Nét đặc trưng của thực trạng nền kinh tế có lạm phát là giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm.Ở nước ta, từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 2
1 Khái niệm và đo lường lạm phát 2
1.1 Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quan 2
1.2 Thước đo lạm phát 2
1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2
1.2.2 Chỉ số giảm phát GDP 3
2 Phân loại 3
2.1 Phân loại lạm phát theo mức độ 3
2.1.1 Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) 4
2.1.2 Lạm phát phi mã 4
2.1.3 Siêu lạm phát 4
2.2 Phân loại lạm phát theo định tính 4
2.2.1 Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường 5
2.2.2 Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng 5
3 Nguyên nhân 5
3.1 Lạm phát do cầu kéo 6
3.2 Lạm phát do chi phí đẩy………6
3.3 Lạm phát tiền tệ 7
3.4 Một số nguyên nhân khác 7
4 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế 8
4.1 Ảnh hưởng tiêu cực 8
4.1.1 Ảnh hưởng đến lãi suất 8
4.1.2 Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động 8
4.1.3 Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập 8
4.1.4 Ảnh hưởng đến khoản nợ quốc gia 9
4.2 Ảnh hưởng tích cực 9
Trang 4CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(2020-2022) 11
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT .15
1 Các giải pháp của chính phủ trong thời gian ngắn hạn và dài hạn 15
1.1 Những biện pháp tình thế 15
1.2 Những biện pháp chiến lược 16
2 Các chính sách tiền tệ 16
3 Cân bằng cung - cầu trong nền kinh tế 18
KẾT LUẬN 19
Tài liệu tham khảo 20
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo sự thay đổi của nềnkinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây Trong nền kinh tế, thị trườnghoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gây gắt để thu được lợi nhuận cao và đứngvững trên thị trường Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanhchóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới Bên cạnh bao vấn đềcần có để kinh doanh còn có những vấn đề nan giải trong kinh tế Một trongnhững vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát
Lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô Nó đã trở thànhmối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công lý Lạm phát đã được đề cập rấtnhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế Nó ảnh hưởng tớitoàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội đặc biệt là giới lao động Nétđặc trưng của thực trạng nền kinh tế có lạm phát là giá cả của hầu hết các hànghóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm
Ở nước ta, từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, lạm phát diễn ra nghiêmtrọng và kéo dài Phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, gây hại đến tất cả cácmối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng
nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm,nghiên cứu và đề xuất phương án khắc phục Ở nước ta hiện nay, chống lạmphát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là mục tiêu rất quan trọngtrong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việcnghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế, đặcbiệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như nền kinh tế nước ta Chúng ta cầnphải tìm hiểu xem lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Lạm phát có ảnhhưởng gì đến nền kinh tế? Và tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát?Bài tiểu luận của nhóm em sẽ điểm lại các lý thuyết, các bằng chứng thựcnghiệm về lạm phát, một số vấn đề liên quan và mối quan hệ giữa lạm phát vàtăng trưởng kinh tế, đồng thời đưa ra một số gợi ý về giải pháp, chính sách hạnchế lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1 Khái niệm và đo lường lạm phát
1.1 Khái niệm lạm phát và một số khái niệm liên quan
Khái niệm lạm phát
Theo Mankiw, lạm phát là một hiện tượng của cả nền kinh tế liên quan đếngiá trị của phương tiện trao đổi của nền kinh tế; lạm phát liên quan đến giá trịcủa tiền hơn giá trị hàng hoá Khi lượng tiền đi vào lưu thông vượt quá mức chophép, đồng tiền sẽ bị mất giá trị so với các loại hàng hoá khác Xét trong mộtnền kinh tế, khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hànghoá và dịch vụ hơn, vì vậy lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn
vị tiền tệ
Các khái niệm liên quan
˗ Giảm phát: là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trongmột khoảng thời gian nhất định
˗ Thiểu phát (hay cắt giảm lạm phát): được dùng để miêu tả tỉ lệ lạm phát
giảm dần trong một khoảng thời gian nhất định Nó thường được sử dụng để
mô tả các trường hợp khi tỉ lệ lạm phát giảm nhẹ trong một thời gian ngắn
1.2 Thước đo lạm phát
Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinhtế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát GDP
1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được muabởi người tiêu dùng Chỉ số này biểu thị biến động về mức giá chung của một rổhàng hóa và dịch vụ cố định dùng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình
˗ Công thức tính CPI:
CPI = Chi phí đ mua hàng hóa th i kì tể ờ x 100
Chi phí đ mua hàng hóa th i kì cể ờ ơ
sở
Trang 7˗ Công thức tính tỷ lệ lạm phát (theo CPI):
Nếu P là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại o
và P là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:-1
Tỷ lệ lạm phát = 100 x
P o – P -1
P -1
1.2.2 Chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm, biểu thị sự biến động
về mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong lãnhthổ kinh tế của quốc gia Chỉ số này dùng để đo lường mức giá hiện hành so vớimức giá năm cơ sở
˗ Công thức tính chỉ số giảm phát GDP:
Chỉ số giảm phát GDP = 100 x
GDP danh nghĩaGDP thực tế
˗ Công thức tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giảm phát GDP:
Tỷ lệ lạm phát năm 2 = 100 x
Chỉ số giảm phát GDP năm 2 - Chỉ số giảm phát GDP
năm 1 Chỉ số giảm phát GDP năm 2
2 Phân loại
Lạm phát được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau
2.1 Phân loại lạm phát theo mức độ
Căn cứ theo sự biến động của chỉ số giá cả, người ta chia lạm phát ra làm 3loại:
Trang 82.1.1 Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số)
Loại lạm phát này xảy ra với mức tăng chậm của giá cả, được giới hạn ởmức độ một con số hàng năm (dưới 10%) Trong thời kì này, nền kinh tế hoạtđộng bình thường, đời sống của người dân khá ổn định Đây là lạm phát có thể
dự đoán được, giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không nảy sinh tìnhtrạng thu mua, tích trữ hàng, nền kinh tế lúc này ổn định, đời sống của ngườidân lao động được đảm bảo, nền kinh tế ít rủi ro nên các hoạt động mua bán vàđầu tư được các hãng kinh doanh mở rộng Với mức tăng trưởng tiền dưới 10%
ở các nước đang phát triển và 2-5% ở các nước phát triển, lạm phát không chỉ íttạo tác động tiêu cực mà có thể còn tích cực như: vay nợ, đầu tư, kích thích tiêudùng, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội…
2.1.2 Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số Mức độ lạmphát này có tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 100% Mức giá chung lúc này tănglên nhanh chóng, gây biến động lớn về mặt kinh tế Tiền của một quốc gia bịmất giá, lãi suất thực giảm đến mức âm, người dân thay vì giữ tiền mặt thì tăngcường tích trữ hàng hoá và các loại tài sản khác như vàng, ngoại tệ, bất độngsản, gây ra sự không ổn định trong nền kinh tế Khi mức độ lạm phát này kéodài sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tếnghiêm trọng
2.1.3 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng cao bất thường, tỷ lệ tăng mứcgiá chung thường ở mức 3 chữ số, khoảng trên 200% một năm, lớn hơn nhiều sovới lạm phát phi mã và không ổn định Lúc này, các yếu tố thị trường bị biếndạng, thông tin không chính xác, giá cả tăng nhanh và không ổn định, giá trịthực của đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng và lượng cầu về tiền tệ giảm đi đáng
kể Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, khiến nền kinh tế quốc gia rơi vào khủnghoảng, gây bất ổn tình hình an ninh, chính trị trong nước Hiện tượng này rất ítkhi xảy ra, tuy nhiên trên thực tế đã có những vụ siêu lạm phát trầm trọng đãdiễn ra trên thế giới như ở Đức vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lên tới29.500%, hay ở Zimbabwe giai đoạn 2000-20009, lạm phát có lúc lên tới đỉnhđiểm với tỷ lệ 516 x 10^18 %
2.2 Phân loại lạm phát theo định tính
Căn cứ vào định tính, lạm phát được chia ra làm 2 nhóm:
Trang 92.2.1 Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường
2.2.1.1 Lạm phát dự đoán trước
Lạm phát dự đoán trước là lạm phát diễn ra theo dự đoán của các nhànghiên cứu kinh tế, có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát trong các năm tiếptheo Loại lạm phát này có tỷ lệ lạm phát tương đối ổn định, xảy ra hằng nămtrong thời kỳ dài Lạm phát này không gây thiệt hại nhiều cho nền kinh tế quốcgia, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, đời sống mà thường chỉ tác động điềuchỉnh chi phí sản xuất
2.2.1.2 Lạm phát bất thường
Đây là loại lạm phát không thể dự đoán được Loại lạm phát này có tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài dự đoán của con người vì nó xảy ra đột ngột Lạm phát bất thường thường bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài, các tác nhân của nền kinh
tế không thay đổi bất ngờ như dịch bệnh, chiến tranh, Vì vậy, con người thường bị ảnh hưởng tâm lý vì không kịp thích nghi, gây ra sự phân bổ lại tài sản của nhân dân, biến động đối với nền kinh tế và dẫn đến niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút
2.2.2 Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng
2.2.2.1 Lạm phát cân bằng
Lạm phát cân bằng là loại lạm phát có mức tăng trưởng tiền tệ tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia Loại lạm phát này không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung
2.2.2.2 Lạm phát không cân bằng
Lạm phát không cân bằng là loại lạm phát có mức tăng trưởng tiền tệkhông tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động Loại lạm phát nàythường hay xảy ra trên thực tế hơn
3 Nguyên nhân
Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể tóm tắt lạm phát xuấtphát từ 3 nguyên nhân chính: cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới trênthị trường tăng cao đột ngột và sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khisản xuất chưa kịp đáp ứng
Trang 103.1 Lạm phát do cầu kéo
Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu Nguyên nhân chính
là do tại cùng một thời điểm, tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cungkhông tăng hoặc tăng không kịp Khi cung tiền tệ tăng lên, tâm lý tiêu dùng cánhân tích cực hơn, từ đó kích thích tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng nhanhhơn so với khả năng sản xuất Điều này sẽ dẫn đến giá cả rơi vào tình trạng “leothang” và khiến giá trị của đồng tiền bị mất giá Do đó, người tiêu dùng sẽ phảichi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ, tình trạnglạm phát từ đó xuất hiện
Tổng cầu trong nền kinh tế bao gồm chi tiêu của hộ gia đình C, chi tiêu củachính phủ G, đầu tư trong nền kinh tế I, nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu X, lượng hàng hóa nhập khẩu M, hàng hóa nhập khẩu làm phong phú thêm hàng hóa trong nước, làm giảm căng thẳng giữa tổng cầu nên được biểu diễn bằng dấu âm (-) trong biểu thức cộng các yếu tố của tổng cầu
Nếu gọi tổng cầu là AD thì: AD = C + I + G + X - M Tổng cầu tăng có thể
do một hoặc một số các yếu tố trong vế bên phải của biểu thức tăng lên
Như vậy, các chi phí sản xuất đầu vảo tăng làm tăng giá thành sản phẩm vàbuộc doanh nghiệp tăng giá bán để bù đắp chi phí Giá bán tăng sẽ gây ra lạmphát Mặt khác, theo quy luật cung cầu, khi giá bán tăng sẽ làm tổng cầu giảmxuống, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất, sa thải nhân công Hậu quả dẫnđến cho nền kinh tế lúc này là vừa có lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng tỉ
lệ thất nghiệp
Trang 113.3 Lạm phát tiền tệ
Lạm phát tiền tệ là tình trạng xảy ra khi nguồn cung tiền tệ trong nước tăngquá cao Cung tiền tăng do các ngân hàng trung ương phải thực hiện chính sáchmua ngoại tệ để tránh làm mất giá trị của đồng tiền trong nước; hoặc cũng có thể
do các ngân hàng mua công trái theo yêu cầu của nhà nước cũng góp phần phátsinh lạm phát
Bên cạnh đó, lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra, được giải thích bằng phương trình sau:
M*V = P*Y
Trong đó:
· M: lượng cung tiền danh nghĩa
· V: tốc độ lưu thông tiền tệ
· P: chỉ số giá
· Y: sản lượng thực của nền kinh tế
Với giả thiết này, V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiền danh nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo tỷ lệ, lạm phát xảy ra
3.4 Một số nguyên nhân khác
3.4.1 Lạm phát do xuất khẩu
Trên thị trường, khi phần lớn sản phẩm sản xuất trong nước được thu gom
để phục vụ xuất khẩu, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn khiến lượng hàng cungcho thị trường trong nước giảm, dẫn đến mức giá chung bị đẩy lên cao Điềunày dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung khiến mất cân bằng cung cầu trongnước, dẫn đến phát sinh lạm phát
3.4.2 Lạm phát do nhập khẩu
Khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới tăng thì dẫn đến giá hànghóa nhập khẩu tăng theo, giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên, kéotheo mức giá chung tăng lên, từ đó sẽ hình thành lạm phát
3.4.3 Lạm phát do cầu thay đổi
Nếu trên thị trường xuất hiện một doanh nghiệp cung cấp độc quyền mộtloại sản phẩm không bao giờ giảm giá mà chỉ thấy tăng thì giá của các hàng hóa,
Trang 12dịch vụ phụ thuộc vào sản phẩm đó cũng tăng theo (ví dụ như điện) Kết quả làgiá thành chung tăng đồng thời làm phát sinh lạm phát.
4 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát có những tác động nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia,bao gồm cả tác động tiêu cực và tích cực
4.1 Ảnh hưởng tiêu cực
4.1.1 Ảnh hưởng đến lãi suất
Lãi suất chính là yếu tố chịu ảnh hưởng đầu tiên của lạm phát Lạm pháttăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn Để huyđộng được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngânhàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn.Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngânhàng
Vì Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát nên khi lạm pháttăng, để giữ cho lãi suất thực trong nước được ổn định thì lãi suất danh nghĩaphải tăng theo mức tăng của lạm phát Điều này kéo theo hệ quả làm suy thoáinền kinh tế, các hoạt động vay nợ và đầu tư giảm dẫn đến một lượng lớn laođộng không có công ăn việc làm
4.1.2 Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động
Thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động và lạm phát
có mối quan hệ với nhau Nếu lạm phát tăng nhưng mức thu nhập danh nghĩakhông đổi sẽ dẫn đến thu nhập thực tế của người lao động bị giảm Điều này ảnhhưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động và cả doanh nghiệp Lạm phátkhông chỉ làm giảm giá trị thực tế của những tải sản không phát sinh lãi mà cònlàm giảm thu nhập từ những khoản lãi của những tài sản phát sinh lãi
4.1.3 Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập
Khi lạm phát tăng lên đồng nghĩa với việc giá trị của đồng tiền bị giảmxuống, điều này sẽ có lợi cho những người đi vay vốn để đầu cơ trục lợi dẫn đếnnhu cầu vay cao kéo theo lãi suất cũng tăng cao
Tầng lớp những người giàu có sẽ dựa vào lạm phát mà thu gom, vơ vét,đầu cơ tích trữ hàng hóa, tài sản dẫn đến sự chênh lệch lớn trong quan hệ cungcầu hàng hóa trên thị trường Tình trạng ngày càng làm mất cân đối nghiêm