2 Do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật SPS tới xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thủy sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, là một trong những lĩnh vực có đóng góp lớn vào GDP của quốc gia và cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân Có thể thấy xuất khẩu thủy sản đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu trọng yếu của thủy sản Việt Nam Theo hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản ước khoảng 1,75 tỷ USD, đứng thứ 4 trong thị trường xuất khẩu thủy sản, riêng trong tháng 8/2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta sang Nhật Bản đạt 173 triệu USD, vượt qua Mỹ và trở thành khách hàng lớn nhất của thủy sản Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2023 với kim ngạch đạt 91 triệu USD Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp, Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 19,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước Bên cạnh đó, Nhật bản cũng là là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 trên thế giới với giá trị nhập khẩu 13,2 tỷ USD và khối lượng nhập khẩu 1,9 triệu tấn trong năm 2020 và là quốc gia có mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người cao nhất trên thế giới (67 kg/người/năm)
Tuy nhiên, thị trường này luôn đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng rất cao về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm, bởi người tiêu dùng Nhật Bản luôn chú trọng đến sức khỏe và có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm an toàn Mặc dù Nhật Bản là thị trường tiềm năng để Việt Nam xuất khẩu thủy sản, nhưng đây cũng là một trong những thị trường khó tiếp cận nhất Đặc biệt, hiện nay Nhật Bản gia tăng sự quan tâm tới các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với thủy sản nhập khẩu, các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) nghiêm ngặt, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu này
Các hiệp định thương mại tự do tạo ra những cơ hội như được hưởng nhiều ưu đãi cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do giữa hai nước, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác được hết tiềm năng Bên cạnh đó vẫn còn những thách thức lớn đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản Trong đó, thách thức lớn nhất là vấn đề bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm như tồn dư hóa chất kháng sinh cấm hoặc do tình trạng nhiễm khuẩn Điều này khiến cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi muốn thâm nhập thị trường và mở rộng kinh doanh
Do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) tới xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nhằm hiểu biết rõ về những tiêu chí khắt khe về những vấn đề kỹ thuật và chất lượng sản phẩm mà thị trường Nhật Bản đề ra Đồng thời phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) của ngành thủy sản Việt Nam, từ đó nhóm đưa ra đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong quá trình mở rộng giao thương với các đối tác Nhật Bản.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định mô hình và lượng hóa tác động, ảnh hưởng chính của các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) đến việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường quốc gia Nhật Bản giai đoạn từ 2002 đến
2022, kết hợp với phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam để xây dựng được những giải pháp và định hướng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong thời gian đến năm 2035
Từ mục tiêu chung của đề tài, 04 mục tiêu cụ thể được xác định cần thực hiện như sau:
Thứ nhất, xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng
Thứ hai, lượng hóa, kiểm định và xác định mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, từ đó bổ sung các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam sang Nhật Bản
Thứ ba, phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản, qua đó đánh giá nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở để kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng nhằm đề xuất các giải pháp phát triển
Thứ tư, xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới dựa trên cơ sở kết quả mô hình và điều kiện thực tiễn của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự ảnh hưởng của các biện pháp và kiểm dịch động thực vật (SPS) tới xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Phạm vi về thời gian: Bài nghiên cứu sự ảnh hưởng của các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) tới xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ 2002 đến 2022, đề xuất các giải pháp đến năm 2035
Phạm vi về không gian: Bài nghiên cứu sự ảnh hưởng của các biện pháp và kiểm dịch động thực vật (SPS) tới xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế Bài nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam và Nhật Bản
Phạm vi về nội dung:
(1) Bài nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
(2) Bài nghiên cứu đi sâu nghiên cứu một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay
Phạm vi mặt hàng: Mặt hàng thủy sản mà bài nghiên cứu là các loại thủy sản chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam: Cá, tôm, mực, bạch tuộc, các loại thủy sản khác, từ Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của biện pháp tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Những đóng góp của bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản và các biện pháp SPS ảnh hưởng tới việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản đồng thời làm sáng tỏ nguồn cơ sở dữ liệu, nội dung phân tích, phương pháp phân tích và quy trình phân tích để phục vụ cho hoạt động phân tích ảnh hưởng của các biện pháp SPS đến xuất khẩu thủy sản Đồng thời, làm rõ những nhân tố tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
(1) Bài nghiên cứu đã giúp phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của biện pháp SPS đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
(2) Bài nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản để đạt hiệu quả tối ưu của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Những đề tài đã từng nghiên cứu
Hiện nay, các nghiên cứu ở nước ngoài liên quan trực tiếp đến các biện pháp SPS ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản hầu như là không có, chúng em chỉ tìm thấy một số nghiên cứu tương tự đối với một số mặt hàng xuất khẩu sang các nước:
Thứ nhất, nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản có nghiên cứu của Bose và Galvan (2005)
Bose và Galvan (2005) về vấn đề “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm hùm đá tươi sống của New Zealand sang thị trường Nhật Bản”
Nhóm tác giả đề xuất mô hình lý thuyết, khối lượng xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất trong nước, giá sản xuất trong nước và tính thời vụ Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh từng phần (Partial Adjustment Model - PAM) bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares - OLS) với số liệu thứ cấp từ năm 1989 - 1998 để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm của New Zealand sang thị trường Nhật Bản Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khối lượng xuất khẩu tôm chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất tôm trong nước (+0,61); biến giá sản xuất trong nước không có ý nghĩa thống kê có thể là do số liệu nghiên cứu hạn chế và phương pháp ước lượng chưa phù hợp Với những cỡ mẫu nhỏ như nghiên cứu này, phương pháp mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (Auto Regressive Distributed Lag - ARDL) sẽ thích hợp hơn Như vậy, chỉ có một yếu tố khối lượng sản xuất trong nước của quốc gia xuất khẩu tác động đến khối lượng xuất khẩu thủy sản của New Zealand sang Nhật Bản, kết quả này chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay và chưa thuyết phục cao
Thứ hai, các nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu các mặt hàng sang các thị trường có các nghiên cứu sau đây:
Jiang Ling (2013) sử dụng mô hình trọng lực để xác định “Mức ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật của các thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU đối với hoạt động xuất khẩu rau của Trung Quốc” Kết quả nghiên cứu cho thấy những tiêu chuẩn giới hạn thuốc trừ sâu đối với sản phẩm rau của Nhật, Mỹ, EU đã làm hạn chế kim ngạch xuất khẩu rau của Trung Quốc Dư lượng thuốc trừ sâu bị hạn chế thêm 10% thì làm giảm 4,16% giá trị kim ngạch xuất khẩu rau của nước này Tuy nhiên, đó chỉ là tác động tiêu cực trong trước mắt Về lâu dài, chính những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về giới hạn thuốc trừ sâu đối với rau cũng có tác động tích cực đối với xuất khẩu, buộc nhà xuất khẩu phải tuân thủ, khi đáp ứng được các tiêu chuẩn này thì giá trị xuất khẩu được nâng lên, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên
Jacob Wood, Jie Wu, Jiling Li (2017) cũng nghiên cứu về “Những ảnh hưởng của biện pháp SPS đến xuất khẩu hàng nông sản của một số nước (New Zealand, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản) sang thị trường Trung Quốc” bằng mô hình trọng lực Theo kết bài viết này, các biện pháp SPS của Trung quốc có tác động tiêu cực, tuy nhiên không phải là đáng kể, đến hàng nông sản được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc Xét cụ thể ở từng quốc gia, trong khi các biện pháp SPS của Trung Quốc có tác động tiêu cực, hạn chế xuất khẩu nông sản từ Nhật Bản và Mỹ thì những biện pháp này lại có tác động tích cực, thúc đẩy xuất khẩu nông sản từ Hàn Quốc và New Zealand Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của New Zealand vào Trung Quốc kể từ khi FTA giữa hai nước này có hiệu lực lại chịu tác động tiêu cực bởi những biện pháp SPS của Trung Quốc Điều đó cho thấy chủ nghĩa bảo hộ sử dụng các biện pháp SPS để hạn chế hàng nhập khẩu, giảm áp lực cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu từ Mỹ và Nhật Bản gây ra
Qianhui Gao, Shoichi Ito, Hisamitsu Saito (2018) , cũng sử dụng mô hình trọng lực để “Phân tích và đánh giá về những ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật của thị trường
Nhật Bản đối với hoạt động xuất khẩu trái cây của Trung Quốc” Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy những biện pháp kỹ thuật của Nhật Bản (đặc biệt việc sử dụng “hệ thống danh sách tích cực” (tiếng Anh là “the positive list system”, là danh mục những hóa chất nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp cần phải được kiểm tra nhằm đảm bảo ngăn chặn việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản phẩm nông nghiệp) đã làm giảm đáng kể xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Nhật Bản Tuy nhiên, nếu kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng nhập khẩu bằng các biện pháp kỹ thuật theo danh sách tích cực, chất lượng của trái cây xuất khẩu từ thị trường Trung Quốc vào Nhật Bản được cải thiện tốt hơn, lượng tiêu dùng trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc của người Nhật Bản tăng lên
So với các nghiên cứu nước ngoài, ở Việt Nam tuy không có nghiên cứu chi tiết về ảnh hưởng của SPS đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, nhưng có khá nhiều về các vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản hay ảnh hưởng của các biện pháp SPS, TBT đến xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia khác
Thứ nhất, đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản nói chung có nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đạt (2009); nghiên cứu của Trần Thanh Long và Phạm Thị Quỳnh
Nguyễn Hữu Đạt (2009) nghiên cứu nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam” Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với số liệu
1990 – 2008 Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản đó là: (i)
6 môi trường quốc tế; (ii) môi trường kinh doanh và công nghệ; (iii) an toàn vệ sinh thực phẩm
Trần Thanh Long và Phạm Thị Quỳnh Hoa (2015) cũng nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam” Nghiên cứu cũng vận dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế và đề xuất mô hình lý thuyết, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: (i) GDP Việt Nam; (ii) GDP quốc gia nhập khẩu; (iii) GDP/đầu người của quốc gia nhập khẩu; (iv) khoảng cách từ thủ đô Việt Nam đến thủ đô quốc gia nhập khẩu; (v) tỷ giá hối đoái giữa VND và tiền tệ quốc gia nhập khẩu; (vi) biến giả các hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia nhập khẩu Nghiên cứu thực hiện phương pháp hồi quy kết hợp đồng thời phương pháp OLS, FEM và REM bằng phần mềm Eview 8 Dữ liệu nghiên cứu hàng năm từ 2010 – 2014 của 30 quốc gia nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi: GDP của Việt Nam (+0,47), GDP của quốc gia nhập khẩu (+0,52), GDP/đầu người của quốc gia nhập khẩu (+0,17), Hiệp định thương mại Việt Nam với quốc gia nhập khẩu (+0,61); tỷ giá hối đoái VND/tiền tệ của quốc gia nhập khẩu (-0,08)
Thứ hai, các đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Có một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu Võ Thanh Thu và cộng sự (2002) nghiên cứu về “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam” Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp định tính Nghiên cứu đã khảo sát 61 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Nhật Nhóm tác giả đã cho thấy, những yếu tố ảnh hưởng không thuận lợi đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản đó là: (i) Hàng xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên liệu sơ chế cấp đông; (ii) Hàng hóa thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu xuất khẩu có uy tín riêng; (iii) Hoạt động tiếp thị còn yếu; (iv) Hàng hóa thủy sản chưa đa dạng; (v) Tính vượt trội trong cạnh tranh còn chưa rõ nét; (vi) Nắm thông tin về thị trường chưa kịp thời và bị động
Nguồn lực thủy sản và cộng sự (2004) đã nghiên cứu về “Các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu nông sản, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản đến năm 2010” Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ năm 1992 – 2003 Nhóm tác giả đã cho thấy, những hạn chế của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 1992 – 2003 là do: (i) Chưa có hiệp định thương mại song phương; (ii) Hạn chế về chất lượng hàng hóa; (iii) Giá thành hàng hóa còn cao; (iv) Hoạt động xúc tiến thương mại triển khai chậm và lúng túng; (v) Tiếp cận hệ thống kênh phân phối hàng hàng hóa còn yếu; (vi) Thị trường của Nhật Bản đòi hỏi khắt khe; (vii) Hai
7 nước chưa có thỏa ước về vệ sinh, kiểm dịch động thực vật; (viii) Công nghệ chế biến sau đánh bắt chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản
Khác với các nghiên cứu vĩ mô trên, một nghiên cứu ở tầm vi mô của Bùi Ngọc Sơn và cộng sự (2011) nghiên cứu về “Nâng cao năng lực xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam – Nhật Bản” Nghiên cứu kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng Nghiên cứu khảo sát 235 các doanh nghiệp nông lâm thủy sản, trong đó khảo sát 151 doanh nghiệp thủy sản Nhóm tác giả đã cho thấy, năng lực xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản hiện nay còn yếu, chưa tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu thụ của thị trường Nhật Bản Trong đó năng lực tổ chức hoạt động xuất khẩu được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình đạt 2,23, tiếp đến là năng lực phát triển thị trường xuất khẩu với điểm trung bình đạt 2,41, tiếp đến là năng lực marketing xuất khẩu với điểm trung bình đạt 2,67, sau đó là năng lực sản xuất hàng xuất khẩu với điểm trung bình 2,80, cuối cùng là năng lực tài chính phục vụ xuất khẩu với điểm trung bình là 3,1
Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng quan nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu của nhóm, có thể rút ra những khoảng trống cho nghiên cứu sau đây:
1.6.1 Khoảng trống về lý thuyết và thực tiễn
Một là, tổng quan nghiên cứu nước ngoài và trong nước cho thấy chưa có mô hình lý thuyết lượng hóa ảnh hưởng của SPS đến xuất khẩu hàng hóa của quốc gia xuất khẩu sang quốc gia nhập khẩu phù hợp để vận dụng cho nghiên cứu của nhóm
Hai là, các công trình nghiên cứu nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu không thể áp dụng cho trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam Do sự khác nhau về kinh tế, chính trị, vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên, trình độ khoa học công nghệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc điểm sản xuất thủy sản,… nên các yếu tố ảnh hưởng cũng khác nhau
Ba là, một số nghiên cứu lâu đời trong nước đã đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản sang các nước khác không thể vận dụng cho nghiên cứu của nhóm Do mô hình này chưa thuyết phục về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, các yếu tố ảnh hưởng chưa phản ánh được đặc điểm, đặc trưng của mặt hàng và ngành xuất khẩu
Bốn là, các công trình nghiên cứu trong nước chưa đề cập và lượng hóa những ảnh hưởng của SPS đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản đó là: Khối lượng sản xuất thủy sản của Việt Nam (hay khối lượng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản); giá sản xuất thủy sản trong nước, Hiệp định VJEPA, mức thu nhập bình quân đầu người của người Nhật Bản, tỷ giá hối đoái thực VND/JPY, tỷ lệ giữa giá xuất khẩu thủy sản Việt Nam so với giá xuất khẩu thủy sản bình quân của các đối thủ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
Năm là, khi phân tích hoạt động xuất khẩu và ảnh hưởng của các biện pháp thuế, phi thuế hay phòng vệ thương mại, đặc biệt là biện pháp SPS đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản, các công trình nghiên cứu trong nước chưa đề cập đến sự khác biệt, hay có tính mới từ các nghiên cứu khác Ảnh hưởng của biện pháp SPS còn khá mơ hồ và chung chung xen lẫn với các biện pháp khác trong thương mại
1.6.2 Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu
Phần lớn các nghiên cứu nước ngoài sử dụng phương pháp định lượng với các phương pháp ước lượng đa dạng nhưng ở Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu định lượng Với các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp trọng lực như đa số các nghiên cứu trong nước đã sử dụng chưa đo lường được mức độ tác động và tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng như thế nào Hay yếu tố cần phân tích SPS còn chưa cụ thể và chi tiết dẫn đến việc đề xuất các nhóm giải pháp dàn trải, thiếu trọng tâm và chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao Mặc dù đã có nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để phân tích và đánh giá về tác động của SPS đến xuất khẩu thủy sản, trong đó có những nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá về tác động của một số yếu tố bao gồm biện pháp SPS đến xuất khẩu thủy sản song chưa có nghiên cứu nào ở trong nước và ở ngoài nước sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá “ Ảnh hưởng của các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” Vì vậy, với nghiên cứu này, nhóm hi vọng sẽ là một trong những bổ sung và lấp vào những khoảng trống đó
1.6.3 Khoảng trống về bối cảnh
Nhật Bản là một trong những thị trường khó tính nhất bên cạnh thị trường EU về việc nhập khẩu các mặt hàng, đặc biệt là thủy sản Đối với Việt Nam thì có không ít những trở ngại, thách thức trong việc đáp ứng các yêu cầu về biện pháp SPS khắt khe của thị trường này, trong khi Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong đầu năm 2023
Các nghiên cứu còn khá nhiều thiếu sót trong việc phân tích, đánh giá và tính toán về vấn đề nghiên cứu để lại khá nhiều khoảng trống Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của nhóm chỉ tập trung vào biện pháp SPS tới xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản Chính vì vậy, khoảng trống còn lại nhóm hi vọng sẽ có những nghiên cứu khác có thể chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề liên quan đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và sang thị trường Nhật Bản nói riêng.
Kết cấu của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo,phụ lục và tổng quan nghiên cứu Bài nghiên cứu được kết cấu theo 05 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật SPS ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Ảnh hưởng của biện pháp SPS tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt
Chương 5: Một số quan điểm và kiến nghị giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT SPS ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
Khái quát về hoạt động xuất khẩu thủy sản
2.1.1 Khái quát về thủy sản xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu thủy sản
Theo Luật thương mại Việt Nam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Vậy có thể hiểu rằng, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế xuất khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tính thần của nhân dân (Phạm Duy Liên, 2012) Do đó, cùng với những lợi ích kinh tế đem lại khá cao thì hoạt động xuất khẩu cùng rất dễ dẫn đến những hiệu quả khó lường hết vì nó phải đối mặt với toàn bộ các hệ thống kinh tế của các nước cũng tham gia xuất khẩu mà các hệ thống này có đặc điểm không giống nhau và rất khó có thể khống chế được
Xuất khẩu là hoạt động bán những sản phẩm sản xuất trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân (Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt, 2016) Hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc mua bán một sản phẩm nào đó trong thị trường nội địa, vì hoạt động này diễn ra trong một thị trường vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán có ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển ra ngoài phạm vi quốc gia Các quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn bán, giao dịch quốc tế đều phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế
Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra và cung cấp các sản phẩm thủy sản tiêu dùng trực tiếp cho con người Thủy sản theo nghĩa rộng là những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước Hoạt động sản xuất thủy sản là việc tiến hành nuôi trồng, khai thác, vận chuyển thủy sản khai thác được; bảo quản, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Như vậy, dựa trên khái niệm xuất khẩu, có thể định nghĩa xuất khẩu thủy sản là việc bán sản phẩm thủy sản trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân
Chủ thể của hoạt động xuất khẩu thủy sản có thể là một quốc gia, một địa phương hay một doanh nghiệp Sản phẩm xuất khẩu là thủy sản, sản phẩm đó có thể là sản phẩm tươi sống, là một dạng nguyên liệu cho chế biến, hay một sản phẩm thủy sản hoàn chỉnh Quá trình tiêu thụ có thể là trực tiếp cho người tiêu dùng hay phải trải qua các khâu trung gian… Toàn bộ các vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu thủy sản của một quốc gia
2.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của quốc gia
Theo Tạp chí Công Thương Việt Nam, một số nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam như sau: a Nhân tố bên trong
Cơ chế, chính sách của nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
Các nhân tố về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản có ảnh hưởng lớn đến giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của một quốc gia Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu thủy sản thông qua các rào cản thương mại của chính phủ, cụ thể là: Chính sách thuế quan và phi thuế quan, tỷ giá hối đoái; các quy định về nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thủy sản như các quy định về an toàn vệ sinh; ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn, về công nghệ; chính sách hỗ trợ, viện trợ từ nước ngoài như các chương trình hỗ trợ vốn, công nghệ cho ngành thủy sản từ các quốc gia, tổ chức khác trên thế giới
Ngoài hệ thống luật pháp minh bạch thông thoáng cũng như chính sách điều phối nền kinh tế đúng đắn, đặc biệt là chính sách đối ngoại sẽ là nhân tố quyết định tới khả năng thu hút, tìm kiếm và hợp tác với các đối tác kinh tế, lựa chọn thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm xuất khẩu
Nguồn lực thủy sản Để có thể sản xuất xuất khẩu, yếu tố đầu vào là nguồn lực thủy sản trong nước được xem là một trong những nhân tố chủ chốt mang tính chất quyết định, ảnh hưởng nhiều tới hoạt động xuất khẩu của một quốc gia Nguồn lực thủy sản có dồi dào, phong phú thì mới có thể sản xuất được các mặt hàng đa dạng, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và phù hợp được với nhiều nhóm khách hàng ở nước nhập khẩu Nguồn lực thủy sản trong nước bao gồm: Thủy sản khai thác, đánh bắt và thủy sản nuôi trồng
Năng lực sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu
Nhân tố quan trọng quyết định quy mô, sản lượng và tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu thủy sản chính là năng lực sản xuất hàng thủy sản Đó là năng lực tổ chức sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị từ nuôi trồng khai thác thủy sản, sản xuất nguyên liệu, đến chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu, trong đó năng lực của các nhân tố tham gia chuỗi, đặc biệt là năng lực của doanh nghiệp sản xuất thủy sản giữ vai trò quyết định Bên cạnh đó, khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản với các hộ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản cũng là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến năng lực sản xuất thủy sản, do đó tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản
Yếu tố địa lý, khí hậu
Thủy sản chịu ảnh hưởng từ các điều kiện về khí hậu như: Giỏ, nhiệt độ, không khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật kéo theo sản lượng đánh bắt cá sẽ bị thay đổi Ngoài ra, các trận lũ lụt, bão cũng có ảnh hưởng lớn đến hệ thống nuôi trồng thủy sản tạo bất lợi cho việc nuôi trồng tôm cua cả nước lợ do bờ để đạp bị phá vỡ, trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn cung thủy sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu Thêm vào đó, thủy sản là mặt hàng có đặc điểm là khó bảo quản sau khi đánh bắt Thời tiết xấu dẫn đến thời gian tươi sống các mặt hàng giảm đi nhanh chóng, dẫn đến việc xuất khẩu các sản phẩm tươi gặp nhiều khó khăn
Do đó, các yếu tố tự nhiên có tác động vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản cũng như hoạt động xuất khẩu thủy sản
Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, công nghệ
Khoa học công nghệ và kỹ thuật được đưa vào hoạt động và ứng dụng thực tế sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản, từ đó góp phần cải thiện về cả số lượng và chất lượng cho mặt hàng thủy sản, giúp cho xuất khẩu thủy sản thuận lợi hơn Việc hình thành xây dựng cơ sở dịch vụ cho khai thác thủy sản gồm 3 lĩnh vực:
Cơ khí đóng sửa thuyền, bến cảng và dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm cũng góp phần phát triển và thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điều kiện hạ tầng giao thông vận tải cũng có ảnh hưởng lớn đến thương mại hàng thủy sản Giao thông thuận tiện sẽ giúp cho thương mại hàng thủy sản diễn ra nhanh chóng hơn, chớp được thời cơ hơn Ngoài ra, sự phát triển công nghệ chế biến có tác động đến thủy sản xuất khẩu Hệ thống chế biến thủy sản hiện đại sẽ giúp tăng năng suất chế biến, tăng giá trị mặt hàng thủy sản thay vì phải bản nguyên liệu thô đông lạnh, ướp lạnh thì có thể làm nên các sản phẩm chế biến cao cấp khác phù hợp hơn với thị hiểu quốc tế do xu hướng các nước phát triển thích dùng đồ chế biến sẵn hơn là nguyên liệu thô Có thể thấy công nghệ chế biến tốt, hiện đại sẽ giúp cho
14 doanh nghiệp thủy sản gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mã hàng đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị đầu ra từ đó tăng sức cạnh tranh mặt hàng thủy sản xuất khẩu b Nhân tố bên ngoài
Điều kiện kinh tế của nước nhập khẩu
Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật SPS ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản
Theo Liên Đoàn Thương mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI) biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure – sau đây viết tắt là biện pháp SPS) được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật
29 thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật
Theo định nghĩa của UNCTAD (2012), SPS là những biện pháp được áp dụng để bảo vệ sức khoẻ hoặc tính mạng của con người, động vật và thực vật Theo quy định của WTO, các biện pháp SPS được áp dụng phải căn cứ vào các nguyên tắc khoa học, không phân biệt đối xử và không gây cản trở bất hợp lý cho thương mại
Hình thức của các biện pháp SPS có thể rất đa dạng (ví dụ, đó có thể là yêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê…)
Theo phụ lục A Hiệp định SPS định nghĩa biện pháp SPS là bất kỳ biện pháp áp dụng nhằm:
“Bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe động vật hay thực vật trong lãnh thổ Thành viên khỏi các rủi ro phát sinh từ việc xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu bệnh, dịch bệnh, các sinh vật mang bệnh hoặc sinh vật gây bệnh; Bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người hoặc động vật trong lãnh thổ Thành viên khỏi các rủi ro phát sinh từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc các sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi; Bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người trong lãnh thổ Thành viên khỏi nguy cơ từ các bệnh do động vật, thực vật hoặc sản phẩm của chúng, hoặc từ xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu bệnh hoặc Ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại khác trong lãnh thổ Thành viên do sự xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu hại”
2.2.1.2 Ảnh hưởng của biện pháp SPS tới hoạt động thương mại a Ảnh hưởng tích cực
Nâng cao an toàn và chất lượng sản phẩm: Biện pháp SPS thúc đẩy việc cải thiện an toàn thực phẩm, vệ sinh động vật và kiểm soát dịch hại Điều này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nguy cơ bệnh tật và tăng cường niềm tin của người tiêu dùng
Mỗi quốc gia đều có các quy định riêng về tiêu chuẩn Kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm Ngăn chặn các loại sinh vật gây hại nguy hiểm hoặc mối nguy về an toàn thực phẩm xâm nhập vào nước nhập khẩu Kiểm dịch thực vật giúp loại bỏ nguy cơ lây lan dịch hại qua đường thương mại
Hàng hóa muốn xuất nhập khẩu phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của các quốc gia này Làm thủ tục Kiểm dịch thực vật và An toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm hơn về quá trình xuất nhập khẩu, tránh các rủi ro tại cảng đến
Phát triển chuỗi cung ứng bền vững: Để tuân thủ các yêu cầu SPS, các doanh nghiệp thường cần cải thiện quản lý và kiểm soát chất lượng Điều này có thể dẫn đến việc xây dựng các chuỗi cung ứng bền vững hơn, với việc tăng cường quản lý nguy cơ và bảo vệ môi trường
Nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, việc gia tăng sản xuất nông sản thực phẩm với chất lượng cao, số lượng lớn sẽ tạo cơ hội cho không chỉ các doanh nghiệp lớn mà còn cho các nông hộ, trang trại sản xuất vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi này, vừa cải thiện thu nhập và đồng thời cũng làm cho họ phải phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về biện pháp SPS do vậy sẽ có tác động lan tỏa tới phát triển chuỗi cung ứng ngắn với nông sản thực phẩm có chất lượng ngày càng cao ở thị trường trong nước
Tăng cường yêu cầu kỹ thuật và công nghệ: Quy định SPS thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới và tiến tiến hơn trong sản xuất và kiểm soát Điều này có thể thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ở các nước đang phát triển như Việt Nam Từ đó có những chiến lược và chính sách nhằm tận dụng tốt cơ hội hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực từ các đối tác thương mại là các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ; đào tạo tăng cường năng lực kỹ thuật và trang thiết bị trong kiểm nghiệm, kiểm chứng; đào tạo nâng cao nhận thức cho người quản lý, người sản xuất về vai trò và tầm quan trọng của biện pháp SPS nhằm bảo vệ sức khoẻ con người và an toàn dịch bệnh trong thương mại nông sản thực phẩm quốc tế; đào tạo, phổ biến các quy định về SPS của thị trường, việc tuân thủ các quy định trong tiếp cận và mở rộng thị trường
Ngoài ra, các yêu cầu SPS khắt khe có thể thúc đẩy sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực kiểm soát dịch hại, bệnh tật hoặc sản xuất sạch sẽ đảm bảo an toàn hơn, dẫn đến sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao
Tăng cường niềm tin và thị trường: Một quốc gia áp dụng các tiêu chuẩn SPS cao có thể tạo ra niềm tin ở người tiêu dùng và các đối tác thương mại quốc tế, tăng cơ hội xuất khẩu và cải thiện thị trường cho sản phẩm của mình Cụ thể, như Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu lớn về mặt hàng nông sản, thuỷ sản, khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường các quốc gia lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, đều phải tuân thủ các quy định về biện pháp SPS để tăng cường niềm tin về chất lượng hàng hoá của các đối tác lớn trên thị trường thế giới, cải thiện thị trường xuất khẩu, từ đó tăng giá trị và quy mô xuất khẩu cũng như tạo mối quan hệ đối tác bền vững và toàn diện b Ảnh hưởng tiêu cực
Rào cản thương mại: Các yêu cầu SPS có thể tạo rào cản đối với các sản phẩm từ các quốc gia không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt này Điều này có thể làm giảm khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cho những quốc gia đang phát triển hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa Cụ thể, trong quan hệ thương mại đối với các nước khu vực
EU, đối với Việt Nam EVFTA là cơ hội để ngành hàng nông sản trong nước đẩy mạnh thâm nhập thị trường quan trọng này Tuy nhiên, các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) của EU được xem là một trong những rào cản khó khăn nhất với các nhà xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản nước ngoài, đặc biệt với các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu đặt ra tại Hiệp định này, trong đó có việc đáp ứng các biện pháp SPS
Tăng chi phí sản xuất và xuất khẩu: Tuân thủ các tiêu chuẩn SPS đôi khi đòi hỏi các quy trình kiểm tra, chứng nhận và tuân thủ phức tạp Điều này có thể tăng chi phí sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và ngành công nghiệp nông nghiệp Đầu tiên, việc tuân thủ các tiêu chuẩn SPS đòi hỏi các quy trình kiểm tra, chứng nhận và tuân thủ phức tạp Các doanh nghiệp phải tiến hành các bước kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm, điều này có thể tăng chi phí sản xuất Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó khăn khi không có nguồn lực lớn để đáp ứng các yêu cầu này Ngoài ra, để tuân thủ các tiêu chuẩn SPS, các doanh nghiệp cũng cần nâng cấp hạ tầng sản xuất và cải thiện quy trình sản xuất Việc này đòi hỏi đầu tư lớn và tạo áp lực tài chính lên các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vùng nông thôn Hơn nữa, chi phí đào tạo nhân viên để tuân thủ các tiêu chuẩn SPS cũng đóng góp vào chi phí tổng thể của doanh nghiệp Cần đầu tư vào việc cập nhật kiến thức, quy trình và công nghệ mới để đáp ứng các yêu cầu thay đổi của SPS
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu trọng lực
Mô hình trọng lực (Gravity Model) được giới thiệu lần đầu bởi Jan Tinbergen vào năm 1962 (Tinbergen, 1962) và được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm để đo lường mức độ tác động của các yếu tố lên dòng chảy thương mại giữa các quốc gia Nó đã được định nghĩa là “con ngựa” của thương mại quốc tế và khả năng ước lượng chính xác các dòng thương mại song phương khiến nó trở thành một trong những mối quan hệ thực nghiệm ổn định nhất trong kinh tế học (Leamer & Levinsohn, 1995) Ở dạng đơn giản nhất, được suy ra từ “Định luật vạn vật hấp dẫn” của Newton, ngụ ý rằng một khối lượng hàng hóa tại điểm xuất phát (đất nước xuất khẩu) i - Ei , bị thu hút bởi lượng cầu về hàng hóa tại điểm đến (đất nước nhập khẩu) j - Ej , nhưng dòng thương mại tiềm năng bị cản trở bởi khoảng cách giữa chúng - 𝑖𝑗 2 Biểu diễn dưới dạng công thức, ta có:
𝑖𝑗 2 (1) Với 𝑋 𝑖𝑗 là khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa quốc gia i và j
Tuy nhiên, sự liên thông giữa thương mại và lực hấp dẫn trong vật lý có sự mâu thuẫn rằng không có tập hợp các tham số nào mà phương trình (1) sẽ cho thấy sự chính xác cho một tập hợp quan sát ngẫu nhiên Xuất phát từ (1), mô hình lực hấp dẫn cho phép áp dụng các hệ số cho các biến khối lượng và khoảng cách song phương được tạo ra bởi dữ liệu để biểu thị mối quan hệ, từ đó có thể thống kê suy diễn giữa dữ liệu về dòng chảy và các biến khối lượng và khoảng cách Do đó, phương trình trọng lực có dạng:
𝑋 𝑖𝑗 = 𝑎 0 𝐸 𝑖 𝑎 1 𝐸 𝑗 𝑎 2 𝑖𝑗 𝑎 3 𝑖𝑗 (2) Với 𝑎 1 , 𝑎 2 , 𝑎 3 là các tham số chưa biết
Tinbergen (1962), mô hình được thể hiện dưới dạng log - log, do đó các tham số là độ co giãn của dòng chảy thương mại đối với các biến giải thích Đối với phương trình
(2), các quốc gia liền kề được cho là có thương mại mạnh mẽ hơn so với biến số khoảng
43 cách có thể dự đoán; hai nước kề nhau được chỉ định bởi một biến giả (dummy) 𝑁 𝑖𝑗 , nhận giá trị 1 nếu hai quốc gia có chung đường biên giới trên bộ Hơn nữa, phương trình được bổ sung với các yếu tố chính trị: một biến giả 𝑉 𝑖𝑗 chỉ ra rằng hàng hóa được giao dịch nhận được ưu đãi nếu chúng thuộc về một hiệp định ưu đãi song phương hoặc đa phương Việc xem xét ảnh hưởng của các Hiệp định Thương mại Ưu đãi (PTA) thông qua sử dụng biến giả đã được sử dụng trong nghiên cứu Cho tới gần đây, một phương pháp thay thế đó là chỉ rõ tỷ lệ ưu đãi được đảm bảo bởi thỏa thuận mới được sử dụng Theo đó, một biến 𝑉 𝑖𝑗 (i.i.d) được thêm vào phương trình:
Trong những thập kỷ qua, mô hình hấp dẫn đã luôn được ứng dụng và phát triển, theo đó các nền tảng lý thuyết mới được cập nhật vào mô hình và có nhiều trường phái khác nhau
Trường phái đầu tiên của mô hình trọng lực được tạo ra dưới giả định sự “cạnh tranh hoàn hảo” (Anderson J, 1979) giả định Độ co giãn thay thế không đổi (CES), trong đó mỗi quốc gia sản xuất và bán hàng hóa trên thị trường quốc tế khác biệt với hàng hóa được sản xuất ở mọi quốc gia khác Hàng hóa được mua từ nhiều nguồn vì chúng được đánh giá khác nhau bởi người tiêu dùng cuối cùng (end users) Một phiên bản khác dựa trên mô hình trọng lực tương đương về mặt toán học do (Eaton & Kortum, 2002) đề xuất, dựa trên hàng hóa đồng nhất về phía cầu, gọi là mô hình “Chi phí thương mại tảng băng trôi” (iceberg trade costs)
Sự tồn tại của các luồng thương mại có giá trị song phương bằng 0 mang đầy ý nghĩa đối với phương trình trọng lực vì trong phương trình của Newton, lực hấp dẫn có thể rất nhỏ, nhưng không bao giờ bằng không Ngay cả khi các số “0” có thể là do 42 báo cáo sai và đo lường sai, đặc biệt là của các nước nhỏ và nghèo, các số “0” quan sát được chứa thông tin có giá trị cần được khai thác để ước tính hiệu quả Trên thực tế, nếu các quan sát bằng 0 là do lựa chọn công ty không bán hàng hóa cho các thị trường cụ thể (hoặc không có khả năng làm như vậy), thì thực tế là thương mại giữa một số cặp quốc gia thực sự bằng 0 có thể báo hiệu một vấn đề trong việc lấy mẫu (Chaney, 2008; Helpman, Melitz, & Rubinstein, 2008) Do đó cần có các kỹ thuật kinh tế lượng thích hợp cho phép trích xuất nhiều thông tin hơn từ dữ liệu, đặc biệt liên quan đến vai trò của khoảng cách và các biến số khác ảnh hưởng đến biên độ của thương mại thế giới
Theo (Anderson J E., The Gravity Model, 2011) từ quan điểm mô hình hóa, lực hấp dẫn được phân biệt bởi sự đại diện phân tích và tính dễ kiểm soát của nó trong tương tác kinh tế trong một thế giới nhiều quốc gia Đặc điểm phân biệt này của lực hấp dẫn là do tính mô đun của nó: sự phân bố của hàng hóa hoặc các yếu tố trong không gian được
44 xác định bởi lực hấp dẫn với điều kiện là quy mô của các hoạt động kinh tế tại mỗi địa điểm Tính mô-đun dễ dàng cho phép phân tổ ở bất kỳ quy mô nào và cho phép suy diễn về chi phí thương mại không phụ thuộc vào bất kỳ mô hình sản xuất cụ thể nào và cấu trúc toàn thị trường ở trạng thái cân bằng chung
Các cấu trúc kiểu trọng lực có thể đạt được bằng cách áp đặt hai yêu cầu quan trọng
(Anderson & Wincoop, 2004) Yêu cầu đầu tiên là biến đổi về tổng cầu phải giống nhau giữa các quốc gia và thứ hai là CES Trên thực tế, CES áp dụng tính tương đồng (đảm bảo rằng nhu cầu tương đối chỉ là một hàm của giá tương đối) cũng tách biệt sự khỏi ưa thích Như đã được đề cập, các loại sản phẩm được xác định theo vị trí vì hàng hóa được phân biệt theo nơi xuất xứ: cấu trúc phân vùng này được gọi là “giả định Armington”
Theo đó, điểm khởi đầu của Anderson và Wincoop (2003) là một hàm hữu dụng
CES Nếu 𝑋 𝑖𝑗 là tiêu dùng của người tiêu dùng hàng hóa ở khu vực j được nhập khẩu từ khu vực i , thì người tiêu dùng ở khu vực j phải tối đa hóa hàm sau:
( 𝑖 𝑖 1/ 𝑋 𝑖𝑗 ( −1)/ ) −1)/ (4) chịu sự ràng buộc về ngân sách:
Với là độ co giãn thay thế CES, là tham số mang phân phối dương, 𝐸 𝑗 là thu nhập danh nghĩa của dân cư khu vực j, 𝑝 𝑖𝑗 là giá của hàng hóa khu vực i bán cho người dùng khu vực j
Tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa của khu vực i của người tiêu dùng khu vực j thỏa mãn tối đa hóa (4) theo (5) là:
Với 𝑝 𝑖 là giá hàng hóa tại cổng, và 𝑡 𝑖𝑗 > 1 là hệ số chi phí thương mại giữa điểm xuất phát i và điểm đến j Các tham số 𝑖 cho các hàng hóa được vận chuyển từ i có thể là ngoại sinh hoặc trong ứng dụng cho các sản phẩm cạnh tranh độc quyền, tỷ lệ thuận với số lượng công ty từ đất nước i cung cấp các sản phẩm khác nhau Chỉ số CES được đưa ra bởi công thức:
Lưu ý rằng phương trình trọng lực dựa trên một hàm chi tiêu Điều này giải thích hai yếu tố chính Đầu tiên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia nhập khẩu đi vào phương trình trọng lực (dưới dạng 𝐸 𝑗 ) vì nó tính đến hiệu ứng thu nhập trong hàm chi
45 tiêu Thứ hai, khoảng cách giữa 2 quốc gia đi vào phương trình trọng lực vì nó đại diện cho chi phí thương mại song phương, được chuyển qua giá hàng hóa và do đó làm giảm thương mại song phương, với những yếu tố khác không đổi Điều quan trọng nhất từ công thức toán học ở trên là hàm chi tiêu phụ thuộc vào giá tương đối chứ không phải giá tuyệt đối Điều này cho phép bao thanh toán trong sự cạnh tranh của các công ty trên thị trường j thông qua chỉ số giá 𝑃 𝑗 Do đó, phương trình (4) cho chúng ta biết rằng việc bỏ sót chỉ số giá 𝑃 𝑗 của quốc gia nhập khẩu khỏi phương trình trọng lực ban đầu được mô tả trong phương trình (3) dẫn đến sai dạng hàm Cần lưu ý thêm rằng việc loại trừ các yếu tố động (các biến trễ) có thể xảy ra vấn đề
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tổng hợp, phân tích, đánh giá một số nội dung Cụ thể như sau:
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản, đặc biệt là các nghiên cứu tiếp cận bằng mô hình trọng lực
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các cơ sở lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các dữ liệu, báo cáo liên quan đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhằm làm rõ thực trạng về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các nhân tố có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các nhân tố có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam dưới góc độ định tính Đặc biệt là các nhân tố không thể được lượng hóa trực tiếp trong mô hình
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các quan điểm, chiến lược, định hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và đưa ra các hàm ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách liên quan Đồng thời, những giải pháp giúp cho doanh nghiệp và người lao động có thể tiếp cận sâu hơn và bền vững hơn với thị trường Nhật Bản bên cạnh những yêu cầu nghiêm ngặt mà chính phủ Nhật Bản đã đặt ra
Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Square)
Phương pháp bình phương nhỏ nhất là một khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế lượng học, và nó được sử dụng để ước lượng các tham số trong mô hình hồi quy Ý tưởng chung của phương pháp này là tìm cách tối thiểu hóa tổng bình phương của các sai số giữa các điểm dữ liệu thu thập được và đường hồi quy dự đoán
Trong quá trình xây dựng mô hình hồi quy, chúng ta thu thập dữ liệu về các biến độc lập và biến phụ thuộc Mục tiêu là tìm một đường hồi quy (thường là đường thẳng) tốt nhất để dự đoán biến phụ thuộc dựa trên các biến độc lập Tuy nhiên, không có đường thẳng nào có thể đi qua tất cả các điểm dữ liệu, vì vậy chúng ta cần tìm một cách xấp xỉ tốt nhất
Phương pháp bình phương nhỏ nhất giúp chúng ta tìm cách xấp xỉ đường hồi quy sao cho tổng bình phương của các sai số là nhỏ nhất Sai số được tính bằng cách đo khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa các điểm dữ liệu và đường hồi quy Chúng ta tính toán sai số cho từng điểm dữ liệu, sau đó lấy tổng bình phương của các sai số này Mục tiêu là tìm một đường hồi quy sao cho tổng bình phương sai số là nhỏ nhất
Phương pháp bình phương nhỏ nhất cho phép chúng ta tìm ra một mô hình hồi quy gần với dữ liệu thực tế nhất có thể Bằng cách tối thiểu hóa tổng bình phương của sai số, chúng ta có thể ước lượng các tham số của mô hình một cách tốt nhất Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế học đến khoa học xã hội, để xây dựng các mô hình dự đoán và phân tích dữ liệu Ý tưởng chính của phương pháp bình phương nhỏ nhất là tìm một đường cong sao cho tổng bình phương của sai số giữa các giá trị thực tế và các giá trị dự đoán trên đường cong đó là nhỏ nhất Các sai số được tính bằng cách lấy hiệu của giá trị thực tế và giá trị dự đoán tại cùng một điểm dữ liệu, sau đó bình phương sai số đó Để áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, ta thường sử dụng một hàm mục tiêu (hàm mất mát) để đo lường độ lớn của sai số Hàm mục tiêu thông thường là tổng bình phương sai số (sum of squared errors) hoặc tổng bình phương sai số chuẩn hóa (sum of squared normalized errors), tùy thuộc vào từng bài toán cụ thể
Phương pháp bình phương nhỏ nhất được sử dụng để ước lượng tham số trong mô hình hồi quy và tìm ra một đường hồi quy gần nhất với dữ liệu thực tế Cụ thể, phương pháp này được áp dụng để:
Xây dựng mô hình dự đoán: Bằng cách sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, chúng ta có thể xây dựng một mô hình hồi quy để dự đoán giá trị của biến phụ thuộc dựa trên các biến độc lập Mô hình này có thể được sử dụng để đưa ra dự đoán và đánh giá tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
Phân tích tương quan: Phương pháp bình phương nhỏ nhất cung cấp cho chúng ta các tham số ước lượng trong mô hình hồi quy, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Chúng ta có thể đánh giá sự ảnh hưởng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc và xác định mức độ quan trọng của chúng Kiểm định giả thuyết: Phương pháp bình phương nhỏ nhất cũng có thể được sử dụng để kiểm định giả thuyết trong mô hình hồi quy Chúng ta có thể kiểm tra xem các tham
49 số ước lượng có ý nghĩa thống kê hay không, từ đó đưa ra nhận định về mức độ tin cậy của mô hình
Phân tích độ phù hợp của mô hình: Bằng cách sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, chúng ta có thể đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy với dữ liệu Chúng ta có thể đo lường sai số dự đoán và kiểm tra xem mô hình có phù hợp với dữ liệu hay không
3.2.3 Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết là phương pháp sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống - cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết được vận dụng ở phần tổng quan nghiên cứu trong mục tính cấp thiết của đề tài về mặt lý thuyết và mục tổng quan tình hình nghiên cứu nhằm rút ra được những khoảng trống cho nghiên cứu, những điểm kế thừa từ các nghiên cứu trước cho bài nghiên cứu, từ đó đặt vấn đề nghiên cứu cho bài nghiên cứu
Phương pháp này còn được vận dụng ở chương 2 các khái niệm về xuất khẩu và cơ sở lý luận về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật SPS ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản nhằm làm cơ sở đề xuất khung phân tích hoạt động xuất khẩu
3.2.4 Phương pháp so sánh - đối chiếu
Cách lấy số liệu nghiên cứu
Nhóm đã xem xét và quyết định sử dụng dữ liệu thứ cấp làm dữ liệu cho bài nghiên cứu khoa học, và lấy dạng dữ liệu theo chuỗi thời gian, dựa vào các thống kê tình hình xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản trong hơn 2 thập kỷ qua (2002-
2022) Trong đó, các biến được thu thập trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2022 (21 quan sát) Dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu được tổng hợp từ Tổng cục thống kê Việt Nam, VASEP, Trading economics, exchange rate, …
Các biến số sử dụng, cùng với mô tả của từng biến và cơ sở dữ liệu trích xuất được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Giải thích các biến và nguồn lấy dữ liệu
Biến quan sát Giải thích Đơn vị Nguồn dữ liệu
Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm t tỷ USD Tổng cục thống kê
GDPVN t GDP của Việt Nam trong năm t tỷ USD
World Bank –World Development Indicators
GDPNB t GDP của Nhật Bản trong năm t tỷ USD
World Bank –World Development Indicators
Tỷ giá hối đoái trung bình giữa JPY/VND trong năm t JPY/VND exchangerates.org
Số các biện pháp SPS của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm t WTO
DSVN t Dân số của Việt Nam trong năm t triệu người danso.org
DSNB t Dân số của Nhật Bản trong năm t triệu người danso.org Ưu điểm: Dữ liệu thu thập được bao quát tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong hơn 2 thập kỷ và được cập nhật đến năm 2022, cung cấp cái nhìn toàn diện về xu hướng và biến động trong thời gian dài Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn uy tín như Tổng cục Thống kê Việt Nam, VASEP, Trading Economics, và các nguồn về tỷ giá hối đoái, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin thu thập Bên cạnh đó, dữ liệu theo chuỗi thời gian từ 2002 đến 2022 (21 quan sát) cung cấp đủ thông tin để phân tích xu hướng, biến động và dự báo trong thời gian dài, từ đó hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học và phân tích sâu hơn về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản
Nhược điểm: Dữ liệu vẫn chưa thể hiện và phục vụ tốt cho vấn đề nghiên cứu tác động của biện pháp SPS đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Đồng thời, dữ liệu vẫn chưa thực sự đi sâu vào vấn đề nghiên cứu
ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP SPS TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
Xu hướng áp dụng biện pháp SPS trên thế giới
Quan ngại thương mại theo đối tượng
Nguồn: WTO (2013) G/SPS/GEN/204/Rev.13 Biểu đồ 4.1: Quan ngại thương mại theo đối tượng
Trên toàn thế giới, quan ngại thương mại được nêu lên trong vòng 18 năm qua tập trung vào an toàn thực phẩm (30%), sức khỏe động vật (40%) và sức khỏe cây trồng (24%) Khoảng 40% quan ngại liên quan đến sức khỏe động vật và bệnh truyền nhiễm có thể lây từ động vật sang người
Số lượng thông báo mỗi năm
Animal Health Food Safety Plant Health Other
Nguồn: WTO (2013), G/SPS/GEN/804/Rev.6 Biểu đồ 4.2: Số lượng thông báo mỗi năm
Do tỷ lệ cao quan ngại về an toàn thực phẩm, sức khỏe động thực vật nên có sự gia tăng tổng số thông báo SPS trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2013 Tuy nhiên, có thể thấy trong biểu đồ 4.2, sau cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới năm 2008-
2009, số lượng các biện pháp SPS được thông báo bất ngờ tăng từ hơn 1.000 thông báo trong năm 2009 lên gần 1.400 thông báo trong năm 2010 như một cách để bảo hộ sản xuất trong nước Trong những năm gần đây, số lượng các SPS có xu hướng giảm
Các thành viên đã thông báo nhiều nhất kể từ năm 1995
Bảng 4.1: Các thành viên đã thông báo nhiều nhất kể từ năm 1995
Nguồn: WTO (2013), G/SPS/GEN/804/Rev.6
Các nước đang phát triển là nguồn thông báo chính trong những năm gần đây, chiếm khoảng 55% - 70% tổng số thông báo về SPS kể từ năm 2008 Điều này cho thấy mức độ bảo hộ cao hơn cho sản phẩm trong nước của các nước này so với các nước phát triển Cụ thể, Hoa Kỳ chiếm 24% tổng số các thông báo thông thường và Albania chiếm
10% các thông báo khẩn cấp Trong số 15 quốc gia có số thông báo SPS nhiều nhất có nhiều nước ASEAN + 6 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đối với các thông báo thông thường, và Philippines, New Zealand, Thái Lan, Trung Quốc đối với các thông báo khẩn cấp
Ngoài ra, xét về mặt hàng chịu sự điều chỉnh của các biện pháp bảo hộ PTQ, theo thống kê của WTO, đến 31/12/2019, các biện pháp SPS chủ yếu được áp dụng cho những hàng hóa như động vật sống và những sản phẩm từ động vật là 5,954; rau củ quả là 5,411; thực phẩm, đồ uống có cồn, thuốc lá là 2,948
Hiện nay, xu hướng áp dụng biện pháp SPS trên toàn cầu đang tập trung vào việc nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và động vật để đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh dịch Theo số liệu từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các biện pháp SPS ngày càng trở thành một phần quan trọng trong thương mại quốc tế, chiếm khoảng 20% tổng số vụ tranh chấp thương mại
Một ví dụ điển hình về xu hướng này là việc các quốc gia phát triển và đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, và Brazil đều đã tăng cường việc thiết lập và thực thi các quy định SPS Cụ thể, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp SPS nghiêm ngặt hơn đối với nhập khẩu thực phẩm sau khi ghi nhận một số vụ vi phạm an toàn thực phẩm
Các nước cũng đang tập trung vào việc áp dụng công nghệ để cải thiện quản lý an toàn thực phẩm Trong nghiên cứu được công bố bởi Food and Agriculture Organization (FAO) của Liên Hợp Quốc, việc sử dụng công nghệ để theo dõi chuỗi cung ứng thực phẩm đã giúp tăng cường khả năng đối phó với các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm
Sự hợp tác quốc tế cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ Hiệp hội Tiêu chuẩn Hóa quốc tế (ISO) và Tổ chức Thế giới Y tế Động vật (OIE) đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và động vật
Nhìn chung, các xu hướng này đang phản ánh nỗ lực toàn cầu để cải thiện an toàn thực phẩm, động vật và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh dịch thông qua việc thực hiện các biện pháp SPS một cách hiệu quả và công bằng.
Quy mô và tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2002 - 2022
Trong hai thập kỷ qua, Nhật Bản luôn là một trong những thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam trên thế giới với tỷ trọng ổn định ở mức trên dưới 20% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Theo số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng năm của Tổng
57 cục thống kê, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản có sự biến động tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên không ổn định và đồng đều
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam
Biểu đồ 4.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2002 - 2022
Từ những năm 2000 trở lại đây, tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản có sự cải thiện đáng kể, do người tiêu dùng gia tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có giá trị từ trung bình đến cao Năm 2003, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là 0,65 tỷ USD, có sự tăng trưởng nhẹ khoảng 17,5% so với giá trị xuất khẩu năm trước đó (2002) Tương tự như vậy, lượng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản luôn giữ mức tăng ổn định từ 3% - 10% trong các năm tiếp theo từ 2003 - 2006 Trong giai đoạn từ 2007 - 2009, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nước ta sang Nhật có sự biến động không ngừng Vào đầu năm 2007, sau khi Nhật Bản cảnh báo tôm nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng trifluralin (một loại thuốc diệt cỏ), điều này khiến hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản đã bị giảm đáng kể Cụ thể giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này đã giảm từ 0,846 tỷ USD còn 0,755 tỷ USD, với mức tăng trưởng giảm 10% Sang đến 2008 giá trị xuất khẩu sang thị trường này đã tăng đến 0,83 tỷ USD
Tuy nhiên, con số này lại có sự giảm nhẹ khoảng 8,3% vào năm 2009 khiến giá trị xuất khẩu giảm từ 0,83 tỷ USD còn 0,76 tỷ USD Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào cuối năm 2008 và kéo dài vào năm 2009, dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu Nhật Bản là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi
58 khủng hoảng tài chính toàn cầu Trong bối cảnh này, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản ở thị trường Nhật Bản giảm, ưu tiên chi tiêu cho các mặt hàng và dịch vụ cần thiết
Giai đoạn từ 2010 - 2014, tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản đã có xu hướng tăng trưởng, đặc biệt vào các năm 2010 và 2011 với mức độ tăng trưởng cao lên tới 17,45% và 13,52% Đến năm 2014, giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang quốc gia này đã lên tới 1,19 tỷ USD Ở năm 2015, con số này lại có sự giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2014, cụ thể mức độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này giảm gần 14%, đưa giá trị xuất khẩu thuỷ sản giảm còn 1,03 tỷ USD Được biết, tôm, mực, cá ngừ hiện là 3 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản, chiếm tới 80% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang thị trường này Nhưng tình hình xuất khẩu cả ba mặt hàng này sang Nhật đều giảm, đặc biệt, xuất khẩu mặt hàng tôm sang Nhật năm 2015 đã giảm đến gần 23% so với năm trước Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, bên cạnh nguyên nhân đến từ việc thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ, biến động của đồng Yên,… thì nguyên nhân chủ yếu là do Nhật Bản ngày càng áp dụng nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm
Giai đoạn từ 2016 - 2019, tình hình xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có xu hướng cải thiện hơn, với mức tăng trưởng trung bình từ 5% - 20% Đặt biệt, con số tăng trưởng đáng kinh ngạc lên đến gần 19% so với cùng kỳ năm trước ở năm 2017, đẩy giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản sang Nhật Bản lên 1,3 tỷ USD Cụ thể, tính hết tháng 5/2017, hàng thủy sản hiện là mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, chiếm 73,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt 473,7 triệu USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 114,6 triệu USD, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 38,2% so với tháng 5/2016 Nguyên nhân do đồng Yên của Nhật tăng giá nên doanh nghiệp tôm trong nước chuyển sang khai thác mạnh ở thị trường này Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ lại giảm do giá tôm nguyên liệu tăng mạnh và ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá Với thị trường EU, xuất khẩu cá tra sang đây sụt giảm mạnh là lý do chính khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu tiếp tục sụt giảm
Tính đến nửa tháng 12/2019, theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái Với giá trị như hiện tại, Nhật Bản đang tạm là thị trường xuất khẩu lớn nhất của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam (so với vị trí thứ 3 vào năm 2018) Đây cũng là năm đầu tiên Nhật Bản bước vào top 10 thị trường xuất khẩu thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam
Giai đoạn 2020 - 2021, giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản có xu hướng giảm nhẹ từ 2% - 6% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch covid-19 Cho dù vậy,
59 vào năm 2020, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Nhật Bản (đứng sau Trung Quốc, Chi Lê), đạt 133,49 nghìn tấn với trị giá 118,16 tỷ Yên, giảm 12% về lượng và giảm 11,2% về trị giá so với năm 2019 Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản trong năm 2020 giảm nếu tính theo lượng nhưng tăng khi tính theo trị giá so với năm 2019, chiếm 7% về lượng và 8,5% về trị giá
Trong năm 2022, tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản có nhiều tiến triển thuận lợi hơn, cụ thể so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang quốc gia này tăng đến 27,8%, đưa giá trị xuất khẩu sang thị trường này lên đến 1,7 tỷ USD vào năm 2022, đứng thứ 4 trong số thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam (sau Mỹ, Trung Quốc và EU) Riêng trong tháng 8/2022, kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu nước ta sang Nhật Bản đạt 173 triệu USD, vượt qua Mỹ và trở thành khách hàng lớn nhất của Việt Nam.
Thực trạng các yếu tố tác động lên hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Để phân tích rõ hơn về các yếu tố tác động lên hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, nhóm đã tìm hiểu và đưa ra 2 biểu đồ thể hiện mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu cá và tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật trong dài hạn theo thứ tự mức độ ảnh hưởng
Nguồn: Bài nghiên cứu của ThS Mai Thị Cẩm Tú - Trường ĐH Kinh tế - Luật
Biểu đồ 4.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong dài hạn
Tỷ giá hối đoái thực JPY/VND Đầu tư vốn cho vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
Giá bán trong nước Khối lượng đánh bắt cá
Nguồn: Bài nghiên cứu của ThS Mai Thị Cẩm Tú - Trường ĐH Kinh tế - Luật
Biểu đồ 4.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong dài hạn
Dựa vào nguồn tham khảo nhóm đã tìm kiếm và thu thập, nhóm đã phát hiện và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản (mặt hàng cá và tôm) của Việt Nam sang thị trường Nhật trong thời gian qua Mô hình giải thích được 98,12% đối với mặt hàng cá và 85,63% đối với mặt hàng tôm sự phụ thuộc của khối lượng xuất khẩu cá, tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vào các yếu tố sau:
4.3.1 Khối lượng đánh bắt cá
Khối lượng đánh bắt cá của Việt Nam tác động thuận chiều lên khối lượng xuất khẩu cá cả trong ngắn hạn và dài hạn Mức độ tác động của khối lượng đánh bắt cá của Việt Nam trong dài hạn là 2,394, khối lượng nuôi tôm của Việt Nam trong dài hạn là 0,22 Từ biểu đồ ta có thể nhận thấy, khối lượng đánh bắt cá tác động lớn nhất và chủ yếu đến hoạt động xuất khẩu cá của Việt Nam sang Nhật Bản Ngược lại, khối lượng đánh bắt tôm lại là yếu tố tác động thấp nhất trong số các yếu tố bên trên Nguyên nhân một phần do ngoài hoạt động đánh bắt tôm ngoài các cảng biển, thì Việt Nam còn tập trung việc nuôi trồng các loại tôm nhằm cân bằng cả hai hoạt động, tránh đánh bắt quá mức làm cạn kiệt nguồn thuỷ hải sản tự nhiên
Cụ thể hơn, nếu Việt Nam có khối lượng đánh bắt cá và tôm lớn, đặc biệt là các loại thuỷ sản mà thị trường Nhật Bản ưa chuộng, như cá ngừ, cá hồi, cá da trơn, các loại tôm thẻ chân trắng, tôm sú, thì có thể cung cấp một nguồn nguyên liệu ổn định và đa dạng cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại Nhật Bản Hơn nữa, khối lượng đánh bắt
Khối lượng nuôi tôm Đầu tư vốn cho vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
Hiệp định VJEPA Giá bán trong nước Mức thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản
61 lớn, dồi dào và đa dạng nguồn sản phẩm sẽ giữ được giá cả cạnh tranh, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản Giá cả thường là một yếu tố quan trọng khi các doanh nghiệp quyết định mua sắm nguyên liệu
Trên thực tế, có thể thấy lượng đánh bắt, nuôi trồng cá và tôm của Việt Nam qua hàng năm rất dồi dào và ổn định Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, năm 2010, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 5.157,6 ngàn tấn, tăng 6,4% so với năm 2009; trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.450,8 ngàn tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm Các con số này cho thấy, ngành thuỷ sản cũng như chiến lược đánh bắt xa bờ đang có những bước chuyển mình lớn, tạo đà cho thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 Đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng Xây dựng các đội tàu có đủ công suất, trang thiết bị hiện đại, nhân sự có trình độ, các thiết bị kỹ thuật đảm bảo cho những chuyến đánh bắt, thu mua hải sản dài ngày trên biển Và cũng đến năm 2020, kinh tế thuỷ sản phấn đấu tăng trưởng gấp 2 lần hiện nay (khoảng 7 tỷ USD), trong đó 70% tỷ trọng từ vùng nước lợ và biển Do vậy, nước ta đang đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ, duy trì đánh bắt gần bờ hợp lý, tăng cường nuôi trồng thuỷ sản trên biển theo công nghệ cao kết hợp với chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên biển
Có thể thấy, giá bán trong nước cá và tôm của Việt Nam tác động ngược chiều lên khối lượng xuất khẩu cá và tôm cả trong dài hạn và ngắn hạn Mức độ tác động của giá bán trong nước cá trong dài hạn là 0,697; mức độ tác động của giá bán trong nước tôm trong dài hạn là 0,516
Cụ thể, trong trường hợp giá bán thấp trong nước, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh giá để mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là khi thị trường Nhật Bản đòi hỏi sự cạnh tranh về giá Điều này có thể tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn, đồng thời giữ cho sản phẩm Việt Nam nằm trong tầm tay của người tiêu dùng Nhật Bản
Ngược lại, giá bán cao trong nước có thể góp phần vào việc tạo ra sản phẩm với chất lượng cao và giá trị thương hiệu Điều này có thể giúp sản phẩm Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường Nhật Bản Tuy nhiên, giá cao cũng đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh giảm trên thị trường quốc tế, đặc biệt khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh từ các quốc gia khác
4.3.3 Đầu tư vốn cho vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
Mức độ đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu (cụ thể vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc) tác động thuận chiều lên khối lượng xuất khẩu cá, tôm cả trong
62 dài hạn và ngắn hạn Mức độ tác động của đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu đối với mặt hàng cá trong dài hạn là 0,495; Mức độ tác động của đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu đối với mặt hàng tôm trong dài hạn là 0,237 Đầu tư vào hạ tầng vận tải giúp cải thiện khả năng vận chuyển thủy sản từ nơi đánh bắt đến các cảng xuất khẩu Điều này có thể giúp giảm thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng thuỷ sản sang Nhật Bản nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn Các kho bãi hiện đại và có hiệu suất cao giúp quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả Điều này có thể giảm thiểu rủi ro về chất lượng thủy sản và đảm bảo sẵn có đủ nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng Đầu tư vào hệ thống thông tin liên lạc cung cấp sự minh bạch và điều khiển tốt hơn trong chuỗi cung ứng Quản lý thông tin chặt chẽ giữa các bên liên quan từ người chế biến, người vận chuyển đến khách hàng có thể giúp giảm rủi ro và tăng tính hiệu quả của quá trình xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản
4.3.4 Tỷ giá hối đoái thực JPY/VND
Tỷ giá hối đoái thực JPY/ VND tác động thuận chiều lên khối lượng xuất khẩu cá cả trong dài hạn là 0,31 và trong ngắn hạn là 0,0026
Có thể thấy, nếu tỷ giá hối đoái thực JPY/VND càng cao, nghĩa là đồng Yên Nhật càng có tỷ giá cao, JPY mạnh lên so với VND, thì chi phí nhập khẩu nguyên liệu và nguyên liệu đầu vào có thể giảm Điều này có thể giúp giảm chi phí sản xuất thủy sản, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tích cực thương mại quốc tế với Nhật Bản, từ đó tăng kim ngạch và giá trị xuất khẩu chung của ngành thuỷ sản xuất khẩu
Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái thực JPY/VND càng thấp, đồng Yên Nhật bị giảm giá trị, điều này sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này, các doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn trong các hoạt động sản xuất, chế biến, vận chuyển, dẫn đến giá xuất khẩu thủy sản tăng lên, làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản, ngoài ra lợi nhuận thu được cũng bị ảnh hưởng, gây áp lực lên các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
Như trong sự kiện năm 2023, tỷ giá đồng yên Nhật Bản sáng 23/10/2023 lại giảm dưới mốc chủ chốt 150 yên đổi 1 USD, do chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ giữa Nhật Bản và Mỹ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng gây bất lợi cho đồng Yên - đồng tiền lớn vốn đã mất giá mạnh nhất thế giới từ đầu năm đến nay Điều này đã ảnh hưởng
63 không hề nhỏ đến việc xuất khẩu hàng hoá nói chung của nước ta và hàng thuỷ sản nói riêng sang thị trường Nhật Bản
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tác động thuận chiều lên khối lượng xuất khẩu cá, tôm trong dài hạn Mức độ tác động của hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đối với mặt hàng cá trong dài hạn là 0,317 và đối với mặt hàng tôm là 0,329
Mô hình và dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm
Dựa vào những thực nghiệm tại Việt Nam, nhóm chúng em đề xuất mô hình nghiên cứu trên nền tảng mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế với những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và đặc biệt chú trọng đến các biện pháp SPS ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản Mô hình được thiết lập như sau:
Cụ thể: Các tham số β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 là những tham số chưa biết và 𝜀 là phần sai số ngẫu nhiên Theo Santos Silva and Tenreyro (2006) các tham số trong mô hình được ước lượng bằng phương pháp PPML (Poisson pseudo maximum likelihood) Tuy nhiên, phương pháp PPML đòi hỏi giả định là phương sai và kỳ vọng của biến phụ thuộc phải bằng nhau (Cameron & Trivedi, 2010) Trong thực tế, với giả định này số liệu thương mại thường không thể thỏa mãn và thường xảy ra hiện tượng phương sai lớn hơn kỳ vọng của nó (Overdispersion) Do đó, phân phối nhị thức âm (Nhật Bản - Negative binomial model) thường được sử dụng để ước lượng nhằm hiệu chỉnh hiện tượng này Mô hình trọng lực được nhóm sử dụng để ước lượng và đưa ra để có được kết quả ở chương này Bên cạnh đó, phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) dùng để chạy xem các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và đặc biệt là số các biện pháp SPS đã ảnh hưởng như thế nào tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản
Bảng 4.2: Kỳ vọng dấu
Bảng 4.3: Thống kê giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2002 - 2022
Tỷ giá hối đoái (JPY/VND)
Dân số NB (triệu người)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của trading economics và Tổng cục thống kê.
Kiểm định mô hình
4.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Eviews
Với mức ý nghĩa 5%, ta cần kiểm định hai giả thuyết: Mô hình nghiên cứu phù hợp và mô hình nghiên cứu không phù hợp Dựa vào kết quả kiểm định từ phần mềm Eviews, ta nhận thấy rằng giá trị p-value của thống kê F là 0,000000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% (0,05) Từ đó, chúng ta kết luận rằng, với mức ý nghĩa 5%, mô hình đã kiểm định là phù hợp và có thể được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
4.5.2 Kiểm định các lỗi của mô hình
4.5.2.1 Phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.5: Kết quả chạy kiểm định Glejser
Nguồn: Trích xuất kết quả từ phần mềm Eviews
Theo kiểm định Glejser, với mức ý nghĩa 5%, ta cần kiểm định hai giả thuyết: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi Dựa vào kết quả kiểm định từ Eviews, chúng ta nhận thấy giá trị p-value (Prob Chi-Square) là 0,3523 lớn hơn mức ý nghĩa 5% Vậy, chúng ta kết luận rằng, với mức ý nghĩa α = 5%, mô hình không xảy ra của hiện tượng phương sai sai số thay đổi và có thể tiếp tục sử dụng để phân tích dữ liệu
Theo kiểm định Durbin - Watson, dựa vào kết quả từ bảng Eviews (Bảng 4.3 ), chúng ta nhận thấy giá trị d (Durbin - Watson stat) là 2,020837, ta có tổng cộng n = 21 quan sát và số lượng biến độc lập là k’ = k - 1 = 5 Từ bảng phân vị, chúng ta xác định được giá trị dL = 0,634 và dU = 1,712 Khi so sánh giá trị d của mô hình với các giá trị ngưỡng,
68 ta nhận thấy rằng dU < d < 4 - dU Vì vậy, dựa trên giả định về mức ý nghĩa 5%, ta kết luận rằng mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 1
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Breusch - Godfrey (BG)
Theo kiểm định Breusch - Godfrey (BG), Ta thấy từ bảng trên, P-value (Resid (-1)) và P-value (Resid (-2)) đều lớn hơn 0,05 Do đó, ta kết luận rằng: Với mức ý nghĩa α 5%, mô hình không có hiện tượng tự tương quan từ bậc 1 đến bậc 2 Mô hình có thể tiếp tục tiến hành nghiên cứu và phân tích các tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc.
Kết quả nghiên cứu
4.6.1 Bảng kết quả hồi quy OLS theo mô hình trọng lực
Bảng 4.7: Bảng kết quả hồi quy OLS theo mô hình trọng lực
Các biến độc lập Hệ số hồi quy Giá trị P-value (Prob)
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Eviews
Mô hình hồi quy nghiên cứu có dạng:
4.6.2 Phân tích kết quả sử dụng mô hình trọng lực đánh giá tác động của biện pháp SPS đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản
Từ kết quả ước lượng, giá trị R 2 =0,956442 cho biết mô hình giải thích được 95,6442% sự phụ thuộc của kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản là: GDP của Việt Nam, GDP của Nhật Bản, tỷ giá hối đoái trung bình giữa JPY/VND, số lượng biện pháp SPS của Nhật Bản dành cho Việt Nam, dân số của Việt Nam, dân số của Nhật Bản
4.6.2.1 GDP Việt Nam (ln(GDPVNt)) Ảnh hưởng của GDP Việt Nam lên xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản có tác động thuận chiều với giá trị là 0,417921
Từ kết quả của bảng ta có thể thấy: Với mức ý nghĩa là 5% (0,05), biến GDP của Việt Nam có ý nghĩa thống kê (do P-value (Prob)=0,0176