1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của fdi đối với năng lực cạnh tranh của công nghiệp điện tử tại việt nam

103 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của FDI Đối Với Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Nghiệp Điện Tử Tại Việt Nam
Tác giả Trần Thị Thúy Nga, Lê Thị Thanh Thảo, Thiều Nguyễn Phương Thảo
Người hướng dẫn Ts. Mai Thanh Huyền
Trường học Đại học Thương mại
Thể loại báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu đề tài (13)
    • 2.1. Mục tiêu tổng quát (13)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (0)
  • 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (15)
    • 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu (16)
    • 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu (16)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu (16)
    • 6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học (16)
    • 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn (16)
  • 7. Kết cấu của đề tài (16)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI (17)
    • 1.1. Những nghiên cứu về tác động của FDI đến doanh nghiệp, ngành, quốc gia (17)
      • 1.1.1. Lý thuyết (17)
      • 1.1.2. Thực nghiệm (18)
    • 1.2. Những nghiên cứu về Ngành Công nghiệp điện tử (22)
      • 1.2.1. Trong nước (22)
      • 1.2.2. Ngoài nước (25)
    • 1.3. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (28)
      • 1.3.1. Ngoài nước (28)
      • 1.3.2. Trong nước (32)
    • 1.4. Khoảng trống nghiên cứu và tính mới của đề tài (34)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH (36)
    • 2.1. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (36)
      • 2.1.1 Khái niệm (36)
      • 2.1.2. Các nhân tố thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (37)
      • 2.1.3. Vai trò của FDI (38)
    • 2.2. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành (43)
      • 2.2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh (43)
      • 2.2.2. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành (48)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI NĂNG LỰC CẠNH (55)
    • 3.1. Tổng quan ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam giai đoạn 2015 - 2023 (55)
      • 3.1.1. Môi trường đầu tư ngành Công nghiệp điện tử (55)
      • 3.1.2. Cơ cấu sản phẩm ngành Công nghiệp điện tử (60)
      • 3.1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu (62)
      • 3.1.4. Các chính sách phát triển ngành Công nghiệp điện tử của Việt Nam (65)
    • 3.2. Tình hình thu hút vốn FDI của ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam (66)
      • 3.2.1. Phân tích mô hình SWOT của ngành Công nghiệp điện tử (66)
      • 3.2.2. Phân tích ma trận TOWS (67)
    • 3.3. Tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh của ngành Công nghiệp điện tử 61 1. Tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh của ngành Công nghiệp điện tử (72)
      • 3.3.2. Đánh giá chung (81)
  • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 73 (84)
    • 4.1 Dự báo và định hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử đến năm 2030 . 73 4.2. Triển vọng phát triển ngành công nghiệp điện tử đến năm 2030 (84)
      • 4.2.1. Cơ hội (86)
      • 4.2.2. Thách thức (88)
    • 4.3. Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đối với dòng vốn FDI (89)
      • 4.3.1. Giải pháp vĩ mô (Đối với Chính Phủ) (89)
      • 4.3.2. Chính sách vi mô (Đối với doanh nghiệp) (94)
  • KẾT LUẬN (99)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (100)

Nội dung

70 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 73 4.1 Dự báo và định hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử đến nă

Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với chủ trương tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh (Bộ Công Thương Việt Nam) Có thể nhận định rằng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử (NCNĐT) so với đối tác và bạn bè quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng và đó cũng chính là một mục tiêu dài hạn mà nhà nước vẫn luôn mong muốn hướng tới trong tương lai Bởi NCNĐT đóng góp lớn vào GDP, xuất khẩu, thu hút lao động và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nhờ vậy nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như gia tăng giá trị xã hội

Việc đáp ứng yêu cầu xây dựng một ngành công nghiệp làm mũi nhọn đột phá nhưng gắn liền với thế mạnh chủ yếu của thành phố là con người, tiềm năng kinh tế thì ngành công nghiệp điện tử có khả năng tiếp cận, sử dụng để đầu tư phát triển (Nguyễn Thị Cành, 2011) Hơn nữa, qua công năng, quy trình chế tác thực tiễn đến kinh nghiệm đầu tư của các nước công nghiệp tiên tiến cho thấy ngành công nghiệp điện tử không chỉ là ngành có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn và đi vào kinh tế tri thức mà còn là ngành có sức cầu lớn, phù hợp với quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá đời sống vật chất của đại bộ phận dân cư (Trần Văn Thọ, 2005) Đồng thời, đây là ngành luôn vận động theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên đòi hỏi nền kinh tế phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoạt động sản xuất theo hướng thâm dụng tri thức và vốn Điều này không chỉ tạo ra các tiền đề nâng cao năng lực sản xuất mà còn tạo điều kiện lôi kéo, thúc đẩy các ngành khác phát triển (Trần Văn Thọ, 2005, 2011) Nói cách khác, phát triển ngành công nghiệp có sức lan toả lớn về mặt cung lẫn mặt cầu như công nghiệp điện tử vừa phù hợp với yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo động lực cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Trần Văn Thọ, 2005; Nguyễn Thị Cành, 2011)

Thúc đẩy chính sách đầu tư để gia tăng nguồn vốn hay đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Theo nhận định của bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho biết: “Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang có nhiều bước tiến khi xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư FDI vào ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chip.” (Việt Hằng, 2023, Tạp chí Công Thương) Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của NCNĐT nói riêng và quốc gia nói chung, giúp bổ sung vốn đầu tư, cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh Trong những năm gần đây, FDI đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết năm 2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành điện tử Việt Nam đạt 30,6 tỷ USD, chiếm 13,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam Trong đó, lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử và thiết bị điện tử chiếm 90% tổng vốn FDI vào ngành điện tử

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực còn tồn tại nhiều hạn chế, như dòng đầu tư từ các nước phát triển vào Việt Nam còn hạn chế; FDI chủ yếu hướng vào các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều tài nguyên, tận dụng chính sách bảo hộ công nghiệp; nhiều dự án chưa đảm bảo chất lượng, công nghệ chuyển giao chủ yếu là trung bình và thấp; nhiều doanh nghiệp FDI có hiện trạng chuyển giá, lỗ giả, lãi thật gây méo mó các giao dịch trong nền kinh tế và gây thất thu ngân sách; gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước; gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống xã hội

Do đó, bài nghiên cứu với đề tài: “Tác động FDI đối với năng lực cạnh tranh của ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam” cùng với cơ sở là khung nghiên cứu để xây dựng hệ thống giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước và các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chính sách thu hút và sử dụng FDI hiệu quả làm tăng hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như quốc gia, đồng thời giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp, góp phần phát triển NCNĐT Việt Nam bền vững và có hiệu quả.

Mục tiêu đề tài

Mục tiêu tổng quát

Xác định và kiểm định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử, tác động FDI đến từng tiêu chí và đưa ra giải pháp.

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về FDI, năng lực cạnh tranh ngành, FDI ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành

- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư FDI, FDI ảnh hưởng đến các yếu tố năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử theo khung phân tích mô hình kim cương của M.Porter

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và thu hút nhiều lượng vốn FDI vào ngành công nghiệp điện tử nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển giao công nghệ.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

Trong đó, nghiên cứu tập trung vào những vấn đề cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam như: Khung lý thuyết và nội dung, mô hình kim cương M.Porter, đánh giá thực trạng và kiểm định kết quả để rút ra các kết luận; Định hướng giải pháp nhằm nâng cao cả về số lượng và chất lượng dòng vốn FDI, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam Vì đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến trong nền kinh tế thị trường và việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp về thực trạng tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong giai đoạn từ 2016-

2022 Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến trong nền kinh tế thị trường và việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

- Hệ thống cơ sở lý luận FDI, năng lực cạnh tranh?

- Thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam giai đoạn vừa qua như thế nào?

- FDI có vai trò như thế nào trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ?

- Những yếu tố nào quyết định năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử?

- Thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp điện tử trong việc thu hút đầu tư FDI là gì?

- Thực trạng tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Thực trạng FDI tác động tới các yếu tố năng lực cạnh tranh phân tích dựa trên khung nghiên cứu?

- Giải pháp nào có thể thúc đẩy thu hút FDI năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và thu hút nhiều lượng vốn FDI vào ngành công nghiệp điện tử nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển giao công nghệ?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu thập các số liệu thống kê về số lượng vốn và dự án FDI vào ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam các báo cáo nghiên cứu liên quan đến tình hình đầu tư của FDI vào Việt Nam nói chung và Ngành Công nghiệp điện tử nói riêng trong giai đoạn 2012 - 2023

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các kênh: Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các kênh thông tin đại chúng.

Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu

Nhóm tiến hành tổng hợp kết quả từ dữ liệu thứ cấp đã thu được, sau đó phân tích và đánh giá một cách tổng quan Ngành Công nghiệp điện tử tại Việt Nam và đưa ra những kết luận cụ thể về tác động của FDI đối với từng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngành Công nghiệp điện tử tại Việt Nam

Trong bài nghiên cứu, nhóm sử dụng hệ thống bảng biểu, đồ thị, hình vẽ là công cụ trực quan để phân tích, minh họa nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu mà bài nghiên cứu sẽ trình bày nhằm mang lại giá trị thực tiễn cho đề tài.

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Từ việc phân tích và tổng hợp số liệu, nhóm tiến hành đối chiếu, so sánh về tình hình năng lực cạnh tranh của Ngành Công nghiệp điện tử trước và sau khi có sự hỗ trợ của nguồn vốn FDI nhằm làm nổi bật, nhấn mạnh tác động của FDI đối với năng lực cạnh tranh Ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Ý nghĩa về mặt khoa học

- Bổ sung cho lý thuyết về tác động của FDI đối với năng lực cạnh tranh.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý ngành điện tử, Chính phủ, về cách thức

- Kết quả nghiên cứu giúp cho các doanh nghiệp điện tử nắm vững về tầm quan trọng của FDI đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngành Công nghiệp điện tử tại Việt Nam.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, bài nghiên cứu đề tài được chia thành 4 chương như sau: Chương I Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Chương II Cơ sở lý luận về tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh của ngành Chương III Đánh giá tác động của FDI đối với năng lực cạnh tranh của Ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam

Chương IV: Một số giải pháp nâng cao tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh Ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Những nghiên cứu về tác động của FDI đến doanh nghiệp, ngành, quốc gia

Giải thích sớm nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là lý thuyết về chuyển động dòng vốn, coi FDI là một thành phần của đầu tư danh mục đầu tư Năm 1976,

Hymer đã đóng góp đột phá bằng cách cung cấp cách giải thích ban đầu về FDI trong các ngành công nghiệp truyền thống Theo Hymer, các tập đoàn đa quốc gia chỉ sẵn sàng tham gia vào FDI nếu họ có thể có được lợi thế so với các doanh nghiệp địa phương thông qua các tài sản vô hình như thương hiệu lâu đời, bản quyền công nghệ, chuyên môn quản lý và các yếu tố độc đáo khác FDI có thể xảy ra do khó bán hoặc cho thuê các tài sản vô hình này, bất chấp mong muốn của các tập đoàn đa quốc gia làm như vậy Cách tiếp cận nội bộ của doanh nghiệp, trái ngược với lý thuyết về tổ chức công nghiệp, đặt trọng tâm mạnh vào các doanh nghiệp tham gia vào FDI Sự nhấn mạnh này bắt nguồn từ sự thừa nhận rằng thị trường cho các yếu tố sản xuất là không hoàn hảo, khiến các doanh nghiệp tìm kiếm các phương pháp thay thế để tiến hành kinh doanh Cụ thể, các doanh nghiệp cố gắng thay thế các giao dịch thị trường bằng các giao dịch nội bộ của doanh nghiệp, vì cách tiếp cận này cho phép họ giảm chi phí tiếp thị nhất định Bằng cách nội tâm hóa các tài sản của doanh nghiệp, các công ty này có thể vượt qua các khoảng thời gian kéo dài có thể dẫn đến sự chậm trễ, đàm phán và sự không chắc chắn cho người mua Ngược lại, lý thuyết về vị thế đầu tư FDI làm sáng tỏ lý do chính của FDI là sự chênh lệch trong các yếu tố sản xuất nhất định như nguyên liệu thô và lực lượng lao động giữa các quốc gia Do đó, sự khác biệt này dẫn đến các chi phí khác nhau gắn liền với vị thế đầu tư Dunning (1988) trình bày lý thuyết về cấu trúc của dòng vốn FDI Mô hình OLI (ownership (sở hữu) – location

(nơi đầu tư) – internalization (nội bộ hóa các đặc trưng doanh nghiệp)), được ông giới thiệu như một lý thuyết triết học về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Lý thuyết này vẫn còn giá trị và phù hợp cho đến ngày nay, vì nó kết hợp ba lý thuyết riêng biệt về FDI nhấn mạnh lợi ích của quyền sở hữu, lợi thế của việc đầu tư vào một số địa điểm nhất định và lợi thế của việc nội tâm hóa các đặc điểm của doanh nghiệp

Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy (2016) đã tiến hành nghiên cứu

“Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hoà” Các nhà nghiên cứu đã sử dụng sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu định tính và phân tích định lượng, đặc biệt sử dụng mô hình tự hồi quy vector Var, để đánh giá mối quan hệ nhân quả của Granger Năm biến số kinh tế đã được xem xét trong nghiên cứu: tổng sản phẩm (GRDP), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI thực hiện), lao động (L), nguồn nhân lực (SV) và mở cửa thương mại (OPEN) Các phát hiện của cuộc điều tra cho thấy mối liên hệ nhân quả một chiều giữa tăng trưởng kinh tế và FDI ở Khánh Hòa

Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến (2013) nghiên cứu về “Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các nước Châu Á” trong quá trình nghiên cứu họ thấy được dòng vốn FDI dự kiến sẽ có tác động tích cực đến nước tiếp nhận thông qua việc tích lũy vốn, chuyển giao kiến thức kỹ thuật, tiếp thu chuyên môn công nghệ, nâng cao năng lực sáng tạo và cuối cùng là kích thích tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond và phương pháp ước tính PMG để kiểm tra ảnh hưởng của quy mô thị trường, lao động, thâm hụt ngân sách, cơ sở hạ tầng, mở cửa thương mại và lạm phát đối với FDI ở 11 quốc gia châu Á trong giai đoạn từ 1990 đến 2011 Các phát hiện cho thấy, ngoại trừ tác động tiêu cực của thâm hụt ngân sách đối với FDI trong trường hợp ước tính PMG, quy mô thị trường, lao động và sự mở cửa thương mại là những yếu tố quyết định chính của FDI trong cả hai phương pháp ước tính

Nguyễn Thị Quỳnh Hương và Trần Kim Anh (2021) trình bày khung phân tích toàn diện trong nghiên cứu của họ với tiêu đề “Thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam”

Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để kiểm tra vai trò của FDI trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo (CNCBCT) Các tác giả đề xuất ba tiêu chí, đó là vốn FDI, nhân lực ngành và giá trị xuất khẩu, để đánh giá tác động của việc thu hút FDI trong ngành CNCBCT Những nỗ lực này nhằm nâng cao quy mô và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững

Nguyễn Thị Thu Hà (2018) đã thực hiện một nghiên cứu mang tên “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương” Tác giả nhấn mạnh việc thúc đẩy doanh nghiệp trong nước bằng

FDI vẫn chưa đủ, dẫn đến sự chênh lệch thu nhập giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng Hơn nữa, FDI làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ở cấp độ xã hội, giảm thu hút lao động lâu dài và gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm nước và không khí Những phát hiện này đặt ra những thách thức đáng kể về mặt quản lý và định hình các chính sách phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đưa ra các định hướng cụ thể để tăng cường tác động của FDI trong tương lai

Huỳnh Công Minh & Nguyễn Tấn Lợi (2017) đã đưa ra đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và thể chế: Bằng chứng thực nghiệm từ các nước Châu Á” đã xem xét kỹ lưỡng mối liên hệ nhân quả hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tầm cỡ của các tổ chức ở 19 quốc gia châu Á từ năm 2002 đến năm 2015, sử dụng một mô hình các phương trình đồng thời Bằng cách áp dụng các phương pháp ước tính 3SLS và SGMM Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến chất lượng thể chế bao gồm: Dân chủ hóa, độ mở thương mại, giáo dục, và thu nhập quốc dân bình quân đầu người Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có những yếu tố cụ thể đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Những yếu tố này bao gồm đầu tư trong nước, quy mô thị trường, nguồn lao động, chất lượng lao động, tính mở thương mại và tài nguyên thiên nhiên

Hà Thành Công (2019) đã đưa ra nghiên cứu xem xét mối tương quan giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại quốc tế, tổng tích lũy tài sản cố định và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 1990 - 2017 Bằng cách dựa vào thử nghiệm Colinkage Johansen và mô hình vectơ sửa lỗi (VECM), nghiên cứu chứng minh sự hiện diện của mối liên hệ lâu dài giữa các biến này Cụ thể, các biến số này có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam FDI là một thành phần năng động cao trong phong trào tài nguyên toàn cầu, hoạt động kết hợp với đầu tư vốn cho phát triển (Brems, 1970) Nó cũng tạo điều kiện cho việc nâng cao nguồn nhân lực và tạo ra cơ hội việc làm (Gregorio, 2003) Hơn nữa, FDI hỗ trợ mở rộng thị trường và kích thích xuất khẩu, từ đó thúc đẩy sự chuyển đổi cấu trúc kinh tế

TS Đào Thị Bích Thủy (2012) nghiên cứu “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình nền kinh tế đang phát triển” đã phát triển mô hình với hàm sản xuất có dạng hàm Cobb-Douglas Phân tích trong ngắn hạn nền kinh tế chịu tác động của công nghệ sản xuất nước ngoài và lãi suất thế giới; Tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn được thực hiện thông qua quá trình tích lũy vốn Với mục tiêu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phân tích mô hình đã cho thấy tầm quan trọng của vốn nhân lực như một nhân tố quyết định sự thành công của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Kết quả của phân tích đưa ra những ý nghĩa chính sách đáng chú ý nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả hoạt động ngắn hạn và mở rộng dài hạn của nền kinh tế Đề tài nghiên cứu về “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của 4 tiến sĩ và thạc sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt

Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải tập trung vào phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua hai kênh quan trọng nhất là vốn đầu tư và các tác động tràn Với 4 tác động tràn: tác động liên quan tới cơ cấu đầu ra-đầu vào của doanh nghiệp; tác động liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ; tác động liên quan đến thị phần trong nước hay tác động cạnh tranh; tác động liên quan đến trình độ lao động (hay vốn con người) Các tác động tràn nêu trên có thể ảnh hưởng tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước Do giá trị gia tăng của cả nền kinh tế được tạo ra chủ yếu bởi các doanh nghiệp, nên có thể hình dung ra mối quan hệ gián tiếp giữa tăng trưởng và tác động tràn của FDI

Nguyễn Thị Thanh Mai, Đỗ Quỳnh Anh (2020) nghiên cứu “Tác động lấn át của

FDI đến sự rời ngành của doanh nghiệp trong nước” chỉ ra FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam FDI được kỳ vọng không chỉ cung cấp lượng vốn đầu tư lớn, tạo nhiều việc làm cho xã hội mà còn thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu cũng như mang lại sự thay đổi về công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại, FDI cũng tạo ra những tác động nhất định đối với các doanh nghiệp trong nước, trong đó có tác động lấn át đối với những doanh nghiệp này Sự có mặt của nguồn FDI đã tạo nên những áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp từ năm 2002 đến 2010 nhằm lượng hóa tác động của nguồn vốn FDI đối với sự rời ngành của các doanh nghiệp trong nước Kết quả thu được cho thấy ngoài những yếu tố như thời gian hoạt động, quy mô, tình trạng xuất nhập khẩu, mức độ tập trung ngành, năng suất lao động thì sự xuất hiện của FDI trong cùng ngành kinh doanh làm tăng khả năng rời ngành của các doanh nghiệp trong nước

Dựa trên nghiên cứu hiện có về kinh doanh điện tử, kinh doanh và tiếp thị thông thường ở công ty nhỏ hơn, Fillis và cộng sự (2004) đã xây dựng một khung khái niệm về các lý do đằng sau việc áp dụng và không áp dụng ở công ty nhỏ hơn Một khung khái niệm được xây dựng và các đề xuất nghiên cứu sau đó được phát triển nhằm tập trung sự chú ý vào các tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động đến việc sử dụng kinh doanh điện tử của các công ty nhỏ hơn

Những nghiên cứu về Ngành Công nghiệp điện tử

1.2.1.1 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh

Nguyễn Trúc Vân (2007) phát hiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp điện – điện tử thành phố Hồ Chí Minh tuy chịu tác động từ các yếu tố chính sách nhưng chủ yếu phụ thuộc vào nội lực của doanh nghiệp Trong đó, các yếu tố quy mô, nguyên liệu, lao động, công nghệ, chi phí, thị trường và thương hiệu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tương tự, Trần Thanh Thuỷ (2007) phát hiện các yếu tố tài chính, quản trị, nguồn nhân lực, R&D, quy mô, thiết bị - công nghệ và chiến lược marketing xác định năng lực cạnh tranh ngành điện tử Việt Nam Hơn nữa, trong thời gian dài không nhận được chính sách hỗ trợ rõ ràng nên các doanh nghiệp điện tử không có định hướng chiến lược cụ thể để phát triển bền vững Do đó, ngành Công nghiệp điện tử phải hoàn thiện chiến lược sản phẩm thông qua con đường đổi mới công nghệ và thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời triển khai các giải pháp tích cực để thắng lợi trong khâu định giá sản phẩm Hơn nữa, Nhà nước cần triển khai các chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường; hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

Nguyễn Hoàng Ánh (2008) xác định ngành điện tử Việt Nam nên tập trung vào công đoạn sản xuất để tranh thủ sự hợp tác của các tập đoàn điện tử quốc tế thay vì tham gia vào khâu thiết kế, phân phối của chuỗi giá trị cung ứng Đồng thời, các hoạt động khoa học công nghệ, môi trường thể chế - chính sách, khách hàng quốc tế, lợi thế so sánh quốc gia, loại sản phẩm, xúc tiến thương mại, thiết kế sản phẩm, hoạt động phân phối, thị trường, loại hình doanh nghiệp, năng lực sản xuất đóng vai trò quan trọng trong khâu xác định vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng điện tử toàn cầu

Bên cạnh đó, Vũ Ngọc Anh (2008) phát hiện Ngành Công nghiệp điện tử thành phố Hồ Chí Minh tuy có nhiều tiềm năng phát triển nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng Điều này là do chất lượng, mẫu mã sản phẩm điện tử không phong phú và phần lớn các linh kiện điện tử đều nhập khẩu Ngoài ra, các doanh nghiệp điện tử chỉ dừng lại ở dạng gia công, lắp ráp, trình độ công nghệ thấp và khả năng cạnh tranh kém Vì thế, ngành điện tử phải thúc đẩy quá trình phát triển công 33 nghiệp hỗ trợ thông qua việc giảm bớt hàng rào bảo hộ, thu hút đầu tư nước ngoài FDI một cách có chọn lọc, xây dựng các mối liên kết trong nước và quốc tế, tham gia vào mạng lưới toàn cầu và phát triển nguồn nhân lực

Nguyễn Tiến Đà (2020) với Luận án tiến sĩ về “Phát triển ngành Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng” sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đưa ra nhóm chính sách, giải pháp hướng về xuất khẩu nhờ vào phát triển năng lực cạnh tranh dựa trên: Giá trị gia tăng trong sản xuất; Lợi thế cạnh tranh cơ sở hạ tầng trong xuất khẩu; Lợi thế về lao động; Nâng cao chất lượng sản phẩm điện tử; Phát triển môi trường kinh doanh Phân tích thực trạng phát triển, chính sách, giải pháp ngành Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử qua các giai đoạn đưa ra đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển ngành Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng

Trần Thị Bích Ngọc và Đào Thanh Bình (2019) nghiên cứu “Vietnam's Electronics Industry: The Rise And Problems Of Further Development” với phương pháp phân tích định lượng, tiếp cận hệ thống ưu điểm được sử dụng để phân tích thực trạng Ngành Công nghiệp điện tử của Việt Nam Việc đánh giá trong sản xuất và kết quả đạt được của El được mô tả dựa trên số liệu khách quan từ các nguồn thống kê và công bố chính thức Các vấn đề nghiên cứu được tác giả trình bày là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành Phương pháp quy nạp được áp dụng để tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong việc phát triển El và chỉ ra những nguyên nhân chính thúc đẩy sản lượng tăng thêm của ngành này (Rynhart và cộng sự, 2016; Bakhshandeh và cộng sự, 2015)

1.2.1.2 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng

Hồ Lê Nghĩa (2011) phát hiện 4 nhân tố là tỷ lệ VA/GO, ICOR, năng suất lao động và công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử thấp nên chất lượng tăng trưởng của ngành Công nghiệp điện tử hiện nay còn thấp

Tương tự, Trương Thị Chí Bình (2011) phát hiện trong một thời gian dài 1996 -

2005 chưa nhận được sự đầu tư thích đáng để phát triển nên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng điện tử gia dụng chỉ đầu tư lắp ráp sản phẩm với công nghệ không cao và vốn đầu tư thấp để tận dụng thị trường nội địa Nói chung, việc ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ là yếu tố căn bản, quyết định chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam tích cực thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực, phát triển liên kết sản xuất trong nước, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp làm nền tảng thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng nhằm phát triển ổn định, bền vững

Cao Minh Nghĩa (2013) phát hiện ngành Công nghiệp điện tử thành phố Hồ Chí Minh tuy phát triển mạnh, góp phần lớn vào việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng và giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố nhưng chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp Tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất có xu hướng giảm; năng suất lao động thấp; trình độ công nghệ của các doanh nghiệp phần lớn đạt mức trung bình; phát triển chủ yếu dựa vào vốn, lao động; hoạt động sản xuất chủ yếu là lắp ráp nên không tăng trưởng theo chiều sâu

Bên cạnh đó, Vũ Đình Khoa (2015) xác định 5 nhân tố hình thành Cụm ngành Công nghiệp điện tử tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm có: (i) cơ sở hạ tầng, (ii) tiếp cận tài chính; (iii) môi trường đầu tư kinh doanh; (iv) môi trường sống cho nhà đầu tư; (v) cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Vì thế, cụm ngành Công nghiệp điện tử Bắc Bộ cần phải tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích liên kết giữa cơ sở nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ cơ bản; khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất; phát triển nhân lực trình độ cao để tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Vũ Thị Thanh Huyền và Trần Việt Thảo (2021) đã cho thấy các tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam Kết quả cho thấy các yếu tố như dung lượng thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố thuộc về môi trường chính sách, thông tin đều là những nhân tố có tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử trong nước

1.2.2.1 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng sản lượng và xuất khẩu

Wu và cộng sự (2007) tìm thấy các yếu tố GDP, GDP bình quân đầu người, khoảng cách, dòng vốn FDI và các hiệp ước đầu tư song phương có tác động tích cực đến khối lượng thương mại quốc tế về sản phẩm điện tử của Trung Quốc

Bên cạnh đó, Zhao và cộng sự (2007) phát hiện rằng Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về các sản phẩm điện tử nhờ vào sự can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả từ chính quyền trung ương Việc Chính phủ khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các tập đoàn xuyên quốc gia, tăng cường thu hút FDI và khai thác tối đa hiệu ứng lan tỏa từ FDI tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho ngành Công nghiệp điện tử

Hơn nữa, Zhou và Latorre (2014) phát hiện nguồn gốc Trung Quốc trở thành trung tâm xuất khẩu điện tử là thu hút dòng vốn FDI khổng lồ từ các nước phát triển Các dòng vốn này đã tạo ra sự phát triển sản xuất, cung ứng đầu vào trung gian và cung cấp hàng hóa cuối cùng Do đó, các cú sốc FDI sẽ làm thay đổi mô hình thương mại, thay đổi vai trò trung tâm sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc

Motohashi và Yuan (2010) tìm thấy hiệu ứng lan tỏa dọc trong việc lắp ráp thiết bị điện tử nhưng không tồn tại hiệu ứng lan tỏa ngang ở cả hai ngành công nghiệp ô tô và điện tử ở Trung Quốc Đặc biệt, việc mua lại, nhập khẩu công nghệ và hợp tác nghiên cứu có ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nội địa

Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

Nghiên cứu về cạnh tranh (CT) và năng lực cạnh tranh (NLCT) đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Từ thế kỉ thứ 18, nhà kinh tế học người Scotland Adam Smith đã đưa ra khái niệm “Lợi thế tuyệt đối” trong cuốn "Nghiên cứu về sức mạnh và nguồn gốc của các quốc gia" (The Wealth of

Nations) năm 1776 Mô hình kinh tế cổ điển này cho rằng các quốc gia có thể thu được lợi từ thương mại quốc tế nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất những hàng hóa mà quốc gia đó có thể sản xuất với chi phí thấp hơn so với các quốc gia khác Quốc gia nào có chi phí sản xuất thấp hơn cho một hàng hóa thì quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hóa đó Nối tiếp theo đó, một khái niệm mới do nhà kinh tế học người Anh David Ricardo phát hiện cách đó không lâu, đó là “lợi thế so sánh” trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa” (1817) Lý thuyết cổ điển về lợi thế so sánh của Ricardo đã có những điểm tiến bộ so với lợi thế tuyệt đối khi đã giải thích được thương mại quốc tế giữa các quốc gia có năng lực sản xuất khác nhau cũng như giữa các quốc gia có năng lực sản xuất tương đương nhau Những nhà kinh tế thế hệ sau và theo trường phái Ricardo (còn gọi là Ricardian) tiếp tục nghiên cứu về lợi thế so sánh dựa trên cách tiếp cận khác hơn và mở rộng mô hình nghiên cứu so với Ricardo Tiêu biểu như Lý thuyết Haberler (Gottfried Haberler,

1936) hay mô hình H - O (Eli Heckscher; Bertil Ohlin, 1933) Heckscher- Ohlin Haberler đã vận dụng lý thuyết chi phí cơ hội để nghiên cứu giải thích lợi thế so sánh

Mô hình nghiên cứu của Ricardo với một yếu tố sản xuất đó là lao động, nhưng đối với Heckscher - Ohlin nghiên cứu lợi thế so sánh với mô hình 2 yếu tố sản xuất, đó là lao động và vốn trong điều kiện chi phí cơ hội tăng Mô hình thương mại của Heckscher - Ohlin còn gọi là 2 x 2 x 2 (2 quốc gia, 2 sản phẩm và 2 yếu tố sản xuất) Các lý thuyết trên đều cho rằng các quốc gia sẽ chuyên môn hóa hàng hóa mang lợi thế lớn hơn và đem xuất khẩu, như vậy có thể thấy rằng xuất phát từ việc chuyên môn hóa đã thể hiện lợi thế cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh của quốc gia đó trong sản xuất mặt hàng xuất khẩu

Tác phẩm kinh điển của Porter, M.E (1980) là “Competitive Strategy” (Chiến lược CT) đã làm lý giải cho sự phức tạp trong cạnh tranh một cách giản đơn và dễ tiếp cận Trong đó, ba chiến lược CT phổ quát và mạnh mẽ nhất đó là sự khác biệt hóa, chi phí thấp và tập trung, đồng thời nêu ra một góc nhìn mới về cách thức phân chia lợi nhuận (LN) Tiếp đó, tác phẩm “The competitive Advantage of Nation” (Lợi thế CT của quốc gia) (Porter, M.E, 1990) đã nêu các khái niệm về “lợi thế CT” và “lợi thế so sánh” trong bối cảnh tham gia TMQT Trong trường hợp cụ thể này, nếu một công ty chỉ ưu tiên mở rộng và đa dạng hóa kế hoạch chiến lược, nó không đảm bảo thành công lâu dài Do đó, Porter đã xây dựng mô hình năm lực, có thể áp dụng cho tất cả các ngành nghề dựa trên kiến thức và đóng vai trò là cơ sở cơ bản của kiến thức được sử dụng rộng rãi trong các lý thuyết đương đại về quản lý chiến lược và tiếp thị Cuộc điều tra của Porter tiết lộ rằng khái niệm thông thường về lợi thế so sánh (chẳng hạn như lực lượng lao động và nguồn lực quốc gia) không còn có thể được coi là nguồn gốc của sự thịnh vượng, bao gồm các yếu tố như sử dụng tài nguyên, khả năng thích ứng và khả năng đáp ứng với những thay đổi trong môi trường định hướng tri thức Do đó, để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững, các quốc gia, ngành công nghiệp và doanh nghiệp phải liên tục phát triển chuyên môn và kiến thức trong việc quản lý chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và tái tạo hiệu quả các nguồn lực khan hiếm Hơn nữa, ngoài những đóng góp phân tích của Porter cho lợi thế cạnh tranh, còn có nhiều nghiên cứu điển hình khác nhau về khuôn khổ lý thuyết về lợi thế cạnh tranh không dựa trên địa điểm được thực hiện bởi các học giả nổi tiếng từ trường lợi thế cạnh tranh lý tưởng như W PP Jevos, A Coumot, L Walras, Marshall, cũng như các trường có lợi thế cạnh tranh đương đại bao gồm E Chamberlin, J Robinson, A Schumpeter, R Boyer, M Aglietta, Porter và Micheal Eairbank Mỗi tác giả lại có cách tiếp cận riêng về NLCT như: Từ điển bách khoa điện tử Wikipedia; Rainer Feurer và Kazem Chaharbaghi (1994) với tác phẩm “Defining Competitiveness: A Holistic Approach, Management Decision” (Nâng cao NLCT: Cách tiếp cận toàn diện, quyết định quản lý); Diễn đàn Kinh tế thế giới với báo cáo NLCT toàn cầu “The Global Competitiveness Report 2009 - 2010”

Toàn cầu hóa làm cho các quốc gia trở thành một thành phần phụ thuộc của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm tăng trưởng kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu Trong khuôn khổ của kỷ nguyên tiên tiến hiện nay, mỗi quốc gia không chỉ củng cố tiềm năng kinh tế của mình mà còn tăng cường thương mại với các quốc gia khác theo một quỹ đạo thúc đẩy cả phát triển và củng cố các kết nối Khi thương mại xuyên biên giới vượt qua giới hạn của các quốc gia riêng lẻ, ngoài việc xem xét lợi thế so sánh, các nhà nghiên cứu thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng trong việc hiểu được lợi thế cạnh tranh, nhằm mục đích phân biệt các yếu tố tạo ra sự thịnh vượng cho một quốc gia, một ngành công nghiệp cụ thể, một doanh nghiệp hoặc một đối tác chiến lược Yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia có thể liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngành hay của doanh nghiệp, hoặc cũng có thể bị tác động bởi những yếu tố về công nghệ hay giáo dục,

Với tác phẩm nghiên cứu “Competitiveness of Electronics manufacturing industry in India: an ISM–fuzzy MICMAC and AHP approach”, (Manoj Kumar Singh và cộng sự, 2018) nhà nghiên cứu đã xác định và xây dựng hệ thống phân cấp các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất điện tử (EMI) ở cấp độ ngành và áp dụng phương pháp MICMAC và phân tích phương pháp tiếp cận quy trình phân cấp

(AHP) Những yếu tố này đã được giải thích liên quan đến quản lý và quan điểm của các nhà hoạch định chính sách của chính phủ trong bối cảnh Ấn Độ

Idris Z và cộng sự (2021), “High-Technology Trade: Does it Enhance National

Competitiveness?”, Jurnal Ekonomi Malaysia (2021) Trong nghiên cứu này, tác giả đã chứng minh tác động của phát triển công nghệ thông qua các hoạt động thương mại quốc tế đến năng lực cạnh tranh quốc gia Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm

20 quốc gia xuất khẩu công nghệ cao lớn trong giai đoạn 2007 đến 2016 Một phân tích kinh tế lượng về dữ liệu bảng đã được sử dụng coi chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu là biến phụ thuộc, kết quả cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu công nghệ cao đều ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh quốc gia Cụ thể, xuất khẩu công nghệ cao buộc công nghệ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việc nhập khẩu công nghệ cao đóng vai trò là cơ chế chuyển giao công nghệ và ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh quốc gia Những phát hiện này ngụ ý rằng sẽ có lợi cho một quốc gia nếu xác định và phát triển các ngành công nghệ cao tiềm năng nhằm đạt được mức độ cạnh tranh quốc gia cao hơn

Liu F, Xu H (2017), “Effects of educational efficiency on national competitiveness based on cross-national data”, Education Sciences (2017) Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đối với khả năng cạnh tranh quốc gia và sự phát triển trong tương lai là điều hiển nhiên Nghiên cứu này chứng thực rằng trong số 53 quốc gia, những quốc gia có hiệu quả giáo dục cao và phát triển ổn định chủ yếu tập trung ở Đông và Đông Nam Á Nghiên cứu này kết luận rằng giá trị của hiệu quả giáo dục sẽ chỉ được đề cao khi mức độ cạnh tranh quốc gia đạt đến một mức độ nhất định, bất kể thế mạnh của giáo dục cơ bản ở các nước đang phát triển và hiệu quả của hiệu quả giáo dục.Các động lực của giáo dục và công nghệ rất quan trọng ở hầu hết các nền kinh tế cạnh tranh tùy theo các quốc gia và khu vực phát triển khác nhau

Các nghiên cứu đã xác định chính xác nguồn gốc của khả năng cạnh tranh hoặc lợi thế của việc cạnh tranh và mối tương quan trực tiếp của nó với hiệu suất của một doanh nghiệp (Hill & Deeds, 1996; Hitt & Ireland, 1985; Mauri & Michaels, 1998; Porter, 1991; Rumelt, 1991) Có ít nhất ba mô hình chính để giải thích lợi thế cạnh tranh dẫn đến hiệu suất vượt trội và bền vững của một doanh nghiệp (Strandskov,

2006) Mô hình đầu tiên là quan điểm dựa trên nguồn lực Theo mô hình này, các doanh nghiệp về cơ bản có các đặc trưng riêng và theo thời gian các doanh nghiệp này tích lũy được nhiều nguồn lực và kỹ năng cho phép họ kiếm được lợi nhuận siêu ngạch (Barney, 1991) Mô hình thứ hai chỉ ra rằng doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nếu nó có mạng lưới kinh doanh tốt (Ford, 1990; Hakansson & Snekota, 1995) Quan điểm này cho rằng việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh được gắn trong các mối quan hệ kinh doanh Mô hình thứ ba giải thích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên quan điểm ngành Quan điểm này cho rằng lợi thế cạnh tranh liên quan trực tiếp đến môi trường mà các doanh nghiệp đó hoạt động (Porter, 1991; Strandskov, 2006) Tuy nhiên, Prahalad & Hamel (2006) cho rằng trọng tâm cạnh tranh cơ bản trong hầu hết các ngành là dựa trên nguồn lực, đặc biệt đối với các doanh nghiệp giống nhau và hoạt động trong cùng một thị trường Như vậy, nguồn lực, chứ không phải là các đặc điểm cấu trúc toàn ngành, nằm ở cốt lõi vấn đề tạo dựng lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp Nói một cách khác một doanh nghiệp sở hữu và phát triển các nguồn lực và khả năng làm cho nó trở nên độc đáo hơn so với các doanh nghiệp khác sẽ có lợi thế cạnh tranh

Một trong những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp là công nghệ Với nghĩa hẹp, công nghệ được định nghĩa là khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra của một doanh nghiệp (Coelli & cộng sự, 1998; Fare & cộng sự, 1994) Doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao là doanh nghiệp có hàm lượng tri thức được tích hợp trong các sản phẩm của mình cao và chỉ số này thường được đo lường thông qua chi tiêu nghiên cứu và phát triển (R&D) trung bình cho một đồng doanh thu của doanh nghiệp đó Ở khía cạnh rộng hơn, công nghệ là bất cứ thứ gì giúp chúng ta sản xuất ra mọi thứ nhanh hơn, tốt hơn hoặc rẻ hơn hay đó chính là những cách thức độc đáo để kết hợp và áp dụng các nguồn lực đổi mới (khả năng phát triển sản phẩm), nguồn nhân lực, vốn, thương hiệu hoặc kinh nghiệm Đặc biệt, các nguồn lực và khả năng không thể mua được được hình thành và tích lũy trong mỗi doanh nghiệp và được xem là nguồn lực quý mà các doanh nghiệp khác khó có thể học hỏi (Dierickx & Cool, 1989)

Trần Đức Hiệp (2022) với bài nghiên cứu “Cải cách thể chế nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam” Tác giả đã nhận định một môi trường thể chế chất lượng cao là nền tảng cơ bản và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh quốc gia, giúp đảm bảo tỷ suất sinh lời cao từ việc đầu tư vào công nghệ và vốn nhân lực, do vậy, nó đóng vai trò kích thích doanh nghiệp đầu tư vào R&D, còn người dân đầu tư tiền của của mình để nâng cao vốn nhân lực

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, việc nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể quốc gia cần phải đi từ gốc rễ, phải xuất phát từ những điểm nhỏ nhất, cách phát triển và thúc đẩy năng lực cạnh tranh từ bộ phận các doanh nghiệp, mở rộng hơn là từng ngành cụ thể cũng như theo khu vực và địa phương

Th.S Đào Đình Minh (2017), “Năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam:

Khoảng trống nghiên cứu và tính mới của đề tài

Thứ nhất, các công trình trước đây chưa đi sâu phân tích tác động của FDI đến từng nhân tố phát triển NLCT của ngành và DN Về mặt thực tiễn thì các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến tác động của FDI ở thị trường ngành CNĐT của Việt Nam và chưa đi sâu phân tích và đánh giá một cách đầy đủ về mức độ tác động mạnh/yếu hay tác động tích cực/tiêu cực tới NLCT của một ngành nghề cụ thể Từ đó, các nghiên cứu chưa chỉ ra được những những hạn chế về NLCT của ngành làm cơ sở cho việc đưa ra một số giải pháp nâng cao NLCT của ngành, DN của Việt Nam Vì vậy đây được xem là khoảng trống rất cần nghiên cứu

Thứ hai, trong khi đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu NLCT của ngành, DN (theo các thước đo khác nhau) và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của ngành, DN trong một số nhóm ngành cụ thể Các nghiên cứu trước đây không tập trung vào việc phân tích tác động của FDI đến NLCT ngành Công nghiệp điện tử của Việt Nam

Việc so sánh NLCT của ngành Công nghiệp điện tử khi chưa có FDI và sau khi có FDI cũng chưa được phân tích một cách chi tiết ở các nghiên cứu đã có tại Việt Nam, nhất là khi trong thời gian tới các nước phát triển sẽ tăng cường đầu tư FDI cho việc phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ và quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng Đề tài đóng góp vào khoảng trống nghiên cứu bằng cách điều tra phỏng vấn các nhà chuyên gia, quản lý DN Công nghiệp điện tử nhằm đánh giá phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI đến điều kiện về yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa; ngành công nghiệp phụ trợ nhằm nâng cao NLCT Ngoài ra, đề tài này cũng sẽ đề xuất những giải pháp hướng tới mục tiêu nâng cao NLCT của quốc gia trong thời gian tới nhằm mục tiêu phát triển sâu rộng hơn.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

UNCTAD (1999) định nghĩa FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) là một hình thức đầu tư liên quan đến mối quan hệ lâu dài, trong đó một tổ chức, doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh tại một quốc gia khác Qua đó, các doanh nghiệp nước ngoài có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư

Theo các chuẩn mực Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), FDI được định nghĩa bằng một khái niệm rộng hơn Theo IMF: FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong 1 doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp Theo OECD: Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; Tham gia vào một doanh nghiệp mới; Cấp tín dụng dài hạn ( > 5 năm)

Hai định nghĩa trên nhấn mạnh đến mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của một chủ thể cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một chủ thể khác cư trú ở nước khác, gọi là doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời nhà đầu tư có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này

Khái niệm của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền kiểm soát tài sản đó Quyền kiểm soát là dấu hiệu để phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác

Theo qui định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1996

"Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo qui định của Luật này"

Luật Đầu Tư năm 2005 tại Việt Nam có đưa ra khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài” nhưng không đưa ra khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài” Tuy nhiên, từ các khái niệm trên có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”

Tóm lại có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó

FDI có thể hiểu theo hai nghĩa FDI vào (người nước ngoài nắm quyền kiểm soát các tài sản của một nước A) hoặc FDI ra (các nhà đầu tư nước A nắm quyền kiểm soát các tài sản ở nước ngoài) Nước mà ở đó chủ đầu tư định cư được gọi là nước chủ đầu tư (home country); nước mà ở đó hoạt động đầu tư được tiến hành gọi là nước nhận đầu tư (host country)

Theo IMF (1993) và OECD (1996), doanh nghiệp đầu tư trực tiếp được định nghĩa là doanh nghiệp mà trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 10% số lượng cổ phần hoặc quyền biểu quyết của một doanh nghiệp có tổ chức hoặc tỷ lệ tương đương với một doanh nghiệp không có tổ chức

2.1.2 Các nhân tố thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất cần thiết cho các quốc gia nhằm cải thiện môi trường đầu tư và gia tăng thu hút FDI cho tăng trưởng kinh tế

Có nhiều bằng chứng thực nghiệm nhằm xác định các nhân tố tác động lên dòng vốn FDI Tuy nhiên có nhiều yếu tố được coi là nhân tố tác động đến FDI trong mỗi nghiên cứu ở mỗi quốc gia khác nhau Vì vậy, rất khó để liệt kê các nhân tố tác động, đặc biệt là theo thời gian một số nhân tố có thể có hoặc không có nghĩa thống kê Do đó, VN - quốc gia đang phát triển cần phải tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến FDI tại các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi và những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được giải thích tốt bởi các nhân tố cơ bản của nền kinh tế Quy mô thị trường được đại diện bởi GDP, tổng dự trữ, yếu tố cơ sở vật chất được được đại diện bởi biến tiêu thụ hiện có tương quan cùng chiều với FDI Điều này hàm ý rằng những quốc gia có quy mô thị trường càng lớn, tích lũy dự trữ càng nhiều cũng như có cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước mình nhiều hơn Ngoài ra, biến độ mở thương mại có tác động cùng chiều lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến độ mở kinh tế của quốc gia nước chủ nhà khi quyết định nơi đầu tư tại các quốc gia đang phát triển Ngược lại, biến chi phí lao động có tương quan dương với FDI, kết quả này trái ngược với giả thuyết nghiên cứu cũng như một số kết quả thực nghiệm của Nunes et al (2006), Vinit Ranjan, Dr Gaurav Agrawal

(2011), Ab Quyoom Khachoo & Mohd Imran Khan (2012) Điều này có thể là khi mức lương cao hơn phản ánh trình độ của người lao động ngày càng nâng cao, do đó, tác động tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đó

2.1.3.1 Đối với nước nhận đầu tư

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò trong nền kinh tế Việt Nam Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua Các nghiên cứu của Freeman (2000), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Nguyễn Mại (2004) đều rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kinh ngạch xuất khẩu hàng hóa), đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho một số bộ phận lao động Bên cạnh đó, FDI có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI, tạo ra kênh truyền tác động tràn tích cực hữu hiệu a FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế

Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp Do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thường của nguồn vốn này như đã phân tích, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước

Theo lý thuyết "cái vòng luẩn quẩn" và "cú huých" từ bên ngoài của Samuelson, đa số các nước đang phát triển đều thiếu vốn, thu nhập thấp chỉ đủ để người dân sống ở mức tối thiểu, do đó khả năng tích lũy vốn hạn chế Thực tiễn trên thế giới cho thấy các nước muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao phải đầu tư ít nhất 20% GDP vào việc tạo vốn Trong khi đó các nước nông nghiệp nghèo nhất chỉ có thể tiết kiệm được 5% GDP (Samuelson & Nordhaus, 1985) Và phần lớn trong số tiền tiết kiệm nhỏ bé trên phải dùng cung cấp nhà cửa và các công cụ giản đơn cho dân số đang tăng lên Phần dành cho phát triển rất ít Bên cạnh đó các nước đang phát triển còn gặp phải những khó khăn khác như dân trí thấp, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, kỹ thuật lạc hậu, Chính vì vậy các nước đang phát triển ngày càng khó khăn và cứ vướng mãi vào cái vòng luẩn quẩn Để có thể bứt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn trên, Samuelson đưa ra kết luận rằng các nước đang phát triển cần có huých từ bên ngoài thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài

Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành

2.2.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Nói một cách khái quát, cạnh tranh là sự ganh đua giữa một nhóm người hoặc tổ chức, doanh nghiệp với nhau nhằm nâng cao vị thế của mình và làm giảm vị thế của các đối thủ Mục đích của cạnh tranh là giành được sự tồn tại, lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh trong một lĩnh vực nào đó

Trong kinh tế, khái niệm cạnh tranh được hiểu và định nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung lại, có thể nêu ra một cách tổng quát về các đặc trưng cơ bản của cạnh tranh trong kinh doanh, đó là:

+ Chủ thể cạnh tranh: Bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh có tư cách pháp lý độc lập Cạnh tranh chỉ diễn ra khi có sự tranh đua của ít nhất hai chủ thể trở lên và phần lớn là đối thủ của nhau Các chủ thể này phải mang cùng một mục tiêu thì mới có cạnh tranh

+ Loại hình cạnh tranh: Có 3 loại cạnh tranh trong kinh doanh thường thấy là: Cạnh tranh trực tiếp, Cạnh tranh gián tiếp và Cạnh tranh tiềm năng hoặc thay thế + Các phương pháp cạnh tranh: thông qua giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tính độc đáo và sự khác biệt Thực chất, cạnh tranh là vấn đề tranh giành lợi thế về giá cả hàng hóa - dịch vụ, hay những sự khác biệt về chất lượng, và đó là phương thức duy nhất để giành lấy lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế

+ Mục đích cạnh tranh: Cạnh tranh nhằm thực hiện lợi ích kinh tế và mục tiêu đã định của bản thân Lợi ích kinh tế của tự thân chủ kinh tế là động lực nội tại để họ cạnh tranh với nhau, và trong quá trình đó, họ cố gắng giữ hoặc mở rộng thị phần, tăng doanh số bán hàng, và nâng cao lợi nhuận của mình

+ Vai trò của cạnh tranh: Cạnh tranh buộc những người sản xuất và buôn bán phải cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá, thay đổi mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tín nhiệm; cải tiến nghiệp vụ thương mại và dịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn định hay giảm giá bán và tăng doanh lợi

+ Cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian và không gian không theo nguyên tắc cố định

Tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, cạnh tranh được nhìn nhận và hiểu theo những cách khác nhau, ở những phạm vi và cấp độ không giống nhau Tuy nhiên, xét theo quan điểm tổng hợp thì cạnh tranh là quá trình các chủ thể kinh tế đua tranh với nhau để tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) giúp đạt mục tiêu kinh tế của mình như chiếm lĩnh thị trưởng, giành lấy khách hàng, đảm bảo các điều kiện sản xuất, thị trưởng và tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình

2.2.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh, các cấp độ cạnh tranh

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở ba cấp độ: quốc gia, ngành/doanh nghiệp và sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) Hiện nay, chưa có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh, do đó hoàn toàn không có một lý thuyết nào có tính thuyết phục về vấn đề này Tuy nhiên, có hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp đầu tiên do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn niên giám cạnh tranh thế giới Cả hai phương pháp này đều do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng Các lý thuyết này đều đi đến một số kết luận chung, cụ thể là để vươn lên và giành thắng lợi trong cuộc đua cạnh tranh quốc tế, cần trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh ở ba cấp độ sau:

- Năng lực cạnh tranh quốc gia

Năng lực cạnh tranh quốc gia có nhiều cách nhận thức và xác định khác nhau, nhưng đều có chung yếu tố là tốc độ cải thiện kinh tế và mức sống thực tế của người dân, tức là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời nâng cao được thu nhập thực tế của người dân, trên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế tương đối vững chắc của quốc gia Theo M Porter, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng các nguồn lực (con người, tài nguyên và vốn) của một quốc gia Chỉ có năng suất lao động mới là yếu tố quyết định cho năng lực cạnh tranh quốc gia, bởi vì đây là yếu tố cơ bản xác định việc nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia Điều này lại phụ thuộc vào sự phát triển và tính năng động của các doanh nghiệp, hay nói cách khác năng suất lao động của quốc gia chính là năng suất tổng hợp của các ngành, các doanh nghiệp trong nước Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia có được là nhờ việc tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả nhất (mang lại năng suất cao nhất), là kết quả tổng hợp của năng lực cạnh tranh của những ngành kinh tế chủ lực cấu thành nên nền kinh tế của quốc gia đó Các ngành kinh tế đó có liên quan đến nhau và đến môi trường kinh tế tổng thể của quốc gia Do vậy có thể nói, năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của các ngành/doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại và thúc đẩy lẫn nhau

Có rất nhiều cách phân loại các tiêu chí khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia Ngoài những yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý kinh tế, có thể phân thành 8 tiêu chí chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia, bao gồm:

(1) Độ mở cửa kinh tế; (2) Vai trò của chính phủ; (3) Hệ thống tài chính ngân hàng;

(4) Công nghệ; (5) Cơ sở hạ tầng; (6) Hệ thống quản lý chất lượng; (7) Lao động; (8) Thể chế, hiệu quả của pháp luật và thể chế xã hội tạo nền tảng cho nền kinh tế hiện đại có tính cạnh tranh, bao gồm các quy định của luật pháp và quyền tài sản Từ năm

2000, WEF xem xét và điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia là: Sáng tạo kinh tế - khoa học công nghệ; Tài chính; Quốc tế hóa Trong đó, trọng số của sáng tạo kinh tế - khoa học công nghệ đã tăng mạnh từ 1/9 lên ⅓ Từ năm 2004, hệ thống tiêu chỉ được điều chỉnh và phân thành hai nhóm chi tiêu: Năng lực cạnh tranh tăng trưởng (Growth Competitiveness Index GCT) tác năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân ở tầm vĩ mô và Năng lực cạnh tranh kinh doanh (Business Competitiveness Index - BCI) GCI phân tích các yếu tố chủ chốt của tăng trưởng bền vững, dựa trên phân tích "ba trụ cột" là: (i) Môi trường kinh tế vĩ mô, (ii) Chất lượng các thể chế công cộng và (iii) Công nghệ

- Năng lực cạnh tranh của ngành/ doanh nghiệp

Quan niệm về năng lực cạnh tranh của một ngành/doanh nghiệp cũng có nhiều sự khác biệt, song hiểu một cách chung nhất đó là: Khả năng ngành/doanh nghiệp đó tạo ra được lợi thế cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong kinh doanh; có khả năng đạt được năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh; khai thác tốt các cơ hội thị trường và chiếm lĩnh thị phần lớn; đạt được một số kết quả mong muốn về doanh thu, khả năng sinh lời hay lợi nhuận Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường, trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao Năng lực cạnh tranh của một ngành/ doanh nghiệp có được là nhờ hai nguồn tĩnh: Nguồn lực bên ngoài và năng lực bản thân

+ Nguồn lực của doanh nghiệp có thể được chia thành các nguồn lực hữu hình: nhân lực (chất lượng, kỹ năng lao động), tiềm lực vốn, trình độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đất đai, nhà xưởng, thiết bị, công nghệ; và nguồn lực vô hình: kỹ năng, thương hiệu, danh tiếng, bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc bí quyết marketing xúc tiến thương mại, nghiên cứu phát triển thị trưởng và sản phẩm mới, khả năng đối mới, sáng tạo, nhạy bén của doanh nghiệp Để tăng khả năng cạnh tranh, nguồn lực của một doanh nghiệp phải đảm bảo vừa duy nhất, tức là nguồn lực mà không một doanh nghiệp nào khác có được, vừa có giá trị, tức xét theo phương diện nào đó nó tạo ra một nhu cầu mạnh mẽ với sản phẩm của doanh nghiệp

+ Năng lực của một ngành/doanh nghiệp chính là thể chế quản trị ngành, cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý của các doanh nghiệp trong ngành, qua đó khuyến khích được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và phát huy được lợi thế cạnh tranh Có thể nói đây là các kỹ năng của doanh nghiệp trong việc điều phối và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả Những kỹ năng này được áp dụng trong những công việc hàng ngày của doanh nghiệp, trong cách doanh nghiệp đưa ra quyết định cũng như quản lý các quy trình nội bộ để đạt được mục tiêu đã đề ra Nói một cách toàn diện hơn, năng lực của một doanh nghiệp là sản phẩm của cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý của doanh nghiệp

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI NĂNG LỰC CẠNH

Tổng quan ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam giai đoạn 2015 - 2023

3.1.1 Môi trường đầu tư ngành Công nghiệp điện tử

Việt Nam đã trở thành một trong những xuất khẩu Công nghiệp điện tử lớn của thế giới, nhưng đáng tiếc là chủ lực xuất khẩu điện tử vẫn là các doanh nghiệp nước ngoài, còn các doanh nghiệp nội địa chỉ đang dùng ở khâu lắp ráp, gia công Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam nói chung cũng như ngành Công nghiệp điện tử nói riêng Không chỉ có nhiều lợi thế về lao động trẻ và môi trường đầu tư hấp dẫn, Việt Nam còn thu hút FDI bằng cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI là bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thực sự khai thác FDI cho nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là đóng góp vào chuyển giao công nghệ Chính vì thế chính sách để cải thiện môi trường đầu tư ngành luôn được Chính phủ ưu tiên để gia tăng giá trị ngành Môi trường đầu tư vĩ mô của Việt Nam đã có những thuận lợi sẵn có tạo điều kiện cho dòng vốn FDI của các công ty đa quốc gia (TNCs) chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều trong những năm gần đây

3.1.1.1 Môi trường nhân khẩu học

Yếu tố nguồn nhân lực luôn đóng vai trò cốt lõi cho sự phát triển của ngành hay quốc gia Lĩnh vực điện tử viễn thông, công nghệ thông tin trong những năm qua có mức tăng trưởng cao, ước khoảng 10%/năm Trong bối cảnh xu hướng hội tụ công nghệ và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, các doanh nghiệp công nghệ điện tử nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam hàng tỷ USD trong những năm gần đây kéo theo các doanh nghiệp phụ trợ khác tham gia Do đó, “Nhu cầu nguồn nhân lực là rất lớn và các doanh nghiệp rất quan tâm tới vấn đề số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực điện tử viễn thông ở Việt Nam” (Nhĩ Anh, 2021) Ngành CNĐT ở Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng với nhiều trình độ khác nhau Xét về lợi thế, Việt Nam là nước có lợi thế so sánh sẵn có về nguồn lao động dồi dào, trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo tay nghề, lao động kỹ thuật tuy chưa cao nhưng xu hướng tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao trình độ và kỹ năng tay nghề cho người lao động đang được Nhà nước hết sức chú trọng

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số Việt Nam ước tính là 99.186.471 người, tăng 672.094 người so với dân số 98.531.429 người năm trước Theo Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA), Việt nam bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 và dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2039 Thời kỳ này tạo ra nhiều cơ hội khi dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đôi so với dân số trong độ tuổi phụ thuộc Tuy nhiên, quá trình già hóa dân số đang diễn ra tương đối nhanh do tỷ lệ tử vọng và tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ trung bình tăng qua các năm Dự kiến sẽ đạt tình trạng dân số già trong vòng 20 năm nữa

Hình 3 1: Tháp dân số Việt Nam từ 2010 - 2020

Nguồn: World Bank Open Data

Có lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam giành ưu thế khi chi phí nhân công tối thiểu thấp hơn các nước ASEAN khác và thấp gần như bằng một nửa Trung Quốc Điều này có thể lí giải bằng việc nhân công không có trình độ tay nghề và kỹ thuật cao và đa phần tham gia trong các khâu lắp ráp Trong tương lai, có thể nhu cầu và yêu cầu về sản xuất của các doanh nghiệp tăng cao lên, dẫn đến thiếu nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng, đẩy chi phí nhân công lên cao hơn Như vậy, các doanh nghiệp nên tận dụng thời điểm hiện tại để thực hiện chuyển dịch sang Việt Nam để hưởng lợi từ nguồn lao động dồi dào và chi phí nhân công rẻ trong trung hạn Cho nên Việt Nam rất có cơ hội để thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và học tập các kiến thức quản lý và đào tạo nhân lực từ các ngành CNĐT phát triển trong khu vực Nhìn chung, ngành CNĐT của Việt Nam có lợi thế so sánh tĩnh, tức là có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt giá thành với các nước trong khu vực

Mặt khác mặc dù Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào song tình trạng phổ biến hiện nay là thừa lao động giản đơn, trình độ đào tạo thấp, lại vừa thiếu lao động có tay nghề kỹ thuật Nhiều TNCs đến Việt Nam mới mong muốn sử dụng lợi thế về đội ngũ lao động dồi dào, giá rẻ nhưng lao động Việt Nam đã không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của họ do ngành Công nghiệp điện tử đòi hỏi đội ngũ lao động phải có kỹ thuật Hơn nữa điện tử là ngành tự động hóa cao nên giá nhân công rẻ hầu như không mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mà sức cạnh tranh nằm ở khả năng sản xuất và cung cấp linh kiện với hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao Chính vì vậy, tuy lực lượng lao động trong ngành điện tử của Việt Nam được đánh giá cao về khả năng và mức độ tiếp thu công nghệ mới nhưng ngành điện tử Việt Nam lại đang rất thiếu các nhà khoa học, các kỹ sư công nghệ, kỹ sư nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm Đây là những người có khả năng tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao Bên cạnh đó, tuy giá nhân công nước ta hiện nay là khá rẻ so với các nước trong khu vực nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp chủ yếu là lao động thủ công tác phong lao động công nghiệp còn kém

Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể Việt Nam đã từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, biểu hiện ở việc tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm 2016 -

2020 Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới Năm 2023, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05% (Quý I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%; quý III tăng 5,47%; quý IV tăng 6,72%); trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83% đóng góp 0,46 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 3,74% đóng góp 1,51 điểm phần trăm (riêng công nghiệp tăng 3,02%) và dịch vụ tăng cao nhất với 6,82% đóng góp 3,25 điểm phần trăm và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,33% (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Có thể nhận thấy, cơ cấu ngành đang dần có sự chuyển biến liên tục và thay đổi không ngừng giữa các năm Tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ không ngừng gia tăng thay thế cho tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp để dần hoàn thiện thể chế và theo đuổi chính sách công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên qua các năm Trong nhóm ngành này: tỷ trọng ngành khai khoáng giảm mạnh, từ 10,52% năm 2005 xuống còn 2,82% năm 2022; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo (tiêu chí và là biểu tượng của nước công nghiệp) đã tăng khá, từ 20,7% năm 2005 đã tăng lên 24,76% năm 2022 Xuất khẩu sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh, trong đó tăng mạnh nhất là điện thoại và linh kiện, đạt 59.292 triệu USD năm 2022 (năm 2010 là 2.307 triệu USD); tăng cao thứ hai là điện tử, máy tính (năm 2022 đạt 55.242 triệu USD, 2010: 5.590 triệu USD); thứ ba là máy móc, thiết bị và phụ tùng (năm 2022 đạt 45.722 triệu USD, năm 2010: 3.057 triệu USD) (TS Đỗ Văn Huân, 2023)

Không chỉ nhận thấy rõ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng lên, kéo theo thu nhập bình quân đầu người gia tăng, mức sống và nhu cầu ngày càng hiện đại Chính vì vậy, các sản phẩm điện tử đóng vai trò vô cùng cần thiết đối với xã hội ngày này Nguồn vốn FDI từ các TNCs ngày càng đổ về Việt Nam, do nhận thấy rõ những lợi thế tiềm ẩn mà Việt Nam đang sở hữu Cụ thể, đến nay, Apple đã chuyển 11 nhà máy của các DN Đài Loan trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam; nhiều hãng khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam Samsung cũng xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất của tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội, và cũng đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên Có thể thấy, Việt Nam hiện đã và đang là điểm đến đầy hứa hẹn của các ông lớn trong thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu

3.1.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật

Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động Doanh nghiệp nhà nước từng bước được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta (đánh giá từ Đại hội XIII của Đảng) Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam Để thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có nhiều loại công cụ chính sách được sử dụng, trong đó có chính sách thuế Từ năm 2011 đến nay, Chính phủ tiến hành cải cách thuế giai đoạn 4 Trong giai đoạn này, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi Việc áp dụng mô hình tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động chất lượng thấp, giá rẻ đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững Theo đó, cải cách hệ thống thuế giai đoạn này hướng đến thực hiện mục tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng Sau các lần sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2014, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông được giảm từ 25% xuống 22% (từ 1/1/2014) và xuống 20% (từ 1/1/2016) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013 đã bổ sung ưu đãi đối với đầu tư trong khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi) và dự án đầu tư mở rộng Sau khi điều chỉnh từ cải cách thuế bước 3 trở đi, chính sách thuế đã tạo môi trường pháp lý bình đẳng trong sản xuất kinh doanh để cùng cạnh tranh và phát triển giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, qua đó, góp phần thu hút cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân Theo Thành Chung (2019), lũy kế đến ngày 20/01/2019, cả nước có 27.463 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 343 tỷ USD và tổng vốn thực hiện hơn

192 tỷ USD Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội duy trì ở mức khoảng 18 - 25% trong giai đoạn 1991 - 2018 Báo cáo năm 2017 của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNTAD) đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI

Cùng với cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, sự xuất hiện của các doanh nghiệp trong lĩnh vực ICT, điện, điện tử ở Việt Nam những năm gần đây đã trở thành điều tất yếu Với mục đích nắm bắt cơ hội, tạo động lực thúc đẩy và khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ, Chính phủ Việt Nam đã có những ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp ngành ICT, điện, điện tử Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế hiện nay phải đóng là 20% Tuy nhiên, với các doanh nghiệp đang thực hiện dự ỏn đầu tư trong lĩnh vực ICT, điện, điện tử sẽ được ưu đói ẵ tổng mức thuế suất phải đóng, tức là chỉ phải đóng 10% Thời gian áp dụng ưu đãi trong 15 năm kể từ năm có doanh thu đầu tiên Không những vậy, nhà nước còn đưa ra nhiều chính sách liên quan đến miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ICT, điện, điện tử theo khoản 2, Điều 22 tại Nghị định 154/2013/NĐ-CP; Căn cứ theo điểm a khoản

1, Điều 20 tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC, hay căn cứ khoản 3, Điều 22 tại Nghị định 154/2013/NĐ-

CP, các tổ chức, doanh nghiệp ngành công nghệ cao được miễn thuế nhập khẩu nhằm mục đích tạo tài sản cố định và phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ như: thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được 3.1.2 Cơ cấu sản phẩm ngành Công nghiệp điện tử

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng và điện tử chiếm khoảng 90% toàn ngành công nghệ thông tin, nhưng trên thực tế giá trị được nắm giữ chủ yếu bởi các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung vào lắp ráp và thực hiện những dịch vụ thương mại Thực tế hiện nay, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam chỉ lắp ráp các bộ phận và gia công đơn giản; các hợp phần hay thiết bị chuyên ngành vẫn chưa đạt được bất kỳ tiến bộ nào Sự phát triển ấn tượng của ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam những năm qua chủ yếu thể hiện ở việc thu hút sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia, nhất là các tập đoàn từ Hàn Quốc, Nhật Bản Các dự án đầu tư bang vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất điện tử đang chiếm tới 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này Xét theo hình thức đầu tư, phần lớn số vốn đầu tư vào ngành tập trung là 100% vốn nước ngoài, trong khi hình thức liên doanh, đặc biệt là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng rất thấp Điều này cũng thể hiện tính liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa trong hợp tác sản xuất điện tử là rất hạn chế, việc tận dụng cơ hội từ FDI để thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, tiếp thu khả năng tổ chức, quản lý tiên tiến để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành điện tử Việt Nam là rất ít Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm 68-74% tổng KNXK Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực và có trình độ công nghệ cao của Việt Nam chủ yếu từ khu vực FDI (như điện thoại và linh kiện; máy vi tính; sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị; dụng cụ phụ tùng; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện)

Tình hình thu hút vốn FDI của ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam

3.2.1 Phân tích mô hình SWOT của ngành Công nghiệp điện tử

- Công nghệ tiên tiến: Ngành Công nghiệp điện tử luôn dẫn đầu trong việc áp dụng và phát triển công nghệ mới, bao gồm IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), machine learning, và blockchain

- Sản phẩm đa dạng: Cung cấp một loạt các sản phẩm điện tử từ điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng đến các thiết bị gia dụng thông minh, máy ảnh kỹ thuật số, và nhiều hơn nữa

- Quy trình sản xuất hiệu quả: Ngành công nghiệp này có thể tận dụng các quy trình sản xuất tự động hóa và quy mô lớn để giảm chi phí và tăng hiệu suất

- Rủi ro về chuỗi cung ứng: Phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp linh kiện điện tử, ngành công nghiệp này có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các biến động trong chuỗi cung ứng toàn cầu

- Cạnh tranh gay gắt: Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đối thủ cạnh tranh liên tục xuất hiện với các sản phẩm mới và công nghệ tiên tiến, tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ

- Rủi ro về bảo mật: Sự gia tăng về kết nối của các thiết bị điện tử đặt ra mối đe dọa về an ninh mạng và bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng

- Tăng cường IoT và thiết bị thông minh: Sự phát triển của IoT mở ra cơ hội cho việc phát triển các sản phẩm thông minh, từ nhà thông minh đến thành phố thông minh, tạo ra một hệ sinh thái điện tử phong phú

- Phát triển các thị trường mới: Sự gia tăng thu nhập ở các quốc gia đang phát triển tạo ra cơ hội cho ngành Công nghiệp điện tử mở rộng thị trường của mình

- Tích hợp công nghệ mới: Công nghệ như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, và blockchain mở ra cơ hội cho các ứng dụng mới và cách tiếp cận khách hàng

- Biến động thị trường toàn cầu: Sự không ổn định kinh tế và chính trị, cũng như các biến động thương mại quốc tế có thể tác động đến việc xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm điện tử

- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Ngành công nghiệp này phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm việc sao chép sản phẩm và vi phạm bản quyền

- Tiêu chuẩn và quy định: Sự thay đổi trong quy định về an toàn sản phẩm, quyền riêng tư và bảo vệ môi trường có thể tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp điện tử trong việc tuân thủ và thích ứng

3.2.2 Phân tích ma trận TOWS

Sự kết hợp giữa các yếu tố trong phân tích TOWS sẽ tạo ra các chiến lược chi tiết và hợp lý nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong ngành Công nghiệp điện tử Dưới đây là cách sự kết hợp giữa các yếu tố có thể diễn ra:

Sử dụng sức mạnh để khai thác cơ hội là một chiến lược quan trọng giúp ngành Công nghiệp điện tử tận dụng những điểm mạnh của mình để mở rộng và phát triển

- Tận dụng mạng lưới cung ứng toàn cầu để mở rộng thị trường đến các quốc gia mới nổi và phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu địa phương

Tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh của ngành Công nghiệp điện tử 61 1 Tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh của ngành Công nghiệp điện tử

3.3.1 Tác động của FDI đến năng lực cạnh tranh của ngành Công nghiệp điện tử

3.3.1.1 Điều kiện về yếu tố sản xuất a Nguồn nhân lực

Trong bối cảnh xu hướng hội tụ công nghệ và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, các doanh nghiệp công nghệ điện tử nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam hàng tỷ USD trong những năm gần đây kéo theo các doanh nghiệp phụ trợ khác tham gia Lĩnh vực điện tử thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI từ các tập đoàn lớn như Samsung, Foxconn, Panasonic, Intel tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới hàng năm cho nhân lực lĩnh vực này Do đó, nhu cầu nguồn nhân lực là rất lớn và các doanh nghiệp rất quan tâm tới vấn đề số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực điện tử viễn thông ở Việt Nam

Trước xu hướng phát triển hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng đa dạng, yêu cầu ngày càng tăng, nhất là trong nghiên cứu - phát triển Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu hụt lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Theo Bộ công thương, tại diễn đàn

“Việc làm thỏa đáng và tương lai của chuỗi cung ứng điện tử tại Việt Nam” mới đây, báo cáo từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) qua một cuộc khảo sát doanh nghiệp điện tử cho thấy, khoảng 60% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng, tình trạng thiếu LĐ có kỹ năng là một thách thức từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng trong lĩnh vực điện tử Khoảng 50% số doanh nghiệp cũng coi kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giám sát và quản lý là một thách thức lớn Bên cạnh đó, theo ý kiến của một số chuyên gia, mỗi doanh nghiệp điện tử cần thường xuyên tổ chức đào tạo cho người LĐ hoặc đưa đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Đặc biệt, doanh nghiệp cần chủ động đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có được nguồn nhân lực đầu vào chất lượng Ngược lại, người LĐ cũng nên tích cực học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, không ngừng sáng tạo trong quá trình làm việc nhằm thích ứng với tình hình mới; tạo cơ hội phát triển cho bản thân, cũng như cải thiện thu nhập, vị trí việc làm b Nguồn vốn và nguyên liệu

Với đa dạng tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử như quặng sắt, đất hiếm, titan, rutin, barit, ilmenit… Việt Nam hoàn toàn có khả năng để trở thành nhà cung ứng nguyên vật liệu, hóa chất cho ngành Công nghiệp điện tử của các nước dưới hình thức khai thác nguyên liệu thô, thành phẩm hoặc bán thành phẩm với giá rẻ Kết hợp với đó, việc gia tăng vốn đầu tư từ dòng vốn FDI đã giúp Việt Nam mở rộng được nguồn nguyên liệu đầu vào, dần thay thế máy móc và quy trình nhập khẩu, giúp gia tăng năng suất và hiệu quả tối đa Năm

2022, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với một số doanh nghiệp FDI đa quốc gia như Samsung, Toyota tăng cường tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước đủ khả năng sản xuất thay thế nguồn nhập khẩu trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn Ngoài ra, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới cam kết mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó có mảng sản xuất linh kiện điện tử Đây chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới như Samsung, LG, Petragon, Intel, Meiko, Foxconn, Goertek, Canon đã tin tưởng đầu tư và xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam từ nhiều năm trước đây Kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra đã có một làn sóng dịch chuyển nhà máy và cơ sở sản xuất sang các nước Đông Nam Á mà trong đó, Việt Nam nổi lên là một điểm đến nổi bật Theo tin tức được cập nhật từ Báo Tiền Phong, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, đầu tư sản xuất chip bán dẫn, Samsung cho biết, sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho 50 doanh nghiệp Việt Nam thông qua phát triển mô hình nhà máy thông minh và đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu của Việt Nam Theo thông tin ông Roh Tae-Moon, Tổng giám đốc Tập đoàn Samsung Điện tử (Hàn Quốc) đưa ra tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây, cùng với việc tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong các tháng đầu năm, trong năm 2022, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 69 tỷ USD, đầu tư thêm 3,3 tỷ USD và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam Ông Roh Tae-Moon cho biết, Samsung sẽ đầu tư thêm tại Việt Nam 3,3 tỷ USD trong năm nay, đồng thời đang chuẩn bị các điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà từ tháng 7/2023 tại nhà máy ở Thái Nguyên Cùng với đó, tập đoàn dự kiến khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội vào cuối năm 2022, đầu năm 2023 Đây cũng là trung tâm R&D của Tập đoàn không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả khu vực Đông Nam Á Hiện trung tâm này đã được hoàn thành khoảng 85%

Thực tế cho thấy, không chỉ Samsung, nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu cũng ngày càng quan tâm đến lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam Đi đầu trong số này phải kể đến việc Intel từ nhiều năm nay đã đầu tư hơn 1 tỷ USD để mở nhà máy sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam Thực tế, không chỉ có Intel và Samsung, đã có không ít doanh nghiệp FDI có tiếng tăm trên thế giới hé lộ thông tin về những kế hoạch đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam trong chiến lược phát triển của mình Mới đây nhất, UBND tỉnh Bắc Ninh và Công ty Amkor Technology (Hàn Quốc) đã ký thoả thuận phát triển dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn tại khu công nghiệp Yên Phong II-C với tổng vốn đầu tư đến năm 2035 là 1,6 tỷ USD Việc tăng vốn đầu tư, mở rộng nhà máy… cũng được khá nhiều doanh nghiệp FDI Renesas, Applied Micro, Splendid, Sonion trong lĩnh vực linh kiện điện tử, công nghệ cao công bố mới đây

Có thể thấy, FDI đã tác động rất lớn đến quy mô sản xuất cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam Dòng vốn FDI đã giúp nâng cao năng suất nguồn lực thông qua chuyển giao máy móc và quy trình, giúp gia tăng sản lượng xuất khẩu, giảm bớt nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại cũng như gia tăng vị thế của ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam trên tầm thế giới c Cơ sở hạ tầng

Theo báo cáo về mức độ CT toàn cầu “Global Competitiveness” của Diễn đàn Kinh tế thế giới, điểm cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã cải thiện trong những năm gần đây, cho thấy sức tăng trưởng mạnh và được hỗ trợ bởi các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chỉ xếp thứ 77 ở hạng mục cơ sở vật chất trong tổng số 141 quốc gia trong báo cáo mới nhất Những cơ sở vật chất tạo nên lợi thế của Việt Nam thể hiện ở: hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế và vị trí giao thương quốc tế Tổng diện tích đất khu công nghiệp Việt Nam là 36.400 ha đất 5 thị trường hàng đầu của miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên 5 thị trường hàng đầu của miền Nam là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà

Rịa – Vũng Tàu và Long An Tuy nhiên, trong 36.400 ha đất này thì 96% là khu vực đã có chủ sở hữu, chỉ có 2% là nhà máy xây sẵn và 2% là kho bãi xây sẵn Theo thống kê của Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cả nước hiện có hơn 330 khu công nghiệp và 17 khu kinh tế, trong đó tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố như:

Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ Các khu công nghiệp và khu kinh tế này đã có đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, bên cạnh đó cũng góp phần hiện đại hóa công nghệ sản xuất nước nhà, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm bớt thủ tục hành chính cũng như chi phí vận hành quản lý và thúc đẩy liên kết mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế Kết hợp với sự phát triển hệ thống đường cao tốc những năm gần đây, điển hình là tuyến Láng - Hòa Lạc, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Long Thành - Dầu Giây, Sài Gòn - Trung Lương đã trở thành những yếu tố thuận lợi, giúp việc giao thương giữa các tỉnh thành, vùng kinh tế được dễ dàng hơn, việc lưu chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong ngành điện tử cũng nhờ thế được nhanh chóng và hiệu quả

Trong những năm gần đây, Chính phủ luôn chú trọng vào việc nâng cao chính sách nhằm thu hút dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam FDI đã đóng góp và nâng cao cơ sở hạ tầng tại Việt Nam dựa trên những lợi thế sẵn có của nước ta, không chỉ tập trung số vốn vào các ngành công nghiệp mà còn lan rộng và rải rác trên chuỗi giá trị toàn ngành Theo tạp chí điện tử Vneconomy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam, trong đó vào lĩnh vực sản xuất và chế biến ghi nhận đạt 8,4 tỷ USD, chiếm 63% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2023

Có 379 dự án mới có vốn đăng ký cấp mới là 5,4 tỷ USD Trong số 345 dự án hiện hữu, có 225 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 2,1 tỷ USD Đặc biệt, trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam Các dự án có vốn đầu tư từ Nhật Bản tăng mạnh cả về số lượng và quy mô, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cho Việt Nam Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương, sau hơn 30 năm, kể từ năm 1992 đến nay, với trên 2.700 tỷ Yên ODA vốn vay, gần 100 tỷ Yên viện trợ không hoàn lại và xấp xỉ 180 tỷ Yên hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật, viện trợ ODA của Nhật Bản chiếm trên 30% viện trợ phát triển song phương dành cho Việt Nam Hầu hết các dự án hạ tầng của Nhật

Bản đã và đang đầu tư tại Việt Nam có quy mô lớn, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững

Ngoài ra, xét riêng lĩnh vực Công nghiệp điện tử, xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất đang tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư FDI trong ngành Công nghiệp điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chip Bởi sự phát triển của khoa học và công nghệ, xu hướng phát triển các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao như ô tô tự hành, trí tuệ nhân tạo, lưu trữ đám mây, chuyển đổi số và dữ liệu lớn… đã trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp bán dẫn - một nhánh thuộc ngành Công nghiệp điện tử Ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh lĩnh vực công nghiệp bán dẫn vẫn đang phụ thuộc 100% nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài Ở trong nước mới chỉ có Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel và Công ty CP bán dẫn FPT tham gia công đoạn thiết kế chip bán dẫn Khi các doanh nghiệp FDI tìm kiếm, triển khai và sản xuất các dòng sản phẩm điện tử cao cấp hơn, sẽ kéo theo một loạt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đi kèm, giúp gia tăng hạ tầng cơ sở, tăng cường nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào cho công đoạn sản xuất và lắp ráp Minh chứng là hãng sản xuất chip Amkor vừa gia tăng mức đầu tư vào thị trường Việt Nam Ngoài ra, một số doanh nghiệp sản xuất chip trong chuỗi cung ứng của một “ông lớn” công nghệ khác cũng đang xem xét nghiên cứu, tìm vị trí đặt nhà máy…

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 73

Dự báo và định hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử đến năm 2030 73 4.2 Triển vọng phát triển ngành công nghiệp điện tử đến năm 2030

Trong kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử, Chính phủ xác định đây là ngành có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác Sự phát triển của công nghiệp điện tử sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ khác Và mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện tử với công nghệ mới, thông minh và thân thiện với môi trường Thực tế, dù trải qua 3 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng ngành điện tử Việt Nam vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu Điều đáng mừng, ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam hiện nay cơ bản sản xuất được hầu hết các sản phẩm thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, tivi, máy giặt, điện thoại, máy in… Sự phát triển của ngành điện tử đã thu hút các nhà đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử

PGS TS Bùi Thanh Tùng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Điện tử - Viễn thông nhận định, tiềm năng cho các doanh nghiệp điện tử sắp tới có thể tập trung vào 2 lĩnh vực chính mà thị trường đang cần là chip và vi mạch Thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng 2 con số trong những năm tới để đạt 1000 tỷ USD vào năm 2030 (Đỗ Phong, 2023) Công nghiệp vi mạch bán dẫn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định giá thành và làm tăng chức năng hoạt động của tất cả các hệ thống điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hoá, xe tự lái… Các nghiên cứu dự báo gần đây cho thấy, doanh số của lĩnh vực bán dẫn vi mạch năm 2022 là xấp xỉ 600 tỷ USD và với mức tăng trưởng kép trong những năm tới sẽ góp phần thúc đẩy doanh số của ngành bán dẫn toàn cầu dự báo đạt 1000 tỷ USD vào những năm 2030 Dự báo đầu năm 2030 toàn bộ thị trường bán dẫn trong ô tô sẽ đạt hơn 300 tỷ USD, chiếm hơn 30% tổng doanh số Theo CDI, quy mô thị trường công nghiệp điện tử toàn cầu được định giá hơn 3.454 tỷ USD năm 2022, dự báo đạt hơn 4.986 tỷ USD vào năm 2030 Ngành công nghiệp điện tử đang phát triển lớn mạnh - là đầu ra cho con chip

Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để có thể thâm nhập vào chuỗi cung ứng, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Dư địa để Việt Nam tham gia vào các hoạt động của chuỗi giá trị là rất lớn, khai thác cơ hội ngành bán dẫn, mở rộng mảng lắp ráp, kiểm nghiệm, thúc đẩy sản xuất chính là những mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trong giai đoạn phát triển sắp tới của ngành công nghiệp điện tử Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2045 xác định phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo, và đặt mục tiêu đến năm 2030 các ngành này đạt trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành công nghiệp khác Với xu thế tập trung vào ngành công nghiệp bán dẫn, hiện nay Việt Nam đã và đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, chiến lược sẽ đề ra tầm nhìn, khẳng định quyết tâm, mục tiêu, lộ trình, các nhiệm vụ giải pháp cũng như các chính sách ưu đãi đặc biệt của Việt Nam nhằm phát triển công nghiệp điện tử nói chung và công nghiệp bán dẫn nói riêng Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh việc Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực, thu hút các doanh nghiệp bán dẫn trên toàn cầu hiện diện và sản xuất, nghiên cứu phát triển tại Việt Nam

Trước những biến đổi lớn của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới, ông Dũng cho rằng, các quốc gia khu vực và Việt Nam cần nhanh chóng thích nghi để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu Có những thay đổi mà các nước ASEAN cần có kế hoạch phối hợp hành động tổng thể, sớm xác định sẽ tham gia vào những công đoạn nào trong chuỗi giá trị, xác định rõ thế mạnh của cộng đồng các nước ASEAN Việc phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp hỗ trợ và đội ngũ kỹ sư thiết kế chip, kỹ sư điện tử, sẽ giúp Việt Nam dần nâng bậc, và tham gia sâu hơn trong các công đoạn trong chuỗi giá trị vi mạch bán dẫn Theo nhận định của các hiệp hội vi mạch quốc tế, nếu làm tốt xu hướng phát triển này, Việt Nam có thể nghĩ đến tự sản xuất chip từ năm

2030 trở đi Việt Nam cũng đã đón nhận sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn trên thế giới từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đủ lớn để tạo ra hệ sinh thái phát triển của ngành vi mạch bán dẫn, trước hết ở các khâu thiết kế và đóng gói Vì vậy, Trung tâm điện tử, vi mạch bán dẫn (ESC) có mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hai công đoạn ưu tiên phát triển của Việt Nam là thiết kế vi mạch và ứng dụng vi mạch

4.2 Triển vọng phát triển ngành công nghiệp điện tử đến năm 2030

Cơ hội tăng trưởng công nghiệp điện tử của Việt Nam đang mở ra một cách đầy hứa hẹn Việt Nam đang thu hút một lượng lớn FDI trong lĩnh vực này, đặc biệt là từ các nước phát triển Sự đầu tư này không chỉ mang lại cơ hội cho ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh mẽ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Ngoài ra, việc phát triển hệ thống ngành công nghiệp phụ trợ cũng sẽ giúp tăng cường NLCT và cơ hội tăng trưởng cho ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam trong tương lai

Dưới đây là một số cơ hội quan trọng của ngành công nghiệp điện tử đến năm

Công nghệ tiên tiến ngày càng phát triển: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT),

5G, công nghệ nano, Sự gia tăng của IoT và các thiết bị thông minh này tạo ra cơ hội lớn cho các công ty điện tử Công nghệ này mở ra cánh cửa cho việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông minh, từ nhà thông minh đến công nghiệp 4.0 mở ra tiềm năng to lớn cho đổi mới sản phẩm Việc phát triển và tích hợp các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, thực tế ảo và thực tế ảo mở ra cơ hội mới cho sự sáng tạo và phát triển sản phẩm Những công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra sản phẩm thông minh, kết nối và đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa

Cải thiện hiệu suất sản xuất: Sự tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa đang mở ra một cơ hội lớn để cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng cường chất lượng sản phẩm trong ngành công nghiệp điện tử Trí tuệ nhân tạo cho phép các hệ thống tự động hóa được phát triển với khả năng học và điều chỉnh từ dữ liệu thu thập được, từ đó tối ưu hóa các quy trình sản xuất Ngoài ra, tự động hóa cũng giúp giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất bằng cách loại bỏ các quy trình thủ công không cần thiết và tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu và tài nguyên Sự phát triển trong trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đã và đang mang lại nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp điện tử để cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng cường chất lượng sản phẩm, từ đó giúp tạo ra một môi trường sản xuất hiệu quả và cạnh tranh

Thị trường xanh và bền vững: Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến các sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và xã hội, và do đó, có nhu cầu cao cho các sản phẩm điện tử được sản xuất và sử dụng một cách bền vững Xu hướng tăng cường bảo vệ môi trường và sự quan ngại về sự bền vững đang tạo ra cơ hội lớn cho việc phát triển các sản phẩm điện tử xanh và bền vững Ngoài ra, các công ty đang chú trọng vào việc sử dụng vật liệu tái chế và tái sử dụng trong quá trình sản xuất, giảm thiểu lượng chất thải và tác động đến môi trường Tất cả những điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử để phát triển các sản phẩm và dịch vụ có tác động tích cực đến môi trường và xã hội Đồng thời, cũng mở ra cơ hội kinh doanh mới và giúp cải thiện hình ảnh công ty trong mắt khách hàng và cộng đồng

Nhu cầu về thiết bị điện tử ngày càng tăng trong mọi lĩnh vực: đời sống, y tế, giáo dục,công nghiệp, đang tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, cũng như cơ hội kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực này

Chuỗi cung ứng toàn cầu: Việt Nam đang nổi lên như một địa điểm thu hút đầu tư lớn trong ngành công nghiệp điện tử, nhờ vào vị trí chiến lược của nó trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu Sự hấp dẫn này đặc biệt được gia tăng bởi việc thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, những người đang tìm kiếm cơ hội mới trong môi trường kinh doanh phát triển của Việt Nam Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nội địa để hợp tác, học hỏi và phát triển, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và định vị họ trên thị trường quốc tế

Nguồn nhân lực phát triển: Ngành công nghiệp điện tử đòi hỏi một lực lượng lao động có kỹ năng cao, đặc biệt là những kỹ sư tay nghề và nhân viên có kiến thức sâu về công nghệ mới Để đáp ứng nhu cầu này, việc nâng cao chất lượng đào tạo là hết sức quan trọng Điều này không chỉ tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam

Chính sách hỗ trợ: Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển của ngành công nghiệp điện tử Bằng cách tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, chính sách này đã thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo và nâng cao hiệu suất sản xuất trong ngành Điều này giúp Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh doanh toàn cầu và tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành công nghiệp điện tử trong tương lai

Cạnh tranh gay gắt: Ngành công nghiệp điện tử là một thị trường cạnh tranh sôi động, với sự tham gia của hàng loạt công ty từ các tập đoàn đa quốc gia đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa Để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh như vậy, các doanh nghiệp cần liên tục tìm kiếm các cơ hội mới, nâng cao hiệu suất và giảm chi phí sản xuất, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng và tính đổi mới trong sản phẩm và dịch vụ của mình Thách thức lớn nhất không chỉ là để chiến thắng trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng gay gắt mà còn là để duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh của mình trong thị trường điện tử đầy thách thức và không ngừng biến đổi

Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đối với dòng vốn FDI

4.3.1 Giải pháp vĩ mô (Đối với Chính Phủ)

4.3.1.1 Hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh

Trước hết, cần hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư, phản ứng chính sách linh hoạt đối với việc thực hiện đúng cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do khu vực và Thỏa thuận quốc tế (WTO, AFTA, FTAs…) nhằm bảo vệ nền CNĐT non trẻ trong nước, theo hướng:

- Minh bạch hóa cơ chế chính sách, thực hiện nhất quán và động bộ các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong ngành CNĐT

- Định hướng chính sách đúng đắn và có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp để khắc phục những nút thắt tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế về thể chế, về cơ sở hạ tầng cơ bản và giáo dục, đào tạo bậc cao

- Hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng linh hoạt và phù hợp với đặc thù của CNĐT ở từng khâu, mắt xích tạo ra chuỗi giá trị, tạo điều kiện và tính đến lợi ích cho cả các doanh nghiệp trong ngành CNHT, lắp ráp và sản xuất, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hải quan, nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ hải quan và áp dụng hình thức hải quan điện tử Do đặc thù của CNĐT, chu kỳ của sản phẩm trên thị trường thường rất ngắn (nhiều sản phẩm chỉ tồn tại được trong 6 tháng), vận chuyển linh phụ kiện lại chủ yếu bằng đường hàng không, nếu khâu thông quan trì trệ có thể dẫn đến việc chậm trễ của cả một chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

4.3.1.2 Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, thực hiện các chương trình phát triển sản phẩm trọng điểm

Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu các sản phẩm ngành CNĐT chủ yếu dựa trên hàm lượng công nghệ cao, chất lượng nguồn lao động nhằm nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, hướng tới những đơn hàng có độ tinh xảo cao, giá trị gia tăng lớn

Trong ba phân khúc cơ bản của GEVC là Nghiên cứu & phát triển và thiết kế sản phẩm - Sản xuất và lắp ráp - Xây dựng thương hiệu và phân phối, hai phân khúc đầu và cuối tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn cả hiện do các cường quốc công nghiệp phát triển nắm giữ, phân khúc giữa không tạo ra nhiều giá trị có xu hướng được chuyển sang cho các nước đang phát triển

Cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu các sản phẩm ngành CNĐT, trong từng thời kỳ, Chính phủ cần phê duyệt và đưa vào thực hiện các Chương trình phát triển sản phẩm trọng điểm, định hướng cho các doanh nghiệp điện tử biết lựa chọn đúng “dòng sản phẩm chiến lược”, đầu tư tập trung nhằm nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro cho mình

Nhà nước cũng cần định hướng cho ngành CNĐT xác định và lựa chọn khôi phục phát triển sản xuất các mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử mà trong nước có nhiều lợi thế, tránh tình trạng đầu tư sản xuất dàn trải nhưng không có sản phẩm chủ lực, nhằm tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn chuyển đổi hướng sản phẩm: từ sản xuất hàng điện tử tiêu dùng dân dụng sang

4.3.1.3 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khuyến khích phát triển hoạt động R&D, năng lực thiết kế, chế tạo nhằm nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu từ việc khai thác lợi thế sẵn có về lao động dồi dào, giá rẻ sang khai thác lợi thế so sánh động trên cơ sở chất lượng lao động và công nghệ Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khắc phục hiện tượng vừa thừa lao động giản đơn, trình độ đào tạo thấp, lại vừa thiếu lao động có tay nghề kỹ thuật, nhằm giữ chân và thu hút ngày càng nhiều các TNCs đến đầu tư, Việt Nam cần chủ động phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, kỹ sư, công nhân có tay nghề cao, đội ngũ nhân lực có khả năng thiết kế, nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao về mẫu mã cũng như công nghệ Nhà nước có thể tài trợ thông qua những quỹ hỗ trợ hay tìm nhà tài trợ cho các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề, cụ thể:

- Cần cải tiến mạnh mẽ phương pháp đào tạo và chương trình giảng dạy tại các khoa điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin trong các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ các nhà quản lý, đội ngũ kỹ thuật viên và thợ lành nghề Tiếp thu có chọn lọc chương trình, kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp điện tử từ nước ngoài, liên kết chặt chẽ với các tổ chức và cơ sở đào tạo có uy tín của thế giới và khu vực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Trong đó chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế, có những chính sách phù hợp hỗ trợ cho nhân lực theo học chuyên ngành về nghiên cứu phát triển, thiết kế kiểu dáng công nghiệp điện tử

- Khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp - viện, trường - cơ quan quản lý Nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó cơ sở đào tạo đặt dưới sự quản lý của doanh nghiệp hoặc khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung Giải quyết thỏa đáng mối liên quan giữa đào tạo, sử dụng và đãi ngộ, giữa đào tạo và đào tạo lại Có chính sách doanh nghiệp trong ngành CNĐT tự tổ chức đào tạo nguồn nhân lực

4.3.1.4 Tạo môi trường thuận lợi khuyến khích, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để tăng nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý tiên tiến thông qua TNCs

Trước hết, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành CNĐT Ưu tiên đầu tư vốn Ngân sách Nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại công nghiệp điện tử Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển CNĐT

Bên cạnh việc huy động tối đa các nguồn vốn trong đầu tư vào ngành CNĐT, cần đặc biệt chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam FDI là biện pháp hữu hiệu, là con đường ngắn nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu Việc thay đổi chính sách theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và tự do hóa nhập khẩu sản phẩm trung gian sẽ giúp thu hút FDI dễ dàng hơn Hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua TNCs chính là kênh quan trọng nhất, bởi nó cho phép TNCs thực hiện chuyển giao công nghệ ở mọi cấp độ một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo được quyền kiểm soát công nghệ

4.3.1.5 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các khu, cụm công nghiệp điện tử

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w