1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tạo hứng thú học tập môn tiếng việt qua hoạt động khởi động cho học sinh lớp 1

9 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 36,68 MB

Nội dung

Đối với lớp 1, môn Tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều nhất 12 tiết/tuần điều này chứng tỏ tầm quan trọng của môn Tiếng Việt mà Bộ giáo dục và Đào tạo đặt ra.Hơn nữa, Cấu trúc mỗi bài học

Trang 1

Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ Ba thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Theo quan điểm xây dựng chương trình sách giáo khoa mới, dạy học không những cung cấp kiến thức mà còn phát triển hài hòa cả về phẩm chất và năng lực Đối với lớp 1, môn Tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều nhất (12 tiết/tuần) điều này chứng tỏ tầm quan trọng của môn Tiếng Việt mà Bộ giáo dục và Đào tạo đặt ra.

Hơn nữa, Cấu trúc mỗi bài học trong SGK Tiếng Việt 1 đều được tổ chức theo một quy trình gồm 4 hoạt động: Khởi động - Khám phá - Luyện tập - Ứng dụng Trong đó phần khởi động là hoạt động đầu tiên trong tiết học, nhằm củng cố lại kiến thức đã học và nối tiếp chuỗi kiến thức mới Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học

Bởi vậy mà việc tao hứng thú học tập môn TV qua hoạt động khởi động cho HS lớp 1 là vô cùng quan trọng Từ những lí do trên mà tôi đã mạnh dạn áp dụng biện “Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Việt qua hoạt độngkhởi động cho học sinh lớp 1 ”.

II THỰC TRẠNG

Bản thân tôi với hơn mười năm công tác giảng dạy lớp 1, cùng vớisự quan tâm tới học sinh về sự hứng thú trong quá trình học tập Đầu nămhọc 2022 – 2023 tôi đã thăm dò về sự hứng thú của các em học sinh khitham gia vào hoạt động khởi động môn Tiếng Việt Kết quả thu được như

Trang 2

1 Thuận lợi

- Cơ sở vật chất, điều kiện dạy học, đồ dùng thiết bị dạy học được cấp trên đầu tư, hỗ trợ tương đối đầy đủ

- Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập 100% học sinh học 2 buổi/ngày

- GV được tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2 Khó khăn

- HS lớp 1 thích chơi hơn là học một cách gò bó.

- Các em còn chưa tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động.

- Các em còn có biểu hiện thờ ơ, thiếu tập trung mỗi khi đến tiết học

3 Nguyên nhân

- Do các em còn quen với việc tự do vui chơi.

- Do các em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin - Do các em chưa hứng thú khi học môn Tiếng Việt.

III CÁC BIỆN PHÁP

1 Khởi động thông qua trò chơi1.1.Trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng?

Mục đích: Giúp học sinh nhận biết và ghép được tiếng với các âm, vần và dấu thanh đã học Từ đó tạo được các tiếng mới một các đa dạng, phong phú, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh.

Chuẩn bị: Bảng cài và bộ chữ cái Tiếng Việt trong bộ đồ dùng của học sinh.

Cách tiến hành: GV nêu âm, vần đã học, cả lớp sẽ ghép âm đó với những âm, vần đã học khác và dấu thanh để tạo thành tiếng, từ mới trong khoảng thời gian nhất định Nếu HS ghép nhanh, đọc đúng tiếng, từ theo yêu cầu thì cả lớp vỗ tay Nếu HS ghép sai, dùng từ chưa đúng thì mời HS đó lên bảng chờ đến khi kết thúc trò chơi cả lớp hát một đoạn và bạn đó sẽ làm động tác múa phụ họa theo

Trang 3

Ví dụ: Khi dạy bài 13: U u Ư ư tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần khởi động để ôn lại kiến thức cũ bài 12: H h L l.

1.2 Trò chơi: Chuyền bóng

Mục đích: Điều đặc biệt của trò chơi này tạo tính bất ngờ cho học sinh Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.

Chuẩn bị: 1 quả bóng nhựa.

Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu liên quan đến kiến thức của bài học và chuyền bóng cho 1 bạn bất kì, HS nhận được bóng sẽ trả lời theo yêu cầu, nếu trả lời đúng sẽ được chuyền bóng cho bạn tiếp theo, nếu trả lời sai thì lên bảng Chờ đến khi kết thúc trò chơi, những HS trả lời sai sẽ nhảy lò cò theo nhịp điệu của một bài hát bất kì.

Ví dụ: Khi dạy bài 25 Ôn tập và kể chuyện, tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần khởi động để ôn lại các âm đã học trong tuần.

HS tham gia trò chơi "Chuyền bóng"1.3 Trò chơi: Nhanh trí

Mục đích: Đây là trò chơi thể hiện sự phân tích nhanh, học sinh phải liệt kê, tổng hợp nhanh chuỗi kiến thức theo nội dung phù hợp.

Chuẩn bị: Thẻ viết câu có các từ chưa được sắp xếp phù hợp.

Cách tiến hành: GV chia lớp thành các đội, mỗi đội sẽ cử một bạn lên cầm thẻ đã được ghi sẵn câu có chứa các từ chưa được sắp xếp phù hợp Các bạn trong đội lần lượt đọc câu mà mình sắp xếp được cho cả nhóm nghe Tiếp

Trang 4

theo cả đội thống nhất chọn câu cho là phù hợp nhất Cuối cùng đại diện từng đội lên đọc câu của đội mình đã thống nhất Đội nào nêu đúng, đọc to, rõ ràng được tuyên dương, tích điểm khen thưởng Đội nào sai phải bắt chước động tác hoặc tiếng kêu của các con vật do các bạn yêu cầu.

Ví dụ: Khi dạy bài "Cả nhà đi chơi núi"

HS tham gia trò chơi "Nhanh trí" 1.4 Trò chơi: Lật mảnh ghép

Mục đích: Để liên kết giữa bài cũ với bài mới.

Chuẩn bị: máy tính, tivi, Powerpoint thiết kế trước trò chơi "Lật mảnh ghép"

Cách tiến hành: HS chọn mảnh ghép mình thích, Ở mỗi mảnh ghép, GV đưa ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức bài bài trước để học sinh trả lời, nếu trả lời đúng thì một mảnh ghép xuất hiện Trả lời đúng hết thì bức tranh hoàn chỉnh hiện ra Bức tranh đó chính là nội dung bài mới.

Ví dụ: Khi dạy tiết Kể chuyện bài 30

Trang 5

HS tham gia trò chơi "Lật mảnh ghép"1.5 Trò chơi trực tuyến

Tôi sử dụng tính năng tạo trò chơi trực tuyến qua phần mềm Wordwall để tổ chức cho học sinh khởi động nhằm luyện đọc lại tiếng, từ đã học.

VD Khi khởi động ôn lại bài “ong, ông, ung, ưng” Theo đường link:

https://wordwall.net/vi/resource/26937141/ng%c3%b4n-ng%e1%bb %af-ti%e1%ba%bfng-vi%e1%bb%87t/ung-%c6%b0ng-ti%e1%ba

Còn rất nhiều trò chơi nhằm tạo hứng thú cho HS học tập thông qua hoạt động khởi động mà tôi không thể kể hết ra được Nhưng thực tế khi áp dụng biện pháp này các em rất hứng thú, sôi nổi, tham gia tích cực vào bài học, phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.

2 Khởi động thông qua tranh, ảnh, video, clip âm nhạc

Đây là hình thức khởi động giúp học sinh vào bài rất vui vẻ và hứng thú Những tranh ảnh, video, clip liên quan đến nội dung bài học giúp các em được trải nghiệm, phát huy được kiến thức vốn có và óc sáng tạo nghệ thuật.

Khi sử dụng hình thức tổ chức khởi động này tôi luôn chuẩn bị kĩ đồ dùng như tranh, ảnh, clip có dung lượng ngắn, có ý nghĩa hình ảnh đẹp

Trang 6

Ví dụ: Khi dạy bài: Trong giấc mơ buổi sáng, tôi cho HS khởi động bằng bài hát "Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ" HS vừa hát, vừa vận động theo lời bài hát

HS tham gia HĐ khởi động qua Clip âm nhạc

Khi dạy bài "Ruộng bậc thang ở Sa Pa" tôi khởi động cho HS bằng cách cho các em đi du lịch qua màn ảnh nhỏ để ngắm những cảnh đẹp của Sa Pa như: bản Sín Chải, bản Lao Chải, bản Hồ, đặc biệt là hình ảnh ruộng bậc thang ở bản Tả Van Được xem video này chắc chắn các em sẽ rất hứng thú để khám phá bài mới.

Khi dạy bài "Du lịch biển Việt Nam" tôi cho các em hòa mình vào những bãi biển đẹp như: biển Phú Quốc, biển Nha Trang Khánh Hòa, biển Cửa Đại -Hội An, … bởi video sắc nét, sinh động về cảnh đẹp của các bãi biển.

Khi áp dụng biệp pháp này tôi thấy các em rất vui vẻ, hứng thú, tích cực chủ động tham gia vào hoạt động Đồng thời phát huy được kiến thức vốn có và óc thẩm mĩ, sáng tạo của các em.

3 Khởi động thông qua câu hỏi dẫn dắt, tạo tình huống

Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm Từ đó dẫn dắt vào bài Khi xây dựng tình huống học tập môn Tiếng Việt tôi luôn cố gắng tìm ra những tình huống thú vị, khơi dậy sự ham thích học tập, tính chủ động sáng tạo của học sinh.

Trang 7

Cách tiến hành: Giáo viên nêu tình huống để học sinh tưởng tượng và nêu ra cảm nhận, cách giải quyết HS có thể hoạt động cá nhân hoặc hoạt động theo nhóm.

Ví dụ: Khi dạy bài "Cuộc thi tài năng rừng xanh" GV đặt câu hỏi và nêu tình huống: Em hãy kể tên các con vật sống ở trong rừng mà em biết? Mỗi con vật có khả năng gì đặc biệt? Nếu có cuộc thi tài năng giữa các con vật này, em hãy tưởng tượng con vật nào sẽ chiến thắng?

Khi dạy bài "Câu chuyện của rễ" GV hỏi: Hãy kể cho cô và các bạn nghe tên những loài cây mà em biết? Cây thường có những bộ phận nào? Theo em, nếu cây không có rễ thì cây sẽ ra sao?

HS tham gia HĐ khởi động qua câu hỏi dẫn dắt, tạo tình huống

Mỗi khi áp dụng biện pháp này tôi thấy HS rất hứng thú, đưa ra nhiều câu trả lời và tình huống hay, sinh động Từ đó phát huy được kiến thức vốn có của học sinh, các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động.

IV KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG1 Kết quả

- Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh, lôi cuốn được nhiều học sinh tích cực tham gia mỗi khi đến tiết học

- Không khí lớp học rất sôi nổi, học sinh nắm chắc được kiến thức bài cũ - Hơn nữa, các em rất hứng thú, tích cực chủ động tham gia vào hoạt động, đưa ra nhiều câu trả lời và tình huống hay Đồng thời phát huy được

Trang 8

kiến thức vốn có và óc thẩm mĩ, sáng tạo của các em Tạo tâm thế rất tốt để các em bước vào bài học mới.

- Chất lượng dạy – học môn Tiếng Việt được nâng lên rõ rệt.

Kết quả thăm dò về sự hứng thú của HS khi tham gia hoạt động khởi động trước và sau khi áp dụng biện pháp:

Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá HS môn Tiếng Việt năm học 2022 - 2023

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Cuối học kì I Cuối năm học

Trang 9

2 Ứng dụng

Biện pháp có thể áp dụng đối với các lớp trong khối 1 của trường Tiểu học nơi tôi đang công tác và các trường tiểu học khác.

Trên đây là biên pháp tôi đã áp dụng trong việc tạo hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động khởi động Tôi hy vọng biện pháp của mình sẽ được nhân rộng, giúp các em luôn hứng thú trước khi bước vào bài học, phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo khi học môn Tiếng Việt

Xin chân thành cảm ơn !

Hoà Sơn, tháng 03 năm 2024 Người viết

Nguyễn Thị Liên

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w