1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quan hệ quốc tế đại cương vai trò của trung quốc trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay

20 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay
Tác giả Đỗ Quỳnh Anh
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Cùng với quá trình này, không gian quan hệ quốc tế của Trung Quốc ngày càng mở rộng, trở thành đối tác kinh tế, chính trị quan trọng của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.. Đây là

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

-TIỂU LUẬN

QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế

giai đoạn hiện nay

Sinh viên: ĐỖ QUỲNH ANH

Mã số sinh viên: 2156160001

Lớp: TRUYỀN THÔNG MARKETING A1 K41

Trang 2

Hà nội, tháng 1 năm 2022

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

1 Quan hệ quốc tế là gì? 3

2 Trung Quốc và quan hệ quốc tế 3

3 Vai trò của Trung Quốc ở châu Á 4

3.1 Kinh tế, thương mại 4

3.2 Ngoại giao 5

4 Vai trò của Trung Quốc ở châu Phi 7

4.1 Kinh tế, thương mại 7

4.2 Chính trị, ngoại giao 8

5 Vai trò của Trung quốc ở Mỹ 9

6 Vai trò của Trung quốc trong một số những tổ chức quốc tế 11

6.1 Vai trò của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN 11

6.2 Vai trò của Trung Quốc trong Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO14 6.3 Vai trò của Trung Quốc trong Liên Hợp Quốc – UN 14

6.4 Vai trò của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu - EU 16

KẾT LUẬN 18

Tài liệu tham khảo 19

Trang 3

MỞ ĐẦU VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Sau 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc thay đổi và lớn mạnh không ngừng Cùng với quá trình này, không gian quan hệ quốc tế của Trung Quốc ngày càng mở rộng, trở thành đối tác kinh tế, chính trị quan trọng của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều trong thế kỷ XXI, trở thành một đối thủ nặng ký trên trường quốc tế, cả về vai trò kinh tế lẫn chính trị Giữ vai trò của một nước lớn, Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh hợp tác quốc tế toàn diện, hiệu quả, với phương châm hai bên cùng có lợi Hầu hết các nước đều có nhu cầu mở rộng và thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc Thành công

và cơ hội, tồn tại cùng những khó khăn, khiến Trung Quốc phải đối mặt với những nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề trong việc thể hiện vị thế là một nước lớn Thế giới đang nghiên cứu khả năng phát triển của Trung Quốc để dự đoán vị thế, vai trò và đóng góp của nước này trong thế kỷ XXI Đây là việc làm hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia, mọi khu vực và toàn thế giới, bởi sức mạnh tiềm tàng và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc có tác động trực tiếp đến chính sách đối ngoại của các quốc gia, nhất là các quốc gia trong khu vực Chính vì vậy, việc cần hiểu đúng, hiểu tường tận về Trung Quốc, cụ thể là vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế là rất cần thiết, vì mối quan hệ hợp tác lâu dài và hiệu quả

Trang 4

NỘI DUNG

1 Quan hệ quốc tế là gì?

Quan hệ quốc tế là mối quan hệ trên phạm vi thế giới, phạm vi nhân loại giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức và phong trào quốc tế, các vùng, khu vực… Đó là hình thức đặc biệt của quan hệ xã hội, gồm nhiều mặt quan hệ như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quân sự, luật pháp, tư tưởng, an ninh… trong đó quan hệ chính trị là quan hệ cơ bản và quan trọng nhất Quan hệ quốc tế bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: quan hệ chính trị quốc tế; quan hệ kinh tế quốc tế; quan hệ quốc tế về an ninh, quốc phòng; quan hệ quốc tế về văn hóa, y tế, giáo dục và những vấn đề xã hội…

2 Trung Quốc và quan hệ quốc tế

- Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới (hơn 1,35 tỷ người), là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất trong câu lạc bộ các nước lớn Tuy nhiên, Trung Quốc không đóng

và không muốn đóng vai trò một cường quốc xã hội chủ nghĩa như Liên Xô trước đây trong quan hệ với các nước lớn khác Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển, sau gần 40 năm cải cách (từ 1978) sức mạnh tổng hợp của nước này tăng nhiều lần Nếu như GDP năm 1978 mới chỉ trên 215 tỷ USD thì năm 2016 theo đánh giá của IMF là 12.253 tỷ USD, tính theo đầu người là 8.865 USD Từ năm

2010, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới Theo số liệu của IMF công bố, năm 2016 nếu tính GDP theo sức mua hàng hóa PPA - một công cụ

đo giá trị đồng tiền theo hàng hóa mua được - Trung Quốc là nước giàu nhất thế giới với GDP tính theo PPA đạt 20.985 tỷ USD ” Có những dự báo cho rằng vào giữa những năm 40 của thế kỷ này, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới Sự lớn mạnh nhanh chóng và vai trò ngày càng gia tăng của Trung Quốc là hiện tượng hoàn toàn mới so với thế kỷ trước và là đối thủ cạnh tranh số một của

Mỹ không chỉ về kinh tế mà trên mọi lĩnh vực

Trang 5

- Vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề thế giới nhất định sẽ tăng lên, với tầm quan trọng và mức độ liên quan ngày càng tăng do quy mô dân số lớn, sở hữu nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, khả năng quân sự, tiến bộ công nghệ cũng như có

tư cách là Thành viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Quan trọng không kém, định nghĩa của riêng Trung Quốc về vai trò của họ đã trải qua một sự thay đổi đáng kể dưới thời Chủ tịch nước Tập Cận Bình và không còn tuân theo châm ngôn của Đặng Tiểu Bình “che giấu sức mạnh, bỏ thời gian và không bao giờ

đi đầu” Trung Quốc tự coi mình là cường quốc hàng đầu thế giới khẳng định lợi ích của mình và định hình các vấn đề toàn cầu cho phù hợp

3 Vai trò của Trung Quốc ở châu Á

3.1 Kinh tế, thương mại

- Trung Quốc ngày càng đẩy nhanh tốc độ và mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với các quốc gia châu Á bằng tiềm năng kinh tế của mình Điều đó được thể hiện trên một số khía cạnh sau:

+ Một là thiết lập các cơ chế hợp tác toàn diện Không thể phủ định rằng tiềm năng kinh tế và sức mạnh của Trung Quốc đã giúp xây dựng được các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại ngày một hoàn thiện với các quốc gia châu Á Sau gần 30 năm

mở cửa, Trung Quốc đã ký kết hơn 50 cơ chế đàm phán, đối thoại kinh tế thương mại đa phương và song phương với các nước châu Á Ví dụ: cơ chế hợp tác 10+1 (Trung Quốc – ASEAN), 10+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc – ASEAN) Uỷ ban hỗn hợp kinh tế song phương; cơ chế hợp tác đầu tư song phương… với các nước Bên cạnh đó, Trung Quốc còn ký kết hiệp định tự do thương mại, kế hoạch phát triển kinh tế thương mại trung và dài hạn với nhiều nước và khối nước như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan… Ngoài ra, Trung Quốc đã ký kết các hiệp định thương mại tự do, các kế hoạch phát triển kinh tế thương mại trung và dài hạn với các nước và khối nước như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan

Trang 6

Những cơ chế và kế hoạch trên đã trở thành nhân tố đảm bảo cho mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song và đa phương giữa Trung Quốc với các quốc gia châu

Á phát triển liên tục và ổn định

+ Hai là đầu tư phát triển và hợp tác mậu dịch với tốc độ nhanh Hơn mười năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nước trong khu vực châu Á coi Trung Quốc là đối tác quan trọng cần khai thác, chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư với Trung Quốc Những bạn hàng lớn của Trung Quốc trong những thập niên qua là Nhật Bản, ASEAN, Hàn Quốc và ấn Độ Bên cạnh đó, Trung Quốc từ lâu đã trở thành thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư châu Á, đặc biệt là đối với Hàn Quốc, Nhật Bản và Xinhgapo

- Trung Quốc khởi đầu muộn trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài nói chung, châu Á nói riêng, song đã có xu thế tăng nhanh và mạnh mẽ trong những năm gần đây

- Tóm lại, Trung Quốc không chỉ có lợi thế về thị trường mà còn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và đầy hứa hẹn sau khi đất nước cải cách và mở cửa kinh tế Vì vậy, Trung Quốc ngày càng có vai trò và ảnh hưởng quan trọng trong hợp tác kinh tế khu vực Hầu hết các nước châu Á đang tìm kiếm cơ hội thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của mình trong đời sống kinh tế của khu vực và toàn thế giới

3.2 Ngoại giao

- Bốn trục cơ bản hình thành nên chiến lược ngoại giao toàn cầu của Trung Quốc là: ngoại giao láng giềng, ngoại giao khu vực, ngoại giao nước lớn, và ngoại giao đa phương Trong đó ngoại giao khu vực, ngoại giao láng giềng có thể được xem như điểm tựa để nâng vị thế chính trị của Trung Quốc trên trường quốc tế

- Trước những lo lắng của thế giới về “mối đe dọa từ Trung Quốc”, các nhà lãnh đạo của nước này đã đưa ra quan điểm về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc (sau này được gọi là “phát triển hòa bình”) để xây dựng một “thế giới hài hòa” Theo

GS Shi Yinhong: “Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc trước hết là trong khu vực;

Trang 7

diễn đàn quan trọng đầu tiên luôn là châu Á, đặc biệt là Đông Á, sau đó là Trung Á

và Nam Á Diễn đàn lớn nhất này nhằm tạo cơ hội cho Trung Quốc ít nhất là tham gia vào các cơ chế an ninh đa phương ở các tiểu vùng, hay cơ chế hợp tác kinh tế đa phương ở các tiểu vùng châu Á.” Khái niệm “thế giới hài hòa” không chỉ thể hiện tư tưởng ngoại giao hòa bình, mà còn thể hiện ý tưởng thiết lập một trật tự thế giới mới của Trung Quốc Để được như vậy, Trung Quốc đương nhiên sẽ phải thể hiện vai trò là một cường quốc trong quan hệ quốc tế, trước hết là trong khu vực Chính sự đổi mới về tư tưởng và chính sách đối ngoại đã khiến Trung Quốc ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình ở khu vực và trên thế giới Trung Quốc

đã thường xuyên tổ chức và duy trì các diễn đàn đối thoại cấp cao với các tổ chức quốc tế hoặc khu vực như Tổ chức hợp tác Thượng Hải, đối thoại Trung Quốc –

EU, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – ASEAN,… Phương thức đối thoại như vậy giữa một nước lớn với một nhóm nước là một vấn đề đặc biệt trong quan hệ quốc tế,

và nó thể hiện vị thế không thể thiếu của Trung Quốc trên trường quốc tế

- Để sớm trở thành một cường quốc khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực

và đa trung tâm, Trung Quốc theo đuổi một chính sách khu vực nhằm ngăn chặn các xung đột vũ trang có thể bùng phát tại các điểm nóng, đồng thời tăng cường ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc, trước hết là ở Đông Nam Á Chính sách khu vực này phục vụ cho việc thực hiện chiến lược ngoại giao của Trung Quốc đối với ngoại giao của một nước lớn sau Chiến tranh Lạnh là then chốt; ngoại giao láng giềng là quan trọng hàng đầu; ngoại giao với các nước đang phát triển là quan trọng Trong

“ngoại giao láng giềng”, Trung Quốc chủ trương tạo nên cục diện hòa bình xung quanh khu vực biên giới, từ đó nước này coi trọng việc cải thiện và phát triển quan

hệ với các nước láng giềng

- Tăng cường đối thoại an ninh với các nước láng giềng, xây dựng cơ chế an ninh tin cậy lẫn nhau Trung Quốc đã tổ chức định kỳ đối thoại và trao đổi về an ninh với các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam… nhằm tăng cường lòng tin và hợp

Trang 8

tác trong lĩnh vực an ninh Hợp tác quân sự giữa Trung Quốc với các nước láng giềng khác những năm gần đây được đẩy mạnh

4 Vai trò của Trung Quốc ở châu Phi

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi là rất cao trong chương trình nghị sự toàn cầu, vì Trung Quốc chỉ trong vòng vài thập kỷ đã trở thành một cường quốc kinh tế

và chính trị chủ chốt ở châu lục này Thật vậy, sự nổi lên của nó với tư cách là một tác nhân chính trị và kinh tế thống trị có thể là bước phát triển quan trọng nhất ở châu Phi kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc

4.1 Kinh tế, thương mại

- Thương mại của Trung Quốc với châu Phi bị hạn chế trong những năm 1990 và bắt đầu gia tăng đáng kể vào khoảng năm 2005 Xuất khẩu của Trung Quốc sang Châu Phi lên tới 113 tỷ USD vào năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Châu Phi đạt 78

tỷ USD; số lượng đã tăng đều đặn trong 16 năm qua Chắc chắn, giá hàng hóa yếu trong giai đoạn 2014-2017 đã tác động lớn đến giá trị hàng hóa xuất khẩu của châu Phi sang Trung Quốc, ngay cả khi xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi vẫn ổn định Với tổng kim ngạch thương mại 200 tỷ USD vào năm 2019, Trung Quốc là đối tác thương mại song phương lớn nhất của châu Phi

- Năm 2019, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào châu Phi lên tới 44 tỷ USD, tương ứng với 2% tổng vốn FDI của Trung Quốc toàn cầu

- Các nước châu Phi thường không đủ khả năng để xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết

để hỗ trợ dân số ngày càng tăng của họ Hơn nữa, nhiều người trong số họ thiếu khả năng tiếp cận với thị trường vốn và ngân hàng quốc tế Trong bối cảnh này, Trung Quốc đã nổi lên như một nhà cho vay song phương lớn nhất của châu Phi

- Các khoản cho vay của Trung Quốc cho châu Phi đã giúp tài trợ cho các khoản đầu tư quy mô lớn với tiềm năng tác động tích cực đáng kể cho tăng trưởng Đồng thời, các dòng cho vay lớn đã dẫn đến việc hình thành gánh nặng dịch vụ nợ Tổng cộng, khoản cho vay của Trung Quốc đối với châu Phi đã bao phủ hơn 1.000 dự án

Trang 9

4.2 Chính trị, ngoại giao

- Trung Quốc là một nhân tố chính trị ở châu Phi Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc

- Châu Phi (FOCAC) đã tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên tại Bắc Kinh vào tháng 10 năm 2000 Mục tiêu của diễn đàn bao gồm việc thúc đẩy hợp tác chính trị

và tạo ra một môi trường thuận lợi cho kinh doanh và thương mại Trung Quốc -Châu Phi Các cam kết khác từ Trung Quốc là cung cấp các quỹ đặc biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc có uy tín đầu tư vào các nước châu Phi, để xóa nợ, cử thêm đội y tế và phát triển trao đổi sinh viên

- FOCAC đã hoạt động trong nhiều năm và cung cấp sự hỗ trợ về mặt chính trị và ngoại giao cho các công ty cũng như các khoản đầu tư của Trung Quốc ở châu lục này

- Một khía cạnh khác của “cuộc tấn công quyến rũ” của Trung Quốc là ngoại giao vắc-xin Covid Việc tặng những liều vắc-xin tương đối khiêm tốn của Trung Quốc được đưa lên báo châu Phi, trong khi phương Tây được cho là ưu tiên công dân của mình

- Một ví dụ về ngoại giao của Trung Quốc ở châu Phi là chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới Seychelles diễn ra vào ngày

31 tháng 1 năm 2021 Ông nhấn mạnh rằng ngoại giao của Trung Quốc luôn dựa trên sự bình đẳng giữa các nước lớn và nhỏ Ông nói, Trung Quốc ủng hộ chủ nghĩa

đa phương và phản đối chính trị quyền lực; nó ủng hộ “dân chủ trong quan hệ quốc tế” và ủng hộ Liên Hợp Quốc trong vai trò chính đáng của mình trong quan hệ quốc

tế Ông Vương Nghị nhấn mạnh, các nước lớn nên là những nước đầu tiên tuân theo các chuẩn mực cơ bản chi phối quan hệ quốc tế và nói thêm rằng họ cũng nên là những nước đầu tiên “tuân theo nguyên tắc không can thiệp vào quan hệ nội bộ của các nước khác” Họ cũng phải là những người đầu tiên thực hiện các cam kết quốc

tế về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Trang 10

- Một khía cạnh của “cuộc chiến tuyên truyền” là sự hiện diện ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông Trung Quốc Từ quyền sở hữu các đài phát thanh địa phương đến việc thành lập Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc ở Nairobi, Kenya, Trung Quốc đang trở thành một nước có ảnh hưởng lớn trong các bài diễn văn hàng ngày ở các nước này Theo dữ liệu khảo sát của Afrobarometer tại 36 quốc gia châu Phi, 23% tin rằng Trung Quốc là cường quốc nước ngoài có ảnh hưởng nhất ở đất nước của họ, xếp sau "cường quốc thuộc địa cũ" (28%) và đi trước Mỹ (22%) một chút

5 Vai trò của Trung quốc ở Mỹ

- Trong thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Trung Quốc được Hoa

Kỳ coi là “đối tác hợp tác chiến lược”; trong thời kỳ của Tổng thống George W Bush, Trung Quốc được coi là “bên liên quan có trách nhiệm”; còn dưới chính quyền Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc và Mỹ ra tuyên bố chung “cùng nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác hợp tác tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi” Tháng 12-2017, “Báo cáo Chiến lược an ninh quốc gia” do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành đã coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh số một”, nêu rõ Mỹ

“đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng về chính trị, kinh tế và quân sự trên phạm vi thế giới Trung Quốc và Nga là những thách thức đối với sức mạnh, ảnh hưởng và lợi ích của Mỹ”

- Mỹ coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” lớn nhất, là quốc gia có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ, điều này đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống quốc tế mở và ổn định - hệ thống được coi là vì lợi ích và quyền lợi của Mỹ

- Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng, sau khi Tổng thống J Biden nhậm chức, điều kiện tiên quyết để có một mối quan hệ bền vững giữa Trung Quốc và Mỹ là hai nước coi nhau là “đối thủ cạnh tranh”, chứ không phải là “kẻ thù” Hai bên có thể tìm được sự đồng thuận về hợp tác và lợi ích chung trên ba mặt:

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w