1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của hoa kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhóm nghiên cứu ghi nhận vẫn còn khá ít công trình nghiên cứu cụ thể về thực trạng sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

HÀ NỘI, THÁNG 3/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Việt Nga

Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thuỳ Linh – K57EK2

Lê Hồng Khuyên – K57EK2 Vũ Thị Mai Linh – K57EK2 Trịnh Thị Phượng – K57EK2

Bùi Thị Sương – K57EK2

HÀ NỘI, THÁNG 3/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”, nhóm chúng em đã nhận được

sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như sự quan tâm và động viên từ phía thầy cô và nhà trường Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Việt Nga – người đã dành nhiều thời gian và công sức của mình, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học Chúng em cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương Mại, Ban chủ nhiệm và toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu

Bài nghiên cứu của nhóm được hoàn thành hoàn toàn dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của

nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị

Tuy nhiên, do lần đầu thực hiện nghiên cứu và bản thân nhóm chúng em còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng nên bài nghiên cứu này vẫn không thể tránh khỏi sai sót Chúng em kính mong Quý thầy cô trong Hội đồng, các chuyên gia và những người quan tâm đến đề tài thông cảm, và có thể có những ý kiến đóng góp để nhóm có thể hoàn thiện bài nghiên cứu của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2024 Nhóm tác giả

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng nhóm dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thị Việt Nga Các số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu khoa học có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo là hoàn toàn trung thực do nhóm tự tìm hiểu và phân tích và nhóm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có bất cứ vấn đề gì xảy

ra

Nhóm tác giả

Trang 5

1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG THỰC TẾ 10

1.2.1 Tài liệu trong nước 10

1.2.2 Tài liệu nước ngoài 11

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 13

1.3.1 Mục tiêu chung 13

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 13

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 14

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 14

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 14

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

1.6 KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU 15

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẨN TRÁNH THUẾ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ PHÒNG VỆ

Trang 6

2.2 LẨN TRÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 20

2.2.1 Khái niệm, mục đích của lẩn tránh biện pháp PVTM 20

2.2.2 Các hình thức lẩn tránh thuế PVTM 21

2.3 CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ PVTM 25

2.3.1 Khái niệm, mục đích và các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM 25

2.3.2 Tác động của việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM 27

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM 30

3.1 CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ PVTM CỦA HOA KỲ 30

3.1.1 Tổng quan về quy định chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ 30

3.1.2 Các quy định về biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM của Hoa Kỳ 32

3.1.3 Quy định về cơ quan điều tra 40

3.1.4 Quy định về thủ tục 41

3.1.5 Mức độ phù hợp của luật pháp lẩn tránh thuế Hoa Kỳ đối với các quy định của WTO và GATT 1994 44

3.1.6 Quy định về cấp giấy chứng nhận xuất xứ và cơ chế chứng nhận của Hoa Kỳ 45

3.2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ PVTM CỦA HOA KỲ VỚI CÁC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 48 3.2.1 Biện pháp chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và một số vụ điều tra cụ thể 49

3.2.2 Nguyên nhân xu hướng gia tăng điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam 64

3.2.3 Tác động của việc áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 67

Trang 7

3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ CỦA HOA KỲ 70

3.3.1 Thực trạng ứng phó của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đối với các biện pháp chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ 70 3.3.2 Thực trạng ứng phó của các cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam đối với các biện pháp chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ 73

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ PVTM CỦA HOA KỲ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 77

4.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 77

4.1.1 Cơ hội 77 4.1.2 Thách thức 77 4.2 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 78 4.3 GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ CỦA HOA KỲ 80

4.3.1 Giải pháp ứng phó đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 80 4.3.2 Kiến nghị đối với nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 83

KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 AD Anti-dumping Duties Thuế chống bán phá giá 2 ADA Anti-dumping Agreement Hiệp định về chống bán phá giá 3 ASEAN The Association of

Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

4 CBP United States Customs and

Border Protection Hải quan Hoa Kỳ

6 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ 7 CORE Corrosion-Resistant Steel Thép chống ăn mòn

11 CVD Countervailing duties Thuế chống trợ cấp 12 DOC United States Department

of Commerce Bộ Thương mại Hoa Kỳ 13 FTA Free trade agreement Hiệp định Thương mại tự do 14 GATT General Agreement on

Tariffs and Trade

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

15 ITC International Trade Centre Uỷ ban Thương mại quốc tế 16 PVTM Anti-circumvention Phòng vệ thương mại

Agreements Act Vòng đàm phán Uruguay 19 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 9

3.2 Mức áp thuế CBPG đối với sản phẩm thép CORE Việt Nam theo kết luận cuối cùng của DOC và ITC trong vụ kiện điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG và thuế CTC ngày 04/11/2016

55

3.3 Mức thuế AD và CVD mà Hoa Kỳ áp dụng cho CORE và CRS có xuất xứ Trung Quốc

56

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

3.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu chính năm 2018 – 2022

49

3.2 Tỷ lệ áp dụng các vụ việc phòng vệ thương mại của các nước và của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Với việc tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh Tuy nhiên, quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đồng thời khiến Việt Nam đang trở thành quốc gia bị kiện chung với một số quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn, thường xuyên bị điều tra PVTM hoặc bị nghi ngờ chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế PVTM Vì thế, thời gian gần đây, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM với một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam có xu hướng gia tăng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chủ lực và lớn nhất của Việt Nam trong thời gian vừa qua Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trong 8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 73 tỷ USD và thặng dư thương mại khoảng 66 tỷ USD, đưa Việt Nam lên thứ ba về thặng dư thương mại với Hoa Kỳ chỉ sau Trung Quốc và Mexico Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra các nước trên thế giới và chiếm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN

Tuy nhiên, Hoa Kỳ ngày càng có xu hướng sử dụng biện pháp PVTM tinh vi và quyết liệt hơn Đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu càng tạo động lực cho các thị trường gia tăng sức ép đối với hàng hoá nhập khẩu, thông qua việc sử dụng công cụ PVTM Trong số các vụ việc liên quan đến PVTM thì Hoa Kỳ là thị trường sử dụng điều tra lẩn tránh thuế nhiều nhất với Việt Nam Với xu hướng ngày càng gia tăng, nếu không có các biện pháp tích cực hạn chế sẽ ảnh hưởng không chỉ tới doanh nghiệp, ngành hàng cụ thể, mà về lâu dài còn tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh của nền kinh tế

Vậy doanh nghiệp cần trang bị những gì để có thể đối phó với rủi ro và hạn chế điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ? Các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hỗ trợ như thế nào để doanh nghiệp chủ động bảo vệ trước biện pháp chống lẩn tránh tại thị trường Hoa Kỳ?

Nhóm nghiên cứu ghi nhận vẫn còn khá ít công trình nghiên cứu cụ thể về thực trạng sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp ứng phó cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam một cách có hệ thống, cũng như các công trình nghiên cứu làm rõ một cách

Trang 11

toàn diện và đầy đủ về ảnh hưởng của việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp này tới hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ Việt Nam chưa nhiều Việc nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá đầy đủ được Thực trạng sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này sẽ góp phần bổ sung cho khung lý thuyết nghiên cứu, đồng thời kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

Chính vì vậy, việc nghiên cứu "Thực trạng sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ" là thực sự cần thiết đối với cả các doanh nghiệp xuất khẩu và cơ quan

quản lý nhà nước

1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG THỰC TẾ

Có nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau về thực trạng sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu và hướng tiếp cận chính của đề tài này là đi theo hướng các bài nghiên cứu có liên quan được công bố ở nước ngoài và được công bố trong nước Chính vì vậy, việc nghiên cứu tổng quan của đề tài này cũng được chia thành 2 phần: Tổng quan các nghiên cứu trong nước và tổng quan các nghiên cứu quốc tế

1.2.1 Tài liệu trong nước

[1] Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2013) nghiên cứu Các biện pháp PVTM trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam,

luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu này đã làm rõ một số vấn đề lý luận về các biện pháp PVTM đang được pháp luật thương mại thế giới thừa nhận và cho phép áp dụng, cụ thể như: Khái niệm các biện pháp PVTM; các đặc điểm của các biện pháp PVTM và các điều kiện áp dụng các biện pháp PVTM; vai trò, tác dụng của các biện pháp PVTM đối với thương mại hàng hóa và kinh tế quốc tế Phân tích, đánh giá khái quát các quy định pháp luật về PVTM tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao và là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU, đồng thời nghiên cứu các quy định pháp luật về PVTM tại Nhật Bản, một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu nêu trên và

Trang 12

thực tiễn sự tác động của các biện pháp PVTM đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, đưa ra các kiến nghị về giải pháp pháp lý nhằm góp phần ngăn chặn tác động của các biện pháp này tới tình trạng xuất khẩu của Việt Nam, góp phần giúp giao thương của Việt Nam được thuận lợi và hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

[2] Hoàng Văn Thắng (2019), Chống lẩn tránh biện pháp PVTM và một số kiến nghị, Đại học Tài chính quản trị kinh doanh, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 7/2019 Bài

viết này trao đổi về một số vấn đề liên quan đến lẩn tránh biện pháp PVTM tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị đề xuất nhằm ứng phó với vấn đề lẩn tránh biện pháp PVTM trong bối cảnh hiện nay Nội dung của bài viết gồm ba phần: Phần 1 là Quy định về lẩn tránh biện pháp PVTM hiện nay Phần 2 là Thực trạng lẩn tránh biện pháp PVTM ở Việt Nam Và Phần 3 là Kiến nghị đề xuất của cơ quan nhà nước

[3] Trần Thị Liên Hương (2022), Chống lẩn tránh biện pháp PVTM: Thực tiễn và một số kiến nghị cho Việt Nam, Đại học Ngoại thương, Tạp chí Kinh tế và dự báo

2022, số 8 tr.30-33 Bài viết được tài trợ bởi đề tài “Biện pháp PVTM theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và một số kiến nghị cho Việt Nam” Bài viết cho biết Chống lẩn tránh biện pháp PVTM hiện nay là một đề tài còn khá mới đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung Các văn bản quy phạm pháp luật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, do vậy, vấn đề về cơ sở lý luận chủ yếu được nghiên cứu và tìm hiểu trong nội luật của các quốc gia trên thế giới Bài viết nhằm tìm hiểu những vấn đề khái quát về chống lẩn tránh biện pháp PVTM, đồng thời nghiên cứu các quy định của Việt Nam và thực tiễn điều tra của Việt Nam về chống lẩn tránh biện pháp PVTM, để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong vấn đề chống lẩn tránh biện pháp PVTM

1.2.2 Tài liệu nước ngoài

[1] Victor Crochet và Weihuan Zhou (2023) trong tác phẩm “Preventing the Anti-circumvention instrument from undermining development through investment” (Ngăn chặn công cụ chống lẩn tránh làm suy yếu sự phát triển qua đầu tư), International &

Comparative Law Quarterly, Volume 72 , Issue 3, pp 601 - 634, Cambridge University Press Bài báo cho biết: Công cụ chống lẩn tránh là một cơ chế ít được biết đến được thiết kế bởi Cộng đồng Châu Âu (EC) (tiền thân của EU) và Hoa Kỳ (US) vào những năm 1980 để giải quyết vấn đề các công ty Nhật Bản cố gắng tránh các biện pháp PVTM bằng cách thiết lập các nhà máy ở nước ngoài để lắp ráp các bộ phận và thành phần của

Trang 13

sản phẩm bị các biện pháp PVTM nhắm vào với chi phí thấp Công cụ chống lẩn tránh là một trong những vấn đề gai góc nhất trong các cuộc đàm phán dẫn tới việc thành lập WTO vào năm 1995

So với các biện pháp CBPG và chống trợ cấp, công cụ chống lẩn tránh hiện nay được EU sử dụng phổ biến hơn đối với các nước thứ ba ngoài Trung Quốc EU đang ngày càng mở rộng phạm vi của công cụ này nhằm mục tiêu quốc tế hóa hợp pháp các hoạt động sản xuất và tác động tiềm tàng của nó đối với các công ty nước ngoài đang tìm cách hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như các nước đang phát triển cần đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên, những quốc gia này không phải không có các biện pháp khắc phục Trong trường hợp WTO không có các quy định rõ ràng về các biện pháp chống lẩn tránh, việc khiếu kiện pháp lý chống lại công cụ chống lẩn tránh sẽ có cơ hội thành công cao Điều này là do công cụ này thường dẫn đến việc áp dụng thuế nhập khẩu vượt quá mức thuế suất ràng buộc của Thành viên WTO mà không tuân thủ các điều kiện liên quan trong các quy định của WTO

[2] Ning Hou (2022) trong tác phẩm “Research on the Dilemma of Anti-Tax Avoidance Measures in Developing Countries and Their Response” (Nghiên cứu về nút thắt của các biện pháp chống lẩn tránh thuế ở các nước đang phát triển và cách ứng phó của họ), Vol 20 (2022): 4th International Conference on Innovations in Economic

Management and Social Science (IEMSS 2022), BCP Business & Management: Bài viết này nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến các biện pháp chống lẩn tránh thuế ở các nước đang phát triển, lấy Brazil và Ấn Độ để thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu phát hiện ra rằng các biện pháp chống lẩn tránh thuế hiện tại ở nhiều nước đang phát triển có đặc điểm chung là năng lực thực thi hành chính và lập pháp không đủ, quy định quá mạnh tay trong một số trường hợp Những vấn đề này có thể là do cấu trúc xã hội, cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển và tình trạng hiện tại của cộng đồng quốc tế

Thông qua việc phân tích các biện pháp chống lẩn tránh quốc tế tiên tiến hiện nay, bài nghiên cứu thảo luận những điều mà các nước đang phát triển có thể học hỏi bao gồm tiến hành cải cách hành chính, thiết lập cơ cấu hợp lý để tăng cường trao đổi thông tin thuế và tham gia hợp tác quốc tế tích cực hơn

[3] Edwin Vermulst (2015) trong tác phẩm “EU Anti-Circumvention Rules: Do They Beat the Alternative?” (Quy định chống lẩn tránh thuế của EU: Liệu chúng có

Trang 14

vượt trội hơn các phương án khác?): Bài viết này thảo luận về luật pháp và thực tiễn

của EU liên quan đến đối phó với việc lẩn tránh các công cụ PVTM, đặc biệt là các biện pháp CBPG

Tác giả cho rằng, mặc dù có thể đưa ra những lý lẽ pháp lý mạnh mẽ rằng quy tắc chống lẩn tránh thuế trái với quy định của WTO, nhưng thực tế, quy tắc này có tính minh bạch và tính dự đoán cao, tốt hơn so với quy tắc xuất xứ mơ hồ và có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo cách từng quốc gia áp dụng Hơn nữa, kết quả trong các điều tra chống lẩn tránh thuế của EU cho thấy việc lẩn tránh này có thể là một vấn đề thực sự cần được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả

Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, có thể thấy hầu hết các bài nghiên cứu đều đã nghiên cứu và chỉ ra được mặt lý luận về các biện pháp chống lẩn tránh thuế và thực trạng sử dụng các biện pháp này của một số nước Tuy nhiên, do WTO chưa có quy định cụ thể về việc áp dụng biện pháp này và các vấn đề lý luận của các tài liệu nghiên cứu ở trên chủ yếu được nghiên cứu và tìm hiểu trong nội luật của từng quốc gia Hơn nữa, xu hướng hàng xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra và áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chỉ bắt đầu xuất hiện và trở nên thường xuyên hơn vào những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2018, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra Vì vậy, có thể khẳng định, đề tài này ở cả các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đều khá mới mẻ, có tính thời sự và thực tiễn đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất được giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và kiến nghị đối với nhà nước để có thể ứng phó với những biện pháp chống tránh lẩn thuế PVTM của Hòa Kỳ nhằm tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường này

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ được một số vấn đề lý luận về lẩn tránh thuế PVTM và chống lẩn tránh thuế PVTM, tác động của các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM đến xuất khẩu

- Phân tích được thực trạng sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Trang 15

- Phân tích và đánh giá được thực trạng ứng phó của Việt Nam đối với các biện pháp chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị ứng phó các biện pháp chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những vấn lý luận về lẩn tránh thuế PVTM và chống lẩn tránh thuế PVTM - Thực trạng sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM của Hoa Kỳ lên mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và thực trạng ứng phó của Việt Nam đối với các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/10/2023 đến 27/2/2024

- Nội dung nghiên cứu: Các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM của Hoa Kỳ đối với một số hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu lớn mà Việt Nam có thế mạnh (như gỗ và sản phẩm gỗ, tấm pin mặt trời ), cho tới những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ (mật ong, túi giấy ), trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2023

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau,

bao gồm:

- Phương pháp thu thập số liệu: Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu

thập số liệu và thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn: Tài liệu trong và ngoài nước, các văn bản pháp luật, báo cáo nghiên cứu, bài báo, số liệu từ các website và tài liệu khoa học khác…

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phương pháp này được sử dụng

để phân tích các khái niệm, phân tích quy định của pháp luật, các số liệu về các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM và tổng hợp lại, đưa ra được bức tranh khái quát và tổng quan về chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong bài nghiên cứu để so sánh một số

quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau

Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp diễn giải quy nạp, phương pháp bình luận,

Trang 16

1.6 KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU

Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục hình, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài báo cáo đề tài nghiên cứu được kết cấu như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Một số vấn đề lý luận về lẩn tránh thuế PVTM và chống lẩn tránh thuế PVTM

Chương 3: Thực trạng áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Chương 4: Giải pháp tăng cường ứng phó đối với các biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ

Trang 17

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẨN TRÁNH THUẾ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

2.1 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Phòng vệ thương mại (PVTM) là một thuật ngữ để chỉ các biện pháp hạn chế nhập khẩu một loại hàng hóa cụ thể nhằm bảo vệ ngành sản xuất hàng hoá đó tại nước nhập khẩu Hiện nay, trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có ba biện pháp PVTM được công nhận và thể chế hóa cụ thể: (i) chống bán phá giá (CBPG) (áp dụng khi hàng hoá nhập khẩu bán phá giá, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong nước); (ii) chống trợ cấp (CTC) (áp dụng khi hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong nước) và (iii) tự vệ (áp dụng khi hàng hoá gia tăng đột biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước) Các biện pháp này đều được quy định chi tiết tại Hiệp định GATT 1994 và các Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp

định trợ cấp và các biện pháp đối kháng và Hiệp định Tự vệ của WTO

2.1.1 Biện pháp chống bán phá giá

2.1.1.1 Khái niệm

- Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hành vi hàng hóa được xuất

khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường và loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh

- Biện pháp CBPG là một trong các biện pháp PVTM thường được các quốc gia

áp dụng nhằm đối phó với các ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá trong thị trường xuất khẩu

Theo hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT, Điều 6) và Hiệp định CBPG (Anti-dumping Agreement) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép các quốc gia thành viên được quyền đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm “bảo vệ” ngành sản xuất trong nước khi mà ngành này bị “thiệt hại thực sự” từ hành vi bán phá giá từ phía đối tác nước ngoài Từ “bảo vệ” đến “bảo hộ” đôi khi không có ranh giới rõ ràng Chính vì thế, trong nhiều trường hợp quốc gia có thể bảo hộ ngành sản xuất trong nước của mình dưới danh nghĩa “bảo vệ ngành sản xuất trong nước”

2.1.1.2 Mục đích

Trang 18

Mục đích của các biện pháp CBPG là nhằm tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế không lành mạnh của doanh nghiệp bán phá giá Cũng chính vì mục đích này mà việc áp dụng mức thuế CBPG được yêu cầu là không vượt quá biên độ bán phá giá, nhằm tránh tình trạng lạm dụng thuế CBPG làm công cụ bảo hộ bất hợp pháp thị trường nội địa

2.1.1.3 Điều kiện áp dụng

Không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp CBPG đối với hàng hoá đó Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp CBPG chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra CBPG, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:

- Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%); - Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);

- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên

2.1.2 Biện pháp chống trợ cấp

2.1.2.1 Khái niệm

- Trợ cấp, theo Điều 1 Hiệp định SCM của Tổ chức thương mại thế giới WTO,

được định nghĩa là một khoản đóng góp tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp do một Chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một nước thành viên và đem lại lợi ích cho ngành hoặc doanh nghiệp được nhận trợ cấp

Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:

+ Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);

+ Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng);

+ Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);

Trang 19

+ Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm

Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường)

- Biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) mà nước nhập khẩu

tiến hành đối với một loại hàng hoá nhập khẩu từ một nước nhất định khi có những nghi ngờ rằng hàng hoá được trợ cấp (trừ trợ cấp đèn xanh) và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu

Biện pháp này nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra CTC do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này)

2.1.2.2 Mục đích

Cũng như biện pháp CBPG, biện pháp CTC được nước nhập khẩu sử dụng để đối phó với các hiện tượng trợ cấp (cạnh tranh không lành mạnh) từ nước ngoài gây thiệt hại Tuy nhiên, không loại trừ khả năng công cụ này được dùng để chống lại sự gia tăng của hàng nhập khẩu giá rẻ

2.1.2.3 Điều kiện áp dụng

- Không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngoài được trợ cấp là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp CTC đối với hàng hoá đó Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp CTC chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra CTC, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:

+ Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp - tức là trị giá phần trợ cấp trên trị giá hàng hóa liên quan - không thấp hơn 1%);

+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên

Trang 20

2.1.3 Biện pháp tự vệ thương mại

2.1.3.1 Khái niệm

Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối

với một hoặc một số hàng hóa khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không được áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ Biện pháp tự vệ có thể được áp dụng kể cả khi các đối tác thương mại thực hiện kinh doanh một cách chính đáng, không có tình trạng bán phá giá hoặc trợ cấp Chính vì vậy, biện pháp tự vệ được áp dụng một cách khắt khe hơn so với hai biện pháp còn lại

Mỗi nước nhập khẩu là thành viên của WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước của mình nhưng phải “trả giá” cho những thiệt hại gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài như một hình thức cân bằng cam kết thương mại với nước khác trong trường hợp kết quả điều tra kết luận việc nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ là quá mức cần thiết và không có cơ sở Cụ thế, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường thương mại cho các nước có hàng hoá bị áp dụng biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định Nếu nước này không tuân thủ, WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa

2.1.3.2 Mục đích

Khác với hai biện pháp trên, biện pháp tự vệ là công cụ khẩn cấp nhằm loại bỏ trước mắt những thiệt hại do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu, sử dụng để “đối phó" với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh) Trong hoàn cảnh buộc phải mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại theo các cam kết WTO, các biện pháp tự vệ chính là “van an toàn” mà hầu hết các nước nhập khẩu là thành viên WTO đều mong muốn thực hiện khi cần thiết Với chiếc van này, nước nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu hàng hoá để giúp ngành sản xuất nội địa của mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp khó khăn

2.1.3.3 Điều kiện sử dụng

Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời 3 điều kiện sau:

+ Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;

Trang 21

+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó bị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại gây ra nói trên

2.2 LẨN TRÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Vấn đề lẩn tránh thuế CBPG/CTC và biện pháp chống lẩn tránh thuế CBPG/CTC là vấn đề tương đối mới và phức tạp Hiện nay, một số nước có quy định pháp luật (nội luật) và đã thực thi áp dụng luật này Tuy nhiên, hiện tại WTO không có quy định riêng về hành vi lẩn tránh thuế CBPG/CTC và các biện pháp chống lẩn tránh thuế CBPG/CTC ADA và SCMA cũng không quy định cụ thể về vấn đề biện pháp lẩn tránh thuế CBPG/CTC và chống lẩn tránh thuế CBPG/CTC Trong vòng đàm phán Uruguay, các bên đã đưa ra được một bản dự thảo sửa đổi Đạo luật Chống bán phá giá 1979 (Antidumping Code) thông qua Dự thảo Dunkel về Đạo luật cuối cùng (Dunkel Draft Final Act) để cho phép có một số biện pháp làm ngăn chặn việc lẩn tránh thuế CBPG với hàng nhập khẩu Tuy nhiên, sau đó Quyết định của các Bộ trưởng (Ministerial Decision) được thông qua vào cuối vòng đàm phán đã thay thế quy định chống lẩn tránh thuế trong dự thảo nói trên Quyết định Bộ trưởng này nhấn mạnh rằng do không thống nhất được việc đưa ra các quy định chống lẩn tránh thuế tại ADA trong vòng đàm phán Uruguay, các thành viên WTO cần phải nỗ lực để xử lý vấn đề lẩn tránh và chống lẩn tránh

Tuy nhiên, dù có quan ngại về vấn đề chống lẩn tránh như đã được thể hiện tại Quyết định của Bộ trưởng, cụm từ “lẩn tránh các biện pháp chống bán phá giá” sử dụng vẫn còn chưa rõ ràng vì thiếu định nghĩa về lần tránh hoặc phạm vi áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh Do đó, có thể thấy việc xác định các hành vi lẩn tránh sẽ tùy thuộc vào nội luật của từng nước và giúp các thành viên WTO có thẩm quyền không hạn chế liên quan đến việc định nghĩa thuật ngữ “lẩn tránh

2.2.1 Khái niệm, mục đích của lẩn tránh biện pháp PVTM

2.2.1.1 Khái niệm

Lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là hành vi nhằm trốn tránh một phần

hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực thi biện pháp PVTM đang có hiệu lực đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này khi nhập khẩu vào lãnh thổ một quốc gia nào đó Trong đó:

Trang 22

- Lẩn tránh biện pháp tự vệ thương mại là hành vi thay đổi nguồn gốc hoặc loại hàng hóa để tránh biện pháp PVTM đang áp dụng, từ đó, làm giảm hiệu quả các biện pháp này

- Lẩn tránh biện pháp CBPG, CTC là hành vi lẩn tránh nguồn gốc hàng hóa đang bị nước nhập khẩu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và/hoặc chống trợ cấp nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp, gây trở ngại trong việc thực thi đối với cơ quan hải quan của nước nhập khẩu

2.2.1.2 Mục đích

Mục đích của hành vi lẩn tránh PVTM thường là để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể giảm thiểu hoặc tránh hoàn toàn các hậu quả tài chính do biện pháp PVTM gây ra, như việc phải nộp thuế nhập khẩu cao

Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện hành vi này còn có thể đạt được mục đích giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận bằng cách cạnh tranh không công bằng với thị trường nội địa Tuy nhiên, những hành vi này đều bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị áp dụng các biện pháp pháp lý

2.2.2 Các hình thức lẩn tránh thuế PVTM

Hành vi lẩn tránh thuế có thể được các doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

Biện pháp cơ bản nhất là chuyển toàn bộ hay một phần quá trình sản xuất/gia công của sản phẩm đó từ nước đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp (nước xuất khẩu) đến các thị trường khác bên cạnh thị trường của nước xuất khẩu (các quốc gia không bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp)

Việc phân loại hành vi lẩn tránh có thể được chia thành biện pháp lẩn tránh đơn giản và lẩn tránh phức tạp 2 cách phân chia này được áp dụng dựa trên mức độ phức tạp, thể hiện qua quy mô vụ việc, trong các phương pháp lẩn tránh được sử dụng

2.2.2.1 Lẩn tránh đơn giản

Lẩn tránh đơn giản là các hành viliên quan đến các phương pháp đơn giản do nhà xuất khẩu/nhà sản xuất sử dụng để lẩn tránh thuế, ví dụ chuyển tải, thông báo mã hải quan sai và các hình thức gian lận khác - hành vi này đã bị hầu hết các thành viên WTO coi là lẩn tránh

Các biện pháp lẩn tránh đơn giản bao gồm:

Trang 23

+ Chuyển tải: được sử dụng để lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp

đơn giản bằng cách chuyển sản phẩm tương tự mà đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp hoặc đang bị điều tra sang một nước thứ 3 để áp dụng quy tắc xuất xứ và lấy xuất xứ của nước thứ 3 này Sản phẩm chỉ đơn giản “ghé” qua, dừng chân ở nước thứ 3 và không được tiến hành bất kỳ sự gia công nào Bên cạnh đó, sản phẩm bị nghi ngờ lẩn tránh thuế thường là sản phẩm được lắp ráp hoặc là sản phẩm hoàn chỉnh Do đó, rõ ràng là các sản phẩm được chuyển tải gần như là không được thay đổi tại nước thứ 3 trong toàn bộ quá trình

So sánh với các hành vi lẩn tránh khác, việc chuyển tải dễ bị phát hiện và dễ bị coi là vi phạm quy định của WTO và nội luật các nước vì theo các quy định này, dễ để chứng minh là việc chuyển tải được thực hiện để tránh thuế do không trải qua quá trình gia công lắp ráp đáng kể nào Do đó, việc chuyển tải qua một nước thứ 3 không khiến cho sản phẩm thay đổi xuất xứ Theo quy định của Điều 2.5 ADA, “ nếu …các sản phẩm chỉ được chuyển tải thông qua nước xuất khẩu, hoặc sản phẩm đó không được sản xuất ở nước xuất khẩu thì giá để tính toán khi so sánh giữa trị giá thông thường và giá xuất khẩu để xác định liệu có tồn tại phá giá hay không chính là giá tại nước xuất xứ chứ không phải giá tại nước xuất khẩu So sánh với các hành vi lẩn tránh phức tạp và đơn giản khác, chuyển tải là hành vi phổ biến nhất

+ Khai sai hải quan và các phương thức gian lận khác: bao gồm một loạt các

hành vi lẩn tránh như: khai sai xuất xứ hàng hoá, mô tả sản phẩm sai (sai về hải quan và trị giá hàng hoá).v.v Bên cạnh đó, các phương thức gian lận khác để phải trả ít hơn hoặc không phải trả thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp cũng thuộc diện này Ví dụ, nhà xuất khẩu/sản xuất có thể dán nhãn tại hàng hoá để che giấu xuất xứ thực sự của hàng hoá Trên thực tế, có những nhà xuất khẩu/sản xuất thực hiện hành vi này do nhầm lẫn hoặc hiểu không đúng về quy định xuất xứ hoặc cách phân loại hàng hoá Tuy nhiên, cũng có những nhà xuất khẩu/sản xuất thực hiện với Lý do lẩn tránh thuế, do đó, sẽ bị phạt (ví dụ theo Luật hải quan) Tuy nhiên, do cũng khó để phân biệt được trường hợp nào là vô tình, trường hợp nào là cố ý nên nhà xuất khẩu/sản xuất gặp phải rủi ro cao là sẽ bị coi là vi phạm pháp luật nếu thuộc trường hợp này

2.2.2.2 Lẩn tránh phức tạp

Trang 24

Các hành vi lẩn tránh phức tạp bao gồm sửa đổi nhỏ, lẩn tránh thông qua nước thứ 3, sản phẩm phát triển sau (phiên bản sau) (after-developed product), thay đổi giá các dạng khác nhau của sản phẩm (fictitious markets),…

Hành vi lẩn tránh phức tạp này rất gây tranh cãi khi các thành viên WTO thảo luận về vấn đề lẩn tránh thuế do thường liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và do đó khó để phân biệt với hành vi thương mại thông thường hơn Trên thực tế, nhà xuất khẩu/sản xuất có xu hướng thực hiện hành vi lẩn tránh phức tạp mặc dù mất thời gian và nguồn lực hơn, một phần vì hành vi này khó bị phát hiện hơn do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu khó có thể xác định được là hành vi này được thực hiện nhằm lẩn tránh thuế CBPG/CTC hay đơn giản chỉ là các hoạt động kinh doanh hợp pháp, bao gồm:

+ Lẩn tránh thượng nguồn (upstream) (sản phẩm đầu vào): thường xảy ra trong

bối cảnh như sau: nhà xuất khẩu/sản xuất nước ngoài xây dựng nhà máy gia công lắp ráp ở nước nhập khẩu (nước áp thuế CBPG/CTC) và vận chuyển các linh kiện của sản phẩm (mà không thuộc đối tượng bị áp thuế CBPG/CTC) sang nước nhập khẩu sau khi có lệnh áp thuế CBPG/CTC hoặc sau khi sản phẩm bị điều tra CBPG/CTC Sản phẩm sau đó được lắp ráp ở nước nhập khẩu và do đó có thể lẩn tránh thuế CBPG/CTC do sản phẩm cuối cùng có thể được coi là đã được sản xuất ở nước nhập khẩu

+ Lẩn tránh sản phẩm (side stream): chủ yếu bao gồm hai loại:

(a) thay đổi nhỏ/không đáng kể (slight/minor alteration/modification) hình dạng, bề ngoài hoặc bao bì của sản phẩm ban đầu Cụ thể, nếu nhà xuất khẩu/sản xuất nước ngoài thay đổi nhỏ hình dạng, bề ngoài, hoặc bao bì của sản phẩm nhằm mục đích lẩn tránh thuế CBPG/CTC sau khi có lệnh áp thuế với sản phẩm ban đầu, thì sản phẩm mới (bị nghi ngờ lẩn tránh) được gọi là sản phẩm được thay đổi nhỏ và hành vi liên quan đến việc thay đổi này được gọi là thay đổi nhỏ

(b) liên quan đến sản phẩm thế hệ mới, phiên bản mới (được phát triển sau sản phẩm bị áp thuế ban đầu) (later-developed product), là một sản phẩm có thay đổi nhỏ về thiết kế hoặc có một số tính năng, đặc điểm bổ sung Một yếu tố quan trọng mà các nhà xuất khẩu/sản xuất xem xét khi thực hiện hành vi này là làm cho sản phẩm mới này có bề ngoài khác (sau khi có lệnh áp thuế) để cho sản phẩm “mới” này không thuộc đối tượng bị áp thuế CBPG/CTC và do đó lẩn tránh được thuế này

Trang 25

+ Lẩn tránh hạ nguồn (downstream) (sản phẩm thuộc công đoạn sau): xảy ra khi

nhà xuất khẩu/sản xuất nước ngoài bổ sung một hoặc một số linh kiện quan trọng mà đang bị áp thuế CBPG/CTC vào một sản phẩm không bị áp thuế đó Ví dụ, một lệnh áp thuế CBPG/CTC được áp với một linh kiện quan trọng nào đó của máy ảnh, thì nhà xuất khẩu/sản xuất sẽ chuyển sang xuất khẩu máy ảnh nguyên chiếc để tránh thuế áp với linh kiện

+ Lẩn tránh qua nước thứ 3: được thực hiện thông qua việc thay đổi nước xuất

khẩu thay vì thay đổi sản phẩm Các doanh nghiệp thực hiện hành vi này vì theo quy định của luật CBPG/CTC, hàng hóa sẽ không thuộc đối tượng bị áp thuế CBPG/CTC hiện hành nếu là sản phẩm từ một nước thứ 3 không thuộc các nước đang bị áp thuế

+ Lẩn tránh qua hệ thống các công ty đa quốc gia (Country hopping): Hành vi này

được coi là một dạng phát triển từ lẩn tránh thông qua nước thứ 3, thường xảy ra trong trường hợp khi bị áp thuế CBPG/CTC, nhà xuất khẩu/sản xuất sau đó chuyển hoạt động lắp ráp thông qua hệ thống các công ty đa quốc gia của mình Do đó, các cơ sở lắp ráp này được chuyển từ nước bị áp thuế CBPG/CTC tới một nước thứ 3 Tại nước thứ 3 này, nhà xuất khẩu/sản xuất chế tạo sản phẩm tương tự với những linh kiện chủ yếu được tự sản xuất tại nước thứ 3 đó hoặc tại các nước khác không phải là nước bị áp thuế CBPG/CTC ban đầu

+ Lẩn tránh của công ty vi phạm nhiều lần (Repeat corporate offender) (thường với sản phẩm có vòng đời ngắn): Hành vi này liên quan đến một số công ty sản xuất

nhiều sản phẩm tận dụng việc sản xuất nhiều danh mục sản phẩm theo series để lẩn tránh thuế CBPG/CTC (thường xảy ra đối với các sản phẩm công nghệ cao) Yếu tố chính góp phần để các doanh nghiệp thực hiện hành vi này là do một cuộc điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp thường kéo dài hơn 1 năm trong khi vòng đời của các sản phẩm công nghệ cao thường tương đối ngắn Thực tế này giúp các công ty có thể sản xuất một loạt các sản phẩm theo series và lẩn tránh thuế bằng cách thay thế sản phẩm thế hệ mới với sản phẩm thế hệ cũ trong giai đoạn điều tra (ví dụ các sản phẩm điện thoại thông minh, máy vi tính, tivi… được thay đổi công nghệ liên tục) Do đó, lệnh áp thuế sẽ trở nên vô hiệu vì không thể theo kịp việc nhà xuất khẩu cập nhật, thay đổi danh mục sản phẩm của mình trước khi cuộc điều tra kết thúc

+ Lẩn tránh qua thay đổi giá các dạng khác nhau của sản phẩm (Fictitious markets): Để đối phó với lệnh áp thuế CBPG (không áp với CTC), nhà xuất khẩu/sản

Trang 26

xuất có thể tạo ra một ‘thị trường giả tạo’ (fictitious market) bằng cách hạ thấp giá bán trong nước để làm giảm hoặc xóa bỏ biên độ phá giá Việc giảm giá này là tạm thời và mục đích chính là để lẩn tránh thuế CBPG

2.3 CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ PVTM

2.3.1 Khái niệm, mục đích và các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM

2.3.1.1 Khái niệm

- Chống lẩn tránh biện pháp PVTM về cơ bản không phải là một biện pháp PVTM

nguyên gốc mà là một biện pháp PVTM phái sinh từ biện pháp ban đầu (hoặc có thể coi là việc mở rộng phạm vi áp dụng của biện pháp ban đầu) Khi một nước bị áp dụng biện pháp PVTM, các doanh nghiệp nước này có xu thế tìm cách tiếp tục xuất khẩu hàng hóa sang nước áp dụng biện pháp đó (thường là những thị trường xuất khẩu lớn, chủ đạo), từ đó nảy sinh các hành vi lẩn tránh thuế PVTM, đặc biệt là gian lận xuất xứ, truyền tải qua nước thứ ba, dịch chuyển đầu tư Hầu hết các cuộc điều tra lẩn tránh biện pháp PVTM là liên quan đến các biện pháp CBPG và CTC Trong trường hợp phát hiện hành vi gian lận, nước áp dụng biện pháp PVTM có xu hướng điều tra lần tránh biện pháp PVTM để mở rộng áp dụng phạm vi áp dụng cho hàng hóa tương tự của quốc gia mà tại đó hành vi gian lận xảy ra, gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp xuất khẩu chân chính

- Biện pháp chống lẩn tránh thuế CBPG/CTC hay còn gọi ngắn gọn là biện pháp

chống lẩn tránh thuế là biện pháp sử dụng để chống lại hoặc loại bỏ tác động tiêu cực của các hành vi cố ý lẩn tránh biện pháp CBPG/CTC mà nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài thực hiện dưới các hình thức khác nhau Các biện pháp này đã được cơ quan có thẩm quyền các nước điều chỉnh tại các văn bản pháp luật và áp dụng trên thực tiễn thông qua các vụ việc điều tra

Bản chất của biện pháp này nhằm mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp CBPG/CTC để bao gồm thêm không chỉ các sản phẩm đã bị điều tra trong vụ kiện gốc (vụ kiện ban đầu) mà cả những sản phẩm gần giống của doanh nghiệp xuất khẩu bị đơn hoặc các sản phẩm tương tự nhưng có nguồn gốc xuất xứ từ các nước xuất khẩu khác

2.3.1.2 Mục đích

Mục đích của chống lẩn tránh thuế PVTM là chống lại hoặc loại bỏ tác động tiêu cực của các hành vi cố ý lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực thi biện pháp PVTM đang có hiệu lực đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này khi nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp xuất khẩu chân

Trang 27

chính Từ đó, bảo vệ các ngành công nghiệp trong một quốc gia khỏi sự cạnh tranh không công bằng từ các sản phẩm nhập khẩu, tạo ra một môi trường công bằng và thuận lợi, đảm bảo cho sự phát triển và bền vững của ngành công nghiệp trong quốc gia đó

2.3.1.3 Quy trình điều tra

Quy trình điều tra và áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia Tuy nhiên, một số thủ tục, quy trình quan trọng không thể thiếu trong hầu hết quá trình điều tra của các quốc gia có thể kể đến như:

- Khởi xướng điều tra: Điều tra được khởi xướng dựa trên hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước

- Thu thập thông tin: Bộ Công Thương hoặc các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia điều tra sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung cáo buộc cũng như điều tra các hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp

- Thẩm tra, xác minh thông tin: CQĐT cũng sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc

- Áp dụng biện pháp: Nếu kết quả điều tra cho thấy có hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM, CQĐT sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết theo đúng quy định của pháp luật và cam kết quốc tế

- Theo dõi và rà soát: Sau khi áp dụng biện pháp, CQĐT sẽ tiếp tục theo dõi và rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM

2.3.1.4 Biện pháp áp dụng

Một quốc gia áp dụng lẩn tránh PVTM bằng việc sử dụng các biện pháp như thuế quan, hạn chế nhập khẩu, hay các biện pháp phi thuế khác nhằm giới hạn hoặc ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm từ các quốc gia khác Biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu với mức thuế tuỳ thuộc vào nội luật quy định của từng quốc gia và đối với từng loại mặt hàng

Ví dụ: Ở Việt Nam, Quyết định số 1230/QĐ-BCT do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với các sản phẩm thép dây, thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam Biện pháp chống lẩn tránh biện pháp

Trang 28

PVTM được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung với mức thuế là 10,9% kể từ ngày 28/5/2019 đến hết ngày 21/3/2020 (nếu biện pháp tự vệ ban đầu không gia hạn) Nếu bị kết luận cuối cùng khẳng định có lẩn tránh thuế, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài "trừng phạt" rất nặng, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ "mất" toàn bộ thị trường xuất khẩu

2.3.2 Tác động của việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM

2.3.2.1 Đối với nước nhập khẩu

*Tác động tích cực

- Việc áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM giúp bảo hộ ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu Khi các doanh nghiệp nhập hàng hóa với mức giá thấp hơn so với thị trường nội địa, người tiêu dùng trong nước ưu tiên sử dụng hàng hóa nhập khẩu hơn Điều này, khiến cho các nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn khi không thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu, dẫn đến các nhà sản xuất trong nước giảm doanh thu và mất việc làm Vì thế, thuế PVTM sẽ giúp cân bằng sân chơi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đảm bảo rằng họ có thể cạnh tranh lành mạnh với thị trường nước ngoài Đồng thời, bảo vệ công ăn việc làm cho người lao động tại nước nhập khẩu

- Giúp nước nhập khẩu khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu; bảo vệ quyền và lợi ích của nước nhập khẩu trong thương mại quốc tế Việc sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM giúp bù đắp cho sự thiệt hại gây ra bởi lẩn tránh thuế Khi các doanh nghiệp lẩn tránh thuế, họ không đóng thuế đúng như số tiền mà họ nên đóng Điều này dẫn đến thiếu hụt nguồn thu cho nhà nước, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các dịch vụ công cho người dân Thuế chống lẩn tránh thuế giúp bù đắp cho sự thiếu hụt này và đảm bảo rằng các doanh nghiệp lẩn tránh thuế phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Vì thế, việc áp dụng mức thuế chống lẩn tránh cao đối với các sản phẩm lẩn tránh thuế, các biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM được áp dụng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước qua số thuế thu được

- Các biện pháp PVTM tác động lớn đến hoạt động đầu tư, mang lại nhiều lợi ích hơn cho sự phát triển của các nước sở tại Biện pháp PVTM tạo ra sự đảm bảo chắc chắn và ổn định cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế Các nhà đầu tư họ cảm thấy họ có thể được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh tại quốc gia nhập khẩu, điều này giúp họ đưa ra các quyết định đầu tư vào các ngành công nghiệp có tiềm năng tăng

Trang 29

trưởng cao Từ đó, giúp tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống và tạo ra nhiều việc làm tại nước sở tại

- Giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Biện pháp PVTM có thể giúp tạo ra điều kiện thương mại công bằng hơn, bằng cách đảm bảo rằng các hàng hóa nhập khẩu không được hưởng lợi từ các biện pháp trợ cấp hoặc bán phá giá bất hợp pháp Điều này có thể giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước trên thị trường quốc tế, góp phần cải thiện cán cân thương mại

*Tác động tiêu cực

- Làm đứt gãy chuỗi cung ứng: Việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM quốc tế có thể dẫn đến việc tăng giá của hàng hóa nhập khẩu và gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu giá rẻ cho các ngành hàng trong nước, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng tại chính quốc gia nhập khẩu, khiến cho hàng hóa của doanh nghiệp trở nên đắt đỏ và khó bán hơn Doanh nghiệp có thể bị mất thị phần và phá sản - Gây bất ổn cho nền kinh tế thế giới: Các biện pháp chống lẩn tránh thuế có thể tạo ra sự bất ổn cho nền kinh tế thế giới Khi một quốc gia áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh thuế, các quốc gia xuất khẩu có thể phản ứng bằng cách áp dụng các biện pháp tương tự, dẫn đến chiến tranh thương mại Chiến tranh thương mại có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ, đồng thời dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế

- Bên cạnh đó, việc giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao sau khi bị áp thuế chống lẩn tránh thuế PVTM gây lạm phá, đội giá của các ngành hàng sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu Dẫn tới sự rối loạn thị trường trong nước, khiến mất đi niềm tin của các nhà đầu tư và giảm đầu tư tại nước sở tại

2.3.2.2 Đối với nước xuất khẩu

*Tác động tích cực

- Mở ra cơ hội tận dụng được các chuỗi cung ứng bị gián đoạn của các quốc gia khác bị áp dụng chống lẩn tránh thuế PVTM, mở rộng thị trường và xuất khẩu

- Là động lực để nước xuất khẩu tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị Vì một trong những điều kiện của điều tra lẩn tránh là cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu cho rằng hàng hoá đó không có giá trị gia tăng đáng kể tại nước xuất khẩu Nhưng nếu hàng hoá đó tạo ra được một giá trị gia tăng đáng kể thì sẽ không bị áp dụng biện pháp

Trang 30

chống lẩn tránh Do đó, việc bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh PVTM thúc đẩy doanh nghiệp tìm cách nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa

*Tác động tiêu cực

- Bằng cách nhắm mục tiêu một cách bất công vào hoạt động đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất bằng công cụ chống gian lận, các nước phát triển có nguy cơ cản trở cơ hội hội nhập nền kinh tế toàn cầu của các nước đi đầu tư Các doanh nghiệp nước ngoài có thể lo ngại rằng hoạt động của họ có thể bị điều tra và áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, dẫn đến tăng chi phí và rủi ro Điều này có thể khiến họ cân nhắc lại việc đầu tư vào các nước bị áp dụng biện pháp này Hơn nữa, nó còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các thị trường mới do doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu phức tạp của biện pháp chống lẩn tránh - Chi phí thuê luật sư cao: Việc áp dụng các biện pháp chống gian lận thường đòi hỏi sự hỗ trợ chuyên gia pháp lý để xử lý và đối phó với các vấn đề pháp lý Chính vì thế, chi phí thuê luật sư lên đến hàng triệu USD có thể là một gánh nặng lớn đối với nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp

- Giảm lợi nhuận và rủi ro tăng cao: Các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí sản phẩm tăng lên do ảnh hưởng của các biện pháp chống gian lận và thuế chống lẩn tránh Điều này khiến cho các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận và tăng rủi ro do sự bất bình đẳng trong cạnh tranh ở thị trường nước ngoài

- Biện pháp chống gian lận có thể làm giảm kim ngạch nhập khẩu của quốc gia, tạo ra mất cân bằng cán cân thanh toán Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nguyên liệu và thị trường đầu vào, đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu

- Ngưng trệ hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng đồng thời làm gián đoạn kế hoạch sản xuất và phát triển chiến lược: Khi các mặt hàng của doanh nghiệp bị điều tra và áp dụng biện pháp chống lẩn tránh sẽ xảy ra tình trạng ngưng trệ trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà còn gây gián đoạn trong chuỗi cung ứng và phân phối của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp chống gian lận có thể làm gián đoạn kế hoạch sản xuất và chiến lược phát triển của doanh nghiệp Nó có thể dẫn đến việc mất đi cơ hội phát triển và thậm chí làm suy giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

Trang 31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Thời gian qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng một số cuộc điều tra lẩn tránh thuế PVTM đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam Vì vậy các Doanh nghiệp Việt cần nghiên cứu và hiểu rõ các quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ để không phạm phải cũng như hạn chế thiệt hại nếu bị điều tra Theo đó, điều tra lẩn tránh thuế PVTM là một trong những biện pháp PVTM mà các nước nhập khẩu hàng hoá sử dụng để nhằm ngăn chặn các sản phẩm nhập khẩu từ nước xuất khẩu nào đó đang bị lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp thay đổi nguồn gốc hàng hóa để không chịu thuế thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp Nếu bị kết luận cuối cùng khẳng định có lẩn tránh thuế, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài "trừng phạt" rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ "mất" toàn bộ thị trường xuất khẩu

3.1 CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ PVTM CỦA HOA KỲ

3.1.1 Tổng quan về quy định chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ

Quy định chính thức đầu tiên về chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ là tại Mục 1321 của Đạo luật Thương mại liên ngành và Cạnh tranh 1988 (Omnibus Trade and Competitive Act) (Đạo luật Thương mại 1988) với tên gọi ‘Ngăn chặn việc lẩn tránh lệnh áp thuế CBPG và CTC’ (được pháp điển tại Mục 781 Đạo luật Thuế quan 1930, 19 U.S.C 1677j) Quy định này ra đời một mặt để theo kịp với quy định của EU về chống lẩn tránh thuế được thông qua vào năm 1987 và mặt khác là do quan ngại việc các nhà sản xuất châu Á tham gia vào các hành vi lẩn tránh thuế Trước khi quy định này có hiệu lực, CQĐT Hoa Kỳ đã xử lý một số vụ việc chống lẩn tránh thuế mà không có quy định cụ thể về chống lẩn tránh thuế, thông qua việc mở rộng phạm vi ban đầu của lệnh áp thuế CBPG hiện tại

Cụ thể, Mục 1321 cấm 4 hành vi lẩn tránh, bao gồm: lẩn tránh đối với hàng hoá được hoàn thiện hoặc lắp ráp ở Hoa Kỳ; hàng hóa được hoàn thiện hoặc lắp ráp ở nước ngoài; sự thay đổi nhỏ đối với hàng hoá và hàng hoá phiên bản mới Bên cạnh đó, các mục 1319, 1320 và 1323 cấm 3 loại lẩn tránh khác (mà không được đặt tên rõ ràng là ‘lẩn tránh’ theo Đạo luật này), bao gồm: lẩn tránh qua thay đổi giá của các dạng khác

Trang 32

nhau của sản phẩm (fictious market), giám sát sản phẩm hạ nguồn và các sản phẩm có vòng đời ngắn

Cùng với EU, Hoa Kỳ đã nỗ lực rất nhiều để đưa các quy định về chống lẩn tránh thuế vào Hiệp định ADA trong Vòng đàm phán Uruguay Mặc dù Dự thảo Dunkel có các quy định về chống lẩn tránh thuế, Hoa Kỳ đã không chấp nhận vì cho rằng lời văn không đủ mạnh Do đó, các quy định này đã không được đưa vào lời văn cuối cùng của ADA Vì vậy, chỉ có Quyết định cấp Bộ trưởng về Chống lẩn tránh thuế được thông qua, mà Hoa Kỳ coi là một tuyên bố cho phép sự công nhận tính pháp lý của các quy định về chống lẩn tránh thuế của mình

Sau khi thất bại trong việc đưa các quy định về chống lẩn tránh thuế tại các phiên đàm phán của Vòng Uruguay, Hoa Kỳ đã sửa đổi các quy định về chống lẩn tránh thuế tại Đạo luật Thương mại 1988 và bổ sung một số quy định mới vào Đạo luật về các Hiệp định Vòng Uruguay (URAA) Nội dung của những quy định mới này bị ảnh hưởng bởi Dự thảo Dunkel Các quy định mới nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi các quy định về chống lẩn tránh thuế tại Đạo luật Thương mại 1988 Vì vậy, hiện nay quy định của Hoa Kỳ về chống lẩn tránh thuế bao gồm các Mục 1319, 1320, 1321 và 1323 của Đạo luật Thương mại 1988 và phiên bản sửa đổi tại Mục 230 URAA Cụ thể:

Mục 1319 (“fictious market”) quy định về hành vi lẩn tránh thuế CBPG mà các nhà xuất khẩu/sản xuất cố gắng xóa bỏ biên độ phá giá bằng cách tạo ra giá giả tạo cho sản phẩm một cách tạm thời (không áp dụng với lẩn tránh thuế CTC)

Mục 1320 “giám sát sản phẩm hạ nguồn” quy định hệ thống giám sát đối với lẩn tránh hạ nguồn lệnh áp thuế CBPG, CTC

Mục 1321 là quy định chính của Đạo luật này về chống lẩn tránh thuế CBPG, CTC, quy định 4 loại hành vi lẩn tránh: lẩn tránh thượng nguồn, lẩn tránh qua nước thứ 3 và lẩn tránh sản phẩm (bao gồm thay đổi nhỏ sản phẩm và sản phẩm phiên bản sau)

Mục 1323 quy định về “các sản phẩm có vòng đời ngắn’, mà trên thực tế là một loại quy định về việc các doanh nghiệp vi phạm nhiều lần (‘repeat corporate offender’) nhằm lẩn tránh thuế CBPG

Vì vậy, có thể thấy quy định về chống lẩn tránh thuế CBPG của Hoa Kỳ bao gồm các nội dung quy định tại 4 Mục 1319, 1320, 1321, 1323 nêu trên; còn quy định về chống lẩn tránh thuế CTC chỉ được nhắc đến ở 2 Mục 1320, 1321 Sau Vòng đàm phán

Trang 33

Uruguay, một số quy định đã được sửa đổi tại URAA liên quan đến một số tiêu chí về lẩn tránh thượng nguồn và lẩn tránh thông qua nước thứ 3 Những quy định còn lại của Đạo luật Thương mại 1988 vẫn có hiệu lực

3.1.2 Các quy định về biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM của Hoa Kỳ

3.1.2.1 Mục 1319 (“fictious market”): Quy định về lẩn tránh thông qua thay đổi giá các dạng khác nhau của sản phẩm

Hành vi này liên quan đến việc áp thuế CBPG của Hoa Kỳ Cơ quan có thẩm quyền chỉ ban hành một mức thuế dự tính, mức thuế cuối cùng sẽ được áp theo biên độ thực tế xảy ra khi rà soát hàng năm (Hoa Kỳ áp thuế theo cơ chế hồi tố) Nghĩa là có khả năng, thậm chí là sau khi ban hành lệnh áp thuế, nhà xuất khẩu/sản xuất có thể giảm biên độ phá giá và do đó giảm mức thuế cuối cùng Cần lưu ý là có sự chênh lệch 1 năm giữa việc ra quyết định áp thuế và việc ban hành lệnh áp thuế Điều này để khuyến khích các nhà sản xuất/xuất khẩu giảm biên độ phá giá - như mục tiêu của luật CBPG theo đuổi

Tuy nhiên, tình hình sẽ trở nên phức tạp nếu liên quan đến ý định giả tạo của nhà xuất khẩu/sản xuất về việc giảm tạm thời biên độ phá giá nhưng mục đích chính là để lẩn tránh thuế Để đạt được mục tiêu này, nhà xuất khẩu/sản xuất có thể áp dụng các phương pháp bằng cách giảm giá bán tại thị trường trong nước hoặc tận dụng các dạng khác nhau của sản phẩm nếu đó là sản phẩm có nhiều hình dạng (ví dụ thuốc dưới dạng viên, bột) (với sản phẩm có nhiều hình dạng, Mục 1319 sẽ điều chỉnh)

Một số yếu tố cần xem xét khi áp dụng Mục 1319 trên thực tế: Bằng chứng về việc thành lập một thị trường giả tạo được phát hiện thông qua việc: (i) thay đổi giá của các dạng khác nhau của cùng 1 sản phẩm (giá trong nước của dạng sản phẩm bị áp thuế thì giảm và đồng thời giá của dạng sản phẩm khác lại tăng); (ii) sự thay đổi về giá xảy ra sau khi ban hành lệnh áp thuế; (iii) mục đích của việc thay đổi giá là làm giảm biên độ phá giá

Cơ sở của việc áp dụng hành vi này liên quan đến lý do kinh tế nhằm ứng phó với hành vi phá giá gây thiệt hại Nhà xuất khẩu/sản xuất có thể chấp nhận giảm giá bán sản phẩm xuất khẩu trong khi bù lỗ bằng cách tận dụng tình trạng độc quyền tại thị trường trong nước Tương tự như vậy, bằng việc thực hiện hành vi ‘thị trường giả tạo’, nhà sản xuất/xuất khẩu tận dụng việc thay đổi giá trong các dạng sản phẩm khác nhau để giảm biên độ phá giá

3.1.2.2 Mục 1320: hệ thống giám sát với sản phẩm hạ nguồn

Trang 34

Một số tiêu chí và thủ tục chi tiết được quy định để xử lý vấn đề này: Tại Mục này, thuật ngữ ‘Linh kiện’ (component part) được định nghĩa là linh kiện bị áp thuế CBPG/CTC ở mức ít nhất 15% trong giai đoạn 5 năm trước đó; ‘Sản phẩm hạ nguồn’ được định nghĩa là bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất từ các linh kiện và được nhập khẩu vào Hoa Kỳ Theo Mục 1320, có 3 bước cấu thành thủ tục giám sát sản phẩm hạ nguồn:

+ Bước đầu tiên là ‘gửi đơn yêu cầu giám sát’ Một nhà sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm là ‘bộ phận cấu thành’ hoặc ‘sản phẩm hạ nguồn’, thì được quyền yêu cầu ‘giám sát sản phẩm hạ nguồn’ Trong đơn yêu cầu giám sát, bên nguyên đơn phải nêu cụ thể tại sao họ nghi ngờ rằng việc áp thuế CBPG/CTC đã dẫn tới hành vi lẩn tránh thông qua sản phẩm hạ nguồn DOC, sau khi nhận đơn yêu cầu, sẽ ban hành quyết định liệu có chấp nhận hay không Nếu DOC xác nhận rằng việc tăng nhập khẩu sản phẩm hạ nguồn liên quan tới việc áp thuế, DOC sẽ yêu cầu ITC đưa ra báo cáo giám sát theo quý Một số yếu tố được xem xét khi DOC xác định liệu có cần giám sát hay không bao gồm (i) trị giá của linh kiện; (ii) mức độ mà linh kiện được chuyển đổi (transform); (iii) và mối quan hệ giữa nhà sản xuất linh kiện và nhà sản xuất sản phẩm hạ nguồn

+ Bước thứ 2 là việc “giám sát bởi ITC’ Tại giai đoạn này, ITC, đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát Khi lượng nhập khẩu sản phẩm gia tăng hơn 5% trong bất kỳ quý nào so với quý trước, ITC sẽ ‘phân tích sự gia tăng trong bối cảnh điều kiện kinh tế chung trong lĩnh vực sản phẩm’ ITC sau đó không chỉ ban hành báo cáo hàng quý tới DOC mà cũng công bố công khai

+ Bước cuối cùng là ‘hành động trên cơ sở báo cáo giám sát’ DOC sẽ rà soát các báo cáo của ITC và xem xét liệu có cần phải khởi xướng một vụ việc điều tra CBPG/CTC hay không Nếu dựa trên thông tin của các báo cáo cho thấy lượng nhập khẩu hàng hoá hạ nguồn tăng, thì sẽ khởi xướng điều tra CBPG/CTC

Vấn đề chính của hệ thống rà soát liên quan đến sản phẩm hạ nguồn là các điều kiện để khởi xướng vụ điều tra CBPG/CTC theo Điều 5.1, 5.2 và 5.6 của ADA và Điều 11.2, Điều 11.6 của SCMA đã bị thay đổi Theo các quy định này, việc khởi xướng điều tra CBPG/CTC phải tuân thủ các tiêu chí bao gồm: (i) ngành sản xuất liên quan đã nộp đơn kiện và đơn kiện có bằng chứng về phá giá/trợ cấp, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa việc phá giá/trợ cấp bị cáo buộc và thiệt hại của sản phẩm tương tự; và (ii) cơ quan có thẩm quyền được quyền tự điều tra nếu có đủ bằng chứng về phá giá/trợ cấp,

Trang 35

thiệt hại và mối quan hệ nhân quả Do đó, điều kiện chính để có thể khởi xướng vụ việc CBPG/CTC là có bằng chứng về phá giá/trợ cấp, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả

Tuy nhiên, hệ thống giám sát hiện tại liên quan đến sản phẩm hạ nguồn bị cho là vi phạm các quy định ADA/SCM vì ngành sản xuất trong nước được quyền nộp đơn yêu cầu giám sát là các nhà sản xuất linh kiện hoặc sản phẩm hạ nguồn Do đó, bên cạnh ngành sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm hạ nguồn, ngành sản xuất mà sản xuất linh kiện cấu thành cũng được quyền nộp hồ sơ

Theo ADA/SCMA, ngành sản xuất trong nước có liên quan thường là ngành sản xuất sản xuất sản phẩm tương tự Do đó, câu hỏi ở đây là liệu linh kiện có thuộc sản phẩm tương tự của sản phẩm hạ nguồn hay không Hơn nữa, do không yêu cầu bằng chứng về phá giá/trợ cấp, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả của sản phẩm hạ nguồn hoặc linh kiện, tiêu chí duy nhất để khởi xướng vụ điều tra CBPG/CTC theo Mục này dựa trên báo cáo của ITC để cho thấy có sự gia tăng sản phẩm hạ nguồn hay không Rõ ràng là điều này không được quy định tại ADA/SCMA và do đó mâu thuẫn với các điều kiện khởi xướng vụ việc CBPG/CTC

Hơn nữa, quy định này chuyển trách nhiệm cung cấp bằng chứng để khởi xướng vụ việc từ nguyên đơn sang cơ quan có thẩm quyền, điều này sẽ dẫn tới hàng loạt các thủ tục và phân tích kinh tế phức tạp liên quan tốn kém về công sức, tiền của và thời gian Ngoài ra, các quyết định giám sát này không bị rà soát tư pháp Do kết luận của cơ quan có thẩm quyền sẽ có tính chung thẩm, vì vậy, có khả năng sẽ dẫn tới sự thiên vị với lợi ích của ngành sản xuất trong nước hơn so với nhà xuất khẩu/sản xuất nước ngoài

3.1.2.3 Mục 1321: Quy định về chống lẩn tránh thuế CBPG, CTC

+ Mục 1321(a) lẩn tránh thượng nguồn (‘hàng hoá được gia công hoặc hoàn thiện ở Hoa Kỳ’) Một giao dịch sẽ được coi là lẩn tránh thượng nguồn nếu (i) sản phẩm được lắp ráp là cùng loại với sản phẩm chịu lệnh áp thuế; (ii) sản phẩm được lắp ráp được hoàn thiện hoặc lắp ráp ở Hoa Kỳ từ những linh kiện được sản xuất ở một nước chịu lệnh áp thuế; và (iii) sự khác nhau giữa trị giá của sản phẩm được lắp ráp và các linh kiện được nhập khẩu là nhỏ Bên cạnh đó, có 3 yếu tố khác cần được xem xét, bao gồm (i) xu hướng thương mại; (ii) liệu doanh nghiệp lắp ráp có liên quan tới nhà sản xuất các linh kiện hay không; và (iii) liệu việc nhập khẩu các linh kiện có tăng sau khi áp lệnh áp thuế hay không

Trang 36

+ Mục 1321(b) quy định về việc lẩn tránh thông qua nước thứ 3, được gọi là ‘hàng hoá được hoàn thiện hoặc lắp ráp ở các nước ngoài khác’ Tiêu chí để xác định giống với những tiêu chí ở trên liên quan đến việc lẩn tránh thượng nguồn

Bảng 3.1: Sự khác biệt giữa lẩn tránh thượng nguồn và lẩn tránh qua nước thứ 3 Lẩn tránh thượng nguồn Lẩn tránh qua nước thứ 3 Hoạt động lắp ráp Tại Hoa Kỳ Ở một nước thứ 3

Lệnh áp thuế ban đầu Mở rộng cho các linh kiện hoặc sản phẩm chưa hoàn

Không cần Có (xem xét thêm về cả lợi ích của nước xuất khẩu và nước thứ 3) và sự quan ngại đối với việc cơ quan quản lý có đủ thẩm quyền để đưa ra đánh giá chính xác hơn nhưng linh hoạt hơn trong cuộc điều tra mà có xem xét và cân đối lợi ích của các bên liên quan khác nhau trong vụ việc

Nguồn: Cục Phòng vệ Thương mại

- Sau vòng đàm phán Uruguay, Hoa Kỳ đã sửa đổi một số tiêu chí đối với các quy định chống lẩn tránh thuế của mình tại Đạo luật Thương mại 1988 thông qua Đạo luật Các Hiệp định về vòng đàm phán Uruguay (URAA) Những thay đổi này chủ yếu liên quan đến lẩn tránh thượng nguồn và lẩn tránh qua nước thứ 3 để sửa những lỗ hổng pháp lý:

Trang 37

+ Trong trường hợp lẩn tránh qua nước thứ 3, yêu cầu tại Đạo luật 1988 về sự khác biệt “nhỏ” giữa trị giá của hàng lắp ráp và linh kiện nhập khẩu là không đủ để ngăn chặn các hành vi lẩn tránh ví dụ như hoạt động lắp ráp ở nước thứ 3 là nhỏ trong khi lượng linh kiện mua từ những nguồn khác là lớn Ngược lại, tiêu chí mới cho lẩn tránh thượng nguồn và lẩn tránh qua nước thứ 3 tại URAA nhấn mạnh rằng: (i) quá trình (process) của hoạt động lắp ráp hoặc sản xuất ở Hoa Kỳ hoặc ở một nước thứ 3 là nhỏ hoặc không đáng kể; (ii) trị giá của các linh kiện có xuất xứ từ nước chịu lệnh áp thuế cấu thành một phần đáng kể của trị giá của toàn bộ sản phẩm

(2) Nếu chi tiết 5 yếu tố phải xem xét khi xác định liệu một quá trình lắp ráp hoặc sản xuất tại Hoa Kỳ/nước thứ 3 có ‘nhỏ hoặc không đáng kể’ hay không, bao gồm: (i) mức độ đầu tư ở Hoa Kỳ/nước thứ 3, (ii) mức độ nghiên cứu và phát triển ở Hoa Kỳ/ nước thứ 3; (iii) bản chất của quá trình sản xuất ở Hoa Kỳ/nước thứ 3; (iv) mức độ các cơ sở sản xuất ở Hoa Kỳ/nước thứ 3; và (v) liệu trị giá của việc gia công ở Hoa Kỳ/nước thứ 3 có cấu thành một phần nhỏ trong trị giá sản phẩm bán ở Hoa Kỳ hay không

+ Một điểm đáng lưu ý khi xem xét nếu quá trình gia công có ‘nhỏ hoặc không đáng kể’ hay không là liệu việc nhập khẩu các linh kiện có tăng sau khi cuộc điều tra lẩn tránh thuế được khởi xướng Theo quy định cũ, yếu tố liên quan là liệu nhập khẩu có gia tăng sau khi lệnh áp thuế được ban hành Điều này là do trước khi ban hành lệnh áp thuế, nhưng sau khi khởi xướng cuộc điều tra CBPG/CTC, vẫn có khả năng nhà xuất khẩu/sản xuất thiết lập hoạt động gia công nhằm mục đích lẩn tránh Do đó, sự thay đổi trong quy định dẫn đến việc nhiều linh kiện sẽ bị điều tra hơn và các nhà xuất khẩu/sản xuất dễ bị áp biện pháp chống lẩn tránh hơn

+ Sự thay đổi còn ở chỗ yêu cầu doanh nghiệp gia công và nhà sản xuất linh kiện phải có mối ‘liên kết’ (affiliate) (‘một nhóm, một công ty hoặc một tổ chức có mối quan hệ rất gần gũi với một công ty lớn khác’), trong khi quy định cũ thì yêu cầu rằng họ có ‘liên quan’ (related) (‘có mối liên hệ ở một mức độ nào đó’) Sự thay đổi này đã khiến cho quy định chính xác, chặt chẽ và dễ hơn khi xem xét về mối quan hệ

- Tuy có một số thay đổi như vậy nhưng một số vấn đề liên quan đến quy định hiện tại của Hoa Kỳ về lẩn tránh thượng nguồn và lẩn tránh bên thứ 3 như sau:

+ Theo quy định hiện tại của ADA/SCMA, việc áp thuế CBPG/CTC cần phải thoả mãn các kết luận về phá giá/trợ cấp và thiệt hại Tuy nhiên, theo quy định chống lẩn tránh thuế hiện tại của Hoa Kỳ, thuế CBPG/CTC có thể được mở rộng cho các linh kiện

Trang 38

nhập khẩu và sản phẩm từ một nước thứ 3 mà không cần phải tiến hành một cuộc điều tra về phá giá/trợ cấp và thiệt hại, điều này bị cho là vi phạm quy định WTO Cụ thể là, trong lẩn tránh thượng nguồn, quan ngại liên quan đến câu hỏi liệu linh kiện nhập khẩu và sản phẩm ban đầu chịu lệnh áp thuế có phải là hàng hoá tương tự hay không Quan ngại liên quan đến lẩn tránh thông qua nước thứ 3 cũng là liệu các linh kiện (có xuất xứ từ nước phá giá/trợ cấp) mà chịu lệnh áp thuế mở rộng có gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước hay không Quy định này của Hoa Kỳ do đó ngược với quy định CBPG/CTC WTO là chỉ trừng phạt phá giá/trợ cấp gây thiệt hại

+ Theo URAA, CQĐT có quyền rất rộng khi xử lý những điểm, thuật ngữ chưa rõ ràng tồn tại trong luật, ví dụ, “phần nhỏ’ (small proportion) là gì, có tiêu chuẩn nào áp cho thuật ngữ này không; mức độ đầu tư ở Hoa Kỳ/nước thứ 3 như thế nào thì được coi là không ‘nhỏ’ hoặc không ‘đáng kể’; mức độ nghiên cứu và phát triển như thế nào thì được coi là chấp nhận được để không bị áp biện pháp chống lẩn tránh thuế Nếu không có hướng dẫn cụ thể, những vấn đề này sẽ chủ yếu dựa trên thẩm quyền rộng của CQĐT mà có thể dẫn tới những vấn đề khác khi xác định liệu một giao dịch có phải là lẩn tránh hay không Điều này có thể được minh hoạ bởi quy định liên quan đến lẩn tránh thông qua nước thứ 3 mà yêu cầu DOC xem xét liệu hành động chống lẩn tránh thuế có phù hợp để ngăn chặn sự lẩn tránh lệnh áp thuế hay không

Rõ ràng là DOC có quyền xem xét các yếu tố khác chứ không chỉ là những nội dung được quy định cụ thể trong pháp luật khi xử lý vấn đề về lẩn tránh thông qua nước thứ 3 Điều này có thể là do hành vi lẩn tránh thông qua nước thứ 3 liên quan đến quyền lợi của các bên liên quan trong nước khác nhau và sẽ có tác động lớn tới không chỉ các nhóm khác nhau mà toàn bộ nước nhập khẩu Do đó, cơ quan có thẩm quyền phải tìm cách tốt nhất để cân đối các lợi ích khác nhau cho tất cả các bên liên quan Thẩm quyền này, được thực hiện thông qua các thủ tục cụ thể, có thể tạo một khung linh hoạt cho cơ quan có thẩm quyền được tự do đưa ra biện pháp và đưa ra sự bảo hộ vững chắc cho các ngành sản xuất trong nước của mình Theo đó, có thể nói rằng xu hướng bảo hộ có liên quan đến việc quy định thẩm quyền rộng cho CQĐT

- Cuối cùng, yêu cầu ở cả trường hợp lẩn tránh thượng nguồn và lẩn tránh thông qua nước thứ 3, liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp lắp ráp và nhà sản xuất linh kiện, cũng có vấn đề Yêu cầu này ý là nếu doanh nghiệp lắp ráp không có liên quan tới nhà sản xuất linh kiện, thì không thể diễn ra hành vi lẩn tránh Tuy nhiên, hành vi

Trang 39

lẩn tránh vẫn xảy ra kể cả khi hai bên này không có mối quan hệ gì Do đó, những chi nhánh do công ty nước ngoài đầu tư dễ bị áp biện pháp chống lẩn tránh thuế do quy định này Ngược lại, doanh nghiệp lắp ráp trong nước sẽ không bị áp biện pháp nếu đáp ứng yêu cầu về việc không có mối liên hệ Điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp lắp ráp trong nước có ưu thế hơn trong cạnh tranh, mặc dù có quy định của GATT về việc ‘đối xử quốc gia’

+ Mục 1321 (c) quy định về các hành vi liên quan đến việc thay đổi nhỏ về hình dạng hoặc kiểu dáng một sản phẩm nhằm mục đích lẩn tránh thuế CBPG/CTC Quy định này cho phép cơ quan có thẩm quyền xác định liệu có cần áp biện pháp chống lẩn tránh thuế CBPG/CTC với hàng hoá được thay đổi nhằm mục đích lẩn tránh thuế CBPG/CTC hay không

Theo quy định này, các sản phẩm phiên bản sau có thể cũng thuộc phạm vi áp dụng của lệnh áp thuế CBPG/CTC nếu nhà xuất khẩu có ý định lẩn tránh thuế Một sản phẩm được coi là sản phẩm phiên bản sau nếu (i) có các đặc điểm vật lý chung giống với sản phẩm chịu lệnh áp thuế (sản phẩm ban đầu); (ii) đáp ứng cùng một mong muốn cho người tiêu dùng cuối cùng như sản phẩm ban đầu; (iii) có cùng công dụng cuối cùng như sản phẩm ban đầu; (iv) có cùng kênh thương mại giống sản phẩm ban đầu; và (v) được quảng cáo và bày bán theo cách giống như sản phẩm ban đầu

Có hai tình huống liên quan đến sản phẩm phiên bản sau: (1) một sản phẩm được coi là sản phẩm phiên bản sau mặc dù nằm khác nhóm phân loại thuế hải quan (HS) mà không được nêu tại đơn kiện và CQĐT không biết được: (2) một sản phẩm có thêm các chức năng vẫn bị coi là sản phẩm phiên bản sau khi (i) mục đích sử dụng chính của sản phẩm không phụ thuộc vào các chức năng bổ sung này; và (ii) chi phí để thêm các chức năng bổ sung này chiếm một tỷ lệ không lớn so với tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm

Vấn đề liên quan đến hành vi lẩn tránh sản phẩm (sản phẩm thay đổi nhỏ và sản phẩm phiên bản sau) cũng giống như vấn đề liên quan đến lẩn tránh thượng nguồn và lẩn tránh thông qua nước thứ 3, đó là thẩm quyền rộng của CQĐT và khả năng vi phạm ADA/SCMA

3.1.2.4 Mục 1323: Quy định về “các sản phẩm có vòng đời ngắn”

(áp với lẩn tránh thuế CBPG, không áp với lẩn tránh thuế CTC)

Mục này quy định chi tiết các thủ tục đối với việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá và đưa ra định nghĩa đối với một số thuật ngữ cụ thể

Trang 40

Mục 1323 quy định rằng một nhà sản xuất trong nước mà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm trực tiếp cạnh tranh với ‘sản phẩm có vòng đời ngắn’ thì được quyền nộp đơn tới ITC ITC do đó phải xây dựng một danh mục sản phẩm bao gồm các sản phẩm mà đang chịu hơn 2 lệnh áp thuế trong giai đoạn 8 năm trước thời điểm đơn kiện được nộp Sau đó, ITC thông báo để các bên liên quan có cơ hội trình bày ý kiến ITC sẽ ra quyết định về việc liệu có xây dựng danh mục sản phẩm không sau khi tổ chức một phiên tham vấn nếu được yêu cầu Sau khi xây dựng danh mục sản phẩm, ITC có thể sửa đổi phạm vi của danh mục này vào bất kỳ lúc nào, nếu cần thiết, mà không cần có đơn kiện của nguyên đơn

Thuật ngữ ‘sản phẩm có vòng đời ngắn’ tại Mục 1323 được định nghĩa là ‘có khả năng trở nên lạc hậu trong vòng 4 năm, do sự tiến bộ của kỹ thuật, sau khi sản phẩm được bán thương mại’ Những thuật ngữ khác như ‘doanh nghiệp vi phạm lần 2’, ‘doanh nghiệp vi phạm nhiều lần’ cũng được định nghĩa ở các quy định tương ứng (các sản phẩm có vòng đời khác nhau thì sẽ phải tuân thủ các thủ tục khác nhau) Theo đó, ‘doanh nghiệp vi phạm lần 2’ để chỉ nhà sản xuất mà đã được nêu tên tại 2 quyết định áp thuế, trong khi ‘doanh nghiệp vi phạm nhiều lần’ để chỉ các doanh nghiệp được nêu ở từ 3 quyết định áp thuế trở lên

Mục đích của việc xây dựng danh mục sản phẩm là để xem xét liệu một sản phẩm bị điều tra có thuộc ‘sản phẩm có vòng đời ngắn’ Mục 1323 quy định các sản phẩm có vòng đời khác nhau và các đối tượng doanh nghiệp khác nhau (vi phạm 2 lần, vi phạm nhiều lần) sẽ phải tuân thủ các thủ tục điều tra CBPG khác nhau Do đó, DOC sẽ tiến hành điều tra rút gọn nếu sản phẩm bị nghi ngờ này thuộc phạm vi ‘sản phẩm có vòng đời ngắn’ Đối với đối tượng đã vi phạm 2 lần, giai đoạn điều tra là 120 ngày, so với 160 ngày trong điều tra CBPG thông thường Đối với đối tượng vi phạm nhiều lần, giai đoạn này sẽ rút xuống 100 ngày Mục 1323, trên thực tế, quy định một hệ thống giám sát hành vi lẩn tránh đặc biệt này Nghĩa là, sản phẩm bị nghi ngờ trước tiên sẽ bị đưa vào hệ thống giám sát, tuy nhiên, nếu nó thuộc danh mục ‘sản phẩm có vòng đời ngắn’ thì sẽ bị điều tra đặc biệt (rút gọn) Nếu không thì sẽ áp thủ tục điều tra CBPG thông thường

Vấn đề quan ngại chính với ‘sản phẩm có vòng đời ngắn’ là liệu các thủ tục liên quan có bị làm phức tạp hoá và liệu cơ chế điều tra rút ngắn có phù hợp với 1 số đối tượng hay không, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ Tuy nhiên, mục 1323 chủ yếu đáp

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w