1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế đề tài tình hình thương mại quốc tế tại việt nam giai đoạn 2019 – 2022

56 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Thương Mại Quốc Tế Tại Việt Nam Giai Đoạn 2019 – 2022
Tác giả Ngô Hà Trang, Đào Mai Lê, Trần Thu Trang, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Phạm Minh Dương, Đoàn Trung Hiếu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Phương
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 3,92 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tàiHiệu nay, tiến trình hội nhập, hình thức tổ chức thị trường và phương thức hoạt động thương mại thay đổi, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2019 – 2022

Giảng viên hướng dẫn:

TS Nguyễn Thị Minh Phương

Sinh viên thực hiện: MSSV:

Nguyễn Phạm Minh Dương KTQT49B10415

Trang 2

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2019 – 2022

Giảng viên hướng dẫn:

TS Nguyễn Thị Minh Phương

Sinh viên thực hiện: MSSV:

Nguyễn Phạm Minh Dương KTQT49B10415

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS NGUYỄN THỊMINH PHƯƠNG đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em hoàn thành bàitiểu luận này

Chúng em cũng xin cảm ơn các bạn cùng lớp QHKTQT-KTQT49.3_LT,Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao đã cùng đóng góp ý kiến, thảoluận, giúp cho bài tiểu luận được hoàn thiện đầy đủ

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới chính các thành viên NHÓM 2 vì đãcùng nhau phối hợp ăn ý, thẳng thắn trao đổi và hoàn thành bài tiểu luận.Tuy đã cố gắng hết sức những bài tiểu luận chắc chắn không thể tránhkhỏi những thiếu sót, vì thế chúng em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giákhách quan và chỉ bảo từ thầy cô cũng như các bạn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 26 tháng 9 năm 2023

NHÓM 2

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiêncứu sau khi quan sát, thu thập, đánh giá, giải thích và phân tích cùng sự hỗtrợ, tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan và không có sự sao chép ynguyên các tài liệu đó

Đồng thời, các kết quả, số liệu phục vụ cho tiểu luận được các thành viêntrong nhóm thu thập là trung thực và khách quan, từ các nguồn khác nhau cóghi rõ nguồn gốc

Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Hà Nội, 24 tháng 9 năm 2023

NHÓM 2

Trang 5

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

1 Ngô Hà Trang (nhóm trưởng) KTQT49C10571 100%

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI CAM ĐOAN iii

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN iv

NHẬN XÉT v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG, BIỂU x

DANH MỤC HÌNH ẢNH xi

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Đóng góp của đề tài 3

6 Kết cấu của đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4

1.1 Thương mại quốc tế và các khái niệm liên quan 4

1.1.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu 4 1.2 Nội dung của thương mại quốc tế 4

1.3 Chức năng của thương mại quốc tế 5

1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động thương mại quốc tế 6

1.4.4 Sự khác biệt về năng lực sản xuất của các quốc gia 6

Trang 8

1.5 Thuyết Lợi thế so sánh của David Ricardo 7 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2022 8 2.1 Bối cảnh chung toàn cầu giai đoạn 2019 – 2022 8

2.2.6 Các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia trong giai

2.3 Cơ cấu và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 15

2.3.3 Lợi thế so sánh về các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam 23 2.4 Đánh giá chung 26

CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH, ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ

DỰ BÁO TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 30 3.1 Cơ hội và thách thức cho thương mại quốc tế tại Việt Nam 30

Trang 9

PHẦN III: KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 10

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa đầy đủ Tiếng Việt

1 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do

Trang 12

Hình 2.4 Top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam trong năm 2022

Hình 2.5 Các nhóm hàng nhập khẩu nổi bật năm 2019 22 Hình 2.6 Top 10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất Việt Nam trong năm 2020

Hình 2.7 10 nhóm hàng có giá trị nhập khẩu cao nhất trong năm 2022 so

Trang 13

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiệu nay, tiến trình hội nhập, hình thức tổ chức thị trường và phươngthức hoạt động thương mại thay đổi, hoạt động giao tiếp giữa các quốc giatrên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng

và mang tính khu vực hóa, toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sựhình thành, tồn tại và phát triển của các khối liên kết kinh tế thương mại trongphạm vi khu vực, tiểu khu vực và của các công ty xuyên quốc gia trong cácthập kỷ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển cácquan hệ kinh tế thương mại quốc tế Tình hình này làm cho các quốc giakhông chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế thương mại trong phạm vi quốc gia màphải tham gia vào các hoạt động kinh tế thương mại trong khu vực hoặc toàncầu nhằm tận dụng lợi thế so sánh của mình và cho thấy tầm quan trọng củakinh tế - chính trị, xã hội - văn hóa

Thực tiễn hoạt động buôn bán giữa các nước trên thế giới hiện nay đãcho thấy rõ xu hướng tự do hóa thương mại và vai trò của thương mại quốc tếđối với tăng trưởng kinh tế của các nước Thương mại quốc tế đã trở thànhmột lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân cônglao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước Thương mạiquốc tế ngày nay đã không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà cònthể hiện sự phụ thuộc tất yếu của các quốc gia vào phân công lao động quốc

tế Vì vậy, thương mại quốc tế được coi như là một tiền đề, một nhân tố đểphát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân cônglao động và chuyên môn hóa quốc tế

Trong những năm qua, Việt Nam có những bước tiến đáng kể tronghoạt động thương mại quốc tế Hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam

Trang 14

đồng thời mang lại nhiều thành tựu nhưng cũng có những hạn chế và tháchthức Từ đó để phân tích cụ thể tình hình thương mại quốc tế tại Việt Namhiện nay như thế nào đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạtđộng thương mại quốc tế tại Việt Nam, nhóm xin đưa ra ý kiến về đề tài:

“TìnhhìnhthươngmạiquốctếtạiViệtNamgiaiđoạn2019-2022”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trong giới hạn cho phép, bài tiểu luận tập trung nghiên cứu bao quáttình hình thương mại quốc tế tại Việt Nam qua chặng đường 2019 – 2022nhằm đánh giá sự biến động, xác định những yếu tố ảnh hưởng và kết quả đạtđược của thương mại quốc tế nói riêng và nền kinh tế nói chung Từ đó, nhómnghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ cung cấp thông tin chính xác, có giá trị thamkhảo và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam với các quốc gia khác trênthế giới

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng (i) phương pháp duy vật biện chứng phục trongviệc thu thập các số liệu, dẫn chứng khách quan và các thao tác lập luận cơbản có thể kiểm chứng và được công nhận; (ii) sử dụng các công cụ hỗ trợkhác nhằm phân tích số liệu

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1 Thương mại quốc tế và các khái niệm liên quan

1.1.1.Thươngmạiquốctế

Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữuhình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệlàm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích chocác bên

1.2 Nội dung của thương mại quốc tế

Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình như nguyên vật liệu, thiết bị, thựcphẩm, các mặt hàng tiêu dùng, thông qua xuất – nhập khẩu trực tiếp hoặcxuất – nhập khẩu ủy thác

Trang 17

Xuất và nhập khẩu hàng hóa vô hình như các phát minh, phần mềm máytính, các bản thiết kế kỹ thuật, dịch vụ du lịch, độc quyền nhãn hiệu, thươnghiệu, thông qua xuất – nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất – nhập khẩu ủy thác.Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công Khi trình độphát triển còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì cần phảichú trọng các hoạt động gia công thuê cho nước ngoài, nhưng khi trình độphát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình thức thuê nước ngoài giacông cho mình và cao hơn là phải sản xuất và xuất khẩu trực tiếp.

Tái xuất khẩu và chuyển khẩu Trong hoạt động tái xuất khẩu, người tatiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào, sau đó lại tiến hànhxuất khẩu sang một nước thứ ba với điều kiện hàng hóa đó không qua giacông, chế biến Còn trong hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán

mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi,bảo quản,

Xuất khẩu tại chỗ Cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giaođoàn, cho khách du lịch quốc tế,

1.3 Chức năng của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế bao gồm hai chức năng cơ bản sau:

Một là, làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm và thu nhậpquốc dân trong nước thông qua việc xuất nhập khẩu nhằm đạt tới tối ưu.Hai là, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân do việc mởrộng trao đổi trên cơ sở khai thác triệt để của nền kinh tế trong nước trongphân công lao động quốc tế

Trang 18

1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động thương mại quốc tế

1.4.1.Xuthếtoàncầuhóavàkhuvựchóa

Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành xuhướng khách quan đối với các quốc gia trên thế giới Toàn cầu hóa diễn ratrên tất cả các phương diện: toàn cầu hóa về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,môi trường Toàn cầu hóa về kinh tế không những là trung tâm mà còn là cơ

sở để xúc tiến sự gia tăng của các phương diện toàn cầu hóa khác

Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tếvượt ra khỏi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhaugiữa các nền kinh tế trên toàn cầu

1.4.2.Phâncônglaođộngquốctế

Phân công lao động quốc tế là sự chuyên môn hóa của một quốc giavào sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, dựa trên lợi thế tuyệt đối hoặc lợithế so sánh của nước mình để cung cấp cho các quốc gia khác thông qua traođổi buôn bán Sự chuyên môn hóa này được diễn ra thông qua các mối quan

hệ kinh tế quốc tế, mà trong đó chủ yếu là thương mại quốc tế

1.4.3.Mụctiêukinhtếcủaquốcgia

Hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tăng cường thương mại quốc tế đềumang lại lợi ích cho các quốc gia, đây là động lực cho việc tăng trưởng nềnkinh tế Các quốc gia cần có các chính sách tăng cường hội nhập đồng thờiphát triển thương mại quốc tế sao cho phù hợp với mỗi quốc gia để phát triểnnền kinh tế

1.4.4.Sựkhácbiệtvềnănglựcsảnxuấtcủacácquốcgia

Sự khác biệt về năng lực sản xuất, nhu cầu của mỗi quốc gia chính làmột trong những nguyên nhân hình thành thương mại quốc tế Mỗi quốc gia

Trang 19

có điều kiện địa lý, tự nhiên và xã hội khác nhau, vì vậy năng lực sản xuất củamỗi quốc gia sẽ khác nhau Tr với các quốc gia khác nhằm mục đích đáp ứngcác nhu cầu trong nước.ong bối cảnh hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh

mẽ, mỗi quốc gia sẽ chuyên sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thếtuyệt đối hoặc lợi thế so sánh và tiến thành trao đổi

1.4.5.Nhucầucủamỗiquốcgia

Khi một quốc gia tiến hành chuyên môn hóa sản xuất hay phân cônglao động quốc tế, họ sẽ chỉ tập trung vào sản xuất sản phẩm mà mình có lợithế cao hơn Khi một quốc gia sản xuất không hiệu quả sản phẩm nhằm đápứng nhu cầu trong nước, quốc gia đó cần nhập khẩu những sản phẩm đó từnước ngoài, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra mạnh mẽ hơn

1.5 Thuyết Lợi thế so sánh của David Ricardo

Trong lý thuyết của Ricardo, các nước tập trung chuyên môn hóa sảnxuất vào mặt hàng mà họ có thể sản xuất hiệu quả nhất Ông cho rằng cácnước sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn vào một loại hàng hóa thay vì sản xuấtnhiều loại hàng hóa khác nhau Những tư tưởng chính trong lý thuyết của ôngbao gồm:

(i) Thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa các nước mà lợi thếtuyệt đối thuộc 1 phía và cả 2 nước cùng có lợi Nói cách khác, một nướckhông có lợi thế tuyệt đối vẫn có thể có lợi khi tham gia thương mại quốc tế.(ii) Lợi thế so sánh được xác định thông qua tính toán chi phí cơ hội đểsản xuất sản phẩm, trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất các loại sản phẩm khácnhau Mỗi quốc gia nên lựa chọn thứ ít bất lợi nhất để sản xuất và trao đổi,như thế cả 2 bên cùng có lợi và có lợi cho toàn thế giới

Trang 20

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2022

2.1 Bối cảnh chung toàn cầu giai đoạn 2019 – 2022

2.1.1.Bốicảnhnăm2019

Năm 2019 đánh dấu năm thứ 4 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế

-xã hội 5 năm 2016 – 2020, là một năm quan trọng với nhiều thành tựu đángchú ý của Việt Nam Nhìn chung, kết quả kinh tế chuyển biến tích cực, hoànthành và vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đã tăngcường hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, được đánh giá cao và xếp thứ

8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư, tăng 15 bậc so với năm

2018 Năng lực cạnh tranh cũng được Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá cao,xếp thứ 67/141 quốc gia, tăng 10 bậc so với năm 2018

Ở mặt còn lại, tuy thị trường xuất khẩu mở rộng thông qua các Hiệpđịnh Thương mại Tự do (FTAs) nhưng Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khókhăn từ chủ nghĩa bảo hộ, hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thươngmại từ nhiều thị trường lớn, cũng như bị cuốn vào vào cuộc chiến thương mại

Mỹ - Trung và các diễn biến phức tạp khác của thế giới Ngoài ra, nền kinh tếtrong nước cũng gặp phải các thách thức như năng suất lao động thấp ở nhiềulĩnh vực, giảm dần động lực tăng trưởng truyền thống và năng lực cạnh tranhhạn chế của một số sản phẩm công nghiệp, cùng việc chưa tham gia sâu vàochuỗi giá trị toàn cầu

2.1.2.Bốicảnhnăm2020

Bước vào năm cuối cùng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm

2016 - 2020, thế giới vẫn tiếp tục duy trì xu hướng chính là toàn cầu hóa, hợptác và phát triển Tuy nhiên, những nhân tố bất ổn như cạnh tranh chiến lược,chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đơn phương, thách thức an ninh, biến đổi khí

Trang 21

hậu, thiên tai, xu hướng bảo hộ và xung đột thương mại vẫn tiếp diễn và ảnhhưởng mạnh đến kinh tế, chính trị và xã hội toàn cầu Đồng thời, cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi các quốc gia phải nhanh trong thích ứngnếu không muốn bị tụt lại phía sau.

Đặc biệt, tình hình thế giới chuyển biến xấu khi xuất hiện đại dịchCOVID-19 nguy hiểm, khó lường, chưa từng có trong lịch sử đã tác độngmạnh mẽ đến cục diện kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới và khu vực Nềnkinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái 1929 –

1933, gây ra hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về việc làm, an sinh và đảolộn trật tự kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu Tình hình thương mại quốc tế bị

đe dọa nghiêm trọng

2.1.3.Bốicảnhnăm2021

Tình hình thế giới và khu vực năm 2021 tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nềbởi dịch COVID-19 với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới; kinh tế toàncầu tăng trưởng thấp hơn so với dự báo và không đồng đều giữa các quốc gia;

nợ công toàn cầu tăng cao, sức ép lạm phát và rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng

từ hàng loạt gói cứu trợ, chi tiêu trong đại dịch Các vấn đề an ninh và thươngmại truyền thống chưa có dấu hiệu tích cực Chuỗi cung ứng nguyên nhiên vậtliệu, chuỗi sản xuất, lưu thông hàng hóa bị tắc nghẽn; chi phí vận chuyển, giánguyên vật liệu tăng; sự sụt giảm tổng cầu các mặt hàng; ảnh hưởng đến đờisống kinh tế, làm nghiêm trọng thêm các vấn đề an sinh xã hội

2.1.4.Bốicảnhnăm2022

Năm 2022 có thể coi là năm tổng hợp tất những diễn biến phức tạp củacác năm trước đó, nhất là phát sinh thêm tác động từ cuộc xung đột Nga –Ukraine; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn nhằm tái phân cực thế giớingày càng gay gắt; xu hướng bảo hộ thương mại tiếp tục gia tăng thêm; lạm

Trang 22

phát tăng rõ rệt và đạt mức cao khiến chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao

và kéo dài trong khi nền kinh tế đang đứt gãy vẫn phải gánh chịu hệ lụy từdịch COVID-19 dẫn đến yếu ớt, giảm tổng cầu; mặt khác, giá dầu thô, nguyênvật liệu đầu vào tăng cao trong khi giá trị đồng tiền ở nhiều quốc gia mất giá

so với đồng USD; rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninhnăng lượng, lượng thực gia tăng trên quy mô quốc tế và ở một số khu vực,trong đó có ASEAN

2.2 Các đối tác thương mại lớn của Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022

2.2.1.TrungQuốc

Bởi vị trí gần gũi, Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã hình thành mốiquan hệ truyền thống trong hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư.Các cuộc thăm chính thức thường xuyên giữa lãnh đạo cao cấp hai nước đãtạo nên môi trường chính trị ổn định, hợp tác góp phần quan trọng cho sự duytrì và phát triển của thương mại song phương

Kể từ khi xác lập quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” năm 2008,quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố và tăng cường trên rấtnhiều phương diện, các lĩnh vực hợp tác ngày một đa dạng và sâu sắc Đối vớiTrung Quốc, trong khu vực ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại đứngthứ nhất trong lĩnh vực nhập khẩu và thứ hai trong lĩnh vực xuất khẩu (sauMalaysia, theo thống kê của Hải quan Trung Quốc năm 2022) Xét trên quy

mô toàn cầu, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 (sau Mỹ, Hàn Quốc,Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông), đứng thứ 5 trong thị trường xuất khẩu vàthứ 10 trong thị trường nhập khẩu đối với Trung Quốc

Trong nhiều năm, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ViệtNam Đối với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứhai và cũng đóng vai trò là thị trường nhập khẩu lớn nhất

Trang 23

Kể từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, các quan

hệ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, đầu tư… giữa Việt Nam vàHoa Kỳ ngày càng phát triển Qua thời gian dài nỗ lực, Việt Nam và Hoa Kỳ

đã dần xây dựng nên những nền tảng vững chắc cho mối quan hệ, cùng nhauđạt được những điểm chung nổi bật và ngày càng phát triển

Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại, hai nước đã ký những hiệp định,thỏa thuận quan trọng và nổi bật như Hiệp định Thương mại song phương(năm 2000); Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễncho Việt Nam (năm 2006); hai nước ký Hiệp định khung về Thương mại vàĐầu tư (năm 2007)… trong đó Hiệp định Thương mại song phương (BTA)chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 đã đặt nền móng, có tính chất khai

mở giúp tạo chuyển biến trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam vàHoa Kỳ một cách thực chất và mạnh mẽ Năm 2022, Việt Nam đã trở thànhđối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ

Trong giai đoạn 2019 - 2022, Hoa Kỳ là đối tác thương mại quan trọngthứ hai đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọngchiếm gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi toànthế giới

2.2.3.HànQuốc

Sau hơn 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam vàHàn Quốc đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnhvực Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN Ở chiềungược lại, Hàn Quốc là đối tác thương mại quan trọng thứ 3 của Việt Nam và

là một trong những đối tác phát triển năng động nhất và nhanh nhất của ViệtNam kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao

Trang 24

Với việc nâng cấp quan hệ song phương lên mức “Đối tác chiến lượctoàn diện” trong năm 2022, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã và đang tiếp tụcphát triển lên những nấc thang mới, không chỉ trong những lĩnh vực truyềnthống mà cả những lĩnh vực hợp tác mới như phát triển chuỗi cung ứng, ứngphó với biến đổi khí hậu hay hợp tác công nghệ cao, như: sản xuất pin nănglượng, chất bán dẫn, chíp,…; công nghiệp hỗ trợ gắn với phương pháp quản

lý, quản trị tiên tiến; công nghệ đầu cuối 5G, 6G; các dự án đầu tư hạ tầng,phát triển đô thị, sinh thái… Đây là những lĩnh vực Việt Nam đang ưu tiên thuhút đầu tư và cũng là những lĩnh vực Hàn Quốc có kinh nghiệm vàthế mạnh

Các cơ chế hợp tác kinh tế song phương và đa phương, như Hiệp địnhThương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mạiHàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàndiện khu vực (RCEP) đã góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiếnlược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả.2.2.4.NhậtBản

Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4, là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3

và là đối tác nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam Nhật Bản giữ vị trí top 3 vềđầu tư nước ngoài tại Việt Nam với hơn 4.835 dự án tại Việt Nam với tổngvốn trên 64 tỉ USD Với tầm nhìn tương lai 30-50 năm tới, hợp tác kinh tếViệt Nam – Nhật Bản có tiềm năng tăng trưởng rất lớn

Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua tươngđối cân bằng, bền vững và tăng trưởng ổn định Nhật Bản là đối tác đã ký kếtnhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương nhất vớiViệt Nam như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản(AJCEP), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp

Trang 25

định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệpđịnh Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) Những FTA này đã và đangtạo ra các khuôn khổ hợp tác vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệthương mại, đầu tư, kinh doanh giữa hai nước theo nguyên tắc đôi bên cùng

có lợi Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản đã và đangđược hỗ trợ rất tích cực thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản tại Việt Nam Trong nhiềunăm qua, Nhật Bản liên tục là đối tác đầu tư và viện trợ ODA hàng đầu tạiViệt Nam

2.2.5.LiênminhChâuÂu(EU)

EU là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới (dữ liệu năm 2022), thị trường xuất– nhập khẩu lớn nhất thế giới, dẫn đầu về đầu tư nước ngoài theo cả hai chiều.Bởi vậy, việc phát triển hợp tác cùng EU là một trong những chính sách quantrọng mà nước ta luôn tập trung, phát huy hết sức

Trong giai đoạn 2019-2022, EU đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ

5, thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam; còn Việt Nam là đối tácthương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN Hiệp định Thương mại tự doViệt Nam-EU (EVFTA) là động lực quan trọng giúp thương mại hai chiềugiữa Việt Nam và EU liên tục tăng, năm 2022, kim ngạch thương mại đạt 62,4

tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2021

Việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) với

EU giúp Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, chuyểngiao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU, đặc biệt trong thời kỳCOVID 19 và chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine để đẩy mạnh cơ cấukinh tế theo hướng xanh và bền vững, bao gồm cả vấn đề sử dụng năng lượngsạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ cao, giúp hàng hóa Việt Nam

Trang 26

đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU, tham gia sâu hơn vàochuỗi cung ứng hoàn chỉnh bền vững, cùng có lợi với EU.

2.2.6.CáchiệpđịnhthươngmạimàViệtNamđãthamgiatronggiaiđoạn

2019–2022

Bên cạnh việc hợp tác với các nền kinh tế lớn của thế giới,Việt Namđàm phán và ký kết thành công nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) vớicác đối tác thương mại song phương và đa phương, trong đó, tính đến 2023 đã

ký kết và thực thi 16 FTA, đang trong quá trình đàm phán và khởi động đàmphán 03 FTA, là quốc gia duy nhất ký kết Hiệp định thương mại tự do với tất

cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc,

EU, Anh, Nga

2

AHKFTA

Có hiệu lực tại Hong Kong

(Trung Quốc), Lào,

Myanmar, Thái Lan,

Singapore và Việt Nam từ

3 EVFTA Có hiệu lực từ 01/08/2020 Việt Nam, EU (27 thành viên)

4 UKVFTA Có hiệu lực tạm thời từ01/01/2021, có hiệu lực

chính thức từ 01/05/2021

Việt Nam, Vương quốc Anh

Trang 27

5 RCEP Có hiệu lực từ 01/01/2022 ASEAN, Trung Quốc, HànQuốc, Nhật Bản, Australia,

Việt Nam, Israel

Bảng 2.1 Hiệp định thương mại đã ký kết và có hiệu lực

trong giai đoạn 2019 – 2022 2.3 Cơ cấu và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022

Trước hết, các mặt xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam được chiathành 3 nhóm chính (tính đến năm 2022), bao gồm:

(i) Nhóm nông lâm thủy sản: 9 mặt hàng;

(ii) Nhóm nhiên liệu và khoáng sản: 4 mặt hàng;

(iii) Nhóm công nghiệp chế biến: 32 mặt hàng;

Trang 28

Bảng 2.2 Nhóm các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam tính đến năm 2022

Nhiên liệu và khoáng

Xăng dầu cácloại

Quặng và khoángsản khác

Công nghiệp chế biến: Bánh kẹo và các SPtừ ngũ cốc Thức ăn gia súc và nguyênliệu Hóa chất Sản phẩm hóachất Phân

Chất dẻo nguyên liệu Sản phẩm từ cao su Túi xách, vali, mũ, ô dù Mây, tre, cói vàthảm Gỗ và sản phẩmgỗ

Đồ cthể

Giấy và sản phẩm từ

giấy

Hàng dệt và maymặc

Vải mảnh, vải kỹ thuậtkhác

Xơ, sợi dệt cácloại

Giầy, dép cácloại

Ngudệt m

Gốm, sứ Thủy tinh và SP thủy

tinh Đá quý và kim loại quý Sắt thép các loại

Sản phẩm từ sắtthép

Kimvà

Clanke và xi măng Sản phẩm nội thất từchất liệu khác gỗ Máy vi tính, sản phẩm điệntử và linh kiện loại và linh kiệnĐiện thoại các

Máy ảnh, máyquay phim vàlinh kiện

bị, dt

Dây điện và cáp điện Phương tiện vận tải

và phụ tùng

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN