nhiên, thông qua những định nghĩa, các tác giả đều đãnêu ra những dấu hiệu cơ bản của giao tiếp Những dấu hiệu cơ bản đó là:
- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, chỉ có ở con người, chỉ được diễn ra trong xã hội loài người
- Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người
- Giao tiếp thể hiện thông qua sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết, rung cảm vàảnh hưởng lẫn nhau
- Giao tiếp chứa đựng những nội dung của xã hội, được thực hiện trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể và chịu sự quy định của các yếu tố văn hóa, xã hội
Từ những dấu hiệu chung của giao tiếp, tác giả luận án coi khái niệm sau đây
về giao tiếp là khái niệm công cụ trong nghiên cứu: Giao tiếp là một quá trình tiếp
Trang 26xúc qua lại giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm Giao tiếp là nhu cầu tất yếu, đặc trưng của xã hội loài người, giao tiếp được tiến hành bằng nhiều hình thức có ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ, khả năng giao tiếp của mỗi người phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp và vốn tri thức, vốn kinh nghiệm sống của họ.
Từ khái niệm về giao tiếp trên, chúng tôi quan niệm: Giao tiếp của HS tiểu học là quá trình tiếp xúc của HS với gia đình, nhà trường và xã hội nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm giữa HS với những người xung quanh Giao tiếp của
HS tiểu học là một nhu cầu tất yếu của HS, giúp các em thực hiện các nhiệm vụ họctập, rèn luyện một cách hiệu quả
Giao tiếp của HS tiểu học nông thôn phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinhnghiệm, phụ thuộc vào tính tự chủ của trẻ, phụ thuộc vào môi trường giáo dục nhàtrường, gia đình và xã hội Phụ thuộc quan hệ của HS với thầy cô, người lớn vànhững người xung quanh bên cạnh đó còn phụ thuộc đến các yếu tố văn hóa,truyền thống vùng miền
1.2.2.2 Kỹ năng giao tiếp
Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệmkhác nhau với cách nhìn và khai thác khác nhau Mỗi nhà nghiên cứu nhìn nhận,khai thác nó dưới góc độ nghiên cứu của mình
Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, tác giả Hoàng Anh [8] quan niệm về kỹnăng giao tiếp là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp Đó làcác khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ là hệthống các thao tác cử chỉ, điệu bộ hành vi được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa.Trong thực tế, kỹ năng giao tiếp của con người không chỉ phụ thuộc vào phươngtiện mà nó phụ thuộc khá nhiều vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, phụ thuộc vàonhững nét văn hóa đặc trưng vùng miền mà người đó sinh sống, có khi còn chịu ảnhhưởng của sự GD, quản lý của gia đình
Dưới góc độ nhìn nhận khả năng tri giác những biểu hiện bên ngoài vànhững diễn biến bên trong của hiện tượng tác giả Ngô Công Hoàn [49] đã coi kỹ
năng giao tiếp "là khả năng tri giác hiểu được những biểu hiện bên ngoài cũng như những diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối
Trang 27tượng giao tiếp" Như vậy, ta thấy rằng: kỹ năng giao tiếp của mỗi người bao hàm
cả khả năng vận dụng vốn tri thức, vốn kinh nghiệm của bản thân chủ thể giao tiếp,khả năng điều khiển đối tượng giao tiếp
Quan niệm kỹ năng giao tiếp là nhóm những kỹ năng giao tiếp, Tác giả
Nguyễn Bá Minh [69] coi "kỹ năng giao tiếp là nhóm kỹ năng giao tiếp bao gồm các hành động liên quan đến việc hình thành mối quan hệ hợp tác giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp, giữa đối tượng giao tiếp với nhau" Ở đây, kỹ năng giao tiếp
được hiểu là nhóm kỹ năng hỗ trợ cho người giao tiếp nhằm thực hiện có hiệu quảhoạt động giao tiếp trong xã hội
Trong xã hội và trong hoạt động giao tiếp của con người, kỹ năng giao tiếpchính là khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng biểu cảm của con người, với sựphối hợp hài hòa giữa lời nói và cử chỉ của chủ thể và đối tượng giao tiếp
Từ những quan niệm khác nhau về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, chúng tôihiểu giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp về nhiều mặt và nhiều cấp độkhác nhau, là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người traođổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lạivới nhau Để giao tiếp có hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải có kỹ năng giao tiếp Đó
là toàn bộ thao tác, cử chỉ trong hoạt động giao tiếp Tác giả luận án chọn kháiniệm về kỹ năng giao tiếp sau làm khái niệm công cụ trong nghiên cứu:
Kỹ năng giao tiếp là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện xúc cảm, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp Nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hoà, hợp lý của cá nhân với cá nhân hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp Kỹ năng giao
tiếp của con người trong xã hội bao gồm kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, kỹnăng nhận và truyền thông tin, kỹ năng biểu đạt thái độ và cử chỉ hành vi phi ngônngữ, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị củangười khác, kỹ năng thương lượng và xử lý tình huống, kỹ năng hợp tác, kỹ năngchào hỏi, nói lời cảm ơn xin lỗi, kỹ năng thiết lập mối quan hệ với đối tượng vv
Trang 28Học sinh tiểu học cần phải thực thực hiện có hiệu quả các kỹ năng giao tiếptrong nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thực hiện các mục đích học tập, vui chơi,rèn luyện để phát triển nhân cách Nói cách khác, kỹ năng giao tiếp của học sinhtiểu học được hình thành và phát triển trong một môi trường rộng lớn và quan hệ
chặt chẽ với nhau là: Nhà trường, gia đình và xã hội.
1.2.3 Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
Khái niệm GD được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở cấp độ xã hội vàcấp độ nhà trường Ở cấp độ nhà trường, khái niệm GD hiểu là quá trình GD tổngthể (dạy học và GD theo nghĩa hẹp) được thực hiện thông qua các hoạt động GD
Đó là những hoạt động GD mang tính mục đích, tính kế hoạch, có nội dung vàchương trình, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên, học sinh tựgiác, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kỹ năng, hành vi thực hiện có hiệu quảmục đích, nhiệm vụ giáo dục đặt ra
Nội dung giáo dục trong nhà trường đa dạng và phong phú bao gồm dạy họccác môn văn hóa, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạtđộng xã hội, sinh hoạt tập thể vv Một trong những phương tiện quan trọng để cáchoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao đó là giao tiếp và kỹ năng giao tiếp, do đómuốn nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục thì cần phải giáo dục kỹ năng giaotiếp cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học là quá trình tổ chức các hoạt động GD nhằm giúp người học hình thành và rèn luyện các thao tác, hành động để trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà trường, xã hội
1.3 Vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
Thông qua giao tiếp, con người trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, xúccảm, kinh nghiệm sống để biến nó thành tri thức, kỹ năng sống của mỗi người Kỹnăng giao tiếp giúp con người thành công trong giao tiếp và từ đó, con người hìnhthành, phát triển nhân cách, tạo nên hệ giá trị sống tích cực và tạo lập các mối quan
hệ tốt đẹp trong cuộc sống Trong xã hội, con người là tổng hòa các mối quan hệ và
vì vậy, kỹ năng giao tiếp giữ vai trò quan trọng, nó được thể hiện cơ bản dưới một
số nội dung sau :
Trang 291.3.1 Giáo dục KNGT với việc hình thành và phát triển nhân cách
Giao tiếp là nhu cầu bậc cao của con người và là nhu cầu không thể thiếuđược trong sự tồn tại, phát triển của con người Thông qua giao lưu hay giao tiếp, cánhân mới có thể hòa nhập vào các mối quan hệ với các cá nhân khác trong xã hội đểtạo ra hoạt động xã hội Từ đó, con người lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức, giátrị xã hội và có sự nhìn nhận, đánh giá về giá trị, đạo đức theo quan điểm của mỗithời đại Từ cách nhìn nhận, đánh giá đó, con người tự điều chỉnh, điều khiển bảnthân theo các chuẩn mực xã hội, đồng thời mỗi con người có thể tham gia đóng gópnhững giá trị phẩm chất, nhân cách cho sự phát triển chung của xã hội
Trong cuộc sống cá nhân, kỹ năng giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng.Việc vận dụng kỹ năng giao tiếp vào trong cuộc sống của mỗi con người chính lànăng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về giao tiếp, giúp cá nhân tạo dựngđược chỗ đứng trong xã hội Xét trong quan hệ liên nhân cách, nếu kỹ năng giaotiếp tốt sẽ giúp cá nhân tạo dựng được hình ảnh tốt về bản thân và các mối quan hệhợp tác tốt trong xã hội Đối với lứa tuổi học sinh đang trong giai đoạn hình thành
và phát triển nhân cách thì kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng bởi nhờ có kỹnăng giao tiếp các em học tập hiệu quả, nhờ có kỹ năng giao tiếp các em tự tin thamgia vào hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, trải nghiệm bản thân
Vì vậy, nhà trường cần quan tâm giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
đó là các kỹ năng như diễn đạt, nghe, hiểu, tự chủ cảm xúc, tạo lập các mối quan hệ,chủ động điều khiển giao tiếp hay các kỹ năng giao tiếp qua sử dụng ngôn ngữ cơthể như biểu lộ cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, hành động nhờ đó, các em học đượccách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội được các tiêu chuẩn đạo đức từ cuộc sống,kiểm tra và vận dụng các tiểu chuẩn đó vào thực tiễn
Học sinh tiểu học chuyển từ tuổi chơi sang tuổi học, quan hệ xã hội của họcsinh được mở rộng, vì vậy giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh là việc làm có ýnghĩa, giúp các em tự tin trong học tập, tự chủ trong quan hệ xã hội, mạnh dạn và tựtin trong khi tham gia hoạt động giáo dục và hoạt động tập thể Trong các mối quan
hệ đó các em biết nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết chia sẻ niềmvui, nỗi buồn cùng người khác, dạy cho các em biết cách nhận thức đúng đắn vềmình, nhận biết về đối tượng giao tiếp, biết cách tiếp cận với đối tượng giao tiếp và
Trang 30biết bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói cử chỉ, điệu bộ, nét mặt vàbằng cả những việc làm khi cần thiết Kỹ năng giao tiếp giúp cho học sinh biết cáchgiải quyết những tình huống trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em nói nhữngđiều muốn nói, làm những việc nên làm, đồng thời biết lắng nghe và thấu hiểungười khác, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống Hình thành kỹ nănggiao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc nhằm trang bị chongười học những tri thức, những khái niệm, biểu tượng và chân dung ban đầu vềgiao tiếp Trên cơ sở đó giúp các em có kỹ năng bày tỏ thái độ, quan điểm của mìnhtrước các vấn đề của cuộc sống, đặt ra trong các quan hệ của trẻ ở gia đình, nhàtrường và xã hội Đồng thời giúp các em biết nhìn nhận và đánh giá đúng về bảnthân, trên cơ sở đó có những biện pháp tự điều khiển, tự điều chỉnh cho phù hợp, và
thích ứng được dễ dàng với các quan hệ xã hội Nếu các em thiếu hoặc " giao tiếp nghèo nàn" sẽ có những khiếm khuyết trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Xuất phát từ vai trò của kỹ năng giao tiếp đối với quá trình phát triển nhân cách họcsinh đòi hỏi nhà trường, giáo viên cần có nhận thức đúng về kỹ năng giao tiếp vàtiến hành giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
1.3.2 Giáo dục KNGT tạo nên hệ giá trị sống tích cực của học sinh
Giao tiếp và năng lực giao tiếp phản ánh trình độ văn hóa, trình độ giáo dụccủa con người Chính năng lực giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của HS góp phần tạo nênchất lượng GD-ĐT
Hướng tới năng lực giao tiếp và kỹ năng giao tiếp là hướng tới giá trị vănhóa và giá trị sống tích cực, sống hiệu quả của con người Ngược lại, kỹ năng giaotiếp thành thạo thường được phát triển trên những hệ thống giá trị xã hội, giá trị đạođức
Học sinh tiểu học là lứa tuổi bình minh của cuộc đời, hình thành phát triểnnhân cách HS tiểu học có tính chất nền tảng cho sự phát triển nhân cách Do đó,phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học có tầm quan trọng rất lớn trong sự pháttriển sau này của HS
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học sẽ giúp các em hướng tới giá trịsống tích cực, hành vi văn hóa ứng xử và giá trị sống tích cực; đó là giá trị đạo đức,giá trị thẩm mỹ, giá trị về lòng khoan dung, đức độ, giá trị về trí tuệ, sáng tạo vv
Trang 31Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học giữ vai trò rất to lớn trongviệc bắt đầu tạo nên hệ giá trị sống cho các em, giúp các em thể hiện được giá trịcủa bản thân vào cuộc sống và từ đó, các em trưởng thành với một hệ giá trị tích cựcbởi thành quả của quá trình giáo dục Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng giao tiếpcòn xây dựng và tạo lên nét văn hóa trong nhà trường Đó là văn hóa ứng xử và vănhóa giao tiếp.
1.3.3 Giáo dục KNGT cho học sinh, giúp học sinh tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống
Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người và có vai tròquan trọng, tích cực trong hoạt động xã hội, trong hình thành và phát triển nhâncách, tạo lập các mối quan hệ tốt trong cuộc sống Nhờ có kỹ năng giao tiếp mà conngười có thể chung sống và hòa nhập trong một xã hội không ngừng biến đổi Thực
tế đã chứng minh con người hoạt động thành công và hiệu quả nhờ kỹ năng giaotiếp chiếm 60% Giao tiếp đã trở thành công cụ giúp chúng ta thành công trong cuộcsống và trong công việc, nó sẽ là chìa khóa tốt để bắt đầu cho những thành côngkhác Giao tiếp còn là một trong những cách thức không thể thiếu giúp chúng ta tiếpthu các giá trị văn hóa của nhân loại, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp và từ đó, chấtlượng cuộc sống được nâng lên
Thông qua giao tiếp, con người phát triển quan hệ với người khác và pháttriển nhân cách Toàn bộ quá trình phát triển của con người diễn ra song song vớicác quan hệ xã hội ngày càng được mở rộng, trong đó mỗi người chịu sự ảnh hưởngtác động qua lại lẫn nhau Khi giao tiếp, tương tác với người khác, con người có dịpquan sát, ghi nhận các phản ứng, các thái độ phản hồi của họ mà nhờ đó biết cách tựtìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá mình một cách chân thực và khách quan, để xử lý và
hình thành các mối quan hệ phù hợp C.Mác đã chi rõ "sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó quan hệ trực tiếp hay gián tiếp" Như vậy, các quan hệ trong xã hội dù trực tiếp hay gián tiếp
đều có tác động đến hoạt động, đến sự phát triển của mỗi con người Bởi bản chấtcủa con người là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội Qua giao tiếp, cá nhân ranhập các mối qua hệ xã hội với nhiều cá nhân khác và trong xã hội, phạm vi giaotiếp của cá nhân sẽ được mở rộng Các mối quan hệ cá nhân càng phong phú, đa
Trang 32dạng thì bản chất người càng rõ nét Đối tượng và phạm vi giao tiếp của cá nhân cóliên quan đến xu hướng quan hệ của cá nhân đó trong xã hội Giao tiếp đã giúp conngười mở rộng thêm đối tượng giao tiếp (đó là các mối quan hệ xã hội) và phạm vigiao tiếp (các mối quan hệ rộng hay hẹp của chủ thể tham gia) Phạm vi giao tiếpphụ thuộc vào tính cách, nghề nghiệp, vị trí xã hội của mỗi cá nhân, điều đó tạo nên
cá tính của mỗi người Những người ưa thích hoạt động, thích giao tiếp, sống cởi
mở thì phạm vi giao tiếp rộng và ngược lại, có những người sống lặng lẽ, thu mìnhlại, thì phạm vi giao tiếp rất hẹp những điều này có ảnh hưởng nhất định đến việclựa chọn đối tượng giao tiếp của các cá nhân trong các mối quan hệ xã hội
Một yếu tố nữa ảnh hưởng tới các mối quan hệ giao tiếp trong cuộc sống làđiều kiện sống, môi trường hoạt động của chủ thể Nếu môi trường giao tiếp của cánhân được mở rộng thì đối tượng giao tiếp của họ sẽ cũng phong phú, đa dạng hơn
và ngược lại Người sống ở nông thôn, miền núi thì phạm vi giao tiếp thường hẹphơn so với người sống ở thành thị
Đối với HS tiểu học, giao tiếp giúp cho học sinh trao đổi tri thức, thông tintrong học tập, rèn luyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống Nhờ có giao tiếp, họcsinh biết cách bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trong quan hệ gia đình, nhàtrường và xã hội Vì vậy, đối với HS tiểu học, chúng ta cần hướng dẫn các em, giúpcác em Biết - Hiểu - Hành động và cộng tác trong quan hệ giao tiếp với người khác
Ở đây, ta thấy vai trò của kỹ năng giao tiếp trong hình thành các mối quan hệ ở lứatuổi học trò bậc tiểu học Những tiếp xúc rộng rãi với bạn bè, quan hệ với các thày
cô giáo thông qua việc học, sinh hoạt, vui chơi mà các em đã xuất hiện nhu cầugiao tiếp, hình thành các mối quan hệ xã hội mới trong lớp, trong trường Yêu quýthày cô, thân thiết với bạn bè, chia sẻ đồ chơi, háo hức khám phá đã làm cho cácmối quan hệ của các em trở thành rộng hơn, sinh động hơn
Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết lập các mối quan hệ, đếncông việc ở mọi lứa tuổi Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ aitrong công việc nói chung và đối với HS tiểu học trong học tập, rèn luyện nói riêng.Đối với lứa tuổi học trò, giao tiếp là phương tiện cho phép học sinh xây dựng cầunối với bạn bè, với các nền văn hóa của nhân loại, với thầy cô giáo và với ngườikhác, với chính bản thân mình, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của các
em để giải quyết các vấn đề học tập, rèn luyện và bày tỏ được nhu cầu của bản thân
Trang 33Giao tiếp có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục, nhờ có giáo dục mà kỹ nănggiao tiếp của con người ngày càng hoàn thiện và phát triển Nhờ có giáo dục mà conngười biết cách giao tiếp thành công và hiệu quả Nhưng ngược lại, thông qua hoạtđộng giao tiếp mà giáo dục thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra.Giữa giao tiếp và giáo dục là hai hoạt động được thực hiện thông qua nhau, quan hệchặt chẽ với nhau Ở đây, ta cũng cần hiểu giáo dục rộng hơn, không chỉ có trongnhà trường mà nó diễn ra trong gia đình, xã hội và thông qua các quan hệ cá nhân.Nhiều điều nhỏ nhặt mà học sinh đã từng thực hiện hàng ngày (có thể có những điều
mà người lớn không từng nghĩ đến) lại có sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếpcủa các em và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động học tập, rèn luyện của trẻ
Giao tiếp không chỉ là hình thức, phương tiện của giáo dục mà còn là một nộidung quan trọng của giáo dục, bởi giáo dục thực hiện nội dung giao tiếp để truyềnthụ tri thức, hình thành thói quen, xác lập nhân cách và các giá trị tích cực của cuộcsống và trở lại, HS tiếp thu, vận dụng những điều từ giáo dục mang lại để phục vụ
xã hội Do đó, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh nói chung, học sinh tiểu họcnói riêng là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết Bằng hoạt động vàgiao tiếp của mình, mỗi người trở thành người, xã hội hóa và bản thân nhập vào cácquan hệ xã hội, chuyển các quan hệ này thành của chính mình
1.4 Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi
1.4.1 Đặc điểm nông thôn miền núi
Trong quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người và những tiến bộtrong phát triển lực lượng lao động, quá trình đô thị hóa cũng như sự phân công laođộng, xã hội loài người đã phân chia thành hai phân hệ xã hội nhỏ: xã hội nông thôn
và đô thị Theo Các Mác, đây là kết quả của tiến trình phát triển xã hội loài người
một cách "lịch sử - tự nhiên" Nó là hệ quả tất yếu của quá trình phân công lao động
xã hội Sự phân công lao động đã tạo ra một sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị.Trên thế giới, một phần không nhỏ dân số của nhân loại đang sống trong xã hộinông thôn Việt Nam là một nước nông nghiệp, mặc dù hiện nay do sự nghiệp CNH
mà các đô thị đã hình thành nhưng tỷ trọng kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cònkhá lớn, lực lượng dân cư và lao động nông thôn chiếm một phần lớn dân số của cả
Trang 34nước, tạo nên một diện mạo, một bức tranh riêng biệt về nông thôn Việt Nam Việcnghiên cứu, tái tạo lại bức tranh xã hội về nông thôn hiện tại một cách toàn diệnđang trở thành một nhu cầu cần thiết để nhận thức, đề ra giải pháp để phát triển XHnông thôn Việt Nam.
Nông thôn và đô thị thường hay được nhiều người nhắc tới bởi tính chất xãhội của cả hai Đây là hai vùng lãnh thổ có phạm vi không gian nhất định, có mốiliên hệ khăng khít với nhau Nông thôn có những đặc trưng riêng biệt khác với đôthị bởi cách thức lao động, sản xuất; bởi trình độ phát triển về kinh tế và xã hộicũng như những nét văn hóa của con người Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu xãhội và trong lối sống của dân cư nông thôn Căn cứ vào vùng địa lý tự nhiên mà cóthể có những vùng nông thôn mang những nét đặc trưng của yếu tố địa lý như nôngthôn miền núi, nông thôn đồng bằng [22]
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề có tính chiến lược trong côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cùng với nghị quyết là nhiều chủtrương, chính sách của chính phủ đối với nông thôn Việt Nam, trong đó có chủtrương xây dựng nông thôn mới Việt Nam Trong lịch sử nước ta và trong nhiềuthập kỷ trước đây, nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào quá trình pháttriển nông nghiệp - nông thôn Vấn đề phát triển nông thôn đang trở thành mối quantâm trong sự nghiệp phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm thực hiện mục tiêuphấn đấu rút dần khoảng cách giữa nông thôn và đô thị, đưa miền núi phát triển theokịp miền xuôi Chủ trương, mục tiêu là đúng đắn, là thực hiện công bằng xã hội, tạo
ra dân giầu, nước mạnh nhưng thực tế hiện nay, điều này cũng đang còn là khókhăn, trăn trở trong quá trình thực hiện
Nông thôn có những đặc trưng riêng so với thành thị và mang những dấuhiệu có ý nghĩa riêng Đối với nông thôn, nghề nghiệp đặc trưng và nổi trội là hoạtđộng sản xuất nông nghiệp mà ở nước ta là nền nông nghiệp lúa nước Phương tiệnsản xuất cơ bản, chủ yếu ở nông thôn là đất đai và công cụ sản xuất chủ yếu phục vụcho sản xuất nông nghiệp Kinh tế nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng dân tộcmang tính tự cung tự cấp, kinh tế khép kín, hoạt động thị trường kém phát triển.Môi trường sống của nông thôn hoàn toàn khác với thành thị bởi môi trường tựnhiên, con người sống với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và có một hệ thống
Trang 35quan hệ làng xóm - một nét riêng biệt Nó đối lập với đô thị, khi mà môi trường ở
đô thị đang bị đe dọa, con người sống chật trội do mật độ dân cư quá đông Đờisống kinh tế của nông thôn nhìn chung còn thấp, kém phát triển dẫn đến văn hóacòn nhiều luật tục, lạc hậu Tính tương tác xã hội trong cộng đồng nông thôn chưacao, tính cá nhân bị hạn chế Trong cộng đồng nông thôn, cá nhân sống trong quan
hệ tình làng nghĩa xóm, bị ảnh hưởng nhiều bởi quan hệ họ hàng, dòng họ, cungcách ứng xử mang nặng tính khuôn mẫu truyền thống đặc trưng
Do tác động của cơ chế kinh tế thị trường, những mặt tích cực và cả mặt tráicủa nền kinh tế thị trường đã ít nhiều ảnh hưởng đến xã hội nông thôn, đã có sựphân hóa trong các bản làng, thôn xóm, vùng miền, đặc biệt, có sự phân hóa vềkhoảng cách giầu - nghèo, lối sống, văn hóa, tập tục Chính sự tác động của kinh
tế thị trường, sự xâm lấn của công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại bên cạnhnhững mặt tích cực còn có những ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến những hậu quả trong
XH nông thôn, tính cộng đồng xã hội, mối quan hệ tương thân, tương ái, đoàn kếtxóm làng giảm, những tệ nạn xã hội như cờ bạc, đề, nghiện hút ngày càng giatăng Cơ chế thị trường cũng đã kích thích và làm cho cộng đồng nông thôn vậnhành, bước vào quỹ đạo phát triển, những hệ giá trị xã hội của người nông dân trong
XH có những thay đổi nhất định Ngày nay, do quá trình đô thị hóa, nông thôn ViệtNam đang có những biến động về nghề nghiệp, về lực lượng lao động và nhiềuvấn đề đặt ra đỏi hỏi phải giải quyết
Để phát triển nông thôn cần có một chính sách phát triển toàn diện, đặc biệt
là kinh tế Một số vùng nông thôn hiện nay vẫn còn tư tưởng làm ăn theo lối bìnhquân chủ nghĩa, nhìn nhận sự biến động mạnh mẽ của kinh tế thị trường với mộttâm lý e ngại Với tư tưởng sẵn có được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làchỉ muốn có một cuộc sống bình lặng, với đông con nhiều cháu, bằng lòng vớinhững gì đã có Đây là một sức cản đối với đổi mới và phát triển Xu hướng pháttriển trong xã hội hiện nay đã làm cho những vùng thuần nông sự trì trệ, kìm hãmlẫn nhau trong những giới hạn chật hẹp và nghèo nàn
Khi nghiên cứu về nông thôn nói chung và nông thôn miền núi nói riêng,không thể không xem xét đến các khía cạnh con người trong xã hội vùng nông thôn.Con người chính là chủ thể của phân hệ xã hội này Con người ở nông thôn cũng
Trang 36tham gia vào những hoạt động xã hội khác nhau như sản xuất, giao tiếp, traođổi và bị chi phối bởi các quy luật văn hóa, chịu ảnh hưởng ít nhiều về các chuẩnmực giá trị xã hội, của văn hóa xã hội mà họ đang sống, vận dụng theo cách của họ.Cuộc sống của họ luôn gắn chặt với cộng đồng xã hội đó, nơi mà họ đã sinh ra vàlớn lên Mỗi cá nhân ở nông thôn đã tiếp nhận từ nền văn hóa của họ một hệ chân
lý, một hệ những quan niệm, những khuôn mẫu ứng xử xã hội Họ thấm nhuầnnhững phong tục, tập quán Thông qua giáo dục, qua hoạt động thực tiễn, conngười ở nông thôn học hỏi được những quy tắc ứng xử, lấy đó làm căn cứ hànhđộng cho phù hợp với những chuẩn mực do cộng đồng đề ra Trong cuộc sống củamình, nhân cách của mỗi thành viên nông thôn phụ thuộc vào nhiều điều kiện vềmôi trường xã hội, môi trường văn hóa mà họ được sinh ra và lớn lên trong đó
Đặc thù chung của con người ở nông thôn chính là trình độ học vấn khôngcao như con người ở đô thị Do điều kiện của nền sản xuất nông nghiệp, nông dân
và con em của họ không có nhiều điều kiện thuận lợi trong học tập như khu vựcthành thị Vì vậy, trình độ học vấn và năng lực học tập của họ có những hạn chếnhất định Vấn đề học vấn của con người ở nông thôn đã ảnh hưởng đến vị thế của
họ trong cộng đồng xã hội Con người ở nông thôn cũng khát khao được học tập,nâng cao trình độ để thay đổi địa vị xã hội và vấn đề cốt lõi ở đây là cần có chínhsách giáo dục như thế nào cho phù hợp với sự phát triển trong nông thôn
Khi đề cập đến vấn đề giáo dục trong nông thôn, ta thấy giáo dục có vai tròhết sức quan trọng, nó đưa con người tiếp cận và thay đổi theo sự phát triển chung,
đã tạo ra nhân cách con người, tạo ra những con người đáp ứng yêu cầu xã hội Và
đó là công việc của ngành giáo dục, là công việc thường xuyên của mỗi gia đình,mỗi cộng đồng, mỗi tổ chức XH Giáo dục nông thôn rất đa dạng, phụ thuộc vàonhiều yếu tố, cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội Sựphát triển giáo dục ở nông thôn không đồng đều giữa miền xuôi và miền ngược, ởvùng sâu, vùng xa Nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục là làm sao thanh toán đượcnạn mù chữ, tái mù chữ và giữ vững thành quả phổ cập tiểu học cho các độ tuổithanh thiếu niên, đặc biệt là các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa Việcphát triển và hiện đại hóa giáo dục trong xã hội nông thôn là một vấn đề, là đòi hỏibức xúc trước sự tác động của nền kinh tế thị trường Trước những yêu cầu cấp
Trang 37bách đó, cần phải có sự đổi mới hệ thống giáo dục nông thôn hiện nay cho thích hợpvới sự hiện đại hóa đất nước Nếu không có sự đổi mới sẽ dẫn đến nguy cơ giảm sútdân trí ở nông thôn Việc cấp bách cần làm và triển khai là có chính sách đầu tư, ưu tiêncho phát triển GD nông thôn, cùng với việc trang bị kiến thức khoa học, phổ thông,phải trang bị những kỹ năng cơ bản cho trẻ em trong độ tuổi đến trường.
1.4.2 Mục đích, nội dung GD kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn
1.4.2.1 Mục đích của GD kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn
Mục đích của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn lànhằm phát triển toàn diện nhân cách HS tiểu học nói chung và phát triển năng lựchành động của HS tiểu học nói riêng trong các mối quan hệ của trẻ ở gia đình, nhàtrường và xã hội Mục đích của quá trình giáo dục đó phải hướng tới là hình thành ởhọc sinh tiểu học các kỹ năng hành vi, biết biểu lộ thái độ, quan điểm của mìnhtrong giao tiếp với người khác Đó là HS có kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn, xinlỗi, biết cách lễ phép với người lớn tuổi, có kỹ năng chia sẻ với người thân, bạn bè,những người xung quanh niềm vui và nỗi buồn, biết tự nhận thức về mình và ngườikhác, có kỹ năng nghe và trả lời điện thoại, biết cách từ chối yêu cầu, đề nghị khithấy không hợp lý, có khả năng xử lý tình huống trong quan hệ giao tiếp với ngườikhác, có kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề vv
1.4.2.2 Nội dung giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học nông thôn
i Giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh
Giao tiếp của học sinh tiểu học có liên quan đến phạm vi hoạt động của các
em Nếu số lượng đối tượng giao tiếp của trẻ tăng lên thì phạm vi giao tiếp của trẻcũng sẽ mở rộng Ở bậc tiểu học, giao tiếp của các em cũng bắt đầu được mở rộng,lúc này giao tiếp không chỉ bó hẹp trong gia đình, chòm xóm nơi cư trú, các em bắtđầu có những quan hệ rộng hơn khi đến trường Lúc này, các em có sự thay đổi cănbản của hoạt động chủ đạo, có sự chuyển biến tích cực trong các quan hệ do đốitượng giao tiếp của trẻ được mở rộng hơn Việc giáo dục giao tiếp có văn hóa cho
HS lúc này là việc làm cần thiết nhằm trang bị cho các em những kỹ năng đầu đời
và cơ bản của cuộc sống, giúp các em trao đổi tri thức thông tin trong học tập, rènluyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống, hoạt động và vui chơi Thông qua giaotiếp, học sinh biết cách bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trong quan hệ giađình, nhà trường và xã hội
Trang 38Thông qua nội dung dạy học, nội dung giáo dục và các hoạt động ngoài giờ lênlớp, nhà trường, giáo viên giáo dục cho học sinh tiểu học nhận thức đúng về tầm quantrọng, cách thức thực hiện và vai trò của quá trình tập luyện, rèn luyện những hành vigiao tiếp có văn hóa Cũng thông qua nội dung giáo dục, dạy học và sinh hoạt tập thể,
sẽ hình thành cho học sinh tiểu học những nội dung tri thức của hành vi giao tiếp cóvăn hóa, các chuẩn mực quy định đối với hành vi giao tiếp, cách thức thực hiện nhữnghành vi đó làm cơ sở nền tảng cho việc hình thành kỹ năng giao tiếp
Khác với trẻ trước khi đến trường, giao tiếp của HS tiểu học đã có và tiếpxúc với nhiều mối quan hệ hơn: quan hệ thày với trò, trò với trò, thày với thày Các mối quan hệ giao tiếp đó có văn hóa hay không phụ thuộc vào môi trường sống,môi trường giáo dục giao tiếp Chính người lớn (hay nói cách khác nhà trường, giađình) phải làm nền tảng trong giáo dục giao tiếp có văn hóa cho HS Như đã phântích, HS tiểu học đến trường mới bắt đầu tiếp thu, bước đầu hình thành thói quen,đạo đức do đó, giao tiếp có văn hóa thực sự quan trọng đối với các em Thực hiệnchương trình nói lời hay, làm việc tốt cho HS tiểu học có ý nghĩa rất lớn với bảnthân, gia đình, nhà trường và xã hội
Thực tế trong xã hội hiện nay, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường,
nó đang nuôi dưỡng nhiều ý thức và hành vi giao tiếp thực dụng, nếp sống văn hóađang bị ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, những giá trị văn hóa truyền thống bị maimột và những hành vi thiếu văn hóa xuất hiện ngày càng nhiều trong một bộ phậnthanh thiếu niên Những hành vi đó đang len lỏi, xâm nhập vào trường học và giađình, không chỉ ở miền xuôi mà cả miền ngược Hiện tượng thanh thiếu niên ứng xửkhông có văn hóa, nói tục, chửi bậy, đánh nhau, vô lễ (thậm chí cả HS nữ cũng thamgia đánh nhau, nói tục) rồi quay clip những hành vi không đẹp đẽ
đưa lên Internet, làm vẩn đục bầu không khí đạo đức trong hoạt động giao tiếp của
xã hội Hiện tượng đạo đức xuống cấp của một số bộ phận thanh thiếu niên, tìnhhình thanh thiếu niên phạm tội đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với cácngành, các cấp Nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng trên là do thời gian qua,chúng ta có phần sao nhãng trong việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS.Trong khi đó, chương trình sách giáo khoa quá tải về kiến thức, nặng về lý thuyết,thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách HS, làm chocác em trở thành những con người "thụ động" và thiếu kỹ năng trong cuộc sống
Trang 39Nội dung giáo dục giao tiếp có văn hóa cho HS tiểu học nông thôn miền núiphía Bắc trước hết là những chuẩn mực, quy tắc giao tiếp có văn hóa đơn giản phùhợp với lứa tuổi, vùng miền Đó là cách chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi, biểu đạtthái độ, lắng nghe, biết chia sẻ, hòa nhập, tạo thói quen trong sinh hoạt và hoạtđộng, các cử chỉ và hành vi phù hợp trong các mối quan hệ với người thân tronggia đình, với thày cô giáo, bạn bè với những người xung quanh Những chuẩn mực,quy tắc giao tiếp này khi GD cho các em, nó phải vừa phù hợp với thực tế, vừa có
sự tiếp cận với những chuẩn mực, quy tắc giao tiếp chung của xã hội
Mỗi dân tộc, vùng miền đều có phong tục tập quán riêng của dân tộc mình
Nó thể hiện qua bản sắc văn hóa của dân tộc, của vùng miền đó và chi phối nhữngchuẩn mực giao tiếp, tạo nên bản sắc, đặc trưng riêng của dân tộc, vùng miền so vớicộng đồng xã hội, với vùng miền khác Trong giáo dục giao tiếp cho HS tiểu họcvùng nông thôn miền núi phía Bắc cần chú ý đến những hệ thống giá trị, ngôn ngữ,phong tục, tập quán lối sống để phát huy tính tích cực, mang tính chất vùng miềnvào trong giáo dục nói chung và giáo dục giao tiếp nói riêng có hiệu quả Từ đó, các
em có sự chia sẻ, hội nhập và tiến tới tiếp cận với cộng đồng xã hội của đất nước
ii Giáo dục kỹ năng hành vi giao tiếp
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định đến quá trình phát triển củalịch sử loài người và sự phát triển của mỗi cá nhân Nhờ có ngôn ngữ mà con ngườithiết lập được giao tiếp, trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm, tạo lập các mối quan
hệ qua phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, từ đó con người phát triển,thúc đẩy xã hội phát triển Phương tiện giao tiếp này chỉ có riêng ở con người, làcông cụ cơ bản của giao tiếp xã hội Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp trongcuộc sống như thế nào để có hiệu quả còn phụ thuộc vào vốn sống kinh nghiệm, trithức hiểu biết của mỗi con người Ở mỗi cá nhân, trình độ nhận thức về văn hóa xãhội, khả năng trí tuệ được thể hiện rõ trong cách sử dụng phương tiện giao tiếp,trong ứng xử xã hội hàng ngày Tính chất vùng miền cũng thể hiện rõ nét trong cách
sử dụng phương tiện giao tiếp, đặc biệt là ngôn ngữ nói Ở những vùng nông thônmiền núi phía Bắc, do điều kiện địa lý rộng lớn, mật độ dân số trải rộng, trong môitrường sống ít có sự va chạm, tiếng địa phương, tiếng dân tộc được dùng nhiều, sốlượng ngôn từ của tiếng việt còn hạn hẹp nên việc diễn đạt, trình bày không rõ
Trang 40nghĩa, phát âm sai lệch trong giao tiếp là khá phổ biến Ví dụ, những từ trongtiếng việt phát âm khó như "thuyền, huyện " thì thường được phát âm là "thiền",
"thuền", "huẹn" Những trường hợp này rất ít gặp ở HS miền xuôi Có sự khác biệtnày do ở miền xuôi, môi trường tiếp xúc rộng, vốn từ nhiều, không có sự pha trộncủa tiếng dân tộc, vùng miền, việc diễn đạt của con người rõ ràng và có kỹ nănghơn Từ thực tế trên, các nhà giáo dục khi thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng giaotiếp, phải chú ý nội dung sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, vùng miền, HS dân tộcthiểu số Giáo viên cần giúp học sinh có thái độ tích cực trong quá trình tập luyện,thể hiện hành vi kỹ năng giao tiếp có văn hóa trong các mối quan hệ ở gia đình, nhàtrường và xã hội; đồng thời có thái độ đấu tranh kiên định với những hành vi giaotiếp lệch chuẩn của HS
Cũng qua nội dung dạy học, qua bài tập thực hành hay tham gia hoạt độnggiáo dục và sinh hoạt tập thể, giáo viên tập luyện cho học sinh những kỹ năng giaotiếp phù hợp như: Kỹ năng chào hỏi, xin phép, nói lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêucầu đề nghị, nghe và nhận điện thoại của người khác, chia sẻ cùng người khác niềmvui hay nỗi buồn, kỹ năng xử lý tình huống, tự nhận xét đánh giá về bản thân, kỹnăng khai thác thông tin trên mạng phục vụ cho học tập vv Để các kỹ năng trên đạtđược kết quả, giáo viên giúp học sinh nắm vững chuẩn mực của từng kỹ năng, cáchthực hiện và quy trình tập luyện từng kỹ năng đó Trong các hoạt động ngoài giờ, ởnhững môn học, đặc biệt các môn học liên quan đến giao tiếp, ứng xử, giáo viên cóthể tác động, lồng ghép những trò chơi phù hợp, những tâm tình, những câu chuyệnsống động để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS Trong những buổi sinh hoạt,những khóa học phổ biến về các chuyên đề như giáo dục KNS, kỹ năng giao tiếp…giáo viên tạo ra môi trường giao tiếp có văn hóa và đó là điều kiện tốt nhất để rènluyện kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền núi
iii Lựa chọn các kỹ năng giao tiếp cần giáo dục cho học sinh tiểu học nông thông miền núi
Do đặc thù vùng miền, học sinh tiểu học nông thôn miền núi có môi trườnggiao tiếp hạn chế hơn học sinh thành phố và đồng bằng, do chi phối bởi đặc trưngngười dân tộc nên phần lớn học sinh thiếu tự tin, nhút nhát Nhưng quá trình giaotiếp lại mang nặng tính xúc cảm, vì vậy cần thể hiện sự gần gũi, thân thiện trong quátrình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh