HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾBÁO CÁO KẾT QUẢ THUYẾT TRÌNH, THẢO LUẬN PHẢN BIỆN NHÓM Môn: Triết học Mác - LêninLớp: THM-LN.1_LT Nhóm: 1Đề tài: Từ quan điểm của Triết học Mác Lê
Trang 1Giảng viên hướng dẫn :
TS Đặng Thị Phương Duyên 1
THM-LN.1_LT Đặng Khánh Linh
BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI
TỪ QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC , HÃY LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC CỦA GIỚI TRẺ
Trang 2HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THUYẾT TRÌNH, THẢO LUẬN PHẢN BIỆN NHÓM Môn: Triết học Mác - Lênin
Lớp: THM-LN.1_LT
Nhóm: 1
Đề tài: Từ quan điểm của Triết học Mác Lênin về nguồn gốc, bản chất của ý thức, hãy liên hệ với vấn đề hình thành và phát triển ý thức của giới trẻ hiện nay
Họ và tên nhóm trưởng: Đặng Khánh Linh - SĐT: 0974610087
Email:khanhlinhdang984@gmail.com
S
T
T
Họ và Tên Mã số sinh
viên
Nhiệm vụ được phân công
Tiến độ thực hiện
Kết quả
1 Đặng Khánh Linh
QHQT49-C3-1283
- Phân công nhiệm vụ và tổng hợp nội dung
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình và thuyết trình mục
“Tổng quan”
và “Chủ nghĩa DTKQ và DVSH”
- Đảm bảo bàn báo cáo nộp đúng thời hạn
Đã hoàn thành
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và đúng thời hạn
- Có đóng góp ý
- Đảm bảo công việc làm nhóm diễn ra suôn
sẻ và đúng thời hạn
2 Lê Nguyễn Trà Mai
QHQT49-C3-1304
- Thiết kế slide Powerpoint
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình và thuyết trình mục
“Giới thiệu
Đã hoàn thành - Thực hiệnđầy đủ
nhiệm vụ và đúng thời hạn
- Làm việc nhiệt tình và
Trang 3nhóm và chủ đề”
đóng góp nhiều ý kiến
3 Trần Thị Trên
QHQT49-A4-1470
- Tìm ví dụ cho từng đề mục lớn
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình và thuyết trình mục “Chủ nghĩa DVBC”
và “Bản chất”
Đã hoàn thành - Thực hiệnđầy đủ
nhiệm vụ và đúng thời hạn
- Làm việc
có trách nhiệm và có đóng góp ý kiến
4 Hoàng Văn Việt
QHQT49-A4-1494
- Tìm video và hình ảnh cho các đề mục lớn
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình và thuyết trình mục
“ Liên hệ giới trẻ” và “Câu hỏi ôn tập”
Đã hoàn thành
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và đúng thời hạn
- Làm việc nhiệt tình và
có trách nhiệm, có đóng góp ý kiến
5
Miêu Khả Tú
QHQT49-A4-1476
- Chuẩn bị phần câu hỏi
ôn tập
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình và thuyết trình phần
“ Kết cấu”,
“Trí tuệ nhân tạo”
Đã hoàn thành - Thực hiệnđầy đủ
nhiệm vụ và đúng thời hạn
- Làm việc
có trách nhiệm
6 Vi Thị Thùy
QHQT49-A4-1438
- Chuẩn bị phần câu hỏi
ôn tập
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình và thuyết trình phần “Kết cấu” và “Vai trò”
Đã hoàn thành - Thực hiệnđầy đủ
nhiệm vụ và đúng thời hạn
- Làm việc
có trách nhiệm
Trang 4Đánh giá điểm số của thành viên:
Lê Nguyễn Trà Mai 4.5
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG 7
I TỔNG QUAN: 7
II NỘI DUNG: 7
1 Nguồn gốc: 7
1.1 Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy tâm khách quan: 7
1.2 Theo chủ nghĩa duy vật siêu hình: 7
1.3 Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng: 8
1.3.1 Về nguồn gốc tự nhiên: 8
1.3.2 Về nguồn gốc xã hội: 8
2 Bản chất: 9
3 Kết cấu: 10
3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức (Kết cấu ngang): 10
3.1.1 Tri thức: 10
3.1.2 Tình cảm: 10
3.1.3 Ý chí: 10
3.2 Các cấp độ của ý thức (Kết cấu dọc): 11
3.2.1 Tự ý thức: 11
3.2.2 Tiềm thức: 11
3.2.3 Vô thức: 11
4 Trí tuệ nhân tạo (AI): 12
5 Vai trò của ý thức: 12
6 Liên hệ giới trẻ: 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Vật chất và ý thức là sự tổng hợp hài hòa trong thế giới của chúng ta Cùng với phát triển của tri thức nhân loại, càng ngày càng có những câu hỏi đặt ra về định nghĩa, nhận xét đánh giá hay là về bản chất của vật chất và ý thức
Nhằm phục vụ cho việc nắm bắt kịp thời tình hình đó và đáp ứng cho các yêu cầu thiết yếu của quá trình phát triển, Triết học đã xuất hiện như một kim chỉ nam để giúp con người giải đáp những thắc mắc về vật chất, ý thức và cũng như để giải quyết những tình huống của đời sống thực tiễn Và cũng nhằm mục đích phục vụ công tác học tập và nghiên cứu, chúng em - nhóm sinh viên ngành Quan hệ quốc tế của Học viện Ngoại giao xin thực hiện bài tiểu luận với chủ đề “Ý thức” với mong muốn mang lại cái nhìn tổng quan nhất về nguồn gốc, bản chất, kết cấu, vai trò, liên hệ giới trẻ cũng như mở rộng thêm
về vấn đề trí tuệ nhân tạo đang ngày một lớn mạnh trong xã hội ngày nay
Chúng em mong muốn và đã cố gắng để có được một bài tiểu luận hoàn hảo nhất, tuy nhiên vẫn còn những sai sót nhất định Chính vì vậy, chúng em sẵn sàng nhận sự góp
ý của cô để bài tiểu luận của chúng em được tốt nhất có thể cũng như rút được kinh nghiệm trong những bài tập tiếp theo trong giảng đường đại học của mình
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 7NỘI DUNG
I TỔNG QUAN:
Để tìm hiểu về “ý thức”, trước hết chúng ta cần hiểu được tổng quát: thế nào là ý thức và ý thức được tạo ra như thế nào?
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các nhà triết học quan tâm và nghiên cứu Ý thức là cơ sở hình thành 2 trường phái triết học đối ngược nhau: Chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm Triết học không có khái niệm nào là chính xác hoàn toàn mà tùy thuộc vào những cách lý giải khác nhau sẽ đưa ra được những quan niệm khác nhau Cùng nghiên cứu một sự việc nhưng nhìn ở góc độ của chủ nghĩa duy tâm sẽ đưa ra quan niệm khác với góc độ của chủ nghĩa duy vật
Dựa trên tính thay đổi tùy theo các cách lý giải nên trước khi đưa ra một khái niệm được cho là hợp lý và có cơ sở khoa học nhất thì “ý thức” cũng có những nguồn gốc khác nhau
II NỘI DUNG:
1 Nguồn gốc:
1.1 Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy tâm khách quan:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, “ý thức” là nguyên thể đầu tiên, cơ bản và chưa bị biến đổi Ý thức tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân quyết định mọi sự phát triển và làm biến đổi toàn bộ thế giới vật chất
Tuy nhiên, quan niệm này được cho là sai lầm vì nó đã cường điệu hóa vai trò của
ý thức và giải nghĩa quan niệm bằng tôn giáo Từ thời xa xưa, xã hội nông nghiệp truyền thống đã xuất hiện một hình thức chữa bệnh bằng yếu tố tâm linh, đó là chữa bệnh bằng bùa chú Tuy rằng cho đến ngày nay, khoa học đã có những bước tiến lớn và phát triển nhưng hình thức này vẫn đâu đó xuất hiện và vẫn giữ được ý nghĩa, giá trị nào đó đối với một bộ phận xã hội Điều này cho thấy nếu vẫn giữ vững quan điểm dựa góc độ của chủ nghĩa duy tâm về “ý thức” sẽ dẫn đến những sai lầm và phải trả giá nặng nề cho những hậu quả nhãn tiền: tiền mất tật mang thậm chí là mất mạng Trong truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có một câu thơ nói về tâm trạng của Kiều khi bị giam cầm ở lầu Ngưng Bích Câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” chính là một ví dụ dễ thấy cho chủ nghĩa duy tâm, khi con người cho rằng nguyên thể ý thức và tinh thần là thứ ảnh hưởng trực tiếp tới cảnh vật xung quanh, tức là ảnh hưởng tới thế giới vật chất khách quan
1.2 Theo chủ nghĩa duy vật siêu hình:
Bên cạnh quan niệm của chủ nghĩa duy tâm thì “ý thức” được giải nghĩa theo một cách khác dựa trên góc nhìn đối lập hoàn toàn của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Xuất phát từ thế giới hiện thực, các nhà triết học theo chủ nghĩa này đã đồng nhất ý thức với vật chất khi cho rằng ý thức thực chất chỉ là một dạng vật chất đặc biệt và do vật chất sản sinh ra Tuy nhiên, do trình độ khoa học của thời đại còn nhiều hạn chế và còn
Trang 8thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, luôn ở trong trạng thái tĩnh và không có sự vận động - phát triển Thế nên quan niệm trên cũng được cho là 1 quan niệm sai khi đã tầm thường hóa vai trò của ý thức
Nhìn vào ví dụ của nhà triết học người Anh Hobbs, ông nói rằng “Vận động là mất một vị trí này và giành lấy một vị trí khác” Theo quan điểm của ông, đối tượng của triết học là thực thể vật chất tồn tại khách quan, đối tượng là thứ không phụ thuộc vào suy nghĩ của con người,và nó là cơ sở của mọi sự thay đổi trên thế giới Trong lời tựa của cuốn sách “Leviathan”, ông thậm chí đã so sánh trái tim con người với kim đồng hồ, và so sánh các dây thần kinh, khớp xương với dây dầu và bánh răng Từ quan điểm của ông, ta có được cái nhìn tổng quát về các cách lý giải của chủ nghĩa duy vật siêu hình, đó là đồng nhất ý thức và vật chất
Tóm lại, 2 quan điểm trên của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình được đưa ra trong thời kỳ còn nhiều hạn chế, trình độ phát triển khoa học chưa cao nên 2 quan điểm trên được cho là phiến diện Chủ nghĩa duy tâm cường điệu một cách thái quá vai trò của ý thức, trừu tượng và thoát ly khỏi đời sống hiện thực, biến nó thành thực thể duy nhất và ở trung tâm, sinh ra các yếu tố khác trong đó có vật chất Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình lại tầm thường hóa vai trò của ý thức khi cho rằng ý thức chỉ là một dạng vật chất giản đơn và thụ động, tách xa với thực tiễn rằng xã hội rất phong phú và sinh động Chính vì sự thiếu thực tế trong khái niệm đã gây ra những sai lầm là các giai cấp bóc lột, thống trị đã dựa vào kẽ hở của tư tưởng này để làm cơ sở lý luận, công cụ để nô dịch tinh thần quần chúng lao động
1.3 Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng:
1.3.1 Về nguồn gốc tự nhiên:
Khác với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng “ý niệm” có trước và sản sinh ra thế giới thì C.Marx đã khẳng định quan điểm về ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, đó là: “ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó.”
Thực chất, ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là
bộ óc con người-nơi sản sinh ra ý thức và chứa đựng 14 tỷ nơron thần kinh Đồng thời, ý thức còn là sự tác động của thế giới khách quan vào bộ óc con người, được gọi là sự phản ánh Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất song sự phản ánh của con người
là sự phản ánh có trình độ cao nhất Dễ dàng thấy được ở giới tự nhiên vô sinh, phản ánh chỉ là sự biến đổi về sinh lý, hóa học,… như sự biến đổi màu sắc cơ thể của tắc kè khi gặp nguy hiểm Còn về con người, phản ánh ở đây là về mặt sinh học, xã hội, từ đó giúp con người tồn tại và thích ứng với môi trường sống Đơn cử nhất là hành động săn bắt, hái lượm của người vượn cổ để sinh tồn trong giới tự nhiên
1.3.2 Về nguồn gốc xã hội:
Không chỉ có nguồn gốc về tự nhiên mà ý thức còn được hình thành bởi nguồn gốc
xã hội là lao động và ngôn ngữ
Trang 9Lao động là một hoạt động có mục đích của con người nhằm làm biến đổi các vật chất tự nhiên thành những sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế để phục vụ nhu cầu của con người và xã hội Nhờ có lao động con người nguyên thủy mới dần hoàn thiện đầy đủ về mặt cơ thể: hoạt động săn bắt, hái lượm đã giúp người vượn cổ dần đi thẳng và biết cầm nắm Bên cạnh đó, lao động còn góp phần tạo ra của cải, vật chất để đáp ứng đầy
đủ nhu cầu tồn tại và phát triển của con người Đồng thời, lại khiến con người có những sáng tạo và phát minh mới để quay trở lại phục vụ mục đích lao động, như việc sử dụng công cụ bằng đá hay việc tìm thấy ra lửa
Nhờ có lao động, nhu cầu giao tiếp tăng cao đã thúc đẩy bộ máy phát âm, trung tâm ngôn ngữ trong bộ óc người được hình thành và phát triển dẫn đến ngôn ngữ được ra đời Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu mang nội dung ý thức và đồng thời là hiện thực trực tiếp của ý thức, là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội-lịch sử Chính vì vậy ngôn ngữ đóng giữ là một vai trò rất quan trọng Nó vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy Nhờ vậy mà con người có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa tri thức, biết suy nghĩ một cách độc lập và tách biệt hẳn với sự vật cảm tính Có ngôn ngữ để giao tiếp đã giúp việc lưu giữ và phát huy những giá trị cũ qua các thế hệ được đảm bảo để từ đó có thể bảo tồn và quý trọng nhiều hơn những gì mà thế hệ trước đã để lại Và với tư cách là một hiện tượng xã hội, ý thức phải thông qua phương tiện xã hội là ngôn ngữ mới có thể hình thành được
Thông qua lao động và ngôn ngữ, bộ óc vượn dần dần bị kích thích và chuyển biến dần trở thành bộ óc người Đây là yếu tố kích thích chủ yếu trong việc hình thành ý thức trong nguồn gốc xã hội Đồng thời có thể thấy, sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ
óc người phải được đặt trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội, không được tách biệt và cô lập từng yếu tố, có thế ý thức mới được hình thành
2 Bản chất:
Xét về bản chất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người Có thể thấy, ý thức chỉ là
“hình ảnh” của sự vật trong óc người, nó không phải là nguyên bản bản thân của sự vật Trong thực tế, hiện thực khách quan là khách thể của ý thức và con người là chủ thể của ý thức Và trong mọi hành động thì khách thể sẽ quyết định chủ thể bởi ý thức chỉ là cái vật chất bên ngoài được chuyển vào và cải biến đi trong đó nên hiện thực khách quan phải đóng vai trò hơn cả Kết quả của quá trình phản ánh ở con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử-xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm,…Quá trình sáng tạo hiện thực khách quan là quá trình từ tri thức đã có sẵn, sau quá trình phản ánh của bộ óc người thông qua những thao tác tư duy thì đã đem lại những tri thức mới để chỉ đạo hoạt động thực tiễn tương ứng phục vụ nhu cầu của con người Bên cạnh đó ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất của xã hội, nó hình thành, phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội.Loài người xuất hiện là kết quả của lịch sử vận động thế giới khách quan và là quá trình phát triển lâu dài của vật chất Nhờ có ý thức, con người đã trang bị cho mình những “công cụ” và
Trang 10“phương pháp” để sáng tạo ra một thế giới thứ hai mang đậm dấu ấn của bản thân trong thế giới đó
Từ việc xác định được nguồn gốc và bản chất đã cho thấy, “ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch
sử, xã hội.” Rõ ràng, ý thức không phải là cái thần bí như chủ nghĩa duy tâm quan niệm, đồng thời cũng chẳng phải là cái tầm thường như chủ nghĩa duy vật trước đó đã gán cho
Nó thực chất chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người Sự hoàn thiện về mặt cấu trúc của bộ óc người là nền tảng vật chất để ý thức hoạt động Song để ý thức được “chính thức” hình thành thì nó phải thông qua hoạt động thực tiễn và đời sống xã hội để tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy ý thức hình thành và phát triển
3 Kết cấu:
3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức (Kết cấu ngang):
3.1.1 Tri thức:
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội, là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới hiện thức khách quan
Do đó tri thức, hiểu biết về thế giới của con người càng nhiều bao nhiêu thì ý thức càng sâu sắc bấy nhiêu
Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển theo Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức”
Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức tri thức có chia nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức tự nhiên, tri thức xã hội, con người Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học,
Con người cần tích cực tìm hiểu về thế giới xung quanh trên bước đường cải tạo thế giới, vì có tri thức mới có thể thay đổi, cải tạo thế giới
3.1.2 Tình cảm:
Là những rung động, biểu hiện, thái độ của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, ( ví dụ: tình cảm giữa nam và nữ, tình cảm giữa mẹ và con)
Tình cảm kết hợp với tri thức tạo thành niềm tin (đúng hoặc sai), góp phần tác động trực tiếp tới ý chí (tác động mạnh hay yếu) Tuy nhiên, tình cảm có thể là tình cảm tiêu cực hoặc tình cảm tích cực
3.1.3 Ý chí:
Là khả năng huy động sức mạnh của bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một