1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí cuộc đẻ ở sản phụ dưới 20 tuổi tại trung tâm sản phụ khoa bệnh viện trung ương thái nguyên

82 3 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí cuộc đẻ ở sản phụ dưới 20 tuổi tại Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Tác giả Dương Tiến Minh
Người hướng dẫn Ts Nguyễn Thị Hồng
Trường học Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Sản Phụ Khoa
Thể loại Luận văn Bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,34 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (12)
    • 1.1. Tuổi vị thành niên và tình trạng mang thai ở lứa tuổi này (12)
      • 1.1.1. Khái niệm về vị thành niên (12)
      • 1.1.2. Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý trong thời kỳ VTN (12)
      • 1.1.3. Tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên (14)
    • 1.2. Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở bộ phận sinh dục khi mang thai (18)
      • 1.2.1. Thay đổi ở thân tử cung (18)
      • 1.2.2. Trọng lượng (18)
      • 1.2.3. Dung tích (18)
      • 1.2.4. Hình thể (19)
      • 1.2.5. Vị trí (19)
      • 1.2.6. Cấu tạo (19)
      • 1.2.7. Mật độ (20)
      • 1.2.8. Khả năng co bóp và co rút (20)
      • 1.2.9. Thay đổi ở eo tử cung (21)
      • 1.2.10. Thay đổi ở cổ tử cung (21)
      • 1.2.11. Thay đổi ở âm đạo, âm hộ (22)
    • 1.3. Các phương pháp xử trí sản khoa (22)
      • 1.3.1. Khái niệm về một cuộc đẻ thường (22)
      • 1.3.2. Các phương pháp xử trí sản khoa trong chuyển dạ (23)
    • 1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nghiên cứu (28)
      • 1.4.1. Nghiên cứu tại Việt Nam (28)
      • 1.4.2. Nghiên cứu trên thế giới (29)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng (33)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (33)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (33)
      • 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu (33)
      • 2.4.2. Thiết kế nghiên cứu (34)
      • 2.4.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong nghiên cứu (34)
      • 2.4.4. Kỹ thuật thu thập thông tin (34)
      • 2.2.5. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu (34)
      • 2.2.6. Phân tích xử lý số liệu (40)
      • 2.2.7. Đạo đức nghiên cứu (40)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (41)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (41)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (43)
    • 3.3. Kết quả xử trí cuộc đẻ (48)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (56)
    • 4.1. Đặc điểm chung của sản phụ dưới 20 tuổi (56)
      • 4.1.1. Tỷ lệ sản phụ dưới 20 tuổi (56)
      • 4.1.2. Tuổi của sản phụ (58)
      • 4.1.3. Địa dư (59)
      • 4.1.4. Dân tộc (60)
      • 4.1.5. Nghề nghiệp (60)
    • 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ dưới 20 tuổi (61)
    • 4.3. Kết quả xử trí cuộc đẻ (67)
  • KẾT LUẬN (71)

Nội dung

Tỷ lệ sản phụ tuổi vị thành niên theo một số nghiên cứu .... Tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên Sự phát triển của nữ vị thành niên sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi họ ở trong tình t

TỔNG QUAN

Tuổi vị thành niên và tình trạng mang thai ở lứa tuổi này

1.1.1 Khái niệm về vị thành niên

Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất giữa các quốc gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 đến 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên Thời kỳ này được đặc trưng bởi sự phát triển đột phá về thể chất và thể lực Đồng thời, đây cũng là thời kỳ bắt đầu phát triển về mặt tinh thần, trí tuệ và xã hội Độ tuổi này có xu hướng thoát ra khỏi phạm vi gia đình vào tập thể cùng nhóm, cùng lứa tuổi, phát triển mạnh những kỹ năng mới Thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi, là thế hệ lớn nhất trong lịch sử của chúng ta Ước tính có khoảng 1,8 tỷ thanh thiếu niên trên thế giới, với 90% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Nhu cầu chất dinh dưỡng bao gồm những chất dinh dưỡng cho năng lượng, protein, sắt, canxi, và chất khoáng tăng lên ở tuổi thiếu niên để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển đầy đủ Ở những nơi mà chế độ ăn uống không tối ưu, tỷ lệ thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng ở mức cao [25]

Tuổi vị thành niên cần được phát triển lành mạnh cả về 3 mặt:

- Sức khoẻ (thể lực và thể chất)

- Trí tuệ và tinh thần

- Phát triển cá thể trong xã hội, khả năng hoà nhập cộng đồng và triển vọng có việc làm với nữ vị thành niên, thể lực và thể chất phát triển nhanh ở tuổi dậy thì từ 8 - 12 tuổi Khoảng thời gian cơ thể phát triển hoàn thiện từ 3 -

5 năm, trẻ gái dậy thì sớm hơn trẻ trai [1]

1.1.2 Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý trong thời kỳ VTN

Sự phát triển cơ thể rõ rệt và dễ nhận thấy nhất là các dấu hiệu dậy thì Tuổi dậy thì ở các em nữ thường sớm hơn và trong khoảng từ 10-15 tuổi, các em nam trong khoảng từ 12-17 tuổi Trong giai đoạn dậy thì, các nội tiết tố sinh dục tăng dần, cơ quan sinh dục phát triển và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản Biểu hiện rõ rệt ở các em nữ là hiện tượng kinh nguyệt

- Phát triển núm vú, quầng vú

- Tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển to ra, xương hông nở ra

- Phát triển chiều cao nhanh chóng

- Mọc lông sinh dục: Lông mu, lông nách

- Các tuyến bã hoạt động mạnh, xuất hiện mụn trứng cá

Những biến đổi về tâm lý trong thời kỳ VTN: tùy theo từng giai đoạn phát triển của thời kỳ VTN mà có những biến đổi về tâm lý khác nhau

- Bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ con, muốn được độc lập

- Muốn được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như người lớn

- Chú trọng đến các mối quan hệ bạn bè

- Quan tâm đến hình thức bên ngoài và những thay đổi của cơ thể

- Tò mò, thích khám phá, thử nghiệm

- Bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng

- Có những hành vi mang tính thử nghiệm, bốc đồng

- Tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến hình dáng cơ thể

- Tỏ ra độc lập hơn, thích tự mình quyết định, có xu hướng tách ra khỏi sự kiểm soát của gia đình

- Phát triển mạnh cá tính, sở thích cá nhân

- Chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè đồng trang lứa

- Quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn khác giới với tình yêu

- Tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng

- Phát triển kĩ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả của hành vi

- Có xu hướng muốn thử thách các qui định, các giới hạn mà gia đình hay xã hội đặt ra

- Khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân tương đối ổn định

- Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt hơn

- Cách suy nghĩ, nhận xét và ứng xử chín chắn hơn

- Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm dần, quay lại chú trọng mối quan hệ gia đình

- Chú trọng tới mối quan hệ riêng tư, tin cậy giữa 2 người hơn quan hệ theo nhóm

- Định hướng cuộc sống, nghề nghiệp rõ ràng hơn

- Biết phân biệt tình bạn và tình yêu, cách nhìn nhận tình yêu mang tính thực tế hơn, có xu hướng muốn thử nghiệm tình dục

1.1.3 Tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên

Sự phát triển của nữ vị thành niên sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi họ ở trong tình trạng mang thai, bởi vì chính thời kỳ này các đặc điểm đặc trưng về thể chất chưa phát triển đến giai đoạn chín muồi để chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai và sinh nở của bà mẹ Lứa tuổi này mang đặc tính của tuổi mới lớn:

- Chưa trưởng thành về thể chất, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản Theo một nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ năm 2015, thì chỉ có 69,2% nữ vị thành niên biết về biện pháp ngừa thai, biện pháp tránh thai và có 30,8% nữ vị thành niên không biết về biện pháp tránh thai nào [8]

- Chưa độc lập về suy nghĩ, kinh nghiệm sống nghèo nàn

- Chưa độc lập về kinh tế vì chưa có nghề nghiệp ổn định

- Kiến thức về y tế nói chung và kiến thức về giới tính rất thấp Các bà mẹ trẻ này chưa có kinh tế để đủ khả năng nuôi mình và con, thiếu kiến thức làm mẹ Đa số các trường hợp mang thai ở vị thành niên là ngoài ý muốn Mang thai ở vị thành niên gây rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của vị thành niên Việc quyết định tiếp tục mang thai hay chấm dứt thai kỳ là một quyết định quan trọng và khó khăn đối với vị thành niên Tỷ lệ đẻ khó ở những bà mẹ trẻ tuổi này cũng là phần lớn nguyên nhân gây sang chấn sản khoa như rách cổ tử cung, rách tầng sinh môn phức tạp, rách đoạn dưới tử cung, rò bàng quang- âm đạo, rò trực tràng âm đạo

Theo WHO năm 2016, ước tính có khoảng 21 triệu trẻ em gái từ 15 đến

19 tuổi ở các khu vực đang phát triển đã mang thai, khoảng 12 triệu người trong số họ đã sinh con Ước tính cho thấy 2,5 triệu trẻ em gái ở độ tuổi dưới

16 tuổi ở các nước có nguồn tài nguyên thấp sinh con hàng năm [54]

Một nghiên cứu ở Nam Phi năm 2012 thì có 19,2% vị thành niên nữ cho biết đã từng mang thai, 5,8% nam vị thành niên cho biết đã từng có thai với vị thành niên nữ, 16,2% nữ cho biết đã từng có thai, mang thai ngoài ý muốn và 6,7% đã từng phá thai [40] Năm yếu tố được xác định là yếu tố quyết định mang thai ở tuổi vị thành niên Họ tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thấp, trình độ học vấn thấp, vị thành niên phạm pháp, nghèo đói và các chuẩn mực xã hội và văn hóa Các hành động can thiệp được thực hiện bao gồm nâng cao thu nhập và giáo dục sức khỏe sinh sản [30]

Tại Tanzania từ năm 2004 đến năm 2016 thì tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai nhiều lần tăng từ 15,8% năm 2004/2005 lên 18,6% năm 2010, sau đó lên 18,8% năm 2015/2016 [41]

Tuần thai trung bình khi sinh thấp hơn ở trẻ vị thành niên Mang thai ở tuổi vị thành niên có liên quan đến tỷ lệ dọa sẩy thai và tiền sản giật cao hơn Đái tháo đường thai kỳ ít gặp hơn, trong khi nguy cơ mổ lấy thai cao hơn ở trẻ vị thành niên [52]

Mang thai ở tuổi vị thành niên là một vấn đề phức tạp có thể gây ra những kết quả tiêu cực về kinh tế xã hội và sức khỏe Khoảng 11% số ca sinh trên toàn thế giới là của thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi và các nước có thu nhập trung bình và thấp chiếm hơn 90% số ca sinh này Mặc dù tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên trên thế giới có xu hướng giảm, nhưng hàng năm vẫn xảy ra 10 triệu ca mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên [49]

Một báo cáo năm 2000 về tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên được tổng hợp cho 46 quốc gia trong giai đoạn 1970-1995 Kết quả cho thấy tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên thay đổi ở các nước phát triển, từ tỷ lệ rất thấp ở Hà Lan

(12 / 1.000 trẻ vị thành niên mỗi năm) đến tỷ lệ cực kỳ cao ở Nga (hơn 100 / 1.000) Nhật Bản và hầu hết các nước Tây Âu có tỷ lệ mang thai rất thấp hoặc thấp (dưới 40 trên 1.000); tỷ lệ trung bình (40-69 trên 1.000) xảy ra ở Úc, Canada, New Zealand và một số nước châu Âu Một nhóm năm quốc gia bao gồm Belarus, Bulgaria, Romania, Liên bang Nga và Hoa Kỳ có tỷ lệ mang thai từ 70 trở lên trên 1.000 Tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên đã giảm ở phần lớn các nước công nghiệp trong 25 năm qua, và trong một số trường hợp đã giảm hơn một nửa Tương tự, tỷ lệ mang thai ở 12 trong số 18 quốc gia có báo cáo phá thai chính xác cho thấy sự sụt giảm Tuy nhiên, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên giảm ít hơn [45]

Một nghiên cứu năm 2015, trong số 21 quốc gia có số liệu thống kê đầy đủ, tỷ lệ mang thai ở lứa tuổi 15 đến 19 cao nhất ở Hoa Kỳ 5,7% và tỷ lệ thấp nhất là ở Thụy Sĩ 0,8% Trong số các quốc gia có bằng chứng đáng tin cậy, tỷ lệ trẻ mang thai từ 10 đến 14 tuổi cao nhất là ở Hungary Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên kết thúc bằng phá thai dao động từ 17% ở Slovakia đến 69% ở Thụy Điển [35] Ở tuổi vị thành niên, sự phát triển thể lực và thể chất chưa đạt đến độ hoàn chỉnh về xương chậu, tử cung, âm đạo như ở người phụ nữ trưởng thành trên 20 tuổi Đồng thời, sự mang thai đã làm tăng nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể và đòi hỏi thai phụ phải cố gắng thích nghi với tình trạng mang thai của mình Khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ, lượng dinh dưỡng và các chất cần thiết này sẽ bị chia làm hai đã làm cho người mẹ không phát triển đầy đủ sẽ trở thành nhỏ thấp, gầy gò, suy dinh dưỡng, thiếu máu so với các nữ vị thành niên cùng lứa tuổi Theo một nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, có

14 % sản phụ vị thành niên bị thiếu máu [15], còn tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ thì tỷ lệ này là 21% [19] Khi mang thai, thai phụ tuổi vị thành niên có nguy cơ thiếu máu gấp 2 lần so với thai phụ tuổi trưởng thành [18]

Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở bộ phận sinh dục khi mang thai

1.2.1 Thay đổi ở thân tử cung

Thân tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất trong khi có thai và chuyển dạ đẻ Trứng làm tổ ở niệm mạc tử cung và niêm mạc tử cung biến đổi thành ngoại sản mạc Tại đây hình thành bánh rau, màng rau, buồng ối để chứa thai nhi ở trong Trong khi chuyển dạ, tử cung thay đổi dần để tạo thành ống đẻ cho thai ra Để đáp ứng các yêu cầu đó, thân tử cung thay đổi về kích thước, vị trí và tính chất

Khi chưa có thai, tử cung nặng 50-60g Sau khi thai và rau sổ ra ngoài, tử cung nặng trung bình 1000g (900-1200g)

Tăng trọng lượng của tử cung chủ yếu trong nửa đầu của thời kỳ thai nghén Bình thường khi chưa có thai cơ tử cung dầy 1cm, đến khi có thai vào tháng thứ 4-5, lớp cơ tử cung dầy nhất, khoảng 2,5 cm

Trong những tháng đầu của thai nghén, tử cung to lên chủ yếu do tác dụng của estrogen và có lẽ cả progesterone Trong giai đoạn này tử cung to lên không phải hoàn toàn do đáp ứng lại với sự phát triển to lên của trứng ở trong tử cung vì trong các trường hợp chửa ngoài tử cung, tử cung cũng có các thay đổi giống như có thai trong tử cung Nhưng sau 12 tuần lễ, tử cung tăng lên về kích thước chủ yếu do thai và phần phụ của thai to lên làm cho tử cung phải tăng lên theo

Khi chưa có thai, buồng tử cung có dung tích 2 - 4 ml Khi có thai, dung tích buồng tử cung tăng lên tới 4000 - 5000 ml, trong các trường hợp đa ối, đa thai dung tích buồng tử cung có thể tăng lên nhiều hơn nữa

Trong 3 tháng đầu, do đường kính trước sau to nhanh hơn đường kính ngang nên tử cung có hình tròn Phần dưới phình to lên, có thể nắn thấy quá túi cùng bên âm đạo Đó là dấu hiệu Noble

Do thai không chiếm hết toàn bộ buồng tử cung làm cho tử cung không đối xứng, hình thể tử cung không đều Đó là dấu hiệu Piszkacsek

Vào 3 tháng giữa, tử cung có hình trứng, cực to ở trên còn cực nhỏ ở dưới Đáy tử cung phình to

Trong 3 tháng cuối, hình thể tử cung phụ thuộc vào tư thế của thai nhi nằm ở bên trong Tử cung có hình trứng nếu thai nhi nằm dọc Nếu thai nhi nằm ngang thì tử cung sẽ bè ngang

Khi chưa có thai, tử cung nằm ở đáy chậu, trong tiểu khung Khi có thai, tử cung lớn lên và tiến vào ổ bụng Tử cung cao dần lên và tiếp xúc với thành bụng trước, đẩy ruột sang bên và lên trên Cuối cùng đáy tử cung tiến dần đến gần gan Khi tử cung lên cao, nó kéo giãn căng dây chằng rộng và dây chằng tròn theo [4]

Cùng với việc tử cung cao dần lên vào ổ bụng, tử cung thường lệch sang bên phải và xoay về phía phải, do đó sừng trái tử cung thường nhô ra phía trước Sừng bên phải chìm sau xuống do ổ bụng ở phía đó rộng hơn

Tháng đầu, tử cung còn ở dưới khớp vệ Từ tháng thứ hai trở đi trung bình mỗi tháng, tử cung phát triển cao lên phía trên khớp vệ 4cm Nhờ tính chất này, người ta có thể tính được tuổi thai theo công thức:

Tuổi thai(tháng)= chiều cao tử cung(cm) /4+1

Tử cung gồm 3 phần: thân, eo và cổ tử cung Thành tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: phúc mạc, cơ và niêm mạc

- Phúc mạc: ở thân tử cung, phúc mạc dính chặt vào lớp cơ Khi có thai phúc mạc phì đại và giãn ra theo lớp cơ tử cung Ở đoạn eo tử cung, phúc mạc có thể bóc tách được dễ dàng ra khỏi lớp cơ Ranh giới giữa hai vùng là đường bám chặt của phúc mạc Đó là ranh giới để phân biệt đoạn thân tử cung với đoạn dưới tử cung Người ta thường mổ lấy thai ở đoạn dưới tử cung để có thể phủ được phúc mạc sau khi đã đóng kín vết mổ ở lớp cơ tử cung

- Cơ tử cung gồm 3 lớp: lớp ngoài và lớp cơ dọc Lớp cơ này vòng qua đáy tử cung và kéo dài tới các dây chằng của tử cung Lớp trong là lớp cơ vòng, nó có các sợi cơ giống như cơ thắt ở quanh các lỗ vòi trứng và lỗ trong cổ tử cung Giữa 2 lớp cơ này là lớp cơ đan hay cơ chéo (cơ rối) Lớp cơ này dày nhất và phát triển mạnh nhất trong khi có thai Trong lớp cơ này có nhiều mạch máu Sau khi sổ rau, lớp cơ này co chặt lại để tạo thành khối an toàn của tử cung, thít chặt các mạch máu lại, đảm bảo không chảy máu Đó là sự cầm máu sinh lý

- Niêm mạc tử cung khi có thai biến đổi dần thành ngoại sản mạc Ngoại sản mạc gồm 3 phần: ngoại sản mạc trứng, ngoại sản mạc tử cung và phần phát triển mạnh nhất là ngoại sản mạc tử cung-rau

Khi không có thai, mật độ tử cung chắc, nắn thấy có tính đàn hồi Khi có thai, tử cung mềm nắn dễ lún xuống Do ảnh hưởng của progesterone nên khi có thai cơ tử cung cũng như các cơ trơn khác đều giảm trương lực và mềm đi Mặt khác, khi có thai, các mạch máu tăng sinh, các sợi cơ phì đại và ngấm nước nên cũng mềm

1.2.8 Khả năng co bóp và co rút

Trong khi có thai, khả năng co bóp và co rút của tử cung tăng lên rất lớn Thể tích của tử cung có thể co lại còn 2/3, đang từ mềm toàn bộ có thể co chắc lại Tăng khả năng co bóp và co rút do hai yếu tố: các sợi cơ tử cung đã tăng tình trạng dễ kích thích nên dễ bị co bóp hơn và các sợi cơ thường xuyên ở trong tình trạng giãn nên dễ dàng và sẵn sàng co rút lại

1.2.9 Thay đổi ở eo tử cung

Trước khi có thai, eo tử cung chỉ là một vòng nhỏ, chiều cao 0.5-1 cm nằm giữa thân và cổ tử cung

Phúc mạc ở eo tử cung lỏng lẻo, dễ bóc tách ra khỏi lớp cơ vì giữa phúc mạc và lớp cơ có một tổ chức liên kết khá dày Khi có thai và đoạn dưới tử cung được thành lập phúc mạc cũng giãn dần ra

Các phương pháp xử trí sản khoa

1.3.1 Khái niệm về một cuộc đẻ thường

Quan niệm về một cuộc đẻ thường bao gồm nhiều yếu tố:

- Sản phụ đẻ được tự nhiên theo đường dưới sau một cuộc chuyển dạ xảy ra bình thường

- Trong chuyển dạ cũng như khi đẻ không phải can thiệp bất cứ thuốc men gì hoặc thủ thuật, phẫu thuật nào

- Không có biến cố nào xảy ra cho mẹ và con khi chuyển dạ, khi đẻ và sau đẻ (trong suốt thời kỳ hậu sản)

Việc tiên lượng chính xác cho cuộc đẻ là điều khó nhưng lại là điều bắt buộc người thầy thuốc sản khoa nào cũng phải thực hiện để tránh các tai biến có thể xảy ra đối với hai sinh mạng mẹ và con Những hành động can thiệp sản khoa theo tình hình, hoàn cảnh cụ thể của cuộc đẻ gọi là xử trí sản khoa

Những xử trí sản khoa trong đẻ bao gồm:

+ Đẻ thủ thuật: Forceps, giác hút

+ Mổ lấy thai chủ động/cấp cứu

1.3.2.Các phương pháp xử trí sản khoa trong chuyển dạ

Quan niệm về một cuộc đẻ bình thường bao gồm nhiều yếu tố: sản phụ được đẻ tự nhiên theo đường dưới sau một cuộc chuyển dạ xảy ra bình thường Trong chuyển dạ cũng như khi đẻ không phải can thiệp bất cứ thuốc men gì hoặc thủ thuật, phẫu thuật nào

Không có biến cố nào xảy ra cho mẹ và con khi chuyển dạ, khi đẻ và sau đẻ (trong suốt thời kỳ hậu sản)

Một số chỉ tiêu cụ thể đã được nêu ra để đánh giá một cuộc đẻ bình thường:

Mẹ khỏe mạnh: không có bệnh (cấp, mạn tính), không có dị tật và di chứng bệnh (toàn thân, sinh dục) không có tiền sử đẻ khó, băng huyết…

Không có biến cố trong khi có thai lần này

Thai: một thai, ngôi chỏm

Cơn co tử cung bình thường theo sự tiến triển của cuộc chuyển dạ

Nhịp tim thai ổn định trong suốt thời kì chuyển dạ

Tình trạng ối bình thường (không đa ối, không thiểu ối, nước ối không có phân xu, không vỡ ối non và sớm)

Thời gian chuyển dạ bình thường trung bình 16-18 giờ

Thời gian rặn đẻ bình thường (dưới 60 phút)

Thai sổ tự nhiên không cần can thiệp (trừ cắt tầng sinh môn)

Không phải dùng bất cứ thuốc gì, kể cả việc cho thở oxy

Thai đẻ ra cân nặng trên 2500g, Apgar sau 1 phút đầu phải từ 8 điểm trở lên Không có tai biến gì xảy ra cho mẹ và con trong suốt thời kỳ hậu sản

Thường có 2 phương pháp đẻ can thiệp chính là Forceps và Giác hút

Là thủ thuật dùng kìm kẹp cặp vào đầu thai nhi để kéo ra ngoài âm hộ

+ Về phía mẹ: mẹ mệt, rặn không sổ; mẹ có chống chỉ định cho rặn: bệnh lý nội khoa (tim, phổi, thận, thần kinh), tử cung có sẹo mổ cũ, tiền sản giật nặng, sản giật ; tầng sinh môn rắn, không giãn nở

+ Về phía thai: thai suy; Forceps đầu hậu trong ngôi mông

+ Tình trạng sản phụ: huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ

+ Lượng máu mất, thường do chấn thương đường sinh dục

- Tai biến và xử trí:

+ Rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung: khâu phục hồi

+ Nếu nghi ngờ có tổn thương ở tử cung và ở đoạn dưới: kiểm soát tử cung để xác định và phẫu thuật ngay

+ Nếu forceps do tử cung có sẹo mổ cũ: kiểm soát tử cung kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung

+ Khám sơ sinh ngay để phát hiện và xử trí các tai biến có thể có (liệt dây thần kinh, sang chấn não, chảy máu màng não )

Giác hút sản khoa là một thủ thuật sản khoa dùng dụng cụ tạo lực hút chân không tác động lên đầu thai (ngôi chỏm) để kéo thai ra ngoài

- Chỉ định: mẹ rặn yếu

- Điều kiện: thai sống; ngôi chỏm; cổ tử cung mở hết; đầu lọt thấp; ối đã vỡ hay đã bấm ối

- Chống chỉ định: mẹ có bệnh nội khoa không được phép rặn đẻ (thay thế bằng forceps): các ngôi không phải ngôi chỏm; thai non tháng; đầu có bướu huyết thanh to; đầu chưa lọt thấp; suy thai

- Tai biến và xử trí:

+ Rách thành âm đạo, cổ tử cung: khâu cầm máu

+ Khám kỹ thai nhi để phát hiện các sang chấn để xử trí

Mổ lấy thai là trường hợp thai và phần phụ của thai được lấy ra khỏi tử cung qua đường rạch của tử cung và đường rạch của thành bụng

* Chỉ định mổ lấy thai được chia thành 2 nhóm:

- Chỉ định mổ lấy thai chủ động khi có chỉ định từ trước khi chuyển dạ Với các chỉ định thường gặp như:

+ Có sự cản trở đường xuống và lọt của ngôi: u tiền đạo, sẹo mổ cũ tử cung, thai suy mạn tính…

+ Những trường hợp IVF (chỉ định có yếu tố xã hội)

- Chỉ định mổ lấy thai cấp cứu trong quá trình chuyển dạ Các chỉ định thường gặp như:

+ Dọa vỡ và vỡ tử cung

+ Sa dây rau: Khi phát hiện phải xử trí một cách nhanh chóng Đẩy dây rau lên để loại bỏ yếu tố chèn ép dây rau Xác định thai nhi còn sống bằng cách nghe nhịp đập tim thai, nhịp đập dây rau Thai nhi đã chết thì không mổ lấy thai mà theo dõi đẻ đường dưới

- Chỉ định mổ lấy thai do thai:

- Chỉ định mổ lấy thai do mẹ:

+ Tình trạng bệnh lý của mẹ: cao huyết áp, suy tim, thiếu máu nặng, tiền sản giật, mổ cũ…

* Theo dõi chăm sóc sau phẫu thuật:

- Theo dõi sau phẫu thuật:

+ Mạch, huyết áp, toàn trạng, bài tiết nước tiểu

+ Co hồi tử cung, lượng máu chảy từ tử cung ra

+ Cho thuốc giảm đau sau phẫu thuật

+ Cho sản phụ uống, ăn sớm (uống, thức ăn lỏng khi chưa trung tiện, ăn bình thường khi đã có trung tiện)

+ Kháng sinh điều trị (nếu cần)

+ Khi thắt động mạch tử cung ở thấp có thể thắt vào niệu quản, trong trường hợp đó phải mổ và tháo ra

+ Huyết tụ khi kim chọc vào búi mạch trong trường hợp không bóc tách hai lá của dây chằng rộng để bộc lộ động mạch tử cung Cần kẹp chặn ngay các mạch máu ở phía dưới dây chằng rộng đề phòng máu tụ lan ra đáy chậu và thành tử cung

+ Nhiễm trùng vết mổ, tiểu khung, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng huyết

+ Chảy máu do nhiễm trùng vết mổ tử cung

1.3.2.4 Các tai biến sau đẻ

* Băng huyết: Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong mẹ hàng đầu Băng huyết sau sinh là chảy máu sau khi sổ thai trên 500ml hoặc có ảnh hưởng xấu đến toàn trạng của sản phụ Băng huyết sau sinh có thể xảy ra sớm trong vòng 24 giờ sau đẻ hoặc xảy ra muộn đến 6 tuần của thời kỳ hậu sản

* Đờ tử cung: cơ tử cung sau khi sinh sẽ thắt chặt hoặc co lại để làm bong rau Quá trình tử cung co hồi sẽ siết chặt các mạch máu gắn với bánh rau, giúp ngăn tình trạng chảy máu Nếu vì lý do nào đó gây ra đờ tử cung sau sinh, cơ tử cung không co đủ mạnh, máu sẽ tiếp tục chảy tự do, nhiều khả năng dẫn đến băng huyết

* Sang chấn đường sinh dục: rách phức tạp tầng sinh môn, rách âm đạo, rách cổ tử cung, vỡ tử cung

* Vỡ tử cung: là một trong năm tai biến sản khoa, có thể gây tử vong cho thai nhi và sản phụ Vỡ tử cung có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, nhưng thường gặp nhất trong chuyển dạ

* Nhiễm khuẩn hậu sản: Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản, đường vào của vi khuẩn từ bộ phận sinh dục theo đường máu, nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung qua tổn thương đường sinh dục trong và sau đẻ [2].

Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nghiên cứu

1.4.1 Nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam chưa có nhiều đề tài đánh giá cụ thể, mặc dù có một số tác giả cũng đã đưa ra quan điểm về tình trạng đẻ khó chiếm tỷ lệ cao ở nữ vị thành niên

Theo Ngô Thị Kim Phụng và Phạm Ngọc Đoan Trang nghiên cứu 384 trường hợp vị thành niên sinh con tại Bệnh viện Từ Dũ có tới 1,3% có nhiễm trùng hậu sản, tỷ lệ này cao hơn so với dân số chung của hai bệnh viện Từ Dũ và Hùng Vương [11]

Theo nghiên cứu nghiên cứu kết quả xử trí sản khoa ở sản phụ dưới 18 tuổi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2017 đến năm 2019 của Phạm Thị Kim Hoàn thì tỷ lệ sản phụ đẻ thường, đẻ thủ thuật và mổ lấy thai lần lượt là 79,5%; 1,9% và 18,6% Tỷ lệ sản phụ đẻ thường có kiểm soát tử cung, cắt khâu tầng sinh môn và giảm đau trong đẻ khá cao, lần lượt là 57,5%; 83,2% và 35,3% [10]

Theo nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 468 sản phụ vị thành niên đến sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng từ 1/1/2015 đến 31/12/2015 của Đỗ Thu Thủy thì tỷ lệ sản phụ vị thành niên vào đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng trong năm 2015 là 2,75% 14,5% trẻ đẻ ra bị non tháng, 13,7% bị nhẹ cân và 2,6% có chỉ số Apgar phút đầu ≤ 7 điểm Tỷ lệ con non tháng, nhẹ cân và có chỉ số Apgar phút đầu ở nhóm 17 - 19 tuổi thấp hơn so với nhóm dưới 17 tuổi Cân nặng trung bình của trẻ sinh ra từ bà mẹ vị thành niên là 2880,29 ± 575g, cao nhất là 4100g và thấp nhất là 500g Tỷ lệ tiền sản giật chiếm 2,3%, sản giật 0,2%, thiếu máu 14% 1 ca có HIV dương tính, 13 ca nhiễm HBV, 2 ca nhiễm sùi mào gà và 2 ca mắc rối loạn về tâm thần và trí tuệ Không có ca nào chảy máu sau đẻ hay chấn thương đường sinh dục [15]

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 92 thai phụ từ 14 – 19 tuổi nhập viện theo dõi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2019 đến tháng 3/2020 Tỷ lệ thai phụ tuổi vị thành niên là 5,7% và có liên quan đến số lần khám thai ít hơn, thời điểm bắt đầu quản lý thai muộn hơn và tỷ lệ tham gia sàng lọc trước sinh thấp hơn so với nhóm thai phụ 20 – 24 tuổi Tỷ lệ sinh non ở nhóm vị thành niên là 13,0% cao hơn so với nhóm thai phụ 20 – 24 tuổi, 6,4% và trọng lượng trẻ sơ sinh trung bình là 2925 ± 376g, thấp hơn nhóm thai phụ 20 – 24 tuổi, 3042 ± 431g Ngược lại, tỷ lệ mổ lấy thai nhóm vị thành niên thấp hơn so với nhóm thai phụ từ 20 – 24 tuổi, 29,2% so với 42,4% Tuổi thai kết thúc thai kỳ, chỉ số Apgar, tỷ lệ các biến chứng sau sinh ở cả mẹ và trẻ sơ sinh tương đương giữa 2 nhóm Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên tương đối cao, liên quan đến những hạn chế trong quản lý thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non và trọng lượng trẻ sơ sinh thấp Tuy nhiên chưa tìm liên quan đến tăng tỷ lệ mổ lấy thai và các kết quả thai kỳ bất lợi khác

1.4.2 Nghiên cứu trên thế giới

Theo một nghiên cứu năm 2006 của Ruth R.Geist thì tuổi thai trung bình khi sinh là 39 tuần Tỷ lệ sinh thường qua đường âm đạo là 72,7%, trong khi 9% sinh mổ và 17,4% sinh bằng dụng cụ và 1% sinh ngôi mông Trọng lượng lúc sinh trung bình là 3108g Điểm Apgar là 9 lúc 5 phút được ghi nhận ở 97,8% trẻ sơ sinh Biến chứng chính là thiếu máu; 41% có nồng độ hemoglobin dưới 11 g/dL [28]

Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên và tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên rất khác nhau Đối với hầu hết các quốc gia có số liệu về tỷ lệ sinh của thanh thiếu niên từ 15–19 tuổi Tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên cao nhất xảy ra ở vùng cận Sahara Châu Phi, và ở một số nước Nam Á và Châu Mỹ Latinh Các tỷ lệ trung bình được tìm thấy trong Trung Đông và Bắc Phi, ở Mỹ và Đông Âu Ở các nước phát triển, mức cao nhất của tỷ lệ mang thai, phá thai và sinh ở tuổi vị thành niên được ghi nhận ở Hoa Kỳ, với xu hướng giảm trong những năm gần đây [53]

Một nghiên cứu dựa trên cơ sở điều tra đa quốc gia của WHO về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh thì mang thai ở tuổi vị thành niên có nguy cơ dẫn đến kết quả thai nghén bất lợi cao hơn So với các bà mẹ ở độ tuổi 20 - 24 năm, bà mẹ vị thành niên tuổi từ 10-19 tuổi có nguy cơ cao hơn sản giật, viêm nội mạc tử cung hậu sản, nhiễm trùng toàn thân, sinh con nhẹ cân, sinh non và các tình trạng sơ sinh nặng Nguy cơ tử vong sơ sinh sớm trong bệnh viện ở trẻ sinh ra từ bà mẹ vị thành niên đã giảm xuống và không có ý nghĩa thống kê sau khi điều chỉnh tuổi thai và cân nặng sơ sinh, bên cạnh các đặc điểm của bà mẹ, phương thức sinh và dị tật bẩm sinh [48] [38] [33]

Những đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ ở tuổi vị thành niên thấp hơn về chiều dài hoặc chiều cao theo tuổi, cân nặng theo tuổi, và cân nặng theo chiều dài hoặc chiều cao so với trẻ em được sinh ra bởi các bà mẹ trưởng thành [42] Sản phụ vị thành niên tăng nguy cơ sinh non , nhẹ cân và rất nhẹ cân và tử vong ở trẻ sơ sinh so với người trưởng thành trẻ tuổi [21] [29] [55] Một nghiên cứu ở Cameroon cho kết quả Tỷ lệ chung của các ca sinh con ở tuổi vị thành niên là 14,4%, tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên sớm là 2,8%, trong khi đó tỷ lệ này ở tuổi vị thành niên muộn là 12,5% Tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên ở khu vực thành thị 13,1% tương tự như ở khu vực bán thành thị là 14,1% Vị thành niên có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân hơn người lớn (> 19 tuổi); trẻ sinh ra bị ngạt; trẻ sinh non và trẻ tử vong trong thời kỳ sơ sinh [22] [23] [43]

Theo nghiên cứu của Florent Ymele Fouelifack, khả năng bị rách tầng sinh môn ở nhóm thanh thiếu niên cao hơn đáng kể so với nhóm trưởng thành khi cho rằng các vết rạch tầng sinh môn được thực hiện sẽ bị rách nếu không được tiến hành Thai nhi ở tuổi vị thành niên có nhiều khả năng thai chết lưu khi sinh cũng như thai chết chu sinh sau những nỗ lực hồi sức [32] Đẻ khó, nguy cơ tai biến do thai sản luôn là thách thức đối với vị thành niên Một nghiên cứu ở Thái Lan năm 2012 cho kết quả tỷ lệ đẻ bằng forceps và / hoặc giác hút và mổ lấy thai là 1,4% và 0,8% trong tổng số lần đẻ Thanh thiếu niên có tỷ lệ chuyển dạ tự nhiên thấp hơn so với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản [44]

Thanh thiếu niên phát triển bệnh thiếu máu (13%) và tiền sản giật (2,1%) khi mang thai so với phụ nữ mang thai lớn tuổi Hầu hết các sản phụ đều sinh thường, mặc dù tỷ lệ sinh mổ ở lứa tuổi thanh thiếu niên cao nhất (27%) so với những phụ nữ lớn tuổi Một số ít phụ nữ bị tai biến khi sinh, tuy nhiên, cản trở chuyển dạ (14,7%), chuyển dạ kéo dài (11,5%), suy thai (14,8%) lại phổ biến hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên Hầu hết trẻ sơ sinh được sinh non và còn sống ở tất cả các nhóm tuổi Tuy nhiên, rất ít trường hợp sinh non (23,2%) và trẻ sơ sinh rất non (7,4%) xảy ra ở các bà mẹ trong độ tuổi vị thành niên so với phụ nữ lớn tuổi Rất ít trẻ sơ sinh có điểm Apgar dưới 7 trong 1 phút ở tất cả các nhóm tuổi [50]

Một nghiên cứu ở Ấn Độ chỉ ra rằng, 40% phụ nữ tăng huyết áp từng sinh con ở tuổi vị thành niên.Việc sinh con ở tuổi vị thành niên có liên quan chặt chẽ đến xác suất cao huyết áp ở phụ nữ trưởng thành ở Ấn Độ Phát hiện này minh họa mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ sức khỏe trong vòng đời, cho thấy tầm quan trọng của việc giải quyết các biến cố bất lợi đầu đời [27]

Theo Fabricio G.A thì không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi mẹ, thời gian mang thai, tỷ lệ mắc bệnh sơ sinh và chỉ số Appgar lúc 5 phút Tỷ lệ mắc bệnh sơ sinh cao hơn ở các bà mẹ vị thành niên sống ở các vùng nông thôn và ở những bà mẹ này có ít hơn năm lần khám thai [36]

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ sinh mổ ở tuổi vị thành niên không cao hơn người lớn và không liên quan đến các kết cục sản khoa bất lợi Hơn nữa, tỷ lệ sinh mổ ở trẻ vị thành niên thấp hơn đáng kể (17,12% so với 28,84%) [24] [47] [56].

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Những sản phụ dưới 20 tuổi đến đẻ hoặc mổ lấy thai tại Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng

- Tuổi của sản phụ: dưới 20 tuổi tính đến ngày vào viện

- Tuổi thai ≥ 22 tuần 0 ngày tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, hoặc theo dự kiến sinh siêu âm thai 3 tháng đầu

- Đẻ hoặc mổ lấy thai tại Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên Gồm tất cả trường hợp đơn thai hoặc đa thai, thai sống, thai lưu, thai dị tật

- Sản phụ dưới 20 tuổi đẻ ở tuyến trước chuyển đến

- Hồ sơ không đủ thông tin

Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu mô tả

- Thiết kế nghiên cứu cắt ngang

2.4.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong nghiên cứu

* Kỹ thuật chọn mẫu: Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện

* Cỡ mẫu: Toàn bộ hồ sơ, bệnh án của đối tượng phù hợp tiêu chuẩn nghiên cứu từ 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2021

2.4.4 Kỹ thuật thu thập thông tin

- Xây dựng phiếu thu thập thông tin theo mục tiêu nghiên cứu

- Thu thập thông tin theo mẫu nghiên cứu đã thống nhất dựa vào: hồ sơ bệnh án và thu thập số liệu có trong sổ đẻ và sổ phẫu thuật của Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2021

2.2.5 Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu

* Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo từng năm

* Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

* Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo địa dư

* Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

* Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

* Tiền sử bệnh phụ khoa

* Đặc điểm số lần sinh của đối tượng

* Tiền sử bệnh lý nội khoa của mẹ khi mang thai

* Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván của đối tượng

* Tỷ lệ thiếu máu, tiền sản giật, rau tiền đạo của đối tượng

* Tỷ lệ mắc viêm gan virus B, HIV của đối tượng

* Đặc điểm ngôi thai nhi

* Đặc điểm siêu âm phần phụ của thai

* Đặc điểm siêu âm hình thái thai nhi

* Đặc điểm tuổi thai khi sinh

* Đặc điểm chuyển dạ đẻ đường âm đạo

* Đặc điểm chỉ định mổ lấy thai

* Phân bố chỉ định mổ lấy thai

* Trọng lượng trẻ sơ sinh sau sinh

* Đặc điểm tình trạng trẻ sơ sinh sau sinh

* Tỷ lệ tai biến mẹ sau sinh

* Phân bố phương pháp đẻ với tuổi mẹ

* Phân bố tuổi thai khi sinh với tuổi mẹ

* Phân bố trọng lượng trẻ sơ sinh sau sinh với tuổi mẹ

* Phân bố tình trạng thiếu máu với tuổi mẹ

* Phân bố tình trạng tiêm phòng uốn ván với tuổi mẹ

2.2.5.2 Các biến số trong nghiên cứu Đặc điểm chung của đối tượng

* Tuổi sản phụ: dưới 20 tuổi (tính theo năm dương lịch), phân 2 nhóm tuổi

(Vì 14 là tuổi của sản phụ nhỏ tuổi nhất, và đủ 18 tuổi là tuổi trưởng thành)

Tiền sử sản phụ khoa

- Tiền sử bệnh phụ khoa:

- Số lần đẻ/mổ lấy thai

+ Không Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

- Tiền sử bệnh lý nội khoa người mẹ

- Tuổi thai khi sinh: tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, hoặc theo dự kiến sinh của kết quả siêu âm thai 3 tháng đầu

+ Đặc điểm hình thái thai:

 Đa dị tật, phù thai rau

 Bất thường hệ thần kinh trung ương

+ Lượng ối theo siêu âm:

- Thiếu máu: Khi Hemoglobin dưới 110 g/L

* Kết quả xử trí cuộc đẻ

+ Đẻ thủ thuật ( Forceps, giác hút)

- Đặc điểm đẻ đường âm đạo:

- Kiểm soát tử cung: có, không

- Cắt khâu tầng sinh môn: có, không

+ Chỉ định mổ lấy thai chủ động

+ Chỉ định mổ lấy thai cấp cứu

- Nguyên nhân chỉ định mổ lấy thai:

+ Do phía phần phụ của thai

- Tai biến mẹ sau sinh:

+ Sang chấn đường sinh dục

- Chỉ số Apgar phút thứ nhất, phút thứ năm (trừ trường hợp non tháng)

- Trọng lượng thai khi sinh

- Đặc điểm tuổi thai: Sinh non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ hết 22 tuần đến trước 37 tuần [5]

+ Sinh non trung bình (32 - 0,05)

Bảng 3.21 Phân bố cân nặng trẻ sơ sinh sau sinh với tuổi mẹ

Nhận xét: Trong nhóm tuổi 14 đến 17 thì tỉ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới

2500g là 29,5 %, Ở nhóm tuổi 18 đến dưới 20 thì tỉ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500g là 14,5% Có sự khác biệt giữa trẻ sơ sinh cân nặng 0,05)

Bảng 3.23 Phân bố tình trạng thiếu máu với tuổi mẹ

Nhận xét: Trong nhóm tuổi 14 đến 17 thì tỉ lệ sản phụ thiếu máu là 29,5%, Ở nhóm tuổi 18 đến dưới 20 thì tỉ lệ sản phụ thiếu máu là 19,1% Có sự khác biệt giữa tỉ lệ sản phụ thiếu máu giữa 2 nhóm tuổi mẹ Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,136 > 0,05)

Bảng 3.24 Phân bố tình trạng tiêm phòng uốn ván với tuổi mẹ

Nhận xét: Trong nhóm tuổi 14 đến 17 thì tỉ lệ sản phụ không tiêm vắc xin uốn ván là 9,1%, Ở nhóm tuổi 18 đến dưới 20 thì tỉ lệ sản phụ không tiêm vắc xin uốn ván là 11,2% Có sự khác biệt giữa tỉ lệ sản phụ không tiêm vắc xin uốn ván theo nhóm tuổi mẹ Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p 0,693 > 0,05).

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của sản phụ dưới 20 tuổi

4.1.1 Tỷ lệ sản phụ dưới 20 tuổi

Tổng số sản phụ đến sinh tại Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên trong hai năm 2020 và 2021 là 4878 sản phụ Sản phụ dưới 20 tuổi năm 2020 chiếm 4,23%, năm 2021 chiếm 3,79%, và trong 2 năm 2020- 2021 là 4,02% tổng số các sản phụ sinh tại viện So sánh giữa năm

2021 và năm 2020 thì giảm cả về tỷ lệ sản phụ dưới 20 tuổi cũng như tổng số ca đến sinh tại viện Điều này có thể do thời điểm nghiên cứu trùng với thời điểm bùng phát của dịch bệnh Covid-19 tại Thái Nguyên cũng như ở Việt Nam Đại dịch Covid-19 đã có gây ra nhiều ảnh hưởng đối với các vấn đề y tế khác trên thế giới và Việt Nam Thực tế cho thấy, Covid-19 tác động tiêu cực lớn đến đời sống hàng ngày của tất cả người dân, gia đình và xã hội ở tất cả các lĩnh vực nói chung và y tế nói riêng Đại dịch đã khiến số lượng người tới bệnh viện vì những lý do khác giảm sút, trong đó có ngành sản khoa Tuy nhiên, những tác động đó không dễ đo lường vì chúng biến thiên theo thời gian

Bảng 4.1 Tỷ lệ sản phụ tuổi vị thành niên theo một số nghiên cứu

Tác giả Năm Địa điểm Tỷ lệ

Nguyễn Thanh Hải [6] 2020 Huế 5,7% Đỗ Thu Thủy [15] 2015 Hải Phòng 2,75%

Phạm Thị Kim Hoàn [10] 2020 BVPSTƯ 0,3%

Nghiên cứu của chúng tôi 2020-2021 Thái Nguyên 4,02%

Tỷ lệ sản phụ dưới 20 tuổi trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Đỗ Thu Thủy và cộng sự tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là 2,75% và nghiên cứu của Phạm Thị Kim Hoàn tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương là 0.3% Sự khác biệt giữa các nghiên cứu là do khác nhau về địa điểm, thời gian và độ tuổi của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên đối tượng là những sản phụ dưới 20 tuổi, nghiên cứu của Phạm Thị Kim Hoàn là dưới 18 tuổi

Kết quả của chúng tôi khá tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải và cộng sự là 5,7% do ở Huế cũng là địa phương có nhiều nét tương đồng với Thái Nguyên về đặc điểm dân cư, địa lý, kinh tế và y tế Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu của Ganchimeg T là 10,3%, nghiên cứu của Njim T là 14,4% do các nghiên cứu của 2 tác giả này chủ yếu ở những nước đang phát triển ở châu Phi, Mỹ - Latinh, điều kiện kinh tế xã hội, y tế còn khó khăn, trình độ văn hóa thấp do đó tỷ lệ mang thai và sinh đẻ ở tuổi vị thành niên còn cao

4.1.2 Tuổi của sản phụ Độ tuổi trung bình của các sản phụ là 18,15 ± 1,14 tuổi, sản phụ nhỏ tuổi nhất là 14 tuổi

Bảng 4.2 Tuổi trung bình của đối tượng theo một số tác giả

Tác giả Năm Địa điểm Tuổi trung bình

Ganchimeg T [33] 2014 29 quốc gia 17,7±1,3 Đỗ Thu Thủy [15] 2015 Hải Phòng 18,21 ± 1,03

Nghiên cứu của chúng tôi 2020-2021 Thái Nguyên 18,15 ± 1,14 Độ tuổi trung bình của đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là 18,15 khá tương đồng với tuổi trung bình trong các nghiên cứu của 2 tác giả Đỗ Thu Thủy (18,21 tuổi) và Nguyễn Thanh Hải (18 tuổi) [6], [15] Đây là 2 nghiên cứu được thực hiện tại Hải Phòng và Huế Đây là những địa phương có nhiều điểm tương đồng với Thái Nguyên về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế…

So sánh với tác giả Ganchimeg T thì độ tuổi trung bình của tác giả này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu do khác nhau về địa điểm nghiên cứu Tác giả này nghiên cứu ở 29 quốc gia đang phát triển ở châu Phi,

Mỹ - Latinh, điều kiện kinh tế xã hội, y tế còn khó khăn, trình độ văn hóa thấp do đó nhiều sản phụ mang thai và sinh đẻ khi còn rất trẻ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% các sản phụ từ 14 tuổi trở lên, trong đó có 22,4% sản phụ trong độ tuổi 14-17 tuổi, 77,6% sản phụ trong độ tuổi từ 18 đến dưới 20 tuổi Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng, có 99,3% sản phụ vị thành niên từ 14 tuổi trở lên [7]

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 sản phụ ở độ tuổi nhỏ nhất là 14 tuổi (1 sản phụ sinh thường, 1 sản phụ sinh non, 1 sản phụ mổ lấy thai) Sinh đẻ ở độ tuổi càng thấp càng làm tăng các nguy cơ cho mẹ và thai nhi như tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng trong tử cung và các biến chứng khác trong thai kỳ, chuyển dạ và sau sinh với mẹ và thai Việc có những em gái 14 đến 17 tuổi - lứa tuổi học phổ thông có thai và sinh đẻ là một thông tin quan trọng để các ban ngành, trường học đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục giới tính sớm, đặc biệt giáo dục về tình dục, quá trình mang thai và phòng tránh thai cho học sinh để giúp các bạn trẻ có đầy đủ các kiến thức về sức khỏe sinh sản, giới tính để quan hệ tình dục an toàn và phòng tránh có thai ngoài ý muốn

Tỉ lệ sản phụ sống ở nông thôn là 70,4%, cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hải (65,2%) [6] và tác giả Phạm Thị Kim Hoàn là 56,7%

[10] Sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả khác là do khác nhau về địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu chúng tôi tiến hành tại Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của khu vực trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ Bên cạnh đó, tiếp giáp với Thái Nguyên là một số huyện vùng núi của tỉnh Lạng Sơn, Bắc Cạn Nền kinh tế chủ yếu phát triển các lĩnh vực nông, lâm nghiệp Tỷ lệ người dân sinh sống là chủ yếu ở khu vực nông thôn Do đó điều này phù hợp với kết quả về đặc điểm địa dư của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi

Tỉ lệ sản phụ là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 48%, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Hà Ngọc Uyên tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ năm 2017 là 98,4% [19] Dân tộc thiểu số chiếm 52,0%, kết quả này cao hơn đáng kể so với các tác giả khác như Nguyễn Thanh Hải (10,9%), Nguyễn Hà Ngọc Uyên và cs (1,6%) [6], [19]

Giải thích về sự khác biệt này là do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại Thái Nguyên là tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống so với địa điểm nghiên cứu của hai tác giả trên là tại Huế Và Cần Thơ Dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên rất đa dạng Đa số dân cư tại Thái Nguyên là người Kinh Tuy nhiên tỷ lệ dân tộc thiểu số cũng ở mức cao, bao gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Thái, Sán Dìu, Sán Chay, H Mông…Cùng với đó Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên là tiếp nhận bệnh nhân chuyển tuyến từ các tỉnh lân cận như: Lạng Sơn, Bắc Cạn Các sản phụ chủ yếu là người dân tộc thiểu số Do khu vực sinh sống chủ yếu ở nông thôn, ở miền núi, vị trí địa lý xa xôi, khó tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, rào cản văn hóa và hiểu biết hạn chế là những yếu tố góp phần gia tăng tỷ lệ mang thai và sinh đẻ trước 20 tuổi

Tỉ lệ sản phụ là học sinh sinh viên chiếm 11,2% thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Kim Hoàn (17,6%) tuy nhiên tỉ lệ sản phụ là nông dân và làm nghề tự do tương đương với tác giả này (78,1% và 80,1%) trong khi tỉ lệ công nhân lại cao hơn (10,7% so với 2,3%) [10] Nguyên nhân là do hiện nay tại Thái Nguyên có nhiều khu công nghiệp mới mở ra và các bạn trẻ thường thích đi làm kiếm tiền nên các bạn trẻ có xu hướng xin vào làm công nhân Tuy vậy, tỉ lệ đối tượng không có nghề nghiệp ổn định vẫn còn cao

(chiếm 30,1%) Thêm vào đó, do trình độ học vấn thấp nên các sản phụ trong độ tuổi dưới 20 tuổi, phần lớn không đủ kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, điều này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến kết cục thai kỳ của các sản phụ.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ dưới 20 tuổi

Tỉ lệ sản phụ có tiền sử viêm sinh dục là 13,3% (viêm âm đạo là 7,7%, viêm cổ tử cung là 5,6%) Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là bệnh thường gặp ở phụ nữ, là một bệnh phổ biến trên toàn cầu đặc biệt là các nước đang phát triển Viêm nhiễm đường sinh dục tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách sẽ để lại di chứng Ở nước ta chương trình phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục đã được thực hiện từ lâu nhưng hiệu quả chưa cao, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp mắc bệnh sùi mào gà chiếm tỷ lệ 1,5%, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải là 0,04% [6], đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của sản phụ So sánh với các nghiên cứu khác trong nước, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến năm 2015 tỷ lệ sản phụ mắc bệnh sùi mào gà là 4,5%, tỷ lệ thai phụ mắc sùi mào gà của chúng tôi thấp hơn [16] Tại Việt Nam so sánh với các nghiên cứu trước thì tỷ lệ thai phụ mắc sùi mào gà có thấp hơn điều này do quá trình phát triển xã hội nên người dân có thể tìm hiểu các kiến thức, tiếp cận phương pháp phòng tránh điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục tốt hơn, và do khác biệt về độ tuổi của sản phụ, nghiên cứu của chúng tôi dưới là 20 tuổi So sánh với kết quả của tác giả Shunji Suzuki tại Nhật Bản năm 2016 [46] là 0,225 tỷ lệ của chúng tôi cao hơn rất nhiều Điều này cũng dễ hiểu vì nghiên cứu của tác giả Shunji Suzuki tại Nhật Bản là một nước có nền y học rất phát triển, trình độ dân trí cao, trình độ hiểu biết cung cấp kiến thức, phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh lây truyền tình dục của người dân nhật bản tốt hơn

Tỷ lệ sản phụ có tiền sử mắc bệnh phụ khoa là 14,8% Tỷ lệ này cũng cho thấy việc quan hệ tình dục sớm không an toàn của các bạn trẻ khi có thai ngoài ý muốn và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục Các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên cần chú trọng giáo dục về giới tính, tình dục, tránh thai và cả phòng tránh lây truyền qua đường tình dục

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 7,1% sản phụ là sinh con dạ và 92,9% sản phụ là sinh con so; tỉ lệ này tương đồng so với các nghiên cứu của Phạm Thị Kim Hoàn tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương là 7,2% và 92,8% [10] và nghiên cứu của Nguyễn Hà Ngọc Uyên 2017 là 9,7% và 90,3%

[19] Đa số thai phụ có thai lần đầu, chỉ có một phần nhỏ là sản phụ sinh con lần 2 trở lên Giải thích điều này vì nghiên cứu của chúng tôi tiến hành ở đối tượng rất trẻ, là các sản phụ có độ tuổi dưới 20, nên chủ yếu đây sẽ là lần sinh con đầu tiên của họ

Việc mang thai trong độ tuổi này khi sản phụ còn rất trẻ, sự phát triển về thể chất chưa đầy đủ, rất thiếu hiểu biết về giới tính Bên cạnh đó, làm mẹ sớm cũng có nguy cơ bị căng thẳng và khủng hoảng tâm lý, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của sản phụ và sự phát triển của thai nhi Đây là vấn đề cần được xã hội quan tâm

Trong nghiên cứu, tỷ lệ sản phụ từng ít nhất một lần phá thai là 3,6% Ghi nhận 2 trường hợp từng hút thai khi mới 16 tuổi Việc mang thai đối với những sản phụ dưới 20 tuổi là một gánh nặng về tâm lý, đặc biệt ở những sản phụ chưa lập gia đình Đó là nguyên nhân dẫn đến phá thai của lứa tuổi vị thành niên Để ngăn chặn việc phá thai ở độ tuổi vị thành niên biện pháp tốt nhất là cung cấp cho họ những kiến thức về ngừa thai, tác hại của phá thai

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một trường hợp 17 tuổi có tiền sử phá thai

2 lần Điều này cho thấy chúng ta cần làm tốt hơn nữa việc tư vấn ngừa thai cho những sản phụ đến phá thai lần đầu Việc tư vấn ngừa thai cũng như giải thích cho sản phụ hiểu những tác hại của phá thai đến sức khỏe thì phần nào sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trên đối tượng này trong tương lai

* Thiếu máu trong thai kỳ của đối tượng

Thiếu máu là tình trạng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng thường gặp hơn ở phụ nữ mang thai Theo WHO thiếu máu ở phụ nữ mang thai khi nồng độ Hemoglobin dưới 110 g/L Với phụ nữ mang thai, thiếu máu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân sản phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho em bé nếu không được điều trị kịp thời Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị sẩy thai, bong nhau non, nhau tiền đạo, tăng huyết áp, thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân, sinh non Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiếu máu nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu vi chất, chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu Phụ nữ mang thai có nhu cầu sắt cao hơn để nuôi dưỡng thai nhi nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt càng phổ biến

Trong nghiên cứu của chúng tôi, sản phụ dưới 20 tuổi thiếu máu chiếm 21,4%, tỉ lệ này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thu Thủy (14%), và tương đương với tác giả Nguyễn Hà Ngọc Uyên (21%) [19], [15] Có nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai là thiếu máu thiếu sắt Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu và sản phụ không bổ sung viên sắt hoặc bổ sung không đúng không đủ Các sản phụ trong nghiên cứu dưới 20 tuổi và đa phần là dân tộc thiểu số nên thường thiếu nhận thức về tầm quan trọng của việc bổ sung sắt và một chế độ ăn hợp lý Điều này dẫn đến tỷ lệ cao các sản phụ bị thiếu máu Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu dựa vào hồ sơ bệnh án nên chưa khai thác được thông tin về việc bổ sung viên sắt trong thai kỳ của các sản phụ này

* Tỷ lệ tiền sản giật của đối tượng

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp tiền sản giật chiếm tỷ lệ 1,5% tương đương so với nghiên cứu của Đỗ Thu Thủy (2,2%), nghiên cứu của Tống Thị Khánh Hằng (2,5%) và nghiên cứu của Thân Thị Thắng (2,5%)

[9] [15] [14] Trong giai đoạn hiện nay đất nước đang trên đà phát triển, đời sống kinh tế xã hội được cải thiện, trình độ nhận thức của con người dân được nâng lên rõ rệt Các bệnh viện được chọn để tiến hành nghiên cứu đều là các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương, tập trung nhiều thầy thuốc có trình độ chuyên môn giỏi giải quyết được nhiều ca bệnh khó Chính vì vậy một bộ phận không nhỏ bệnh nhân ở địa phương khác có nhu cầu chuyển về điều trị, trong số đó có bệnh nhân tiền sản giật, làm tỷ lệ bệnh tăng lên Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên là một trong những bệnh viện lớn về lĩnh vực Sản khoa ở khu vực miền núi phía Bắc, là nơi tiếp nhận nhiều ca sản bệnh từ các tỉnh lân cận như Bắc Cạn, Lạng Sơn chuyển về

* Tiền sử bệnh nội khoa của người mẹ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sản phụ có tiền sử bệnh tim mạch là 1,5%, trường hợp mắc bệnh hen phế quản là 0,5% và trường hợp mắc

Basedow chiếm tỷ lệ 0,5% Đây là các bệnh toàn thân có ảnh hưởng nhiều đến kết cục thai kì và đòi hỏi cần khám thai, quản lý thai nghén kết hợp với các chuyên khoa nhằm phòng các biến chứng cho mẹ và thai Các bệnh lý nội khoa như bệnh tim mạch, Basedow, hen phế quản trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm một tỷ lệ nhỏ Các bệnh lý này không phải là nguyên nhân chính của những can thiệp khi thai phụ chuyển dạ đẻ, nhưng cũng góp phần ảnh hưởng đến quyết định xử trí sản khoa của thầy thuốc Đây là yếu tố phụ thêm vào làm tăng tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai cho các sản phụ

* Đặc điểm mắc viêm gan B, HIV của đối tượng

Sản phụ dưới 20 tuổi mắc viêm gan B chiếm 2,6%, tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thu Thủy (2,7%) [15], Nguyễn Hà Ngọc Uyên 1,6% [19] và thấp hơn trong nghiên cứu của Đào Thị Mỹ Phượng trong cộng đồng thai phụ tại Bình Dương năm 2014 là 10,5% [12] Giải thích về điều này do khác nhau về thời gian, địa điểm, đối tượng của các nghiên cứu Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là dưới 20 tuổi nên tỷ lệ này thấp hơn các nghiên cứu của Đào Thị Mỹ Phượng là đối tượng phụ nữ trong cộng đồng Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan virus B cao Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị viêm gan B nói chung, việc quản lý nhiễm HBV trong thai kỳ vẫn luôn là một thách thức lớn cho các nhà lâm sàng gan mật và sản phụ khoa Lây truyền HBV chu sinh từ mẹ sang con vẫn là đường lây phổ biến nhất ở các nước có tần suất nhiễm HBV cao, bao gồm cả Việt Nam

Tỷ lệ sản phụ nhiễm HIV là 0,5% cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thu Thủy (0,2%) [15] Với nhiều hoạt động thiết thực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, tình hình dịch HIV trên địa bản tỉnh Thái Nguyên đang có xu hướng giảm Thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động tìm ca nhiễm HIV tại các cơ sở y tế cũng như trong cộng đồng, thông qua các nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng để giới thiệu chuyển tiếp đến cơ sở điều trị Cùng với đó là tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV cho đối tượng nguy cơ cao Đồng thời, cải thiện chất lượng chăm sóc điều trị, điều trị nhanh và điều trị trong ngày, cấp thuốc ARV nhiều tháng; triển khai cấp thuốc ARV qua nguồn quỹ BHYT Thái Nguyên đã đạt được những kết quả rất tích cực trong công tác phòng chống HIV/AIDS Tỷ lệ nhiễm mới HIV có xu hướng giảm Tuy nhiên Thái Nguyên vẫn là một trong những tỉnh có số lượng người nhiễm HIV cao

Việc một sản phụ vị thành niên mang thai đã nhiều nguy cơ nhưng nếu mắc thêm các bệnh truyền nhiễm kèm theo càng làm tăng các nguy cơ đối với phụ nữ mang thai và thai nhi Những phụ nữ có bệnh lý truyền nhiễm cần được khám và quản lý thai nghén cẩn thận trước và trong khi mang thai để đảm bảo an toàn nhất cho sản phụ và giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh

Kết quả xử trí cuộc đẻ

Bảng 4.3 Tỷ lệ mổ lấy thai theo một số nghiên cứu

Tác giả Năm Địa điểm Tỷ lệ MLT (%)

Phạm Thị Kim Hoàn 2020 BVPSTW 18,6

Nguyễn Hà Ngọc Uyên [19] 2017 Cần Thơ 19,4

Nghiên cứu của chúng tôi 2020-2021 Thái Nguyên 51,5

Tỉ lệ sản phụ đẻ đường âm đạo là 47,4%, tỉ lệ mổ lấy thai là 51,5% Trong nhóm tuổi 14 đến 17 thì tỉ lệ đẻ đường âm đạo và mổ lấy thai bằng nhau là 50% Ở nhóm tuổi 18 đến dưới 20 thì tỉ lệ đẻ đường âm đạo là 48,0% còn tỉ lệ mổ lấy thai là 52,0% Không có sự khác biệt phương pháp sinh giữa hai nhóm tuổi Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ đẻ đường âm đạo thấp hơn và tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Kim Hoàn

(2020) đẻ thường là 79,5%; 1,9% sản phụ đẻ thủ thuật và 18,6% sản phụ được mổ lấy thai và nghiên cứu của tác T Ganchimeg (2014) tỉ lệ đẻ thường là 76,8%, mổ lấy thai là 23,2% [10], [33] Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do những sản phụ trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ tuổi, chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất, khung chậu chưa phát triển toàn diện và tâm lý chưa vững vàng do đó khó hợp tác với nhân viên y tế trong quá trình rặn đẻ, vì vậy bác sĩ thường phải chỉ định mổ lấy thai Quá trình chuyển dạ ở những sản phụ trẻ tuổi cũng thường có nguy cơ đẻ khó hơn như chuyển dạ kéo dài, đầu không lọt, suy thai, cổ tử cung không tiến triển Các yếu tố này làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm sản phụ dưới 20 tuổi tại các bệnh viện Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trường hợp chỉ định mổ lấy thai là do có vết mổ lấy thai cũ rất cao chiếm 10% tổng số các chỉ định mổ lấy thai Đây cũng là một vấn đề đáng báo động tại Thái Nguyên

Trong số 196 ca sinh có 1 sản phụ đờ tử cung chiếm 0,5%, 2 sản phụ chấn thương đường sinh dục chiếm 1,0% và 2 sản phụ nhiễm khuẩn hậu sản chiếm 1,0%, cả 5 sản phụ này đều là sau đẻ đường âm đạo So với nghiên cứu khác: của tác giả Nguyễn Hà Ngọc Uyên (2018) có tỉ lệ băng huyết sau sinh là 2% và tỉ lệ nhiễm trùng hậu sản 1%, của tác giả Ngô Kim Phụng (2008) có tỉ lệ nhiễm trùng hậu sản là 1,3%, tác giả Đỗ Thu Thủy có tỉ lệ nhiễm trùng hậu sản là 1,1% thì kết quả của chúng tôi có sự tương đồng [19], [11], [15] Tuy nhiên, tại Trung tâm sản phụ khoa bệnh viện Trung ương Thái Nguyên có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, xử trí tai biến kịp thời, các sản phụ sau đó đều phục hồi tốt và ổn định xuất viện

* Đặc điểm mổ lấy thai

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mổ lấy thai cấp cứu là 66,3% cao hơn nhóm chỉ định mổ lấy thai chủ động (33,7%) Tỷ lệ mổ lấy thai cấp cứu cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Kim Hoàn trong nhóm sản phụ dưới 18 tuổi mổ lấy thai, tỷ lệ mổ lấy thai cấp cứu là 53,8% [10] Đối với các sản phụ dưới 20 tuổi thường ít có chỉ định mổ lấy thai chủ động hơn vì chỉ định chính của mổ lấy thai chủ động là nhóm sản phụ có tiền sử mổ đẻ cũ

Trong số các sản phụ mổ lấy thai thì chỉ định hay gặp nhất là do phía thai chiếm 39,5%, nguyên nhân do phía mẹ là 35,8%, do phần phụ của thai là 15,8%, do từ 2 nguyên nhân trở lên là 8,9% Tỷ lệ này khá tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Kim Hoàn cho thấy tỷ lệ mổ lấy thai do thai là cao nhất 64,1%; 46,2% nguyên nhân mổ do mẹ và 10,3% mổ lấy thai do phần phụ

* Đặc điểm của trẻ sơ sinh

Sản phụ sinh đủ tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 77,0%, tỉ lệ trẻ non tháng nói chung chiếm 23,0% trong đó tỷ lệ sinh sinh cực non chiếm 3,6%, sinh rất non tháng chiếm 2,0%, sinh non trung bình chiếm 5,1%, sinh non muộn chiếm 12,2% Sinh non là một vấn đề quan trọng trên toàn thế giới, sinh non không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ từng cá thể, mỗi gia đình mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội Đẻ non là một vấn đề lớn trong sản khoa Hàng năm ước tính có khoảng 15 triệu trẻ em sinh non Biến chứng đẻ non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi Tỷ lệ thai non tháng của chúng tôi so với các nghiên cứu khác như sau:

So với các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hải có tỉ lệ sơ sinh non tháng là 13%, nghiên cứu của tác giả Đỗ Thu Thủy là 14,5%, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hà Ngọc Uyên là 8,9%, nghiên cứu của Mahmoud E là 14,2% thì kết quả của chúng tôi cao hơn đáng kể [6] [15] [19] [39] Giải thích cho sự khác biệt này có thể do sự chưa trưởng thành về mặt sinh học và thiếu sự tiếp cận với y tế về vấn đề quản lý thai nghén, đặc biệt là các sản phụ này hầu như không có nhiều kiến thức về nguy cơ sinh non tháng của các sản phụ dưới 20 tuổi Các sản phụ thường đi khám thai ở các phòng khám tư nhân ở khu vực nông thôn, thường ít khi được khảo sát đo chiều dài cổ tử cung qua đầu dò âm đạo, cũng như khám phụ khoa phát hiện nhiễm trùng đường sinh dục…

Số trẻ sơ sinh nhẹ cân, cân nặng dưới 2500g chiếm 17,9%, trọng lượng thai trung bình của chúng tôi là 2885,61 ± 680,93 gam So sánh với nghiên cứu của tác giả Đỗ Thu Thủy (2015) cân nặng sơ sinh dưới 2500 gam là 13,7% và cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là 2880,29 ± 575 gam [15], tác giả T Ganchimeg (2014) trẻ có cân nặng dưới 2500 gam là 12,3% [33], tác giả Nimj T (2018) là 15,5% [43] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng, mặc dù tỉ lệ cân nặng sơ sinh dưới 2500 gam có cao hơn, tuy nhiên không đáng kể Trẻ đẻ nhẹ cân là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong chu sinh, gây bệnh tật ở giai đoạn chu sinh, để lại nhiều hậu quả cho sự phát triển của trẻ sau này

Có sự khác biệt rõ ràng về cân nặng trẻ sơ sinh dưới 2500g với nhóm tuổi mẹ, trẻ sơ sinh nhẹ cân trong nhóm sản phụ có độ tuổi 14-17 cao hơn so với nhóm sản phụ từ 18-

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN