1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế đề tài tình hình thương mại thế giới giai đoạn 2019 2022

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đồng thời nêu ra những thách thức và triển vọng của thị trường thương mại thế giới, từ đóđưa ra một vài gợi ý chính sách đối với Việt Nam để hội nhập và tiếp tục phát triển vào nền thươn

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-*** -BÀI TIỂU LUẬN

BỘ MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI THẾ GIỚIGIAI ĐOẠN 2019-2022

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Minh PhươngLớp: QHKTQT-KTQT49.3-LTSinh viên thực hiện: Vũ Khánh Linh

Nguyễn Đăng Gia BáchVũ Thị Hồng MinhBùi Nguyễn Hà AnhHoàng Minh Hồng AnhKiều Ngọc Dũng

HÀ NỘI – Tháng 10 năm 2023

Trang 2

2 Nguyễn Đăng Gia Bách KTQT49 100% 3 Bùi Nguyễn Hà Anh KTQT49 100% 4 Hoàng Minh Hồng Anh KTQT49 100% 5 Kiều Ngọc Dũng KTQT49 100% 6 Vũ Thị Hồng Minh KTQT49 100%

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin trân trọng cảm ơn Học viện Ngoại giao, các thầy cô trong khoa Kinh tế Quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Minh Phương đã phụ trách giảng dạy và hướng dẫn môn Quan hệ kinh tế quốc tế cho chúng em.

Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã được học từ những buổi học vừa qua để hoàn thành bài nghiên cứu Tuy nhiên vì chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong việc làm đề tài cũng như vốn kiến thức còn hạn chế nên chúng em khó tránh khỏi thiếu sót trong quá trình xây dựng nội dung bài nghiên cứu này Chúng em rất mong nhận được những lời góp ý và chỉ dẫn từ cô để bài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của đề tài 2

1.3 Giá cả hàng hóa toàn cầu 8

1.4 Thương mại Quốc tế ở một số khu vực kinh tế trọng tâm của thế giới

Trang 5

2.2.4 Những thách thức khác 18

2.3 Triển vọng 19

2.3.1 Phục hồi sau đại dịch COVID-19 19

2.3.2 Sự phát triển công nghệ thông tin 20

2.3.2 Sự cạnh tranh và đa dạng hóa 21

CHƯƠNG 3: HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 22

3.1 Cơ hội đối với Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế 22

3.2 Thách thức đối với Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế 22

3.2 Các đề xuất định hướng 24

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn từ năm 2019-2022, thế giới đối mặt với nhiều biến động kinh tế và chính trị phức tạp Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 vẫn còn hiện hữu, cùng với áp lực từ cuộc xung đột Nga - Ukraine và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây ảnh hưởng nhiều đến thương mại thế giới Các quốc gia đều đang phải gánh chịu những hậu quả cả trực tiếp và gián tiếp từ những sự kiện này và Việt Nam cũng không phải một ngoại lệ.

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Cung cấp cái nhìn tổng quan và chính xác về tình hình thương mại thế giới trong giai đoạn 2019 – 2022 Đồng thời nêu ra những thách thức và triển vọng của thị trường thương mại thế giới, từ đóđưa ra một vài gợi ý chính sách đối với Việt Nam để hội nhập và tiếp tục phát triển vào nền thương mại toàn cầu.

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng của thương mại thế giới trong giai đoạn 2019 – 2022, đánh giá về những thành tựu và hạn chế của thương mại thế giới Đồng thời nhận định những cơ hội và thách thức của Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thương mại thế giới giai đoạn 2019 – 2022 Phạm vi nghiên cứu: Thương mại thế giới trong đó bao gồm kim ngạch chung, cơ cấu xuất nhập khẩu, giá cả hàng hóa và các quốc gia, khu vực tham gia chính vào thương mại quốc tế.

1

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài "Tình hình thương mại thế giới giai đoạn 2019 – 2022" sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu đã được thống kê để đánh giá và phân tích thương mại thế giới giai đoạn 2019 – 2022; qua đó nhận xét về những thành tựu cũng như hạn chế của thị trường thương mại quốc tế, nêu lên cơ hội, thách thức cũng như đề xuất định hướng cho chính sách của Việt Nam.

5 Kết cấu của đề tài

Đề tài " Tình hình thương mại thế giới giai đoạn 2019 – 2022" gồm 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về thương mại quốc tế giai đoạn 2019 – 2022 Chương 2: Đánh giá về tình hình thương mại quốc tế giai đoạn 2019 - 2022 Chương 3: Hàm ý chính sách cho Việt Nam

Thương mại quốc tế là (International Trade) là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước, thông qua hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu Đây là một quan hệ kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa người cung cấp với người sử dụng hàng hóa và dịch vụ ở các quốc gia khác nhau.

Thương mại quốc tế cho phép các nước mua được hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn tự mình sản xuất ra, hoặc có thể tiêu dùng những hàng hóa và dịch vụ

2

Trang 10

mà trong nước không cung ứng được, chẳng hạn nguyên liệu, sản phẩm công nghệ cao chỉ được sản xuất ở một số nước.

Nhờ thương mại quốc tế các nước có thể tăng cường sức mạnh kinh tế của mình, qua đó cải thiện được mức sống của nhân dân Tuy nhiên, những lợi ích thu được từ quá trình chuyên môn hóa và thương mại quốc tế có thể không được phân phối đều giữa các nước, các vùng và tầng lớp dân cư 1.1.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế

- Đối tượng trao đổi trong thương mại quốc tế là hàng hóa và dịch vụ - Tham gia thương mại quốc tế có nhiều loại chủ thể kinh tế quốc tế, như các chính phủ, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.

- Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế giới, tùy theo góc độ nghiên cứu có thể là thị trường toàn thế giới, thị trường khu vực hoặc thị trường của nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu.

- Phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế giữa bên mua và bên bán là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

1.2 Kim ngạch chung

Nhìn chung kim ngạch thế giới trong giai đoạn 2019-2022 có nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng như những tác động chính trị - xã hội mà đại dịch gây ra.

Những hạn chế mà đại dịch COVID-19 gây ra cho thương mại thế giới được thể hiện rõ ràng nhất trong năm 2020 khi thương mại hàng hóa thế giới giảm 8% và thương mại dịch vụ toàn cầu giảm đến 17.7% so với cùng kỳ năm 2019 Đại dịch gây ra những tác động khác nhau lên xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới, với dịch vụ là nhóm ngành bị ảnh hưởng nghiêm

3

Trang 20

toàn cầu là 54% vào năm 2022 và tổng giá trị tăng 37% so với mức của năm 2019.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu chưa phục hồi được nhanh, áp lực cạnh tranh trong thu hút FDI cao, đặc biệt là với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển Tuy nhiên, tâm lý lạc quan về triển vọng đầu tư trên toàn cầu ngày càng gia tăng dù phải đối mặt với những thách thức của bối cảnh đầu tư ‘sau đại dịch’, cuộc khảo sát của các quan chức điều hành và cấp cao từ 100 cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA) của hơn 70 quốc gia cho thấy: 53% người được hỏi hy vọng dòng vốn FDI vào lãnh thổ của họ sẽ tăng vào năm 2021; chỉ có 18% cho rằng FDI trong nước sẽ giảm và 4% cho rằng sẽ giảm nhiều - cải thiện hơn so với cuộc khảo sát tương tự vào tháng 4/2020 Theo báo cáo, chỉ 49% các IPA tham gia cho rằng dòng vốn FDI toàn cầu sẽ tăng vào năm 2021 - điều đó cho thấy rằng, dù niềm tin trong nước ngày càng cao nhưng vẫn có những thách thức trong thu hút FDI trong bối cảnh hiện nay.

Giá cả thế giới đang có xu hướng tích cực Giá dầu thế giới đã ổn định trong tháng 8 năm 2021, nguyên nhân do các thị trường tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới trong đó có Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp phong tỏa mới, có ít nhất 144 khu vực bị dịch COVID-19 lan rộng và bị phong tỏa.

Theo dự báo của cơ quan thông tin năng lượng của Mỹ (EIA) công bố vào ngày 5/8/2021, sản lượng dầu thô của OPEC sẽ đạt trung bình 26,5 triệu thùng/ngày vào năm 2021, tăng hơn so với mức 25,6 triệu thùng/ngày của năm 2020 và sản lượng dầu thô tăng lên mức trung bình 28,7 triệu thùng/ngày trong năm 2022 EIA dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ là 11,2 triệu thùng/ngày vào tháng 5/2021 và sẽ duy trì ổn định cho đến tháng 10 trước khi bắt đầu tăng vào tháng 11 và tháng 12/2021 Dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ cho năm 2022 đạt trung bình 11,8 triệu thùng/ngày cao hơn so với mức 11,1 triệu thùng/ngày năm 2021 Tính theo mức dự báo giá trung bình của năm, giá dầu ngọt nhẹ WTI được dự báo sẽ ở mức 65,93 USD/thùng năm

13

Trang 21

2021 và giảm xuống mức 62,37 USD/thùng vào năm 2022 Trong khi đó giá dầu Brent được dự báo sẽ ở mức 86,71 USD/thùng trong năm 2021 và giảm xuống mức 66,04 USD/thùng vào năm 2022.

Giá thép và các nguyên liệu sản xuất thép trong tháng 8 năm 2021 trên thế giới duy trì ổn định so với tháng 7 do sức mua của Trung Quốc đang hồi phục khi các dự án thuộc kế hoạch kích thích kinh tế của Bắc Kinh hoàn thành và số lượng dự án mới giảm.

Giá lương thực cơ bản của thế giới trong tháng 7 năm 2021 đã tiếp tục giảm theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) Cụ thể, Chỉ số giá lương thực FAO (FFPI) đạt trung bình 123 điểm vào tháng 7/2021, giảm 1,6 điểm (1,3%) so với tháng 6, nhưng vẫn cao hơn 30 điểm so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó thương mại quốc tế toàn cầu đã chứng kiến sự đa dạng hóa của các đối tác và các hiệp định thương mại tự do (FTA) Các nước đã nỗ lực ký kết và thực hiện các FTA mới nhằm giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một số thị trường lớn, tạo ra nhiều lợi ích cho các bên tham gia Một số FTA tiêu biểu trong giai đoạn này là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu u (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA)… Các FTA này đã mở ra nhiều cơ hội cho các nước tham gia trong việc tiếp cận các thị trường mới, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực và toàn cầu.

2.2 Hạn chế, thách thức

Trong giai đoạn từ 2019 đến 2022, thương mại quốc tế đã phải đối mặt với một số hạn chế và thách thức Dưới đây là một số điểm quan trọng:

14

Trang 22

2.2.1 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Bắt đầu từ cuối tháng 3/2018, Mỹ đã thông báo đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, và chính thức thực thi điều này vào tháng 7 năm đó Trung Quốc cũng đã liên tiếp đáp trả bằng hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ Chỉ trong vòng 2 năm, Mỹ đã đánh thuế 25% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc, và Trung Quốc cũng đánh thuế 25% lên 110 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ Cán cân thương mại giữa hai quốc gia xoay chuyển và đã khiến cho tăng trưởng kinh tế chịu nhiều sức ép, đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại thế giới, cụ thể như sau:

- Giá trị hàng hóa và thuế quan: Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt thuế và biện pháp trừng phạt lẫn nhau trên hàng hóa và dịch vụ đầu vào và đầu ra Điều này đã làm tăng giá trị của nhiều sản phẩm và làm cho chúng trở nên đắt đỏ hơn, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn thế giới.

- Sự biến động trong chuỗi cung ứng: Cuộc chiến tranh thương mại đã thay đổi định hình của chuỗi cung ứng toàn cầu Các doanh nghiệp đã phải xem xét lại cách họ tổ chức và quản lý chuỗi cung ứng của mình để tránh các hàng rào thuế quan và rủi ro đối với thương mại quốc tế - Sự biến động trong thị trường: Cuộc chiến tranh thương mại đã tạo ra

sự bất ổn trong thị trường tài chính và thị trường chứng khoán Sự không chắc chắn về triển vọng thương mại đã làm giảm lòng tin của nhà đầu tư và có thể làm giảm đầu tư nước ngoài và hoạt động thương mại.

- Tác động lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Cuộc chiến tranh thương mại đã làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu Tăng trưởng xuất khẩu

15

Trang 23

và nhập khẩu đã bị hạn chế, và nền kinh tế thế giới đã phải đối mặt với sự không chắc chắn về triển vọng thương mại.

- Thách thức đối với quy tắc thương mại quốc tế: Cuộc chiến tranh thương mại đã đặt ra thách thức cho hệ thống quy tắc thương mại quốc tế Các cuộc đàm phán thương mại và sự hòa giải đã gặp khó khăn, và có sự bất đồng về việc áp dụng các quy tắc thương mại quốc tế.

- Tác động địa phương: Cuộc chiến tranh thương mại đã tác động đến các quốc gia và khu vực trong khu vực châu Á, đặc biệt là các quốc gia có mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc Điều này đã gây ra biến động trong tình hình thương mại địa phương và làm thay đổi mối quan hệ thương mại của họ.

Tóm lại, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã tạo ra một loạt tác động tiêu cực lên tình hình thương mại quốc tế, gây ra sự bất ổn và không chắc chắn trong hệ thống thương mại toàn cầu Điều này đã đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp và quốc gia trong việc quản lý và thích nghi với sự biến động trong thương mại quốc tế.

2.2.2 Đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 diễn ra khi quá trình toàn cầu hóa đang được thúc đẩy mạnh mẽ, khiến tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng và khó kiểm soát Ngày càng ít người tiêu dùng có đủ khả năng mua hàng hóa và dịch vụ sẵn có trên thị trường, gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, làm gián đoạn sản xuất và giảm nhu cầu Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến những hệ quả kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây ra là rất nặng nề Lĩnh vực du lịch và lữ hành thể hiện rõ nhất tình trạng của nền kinh tế toàn cầu Ngoài ra, những hạn chế về nguồn lao động có tác động đáng kể đến nguồn cung toàn cầu và những

16

Trang 24

hạn chế về khả năng di chuyển của các quốc gia khiến việc xuất nhập khẩu hàng hóa trở nên khó khăn.

Nhiều chính phủ đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để ứng phó với tình hình nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải những thách thức đáng kể trong giai đoạn vừa qua Điều chỉnh chi tiêu của chính phủ, can thiệp vào chính sách tài chính và tiền tệ, cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người dân, v.v., là những giải pháp chính được áp dụng Ngoài những thách thức kể trên, hìn chung, đại dịch COVID-19 vẫn có tác động tích cực về mặt kinh tế đối với một số doanh nghiệp, bao gồm thương mại điện tử, bán lẻ thực phẩm, công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe, đem đến những lợi thế tài chính nhất định để bù đắp cho những tổn thất.

2.2.3 Bất ổn chính trị và địa lý

Trong giai đoạn này, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới đối mặt với bất ổn chính trị và địa lý Các cuộc xung đột này có thể dẫn đến tăng giá thành và gián đoạn chuỗi cung ứng

- Xung đột và bất ổn khu vực: Các xung đột và bất ổn chính trị tại các khu vực như Trung Đông (ví dụ: xung đột tại Syria và Yemen), Ukraina (cuộc xung đột ở miền đông Ukraine), và Afghanistan đã tạo ra sự bất ổn và tăng nguy cơ đối với thương mại quốc tế Các cuộc xung đột này đã gây ra nguy cơ đình đốn các tuyến đường cung ứng quan trọng và làm tăng chi phí thương mại.

- Xung đột quốc gia và chiến tranh thương mại: Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã gây ra sự bất ổn trong thương mại toàn cầu và tạo ra một khí đà không chắc chắn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư Sự căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và EU cũng đã tạo ra sự bất ổn và tạo áp lực lên thị trường thương mại thế giới.

17

Trang 25

- Sự bất ổn chính trị và biến động trong quy tắc thương mại: Sự thay đổi trong chính trị và chính sách ở nhiều quốc gia đã tạo ra không chắc chắn về quy tắc thương mại Các quốc gia có thể thay đổi quy định và chính sách thương mại, tạo ra rủi ro và khả năng không chắc chắn cho các doanh nghiệp tham gia thị trường thương mại thế giới - Bất ổn khu vực và biến động địa lý: Thị trường thương mại thế giới

cũng phải đối mặt với bất ổn khu vực và biến động địa lý khác, như xung đột biển Đông (tranh chấp lãnh thổ biển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương), và sự bất ổn ở các khu vực biên giới (như biên giới Nga-Ukraina).

- Tăng cường về quyền lực và quốc gia có yếu tố địa lý: Các quốc gia có yếu tố địa lý, như Nga và Trung Quốc, đã tăng cường về quyền lực và có vai trò quan trọng hơn trong thương mại thế giới Sự gia tăng này có thể tạo ra sự thay đổi trong định hình thương mại và tạo ra áp lực lên các quốc gia khác.

Tất cả những thách thức này đã tạo ra sự không chắc chắn và đòi hỏi sự linh hoạt và quản lý thông minh từ phía doanh nghiệp và quốc gia tham gia thị trường thương mại thế giới.

2.2.4 Những thách thức khác

Thách thức về quản lý môi trường: Biến đổi khí hậu và căng thẳng về tài nguyên tự nhiên (như nguồn nước và năng lượng) đã tạo ra sự cạnh tranh và xung đột trong thương mại Việc các quốc gia ngày càng tăng cường sự quan tâm đối với vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu đã tạo ra thách thức cho thương mại quốc tế Các quốc gia đối mặt với thách thức về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn Các quy định về khí nhà kính, quyền riêng tư môi trường, và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đã ngày càng

18

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w