Trong những năm qua dưới sự tác động trong việc phân công lao động quốc tế, sự phát triển của công nghệ, thương mại quốc tế đã đem lại nhiều lợi ích lớn cho mọi quốc gia.. Song bên cạnh
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và khai thác những vấn đề, yếu tố cơ bản, quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế tại Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Để đạt được những thông tin của đề tài cần sử dụng phương pháp thu thập thông tin, số liệu từ các nguồn: sách, báo, Internet…
Phương pháp phân tích số liệu: Tổng hợp các phương pháp mô tả, trình bày số liệu, đánh giá, so sánh và tổng hợp.
Cấu trúc đề tài
Phần mở đầu: Nêu khái quát đề tài báo cáo
Chương I: Tình hình thương mại quốc tế tại Việt Nam năm 2022
Chương II: Đánh giá chung tình hình thương mại quốc tế tại Việt Nam năm 2022 Chương III: Triển vọng và hàm ý chính sách cho thương mại quốc tế tại Việt Nam
CHƯƠNG : TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠ1 I QUỐC TẾ TẠI VIỆT
1.1 Tình hình thương mại quốc tế tại Việt Nam năm 2022
1.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Tăng trưởng GDP cả năm 2022 ước đạt 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011 2022 Trong bức tranh chung có nhiều điểm sáng, - một trong số đó là hoạt động xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục vượt mốc 700 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4% Trong năm 2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%)
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5% Trong năm 2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có
06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%)
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD Trong năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 60,9 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 38,3 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ ASEAN 13,6 tỷ USD, tăng 10,6% 1
1 “Nỗ lực phục hồi, xuất, nhập khẩu năm 2022 lập kỷ lục mới” – Tổng cục thống kê, (2023)
4 Đây là sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, thành tích của hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2022 là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế nước ta vững bước vào năm 2023
Năm 2022 dù còn gặp nhiều khó khăn sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 và tình hình bất ổn trên thế giới, thành tích xuất siêu vẫn tiếp tục được giữ vững Cán cân thương mại Việt Nam thặng dư năm thứ 7 liên tiếp, với giá trị gần 11 tỷ USD, góp phần ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối Tuy nhiên, cán cân thương mại dịch vụ vẫn ở mức thâm hụt khoảng hơn 3 tỷ USD, nên nếu tính cả cán cân thương mại dịch vụ thì tổng thặng dư là quá cao Điều này có nghĩa là trong những năm tới, Việt Nam cần quan tâm và có những chính sách để giảm thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ
1.1.2 Tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam năm 2022
Kết thúc năm 2021, thặng dư thương mại giảm mạnh chỉ còn 3,32 tỷ USD Trong
11 tháng từ đầu năm 2022, với sự gia tăng quy mô xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại đã tăng cao trở lại đạt 10,68 tỷ USD
Trong khi thứ hạng của nhiều nước ASEAN trong những năm qua không tăng nhưng thứ hạng của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc Theo xếp hạng của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu
1.1.3 Cơ cấu xuất nhập khẩu
Biểu đồ 1: 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022 và so với năm 2021 Nguồn: Tổng cục Hải quan Những năm gần đây Việt Nam đã rất tiến bộ, kim ngạch xuất khẩu có những cải thiện rõ rệt, các mặt hàng xuất khẩu tương đối nhiều và điều đặc biệt nước ta đã xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng công nghệ Trong năm vừa qua xuất khẩu linh kiện điện tử, máy vi tính dẫn đầu ở Việt Nam Nhờ vào FDI tăng mạnh, cùng với đó nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn Nhưng nhìn chung xuất khẩu mặt hàng này còn phụ thuộc nhiều vào FDI và Việt Nam chủ yêu tham gia vào khâu trung gian lắp ráp, chưa xuất khẩu nhiều những bộ phận quan trọng.Ngành dệt may, giày dép, vốn cần nhiều lao động là một thế mạnh của Việt Nam cũng có xu hướng khởi sắc mạnh Trong những tháng đã qua của năm 2022, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp may mặc, giày dép Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh Nhóm hàng giày dép đạt 20 tỷ USD, tăng mạnh 40,9% 2
2 (4/11/2022), “Vượt qua khó khăn trong quá trình phục hồi kinh tế, xuất nhập khẩu Việt Nam tự tin hướng tới mốc 700 tỷ USD cả năm 2022” - Tổng cục thống kê
Với lợi thế về số lượng doanh nghiệp nội địa được thành lập và hoạt động ở Việt Nam về sản xuất các sản phẩm gỗ, cùng với diện tích rừng lớn có nhiều cây thân gỗ lâu năm đã giúp Việt Nam là một trong số những nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới Các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam cũng đã nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng trong năm 2022
Theo công bố của Bộ Công Thương trong năm 2022, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản thực sự là một điểm nhấn khi giá trị xuất siêu chiếm tới 2/3 tổng giá trị xuất siêu của cả nước Giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt trên 53 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay Lần đầu tiên sau hơn 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu, thủy sản chính thức gia nhập "câu lạc bộ" xuất khẩu trên 10 tỷ USD Hầu hết xuất khẩu sang các 3 thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đều tăng trưởng hai con số trở lên Với nguồn lao động chăm chỉ dồi dào cùng điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển dài, Việt Nam đang ngày càng chú trọng về chất lượng của sản phẩm trong tương lai, xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản sẽ có tiềm năng là một trong những nước đứng đầu thế giới và chinh phục được những thị trường khó tính
3 (4/1/2023), “Dấu ấn xuất khẩu của Việt Nam năm 2022” - Báo Điện tử
Biểu đồ 2: 10 nhóm hàng có giá trị nhập khẩu cao nhất trong năm 2022 so với năm
2021 Nguồn: Tổng cục Hải quan Tính cả năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2021 Trong đó, tăng mạnh nhất là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,33 tỷ USD, tương ứng tăng 8,4% 4
Trung Quốc vẫn là thị trường cung ứng nhiều nhất, tiếp đến là Hàn Quốc và Đài Loan Do năng lực sản xuất của nguồn lực lao động còn thấp và nguồn vốn còn hạn hẹp nên nhập khẩu mặt hàng này còn khá cao
Năm 2022, xuất khẩu dệt may giày dép chứng kiến sự khởi sắc nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ ngành (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) tăng cao Tính chung trong năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm h ng nà ày đạt 27,96 tỷ USD, tăng 6%, tương ứng tăng 1,58 tỷ USD so với năm
2021.Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam trong năm 2022
4 (18/1/2023), “Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam tháng 12 và 12 tháng 2022” – Hải Quan Việt Nam
Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2022 là 173.467 chiếc, tăng 8.5% so với năm trước 5
TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM NĂM 2022
Tình hình thương mại quốc tế tại Việt Nam năm 2022
1.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Tăng trưởng GDP cả năm 2022 ước đạt 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011 2022 Trong bức tranh chung có nhiều điểm sáng, - một trong số đó là hoạt động xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục vượt mốc 700 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4% Trong năm 2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%)
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5% Trong năm 2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có
06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%)
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD Trong năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 60,9 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 38,3 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ ASEAN 13,6 tỷ USD, tăng 10,6% 1
1 “Nỗ lực phục hồi, xuất, nhập khẩu năm 2022 lập kỷ lục mới” – Tổng cục thống kê, (2023)
4 Đây là sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, thành tích của hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2022 là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế nước ta vững bước vào năm 2023
Năm 2022 dù còn gặp nhiều khó khăn sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 và tình hình bất ổn trên thế giới, thành tích xuất siêu vẫn tiếp tục được giữ vững Cán cân thương mại Việt Nam thặng dư năm thứ 7 liên tiếp, với giá trị gần 11 tỷ USD, góp phần ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối Tuy nhiên, cán cân thương mại dịch vụ vẫn ở mức thâm hụt khoảng hơn 3 tỷ USD, nên nếu tính cả cán cân thương mại dịch vụ thì tổng thặng dư là quá cao Điều này có nghĩa là trong những năm tới, Việt Nam cần quan tâm và có những chính sách để giảm thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ
1.1.2 Tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam năm 2022
Kết thúc năm 2021, thặng dư thương mại giảm mạnh chỉ còn 3,32 tỷ USD Trong
11 tháng từ đầu năm 2022, với sự gia tăng quy mô xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại đã tăng cao trở lại đạt 10,68 tỷ USD
Trong khi thứ hạng của nhiều nước ASEAN trong những năm qua không tăng nhưng thứ hạng của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc Theo xếp hạng của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu
1.1.3 Cơ cấu xuất nhập khẩu
Biểu đồ 1: 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022 và so với năm 2021 Nguồn: Tổng cục Hải quan Những năm gần đây Việt Nam đã rất tiến bộ, kim ngạch xuất khẩu có những cải thiện rõ rệt, các mặt hàng xuất khẩu tương đối nhiều và điều đặc biệt nước ta đã xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng công nghệ Trong năm vừa qua xuất khẩu linh kiện điện tử, máy vi tính dẫn đầu ở Việt Nam Nhờ vào FDI tăng mạnh, cùng với đó nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn Nhưng nhìn chung xuất khẩu mặt hàng này còn phụ thuộc nhiều vào FDI và Việt Nam chủ yêu tham gia vào khâu trung gian lắp ráp, chưa xuất khẩu nhiều những bộ phận quan trọng.Ngành dệt may, giày dép, vốn cần nhiều lao động là một thế mạnh của Việt Nam cũng có xu hướng khởi sắc mạnh Trong những tháng đã qua của năm 2022, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp may mặc, giày dép Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh Nhóm hàng giày dép đạt 20 tỷ USD, tăng mạnh 40,9% 2
2 (4/11/2022), “Vượt qua khó khăn trong quá trình phục hồi kinh tế, xuất nhập khẩu Việt Nam tự tin hướng tới mốc 700 tỷ USD cả năm 2022” - Tổng cục thống kê
Với lợi thế về số lượng doanh nghiệp nội địa được thành lập và hoạt động ở Việt Nam về sản xuất các sản phẩm gỗ, cùng với diện tích rừng lớn có nhiều cây thân gỗ lâu năm đã giúp Việt Nam là một trong số những nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới Các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam cũng đã nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng trong năm 2022
Theo công bố của Bộ Công Thương trong năm 2022, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản thực sự là một điểm nhấn khi giá trị xuất siêu chiếm tới 2/3 tổng giá trị xuất siêu của cả nước Giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt trên 53 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay Lần đầu tiên sau hơn 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu, thủy sản chính thức gia nhập "câu lạc bộ" xuất khẩu trên 10 tỷ USD Hầu hết xuất khẩu sang các 3 thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đều tăng trưởng hai con số trở lên Với nguồn lao động chăm chỉ dồi dào cùng điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển dài, Việt Nam đang ngày càng chú trọng về chất lượng của sản phẩm trong tương lai, xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản sẽ có tiềm năng là một trong những nước đứng đầu thế giới và chinh phục được những thị trường khó tính
3 (4/1/2023), “Dấu ấn xuất khẩu của Việt Nam năm 2022” - Báo Điện tử
Biểu đồ 2: 10 nhóm hàng có giá trị nhập khẩu cao nhất trong năm 2022 so với năm
2021 Nguồn: Tổng cục Hải quan Tính cả năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2021 Trong đó, tăng mạnh nhất là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,33 tỷ USD, tương ứng tăng 8,4% 4
Trung Quốc vẫn là thị trường cung ứng nhiều nhất, tiếp đến là Hàn Quốc và Đài Loan Do năng lực sản xuất của nguồn lực lao động còn thấp và nguồn vốn còn hạn hẹp nên nhập khẩu mặt hàng này còn khá cao
Năm 2022, xuất khẩu dệt may giày dép chứng kiến sự khởi sắc nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ ngành (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) tăng cao Tính chung trong năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm h ng nà ày đạt 27,96 tỷ USD, tăng 6%, tương ứng tăng 1,58 tỷ USD so với năm
2021.Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam trong năm 2022
4 (18/1/2023), “Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam tháng 12 và 12 tháng 2022” – Hải Quan Việt Nam
Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2022 là 173.467 chiếc, tăng 8.5% so với năm trước 5
Lượng nhập khẩu xăng dầu trong năm 2022 là là 8,87 triệu tấn với trị giá đạt 8,97 tỷ USD, tăng mạnh 27,7% Nguồn nhập khẩu chủ yếu đến từ Hàn Quốc và Xin-ga-po
Một số đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam năm 2022
Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa từ 5 thị trường lẻ lớn nhất và các thị trường khác năm 2022 (Đơn vị: phần trăm (%)) Nguồn tài liệu: Tổng cục
Thống kê và Tổng cục Hải quan Năm 2022, nhóm 5 đối tác thương mại lớn của nước ta bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã chiếm tới hơn 60% tổng giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam Trong đó, hoạt động thương mại giữa Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc
5 (18/1/2023), “Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam tháng 12 và 12 tháng 2022” – Hải Quan Việt Nam
– ba đối tác thương mại lớn nhất, đã tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua, góp phần tạo lực thúc đẩy để Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục mới trên 700 tỷ USD tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2022
1.2.1 Hợp tác thương mại Việt Nam – Mỹ năm 2022
Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 2 đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thương mại Việt – Mỹ chiếm 1/3 GDP Việt Nam Năm 2022 đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ
Mỹ xếp thứ 11/141 nền kinh tế có đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,4 tỷ USD với tổng số dự án là 1.206 dự án 6
Hầu hết các Tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ đều đã có mặt tại Việt Nam như Exxon Mobil, Murphy Oil, Chevron, Boeing, Ford, Intel, Wal-Mart, Nike, Amazon và P&G… 1.2.1.2 Xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương năm 2022 đạt xấp xỉ 123,86 tỷ USD, tăng 11% so với 2021 7
6 “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 tháng năm 2022” – Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư
7 Vũ Khuê, “Thặng dư thương mại giữa Việt Nam với khu vực châu Mỹ lần đầu tiên vượt mốc trên 100 tỷ USD” - Việt Nam Economy, (2023)
Biểu đồ 4: Xuất khẩu, nhập khẩu, xuất siêu Việt Nam sang Mỹ năm 2021 – 2022 (Đơn vị: Tỷ USD) Nguồn tài liệu: Tổng cục thống kê và Tổng cục Hải quan Tính đến hết tháng 12/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đạt
109, 39 USDtỷ , chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu 8 Đây là con số kỷ lục đạt được sau 26 năm bình thường hóa quan hệ với Mỹ Việt Nam xuất khẩu nhiều nhóm hàng chủ lực với 11 nhóm ngành đạt 11 tỷ USD trở lên
Tuy nhiên, Mỹ cũng là thị trường duy nhất trong 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất ghi nhận tăng trưởng âm do một số mặt hàng nhập khẩu chính giảm Hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ về thị trường Việt Nam trong năm 2022 chỉ đạt 14,47 tỷ USD, giảm 5,2% 9 Hàng hóa đa dạng, phong phú, trong đó hai nhóm hàng đạt kim ngành từ 1 tỷ USD trở lên gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; bông
1.2.1.3 Điều tra phòng vệ thương mại
Tuy nhiên đến nay, Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, gây thiệt thòi rất lớn cho Việt Nam trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại
Mỹ cũng là thị trường khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam Năm 2022, Mỹ khởi xướng điều tra phòng vệ
11 thương mại tổng cộng hơn 52 vụ , chủ yếu là điều tra chống bán phá giá và chống lẩn 10 tránh thuế, chống trợ cấp thông qua gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp Điều này cho thấy Mỹ đang tăng cường quản lý các mặt hàng đã bị áp thuế phòng vệ thương mại để đảm bảo hiệu quả thực thi của các biện pháp đã áp dụng Để xuất khẩu hàng hóa ổn định, bền vững sang Mỹ, cần theo dõi và tuân thủ các khuyến cáo, cảnh báo sớm của cơ quan chức năng Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại) về phòng vệ thương mại
1.2.2 Hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc năm 2022
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất khi là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, thị trường nhập khẩu lớn thứ nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới
Từ 2018 đến nay, thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc luôn duy trì con số trên 100 tỷ USD/năm
Trung Quốc đứng thứ 6/141 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam năm 2022, đạt hơn 23,1 tỷ USD với tổng số dự án là 3.541 dự án 11
Trung Quốc đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp như khu công nghiệp Đình
Vũ (Hải Phòng), Nam Tân Uyên (Bình Dương), Hoà Phú (Bắc Giang), Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Với vị trí địa lý gần gũi, nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh mẽ, góp phần tích cực vào tăng trưởng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM NĂM 2022
Thành tựu và hạn chế của thương mại quốc tế tại Việt Nam năm 2022 15 1 Thành tựu
2.1.1.1 Lĩnh vực xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2022 của Việt Nam ước đạt 732 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021; trong đó, xuất khẩu tăng khoảng 10,5%, đạt khoảng 371,5 tỷ USD, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%) Cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với thặng dư gần 11 tỷ USD, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế 17
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu
Xuất khẩu sang thị trường các nước mới có quan hệ thương mại tự do theo các Hiệp định định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đều có mức tăng trưởng trên 20%, thậm chí có một số thị trường trên 30%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung 18
Nhiều mặt hàng nông nghiệp có giá trị gia tăng cao như rau quả tươi, rau củ quả chế biến, gạo, thủy sản, đã khai thác tốt cơ hội tại các thị trường FTA mới
18 Bộ Công Thương Việt Nam, (2022), Tiêu điểm 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022
Hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng Các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với các đối tác là sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba được triển khai mạnh mẽ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu Thông qua những chương trình này, các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam (nông sản thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng) có thể xuất khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất đến thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới theo các kênh thương mại điện tử
Trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước Theo ước tính, các biện pháp phòng vệ thương mại đã góp phần đảm bảo việc làm của gần 150.000 người lao động
Ngoài ra, trong năm 2022, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các ngành sản xuất trong nước xử lý 16 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của nước ta, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất và xuất khẩu
Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài và đã đem lại những kết quả tích cực, nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quan trọng, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực thương mại đã tạo ra áp lực cho các chủ thể bán lẻ trong nước, vốn bị hạn chế về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và công nghệ,
Chuỗi cung ứng hàng hóa trong hoạt động thương mại gặp nhiều khó khăn Câu chuyện liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, Nhà nước và nhà kinh doanh) vẫn chưa tạo được những đột phá và chuyển biến mạnh mẽ, khiến nông sản Việt Nam nhiều khi vẫn rơi vào tình trạng phải “giải cứu”
Tốc độ đa dạng hóa thị trường một số sản phẩm, như rau quả, còn chậm nên chưa đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng, hay tận dụng tốt các FTA đã ký Việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch còn chậm
Thời gian qua, tuy kết cấu hạ tầng phục vụ logistics ở nước ta được quan tâm đầu tư, nâng cấp nhưng còn thiếu tính kết nối và chưa đáp ứng được yêu cầu Chi phí logistics vẫn ở mức cao, chiếm hơn 20% tổng GDP quốc gia, cao hơn nhiều so với chi phí logistics trung bình trên thế giới (11% - 12% GDP) 19
Hạ tầng thương mại, như chợ đầu mối, kho hàng hóa cũng chưa theo kịp nhu cầu Việc kêu gọi và thu hút đầu tư, các chính sách ưu đãi nhằm phát triển kết cấu hạ tầng thương mại còn nhiều hạn chế
Tỷ lệ hàng Việt Nam trên các sàn thương mại điện tử vẫn thấp Việc “lép vế” trên kênh mua sắm trực tuyến, khiến các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ đánh mất cơ hội phát triển
Chúng ta chưa có chiến lược xuất khẩu bền vững cho từng thị trường, chưa có doanh nghiệp hay sản phẩm công nghiệp mang thương hiệu Việt Nam đủ lớn, đủ mạnh Sản xuất phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập khẩu nên sản phẩm công nghiệp thiếu sự cạnh tranh, giá trị gia tăng không cao Lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên giá cả, chứ chưa dựa trên giá trị Xuất khẩu nông sản theo hình thức trao đổi thương mại biên giới (tiểu ngạch) vẫn chiếm tỷ trọng cao
TRIỂN VỌNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
Triển vọng thương mại quốc tế tại Việt Nam
Vị thế kinh tế Việt Nam trong thương mại quốc tế ngày càng được củng cố và khẳng định Cùng với đó, những triển vọng thương mại quốc tế tại Việt Nam cũng hứa hẹn nhiều điểm tích cực
Thứ nhất, xuất khẩu nông sản được dự đoán là có triển vọng tươi sáng Đầu năm
2023, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã có nhiều đơn hàng mới, đặc biệt có mức giá xuất khẩu khá tốt, cao hơn so với gạo Thái Lan hay Ấn Độ Nhiều ngành hàng chủ lực khác của Việt Nam như trái cây và rau củ cũng nhận nhiều tín hiệu lạc quan, tạo tiền đề cho xuất khẩu Việt Nam đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc Cuối tháng 11/2022, bưởi da xanh Bến Tre chính thức trở thành loại trái cây thứ
7 của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Mỹ Ngoài ra, chuối và sản phẩm chế biến từ chuối của Việt Nam cũng đang được xuất khẩu mạnh vào các thị trường Singapore và Malaysia
Thứ hai, thị trường Trung Quốc – thị trường chiếm 19,2% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam chính thức mở cửa trở lại từ ngày - mùng 8/1/2023 Đây được đánh giá là cơ hội lớn cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam Thanh long, đứng tốp đầu về các mặt hàng xuất khẩu ngành rau quả, có cơ hội tăng tốc trở lại trong thời gian tới Hiệp hội thủy sản Việt Nam nhận định rằng cá tra Việt Nam sẽ là mặt hàng có thể lấp đầy khoảng trống cá thịt trắng từ Nga vào thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Quốc Ngoài thủy sản, ngành chăn nuôi cũng mở ra rất nhiều cơ hội về triển vọng xuất khẩu sang thị trường này
Thứ ba, trong bối cảnh và tình hình thương mại quốc tế mới, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn để thâm nhập thị trường Liên Bang Nga Gần đây, Việt Nam đã được Liên bang Nga xếp vào danh sách các nước thân thiện, tức là các doanh nghiệp Nga được
Chính phủ khuyến khích tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam mà không bị hạn chế gì về pháp lý hay thuế phí Các chuyên gia nhận định với năng lực sản xuất và chế biến hiện nay, hàng hóa Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tận dụng các khoảng trống thị trường sau khi các doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Nga Thị trường Nga vẫn còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khai thác Những loại trái cây truyền thống bao gồm cả tươi, đông lạnh và sấy khô hiện rất được ưa chuộng tại Nga Tất cả các sản phẩm may mặc, da dày cũng được quan tâm Ngoài ra, còn có cà phê và trà bởi người Nga sử dụng rất nhiều hai sản phẩm này
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, Việt Nam sẽ bị chi phối bởi suy thoái và lạm phát trên thị trường toàn cầu
Thứ nhất, hầu hết thị trường nhập khẩu nông sản đều nâng cao tiêu chuẩn đối với sản phẩm hàng hóa nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng Điển hình, lệnh 248 và
249 về việc siết chặt an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu của Trung Quốc liên tục được cập nhật và bổ sung mới Hiện nay, Trung Quốc ngày càng đặt ra những quy định khắt khe hơn đối với việc cấp mã số vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói Đối với thị trường
EU, bên cạnh yêu cầu khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì vấn đề sở hữu trí tuệ là yêu cầu hàng đầu Ví dụ như trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), một số điều khoản đòi hỏi về bảo hộ sở hữu trí tuệ của EU còn cao hơn đòi hỏi về quyền sở hữu trí tuệ của Tổ chức Thương mại thế giới
Thứ hai, xung đột Nga Ukraine khiến tính bất định của kinh tế thế giới trở nên - cao hơn Trên thực tế, nguy cơ chính trong năm 2023 không phải là lạm phát mà là suy thoái kinh tế, thất nghiệp tăng cao và thu nhập giảm sút Những tháng cuối năm 2022 đã chứng kiến tình trạng khan hiếm đơn hàng từ các thị trường lớn: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản do tình hình lạm phát và nhu cầu mua sắm giảm Tháng 9/ 2022, Ngân hàng thế giới đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái có thể kéo dài ở năm 2023 và lâu hơn nữa Điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn, đồng thời làm giảm FDI từ các thị trường này vào Việt Nam
Thứ ba, áp lực tài chính đối với doanh nghiệp xuất khẩu mang lại nhiều thách thức Tình trạng thiếu vốn, tiếp cận vốn khó khăn do áp lực lãi vay tăng cao, tỷ giá ngoại tệ biến động tăng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đứng ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp phần lớn khó khăn do phải chống chịu tác động bởi đại dịch Covid 19 suốt hơn - hai năm qua cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Nga Ukraine Cùng với đó, - ngành sản xuất nội địa cũng phải đối mặt với nhiều thách thức bởi sự đổ bộ ồ ạt của hàng ngoại nhập
Phục hồi sau hơn 2 năm phải đối mặt với đại dịch Covid 19, tình hình thương mại - quốc tế tại Việt Nam năm 2022 có nhiều chuyển biến mạnh mẽ so với năm 2021 khi tăng 9,5% so với năm 2021 Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu mà Việt Nam đạt được ở năm 2022 thì vẫn còn những mặt hạn chế nhất định chưa thể cải thiện được Do đó với những diễn biến phức tạp của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ở cuối năm 2022 và đầu năm 2023 thì Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để phát triển tình hình Thương mại quốc tế tại Việt Nam năm 2023.