Hiện nay, thương mại quốc tế không ngừng phát triển và thay đổi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, tác độn
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TOÀN CẦU
Nguyễn Thị Minh Hiền
Nguyễn Hồng Hạnh - KDQT48C10044Nguyễn Yến Chi - KDQT48C10028Nguyễn Thanh Trà - KDQT48C10099Đặng Phương Linh - KDQT50B10277Hoàng Thị Diệu Ly – KDQT50B0300
Trang 2MỤC LỤ
C
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp của đề tài 5
6 Kết cấu của đề tài 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6
1 Khái niệm thương mại quốc tế 6
2 Các hình thức thương mại quốc tế 6
3 Đặc điểm phát triển của thương mại quốc tế 6
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 8
1 Thực trạng Thương mại quốc tế toàn cầu 8
2 Kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ 8
2.1 Quy mô tăng trưởng kim ngạch Xuất - Nhập khẩu hàng hóa 9
2.2 Quy mô tăng trưởng xuất nhập khẩu dịch vụ 12
2.3 Một số yếu tố có ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu 13
3 Cơ cấu xuất – nhập khẩu 18
3.1 Cơ cấu xuất - nhập khẩu hàng hóa 18
3.2 Cơ cấu xuất - nhập khẩu dịch vụ 21
4 Tình hình thương mại quốc tế của một số nước lớn 23
Trang 34.1 Mỹ 23
4.2 Trung Quốc 25
4.3 Liên minh Châu Âu (EU) 26
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 28
1 Đánh giá: 28
2 Cơ hội 28
3 Thách thức 30
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, phát triển và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới Hiện nay, thương mại quốc tế khôngngừng phát triển và thay đổi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như xu hướng toàn cầu hóa, sựphát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, tác động của biến đổi khí hậu, cácchính sách thương mại, và sự biến động trong nền kinh tế toàn cầu Chính vì vậy, việc hiểu
rõ tình hình thực trạng, cơ hội và thách thức của nền thương mại quốc tế toàn cầu hiện nay làyêu cầu cần thiết cho các quốc gia muốn phát triển kinh tế Chúng em lựa chọn đề tài nghiêncứu “Tình hình thương mại quốc tế toàn cầu hiện nay” để hiểu rõ hơn tình hình phát triểncủa nền kinh tế thế giới những năm gần đây Qua đó, chúng em nhận thấy những tác độngtích cực và thách thức đối với Thương mại toàn cầu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Bài tiểu luận có mục đích đánh giá tổng quan về tình hình thương mại quốc tế toàn cầuhiện nay và triển vọng trong tương lai
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thương mại quốc tế
Phân tích, đánh giá thực tiễn tình hình phát triển thương mại hàng hóa quốc tế những năm gần đây và triển vọng tương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thương mại quốc tế toàn cầu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: năm 2022, 2023
Về không gian: phạm vi toàn cầu
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh, thu thập thông tin,
5 Đóng góp của đề tài
5.1 Về lí luận: Bài tiểu luận làm rõ khái niệm, hình thức và đặc điểm phát triển của thương
mại quốc tế
5.2 Về thực tiễn: Bài tiểu luận đánh giá thực tiễn tình hình thương mại quốc tế toàn cầu hiện
nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế Việt Nam
6 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Tình hình phát triển thương mại quốc tế
Chương 3: Đánh giá tình hình thương mại quốc tế
Chương 4: Cơ hội và thách thức đối với thương mại quốc tế
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Khái niệm thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thông qua hàng loạt các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu
2 Các hình thức thương mại quốc tế
- Thương mại hàng hóa: Là việc mua bán, trao đổi các loại hàng hóa giữa các quốc gia
- Thương mại dịch vụ: Là việc mua bán, trao đổi các loại dịch vụ giữa các quốc gia.Theo phân loại WTO - GATS thương mại dịch vụ được có 4 phương thức:
Cung cấp qua biên giới
Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
Hiện diện thương mại
Hiện diện thể than
3 Đặc điểm phát triển của thương mại quốc tế
Đối tượng trao đổi trong TMQT là hàng hóa và dịch vụ
Tham gia TMQT có nhiều loại chủ thể kinh tế quốc tế, như các chính phủ, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế
Hoạt động TMQT diễn ra trên thị trường thế giới, tùy theo góc độ nghiên cứu có thể
là thị trường toàn thế giới, thị trường khu vực hoặc thị trường của nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu
Phương tiện thanh toán trong TMQT giữa bên mua và bên bán là đồng tiền có khả năng chuyển đổi
Ngày nay, TMQT có những đặc điểm mới:
Tốc độ tăng trưởng của TMQT tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng của GDP.Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa vô hình tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng hàng hóa hữu hình
Tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu thô giảm, trong khi đó dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm công nghệ chế biến tăng nhanh
Trang 7Phạm vi, phương thức và công cụ cạnh tranh của TMQT diễn ra ngày càng phong phú
và đa dạng: chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán các dịch vụ sau bán hàng
Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại, hàng hóa có hàm lượng khách hang
cá nhân tăng cao
TMQT đòi hỏi, một mặt phải tự do hóa thương mại, mặt khác phải thực hiện bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý
Trang 8CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1 Thực trạng Thương mại quốc tế toàn cầu
Sau chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, thực trạng thương mại quốc tế đã trải quanhiều biến đổi Các biện pháp trừng phạt và thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn này đã tạo ra
sự căng thẳng và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt thuếquan đối với hàng hóa và dịch vụ của nhau, gây ra sự gián đoạn trong luồng thương mại vàtăng chi phí cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, sau đó, hai bên đã ký kết thỏa thuận thươngmại giai đoạn 1 vào năm 2020, giúp giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho thươngmại giữa hai nước
Hơn nữa, đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn đối với thương mại quốc tế.Các biện pháp hạn chế di chuyển và đình chỉ hoạt động kinh doanh đã ảnh hưởng đến chuỗicung ứng và xuất nhập khẩu hàng hóa Nhiều quốc gia đã áp đặt các biện pháp bảo vệ thươngmại để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước và đảm bảo an ninh lương thực và y tế Tuynhiên, đồng thời, đại dịch cũng đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và dịch vụtrực tuyến, tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế
Ngoài ra, trong những năm gần đây nổ ra các vụ xung đột giữa Nga-Ukraine,Palestine-Israel, cũng khiến thương mại quốc tế đã chịu ảnh hưởng đáng kể Các cuộc biểutình và căng thẳng trong khu vực đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh và vậnchuyển hàng hóa Nhiều quốc gia đã áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại và đầu tư đốivới Israel hoặc Palestine nhằm thể hiện sự ủng hộ hoặc phản đối đối tác trong xung đột.Nhiều quốc gia khác cũng đặt ra các biện pháp hạn chế thương mại và đầu tư đối với Nganhằm phản đối hành động của nước này Điều này có thể tạo ra thách thức và rủi ro cho cácdoanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế trong khu vực này
2 Kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ
Trang 9Tăng trưởng thương mại toàn cầuThương mại toàn cầu đã có mức tăng trưởng âm kể từ giữa năm 2022, chủ yếu dothương mại hàng hóa sụt giảm đáng kể, tiếp tục giảm trong ba quý đầu năm 2023 Ngược lại,thương mại dịch vụ cho thấy khả năng phục hồi tốt hơn và tốc độ tăng trưởng của nó vẫn tíchcực trong cùng thời kỳ Nhìn chung, Thương mại Toàn cầu dự đoán trong năm 2023 có thểgiảm xuống dưới 31 nghìn tỷ USD, giảm khoảng 1,5 nghìn tỷ USD (hoặc 4,5%) so với mứccao kỷ lục năm 2022 Cụ thể, thương mại hàng hóa dự kiến sẽ giảm gần 2 nghìn tỷ USD vàonăm 2023, tương đương 7,5%, trong khi thương mại dịch vụ sẽ đạt khoảng 500 tỷ USD,tương đương 7% 1
Thương mại toàn cầu năm nay sẽ giảm khoảng 5% so với mức kỷ lục thiết lập vào năm2ngoái, trong bối cảnh lãi suất tăng cao gây áp lực lên các nền kinh tế, căng thẳng Mỹ-Trungdẫn tới dịch chuyển các chuỗi cung ứng, và xuất hiện thêm các chính sách hạn chế giao dịchthương mại xuyên biên giới
2.1 Quy mô tăng trưởng kim ngạch Xuất - Nhập khẩu hàng hóa
1 Global Trade Update (December 2023) https://unctad.org/system/files/official-document/ditcinf2023d3.pdf
2 Global Trade Update (December 2023) https://unctad.org/system/files/official-document/ditcinf2023d3.pdf
Trang 10Thương mại hàng hóa toàn cầu đã ghi nhận mức lợi nhuận gộp cao kỷ lục, lên đến hơn
115 tỷ USD trong năm 2022, nhờ sự biến động mạnh của giá năng lượng sau khi cuộc xung3đột Nga-Ukraine bùng phát hồi đầu năm Sản lượng hàng hóa đột ngột chậm lại trong quý 4năm 2022 do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt ở Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu vàcác nơi khác, nhưng giá năng lượng giảm và sự kết thúc của những hạn chế về đại dịch củaTrung Quốc đã làm dấy lên hy vọng về sự phục hồi nhanh chóng Cho đến nay, những hyvọng này vẫn chưa thành hiện thực, thị trường bất động sản căng thẳng đã ngăn cản sự phụchồi mạnh mẽ hơn bắt nguồn từ Trung Quốc, và do lạm phát vẫn còn ở Hoa Kỳ và EU Cùngvới hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine và đại dịch COVID-19, những diễn biến này đã phủbóng đen lên triển vọng thương mại năm 2023 và 2024
Hàng hóa nhập siêu năm 2022, tổng giá trị nhập khẩu là 25,670,095 triệu USD; xuất
khẩu là 24,925,766 triệu USD
3 World Trade Statistical Review 2023 https://wtocenter.vn/file/19093/wtsr_2023_e.pdf
Trang 11Tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hoá WTO hiện dự kiến khối lượng thương mại hàng hóa thế giới sẽ tăng trưởng 0,8% vàonăm 2023 - giảm từ mức 1,7% trong năm 2022 Dự báo tháng 4 – kèm theo mức tăng trưởngGDP thực tế là 2,6% theo tỷ giá hối đoái thị trường Thương mại hàng hóa sau đó sẽ tăng lên3,3% vào năm 2024 - gần như không thay đổi so với ước tính 3,2% trước đó vào tháng 4 -với mức tăng trưởng GDP ổn định ở mức 2,5% Thương mại dự kiến sẽ tăng trưởng chậm4hơn GDP trong năm nay nhưng sẽ nhanh hơn trong năm năm tới; những biến động như vậykhông phải là bất thường do chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong đầu tư nhạy cảm với chu kỳkinh doanh và hàng hóa lâu bền trong thương mại so với GDP
4 Global Trade Outlook and Statistics https://www.wto.org/english/res_e/booksp_e/gtos_updt_oct23_e.pdf
Trang 122.2 Quy mô tăng trưởng xuất nhập khẩu dịch vụ
Dịch vụ xuất siêu trong năm 2022, tổng giá trị nhập khẩu là 6,508,700 triệu US; xuất
khẩu đạt 7,043, 483 triệu USD
Tăng trưởng hàng năm trong thương mại dịch vụ toàn cầu
Thương mại dịch vụ thế giới đã tăng 9% so với cùng kỳ trong quý 1 năm 2022 Gầnđây nhất là quý 2 năm 2022, thương mại dịch vụ thương mại đã tăng 19% so với cùng kỳnăm ngoái, con số này gợi ý rằng các dịch vụ có thể đang mất đà Quý 1 năm 2023, thương
Trang 13mại dịch vụ dẫn đầu là du lịch (tăng 58%), tiếp theo là các dịch vụ liên quan đến hàng hóa(5%), các dịch vụ thương mại khác (5%) và vận chuyển (-5%) 5
2.3 Một số yếu tố có ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
Tăng trưởng kinh tế tích cực nhưng có sự chênh lệch đáng kể
Tăng trưởng kinh tế năm 2023 ghi nhận kết quả tích cực nhưng đi kèm với sự chênhlệch đáng kể giữa các khu vực và quốc gia Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP toàn cầunăm 2023 được dự báo tăng trưởng 5,3%, tăng trưởng thấp hơn so với 2022, top 10 quốc gia
5 Global Trade Outlook and Statistics https://www.wto.org/english/res_e/booksp_e/gtos_updt_oct23_e.pdf
Trang 14có GDP cao nhất chiếm hơn 60% GDP toàn cầu, trong khi 50 quốc gia có GDP thấp nhất chỉchiếm 2%.6
Sự chênh lệch này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chính sách tiền
tệ thắt chặt, căng thẳng địa chính trị, và sự phục hồi không đồng đều sau đại dịch Điều nàygây bất ổn cho thị trường thương mại toàn cầu, làm gia tăng bất bình đẳng và nguy cơ bảo hộmậu dịch
Để giảm thiểu tác động tiêu cực, các quốc gia cần phối hợp chính sách, thúc đẩy thươngmại tự do và đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, công nghệ và giáo dục Việcgiải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 cũng đóng vai trò quantrọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thu hẹp khoảng cách chênh lệch
Lãi suất cao và sản lượng công nghiệp suy yếu:
Hoạt động kinh tế đang bị cản trở bởi lãi suất tăng cao liên tục ở một số nền kinh tế.Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Anh, Pháp, Ý và Nhật Bản đều có khả năng đối mặt vớimức thâm hụt ngân sách tương đương khoảng 5% GDP trong năm 2023 Còn tại Mỹ, tronggiai đoạn 12 tháng tính đến tháng 9, thâm hụt ngân sách đã lên tới 2.000 tỷ đô la, tươngđương 7,5% GDP
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, việc vay mượn như vậy là hành động liềulĩnh đến mức đáng kinh ngạc Khi lãi suất ở mức thấp, thậm chí ngay cả những khoản nợ caongất ngưởng cũng có thể được xử lý một cách ổn thỏa Nhưng giờ đây, khi lãi suất tăng lên,các khoản thanh toán lãi suất đang làm cạn kiệt ngân sách Do vậy, lãi suất cao hơn trongthời gian dài có nguy cơ khiến các chính phủ phải xung đột với các ngân hàng trung ương –vốn đang ưu tiên mục tiêu chống lạm phát Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của TrungQuốc và Hoa Kỳ cho thấy triển vọng ảm đạm về sản lượng công nghiệp ở những tháng tới.PMI của Trung Quốc do Caixin công bố cho thấy sản xuất bất ngờ tăng tốc trong tháng 12.Tuy nhiên, chỉ số chính thức do giới chức công bố hôm 31/12 lại giảm tháng thứ ba liên tiếp,khi chỉ được 49 điểm Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Hoa
Kỳ đã tăng lên mức 47,4 trong tháng 12/2023, sau khi không đổi ở mức 46,7 trong hai tháng
6 VN Economy (2023) Nền kinh tế thế giới 105 nghìn tỷ USD qua một biểu đồ Truy cập ngày 6/3/2024 tại: https://vneconomy.vn/nen-kinh-te-the-gioi-105-nghin-ty-usd-qua-mot-bieu-do.htm
Trang 15liên tiếp trước đó Đây cũng là tháng thứ 14 liên tiếp chỉ số PMI sản xuất của Hoa Kỳ ở dướimức 50, mức cho thấy hoạt động sản xuất đang bị thu hẹp
Biến động giá hàng hóa
Biểu đồ thể hiện Chỉ số Hàng hóa CRB
Biểu đồ thể hiện Chỉ số Hàng hóa CRB cho thấy nhiều biến động do sự ảnh hưởng từcác yếu tố khác nhau:
- Căng thẳng địa chính trị, như xung đột Nga-Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung, đã gây
ra sự dao động trong nguồn cung ứng và giá cả của các mặt hàng năng lượng và kimloại
- Sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng sau đại dịch COVID-19 cũng đã đẩy giá cả hànghóa lên, trong khi biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và giálương thực Biến động của giá hàng hóa có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh củanền kinh tế, bao gồm lạm phát và tăng trưởng kinh tế -Giá cả hàng hóa tăng cao cóthể gây ra lạm phát, làm giảm sức mua của người tiêu dùng và tăng chi phí sản xuấtcủa các doanh nghiệp Đặc biệt, các nước phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa có thểchịu áp lực từ biến động này -Với sự biến động mạnh mẽ của chỉ số Hàng hóa CRB
Trang 16gần đây, các nhà hoạch định chính sách cần chú ý và theo dõi sát sao, và đề xuất biệnpháp phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của biến động giá hàng hóa lên nềnkinh tế
Kéo dài chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng trong năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức : 7
- Tác động của các sự kiện địa chính trị và quân sự như cuộc xung đột ở Ukraine vàTrung Đông Điều này đã gây gián đoạn trong chuỗi cung ứng quốc tế thông qua việctấn công tàu container ở Biển Đỏ, làm nguy cơ cho việc gián đoạn tại các kênh đàoPanama và Suez Thêm vào đó, thách thức từ tình trạng khí hậu và di cư ồ ạt cũng đãgóp phần làm gián đoạn các tuyến vận tải thương mại
- Sự biến đổi nhanh chóng trong mô hình mua hàng của người tiêu dùng sau đại dịchCOVID-19 đã tạo ra thách thức cho các nhà bán lẻ phải điều chỉnh chiến lược để đápứng nhu cầu thị trường Các sự kiện địa chính trị và tình trạng khí hậu địa phương,cùng với tình trạng tăng giá và thiếu hụt nguồn nhân lực, cũng làm tăng khó khăn chochuỗi cung ứng
- Thách thức từ tình trạng chính trị và an ninh địa phương cũng có ảnh hưởng đến chuỗicung ứng quốc tế Sự kết hợp của những yếu tố này đã góp phần vào sự kéo dài củachuỗi cung ứng trong năm 2023 và có thể tiếp diễn tới năm 2024, đặt ra nhiều tháchthức cho các doanh nghiệp và nhà quản lý chuỗi cung ứng
Tăng trợ cấp và các biện pháp hạn chế thương mại
- Tăng trợ cấp được thể hiện thông qua các chương trình nhằm hỗ trợ các ngànhcông nghiệp quan trọng hoặc giảm nhẹ tác động của lạm phát Chính sách hỗ trợCOVID-19 tiếp tục được triển khai, bao gồm hỗ trợ tài chính trực tiếp, giảm thuế
và ưu đãi vay vốn Đồng thời, nhiều quốc gia chuyển đổi sang năng lượng xanhbằng cách đầu tư mạnh mẽ thông qua các chương trình trợ cấp và ưu đãi thuế.Ngoài ra, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chiến lược nhằm nâng cao cạnh tranh
và đảm bảo an ninh quốc gia, cụ thể: Hoa Kỳ tăng trợ cấp cho ngành sản xuất chipbán dẫn, Trung Quốc trợ cấp cho ngành năng lượng tái tạo
7 PWC (2023) Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cuộc đua tái cân bằng Truy cập ngày 8/3/2024 tại: