1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

trong tình hình quan hệ quốc tế với nhiều những diễn tiến phức tạp như hiện thời, cặp phạm trù cái chung - cái riêng chỉ ra cho các quốc gia những yếu tố phức tạp, những giá trị chung, n

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAMKHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

BÁO CÁO

VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNGGIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG

Giảng viên hướng dẫn:TS Đặng Thị Phương Duyên

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

Trang 3

B MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG 5

Trang 4

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vai trò lý luận của Triết học Mác Lênin trong quá trình xây dựng đất nước rằng: “Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử.” Thế nhưng đối với Người, lý luận mà rời xa thực tiễn thì đó chỉ là thứ lý luận suông, lý luận của lý luận, nó không có khả năng thể hiện được vai trò của mình trong thực tiễn, thiếu đi cơ sở đó thì lý luận không còn mang đúng bản chất soi đường chỉ lối của nó nữa Đó là lý do mà nhóm 5 quyết định lựa chọn việc phân tích lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin -cặp phạm trù cái chung cái riêng trong mối liên hệ của nó với nền Kinh tế thị trường và Quan hệ quốc tế trong hoàn cảnh đất nước và thế giới hiện nay.

Kinh tế luôn là thước đo để đánh giá sự phát triển của một quốc gia Nền kinh tế của nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển có trầm có bổng và nhờ có sự chỉ đạo và tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam mà nước ta mới có cơ đồ và tiềm lực như ngày hôm nay nhờ có chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần với định hướng xã hội chủ nghĩa Chính trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường của đất nước ta, triết học Mác – Lênin chiếm giữ một vai trò đặc biệt và luôn được coi là kim chỉ nam dẫn dắt và chỉ đường cho Đảng ta xây dựng và có được cơ đồ như ngày hôm nay Cặp phạm trù triết học cái chung – cái riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng để Đảng có cơ sở lý luận xây dựng nền kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam.

Cặp phạm trù cái chung - cái riêng khi đặt trong mối liên hệ của nó với quan hệ quan hệ quốc tế càng thể hiện rõ tính đúng đắn của nó trong tình hình quan hệ quốc tế với nhiều những diễn tiến phức tạp như hiện thời, cặp phạm trù cái chung - cái riêng chỉ ra cho các quốc gia những yếu tố phức tạp, những giá trị chung, những lợi ích chung, những giá trị cốt lõi…Cặp phạm trù này đem lại cho các quốc gia một cái nhìn khách quan toàn diện và chỉ ra cho mỗi quốc gia những giới hạn và những được những mất trong tình hình quan hệ quốc tế hiện tại Cặp phạm trù cái chung - cái riêng đã chứng minh được ý nghĩa chiến lược của nó trong việc bảo vệ và duy trì những nguyên tắc chung của quan hệ quan hệ quốc tế.

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNGA CÁC KHÁI NIỆM

1 Cái riêng

Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.1

Ví dụ: Bản thân mỗi chúng ta là một cái riêng, một cái điện thoại, đất nước Việt Nam, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam một cơn mưa, một tia nắng,

2 Cái chung

Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng (nhiều cái riêng) khác.2

Ví dụ:

(1) Mỗi con người đều là cơ thể sống, có các cơ quan duy trì sự sống như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,…

(2) Mỗi quả bưởi đều có cùi dày, nhiều múi, nhiều tép,

3 Cái đơn nhất

Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng, nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào khác.3

Ví dụ: Dấu vân tay của mỗi con người là khác nhau

3Bộ Giáo dục và Đào tạo,Giáo trình triết học Mác - Lênin(Dành cho bậc đại học không chuyên lýluận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021:208

2Bộ Giáo dục và Đào tạo,Giáo trình triết học Mác - Lênin(Dành cho bậc đại học không chuyên lýluận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021:208

1Bộ Giáo dục và Đào tạo,Giáo trình triết học Mác - Lênin(Dành cho bậc đại học không chuyên lýluận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021:208

Trang 6

B MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG1.Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng theo phái Duy thực và phái

Duy danh

1.1 Theo phái Duy thực

Các nhà duy thực khẳng định, cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng Theo phái này thì "cái riêng" chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn Chỉ có "cái chung" mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người "Cái chung" không phụ thuộc vào "cái riêng", mà còn sinh ra "cái riêng" Cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời, cái riêng do cái chung sinh ra.4

Ví dụ: Theo quan điểm phái Duy thực thì khái niệm con người là cái chung và chỉ có khái niệm con người mới tồn tại mãi, còn những con người cụ thể là khái niệm tạm thời (cái riêng) vì những con người cụ thể rồi sẽ mất đi (tức là chết đi).

1.2 Theo phái Duy danh

Các nhà duy danh cho rằng cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan, chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực, chỉ tồn tại trong tư duy con người, chỉ là tên gọi của các đối tượng đơn lẻ.5

Nhận xét:

Triết học Mác-Lênin cho rằng cả quan niệm của phái Duy thực và phái Duy danh đều có phần chưa đúng ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó và lý giải mối quan hệ này.

2.Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng theo Chủ nghĩa Duy vật biệnchứng

5Bộ Giáo dục và Đào tạo,Giáo trình triết học Mác - Lênin(Dành cho bậc đại học không chuyên lýluận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021:209

4Bộ Giáo dục và Đào tạo,Giáo trình triết học Mác - Lênin(Dành cho bậc đại học không chuyên lýluận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021:209

Trang 7

Trong tác phẩm Bút ký Triết học, Lênin đã viết rằng: “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung Bất cứ cái chung nào cũng là một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất của cái riêng Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung”6 Quan điểm của Lênin được cụ thể thông qua bốn ý sau đây:

2.1 Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình, không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng.

Ví dụ:

(1) Cái chung của loài cá là sống ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây nhưng phải thông qua những con cá cụ thể như cá mè, cá chép… (thông qua cái riêng để biểu hiện những thuộc tính đó).

(2) Không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào nào cũng có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hoá, dị hoá để duy trì sự sống Những đặc tính chung này lặp lại ở những cái cây riêng lẻ,và được phản ánh trong khái niệm "cây" Đó là cái chung của những cái cây cụ thể.

2.2 Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung.

Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập mà không có liên hệ với cái chung.

Ví dụ:

(1) Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội Đó là những cái chung của mỗi con người riêng lẻ 76V.I Lênin: Toàn t p, Sđd, t.29, tr.381ậ

Trang 8

(2) Nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng phong phú là những cái riêng Nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi các quy luật chung như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng,…

2.3 Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng.

Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có đơn nhất Cái chung sâu sắc hơn cái riêng, vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại nhiều cái riêng cùng loại Do vậy, cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng Cái riêng là sự kết hợp giữa cái chung và cái đơn nhất Cái chung chỉ giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sự vật, còn cái riêng là cái toàn bộ vì nó là tập thể sống động, trong mỗi cái riêng luôn tồn tại đồng thời cả cái chung và cái đơn nhất.

Ví dụ: Giai cấp công nhân Việt Nam (cái riêng) với giai cấp công nhân thế giới (cái chung) đều đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội, có chung hệ tư tưởng và vũ khí lý luận là Chủ nghĩa Mác – Lênin,… Nhưng bên cạnh cái chung thì giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm khác biệt phong phú hơn như ra đời trước giai cấp tư sản, xuất thân từ nông dân, chịu ba tầng áp bức bóc lột,…

2.4 Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

Cái chung chuyển hoá thành cái đơn nhất khi nó là cái đã cũ, lỗi thời, lạc hậu, ko còn phù hợp Cái đơn nhất chuyển hoá thành cái chung khi nó là cái tiến bộ, cách mạng và ngày càng trở nên phù hợp với quy luật khách quan.

Ví dụ:

(1) Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Hà Lan (cái đơn nhất) đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến, thể hiện sự tiến bộ, thời

Trang 9

đại và phù hợp với quy luật khách quan Từ đó nhiều cuộc cách mạng tư sản khác nổ ra như cách mạng tư sản ở Anh, Pháp à Cái đơn nhất chuyển hoá thành cái chung.

(2) Chế độ phong kiến trước thế kỉ XVI-XVII bao trùm ở cả phương Đông và phương Tây nhưng lỗi thời, lạc hậu nên dần bị lật đổ và thay thế bởi các chế độ xã hội tiên tiến hơn là chế độ tư bản à Cái chung chuyển hoá thành cái đơn nhất.

(3) Một sáng kiến khi mới ra đời là cái đơn nhất Với mục đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến và Cái đơn nhất trở thành cái chung.

Nói chung việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng không hề đơn giản, Lênin đã cho rằng: “Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung”.8

C Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1 Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.

2 Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại ở bên ngoài mối liên hệ dẫn đến cái chung cho nên để giải quyết cái riêng cũng phải gắn với cái chung Tránh tuyệt đối hoá cái riêng mà coi thường cái chung, tránh chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tư tưởng địa phương, cục bộ.

3 Vì cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái chung và ngược lại nên cần phát hiện, tạo điều kiện cho cái đơn nhất, cái mới, tiến bộ, tích cực phát triển, phổ biến thành cái chung; đồng thời cần hạn chế, đấu tranh loại bỏ những cái chung đã cũ, lạc hậu, tiêu cực và không còn phù hợp.

Trong Bút ký Triết học, Lênin viết: “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi những vấp váp những vấn đề chung một cách không tự giác Mà

8Học vi n Chính tr qu c gia H Chí Minh, Giáo trình Cao c p lý lu n chính tr Tri t h c Mác –ệịốồấậịế ọLênin, NXB: Lý lu n chính tr , Hà N i, 2018ậịộ

Trang 10

mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng có nghĩa là đưa ra những chính sách của mình đến chỗ có những sự giao động tồi tệ nhất và mất đi hẳn tính nguyên tắc.”9

D LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Phần này, chúng tôi sẽ chỉ ra cặp phạm trù cái chung-cái riêng, những ví dụ về bài học phương pháp luận trong hai chủ đề: Quan hệ quốc tế và Kinh tế thị trường.

Thứ nhất, trong quan hệ quốc tế, cái chung chính là hệ thống những nguyên tắc chung.Ví dụ:Tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình…vv.

Còn ở đây, cái riêng là mỗi quốc gia tham gia vào quan hệ quốc tế Mỗi quốc gia sẽ có bản sắc đơn nhất của mình để tự định hình và để phân biệt quốc gia này với quốc gia khác.

Sự giao lưu giữa các quốc gia, hay toàn cầu hóa phát triển đem đến nhiều cơ hội và thách thức Có thể dễ thấy chính là sự phát triển vượt bậc về kinh tế và thách thức về văn hóa ở nước ta Từ đó ta cần chú trọng vào việc giữ gìn bản sắc của nền kinh tế, và nền văn hóa, giữa cái đơn nhất của quốc gia mình mà vẫn tuân theo những điểm chung nhất của thế giới.

Thứ hai, trong lĩnh vực kinh tế, nền kinh tế thị trường là cái chung, mỗi quốc gia phát triển kinh tế thị trường là cái riêng, còn độ mở của kinh tế thị trường của mỗi quốc gia là cái đơn nhất.Ví dụ:Việt Nam có độ mở của nền kinh tế là hơn 200% , các nước khác cũng có một độ mở khác biệt.10

Đi sâu hơn vào nền kinh tế Việt Nam, đầu tiên ta phải đề cập rằng sự mở của nền kinh tế mở ra những vấn đề chung cho nền kinh tế: nâng cao chất lượng, đầu tư khoa học công nghệ, trình độ quản lý vốn Kèm theo đó là những vấn đề riêng của từng ngành sản xuất, với đặc điểmđặc thùmà phải lập những kế hoạch cụ thể cho từng ngành.Ví dụ,ta không thể nào đẩy mạnh sản xuất rồi xuất khẩu năng lượng giống như ngành sản xuất giày da hay thực phẩm được Bởi ngành năng lượng cần phải chú trọng về nguồn dự trữ quốc gia Những điểm trên chinh là sự phong phú của cái riêng Bài học phương pháp luận chỉ ra rằng để giải quyết vấn đề không chỉ nhìn vào tổng thể mà còn tôn trọng sự đa dạng của của vấn đề riêng của từng ngành nghề.

10Hiếu Công, “‘Thời chiến’ của kinh tế Việt Nam,”Zingnews,https://zingnews.vn/thoi-chien-cua-kinh-te-viet-nam-post1065695.html.

9V.I Lênin: Toàn t p: t p 23, Nxb Ti n b , Matxcova, 1980, tr.437ậậếộ

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w