1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế tại sao việt nam hội nhập kinh tế quốc tế

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh hiện nay, việc hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là một quyết định chiến lược của Việt Nam mà còn là một bước quan trọng để đối mặt với thách thức và tận dụng c

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

TẠI SAO VIỆT NAM HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ

Giảng viên: TS TÀO THỊ THANH HƯƠNGSinh viên thực hiện: Nhóm 12

Lớp QHKTQT-KTQT49.2_LT

HÀ NỘI – 2023

1

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 12

công việcĐánh giá

Trang 3

Mục lục

DANH MỤC VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Hội nhập kinh tế quốc tế là gì 3

1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 3

1.2 Mục đích 3

1.3 Lợi ích 3

1.4 Bất lợi 4

2 Tác động 4

2.1 Tạo điều kiện mở rộng thị trường 4

2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5

2.3 Thu hút vốn đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật 5

2.4 Tạo cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng dịch vụ 6

3 Khó khăn và thách thức 6

3.1 Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế 6

3.2 Sự phát triển cục bộ, phân bố không đồng đều giữa các khu vực, các ngành và các vùng miền của đất nước 7

3.3 Sự ràng buộc về các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính – tiền tệ, đầu tư khi hội nhập quốc tế 7

3.4 Kỹ năng quản lý còn non kém 7

3.5 Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá, bảo đảm chính trị và chủ quyền quốc gia 8 4 Kiến nghị 9

4.1 Nâng cao chất lượng lao động 9

4.2 Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế 9

4.3 Nghiên cứu và phát triển 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

3

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU

IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế GDP Tổng sản phẩm quốc nội WTO Tổ chức Thương mại Thế giới AFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN

VKFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện

BRI Dự án “Một vành đai, Một con đường”

1

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hiện nay, việc hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là một quyết định chiến lược của Việt Nam mà còn là một bước quan trọng để đối mặt với thách thức và tận dụng cơ hội trong môi trường kinh tế toàn cầu ngày càng có chuyển biến phức tạp Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng quá trình này đưa đến tác động sâu rộng và mang lại những thách thức đầy khó khăn.

Bài nghiên cứu này chúng ta sẽ tập trung đào sâu vào lý do tại sao Việt Nam đã chọn hội nhập kinh tế quốc tế và những hệ quả của quyết định này, qua đó đưa ra các tác động đến cấu trúc nền kinh tế Đồng thời, chúng ta sẽ nhìn nhận những thách thức mà quốc gia đang phải đối diện, từ sự cạnh tranh gay gắt đến áp lực thích ứng với tiêu chuẩn và quy định quốc tế Những thảo luận và phân tích trong bài nghiên cứu này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về quyết định hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mà còn đặt ra những cơ hội và rủi ro, từ đó kiến nghị những chiến lược và giải pháp có thể giúp nước ta tận dụng lợi ích toàn cầu một cách bền vững và thông minh.

2

Trang 6

1 Hội nhập kinh tế quốc tế là gì

1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với các luồng di chuyển hàng hóa, dịch vụ và yếu tố sản xuất giữa các quốc gia hoặc giữa các khu vực khác nhau của một quốc gia

Hội nhập kinh tế quốc tế còn là việc loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau; và là sự kết hợp giữa các nền kinh tế khác nhau dẫn đến hình thành một khu vực kinh tế rộng lớn hơn.

Quá trình đó sẽ dẫn đến các nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn và phụ thuộc lẫn nhau1

1.2 Mục đích

Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là việc mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác hiệu quả các nguồn lực như lao động, vốn, đất đai, công nghệ, thông tin và các yếu tố sản xuất khác Ngoài ra còn nhằm đa dạng hóa nguồn cung ứng, kể cả hàng hóa dịch vụ và yếu tố sản xuất, nhờ đó giảm thiểu những rủi ro trong cạnh tranh 2

1.3 Lợi ích

Thứ nhất: Lợi ích có được thông qua chuyên môn hóa nhờ tận dụng được sự khác biệt giữa các nước về tổ hợp tương đối nguồn lực và sở thích, điều đó cũng có nghĩa là tận dụng được lợi thế so sánh Nhờ hội nhập kinh tế quốc tế các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tận dụng được lợi thế về lao động, đất đai, tài nguyên và tiến hành chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu.

Thứ hai: Khu vực thương mại tự do có thể tạo điều kiện cho các nước thành viên tận dụng được lợi thế của kinh tế quy mô Hội nhập kinh tế quốc tế cho phép các ngành và các doanh nghiệp nội địa xâm nhập những thị trường mới, rộng lớn hơn của thế giới, nhờ đó có thể mở rộng quy mô và giảm chi phí sản xuất

Thứ ba: Mở cửa nền kinh tế tạo ra môi trường cạnh tranh hơn cho các ngành sản xuất nội địa, nền kinh tế sẽ giảm thiểu được những mất mát độc quyền gây ra Áp lực này của hội nhập đã, đang và sẽ tác động đến thị trường Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung Với việc mở cửa thị trường và chấp nhận cạnh tranh nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang mất đi vị trí độc quyền Điều đó sẽ có lợi

Trang 7

cho người tiêu dùng trong nước và góp phần tạo ra một môi trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh hơn, làm cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả.

1.4 Bất lợi

Thứ nhất: Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm tổn hại đến lợi ích của các nước không thuộc liên minh thương mại do sự chuyển dịch thương mại Do các rào cản thương mại, thương mại sẽ dịch chuyển từ một nước không phải thành viên sang một nước thành viên dù không hiệu quả về mặt chi phí

Thứ hai: Tạo ra các áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp, quốc gia thành viên và giữa các khu vực trên thế giới, từ đó, các doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, các quốc gia trở lên phụ thuộc hơn vào các quốc gia thành viên

Thứ ba: Tình hình vận động hành lang sẽ hạn chế thúc đẩy tự do hóa thương mại

Thứ tư: Khối thương mại khu vực liên kết chặt chẽ có thể làm gia tăng sức mạnh độc quyền khu vực, điều đó có thể nảy sinh những xung đột, thậm chí chiến tranh thương mại.

2 Tác động

2.1 Tạo điều kiện mở rộng thị trường

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ đô la, tăng 10,6%

Trang 8

2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý và hiện đại hơn.

Năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu của các nhóm hàng hoá dệt may, giày dép, nông sản có xu hướng giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng của các nhóm sản phẩm như máy tính, điện tử, linh kiện tăng lên Tỷ trọng xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đã tăng gấp 2 lần, chiếm 9,6% và luôn duy trì mức trên 10% từ đó đến nay (năm 2016 chiếm 10,7%; năm 2017 chiếm 12,2%; năm 2018 chiếm 12,1%; năm 2019 chiếm 13,7%, sơ bộ năm 2020 chiếm 15,8%, năm 2021 chiếm 15,1% và ước tính năm 2022 chiếm 15%) 4

2.3 Thu hút vốn đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật

Hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và áp dụng những tiến bộ này vào sản xuất hàng hoá, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực nâng cao trình độ người lao động nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế và năng lực cạnh tranh.

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng thu hút vốn đầu tư từ FDI FDI thúc đẩy hoạt động thương mại, tạo hành lang cho hoạt động xuất khẩu và mang lại khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu nhanh nhất Xuất khẩu là một trong những giải pháp tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế, từ đó giải quyết các vấn đề xã hội Thông qua FDI, hoạt động xuất nhập khẩu của các nền kinh tế chủ nhà được kích hoạt, trở nên hết sức sôi động.

Doanh nghiệp FDI chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước Tính đến 15/11/2021, xuất khẩu hàng hóa của nhóm doanh nghiê ™p FDI đạt 207,88 tỷ đô la, tăng 20,5%, tương ứng tăng 35,43 tỷ đô la so với cùng kỳ năm trước 5

Về đối tác đầu tư, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 4,65 tỷ đô la, chiếm hơn 18% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 3,93 tỷ đô la, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,54 tỷ đô la, chiếm hơn 13,7% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) , 6

Trang 9

2.4 Tạo cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng dịch vụ

Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân Sự tham gia các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) và các hợp tác lao động song phương đã mở rộng cơ hội việc làm cả trong nước và ngoài nước Tập đoàn Samsung đã đầu tư vào KCN Yên Phong (Bắc Ninh) với số vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng với ba dự án lớn tạo thành khu tổng hợp Samsung, tạo việc làm cho 11 nghìn lao động.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được sử dụng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt, cả về mức sống và chất lượng cuộc sống Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 498,58 đô la, xếp thứ 7/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 173/200 trên thế giới Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 3.718 đô la, xếp thứ 6/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 124 trên thế giới 7

3 Khó khăn và thách thức

3.1 Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế

Một trong những khó khăn thách thức lớn nhất từ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực và trên thế giới Các nước phát triển và đang phát triển đều đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, như: cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, hệ thống chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh…

Để tận dụng các cơ hội và đối mặt với thách thức của sự cạnh tranh khốc liệt, Việt Nam cần thúc đẩy đổi mới và cải cách, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh.

Trang 10

3.2 Sự phát triển cục bộ, phân bố không đồng đều giữa các khu vực, các ngành và các vùng miền của đất nước

Trên lĩnh vực xã hội, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá đặt ra một thách thức nan giải đối với nước ta đó là: phải làm thế nào để cân bằng được 2 nhiệm vụ vừa tăng trưởng kinh tế và đi đôi với xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho các doanh nghiệp, một bộ phận các cá nhân ở Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các bộ phận khác trong xã hội hưởng lợi ích ít hơn, thậm chí còn chịu tác động tiêu cực của toàn cầu hoá như: thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo….

Ngoài ra, việc nước ta thực hiện các cam kết với WTO xuất hiện sức ép đè nặng lên khu vực nông nghiệp - nơi có tới gần 70% dân số và lực lượng lao động xã hội Đồng thời chúng ta còn nhiều hạn chế lớn về sức cạnh tranh của hàng hóa, về sự chưa phù hợp của nhiều chính sách…

Trong tình hình trên, cơ cấu xã hội có thể biến động phức tạp và khó lường, làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản thân sự phát triển của đất nước.

3.3 Sự ràng buộc về các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính – tiền tệ, đầu tư khi hội nhập quốc tế

Sự ràng buộc về các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ, đầu tư là một phần không thể thiếu trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Việt Nam đã tham gia và cam kết tuân thủ các hiệp định và quy tắc quốc tế như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP), và Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) Mặc dù việc tuân thủ các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ và đầu tư có thể mang lại một số thách thức cho Việt Nam, nhưng nó cũng mang lại nhiều lợi ích và cơ hội phát triển Việt Nam cần thích ứng và tận dụng những cơ hội này để đạt được sự phát triển bền vững và nâng cao đời sống của người dân.

3.4 Kỹ năng quản lý còn non kém

Ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa đủ mạnh; Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém; Kỹ năng quản lý của phần đông cán bộ nước ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm khi điều hành kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài

Ngoài ra, ngoại ngữ, sự thiếu kinh nghiệm về thị trường quốc tế và rào cản về luật pháp quốc tế, cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

7

Trang 11

3.5 Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá, bảo đảm chính trị và chủ quyền quốc gia Trên lĩnh vực văn hoá, quá trình hội nhập quốc tế cũng đặt nước ta trước nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc Chẳng hạn như: thách thức từ thực trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thách thức từ sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, tình trạng gia tăng tội phạm, tệ nạn, tiêu cực, mâu thuẫn, xung đột xã hội; thách thức của sự “xâm lăng văn hóa”, phai nhạt, đánh mất bản sắc văn hóa, xói mòn những giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ;8 …

Trên lĩnh vực chính trị - an ninh quốc gia, các nguy cơ đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn Hội nhập quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá sẽ làm cho tính phụ thuộc giữa các nước ngày càng sâu sắc Bối cảnh chính trị của khu vực và thế giới lẫn sự biến động trên thị trường sẽ tác động đến bối cảnh trong nước Tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đang đối diện trước các nguy cơ đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, sự lựa chọn định hướng chính trị, vai trò của nhà nước… Ví dụ như trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ -Trung diễn ra gay gắt, xu hướng tách rời giữa hai nền kinh tế đang dần hình thành Các biểu hiện cụ thể như việc Trung Quốc đã triển khai Chiến lược tuần hoàn kép, trong đó coi trọng hơn thị trường trong nước; thúc đẩy các sáng kiến đối trọng với Mỹ trên toàn cầu như: BRI, An ninh toàn cầu, Phát triển toàn cầu Trong khi đó, Mỹ đã và đang nỗ lực hình thành các tổ chức, liên minh mang tính loại trừ, ngăn chặn Trung Quốc, nhất là về công nghệ… Điều này đặt ra thách thức “chọn bên” ngày càng lớn đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế Đã xuất hiện những mưu đồ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước để hạ thấp chủ quyền quốc gia; lấy một thị trường không biên giới để phủ nhận tính bất khả xâm phạm của toàn vẹn lãnh thổ quốc gia… Hội nhập quốc tế đối với nước ta rõ ràng không thể tách rời cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực chống đối trên nhiều lĩnh vực 9

Có thể thấy, việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển, song cũng phải đối mặt không ít thách thức trên các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, an ninh, văn hóa Để tận dụng được cơ hội, ứng phó hiệu quả với các thách thức, chúng ta cần tích cực, chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, song bên cạnh đó, vẫn phải giương cao ngọn cờ độc lập, chủ quyền của quốc gia lên hàng đầu.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w