1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng nhiễm giun ở học sinh trường tiểu học minh hà, thành phố hạ long và một số yếu tố liên quan

70 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC NGUYỄN THÀNH CÔNG THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÀ, THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC NGUYỄN THÀNH CÔNG THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÀ, THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 8720110 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ XUÂN SƠN THÁI NGUYÊN, NĂM 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu khoa học nào Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023 Học viên Nguyễn Thành Công ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý Thầy/Cô, đồng nghiệp, bạn bè, cơ quan, gia đình và các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh, các em học sinh tiểu học tại trường tiểu học Minh Hà Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS Hà Xuân Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Thầy/Cô trong Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, các Thầy/Cô đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc, lãnh đạo khoa Ký sinh trùng – Côn trùng, các cán bộ trong khoa Ký sinh trùng – Côn trùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, thực hiện các xét nghiệm để giúp tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo, các phụ huynh học sinh, đặc biệt là các em học sinh tiểu học trường tiểu học Minh Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu nghiên cứu Với tất cả tấm lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy/Cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập Tôi xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn tới những người thân trong gia đình tôi, những người đã hết lòng vì tôi trong cuộc sống Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023 Học viên Nguyễn Thành Công iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS Cộng sự EPG Eggs per gram (Số trứng trung bình/ 1 gam phân) GĐ Giun đũa GĐR Giun đường ruột GM/M Giun móc/mỏ GT Giun tóc KAP Knowledge – Attitude - Practice (Kiến thức, thái độ, thực hành) NC Nghiên cứu SR - KST - CT Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TB Trung bình TCYTTG Tổ chức y tế thế giới TS Tổng số TƯ Trung ương WHO World Health Organization (Tổ chức y tế Thế giới) XN Xét nghiệm iv MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh giun đường ruột 3 1.2 Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun đường ruột 4 1.2.1 Hình thể giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ 4 1.2.2 Chu kỳ của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ 6 1.3 Tác hại của giun đường ruột 9 1.3.1 Tác hại của giun đũa 10 1.3.2 Tác hại của giun tóc 10 1.4 Nguyên tắc phòng chống bệnh giun đường ruột 11 1.5 Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trên Thế giới và Việt Nam 12 1.5.1 Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trên Thế giới 12 1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm giun đường ruột 14 1.6.1 Yếu tố tự nhiên 14 1.6.2 Yếu tố xã hội 15 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1 Đối tượng nghiên cứu 17 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17 2.3 Phương pháp nghiên cứu 17 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 17 2.3.2 Cỡ mẫu 17 2.3.3 Chọn mẫu 17 2.3.4 Kỹ thuật thu thập thông tin 18 v 2.3.5 Phương pháp thu thập số liệu 19 2.3.6 Các chỉ số nghiên cứu 19 2.4 Kỹ thuật khống chế sai số và phân tích số liệu 21 2.4.1 Khống chế sai số 21 2.4.2 Phân tích số liệu 21 2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 22 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 23 3.2 Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh trường tiểu học Minh Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 24 3.2.1 Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột 24 3.2.2 Cường độ nhiễm giun đường ruột 26 3.3 Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học 27 Chương 4: BÀN LUẬN 33 4.1 Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại trường tiểu học Minh Hà 33 4.2 Các yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học 39 KẾT LUẬN 43 KIẾN NGHỊ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2 Phân loại cường độ nhiễm các loại giun theo TCYTTG 20 Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm giun của học sinh tiểu học 24 Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm giun theo nhóm lớp của học sinh tiểu học 25 Bảng 3.3 Tỷ lệ nhiễm giun theo giới của học sinh 25 Bảng 3.4 Tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun của học sinh 26 Bảng 3.5 Cường độ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại trường tiểu học Minh Hà 26 Bảng 3.6 Liên quan về giới với tỷ lệ nhiễm giun đường ruột của học sinh 27 Bảng 3.7 Liên quan giữa nhiễm giun đường ruột với kiến thức của học sinh về đường lây truyền 27 Bảng 3.8 Liên quan giữa nhiễm giun đường ruột với kiến thức của học sinh về tác hại của nhiễm giun đường ruột 27 Bảng 3.9 Liên quan tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh với thói quen ăn rau sống 28 Bảng 3.10 Liên quan tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh với thói quen rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi đại tiện 29 Bảng 3.11 Liên quan tỷ lệ nhiễm giun với thói quen đi giày dép thường xuyên của học sinh 29 Bảng 3.12 Liên quan tỷ lệ nhiễm giun đường ruột với thói quen cắt móng tay của học sinh 30 Bảng 3.13 Liên quan tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh với thói quen uống thuốc tẩy giun 30 Bảng 3.14: Tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh với thói quen uống thuốc tẩy giun hàng năm 31 Bảng 3.15 Tỷ lệ nhiễm của học sinh với số lượt uống thuốc tẩy giun 31 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Các giun đũa trưởng thành 6 Hình 1.2 Trứng giun đũa 6 Hình 1.3 Giun tóc đực 6 Hình 1.4 Giun tóc cái 6 Hình 1.5 Trứng giun tóc 7 Hình 1.6 Miệng giun móc 8 Hình 1.7 Miệng giun mỏ 8 Hình 1.8 Trứng giun móc/mỏ 8 Hình 1.9 Chu kỳ giun đũa 9 Hình 1.10 Chu kỳ giun tóc 10 Hình 1.11 Chu kỳ giun móc/mỏ 11 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm giun đường ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc/mỏ còn khá phổ biến ở khắp thế giới và được xem như vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, bệnh chủ yếu tập trung ở những nước chưa phát triển, ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Các bệnh giun đường ruột phổ biến trên thế giới và ảnh hưởng lớn đến các quốc gia kém phát triển và đang phát triển Bệnh lây truyền từ trứng giun có trong phân người thải ra ngoài làm đất bị nhiễm và tác nhân gây bệnh chủ yếu hiện nay là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator amreicanus) [25], [28], [31] Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2016 trên toàn thế giới có khoảng gần 2 tỉ người chiếm khoảng 24% dân số thế giới bị nhiễm giun đường ruột Khu vực nhiễm giun tập trung vào các quốc gia có điều kiện cận nhiệt đới và nhiệt đới tại Châu Phi, Mỹ La Tinh, Trung Quốc và Đông Á, trong đó trẻ em dễ bị phơi nhiễm bệnh do tình trạng thể chất, dinh dưỡng và nhận thức kém [5], [35] Việt Nam có khoảng 45 triệu người nhiễm giun, phổ biến khắp các tỉnh thành trên cả nước, 95% người Việt Nam mang mầm bệnh nhiễm giun, trong đó có 1 người có thể nhiễm 1-3 loài giun [8] Quảng Ninh là tỉnh có địa hình miền núi, trung du và đồng bằng ven biển Thu nhập chính của đa số người dân ở đây là khai thác than, phát triển du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, làm nông nghiệp và canh tác hoa màu Đặc biệt còn nhiều vùng nông thôn trong tỉnh dùng phân tươi người để trồng rau màu và nuôi cá Tập quán ăn rau sống, gỏi cá, nem chua, tiết canh, thịt tái song song với việc tập quán vệ sinh môi trường hiện nay rất thuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm của các bệnh ký sinh trùng, bệnh phát tán khắp nơi với tỷ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng địa lý trong tỉnh Năm 2016, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương triển khai hoạt động "Đánh giá thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học" tại 21 tỉnh thành trong cả nước, cho thấy tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất cao nhất tại tỉnh Quảng Ninh 20,31%

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w