Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VÕ THỊ THƯƠNG THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CHO TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
VÕ THỊ THƯƠNG
THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ
CHO TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI THÀNH PHỐ
HÀ TĨNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2022
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
VÕ THỊ THƯƠNG
THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ
CHO TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI THÀNH PHỐ
HÀ TĨNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 8720110
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ XUÂN SƠN
THÁI NGUYÊN - NĂM 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những thông tin, số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn đều được trích dẫn đầy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo (Bộ phận đào tạo sau đại học), các phòng ban chức năng, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý của Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học trong thời gian qua
Tôi vô cùng biết ơn sâu sắc, gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Tiến sỹ Hà Xuân Sơn là người đã hết sức tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế thành phố Hà Tĩnh, các Trạm Y tế phường, xã: Bắc Hà, Trần Phú, Nguyễn Du, Thạch Bình, Thạch
Hạ, Đồng Môn đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài tại địa phương
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, tập thể lớp Cao học Y học dự phòng khóa 24 đã ủng hộ, động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2022
Học viên
Võ Thị Thương
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AOR : Adjusted Odds Ratio
(Tỷ suất chênh đã điều chỉnh)
CDC : Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật)
KTC : Khoảng tin cậy
Trang 6MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Khái niệm về vắc xin và tiêm chủng 3
1.1.1 Vắc xin 3
1.1.2 Tiêm chủng 3
1.1.3 Lịch tiêm chủng vắc xin 4
1.2 Tình hình tiêm chủng trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.1 Tình hình tiêm chủng trên thế giới 8
1.2.2 Tình hình tiêm chủng tại Việt Nam 13
1.3 Một số yếu tố liên quan đến sự lựa chọn tiêm chủng 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu: 26
2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 26
2.4.1 Cỡ mẫu 26
2.4.2 Cách chọn mẫu 27
2.5 Biến số, chỉ số nghiên cứu 29
2.5.1 Biến số 29
2.5.2 Chỉ số: 31
2.5.3 Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số nghiên cứu 31
2.6 Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 32
2.7 Kỹ thuật phân tích số liệu 33
2.8 Sai số và khống chế sai số 33
2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
Trang 73.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: 35 3.2 Thực trạng tiêm chủng dịch vụ của trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại thành
phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2022 37 3.3 Một số yếu tố liên quan đến sự lựa chọn tiêm chủng dịch vụ cho trẻ dưới
24 tháng tuổi 66
KẾT LUẬN 68 KHUYẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Lịch tiêm chủng vắc xin trong chương trình TCMR………4
Bảng 1.2 Lịch tiêm chủng vắc xin ngoài chương trình TCMR 5
Bảng 2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu theo từng xã, phường 28
Bảng 2.2 Bảng các biến số nghiên cứu 29
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng trẻ trong mẫu nghiên cứu 35
Bảng 3.2 Đặc điểm chung của đối tượng bà mẹ trong mẫu nghiên cứu 36
Bảng 3.3 Các loại vắc xin tiêm chủng dịch vụ được bà mẹ lựa chọn để tiêm chủng dịch vụ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi 39
Bảng 3.4 Lý do bà mẹ lựa chọn đưa con đi tiêm chủng dịch vụ: 41
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa giới tính của trẻ và sự lựa chọn tiêm chủng dịch vụ của mẹ dành cho trẻ 46
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tuổi của trẻ và sự lựa chọn tiêm chủng dịch vụ cho trẻ 47
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tuổi mẹ và sự lựa chọn tiêm chủng dịch vụ cho trẻ 47
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ và sự lựa chọn tiêm chủng dịch vụ cho trẻ 48
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa mức sống của gia đình và sự lựa chọn tiêm chủng dịch vụ cho trẻ 48
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và sự lựa chọn tiêm chủng dịch vụ cho trẻ 49
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa khu vực sinh sống của trẻ và sự lựa chọn tiêm chủng dịch vụ cho trẻ 49
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tiêm chủng dịch vụ của trẻ ≤ 24 tháng tuổi 37 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tiêm chủng dịch vụ cho trẻ theo khu vực sinh sống 38 Hộp 3.1: Ý kiến của bà mẹ về các loại vắc xin mẹ mong muốn được tiêm dịch
vụ cho trẻ 40 Hộp 3.2: Ý kiến của bà mẹ về lý do lựa chọn đưa trẻ < 24 tháng tuổi đi TCDV 42 Hộp 3.3: Ý kiến của bà mẹ về ưu điểm của TCDV 43 Hộp 3.4: Ý kiến của bà mẹ về nhược điểm của TCDV 44 Hộp 3.5: Ý kiến của bà mẹ về tiêu chí lựa chọn điểm tiêm chủng dịch vụ 45
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại [12] Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng (TCMR) đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20 [3] Từ khi xuất hiện, tiêm chủng phòng bệnh đã làm thay đổi cơ cấu bệnh truyền nhiễm theo hướng tích cực trên phạm vi toàn cầu
Ở nước ta hiện nay có hai hệ thống cung ứng dịch vụ tiêm chủng là tiêm chủng mở rộng (TCMR) (hệ thống công lập) và tiêm chủng dịch vụ (TCDV) (hệ thống bán công lập và tư nhân) Sự đa dạng các loại hình dịch
vụ tiêm chủng sẽ giúp người dân tiếp cận được nhiều hơn, đủ hơn, chất lượng cao hơn các vắc xin cũng như được hưởng dịch vụ tiêm chủng thuận tiện, thân thiện hơn
Hiện nay, trên thế giới có vắc xin bảo vệ hiệu quả gần 30 bệnh truyền nhiễm nhưng chưa nước nào mà nhà nước bao cấp đủ cho tiêm chủng phổ cập Chương trình TCMR quốc gia ở Việt Nam với 11 loại vắc xin miễn phí
là sự quan tâm vô cùng to lớn của Nhà nước tới sức khỏe của người dân [14] Tuy nhiên vẫn còn nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác không nằm trong danh mục TCMR của quốc gia, vì vậy rất cần có sự chung tay của người dân với các cơ quan nhà nước cũng như với các cơ sở sản xuất, phân phối vắc xin, cơ sở TCDV để tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin
Nghiên cứu cắt ngang trên 130 bà mẹ và 130 trẻ từ 12-23 tháng tuổi tại
xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ 10/12/2019 đến 20/05/2020 cho thấy tỷ lệ số mũi TCDV trong tổng số mũi tiêm chủng các loại vắc xin chiếm 30,2%, với từng loại vắc xin [2]
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt
Trang 11là tiêm chủng phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ngày càng được chú trọng Tại thành phố Hà Tĩnh có 07 cơ sở TCDV đang hoạt động trên địa bàn làm tăng cơ hội tiếp xúc với các mũi tiêm phòng bệnh cho người dân Tỷ
lệ TCDV cao sẽ góp phần tăng tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ trong năm
2022 khi mà chương trình TCMR bị gián đoạn do dịch Vấn đề đặt ra, tỷ lệ TCDV tại thành phố Hà Tĩnh là bao nhiêu và những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn TCDV dành cho trẻ?
Để giải đáp vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tiêm chủng dịch vụ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi tại thành phố Hà Tĩnh và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu sau:
1 Mô tả thực trạng tiêm chủng dịch vụ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi tại thành phố Hà Tĩnh năm 2022;
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến sự lựa chọn tiêm chủng dịch vụ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm về vắc xin và tiêm chủng
1.1.1 Vắc xin
Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (có thể toàn thân hoặc một phần hoặc có cấu trúc tương tự) dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể [27]
Sử dụng vắc xin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh [6]
Liều lượng dùng vắc xin tùy thuộc vào loại vắc xin và đường đưa vào cơ thể Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn
dịch Ngược lại, liều lượng quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu
1.1.2 Tiêm chủng
Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật.[5]
Chương trình TCMR bắt đầu triển khai ở Việt Nam từ đầu những năm
1980 Địa bàn được bao phủ TCMR tăng dần hàng năm ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện và xã trên phạm vi toàn quốc Năm 1981 đến năm 1985 thì triển khai trên toàn quốc [11] Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao Cho đến nay, đã có 12 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào chương trình bao gồm vắc xin phòng bệnh Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Sởi, Viêm não Nhật Bản, Tả, Thương hàn, Viêm phổi/ Viêm màng não mủ do Hib, Rubella [12]
Tiêm chủng dịch vụ là hình thức tiêm chủng thứ hai ở Việt Nam bắt đầu
Trang 13hình thành từ năm 2006, chi phí tiêm chủng do người lựa chọn dịch vụ chi trả Trong đó, chủ yếu là những vắc xin được sản xuất ở nước ngoài, được cấp phép đăng ký, lưu hành tại Việt Nam
1.1.3 Lịch tiêm chủng:
Bảng 1.1 Lịch tiêm chủng vắc xin trong chương trình TCMR
Trang 14STT Tuổi tiêm Tên vắc xin Phòng bệnh
- Bại liệt (bOPV) lần 1
B, Bại liệt
3 03 tháng
- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (DPT-VGB-Hib) mũi 2
- Bại liệt (bOPV) lần 2
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Influenza tip B, Bại liệt
4 04 tháng
- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (DPT-VGB-Hib) mũi 3
- Bại liệt (bOPV) lần 3
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Influenza tip B, Bại liệt
5 05 tháng Bại liệt tiêm (IPV) Bại liệt
7 12 tháng
Viêm não Nhật Bản (VNNB) 2 mũi (cách nhau 1-2 tuần)
Viêm não Nhật Bản
8 18 tháng - DPT
-Sởi – Rubella
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Rubella
9 24 tháng Viêm não Nhật Bản mũi 3 Viêm não Nhật Bản
Nguồn: Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam
Bảng 1.2 Lịch tiêm chủng vắc xin ngoài chương trình TCMR
Trang 15STT Tuổi tiêm Tên vắc xin Phòng bệnh
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Influenza tip B, Bại liệt, tiêu chảy do vi rút Rota
Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm mũi họng do phế cầu
5
03 tháng
- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib, Bại liệt (IPV), rota (lần 2)
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Influenza tip B, Bại liệt, tiêu chảy do vi rút Rota
Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm mũi họng do phế cầu
7
04 tháng
- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib, Bại liệt (IPV), rota (tùy loại vắc xin) (lần 3)
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Influenza tip B, Bại liệt, tiêu chảy do vi rút Rota
Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm mũi họng do phế cầu
9 6 tháng trở
lên
Cúm mùa (nhắc lại hàng năm) Cúm mùa
Trang 16STT Tuổi tiêm Tên vắc xin Phòng bệnh
cách nhau 6-8 tuần) Viêm não mô cầu B+C
11 9 tháng
Sởi (đơn) Thủy đậu Vắc xin cúm (2 mũi cơ bản cho trẻ chưa tiêm lúc 6 tháng)
Bệnh sởi Thủy đậu Bệnh cúm do vi rút
12 Từ 9 tháng
trở lên
Não mô cầu ACYW- 135 (liều 1), Viêm não Nhật Bản JE-CV (liều 1)
Viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu Viêm não Nhật Bản
15 Sởi - Quai bị - Rubella Sởi - Quai bị - Rubella
17
16-24 tháng
Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib, Bại liệt (IPV) (lần 4)
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Influenza tip B, Bại liệt
(lần 4)
Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm mũi họng do phế cầu
19 18 tháng Viêm gan A (nhắc lại)
hoặc viêm gan A+B
Viêm gan A hoặc viêm gan A+B
Trang 171.2 Tình hình tiêm chủng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình tiêm chủng trên thế giới
Tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng bệnh WHO đã phát động việc tiêm phòng bệnh truyền nhiễm bằng vắc xin cho trẻ
em từ năm 1900 Ban đầu, chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ mới triển khai ở vài nước phát triển và vắc xin phòng bệnh đậu mùa được sử dụng đầu tiên Sau đó là sự ra đời của các loại vắc xin phòng bệnh Ho gà (1914), Bạch hầu (1926), Uốn ván (1938), Cúm (1945), Quai bị (1948) Bại liệt (1955), Sởi (1963), Rubella (1969) và các loại virus khác [30]
Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới [13]
Tiêm chủng mở rộng là một chương trình quốc gia ưu tiên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và đã đạt thành quả quan trọng như: Thanh toán bệnh Đậu mùa năm 1979, thanh toán Bại liệt ở nhiều nước, đến năm 2002 có 135 nước loại trừ bệnh Uốn ván sơ sinh, Số trường hợp tử vong do Sởi được báo cáo giảm từ 2,6 triệu/năm xuống còn 122.000 năm 2012, Số tử vong liên quan đến Ho gà đã giảm từ 1,3 triệu/năm xuống còn 63.000 vào năm 2013 Số mắc Bạch hầu đã giảm từ 80.000 trường hợp năm 1975 xuống còn dưới 10.000 trường hợp như hiện nay; Vắc xin phòng Haemophilus influenza B (Hib) đã làm giảm 90% tỷ lệ mắc bệnh Viêm màng não do Hib ở Châu Âu trong 10 năm [12] Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 được coi là thập kỷ thành công nhất của lịch sử phát triển vắc xin Các vắc xin mới là vắc xin viêm màng não do não mô cầu, vắc xin phế cầu phòng viêm phổi, vắc xin phòng tiêu chảy do vi rút Rota và vắc xin phòng vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung [3]
Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng
mở rộng (TCMR) đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng
Trang 18của thế kỷ 20 Theo tổng kết của Liên minh toàn cầu về vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), trong thập kỷ vừa qua vắc xin viêm gan B và Hib được đưa vào chương trình TCMR ở nhiều nước đang phát triển đã góp phần dự phòng cho 5 triệu trẻ em khỏi bị tử vong vì các bệnh nhiễm trùng nhờ tiêm vắc xin Cùng với các hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, sự tăng đầu tư nguồn lực và kinh phí, với việc đưa thêm các vắc xin mới vào chương trình TCMR (vắc xin phế cầu phòng viêm phổi, vắc xin rota phòng tiêu chảy và các vắc xin khác như Sốt vàng, Não mô cầu, Viêm não Nhật Bản, Rubella, Thương hàn, HPV ) Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) ước tính rằng nếu tất cả các vắc xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ cao trên 90%, hàng năm dự phòng 2-3 triệu trẻ em nữa không bị chết vì các bệnh nhiễm trùng [3]
Đến nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đưa văc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân và tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội [12] Tiêm chủng hiện ngăn ngừa được 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm và có thể tránh được thêm 1,5 triệu ca tử vong nếu tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện trên toàn cầu Tuy nhiên, sự chần chừ về vắc xin gần đây đã dẫn đến sự trỗi dậy của các bệnh có thể phòng ngừa được [47]
Hàng năm, hơn 19 triệu trẻ em bỏ lỡ những lợi ích của việc tiêm chủng
và nhiều trẻ em hoàn toàn không nhận được vắc xin Kết quả là hơn 1 triệu trường hợp tử vong do các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin mỗi năm Gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong là hậu quả của các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin [57]
Trên 28 quốc gia thành viên EU, nhận thức của công chúng đối với vắc xin chủ yếu là tích cực, với đa số công chúng EU đồng ý (mạnh mẽ hoặc có
xu hướng đồng ý) rằng vắc xin quan trọng (90,0%), an toàn (82,8%), hiệu quả (87,8%) và tương thích với tín ngưỡng tôn giáo (78,5%) Đa số công chúng
Trang 19EU cũng đồng ý rằng MMR và vắc xin cúm theo mùa rất quan trọng và an toàn [44]
Tại Afghanistan năm 2015 tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp với chỉ 65% trẻ
em được tiêm liều thứ ba của bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT3) dựa trên ước tính của WHO Khoảng 60% trẻ em ở Afghanistan chưa được tiêm chủng hoặc không được tiêm chủng, khiến hàng triệu trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin một cách không cần thiết [51] Nghiên cứu của Pooja N Patel và cộng sự về Tình trạng tiêm chủng của trẻ em ở Nepal và các yếu tố liên quan, 2016 cho thấy: Trong số 976 trẻ, có 78,2% trẻ được tiêm chủng đầy đủ Nhìn chung, tỷ lệ tiêm chủng ở Nepal tương đối cao, mặc dù nó thay đổi theo liều lượng và các yếu tố xã hội học Gần 25% trẻ em Nepal không được chủng ngừa đầy đủ, khiến các em có nhiều nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bệnh tật và tử vong có thể phòng ngừa được bằng vắc xin [53]
Nghiên cứu của Delbar Dilmaghani và cộng sự năm 2018 nhằm điều tra tình trạng tiêm chủng hiện tại của trẻ em mẫu giáo và giáo viên sư phạm ở Düsseldorf, Đức cho thấy: Tỷ lệ tiêm chủng của trẻ em trong các trường mẫu giáo ở Düsseldorf thấp hơn nhiều so với dữ liệu địa phương, liên bang và toàn quốc về khám sức khỏe đầu vào trường học của trẻ em 76,0% trẻ em được chủng ngừa kịp thời chống lại MMR, 68,2% chống lại thủy đậu và 75,4% chống lại não mô cầu nhóm huyết thanh C Dữ liệu cho thấy số lượng trẻ em được chủng ngừa cao hơn ở các nhóm tuổi lớn hơn [40]
Điều tra Tiêm chủng Quốc gia - Trẻ em, Hoa Kỳ, 2017-2019, dữ liệu từ cuộc khảo sát được sử dụng để ước tính tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở cấp quốc gia, khu vực, tiểu bang, vùng lãnh thổ và địa phương được lựa chọn đối với trẻ em sinh ra trong năm 2016 và 2017 Tỷ lệ bao phủ toàn quốc tính đến 24 tháng tuổi là ≥90% đối với ≥3 liều vắc xin bại liệt vắc xin, ≥3 liều vắc xin viêm gan B (HepB), và ≥1 liều vắc xin thủy đậu (VAR); tỷ lệ bao phủ toàn
Trang 20quốc là ≥90% đối với ≥1 liều vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR), mặc dù tỷ
lệ bao phủ MMR là <90% ở 14 tiểu bang Tỷ lệ bao phủ với ≥2 liều vắc xin cúm đối với trẻ sinh ra trong giai đoạn 2016-2017 (58,1%) cao hơn so với trẻ sinh ra trong giai đoạn 2014-2015 (53,8%) nhưng là mức thấp nhất trong số các loại vắc xin được nghiên cứu Chỉ có 1,2% trẻ em chưa được tiêm chủng trước 24 tháng tuổi Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em tham gia Medicaid hoặc không
có bảo hiểm y tế thấp hơn so với trẻ em được bảo hiểm tư nhân Tỷ lệ không được tiêm chủng hoàn toàn cao nhất ở trẻ em không có bảo hiểm (4,1%), thấp hơn ở nhóm trẻ tham gia Medicaid (1,3%) và thấp nhất ở nhóm trẻ có bảo hiểm tư nhân (0,8%) [43]
Trong một báo cáo về tình hình tiêm chủng ở Châu Âu năm 2018 cho kết quả: Mười bốn quốc gia đặt mục tiêu báo cáo hàng năm về tỷ lệ bao phủ vắc xin quốc gia (VCR), cũng như có VCR mục tiêu cho mỗi vắc xin ở các nhóm tuổi khác nhau Mười quốc gia sử dụng hồ sơ tiêm chủng điện tử hoặc sổ đăng
ký tập trung cho việc tiêm chủng ở trẻ em và bảy quốc gia cho các nhóm tuổi khác Về tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo, một loạt các bệnh Sởi, Quai bị và Rubella (ở trẻ em), Viêm gan B và bệnh Phế cầu khuẩn xâm nhập (ở mọi lứa tuổi) đã được tìm thấy ở các quốc gia [54]
Nghiên cứu của A Kanellopoulou và cộng sự về tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ
em đi học ở Tây Hy Lạp từ năm 2016 đến năm 2019 nhằm điều tra mức độ bao phủ tiêm chủng ở trẻ em ở Tây Hy Lạp và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nó cho kết quả: Tỷ lệ tiêm chủng cao (> 90%) đã được quan sát thấy ở hầu hết các loại vắc xin Đối với vắc xin liên hợp Phế cầu khuẩn (PCV), tỷ lệ bao phủ với bốn liều, theo khuyến cáo tại thời điểm nghiên cứu là chưa tối ưu (39,2%) Đối với vắc xin vi rút u nhú ở người và vắc xin nhóm huyết thanh Não mô cầu B, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tương ứng là 2,6% và 6,5% [36] Năm 2020 do đại dịch Covid-19, 23 triệu trẻ em đã bỏ lỡ việc tiêm chủng, điều đó cao hơn 3,7 triệu so với năm 2019 Dự kiến sẽ ngăn chặn được
Trang 2151 triệu ca tử vong do tiêm chủng được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2030 [58]
Đến tháng 7/2020 WHO và UNICEF đã cảnh báo về việc tình trạng tiêm chủng giảm xuống trong dịch Covid-19 Theo đó, những số liệu ước cập nhật
về bao phủ vắc xin của WHO và UNICEF trong năm 2019 cho thấy những cải thiện trong tiêm chủng như mở rộng việc tiêm vắc xin HPV trên 106 quốc gia
và những nỗ lực bảo vệ được nhiều trẻ em hơn khỏi các bệnh tật đang có nguy
cơ bị giảm xuống Do đại dịch Covid-19, có ít nhất 30 chiến dịch tiêm vắc xin Sởi đã không được thực hiện hoặc có nguy cơ bị hủy, điều này có thể dẫn đến
sự bùng phát bệnh Sởi vào năm 2020 và những năm sau đó Theo một cuộc khảo sát nhanh mới do do UNICEF, WHO và Gavi thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hòa Kỳ, Viện Vắc xin Sabin và Trường Đại học Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg, thì 3/4 trong số 82 quốc gia tham gia khảo sát báo cáo rằng các quốc gia này có những gián đoạn trong chương trình tiêm chủng do Covid-19 gây ra tính đến tháng 5 năm 2020 Có nhiều nguyên nhân gây ra sự gián đoạn này Ngay cả khi có dịch vụ tiêm chủng, người dân vẫn không được tiêm chủng vì họ không muốn ra khỏi nhà,
vì giao thông bị đình trệ, vì những khó khăn kinh tế, hạn chế di chuyển, hoặc
do sợ nguy cơ tiếp xúc với những người bị Covid-19 Có 14 quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng dưới 80% vào năm 2019 Một cuộc thăm dò ý kiến nhanh được thực hiện trước đó vào tháng 4 cũng nhận được sự tham gia của 801 người từ
107 quốc gia, cho thấy sự gián đoạn của chương trình tiêm chủng thường xuyên đã ở diện rộng và ảnh hưởng đến tất cả các khu vực 64% quốc gia đại diện trong cuộc thăm dò ý kiến này cho thấy tiêm chủng thường xuyên bị gián đoạn hoặc thậm chị bị ngừng hẳn [32]
Nghiên cứu đánh giá mức độ bao phủ vắc xin sởi ở thành phố Lincang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc năm 2021 của Xiaotong Yang và cộng sự cho kết quả: Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng đạt 98,9% (KTC 95%: 98,2-99,6%) đối với
Trang 22vắc xin sởi liều 1 và 95,8% (KTC 95%: 94,9-96,7%) đối với vắc xin sởi liều
2 Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng kịp thời là 52,0% (KTC 95%: 48,8-55,2%) đối với vắc xin sởi liều 1 và 74,1% (KTC 95%: 82,9-89,0%) đối với vắc xin sởi liều 2 Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng đúng lịch là 41,0% (KTC 95%: 36,7-45,3%) Thời gian trì hoãn trung bình là 33 (95% CI: 27-39) ngày đối với vắc xin sởi liều 1 và 196 (95% CI: 146-246) ngày đối với vắc xin sởi liều 2 [59]
Một số quốc gia triển khai đồng thời cả hình thức TCMR và TCDV như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Hồng Kông Một số quốc gia như Pháp, Mỹ dùng nguồn bảo hiểm y tế để tiêm chủng [1]
1.2.2 Tình hình tiêm chủng tại Việt Nam
Chương trình TCMR được triển khai thí điểm tại nước ta từ năm 1981, sau đó được triển khai trên phạm vi cả nước qua nhiều giai đoạn phát triển và được xem là một trong những chương trình y tế quốc gia ưu tiên Kể từ năm
1994, sau khi 100% số xã, phường trên toàn quốc đã được bao phủ Chương trình TCMR, tỷ lệ số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của Chương trình Tỷ lệ này liên tục tăng lên theo các năm và kể từ năm 1995 luôn được duy trì ở mức trên 90% ở quy mô tuyến tỉnh Kể từ năm 2004 tỷ lệ này luôn được duy trì mức trên 90% ở quy mô tuyến huyện (trừ năm 2007 do thiếu vắc xin Sởi) [11]
Việt Nam hiện đang vận hành “song song” hệ thống tiêm chủng miễn phí (TCMR) và thu phí (TCDV) tại các cơ sở tiêm chủng trên cả nước, bao gồm
cả các cơ sở y tế công và y tế tư nhân Bên cạnh chương trình TCMR, có khoảng gần 2.000 cơ sở TCDV cung cấp dịch vụ tiêm chủng thu phí, bao gồm
cả cơ sở y tế công lập và tư nhân Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố có số lượng cơ sở TCDV lớn nhất cả nước, tính đến năm 2020, số lượng cơ sở TCDV là khoảng 140 cơ sở tại Tp Hồ Chí Minh và 125 cơ sở tại
Hà Nội Với việc triển khai loại hình TCDV nhằm tăng cơ hội, tăng sự lựa
Trang 23chọn và dễ dàng tiếp cận hơn đối với người dân, đặc biệt là nhóm trẻ em trong
độ tuổi tiêm chủng So sánh giữa các cơ sở TCDV ở Hà Nội, đặc biệt ở các quận nội thành, so với Sơn La là tỉnh miền núi khó khăn có thể thấy rằng tỉ lệ tiêm chủng ở các cơ sở y tế tư nhân tại các khu vực thành thị cao hơn so với các khu vực nông thôn, tuy nhiên, tỉ lệ tiêm chủng ở các cơ sở này chưa được ghi nhận một cách đầy đủ Các cơ quan quản lý nhà nước thường khó giám sát thường xuyên về tỉ lệ tiêm chủng của các sơ sở TCDV [26]
Liên quan đến tình trạng khan hiếm vắc xin, đặc biệt là vắc xin 5 trong 1 vào thời điểm năm 2015, Bộ Y tế và các ban ngành liên quan đã tìm nhiều giải pháp để nhập vắc xin về Việt Nam Trong năm 2015 đã tiến hành nhập 160.000 liều vắc xin 5 trong 1 và phân phối để triển khai tiêm trên phạm vi toàn quốc qua 161 cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ [7]
Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 1,6 triệu trẻ em ra đời, các chương trình TCMR được triển khai trên toàn quốc, tới tận tuyến xã phường với trên 11.300 Trạm Y tế (TYT) xã phường Trên cả nước có khoảng trên 30.000 điểm tiêm chủng Chương trình TCMR quốc gia cung cấp khoảng 30 triệu mũi tiêm chủng miễn phí cho phụ nữ và trẻ em mỗi năm, đặc biệt là phụ
nữ giai đoạn mang thai và trẻ em dưới 60 tháng tuổi Bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm chủng dịch vụ cũng cung cấp 4-5 triệu mũi tiêm dịch vụ mỗi năm đóng góp phần không nhỏ vào nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vắc xin [9]
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Anh về: ”Thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh Nghệ An năm 2016” cho thấy: TCDV mới chỉ cung cấp trung bình mỗi người 1 mũi tiêm với tỷ lệ là 20,1% Tổng số liều vắc xin đã sử dụng là 64236 liều với 19 loại vắc xin Trong đó, có cả những vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng như: vắc xin phòng Lao 3,3%; Viêm gan B 7,0%; Viêm não Nhật Bản 3,6% và các vắc xin khác phục vụ nhu cầu người dân phòng các bệnh nằm ngoài chương trình
Trang 24tiêm chủng mở rộng Loại được sử dụng nhiều nhất là vắc xin phòng Sởi - Quai bị - Rubella 16,3% Ngoài ra vắc xin phòng bệnh về Tiêu chảy, phòng Dại được sử dụng tương đối nhiều Loại vắc xin có sử dụng nhưng với số lượng thấp là vắc xin phòng Viêm phổi - Viêm màng não mủ 0,2% Nhu cầu người dân với sử dụng vắc xin dịch vụ tăng qua các năm Lượng đối tượng có khả năng dùng tiêm chủng dịch vụ còn nhiều Có sự mất cân đối trong cung cấp TCDV giữa các vùng miền, khu vực với lượng sử dụng ở thành phố là 65,9%, ở đồng bằng là 34,1%, miền núi chưa có [1]
Nghiên cứu của Ngô Khánh Hoàng, Đặng Thị Kim Hạnh, Nguyễn Nhật Cảm về “Ảnh hưởng của loại hình tiêm chủng tới tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi tại Hà Nội, năm 2016” cho thấy
có 534/1263 (42,3%) trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, trong đó 88,8% trẻ được tiêm chủng bằng vắc xin miễn phí trong TCMR và 11,2% bằng vắc xin có thu phí trong TCDV (vắc xin dịch vụ) [17]
Một nghiên cứu cắt ngang kết hợp với hồi cứu hồ sơ tiêm chủng đã tiến hành trên 629 trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi và mẹ của trẻ tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2016 nhằm xác định thực trạng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm chủng đúng lịch ở nhóm trẻ trên Kết quả: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin trong chương trình TCMR là 97,77% Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho từng loại vắc xin là: Lao là 99,68%; DPT - Hib đạt 98,41%, VGB là 97,93%; Bại liệt đạt 97,77%; Sởi mũi 1 có tỷ
lệ là 98,41% Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch 8 loại vắc xin trong chương trình TCMR là 59,14% Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch cho từng loại vắc xin là: Lao là 72,41%; DPT - Hib đạt 85,85%, VGB là 85,69%; Bại liệt đạt 85,37%; Sởi mũi 1 là 81,91% [18]
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017 về kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy
Trang 25đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt trên 70% Lý do chính là quên, sót mũi tiêm, trẻ theo cha mẹ đến nơi ở mới chưa thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ tiêm chủng và một phần là hệ thống quản lý hiện nay chưa đáp ứng được hoặc chưa đưa ra số liệu chính xác Các nguyên nhân chính là do còn sử dụng các
hệ thống thu thập thông tin liên quan tới tiêm chủng rời rạc, không liên thông
số liệu, không triển khai đồng bộ trên toàn quốc, chưa có phân tích dự báo kịp thời, tách biệt giữa 2 loại hình TCMR và TCDV, tách biệt giữa quản lý tiêm chủng và quản lý vắc xin, khó khăn trong quản lý các trường hợp khi gia đình mất sổ tiêm chủng [9]
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La, tính đến 31/12/2018, số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ là 24.138 cháu, đạt 94,4% Việc triển khai hiệu quả chương trình TCMR với số trẻ em được bảo
vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm phòng được bằng vắc xin đạt ở mức cao đã góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu sự lưu hành của các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên địa bàn [31]
Qua khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân tại phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019 tỷ lệ người dân đã từng sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV là 60%, những dịch vụ mà người dân đã từng sử dụng tại các PKĐKKV phổ biến nhất là điều trị các bệnh thông thường (79,0%), điều trị bệnh mạn tính (24,6%), TCMR (21,6%) [21] Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại huyện Thanh Trì, Hà Nội với mục tiêu xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin của trẻ
em dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan năm 2019 cho kết quả: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện Thanh Trì năm
2019 là 93,33%, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch chỉ đạt 30,48% Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của vắc xin phòng bệnh lao cao nhất là 88,09%, tỷ lệ phòng Sởi đạt 78,57%, tỷ lệ phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Hib đạt 70,95%, thấp nhất là hai loại vắc xin Viêm gan B (55,71%) và Bại
Trang 26liệt (60,48%) Đối với những trẻ có loại hình tiêm chủng bằng cả hai hình thức miễn phí và dịch vụ có khả năng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cao hơn 2,9 lần các đối tượng tiêm chủng bằng hình thức tiêm chủng hoàn toàn miễn phí, và các trẻ đã từng nằm viện có khả năng không tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cao hơn 2,5 lần so với những trẻ chưa nằm viện lần nào [28]
Nghiên cứu cắt ngang trên 130 bà mẹ và 130 trẻ từ 12-23 tháng tuổi tại
xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ 10/12/2019 đến 20/05/2020 nhằm mô tả thực trạng tiêm chủng của trẻ dưới 1 tuổi năm 2019 trên địa bàn cho thấy tỷ lệ số mũi TCDV trong tổng số mũi tiêm chủng các loại vắc xin chiếm 30,2%, với từng loại vắc xin, 3 mũi DPT – VGB – Hib chiếm tỷ lệ cao nhất (38,7%, 46,2% và 49,1%) [2]
Một nghiên cứu mô tả thực trạng TCMR đầy đủ, đúng lịch ở trẻ dưới 12 tháng tuổi tại phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên năm 2020 được thực hiện trên 105 trẻ em bằng cách phỏng vấn ngay những người chăm sóc chính và kiểm tra hồ sơ tiêm chủng cho kết quả: Phạm vi tiêm chủng đầy đủ cho mỗi vắc xin: Viêm gan B: 99%, Lao: 100%, DPT-Hib: 99%, Bại liệt: 99% và Sởi: 100% Tỷ lệ của tiêm chủng đúng lịch đối với từng loại vắc xin: Viêm gan B: 83,8%, Lao: 87,6%, DPT-Hib: 83,8%, Bại liệt: 83,8% và Sởi: 71,4% Phạm vi tiêm chủng đầy đủ của 8 loại vắc xin là 99% trong khi tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch 8 loại vắc xin chỉ đạt 57,1% [23]
1.3 Một số yếu tố liên quan đến sự lựa chọn tiêm chủng
Vào đầu những năm 90, Ủy ban Tư vấn về Vắc xin Quốc gia Hoa Kỳ kết luận rằng có những rào cản đáng kể đối với việc trẻ nhỏ được tiêm chủng đầy
đủ bao gồm giờ tiêm chủng không thuận tiện và hạn chế, khả năng tiếp cận
dịch vụ chăm sóc sức khỏe không đầy đủ và phí sử dụng vắc xin [42]
Một cuộc khảo sát của Taylor và cộng sự năm 2002 cho thấy đã có sự chuyển hướng sang các loại vắc xin được tiêm ở cơ sở chăm sóc ban đầu với khoảng 58% được sử dụng tại các cơ sở tư nhân Nghiên cứu của họ được
Trang 27thực hiện để đánh giá mối liên quan giữa nhận thức của cha mẹ về các rào cản đối với tiêm chủng và sở thích của họ về các chiến lược cụ thể được thiết kế
để giảm cơ hội tiêm chủng bị bỏ lỡ và cải thiện tình trạng tiêm chủng của con cái họ Dữ liệu tiêm chủng thực tế đã được thu thập trên hơn 13.000 trẻ
em Hai phần ba số phụ huynh đã trả lời cho biết rằng con cái của họ không nên chủng ngừa quá hai lần trong một lần khám Tuy nhiên, không có sự khác biệt về số lượng vắc xin tối đa ưu tiên cho mỗi lần khám so với cha mẹ của trẻ
đã được chủng ngừa đầy đủ lúc 8 tháng tuổi và cha mẹ của trẻ chưa được tiêm chủng (đáp ứng trung bình cho cả hai nhóm là hai mũi tiêm, p = 0,62) Ngoài
ra, không có sự khác biệt trong phạm vi tiêm chủng so với các nhóm có thái
độ của cha mẹ đối với hoặc phản đối việc con họ được chủng ngừa cần thiết trong thời gian khám bệnh Rào cản thường được trích dẫn nhất là lo ngại về tác dụng phụ của vắc xin nhưng rào cản này không liên quan đến tình trạng tiêm chủng Các rào cản đã được xác định khác bao gồm cả lịch tiêm vắc xin khó hiểu, sự bất tiện của quá trình tiêm chủng, việc một đứa trẻ thường xuyên
bị ốm không thể tiêm chủng, và sự phản đối của tôn giáo có liên quan về mặt thống kê với việc tiêm chủng không đầy đủ Tuy nhiên, những rào cản này được xác định bởi <5% phụ huynh và không được cho là nguyên nhân gây ra một số lượng đáng kể trẻ em chưa được tiêm chủng Taylor và cộng sự kết luận rằng tỷ lệ tiêm chủng có thể được cải thiện bằng cách làm cho các quy trình thực hành tại văn phòng của họ hiệu quả hơn [56]
Một nghiên cứu của Kimmel và cộng sự năm 2010 nhóm rào cản đối với tiêm chủng là rào cản của hệ thống (ví dụ: tổ chức hệ thống chăm sóc sức khỏe không đầy đủ), rào cản của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (ví dụ: bác sĩ lâm sàng không được giáo dục đầy đủ về vắc xin), và rào cản của phụ huynh và bệnh nhân (ví dụ: sợ tiêm chủng - các sự kiện bất lợi liên quan) Rào cản hệ thống quan trọng nhất đối với tiêm chủng là cung cấp và phân phối Vắc xin đã có lúc thiếu hụt do năng lực sản xuất không đủ [48]
Trang 28Một nghiên cứu ở Hà Lan 2012 cho thấy rằng các bậc cha mẹ trong nghiên cứu này không phản đối việc tiêm chủng nói chung Quyết định của họ không chỉ dựa trên việc cân nhắc những rủi ro của việc tiêm vắc xin chống lại những người không tiêm vắc xin; nó cũng phụ thuộc vào lối sống và quan điểm của cha mẹ về sự phát triển lành mạnh của trẻ [45]
Nghiên cứu của Lei Cao và cộng sự năm 2013 về các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tiêm chủng định kỳ của trẻ em từ 2-3 tuổi ở Trung Quốc cho thấy: Xét về yếu tố xã hội học, trẻ em nam [OR hiệu chỉnh (AOR): 1,115; Khoảng tin cậy (KTC) 95%: 1,016-1,222], con thiểu số (AOR: 1,632; KTC 95%: 1,457-1,828), con của những ông bố có trình độ học vấn thấp hơn trung học phổ thông (AOR: 1,577; KTC 95%: 1,195-2,081), những người sinh ra tại quê nhà (AOR: 4,655; KTC 95%: 3,771-5,746), những người nhập cư từ một quận lân cận (AOR: 2,006; KTC 95%: 1,581-2,546) và những người sống ở các khu vực rìa thành thị - nông thôn (AOR: 1,807; KTC 95%: 1,475-2,214) hoặc các vùng miền núi (AOR: 1,615; KTC 95%: 1,437-1,814) có tỷ lệ không được chủng ngừa đầy đủ tăng lên đáng kể Xét về các yếu tố liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ, việc sử dụng vắc xin tại nhà (AOR: 2,311; KTC 95%: 1,316-4,059), lời nhắc hộ gia đình (AOR: 2,292; KTC 95%: 1,884-2,789) và thời gian đi đến nhà cung cấp vắc xin của > 40 phút (AOR: 1,622; KTC 95%: 1,309-2,010) có liên quan tiêu cực với tỷ lệ tiêm chủng Ngoài ra, so với trẻ 3 tuổi, trẻ 2 tuổi (AOR: 1,201; KTC 95%: 1,094-1,318) ít được chủng ngừa hơn Nghiên cứu đưa ra kết luận: Tất cả các yếu tố bao gồm trình độ học vấn của bà mẹ và khoảng cách từ nhà đến cơ sở tiêm chủng đều ảnh hưởng đáng
Trang 29sởi ở Armenia bằng cách sử dụng dữ liệu đại diện trên toàn quốc Nghiên cứu
sử dụng dữ liệu tự báo cáo từ Khảo sát Sức khỏe Nhân khẩu học Armenia gần đây nhất (ADHS VII 2015/16) đã được thực hiện Trong số 588 phụ nữ đủ điều kiện sinh con cuối từ 12-35 tháng tuổi, 63 phụ nữ bị loại do không rõ tình trạng tiêm vắc xin sởi, dẫn đến 525 phụ nữ được đưa vào phân tích cuối cùng Nghiên cứu đưa ra kết quả: Trong dân số nghiên cứu, 79,6% trẻ em đã được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn, mô hình hồi quy cho thấy tuổi của trẻ ngày càng tăng (AOR 1,07, 95% CI: 1,03-1,12), trình độ học vấn trung học của bà mẹ (AOR 3,38, 95% CI: 1,17-9,76) có liên quan đáng kể đến tình trạng tiêm chủng của trẻ [35] Một nghiên cứu của Pooja N Patel và cộng sự về Tình trạng tiêm chủng của trẻ em ở Nepal và các yếu tố liên quan, 2016 cho thấy: Việc lưu giữ thẻ tiêm chủng có liên quan đáng kể đến tình trạng tiêm chủng đầy đủ Những bà
mẹ đã hoàn thành chương trình giáo dục chính quy trên trung học cơ sở và những bà mẹ đang đi làm tại thời điểm phỏng vấn có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao hơn [53]
Nghiên cứu của Ayal Debie và cộng sự năm 2016 nhằm điều tra các yếu
tố quyết định ở cấp độ cá nhân và cộng đồng đối với việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em ở Ethiopia đã đưa ra kết luận: Nhìn chung, tình trạng tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em ở mức thấp so với mục tiêu của WHO Trình độ học vấn của
bà mẹ, tình trạng giàu có, nghề nghiệp của bà mẹ, nơi cư trú, khu vực và giới tính của chủ hộ là những yếu tố dự báo quan trọng về tiêm chủng đầy đủ ở trẻ
em [37]
Nghiên cứu của Kondo Kunieda M và cộng sự năm 2020 về các yếu tố
có thể sửa đổi nhanh chóng được liên kết với đầy đủ tình trạng tiêm chủng
của trẻ em ở Niamey, Niger cho kết quả các bà mẹ thuộc nhóm giàu có trung
bình (tỷ lệ chênh lệch đã điều chỉnh [aOR] 4,05, KTC 95% 1,90–8,66) và nhóm giàu hơn (aOR 2,67, 95% CI 1,28–5,58) có khả năng cao hơn khi trẻ
Trang 30được tiêm chủng đầy đủ Các bà mẹ đã hoàn thành các trường tiểu học và trung học (aOR 2,04, KTC 95% 1,17–3,55) có khả năng tiêm chủng đầy đủ hơn Các bà mẹ hài lòng với thái độ của nhân viên y tế và có kiến thức về lịch tiêm chủng (aOR 5,32, KTC 95% 2,05–13,82) cũng dễ dàng hơn đã tiêm phòng đầy đủ cho trẻ [49]
Nghiên cứu của Serge Esako Toirambe và cộng sự năm 2021 về các yếu
tố dự báo về tình trạng không đầy đủ tiêm chủng ở trẻ em di cư dưới 5 tuổi, Maroc đã cho kết quả: Khoảng 57% trẻ em di cư cận Sahara dưới 5 tuổi được tiêm chủng không đầy đủ hoặc không được tiêm chủng Các yếu tố liên quan đáng kể đến tình trạng tiêm chủng sau khi phân tích đa biến là trình độ học vấn của bà mẹ (4,895 [1,907-12,562]), tình trạng chuyên môn (0,411 | 0,206-0,821]), kiến thức về lợi ích của việc tiêm chủng (0,035 [0,004-0,309]), lịch tiêm chủng (6,854 [3,172-14,813]), thời gian chờ (0,115 [0,051-0,261]), rào cản hành chính (7,572 [2,004-28,617]) và rào cản tâm lý (0,086 [0,043-0,170]) [55]
Trong một nghiên cứu của Yan Xiong và cộng sự tại Trung Quốc năm
2022 cho thấy bất kể dân số đăng ký hay thả nổi, phân loại khu vực, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, khoảng thời gian đến cơ sở y tế gần nhất và nhận thức về dịch vụ y tế công cơ bản đều liên quan đến việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em [60]
Một yếu tố quan trọng khác quyết định đến việc sử dụng vắc xin dưới mức tối ưu là chi phí trực tiếp và gián tiếp của vắc xin ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của phụ huynh và làm tăng thêm sự do dự về vắc xin [52] Một trong những yếu tố liên quan đến việc do dự tiêm vắc xin là trình độ học vấn của cha mẹ và các nghiên cứu trong quá khứ đã chứng tỏ sự mất lòng tin lớn hơn đối với các chuyên gia y tế trong các cộng đồng ít được giáo dục chính quy Do trình độ học vấn thấp hơn, thông tin về vắc xin và tác dụng của chúng ít hơn so với các bậc cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn và cha mẹ tìm
Trang 31kiếm các nguồn thay thế như các thành viên trong gia đình và các bậc cha mẹ khác trong cộng đồng hoặc các phương tiện truyền thông để có thông tin đáng tin cậy [41]
Nghiên cứu của Ngô Khánh Hoàng, Đặng Thị Kim Hạnh, Nguyễn Nhật Cảm về “Ảnh hưởng của loại hình tiêm chủng tới tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi tại Hà Nội, năm 2016” cho thấy:
Lý do khiến các bà mẹ lựa chọn TCDV vì cho rằng “Vắc xin tốt hơn” chiếm
35,4% và “Tiêm được vào bất kỳ thời gian nào” chiếm 21,2% [17]
Khảo sát sự hài lòng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi về dịch vụ TCMR tại Trạm Y tế xã, thị trấn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 của
Hồ Hữu Hoàng và cộng sự cho thấy có sự liên quan giữa mức độ hài lòng của
bà mẹ về thái độ của viên chức y tế khi thực hiện dịch vụ; mức độ đánh giá chất lượng dịch vụ tiêm chủng; mức độ đánh giá cơ sở vật chất với mức độ hài lòng về dịch vụ tiêm chủng của người dân [16]
Kết quả nghiên cứu của Phạm Vương Ngọc, Đinh Thị Phương Hoa 2016
về “Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ dưới 1 tuổi tại 3 xã của tỉnh Hà Nam năm 2016” cho thấy: Lý do chủ yếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch là do là do trẻ bị ốm (48,2%) và mẹ không nhớ lịch tiêm (33,9%) Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy
đủ, đúng lịch là kiến thức của bà mẹ, bà mẹ được khám thai định kì [24] Theo nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu hồ sơ tiêm chủng được tiến hành trên 1263 trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi tương ứng với 1263 bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tại Hà Nội từ tháng 04 đến tháng 12 năm 2016, nhằm xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có mối liên quan giữa các yếu tố tuổi mẹ (OR=1,30; CI: 1,02-1,65), học vấn của mẹ (OR=1,38; CI: 1,0-1,88), số thứ tự con (OR=1,33; CI: 1,04-1,69), số lần nằm viện của trẻ
Trang 32trong năm (OR=1,37; CI: 1,04-1,81) và khu vực sinh sống của trẻ (OR=4,56; CI: 3,57-5,84) với việc trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch [4]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân cùng cộng sự về “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016” nhằm mục tiêu mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ
em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm
2016 Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Tu Mơ Rông từ tháng 1 đến tháng
11 năm 2016 cho đối tượng từ 12- 23 tháng, bà mẹ có con từ 0- 11 tháng tuổi Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ cao 95,4%; Tỷ lệ tiêm UV2+ cho bà mẹ đạt 91,6% Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng trẻ là gia đình bận không đưa trẻ đi tiêm chủng chiếm cao nhất: 36,4% Còn với bà mẹ bận việc gia đình chiếm 25% [34]
Hồ Thị Ly Lan và cộng sự nghiên cứu về “Thực trạng tiêm chủng đầy
đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2020” Kết quả nghiên cứu cho thấy: thực trạng tiêm chủng đầy đủ đạt 95%, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch chỉ đạt 43,1%, cao nhất là vắc xin phòng bệnh Lao 96,3%; thấp nhất là lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ vào lúc 4 tháng tuổi 43,1% Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân tộc với tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch trẻ dưới 1 tuổi (OR = 1.5-5, p<0,05) Và đưa ra kết luận: Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ TCĐĐ và đúng lịch trong địa bàn nghiên cứu là chưa nhận được sự quan tâm, phối hợp của các ban ngành địa phương trong chương trình tiêm chủng, ảnh hưởng của truyền thông khiến bà mẹ trì hoãn hoặc không dám cho con đi tiêm chủng [22]
Nghiên cứu của Lý Thị Thùy Vân và cộng sự về “ Thực trạng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi tại huyện Bình Liên, tỉnh Quảng
Trang 33Ninh năm 2020” nhằm mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và một
số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ ở trẻ dưới 1 tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi là 85,7%, tỷ lệ tiêm chủng đầy
đủ và đúng lịch là 4,3% Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ TCĐĐ ở trẻ dưới 1 tuổi với số nguồn thông tin bà mẹ nhận được để đưa trẻ đi tiêm chủng trong kết quả hồi quy đa biến [33]
Năm 2020 Vũ Thị Thúy và cộng sự tiến hành nghiên cứu cắt ngang mô
tả trên 370 trẻ em trong độ tuổi 9 - 21 tháng tuổi đang sống tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận và bà mẹ (người trực tiếp chăm sóc trẻ) trên 18 tuổi với mục tiêu: Xác định tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch
8 loại vắc xin và các yếu tố liên quan tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận trong năm 2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ tiêm chủng đầy
đủ, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận trong năm 2020 là 78,11%, tiêm chủng đúng lịch là 1.98% Các yếu tố liên quan đế tỷ lệ tiêm chủng đầy
đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi được nhận định bao gồm: Trình độ học vấn hết cấp 2 PR:1,23, KTC 95%(1,01-1,50) (p=0,01), hết cấp 3 PR: 1,27 KTC 95% (1,05-1,54) p=0,04, trên cấp 3 PR: 1,23 KTC 95%(1,01-1,49) p=0,01; Nơi ở, vùng ven thành thị PR: 1,23 KTC 95% (1,11-1,36) p=0,00; Sổ tiêm chủng PR 4,81 KTC 95 % (1,36-17,06) p=0,00; Biết nơi, tiêm giờ tiêm
PR 2,38 KTC 95% (1,07-5,32) p=0,00; Trẻ bị hoãn tiêm PR 0,84 KTC 95% (0,72-0,98) p=0,01; Không tin vào tiêm chủng PR 0,83 KTC 95% (0,7-0,98) p=0,01; Nghe đồn không đúng về tiêm chủng PR 0,76 KTC 95 % (0,60-0,97) p=0,00; Hết vắc xin PR 0,81 KTC 95 % (0,67-0,97) p=0,01; Mẹ bận PR 0,77 KTC 95 % (0,63-0,95) p=0,00; Trẻ bệnh PR 0,85 KTC (0,77-0,95) p=0,00; Lựa chọn nơi tiêm PR 2,23 KTC 95% (1,86-2,66) p=0,00 Nghiên cứu đưa ra kết luận: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, 8 loại vắc xin trong chương trình TCMR là 78,11%, tiêm chủng đúng lịch là 1,98% Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ TCĐĐ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi bao gồm: trình độ học vấn, nơi ở, sổ
Trang 34tiêm chủng, lựa chọn nơi tiêm, các yếu tố về thiếu thông tin tiêm chủng, trở ngại tiêm chủng, thiếu vận động về tiêm chủng [29]
Trần Thị Lệ Kiều, Nguyễn Ngọc Bích nghiên cứu về thực trạng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của trẻ dưới 12 tháng tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum năm 2022 cho kết quả: Các yếu tố nhóm tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, nghề nghiệp, kinh tế gia đình có liên quan với tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, p<0,05 Những trẻ có bà mẹ/người nuôi dưỡng dưới 30 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cao gấp 1,8 lần những trẻ có bà mẹ/người nuôi dưỡng
từ 30 tuổi trở lên Những trẻ có bà mẹ/người nuôi dưỡng là dân tộc Kinh được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cao gấp 2,0 lần những trẻ có bà mẹ/người nuôi dưỡng là người dân tộc thiểu số Những trẻ có bà mẹ/người nuôi dưỡng có trình độ học vấn từ THPT trở lên được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cao gấp 7,5 lần những trẻ có bà mẹ/người nuôi dưỡng có trình độ học vấn dưới THPT Những trẻ có bà mẹ/người nuôi dưỡng có nghề nghiệp là cán bộ viên chức - công nhân được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cao gấp 2,3 lần những trẻ có bà mẹ/người nuôi dưỡng không phải là cán bộ viên chức - công nhân Những trẻ
có bà mẹ/người nuôi dưỡng có thu nhập bình quân trong 1 tháng từ 3 triệu trở lên được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cao gấp 2,7 lần những trẻ có bà mẹ/người nuôi dưỡng có thu nhập bình quân dưới 3 triệu Những trẻ có nhà cách cơ sở tiêm chủng dưới 3km được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch hơn 1,7 lần những trẻ có nhà cách cơ sở tiêm chủng từ 3km trở lên [20]
Trang 35Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ ≤ 24 tháng tuổi: sinh từ ngày 30/4/2020 đến 30/4/2022 (tính theo ngày dương lịch)
- Bà mẹ của trẻ được lựa chọn vào nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ ≤ 24 tháng tuổi đang sinh sống tại địa bàn
nghiên cứu trong thời gian thu thập số liệu
Bà mẹ của trẻ tham gia nghiên cứu, có khả năng tham gia và trả lời phỏng vấn Tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ có bà mẹ bị hạn chế về khả năng nghe, nói, đọc
và trả lời phỏng vấn, bà mẹ không trực tiếp chăm sóc trẻ hoặc từ chối tham gia vào nghiên cứu
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả theo thiết kế cắt ngang
- Nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính
2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng:
Số trẻ ≤ 24 tháng tuổi tham gia vào nghiên cứu được tính theo công thức sau: n=Z2(1-α/2) p(1-p)/d2
Trong đó:
α = 0,05 Z(1- α/2) = 1,96
p là Tỷ lệ số mũi tiêm chủng dịch vụ trong tổng số mũi tiêm chủng các loại vắc xin trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình và cộng sự (2019) về
Trang 36“Thực trạng tiêm chủng của trẻ dưới 1 tuổi tại xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 2019” là 30,2% p = 0,302
d: sai số cho phép; lấy d=0,05
Z: Khoảng tin cậy với Z(1- α/2) = 1,96
n = 1,962 x 0,302 x (1 - 0,302)/0,052 ≈ 324
Cỡ mẫu tối thiểu 324, dự trù 5% trong trường hợp không gặp hoặc từ
chối tham gia, chọn được cỡ mẫu là 340
- Cỡ mẫu nghiên cứu định tính:
Thảo luận nhóm: Chọn 6 cuộc thảo luận cho 6 xã, phường Tại mỗi xã phường tổ chức một cuộc thảo luận nhóm với 6-10 bà mẹ
Sau mỗi cuộc thảo luận nhóm chọn ra 1 bà mẹ có con tham gia TCDV nhiều, có hiểu biết nhiều về tiêm chủng và có khả năng giới thiệu các bà mẹ khác đi TCDV để phỏng vấn sâu làm rõ thêm một số nội dung nghiên cứu
2.4.2 Cách chọn mẫu
- Chọn mẫu định lượng
Để nghiên cứu về thực trạng tiêm chủng dịch vụ của trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại thành phố Hà Tĩnh, tôi sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Số đối tượng chọn vào nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chọn xã, phường nghiên cứu
Trong 15 xã, phường thuộc địa bàn thành phố Hà Tĩnh (6 phường ở trung tâm, 4 phường và 5 xã ở ngoại ô thành phố) chọn ngẫu nhiên 3 phường đại diện cho khu vực trung tâm và 03 xã đại diện cho khu vực ngoại ô của
thành phố Hà Tĩnh
Bước 2: Chọn tổng số đối tượng nghiên cứu tại mỗi xã, phường
Lập danh sách để đánh số thứ tự trẻ ≤ 24 tháng tuổi của 6 phường/ xã theo từng đơn vị Tổng số trẻ ≤ 24 tháng tuổi của 6 xã, phường là 835 trẻ Phân bố số lượng mẫu cho từng phường/xã theo tỷ lệ chung 340/835 = 0,407 tức là số lượng mẫu nghiên cứu lấy 40,7% tổng số lượng trẻ có trên địa bàn Cụ thể:
Trang 37Bảng 2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu theo từng xã, phường
Bước 3: Chọn danh sách đối tượng nghiên cứu tại từng xã, phường
Hệ số khoảng cách k: k = N/n (N là số các cá thể trong quần thể, n là cỡ mẫu) Chọn k riêng cho từng xã, phường
Chọn đối tượng nghiên cứu đầu tiên của từng xã, phường có số thứ tự là
i bằng cách bốc thăm hoặc chọn bảng số ngẫu nhiên một số trong khoảng từ 1 đến k
Tìm các đối tượng nghiên cứu tiếp theo theo nguyên tắc số thứ tự của đối tượng sau bằng số thứ tự của đối tượng liền trước cộng với hệ số k cho đến khi hoàn thành cỡ mẫu Đối tượng nghiên cứu thứ n có số thứ tự là i + (n-1) k
- Chọn mẫu định tính: chọn chủ đích các bà mẹ có con được TCDV, có hiểu biết về tiêm chủng
Mỗi xã, phường chọn 6-10 bà mẹ có con tham gia TCDV nhiều, có hiểu biết về tiêm chủng tham gia thảo luận nhóm
Mỗi xã, phường chọn 01 bà mẹ có con tham gia TCDV nhiều, có hiểu biết về tiêm chủng và có khả năng giới thiệu các bà mẹ khác đi TCDV để phỏng vấn sâu
Trang 382.5 Biến số, chỉ số nghiên cứu
2.5.1 Biến số
Bảng 2.2 Bảng các biến số nghiên cứu
TT Tên biến số Định nghĩa biến số Phương pháp
thu thập
Công cụ Thu thập
1 Tuổi của trẻ Tính theo tháng
Phiếu thu thập thông tin
2 Tuổi của mẹ Tính theo năm dương
Hà, Nguyễn Du, Trần Phú; Khu vực ngoại thành gồm: Xã Thạch Bình, Đồng Môn, Thạch Hạ)
Phỏng vấn
5 Trình độ học vấn
của mẹ
Đã tốt nghiệp (Cấp I, câp II, cấp III, trung cấp, cao đẳng, đại học
và sau đại học)
Phỏng vấn
Phiếu thu thập thông tin
6 Nghề nghiệp của
mẹ
Nghề nghiệp chính làm thời gian lâu nhất Phỏng vấn
7 Mức kinh tế của
gia đình
Nhóm nghèo, Cận nghèo và nhóm Đủ ăn trở lên, nhóm khá giả
Phỏng vấn
Trang 39Biến số về tiêm chủng dịch vụ của trẻ
Phiếu thu thập thông tin
Lo sợ các phản ứng sau tiêm đối với các loại vắc xin trong chương trình TCMR
Lý do khác:…
Phỏng vấn, Thảo luận nhóm
Phiếu thu thập thông tin
Hướng dẫn phỏng vấn sâu, hướng dẫn thảo luận nhóm
Phỏng vấn, Hồi cứu số liệu qua sổ, phần mềm TC
Phiếu thu thập thông tin Hướng dẫn phỏng vấn sâu, hướng dẫn thảo luận nhóm
Trang 402.5.2 Chỉ số:
* Chỉ số về đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Phân bố tỷ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo giới tính
- Phân bố tỷ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo tuổi
- Phân bố tỷ lệ trẻ tham gia theo khu vực
- Phân bố tỷ lệ bà mẹ tham gia nghiên cứu theo tuổi
- Phân bố tỷ lệ bà mẹ tham gia nghiên cứu theo trình độ văn hóa
- Phân bố tỷ lệ bà mẹ tham gia nghiên cứu theo nghề nghiệp
* Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1: Thực trạng TCDV
- Tỷ lệ trẻ được tiêm, uống vắc xin dịch vụ
- Tỷ lệ trẻ được tiêm, uống vắc xin dịch vụ theo tuổi
- Tỷ lệ trẻ được tiêm, uống vắc xin dịch vụ theo giới
- Tỷ lệ trẻ được tiêm, uống vắc xin dịch vụ theo khu vực
- Tỷ lệ TCDV theo loại vắc xin
- Tỷ lệ lựa chọn TCDV theo từng lý do
* Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2: Yếu tố liên quan với TCDV
- Liên quan giữa giới tính của trẻ với sự lựa chọn TCDV
- Liên quan giữa tuổi của trẻ với sự lựa chọn TCDV
- Liên quan giữa tuổi của mẹ với sự lựa chọn TCDV
- Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với sự lựa chọn TCDV
- Liên quan giữa mức sống của gia đình với sự lựa chọn TCDV
- Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với sự lựa chọn TCDV
- Liên quan giữa khu vực sinh sống của trẻ với sự lựa chọn TCDV
2.5.3 Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số nghiên cứu
- Nghề nghiệp: Được ghi nhận theo nghề mà đối tượng sử dụng nhiều thời gian nhất và chỉ thu thập một nghề chính Bao gồm các nhóm nghề: Nông dân (làm ruộng hoặc trồng cây lương thực khác và ngư dân), công nhân (kể cả thợ các loại), cán bộ công chức, và khác (buôn bán, làm thuê, không có công