Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu tố tác động đến lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch việt nam

19 0 0
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu tố tác động đến lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong sự vận động, biến đổi của b cảnh và tình hình thế giới, ối ngành du lịch Việt Nam vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.. Bài nghiên cứu này ra đời nhằm phân tích lợi

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

1 Khái quát chung 5

1.1 Cơ sở lý thuyêt 5

1.2 Tổng quan về ngành du lịch 6

2 Phân tích lợi thế cạnh tranh Du lịch Việt Nam dựa trên mô hình kim cương của Michael Porter 8

2.1 Các yếu tố đầu vào 8

2.2 Điều kiện cầu 11

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU Tóm tắt

Ngành du lịch được kì vọng như một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc gia Trong sự vận động, biến đổi của b cảnh và tình hình thế giới, ối ngành du lịch Việt Nam vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế Thực tiễn, có nhiềuyếu tố từ trong và ngoài đã và đang tác động đến lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam Bài nghiên cứu này ra đời nhằm phân tích lợi thế cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam dựa trên mô hình kim cương của Michael Porter, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao tiềm năng để thu hút khách du lịch, cải thiện môi trường du lịch ở nước ta

Từ khoá: lợi thế cạnh tranh, mô hình kim cương Michael Porter ngành du , lịch Việt Nam

1 Giới thiệu

Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và là động lực tăng nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Là m ột đất nước có phong cảnh hùng vĩ và nền văn hóa, truyền thống mang đậm tính dân tộc cùng với sự nâng cao chất lượng dịch vụ của những điểm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế, đ ặc biệt là chi phí du lịch thuộc vào những nước thấp nhất thế giới àng, h năm ngành du lịch Việt Nam đón hàng triệu du khách từ khắp nơi Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh ngày càng mở rộng hơn, càng có nhiều quốc gia phát triển ngành du lịch với chất lượng tốt Điều này cho thấy cần có một bài nghiên cứu phân tích lợi thế cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam nhằm xác định phương hướng tập trung đầu tư chú trọng cho ngành du lịch trong giai đoạn tới

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, lợi thế cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện xét cả về lý thuyết và thực tiễn Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2006) với tiêu đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” đã đánh giá, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng các số liệu phân tích đã cũ, chưa c sự ó đánh giá chung về lợi thế cạnh tranh ngành du lịch của Việt Nam trong tương lai Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2009) “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” chỉ tập trung nghiên cứu khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch so với đối

Trang 3

thủ trong khu vực Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Anh Tuấn (2010) đề tài “Năng lực cạnh tranh điểm đến của Du lịch Việt Nam” đã nêu tổng quan về năng lực cạnh tranh với các yếu điều kiện đầu vào, điều kiện tố cầu và kiến nghị một số chính sách, tuy nhiên, số liệu trong bài chưa được cập nhật, chưa đề cập đến chiến lược, chính sách của Chính phủ cũng như cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam Bài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam” của tác giả Hồ Quế Hậu (2021) bước đầu đã phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình ngành du lịch Việt Nam nhưng mới chỉ đánh giá theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu, chưa hệ thống được các yếu tố tác động đến ngành du lịch

3 Đối tượng, phạm nghiên cứu vi

Bài viết nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu tố tác động đến lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng tổng hợp các nghiên cứu, chủ yếu là mô hình kim cương M.Porter, phương pháp định tính và phương pháp thống kê mô tả

Mô hình kim cương M.Porter: phân tích lợi thế cạnh tranh do các yếu tố có sẵn và vai trò của Chính phủ nhằm cải thiện trí vị ngành du lịch của Việt Nam

Phương pháp định tính: sử dụng trong thu thập thông tin, dữ liệu từ các nghiên

cứu đi trước để phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh

Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng trong đánh giá thực trạng thông qua các

biểu đồ

Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, logic và lịch sử nhằm thu thập, đối chiếu số liệu thực trạng ngành du lịch, từ đó đánh

giá và đưa ra giải pháp phù hợp

Trang 4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 Khái quát chung

1.1 Cơ sở lý thuyêt

Lý thuyết lợi thế cạnh tranh được đưa ra trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh của

Michael Porter xuất bản năm 1990 Đây là công trình nghiên cứu bắt đầu từ năm 1985 của tập thể các nhà khoa học từ 12 quốc gia: Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc, Thuỵ Điển, Anh, Đức,… Về cơ bản, lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của doanh nghiệp đã phải bỏ

ra (Michael Porter, 2019) Lợi thế cạnh tranh tạo ra ‘Quyền lực thị trường’ cho doanh

nghiệp có cơ hội đạt được thành công trong môi trường cạnh tranh và kinh doanh Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh được thể hiện thông qua sự liên kết của bốn nhóm yếu tố, tạo nên Mô hình kim cương (Diamond) Bốn nhóm yếu bao gồm: (1)tố điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện về cầu, (3) các ngành hỗ trợ và có liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành Ngoài ra, còn có hai yếu tố tác động khác là: cơ hội và chính sách của Chính Các nhóm yếu tố trên có tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia

Nguồn: Porter (1990)

Michael Porter nêu ra rằng không một quốc gia nào có khả năng cạnh tranh tất ở cả các ngành, mà chỉ có ở một số ngành với lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua quá trình vượt qua những nhân tố bất lợi, khai thác những điều kiện thuận lợi Thế giới vận động từng ngày, để duy trì và gặt hái được lợi thế cạnh tranh, các quốc gia cần liên tục

Trang 5

đổi mới và nâng cấp khả năng của chính mình

1.2 Tổng quan về ngành du lịch

a Lượng khách du lịch

Nếu như năm 1990, ngành du lịch chỉ đón được 250 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, cả nước chỉ có 4 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, thì đến năm 2019, cả nước đã ghi nhận 2667 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, với trên 18 triệu khách quốc tế Việt Nam được Tổ chức Du lịch quốc ghi nhận tế là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế nhanh nhất thế giới với lượng khách tăng trưởng nhanh qua từng năm, giai đoạn từ 2015-2019 với lượng tăng khoảng 22,7% mỗi năm Du lịch nội địa cũng là một động lực quan trọng cho sự tăng trưởng, năm 1980 chỉ có 1 triệu khách du lịch nội địa đến 2019 ghi nhận , sự đón tiếp với hơn 85

triệu lượt khách (Tổng cục Du lịch, 2020)

Nguồn: Báo chí TP Hồ Chí Minh

Chịu ảnh hưởng dịch từ Covid-19, năm 2021 lượng khách du lịch giảm đáng kể,

lượng khách quốc tế chỉ đạt 14.900 lượt, khách nội địa đạt 40 triệu lượt (Tổng cục Du lịch, 202 1) Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam mở cửa du lịch, tính ngày 29/12, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 3,661 triệu lượt, lượng khách nội địa đạt 101 triệu người (Tổng cục Thống kê, 2022)

b Doanh thu từ ngành du lịch

Du lịch Việt Nam đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước những con số đầy ấn tượng: năm 1990, tổng thu từ du lịch chỉ đạt 1.340 tỷ đồng đến năm 2019, con số đó , là 755.000 tỷ đồng Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng từ 6,3% năm 2015; đến năm 2019 đạt 9,2% (Tổng cục Du lịch, 2020)

Trang 6

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, năm 2021, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với năm 2020, ước tính đóng góp GDP của Du lịch năm 2021 chỉ đạt 1,97% Phục hồi vào năm 2022, tổng thu từ du lịch đạt 495 nghìn tỉ đồng

(Tổng cục Du lịch, 2022)

c Năng lực cạnh tranh d lịch Việt Nam u

Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam xếp hạng tăng từ 75/141 quốc gia năm 2016 lên thứ 63/140 quốc gia vào năm 2019 Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam luôn thuộc nhóm dẫn đầu thế giới về chỉ số Mức độ kịp thời cung cấp thông tin du lịch hàng tháng/quý, nhưng về chỉ số Chi tiêu của Chính phủ cho du lịch và chỉ số Mức độ toàn diện về dữ liệu thống kê du lịch hàng năm luôn ở nhóm cuối

Trang 7

Nguồn: Tổng cục Du lịch

2 Phân tích lợi thế cạnh tranh Du lịch Việt Nam dựa trên mô hình kimcương của Michael Porter

2.1 Các yếu tố đầu vào

2.1.1 Tài nguyên du lịch

a Tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam là quốc gia nhận được sự ưu đãi lớn từ thiên nhiên với nhiều tiềm năng du lịch phong phú đa dạng được phân bổ , rộng rãi ở mọi trí vị địa lý trên lãnh thổ

Tài nguyên biển đảo: tạo loại hình du lịch chủ đạo ở Việt Nam - du lịch biển đảo

Với đường bờ biển dài 3.260km, trên 120 bãi tắm đẹp hơn, 3000 hòn đảo, cùng những bờ cát trắng, vịnh biển hùng vĩ,…là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng đối với các du khách Bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bầu chọn là trong 6 1 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang và Vịnh Lăng Cô là thành viên của Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới (Tổng cục Du lịch, 2016) Vịnh Hạ long còn được UNESCO hai lần công nhận di sản là thiên nhiên thế giới với giá trị về cảnh quan và địa chất địa mạo

Trang 8

Tài nguyên vùng núi cao và cao nguyên: ịa đ hình nước ta phần lớn là đồi núi, trong đó địa hình núi đá vôi chiếm diện tích trên 50.000km2cùng những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ trên khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung Tây Nguyên như: Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa,…

Tài nguyên hang động và suối khoáng: hơn 200 hang động đã được phát hiện tạo

ra các điểm du lịch với vẻ tráng lệ như Động Phong Nha được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, hang Sơn Đòong được kỉ lục Guinness ghi nhận hang động tự nhiên lớn nhất thế giới,…Ngoài ra, hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên như Nha Trang, Bình Châu (Vũng Tàu),…có nhiệt độ từ 27 đến 105 độ C là điều kiện thuận lợi cho phát triển d lịch u nước khoáng

b Tài nguyên nhân văn

Tài nguyên nhân văn cũng đóng vai trò lớn trong ngành du lịch Sự đóng góp từ 54 dân tộc anh em với các bản sắc đa dạng về truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán, lối sống lâu đời tạo nên các vẻ đẹp riêng biệt: làng cổ với các nghề truyền thống như dệt may (Vạn Phúc), sản phẩm thủ công, mỹ nghệ (gốm Bát Tràng, Tò He Hà – – Nội),…Với hơn 4000 năm lịch sử, Việt Nam tạo ra được khoảng 40.000 di tích lịch sử, đó là các di tích gắn liền với các triều đại lịch sử lâu đời như cố đô Hoa Lư, Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế,…; những di tích tôn giáo: đình, đền, chùa,… ngoài ra ; còn có các di tích chiến tranh: nhà Côn Đảo, khu di tích Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ tù Chi,… Di tích cố ô đ Huế, đô thị cổ Hội An, di tích M Sơn ỹ và Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận di là sản văn hoá thế giới

Các di sản phi vật thể cũng là tiềm năng quan trọng cho phát triển du lịch Kho tàng văn hoá quý giá của dân tộc đã tổng hợp các loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc như múa rối nước, ca dao, cải lương,…Nhã nhạc cung đình Huế, văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận di là sản văn hoá phi vật thể địa diện nhân loại, đặc biệt Ca trù được UNESCO ghi nhận di là sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp (Nguyễn Minh Tuấn, 2010)

2.1.2 Cơ sở hạ tầng

Hạ tầng du lịch là yếu tố tiền đề, đòn bẩy giúp du là lịch Việt Nam nâng tầm vị thế, không ngừng thăng hạng Cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng đầu tư, phát triển cả về số lượng và chất lượng

Về cơ sở lưu trú: năm 1990, cả nước mới có 350 cơ sở lưu trú du lịch với 16.700 buồng thì đến năm 2019 đã có 30.000 cơ sở và 650.000 buồng (Tổng cục Du lịch, 2021) và năm 2022 cả nước đã có 37.000 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 702.000 buồng Sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống cơ sở

Trang 9

lưu trú du lịch Việt Nam đã tăng hơn 100 lần về số lượng cơ sở lưu trú và tăng 42 lần về số lượng buồng

Nguồn: Tổng cục du lịch

Từ năm 2015 đến nay du , lịch Việt Nam chứng kiến sự phát triển sôi động của thị trường với sự ra đời hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, hiện đại nhờ sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn, các nhà đầu tư chiến lược như Sun Group, Vingroup, FLC,…đã khiến các điểm du lịch trở thành những điểm đến đẳng cấp tầm cỡ khu vực như InterContinental Danang Sun Penínula bốn lần liên tiếp được vinh danh ‘Khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới’, JW Marriot Phu Quoc Emerald Bay (Phú Quốc) là ‘khu nghỉ dưỡng và spa hàng đầu châu Á 2020’,…Đến tháng 8/2022, có 219 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 ao s với 73.724 buồng cùng với hàng trăm khách n, sạ resort cao cấp Các hình thức du lịch khác cũng được mở rộng, đáng chú ý là loại hình lưu trú kết nối qua airnb, homestay, boutique hotel,…Cùng với xu hướng hình thành các tổ hợp/ quần thể nghỉ dưỡng, giải trí quy mô lớn cung cấp hoàn hỉnh c các dịch vụ cho khách từ ăn, nghỉ, vui chơ giải i trí, tham quan,…(Tổng cục Du lịch, 2020)

2.1.3 Nguồn nhân lực

Việt Nam hiện nay đang trong thời ‘kì dân số vàng’, trong đó ngành du lịch thu hút lượng lớn nguồn nhân lực Năm 2019 cả nước có trên 2,5 triệu lao động, trong đó 750.000 lao động trực tiếp với 45% được đào tạo chuyên môn về du lịch Đến năm 2022, cả nước có 33.768 hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ, có 20.018 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 12.367 hướng dẫn viên du lịch nội địa, 1.282 hướng dẫn viên

tại điểm (Tổng cục Du lịch, 2020).

Trang 10

Từ sau đại dịch Covid-19, số lượng lao động trong ngành du lịch giảm mạnh, Việt Nam đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực Mỗi năm ngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên, học viên uyên ngành ch ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm với chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, có khoảng 60% nguồnnhân lực có khả năng ngoại ngữnhưng chỉ phần lớn chỉ ạt đ ở trình độ cơ bản, chưa ành th thạo trong công việc (Tổng cục Du lịch, 2019)

Nhìn chung, Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng lớn, phong phú và đa dạng, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, nguồn nhân lực nâng cao cả về trình độ và chuyên môn Nhưng nước ta chưa khai thác nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp để phát lý triển du lịch, chất lượng cơ sở hạ tầng và nhân lực chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước Tuy nhiên, Việt Nam nhận được các giải thưởng, sự ghi nhận và vinh danh từ các tổ chức quốc tế cũng thu hút lượng lớn sự hấp dẫn, chú ý và uan q tâm của bạn bè quốc tế Điều kiện đầu vào cung cấp nguồn lực chủ yếu cho hoạt động du lịch, là tiềm năng để đưa du lịch Việt Nam thăng hạng đến gần du khách , trong và ngoài nước

2.2 Điều kiện cầu

2.2.1 Quy mô, thị trường du lịch

Thị trường nội địa là chìa khoá của ngành du lịch Việt Nam với quy , mô ngày càng lớn, nhu cầu du lịch đa dạng và năng lực phục hồi sau đại dịch trong năm 2022, thị trường nội địa tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong ngành du lịch Đóng góp về doanh thu của du lịch nội địa chiếm khoảng 40% đến 45% Các điểm du lịch Việt Nam

trong năm 2022 đã đón tiếp khoảng 100 triệu khách du lịch nội địa (Tổng cục Du lịch, 2023)

Sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19, thị trường du lịch quốc cũng dần khôi phục trở lại Thị trường Châu Á tiếp tục giữ vai trò then chốt với du lịch quốc tế Việt Nam, trong 3,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022 có đến gần 70% đến từ các quốc gia Châu Á Tính đến tháng 1/2023, Hàn Quốc là nơi có lượng khách du lịch cao nhất với hơn 258.000 lượt, tiếp đến là Mỹ với gần 78.000 lượt khách, và Thái Lan với 55.000 người (Trúc Anh, 2023)

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan