Nợ ngắn hạn giảm vì MWG tái cơ cấu nợ, cụ thể là chuyển một phần nguồn tài trợ vốn lưu động từ nợ ngắn hạn sang dài hạn, Vốn chủ sở hữu tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2020 vốn chủ sở
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÔN: THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHCỦA CÔNG TY THẾ GIỚI DI ĐỘNG
Lecturer: MS Nguyễn Thị Hai Hằng
Trang 2I GIỚI THIỆU CHUNG1 Tổng quan:
Tên công ty: Công ty Cổ phần đầu tư Thế giới Di động Nhóm ngành: Thiết bị điện tử viễn thông
Vốn điều lệ: 14,640,489,300,000 đông
2 Các lĩnh vực và dịch vụ kinh doanh:
Công ty TNHH Thế Giới Di Động thành lập vào tháng 03/2004, lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử
Năm 2007 Công ty TNHH Thế Giới Di Động tiếp nhận vốn đầu tư của quỹ Mekong Capital, chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần để mở rộng cơ hội phát triển Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) hiện đang vận hành các chuỗi bán lẻ bao gồm: Điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay với chuỗi Thế Giới Di Động (thegioididong.com) Điện tử, điện lạnh và gia dụng với Điện Máy Xanh (dienmayxanh.com) (bao gồm chuỗi Trần Anh), Thực phẩm và hàng tiêu dùng với Bách Hoá Xanh (bachhoaxanh.com), chuỗi bán lẻ thiết bị di động ở thị trường nước ngoài với 10 cửa hàng tập trung chủ yếu tại Phnôm Pênh, Campuchia
3 Định hướng chiến lược:
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động (HOSE: MWG) là công ty bán lẻ số 1 Việt Nam và là công ty duy nhất lọt Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương, chiếm lần lượt gần 48% và 38% thị phần bán lẻ điện thoại và điện máy năm 2019 với mạng lưới hơn 3000 cửa hàng trên toàn quốc
Trong giai đoạn 2023–2025, FPT sẽ tập trung vào hai mũi nhọn chính: Chuyển đổi số toàn diện và đầu tư xây dựng những nền tảng mạnh mẽ, là cốt lõi cho việc phát triển mô hình kinh doanh, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đa lĩnh vực và khách hàng.
Giá tại thời điểm hiện tại là 39,750 đồng tại ngày 14/03/2023.
II PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DIĐỘNG
1 Phân tích bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Số liệuSo sánh
TÀI SẢN
Trang 3đầu tư dài hạn8.713.646 11.016.147 11.203.0701,70%26,42%I Các khoản phải thu
Trang 4tài chính
3 Tài sản cố định vô
hình 27.642 80.214 74.173 -7,53% 190,19%
III Bất động sản đầu tưIV Tài sản dở dang dài
1 Đầu tư vào công ty
liên kết, liên doanh 52.758 181.035
VI Tổng tài sản dài hạn
Trang 511 Quỹ khen thưởng
8 Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 10.389.684 12.674.574 8.723.934 -31,17% 21,99%
- LNST chưa phân phối
lũy kế đến cuối kỳ trước 6.470.785 7.775.705 4.624.171 -40,53% 20,17%
- LNST chưa phân phối
kỳ này 3.918.898 4.898.869 4.099.763 -16,31% 25,01%
9 Lợi ích của cổ đông
không kiểm soát 9.281 11.838 14.508 22,55% 27,55%
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN46.030.880 62.971.405 55.834.210-11,33%36,80%1.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Tổng tài sản của MWG năm 2022 tăng so với năm 2020 và giảm so với năm 2021, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Tổng tài sản năm 2020 có giá trị hơn 46 nghìn tỷ đồng Sang năm 2021, cùng với đại dịch Covid-19 bùng phát nặng nề, doanh nghiệp đã phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng từ mức hơn 1600 cửa hàng nhưng tổng tài sản của doanh nghiệp vẫn tăng và tăng lên tới hơn 62 nghìn tỷ đồng Đến năm 2022, tổng giá trị tài sản giảm với mức giá trị hơn 55 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 7 nghìn tỷ đồng so với năm 2021
Tài sản ngắn hạn của MWG năm 2022 giảm so với năm 2020 và 2021, cụ thể: tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 81,07% trong tổng tài sản năm 2020, năm 2021 là gần 82,5% và đến năm 2022 giảm còn 79,94%.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Do MWG là công ty kinh doanh thương mại nên hàng tồn kho khá lớn Năm 2021 cũng vì dịch Covid-19 nên lượng hàng tồn kho tăng đáng kể so với năm 2020, đến năm 2022 lượng hàng tồn kho cũng đã giảm nhưng không nhiều
Tài sản dài hạn năm 2022 tăng so với năm 2021 và 2020
Trang 61.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả năm 2020 chiếm tỷ trọng 66,37%, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 63,92%, sang năm 2021 nợ phải trả 100% là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 67,64% Đến năm 2022, nợ phải trả giảm so với năm 2021 và chiếm tỷ trọng là 57,14% trong đó nợ ngắn hạn chiếm 46,57% Nợ ngắn hạn giảm vì MWG tái cơ cấu nợ, cụ thể là chuyển một phần nguồn tài trợ vốn lưu động từ nợ ngắn hạn sang dài hạn,
Vốn chủ sở hữu tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2020 vốn chủ sở hữu có giá trị hơn 15 nghìn tỷ đồng, năm 2021 tăng đến giá trị hơn 20 nghìn tỷ đồng, đến năm 2022 đạt hơn 23 nghìn tỷ đồng.
1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Năm 2020: nguồn vốn chủ sở hữu hơn 15 nghìn tỷ đồng nhưng vẫn không đủ đáp ứng đủ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Công ty vẫn thiếu một lượng vốn hơn 44 nghìn tỷ đồng, vì vậy công ty đã vay thêm vốn là hơn 30 nghìn tỷ đồng
Năm 2021: nguồn vốn chủ sở hữu tăng đạt mức hơn 20 nghìn tỷ, nhưng công ty vẫn thiếu một lượng vốn là 59 nghìn tỷ và công ty đã vay vốn hơn 42 nghìn tỷ đồng.
Năm 2022: nguồn vốn chủ sở hữu tăng và đạt mức hơn 23 nghìn tỷ, công ty vẫn thiếu một lượng vốn là hơn 52 tỷ đồng, công ty đã vay vốn hơn 31 nghìn tỷ đồng
⇒ Qua phân tích, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua từng năm nhưng vẫn không đủ để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của công ty, năm 2022 nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2021 và 2020 nhưng lượng vốn cần vay vốn đã giảm, cho thấy MWG đã rất thành công trong việc tái cơ cấu nợ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
8 Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết
liên doanh (3.707) (2.211) -100,00% -40,36%
9 Chi phí bán hàng 15.333.799 17.914.173 21.789.999 21,64% 16,83%
Trang 710 Chi phí quản lý
doanh nghiệp 3.404.432 3.823.390 2.348.040 -38,59% 12,31%
11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
19 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(15)-(18) 3.919.873 4.901.427 4.101.714 -16,32% 25,04%
20 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không
kiểm soát 2.105 2.557 1.951 -23,70% 21,47%
21 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty
Trang 82 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh: Năm 2021 tăng 13,06% so với năm 2020, đến năm 2022 tăng 8,52% so với năm 2021 đạt mức hơn 134 nghìn tỷ đồng Điều này cho thấy doanh thu của MWG và quy mô tăng trưởng vẫn tăng qua các năm, chứng tỏ chiến lược và chính sách mà ban lãnh đạo công ty thực hiện là hiệu quả.
Doanh thu thuần: Năm 2021 tăng 13,28% so với năm 2020, đến năm 2022 tăng 8,5% so với năm 2021 đạt mức hơn 133 nghìn tỷ đồng, dễ dàng nhận thấy khoản mục doanh thu thuần của công ty có biến động tương ứng với khoản mục doanh thu Đây là một tín hiệu khá tốt của công ty do tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới vẫn còn nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19.
Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2021 tăng 62,19% so với năm 2020, sự tăng trưởng này có thể do công ty được hưởng chiết khấu thanh toán mua hàng, thu lãi từ tiền gửi ngân hàng, thu lãi do khách hàng mua hàng trả góp, trả chậm.
Giá vốn bán hàng: là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn khoảng 77,04%, 76,79%, 76,17% trên tổng doanh thu qua 3 năm 2020, 2021 và 2022 Giá vốn hàng bán giảm qua từng năm.
Tuy chi phí qua các năm tăng nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng, cụ thể:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2021 tăng 19,46% so với năm 2020, đến năm 2022 tăng 1,69% so với năm 2021 đạt mức hơn 6 nghìn tỷ đồng Lợi nhuận gộp: năm 2020 tăng 15,35% so với năm 2020, đến năm 2022 tăng 11,4% so với năm 2021 đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế: năm 2021 tăng 25,04% so với năm 2020, đến năm 2022 giảm 16,31% so với năm 2021 đạt mức hơn 4 nghìn tỷ đồng MWG cho rằng, những biến động vĩ mô, bất ổn về chính trị - kinh tế toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh, thu nhập và xu hướng tiêu dùng của người dân Trong quý 4/2022 do sức mua các sản phẩm điện thoại, điện máy giảm mạnh hơn dự kiến Xu hướng thắt chặt chi tiêu cũng diễn ra ngay cả đối với thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu.
⇒ Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy tình hình kinh doanh của công ty khá tốt vào năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng hậu Covid nhưng kết quả kinh doanh vẫn tốt, đến năm 2022 bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô nên lợi nhuận sau thuế của MWG có phần sụt giảm nhẹ so với năm 2021.
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Trang 9Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu 552,69 320,01 749,21
Chỉ tiêu vòng quay khoản phải trả 11,07 9,67 10,94 Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động 13,75 13,13 7,16
Nhóm chỉ tiêu sinh lời
Chỉ tiêu mức sinh lời trên DT 3,61% 3,99% 3,07%
Chỉ tiêu thu nhập trên VCSH 25,32% 24,05% 17,14%
3 Các nhóm chỉ tiêu cần chú ý3.1 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
Chỉ tiêu thanh khoản hiện hành: có sự tăng trưởng qua các năm, c và lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đáp ứng các nghĩa vụ nợ hiện hành Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt Bởi có thể nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.
Chỉ tiêu thanh toán nhanh: tăng không liên tục, luôn duy trì trên mức 0,5 cho thấy tình hình thanh toán nhanh của doanh nghiệp khá tốt.
Chỉ tiêu thanh toán lãi vay: luôn duy trì chỉ số lớn hơn 1, cho thấy khả năng trang trải lãi vay của MWG khá tốt.
3.2 Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ
Chỉ tiêu nợ trên vốn: tuy nợ phải trả tăng mạnh vào năm 2021 và tăng nhẹ vào năm 2022 so với năm 2020 nhưng vốn chủ sở hữu cũng tăng một khoản tương ứng nên đảm bảo cho chỉ số này duy trì ở mức biến động trong phạm vi dưới 3
Chỉ tiêu nợ trên tổng tài sản: có biến động trong phạm vi có thể chấp nhận được, duy trì được chỉ số này dưới 0,75.
3.3 Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu: tăng mạnh vào năm 2022 khi có hơn 749 lần các khoản phải thu thành tiền mặt Số ngày thu hồi khoản phải thu bình quân đạt 0,6; 1,1 và 0,5 ngày qua 3 năm 2020, 2021 và 2022 Cho thấy khả năng thu hồi nợ của MWG tốt
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho: chỉ số hàng tồn kho năm 2021 giảm so với năm 2020 Đến năm 2022 chỉ số này tăng trở lại có thể là do sự tác động của các yếu tố vĩ mô, nhưng chỉ số này vẫn đảm bảo nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột, đảm bảo quá trình cung ứng sản phẩm đến khách hàng kịp thời.
Chỉ tiêu vòng quay khoản phải trả: năm 2021 giảm so với năm 2020 và đến năm 2022 tăng so với năm 2021 Số ngày thanh toán khoản phải trả bình quân đạt 32,98; 37,73 và 33,36 ngày qua 3 năm 2020, 2021 và 2022 Cho thấy khả năng thanh toán của MWG cho các nhà cung cấp là uy tín, không chiếm dụng quá nhiều vốn của các nhà cung cấp
Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động: chỉ số giảm qua các năm, đặc biệt giảm mạnh ở năm 2022 do việc bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô đến doanh nghiệp Tuy nhiên MWG
Trang 10đã thực việc cơ cấu lại vốn vay, một phần nợ ngắn hạn sang dài hạn, đồng thời tạm dừng mở mới tất cả các chuỗi cửa hàng.
Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản: có sự sụt giảm vào năm 2021 có thể là do dịch bệnh kéo dài, nhưng đến năm 2022 có sự tăng trưởng trở lại, chỉ số đạt 2,39 Cho thấy MWG đang trên đà tăng trưởng trở lại
3.4 Nhóm chỉ tiêu sinh lời
Chỉ tiêu mức sinh lời trên doanh thu (ROS): tỷ lệ tạo ra lợi nhuận sau thuế từ doanh thu thuần vẫn chưa cao.
Chỉ tiêu thu nhập trên tổng tài sản (ROA): tỷ lệ giảm qua từng năm trong khi tổng tài sản vẫn có sự tăng trưởng, cho thấy MWG sử dụng chưa hiệu quả các tài sản hiện hữu của doanh nghiệp
Chỉ tiêu thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE): như ROA, thì chỉ số của ROE cũng giảm qua từng năm mặc dù vốn chủ sở hữu tăng trưởng qua các năm, cho thấy việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu và cơ cấu tài chính chưa thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp
⇒ Trong bản báo cáo, MWG thừa nhận đã trải qua một năm đầy thách thức do biến động vĩ mô Trong đó, những bất ổn về chính trị - kinh tế toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh, thu nhập và xu hướng tiêu dùng của người dân Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT cũng đã thừa nhận "Năm nay là một năm "đi lùi" thực sự với MWG" Đây cũng là năm đầu tiên doanh nghiệp đứt mạch tăng trưởng lợi nhuận.
4 Các tỷ số cần có
Tỷ số thanh toán hiện hành cao hơn TB ngành và cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt Bởi có thể nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.
Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao, sau khi đã trừ đi các loại TS ít thanh khoản như hàng tồn kho
nhóm tỷ số sinh lời đều cao hơn TB ngành tức đều tốt hơn
Tỷ số thanh toán hiện hành so với chính doanh nghiệp trong quá khứ có bước tăng rõ rệt là kết quả của việc đã phục hồi hoạt động kinh doanh thành công sau đại dịch, đồng thời cũng thể hiện trong điều kiện kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, MWG - một doanh nghiệp bán lẻ đa kênh vẫn vượt qua khó khăn và đang giữ vững đà phát triển.
Trang 11Tỷ số thanh toán nhanh so với chính doanh nghiệp trong quá khứ cũng có sự tối ưu tốt hơn vì chính sách tối ưu hàng tồn kho Và tối ưu hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo đủ nguồn hàng để hoạt động kinh doanh là mục tiêu đã đề ra được hoàn thành tốt trong năm 2022.
Nhóm tỷ số sinh lời không biến động quá mạnh qua 3 năm thể hiện tình hình tài chính doanh nghiệp đang có lợi nhuận và lợi nhuận đang được giữ vững với biên độ dao động nhẹ.
Theo góc độ quan tâm của bên cho vay - Ngân hàng: Về tài chính doanh nghiệp cần nộp: kế hoạch sử dụng vốn vay, BCTC (lưu chuyển tiền tệ, BCĐKT, BCKQKD) gần nhất, tỷ số thanh khoản để xem khả năng trả nợ, tỷ số sinh lời để xem tình hình lời lỗ của doanh nghiệp.
TỶ SỐ SINH LỜI
Trang 12Với nhóm tỷ số giá trị thị trường, ý kiến của nhóm cho rằng với góc độ của bên cho vay sẽ không quá quan tâm đến vì góc độ này cũng tương tự như góc độ của các chủ nợ, trái chủ.
Trang 133 KẾT LUẬN CHUNG
Qua việc phân tích tình hình tài chính, ta nhận thấy rằng Công ty cổ phần TGDĐ trong những năm vừa qua đã đạt được những chỉ số ấn tượng, khả quan, vì vậy đáng để cân nhắc đầu tư Mặc dù tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của một số chuỗi cửa hàng TGDĐ và ĐMX có phần giảm và bị chững lại so với những năm trước, BHX vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ và vươn lên vị trí đứng đầu trong ngành bán lẻ bách hóa tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, MWG vẫn có sự gia tăng ổn định về doanh thu và tổng tài sản, giữ Vững được vị thế của mình trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Trong năm 2023 – 2025, MWG lên kế hoạch tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh đặc biệt là chuỗi cửa hàng BHX không chỉ ở trong nước mà còn phát triển ở thị trường nước ngoài Ưu tiên tìm kiếm và phát triển thêm những ngành hàng mới, sáp nhập và mở rộng các mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ.