1.2 Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị thực tập Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: In Hologram: tem nhãn chống hàng giả, màng Bopp Hologram và Metalize Hologram In Offset: nhãn hàng, tem nhãn d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ
NGHIỆP 3
Tên đơn vị thực hành: “CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN”
Sinh viên thực hiện: TRẦN QUỲNH ANH
Mã sinh viên : 21111182874
Lớp : DH11QTKD8
Khoá : 2021-2025
HỆ : CHÍNH QUY
Hà Nội, tháng 4 /2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
3
Tên đơn vị thực hành: “CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN”
Sinh viên thực hiện: TRẦN QUỲNH ANH
Mã sinh viên : 21111182874
Khoá : 2021-2025
Hệ : CHÍNH QUY
Hà Nội, tháng 4 /2024
2
Trang 4CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN.
1.1 Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập
Tầm nhìn:
Công ty cổ phần Nam Liên là đối tác tin cậy có uy tín với các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu và sản xuất vật liệu chống làm giả cho: văn bằng, chứng chỉ, các tài liệu và các giấy tờ quang trọng…
Sản xuất và cung cấp tem nhã, bao bì chống hàng giả bảo vệ thương hiệu, chống hàng nhái Đồng hành cùng các nhà sản xuất chân chính bảo vệ người tiêu dùng
Công ty không ngừng đổi mới cả về công nghệ và quản lý để luôn tiên phong là nhà sản xuất tem nhãn, bao bì chống làm giả hàng đầu tại Việt Nam, là đơn vị hợp tác tin cậy của mọi doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi:
Đối với khách hàng: Luôn luôn đặt chữ “Tín- Tâm” lên hàng đầu.
– Lấy chữ Tín để khẳng định thương hiệu và hoạt động kinh
– Lấy chữ Tâm để phục vụ khách hàng tận tâm, nhiệt tình… đặt lợi ít và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu Sự hài lòng của khách hàng là thành công của chúng tôi
Đối với đối tác: Dựa trên phương châm cùng phát triển, cùng nhau đi đến thành công,
hợp tác trên công thức “win-win”
Đối với nội bộ: Đoàn Kết – Trách Nhiệm – TrungThực – Chuyên Nghiệp.
Đối với xã hội: Duy trì sự phát triển bền vững và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng
đồng, xã hội
Nhân sự:
Nhân tố con người luôn là trọng tâm, là nguồn lực quyết định sự phát triển và thành công cho mọi hoạt động của tổ chức Chúng tôi luôn đánh giá cao những đóng góp của từng cá nhân, tập thể và đội nhóm trong tổ chức Để đảm bảo được chất lượng nhân sự ổn định, WIN luôn quan tâm tới nhân viên bằng cách:
Tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động
Đào tạo nhân viên thường xuyên, nâng cao nghiệp vụ
Khuyến khích nhân viên sáng tạo, tự tin phát huy trong công việc
4
Trang 5Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, chế độ đãi ngộ tốt… luôn thu hút được nhân sự giỏi để tham gia vào sự phát triển của công
Công Ty Cổ Phần Nam Liên tiền thân là công ty liên doanh Nam Liên được cấp GPKD số: 1887/GP/BKHDT năm 1997 Là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Laser và kỹ thuật holography vào in ấn và sản xuất vật liệu, tem nhãn chống làm giả Công ty được cổ phần hóa năm 2007, đến nay đã trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển
Công Ty không ngừng nâng cao chất lượng, phát triển đa dạng các giải pháp và hình thức dịch vụ phù hợp với mỗi đối tượng Khách hàng mà còn là người bạn đồng hành cùng với
sứ mệnh nâng cao giá trị thương hiệu và bảo vệ quyền lợi của Quý doanh nghiệp và Người tiêu dùng
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị thực tập
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
In Hologram: tem nhãn chống hàng giả, màng Bopp Hologram và Metalize Hologram
In Offset: nhãn hàng, tem nhãn decal
In ống đồng: Bao bì phức hợp các loại và đặc biệt bao bì có gắn Hologram chống làm
giả
Sản xuất: màng Cpp, Mcpp, Pet , Bopp Hologram, Foil Hologram
Điện hóa nhôm: Sản xuất màng ép nhũ kim nguyên liệu cho sản xuất bao bì giấy, bao bì
nhựa…
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của đơn vị thực tập
Cơ cấu tổ chức, mô hình sản xuất của doanh nghiệp: Công ty cổ phần Nam Liên được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty
Đại hội cổ đông:
Thông qua định hướng phát triển của công ty;
5
Trang 6Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; Quyết định sửa đổi,
bổ sung Điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị
Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
Hội đồng quản trị:
HĐQT sẽ có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể như:
Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty
Chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hằng năm của công ty
Các dự án và phương án đầu tư trong thẩm quyền
Thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác
Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc là người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp
Quyết định hoạt động kinh doanh
Ở vai trò cấp cao trong doanh nghiệp, một trong các nhiệm vụ của tổng giám đốc là xây dựng và thực thi các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Các chiến lược này có thể là về các phương án đầu tư, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch xây dựng thương hiệu,
Hơn nữa, họ còn tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chiến lược để đảm bảo hiệu quả tài chính và chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp
6
Trang 7Ngoài các chiến lược cụ thể, tổng giám đốc còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chỉ đạo được đưa ra bởi Hội đồng quản trị
Xây dựng và quản lý cơ cấu doanh nghiệp:
Không chỉ hoạt động kinh doanh, mà cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp cũng nằm trong phạm vi quản lý của tổng giám đốc Tuy nhiên, tổng giám đốc không phải là người quản
lý trực tiếp và nắm rõ toàn bộ hệ thống nhân viên từ thấp tới cao Đó là nhiệm vụ của giám đốc nhân sự
Tổng giám đốc tập trung vào xây dựng và lãnh đạo đội ngũ các giám đốc cấp cao Nhân vật này sẽ giám sát hoạt động của đội ngũ này và hướng dẫn khi cần thiết Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc thuyên chuyển công tác đối với các chức vụ trong doanh nghiệp, trừ những chức vụ nằm ngoài thẩm quyền phụ trách của tổng giám đốc
Tuy không trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nhân sự, họ có thể đưa ra những kiến nghị phù hợp từ góc nhìn của tổng giám đốc Những kiến nghị này có thể được giám đốc nhân
sự tham khảo để quản lý đội ngũ nhân viên hiệu quả hơn
Một trách nhiệm khác về nhân sự của tổng giám đốc là đảm bảo việc thực thi kỷ luật và quy định hướng dẫn đối với tất cả các cấp bậc nhân viên trong doanh nghiệp Tổng giám đốc cần nắm chắc rằng không chỉ các nhân viên cấp cao mà cả các nhân viên thông thường đều hiểu được mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn về hiệu quả công việc Từ trên xuống dưới đều làm việc vì một tầm nhìn chung
Không chỉ giám đốc nhân sự, tổng giám đốc cũng tham gia vào quyết định các chính sách đãi ngộ (lương, thưởng, phụ cấp) của người lao động trong doanh nghiệp Những quyết định này liên quan tới quyền lợi của người lao động cũng như lợi nhuận và khả năng chi trả của doanh nghiệp
Xây dựng và duy trì các mói quan hệ hợp tác:
Tổng giám đốc đồng thời làm việc với nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp Họ cần kết nối để thu hút và giữ chân người lao động, làm hài lòng chủ sử dụng lao động và duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững lâu dài với đối tác
7
Trang 8Tổng giám đốc có vị trí quản lý điều hành cao nhất trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cho thành công chung của doanh nghiệp Tổng giám đốc có thể quyết định các vấn
đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp mà không cần thông qua Hội đồng quản trị
Quyền hạn của tổng giám đốc có thể được áp dụng trong nhiều khía cạnh, bao gồm hoạt động kinh doanh, đầu tư, hoạt động chung trong doanh nghiệp, quản lý nhân viên, cũng như cố vấn cho người giữ chức vụ cao nhất – chủ tịch trong việc quyết định tương lai của doanh nghiệp
Tổng giám đốc có quyền quyết định tuyển dụng hoặc thay đổi vị trí công tác đối với những nhân viên dưới quyền, trừ những người thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị Phó tổng giám đốc:
Chức năng của Phó giám đốc là giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của công ty, doanh nghiệp theo sự phân công của Giám đốc Bên cạnh đó, chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động Thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận
Nhiệm vụ của Phó giám đốc
Tùy vào từng mảng công việc mà Phó giám đốc sẽ có nhiệm vụ khác nhau Tuy nhiên, họ vẫn phải đảm bảo những công việc chính như sau
Quản lý nhân sự: Công việc của một Phó giám đốc bao gồm phân công, bố trí nhân sự, đôn đốc và quản lý nguồn lực theo đúng quy định của công ty Ngoài ra còn đào tạo, đánh giá khen thưởng nhân viên, tham gia phỏng vấn và đào tạo nhân viên mới Dẫn dắt, phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của họ
Kinh doanh/sản xuất: Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ các bộ phận, điều phối ngân sách, lập kế hoạch để đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru Trao đổi với Giám đốc, thảo luận
về các lựa chọn để có quyết định chính sách phù hợp
Quyền hạn của Phó giám đốc
Một Phó giám đốc thực hiện quyền bằng văn bản của ban giám đốc phù hợp với từng giai đoạn, sự phân công từ cấp trên Họ cũng có quyền thay thế Giám đốc đưa ra quyết định quan trọng nếu Giám đốc vắng mặt Thông thường thì hoạt động của Phó giám đốc sẽ gắn liền với công tác điều hành của CEO
Phòng hành chính – Kế toán
Chức năng:
8
Trang 9Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực
tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty
Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty
Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty
Nhiệm vụ:
Công tác văn phong
Công tác tổ chức,chế độ chính sách
Công tác bảo hộ lao động
Công tác bảo vệ
Công tác phục vụ
Công tác khác
Quyền hạn:
Phòng tổ chức hành chính có quyền tham mưu và giúp việc cho giám đốc công ty
Tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực công tác tổ chức, hành chính khi được lãnh đạo công ty phê duyệt
Phòng kinh doanh:
Chức Năng:
Phòng kinh doanh có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ mới hoặc là nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ đã
có để đáp ứng nhu cầu của thị trường Các hoạt động này sẽ góp phần mở rộng và phát triển thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
Quyền hạn và nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch thực hiện và phân bổ một cách hợp lý thời gian sản xuất kinh doanh cho các phân xưởng sản xuất và cho toàn bộ doanh nghiệp
Thực hiện các lệnh sản xuất, để đảm bảo lượng sản phẩm cần thiết và có biện pháp gia tăng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường
Đề xuất các chiến lược marketing cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh theo từng giai đoạn cụ thể
Lập kế hoạch triển khai hoạt động phát triển thị trường và việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và mở rộng mối quan
hệ với khách hàng mới
9
Trang 10Bảo vệ- Lái xe tạp vụ:
Chức Năng:
Tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công
an có thẩm quyền
Quyền hạn:
Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có quyền hạn sau: Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;
Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật
Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện quyền hạn như sau:
Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;
Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật
Tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp
Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ là chịu trách nhiệm trông coi tài sản của công ty, cửa hàng, khu vực trong và ngoài văn phòng,… đảm bảo không xảy ra mất cắp, hư hỏng tài sản của người dân - Quan sát các dấu hiệu phạm tội, gây mất trật tự và điều tra các hành
vi gây rối
Xưởng sản xuất:
10
Trang 11Chức năng:
Phòng sản xuất của một doanh nghiệp là bộ phận tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp Đứng đầu phòng sản xuất là Giám đốc sản xuất Những thành viên khác của bộ phần này gồm có kỹ thuật viên, kỹ sư, nhà thiết kế, vận hành máy,…
Chịu trách nhiệm thiết kế hàng hóa, sản phẩm cho doanh nghiệp
Kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động sản xuất Bằng cách kiểm soát sản xuất, phòng sản xuất có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực, máy móc, lao động một cách hợp lý, giảm thiểu lãng phí
Quản lý chi phí sản xuất, đảm bảo sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất để tối đa hóa lợi nhuận
Đảm bảo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất luôn được bảo trì, bảo dưỡng đúng cách Quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm
Quyền hạn và nhiệm vụ:
Trách nhiệm chính của phòng sản xuất là chuyển đổi nguyên vật liệu thô và các yếu tố đầu vào khác thành sản phẩm cuối cùng Đồng thời còn có trách nhiệm nâng cao hiệu quả của dây chuyền sản xuất nhằm đạt được mục tiêu sản lượng đề ra và đảm bảo giá trị cũng như chất lượng của thành phẩm làm ra luôn tốt nhất
Phòng sản xuất có trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu Không những kiểm tra phát hiện lỗi sản phẩm trong quá trình sản xuất, bộ phận này còn phải đảm bảo kiểm tra nghiêm ngặt các mẫu sản phẩm mới trước khi cho sản xuất hàng loạt Ngoài ra, phòng sản xuất còn phải tập trung vào việc tiêu chuẩn hóa quy trình để nâng cao chất lượng sản phẩm
Phòng sản xuất có trách nhiệm thu thập các thông tin liên quan đến sản phẩm được làm ra
và cung cấp cho bộ phận nghiên cứu phát triển để bộ phận này cải tiến các sản phẩm hiện
có của công ty
Ngoài các nhiệm vụ kể trên, phòng sản xuất còn có nhiệm vụ:
Sắp xếp, bảo quản hàng hóa và kiểm soát các điều kiện bảo quản
Đảm bảo trật tự, an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc
11