1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sức khỏe thần của học sinh sinh viên trường cao đẳng y tế hà tĩnh và một số yếu tố liên quan năm 2022

100 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Sức Khỏe Tâm Thần Của Học Sinh Sinh Viên Trường Cao Đẳng Y Tế Hà Tĩnh Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Năm 2022
Tác giả Phạm Thị Hằng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phương Lan
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Y học dự phòng
Thể loại luận văn thạc sĩ y học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,82 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Định nghĩa về một số vấn đề sức khỏe tâm thần (13)
      • 1.1.1. Trầm cảm (14)
      • 1.1.2. Lo âu (14)
      • 1.1.3. Stress (15)
    • 1.2. Giới thiệu về thang đo lường DASS 21 của Syd Lovibond và Peter Lovibond (15)
    • 1.3. Thực trạng một số vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên (17)
      • 1.3.1. Trên thế giới (17)
      • 1.3.2. Tại Việt Nam (18)
    • 1.4. Một số yếu tố liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên (21)
      • 1.4.1. Yếu tố cá nhân (21)
      • 1.4.2. Yếu tố gia đình (22)
      • 1.4.3. Yếu tố học tập (24)
      • 1.4.4. Yếu tố về xã hội (25)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (26)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (26)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (26)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (26)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (26)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (26)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (26)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu (26)
    • 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu (27)
      • 2.4.1. Chỉ số nghiên cứu (27)
      • 2.4.2. Định nghĩa biến số (28)
    • 2.5. Công cụ nghiên cứu (28)
    • 2.6. Quy trình thu thập số liệu (29)
    • 2.7. Phương pháp phân tích số liệu (30)
    • 2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu (30)
    • 2.9. Sai số và hạn chế sai số (31)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (32)
    • 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (32)
    • 3.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng (33)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần (35)
      • 3.3.1. Các yếu tố cá nhân (35)
      • 3.3.2. Các yếu tố về học tập (46)
      • 3.3.3. Các yếu tố gia đình (49)
      • 3.3.4. Các yếu tố xã hội (53)
      • 3.3.5. Mối liên quan giữa các yếu tố của dịch bệnh COVID-19 với trầm cảm, (56)
      • 3.3.6. Phân tích đa biến một số yếu tố với trầm cảm, lo âu, stress (59)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (63)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (63)
    • 4.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên (63)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên (66)
      • 4.3.1. Các yếu tố cá nhân (66)
      • 4.3.2. Các yếu tố học tập (68)
      • 4.3.3. Các yếu tố gia đình (69)
      • 4.3.4. Các yếu tố xã hội (70)
      • 4.3.5. Các yếu tố về COVID-19 (71)
  • KẾT LUẬN (72)
  • PHỤ LỤC (83)

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHẠM THỊ HẰNG THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ TĨNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2022LUẬN VĂN THẠC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Học sinh, sinh viên chính quy hệ trung cấp và cao đẳng, có mặt tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh vào thời điểm thu thập số liệu, từ tháng 6/2022 đến tháng 7/2022

- Tất cả học sinh, sinh viên chính quy hệ trung cấp và cao đẳng đang theo học tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh

- Có khả năng trả lời phỏng vấn và có mặt tại thời điểm nghiên cứu

- Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu

- Sinh viên hệ vừa học vừa làm

- Học sinh, sinh viên không đồng ý tham gia vào nghiên cứu hoặc không có mặt tại thời điểm lấy số liệu nghiên cứu.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh

- Thời gian nghiên cứu: 10/2021 đến 10/2022

- Thời gian thu thập số liệu: 6/2022 đến 7/2022

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang

Chọn mẫu chủ đích: Chọn toàn bộ học sinh, sinh viên đủ tiêu chuẩn và đã có 338 học sinh, sinh viên trả lời câu hỏi nghiên cứu Trong đó có 289 sinh viên hệ cao đẳng và 49 học sinh hệ trung cấp.

Các biến số và chỉ số nghiên cứu

* Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1

- Tỷ lệ mức độ stress ở học sinh, sinh viên

- Tỷ lệ mức độ lo âu ở học sinh, sinh viên

- Tỷ lệ mức độ trầm cảm ở học sinh, sinh viên

* Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên có máy tính phục vụ học tập

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên chọn ngành học theo từng lý do: Tỷ lệ học sinh, sinh viên chọn ngành đang học do quyết định của bản thân hoặc do quyết định của bố mẹ

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên cảm thấy thích thú với việc học

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên chứng kiến cha mẹ đánh/cãi nhau

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên từng xảy ra mâu thuẫn với anh chị em trong gia đình

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên thường xuyên chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống và học tập với gia đình

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên có người thân trong gia đình đã được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên có người yêu tại thời điểm nghiên cứu

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên có bạn thân tại thời điểm nghiên cứu

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên có tham gia câu lạc bộ/nhóm/đoàn thể tại trường

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên bị thay đổi công việc(thay đổi thời gian, mất việc làm thêm) do dịch bệnh COVID-19

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên bị thay đổi thời gian học tập: Tỷ lệ học sinh, sinh viên bị thay đổi thời gian học tập do dịch bệnh COVID-19

- Hệ: Hệ đào tạo mà học sinh, sinh viên đang theo học (hệ Trung cấp, hệ Cao đẳng)

- Trình độ học vấn: Là cấp học cao nhất mà bố/mẹ của đối tượng đã hoàn thành (Không đi học; Tiểu học; Trung học cơ sở; Trung học phổ thông; Trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học)

- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp hiện tại của bố/mẹ đối tượng (Nông dân; Công nhân; Buôn bán; Cán bộ/viên chức/NV văn phòng; Hưu trí; Nội trợ, ở nhà)

- Tình trạng tài chính: Tình trạng tài chính tự đánh giá của đối tượng nghiên cứu (Không đủ tiền đóng học phí, không đủ chi phí sinh hoạt, gần đủ, phải đắn đo khi chi tiêu, đủ)

- Tập thể dục: Sinh viên tập thể dục thường xuyên với tần suất ít nhất 20 phút/ ngày

- Uống rượu/bia: Học sinh, sinh viên sử dụng rượu với tần suất nhiều hơn 1 chén (40ml) trên ngày

- Hình thức cách ly: Học sinh, sinh viên phải thực hiện cách ly theo các hình thức (tập trung, tại nhà) trong thời gian vừa qua.

Công cụ nghiên cứu

 Đánh giá thực trạng SKTT

- Thang đo DASS 21 (Depression Anxiety Stress Scale 21) là bộ công cụ tự điền gồm 21 tiểu mục chia thành 3 phần, tương ứng với mỗi phần là 7 tiểu mục Phần DASS Stress gồm các tiểu mục 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18, phần DASS

Lo âu gồm các tiểu mục 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20, phần DASS Trầm cảm gồm các tiểu mục 3, 5, 11, 13, 16, 17, 21

- Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm, tuỳ mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng: 0 điểm – không đúng chút nào cả, 01 điểm – đúng phần nào, hoặc thỉnh 20 thoảng mới đúng, 02 điểm – đúng phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng, 03 điểm – hoàn toàn đúng hoặc hầu hết thời gian là đúng Khi sử dụng DASS 21 để đo lường, tổng điểm DASS của từng rối loạn được tính bằng cách lấy tổng điểm của 07 tiểu mục nhân đôi sẽ ra kết quả kết luận Kết quả được đánh giá theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1 Mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo thang điểm DASS 21

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress

 Đánh giá các yếu tố liên quan đến SKTT

- Sử dụng bộ câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn, các câu hỏi với các lựa chọn cho câu trả lời sẵn, đồng thời cũng có một số câu hỏi giúp các bạn sinh viên tự nói lên câu trả lời của mình, hay gọi là câu hỏi mở

- Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các biến số nghiên cứu Sau khi bộ câu hỏi được hoàn thành tiến hành điều tra thử trên một mẫu nhỏ SV nhằm kiểm tra tính phù hợp và logic của bộ câu hỏi trước khi chính thức thu thập số liệu nghiên cứu.

Quy trình thu thập số liệu

- Thiết kế bộ câu hỏi, thử nghiệm và điều chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp sau đó sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin của sinh viên

- Trước khi tiến hành phỏng vấn, đối tượng được giải thích rõ mục đích, kết quả điều tra chỉ được dùng để nghiên cứu, hoàn toàn giữ bí mật thông tin Đề nghị đối tượng tham gia phỏng vấn với tinh thần tự nguyện, hợp tác và trung thực Đối tượng cũng được thông báo về việc: Không cần ghi tên vào phiếu điều tra để tránh tâm lý e ngại trả lời và bảng câu hỏi được thu hồi ngay sau khi phỏng vấn xong

- Hướng dẫn sinh viên cách điền vào phiếu điều tra

- Kiểm tra từng phiếu điều tra, loại bỏ những phiếu sai hoặc điền thiếu

- Phiếu điều tra do nghiên cứu viên chính lưu trữ, bảo quản, nhập và xử lý số liệu.

Phương pháp phân tích số liệu

+ Thống kê số lượng, tỷ lệ phần trăm đối với biến số định tính

+ Số liệu được trình bày ở dạng bảng hoặc biểu đồ

+ Sử dụng kiểm định Chi square hoặc kiểm định hiệu chỉnh Fisher cho các biến số định tính và xác định OR và khoảng tin cậy 95%CI, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05

+ Phân tích hồi quy logistic đa biến để xem xét mối liên hệ giữa stress, lo âu, trầm cảm với các yếu tố độc lập (các yếu tố độc lập được lựa chọn vào mô hình đa biến khi kiểm định đơn biến có giá trị p0,05)

Bảng 3.5 Liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với lo âu Đặc điểm

Nghề nghiệp chính của bố

Nghề nghiệp chính của mẹ

(*): Nhóm so sánh, (-): Không áp dụng test thống kê Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện lo âu, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biêt về tỷ lệ lo âu giữa sinh viên hệ cao đẳng và học sinh hệ trung cấp, ở sinh viên cao đẳng cao hơn học sinh trung cấp (p=0,008) Yếu tố dân tộc và tôn giáo có liên quan đến tỷ lệ lo âu của sinh viên (p0,05)

Bảng 3.10 Mối quan hệ giữa đặc điểm tài chính với stress, lo âu và trầm cảm Đặc điểm

Tình hình tài chính của bản thân

Không đủ tiền đóng học phí 2 3,6 53 96,4 0,190

Không đủ chi phí sinh hoạt 2 5,9 32 94,1 0,087 Gần đủ, phải đắn đo khi chi tiêu 1 0,9 113 99,1 0,904 Đủ* 1 0,7 134 99,3 - Đi làm thêm

(*): Nhóm so sánh, (-): Không áp dụng test thống kê

Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện trầm cảm, kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan nào giữa các yếu tố thuộc nhóm tình hình tài chính của học sinh, sinh viên với sự xuất hiện dấu hiệu trầm cảm của học sinh, sinh viên(p>0,05)

Bảng 3.11 Mối quan hệ giữa đặc điểm tài chính với lo âu Đặc điểm

Tình hình tài chính của bản thân

Không đủ tiền đóng học phí 14 25,5 41 74,5 0,05)

Bảng 3.15 Liên quan giữa các đặc điểm về học tập với stress Đặc điểm

Quyết định của bố mẹ 18 17,8 83 82,2 0,029

Thích thú với việc học

Hài lòng với phương pháp học

Hài lòng với kết quả học tập

(*): Nhóm so sánh, (-): Không áp dụng test thống kê Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các các đặc điểm về học tập: yếu tố không có máy tính ảnh hưởng đến tỷ lệ stress (p = 0,003) Có mối liên quan giữa lý do quyết định chọn ngành học và tỷ lệ stress của học sinh, sinh viên (p = 0,029) Yếu tố học sinh sinh viên không hài lòng với phương pháp học tập ảnh hưởng đến tỷ lệ stress của học sinh, sinh viên (p = 0,004)

3.3.3 Các yếu tố gia đình

Bảng 3.16 Liên quan giữa các yếu tố gia đình với trầm cảm Đặc điểm

Tình hình kinh tế của gia đình

Tình trạng hôn nhân của bố mẹ

Hiện đang sống với nhau* 313 98,4 5 1,6 -

Ly thân/ Li dị/ Bố/mẹ đã qua đời 19 95,0 1 5,0 0,287

Trong gia đình có người mắc RLTT

Trong thời gian gần đây có người thân mất

Chứng kiến bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau

Xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau với anh/chị em trong gia đình

Thường xuyên chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống và học tập với cha mẹ

(*): Nhóm so sánh, (-): Không áp dụng test thống kê

Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện trầm cảm, kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy mức độ xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau với anh/chị em trong gia đình đều có liên quan đến trầm cảm (p=0,032) Trong các yếu tố còn lại, nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan với tình trạng biểu hiện trầm cảm của học sinh, sinh viên(p>0,05)

Bảng 3.17 Liên quan giữa các yếu tố gia đình với lo âu Đặc điểm

Tình hình kinh tế của gia đình

Tình trạng hôn nhân của bố mẹ

Hiện đang sống với nhau* 291 91,5 27 8,5 -

Ly thân/ Li dị/ Bố/mẹ đã qua đời 19 95,0 1 5,0 0,588

Trong gia đình có người mắc RLTT

Trong thời gian gần đây có người thân mất

Chứng kiến bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau

Xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau với anh/chị em trong gia đình

Thường xuyên chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống và học tập với cha mẹ

(*): Nhóm so sánh, (-): Không áp dụng test thống kê

Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện lo âu, kết quả bảng trên cho thấy, yếu tố chứng kiến bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ lo âu (p = 0,002), mức độ xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau với anh/chị em trong gia đình ảnh hưởng đến tỷ lệ lo âu (p = 0,001) Có mối liên quan giữa tỷ lệ lo âu và việc không thường xuyên chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống và học tập với cha mẹ (p = 0,006)

Bảng 3.18 Liên quan giữa các yếu tố gia đình với stress Đặc điểm

Tình hình kinh tế của gia đình

Tình trạng hôn nhân của bố mẹ

Hiện đang sống với nhau* 279 87,7 39 12,3 -

Ly thân/ Li dị/ Bố/mẹ đã qua đời 19 95,0 1 5,0 0,348

Trong gia đình có người mắc RLTT

Trong thời gian gần đây có người thân mất

Chứng kiến bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau

Xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau với anh/chị em trong gia đình

Thường xuyên chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống và học tập với cha mẹ

(*): Nhóm so sánh, (-): Không áp dụng test thống kê

Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện stress, yếu tố chứng kiến bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ stress (p = 0,001) và yếu tố xảy ra mâu thuẫn, đánh, cãi nhau với anh/chị em trong gia đình ảnh hưởng rõ ràng đến tình trạng biểu hiện stress của học sinh, sinh viên (p0,05)

3.3.4 Các yếu tố xã hội

Bảng 3.19 Liên quan giữa các yếu tố xã hội với trầm cảm Đặc điểm

Hiện tại, có người yêu

Thường xảy ra xung đột với người yêu

Thường xuyên chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống và học tập với bạn thân

Thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với bạn thân

Tham gia hoạt động câu lạc bộ/nhóm/ đoàn thể

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tổng số đối tượng tham gia vào nghiên cứu là 338 học sinh sinh viên, tỷ lệ học sinh sinh viên nữ tham gia vào nghiên cứu (60.9%) cao hơn so với tỷ lệ học sinh sinh viên nam (39.1%), học sinh sinh viên sống ở ký túc xá và nhà trọ chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 36,0% và 25,7%

Về gia đình, học sinh sinh viên có bố mẹ làm nông nghiệp khá cao (45.3% có bố là nông dân và 53.6% có mẹ là nông dân) cho nên 84,3% gia đình các học sinh sinh viên thuộc kinh tế trung bình và có 13,9% gia đình học sinh sinh viên thuộc hộ cận nghèo và nghèo Đó cũng là nguyên nhân có tới 16,3% số học sinhsinh viên không đủ tiền đóng học phí và 10,1% số học sinh sinh viên không đủ chi phí sinh hoạt

Do gia đình nghèo không đủ đóng tiền học và chi phí sinh hoạt nên 33,1% số học sinh sinh viên nghiên cứu phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống sinh hoạt và học tập

Về đặc điểm học tập của học sinh, sinh viên, tỷ lệ học sinh, sinh viên có máy tính để phục vụ học tập và giải trí còn thấp (47,9%) Phần lớn học sinh, sinh viên lựa chọn Trường cao đẳng Y tế Hà Tĩnh theo mong muốn của bản thân (70,1%) Chính vì lựa chọn theo mong muốn của bản thân nên phần lớn học sinh sinh viên cảm thấy thích thú và hài lòng với lựa chọn của mình

Về thói quen của học sinh, sinh viên, gần như tất cả học sinh sinh viên được hỏi đều không hút thuốc lá, chiếm tới 95,9% Tỷ lệ uống rượu bia ở học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu là 34,4% Tỷ lệ sinh viên tham gia các hoạt động thể dục thể thao còn thấp (14,8%).

Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên

Thực trạng biểu hiện stress của học sinh, sinh viên

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ biểu hiện stress ở học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh là 11,8% Mức độ các dấu hiệu stress nhẹ, vừa, xuất hiện ở lần lượt 9,2%: 2,7% học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Trần Quốc Kính (2016) trên đối tượng sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang [10] Bên cạnh đó, tỷ lệ này cao hơn ở nghiên cứu của Phùng Quốc Điệp (2021)

7,3% [6] Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu của Phùng Quốc Điệp tuy được thực hiện cùng giai đoạn khi đại dịch COID-19 diễn ra, tuy nhiên do nghiên cứu của Phùng Quốc Điệp được thực hiện ở Trường cao đẳng Y tế Bạch Mai, sinh viên sống ở Thủ đô Hà Nội nên việc tiếp cận thông tin cũng như sự hỗ trợ sẽ tốt hơn của sinh viên Trường cao đẳng Y tế Hà Tĩnh Tuy nhiên, tỷ lệ stress trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các kết quả nghiên cứu của Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2010), Lê Minh Thuận

(2011), Lê Hải yến (2016) và nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang (2013) đều cho thấy tỷ lệ có dấu hiệu stress ở mức trên 40%, cao gấp nhiều lần so với kết quả trong nghiên cứu của chúng tội [8], [19], [21], [27] Sự khác biệt này có thể được lý giải do sự khác nhau về công cụ thu thập thông tin và điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán giữa miền Trung và miền Nam Các nghiên cứu về stress trên thế giới ở sinh viên y khoa cho thấy tỷ lệ xuất hiện dấu hiệu stress ở sinh viên khá cao từ 50% đến 63% [28], [50] Sự chênh lệch này có thể do khác biệt về đối tượng nghiên cứu, công cụ đo lường, chương trình học, văn hóa và điều kiện kinh tế Như vậy, chúng ta thấy tỷ lệ có dấu hiệu stress ở sinh viên cao đẳng y nhỏ hơn ở sinh viên y khoa nói chung Tuy nhiên chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên, đặc biệt là các tình trạng biểu hiện stress cần có được sự quan tâm hơn nữa của gia đình, nhà trường và chính bản thân sinh viên

Thực trạng biểu hiện lo âu ở học sinh, sinh viên

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ biểu biện lo âu trong sinh viên ở sinh viên

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh là 8,3% Tỷ lệ sinh viên biểu hiện lo âu ở các mức độ lo âu nhẹ, vừa, nặng lần lượt là 5,6%: 2,4%: 0,3% Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả các nghiên cứu trong sinh viên y khoa trên thế giới và tại Việt Nam Ở Malaysia, và Ai Cập, tỷ lệ lo âu trong sinh viên lần lượt là 52% và 64,3% [13], [54] Trong nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung vào năm 2017, tỷ lệ này là 42% [25] Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Kính cho thấy tỷ lệ lo âu của sinh viên Trường cao đẳng Y tế Tiền Giang năm 2016 là 26,04% [10] Tuy nhiên, tỷ lệ lo âu trong nghiên cứu tương đương với kết quả nghiên cứu của Phùng Quốc Điệp thực hiện ở sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy Trường cao đẳng Y tế Bạch Mai vào năm 2021 là 10,1%

[6] Sự chênh lệch kết quả so với các nhà nghiên cứu trước có thể do nghiên cứu được thực hiện trong các giai đoạn khác nhau, đặc biệt sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 làm thay đổi mô hình bệnh tật cũng như bối cảnh kinh tế, xã hội Đó cũng chính là lý do để giải thích việc nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Phùng Quốc Điệp

Thực trạng biểu hiện trầm cảm ở học sinh, sinh viên

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 1.8% sinh viên có dấu hiệu trầm cảm, chủ yếu là trầm cảm nhẹ và vừa Tỷ lệ trầm cảm trong nghiên cứu thấp hơn so với các nghiên cứu về trầm cảm trên sinh viên thế giới và Việt Nam Ở Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia, tỷ lệ này ở mức vừa đến rất nặng của sinh viên đạt lần luợt 21,7% và 37,2% [32] [32] [47] Ở Việt Nam, tỷ lệ này cao tới 75% từ mức độ nhẹ đến rất nặng [19] Trong các nghiên cứu của Trần Quốc Kính

(2016) và Nguyễn Thành Trung (2017) tỷ lệ trầm cảm của sinh viên đều ở mức cao, tỷ lệ này lần lượt là 20,88% và 35% [10], [25] Trong nghiên cứu của Phùng Quốc Điệp tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên là 8,2% [6] Theo Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự(2016) nghiên cứu ở sinh viên Y đa khoa Đại học

Y Dược Hải phòng nhận thấy tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm là 37%

[13] Nguyễn Hữu Minh Trí, Nguyễn Tấn Đạt (2019) trong một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đối với sinh viên Đại học Y dược Cần Thơ năm 2013 cho thấy có 19% sinh viên có nguy cơ trầm cảm, có 7% sinh viên trầm cảm nhẹ và 19% sinh viên trầm cảm thực sự theo thang đo CES-D [23] Mặc dù tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên Trường cao đẳng Y tế Hà Tĩnh thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu khác, tuy nhiên, trầm cảm là tình trạng bệnh và nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nói chung, chính vì thế gia đình, nhà trường cần có các biện pháp hỗ trợ tâm lý cho sinh viên đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến khá phức tạp như hiện nay

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều các nghiên cứu được thực hiện trước khi có dịch COVID-19 xuất hiện và khá tương đồng với các nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra, điều này có thể lý giải vì nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên đối tượng học sinh sinh viên trung cấp cao đẳng có số năm học ngắn hơn so với hệ đại học, nhất là so với các ngành y khoa học đại học chính quy, lượng kiến thức cũng ít hơn so với các đối tượng học đại học khác, hơn nữa trường cao đẳng y tế Hà Tĩnh đa số là sinh viện nội tỉnh, quen với môi trường sống và có cơ hội về nhà thường xuyên giúp giải tỏa bớt các vấn đề cuộc sống ngoài việc học Ngoài ra, thời điểm nghiên cứu được tiến hành khi đa số học sinh năm 3 đang thực tế, cộng với đại dịch Covid_19 đang bùng mạnh, việc thu thập số liệu sẽ có khác biệt so với các nghiên cứu được tiến hành trước đó.

Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên

4.3.1 Các yếu tố cá nhân

Trình độ đào tạo: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ stress và trình độ đào tạo (p

Ngày đăng: 02/04/2024, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w