2 Để hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu thực trạng sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp SME kinh doanh nông sản miền Bắc” ngoài sự cố gắng trong quá trình học tập, tìm hi
Tính cấp thiết của đề tài
Đi lên từ một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước lâu đời, Việt Nam không chỉ có kinh nghiệm trong trồng trọt, chế biến nông sản mà còn có những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại những thách thức lớn với nông sản Việt Nam nhất là mong muốn xuất khẩu đến các cường quốc lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, … Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã không chỉ thay đổi cách nuôi trồng, chế biến nông sản mà còn thay đổi cả yêu cầu với chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành nông sản Những hàng rào thuế quan, cấm vận và những kiểm định khắt khe từ các thị trường lớn đòi hỏi nông sản Việt Nam cần có bước tiến mạnh mẽ và duy trì sự ổn định tốt về chất lượng Việc lựa chọn phương pháp bảo quản nông sản hợp lý là một trong những chìa khóa quan trọng giúp giải bài toán trên
Bảo quản nông sản sau thu hoạch là một trong những khâu cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản khi đưa ra thị trường Trong các phương pháp bảo quản thì bảo quản lạnh được coi là bài toán tối ưu và phổ biến nhất khi có thể kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và dễ lắp đặt, vận hành, ứng dụng với nhiều loại nông sản khác nhau Tại các doanh nghiệp kinh doanh nông sản, nếu không có sự tồn tại của kho lạnh rất khó đảm bảo cho chất lượng nông sản với những điều kiện khắt khe về nhiệt độ nhất là khi vận chuyển trên quãng đường dài trước khi đến tay người tiêu dùng Vì thế, việc sử dụng kho lạnh vừa mang lại lợi ích thiết thực với doanh nghiệp vừa hữu ích cho người tiêu dùng khi họ nhận được những sản phẩm đạt chuẩn dinh dưỡng, an toàn vệ sinh, cảm quan Như vậy, có thể hiểu kho lạnh như một “chiếc tủ lạnh” khổng lồ mang nhiều công dụng tương tự Cho nên tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông sản, kho lạnh là điều kiện cần tiên quyết trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, sản xuất sau đó Tuy nhiên, sử dụng kho lạnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản mà còn là nhân tố tác động đến yếu tố giá cả Rất nhiều doanh nghiệp dù muốn nhưng không thể sử dụng phương pháp này vì chi phí lớn hay nguồn cung không đủ đáp ứng Do đó, việc nghiên cứu về thực trạng sử dụng kho lạnh giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn không chỉ về chất lượng, giá cả, phân bố,… mà còn về tình hình nhu cầu sử dụng kho lạnh tại khu vực miền Bắc hiện nay Qua đó, các doanh nghiệp kinh doanh cho thuê hay
2 có nhu cầu sử dụng kho lạnh đều có thể xem xét và tận dụng tối ưu được những lợi ích của kho lạnh, tránh tình trạng dư thừa, không lấp đầy, giá cả chênh lệch,…- những vấn đề sẽ được trình bày trong bài nghiên cứu.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Tình hình nghiên cứu nước ngoài
(1) Bài nghiên cứu: “Developing the cold chain in the agrifood sector in sub- Saharan Africa” của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Viện Điện lạnh Quốc tế (IIR) đã tiến hành nghiên cứu chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm thịt, trái cây, rau, cá, hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa Nhóm tác giả nhận thấy thực trạng thiếu cơ sở cung ứng lạnh tại khu vực là có căn cứ đầy đủ và đáng tin cậy Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tổn thất của các sản phẩm, ước tính khoảng 25-30% đối với sản phẩm động vật và 40–50% đối với rễ, củ, quả và rau Những tổn thất này không chỉ làm suy giảm an ninh lương thực về mọi mặt mà còn dẫn đến mất cơ hội thị trường, lãng phí nguồn tài nguyên khan hiếm (nước, đất và năng lượng) dành cho sản xuất thực phẩm và sinh thái đáng kể Nguyên nhân của việc thiếu hụt là do những thách thức liên quan đến: i) tiếp cận năng lượng; ii) bảo trì (thiếu nhân viên có trình độ và phụ tùng thay thế); iii) sắp xếp hậu cần kém; iv) tổ chức yếu và thực hiện các biện pháp kiểm soát việc tuân thủ các tiêu chuẩn; và v) khối lượng giao dịch tương đối thấp Tuy nhiên, bất chấp những thách thức này, các xu hướng kinh tế và nhân khẩu học ở châu Phi cận Sahara, bao gồm cả tốc độ tăng trưởng và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng đã mang lại những cơ hội đáng kể cho sự phát triển thị trường chuỗi lạnh trong khu vực Tác giả cũng đề xuất một số chiến lược phát triển: tích hợp dây chuyền lạnh vào nông nghiệp và chiến lược phát triển an ninh lương thực hiệu quả hơn, công tác chuẩn bị chiến lược đa ngành và nhiều cổ đông, điều chỉnh các chiến lược can thiệp phù hợp với tình hình nhu cầu và tính năng cụ thể của sản phẩm và với điều kiện địa lý và kinh tế xã hội, tiến hành nghiên cứu sơ bộ trước khi thực hiện bất kỳ dự án thiết bị điện lạnh nào Tóm lại, chiến lược phát triển chuỗi lạnh ở Châu Phi cận Sahara chủ yếu sẽ giúp giảm thất thoát lương thực và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, khuyến khích sản xuất nông nghiệp và ổn định an ninh lương thực Để giải quyết thách thức và đáp ứng các nhu cầu ưu tiên về điện lạnh trong các phân ngành nông sản thực phẩm khác nhau, chính phủ và các bên liên quan, đặc biệt là trong khu vực tư nhân, phải giải
3 quyết các vấn đề có mức độ ưu tiên sau: 1) quản trị; 2) cơ sở hạ tầng; 3) chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển; 4) đào tạo và chuyên môn hóa trong lĩnh vực nông sản; 5) các tổ chức chuyên nghiệp và đối thoại với các bên liên quan về phát triển chuỗi lạnh
(2) Bài nghiên cứu “Research on supply and demand of cold chain logistics of fresh agricultural products in Liaoning province” của tác giả Xiaopeng Zhao của Đại học Công Nghệ Đại Liên, Trung Quốc đã phân tích nhu cầu hậu cần chuỗi lạnh đối với các sản phẩm nông sản tươi sống và sự mâu thuẫn trong cung ứng dịch vụ hậu cần chuỗi lạnh cho các sản phẩm nông sản tươi sống ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc Tác giả đã khẳng định tiềm năng của dịch vụ hậu cần chuỗi lạnh cho nông sản tươi sống ở tỉnh Liêu Ninh là rất lớn Hiện tại, nông sản tươi sống ở tỉnh Liêu Ninh chưa thực hiện được việc lưu thông hậu cần chuỗi lạnh ngoại trừ thủy sản và thịt tươi lạnh Chuỗi cung ứng lạnh tại tỉnh không thể đáp ứng nhu cầu nông sản tươi sống cả về phần cứng và phần mềm Cung và cầu về hậu cần chuỗi lạnh nông sản tươi sống ở tỉnh Liêu Ninh trái ngược nhau về chất lượng và số lượng Tác giả cũng đề xuất Tỉnh Liêu Ninh có thể giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu hậu cần chuỗi lạnh đối với nông sản tươi từ khía cạnh phân bổ hợp lý các nguồn lực hậu cần chuỗi lạnh Tuy nhiên, tác giả cũng thừa nhận bài nghiên cứu còn một số vấn đề tồn tại như: bài viết chưa đưa ra dự báo định lượng về nguồn cung logistics chuỗi lạnh tại tỉnh Liêu Ninh trong vài năm tới hay không đề cập chi tiết về việc xây dựng hệ thống logistics chuỗi lạnh cho nông sản tươi sống dựa trên mạng lưới giá trị
(3) Trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của chuỗi lạnh phát triển Logistics sản phẩm nông nghiệp tại Tây Nam Trung Quốc: “ Research on influencing factors of cold chain logistics development of agricultural products in Southwest China” của tác giả Yuan Guo Yao đã tiến hành nghiên cứu hỗn hợp với bảng hỏi khảo sát dành cho những người trong ngành hậu cần chuỗi lạnh nông nghiệp trên các nhân tố: Công nghệ, nền kinh tế, Chính sách vĩ mô, Cơ sở hạ tầng, Trình độ quản lý logistics, Bối cảnh xã hội và các bên tham gia logistic Qua đó, tác giả khẳng định có tồn tại sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến sự phát triển logistics của sản phẩm nông nghiệp trong khu vực Từ đó, tác giả đã gợi ý một số chính sách: Thứ nhất, ứng dụng lạnh tiên tiến công nghệ dây chuyền và công nghệ thông tin nên được tăng cường trong tất cả các liên kết của cái
4 lạnh chuỗi logistics cho nông sản Thứ hai, chính sách phát triển hậu cần chuỗi lạnh của nông sản, và xây dựng các tiêu chuẩn ngành cho hậu cần chuỗi lạnh cần được cải thiện Thứ ba, cơ sở hạ tầng vật chất cho hậu cần chuỗi lạnh của nông sản, và đào tạo nhân sự logistics đều phải được tăng cường quản lý Thứ tư, cần nâng cao nhận thức về hậu cần hiện đại trong số những người tham gia vào chuỗi hậu cần lạnh của Những sản phẩm nông nghiệp Tuy nhiên, tác giả thừa nhận các yếu tố ảnh hưởng rất phức tạp nên chắc chắn rằng sự phát triển không thể hoàn toàn được quyết định bởi bảy yếu tố này mà đó chỉ là những nhân tố khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi cung ứng lạnh.
Tình hình nghiên cứu trong nước
(1) Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Khánh Linh, Dương Tiến Đạt, Vũ Nguyễn Thu Trang, Phạm Tiến Long, Dương Anh Tú, Trần Hoàng Mai, 2023 Trường Đại học Ngoại thương về ‘‘Thực trạng thiếu kho lạnh cho xuất khẩu nông sản ở Việt Nam và một số giải pháp’’ Dựa vào việc thu thập dữ liệu thứ cấp, bài nghiên cứu tổng hợp tình hình xuất khẩu nông sản, thực trạng kho lạnh, phân phối kho lạnh, sự thiếu hụt trầm trọng kho lạnh, nguyên nhân thiếu kho lạnh và giải pháp Theo nhóm tác giả, có thể kết luận rằng kho lạnh là yếu tố không thể thiếu trong quá trình xuất khẩu nông sản Tình trạng thiếu hụt kho lạnh bảo quản rau quả, thủy sản, thịt đã gây ra ách tắc trong xuất khẩu các sản phẩm này tại Việt Nam Nguyên nhân của sự khan hiếm này xuất phát từ thiếu nguồn lực đầu tư, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, Nhiều bên bao gồm chính phủ, doanh nghiệp kho lạnh cũng như người sử dụng kho lạnh nên hành động để giải quyết vấn đề nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành xuất khẩu nông sản
(2) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bình, 2022 Trường Đại học Ngoại thương về ‘‘Phát triển chuỗi cung ứng lạnh rau quả của Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam’’ Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã chỉ ra thực trạng và kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng lạnh sản phẩm rau quả của Ấn Độ thông qua phân tích chi tiết hoạt động cơ bản trong chuỗi cung ứng lạnh: nhà đóng gói, làm lạnh sơ bộ, lưu kho lạnh, vận tải lạnh, phân phối lạnh Từ đó rút ra bài học và hàm ý cho phát triển chuỗi cung ứng lạnh sản phẩm rau quả tại Việt Nam Thứ nhất, để chuỗi cung ứng lạnh hoạt động có hiệu quả, bài học kinh nghiệm chỉ ra rằng các cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng thống nhất và đồng bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy tắc vận
5 hành cho hoạt động chuỗi cung ứng lạnh Thứ hai, quy hoạch và xây dựng CSHT cho hoạt động chuỗi cung ứng lạnh cần được tính toán và dựa trên các luận cứ khoa học Thứ ba, ngoài việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các trung tâm logistics chuyên dụng phục vụ trên quy mô vùng, thì việc nghiên cứu phát triển hệ thống vận tải lạnh và kho lạnh cũng cần được tính toán, phù hợp với đặc thù của các vùng sản xuất và tiêu thụ rau quả khác nhau của Việt Nam Thứ tư, việc tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến trong việc làm lạnh và duy trì nhiệt độ hàng hóa khi vận chuyển cần được đầu tư và chú trọng Thứ năm, đầu tư nâng cấp CSHT giao thông để tiếp cận đến các kho lạnh, trung tâm logistics
(3) Nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thị Thắm, Lê Mộng Thường, Lý Nghĩa, Nguyễn Đoan Trinh, 2021 Trường Đại học Cần Thơ về ‘‘Khảo sát thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản (mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ’’ Dữ liệu được thu thập từ 212 đối tượng bằng phương pháp khảo sát và phỏng vấn sâu Sau đó, dữ liệu được phân tích bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tập trung khảo sát, đánh giá hiểu biết về chuỗi lạnh, hình thức bảo quản, phương thức vận chuyển, xu hướng áp dụng chuỗi lạnh tại các doanh nghiệp bán lẻ Chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại thành phố Cần Thơ được hình thành dựa trên sự gắn kết và tương tác giữa năm thành phần chính (nhà cung cấp, nhà phân phối cấp 1 và cấp 2, các nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến và các công ty cung cấp dịch vụ logistics) Chuỗi cung ứng này vận hành qua 3 kênh phân phối chính, trong đó chỉ có các kênh phân phối của các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi Vinmart+ áp dụng chuỗi cung ứng lạnh trong quá trình cung ứng nông sản Kết quả cung cấp một bức tranh tổng quát và toàn diện về tình hình áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản (mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ, giúp các nhà quản lý, các doanh nghiệp chủ động đánh giá và nhìn nhận vai trò của mình, đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn những mặt hạn chế Số lượng doanh nghiệp chế biến và công ty cung cấp dịch vụ logistics tham gia khảo sát còn ít, dẫn đến những hạn chế trong kết quả nghiên cứu Thêm vào đó, đề tài chưa khảo sát và phân tích đến chi phí và kỹ thuật khi áp dụng chuỗi lạnh cũng như lợi ích của các thành phần tham gia trong chuỗi Nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung số lượng khảo sát đối với doanh nghiệp chế biến và công ty cung cấp dịch vụ logistics, đồng thời đưa ra đề xuất mô hình áp dụng chuỗi cung ứng lạnh có đề cập đến lợi ích, chi phí và kỹ thuật lạnh
Khoảng trống nghiên cứu
Dựa trên các công trình nghiên cứu đã tổng hợp, có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu về thực trạng sử dụng kho lạnh đối với việc kinh doanh nông sản của các doanh nghiệp nhận được sự quan tâm rất lớn của giới nghiên cứu Các công trình được tiếp cận trong nhiều bối cảnh nghiên cứu khác nhau, các phương pháp nghiên cứu có sự đa dạng và đã đưa ra được nhiều kết quả hữu ích để hỗ trợ các doanh nghiệp và đội ngũ hoạch định chính sách đề xuất các giải pháp phù hợp Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một số những vấn đề chưa thể được các nghiên cứu trước đó làm rõ và bỏ sót
Thứ nhất, các nghiên cứu trước đó chưa khoanh vùng được đối tượng khảo sát cụ thể hoặc đó chỉ là các doanh nghiệp quy mô lớn nên chưa Từ thiếu sót này, nhóm đã lựa chọn nghiên cứu nhu cầu sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp SMEs Vì đây là đối tượng khảo sát mới, chưa dành sự quan tâm lớn trong các nghiên cứu Nhóm tập chung phân tích về nhu cầu của các đối tượng này, giúp các đối tượng và các doanh nghiệp kinh doanh, cho thuê kho lạnh dự đoán được cung cầu và đưa ra quyết định có căn cứ, cơ sở về vận hành, xây dựng, vị trí, quy mô kho Bên cạnh đó, phạm vi khảo sát diễn ra tại miền Bắc - phạm vi cụ thể hơn so với những nghiên cứu phạm vi cả nước, mang tính để ứng dụng cao hơn cho khu vực
Thứ hai, các nghiên cứu trước mới chỉ tập trung vào chỉ ra thực trạng sử dụng kho lạnh rồi đưa ra giải pháp mà chưa làm rõ được mối quan hệ biện chứng giữa thực trạng kinh doanh nông sản và nhu cầu sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp Vì vậy nhóm đã làm tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng của việc kinh doanh nông sản đến nhu cầu sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp
Thứ ba, các nghiên cứu trước đó chưa đưa ra được các dự báo về sự vận động của thị trường kho lạnh Từ những phân tích được trình bày trong bài nghiên cứu, nhóm sẽ đưa ra những dự đoán về triển vọng của thị trường kho lạnh trong thời gian tới
Những phân tích trên sẽ là cơ sở để nhóm thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng sử dụng kho lạnh các doanh nghiệp SME kinh doanh nông sản tại miền Bắc” Kết quả của nghiên cứu sẽ hứa hẹn mang lại những góc nhìn chuyên sâu, hỗ trợ đưa ra các giải pháp nâng cao việc phát triển hoạt động sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản tại miền Bắc, phát hiện và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa thực trạng nông sản và nhu cầu sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp SMEs Trên cơ sở nghiên cứu đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp và kiến nghị giúp phát triển hoạt động kho lạnh nông sản tại khu vực miền Bắc.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hoá các cơ sở lý luận chung về thực trạng nông sản, thực trạng sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp
Hai là, đưa ra các luận cứ để xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu, kiểm định thang đo về mối quan hệ giữa thực trạng nông sản và nhu cầu sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản tại khu vực miền Bắc, từ đó đưa ra phân tích và đánh giá
Ba là, đề xuất, kiến nghị hệ thống giải pháp liên quan đến phát triển hoạt động kho lạnh nông sản của các doanh nghiệp SMEs tại khu vực miền Bắc.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Bài nghiên cứu phân tích dữ liệu thứ cấp, sơ cấp để khái quát về thực trạng sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản tại doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, với đối tượng tham gia là các doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản Cơ sở dữ liệu của mẫu điều tra khảo sát được lấy từ trang vàng Việt Nam, và các nhóm ở mạng xã hội facebook: Cộng đồng doanh nghiệp XNK, Xuất nhập khẩu Logistics, Diễn đàn doanh nghiệp, Cộng đồng doanh nghiệp, Cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, Cộng đồng xuất nhập khẩu, Hiệp hội xuất khẩu nông sản Việt Nam, Hội kinh doanh nông sản toàn quốc và xuất khẩu,
Phiếu điều tra khảo sát được thiết kế gồm 27 câu hỏi, được chia thành 3 phần Cụ thể, phần 1 gồm 4 câu hỏi nhằm tập hợp thông tin cơ bản về SMEs tham gia điều tra khảo sát; phần 2 gồm 2 câu hỏi nhằm tìm hiểu riêng doanh nghiệp đang sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản và 2 câu hỏi về doanh nghiệp không sử dụng kho lạnh bảo quản Phần cuối là 19 câu hỏi cụ thể về thực trạng doanh nghiệp hiện sử dụng kho lạnh Toàn bộ nội dung của Phiếu khảo sát được nêu tại Phụ lục bài nghiên cứu
Phiếu điều tra khảo sát được gửi tới các doanh nghiệp từ 15/12/2023 đến 15/01/2024 theo một trong ba hình thức: (1) đăng phiếu khảo sát online lên các group facebook; (2) gửi email kèm theo phiếu khảo sát đến doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản tại miền Bắc; (3) gửi phiếu điều tra khảo sát đến trụ sở của doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản tại miền Bắc.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu, lập các bảng biểu cũng như các đồ thị, biểu đồ thông qua Excel và SPSS để dễ dàng so sánh, đánh giá mức độ và xu hướng áp dụng kho lạnh của doanh nghiệp SMEs Bên cạnh đó, phương pháp suy diễn được sử dụng để lập luận, giải thích thực trạng sử dụng kho lạnh của doanh nghiệp tại miền Bắc
Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài danh mục bảng biểu, phụ lục, bài nghiên cứu khoa học gồm 3 chương chính:
Chương 1 Cơ sở lý luận
Chương 2 Thực trạng sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản tại các doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản tại miền Bắc
Chương 3 Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kho lạnh nông sản ở Việt Nam
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cơ sở lý luận về kho
Theo Trần Thanh Hải (2021), kho là loại hình trung tâm logistics đơn giản, thực hiện chức năng chủ yếu là lưu giữ, dự trữ hàng hóa Kho khác với bãi ở chỗ có mái che, tường bao, do vậy đảm bảo an ninh tốt hơn và duy trì điều kiện bảo quản thuận lợi hơn
Căn cứ vào tính chất các loại hàng hóa được lưu giữ, có thể phân ra một số loại kho phổ biến Kho hàng thông thường đối với hàng khô Kho hàng lạnh: bảo quản nông sản, thực phẩm, giống vật nuôi, cây trồng, vắc-xin, chế phẩm y tế, Kho hàng nguy hiểm: bảo quản hóa chất, chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, hàng hóa cần cách ly tránh lây nhiễm, có khả năng gây hại cho cộng đồng Kho hàng giá trị cao: vàng bạc, kim loại quý, tiền, đá quý, ngọc trai, Kho hàng phát chuyển nhanh, bưu kiện, túi thư ngoại giao Kho chứa hàng hóa quá khổ, siêu trường, siêu trọng, nguyên khối.
Cơ sở lý luận về kho lạnh
Theo kho lạnh Quang Minh (2021), kho lạnh là một nhà kho có vỏ kho được làm bằng vật liệu cách nhiệt, bên trong được gắn thiết bị làm lạnh dùng để bảo quản và lưu trữ một số sản phẩm nhằm làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng tốt nhất Hệ thống làm lạnh của kho lạnh có thể điều chỉnh được nhiệt độ theo nhu cầu bảo quản của từng loại sản phẩm trong kho lạnh Kho lạnh được thiết kế tùy theo từng nhu cầu sử dụng và bảo quản sản phẩm riêng như: kho cấp đông dùng để cấp đông sản phẩm như: thịt, cá, hải sản, sầu riêng , kho bảo quản đông dùng để bảo quản các sản phẩm đông lạnh, kho lạnh (kho mát) dùng để bảo quản các sản phẩm ở nhiệt độ trên 0 o C Một số kho lạnh còn được gắn hệ thống cấp ẩm hoặc hút ẩm Hệ thống này cũng có thể điều chỉnh mức ẩm tùy theo mục đích bảo quản của từng loại sản phẩm chuyên biệt (Theo kho lạnh Quang Minh, 2021)
Kho lạnh được cấu thành từ 2 bộ phận: hệ thống cách nhiệt và hệ thống làm lạnh
Hệ thống cách nhiệt là tập hợp những chi tiết có vai trò chính nhằm đảm bảo nhiệt độ trong kho luôn ổn định Ngoài ra, hệ thống còn góp phần ngăn cách không khí lạnh trao đổi với môi trường bên ngoài Hệ thống cách nhiệt gồm 2 thành phần chính là vỏ kho và cửa kho lạnh
Vỏ kho thường được lắp ghép từ những tấm cách nhiệt panel ngăn cách giữa không gian bên trong và bên ngoài Tấm panel có độ nhẵn bóng cao, 2 mặt ngoài là Inox
304 hoặc tôn sơn tĩnh điện Vật liệu lõi làm từ xốp cứng có khối lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt tốt và độ bền cao Vách, nóc, đáy sử dụng Panel cách nhiệt PU dày 100mm,
2 mặt bằng tole mạ màu dày 0,45mm, tỷ trọng 40-42kg/m3, liên kết bằng ngàm âm dương, có dán PE Có 2 loại Panel thường được sử dụng trong kho lạnh là: Panel EPS và Panel PU Kích thước tấm cách nhiệt được lựa chọn phù hợp với thiết kế của kho nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và khả năng cách nhiệt
Cửa kho lạnh được sản xuất với nhiều chủng loại và kích thước khác nhau như cửa bản lề, cửa trượt,… nhưng đều đảm bảo được độ kín của kho khi sử dụng Chế tạo bằng inox 304 không gỉ bên trong có chất cách nhiệt, bản lề và tay khóa bằng vật liệu atimon hoặc inox đảm bảo độ cứng chắc và sáng bóng của cánh cửa Khung bao cửa được thiết kế nhiều tầng rất vững chắc và điện trở sấy, giúp cách cửa luôn được khô ráo sạch sẽ và dễ thay thế
Hệ thống làm lạnh có vai trò chính là điều chỉnh nhiệt độ của kho xuống đúng mức nhiệt yêu cầu trong bảo quản Bởi vậy, tùy thuộc vào loại sản phẩm như thế nào mà tiến hành để nhiệt độ cho phù hợp Vì vậy, kết cấu của kho lạnh cho từng loại kho cũng có sự khác biệt Tuy nhiên hệ thống này đảm bảo cần có những bộ phận sau: máy nén lạnh, dàn lạnh, tủ điều khiển
Máy nén là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo làm lạnh Với chức năng làm nén môi chất lạnh đến mức cao để đủ chất làm lạnh và có thể ngưng tụ Có nhiều loại máy nén như máy nén piston, trục vít, xoắn ốc, … Với cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác biệt Thông thường, máy nén sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước
2 ngoài Khi thiết kế và lắp đặt sẽ dựa trên thể tích kho và nhiệt độ bảo quản để chọn công suất máy sử dụng Nhiều thương hiệu máy nén khác nhau phục vụ nhu cầu đa dạng của người sử dụng Các thương hiệu nổi tiếng như: Bitzer, Tecumseh, Copeland, Danfoss,
Panasonic, LG, Mitsubishi, …Một số kho có thể sử dụng cụm máy nén dàn ngưng thay vì sử dụng các thiết bị riêng biệt để đem đến hiệu quả hoạt động tốt hơn Máy nén lạnh dùng trong kho lạnh công nghiệp thường được lắp đặt trên bê tông cốt thép vững chắc Giúp cho máy chạy ổn định, tránh bị ẩm ướt khi vệ sinh dàn máy, không gây ảnh hưởng tiếng động, tiếng rung tới xung quanh
Các dàn máy thường chia thành model tương ứng với nhiệt độ sử dụng kho Dàn lạnh được lắp bên trong phải đảm bảo có lớp vỏ chắc chắn, có tính thẩm mỹ Bên trong dàn lạnh có một số bộ phận quan trọng cần được chú ý khi lựa chọn và sử dụng: bức cánh, quạt ly tâm, điện trở xả đá,… Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại dàn lạnh của các hãng khác nhau như: Danfoss, ECO, Copeland, Mitsubishi,…
Chức năng chính của tủ điều khiển là kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của kho Với các thông số được cài đặt sẵn, thiết bị điều chỉnh sẽ điều phối hoạt động của các thiết bị để nhiệt độ được giữ ổn định ở mức yêu cầu.Bên cạnh đó, tủ cần có bộ phận để thực hiện báo hiệu khi thiết bị gặp phải trục trặc trong vận hành.Cần lưu ý đến khả năng lưu trữ thông số để đánh giá hoạt động và đưa ra quyết định bảo trì bảo dưỡng
Phân loại kho lạnh dựa trên việc kiểm soát nhiệt độ trong chuỗi cung ứng lạnh được chia thành : làm lạnh (Chilling) và đông lạnh (Freezing)
Làm lạnh (Chilling) liên quan đến việc giảm nhiệt độ thực phẩm xuống dưới nhiệt độ môi trường, nhưng trên mức 1ºC Điều này dẫn đến việc bảo quản thực phẩm trong thời gian ngắn hiệu quả bằng cách ngăn lại nhiều phản ứng vi sinh, vật lý, hóa học và sinh hóa liên quan đến hư hỏng thực phẩm Tuy nhiên, thực phẩm ướp lạnh lại rất dễ hư hỏng, do đó, thực phẩm ướp lạnh chất lượng cao và an toàn đòi hỏi phải tối thiểu được ô nhiễm trong quá trình sản xuất (ô nhiễm chéo), làm lạnh nhanh và nhiệt độ thấp trong quá trình bảo quản, xử lý, phân phối, trưng bày bán lẻ và lưu trữ cho người tiêu dùng
3 Đông lạnh (Freezing) bảo quản tuổi thọ của thực phẩm bằng cách làm cho chúng trơ hơn và làm chậm các phản ứng bất lợi thúc đẩy quá trình oxy hóa thực phẩm và kéo dài thời hạn sử dụng Tuy nhiên, cần phải nhận ra rằng một số phản ứng vật lý và sinh hóa vẫn có thể xảy ra và nhiều trong số đó sẽ xảy ra nhanh hơn khi các điều kiện xử lý, sản xuất và lưu trữ khuyến khích không được duy trì Việc sản xuất thực phẩm đông lạnh an toàn đòi hỏi sự chú ý tương tự đối với các nguyên tắc sản xuất tốt (GMP) và các nguyên tắc HACCP như thực phẩm ướp lạnh hoặc tươi sống (Bogh & Olsson, 1990)
Căn cứ vào tính chất các loại hàng hóa được lưu giữ, có thể phân ra một số loại kho phổ biến Kho hàng thông thường đối với hàng khô Kho hàng lạnh: bảo quản nông sản, thực phẩm, giống vật nuôi, cây trồng, vắc-xin, chế phẩm y tế, Kho hàng nguy hiểm: bảo quản hóa chất, chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, hàng hóa cần cách ly tránh lây nhiễm, có khả năng gây hại cho cộng đồng Kho hàng giá trị cao: vàng bạc, kim loại quý, tiền, đá quý, ngọc trai, Kho hàng phát chuyển nhanh, bưu kiện, túi thư ngoại giao Kho chứa hàng hóa quá khổ, siêu trường, siêu trọng, nguyên khối
Thực trạng nông sản Việt Nam
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng 3,88% so với năm trước, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp là 3,83%, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm 5,05% của toàn nền kinh tế Đây được coi là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây Cụ thể, sản lượng lúa 43,5 triệu tấn, tăng 1,9% và năng suất đạt 61 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha; sản lượng thịt hơi các loại 7,79 triệu tấn, tăng 6,38% Với những thành tựu đó, ngành nông nghiệp góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực trong nước và tăng trưởng xuất khẩu
Về xuất khẩu, nhờ triển khai nhiều giải pháp mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 53,01 tỷ USD Xuất siêu đạt mức kỷ lục 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%, chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước Năm 2023, 6 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD gồm: Rau quả đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%; hạt điều 3,63 tỷ USD, tăng 17,6%; cà phê 4,18 tỷ USD, tăng 3,1%; tôm 3,38 tỷ USD, giảm 21,7%; gỗ và sản phẩm gỗ 13,37 tỷ USD, giảm 16,5%
Hình 2.1: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản qua các năm
Như vậy, gạo và rau quả (hai nông sản ngành nông nghiệp) được nhận định là hai
“át chủ bài” của xuất khẩu nông sản Có thể coi 2023 là một bước tiến lớn của nông sản Việt Nam khi có thế cân bằng tốt việc sản lượng tăng mà không bị mất giá Nhất là những dấu ấn mạnh mẽ trong xuất khẩu gạo và sầu riêng
2.1.2 Tỷ lệ thất thoát và năng lực bảo quản nông sản
Theo CEL Consulting, Việt Nam hiện đứng thứ hai trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương về nạn lãng phí thực phẩm, với hơn 8 triệu tấn thực phẩm bị thất thoát hay vứt bỏ mỗi năm, gây tổn hại khoảng 3,9 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, gần 2% GDP hiện nay
Tỷ lệ lãng phí thực phẩm của Việt Nam hiện cao gấp hai lần các nền kinh tế tiên tiến và giàu có trên thế giới Dữ liệu của CEL Consulting cho thấy, tỷ lệ thất thoát ở nhóm rau quả là cao nhất, khoảng 32% sản lượng, tương đương với khoảng 7,3 triệu tấn rau quả bị thất thoát mỗi năm Đối với ngành thịt, tỷ lệ thất thoát lên tới 14%, tương đương khoảng 694.000 tấn mỗi năm
Hình 2.2: Thất thoát lương thực Việt Nam và các khu vực
Báo Công Thương dẫn lời TS Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, Việt Nam đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến nông sản với trên 7.500
9 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, có năng lực chế biến trên 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản mỗi năm Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến nông sản chưa tương xứng với tiềm năng Công nghệ chế biến nông sản nhìn chung chưa cao, chỉ đạt ở mức trung bình Sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao tỷ lệ còn thấp (10-40% tùy ngành hàng), chủng loại sản phẩm chế biến chưa phong phú; tổn thất sau thu hoạch còn cao khoảng 10-20% tùy theo ngành hàng Một số nghiên cứu cho thấy, tổn thất sau thu hoạch nông sản ở nước ta hiện rất cao Ví dụ đối với rau, quả tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch từ 25%-30%, lúa gạo xấp xỉ 14% Tình trạng này do thời gian qua nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân chưa quan tâm đến việc ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, thiếu hệ thống bảo quản chế biến sau thu hoạch thích hợp, tỷ lệ chế biến thấp
Như vậy, ngành nông sản Việt Nam tuy đã có những bước tiến lớn về tăng trưởng và xuất khẩu trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2023 nhờ những quan tâm và chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà Nước nhưng vẫn tồn tại những thực trạng cần khắc phục nhanh chóng, nhất là việc giảm tối đa tỷ lệ thất thoát mà kho lạnh là một trong những chìa khóa quan trọng cho bài toán trên.
Thực trạng sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp SMEs kinh
2.2.1 Kết quả mô tả doanh nghiệp chung
2.2.1.1 Nông sản doanh nghiệp kinh doanh
Bảng 2.1: Nông sản doanh nghiệp kinh doanh
Total 95 100.0% 131.9% Ở câu hỏi thứ nhất: “Câu 1: Doanh nghiệp của ông (bà) kinh doanh loại nông sản nào?” thông tin từ số liệu phân tích cho thấy đa số các doanh nghiệp kinh doanh đa dạng các loại mặt hàng nông sản nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là: trái cây (33.7%) tức 32 trên tổng số 95 lựa chọn (có thể lựa chọn nhiều đáp án) Có thể nhận thấy trên thực tế, đây là loại hình nông sản được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trên địa bàn khảo sát khi mà ở bất cứ tại một địa điểm dân cư tập trung đông đúc sẽ có từ 1-2 cửa hàng Thực tế, việc kinh doanh trái cây trở nên phổ biến vì kinh doanh trái cây đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều nhưng lại đem lại lợi nhuận lớn Dễ hiểu khi số lượng các nông hộ trồng trái cây khá lớn, đa dạng, dễ tìm kiếm với một nước nhiệt đới như Việt Nam Ngoài ra, phương pháp bảo quản trái cây tiêu thụ thường ngày khá đơn giản, thời gian tiêu thụ nhanh chóng, nhu cầu sử dụng lớn và thường xuyên,… Sau trái cây là mặt hàng thịt (20% tức
19 trên 95 lựa chọn) và rau củ (18.9% tức 18 trên 95 lựa chọn) Số liệu tương đối bằng nhau, chênh lệch 1 lựa chọn (khá nhỏ) có thể giải thích vì thịt và rau củ là những thực phẩm thiết yếu của người dân, được sử dụng hàng ngày Tiếp đến là gạo và chè với số lựa chọn bằng nhau (10.5%); sữa, trứng, mặt hàng khác (2%) Việc các doanh nghiệp kinh doanh loại hình nông sản nào sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu sử dụng kho lạnh được trình bày sau đây
2.2.1.2 Khu vực doanh nghiệp kinh doanh
Bảng 2.2: Khu vực doanh nghiệp kinh doanh
Total 86 100.0% 119.4% Ở câu hỏi thứ hai: “Câu 2: Doanh nghiệp của ông (bà) hoạt động trong khu vực nào?” thông tin thu được có từ đa dạng các tỉnh thành trên miền Bắc khi nhóm khảo sát tiến hành phát phiếu qua các trang điện tử như Facebook, Zalo và email giúp phạm vi tiếp cận được mở rộng, tăng độ phủ Dễ dàng nhận thấy Hà Nội chiếm đa số các lựa chọn (có thể chọn nhiều đáp án) khi chiếm 36% tức 31 trên 86 lựa chọn Điều này có thể giải thích khi Hà Nội là đô thị đặc biệt, với mật độ dân số là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước (Theo tổng cục thống kê năm 2023) nên tất yếu nhu cầu sử dụng nông sản của người dân là rất lớn Ngoài Hà Nội, đa số lựa chọn đều ở các tỉnh/ thành phố nằm ở đồng bằng sông Hồng như: Hưng Yên (15.1% tương ứng 13 trên 86 lựa chọn), Hải Dương (12.8% tương ứng 11 trên 86 lựa chọn), Hải Phòng (7% tương ứng 6 trên 86 lựa chọn) Như vậy, địa bàn doanh nghiệp được khảo sát rất đa dạng Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu sử dụng kho lạnh vì đặc điểm mỗi tỉnh thành sẽ khác nhau và việc phân bố kho lạnh cũng sẽ khác nhau ở mỗi địa phương làm ảnh hưởng đến việc sử dụng kho lạnh
Bảng 2.3: Quy mô doanh nghiệp
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
2 Ở câu hỏi thứ ba: “Câu 3: Quy mô doanh nghiệp của ông (bà) là?” thông tin từ số liệu phân tích cho thấy các doanh nghiệp các doanh nghiệp có quy mô vừa và quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao như nhau là 36,1% tương đương với 26 trên 72 lựa chọn; bên cạnh đấy thì doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ thì chiếm tỷ lệ ít hơn có 20 trên 72 lựa chọn (27,8%) Nhận thấy tại những khu vực mà nhóm khảo sát thì các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao hơn so với doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ Điều này có thể giải thích là ở những thành phố lớn, những nơi đông đúc dân cư thì có nhu cầu nông sản lớn vì vậy nơi đây những doanh nghiệp có quy mô vừa và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ lớn hơn Sự khác biệt trong quy mô giữa các doanh nghiệp SMEs phản ánh khả năng tài chính, nhu cầu bảo quản, quy mô sản xuất và phân phối qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp
2.2.1.4 Doanh nghiệp có sử dụng kho lạnh không ?
Bảng 2.4: Doanh nghiệp có sử dụng kho lạnh không?
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Total 72 100.0 100.0 Ở câu hỏi số 4: “Doanh nghiệp của ông (bà) có sử dụng kho lạnh để bảo quản nông sản không?”, trong 72 phiếu trả lời thu được có đến 39 phiếu cho câu trả lời là không (tương ứng 54.2%) Như vậy, đa số các doanh nghiệp SME kinh doanh nông sản đều không sử dụng.
Nhóm đã có những câu hỏi riêng để biết được lý do các doanh nghiệp này không sử dụng ở câu hỏi: “Lý do doanh nghiệp ông (bà) không sử dụng kho lạnh?” với các lựa chọn sẵn là: Nguồn cung kho lạnh không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, Thời gian tiêu thụ nông sản ngắn nên không cần sử dụng kho lạnh, Loại nông sản doanh nghiệp kinh doanh không cần sử dụng đến kho lạnh, Chi phí sử dụng kho lạnh quá cao, Mục khác (có thể chọn nhiều đáp án)
2.2.2 Kết quả mô tả doanh nghiệp không sử dụng kho lạnh
Bảng 2.5: Lí do doanh nghiệp không sử dụng kho lạnh
Thời gian tiêu thụ nông sản ngắn nên không cần sử dụng kho lạnh 25 36.8%
Chi phí sử dụng kho lạnh quá cao 19 27.9%
Loại nông sản doanh nghiệp kinh doanh không cần sử dụng đến kho lạnh 21 30.9%
Nguồn cung kho lạnh không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng 3 4.4%
Theo số liệu thống kê thì lý do phổ biến nhất là: Thời gian tiêu thụ nông sản ngắn nên không cần sử dụng kho lạnh Như đã trình bày ở trên, đa số các doanh nghiệp được khảo sát kinh doanh chủ yếu trái cây, thịt, chè, gạo, trứng… Đây là những mặt hàng mà trong chuỗi cung ứng, chúng nằm ở vị trí tương đối gần với điểm cuối là người tiêu dùng Với tuổi thọ sản phẩm không dài, thời gian đảm bảo sản phẩm tươi ngắn, các mặt hàng này khi được bán bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có số lượng ít các trung gian phân phối, thường chỉ từ nông dân sang các thương lái, bán buôn là đến các doanh nghiệp bán lẻ và đến tay người tiêu dùng Với xu thế tối ưu hóa thời gian vận chuyển và dự trữ và người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tươi, mới, dài hạn thì thời gian tiêu thụ của sản phẩm ngắn là xu thế tất yếu Nên tất nhiên việc không sử dụng kho lạnh là không cần thiết và dễ hiểu
Với lý do: Loại nông sản doanh nghiệp kinh doanh không cần sử dụng đến kho lạnh, đây là lý do lớn thứ hai khiến việc không sử dụng được lựa chọn phổ biến (30.9% tương ứng 21 trên 68 lựa chọn) Mỗi loại nông sản sẽ có những phương pháp bảo quản thích hợp khác nhau Ngoài kho lạnh còn có các biện pháp khác như: Phương pháp bảo quản kín giúp các loại nông sản được giữ ở trạng thái tránh tiếp xúc với oxy tối đa, phương pháp hút khí Ethylene làm tăng thời gian bảo quản nông sản, Bảo quản bằng túi kháng khuẩn giúp tăng thời gian bảo quản đến hơn 3 lần mà không làm thay đổi màu
4 sắc cũng như hương vị nông sản, Bảo quản bằng dung dịch nano bạc loại bỏ các loại khuẩn, nấm hại, sâu bệnh và tăng thời gian bảo quản Trong khi đó, Bảo quản nông sản bằng phương pháp lạnh tuy hiệu quả nhưng lại có một nhược điểm là màu sắc và hương vị dễ bị ảnh hưởng, mất đi sự tự nhiên bởi nhiệt độ Nông sản dễ bị mềm thâm và dễ hư hỏng làm thay đổi một số đặc tính của sản phẩm Đặc biệt, khi rã đông, đá thường bị chảy nước làm mất nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật có thể dễ dàng xâm nhập Như vậy không phải loại hình nông sản nào cũng có thể sử dụng phương pháp này Bên cạnh đó, mỗi loại nông sản nông sản sẽ có yêu cầu nhiệt độ bảo quản khác nhau
Lý do có tỷ lệ % cao thứ 3 là: Chi phí sử dụng kho lạnh quá cao (chiếm 27.9% tương ứng 21 trên 68 lựa chọn) Trong đó 20 doanh nghiệp có lựa chọn lý do này là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chỉ có 1 doanh nghiệp quy mô vừa Các doanh nghiệp được coi là siêu nhỏ và nhỏ khi đáp ứng điều kiện có tổng doanh thu hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ, 50 tỷ đồng tương ứng Trong khi, việc sử dụng kho lạnh sẽ làm tăng chi phí Như vậy việc sử dụng kho lạnh là không thể trang trải với họ
Lý do cuối cùng: Nguồn cung kho lạnh không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (cung nhỏ hơn cầu) (chỉ 4.4% tương ứng 3 trên 68 lựa chọn) Tuy nhiên, cũng liên quan đến vấn đề cung cầu kho lạnh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lại cho rằng: “tiềm năng phát triển của thị trường này vẫn còn nhiều khi cung chưa đủ cầu, khi kho lạnh nhìn chung tập trung thành cụm, hầu hết trong các khu công nghiệp hoặc trong các cảng sông, cảng biển.” Theo khảo sát, 3 doanh nghiệp lựa chọn doanh nghiệp này có 2 doanh nghiệp đến từ Hải Dương, 1 doanh nghiệp đến từ Thái Nguyên Đặc biệt, với 3 doanh nghiệp này đây không phải lý do duy nhất khiến họ quyết định không sử dụng kho lạnh mà còn đến từ 3 nguyên nhân trên xen lẫn Như vậy kết quả khảo sát không có sự mâu thuẫn mà còn có sự trùng khớp với kết luận trên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Bởi, Hải Dương và Thái Nguyên không có cảng sông, cảng biển và số lượng các khu và cụm công nghiệp lớn ít hơn tại Hà Nội, Hải Phòng,…- những thành phố có hoạt động Logistics phát triển hơn Việc phân bố kho lạnh không đồng đều có thể gây ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu Do vậy, việc các doanh nghiệp này không sử dụng kho lạnh vì lý do nguồn cung không đủ là hoàn toàn có cơ sở
Bảng 2.6: Nhu cầu doanh nghiệp sử dụng kho lạnh trong tương lai
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Trong 39 doanh nghiệp không sử dụng kho lạnh, có đến 64,1% tương ứng 25 trên
39 doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng trong tương lai Trong khi đó, 14 doanh nghiệp lựa chọn có nhu cầu sử dụng trong tương lai thì có đến 11 doanh nghiệp không sử dụng ở thời điểm hiện tại vì lý do chi phí sử dụng kho lạnh quá cao Như vậy 11 doanh nghiệp này đều mong muốn sử dụng kho lạnh tuy nhiên vì yếu tố chi phí không hợp lý khiến họ không thể sử dụng Trong tương lai, nếu có những giải pháp giúp chi phí sử dụng giảm thì họ sẽ cân nhắc lựa chọn
2.2.3 Kết quả mô tả doanh nghiệp có sử dụng kho lạnh
Những doanh nghiệp sử dụng kho lạnh chỉ chiếm 45,8% tương đương với 33/72 doanh nghiệp tham gia khảo sát Đối với các doanh nghiệp có sử dụng kho lạnh, nhóm nghiên cứu đã đưa ra hai câu hỏi chung trước khi đi vào phần câu hỏi cụ thể Điều này giúp nhóm đánh giá khái quát được mức độ sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp, phản ánh xu hướng hiện tại trong ngành nông sản và dự báo những xu hướng tương lai Việc đưa ra những câu hỏi chung trong nghiên cứu không chỉ giúp thu thập thông tin cần thiết mà còn hỗ trợ trong việc phân tích sâu sắc, từ đó đưa ra những khuyến nghị và hướng dẫn hữu ích cho các doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản trong việc sử dụng và tối ưu hóa kho lạnh
Bảng 2.7: Mức độ doanh nghiệp thuê ngoài kho lạnh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Hoàn toàn không thuê ngoài 13 39.4 39.4 39.4
Total 33 100.0 100.0 Ở câu hỏi thứ nhất “Mức độ thuê ngoài kho lạnh của doanh nghiệp?” theo kết quả phân tích lựa chọn hoàn toàn không thuê ngoài và thuê ngoài một phần đều có 13 trên 33 doanh nghiệp (39,4%) ; còn doanh nghiệp hoàn toàn thuê ngoài chiếm tỷ lệ thấp hơn hẳn là 21,2% tương đương với 7 trên 13 doanh nghiệp Kết quả trên hoàn toàn phù hợp vì đối tượng nghiên cứu ở đây là các doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản đây là các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ Đối với các doanh nghiệp này thì thời gian tiêu thụ nông sản của một số mặt hàng nông sản ngắn nên họ trực tiếp phân phối luôn, còn lại một vài mặt hàng như trái cây hay thịt … họ có thể thuê ngoài một phần để bảo quản chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó thì chi phí thuê kho lạnh cũng tốn kém đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, theo Báo cáo thị trường của Savills Việt Nam, mức giá cho thuê kho lạnh sẽ giao động từ 420.000đ – 550.000đ/m3/tháng; còn giá cho thuê kho mát sẽ rẻ hơn, từ 220.000đ – 280.000đ/m3/tháng như vậy nếu quy mô sản xuất không đủ lớn, việc thuê ngoài có thể không phải là lựa chọn kinh tế
Bảng 2.8: % nông sản doanh nghiệp bảo quản bằng kho lạnh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Câu hỏi thứ 2 “ % nông sản doanh nghiệp bảo quản bằng kho lạnh?” theo thứ tự lần lượt thì >25% đến 50% chiếm tỷ lệ lớn nhất 17 trên 33 lựa chọn, tiếp đến là >50 đến 75% chiếm 10/33 lựa chọn và cuối cùng là từ >= 0 đến 25% và >75% chiếm tỷ lệ thấp nhất đều là 3/33 lựa chọn Có thể thấy một sự phân bố đều đặn với đa dạng trong quy
Đánh giá thực trạng sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp SMEs
Nhìn chung, kho lạnh tại thị trường miền Bắc đang có nền tảng ban đầu khá thuận lợi nhưng vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục kịp thời để phát triển Về loại hình nông sản, kho lạnh nhìn chung đáp ứng nhu cầu bảo quản đa dạng các loại hình nông sản khác nhau Tuy nhiên, năng lực bảo quản chưa cao và đồng nhất, chưa có những ứng dụng nhằm cung ứng điều kiện bảo quản phù hợp với từng loại nông sản Về hình thức bảo quản, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều hình thức bảo quản khác nhau phù hợp với mỗi loại nông sản chứ không sử dụng hoàn toàn duy nhất hình thức bảo quản bằng kho lạnh Bên cạnh đó họ đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc lựa chọn kho lạnh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Về phân bố, kho lạnh chủ yếu tập trung tại các khu/ cụm công nghiệp, các cảng sông, biển, hàng không… nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… Ngoài các khu vực này, kho lạnh vẫn phân bố lẻ tẻ, rải rác, mang tính tự phát nên chưa đem lại hiệu suất sử dụng cao và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Về giá, chi phí trung bình sử dụng kho lạnh hiện nay khá cao, đi đôi với chi phí cao thì mức độ vận hành và chất lượng bảo quản nông sản cũng được nâng cao Tuy nhiên khi chi phí bảo quản nông sản tăng lên, giá thành của sản phẩm cuối cùng cũng tăng theo Việc này làm giảm mức độ cạnh tranh của sản phẩm Vì vậy doanh nghiệp nên cân nhắc một cách thận trọng trong việc đưa ra quyết định thuê ngoài hay tự xây dựng, vận hành.
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHO LẠNH NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM
Dự báo xu hướng phát triển của kho lạnh bảo quản nông sản trong thời gian tới
Logistics đang là lĩnh vực dành được sự chú ý lớn không chỉ từ các doanh nghiệp mà còn từ Nhà nước Gần đây nhất là Dự Thảo chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó kho lạnh là bài toán quan trọng góp phần phát triển ngành kinh tế này Nhất là với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản Với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa, thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ, chắc chắn sẽ có những hướng phát triển khác và nhanh chóng cho thị trường kho lạnh trong nước
Về phân bố, với sự bùng nổ của thương mại điện tử đến khắp mọi miền Tổ Quốc và các công ty đa quốc gia tiếp tục tìm hiểu cơ hội mở rộng dịch vụ kho lạnh tại Việt Nam, thị trường kho lạnh hứa hẹn sẽ rất khởi sắc Mật độ kho lạnh sẽ tăng cao khi nhu cầu ngày càng tăng và địa bàn phân bố sẽ đa dạng hơn rất nhiều kể cả tại nông thôn hay ngoài các khu công nghiệp Ngoài ra, những tiến bộ trong lĩnh vực tự động hóa, robot và hiệu quả năng lượng có thể nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động của các cơ sở kho lạnh Hai lý do này có thể giúp giảm chi phí vận hành và sử dụng Từ đó, yếu tố giá thành sẽ không còn là trở ngại với một số doanh nghiệp SMEs Ngoài ra, các chính sách của nhà nước cùng với sự phát triển của kinh tế chia sẻ sẽ giúp cho sự phân bố kho lạnh được đồng bộ và hợp lý hơn Công nghệ bảo quản được nâng cao sẽ kéo theo chất lượng và loại hình nông sản sẽ được bảo đảm Các doanh nghiệp có thể yên tâm và dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định sử dụng kho lạnh Từ đó nhu cầu ngày càng tăng và thị trường kho lạnh sẽ ngày càng phát triển hơn nữa Tuy nhiên với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cùng với những biến động về kinh tế, chính trị hay nhu cầu khắt khe và sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường, các doanh nghiệp vận hành kho lạnh sẽ gặp nhiều khó khăn Các ngành hàng luôn phát triển và đa dạng mặt hàng đòi hỏi nhà cung ứng dịch vụ kho lạnh phải không ngừng đổi mới và cải tiến quy trình cũng như công nghệ để đảm bảo chất lượng hàng hóa và phải có những biện pháp kịp thời trước những rủi ro luôn luôn có thể xảy ra
Kiến nghị, giải pháp
3.2.1 Khu vực miền Bắc Đối với tình hình hiện tại của kho lạnh tại thị trường miền Bắc, việc đầu tiên cần được kiến nghị là tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực bảo quản Điều này có thể đạt được thông qua việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ trong các kho lạnh hiện có, cũng như đẩy mạnh việc xây dựng thêm các kho lạnh mới Việc này sẽ giúp tăng khả năng tiếp nhận và bảo quản nông sản một cách hiệu quả, từ đó giảm tổn thất và nâng cao chất lượng sản phẩm
Về mặt đa dạng nông sản, kiến nghị được đưa ra là cần tạo ra các giải pháp đặc biệt cho từng loại hình nông sản để tối ưu hóa quá trình bảo quản Cụ thể, cần nghiên cứu và áp dụng các phương pháp bảo quản phù hợp với từng loại nông sản như rau củ, trái cây, thủy hải sản, và đặc biệt là các sản phẩm có tính chất dễ hỏng Để tăng cường hình thức bảo quản nông sản, nhóm nghiên cứu đề xuất các chính phủ, cơ quan địa phương hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng các phương pháp mới, hiệu quả hơn Bằng các giải pháp về chế phẩm sinh học, khí, bao bì, nhiệt độ, độ ẩm, các phương pháp đóng gói và vận chuyển tiên tiến, nông sản giữ được sự tươi ngon và đảm bảo chất lượng ngay sau khi thu hoạch Để giải quyết vấn đề phân bố không đồng đều của kho lạnh, cần tăng cường hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp và chính quyền địa phương để xây dựng một mạng lưới kho lạnh rộng khắp miền Bắc Bằng cách này, nông sản có thể được bảo quản ngay tại điểm sản xuất, giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, cũng như tăng tính cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm
Cuối cùng, để giải quyết vấn đề về giá cả, cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ và điều chỉnh để đảm bảo rằng việc sử dụng kho lạnh là một giải pháp kinh tế hợp lý cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng Các biện pháp như giảm thuế hoặc cung cấp các khoản vay ưu đãi có thể được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các kho lạnh và làm giảm áp lực về giá cho sản phẩm nông nghiệp Để giảm giá cả và làm cho dịch vụ kho lạnh trở nên phổ biến hơn, chúng tôi khuyến khích các tổ chức và doanh nghiệp liên kết hợp tác để chia sẻ cơ sở kho lạnh và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực
Từ những kiến nghị dựa trên thực trạng sử dụng kho lạnh tại khu vực miền Bắc, nhóm đưa ra những khuyến nghị và giải pháp đối với hoạt động kho lạnh trong bảo quản nông sản của Việt Nam Đầu tư và phát triển hệ thống kho lạnh là một bước quan trọng để đảm bảo đủ công suất và chất lượng để bảo quản nông sản một cách tốt nhất Khi sử dụng kho lạnh để bảo quản nông sản, cần đảm bảo rằng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm được tuân thủ đầy đủ Điều này bao gồm việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, và các yếu tố khác để đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng và an toàn cho người tiêu dùng Để làm được điều này cần đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kho lạnh với công suất phù hợp với sản lượng nông sản; sử dụng thiết bị làm lạnh tiên tiến để kiểm soát chính xác nhiệt độ và độ ẩm trong kho lạnh; sử dụng Công nghệ Internet of Things (IoT) để giám sát từ xa và thu thập dữ liệu tích hợp với trí tuệ nhân tạo để dự đoán và ngăn chặn sự cố có thể xảy ra Bên cạnh đó cần đào tạo và nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về quy trình và kỹ thuật bảo quản nông sản trong kho lạnh Điều này giúp tăng cường hiểu biết về việc sử dụng kho lạnh và đảm bảo việc áp dụng đúng quy trình và quy định
Tăng cường chuỗi cung ứng lạnh, cần xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng lạnh từ nông trại tới người tiêu dùng Xây dựng mô hình hợp tác giữa nông dân, doanh nghiệp chế biến, nhà bán lẻ và công ty vận chuyển để tạo ra chuỗi cung ứng liên kết, thiết lập các mối quan hệ đối tác dài hạn để tăng tính ổn định trong chuỗi cung ứng Tăng cường chia sẻ thông tin từ nông trại tới người tiêu dùng về nguồn gốc, quy trình sản xuất, và các tiêu chuẩn chất lượng Sử dụng công nghệ để theo dõi và chia sẻ thông tin từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên liên quan như nông dân, doanh nghiệp chế biến, và công ty cung cấp dịch vụ logistics Việc tạo ra một chuỗi cung ứng lạnh liên kết sẽ giúp nâng cao giá trị nông sản và giảm tổn thất sau thu hoạch
Cuối cùng, cần tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu mới cho nông sản Để nông sản có thể xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm của cả nước sản xuất và thị trường xuất khẩu Điều này bao gồm cả việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, đóng gói, và vận chuyển Xác định các chứng nhận cần thiết để sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của thị trường đích, những chứng nhận như HACCP, ISO, Global GAP có thể giúp tăng cường uy tín và tin cậy của sản phẩm Tối ưu hóa các phương pháp lưu trữ và vận chuyển để đảm bảo nông sản không bị hỏng hóc Việc mở rộng thị trường xuất khẩu giúp giảm áp lực và tăng cường khả năng tiêu thụ nông sản
3.3 Một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Một là, số lượng doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản tham gia vào quá trình khảo sát thấp, có 72 doanh nghiệp tham gia khảo sát và chỉ có 33/72 doanh nghiệp sử dụng kho lạnh Hạn chế này làm giảm tính đại diện cho toàn bộ nhóm các doanh nghiệp SMEs kinh doanh nông sản ở miền Bắc Kết quả nghiên cứu có thể không phản ánh chính xác, khách quan và toàn diện thực trạng sử dụng kho lạnh của tất cả các doanh nghiệp trong khu vực.
Hai là, các doanh nghiệp được khảo sát thường là các doanh nghiệp ở trung tâm thành phố, ở các thành phố lớn như Hà Nội hay các tỉnh/thành phố nằm ở đồng bằng sông Hồng như: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình… Như vậy, có nhiều tỉnh thành chưa được khảo sát Điều này gây ra sự thiên lệch trong mẫu nghiên cứu, vì các doanh nghiệp nằm ở các khu vực nông thôn hoặc ít phát triển hơn có thể có những thách thức và cơ hội khác biệt trong việc sử dụng kho lạnh mà nghiên cứu hiện tại chưa khám phá.
Ba là, nhóm nghiên cứu mới tập chung và đi sâu vào 4 khía cạnh chính ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp là: loại hình nông sản, hình thức bảo quản, phân bố, chi phí Đề tài có thể chưa khám phá đủ các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kho lạnh như công nghệ, hoạt động quản lý hoặc tác động của việc sử dụng kho lạnh đến hiệu quả kinh doanh và bảo quản sản phẩm.
Các hạn chế của nghiên cứu hiện tại có thể trở thành cơ hội để mở rộng và sâu sắc hơn trong các nghiên cứu tiếp theo, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về thực trạng và tiềm năng sử dụng kho lạnh trong ngành kinh doanh nông sản ở miền Bắc Từ những hạn chế trên, nhóm nghiên cứu đề xuất mở rộng quy mô khảo sát, tăng số lượng doanh nghiệp được khảo sát, bao gồm cả những doanh nghiệp ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng sử dụng kho lạnh ở miền Bắc Nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp SMEs không chỉ giới hạn ở chi phí, công nghệ sử dụng, quản lý kho lạnh và tác động của việc sử dụng kho lạnh đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh Ngoài ra, cần nghiên cứu tác động kinh tế - xã hội của việc sử dụng kho lạnh đối với các doanh nghiệp SMEs góp phần giảm thiểu lãng phí nông sản.
Như vậy, sự ảnh hưởng của việc áp dụng kho lạnh đến việc bảo quản nông sản là rất lớn Qua việc phân tích, đánh giá các dữ liệu thu thập được, kết hợp với những kiến thức đã học và tích lũy trong thời gian học tập tại trường, chúng em đã nghiên cứu và trình bày một số nội dung lý thuyết cũng như thực trạng sử dụng kho lạnh của các doanh nghiệp SME kinh doanh nông sản tại miền Bắc Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh nông sản và kho lạnh, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động kho lạnh nông sản Việc nghiên cứu này giúp cho doanh nghiệp SME kinh doanh nông sản tại miền Bắc có cái nhìn tổng quan về thực trạng và xu hướng bảo quản nông sản bằng kho lạnh Các doanh nghiệp cả nước nói chung và miền Bắc nói riêng cần hoàn thiện công tác nghiên cứu bảo quản nông sản để có chiến lược, mục tiêu phù hợp, hiệu quả nhằm thích ứng với những thay đổi của môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời định hướng phát triển để đạt được những mục tiêu không chỉ của riêng doanh nghiệp mà còn của Việt Nam
Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu có hạn, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu, nhóm em rất mong nhận được những ý kiến góp ý từ các thầy cô giảng viên Trường Đại học Thương mại và các anh chị trong ngành để bài nghiên cứu của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị đã giúp đỡ nhóm trả lời phiếu khảo sát và các thầy cô giáo, đặc biệt là PGS.TS An Thị Thanh Nhàn và ThS Nguyễn Khắc Huy, người đã trực tiếp hướng dẫn nhóm em để nhóm em có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu này
Em xin chân thành cảm ơn! i
1 Trần Thanh Hải (04/2021) Hỏi đáp về Logistics Việt Nam: Nhà Xuất Bản Công Thương
2 Trần Thị Thắm, Lê Mộng Thường, Lý Nghĩa, Nguyễn Đoan Trinh (29/10/2021) Khảo sát thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản (mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 57
3 Kho lạnh Quang Minh (2021) Tổng quan về kho lạnh Truy cập ngày 16/10/2023 tại: https://kholanhquangminh.com/tong-quan-ve-kho-lanh.html
4 Chu Khôi (11/12/2023) Gạo và rau quả: Hai “át chủ bài” xuất khẩu nông sản Tạp chí Kinh tế Việt Nam, 50–2023
5 Hà Văn (03/01/2024) Nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm, thặng dư thương mại kỷ lục Báo Chính phủ Việt Nam
6 Tổng cục Thống kê (03/01/2024) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm
2023 – Kết quả đạt được và khó khăn thách thức
7 Hồng Đạt (20/12/2023) Thị trường kho lạnh còn nhiều tiềm năng phát triển Thông tấn xã Việt Nam, Kinh tế
8 Nguyễn Linh (31/12/2023) Ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong 1 thập kỷ Báo điện tử Đầu tư, Đầu tư phát triển bền vững
9 Still (05/07/2023) Thị trường kho lạnh Việt Nam: Thực trạng, tiềm năng, và xu hướng phát triển Truy cập ngày 12/01/2024 tại: https://still-vn.com/thi-truong-kho- lanh-viet-nam-thuc-trang-tiem-nang-va-xu-huong-phat-trien/
Câu hỏi chung
Xin ông (bà) trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô bên dưới hoặc viết câu trả lời vào dòng kẻ
Câu 1: Doanh nghiệp của ông (bà) kinh doanh loại nông sản nào?
Câu 2: Doanh nghiệp của ông (bà) hoạt động trong khu vực nào?
Câu 3: Quy mô doanh nghiệp của ông (bà) là?
Câu 4: Doanh nghiệp ông (bà) có sử dụng kho lạnh để bảo quản nông sản không?
Câu hỏi doanh nghiệp (không) sử dụng kho lạnh
1 Câu hỏi doanh nghiệp không sử dụng kho lạnh
Câu 1: Lí do doanh nghiệp ông (bà) không sử dụng kho lạnh?
☐ Nguồn cung kho lạnh không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
☐ Thời gian tiêu thụ nông sản ngắn nên không cần sử dụng kho lạnh
☐ Loại nông sản doanh nghiệp kinh doanh không cần sử dụng đến kho lạnh
☐ Chi phí sử dụng kho lạnh quá cao
Câu 2: Doanh nghiệp ông (bà) có nhu cầu sử dụng kho lạnh trong tương lai không?
2 Câu hỏi doanh nghiệp sử dụng kho lạnh
Câu 1: Mức độ thuê ngoài kho lạnh của doanh nghiệp?
☐ Hoàn toàn không thuê ngoài
Câu 2: % nông sản doanh nghiệp bảo quản bằng kho lạnh?
Câu hỏi cụ thể
Quý ông (bà) đánh giá như thế nào về thực trạng sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản hiện nay
Mong ông (bà) sẽ trả lời những câu hỏi dưới đây một cách chân thực nhất Xin cảm ơn ông (bà) đã giúp đỡ nhóm thực hiện khảo sát
Về mức độ đánh giá là:
Loại nông sản doanh nghiệp tôi kinh doanh ảnh hưởng đến việc lựa chọn kho lạnh của tôi
Các kho lạnh đã được tổ chức phù hợp cho đa dạng loại hình nông sản
Tôi rất quan tâm đến chất lượng nông sản sau khi đưa vào kho lạnh
Tôi yêu cầu kho lạnh phải có nghiên cứu từng loại nông sản để có điều kiện bảo quản phù hợp với từng loại
Các kho lạnh trong hiện nay đáp ứng tốt cho chất v i lượng từng loại nông sản
Tuỳ vào từng loại mặt hàng nông sản tôi sẽ lựa chọn các hình thức bảo quản lạnh khác nhau
Việc lựa chọn hình thức bảo quản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
Tôi có nhu cầu sử dụng các hình thức bảo quản khác ngoài kho lạnh
Tôi có những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc lựa chọn hình thức bảo quản
Tôi thường ưu tiên lựa chọn kho lạnh có khoảng cách gần hơn v ii
Trong khu vực kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều kho lạnh, đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp
Các kho lạnh trong khu vực xung quanh chưa có sự phân bố đồng bộ, hợp lý
Sự phân bố kho lạnh hiện nay đảm bảo tốt cho chất lượng nông sản khi đưa vào tiêu thụ
Các nhà cung cấp dịch vụ kho lạnh dễ tìm kiếm
Chi phí có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng kho lạnh của doanh nghiệp
Chi phí trung bình sử dụng kho lạnh hiện nay thường cao v iii
Các kho lạnh vận hành tốt sẽ có chi phí cao
Chi phí kho lạnh có ảnh hưởng đến giá thành nông sản
Xin chân thành cảm ơn những câu trả lời của ông (bà)! Kính chúc ông (bà) thật nhiều sức khỏe và thành công! i x
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU Loại nông sản doanh nghiệp kinh doanh
Nông sản doanh nghiệp kinh doanh
Khu vực doanh nghiệp kinh doanh
Khu vực doanh nghiệp kinh doanh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Doanh nghiệp có sử dụng kho lạnh để bảo quản nông sản không ?
Doanh nghiệp sử dụng kho lạnh để bảo quản nông sản
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Lí do doanh nghiệp sử dụng kho lạnh
Lí do doanh nghiệp sử dụng kho lạnh
Lí do doanh nghiệp không dùng kho lạnh
Thời gian tiêu thụ nông sản ngắn nên không cần sử dụng kho lạnh 25 36.8% 64.1%
Chi phí sử dụng kho lạnh quá cao 19 27.9% 48.7%
Loại nông sản doanh nghiệp kinh doanh không cần sử dụng đến kho lạnh 21 30.9% 53.8%
Nguồn cung kho lạnh không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng 3 4.4% 7.7%
Nhu cầu doanh nghiệp sử dụng kho lạnh trong tương lai
Nhu cầu sử dụng kho lạnh trong tương lai
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Mức độ thuê ngoài kho lạnh của doanh nghiệp hiện có sử dụng kho lạnh
Mức độ thuê ngoài kho lạnh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Hoàn toàn không thuê ngoài 13 39.4 39.4 39.4
% nông sản doanh nghiệp bảo quản bằng kho lạnh
% nông sản bảo quản bằng kho lạnh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ TRUNG BÌNH MẪU
Deviation Loại nông sản doanh nghiệp tôi kinh doanh ảnh hưởng đến việc lựa chọn kho lạnh của tôi 33 3 5 4.42 614
Các kho lạnh đã được tổ chức phù hợp cho đa dạng loại hình nông sản 33 2 5 3.70 1.045
Tôi rất quan tâm đến chất lượng nông sản sau khi đưa vào kho lạnh 33 3 5 4.61 659
Tôi yêu cầu kho lạnh phải có nghiên cứu từng loại nông sản để có điều kiện bảo quản phù hợp với từng loại 33 3 5 4.36 653
Các kho lạnh hiện nay đáp ứng tốt cho chất lượng từng loại nông sản 33 2 5 3.52 795
Hình thức bảo quản
Deviation Tuỳ vào từng loại mặt hàng nông sản tôi sẽ lựa chọn các hình thức bảo quản lạnh khác nhau 33 2 5 4.45 754
Tôi có nhu cầu sử dụng các hình thức bảo quản khác ngoài kho lạnh 33 1 5 3.52 1.278
Việc lựa chọn hình thức bảo quản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm 33 3 5 4.33 777
Tôi có những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc lựa chọn hình thức bảo quản 33 3 5 4.06 704
Deviation Tôi thường ưu tiên lựa chọn kho lạnh có khoảng cách gần hơn 33 2 5 4.30 918 Trong khu vực kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều kho lạnh, đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp 33 2 5 3.39 827
Các kho lạnh trong khu vực xung quanh chưa có sự phân bố đồng bộ, hợp lý 33 2 5 3.39 864
Sự phân bố kho lạnh hiện nay đảm bảo tốt cho chất lượng nông sản khi đưa vào tiêu thụ 33 2 5 3.42 867
Các nhà cung cấp dịch vụ kho lạnh dễ tìm kiếm 33 2 5 3.70 1.185