1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

334 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG (Đề tài ứng dụng)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỌC LIỆU CÁC HỌC PHẢN THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chủ nhiệm đề tài: ThS Lê Thị Hanh Thư ký đề tài: ThS Vũ Thị Lương

HÀ NỘI, 2021

Trang 2

NHỮNG NOI DUNG CƠ BAN VE ĐÁNH GIÁ CHAT LƯỢNG THU VIEN, NGUON HOC LIEU; NOI DUNG, YEU CAU, CACH THUC RA SOAT HOC LIEU

Nghiên cứu tiêu chuẩn, tiêu chí, mốc chuẩn đánh giá thư viện và nguồn

học liệu theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo

Các qui định về tiêu chuẩn, tiêu chí, mốc chuẩn đánh giá thư viện và nguồn học liệu

Thuận lợi và khó khăn khi triển khai kiểm định về thư viện và nguồn

học liệu

Nội dung, yêu cầu, cách thức rà soát học liệu Nội dung của việc rà soát học liệu

Yêu câu của việc rà soát học liệu

Cách thức rà soát học liệu

THUC TRẠNG XÂY DỰNG, QUAN LÝ NGUON HỌC LIEU CUA CÁC HỌC PHAN THUOC CÁC CHƯƠNG TRÌNH DAO TAO CUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ MỘT SÓ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁC

Khảo cứu việc xây dựng, hoàn thiện nguồn học liệu của các chương trình dao tạo tại một số trường đại học

Khảo sát tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Khảo sát tại Trường Đại học Hà Nội

Thực trạng xây dựng, quản lý nguồn học liệu của các học phần thuộc

các chương trình đào tạo tại Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội và giải pháp hoàn thiện

Thực trạng nguồn học liệu của các học phần thuộc các chương trình

đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Đánh giá nguồn học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào

tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn học liệu của các chương trình đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Giải pháp về cơ chế, chính sách

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa thư viện với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng và quản lý nguồn học liệu

Giải pháp kỹ thuật

GIẢI PHÁP XÂY DUNG CƠ SỞ DU LIEU HOC LIEU CUA CACHOC PHAN THUỘC CAC CHUONG TRÌNH ĐÀO TAO CUATRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

Trang 3

Tổng quan về các chương trình của Trường Đại học Luật Hà Nội

Mục đích, yêu cầu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

Mục đích

Yêu cầu

Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu các học phần thuộc các

chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

Hoàn thiện chức năng kiểm định chất lượng của phần mềm quản lý thư viện, thư viện số Kipos đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng cơ sở đữ liệu học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

Cách thức xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu các học phần thuộc các

chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

Kết luận

Phan 2: SAN PHAM UNG DUNG CUA DE TÀI Phan 3 HE CHUYEN DE

Chuyên dé 1: Những nội dung cơ ban về đánh giá chất lượng thư viện, nguồn học liệu và nội dung, yêu cầu, cách thức rà soát học liệu

Chuyên đề 2: Thực trạng xây dựng, quản lý nguồn học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo tại Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội và một số trường đại học khác

Chuyên đề 3: Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu các học phần

thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIET TATCSDL Cơ sở dir liệu

Trang 5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA DE TÀI

STT Họ và tên Đơn vị Ghi chú

1 Lê Thị Hạnh Trung tâm Thông tin Thư viện | Chủ nhiệm đề tài

2 | Vũ Thi Lương Trung tâm Thông tin Thư viện Thư ký 3 | Pham Thi Mai Trung tâm Thông tin Thu viện Thành viên

4 Trần Thu Hiền Trung tâm Thông tin Thư viện Thành viên3 Nguyễn Thị Huệ Trung tâm Thông tin Thư viện Thành viên

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thư viện và nguôồn học liệu là một trong những tiêu chí quan trong của Bộ tiêu

chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo do Bộ Giáo

dục và Đào tạo ban hành.

Theo Quyết định số 65/2007/QD-BGDDT ngày | tháng 11 năm 2007 Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học (gồm 61 tiêu chi), Thông tư số 37/2012/QĐ-BGDĐT ngày 30/10/2012 Sửa đổi một số điều của Quyết định số 65/2007/QD-BGDDT và Văn bản hợp nhất số 06/VBHN- BGDĐT ngày 4/3/2014, Tiêu chí 9.1 quy định: “Thu viện của trường đại học có đây đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cau sử dụng của giảng viên và người học Có thư viện điện tứ được nổi mạng phục vụ dạy, học, nghiên cứu khoa học

hiệu qua”.

Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ Giáo dục đào tạo Quy định về kiêm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, Tiêu chí 7.3 quy định: “Hệ thong lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá và tăng cường các nguồn lực học tập như nguôn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng day, cơ sở dit liệu trực tuyển để dap ung các nhu cầu về đào tao, nghiên cứu khoa hoc và phục vu cong dong duoc thiét lập và vận hành".

Về tiêu chuân đánh giá chương trình đào tạo, Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, Tiêu chí 9.2 quy định: “7 viện và các nguon hoc liệu phù hop va được cập nhật dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu ”.

Theo các bộ tiêu chuẩn nêu trên, tiêu chí về thư viện và nguồn học liệu chỉ có một tiêu chí nhưng để đạt được tiêu chí này đối với thư viện của các trường đại học là một thách thức to lớn Năm 2017, Trường Đại học Luật Hà Nội tiến hành kiểm định chất

lượng cơ sở giáo dục đại học theo Bộ tiêu chuẩn định ban hành kèm theo Quyết định số

65/2007/QĐ-BGDĐT ngày | tháng 11 năm 2007 Theo kết quả đánh giá của Doan đánh giá ngoài, Trường đạt chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục đại học với 49/61 tiêu chí đạt yêu cầu Tuy nhiên, Tiêu chí 9.1 Thư viện không đạt với lý do thư viện không đáp ứng đầy đủ (100%) nguồn học liệu của các chương trình đào tạo Đoàn đánh giá ngoài đã đưa ra 03 khuyến cáo về những hạn chế tôn tại của thư viện, trong có hạnh chế về nguồn học liệu “Thư viện của Nhà trường chưa đáp ứng được day đủ các tài liệu bắt buộc, tham khảo trong CTĐT bậc ĐH và ThS đã được phê duyệt Kiểm tra xác suất 533 học phần thuộc CTĐT ĐH hệ CO, có 43 hoc phan không có đủ tài liệu, chiếm tỷ lệ 8,07%; 75 hoc phan

|

Trang 7

thuộc CTĐT ĐH CLC, có 6 học phân không có đủ tài liệu, chiếm tỷ lệ 8,0%; 224 học phan thuộc CTĐT ThS, có 21 học phan không có tài liệu, chiếm ty lệ 9,37%".

Đề khắc phục hạn chế, tồn tại trên, từ năm 2018 đến nay, Trung tâm TTTV đã nỗ lực, phối hợp với các bộ môn và đơn vi có liên quan trong việc rà soát, bô sung học liệu thiếu; đề xuất, cập nhật, chỉnh sửa danh mục học liệu trong đề cương môn học Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều học phần của các chương trình đào tạo thư viện chưa có đủ học liệu được phê duyệt trong đề cương môn học.

Năm 2019-2020, Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai thực hiện Kế hoạch tự đánh giá chương trình đào tạo Để phục vụ cho việc thu thập minh chứng, xây dựng báo cáo tự đánh giá Tiêu chí 9.2 “7 viện và các nguôn học liệu phù hợp và cập nhật để hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu”, Trung tâm phải tiễn hành rà soát học liệu dé xác

định các tài liệu có/không có trong thư viện, xây dựng báo cáo kết quả rà soát học liệu làm

cơ sở cho việc bồ sung, thu thập tai liệu, đề xuất chỉnh sửa danh mục học liệu Hiện tại, việc

rà soát học liệu được thư viện thực hiện theo từng kỳ học, theo lịch trình giảng dạy của từng môn học Cách thức rà soát học liệu theo phương pháp thủ công và bán thủ công nên

tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của cán bộ thư viện Kết quả rà soát học liệu của các

học kỳ trước không được sử dụng tối đa cho những kỳ rà soát sau Tính chính xác của công việc phụ thuộc nhiều vào sự cân than, kỹ năng tra cứu của từng cá nhân thực hiện công việc nên chưa đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu đề ra Theo quy định, mỗi chu kỳ đánh giá là 5 năm Vì vậy, thư viện phải thu thập, cung cấp minh chứng cho tiêu chí trong

khoảng thời gian trong chu kỳ đánh giá Với cách thức rà soát học liệu như hiện tại, việc

đánh giá và cung cấp đầy đủ minh chứng trong khoảng thời gian 5 năm là hết sức khó

khăn, tôn nhiêu thời gian, công sức, hiệu quả đạt được chưa cao.

Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu các chương trình đào tạo

(sau đây gọi là CSDLHL) là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với Trung tâm Thông tin Thư viện nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác rà soát học liệu, tô chức, quản lý tốt nguồn học liệu của thư viện nói riêng, góp phần tích cực nâng cao chất lượng

đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội nói chung 2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Trong nước

Hiện nay, việc nghiên cứu xây dựng các công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng, tô

chức, quản lý nguồn học liệu tại các thư viện trường đại học chưa có nhiều Qua tìm hiểu,

nhóm nghiên cứu được biết có 03 thư viện đã nghiên cứu, xây dựng giải pháp cho việc tôchức, quản lý nguồn học liệu phục vụ việc tra cứu, sử dụng của giảng viên, người học vàkiểm định chất lượng, gồm:

Trang 8

1 Trường Dai học Tôn Đức Thắng xây dựng “Hệ thống quản ly tài nguyên khóa học” (HTQLTNKH) từ năm 2012 HTQLTNKH cho phép người học truy cập đến nguồn tài liệu phục vụ từng môn học: giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương môn học, bài giảng HTQLTNKH gồm các thông tin, dữ liệu: Dữ liệu về khóa học, môn học; đữ liệu về tài liệu; Kho tài nguyên môn học HTQLTNKH là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý tài nguyên khóa học của thư viện, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy và học của giảng viên

và người học.

2 Trường Dai học Hà Nội thực hiện đề tài “Nghiên cứu xáy dựng cơ sở dit liệu thư

mục tài liệu môn học tại Thư viện Trường Đại học Hà Noi” (2019) do ThS Lê Thanh Tú

chủ trì thực hiện CSDL thư mục tài liệu môn học là một tập hợp thông tin thư mục về bộ sưu tập tài liệu môn học, cung cấp các điểm truy cập thông tin theo môn học, hỗ trợ tính năng tổng hợp, thống kê, báo cáo về tài liệu theo môn học và tần suất sử dụng tải liệu Mục đích của việc xây dựng CSDL thư mục tài liệu môn học để quản lý nguồn tài liệu theo môn học, là công cụ hỗ kiểm định chất lượng, công cụ tô chức, quản lý nguồn học

học liệu của các môn học, công cụ hỗ trợ hoạt động giảng dạy của giảng viên, công cụ tra

cứu thông tin, tài liệu theo môn học của người học.

3 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành sử dụng phần mềm thư viện điện tử, thư viện số Kipos để xây dựng “Cơ sở đữ liệu tài liệu môn học ” từ năm 2019 CSDL tài liệu môn học được xây dựng trên cơ sở cập nhật đầy đủ thông tin về nội dung các chương trình đào tạo, danh mục học liệu trong đề cương môn học, tình trạng của tài liệu có trong thư viện dé đối chiếu, so sánh giữa tài liệu trong danh mục học liệu với tài liệu có trong thư viện dé đánh giá mức độ đáp ứng của thư viện về học liệu của các chương tình đào tạo Mục đích của việc xây dung CSDL tài liệu môn học phục vụ hoạt động kiêm định chất lượng của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành CSDL tài liệu môn học giúp thư viện đánh giá đúng mức độ đáp ứng của thư viện đối với yêu cầu về học liệu của từng học phan, chương trình đào tạo, xác định học liệu thiếu, trích xuất báo cáo phản hồi cho các bộ môn dé bô sung, hoàn thiện danh mục học liệu.

Qua khảo cứu việc nghiên cứu, xây dựng “Hé thong quản lý tài nguyên khoa học ”

của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, “Cơ sở dit liệu thu mục tài liệu môn học” của Trường Đại học Hà Nội, “Cơ sở dit liệu học liệu môn hoc” của Truong Dai học Nguyễn

Tất Thành cho thấy, các ứng dụng này có điểm chung là đã xây dựng được một hệ thống, tập hợp thông tin, dữ liệu về chương trình đào tạo, khoá học, môn học và tài liệu, học liệu

phục vụ môn học Các ứng dụng này cho phép giảng viên và người học truy cập, tra cứu

tài liệu, học liệu theo môn học, giúp thư viện quản lý nguồn học liệu, hỗ trợ đắc lực choviệc kiểm định chất lượng.

Trang 9

Về nội dung chương trình đào tạo, cả ba trường: Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đều là các trường đào tạo đa ngành,

đa lĩnh vực Vì vậy, các chương trình đào tạo, môn học, danh mục học liệu hoàn toàn độc

lập, không hoặc có ít sự liên quan giữa các chương trình, trừ các học phần đại cương

theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo Trong khi chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội, tuy có sự phân chia thành các chuyên ngành khác nhau nhưng giữa

các ngành đào tạo, các học phần có sự lặp lại ở nhiều học phần (một học phần được giảng dạy ở các chương trình đào tạo khác nhau) Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu thấu đáo dé đánh giá đúng thực trạng nguồn học liệu của các chương trình đào tạo tại thư viện dé tìm ra giải pháp phù hợp cho việc rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng của thư viện về học

liệu của các chương trình đào tạo 2.2 Ngoài nước

Ở các trường đại học nước ngoài, chưa có nghiên cứu hay ứng dụng nào về xây

dựng CSDL học liệu của các chương trình đào tạo Nguyên nhân là do các Trường Đại

học nước ngoài luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên và thư viện trong việc xây dựng học liệu trong đề cương môn học Cán bộ thư viện là một mắt xích trong quy trình đào tạo, là người cung cấp học liệu, tư vẫn, hướng dẫn sinh viên học tập Họ được coi là

các trợ giảng hay “giáo viên thư viện” (Teachers Librarian) Với cách làm như vậy, thư viện luôn đáp ứng đây đủ nguôn học liệu của các khóa học và chương trình đào tạo.

Trong thư viện đại học nước ngoài, ứng dung Subject Guides/Library Course được

sử dụng phổ biến Subject Guides là tập hợp các tài liệu, chi dẫn, đường link tới tài liệu của từng khóa học Ngoài ra, Subject Guides còn cung cấp hướng dẫn về phương pháp

học tập của học phần, kỹ năng viết bài luận, luận văn, luận án và các hỗ trợ cần thiết đối

VỚI người học.

Một số ví dụ về SubJect Guides:

- Ung dung Subject Guides cua Thu viện Luat-Truong Dai hoc McGill, Canada, https://www.mcegill.ca/library/find/subjects/law tập hop các đường link tới các nguồn tài liệu theo lĩnh vực, chủ đề, gồm: Canadian law, Quebec law, Arboriginal law, Foreign and

comparative law, COVID-19 scholarship, E-bool collections, E-journal and indexes, References, Wellness for law students, Public legal resources.

- Ung dung LibGuides Thu vién khoa Luat - Dai hoc Lund Thuy Dién, http://libguides.lub.lu.se/?b=g&d=a tập hợp thông tin, tài liệu, các chi dẫn cung cấp chi dẫn tới các nguồn thông tin, tài liệu các môn học (Course Library) Mỗi cán bộ thư viện phụ trách việc xây dựng, quản lý, tư van cho người hoc về các bộ sưu tập tai liệu môn

học và các nguồn học liệu phục vụ các môn học.

Trang 10

Các ứng dung Subject Guides của các thư viện đại học nước ngoài được xây dựng

nhăm hỗ trợ người học tiếp cận với nguôn học liệu của các khóa học và được thiết kế

theo chủ đê không nhăm mục đích phục vụ việc kiêm định, đánh giá cơ sở đào tạo đại học, chương trình đào tạo.

3 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tạo ra sản phẩm ứng dung là cơ sở đữ liệu học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội [sau đây gọi là cơ sở dữ liệu học liệu (CSDLHL)], gồm: 01 cơ sở dữ liệu của 05

chương trình đào tạo đại học hệ chính quy, 02 chương trình đào tạo thạc sĩ CSDLHL

phản ánh đầy đủ nguồn học liệu các học phần thuộc các chương trình đào đạo, cho phép thống kê, trích xuất di liệu theo chương trình đào tạo, nội dung đảo tạo, tần suất lưu thông của tài liệu phục vụ kiểm định chất lượng, là công cụ quản lý tài liệu môn học của thư viện, hỗ trợ đắc lực cho việc bảo đảm chất lượng đào tạo của Nhà trường.

CSDLHL sau khi được nghiệm thu sẽ được sử dụng tai Trung tâm Thông tin Thư

viện, đáp ứng yêu cầu cấp bách của Trường phục vụ việc xây dựng báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo và khắc phục những hạn chế, tồn tại theo khuyến nghị của Doan đánh giá ngoài Về lâu dai, co sở đữ liệu học liệu là bộ dit liệu chuẩn để thư viện rà soát học liệu cho những năm học tiếp theo Trong công tác quản lý, nếu được phân quyền, các giảng viên có thé truy cập vào cơ sở dit liệu, nắm bat được day đủ các tài liệu có trong thư viện phục vụ học phần bộ môn mình đảm nhiệm phục vụ hữu hiệu cho việc xây dựng, chỉnh sửa đề cương môn học.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp, cách thức xây dựng CSDL học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội, gồm:

+ Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy (05 chương trình):

1 Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy Ngành luật theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 2100/OD-DHLHN ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Hiệu

trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội).

2 Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy Ngành luật kinh tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 2748/OD-DHLHN ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Hiệu trưởng

Trưởng Đại học Luật Hà Nội).

Trang 11

3 Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy Ngành luật thương mại quốc tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 2747/QĐ-ĐHLHN ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Hiệu

trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội).

4 Chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành ngôn ngữ Anh — Tiếng Anh pháp lý (Ban hành kèm theo Quyết định số 2595/OD-PHLHN ngày 21 tháng 10 năm 2014 của

Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội).

5 Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy chất lượng cao Ngành luật theo hệ

thống tin chi (Ban hành kèm theo Quyết định số 2373/OD-DHLHN ngày 29 tháng 9 năm

2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội).

+ Chương trình đào tạo thạc sĩ, gồm:

1 Chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu (Ban hành theo Quyết định số 1121/OD-PHLHN ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học

Luật Hà Nội).

2 Chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: sửa đổi, bổ sung (Ban hành theo Quyết định số 1721/OD-DHLHN ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Hiệu trưởng

Trưởng Đại học Luật Hà Nội.)

- Phạm vi nghiên cứu: Học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo

hiện hành đang được giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội, dữ liệu thư mục của các

tài liệu hiện có tại thư viện và các nguồn thông tin, tài liệu liên quan tới nguồn học liệu

của các chương trình đào tạo nêu trên 6 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung thuộc 3 chuyên đề và 1 sản phẩm ứng dụng là CSDL học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại

học Luật Hà Nội, gôm các nội dung sau:

- Những nội dung cơ bản về đánh giá chất lượng thư viện và nguồn học liệu: Nghiên cứu tiêu chuẩn, tiêu chí, mốc chuan đánh giá thư viện và nguồn học liệu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nội dung, yêu cầu, cách thức rà soát học liệu.

- Thực trạng xây dựng, quản lý nguồn học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo tại Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội và một SỐ trường đại học khác: Khảo cứu việc xây dựng, quản lý nguồn học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo của thư viện một số trường đại học; Thực trạng xây dựng, hoàn thiện nguồn học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Giải pháp xây dựng cơ so dtr liệu học liệu các học phần thuộc các chương trìnhđào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội: Tổng quan về các chương trình của Trường

Trang 12

Đại học Luât Hà Nội; Mục đích, yêu cầu, phương pháp, cách thức xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Xây dựng cơ sở dir liệu học liệu các học phần thuộc các chương trình đào tạo của

Trường Đại học Luật Hà Nội.

+ Về cau trúc, CSDLHL gồm 03 hợp phần: Nội dung đào tạo, Chương trình đào tạo, Báo cáo Trong mỗi hợp phần, tạo các giao diện, mẫu nhập liệu, các nút lệnh, cơ chế kết

nối dit liệu giữa các hợp phan, giữa các nội dung của từng hop phan, gắn kết các biểu mẫu với danh mục tương ứng, liên kết biéu ghi thư mục với danh mục tai liệu, cung cấp các điều kiện lọc đữ liệu, các mẫu báo cáo, thống kê.

+ Về thông tin, dữ liệu được mô ta, cập nhật trong CSDLHL, gồm: thông tin về nội dung chương trình dao tạo, danh mục học liệu trong đề cương môn học, dữ liệu thư mục của tài liệu, các nguồn tài liệu điện tử về học liệu của các học phan/mén hoc.

+ Về giao diện, tiện ích cho người sử dung: các giao diện được thiết kế khoa học, gồm các menu, giao diện tìm kiếm, các nút lệnh thuận tiện cho việc sử dụng.

6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận của đề tài là đề tài nghiên cứu ứng dụng, sản phẩm là CSDLHL sẽ được chuyên giao sử dụng tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội Việc nghiên cứu đề tài sẽ dựa trên cơ sở:

- Nghiên cứu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thư viện và nguồn học liệu.

- Nghiên cứu thực trạng nguồn học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo, danh mục học liệu trong đề cương các môn học đánh giá mức độ đáp ứng của thư viện về học liệu của các chương trình đào tạo.

- Nghiên cứu, hoàn thiện chức năng kiểm định chất lượng của Phần mềm quản lý thư viện điện tử, thư viện số Kipos, xây dựng bộ cau trúc CSDLHL.

- Xây dựng quy trình thực hiện viéc xây dung CSDLHL.

Với cách tiếp cận trên đây, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu, gồm: nghiên cứu tài liệu; phân tích, tổng hợp; thống kê; đối chiếu, so sánh, tham khảo ý kiến

chuyên gia.

7 Cau trúc báo cáo tổng hợp

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục, danh mục tai liệu tham khảo, báo cáo tổnghợp gồm những nội dung chính sau:

Trang 13

- Những nội dung cơ bản về đánh giá chất lượng thư viện và nguồn học liệu; nội dung,

yêu cầu, cách thức rà soát học liệu.

- Thực trạng xây dựng, quản lý nguồn học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo tại Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội và một sỐ trường đại học khác

- Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu các học phần thuộc các chương trình

đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội.

NỘI DUNG CHÍNH

1 NHỮNG NOI DUNG CƠ BAN VE ĐÁNH GIÁ CHAT LƯỢNG THU VIỆN, NGUON HỌC LIEU; NỘI DUNG, YÊU CÀU, CÁCH THUC RA SOÁT HỌC LIEU

1.1 Nghiên cứu tiêu chuẩn, tiêu chí, mốc chuẩn đánh giá thư viện và nguồn

học liệu theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo

1.1.1 Các qui định về tiêu chuẩn, tiêu chí, mốc chuẩn đánh giá thư viện và

nguồn học liệu

Nhóm nghiên cứu phân tích, đánh giá các qui định vê tiêu chuân tiêu chí, moc chuân chuân đánh giá thư viện và nguồn học liệu từ các văn bản pháp luật sau đây:

Cac văn bản về đánh gia cơ sở giáo dục, gôm:

- Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ Giáo dục đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học với 25 nhóm tiêu chuẩn với 111 tiêu chi, trong đó tiêu chí về thư viện và học liệu được quy định tại Điều 10 Tiêu chí 7.4 nhóm Tiêu chuẩn 7 Quản lý tài chính và cơ sở vật chất quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học như sau: “Hệ thong lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá và tăng

Cường các nguồn lực học tập như nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng day, cơ

sở dit liệu trực tuyển để dap ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.

- Công văn số 768/QLCL-KDCLGD ngày 20/4/2018 đã được thay thé bằng Công văn số 1668/QLCL-KDCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quan lý chất lượng, thay thé Bảng hướng dẫn đánh giá ban hành kèm theo Công văn số 768/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 của Cục Quản lý chất lượng hướng dẫn đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học có đề cập đến Tiêu chí 7.4 như sau:

Về yêu câu của tiêu chí này được đánh giá ở hai góc độ, là sự thiệt lập va vận hành

của hệ thông thư viện và học liệu Tiêu chí này có 6 môc chuân tham chiêu đê đạt tiêu chí mức 4, các minh chứng, gôm:

Thứ nhất, có bộ phận quản trị nguồn lực học tập, nguồn minh chứng là văn bản

Trang 14

thành lap/giao nhiệm vụ cho bộ phận này.

Thứ hai, có kê hoạch đầu tu, bảo trì các nguồn lực học tập như nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, co sở dtr liệu trực tuyến được minh chứng băng các kế hoạch cụ thé.

Thứ ba, cơ sở giao dục đầu tư mới, bảo trì các nguồn lực học tập như nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ sở đữ liệu trực tuyến để đáp ứng các nhu cầu về dao tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng với minh chứng là các đề án/văn bản về tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục hoặc của don vi trong cơ sở giáo dục

đâu tư cho cơ sở vật chât.

Thư tu, hằng năm, rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư, bảo trì các nguồn lực học tập như nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ sở dữ liệu trực tuyến phục vu dao tạo, nghiên cứu khoa học với những nguồn minh chứng là thống kê về các nội dung trên trong 5 năm của chu kỳ đánh giá qua dự toán kinh phí, báo cáo đánh giá về hiệu quả dau tư, bảo tri các nguồn lực học tập và kết quả khảo sát mức độ đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học va phục vụ cộng đồng của người học và các bên liên

Các văn bản về đánh giá chương trình đào tạo gồm:

- Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, tiêu chí về thư viện, học liệu được quy định tại Tiêu chí 9.2 , Tiêu chuẩn 9 thuộc nhóm Cơ sở vật chat va trang thiết bị: “Thu viện và các nguon hoc liệu phù hợp va được cập nhật dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu `”.

Theo đó, Bộ Giáo dục và đào đạo đã ban hành Công văn số 1074/KTKĐCLGD-KDDH ngày 28/6/2016 hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượngchương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học giải thích: “Các nguôn học liệunh máy tính, cổng thông tin điện tử, tài liệu thư viện, can được trang bị đây đủ để đápứng nhu cau của người hoc và cán bộ, GV” và các câu hỏi gợi ý và minh chứng được đưara, gồm: Thư viện có được trang bị đầy đủ đề phục vụ cho đảo tạo và nghiên cứu không?Thư viện có dễ tiếp cận và truy cập không (địa điểm, giờ mở cửa)? Danh mục cơ sở vậtchất, trang thiết bị, phần cứng và phần mềm máy tính Nhật ky sử dụng trang thiết bị,tần suất sử dụng, thời gian hoạt động/không hoạt động, số giờ vận hành; Kế hoạch bảotrì; kế hoạch mua mới va nâng cấp cơ sở vật chat, trang thiết bị; Kết quả phản hồi củangười học và cán bộ, GV; Ngân sách dành cho cơ sở vật chất và trang thiết bi; thông tinphản hồi của người sử dụng và chất lượng các hoạt động hỗ trợ dao tạo.

Trang 15

Với những yêu cầu về minh chứng chưa có sự phận biệt với các tiêu chí khác trong Tiêu chuẩn này khiến cho việc đánh giá tiêu chí về Thư viện rất khó thực hiện Dé khắc phục hạn chế trên, ngày 20/4/2018 của Cục Quản lý chất lượng ban hành Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD và ngày 31/12/2019 Cục Quản lý chất lượng Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành công văn 1669/QLCL-KDCLGD thay thé công văn số 769 kèm theo Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học “Thu viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật dé hỗ trợ các hoạt động

đào tạo và nghiên cứu ” như sau:

- Yêu cầu của tiêu chí thể hiện ở 2 khía cạnh là sự phù hợp và cập nhật của Thư

viện và các nguôn học liệu.

- Sự phù hợp và cập nhật được dựa trên các mốc chuẩn tham chiếu dé đánh giá tiêu chí đạt mức 4 gồm: có thư viện, phòng đọc, phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của

chương trình đào tạo; thư viện, phòng đọc có nội quy/quy định/hướng dẫn, được trang bị

các trang thiết bị để hoạt động: có đầy đủ học liệu (tài liệu bắt buộc) bao gồm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo (bản cứng/bản mềm bảo đảm quy định về sở hữu trí tuệ), phù hợp dé hỗ trợ các hoạt động dao tạo và nghiên cứu; các tài liệu, học liệu (bản in và điện tử) được cập nhật đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu; có dữ liệu theo dõi về hoạt

động của thư viện đê ho trợ các hoạt động dao tạo và nghiên cứu.

- Các minh chứng cho tiêu chí này gồm: sơ đồ bố trí thư viện; thống kê danh mục sách, giáo trình, tài liệu, học liệu phục vụ chương trình đào tạo; đề cương chi tiết môn

học/học phần; văn bản hướng dẫn, quy định của thư viện; hệ thống theo dõi việc sử dụng

tài liệu của thư viện; các văn bản đề xuất nhu cầu, các kế hoạch, dự toán, hóa đơn, thanh quyết toán các khoản đầu tư cho thư viện (sách, báo, tạp chí, tài liệu, ); đánh giá/phản hồi của người học, giảng viên và các bên liên quan về mức độ phù hợp của thư viện và các nguồn học liệu trong việc hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu; danh mục giáo trình, tài liệu, sách tham khảo được cập nhật hăng năm trong chu kỳ đánh giá.

Việc kiểm định cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo đại học đòi hỏi thư viện phải cung cấp minh chứng trong chu kỳ đánh giá 5 năm Với các yêu cầu, chỉ báo, các mốc chuẩn và minh chứng nêu trên, các Trường đại học nói chung và thư viện nói riêng phải thực sự nỗ lực mới có thể đạt được yêu cầu của tiêu chí này.

Mốc chuẩn | trong TC 9.2 tại công văn số 769/QLCL-KĐCLGD xác định “TV cósố lượng sách tham khảo trong TV đáp ứng đủ theo yêu cau trong danh mục tài liệu củaCTDT; các tài liệu được cập nhật Các đại học định hướng nghiên cứu cần có hệ thongtạp chi khoa học chuyên ngành” Day đủ ở đây có thê hiểu là thư viện phải đáp ứng100% tài liệu trong danh mục HL của đề cương môn học, bao gồm cả tài liệu bắt buộc và

Trang 16

tài liệu tự chọn Do đó, nhiều TV không thé đạt thé đạt yêu cầu nêu không có biện pháp rà soát, thu thập, bổ sung tài liệu hoặc loại bỏ khỏi danh mục HL.

Đề khắc phục hạn chế này, tại mốc chuẩn số 3 Công văn số 1669/QLCL-KĐCLGD yêu cầu TV phải có day đủ tài liệu bắt buộc Điều này có thé hiểu TV phải có 100% tài liệu bắt buộc trong danh mục học liệu mà không yêu cầu đầy đủ đối với tài liệu tự chọn Tại TC 7.4 Công văn 1668/QLCL-KDCLGD chỉ yêu cầu mốc chuẩn là có kế hoạch đầu

tư, bảo trì các nguồn HL, rà soát, đánh giá hiệu quả và sự cập nhật cua HL thông qua các

minh chứng ở trên mà không yêu cầu day đủ 100% HL.

1.1.2 Thuận lợi và khó khăn khi triển khai kiểm định về thư viện và nguồn

học liệu

- Thuận lợi

+ Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn cụ

thé các tiêu chuẩn dùng dé làm công cụ đánh giá, quy trình kiểm định các tiêu chí nói

chung và tiêu chí vê thư viện và học liệu nói riêng.

+ Việc Bộ Giáo dục và dao tạo áp dụng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cấp cơ Sở giáo dục và cấp chương trình dao tạo là điều kiện thuận lợi dé thư viện nâng cao chất lượng dé đạt chuẩn theo yêu cầu.

+ Kiém định cũng mang lại những giá trị nhất định cho mỗi cơ sở giáo dục nói

chung trong đó có thư viện Kết quả kiểm định đánh giá chính xác hiện trạng của thư viện và học liệu, là cơ sở đánh giá đê đâu tư, cải tiên và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư

- Khó khăn

+ Công tác kiểm định tại các cơ sở giáo dục nói chung còn gặp nhiều khó khăn bởi đây là một quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi sự đoàn kết, chung lưng của tất cả lãnh đạo, giảng viên, cán bộ và người học; việc kiêm định còn khá mới tại Việt Nam nên chưa hình

thành văn hóa minh chứng, văn hóa chất lượng ở các cơ sở giáo dục, hiệu quả kiểm định

chưa cao, việc thu thập, sử dụng, quản lý minh chứng phục vụ tự đánh giá chưa tốt.

+ Khi kiểm định tiêu chí về thư viện và nguồn học liệu gặp những khó khăn như: cơ

sở vật chất, cơ sở hạ tầng thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, sự phối hợp với giảng viên và các đơn vi có liên quan dé cung cap danh mục học liệu, thong tin về học liệu với thư viện chưa tốt, một số học liệu của môn học mà giảng viên yêu cầu đã xuất bản quá lâu, thư viện khó có thé bổ sung được dé đó chưa đáp ứng được yêu cau cần thiết, mặt khác chưa có tiêu chí về số lượng tối thiểu và tối đa trong mỗi danh mục học liệu tương ứng

với sô tín chỉ nên môi cơ sở giáo dục đưa quy định khác nhau lãi

Trang 17

1.2 Nội dung, yêu câu, cách thức rà soát học liệu 1.2.1 Nội dung của việc rà soát học liệu

Nhóm nghiên cứu xác định nội dung của việc rà soát học liệu, gôm:

+ Mức độ đây đủ của nguôn học liệu: nguôn học liệu của thư viện có đáp ứng các tiêu chí về loại hình tài liệu, ngôn ngữ, sô lượng (dau tài liệu/sô lượng bản) có đáp ứng yêu của danh mục học liệu trong đê cương môn học.

+ Mức độ đáp ứng yêu cầu về học liệu của thư viện: thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng nguồn học liệu của giảng viên và người học thông qua dữ liệu quan lý lưu thông tài liệu, quan lý ban đọc, báo cáo bé sung tài liệu Việc khảo sát ý kiến phản hồi của bạn đọc về chất lượng nguồn học liệu cũng là nội dung quan

trọng trong việc xác định mức độ đáp yêu câu về học liệu của thư viện.

+ Mức độ cập nhật học liệu: việc rà soát, bô sung, cập nhật danh mục học liệu trong đê cương môn học và việc việc bô sung, cập nhật tài liệu của thư viện đôi với

những thay đôi trong danh mục học liệu của các chương trình đào tạo.

+ Tính khả thi của học liệu: khả năng đáp ứng của thư viện về tài liệu trong danh

mục học liệu, thực trạng, khai thác, sử dụng tài liệu của bạn đọc.

+ Rà soát việc quản lý hệ thống học liệu của thư viện: quản lý hồ sơ bổ sung học

liệu, quản lý dữ liệu học liệu, quản lý nguồn học liệu, quản lý việc phục vụ học liệu.

1.2.2 Yêu cầu của việc rà soát học liệu

Việc rà soát học liệu cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo thời gian - Đảm bảo độ chính xác - Đảm bảo độ tin cậy

- Đảm bảo tính kế thừa

1.2.3 Cách thức rà soát học liệu

Nhóm nghiên cứu đưa ra cách thức rà soát học liệu từ hai phía chủ thé sau:

- Về phía giảng viên: Cần sử dụng công nghệ thông tin trong việc tra soát học liệu

tại cơ sở dữ liệu thư viện trước khi đưa vào danh mục học liệu, ghi chú những tài liệu

không có trong thư viện Phối hợp với thư viện trong việc đề xuất bổ sung học liệu thiếu,

cung cấp thông tin về tài liệu cho thư viện hoặc cho thư viện mượn photo 1 bản và đảm

bảo tài liệu mới đưa vào danh mục phải có Loại bỏ khỏi danh mục những tài liệu thư

viện không có hoặc không thê bé sung được và thay thế bằng tên tài liệu khác tương tự.

Chỉnh sửa danh mục học liệu nêu có khi thư viện gửi yêu câu Nêu giảng viên thực hiện

Trang 18

tốt việc này sẽ giúp thư viện giảm thời gian, nhân lực trong việc rà soát học liệu, mặt khác đảm bảo yêu cầu kiểm định khi cung cấp minh chứng này.

- Về phía thư viện: Cần thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Thu thập các chương trình đào tạo để có cơ sở xác định khung chương trình đào tạo mà các học liệu phải có dé phuc vu.

+ Bước 2: Thu thập danh mục hoc liệu trên cơ sở khung chương trình đào tao.

+ Bước 3: Tra cứu, đối sánh tài liệu trong danh mục học liệu với dir liệu hiện có tại thư viện Có thê thực hiện thủ công, kết hợp giữa thủ công và công nghệ và đặc biệt các thư viện có thê sử dụng công nghệ dé xây dựng co so đữ liệu hoc liệu.

+ Bước 4: Tổng hợp kết quả, xây dựng báo cáo rà soát học liệu: xác định tài liệu thiếu, thông tin về tài liệu thiếu chính xác, không cập nhật

+ Bước 5: Dé xuất kế hoạch khắc phục tôn tại (nếu có):

+ Bước 6: Quản lý hô sơ bô sung, dữ liệu học liệu, nguôn học liệu, quản lý việc phục vụ học liệu.

2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, QUAN LÝ NGUÒN HỌC LIEU CUA CÁC HỌC PHAN THUOC CÁC CHUONG TRÌNH ĐÀO TAO CUA TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOI VA MOT SO TRUONG DAI HOC KHAC

2.1 Khảo cứu việc xây dựng, hoàn thiện nguồn học liệu của các chương trình đào tạo tại một số trường đại học

Nhóm nghiên cứu tiễn hành khảo sát qui trình xây dựng danh mục học liệu trong dé cương môn học; thu thập, bổ sung, quan lý nguồn học liệu của 02 cơ sở dao tao là Trường Đại học Luật thành phồ Hồ Chí Minh và Trường Đại học Hà Nội, băng phương pháp điều tra xã hội học.

2.1.1 Khảo sát tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

- Về qui trình xây dựng, chỉnh sửa danh mục học liệu trong đề cương môn học: việc rà soát, chỉnh sửa danh mục học liệu trong đề cương môn học được thực hiện trước mỗi kỳ học do giảng viên phụ trách bộ môn thực hiện, có sự thống nhất trong bộ môn và ý kiến phê duyệt của lãnh đạo khoa Những thay đổi về danh mục học liệu, đề xuất bổ sung, cập nhật tài liệu mới được gửi cho thư viện tiễn hành thu thập, bố sung.

- Về sự phối hợp giữa các bộ môn và thư viện trong hoạt việc soát, xây dựng danh

mục học liệu: có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thư viện và các bộ môn trong việc cung

cấp thông tin, đề xuất yêu cầu bé sung tài liệu, việc cung cấp tài liệu của các bộ môn, phản hồi, đề xuất của thư viện về việc rà soát, chỉnh sửa danh mục học liệu trong đề

cương môn học.

13

Trang 19

- Thực trạng danh mục học liệu của Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh:

+ Về cách thức trình bày danh mục học liệu: không thống nhất giữa các bộ môn.

+ Về số lượng tài liệu trong danh mục học liệu: Trường chưa có quy định về số lượng tài liệu trong danh mục học liệu nên số lượng tài liệu được đưa vào danh mục học

liệu của các bộ môn cũng rât khác nhau.

+ Về mức độ đáp ứng của thư viện về học liệu: Theo kết quả kiểm định chat lượng cơ sở giáo dục đại học năm 2016, Tiêu chí 9.1 về học liệu của Trường đạt yêu cầu.

2.1.2 Khảo sát tại Trường Đại học Hà Nội

- Về số lượng tài liệu trong danh mục học liệu: Trường chưa có quy định về số lượng tài liệu trong danh mục học liệu, do bộ môn quyết định.

- Mức độ cập nhật của danh mục học liệu: Tài liệu phục vụ các môn học thường

xuyên được bé sung, cap nhat Co su phối hop chặt chẽ giữa thư viện với các đơn vi liên quan trong việc rà soát, thu thập, bố sung nguồn học liệu phục vụ các chương trình đào

tạo của Trường.

- Mức độ đáp ứng của Thư viện về học liệu: Theo kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học chu kỳ 2012-2017, Tiêu chi 9.1 về học liệu của Trường đạt yêu cầu.

- Về hoạt động rà soát học liệu: Thư viện là đơn vi chu trì việc rà soát học liệu, phản hôi tới các bộ môn kêt quả rà soát học liệu Các tài liệu hiện có tại thư viện ít được giảng viên đưa vào danh mục học liệu mà chủ yêu lây từ nguôn ngoài thư viện nên việc thu

thập, bổ sung học liệu cũng gặp những khó khăn nhất định.

- Việc quản lý danh mục học liệu: Năm 2019, Thư viện Trường Đại học Hà Nội đã

triển khai đề nghiên cứu khoa hoc “Nghién cứu xây dựng cơ sở đữ liệu thự mục tài liệu

của các môn học tại Thu viện Truong Đại học Hà Nội” Cơ sở dữ liệu thư mục tài liệu

môn học chứa các thông tin mô tả về tài liệu môn học như nhan đề, tác giả, yếu tô xuất bản, chủ đề của tài liệu Bên cạnh đó còn có các thông tin về đơn vị dao tạo, ngành học,

tên môn học, mã môn học, học phan CSDL được đưa vào sử dung phục vụ công tac kiểm

định chương trình dao tạo, giup cho thư viện đạt tiêu chí về thư viện và học liệu.

2.2 Thực trạng xây dựng, quản lý nguồn học liệu của các học phần thuộc các

chương trình đào tạo tại Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội và giải pháp hoàn thiện

2.2.1 Thực trạng nguồn học liệu của các học phan thuộc các chương trình đào

tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 20

Hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội đang triển khai 05 chương trình đào tạo hệ

đại học chính qui, 02 chương trình đào tạo thạc sĩ theo hai định hướng nghiên cứu và ứng

dụng, với tổng số 568 học phần (môn học).

Năm 2017, Trường Đại học Luật Hà Nội tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, Tiêu chí 9.1 Thư viện và nguồn học liệu không đạt yêu cầu do thư viện chưa đáp ứng đầy đủ (100%) nguồn học liệu phục hoạt động giảng day và nghiên cứu khoa

Từ năm học 2018 -2019 đến nay, Trung tâm Thông tin thư viện đã có nhiều nỗ lực trong việc rà soát, bô sung nguồn học liệu của các chương trình đào tạo Việc rà soát học liệu được thực hiện định kỳ vào đầu mỗi kỳ học Sau mỗi đợt rà soát, thư viện thống kê, lập danh mục những tài liệu còn thiếu dé thu thập b6 sung; phối hợp với các bộ môn chỉnh sửa danh mục học liệu, loại bỏ khỏi đề cương môn học những tài liệu thư viện không thé bé sung, thu thập, giảng viên không cung cấp được.

Kết quả rà soát học liệu từ năm 2018-2020:

+ Đã ra soát 839 danh mục học liệu của 05 chương trình đào tạo đại học hệ chính quy, 02 chương trình dao tạo thạc sĩ.

+ Số lượng tài liệu theo yêu cầu trong đề cương môn học: 29.812 tài liệu.

+ Số lượng tài liệu có tại thư viện: 28.333 tài liệu.

+ Đã bồ sung, thu thập: 310 tài liệu.

+ Đề nghị loại khỏi đề cương môn học những tài liệu lỗi thời, lạc hậu, thư viện không thé bổ sung, giảng viên không cung cấp được: 1.171 tài liệu.

2.2.2 Đánh giá nguồn học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào

tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội

2.2.2.1 Về tài liệu và hình thức trình bày danh mục học liệu

- Về tài liệu trong danh mục học liệu: phong phú, đa dạng, gồm giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, luận án, luận văn, bài tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, tài

liệu hội thảo và văn bản pháp luật.

- Về hình thức trình bày: việc trình bày danh mục học liệu chưa có sự thống nhất + Đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy, phần lớn các bộ môn chia

danh mục học danh mục học liệu thành 3 nhóm chính là: Giáo trình, Tài liệu tham khảo

bắt buộc, Tài liệu tham khảo tự chọn, phần còn lại trình bày theo nhiều cách khác nhau.

15

Trang 21

+ Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ, các bộ môn chia danh mục học liệu theo từng chuyên đề, không tập hợp thành một danh mục học liệu chung như chương trình đào

tạo chính quy Việc phân chia danh mục học liệu của chương trình đào tạo thạc sĩ không

theo quy định thống nhất mà tùy thuộc vào từng bộ môn cũng như cá nhân giảng viên phụ trách chuyên đề đó

2.2.2.2 Về số lượng tài liệu trong danh mục học liệu

Trường chưa có quy định cụ thể về số lượng tài liệu trong danh mục học liệu nên số lượng tài liệu trong đề cương của các môn học cũng khác nhau tùy theo nội dung giảng dạy của học phần (môn học) Có những môn học chỉ có 2, 3 hoặc 4 tài liệu tham khảo như Fundamental civil rights in the modern world, Luật La mã Trong khi có một số môn học tài liệu đưa vào học liệu rất nhiều như Luật sở hữu trí tuệ (170 tài liệu), Quản lý tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp (168 tài liệu), Luật đán sự 1(159 tài liệu) Cơ cầu của từng loại hình tài liệu cũng thiếu sự cân đối, đặc biệt là bài viết tạp chí đưa vào danh mục học liệu của một số môn học khá lớn như môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (73 bài), Luật Dân sự 1 Ngành Thương mại quốc tế (102 bài), Luật Lao động (89

2.2.2.3 Tính chính xác của thông tin về tài liệu

Qua việc rà soát học liệu, nhóm nghiên cứu phát hiện có một sô danh mục học liệu còn sai sót về thông tin xuât bản, sai tên tac giả, nhan đê, nguôn trích dân, đường link tới nguôn tài liệu điện tử, điêu này gây khó khăn cho cán bộ thư viện trong quá trình rà soát

danh mục, xác định tài liệu thiếu dé bổ sung.

2.2.2.4 Tĩnh khả thi của học liệu

Phần lớn tài liệu đưa vào đề cương môn học được các bộ môn lay tu nguồn sẵn có tại Thư viện Tuy nhiên, cũng có khá nhiều tài liệu đưa vào đề cương môn học là luận án, luận văn, đề tài khoa học, tài liệu hội thảo thực hiện ở các cơ sở đào tạo khác, một số tài

liệu đã quá cũ hiện không còn phát hành trên thị trường hoặc tài liệu chỉ cá nhân giảng

viên có nên Thư viện không thé bé sung nếu giảng viên không cung cấp.

Về việc khai thác, sử dụng học liệu: Nguôồn học liệu tại thư viện được tô chức,

quản lý khoa hoc, thuận tiện cho việc tiếp cận, khai thác và sử dụng của giảng viên và người học Các kho tài liệu in được tô chức dưới hình thức kho mở tự chọn, phòng đọc

thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc liên tục 12 giờ/ngày, 7 ngay/tuan Ngoài ra, thư viện

đã hóa số hóa nguồn tài liệu nội sinh, gồm giáo trình, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, Tạp chí Luật học và một số đầu sách tham khảo của giảng viên Toàn thể cán bộ, giảng viên và người học của Trường được cấp tài khoản thư viện số dé đọc tài liệu

trực tuyến.

Trang 22

2.2.2.5 Mức độ cập nhật của nguồn học liệu

Việc rà soát, cập nhật đê cương môn học được các bộ môn thực hiện trước môi kỳ học Trong thực tê, một sô bộ chưa quan tâm đúng mức cho viện rà soát danh mục học liệu, dân đên tinh trạng nhiêu giáo trình cũ, văn bản hệt hiệu lực đã có giáo trình, văn bản

mới thay thé nhung van dua vao danh muc hoc liéu 2.2.2.6 Mức độ dap ung cua thư viện vé hoc liéu

Theo két quả ra soát học liệu, tính đến ngày 31/12/2020, 839 học liệu được rà soát

của năm học 2018 — 2019 va năm học 2019 — 2020, thư viện đã có đủ tài liệu theo yêu

cầu Kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của bạn đọc năm 2019 cho thấy, mức độ hài lòng

của bạn đọc về số lượng, chất lượng và mức độ cập nhật về học liệu của các chương trình

đào tạo đều ở mức cao lần lượt là 96,87%, 97.56% và 91.81%.

Nhận xét chung:

Việc xây dựng và rà soát học liệu của các chương trình dao tạo đã được Nhà trường,

các bộ môn và Thư viện dành nhiều sự quan tâm Thư viện đã chủ động trong việc rà soát học liệu, tích cực phối hợp với các bộ môn và các đơn vị có liên quan dé bé sung những hoc liéu thiéu dam đáp ứng đầy đủ nguồn học liệu phục vụ các chương trình đào tạo Lãnh dao Trường cũng đã chỉ dao sát sao, quyết liệt về việc tăng cường nguồn học phục

vụ đào tạo.

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động xây dựng, tô chức, quản lý, khai thác và sử

dụng nguồn học liệu còn tồn tại những hạn chế, bát cập như: thiếu quy định, cơ chế,

chính sách cho việc thu thâp, bô sung, rà soát, cập nhật nguồn học liệu; sự phối hợp giữa

thư viện với các khoa chuyên môn, bộ môn trng việc rà soát, b6 sung nguồn học liệu còn thiếu đồng bộ; việc đầu tư kinh phí cho việc thu thập, bô sung, xây dựng nguồn học liệu cần được Trường quan tâm hơn nữa dé thư viện có thé đáp ứng đầy đủ nguồn học liệu

của các chương trình đào tạo theo yêu câu.

2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn học liệu của các chương trình đào tạo

tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

2.3.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Trường cần sớm ban hành Quy định về việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn học liệu phục vụ đào tạo Theo đó, quy định cách thức, quy trình xây dựng, rà soát, chỉnh sửa danh mục học liệu trong đề cương môn học; trách nhiệm các đơn vi có liên quan; hình thức trình bày, SỐ lượng, cơ cầu từng loại tài liệu trong danh mục học liệu.

- Hiện nay, việc bàn giao kỷ yếu hội thảo và đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu về Thư viện còn chưa day đủ và kịp thời Vì vậy, Trường cần có chế tài cụ

17

Trang 23

thé (có thé không quyết toán kinh phí hoặc đánh giá thi đua cuối năm) đối với các chủ nhiệm dé tài nộp muộn hoặc không nộp sản phẩm về Phòng Quản lý khoa học.

2.3.2 Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa thư viện với các đơn vị liên quan trong

việc xây dựng va quan lý nguôn học liệu * Doi với các khoa chuyên môn, bộ môn

- Cần tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với Trung tâm Thông tin thư viện trong quá trình xây dựng, chỉnh sửa danh mục học liệu trong đề cương môn học Khoảng 30 ngày trước khi bắt đầu học kì mới, các bộ môn gửi danh mục học liệu dé Thư viện rà soát và thu thập, bồ sung tài liệu thiếu.

- Chu động cung cap tai liệu của các co sở dao tạo khác (luận án, luận văn, dé tài nghiên cứu khoa học, tai liệu hội thảo) hoặc tài liệu cá nhân của giảng viên cho Thư viện đê đảm bảo các tài liệu được đưa vào danh mục học liệu đêu có trong thư viện.

- Tiép tục xem xét sử dụng giáo trình, tài liệu tham khảo của các cơ sở dao tao đã ký thỏa thuận hợp tác trao đôi, chia sẻ tài liệu với Trường làm tài liệu tham khảo cho các

môn học thay vì sử dụng giáo trình của các đơn vị khác.

* Đối với Phòng Quản lý khoa hoc và Trị sự tạp chi: can bàn giao đầy đủ cho Thư viện các dé tài nghiên cứu khoa học và kỷ yếu hội thảo (bao gồm cả bản cứng và file mềm) đã được nghiệm thu theo thời gian quy định là định kỳ 6 tháng/lần nhằm đảm bảo

đáp ứng kip thời nhu câu nghiên cứu và học tập của giảng viên và người học.

2.3.3 Giải pháp kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dir liệu học liệu của các

chương trình đào tạo nhằm hỗ trợ công tác quản lý của Thư viện, phục vụ việc kiểm định chất lượng và đánh giá chương trình đào tạo của Trường.

3 GIẢI PHÁP XÂY DUNG CƠ SỞ DU LIEU HOC LIEU CUA CAC CÁC HOC PHAN THUOC CAC CHUONG TRINH DAO TAO CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA

3.1 Tổng quan về các chương trình của Trường Đại học Luật Hà Nội

Các chương trình đào tạo hiện đang được giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà

Nội, gồm:

- Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy, gồm 05 chương trình: Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy Ngành luật, Ngành luật kinh té Ngành luật thương mai quốc, Ngành Ngôn ngữ Anh — Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý, Chương trình dao tạo

đại học hệ chính quy chất lượng cao Ngành luật, Chương trình đào tạo đại học hệ chính

quy Ngành luật dành cho cán bộ pháp chế Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân

dân và Doanh nghiệp Nhà nước,

Trang 24

- Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học, gồm: Chương trình đào tạo thạc sĩ luật theo

định hướng nghiên cứu, Chương trình dao tạo thạc sĩ luật theo định hướng ứng dụng.

- Chương trình đào tạo tiễn sĩ Luật học, gồm các chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nha nước và pháp luật, Luật hiến pháp — Luật hành chính, Luật kinh tế, Luật dân sự, Luật quốc tế và Luật thương mại quốc tế.

- Chương trình đào tạo đại học hệ vừa làm, vừa học.

Trong pham vi của đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu xây dựng cơ so dt liệu học liệu của các học phần thuộc các chương đào tạo đại học chính quy văn băng 1, chương trình dao tạo thạc sĩ luật học phục vụ việc xây dựng báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo của Trường, hỗ trợ công tác rà soát, tổ chức, quản lý nguồn

học liệu của thư viện.

3.2 Mục đích, yêu cầu của việc xây dựng cơ sở dir liệu học liệu các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

3.2.1 Mục đích

Việc xây CSDLHL nhằm tạo ra bộ công cụ cho việc rà soát học liệu, tô chức, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn học liệu của các chương trình đào tạo; đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thư viện, thay thế phương pháp rà soát học liệu thủ công bằng việc sử dung phần mềm thư viện điện tử, thư viện số Kipos, tiết kiệm thời gian, công sức cho việc rà soát học liệu, hỗ trợ đắc lực cho viêc xây dựng báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo của Trường tiêu chí về thư viện

và nguôn học liệu.

CSDLHL sau khi được nghiệm thu va đưa vào sử dụng sẽ dem lại những lợi ích thiệt thực cho cả thư viện, giảng viên và người học.

Đối với thư viện, CSDLHL là công cụ quản lý nguồn học liệu, giảm thiểu thời gian, công sức cho việc rà soát học liệu, kiểm soát chặt chẽ sự thay đôi của danh mục học liệu qua từng học kỳ; đánh giá khách quan, trung thực mức độ đáp ứng về học liệu của thư viện đối với các chương trình đào tao, từ đó có kế hoạch và biện pháp bổ sung, thu thập

tài liệu, học liệu.

Đối với giảng viên và người học, sau khi được nghiệm thu, đưa ra khai thác, sử dụng, giảng viên có thể được sử dụng CSDLHL dé rà soát danh mục học liệu, bố sung,

cập nhật tài liệu ngay trên giao diện của CSDLHL Cách làm này dam bao tính chính xác

của tài liệu trong danh mục học liệu, rút ngắn thời gian va công sức cho việc rà soát, cập nhật, bố sung danh mục học liệu Đối với người học, CSDLHL giúp người học tra cứu,

xem toàn bộ danh mục học liệu của các học phân/môn học có tại thư viện mà không cân

19

Trang 25

phải tìm kiếm, tra cứu từng tài liệu riêng lẻ Người học dé dàng tiếp cận nguồn học liệu có trong thư viện, giảm thiêu thời gian tra cứu, tìm kiếm tài liệu.

3.22 Yêu cầu

Việc xây dựng CSDLHL phải đáp ứng các yêu cầu sau: 3.2.2.1 Yêu cau về kỹ thuật

+ CSDLHL phải được tạo lập trên nền tảng của phần mềm thư viện điện tử, thư

viện số Kipos, có khả năng tích hợp, liên kết tới các CSDL thư mục, CSDL toàn văn, đữ liệu giữa các Modules trong toàn hệ thống và các nguồn tải liệu truy cập mở trên mạng

+ CSDLHL phải có cấu trúc logic khoa học, phản ánh đầy đủ nội dung các chương

trình đào tạo và hệ thống học liệu của từng chương trình đào tạo.

+ CSDLHL phải cung cấp các công cụ tra cứu tài liệu (cả tài liệu in và tài liệu điện tử) và các tiện ích cần thiết khác.

+ CSDLHL phải xây dựng được các mẫu báo cáo, thống kê theo các tiêu chí khác

nhau phục vụ việc rà soát học liệu, bô sung, cập nhật danh mục tài liệu 3.2.2.2 Yêu cấu về chuyên môn nghiệp vụ

- Các thông tin, dữ liệu trong CSDLHL phải đảm bảo tính chính xác, được thu

thập, xử lý, lưu trữ và quản lý theo quy tắc và tiêu chuân chuyên môn nghiệp vụ thư viện Quy tắc mô tả biên mục Anh-Mỹ (AACR2), Khổ mẫu trình bày dữ liệu MARC21, Quy tắc chính tả tiếng Việt.

- CSDLHL phải phan anh một cách khách quan, trung thực thực trang nguồn tài liệu, học liệu có trong thư viện, cung cấp đường liên kết tới các nguồn tài liệu truy cập mở (nếu có), đồng thời, xác định chính xác những tài liệu thiếu của từng học phan/m6n học làm cơ sở cho việc đề xuất, thu thập bố sung tải liệu.

- Đảm bảo tính khả thi, hữu dụng, thuận tiện cho người sử dụng.

3.3 Nội dung giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu các học phần thuộc các

chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

Việc xây dựng CSDLHL dựa trên cơ sở kết hợp các giải pháp kỹ thuật và công nghệ với các giải pháp chuyên môn nghiệp vụ nhằm tạo ra bộ công cụ phục vụ việc rà soát học liệu, tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn học liệu của các học phần của

các chương trình đào tạo của Trường; cho phép cập nhật nội dung các chương trình dao

tạo, danh mục tài liệu của từng học phần, tình trạng về tài liệu hiện có tại thư viện, từ

nguồn truy cập mở trên mạng Internet; xây dựng các mẫu báo cáo theo các tiêu chí khác

nhau.

Trang 26

- Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ: Hoàn thiện chức năng Kiểm định chất lượng của Phần mềm quản lý thư viện điện tử, thư viện số Kipos để tạo bộ cấu trúc của CSDLHL, gồm các hợp phần, lớp/nang phù hợp làm công cụ cho việc cập nhật dữ liệu.

- Giải pháp về chuyên môn nghiệp vu, gồm:

+ Thu thập tài liệu về các chương trình đào tạo, đề cương học phần (môn học).

+ Xử lý thông tin, tài liệu: Tìm kiếm thông tin về tài liệu, học liệu của các học phần hiện có tại thư viện, từ các nguồn truy cập mở trên mạng Internet, đường liên kết dữ liệu tới toàn văn tài liệu (nếu có); rà soát, kiểm tra tính chính xác của các thông tin, tài liệu, danh mục học liệu, cập nhật, chỉnh sửa sai sót (nếu có).

+ Nhập dit liệu theo cau trúc của CSDLHL tương ứng.

3.3.1 Hoàn thiện chức năng kiểm định chất lượng của phần mềm quản lý thư viện, thư viện số Kipos đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

3.3.1.1 Sự can thiết của việc hoàn thiện chức năng kiểm định chất lượng của phần mém quan ly thu viện, thu viện số Kipos phục vụ việc xáy dung cơ sở dit liệu học liệu cua các học phần thuộc các chương trình đào tạo cua Truong Dai học Luật Hà Nội

Phần mềm thư viện điện tử, thư viện số Kipos được sử dụng tại Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội từ cuối năm 2016 Tại thời điểm chuyên giao Phần mềm Kipos, chưa có phân hệ Kiểm định chất lượng Khi tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và kiểm định chương trình đào tạo, các thư viện phải tiễn hành rà soát học

liệu, xác định những tài liệu có/không có trong thư viện, đánh giá mức độ đáp ứng của

nguồn học liệu thư viện đối với các học phần thuộc các chương trình đào tạo trường đang giảng dạy để xác định tiêu chí về thư viện và học liệu đạt/không đạt yêu cầu của tiêu chí,

yêu câu đặt ra cân có công cụ hô trợ công việc này.

Năm 2019, Công ty Cổ phan phần mềm quản lý Hiện đại đã nghiên cứu, phát triển chức năng Kiểm định chất lượng, được Thư viện Trường Đại học Nguyễn Tat Thành ứng dụng thử nghiệm dé xây dung tài liệu môn học Về chức năng Kiểm định chất lượng, do mới trong giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển nên còn sơ khai, cấu trúc đơn giản, ít tiện ích Ứng dụng này được phát triển theo yêu cầu của Trường Đại học Nguyễn Tắt Thành nên nó mang tính đặc thù riêng Thư viện Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, chưa mang tính phô biến để áp dụng rộng rãi cho các thư viện trường đại học nói chung,

Thư viện Trường Đại học Luật nói riêng Bởi có sự khác biệt lớn trong các chương trình

đào tạo của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Trường Đại học Luật Hà Nội Trường Đại học Nguyễn Tat Thành là trường đại học ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực Danh mục học liệu của các học phần của các chương trình đào tạo là hoàn toàn độc lập; giữa các học

21

Trang 27

phần của từng chương trình đào tạo không hoặc ít có sự liên quan với nhau, trừ các học phần đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đối với các chương trình đào

tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội, tuy có phân chia thành các chuyên ngành khác

nhau nhưng giữa các ngành dao tạo, các học phan, nhưng có sự lặp lại ở nhiều học phan khác nhau (một học phần được giảng dạy ở các chương trình đào tạo khác nhau) Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu, hoàn thiện chức năng Kiểm định chất lượng của Phần mềm quản lý thư viện điện tử, thư viện số Kipos phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và nguồn học liệu của Trường đào tạo chuyên ngành luật.

3.3.1.2 Nội dung hoàn thiện chức năng kiểm định chat lượng

Chức năng hỗ trợ kiêm định chat lượng phục vụ đào tạo được xây dựng nhằm giúp

cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ thư viện và các đơn vị liên quan đánh giá được mức độ

đáp ứng của thư viện đối với tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo của nhà trường Từ đó, có kế hoạch, biện pháp bé sung, thu thập tài liệu đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào

Chức năng hỗ trợ kiểm định chất lượng phục vụ đào tạo cho phép cán bộ thư viện cập nhật các chương trình đào tạo, cập nhật nội dung chương trình đào tạo, tình trạng vốn tài liệu của thư viện phục vụ từng học phần (danh mục học liệu trong đề cương học phần) Ngoài ra, hệ thống cung cấp các mẫu báo cáo dé đánh giá mức độ đáp ứng của thư

viện về tài liệu đối với các học phần, chương trình đảo tạo, tình hình khai thác và sử dụng

nguôn học liệu của giảng viên và người học.

* Yêu câu đối với chức năng Kiểm định chất lượng

- Về cau trúc CSDLHL gồm, 3 hợp phần: Nội dung đào tạo, Chương trình đào tạo,

Báo cáo Trong mỗi hợp phần, tạo các giao diện, mẫu nhập liệu, các nút lệnh, cơ chế kết

nối dit liệu giữa các hợp phan, giữa các nội dung của từng hợp phan, gắn kết các biểu mẫu với danh mục tương ứng, liên kết biéu ghi thư mục với danh mục tài liệu, cung cấp các điều kiện loc dit liệu, các phép tính toán, thống kê, mẫu báo cáo.

Nội dung của từng hợp phần như sau:

+ Nội dung đào tạo: Là tập hợp danh mục các học phan/m6n hoc cua cac chuong

trình dao tao dang được giảng day tai Trường Dai học Luật Ha Nội.

+ Chương trình dao tạo: Tap hợp danh mục các chương trình đào tạo dang được giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

+ Báo cáo: Các mẫu báo cáo nhằm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cau về học liệu

của thư viện đôi với các học phân, chương trình đào tạo theo các tiêu chí khác nhau * Hoàn thiện chức năng quản lý Nội dung đào tạo và tài liệu yêu cấu - Quản lý nội dung đào tạo:

Trang 28

+ Tạo giao diện nội dung đào tạo gồm các thông tin: mã nội dung, tên nội dung, sé

tin chi, tai liéu theo hoc phan, tài liệu sẵn có, ban in, bản số, trạng thái, các nút lệnh (Chi

tiết, Sửa, Xóa, Thêm, Sao chép).

+ Thiết lập danh mục tìm chọn cho phần Quản lý nội dung đào tạo, gồm thông tin

vê Trình độ, Khôi kiên thức, Tùy chọn, loại tài liệu.

+ Tạo mẫu (form) thêm mới nội dung đào tạo: bao gồm các thông tin được hiển thị

trong danh mục nội dung dao tao.

+ Tạo mẫu (form) Sửa nội dung đào tạo: bao gồm các thông tin được hién thị trong

danh mục nội dung đảo tạo.

+ Tạo các nút lệnh Kích hoạt/Dừng hoạt động nội dung đào tạo: chuyên trạng thái

nội dung đào tạo từ trạng Dừng hoạt động sang Kích hoạt và ngược lại.

- Cập nhật tài liệu cho Nội dung đào tạo: Các chức năng chính, gồm Xem, Thêm tài

liệu, Xóa tai liệu

+ Tạo giao diện Thêm tài liệu với các thông tin: Mã hệ thống, Mã thư mực, Nhan

đề, Tác giả, Nhà xuất bản, Loại tài liệu (Giáo trình, tài liệu tham khảo bắt buộc, Tài liệu tham khảo tự chọn, Văn bản pháp luật, Bài tạp chí), Ghi chú Tạo cơ chế liên kết biểu ghi

thư mục của các tải liệu có trong thư viện với danh mục tài liệu Tạo nút lệnh Sửa, Xóa tài liệu.

+ Bồ sung điểm truy cập tới toàn văn các tài liéu/nguén tài liệu điện tử bằng việc việc tìm kiếm, gắn đường liên két/link URL của tài liệu trong CSDLHL và hiển thị trên công thông tin thư viện phục vụ việc khai thác, sử dụng nguồn học liệu của giảng viên và

người học.

* Hoan thiện chức năng Quan lý chương trình dao tạo

- Tạo giao diện Chương trình dao tạo với các thông tin: Tên chương trình đào tạo,

Mô tả, Người tạo, Ngày tạo, Người sửa, Ngày sửa; Các nút lệnh Chi tiết, Sửa, Xóa.

- Tạo mẫu (form) nhập liệu Thêm mới chương trình đảo tạo.

- Hoàn thiện tính năng Sao chép chương trình đào tạo: cho phép sao chép thông tin

chỉ tiết của chương trình đào tạo này sang một chương trình đào tạo nhằm giảm thiểu thời

gian và công sức cho việc tạo lập chương trình đào tạo Các thông tin trong chương trình

được sao chép sẽ được chỉnh sửa để phù hợp với yêu cầu của từng chương trình.

- Quản lý các danh mục của chương trình đào tạo: Trên giao diện quản lý các danh

mục của chương trình dao tao hiển thị thông tin của các danh mục có trong chương trình

đào tạo và Nội dung đào tạo của mỗi danh mục Tạo các nút lệnh Sao chép, Thêm, Xóa,

Chi tiết dé quản lý các nội dung đào tạo trong danh mục cua chương trình đào tạo.

23

Trang 29

* Hoàn thiện chức năng Báo cáo

- Các mẫu báo cáo cần xây dựng:

+ Báo cáo tài liệu theo học phan.

+ Báo cáo lưu thông tài liệu theo học phan.

+ Báo cáo bạn đọc lưu thông tài liệu theo học phan.

- Cac công việc cần thực hiện:

+ Tạo giao diện thiết lập tham số lọc báo cáo Tài liệu theo học phần.

+ Tạo giao diện thiết lập tham số lọc báo cáo Tài liệu lưu thông tài liệu theo học phan + Tao giao dién thiét lap tham số lọc báo cáo Ban đọc lưu thông tài liệu theo học

3.3.2 Cách thức xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

3.3.2.1 Xay dựng qui trình thực hiện công việc: theo lược đồ, gồm 7 bước sau: Bước 1 Hoàn thiện chức năng Kiểm định chất lượng của Phần mềm quan lý thư viện điện tử, thư viện số Kipos;

Bước 2 Lap ma trận nội dung các chương trình dao tao;

Bước 3 Thu thập đề cương môn học;

Bước 4 Cập nhật dữ liệu nội dung các chương trình đào tạo;

Bước 5 Cập nhật danh mục học liệu, tình trang tài liệu của từng học phan/m6n hoc;

Bước 6 Ra soát thông tin, dữ liệu của CSDLHL; Bước 7 Hoàn thiện CSDLHL.

3.3.3.2 Nhập dữ liệu và hoàn thiện Cơ sở dit liệu học liệu

Thực hiện công việc theo quy trình trên, nhóm nghiên cứu tiến hành nhập dữ liệu nội dung các chương trình đào tạo, danh mục học liệu trong đề cương môn học, cập nhật tình

trạng của tài liệu; Rà soát, hoàn thiện sản phẩm.

3.3.3.3 Mô tả sơ bộ về sản phẩm - Cơ sở dit liệu học liệu- Về cau trúc CSDLHL (Xem hình 1)

Trang 30

Noi dung dao tao Chương trinh dao tao Bao cao

aww |

Chương trình Chương Tải hiệu Lưu BE lưu

đản tạn hệ trình đản tạn then hoc théng TL thing TL

dat hoc thac si phan theo HP theo HP

Hgảnh LuậtLuật Kinh tếLuật TMOTHgũn ngữ Anh Chất lượng can Binh hưởng NC ¬ Định hướng UD

- Về thông tin, dữ liệu được mô tả, cập nhật trong CSDLHL, gồm: thông tin về nội dung chương trình dao tạo, danh mục học liệu trong đề cương môn học, dữ liệu thư mục

của tài liệu, các nguồn tài liệu điện tử về học liệu của các học phan/mén hoc Day la

những nguồn thông tin chính thức của Trường Đại học Luật Hà Nội, dữ liệu thư mục trong các CSDL của thư viện, các tài liệu điện tử được công bồ trên các trang thông tin điện tử của Chính phủ, Quốc hội, Bộ, Ngành, tổ chức quốc tế đảm bảo tính chính thống

và độ tin cậy cao.

Về hình thức trình bày, thông tin, đữ liệu được mô tả, trình bày theo quy định của các tiêu chuân về chuyên môn nghiệp vụ như: Quy tắc mô tả thư mục Anh-Mỹ AACR2, Khổ mau trình bày dữ liệu thư mục Marc21 và quy tắc chính tả tiếng Việt.

- Về giao diện, tiện ích cho người sử dụng: Các giao diện được thiết kế khoa học, gồm các menu, giao diện tìm kiếm, các nút lệnh thuận tiện cho người sử dụng.

3.3.3.4 Kết quả khai thác, vận hành thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm

Sau khi hoàn thành, CSDLHL được đưa ra khai thác, vận hành thử nghiệm trong

thời gian 30 ngày từ ngày 2/1/2021 đến ngày 31/1/2021 CSDLHL được sử dụng để rà soát 130 học liệu Học ky II năm học 2020-2021, được đăng tải trên công thông tin thư viện Mục TRA CỨU — Tài liệu theo học phần dé phuc vu ban doc Kết thúc thời gian vận hành thử nghiệm, nhóm nghiên cứu tiễn hành đánh giá CSDLHL và rút ra những

nhận xét sau:

25

Trang 31

- CSDLHL đã đạt mục đích và yêu cầu đề ra, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được CSDL học liệu của các học phần thuộc 05 chương trình dao tạo đại học chính quy, 02 chương trình đào tạo thạc sĩ, cập nhật day đủ nội dung chương trình dao tạo, thông tin về tài liệu, học liệu, tình trạng của tài liệu làm cơ sở đối sánh, rà soát học liệu Kết quả báo cáo tài liệu theo học phần cho thấy hiện thư viện đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo.

- Về việc khai thác, vận hành thử nghiệm: CSDLHL được đăng tải trên công thông tin thư viện, tích hợp trong Phân hệ tra cứu Bạn đọc có thể khai thác, sử dụng dễ dàng,

thuận tiện như xem toàn bộ danh mục học liệu của học phần, dữ liệu thư mục, tài liệu số,

toàn văn tài liệu mà không cần tra cứu, tìm kiếm theo từng tài liệu riêng lẻ.

- Trong quá trình vận hành thử nghiệm CSDLHL, nhóm nghiên cứu đã phát hiện

những bắt cập trong các chương trình đào tạo của Trường, thê hiện ở những điểm sau:

+ Có 43/568 học phần có trong chương trình đào tạo nhưng chưa được triển khai

giảng dạy trên thực tế, không có đề cương môn học.

+ Danh mục học liệu của một sô học phân lạc hậu, thiêu tính cập nhật, giáo trình và tài liệu đưa vào danh mục học liệu lôi thời, lạc hậu mặc dù việc cập nhật, chỉnh sửa dé cương môn học được các bộ môn rà soát, bô sung theo từng kỳ học.

+ Về tính chính xác của thông tin về tài liệu trong danh mục học liệu, có nhiều thông tin thiếu chính xác như: sai tên tác giả, nhan đề tài liệu, thông tin về xuất bản, nguồn trích dẫn hình thức trình bày, số lượng tài liệu trong danh mục học liệu thiếu sự thống nhất giữa các bộ môn Nhóm nghiên cứu đã chỉnh sửa, cập nhật thông tin về tài liệu của 299 học phần (922 lượt) tài liệu, phản hồi cho các bộ môn dé rà soát, cập nhật đề

cương môn học

KET LUẬN

Cơ sở dữ liệu học liệu các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội được xây dựng dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu các Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh chat lượng cơ sở giáo dục đại học, tiêu chí về thư viện và nguồn học liệu; nghiên cứu, đánh giá thực trạng nguồn học liệu, việc xây dựng, tô chức, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn học liệu của Trường Đại học Luật Hà Nội và một SỐ trường

đại học; nghiên cứu, hoàn thiện chức năng kiểm định chất lượng của Phần mềm thư viện

điện tử, thư viện số Kipos đáp ứng yêu cầu của việc rà soát học liệu; nghiên cứu, sử dụng

tiện ích của công nghệ số dé mở rộng việc liên kết thông tin, dữ liệu tới các nguồn tài liệu

truy cập mở trên mạng Internet.

Trang 32

Quá trình nghiên cứu xây dựng CSDLHL được nhóm nghiên cứu thực hiện

nghiêm túc, công phu, bài bản Các số liệu, dữ liệu nghiên cứu đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy, là cơ sở lý luận và thực tiễn cho giải pháp xây dựng CSDLHL Kết quả vận hành thử nghiệm cho thấy những thành công bước đầu của CSDLHL hoạt động thư viện.

CSDLHL đã đạt được mục đích nghiên cứu và các yêu đặt ra.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một số bắt cập, hạn chế trong việc xây dựng, tô chức, quản lý nguồn học liệu của các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Nhà trường, đã phối hợp với các bộ môn, khoa chuyên môn và các đơn vi có liên quan khắc phục Trong đó, việc rà soát, chỉnh sửa danh mục học liệu là một trong những kết quả nồi bật.

Tập thể tác giả hy vọng rằng, sau khi được nghiệm thu, CSDLHL sẽ được chuyển

giao, ứng dụng trong thực tiễn hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện làm công cụ

hỗ trợ việc rà soát học liệu, xây dựng, tô chức, quản lý tốt nguồn học liệu phục vụ đào tạo của thư viện, đáp ứng yêu cầu cấp bách phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy, học của Trường Đại học Luật

Hà Nội./.

27

Trang 33

SAN PHAM

Trang 34

1 Phân hệ Kiểm định chất lượng

Nội dung đào tạo Chương trình đào tạo

Trang 35

2 Các chương trình đào tạo

@ Education Program Manager x + clñ| %

€ > CG À Notsecure | thuvien.hlu.eduvn/administrator/Kipos/EduProgramManager.aspx Q # HH)

ua đh 9

Thêm Sao chép Trợ giúp

a a

1 1 Chương trình đào tạo hệ đại học chính quy hanhlt 26.02.2020 hanhlt 05.04.2020 Chọn Y

Chương trình đào tạo

Trang 36

3 Chỉ tiết chương trình đào tạo hệ đại học chính quy

@ Education Category manager x + Ee)

€ > CA Notsecure | thuvien.hlu.edu.vn/administrator/Kipos/EduCategoryManager.aspx? programid=1 Qa w# CH)

v © đ] + x Q

Chương trình dao tạo hệ đại học chính quy Côngbố Hạnchế Saochép Thêm Xóa Trợ giúp

Tài liệu yêu | Tài liệu sẵn

Trang 37

@ Education Category manager x + [slay % J

otsecure | thuvien.hlu.edu.vn/administrator/Kipos/EduCategoryManager.aspx? programid=1&catid=20 H

€ > Ơ AN huvien.hlu.edu.vn/admini /Kipos/EduC M ? id=18Icatid=20 ® # :

v ⁄2) wal + x Q

Chương trình đảo tạo hệ đại học chính "ở Công bố Hạnchế Saochép Thêm Xóa Trợ giúp

Tất cả / Ngành luật

Tiêu đề Tài liệu | Tài liệu

ĐCBB01 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 i 14 14 1933 01 Chọny

ĐCBB02 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3 21 19 2824 01 ChọnyY ĐCBB03 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 25 25 1271 3 01 Chọny

ĐCBB04 Đường lối cách mang của Dang cộng sản Việt Nam 3 37 37 |970| 1 |01 |EE6NGHHS

DCBBOS Xã hội học pháp luật 3 17 15 |573| 9 |01 ||WGNSW ĐCBB06_ Ngoại ngữ 1 (chọn 1 trong các tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Đức), tiếng 3 5 24 506 1 01 Chony

Việt pháp lý (áp dụng cho sinh viên nước ngoài)

ĐCBB07 Ngoại ngữ 2 (chọn 1 trong các tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Đức), tiếng Ạ 26 24 512 1 01 Chọnx

Việt pháp lý (áp dụng cho sinh viên nước ngoài)

4:24 PM3/4/2021

Trang 38

@ Education Category manager x + lolol] 3% |

€ > CAA Notsecure | thuvien.hlu.edu.vn/administrator/Kipos/EduCategoryManager.aspx?programid=1&catid=22 # 0 :

LKT.DCBBO2 Nhiing nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3 22 19 3164 02 Chon ¥

LKT.BCBBO3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 31 30 2141 4 02 Chọn ¥

LKT.ĐCBB05 Ngoại ngữ học phần 1 (chọn 1 trong các tiếng Anh, Nga, Pháp, 3 l3 13 239 02 —= Trung, Đức, Nhật)

LKT.ĐCBB06 Ngoại ngữ học phần 2 (chọn 1 trong các tiếng Anh, Nga, Pháp, Ạ 14 13 77 02 — Trung, Đức, Nhật)

IKTĐCBB07 Tin học 2 02 Chọn *

LKT.ĐCBB04 ` Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam a 36 36 1014 1 02 Chọn *

LKT.ĐCBB01 _ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2 11 11 1232 02 Chọn ¥

i) aaron

32

Trang 39

@ Education Category manager x +

v ⁄2 đ] + x @

ee eae Céng b6 Hạnchế Saochép Thêm Xóa Trợ giúp

Tất cả / Ngôn ngữ Anh-Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý

A.ĐCBB01 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin 1 Z 11 11 1232 03 Chọny

A.ĐCBB02_ Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin 2 3 13 13 25937 03 Chọny

A.ĐCBB03_ Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 24 24 125 3 03 Chọn Y

A.ĐCBB04_ Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 36 346 1014 1 03 Chọn Y

A.ĐCBB° - Tiếng Việt 2 ie) 13 63 03 Chon ¥

A.ĐCBB06_ Dẫn luận ngôn ngữ hoc 2 2 3 2 03 Chọn ¥

AĐCBB07 Tin học 2 03 Chọn ¥

A.ĐCBB08_ Đại cương văn hóa Việt Nam 2 13 13 |TIIT 03 Chọn ¥ %

3/4/2021

Trang 40

@ Education Category manager x +

€ > CA Notsecure | thuvien-hlu.edu.vn/administrator/Kipos/EduCategoryManager.aspx? programid=1&catid=24 Q # 0 H

Chương trình đào tạo hệ đại học chính quy xé : ©

Tat ca / Chat lugng cao

: Tài liệu

Tiêu đề : viên | dung | chỉ

CLCĐB01 ` Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2 11 11 1232 04 ChọnyY

CLCĐB02 ` Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3 22 19 2600 04 ChọnyY

CICĐB03 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 24 24 125 3 04 Chọn ¥

CLCĐB04 = Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 3 36 356 1014 1 04 Chọn ¥

CLCĐB05_ Nghề luật và phương pháp học luật 2 20 15 99 3 04 ~~ Chon

CLCĐB06 - Tiếng Anh nâng cao a 2 2 230 04 Chon ¥

CLCĐB07 - Tiếng Anh pháp lý 1 3| 3 3 118 04 Chon

CLCĐB08 _ Tiếng Anh pháp lý 2 04

4:29 PM

A ij

ia) 3/4/2021

Ngày đăng: 04/04/2024, 03:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w