Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chúng em lựa chọn đề tài nghiên cứu“Tình trạng xuất khẩu lao động tại Việt Nam” nhằm thông qua việc đánh giánhững thành tựu và tồn tại hiện có của Việ
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ -
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Minh Phương Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 7
Lớp : QHKT-KTQT49.1_LT
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan tiểu luận “Tình hình xuất khẩu lao động
của Việt Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập do chúng em tự tìm hiểu tài
liệu và tổng hợp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên TS Nguyễn Thị Minh Phương Nội dung và các nghiên cứu có liên quan trích dẫn trong tiểu luận được chúng em tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy và được trình bày đầy
đủ trong danh mục Tài liệu tham khảo Các số liệu, kết quả trình bày trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực, ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác Nếu có bất cứ hành vi gian lận nào, nhóm em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2023
Xác nhận của nhóm trưởng
Tô Thị Mai Linh
MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC KÍ HIỆU HOẶC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH 2
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 4
1.1 Tổng quan thị trường lao động quốc tế 4
1.2 Tổng quan về tình hình lao động của Việt Nam 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 9
2.1 Tình hình XKLĐ của Việt Nam hiện nay 9
2.1.1 Số lượng lao động xuất khẩu 9
2.1.2 Đặc điểm của lao động xuất khẩu Việt Nam 12
2.1.3 Hình thức XKLĐ 12
2.1.4 XKLĐ theo ngành nghề 14
2.1.5 Địa bàn XKLĐ 15
2.2 Đánh giá tình hình XKLĐ của Việt Nam 16
2.2.1 Tác động tích cực của hoạt động XKLĐ 16
2.2.2 Tồn tại, hạn chế của hoạt động XKLĐ 22
CHƯƠNG 3: HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM ĐẨY MẠNH XKLĐ CỦA VIỆT NAM 24
3.1 Triển vọng XKLĐ của Việt Nam 24
3.1.1 Những thách thức trong hoạt động XKLĐ tại Việt Nam 24
3.1.2 Cơ hội cho thị trường XKLĐ Việt Nam 25
3.2 Một số kiến nghị, chính sách 27
3.2.1 Giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước 27
3.2.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp và cá nhân XKLĐ 29
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 4DANH MỤC KÍ HIỆU HOẶC CÁC TỪ VIẾT TẮTST
T Ký hiệu viết tắt
Tên đầy đủ
Innovation Bắt chước- Cải tiến- Sáng tạo
Organization Tổ chức lao động quốc tế
Trang 6có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn ở nước ngoài Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đãxuất hiện những trở ngại như: việc lừa đảo và môi giới trá hình, điều kiện sinhhoạt của NLĐ không đảm bảo kéo theo nhiều hệ lụy về gia đình, xã hội… Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chúng em lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Tình trạng xuất khẩu lao động tại Việt Nam” nhằm thông qua việc đánh giá
những thành tựu và tồn tại hiện có của Việt Nam, kết hợp với nghiên cứu kinhnghiệm từ các nước trên thế giới để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để đềxuất các giải pháp thúc đẩy phát triển XKLĐ tại Việt Nam
Nội dung bài tiểu luận có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về XKLĐ
Chương II: Thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam
Chương III: Hàm ý chính sách cho Việt Nam
3
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1 Tổng quan thị trường lao động quốc tế
Thị trường lao động quốc tế từ 2019 - 2023 đã trải qua nhiều biến động, đặcbiệt là do tác động của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-
19 đang bị cản trở bởi lạm phát gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng,…
Tình hình thị trường lao động quốc tế trong năm 2019
Năm 2019 được cho là cột mốc đánh dấu đại dịch COVID -19, trước đó thịtrường lao động quốc tế đang trên đà phát triển Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu đãgiảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, chỉ còn 3,5% trong năm 2019 Số người
có việc làm trên toàn thế giới cũng đã tăng lên, đạt mức kỷ lục 3,6 tỷ người Thịtrường tiếp nhận lao động nhập cư trên toàn cầu trong thời gian này cũng đangphát triển mạnh mẽ Năm 2019, tổng số lao động di cư trên thế giới đạt 272 triệungười Nhu cầu lao động nhập cư tăng cao ở các nước phát triển và thu nhậptrung bình, đặc biệt là trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, côngnghệ, và sản xuất
Các nước tiếp nhận lao động nhập cư lớn nhất trên thế giới bao gồm Hoa
Kỳ, Đức, Vương quốc Anh, Pháp, và Canada Các quốc gia này đã đưa ra nhiềuchính sách thu hút lao động nhập cư, bao gồm các chương trình cấp thị thực laođộng, chương trình đào tạo và tái định cư, và các chương trình hỗ trợ hòa nhập
xã hội
Tình hình thị trường lao động quốc tế từ năm 2020-2022
Trong khoảng thời gian từ 2020-2022 là thời gian diễn biến căng thẳng củađại dịch đã gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường lao động quốc tế Tỷ lệthất nghiệp toàn cầu tăng cao Nó cũng đã gây ra những tác động tiêu cực đến thịtrường tiếp nhận lao động nhập cư trên toàn cầu Nhu cầu lao động nhập cư giảm
Trang 8du lịch, vận tải, và giải trí Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19,tổng số lao động di cư trên thế giới đã giảm xuống còn 265 triệu người, giảm2,4% so với năm 2019 Năm 2021, tình hình XKLĐ của các nước trên thế giới
đã có sự phục hồi, với tổng số lao động di cư đạt 270 triệu người, tăng 1,8% sovới năm 2020
Trong thời gian này, các nước cũng thắt chặt các quy định về nhập cư và laođộng hợp pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Điều này đã khiến choviệc tiếp nhận lao động nhập cư trở nên khó khăn hơn
Tình hình thị trường lao động quốc tế từ 2022 đến nay
Sau hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, thị trường lao độngquốc tế đang dần phục hồi Tính đến tháng 10/2023, tình hình thị trường laođộng quốc tế đang có những chuyển biến tích cực Sau ảnh hưởng, các nền kinh
tế phục hồi và nhu cầu lao động tăng lên dẫn đến thị trường tiếp nhận lao độngnhập cư trên toàn cầu cũng dần phục hồi, nhu cầu lao động nhập cư tăng lên ởmột số quốc gia, đặc biệt là trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, côngnghệ, và sản xuất Các nước cũng đang nới lỏng các quy định về nhập cư và laođộng hợp pháp để thu hút lao động nhập cư
Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp toàncầu đã giảm xuống còn 5,2% trong quý 2 năm 2023, thấp hơn so với mức 5,9%trong quý 2 năm 2022 Số người có việc làm trên toàn thế giới cũng đã tăng lên3,8 tỷ người, cao hơn mức 3,7 tỷ người trong quý 2 năm 2022 Lượng người di
cư lao động toàn cầu đã giảm trong năm 2020 và 2021 do tác động của đại dịchCOVID-19 Tuy nhiên, số lượng này cũng đã bắt đầu phục hồi trong năm 2022
và dự kiến sẽ tiếp tục tăng
Thị trường tiếp nhận lao động nhập cư trên toàn cầu đang ngày càng pháttriển, với sự gia tăng của nhu cầu lao động ở các nước phát triển và thu nhập
5
Trang 9trung bình Theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), hiện có khoảng
272 triệu NLĐ nhập cư trên toàn thế giới, chiếm khoảng 3,5% lực lượng laođộng toàn cầu
Trong thời gian tiếp theo thị trường tiếp nhận lao động nhập cư trên toàncầu sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới Nhu cầu lao động nhập cư sẽ tiếp tụctăng lên ở các nước phát triển và thu nhập trung bình, đặc biệt là trong các lĩnhvực bị ảnh hưởng bởi quá trình tự động hóa và trí tuệ nhân tạo
1.2 Tổng quan về tình hình lao động của Việt Nam
1.2.1 Tổng quan thị trường XKLĐ ở Việt Nam
Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách cải cách kinh tế vào cuối những năm
1980 và đầu những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và tích cực thamgia vào quá trình toàn cầu hóa Điều này đã mở ra cơ hội cho NLĐ trong nước đilàm việc ở nước ngoài và tăng mức thu nhập Đánh giá về hoạt động đưa NLĐ đilàm việc ở nước ngoài thời gian qua mới đây, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, một sốthị trường XKLĐ chính của Việt Nam tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng nhiều laođộng là сáс quốc gia Đông Bắc Á như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc ViệtNam cũng đã mở rộng thị trường XKLĐ sang các nước khác các quốc gia TrungĐông và Châu Âu
Trong những năm trở lại đây, XKLĐ ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh
mẽ và được chú trọng, dần đáp ứng được nhu cầu về lao động trên nhiều quốcgia Hàng triệu NLĐ Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnhvực xây dựng, sản xuất, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ Chất lượng lao động xuấtkhẩu cũng dần được cải thiện qua nhiều năm Cho đến nay, Nhật Bản đã và đang
là thị trường tiềm năng nhất đối với lao động Việt Nam bởi mức lương tương đối
Trang 10khá và là thị trường phát triển khoa học – kỹ thuật và công nghệ cùng kỹ nănglao động cao.1
Thanh Hóa, Nghệ An là một trong những địa bàn dẫn đầu cả nước tronglượng lao động xuất khẩu sang nước ngoài Đặc biệt trong năm 2021, tỉnh Nghệ
An đã giải quyết việc làm cho 40.294 người, đạt 104.66% kế hoạch đề ra trongthời kì nền kinh tế bị khủng hoảng do COVID-19.2
1.2.2 Thành tựu trong các năm qua
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết năm
2019, Việt Nam có 147.387 lao động đi làm việc ở nước ngoài (đạt 122,8% kếhoạch) Như vậy năm 2019 là năm thứ 6 liên tiếp NLĐ Việt Nam xuất khẩu đạttrên mức 100.000 người 3
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng vào đầu năm 2020, nềnkinh tế và đặc biệt là lĩnh vực XKLĐ cũng bị ảnh hưởng nặng nề một thời gian
dài Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưZng Cục Quản lý lao đô \ng ngoài nước
cho biết, trong năm 2020, hoạt đô „ng đưa NLĐ đi làm viê „c ở nước ngoài là mô „ttrong lĩnh vực bị ảnh hưởng nă „ng nề nhất do đại dịch COVID-19, sau ngànhhàng không và khách sạn, du lịch.4
Cụ thể, theo số liệu thống kê từ Bộ LĐ-TB&XH, tổng số lao động ViệtNam làm việc tại nước ngoài trong tháng 11/2020 là 7.007 lao động, tươngđương 47,43% so với cùng kì năm 2019 Điều này cho thấy sự ảnh hưởng rõràng của đại dịch COVID-19 tới hoạt động XKLĐ nước ngoài; Hiệp hội XKLĐ
1 Nhật Dương (2019) Hơn 100.000 người đi xuất khẩu lao động trong 9 tháng Báo VnEconomy
Truy xuất từ: https://vneconomy.vn/hon-100000-nguoi-di-xuat-khau-lao-dong-trong-9-thang.htm
2 Hải Việt (2022) Nghệ An dẫn đầu cả nước về xuất khẩu lao động Báo Công an nhân dân Truy xuất
từ: https://cand.com.vn/Thi-truong/nghe-an-dan-dau-ca-nuoc-ve-xuat-khau-lao-dong-i647619/
3 T.Hằng (2020) Gần 150.000 người Việt Nam làm việc Z nước ngoài năm 2019. Báo Thanh niên Truy xuất từ: https://thanhnien.vn/gan-150000-nguoi-viet-nam-lam-viec-o-nuoc-ngoai-nam-2019- 185914303.htm
4 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2021) Năm 2021: _n định và phát triển thị trường lao đô \ng ngoài nước.
7
Trang 11Việt Nam cũng dự báo hoạt động này vẫn sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong thờigian tới và sau khi hết dịch, ngoài ra còn phụ thuộc vào chủ trương của chínhphủ Việt Nam và các nước đối với lao động
Sau khi các thị trường đã hồi phục và hoạt động trở lại, lượng lao động ViệtNam xuất khẩu đã tăng lên một cách rõ rệt Tính riêng 2 tháng đầu năm 2022, đã
có khoảng 28.500 lao động ra nước ngoài làm việc, tăng 20 lần so với cùng kỳnăm ngoái và hoàn thành 25,8% mục tiêu của năm 2023 Đây được coi là tínhiệu đáng mừng của lĩnh vực XKLĐ khi có thể tạo việc làm cho công dân vượtqua những khó khăn mà đại dịch đã để lại Đặc biệt, theo Bộ LĐ-TB&XH, năm
2022 cả nước có hơn 142.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, bằng 316,87 %
so với số lượng lao động xuất cảnh của năm 2021
Tín hiệu khả quan của năm 2022 đã hứa hẹn một năm 2023 đạt được nhiềukết quả tốt hơn của lĩnh vực này Nhiều chuyên gia lao động dự đoán sẽ có nhiềukhởi sắc và mong rằng có thể mở rộng thị trường lao động từ những nước truyềnthống sang các nước châu Âu với nhiều cơ hội việc làm mới hơn như Đức,Canada, Đan Mạch Bên cạnh đó khuyến khích các doanh nghiệp đưa NLĐ đilàm việc tại các cơ sở dạy nghề để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm nhằm nâng caochất lượng lao động
Trang 12CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG CỦA VIỆT NAM2.1 Tình hình XKLĐ của Việt Nam hiện nay
2.1.1 Số lượng lao động xuất khẩu
Số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trong những nămgần đây và năm 2019 là năm thứ sáu liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làmviệc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm
Theo số liệu thống kê của Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố, tổng số lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2019 là 147.387 lao động (trong
đó có 49.324 lao động nữ) đạt 122,8% kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làmviệc ở nước ngoài theo hợp đồng (năm 2019 là 120.000 lao động), bằng 103,2%
so với cả năm 2018 Năm 2019 là năm thứ sáu liên tiếp số lượng lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm và là năm thứ tưliên tiếp vượt mức 120.000 lao động/năm (năm 2014: 106.840 lao động, năm2015: 115.980 lao động, năm 2016: 126.289 lao động, năm 2017: 134.751 laođộng và năm 2018: 142.860 lao động)
Hình 1 Biểu đồ thể hiện số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 năm
9
Trang 13Hình 2 Biểu đồ thể hiện số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong
năm 2019 (Đơn vị: người)
Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, năm 2020, Bộ LĐ-TB&XH đã điềuchỉnh chỉ tiêu đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ130.000 xuống 70.000 người, giảm gần 50% do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịchCOVID-19.Thế nhưng, việc thực hiện chỉ tiêu này cũng sẽ vẫn gặp nhiều khókhăn và có thể khó đạt được Cụ thể:
Theo số liệu mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH, trong 11 tháng năm 2019, tổng
số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 54.307 lao động, chỉ đạt77,6% kế hoạch đã điều chỉnh năm 2020 và chỉ bằng 40,9% so với cùng kỳ nămngoái Trong 11 tháng năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nướcngoài là 132.802 lao động
Trang 14Hình 3 Biểu đồ thể hiện số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 11 tháng
năm 2020 (Đơn vị: người)
Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng đến việc đưa lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài Chỉ riêng trong tháng 11 có 7.007 lao động
đi làm việc ở nước ngoài, bằng 47,43% so với cùng kỳ năm ngoái Các thịtrường tiếp nhận lao động Việt Nam bao gồm: Nhật Bản với 3.562 lao động, ĐàiLoan với 3.027 lao động, Trung Quốc với 142 lao động, Singapore với 93 laođộng, Romania với 71 lao động, Hàn Quốc với 45 lao động nam, Ba Lan với 31lao động và các thị trường khác
Theo báo cáo tổng kết của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2021,hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn tiếp tục gặp nhiềukhó khăn, thách thức do dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở 230 quốc gia và vùnglãnh thổ, ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các khu vực
11
Trang 15Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là142.779 người, đạt 158,64% kế hoạch Đây là con số tăng cao nhất trong 3 nămtrở lại đây Ngày 6/1/2022, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hoạt động đưa NLĐ ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2022 đã dần phục hồi,đặc biệt trong 6 tháng cuối năm, tập trung chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản,Hàn Quốc, Đài Loan,…
Trong năm 2022, mục tiêu Bộ LĐ-TB&XH đề ra là đưa 90.000 lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Tuy nhiên, tính đến hết năm,tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.779 người, đạt158,64% kế hoạch Đây cũng là con số tăng trưởng cao nhất trong 3 năm trở lạiđây Trước đó, do ảnh hưởng nặng nề của COVID-19, con số này năm 2020 đãgiảm xuống còn hơn 78.000 người và năm 2021 là hơn 45.000 người
2.1.2 Đặc điểm của lao động xuất khẩu Việt Nam
Thứ nhất, các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động ViệtNam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh - liên kết giữaViệt Nam và nước ngoài
Thứ hai, yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệpXKLĐ Việt Nam đặt ra
Thứ ba, XKLĐ là hoạt động kinh tế đem lại lợi ích cho cả hai bên tham gia(bên cung và bên cầu)
Thứ tư, NLĐ phải chịu đựng xa nhà, xa gia đình và môi trường mới
Trang 16thác hợp đồng cung ứng lao động, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chứctuyển chọn NLĐ, đưa và quản lý NLĐ ở ngoài nước Đây là hình thức phổ biếnnhất, được nhiều NLĐ lựa chọn nhất khi đi làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Luật quy định tổ chức sự nghiệp tham gia hoạt động đưa NLĐ
đi làm việc ở nước ngoài là để thực hiện các thoả thuận hoặc điều ước quốc tế kýkết với phía nước tiếp nhận lao động về việc đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài Các tổ chức sự nghiệp là tổ chức công, thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và được thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ giao nhiệm vụ Hiện tại, chỉ có duy nhất Trung tâm Lao độngngoài nước (Colab) là tổ chức sự nghiệp được giao nhiệm vụ thực hiện việctuyển chọn và đưa NLĐ đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình EPS
Thứ hai là thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư
ở nước ngoài
Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam, trúng thầu ở nước ngoài,đưa NLĐ của doanh nghiệp mình đi làm việc ở các công trình trúng thầu ở nướcngoài hoặc là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đưa NLĐViệt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân nàyđầu tư thành lập ở nước ngoài
NLĐ đi theo hình thức này phải là NLĐ đã có hợp đồng lao động với doanhnghiệp và chỉ đi làm việc tại các công trình trúng thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinhdoanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài
Thứ ba là thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
Đây là hình thức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài mới được đưa vào điềuchỉnh trong Luật Hình thức này xuất hiện tượng đối nhiều trong những năm quatại các doanh nghiệp, nhất là ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
13
Trang 17Điều kiện để đi làm việc theo hình thức này ngoài những điều kiện cơ bản
đã nêu ở trên thì NLĐ phải là người đã có hợp đồng lao động ký với doanhnghiệp đưa đi và ngành, nghề NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nàyphải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ tư là NLĐ tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân
Đây là hình thức mà NLĐ ký Hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng, khôngthông qua bên trung gian môi giới Sau đó, NLĐ trực tiếp đến Sở LĐ-TB&XHnơi thường trú hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước để đăng ký hợp đồng cánhân và khi làm việc ở nước ngoài thì đăng ký công dân với Cơ quan đại diệnngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại
2.1.4 XKLĐ theo ngành nghề
Các ngành nghề mà lao động Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hiện nay là:
Một là ngành nông nghiệp Các đơn hàng nông nghiệp luôn nhận được sựquan tâm sâu sắc của lao động Việt Nam, đặc biệt là những lao động có kinhnghiệm làm nông nghiệp
Hai là ngành ngư nghiệp Trong ngành này, có hai nghề chính là đi biểnđánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy hải sản cũng được NLĐđặc biệt chú
Ba là ngành xây dựng Xây dựng là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn
nhất tại Nhật Bản, hàng tháng Nhật Bản đều tiếp nhận 10-15 đơn hàng xây dựng
ở các ngành nghề như dựng giàn giáo, hoàn thiện nội thất, mộc xây dựng vớimức lương lên tới 160.000 yên (32 triệu đồng)
Bốn là ngành chế biến thực phẩm Ngành chế biến thực phẩm được nhiều
lao động trong độ tuổi 18-30 lựa chọn bới tính chất công việc nhẹ nhàng, khôngyêu cầu kinh nghiệm, làm trong công xưởng, việc làm thêm ổn định
Trang 18Năm là ngành dệt may Ngành dệt may được xem là ngành nghề hấp dẫn
đối với lao động có tay nghề may, đây là cơ hội để NLĐ có được một công việc
ổn định với mức thu nhập cao, mà còn là cơ hội để NLĐ nâng cao tay nghề bảnthân
Sáu là ngành cơ khí, kim loại Đối với các đất nước có nền kinh tế phát
triển hàng đầu thế giới thì ngành cơ khí là một ngành thiết yếu, chính vì vậy nhucầu tuyển dụng lao động ngành này tại Nhật luôn rất lớn Ngành cơ khí và kimloại gồm 15 nghề, 27 công việc
2.1.5 Địa bàn XKLĐ
Theo thống kê, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ngàycàng gia tăng Phần lớn, NLĐ Việt Nam đi sang các thị trường truyền thống nhưHàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Ma Cao và một số quốc gia TrungĐông chiếm tới 95%; số còn lại sang lao động tại một số nước Châu Âu vàChâu Mỹ Cụ thể:
Trong năm 2019, Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu thị trường tiếp nhận lao độngvới 80.002 lao động, tiếp theo là Đài Loan với 54.480 lao động, Hàn Quốc với7.215 lao động, Romania với 1.400 lao động, Saudi Arabia với 1.357 lao động,Malaysia với 454 lao động, Macau với 367 lao động, Algeria với 359 lao độngnam và các thị trường khác
Trong 11 tháng năm 2020, Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao độngViệt Nam nhất với 27.325 lao động, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) 23.403lao động, Hàn Quốc 1.077 lao động, Romania 481 lao động, Trung Quốc: 464lao động, Singapore 341 lao động, Uzbekistan 227 lao động và các thị trườngkhác
Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 là45.058 lao động (15.177 nữ), đạt 50,06% kế hoạch được giao năm 2021 (90.000
15
Trang 19lao động), bằng 57,29% so với số lượng lao động xuất cảnh của năm 2020(78.641 lao động) Trong đó, thị trường Đài Loan có 19.531 lao động (6.487 nữ);Nhật Bản có 19.510 lao động (8.335 nữ); Hàn Quốc có 1.036 lao động (6 nữ);Trung Quốc có 1.820 lao động; Romania có 795 lao động (131 nữ); Singapore có
713 lao động nam; Hungary có 465 lao động (114 nữ); Serbia: 304 lao độngnam…
Nhật Bản vẫn là thị trường tiếp nhận lao động thu hút nhiều lao động ViệtNam nhất năm 2022 với 67.295 người, tiếp đó là các thị trường Đài Loan (TrungQuốc) với 58.598 lao động, Hàn Quốc 9.968 lao động, Singapore 1.822 laođộng, Trung Quốc 910 lao động, Romania 721 lao động, Hungary 775 lao động,Nga 467 lao động, Ba Lan 494 lao động và các thị trường khác
2.2 Đánh giá tình hình XKLĐ của Việt Nam
XKLĐ hay còn gọi là di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việcđược hiểu đó là việc những NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợpđồng lao động, cung ứng dịch vụ hoặc hiện diện nhân thể và không nhằm mụctiêu định định cư Với nội hàm đó, việc di chuyển lao động ra nước ngoài làmviệc tác động hai chiều đến sự phát triển của Việt Nam
2.2.1 Tác động tích cực của hoạt động XKLĐ
a Đối với NLĐ Việt Nam
Thứ nhất, XKLĐ ra làm việc ở nước ngoài góp phần trực tiếp nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực
Đặc điểm của lao động là sáng tạo NLĐ với vốn kiến thức học vấn vàngoại ngữ cơ bản, nếu được làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, kỹthuật và công nghệ tiên tiến, thì trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp ngàycàng được nâng cao Dưới tác động của kỹ thuật, quá trình lao động, đồng thờicũng chính là quá trình NLĐ tự đào tạo Sau một thời gian làm việc ở nước