1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của việt nam sang thị trường hoa kỳ

118 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Xuất Khẩu Trái Cây Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ
Tác giả Võ Thị Hà Linh, Bùi Thị Trà My, Nguyễn Thanh Nga, Bùi Thu Ngân, Dương Thị Bích Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Vi Lê
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (14)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (15)
      • 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước (15)
      • 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài (16)
      • 1.2.3. Kết luận và khoảng trống nghiên cứu (18)
    • 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (19)
      • 1.3.1. Mục tiêu chung (19)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (19)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (19)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (19)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (20)
      • 1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (21)
    • 1.6. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU (21)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU TRÁI CÂY (22)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG TRÁI CÂY (22)
      • 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm mặt hàng trái cây (22)
      • 2.1.2. Phân loại trái cây (22)
    • 2.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU (23)
      • 2.2.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu (23)
      • 2.2.2. Hình thức xuất khẩu (24)
      • 2.2.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế (25)
    • 2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TRÁI CÂY (27)
      • 2.3.1. Đặc điểm thị trường xuất khẩu (27)
      • 2.3.2. Rào cản thương mại (28)
      • 2.3.3. Tính ổn định của mặt hàng xuất khẩu (29)
      • 2.3.4. Hoạt động vận chuyển và bảo quản trái cây (0)
    • 2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TRÁI CÂY (32)
      • 2.4.1. Chủ quan (32)
      • 2.4.2. Khách quan (34)
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (39)
    • 3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRÁI CÂY (39)
      • 3.1.1. Quy mô thị trường trái cây (39)
      • 3.1.2. Quy định của Hoa Kỳ với mặt hàng trái cây Việt Nam (45)
    • 3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (49)
      • 3.2.1. Các phương thức và quy trình xuất khẩu (49)
      • 3.2.2. Năng lực sản xuất, cung ứng của Việt Nam (54)
      • 3.2.3. Kim ngạch xuất khẩu (61)
    • 3.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT (68)
      • 3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu (68)
      • 3.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (73)
    • 3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (74)
      • 3.4.1. Phân tích thống kê mô tả (74)
      • 3.4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo (79)
      • 3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá (84)
      • 3.4.4. Phân tích tương quan (88)
      • 3.4.5. Phân tích hồi quy (91)
    • 3.5. KẾT LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH (93)
      • 3.5.1. Kết luận (93)
      • 3.5.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh (94)
  • CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ (95)
    • 4.1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NĂM 2030, TẦM NHÌN NĂM 2050 (95)
    • 4.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG HOA KỲ (96)
      • 4.2.1. Thành tựu (96)
      • 4.2.2. Hạn chế (97)
      • 4.2.3. Nguyên nhân (99)
    • 4.3. KIẾN NGHỊ (102)
      • 4.3.1. Đối với Nhà nước (102)
      • 4.3.2. Đối với doanh nghiệp (103)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (107)
  • PHỤ LỤC (111)

Nội dung

Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” nhằm tìm ra các yếu

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Với lợi thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cùng sự màu mỡ của đất đai, thổ nhưỡng tạo điều kiện cho nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ và nông sản cũng trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay Nông sản đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu với 5 nhóm hàng có kim ngạch đạt trên

2 tỷ USD năm 2022 là cà phê, cao su, gạo, rau quả, và hạt điều (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ NN&PTNT) Trong những năm trở lại đây, ngành nông sản Việt Nam nói chung và trái cây nói riêng liên tục đón nhận tín hiệu đáng mừng khi nhiều mặt hàng của nước ta như sầu riêng, vải thiều, thanh long, chuối, chôm chôm, bưởi, nhãn… đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường phát triển và có tiêu chuẩn cao trên thế giới Điều này tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu, mở ra một tương lai sáng và bền vững cho trái cây Việt Nam Theo Bộ NN&PTNT, diện tích cây ăn quả cả nước năm 2021 đạt khoảng 1,18 triệu héc ta (ha) và tổng sản lượng trái cây khoảng 12,6 triệu tấn/năm Trái cây Việt Nam đã được xuất khẩu đến 60 quốc gia, chiếm gần 1% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cấp 998 mã số vùng trồng các loại trái cây để xuất khẩu tới các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, New Zealand…

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc vốn được biết đến là thị trường tiêu thụ trái cây lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch Tuy nhiên, đến hết năm

2021, thị trường này mới chỉ cấp phép nhập khẩu chính ngạch cho 9 loại quả bao gồm xoài, thanh long, chuối, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít và măng cụt Hoạt động xuất khẩu cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan từ Trung Quốc như thay đổi tỷ giá hối đoái, yêu cầu an toàn thực phẩm, yêu cầu xuất xứ, thay đổi chính sách xuất nhập khẩu ở biên giới, gây ùn ứ tại cửa khẩu, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước Trước thực tế đó, việc tìm những lối đi mới cho trái cây Việt nam để giảm thiểu rủi ro và sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là điều cấp thiết hiện nay

Vậy đâu là cơ hội cho Việt Nam? Nhiều năm qua Việt Nam đã tích cực xây dựng và đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược với các nước trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ được đánh giá là đối tác chiến lược quan trọng Đặc biệt, vào tháng 9/2023, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, đây là một bước tiến quan trọng trong việc đẩy mạnh mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu trái cây Việt Nam vào thị trường tiềm năng nhưng khó tính này Hàng năm, Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn trái cây, tuy nhiên, nguồn cung nội địa chỉ mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước Do đó, nhu cầu về trái cây nhập khẩu của nước này là khá cao Tính đến hiện nay, Hoa Kỳ đã lần lượt cấp phép nhập khẩu cho 7 loại trái cây của Việt Nam bao gồm bưởi, xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa Sản lượng xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng tăng dần qua các năm

Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố Qua đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trái cây sang thị trường này.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam” của tác giả Ngô Thị Mỹ (2016) đã góp phần hệ thống hóa và bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam thông qua xây dựng khung phân tích Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng cùng với mô hình trọng lực, luận án đã tìm ra một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản nói chung, ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo và cà phê nói riêng của Việt Nam như: GDP, dân số, diện tích đất nông nghiệp, tỷ giá hối đoái, độ mở của nền kinh tế và các thành viên của WTO, APEC; trong đó diện tích đất nông nghiệp là nhân tố mới được bổ sung vào mô hình nghiên cứu Qua đó chỉ ra các nhân tố tác động tích cực (có lợi) và tiêu cực (bất lợi) đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm qua Trên cơ sở đó làm rõ những thành tựu và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Bài nghiên cứu “Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp” của tác giả Phạm Ngọc Ý (2019) được thực hiện nhằm xác định và đo lường những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại các tỉnh Nam Bộ và Lâm Đồng bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi cùng 10 nhà quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 186 nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả Phương pháp định lượng sử dụng công cụ phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, EFA, và hồi quy OLS để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu cho thấy kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả chịu tác động trực tiếp bởi 4 yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: đặc điểm ngành, cường độ cạnh tranh, sự khác biệt môi trường và rào cản xuất khẩu

Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada – áp dụng mô hình trọng lực” của tác giả Dương Thị Thanh Thái

(2019) đã chỉ ra thực trạng tiêu biểu của xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam giai đoạn 2001-2017 Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, tác giả chọn hướng tiếp cận bằng nghiên cứu định lượng ứng dụng mô hình trọng lực Trong đó phương pháp hồi quy với bộ dữ liệu bảng gồm 17 quốc gia đối tác nhập khẩu trái cây tươi lớn nhất của Việt Nam qua 17 năm giai đoạn 2001 - 2017, kết quả ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) cho thấy: GDP, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, tỷ giá có tác động cùng chiều; khoảng cách địa lý, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế có tác động nghịch chiều lên giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Canada

Bài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc của các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam” của Nguyễn

Tuấn Đạt và cộng sự được đăng trên tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 2022 Nghiên cứu này được thông qua khảo sát 400 đối tượng là các quản lý của các công ty xuất nhập khẩu nông sản thị trường Trung Quốc của các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam Phương pháp nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng đã chỉ ra các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, chiến lược marketing xuất khẩu, mối quan hệ kinh doanh, đặc điểm thị trường nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước, đặc điểm ngành có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giao thương nông sản sang thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Bài nghiên cứu “Nhận diện các yếu tố tác động đến xuất khẩu mặt hàng trái cây

Việt Nam sang thị trường EU” của TS Phạm Văn Kiệm (2023) đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây Việt Nam sang EU là: nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu trái cây; tác động của các định hướng, chiến lược và xu hướng chính sách, quy định liên quan; xu hướng cạnh tranh trên thị trường trái cây EU; nguồn cung ứng trái cây và năng lực cạnh tranh của trái cây Việt Nam; hiệp định EVFTA và các hoạt động hợp tác, giao thương và đầu tư trong lĩnh vực trái cây giữa Việt Nam và các thị trường EU Đặc biệt với những ưu đãi từ hiệp định EVFTA, trái cây Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về thuế so với trái cây Trung Quốc và Thái Lan

1.2.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Trong nghiên cứu “Analysis of U.S Demand for Fresh Fruit and Vegetable Imports”, Kilungu Nzaku và cộng sự (2010) đã nhận thấy việc quảng bá và nhận thức ngày càng tăng về chế độ ăn uống lành mạnh đã góp phần làm tăng nhu cầu về trái cây và rau quả tươi, khiến Hoa Kỳ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình LA/AIDS để nắm bắt được tác động của mùa vụ và chính sách thương mại đối với một số loại rau quả tươi nhập khẩu của Hoa Kỳ từ năm 1989 đến năm 2008 Kết quả cho thấy, việc áp dụng NAFTA đã làm tăng đáng kể tỷ trọng chi tiêu cho đu đủ, cà chua và ớt, nhưng nó ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ trọng ngân sách cho chuối và dứa Các hệ số cho thấy sự hiện diện của yếu tố mùa vụ đáng kể trong phân bổ ngân sách cho tất cả các mặt hàng Tuy nhiên, cần phải mô hình hóa thêm bản chất của tính thời vụ để nắm bắt chính xác hơn pha và biên độ của yếu tố này Hầu hết tỷ trọng nhập khẩu rau quả tươi đều phản ứng tích cực và đáng kể với thu nhập/chi tiêu thực tế, cho thấy thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố chính quyết định nhập khẩu rau quả tươi vào Hoa Kỳ Ngoài ra, giá hàng hóa trong nước cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỷ trọng ngân sách của trái cây và rau quả tươi nhập khẩu

Everett B Peterson và cộng sự (2017) đã sử dụng phương pháp định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian xuất khẩu rau quả tươi sang thị trường Hoa

Kỳ trong “Survival of the fittest: Export duration and failure into United States fresh fruit and vegetable markets” Nhóm tác giả chỉ ra rằng những thay đổi về giá hàng hóa của Hoa Kỳ và tổng sản phẩm quốc nội của nhà xuất khẩu có tác động lớn nhất, trong khi sự biến đổi trong sản xuất và kinh nghiệm của nhà xuất khẩu của Hoa Kỳ có tác động thấp nhất đến tỷ lệ rủi ro trong thời gian xuất khẩu Thêm vào đó, các thay đổi về giá hàng hóa của Hoa Kỳ và tổng sản phẩm quốc nội của nhà xuất khẩu có tác động lâu dài đến thời gian thương mại

Bài nghiên cứu “Analyses of the Potential Capabilities and Factors Affecting Vietnamese Fruit Exports” của tác giả T S Nguyen và B H Lee (2020) đăng trên Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, Đời sống và Môi trường của Hàn Quốc đã được phân tích thông qua chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ (RCA) kết hợp với mô hình trọng lực để xác định tiềm năng xuất khẩu và các yếu tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam Kết quả phương trình xuất khẩu chỉ ra rằng giá xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh, sự tham gia của Trung Quốc và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của nước nhập khẩu đã ảnh hưởng tích cực đến sản lượng trái cây xuất khẩu Khoảng cách và tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, giá trái cây xuất khẩu của Việt Nam, diện tích nông nghiệp bình quân đầu người và giá trị trái cây nhập khẩu vào Việt Nam đều ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng trái cây xuất khẩu Phân tích hồi quy lượng tử cho thấy thương mại trái cây Việt Nam phụ thuộc vào quy mô xuất khẩu Từ kết quả phân tích, nhóm tác giả đã đưa ra nhận định rằng có nhiều lợi thế để phát triển ngành trái cây Việt Nam và hạn chế chính đối với trái cây xuất khẩu của Việt Nam là yếu tố nội tại đến từ hoạt động sản xuất, tiếp thị thực tiễn và kiến thức về thương mại quốc tế

Theo kết quả thực nghiệm trong bài nghiên cứu “Factors affecting Turkey’s fresh fruit and vegetable exports: a gravity model analysis” của Yılmaz Onur ARI và

Ramazan SAYAR (2020), xuất khẩu rau quả của Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô kinh tế của các nước nhập khẩu trong khi bị ảnh hưởng tiêu cực bởi khoảng cách giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước này, do những khó khăn về điều kiện vận chuyển - phát sinh từ độ bền của rau quả, thay đổi thói quen dinh dưỡng, tăng chi phí bất lợi trong cạnh tranh, v.v Nghiên cứu cũng kết luận rằng việc là thành viên của EU ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu rau quả, do cạnh tranh cao ở các nước EU nên xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang các nước này cũng bị ảnh hưởng tiêu cực Trong khi có hơn 4% dân số theo đạo Hồi trong tổng dân số nước nhập khẩu là đã tác động tích cực đến xuất khẩu rau quả

Nghiên cứu “Determinants of Vietnam’s potential for agricultural export trade to Asia-Pacific economic cooperation (APEC) members” của Helian Xu, Do Trong

Nghia, Nguyen Hoang Nam (2023) đã xem xét các yếu tố quyết định xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang APEC và tìm hiệu liệu có tồn tại khoảng cách xuất khẩu giữa Việt Nam và từng đối tác thương mại của APEC trong giai đoạn 1998 – 2018 hay không bằng cách sử dụng mô hình lực hấp dẫn biên ngẫu nhiên Kết quả thực nghiệm khẳng định tính nhất quán của mô hình lực hấp dẫn đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam Những phát hiện mới hàm ý rằng Chính phủ nên tập trung thiết kế khung chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư nhiều hơn vào yếu tố công nghệ, đặc biệt đối với các thị trường lớn và có nhu cầu cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu nên tập trung vào một số điểm chính: Đầu tiên, tìm đối tác để mở rộng mạng lưới phân phối nông sản tại 4 thị trường lớn nhất; Thứ hai, chú ý cập nhật thông tin về yêu cầu kỹ thuật của Trung Quốc - thị trường nhập khẩu lớn nhất; Thứ ba, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm có tính cạnh tranh chiến lược, có khả năng xuất khẩu sang các thị trường mới đầy tiềm năng như Nga, Australia, Malaysia

1.2.3 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu

Thông qua tổng quan các nghiên cứu trong quá khứ, có thể nhận thấy rằng: Đề tài về xuất khẩu trái cây không còn quá mới lạ với các nhà nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu theo phương pháp định tính và định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng trái cây hoặc nông sản nói chung, ở các quốc gia khác nhau Nhưng do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại các quốc gia khác nhau nên các nhân tố và xu hướng tác động của các nhân tố cũng khác nhau

Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu định lượng đầy đủ nào nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây sang thị trường Hoa Kỳ và sử dụng phương pháp mô hình hóa để đánh giá cụ thể mức độ tác động của từng nhân tố, phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam Do đó, đề tài nghiên cứu của nhóm là hoàn toàn mới Trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, đề tài này của nhóm sẽ bổ sung thêm các yếu tố mới, cập nhật, phù hợp với đặc điểm thực tế hiện nay của ngành trái cây Việt Nam Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây và các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện nay Cuối cùng, kết hợp kết quả nghiên cứu định lượng và định tính để làm cơ sở đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây của Việt Nam trong thời gian tới.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2018 - 2023 Dựa vào kết quả đạt được, đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của trái cây Việt Nam trong thời gian tới

1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được hai mục tiêu lớn trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu trái cây của Việt Nam

Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2018 - 2023 và đánh giá yếu tố ảnh hưởng Từ đó rút ra kết luận về mối tương quan của các yếu tố này đối với giá trị xuất khẩu ngành hàng

Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ dựa trên các điều kiện thực tế tại Việt Nam

Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành thu thập dữ liệu về hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây của doanh nghiệp tại Việt Nam vào Hoa Kỳ

Phạm vi về thời gian: Thông tin liên quan đến các yếu tố được đề cập trong mô hình nghiên cứu được lấy trong giai đoạn năm 2018 - năm 2023

Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung phân tích các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu về hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong phạm vi 2018 - 2023 được thu thập từ 2 nguồn dữ liệu: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài này được thu thập từ một số nguồn:

- Trong các thư viện: sách, luận án, công trình nghiên cứu được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Thương mại, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

- Trong các cơ quan/tổ chức lưu trữ: các báo cáo thống kê của Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

- Trung tâm WTO – Hội nhập

- Bản đồ Thương mại của ITC (Trademap)

- FAOSTAT của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm (FAO)

- Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)

- Và một số nguồn dữ liệu thứ cấp có giá trị tham khảo khác

Phương pháp được sử dụng để thu thập các dữ liệu sơ cấp này là phương pháp điều tra bằng bảng khảo sát Đối tượng điều tra: Các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu trái cây sang thị trường Hoa Kỳ

Nội dung điều tra: Các thông tin chung về doanh nghiệp (quy mô, mặt hàng xuất khẩu, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp), các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng từ mức “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”

Xây dựng bảng khảo sát: Bảng khảo sát được xây dựng dựa trên tổng quan các nghiên cứu đã được công bố trước đây liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Chọn mẫu: Bài nghiên cứu xác định kích thước mẫu theo EFA Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là n = 5m (n là cỡ mẫu, m là số quan sát của các biến độc lập, m0, n0) Danh sách mẫu được thu thập từ danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” được Bộ Công thương công bố qua các năm,

“Thông tin xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ - mặt hàng rau quả” của Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương), danh sách hội viên Hiệp hội Rau quả Việt Nam và từ các mối quan hệ cá nhân khác của nhóm tác giả

Tiến hành điều tra: Phiếu điều tra được gửi tới các doanh nghiệp qua email Tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu, số phiếu thu hồi là 180 Sau khi kiểm tra và chọn lọc thì có 11 phiếu bị loại do điền thiếu thông tin Như vậy, điều tra bằng phiếu hỏi thu về 169 phiếu hợp lệ (đảm bảo điều kiện cỡ mẫu tối thiểu là 150)

1.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, thảo luận và phân tích nhằm lược khảo lý thuyết về các yếu tố tác động hoạt động xuất khẩu trái cây, đồng thời đánh giá thực trạng trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ Qua đó xác định và điều chỉnh các biến quan sát sao cho phù hợp Sau đó, khi có kết quả định lượng, tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22 để thống kê mô tả và phân tích dữ liệu Dữ liệu được phân tích chuyên sâu thông qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến.

KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU

Ngoài lời nói đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây

Chương 3: Phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Hoa Kỳ.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU TRÁI CÂY

TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG TRÁI CÂY

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm mặt hàng trái cây

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), trái cây được định nghĩa là các loại quả, hạt, hoặc một phần của cây ăn được, thường có hương vị ngọt và thường không cần chế biến

Một số đặc điểm của mặt hàng trái cây như sau:

Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: Đặc điểm về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước… tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng Điều kiện tự nhiên phù hợp sẽ giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của trái cây Ngược lại, điều kiện tự nhiên không phù hợp sẽ làm giảm cả năng suất và chất lượng trái cây

Từ đó ảnh hưởng đến giá cả và và khả năng cung ứng nguồn hàng

Tính đa dạng: Trái cây đa dạng về chủng loại và chất lượng Vì mỗi vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau nên trái cây cũng phát triển với những đặc điểm khác nhau hay từng vùng lại có điều kiện phù hợp để phát triển một loại trái cây riêng

Tính mùa vụ: Bởi cây trồng sinh trưởng và phát triển theo một quy luật nhất định nên quá trình gieo trồng, sản xuất, thu hoạch của các loại trái cây mang tính mùa vụ Chất lượng trái cây chịu sự biến động nhất định theo mùa Vào chính vụ thì sản lượng lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng tương đối đồng đều và giá thành rẻ Ngược lại, nếu trái vụ thì sản lượng ít, chất lượng không đều và giá thành cao hơn

Giàu dinh dưỡng: Trái cây là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người Chúng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nhiều bệnh tật Bổ sung trái cây vào chế độ ăn hàng ngày là cách đơn giản và hiệu quả để duy trì và cải thiện sức khỏe toàn diện cho con người

Theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành - Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS Code), trái cây được phân vào Chương 8

Bảng 2.1 Phân loại trái cây theo mã HS Chương 08: Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt và các loại dưa

0801 Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

0802 Quả hạch khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

0803 Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô

0804 Quả chà là, sung, và, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô

0805 Quả thuộc họ cam quýt, tươi hoặc khô

0806 Quả nho, tươi hoặc khô

0807 Các loại dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi

0808 Quả táo, lê và quả mộc qua, tươi

0809 Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai, tươi

0811 Quả và quả hạch, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất làm ngọt khác

0812 Quả và quả hạch, được bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphuro, ngâm nước muối, nước lưu huỳnh hoặc dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được

0813 Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các loại quả hạch hoặc quả khô thuộc Chương này

0814 Vô các loại quả thuộc họ cam quýt, hoặc các loại dưa (kể cả dưa hấu), tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối, nước lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch bảo quản khác

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

2.2.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu

Theo khoản 1, điều 28, Luật Thương mại (2005) quy định: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Xuất khẩu là một khái niệm xuất phát từ lĩnh vực trao đổi thương mại hàng hóa xuyên quốc gia Theo Belay Seyoum (2009), “xuất khẩu” có thể hiểu là việc “trao đổi hàng hóa với quốc gia khác có nhu cầu sử dụng nhằm mục đích kinh doanh sinh lời” Theo WTO (2011), “xuất khẩu” là hoạt động “bán hàng hóa cho một quốc gia khác”,

“hàng xuất khẩu được định giá theo giá trị giao dịch, bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm để đưa hàng hóa đến quốc gia khác”

Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài, đây không phải hoạt động bán hàng đơn lẻ mà là một hệ thống bán hàng có tổ chức, có sự giám sát, quản lý cấp nhà nước cả bên trong lẫn bên ngoài với mục đích khai thác được lợi thế của các quốc gia, góp phần phân công lao động quốc tế, thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ, phát triển kinh tế của các quốc gia

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên mua và bên bán trực tiếp thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên cùng tham gia ký kết hợp đồng mà không phải thông qua bên trung gian Ưu điểm của hình thức này chính là lợi nhuận thường cao hơn các hình thức khác do nhà xuất khẩu không phải chia sẻ lợi nhuận cho bên thứ ba Tuy nhiên, để tham gia xuất khẩu theo hình thức này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao

2.2.2.2 Xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu ủy thác)

Xuất khẩu gián tiếp là việc các doanh nghiệp trong nước cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nước ngoài Tuy nhiên vì một số lý do như không đủ điều kiện tài chính, chuyên môn nghiệp vụ, nên không thể trực tiếp xuất khẩu mà phải ủy thác cho bên trung gian Hai bên cần ký kết hợp đồng ủy thác và bên nhận ủy thác sẽ được hưởng một khoản hoa hồng gọi là phí ủy thác Trung gian sẽ là người kết nối giữa hai bên xuất - nhập khẩu và là người tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương Mục đích của trao đổi không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác lượng hàng hóa trao đổi của hai bên chênh lệch nhau thậm chí khá lớn Do đó, số lượng và kim ngạch có tương đương nhau không, không phải là điều cốt yếu duy nhất của phương thức này, hàm nghĩa bản chất của nó là: Không phải là mua đơn phương hay bán đơn phương mà là hai bên đều có bán có mua

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập vào thị trường nước ngoài, hàng hóa xuất khẩu không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu và giao hàng ngay tại lãnh thổ của nước xuất khẩu

Tại Việt Nam, tại Điều 86, khoản 1 trích trong Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm: a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công; b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam

2.2.2.5 Gia công hàng xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công là các doanh nghiệp trong nước sẽ sử dụng các tư liệu sản xuất như: máy móc, thiết bị, một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công là các doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công và hưởng thù lao

Trên thực tế, nghiệp vụ gia công hàng hóa xuất khẩu cũng là một biện pháp tăng thu nhập ngoại tệ nhưng so với buôn bán xuất khẩu thì nó vẫn xếp vào vị trí thứ yếu Chính vì vậy, hình thức gia công thường được áp dụng tại những quốc gia đang phát triển, chưa mạnh về công nghệ, kỹ thuật nhưng lại có nguồn lao động dồi dào

Theo Luật Thương mại 2005, tại Điều 29, khoản 1 quy định: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam

Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu bỏ ra Giao dịch này thu hút ba nước (giao dịch tam giác): nước xuất khẩu, nước tái xuất, nước nhập khẩu Bên tái xuất trả tiền cho bên xuất khẩu và thu tiền của bên nhập khẩu

Theo Luật Thương mại 2005, tại điều 30, khoản 1 quy định: Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và cũng không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam Hay nói một cách tổng quát, trong nghiệp vụ chuyển khẩu hàng hóa sẽ đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu

2.2.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế

Xuất khẩu là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, nhưng cũng là một phương tiện vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Thực tế đã chứng minh, hoạt động xuất khẩu là một mũi nhọn có ý nghĩa quyết định tới vận mệnh nền kinh tế đất nước với những vai trò to lớn:

2.2.3.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu phát triển mà bất kỳ quốc gia nào cũng hướng tới Để rút ngắn quá trình này đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến Nguồn vốn ngoại tệ của một quốc gia có thể đến từ: đầu tư nước ngoài, kinh doanh du lịch, nhận viện trợ nước ngoài, vay nợ nước ngoài hay xuất khẩu hàng hóa

ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TRÁI CÂY

Trong cơ cấu thị trường tiêu thụ mặt hàng trái cây trên toàn cầu, Châu Âu là thị trường tiêu thụ lớn nhất, tiếp đến là Châu Á và khu vực Bắc Mỹ Mỗi khu vực có những đặc điểm và xu hướng tiêu dùng các loại sản phẩm trái cây khác nhau

Châu Âu có khí hậu phong phú và đa dạng do ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, khí hậu biển và khí hậu lục địa, điều này tạo điều kiện cho nhiều loại trái cây ôn đới phát triển Ngoài ra, văn hóa cởi mở, thích trải nghiệm sản phẩm mới, chế độ ăn chú trọng vào dinh dưỡng đang ngày càng phát triển ở châu Âu cùng với thị trường có mức độ phát triển kinh tế nhanh, mức sống và thu nhập bình quân đầu người cao, người tiêu dùng có xu hướng muốn đa dạng hóa thực phẩm có lợi cho sức khỏe dẫn đến nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới có hương vị thơm ngon, đa dạng, giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe ngày càng tăng

Bắc Mỹ bao gồm Hoa Kỳ và Canada, là thị trường có sự đa dạng về sắc tộc, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, do đó cũng có sự đa dạng về nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây Không chỉ các sản phẩm trái cây ôn đới ở trong nội địa mà cả các loại trái cây nhiệt đới nhập khẩu bởi người ở các nước khác định cư ở đây, họ muốn tiêu dùng các sản phẩm trái cây, tinh hoa ẩm thực của quê hương mình

Châu Á là châu lục duy nhất trên thế giới có đầy đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới từ đó có sự đa dạng về các sản phẩm trái cây chủ yếu là trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới Cùng với đó là châu lục có văn hóa truyền thống phong phú, ưu tiên sự an toàn, ngại thay đổi, thói quen ăn uống với ẩm thực truyền thống thì xu hướng tiêu thụ các sản phẩm trái cây có nguồn gốc trong khu vực: bao gồm dừa, chuối, cam, xoài, sầu riêng

2.3.2 Rào cản thương mại Để xuất khẩu trái cây ra thị trường thế giới, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định kỹ thuật (tiêu chuẩn bắt buộc) do các tổ chức công xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng Các quy định này ở mỗi thị trường luôn phức tạp, thường khác nhau, phụ thuộc vào loại trái cây, nước nhập khẩu và nước xuất khẩu Một số quy định được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, trong khi một số khác do mỗi quốc gia Việc không tuân thủ các quy định này sẽ dẫn tới việc phải kiểm dịch hoặc bị nước nhập khẩu từ chối nhập khẩu Các rào cản kỹ thuật với trái cây nhập khẩu tập trung phần lớn vào các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm (biện pháp SPS) bên cạnh đó, cũng có một số quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc (biện pháp TBT) Trong đó, các biện pháp SPS gồm: yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất; kiểm dịch thực vật và đánh giá sự phù hợp Và các biện pháp TBT gồm: Quy định về dán nhãn và Tiêu chuẩn tiếp thị

Thêm vào đó, các nước thành viên WTO khi xuất khẩu trái cây phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật của Hiệp định SPS và Công ước quốc tế Bảo vệ thực vật

- IPPC; trong đó yêu cầu mặt hàng trái cây tươi phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan thẩm quyền cấp Ở các nước EU xây dựng bộ quy định đối với từng mặt hàng và họ có hệ thống kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu qua biên giới, các trường hợp vi phạm sẽ bị cảnh cáo và tùy mức độ để áp dụng trả về nơi xuất xứ, tiêu hủy hoặc tạm ngưng nhập khẩu

Thủ tục xuất khẩu trái cây hiện nay vô cùng phức tạp do phải thực hiện nhiều bước cũng như chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau Khâu cuối cùng cho sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan ở nước nhập khẩu Để thông qua Hải quan, nhà xuất khẩu phải điền những thông tin cần thiết vào mẫu tờ khai (thương mại, vận chuyển) và trả tất cả các khoản phí (thuế nhập khẩu, thuế và lệ phí khác) Do quá trình xử lý những mẫu đơn này có thể tiêu tốn thời gian, một số nước hiện nay đã đưa ra chương trình khai báo hải quan trước để tiết kiệm thời gian Việc không tuân thủ một số các quy định của nước nhập khẩu sẽ có thể là nguyên nhân từ chối sản phẩm

2.3.3 Tính ổn định của mặt hàng xuất khẩu

Giá cả và sản lượng của mặt hàng trái cây xuất khẩu tương đối biến động và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái cây xuất khẩu thành hai nhóm chính là:

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm chi phí sản xuất, chất lượng trái cây, mô hình kinh doanh và năng lực xuất khẩu Các nhân tố này thường do doanh nghiệp kiểm soát và quyết định dựa vào mục tiêu kinh doanh và khả năng của mình Chi phí sản xuất trái cây bao gồm chi phí cho đất đai, lao động, phân bón, máy móc và nước Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất có thể làm giảm chi phí, tăng sản lượng và giảm giá xuất khẩu Sự linh hoạt trong cách thức tổ chức và quản lý chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến xuất khẩu giúp doanh nghiệp thích ứng với biến động giá thị trường, ảnh hưởng đến chất lượng và giá bán của trái cây Trái cây có quy trình chăm sóc và bảo quản đúng đắn, kỹ thuật canh tác hiện đại và được kiểm soát chặt chẽ sẽ thu được sản lượng và chất lượng tốt hơn, từ đó bán được với giá cao hơn Khả năng của doanh nghiệp trong việc xây dựng và duy trì quan hệ với đối tác xuất khẩu, thực hiện thủ tục xuất khẩu và duyệt qua các rào cản thương mại sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và giá trái cây xuất khẩu

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các yếu tố về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chính sách pháp lý và điều kiện tự nhiên Các nhân tố này thường khách quan và không dễ dàng thay đổi được Doanh nghiệp phải nghiên cứu và phân tích các nhân tố này để xác định mức ảnh hưởng của chúng đến giá trái cây xuất khẩu Trong đó, điều kiện thời tiết đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất trái cây Đặc biệt là tại các nước đang phát triển, canh tác còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên thì các thay đổi đột ngột như hạn hán, lũ lụt, hoặc thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng trái cây, gây ra biến động lớn trong giá cả Mùa vụ thu hoạch thường tạo ra sự biến động lớn trong cung cấp trái cây Những loại trái cây vào mùa thì sản lượng cao, giá giảm do tăng cung và ngược lại, trái cây trái mùa thì sản lượng giảm, giá có thể tăng Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng, chính sách và pháp luật của nước nhập khẩu cũng là những yếu tố gây ra sự bất ổn định trong giá cả và sản lượng mặt hàng trái cây xuất khẩu

Nguồn cung của các loại trái cây trên thế giới đến từ nhiều quốc gia và khu vực khác nhau và biến động tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, và chính sách nông nghiệp của từng vùng Nhưng nhìn chung, một số quốc gia và khu vực nổi tiếng với sản xuất và xuất khẩu trái cây là: Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam), Châu Âu (Tây Ban Nha, Ý, Pháp, và Hà Lan) và khu vực Nam Mỹ (Brazil, Chile)

2.3.4 Hoạt động vận chuyển và bảo quản trái cây

Hoạt động vận chuyển và bảo quản trái cây là quá trình chuyển trái cây từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thông qua các phương thức vận tải để đảm bảo trái cây được vận chuyển nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo chất lượng của trái cây xuất khẩu

Trái cây là loại hàng hóa dễ hư hỏng, dập úng và có thời gian bảo quản ngắn nên dựa vào đặc tính của từng loại trái cây (quá trình chín, hô hấp, quá trình chuyển hóa chất) cũng như khoảng cách địa lý giữa các thị trường, trái cây xuất khẩu được vận chuyển chính qua các con đường:

- Đường biển: Đây là phương thức vận chuyển phổ biến nhất đối với trái cây tươi xuất khẩu Trái cây được đóng gói và bảo quản trong các container lạnh và vận chuyển bằng tàu biển Phương thức này có chi phí vận chuyển thấp nhưng thời gian vận chuyển lâu, đòi hỏi công nghệ bảo quản cao Đường biển phù hợp với một số loại trái cây có độ chịu đựng cao, có thể chịu được sự va đập, nhiệt độ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TRÁI CÂY

Nguồn nhân lực trong ngành xuất khẩu trái cây là nguồn lao động trong ngành công tác trong ngành sản xuất và chế biến mặt hàng trái cây bao gồm: nông dân, công nhân tham gia vào quá trình chế biến, vận chuyển và các kỹ sư, chuyên gia trong ngành Đối với ngành trái cây xuất khẩu, nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Qua mỗi giai đoạn của tiến trình đưa trái cây ra thị trường nước ngoài đều yêu cầu năng lực lao động, trình độ chuyên môn riêng nhưng đặc điểm chung của ngành là kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm, khả năng thích ứng nhạy bén với công nghệ mới Yếu tố nguồn nhân lực tác động đến năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng tiếp cận thị trường, hiệu quả sản xuất cũng như chi phí Trong bối cảnh công nghiệp hóa, ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây đang chuyển dần sang sử dụng các công nghệ tiên tiến và tự động hóa quy trình sản xuất thì nguồn nhân lực trong ngành phát triển, chất lượng cao giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế đặc biệt với những thị trường khó tính

Logistics là những dịch vụ liên quan đến hoạt động đảm bảo tối ưu toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm từ việc cung ứng đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm, được các doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện hoặc thuê ngoài mà có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trên thị trường

Logistics nội bộ là một chuỗi các hoạt động, bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, thủ tục hải quan, đóng gói bao bì, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan mà các doanh nghiệp xuất khẩu tự thực hiện Doanh nghiệp sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics Hoạt động vận tải gồm phương tiện vận tải, quãng đường vận chuyển, bảo quản trong quá tình vận tải Kho bãi là nơi lưu trữ trái cây qua mỗi điểm đến tiếp theo gồm các yếu tố: vị trí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng Bao bì là vật dụng dùng để đóng gói, bảo vệ trái cây trong quá trình vận chuyển và lưu trữ Mặt hàng trái cây là sản phẩm khó bảo quản và có giá trị trong một thời hạn ngắn, đặc biệt đối với các thị trường có khoảng cách địa lý xa so nước xuất khẩu thì sự phát triển của hệ thống logistics là rất quan trọng Hệ thống logistics đồng bộ, cơ sở hạ tầng hiện đại giúp giảm thời gian và chi phí vận tải, cũng như hệ thống kho lạnh sẽ đảm bảo được chất lượng cao nhất cho sản phẩm trái cây

2.4.1.3 Trình độ khoa học kỹ thuật

Trong doanh nghiệp, cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng như trình độ, năng lực để áp dụng tiến bộ khoa học sẽ tác động đến năng suất lao động, chất lượng hàng hoá và chi phí kinh doanh Trong mỗi quá trình từ sản xuất, chế biến, đến vận chuyển, phân phối, tiêu thụ trái cây đều có thể xuất hiện những rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trái cây, từ đó làm giảm kim ngạch xuất khẩu Doanh nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại giúp cải thiện cơ cấu giống và tăng năng suất cây trồng, cải thiện quy trình công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, từ đó đáp ứng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước nhập khẩu Ngoài ra, áp dụng khoa học và công nghệ không chỉ trong sản xuất mà còn là giải pháp về quản lý doanh nghiệp, nâng cao chất lượng người lao động nhằm giảm bớt chi phí và giảm giá thành sản phẩm Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, doanh nghiệp luôn phải cập nhật và đổi mới để kịp thời nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh của mình

Năng lực tài chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây, bao gồm khả năng đầu tư, vay vốn, quản lý chi phí, giảm rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận Doanh nghiệp cần có năng lực tài chính để đầu tư, mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, bảo quản; nâng cao chất lượng cũng như năng suất, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế; tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, giảm lãi suất và chi phí tài chính Ngoài ra, năng lực tài chính còn giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu và nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng

Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài của các doanh nghiệp Trong xuất khẩu trái cây, để có thể phát triển và đứng vững trên những thị trường sẵn có, đồng thời chinh phục các thị trường mới, doanh nghiệp cần phải nỗ lực tìm ra các chiến lược mới, phù hợp với doanh nghiệp của mình dựa trên nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Một chiến lược kinh doanh tốt, phù hợp sẽ là chiếc kim chỉ nam đưa các doanh nghiệp đến được với mục tiêu đề ra và hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình xuất khẩu Các doanh nghiệp phải tăng cường quản trị chiến lược, thực hiện hiệu quả việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh để đảm bảo phát triển bền vững doanh nghiệp, đảm bảo phát huy lợi thế và thực thi hiệu quả cam kết trong các FTA nhằm đa dạng hóa chủng loại trái cây xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu

2.4.2.1 Liên kết vùng và chuỗi giá trị

Liên kết vùng là sự phối hợp giữa các địa phương trong cùng một vùng hoặc giữa các vùng khác nhau để tận dụng các lợi thế so so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh Đối với sản phẩm trái cây, liên kết vùng sẽ khai thác hiệu quả tài nguyên nhằm phát huy thế mạnh nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng, là sự phối hợp hoạt động giữa các khâu của quy trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ trái cây trong các vùng, góp phần định hướng, điều chỉnh quy hoạch/tổ chức sản xuất Điều này giúp tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí sản xuất; thúc đẩy xây dựng giá trị thương hiệu của trái cây xuất khẩu thông qua sự độc đáo và đặc biệt của sản phẩm từ mỗi vùng Liên kết vùng tác động đến việc các định mặt hàng trái cây có tiềm năng xuất khẩu, phân bổ nguồn lực, công nghệ và chính sách phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị Theo FAO (2010):

"Chuỗi giá trị nông sản bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sản phẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo đó, giá trị của sản phẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian” Một chuỗi giá trị có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau trong các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển và phân phối Việc phân tích chuỗi giá trị nông sản giúp xác định những lợi thế, bất lợi của từng khâu trong chuỗi, từ đó có các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững

Logistics thuê ngoài là việc sử dụng công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc Với áp lực chi phí gia tăng, thuê ngoài hoạt động logistics đã trở thành một quyết định quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu trái cây thực hiện ủy thác cho các công ty logistics chuyên nghiệp những phần việc không phải là lĩnh vực sở trường của mình thông qua các hợp đồng Bằng cách thuê ngoài dịch vụ logistics, các doanh nghiệp có thể tận dụng chuyên môn của các nhà cung cấp để tập trung vào năng lực cốt lõi của mình Đồng thời, thuê ngoài giúp doanh nghiệp giảm áp lực về nguồn lực tài chính và nhân lực vì các chuyên gia logistics như các nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ đảm nhận những hoạt động này Do đó, thuê ngoài hoạt động logistics có thể mang lại cơ hội tiết kiệm chi phí, tăng tính linh hoạt của chuỗi cung ứng và giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trái cây

2.4.2.3 Trình độ khoa học kỹ thuật

Trình độ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và trái cây nói riêng là quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm Đây được coi là “xương sống” và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp vô cùng quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho xuất khẩu trái cây Hiện nay, đã có nhiều kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và trái cây như: tự động hóa quy trình sản xuất, sử dụng các công nghệ tiên tiến trong chế biến, đóng gói và vận chuyển sản phẩm, sử dụng các công nghệ thông tin để quản lý sản xuất và tiếp thị sản phẩm Ngoài ra, có sự xuất hiện của hình thức xúc tiến thương mại - điện tử mới từ đó tạo ra cơ hội kết nối và thúc đẩy xuất khẩu trái cây ra thị trường thế giới Những tiến bộ trên giúp giảm cường độ lao động, tăng năng suất, nâng cao giá trị của trái cây cũng đồng thời giảm chi phí

2.4.2.4 Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, đất đai, nguồn nước và khoảng cách địa lý là một trong những yếu tố quyết định năng suất và chất lượng của trái cây, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn hàng trái cây xuất khẩu Cụ thể:

Khí hậu là những đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng và gió Những đặc điểm này tạo ra các kiểu khí hậu đặc trưng, phù hợp với các giống cây trồng khác nhau

- Khí hậu nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình hàng tháng luôn cao hơn 18°C, lượng mưa nhiều và không có mùa khô rõ rệt Các loại trái cây phù hợp với khí hậu này là chuối, dừa, măng cụt, xoài, vải, cam, chanh, bưởi

- Khí hậu khô: Lượng mưa ít hơn lượng nước bốc hơi, có thể có mùa nóng và mùa lạnh Các loại trái cây phù hợp với khí hậu này là táo, lê, nho, quả hồng, quả mơ

- Khí hậu ôn đới: Nhiệt độ trung bình hàng tháng của mùa nóng cao hơn 10°C, nhiệt độ trung bình hàng tháng của mùa lạnh thấp hơn 18°C, lượng mưa vừa phải và có bốn mùa rõ rệt Các loại trái cây phù hợp với khí hậu này là dâu tây, kiwi, quả mận, quả anh đào, quả óc chó

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRÁI CÂY

Hoa Kỳ là một quốc gia nằm ở khu vực Bắc Mỹ, có diện tích 9.826.675 km2 và dân số tính đến tháng 3 năm 2023 là 336.166.473 người (theo Liên Hợp Quốc) Quốc gia này được đánh giá là một trong những nền kinh tế hàng đầu và giữ vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc dân quan trọng trên thế giới như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), là đầu tàu của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) năm

2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Hoa Kỳ đạt 25,5 nghìn tỷ USD Hoa Kỳ được coi là thị trường xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch thương mại đạt khoảng 7 nghìn tỷ USD năm 2022 Các đối tác thương mại chính của quốc gia này bao gồm Canada, Mexico, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Có thể thấy, Hoa Kỳ là thị trường giàu tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia trên thế giới

3.1.1 Quy mô thị trường trái cây

3.1.1.1 Kim ngạch và sản lượng nhập khẩu trái cây của Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường trọng điểm cho các loại nông sản, thực phẩm trong đó có trái cây

Hình 3.1 Tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây của Hoa Kỳ giai đoạn 2018-2023

Dựa vào hình 3.1, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu trái cây của Hoa Kỳ giai đoạn

2018 - 2023 nhìn chung có xu hướng tăng, từ mức 18,9 tỷ USD tăng lên đến 24,2 tỷ USD, khoảng 28,04% tương đương 5,3 tỷ USD Điều này thể hiện nhu cầu về các sản phẩm trái cây ngày càng lớn của Hoa Kỳ Mặc dù có sự giảm nhẹ so với năm 2019 (19,5 tỷ USD), năm 2020 vẫn duy trì mức kim ngạch cao với 19,4 tỷ USD Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn việc vận chuyển trái cây xuất khẩu cũng như sự cắt giảm nhu cầu người tiêu dùng Bước sang giai đoạn 2021-2023, nền kinh tế bắt đầu phục hồi kéo theo kim ngạch nhập khẩu đạt 22,3 tỷ USD vào năm

2021 và 24,2 tỷ USD vào năm 2023 Mức tăng tổng giá trị kim ngạch 2 năm sau đại dịch (tính từ năm 2020 đến năm 2023) là khoảng 8,52% phản ánh các hoạt động thương mại bắt đầu trở lại đường đua, là những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Hoa Kỳ

Hình 3.2 Sản lượng nhập khẩu trái cây của Hoa Kỳ giai đoạn 2018 - 2022

Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, có thể thấy rằng nhìn chung sản lượng nhập khẩu trái cây trong giai đoạn 2018 - 2022 có xu hướng tăng khoảng 8,1% từ 14.575,4 MT (năm 2018) đến 15.860,7 MT (năm 2022) Tuy Hoa Kỳ là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, nhưng chủ yếu Hoa Kỳ dựa vào tiến bộ của công nghệ để phát triển sản xuất trái cây Các vùng sản xuất trái cây để phục vụ cho nhu cầu nội địa được tập trung ở các bang California, Florida, Washington, là những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thích hợp cho các loại trái cây Dù vậy, sản xuất trong nước vẫn không đủ để đáp ứng về số lượng trái cây tiêu dùng, đồng thời cũng không đa dạng chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và phong phú của người tiêu dùng Chính vì những lý do trên mà sản lượng nhập khẩu trái cây của Hoa

Kỳ không chỉ tăng vào giai đoạn 2018 - 2022 mà còn được dự đoán sẽ tiếp tục tăng và mở rộng thị trường nhập khẩu trong những năm sắp tới

3.1.1.2 Các mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ yếu vào Hoa Kỳ

Bảng 3.1 Danh mục 10 mặt hàng trái cây xuất khẩu nhiều nhất vào Hoa Kỳ giai đoạn 2018 - 2022 (Đơn vị: MT)

TT Mã HS Tên loại trái cây

1 0801 Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

2 0802 Quả hạch khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

3 0803 Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô

4 0804 Quả chà là, sung, và, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô

5 0805 Quả thuộc họ cam quýt, tươi hoặc khô

6 0806 Quả nho, tươi hoặc khô

7 0807 Các loại dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi

9 0811 Quả và quả hạch, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất làm ngọt khác

10 0813 Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến

08.06; hỗn hợp các loại quả hạch hoặc quả khô thuộc Chương 8

Hình 3.3 Top 10 sản phẩm trái cây xuất khẩu nhiều nhất sang Hoa Kỳ giai đoạn

Theo dữ liệu của Trademap, Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu các loại trái cây dạng tươi, khô hoặc đông lạnh và các loại quả hạch Trong đó, HS 0810 (Quả dâu tây, quả mâm xôi, dâu tằm và dâu đỏ, quả lý gai và quả lý chua, đen, trắng hoặc đỏ và các loại quả ăn được khác) và HS 0804 (gồm quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô) là 2 mã hàng mà Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều nhất trong giai đoạn 2018 -

2022, chiếm 1/3 tổng lượng 10 loại trái cây nhập khẩu nhiều nhất của Hoa Kỳ trong giai đoạn này

Có thể thấy, hầu hết các mặt hàng trái cây đều tăng trưởng dương trong giai đoạn

2018 - 2022, trừ 2 mã hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân âm là HS 0801 (Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ) và HS 0802 (Quả hạch khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ, trừ dừa, quả hạch Brazil và hạt điều) lần lượt giảm 6% và 5,8% Trong đó, HS 0810 (Quả dâu tây, quả mâm xôi, dâu tằm và dâu đỏ, quả lý gai và quả lý chua, đen, trắng hoặc đỏ và các loại quả ăn được khác), HS 0811 (Quả và quả hạch, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác) và HS 0813 (Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các loại quả hạch hoặc quả khô) có tốc độ nhập khẩu tăng trưởng bình quân khá cao, lần lượt là 13,1%/năm, 19,36%/năm và 18,56%/năm

Nhìn chung, các sản phẩm: bơ, quả mọng, dứa, nho, chuối là những mặt hàng đang được người tiêu dùng ở Hoa Kỳ ưa chuộng nhưng khả năng sản xuất nội khối không đủ đáp ứng Đây là một cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu trái cây Ngoài ra, còn có cơ hội đối với các sản phẩm trái vụ thông thường để bổ sung cho nguồn cung địa phương như nho, dâu tây

3.1.1.3 Thị trường xuất khẩu trái cây chủ yếu vào Hoa Kỳ

Hình 3.4 Top 10 nước xuất khẩu trái cây nhiều nhất vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2018 - 2023 (Đơn vị: nghìn USD)

Những nước xuất khẩu trái cây nhiều nhất vào Hoa Kỳ bao gồm: Mexico, Peru, Chile, Guatemala, Costa Rica, Việt Nam, Canada, Ecuador, Honduras, Colombia… Trong đó, Mexico là thị trường cung ứng trái cây lớn nhất của Hoa Kỳ với nhiều loại trái cây như bơ, chuối, dưa hấu, xoài dứa, dâu tây và các loại quả mọng khác Giá trị xuất khẩu trái cây sang Hoa Kỳ của Mexico tăng 48,77% trong giai đoạn 2018-2023 (từ 7,3 tỷ USD năm 2018 lên 10,86 tỷ USD năm 2023) Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm giá trị xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,3 tỷ USD (giảm 2,26% so với năm

2019), nhưng Mexico đã nhanh chóng phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong các năm sau đó Đây cũng là xu hướng chung của trái cây thế giới xuất khẩu sang thị trường Hoa

Kỳ Tuy nhiên, riêng với Việt Nam, giá trị xuất khẩu nhìn chung lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 - 2023 Năm 2023, giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 822 triệu USD, giảm 13% so cùng kỳ năm 2022 và thấp nhất trong vòng

6 năm từ 2018-2023 Việc mở cửa thị trường cho một loại trái cây, nhưng thiếu những khảo sát, đánh giá nghiêm túc khiến việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ không đạt kỳ vọng như khi đàm phán mở cửa, thậm chí có loại phải ngưng bán sau một vài đơn hàng đầu tiên

Theo đánh giá của Fruit & Vegetable Facts, cho đến nay, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới và lượng nhập khẩu tiếp tục tăng Do tính mùa vụ và khí hậu, một số loại trái cây không thể canh tác trên đất Hoa Kỳ, hoặc sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu Nhiều loại trái cây tiêu thụ phổ biến ở Hoa Kỳ đều được nhập khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nhu cầu tiêu thụ trái cây của Hoa Kỳ lên tới 12 triệu tấn mỗi năm Sản xuất trái cây nội địa của nước này hiện chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) là phải nhập khẩu (theo USDA, 2021)

Chi tiêu cho tiêu dùng trái cây nhập khẩu: Năm 2022, tổng chi tiêu cho trái cây nhập khẩu vào Hoa Kỳ trị giá 20,3 tỷ USD, số tiền đó tương đương với mức tăng 27,5% so với chi phí trái cây nhập khẩu của Hoa Kỳ là 15,9 tỷ USD vào 5 năm trước đó trong năm 2018 và tăng 8,5% so với 18,7 tỷ USD vào năm 2021 (theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ)

Xu hướng nhu cầu tiêu dùng trái cây ở Hoa Kỳ:

- Các sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe và chất lượng cao: Theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ vào năm 2023 là 80.030 USD/người, tăng 3.861 USD/người so với con số 76.169 USD/người trong năm

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

3.2.1 Các phương thức và quy trình xuất khẩu

3.2.1.1 Các phương thức xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu theo hai phương thức là xuất khẩu ủy thác và xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu ủy thác là hình thức doanh nghiệp Việt Nam giao cho một đơn vị khác (thường là công ty Hoa Kỳ gốc Việt) làm đại diện để nhập khẩu, phân phối và tiêu thụ trái cây tại thị trường Hoa Kỳ Doanh nghiệp nhận ủy thác sẽ đứng ra đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài, chuẩn bị bộ chứng từ, làm các thủ tục xuất khẩu, thủ tục thanh toán… và được hưởng một khoản hoa hồng gọi là phí uỷ thác Doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần chịu trách nhiệm về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng Lợi ích của hình thức này là doanh nghiệp Việt Nam không phải đầu tư nhiều về thị trường, quản lý rủi ro và chi phí vận chuyển Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ bị phụ thuộc vào đối tác ủy thác và khó kiểm soát được giá bán và thị phần tại Hoa Kỳ Một ví dụ về hình thức xuất khẩu ủy thác là Công ty LNS International Corporation (nhà nhập khẩu) và Công ty L&V Food Supply (nhà phân phối) đã thành công trong việc đưa các lô hàng trái vải tươi từ Bắc Giang sang Hoa Kỳ qua đường hàng không

Xuất khẩu trực tiếp Đây là phương thức đem lại hiệu quả cao nhưng ít được sử dụng Do doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động trong việc xuất khẩu, phân phối và tiêu thụ trái cây tại thị trường Hoa Kỳ Doanh nghiệp Việt Nam phải tự tìm kiếm khách hàng, thương lượng giá cả, thực hiện các thủ tục hải quan, vận chuyển và bảo quản hàng hóa Lợi ích của hình thức này là doanh nghiệp Việt Nam có thể kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu, tăng cường uy tín và thương hiệu, mở rộng thị trường và tận dụng lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro như chi phí cao, thị trường khó tính, quy định pháp lý nghiêm ngặt và cạnh tranh gay gắt và phải chịu mọi rủi ro nếu thua lỗ Một ví dụ về hình thức xuất khẩu tự doanh là Công ty TNHH MTV Hoàng Hậu đã xuất khẩu trái thanh long tươi sang Hoa

Kỳ từ năm 2008 và đạt doanh thu ước tính 40 triệu USD/năm

Hình 3.5 Quy trình xuất khẩu trái cây của Việt Nam

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp Thu mua

Doanh nghiệp thu mua trực tiếp tại vườn: Sau khi các vườn cây thu hoạch và hợp đồng đã được ký kết giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiến hành thu mua trái cây từ phía các nhà sản xuất Việc thu mua sẽ được ưu tiên tại các nhà vườn có uy tín, có thời gian hợp tác tốt với công ty, sản xuất an toàn, hợp vệ sinh, đáp ứng các yêu cầu sản phẩm đầu vào và các tiêu chuẩn khác của doanh nghiệp Đối với các nhà vườn mới, các doanh nghiệp cần có thời gian để đánh giá về khả năng sản xuất, quy trình sản xuất, chất lượng của trái cây trước khi thu mua Hiện nay các doanh nghiệp cũng đã tìm cách đảm bảo nguồn hàng của mình thông qua việc ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà vườn Việc này vừa đảm bảo cho doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đáp ứng cho việc thực hiện hợp đồng, qua đó có thể kiểm soát được quy trình sản xuất, chất lượng, hàm lượng chất trong trái cây theo đúng yêu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp thu mua qua thương lái: Nông dân trồng trái cây bán cho thương lái tại vườn hoặc chở đến điểm tập trung của thương lái Nông dân có thể tự thu hoạch và bán cho thương lái, hoặc thương lái tới vườn tự thu hoạch Thương lái sau khi thu gom sẽ phân loại sản phẩm và bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu để xuất đi các nước khác Đa số các nhà vườn không cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng và cũng không có kết nối với các nhà bán lẻ trái cây, họ tập trung giao dịch với các thương lái hoặc hợp tác xã (HTX)

Thực tế, khâu sau thu hoạch của nước ta còn yếu kém, hàng năm có khoảng 30% trong tổng số trái cây bị loại bỏ sau sản xuất; khoản thiệt hại này làm tăng giá thành sản xuất nguyên liệu và sản phẩm, giảm chất lượng và giá bán sản phẩm

Vận chuyển và bảo quản

Sau khi thu mua, các doanh nghiệp sẽ tiến hành phân loại sơ bộ bằng cách quan sát bên ngoài trái cây xem có biểu hiện khác thường như: trái có màu sắc khác lạ, không được tươi, có trầy xước, bên ngoài vỏ có bị gãy, dập, trái có bị sâu bọ đục lỗ, trái có bị úng, có mùi có màu lạ hay không, trái có đồng đều hay bị dị tật hoặc mẫu mã không đẹp hay không… Sau đó các nhân viên kiểm tra ở mức cao hơn sẽ tiến hành lấy mẫu bất kỳ để tiến hành kiểm tra một cách chính xác là lô hàng có nhiễm khuẩn lạ, có chứa nguồn bệnh lạ, có các loài có nguy cơ gây bệnh cho con người trong đó hay không Bên cạnh đó, bộ phận có chuyên môn sẽ kiểm tra xem liệu lô hàng có bị tồn dư các loại thuốc hóa học hay không

Sau khi kiểm tra, lô hàng đủ điều kiện xuất khẩu sẽ được vận chuyển về kho Việc vận chuyển cần phải nhanh, an toàn, đáp ứng yêu cầu về việc vận chuyển sản phẩm dễ hư hại trong quá trình vận chuyển Quá trình vận chuyển trái cây từ khu trồng về khu chế biến còn nhiều khó khăn do trái cây thường được trồng ở vùng nông thôn và miền núi, nơi cách xa các nhà máy chế biến nên hệ thống giao thông vận tải yếu kém khiến thời gian vận chuyển tăng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gia tăng chi phí

Về kho để tạm trữ trái cây phải là kho lạnh, tuỳ từng loại mà nhiệt độ khác nhau, thông thường nằm trong khoảng 5°C đến 10°C, có chế độ thông gió phù hợp vào khoảng 25m 3 /h Tuy nhiên, thị trường kho lạnh Việt Nam còn khá phân mảnh, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam Với số lượng kho lạnh hiện nay chỉ mới đáp ứng nhu cầu bảo quản trái cây được một phần rất nhỏ của thị trường, cũng như chưa tích hợp nhiều dịch vụ trong kho lạnh Do trái cây mang tính mùa vụ nên dù nhiều doanh nghiệp đã đầu tư kho lạnh đầy đủ nhưng vào chính vụ vẫn thiếu và phải tìm kiếm thêm các doanh nghiệp cho thuê kho lạnh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng

Xử lý và đóng gói

Trái cây muốn có mẫu mã đẹp mắt, có thể bảo quản lâu để đáp ứng quy trình xuất khẩu thì cần phải trải qua quá trình xử lý với các hóa chất an toàn được Bộ Y Tế cho phép Xử lý trái bằng phương pháp vật lý như xử lý nhiệt, chiếu xạ để diệt nấm bệnh và sinh vật gây hại trong quá trình bảo quản Để có thể bảo quản trái cây được lâu, không bị tác nhân xấu xâm hại trong quá trình xuất khẩu, nâng cao được mẫu mã sản phẩm, không bị va đập mạnh, trầy xước giảm giá trị xuất khẩu, trái cây cần được đóng gói một cách đúng tiêu chuẩn Thông thường mỗi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu sẽ có cách và yêu cầu đóng gói, bao bọc sản phẩm khác nhau về số lượng, chất liệu đóng gói, kiểu dáng, nhãn ký hiệu đóng gói… Tuy nhiên, bao bì đóng gói hiện vừa thiếu và không phù hợp, chủ yếu là dùng các bao tải, sọt tre, thậm chí chất đống trên các phương tiện vận chuyển

Khó khăn lớn nhất khi xuất khẩu trái cây của các tỉnh phía Bắc chính là chưa có trung tâm chiếu xạ đạt chuẩn Hiện nay để trái cây tươi Việt Nam có thể vào Hoa Kỳ thì sau khi đóng gói, các doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí vận chuyển vào miền Nam để chiếu xạ theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ do hiện Việt Nam chỉ có 2 nhà máy chiếu xạ được Hoa Kỳ cấp phép đều ở thành phố Hồ Chí Minh

Việc lấy chứng thư kiểm dịch y tế và chứng thư kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc và cần thiết Hoa Kỳ có yêu cầu bắt buộc về chứng minh rằng các sản phẩm trái cây nhập khẩu không chứa các chất nguy hại, có thể ảnh hưởng đến quốc gia hoặc người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng có quy định rất chặt chẽ về việc trái cây xuất khẩu vào trong nước phải đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng…

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng có các quy định rõ ràng về việc các mặt hàng trái cây xuất khẩu phải đáp ứng được các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa yếu tố gây hại hoặc đã được xử lý để đáp ứng tốt nhất nhu cầu xuất khẩu, thông qua việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế và kiểm dịch thực vật

Tình trạng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh nông sản có nguồn gốc thực vật khi xuất khẩu tại Việt Nam vẫn diễn ra thường xuyên trong thời gian gần đây Kết quả là nhiều lô hàng của Việt Nam bị từ chối và trả về vì vi phạm các tiêu chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật, Hoa Kỳ cũng ngày càng tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng trái cây của Việt Nam Trường hợp xấu nhất là Hoa Kỳ sẽ dừng nhập khẩu dẫn đến cấm nhập khẩu nếu tình trạng đó vẫn tiếp tục xảy ra

Sau khi hoàn tất các thủ tục xuất khẩu, trái cây được vận chuyển bằng đường hàng không hoặc đường biển để xuất khẩu Nhìn chung, để xuất khẩu trái cây sang Hoa

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm toàn bộ những yếu tố có sẵn trong môi trường tự nhiên, được khai thác sử dụng vào quá trình sản xuất, như: đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước, khoảng cách địa lý Tốc độ sinh trưởng, chất lượng trái cây phụ thuộc và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố điều kiện tự nhiên Theo luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada - áp dụng mô hình trọng lực” của tác giả Dương Thị Thanh Thái (2022) đã chỉ ra khoảng cách địa lý có ảnh hưởng đến thời gian và chi phí vận chuyển, từ đó tác động đến chất lượng trái cây khi ở dạng tươi Những vấn đề đó sẽ làm chi phí hậu cần tăng thêm, đẩy giá trái cây Việt Nam cao lên vì vậy trái cây Việt Nam trở nên khó cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác

Trong nghiên cứu này, điều kiện tự nhiên được xem là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ Vì vậy giả thuyết H1 được xây dựng như sau:

H1: Điều kiện tự nhiên có tác động thuận chiều đến xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Hoa Kỳ (+)

Rào cản thương mại là những hạn chế được đặt ra đối với hoạt động thương mại quốc tế do Chính phủ quốc gia xây dựng và áp đặt Rào cản thương mại được thiết lập nhằm mục đích gây áp lực đối với trái cây nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất trái cây trong nước của Hoa Kỳ bằng việc áp các thủ tục, thuế quan, phi thuế quan, Bài nghiên cứu “Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Phạm Ngọc Ý (2019) đã chỉ ra rằng rào cản xuất khẩu, trong đó có rào cản về khoảng cách địa lý, phi thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu càng lớn thì sẽ làm giảm kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp Hay trong bài nghiên cứu “Analyses of the Potential Capabilities and Factors Affecting

Vietnamese Fruit Exports” của tác giả T S Nguyen và B H Lee (2020) đăng trên Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, Đời sống và Môi trường của Hàn Quốc đã chứng minh được:

Từ năm 2015, giá trị trái cây xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giảm trong khi số lượng tăng Nguyên nhân là giá trái cây xuất khẩu của Việt Nam giảm do Trung Quốc yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng trái cây xuất khẩu, đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) và truy xuất nguồn gốc Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng của rào cản thương mại đến hoạt động xuất khẩu như sau:

Bảng 3.8 Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu trước đây về biến “Rào cản thương mại”9

Rào cản xuất khẩu có tác động tích cực đối với kết quả xuất khẩu

Rào cản xuất khẩu luôn có mối quan hệ ngược chiều với kết quả xuất khẩu

Mavro Giannis và cộng sự (2008)

Một động lực lớn cho sự phát triển và thành công của xuất khẩu là nhu cầu phát triển khả năng cần thiết để quản lý các rào cản và vấn đề xuất khẩu

(2011) Ảnh hưởng tiêu cực của rào cản xuất khẩu đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp

Kahiya (2018) Rào cản xuất khẩu ngăn cản sự phát triển xuất khẩu

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Trong nghiên cứu này, rào cản thương mại được xem là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ Vì vậy giả thuyết H2 được xây dựng như sau:

H2: Rào cản thương mại có tác động nghịch chiều đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ (+)

Nhu cầu tiêu dùng là sự khao khát, mong muốn và yêu cầu về sản phẩm trái cây mà người tiêu dùng cần để đáp ứng nhu cầu cơ bản hoặc không cơ bản trong đời sống xã hội Các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể dựa vào nhu cầu của Hoa Kỳ đối với trái cây để đưa ra phương hướng, chiến lược xuất khẩu phù hợp Trong bài nghiên cứu “Analysis of U.S Demand for Fresh Fruit and Vegetable Imports” của tác giả Kilungu Nzaku và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng: việc tăng cường quảng bá và nhận thức về chế độ ăn uống lành mạnh đã góp phần làm tăng nhu cầu về trái cây và rau quả, đây chính là mặt hàng mà Hoa Kỳ ngày càng phụ thuộc và nhập khẩu nhiều hơn Theo thống kê của bài nghiên cứu cũng đã cho thấy nhu cầu của Hoa Kỳ về rau quả, đặc biệt là rau quả nhiệt đới đã tăng lên rất nhiều kể từ năm 1970 Từ đó có thể thấy nhu cầu tiêu dùng của Hoa Kỳ đối với mặt hàng trái cây ngày càng tăng cả về số lượng và yêu cầu về chất lượng, tính an toàn cho sức khỏe là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ hội và chiến lược xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Năm 2002, Cadogan và các cộng sự có đề cập tới vấn đề định hướng thị trường Theo đó, các doanh nghiệp định hướng thị trường là những doanh nghiệp thu thập thông tin về thị trường trong đó có yếu tố quan trọng là nhu cầu của khách hàng, từ đó những thông tin đó tiến hành phổ biến và hành động để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng Do đó giữa định hướng thị trường bao gồm nhu cầu tiêu dùng và kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa có mối liên hệ tác động tích cực với nhau

Trong nghiên cứu này, nhu cầu tiêu dùng được xem là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ Vì vậy giả thuyết H3 được xây dựng như sau:

H3: Nhu cầu tiêu dùng có tác động thuận chiều đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ (+)

3.1.1.4 Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh là yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu trái cây nói riêng Tại thị trường Hoa Kỳ, trái cây Việt Nam phải cạnh tranh với không chỉ các đối thủ nước ngoài có thâm niên xuất khẩu từ Đông Nam Á, Nam Á hay Nam Hoa Kỳ mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nội địa Hoa Kỳ Sức ép từ việc cạnh tranh buộc sản phẩm của Việt Nam phải có chất lượng tốt hơn, vẻ ngoài bắt mắt hơn, hương vị đặc trưng và bao bì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Bài nghiên cứu “Analyses of the Potential Capabilities and Factors Affecting Vietnamese Fruit Exports” của tác giả T S Nguyen và B H Lee (2020) chỉ ra rằng giá xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng tích cực đến sản lượng trái cây Việt Nam xuất khẩu, trái cây Việt Nam cũng có lợi thế về chất lượng để có thể kinh doanh với các thị trường chất lượng cao như Úc, Hoa Kỳ Bài nghiên cứu “Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Phạm

Ngọc Ý (2019) cũng cho ra kết quả tương đồng với nghiên cứu của Cavusgil và Zou

(1994), Hultman (2009), Leonidou (2013) rằng: Khi doanh nghiệp đối mặt với cường độ cạnh tranh càng tăng, như: mức độ đối thủ áp dụng cạnh tranh bền vững trong sản phẩm, tần suất giới thiệu sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh dựa trên tính bền vững trong ngành, mức độ cạnh tranh về giá đối với sản phẩm bền vững trong ngành, sẽ làm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp Bởi vì sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực thích nghi, không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, vượt qua các đối thủ cạnh tranh Từ đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng

Trong bài nghiên cứu này, việc các doanh nghiệp đối thủ có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật cao của thị trường Hoa Kỳ, có khả năng cung ứng bền vững, giá cả của đối thủ cạnh tranh tăng sẽ là những đặc điểm của Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ Vì vậy, giả thuyết H4 được xây dựng như sau:

H4: Đối thủ cạnh tranh có tác động thuận chiều đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ (+)

3.1.1.5 Liên kết vùng và chuỗi giá trị

Liên kết vùng là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, tạo lợi thế cạnh tranh, tạo động lực phát triển kinh tế

- xã hội hiệu quả, bền vững thông qua việc kết nối về không gian kinh tế - tự nhiên, kinh tế - xã hội

Chuỗi giá trị đề cập tới toàn bộ các quá trình, hoạt động, các cách thức để chuyển hóa các dịch vụ và đầu vào thành sản phẩm, từ khi còn là ý tưởng, thông qua những giai đoạn khác nhau từ sản xuất đến phân phối, đến người tiêu dùng cuối cùng và loại thải sau khi sử dụng (R Kaplinsky, 2007)

Theo TS Vũ Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) nhìn nhận trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay sẽ thấy việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, liên kết vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị nông sản cần phải đóng vai trò chủ chốt để sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ổn định về đầu ra, tạo ra sức cạnh tranh và nâng cao chuỗi giá trị cho nông sản Việt Trong bài nghiên cứu “Thách thức trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị chanh leo ở Sơn La” của tác giả Nguyễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4.1 Phân tích thống kê mô tả

3.4.1.1 Mô tả mẫu a Doanh nghiệp đã/đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trái cây

Hình 3.16 Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát đã/đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây (Đơn vị: %)

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp

Kết quả điều tra cho thấy trong 180 doanh nghiệp tham gia khảo sát thì ghi nhận 93,9% tương đương 169 doanh nghiệp đã/đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây và 6,1% tương đương 11 doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực này Như vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây chiếm phần lớn tỷ lệ trong việc khảo sát của nhóm nghiên cứu, điều này chứng tỏ khảo sát đã hướng tới đúng đối tượng mà bài nghiên cứu cần tiếp cận để làm rõ các giả thuyết b Quy mô của doanh nghiệp xuất khẩu trái cây

Hình 3.17 Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát theo quy mô doanh nghiệp (Đơn vị: %)

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra trong 169 doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang thị trường Hoa Kỳ thì ghi nhận 85,8% tương đương 145 doanh nghiệp nhỏ; 10,7% tương đương

18 doanh nghiệp vừa và 4,5% tương đương 6 doanh nghiệp lớn tham gia khảo sát Do đó, có thể thấy rằng phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang thị trường Hoa Kỳ mà nhóm tác giả điều tra là doanh nghiệp có quy mô nhỏ Dễ thấy sự chênh lệch quy mô của mẫu khảo sát này là khá lớn nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu c Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Hình 3.18 Tỷ lệ yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Đơn vị: %)

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp

Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng “Rào cản thương mại” là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả xuất khẩu trái cây Việt Nam, chiếm tới 63,9% Nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp phi thuế quan của Hoa Kỳ rất khắt khe cùng nhiều yếu tố khác gây khó cho doanh nghiệp

3.4.1.2 Mô tả các biến quan sát

Các biến độc lập và biến phụ thuộc được đo lường thông qua các biến quan sát Tất cả các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến quan sát được mã hóa thành các ký hiệu để đưa vào phần mềm SPSS 22 phân tích Cụ thể, các biến quan sát có kết quả phân tích thống kê mô tả như sau: a Mức độ ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên

Bảng 3.9 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ biến “Điều kiện tự nhiên”10

N Minimum Maximum Mean Std Deviation ĐKTN1 169 1 5 3.50 1.160 ĐKTN2 169 1 5 3.49 1.097 ĐKTN3 169 1 5 3.53 1.080 ĐKTN4 169 1 5 3.75 994

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Dựa vào bảng số liệu cho thấy doanh nghiệp có sự đồng ý với biến quan sát ĐKTN4 “Khoảng cách địa lý giữa hai nước tác động đến chất lượng trái cây xuất khẩu” nhất với mức trung bình là 3,75 Còn lại lần lượt là ĐKTN1 (mức trung bình 3,50), ĐKTN2 (mức trung bình 3,49), ĐKTN3 (mức trung bình 3,53) Điều này cho thấy xu hướng lựa chọn mức độ trong thang đo likert có xu hướng đồng ý nhiều hơn so với không đồng ý b Mức độ ảnh hưởng từ rào cản thương mại

Bảng 3.10 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ biến “Rào cản thương mại”11

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy rào cản thương mại là yếu tố được sự đồng thuận cao từ các doanh nghiệp được nhóm khảo sát với mức độ trung bình các câu trả lời trên 3,7 Các doanh nghiệp có sự đồng ý cao với RCTM1 “Quy trình nhập khẩu của Hoa Kỳ nghiêm ngặt đối với trái cây nhập khẩu” với mức trung bình 3,88 Tiếp theo lần lượt là RCTM5 (mức trung bình 3,86), RCTM3 (3,84), RCTM4 (3,82), RCTM2 (3,74) c Mức độ ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng

Bảng 3.11 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ biến “Nhu cầu tiêu dùng” 12

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Nhu cầu tiêu dùng đều có sức ảnh hưởng với mức độ trung bình trên 3 Mức ảnh hưởng lớn nhất là NCTD1 “Nhu cầu tiêu dùng trái cây tại Hoa Kỳ ngày càng tăng” và NCTD5 “Thu nhập bình quân ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng trái cây” với mức trung bình 3,72 Xếp sau đó lần lượt là NCTD3 (3.58), NCTD2 (3,55), NCTD4 (3,50) Điều này cho thấy xu hướng lựa chọn trên thang đo likert đồng ý nhiều hơn so với không đồng ý d Mức độ ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh

Bảng 3.12 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ biến “Đối thủ cạnh tranh” 13

N Minimum Maximum Mean Std Deviation ĐTCT1 169 1 5 3.82 943 ĐTCT2 169 1 5 3.73 1.009 ĐTCT3 169 1 5 3.66 1.149 ĐTCT4 169 1 5 3.73 1.079

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Theo câu hỏi khảo sát nhóm nghiên cứu đưa ra, các doanh nghiệp đồng ý với tiêu chí ĐTCT1 “Đối thủ cạnh tranh đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng cao của Hoa

Kỳ gây sức ép cạnh tranh lớn cho xuất khẩu trái cây Việt Nam” nhất với mức trung bình 3,82 Còn lại các tiêu chí khác lần lượt là: ĐTCT2 (3,73), ĐTCT4 (3,73), ĐTCT3 (3,66) e Mức độ ảnh hưởng từ Liên kết vùng và chuỗi giá trị

Bảng 3.13 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ biến “Liên kết vùng và chuỗi giá trị”14

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Dựa vào bảng số liệu đã phân tích cho thấy Liên kết vùng và chuỗi giá trị cũng là yếu tố nhận được sự đồng ý cao từ các doanh nghiệp với mức độ trung bình của các câu trả lời trên 3,6 Trong đó, mức trung bình cao nhất là 3,88 ở tiêu chí LKV1 “Liên kết vùng và chuỗi giá trị giúp tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí sản xuất” và tiếp đến lần lượt là tiêu chí LKV4 (3,79), LKV3 (3,73), LKV2 (3,69) f Mức độ ảnh hưởng từ tiến bộ khoa học kỹ thuật

Bảng 3.14 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ biến “Tiến bộ khoa học kỹ thuật”15

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Kết quả phân tích đã cho thấy tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố nhận được sự đồng thuận cao của doanh nghiệp với mức trung bình đều ở trên 3,7 Mức ảnh hưởng lớn nhất là KHKT4 “Tiến bộ KHKT giúp trái cây được bảo quản tốt và lâu hơn” với mức trung bình 3,80 Sau đó lần lượt là: KHKT1 (mức trung bình 3,79), KHKT2 (mức trung bình 3,78) và KHKT3 (mức trung bình 3,77) Điều này chứng tỏ người tham gia khảo sát đều có xu hướng lựa chọn mức độ trong thang đo likert từ 3 - 5 nhiều hơn g Mức độ ảnh hưởng từ hệ thống logistics

Bảng 3.15 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ biến “Hệ thống logistics” 16

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Hệ thống logistics là yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá là có sức ảnh hưởng với mức trung bình trên 3 Mức ảnh hưởng lớn nhất là LOG4 “Quy hoạch và đầu tư xây dựng các trung tâm logistics nông sản, các kho lạnh để đảm bảo độ tươi của trái cây giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm” với mức trung bình 3,71 Xếp sau đó là LOG3 (3,59), LOG2 (3,54), LOG1 (3,46)

3.4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo

Bảng 3.16 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Điều kiện tự nhiên” 17

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Bảng 3.17 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Điều kiện tự nhiên”18

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted ĐKTN1 10.76 7.646 785 841 ĐKTN2 10.78 7.985 781 842 ĐKTN3 10.74 8.325 728 862 ĐKTN4 10.52 8.811 717 867

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Từ hai bảng số liệu nhóm xử lý số liệu bằng SPSS cho thấy, hệ số tương quan tổng biến của các biến quan sát trong “Điều kiện tự nhiên” đều phù hợp (> 0,3) Trong đó, hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến là 0,886 > 0,6 và các hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (< 0,886) Qua đó, cho thấy độ tin cậy của biến “Điều kiện tự nhiên” cao và thang đo lường chất lượng

Bảng 3.18 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Rào cản thương mại”19

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Bảng 3.19 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Rào cản thương mại”20

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Từ bảng số liệu nhóm nghiên cứu xử lý số liệu bằng SPSS cho thấy, hệ số tương quan tổng biến của các biến quan sát trong “Rào cản thương mại” đều phù hợp (> 0,3) Trong đó, hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến là 0,895 > 0,6 và các hệ số Cronbach’s Alpha if item deleted của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (< 0,895) Qua đó, cho thấy biến “Rào cản thương mại” đều đạt yêu cầu về độ tin cậy

Bảng 3.20 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Nhu cầu tiêu dùng”21

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Bảng 3.21 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Nhu cầu tiêu dùng”22

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Từ bảng số liệu nhóm nghiên cứu xử lý số liệu bằng SPSS cho thấy, hệ số tương quan tổng biến của các biến quan sát trong “Nhu cầu tiêu dùng” đều phù hợp (> 0,3) Trong đó, hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến là 0,845 > 0,6 và các hệ số Cronbach’s Alpha if item deleted của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (< 0,845) Qua đó, cho thấy độ tin cậy của biến “Nhu cầu tiêu dùng” cao và thang đo chất lượng

Bảng 3.22 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Đối thủ cạnh tranh”23

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

Bảng 3.23 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Đối thủ cạnh tranh”24

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted ĐTCT1 11.12 6.419 635 682 ĐTCT2 11.21 6.332 589 701 ĐTCT3 11.28 5.821 577 709 ĐTCT4 11.21 6.502 486 756

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22

KẾT LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH

Với 7 giả thuyết được đặt ra ban đầu ở mục Giả thuyết nghiên cứu: có 5 giả thuyết được chấp nhận là RCTM, KHKT, LOG, NCTD và ĐKTN tương ứng với các biến: Rào cản thương mại, Tiến bộ khoa học kỹ thuật, Hệ thống logistics, Nhu cầu tiêu dùng và Điều kiện tự nhiên; có 2 giả thuyết bị bác bỏ là LKV (Liên kết vùng và chuỗi giá trị) và ĐTCT (Đối thủ cạnh tranh)

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu được đề xuất, phân tích và kiểm định các dữ liệu thu thập được cho thấy sự thống nhất đối với các nghiên cứu trước đây:

- Rào cản thương mại: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa rào cản thương mại và tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ với hệ số Beta = -0,545 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Ý

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tiến bộ khoa học kỹ thuật và tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ với hệ số Beta = 0,329 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Tấn Bửu và Phạm Ngọc Ý (2019)

- Hệ thống logistics: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa hệ thống logistics và tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ với hệ số Beta = -0,31

- Nhu cầu tiêu dùng: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa nhu cầu tiêu dùng và tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ với hệ số Beta = 0,296 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Kilungu Nzaku

- Điều kiện tự nhiên: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa điều kiện tự nhiên và tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ với hệ số Beta = 0,102 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ

Có 2 nhân tố là Đối thủ cạnh tranh và Liên kết vùng, chuỗi giá trị bị loại Kết quả này trái với kỳ vọng ban đầu của nhóm nghiên cứu và cũng khác với kết luận trong một số các nghiên cứu trước đây Tuy nhiên kết quả này cũng có thể lý giải là do: Việt Nam chưa chú trọng nhiều vào phát triển liên kết vùng, Chính phủ chỉ mới ban hành các chính sách định hướng về thực thi liên kết vùng nông nghiệp nói chung và vùng trái cây nói riêng; Thị trường Hoa Kỳ thường quan tâm đến những loại trái cây có lợi cho sức khỏe và chất lượng tốt hơn là so sánh về giá cả sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam

3.5.2 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Hình 3.19 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ

ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NĂM 2030, TẦM NHÌN NĂM 2050

2025 VÀ NĂM 2030, TẦM NHÌN NĂM 2050

Căn cứ “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050” tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27 tháng 10 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “Đề án: Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030” với định hướng: phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực nông thôn Trong đó:

Diện tích cây ăn quả cả nước 1,2 triệu ha; sản lượng trên 14 triệu tấn; trong đó diện tích cây ăn quả chủ lực 960 ngàn ha, sản lượng 11-12 triệu tấn

Tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung: Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30-35%; tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 70-80%; tỷ lệ diện tích cây ăn quả áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương…) 30%; diện tích được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 20-30%

Kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt trên 5 tỷ USD

Diện tích cây ăn quả cả nước 1,3 triệu ha; sản lượng trên 16 triệu tấn; trong đó diện tích cây ăn quả chủ lực 01 triệu ha, sản lượng 13-14 triệu tấn

Tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung: Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 60-70%; tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 80-90%; tỷ lệ diện tích cây ăn quả áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương…) 40-50%; diện tích được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 30-40%

Kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt khoảng 6,5 tỷ USD

Ngày 30 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt quyết định số 1748/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn 2050” với định hướng phát triển: Thứ nhất, tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực tập trung trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái, gắn với phát triển các nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ Ưu tiên phát triển một số cây ăn quả có lợi thế, có thị trường tiêu thụ như xoài, chuối, thanh long, dứa, Thứ hai, đẩy mạnh rải vụ thu hoạch cây ăn quả gắn với liên kết vùng phát triển bền vững; phát triển nhanh các vùng sản xuất an toàn được chứng nhận VietGAP, GlobalG.A.P được cấp mã số vùng trồng; áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản sản phẩm Thứ ba, tăng cường chế biến, đa dạng hoá các sản phẩm, đặc biệt chế biến sâu gia tăng giá trị và tạo sự khác biệt của một số loại trái cây có lợi thế của Việt Nam gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu trái cây Việt Nam với một số loại trái cây lợi thế.

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG HOA KỲ

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến nửa đầu năm 2023, dưới tác động của nhiều yếu tố mà xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định

Trong số các nhóm mặt hàng nông sản Việt Nam, trái cây là một trong những sản phẩm được Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều nhất Đây là thị trường tiêu thụ nhiều loại nông sản, trái cây nhiệt đới chất lượng cao của nước ta, chiếm khoảng 20% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới

Hiện nay, ngày càng nhiều chủng loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trong đó thị trường này đã mở cửa cho 7 mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam, gồm thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, xoài và bưởi Kết quả có được là nhờ những nỗ lực không ngừng trong triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu của các Bộ, ban, ngành, địa phương, hiệp hội, nhằm đưa nông sản Việt, đặc biệt là trái cây xuất khẩu sang các thị trường lớn, khó tính, trong đó có Hoa Kỳ

Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà chất lượng trái cây của Việt Nam từng bước được cải thiện, dần đáp ứng những yêu cầu khó tính của thị trường Hoa Kỳ Từ đó khuyến khích canh tác, sản xuất, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Trái vải ở Hoa Kỳ không thiếu, được nhập từ Mexico, Australia và hai bang trồng nội địa là Hawaii và Florida Tuy nhiên, vải thiều Việt Nam được cho là khác biệt bởi rất dậy mùi, cơm dày, hạt nhỏ, ngọt thanh và ít nước Trong khi những loại khác có ở Hoa Kỳ thì nước nhiều và vị ngọt hơi chua Vải thiều tươi Việt Nam đang được triển khai bán đồng loạt tại nhiều siêu thị và chợ châu Á lớn nhất tại thành phố Houston, Texas (Hoa Kỳ) trong tháng 6/2023, bao gồm các siêu thị lớn như Hong Kong, Tân Bình, Việt Hoa, Linda’s Tropical Fruits, Ca Mau…

Trong những năm gần đây, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định nhằm tạo thuận lợi cho trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đặc biệt là hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) năm 2001 đã đặt nền móng quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đưa trái cây Việt Nam đến nhiều bang ở Hoa Kỳ hơn Những ưu đãi về thuế trong BTA không chỉ góp phần thúc đẩy thương mại, kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu mà còn tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp Việt Nam khai thác có hiệu quả cơ hội tại thị trường Hoa Kỳ và đạt được những kết quả tích cực

Yếu tố công nghệ sản xuất đang dần được phát triển trong nước nhờ có những chỉ đạo sát sao của Chính phủ đối với vấn đề cách mạng công nghệ trong lĩnh vực sản xuất Theo đó, Việt Nam đang từng bước cải thiện về năng lực công nghệ, năng lực quản trị hiện đại, từng bước chuẩn hóa, nâng cấp các quy trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng hóa tiến tới tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu Đây cũng là một trong những yếu tố theo bài nghiên cứu có tác động tới xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Ông Nguyễn Đình Tùng - Giám đốc Công ty Vina T&T cho biết, doanh nghiệp đã sớm hợp tác, đẩy mạnh liên kết và áp dụng quy trình sản xuất, bảo quản hiện đại với Đồng Tháp - địa phương có thế mạnh về xoài, nhãn, sầu riêng và một số nông sản khác để đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm này ra thị trường thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng Phát huy những lợi thế về khí hậu, đất đai, những năm qua một số địa phương phía bắc Việt Nam đã và đang đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả theo hướng tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật, có liên kết sản xuất nhằm bảo đảm đầu ra cho sản phẩm Hàng nghìn cây đầu dòng, vườn đầu dòng cây ăn quả đã được bình tuyển/thẩm định, chuyển giao cho sản xuất ở nhiều địa phương; nhiều giống cây ăn quả mới được chọn, tạo chuyển giao kịp thời cho sản xuất như: Vải chín sớm, nhãn, cam chín sớm, chín muộn, hồng không hạt, chanh leo…

4.2.2.1 Hạn chế trong quy trình xuất khẩu

Trong quy trình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hoa Kỳ thì sự liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất lại không chặt chẽ và gián tiếp, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn từ cả hai phía Có thể thấy hầu hết diện tích này được tiêu thụ qua các thương lái, chợ nên nhiều nông dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa Trong quá trình sản xuất, những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh đa phần do người dân gánh chịu mà ít có sự chia sẻ của doanh nghiệp hay đơn vị đầu tư thực hiện liên kết Bên cạnh đó, trong chuỗi sản xuất, vai trò của các HTX rất quan trọng, nhưng hiện nay các HTX đứng ra thu mua nông sản còn hạn chế khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi duy trì mối liên kết với người dân

Sản phẩm trái cây còn gặp nhiều khó khăn từ khâu thu hái, vận chuyển, xử lý đóng gói cho đến khâu kiểm tra và cấp giấy chứng nhận trước khi xếp hàng vào container lạnh để xuất khẩu:

Khâu thu hoạch: Do khâu sau thu hoạch yếu kém, hàng năm có khoảng 30% trái cây bị mất đi sau sản xuất; khoản thiệt hại này làm tăng giá thành sản xuất nguyên liệu và sản phẩm, giảm chất lượng và giá bán trái cây

Khâu vận chuyển và bảo quản: Quá trình vận chuyển trái cây từ khu trồng về khu chế biến còn nhiều khó khăn khiến thời gian vận chuyển tăng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gia tăng chi phí Công nghệ bảo quản còn hạn chế Điển hình là thị trường kho lạnh Việt Nam còn khá phân mảnh, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam Số lượng kho lạnh hiện nay còn hạn chế cũng như chưa tích hợp nhiều dịch vụ trong kho lạnh

Khâu xử lý và đóng gói: Hạn chế lớn nhất của khâu xử lý trái cây là hiện Việt

Nam chỉ có 2 nhà máy chiếu xạ được Hoa Kỳ cấp phép đều ở thành phố Hồ Chí Minh, còn ở các tỉnh phía Bắc chưa có trung tâm chiếu xạ đạt chuẩn của Hoa Kỳ Ngoài ra, khâu đóng gói bao bì hiện vừa thiếu và không phù hợp, chủ yếu là dùng các bao tải, sọt tre, thậm chí chất đống trên các phương tiện vận chuyển, chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn về bao bì đóng gói của Hoa Kỳ

Khâu kiểm tra chứng chỉ: Tình trạng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh nông sản có nguồn gốc thực vật khi xuất khẩu vẫn diễn ra thường xuyên trong thời gian gần đây

4.2.2.2 Hạn chế về năng lực sản xuất, cung ứng trái cây xuất khẩu của Việt Nam

Quy mô sản xuất trái cây của Việt Nam nhỏ lẻ, phân tán không đều dẫn đến khó hình thành các tổ chức liên kết sản xuất, phân phối và tiêu thụ, thiếu các doanh nghiệp lớn tham gia vào sản xuất, xuất khẩu; bên cạnh đó còn gây ra khó khăn trong chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, khả năng cạnh tranh thấp so với các nước

Diện tích trồng trái cây được áp dụng quy trình sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP…) hoặc theo hướng an toàn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích trồng trọt Xu hướng sản xuất an toàn tuy có tăng nhưng còn khá chậm và quy mô còn khá khiêm tốn

Việc cấp mã vùng ở Việt Nam còn chưa được chú trọng trong công tác sản xuất trái cây, nhiều mã số vùng trồng ở địa phương không đảm bảo được chất lượng dẫn tới tình trạng bị trả hàng trở lại vì không đáp ứng được chất lượng kiểm dịch thực vật

KIẾN NGHỊ

Thúc đẩy liên kết vùng và tăng cường xây dựng chuỗi giá trị để tạo dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam

Nhà nước hoàn thiện và công bố quy hoạch các vùng trái cây xuất khẩu theo từng nhóm hàng đặc trưng trên từng địa bàn, phát triển các mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân theo chuỗi giá trị, phát triển vùng nguyên liệu ổn định gắn với cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm Nhà nước cần có chế tài mạnh mẽ để người dân và chính quyền địa phương thực hiện sản xuất theo quy hoạch

Nhà nước cần chú trọng đến tạo lập và tăng cường liên kết các thành viên trong chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu cùng vận hành và phát triển bền vững Hỗ trợ nâng cao năng lực của các hợp tác xã để có các hợp tác xã nông nghiệp đủ mạnh và đủ sức làm trung gian liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp Đồng thời củng cố vai trò của thương lái, xem thương lái là mắt xích quan trọng trong việc duy trì, phát triển chuỗi liên kết

Nhà nước cần tăng cường quản lý về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu Đẩy mạnh phối hợp cùng các cơ quan và doanh nghiệp liên quan xây dựng quy hoạch cụ thể các vùng trồng chuyên canh trái cây xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, rút ngắn thời gian kiểm định, cấp phép cho trái cây Việt Nam xuất khẩu

Phải chọn sản phẩm đặc trưng địa phương để nâng tầm thành thương hiệu quốc gia Dành nhiều tâm huyết kiến nghị xây dựng nhóm trái cây chủ lực mang thương hiệu

"Made in Vietnam" trong nhiều diễn đàn, hội nghị của ngành nông nghiệp Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới

Nhà nước cần triển khai quy hoạch, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, tạo thuận lợi cho vận tải đa phương, đặc biệt là những tuyến đường nối vùng sản xuất trái cây với các cửa khẩu, cảng biển, sân bay, kho bãi và các trung tâm chế biến, bảo quản trái cây để giảm thời gian và chi phí vận chuyển Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng logistics, kết nối đường thủy, đường bộ, đường sắt để phát huy sức mạnh tổng thể logistics nội địa

Về vấn đề cắt giảm chi phí logistics, nhà nước cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch mạng lưới hạ tầng logistics (hạ tầng cứng và mềm ICT) và đầu tư hạ tầng cho khu vực, đặc biệt hạ tầng vận tải kết nối đầu nguồn thu hoạch - hạ tầng trung tâm logistics phục vụ trái cây xuất khẩu

Xây dựng các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế, đầu tư vào hoạt động nghiên cứu phát triển để đưa ra những giống cây tốt hơn, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất; nghiên cứu cải tiến quy trình thu hoạch giảm tỷ lệ quả hỏng và nâng cấp công nghệ bảo quản giữ trái cây tươi lâu để đi thị trường xa như Hoa Kỳ

Thúc đẩy tiến trình phê duyệt cơ sở chiếu xạ tại miền Bắc để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào Hoa Kỳ

Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ về vốn và đất đai cho doanh nghiệp và nông dân

Hỗ trợ đầu tư, có cơ chế giảm tiền thuê đất khu công nghiệp, miễn lãi suất vay vốn, rút ngắn thủ tục cấp phép, áp giá điện sản xuất cho kho lạnh và trợ giá cho nông sản lưu kho Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được đất đai (ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuê đất mở nhà máy, ), nhất là các dự án đầu tư vào chế biến sâu theo cụm liên hoàn sản xuất - sơ chế - chế biến - bảo quản để giảm tổn thất sau thu hoạch Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cước phí vận tải cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây để tăng sức cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng

Thuận lợi hóa quy trình, thủ tục xuất khẩu

Doanh nghiệp gặp trục trặc với quy định nhập khẩu của Hoa Kỳ thường xuất phát từ việc thiếu thông tin Nên việc đa dạng hóa các kênh thông tin để đưa quy định Hoa

Kỳ đến với người sản xuất - xuất khẩu là cần thiết Nhà nước cần thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm trái cây tại Hoa Kỳ để giới thiệu sản phẩm đến các cộng đồng khác ở Hoa Kỳ

Các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, hải quan, vận tải… cũng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các biện pháp chiến lược về kinh tế số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo thuận lợi và tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục khai báo cho doanh nghiệp xuất khẩu Đồng thời cần đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ký kết các hiệp định song phương giữa Việt Nam với Hoa Kỳ từ đó giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện thúc đẩy và mở rộng thị trường trái cây Việt Nam sang Hoa Kỳ

4.3.2 Đối với doanh nghiệp Đầu tư, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thân thiện với môi trường

Triển khai áp dụng rộng rãi thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và phát triển sản xuất trái cây sạch, hữu cơ và các tiêu chuẩn được cấp chứng nhận phục vụ xuất khẩu trái cây; thực hiện tốt các biện pháp phát triển bền vững trong sản xuất trái cây để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với đa dạng loại trái cây Ứng dụng công nghệ tiên tiến, xử lý cận thu hoạch bằng các chất điều hòa sinh trưởng, kéo dài thời gian thu hoạch; cải tiến phương tiện, dụng cụ thu hái đảm bảo chất lượng nguyên liệu trước thu hoạch Đổi mới công nghệ, đa dạng các phương thức chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ

Các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư hệ thống bảo quản lạnh ngay tại cơ sở sơ chế, chế biến và tại các khu vực trung chuyển, xuất khẩu hàng hoá Thực hiện bảo quản trái cây tại chỗ theo hướng bọc màng bán thấm; ứng dụng công nghệ chiếu xạ, tiệt trùng bằng nước nóng đối với một số loại trái cây xuất khẩu Đầu tư các phương tiện vận chuyển đường dài có bảo quản mát, nhằm tăng khả năng lưu thông, tiêu thụ

Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân

Doanh nghiệp cần kết hợp với các địa phương, hợp tác xã tuyên truyền cho người nông dân hiểu rõ về quy trình sản xuất và tầm quan trọng của GAP đối với xuất khẩu trái cây, từ đó tăng diện tích sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP Đồng thời, phối hợp với hợp tác xã thực hiện giám sát quá trình sản xuất của nông dân; cử các chuyên gia đến đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật để người nông dân bước đầu tự tin sản xuất theo mô hình GAP

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w