Các sáng tác thơ Nôm của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến gặp nhau ở nhiều điểm từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, trong đó dấu ấn văn hóa là một trong những điểm chung được hai tác giả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN KHUYẾN
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội
THANH HOÁ, THÁNG 05/ 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN KHUYẾN
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Đàm Thị Tâm (K23- ĐHSP Ngữ văn)
2 Vi Thị Thảo (K23- ĐHSP Ngữ văn)
3 Vi Thị Hà Vân (K23- ĐHSP Ngữ văn)
4 Đỗ Thị Mến (K23- ĐHSP Ngữ văn)
5 Phạm Thị Hải Yến (K23- ĐHSP Ngữ văn)
Họ và tên (người đại diện): Đàm Thị Tâm Nam/Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: K23- ĐHSP Ngữ văn Khoa: Khoa học Xã hội Năm thứ: 3/4
Ngành học: ĐHSP Ngữ văn
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Thế
THANH HÓA, THÁNG 05/2023
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trang 4THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Tên đề tài: Thơ Nôm Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn văn hóa
2 Cấp dự thi: Cấp trường
3 Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên: Đàm Thị Tâm, Vi Thị Thảo, Phạm Thị Hải Yến, Đỗ Thị Mến, Vi Thị Hà Vân
Lớp: K23A - ĐHSP Ngữ văn
Khoa: Khoa học xã hội
4 Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Thế
5 Thời gian thực hiện: từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023
6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức
7 Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Khoa học Xã hội
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 8
1.1 Một số vấn đề lí thuyết của hướng tiếp cận tác phẩm văn học với góc nhìn văn hóa 8
1.1.1 Khái niệm về văn hoá 8
1.1.2 Các yếu tố văn hóa thể hiện trong văn học 10
1.1.2.1 Phong tục, tập quán trong văn học 10
1.1.2.2 Tín ngưỡng dân gian trong văn học 15
1.1.2.3 Sự hiện diện của ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong văn học 17
1.1.2.4 Con người văn hóa trong văn học 18
1.1.3 Ý nghĩa của việc tiếp cận tác phẩm văn học với góc nhìn văn hóa 21
1.2 Hồ Xuân Hương - danh nhân văn hoá thế giới 22
1.3 Nguyễn Khuyến – “nhà thơ của con người và làng cảnh Việt Nam” 25
CHƯƠNG 2 NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN KHUYẾN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA 30
2.1 Thơ ca thể hiện sinh động các phong tục, tập quán của người Việt 30
2.2 Con người văn hóa mang đậm dấu ấn thời đại 37
2.2.1 Cái nhìn mỉa mai với quan lại, vua chúa 37
2.2.2 Cái nhìn đầy trân trọng người phụ nữ 41
2.3 Vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ 48
CHƯƠNG 3 SỰ KHÁC BIỆT TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN KHUYẾN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA 55
Trang 63.1 Cá tính nổi loạn của Hồ Xuân Hương trong xã hội phong kiến 55
3.1.1 Thể hiện đậm nét tín ngưỡng phồn thực 55
3.1.2 Quan niệm táo bạo về người phụ nữ 62
3.2 Dấu ấn nhà nho trong thời loạn của Nguyễn Khuyến 65
3.2.1 Thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 65
3.2.2 Cái tự trào của một trí thức nho học 69
KẾT LUẬN 74
TÀI LIÊU THAM KHẢO 76
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau nên việc tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng đi cần thiết và có triển vọng Những yếu tố văn hóa liên quan đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng, con người văn hóa… ảnh hưởng đến hướng tiếp cận của văn học
Nó cũng góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường nghệ thuật nói chung của văn học bằng ngôn từ nghệ thuật
1.2 Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ lớn của dân tộc, là những cây bút có tầm ảnh hưởng to lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam Các sáng tác thơ Nôm của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến gặp nhau ở nhiều điểm từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, trong đó dấu ấn văn hóa là một trong những điểm chung được hai tác giả sử dụng trong sáng tác văn học nghệ thuật
1.3 Hướng nghiên cứu thơ Nôm của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn văn hóa là một vấn đề quan trọng mà các nhà phê bình, nghiên cứu đang rất quan tâm Trong mối tương quan so sánh thơ Nôm Hồ Xuân Hương và thơ Nôm Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn văn hóa ta thấy ở hai tác giả vừa có những điểm tương đồng vừa có điểm khác biệt Những điểm tương đồng
và khác biệt ấy đan cài vào trong các yếu tố văn hóa xuất hiện trong các sáng tác của họ Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến chính là những nhà văn chính, là cầu nối truyền tải thông tin văn hóa dân tộc đến cộng đồng thông qua ngôn ngữ văn học và biểu tượng nghệ thuật, và tùy theo phong cách của mỗi nhà văn, trình
độ tiếp thu văn hóa của cộng đồng sẽ khác nhau
1.4 Đề tài sau khi hoàn thiện, chúng tôi sẽ tìm ra sự độc đáo, mới lạ trong phong cách thơ Nôm của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến dưới ngồi bút mang âm hưởng văn hóa Những đặc sắc mang âm hưởng văn hóa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến sẽ được hòa quyện ở phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật Kết quả nghiên cứu của đề tài hướng đến
Trang 8đối tượng là những người giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, các học sinh, sinh viên…với ý nghĩa là một tài liệu tham khảo Người đọc sau khi tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương và thơ Nôm Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn văn hóa bên canh việc thấy được tài năng của hai tác giả còn có khả năng
tự bồi đắp thêm những tri thức văn hóa dân tộc góp phần vào việc hoàn thiện đời
sống tâm hồn
Chính vì những lí do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi chọn đề tài: Thơ
Nôm Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn văn hóa
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Tác giả Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam Các nghiên cứu về bà rất phong phú, đa dạng và luôn là đề tài nóng luôn được các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc hướng đến
Tác giả Lê Trí Viễn trong bài Đôi điều về thơ Hồ Xuân Hương đã đề cập
đến cái tục trong thơ bà và lí giải nó dưới nhãn quan văn hoá dân gian Tác giả cho rằng: "Hồ Xuân Hương đã tiếp nhận từ những sinh hoạt hội hè mang đậm nét dân gian một ảnh hưởng thật sâu sắc Thơ Hồ Xuân Hương phần đó (ý nói phần chứa đựng yếu tố tục) là sự đột nhập của nền văn hoá dân gian Việt Nam thời trung cổ không được thừa nhận vào lĩnh vực nghệ thuật thơ ca cao cấp Như vậy thì không có cái gì gọi là tục như ta quan niệm nữa Nó chính là sự sống gốc nguồn và cuộc sống trần tục Nhìn thân thể người phụ nữ mà thành “đèo Ba Dội”, nhìn cái riêng của phụ nữ thành “cái quạt”, “cái giếng”, “hang Cắc Cớ” thì
đó là “vật chất xác thịt” được khuyếch đại đến mức khống lồ “tựa thần thoại về nòi giống như Ông Đùng Bà Đà, Tứ Tượng, Nữ Oa mà thôi, bởi đó là hình ảnh của tập thể nhân dân luôn luôn phát triển và luôn luôn đổi mới.” [2, tr.31]
Tác giả Nguyễn Đăng Na trong bài nghiên cứu Hồ Xuân Hương với văn học dân gian đã chỉ ra mối liên hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương với văn hoá dân
gian và hẹp hơn là văn học dân gian trong cách cảm, cách nghĩ, từ đó tìm thấy
sự kế thừa cũng như nét độc đáo riêng của nữ sĩ Tác giả khảo sát thơ Hồ Xuân Hương trên ba hệ thống đề tài: Đề tài về loại người có học; đề tài về nhà chùa và
Trang 9đề tài về người phụ nữ rồi cuối cùng đi tới khắng định: "Hồ Xuân Hương tiếp thu dân gian nhưng không lặp lại dân gian; bà chỉ tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái đúng; cái gì chưa đúng thì uốn nắn." [1,tr 596]
Tác giả Nguyễn Văn Hoàn trong Hồ Xuân Hương tác gia tác phẩm cho
rằng: “Thơ Hồ Xuân Hương nổi rõ lên khuynh hướng bình dân, khuynh hướng dân gian Điều này được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ, qua việc vận dụng
và gia công phát triển, sáng tạo lại tục ngữ, ca dao; triệt để lợi dụng những tính
từ, trạng từ, từ lấp láy để tăng hiệu suất chính xác cho việc miêu tả.” [3, tr.250]
Tác giả Trương Xuân Tiếu với bài nghiên cứu Thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt với thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương trong Hồ Xuân Hương tác gia tác phẩm Tác giả khảo sát và kết luận mật đô thành ngữ, tục ngữ trong thơ
Hồ Xuân Hương rất cao (chiếm khoáng 30%) và phân ra làm hai loại: một loại giữ nguyên hình thức và một loai được Hồ Xuân Hương bé vụn đan cài vào hệ thống ngôn ngữ tác phẩm: “Hồ Xuân Hương đã “tâm trạng hoá” thành ngữ làm cho thành ngữ in đâm dầu ần cá tính sáng tạo của bà” [4, tr.385]
Tác giả Tam Vị với bài viết: Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương (Tạp chí văn học số 3 năm 1991) đã cho rằng: “Hồ Xuân Hương đã làm
sống alại trong văn học thành văn câ một truyển thống văn hoá phồn thực hùng hậu Văn hoá này được hình thành từ rất lâu và sống rất bền vững trong đời sống dân gian.” [5,tr.25] Đề cập tới tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương chính là việc tác giả tiến hành chứng minh và khẳng định: Hồ Xuân Hương đã đem vào văn học tinh thần, thế giới quan của văn hoá dân gian
Theo nhóm tác giả Lê Trí Viễn trong cuốn Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương
(2002) đã nêu lên tư tưởng chủ đạo trong thơ Hồ Xuân Hương: “Đó là nguyện vọng phá tung những xiềng xích một nền lễ giáo vô nhân đạo, giả dối và khắc nghiệt để giải phóng con người nói chung và giải phóng người phụ nữ nói riêng” [6, tr.75]
Tác giả Đỗ Lai Thuý trong bài nghiên cứu “Hồ Xuân Hương – hoài niệm phồn thực” (1/7/2010) đã nêu lên rất rõ những biểu hiện làm sống dậy tín
ngưỡng Phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương Đồng thời, tác giả Đỗ Lai Thuý
Trang 10cũng nhận định thấy ở thơ của bà đã có nhiều điểm sáng tạo làm nên nét độc đáo độc nhất vô nhị trong thơ của mình [7, tr.86]
Bên cạnh đó còn một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề như:
Tác giả Nguyễn Văn Hanh với công trình nghiên cứu Hồ Xuân Hương – tác phẩm thân thế và văn bài (1937); tác giả Xuân Diệu với cuốn Bình luận các nhà thơ Cổ điển Việt Nam (2006); tác giả Trần Xuân Toàn với nghiên cứu ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (2022); tác giả Đặng Thanh Lê với nghiên cứu Hồ Xuân Hương và dòng thơ nôm Đường luật (1990)… đã có đề cập
đến chất liệu dân gian được Hồ Xuân Hương sử dụng trong sáng tác của bà một cách sáng tạo
2.2 Tác giả Nguyễn Khuyến
Tác giả Trần Thị Hoa với bài viết Dấu ấn dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến (2020) nêu lên hình ảnh làng quê đậm chất dân gian: “thiên
nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến đặc trưng cho vùng đông bằng Bắc Bộ Ông đã vận dụng những hình ảnh quen thuộc nơi làng quê như lá vàng, ao nước, đom đóm, tiếng chó sủa để miêu tả.” [1,tr 45]
Tác giả Dương Quảng Hàm với công trình Việt Nam văn học sử yếu (năm
1941) Ông đã xếp Nguyễn Khuyến vào khuynh hướng trào phúng [ 2,tr 189]
Tác giả Phạm Văn Diêu viết cuốn Việt Nam văn học giảng bình cũng tìm
hiểu Nguyễn Khuyến với tư cách là nhà thơ của quê hương và dân tình Việt Nam nhưng chủ yếu khai thác ở sắc thái trầm lặng, tiêu điều Không dừng lại ở
đó, năm 1981, 1982, Xuân Diệu cho ra đời liên tiếp 2 tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, trong đó có đánh giá của ông về nhà thơ Nguyễn Khuyến: “trường nhất là những nhuần nhị của nét cảnh nông thôn” [3, tr16,42] Ông nâng Nguyễn Khuyến lên thành “nhà thơ của làng mạc và dân quê” [3, tr16,43], nhà thơ “bay bướm và lãng mạn”, “nhà thơ cổ điển duy nhất của mùa thu Việt Nam” [3, tr16,45]
Tác giả Trịnh Bá Đĩnh trong bài Phong cách dân gian trong thơ Nôm Yên
Đổ có viết: “Một trên phương diện khác nữa tạo nên phong cách dân gian cho
thơ Nguyễn Khuyến là nhà thơ đưa trực tiếp vào thơ mình vốn tục ngữ, ca dao
Trang 11của dân gian” [4,tr300] Ở đây tác giả đã chỉ ra những yếu tố dân gian in đậm trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
Tác giả Nguyễn Phương Chi trong bài viết Ngòi bút tả thực đột xuất
khẳng định: “Ông có ý thức đưa lời ăn tiếng nói hằng ngày, đưa ca dao, tục ngữ vào thơ, làm cho một số bài thơ trở nên gần gũi, có một sức sống mới” [5, tr325]
Tác giả Trần Nho Thìn với công trình nghiên cứu “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” đã dành một phần để đi sâu vào tìm hiểu“Từ những biến động trong quy tắc phản ánh thực tại của văn chương nhà nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến” Ở đây, tác giả đã chỉ
ra những mâu thuẫn và day dứt trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Khuyến trước thời cuộc của đất nước [6, tr568]
Tác giả Văn Tân với cuốn Nguyễn Khuyến (1957), do nhà xuất bản Văn
Sử Địa ấn hành Chuyên luận phân tích khá đầy đú, cụ thể về tư tưởng, nghệ thuật, giá trị của thơ văn Nguyễn Khuyến Theo Văn Tân, thơ văng Nguyễn Khuyến thể hiện tư tưởng yêu nước và một thái độ xử thế đáng trân trọng Tuy nhiên ở ông cũng bộc lộ những bế tắc, những hạn chế nhất định
Nhìn chung, ở mỗi công trình nghiên cứu đều có những phát hiện, khám phá rất mới mẻ và vô cùng sâu sắc Đây chính là nguồn tư liệu vô cùng phong phú để chúng ta có thể tìm hiểu về tác gia Nguyễn Khuyến một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất Các tác giả không chỉ giới thiệu về vị trí của Nguyễn Khuyến trong nền văn học trung đại Việt Nam mà còn đi vào tìm hiểu đề tài thiên nhiên, con người và bước đầu nghiên cứu về chất liệu dân gian trong thơ văn của ông
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài liên quan đến thơ nôm của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến dưới các góc độ tiếp cận khác nhau Trong đó, đã có một số tác giả đề cập đến yếu tố dân gian nhưng chỉ dừng lại ở việc nêu về chất liệu dân gian của từng tác giả mà chưa từng có tác giả nào thực hiện so sánh điểm giống và khác về vấn đề sử dụng chất liệu dân gian giữa
Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến
Trang 123 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm chỉ ra và phân tích được những nét tương đồng và khác biệt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn văn hóa, từ
đó khẳng định đóng góp mang đặc sắc riêng của mỗi nhà thơ trong nền văn học
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương và thơ Nôm của Nguyễn Khuyến
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến có hai mảng thơ chữ Hán và chữ Nôm, trong đề tài này, chúng tôi đi sâu khai thác văn bản thơ Nôm Nghiên cứu các bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến dưới phương diện nội dung và nghệ thuật để tìm ra được điểm giống và khác dưới góc nhìn văn hoá
5 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài “Thơ Nôm Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến
dưới góc nhìn văn hoá” chúng tôi đã cố gắng phác hoạ lại diện mạo thơ Nôm
Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của văn hoá vùng đến sáng tác thơ của cả hai tác giả
Chúng tôi đã tiếp cận vấn đề bằng việc sử dụng kết hợp những phương pháp
và thao tác nghiên cứu chủ yếu sau:
Thao tác tổng hợp: Chúng tôi tổng hợp 105 bài thơ Nôm của Nguyễn
Khuyến và 88 bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương Từ đó, đi vào làm cơ sở hệ
thống các luận điểm chính trong bài
Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp quan trọng được dùng
xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận
và khảo sát trực tiếp văn bản sau đó đưa ra những luận điểm khái quát của đề tài
Phương pháp tiếp cận lịch sử: Đặt tác giả và tác phẩm vào một hoàn
cảnh lịch sử xã hội cụ thể để xem xét, đánh giá là một hướng nghiên cứu tích cực và đạt hiệu quả Phương pháp lịch sử hướng đến việc tìm hiểu hoàn cảnh chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, thời đại mà tác phẩm ra đời, từ đó có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn về nội dung mà đề tài nghiên cứu
Trang 13Phương pháp liên ngành: Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là văn học so
sánh về văn hoá, do vậy đề tài chúng tôi không chỉ sử dụng phương pháp thuộc lĩnh vực văn học mà còn sử dụng các phương pháp của Xã hội học, Việt Nam học, Văn hoá học Nhóm nghiên cứu chúng tôi tiếp cận đề tài dưới phương diện liên ngành văn hóa và văn học Văn hóa là phương tiện để soi sáng văn học, ngược lại, văn học chính là phương tiện để làm sáng rõ văn hóa
Những phương pháp và thao tác trên sẽ được nhóm chúng tôi vận dụng một cách khoa học, linh hoạt và đầy sáng tạo trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài
Trang 14CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1 Một số vấn đề lí thuyết của hướng tiếp cận tác phẩm văn học với góc nhìn văn hóa
1.1.1 Khái niệm về văn hoá
Văn hóa là một trong những “điều kiện cần” không thể thiếu được cho sự trường tồn của mỗi một dân tộc, một đất nước Bởi vậy mà nghiên cứu về văn hóa, các phương diện của văn hóa và đưa ra các khái niệm về văn hóa, đã được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành tìm hiểu từ rất lâu Hiện nay, trên thế giới có gần
500 định nghĩa về văn hóa Ở Việt Nam, nghiên cứu văn hóa như một môn khoa học được bắt đầu vào nửa đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng như các nhà chính trị đã đưa ra nhiều định nghĩa văn hóa theo cách tiếp cận riêng của mình Những người mở đầu có thể kể đến nhà nghiên cứu Đào Duy Anh với
Việt Nam văn hoá sử cương (1938), Nguyễn Văn Huyền với Văn minh Việt Nam
(1939, bằng tiếng Pháp; năm 1995 được dịch tiếng Việt), từ đó vấn đề nghiên cứu văn hoá học và văn hoá Việt Nam càng một được quan tâm và có nhiều công trình hơn Đặc biệt là những năm 90 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu cách khá toàn diện những vấn đề văn hoá, từ xác định khái niệm văn hoá đến cấu trúc văn hoá, loại hình và biểu tượng văn
hoá Trần Ngọc Thêm viết Cơ sở văn hoá Việt Nam năm 1995, Phan Ngọc viết Bản sắc văn hoá Việt Nam năm 1998, Nguyễn Đăng Duy viết Văn hoá học Việt Nam năm 2002 Nhiều ý kiến khác nhau và phong phú đó khiến cho văn hoá
hiện nay đang là một đối tượng phức tạp và khó nắm bắt, càng nhiều người bàn càng ít có tiếng nói chung
Hơn nửa thế kỷ trước, trong một số ghi chép ở trang cuối cùng của tập
thơ Nhật ký trong tù, lãnh tụ Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích cuộc sống, loài người sáng tạo phát minh ra văn học, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng, toàn bộ các sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá” [43, 431]
Trang 15Khi bàn về văn hóa, ở tác phẩm “Bản sắc văn hoá Việt Nam”, nhà nghiên
cứu Phan Ngọc cho rằng: “Văn hoá là một quan hệ Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu trưng và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ Tất cả mọi cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác
tự nhiên và xã hội của mình” [150, 27]
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống,
hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.”
Trong cuốn Nghiên cứu văn học dân gian từ mã hóa văn hóa dân gian,
Nguyễn Thị Bích Hà định nghĩa: “Văn hóa là phức thể các giá trị vật chất, tinh thần do con người tác động đến tự nhiên, xã hội và bản thân trong quá trình lịch
sử dài lâu mà tạo nên Nó tích tụ và thể hiện diện mạo, bản sắc riêng của mỗi cộng đồng.” [8, tr.10]
Có thể nói dù mỗi nhà nghiên cứu văn hóa trên thế giới hay ở Việt Nam khi tiếp cận văn hóa đều có cách hiểu, cách tiếp cận riêng, song họ luôn thống nhất rằng, văn hóa là vấn đề không thể vắng mặt trong mọi hoạt động của đời sống vật chất và tinh thần con người Hay nói cách khác, văn hóa là gồm toàn bộ những hoạt động tinh thần - sáng tạo, tác động vào tự nhiên, xã hội và con người nhằm tạo ra các giá trị vật chất cũng như tinh thần để góp phần thúc đẩy sự tiến
bộ phát triển không ngừng của đời sống xã hội Chính vì thế, có thể nói văn hóa
Trang 16là lĩnh vực rộng lớn bao trùm tất cả các ngành, bộ phận như giáo dục, khoa học
kỹ thuật, văn học nghệ thuật tư tưởng, tín ngưỡng phong tục tập quán, ngôn ngữ, đặc biệt lĩnh vực liên quan trực tiếp, gắn bó mật thiết với văn hóa chính là văn học nghệ thuật Cho nên, văn học nghệ thuật trở thành một bộ phận quan trọng nhất của văn hóa Bởi văn học có vai trò lưu giữ và chuyển tải các giá trị văn hóa của dân tộc và cũng nhờ có sáng tác văn học mà giúp cho người tiếp nhận thấy được các giá trị văn hóa qua cảm quan nghệ sĩ của người sáng tác gửi gắm vào tác phẩm Một tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm luôn chứa đựng bên trong nó những giá trị đích thực về nền văn hóa của quê hương, đất nước mà người sáng tác đã dày công thể hiện Do đó, người sáng tác cũng chính là nhà văn hóa
Dựa vào ý kiến của các nhà văn hoá và sự nhận thức của mình về đối tượng này, chúng tôi vận dụng định nghĩa mà Nguyễn Thị Bích Hà đưa ra trong
cuốn Nghiên cứu văn học dân gian từ mã hóa văn hóa dân gian để làm cơ sở lí
thuyết cho đề tài
1.1.2 Các yếu tố văn hóa thể hiện trong văn học
1.1.2.1 Phong tục, tập quán trong văn học
Phong tục, tập quán theo cuốn Từ điển tiếng Việt căn bản giải thích là:
“Lối sống thói quen đã thành nề nếp, được mọi ngời công nhận tuân theo” [72]
Giáo sư Nguyễn Phạm Hùng đã đề cập trong cuốn Văn hóa du lịch rằng:
“Phong tục tập quán là những thói quen văn hóa có tính dân tộc và tính lịch sử được hình thành trong đời sống của con người, trở thành những chuẩn mực văn hóa được mọi người thừa nhận và tuân theo Những chuẩn mực văn hóa đó có thể là những quy phạm xã hội mang tính bắt buộc, hay cũng có thể là những quy ước văn hóa mang tính tự nguyện đối với các thành viên trong một cộng đồng xã hội Đó là những ứng xử văn hóa của con người đối với tự nhiên, đối với xã hội
và đối với chính bản thân mình đã trở thành quen thuộc có tính chuẩn mực được lưu truyền lâu dài trong một cộng đồng xã hội”
Từ hai quan điểm trên, chúng tôi tạm giải thích khái niệm về phong tục tập quán như sau: Phong tục là thuật ngữ ghép đôi Trong đó, “phong” có nghĩa
Trang 17là tốt lành, là nền nếp đã được lan truyền, phổ biến rộng rãi; còn “tục” là thói quen, nền nếp lâu đời Như vậy có thể hiểu một cách nôm na, “phong tục” là thói quen tốt của một xã hội, là những nghi thức thuộc về đời sống của con người, được công nhận bởi tất cả mọi người trong một cộng đồng hay một tập thể, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng lại không mang tính bắt buộc cao Phong tục có thể thay đổi khác nhau tùy mỗi vùng miền Phong tục thường là khái niệm đi kèm với “tập quán” “Tập” có nghĩa là làm đi làm lại (học mà đem thực hành); “quán” là thói quen, những cái quen thuộc được lặp đi lặp lại Như vậy, “tập quán” có thể hiểu là thói quen được lặp đi lặp lại, là một lối sống của một tập thể hay một cộng đồng được hình thành từ những thói quen sinh hoạt, sản xuất và nó được công nhận như một điều hiển nhiên trong tập thể hay cộng đồng ấy Phong tục – tập quán như vậy có ý nghĩa tương đối gần gũi nhau Tuy nhiên, dường như giữa phong tục và tập quán vẫn có một vài điểm khác nhau trong khi người ta sử dụng Đó là khái niệm phong tục thường được dùng với những thói quen bắt nguồn từ một tín ngưỡng nào đó của cộng đồng
Ví dụ: phong tục cưới xin, ma chay phong tục thờ cúng tổ tiên; phong tục xông đất đầu năm Còn tập quán thường dùng để chỉ những thói quen không có nguồn gốc tín ngưỡng như tập quán ăn cơm bằng đũa; tập quán mời trước khi
ăn, tập quán chào hỏi Tuy nhiên, hầu hết cư dân Việt Nam thường hay sử dụng một khái niệm kép “phong tục tập quán”
Phong tục, tập quán là một bộ phận căn hóa thể hiện rõ ràng nhất bản sắc văn hóa của một dân tộc Cũng như các lĩnh vực văn hóa khác, phong tục, tập quán có cả nguồn gốc nội sinh và nguồn gốc ngoại lai Nhiều phong tục tập quán của nước ngoài đã dần dần được tiếp thu, cải biến và trở thành phong tục tập quán của Việt Nam Nhưng rõ ràng, nguồn gốc nội sinh bao giờ cũng giữ vai trò chính trong việc hình thành nên phong tục tập quán của một dân tộc
Điều kiện tự nhiên là thứ tạo nên phong tục tập quán khác nhau Đồng bằng thì sẽ sản sinh ra không gian làng xã mà nhân vật chính là những người nông dân Miền núi thì sẽ tạo nên không gian bản mường cùng với những nghề
Trang 18nông –lâm nghiệp Miền biển, không gian làng chài làng nổi của những người làm nghề nông - ngư nghiệp sẽ có những phong tục tập quán của riêng mình
Điều kiện xã hội của phong tục tập quán thể hiện rõ cả ở yếu tố nội sinh
và yếu tố ngoại lai Yếu tố nội sinh văn hóa của phong tục tập quán trở thành những truyền thống văn hóa, là dựa trên những hình thức tổ chức xã hội cổ truyền khác nhau, dựa trên nền kinh tế cổ truyền, văn hóa cổ truyền các tín ngưỡng bản địa, truyền thống hiếu học, các thói quen ứng xử, giao tiếp truyền thống Thậm chí ở đây chúng ta còn phải chú ý đến những yếu tố của nhân chủng học, của dân tộc học, khi mà vai trò của khí chất tính cách con người Việt Nam (cần cù, chịu khó, nhân nhu, yêu cầu, yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc
sẻ chia ) cũng chi phối phong tục tập quán Tâm lý tình cảm có nét riêng của con người hay nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ cũng chi phối các thói quen văn hóa, các phong tục, tập quán của người Việt; Yếu tố ngoại lai của phong tục, tập quán là kết quả của sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc vùng miền khác nhau Sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa này đã đem đến những phong tục, tập quán mới cho các cộng đồng cư dân khác nhau Trong lịch sử Việt Nam đã diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa, trong đó có hai cuộc tiếp xúc văn hóa lâu dài và để lại nhiều di sản nhất, đó là tiếp xúc văn hóa Việt - Trung
và tiếp xúc văn hóa Việt - Pháp Bên cạnh đó còn có nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa khác như tiếp xúc văn hóa giữa Việt với Ấn Độ, tiếp xúc với văn hóa các nước trong khối Đông Nam Á, tiếp xúc với văn hóa các nước trong khối Xã Hội chủ nghĩa, tiếp xúc văn hóa của các nước phương Tây và Mĩ Các lĩnh vực văn hóa được tiếp xúc dần tạo ra những phong tục, tập quán mới của của quốc gia như sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng Các lĩnh vực tiếp xúc, giao lưu văn hóa như
ăn, mặc, ở, đi lại, tiêu dùng cũng tạo ra những thói quen mới của người Việt, ảnh hưởng trực tiếp từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới
Các phong tục, tập quán cũng đi vào trong sáng tác của các nhà Nho, giá trị văn hóa về phong tục chính là sức mạnh góp phần làm nên chiều sâu và sức sống cho văn học trung đại Việt Nam Những phong tục bắt nguồn từ tín ngưỡng
Trang 19như cúng gà trống đêm giao thừa; phong tục sắm sửa, chuẩn bị Tết; phong tục lên lão… đã thể hiện một cách cụ thể và sinh động
Phong tục cúng gà trống bắt nguồn và là hệ quả của tín ngưỡng tôn sùng mặt trời Người Việt cổ quan sát, cứ gà gáy là mặt trời bắt đầu lên, gà gáy cầm canh, qua từng canh là một chặng biến đổi của trời đất chuyển từ tối sang sáng
và đến canh năm là mặt trời ló cảm nhận được dường như giữa con gà và mặt trời có một mối quan hệ linh rang Họ cảm nhận được dường như giữa con gà và mặt trời có một mối quan hệ linh thiêng nào đó, dường như con gà và chỉ có con
gà là gọi được mặt trời lên
Người Việt có nhiều tết lớn nhỏ trong một năm, trong đó Tết Nguyên Đán
là ngày lễ cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất và có phạm vi phổ biến rộng rãi nhất trong cả nước Tết cổ truyền là một tổng hoà các hoạt động, biểu trưng, thiết chế văn hoá của toàn thể nhân dân Nó hình thành trong không gian văn minh lúa nước của cộng đồng người Việt cổ, mang ý nghĩa vui mừng được mùa lúa sau một năm gieo trồng vất vả và mừng mùa cấy trồng mới Theo Trần Ngọc Thêm (1998, tr.150): “Tết Nguyên Đán (nguyên = bắt đầu, đán = buổi sáng); nó còn được gọi là Tết ta hoặc Tết cả” Nét đẹp văn hóa Tết Việt thời kì phong kiến được lưu lại qua nhiều mỹ tục mang nếp sống cộng đồng về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Từ thuở "khai quốc", tết Nguyên Đán đã ẩn chứa những giá trị nhân văn thể hiện mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên Theo quan niệm xưa, tết Nguyên Đán là khởi đầu cho chu kỳ canh tác mới, là lúc để con cháu tưởng nhớ, tri ân tổ tiên và gắn kết và tình làng nghĩa xóm,…
Cùng với những phong tục bắt nguồn từ tín ngưỡng, còn có nhiều phong tục không có nguồn gốc tín ngưỡng (mà người ta có thể gọi là phong tục hay tập quán) Nó là những thói quen của cộng đồng, được mọi người tuân theo, được lặp
đi lặp lại và bảo lưu trong cả cộng đồng mà trở thành phong tục tập quán Chẳng hạn, tập quán ăn cơm bằng đũa, tục ăn trầu, tục nhuộm răng đen, tục xăm mình,
Tục ăn trầu không phải chỉ là phong tục của riêng Việt Nam Một số nước
ở châu Á cũng có tục này Cũng có nước dùng cau làm đồ lễ đưa đến nhà gái
trước ngày kết hôn như Thái Lan Kiều Thu Hoạch trong bài So sánh típ truyện
Trang 20trầu cau ở Trung Quốc với típ truyện cùng loại ở Việt Nam và Campuchia – bàn
về tục ăn trầu và văn hoá quyển trầu cau Đông Nam Á có viết: “Trong phong tục hôn lễ Thái Lan còn có nghi lễ Haekhanmak (mâm cau rước dâu)… Lễ thức này
cử hành trước lễ thành hôn một ngày Hôm đó, chú rể hoặc người làm mối dẫn đoàn người mang lễ vật diễu hành tới nhà gái Trong đó mâm cau là nhiều hơn cả” Kiều Thu Hoạch cũng nói thêm rằng : “Tục dùng trầu cuốn sẵn thành miếng
để dùng trong hôn lễ là hoàn toàn giống với phong tục Việt Nam” Theo chúng tôi, tục ăn trầu như một món ăn ấm nóng, thơm cay và màu đỏ của cau trầu như lời chúc hồn nhân hạnh phúc thì ở Thái Lan hoặc một vài nước khác cũng có Nhưng tục ăn trầu không chỉ như một nghi lễ đơn thuần mà như một biểu tượng của hôn nhân, nhận trầu là nhận lời kết hôn, trả trầu là từ hôn thì chỉ có ở Việt Nam Người Việt đã đồn một món ăn phổ biến, quen thuộc của cộng đồng mình lên thành một phong tục, một mĩ tục, một biểu tượng của hôn nhân Vậy nên:
- Miếng trầu ăn ngọt như đường
Đã ăn lấy của phải thương lấy người
- Miếng trầu ăn nặng bằng chì,
Ăn thì đã vậy biết lấy gì trả ơn
Tục ăn trầu, truyện Sự tích trầu, cau và vôi, những câu ca dao, tục ngữ
phản ánh phong tục và tình cảm của người Việt quanh miếng trầu đã hỗ trợ nhau tôn vinh và làm sang trọng một món ăn truyền thống của người Việt Trầu cau trở thành một mã văn hoá, thành biểu tượng của hôn nhân, của sự may mắn, hạnh phúc đối với người Việt nói riêng, người Việt Nam nói chung
Bản sắc văn hóa của non nước Việt Nam hấp dẫn và đặc sắc Những nét văn hóa đó không thể dễ dàng có được mà nhờ sự kết tinh qua chặng đường lịch
sử để đến được hôm nay, trở thành các phong tục tập quán Việt Nam nổi bật
trong nước và thế giới Ngoài những phong tục tập quán trên, còn rất nhiều tập tục đặc trưng khác của 54 dân tộc trên lãnh thổ Việc thể hiện phong tục trong tác phẩm văn học trung đại đã đem đến cho người đọc những tri thức bổ ích về đời sống, những hiểu biết thú vị về những vùng trời xa lạ hay về một thời kì lịch
sử thường không còn vang bóng
Trang 211.1.2.2 Tín ngưỡng dân gian trong văn học
Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo các hướng khác nhau nhưng đều thống nhất rằng, tín ngưỡng là sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người vào các lực lượng siêu nhiên, hư ảo, có tính chất thiêng liêng huyền bí
Trong tác phẩm Văn hoá Việt Nam đỉnh cao Đại Việt, Nguyễn Đăng Duy
đã viết: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy” [tr 351]; hoặc tác giả Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, “Trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng liêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà
chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra nó” (Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, tr.67)
Khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo có nhiều chỗ gần gũi với nhau vì nó cùng
có nguồn gốc từ lòng tin tuyệt đối vào một đấng cao siêu huyền bí nào đó, nhưng chúng cũng có nhiều điểm khác nhau Tôn giáo với tư cách một giáo lí, giáo pháp chính là sự phát triển một tín ngướng, được cộng đồng thể chế, quy phạm hoá cao độ Mỗi tôn giáo cần có: Một hệ thống giáo lí; Một vị giáo chủ đứng đầu (Chúa Trời, đức Phật Thích Ca, Lão Tử); Một hệ thống thể chế, nghi
lễ thờ tự và nơi thờ tự; Một hệ thống tổ chức gồm giáo luật nghiêm chỉnh, giáo hội với các tín đồ
Tín ngưỡng có thể hiểu một cách nôm na là niềm tin, sự ngưỡng mộ đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người Như vậy, tín ngưỡng là một sản phẩm văn hoá do con người quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mà hình thành
Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” – mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng Vì thế, loại thần cổ sơ nhất được người ta sùng là các nhiên
Trang 22thần, đặc biệt là thần cây, thần núi, thần sông Bằng cách huyền thoại hóa, các
vị nhiên thần đã được mang khuôn mặt của con người (hiền hậu hay dữ tợn), tâm lý của con người (vui mừng hay giận giữ) Có thể nói việc nhân hóa các thần tự nhiên đã tạo ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ thống nhân hóa Đây cũng chính là giai đoạn con người bắt đầu khám phá về bản thân mình Đến một thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vô hình, nhất là cái sống và cái chết đã làm con người bận tâm Vẫn với quan niệm vật linh kể trên,
họ tin rằng trong mỗi con người đều có phần "hồn" và "vía"
Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam chủ yếu được chia thành những loại sau:
Tín ngưỡng phồn thực: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ, thờ hành
vi giao phối
Sùng bái tự nhiên (Thờ động vật thờ cây cối)
Thờ người: Hồn vía, thờ tổ tiên, thờ Tổ nghề, thờ thành hoàng, giỗ Tổ Hùng Vương, thờ tứ bất tử, thờ tiền hiền
Thờ Thần: thờ các thần mang nguồn gốc từ Trung Hoa như Thổ Địa, Thần Tài, Táo Quân, Hà Bá, Môn Quan, Phúc Lộc Thọ )
Trang 23trường hợp khác nhau đều thể hiện niềm tín ngưỡng cầu may, cầu mưa thuận gió hòa, cầu thọ…) Tục ngữ tổng kết kinh nghiệm thực hành tín ngưỡng “Cha chết gậy tre, mẹ chết gậy vông” Ca dao ghi lịch thực hành “Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám chọi trâu thì về”, “dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”…Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu theo hướng khai thác mối quan hệ này Nếu nếu xã hội Việt cổ chưa từng trải qua thời kỳ tạp hôn một
vợ nhiều chồng chắc không có truyện Sự tích Đầu Dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc Mông, Truyền thuyết Thiều Hoa và lễ hội phết Hiền Quan, Truyền thuyết Hùng Vương và tín ngưỡng phồn thực ở Phú Thọ… đều nói lên một cách sinh động mối quan hệ giữa tín ngưỡng với văn học dân gian
Không phải tín ngưỡng nào cũng đi vào văn học và được đồ chiếu vào văn học như nó vốn có Tìm ra các yếu tố văn hóa dân gian ẩn chứa trong các tác phẩm và thể loại văn học là một điều hết sức cần thiết, hơn nữa nó cũng thực sự
là một hướng nghiên cứu có triển vọng và có đóng góp hữu hiệu khiến việc nghiên cứu văn hóa và văn học ngày càng tiếp cận chân lí
1.1.2.3 Sự hiện diện của ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong văn học
Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2011 định nghĩa như sau: “Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.” [144, tr.145]
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, sẽ chẳng hiếm để ta tìm được một vài
Trang 24là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc ta Đây cũng là phần
có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên nó luôn luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ Chính vì vậy nó luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái hình mặc dù có thay đổi một vài từ khi đến "cư trú" ở các địa phương khác nhau "
Bản thân mỗi câu tục ngữ là một bài học, một kinh nghiệm sống cho con người Vì thế thơ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường sử dụng tục ngữ để phục vụ cho một chủ đề triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý:
“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn, Xấu tốt đều thì rắp khuôn”
(Bảo kính cảnh giới - Nguyễn Trãi) Trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nguyễn Thị Bích Hà
định nghĩa: “Ca dao, dân ca (thuật ngữ quốc tế là Folk song) là khái niệm mang tính lịch sử Về khái niệm ca dao: Ca là những câu hát có khúc điệu, có làn điệu Dao là những câu hát tự do, gần với lời ngâm nga hơn.Ca dao: được hiểu như những câu thơ dân gian hoặc phần lời của những câu hát dân gian (không có từ đệm).Dân ca: là những câu hát dân gian được hát lên theo những làn điệu nhất định Ca dao mang đặc trưng (là những câu hát ngắn gọn, mang tính chữ tình)”
Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian, chúng tôi không có điều kiện giới thiệu sâu về đặc trưng âm nhạc của dân ca mà chỉ dùng ở văn bản lời
ca mà thôi (ở khía cạnh này, ca dao dân ca tương tự nhau)
1.1.2.4 Con người văn hóa trong văn học
Quan niệm nghệ thuật về con người văn hóa trong văn học là một phạm trù rất quan trọng, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thi pháp học Macxim Gorki đã từng khẳng định: "Văn học là nhân học" Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của văn học
Dù miêu tả thần linh, ma qui, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện vào con người Trong văn học, yếu
Trang 25tố con người được nói đến như một điều tất yếu Con người chính là nhân vật trung tâm của văn học
Trong Dẫn luận thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "Quan
niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm tri tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”
Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật ngữ văn học, các tác giả định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con
người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm
Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.”
Con người trong văn học trung đại Việt Nam rất phong phú Nó khác biệt với con người trong văn học dân gian Mỗi thể loại có một cách quan niệm và biểu hiện con người riêng nhưng vẫn có cái chung Con người trong văn học thời bấy giờ có đề cập đến rất nhiều nhưng đặc biệt là hình ảnh về người phụ nữ
và quan lại
Để tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ và quan lại trong văn học trung đại, trước tiên ta cần nắm được bối cảnh xã hội thời bấy giờ Có thể thấy, thời kì văn học trung đại là phân khúc đầu tiên của ba thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam Nó bắt đầu hình thành và phát triển trong khoảng mười thế kỉ (từ thế
kỉ X đến thế kỉ XIX) trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam
Á có quan hệ với nhiều nền văn học trong khu vực Trong thời kì này, các nhà văn, nhà thơ cũng làm rất tốt vai trò của người phản ánh hiện thực cuộc sống, bên cạnh đó còn thể hiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với quan
hệ quốc gia dân tộc, với xã hội và với chính bản thân mình Để làm tròn những vai trò ấy, các tác giả đã cố gắng đặt tác phẩm của mình vào trong bối cảnh xã hội Đối với văn học trung đại, khi đặt vào phông nền của thế kỉ X – đến hết thế
kỉ XIX, các nhà văn, nhà thơ đã tái hiện khá chân thực về một giai đoạn mà lịch
sử, xã hội có rất nhiều biến động
Trang 26Do chiến tranh loạn lạc, chế độ phong kiến chèn ép con người, quan lại vua chúa ăn chơi dẫn đến đời sống nhân dân khổ cực, những đứa con mất cha, những người vợ chờ chồng đi lính về,… Với người phụ nữ, họ không chỉ phải đối diện với hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt mà còn bị áp bức bởi những thế lực tàn bạo trong xã hội, mặc dù vậy họ vẫn cho thấy những nét đẹp cao quý của bản thân Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại mang vẻ đẹp ở cả ngoại hình lẫn tài năng và nhân cách
Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại còn hiện lên với qua bi kịch “hồng nhan bạc phận” Đó là bi kịch của chế độ xem trọng nam giới, còn
nữ nhi xếp vào thứ yếu Thế nên trong hôn nhân, họ phải chịu sống kiếp làm lẽ
và hạnh phúc trọn vẹn đối với họ mà nói dường như chỉ là một định nghĩa quá mong manh Họ cũng hiểu, số phận đó không chỉ của riêng một người nào mà là
số kiếp chung của tất cả những người phụ nữ khi sống trong xã hội trọng nam, khinh nữ Họ không trách những người phụ nữ khi chia sớt hạnh phúc của mình,
có trách là trách quan niệm của lễ giáo khắc nghiệt
Bên cạnh hình tượng người phụ nữ, văn học giai đoạn này còn nói về vua chúa, quan lại Đối với quan lại, vua chúa có thể nhìn thấy hai dòng riêng giữa một dòng chung Một dòng hướng về những chuẩn mực, hướng về những chủ
đề, quan niệm mang tính công thức Dòng này tạo nên kiểu văn học mang tính quan phương, cung đình, chủ yếu là tụng ca vua sáng tôi hiền, đề cao lễ nghĩa nhà Nho Con người xuất hiện trong dòng văn học này, lẽ dĩ nhiên là con người cộng đồng, con người quân quốc… mang lí tưởng “trí quân trạch dân”, mang khát vọng xây dựng một xã hội “Nghiêu Thuấn” Dòng thứ hai vượt thoát ra ngoài khuôn phép, luật lệ để những cảm xúc thật, những tình cảm thật được thăng hoa Ở dòng thứ hai này, con người cá nhân có dịp bứt phá, quẫy đạp bằng một cái tôi tự do mạnh mẽ, phóng khoáng…
Trong lịch sử văn học Việt Nam quãng giữa hai thế kỉ XIX và XX mới xuất hiện nhiều nhà thơ trào phúng tập trung sự đả kích vào một nhân vật là ông quan Không phải trong văn học trước đó người ta chưa nói đến ông quan Ngược lại, ông quan và gia đình quan chiếm phần lớn nội dung các truyện kể
Trang 27Đó là môi trường quen thuộc của các văn nhân nhà Nho Nhưng các ông quan trong câu chuyện đó có tốt, có xấu chia ra làm hai phía trung chính, gian tà, cương trực và nịnh hót, nghĩa là theo tiêu chuẩn đạo đức và theo lợi ích của triều đại chính thống
1.1.3 Ý nghĩa của việc tiếp cận tác phẩm văn học với góc nhìn văn hóa
Giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau nên việc tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng đi cần thiết
và có triển vọng Những yếu tố văn hóa liên quan đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng, con người văn hóa… ảnh hưởng đến hướng tiếp cận của văn học Nó cũng góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường nghệ thuật nói chung của văn học bằng ngôn từ nghệ thuật
Văn học là một bộ phận của văn hóa bởi để truyền tải, phản ánh thông tin liên quan đến các vấn đề trong đời sống xã hội phải thông qua hệ thống văn hóa
Từ đây có thể thấy, nếu văn học có chức năng phản ánh hiện thực thì nó không thể phản ánh trực tiếp mà chỉ có thể phản ánh qua “lăng kính” văn hóa, qua “bộ lọc” giá trị văn hoá Và nhờ đó, nó mang lại cho văn học một cách phản ánh đặc trưng, như người ta thường nói - phản ánh có nghệ thuật Có thể nói, văn học sẽ tác động đến nhận thức của con người thông qua việc phản ánh văn hóa, từ đó giúp con người thay đổi nhận thức và đi đến hành động đúng đắn
Nếu cách tiếp cận hình thái chỉ lấy một mặt nào đó của cuộc sống làm cơ
sở thì cách tiếp cận văn minh lấy con người tổng thể với mọi mặt hành động và đời sống của nó làm cơ sở Nếu ở cách tiếp cận hình thái, văn hóa chỉ được coi
là một bộ phận của đời sống xã hội, thì với cách tiếp cận văn minh, văn hóa không chỉ được xem xét trong tổng thể của nó mà còn được đặt trong tổng thể đời sống con người và xã hội Văn hóa bởi vậy được coi cùng cấp độ với văn minh
Văn học không chỉ là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và cộng đồng dân tộc
Trang 28Nhà văn là chủ thể sáng tác, họ là những người tiếp nhận tư duy, ứng xử văn hóa trong cuộc sống hàng ngày để từ đó đưa vào các câu chuyện trong tác phẩm của mình Nhà văn chính là cầu nối truyền tải thông tin văn hóa dân tộc đến cộng đồng thông qua ngôn ngữ văn học và biểu tượng nghệ thuật Tùy theo phong cách của mỗi nhà văn, trình độ tiếp thu văn hóa của cộng đồng sẽ khác nhau Đặc biệt, thông qua văn học mà cộng đồng cũng gần gũi và hiểu nhau hơn Các dân tộc khác nhau có lịch sử phát triển văn hóa khác nhau, họ cùng lúc sáng tạo
ra nền văn hóa độc đáo, sáng tạo kết cấu tâm lý văn hóa cộng đồng riêng song văn hóa dân tộc cũng không vượt được ra ngoài những biến đổi không ngừng của những điều kiện lịch sử văn hóa xã hội cụ thể
Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc Chính lịch sử văn hóa - văn học dân tộc đã cho chúng ta một nhận thức đúng đắn rằng: một nhà văn chỉ trở thành nhà văn lớn khi đạt đến tầm vóc của một nhà văn hóa - tư tưởng Nhà văn chân chính là nhà hoạt động văn hóa, tác phẩm văn học là sản phẩm văn hóa và người đọc là người thụ hưởng văn hóa Trong thời đại ngày nay, hầu hết các quốc gia đều là xã hội đa văn hóa nên văn học cũng vì vậy đa dạng như văn hóa Chính sách đối với văn học là một phần của chính sách văn hóa mà tiêu điểm là con người với những nhu cầu tinh thần ngày càng phát triển
Như vậy việc tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa đem lại một ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức được mặt lý luận, bản chất của mối quan hệ văn hóa và văn học từ đó có thể tiếp cận tác phẩm văn học một cách trọn vẹn và khoa học
1.2 Hồ Xuân Hương - danh nhân văn hoá thế giới
Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, lúc này chế độ phong kiến đã đi vào con đường khủng hoảng, bế tắc Thể chế của xã hội phong kiến cản trở sự phát triển sức sản xuất của xã hội Nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp đình trệ, đời sống nhân dân điêu đứng, cùng cực
Nữ sĩ quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An Truyền thuyết duy nhất là gia đình bà đã từng sống ở Thăng Long, khi ở phường Khán Xuân, thuộc thôn Tiên Thi Về sau khi đã đến tuổi trưởng thành, Hồ Xuân Hương dựng
Trang 29một ngôi nhà ven Hồ Tây, đặt tên là “Cổ Nguyệt Đường” - bạn bè nữ sĩ thường lui tới ngôi nhà này để đàm đạo thơ ca
Hồ Xuân Hương được đi học tuy không nhiều song lại có tài làm thơ cả chữ Hán và chữ Nôm Xuân Hương giao lưu với các tao nhân mặc khách như: Mai Sơn Phủ, Tôn Phong Thị, Cự Đình, Thạch Đình, Chí Hiên, Thanh Hiên, Hiệp trấn Sơn Nam thượng Trần Ngọc Quân, Hiệp trấn Sơn Nam hạ Trần Quang Tịnh, Hiệp Trần Hầu tước Trần Phúc Hiển…và họ đều in dấu trong các vần thơ đối đáp, các sáng tác của chủ nhân “Cổ Nguyệt Đường”
Là một người tài sắc vẹn toàn nhưng cũng giống như số phận của những người phụ nữ trong xã hội đương thời, cuộc đời của vị nữ sĩ họ Hồ phải trải qua nhiều nỗi cay đắng, tủi hờn Đường chồng con của bà nhiều long đong với hai lần đầu bị gả làm lẽ, chịu kiếp chung chồng với người khác Hồ Xuân Hương căm ghét xã hội phong kiến với những bất công đã trà đạp lên thân phận con người nhất là người phụ nữ nên mũi nhọn đấu tranh của bà thường hướng về lễ giáo phong kiến Đọc thơ bà, người ta thấy bà chửi ầm ĩ, chua ngoa vào bộ mặt thối nát của xã hội phong kiến đương thời
Hồ Xuân Hương đi đây đi đó nhiều nơi, tận Tuyên Quang, tới Thanh Hóa, tới An Quảng, tới Ninh Bình, tới Vĩnh Yên, Sơn Tây, Hà Đông đều có dấu chân nữ sĩ Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình hiện lên trong các tác phẩm thơ của vị
nữ sĩ tài năng này chính là những minh chứng rõ nét nhất cho sự lãng du của bà Việc đi nhiều, hiểu nhiều cũng là một trong những yếu tố quan trong để thơ Hồ Xuân Hương mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian
Hồ Xuân Hương sáng tác cách đây gần hai trăm năm, nhưng đến nay những vấn đề liên quan đến thơ Xuân Hương vẫn còn nhiều phức tạp và nhiều vấn đề hiện chưa được giải quyết Sách viết ở thế kỷ XIX ít nhắc đến tên tuổi cũng như những sáng tác của bà Nhưng thơ Hồ Xuân Hương không vì thế mà
“chết đi”, tên tuổi của nhà thơ không vì thế mà bị bị lãng quên, ngược lại càng trở nên quen thuộc hơn với mọi người Miên Thẩm, một nhà thơ, một công tử tài
hoa và phóng túng Trong bài thơ Long biên trúc chi từ thập tứ thủ đã dành ra
hai đoạn thơ để nhắc tới Hồ Xuân Hương
Trang 30Trụy phấn tàn chi thổ nhất dinh,
Xuân Hương quy khứ, thảo thanh thanh
U hồn đáo để kim như túy,
Kỷ độ xuân phong xuy bất minh
(Phấn rụng son tàn, nay chỉ còn trơ lại một nấm đất,
Xuân Hương mất rồi, những ngọn cỏ trên mộ nàng còn xanh um
Hồn nàng trong cõi u minh, đến nay vẫn còn đang say chưa tỉnh
Mấy độ gió xuân cũng không đánh thức được nàng)
Về sáng tác, cứ xem như có hai mảng là thơ nôm theo truyền tụng và Lưu hương kí Về mảng thơ Nôm, Hồ Xuân Hương là nhà thơ thể hiện phong cách độc đáo Nhà thơ Xuân Diệu trong Ba thi hào dân tộc ưu ái gọi Xuân Hương là
bà chúa thơ Nôm, ca ngợi Xuân Hương một cách đầy nhiệt tình: “Một tâm hồn thành khẩn, sâu sắc, có dũng khí, táo gan, một hồn thơ hết sức độc đáo, không những có dụng ý rất tốt là chống sự bóp nghẹt con người của cái xã hội phong kiến tàn tạ, bênh vực phụ nữ, yêu đất nước và bình dân, mà những ý tốt ấy lại hóa thành thơ hay – bởi vì những ý tốt cũng có thể hóa thành thơ dở - thơ rất hay, hay vào loại những thiên tài văn học bậc nhất của dân tộc ta” [ tr35]
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương trước tiên chính là tấm gương phản ánh con người và trí tuệ của tác giả Đặc trưng phong cách diễn ý thơ Nôm Hồ Xuân Hương là mượn cảnh, mượn vật để ẩn dụ về câu chuyện, thái độ và số phận con người qua đôi mắt của một người phụ nữ tài năng, bản lĩnh và cũng là cá biệt trong xã hội đương thời Thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã được giới nghiên cứu tiếp nhận ở nhiều góc độ như phê bình văn học, tiếp nhận văn học, nhiều khuynh hướng như phân tâm học, văn bản học, xã hội học, văn hóa học…
Sáng 3/12, tại thành phố Vinh (Nghệ An), tỉnh Nghệ An phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Danh nhân văn hóa và giá trị di sản Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tham luận, làm rõ những vấn
đề về vị thế, tầm vóc và lịch sử tiếp nhận, chuyển ngữ (dịch thuật) Hồ Xuân Hương; vấn đề thân thế, quê hương và thời đại Hồ Xuân Hương; Hồ Xuân
Trang 31Hương trong các mối liên hệ với văn hóa dân tộc, văn hóa khu vực và văn hóa nhân loại; đặc sắc hiện tượng văn hóa Hồ Xuân Hương; những vấn đề về thi pháp, phong cách nghệ thuật và sức hấp dẫn, lan toả của thơ Hồ Xuân Hương; vấn đề tiếp nhận và phát huy giá trị di sản của Danh nhân Hồ Xuân Hương trong bối cảnh hiện nay Việc UNESCO công nhận, tôn vinh những giá trị và ý nghĩa nhân văn cao đẹp, trường tồn trong tư tưởng, nhân cách Hồ Xuân Hương cũng chính là tôn vinh nét đẹp trong tâm hồn, trí tuệ, nhân văn, bác ái của con người Việt Nam Điều này thêm lần nữa khẳng định, những giá trị tốt đẹp trong cốt cách con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đã và đang hoà chung dòng chảy văn hoá nhân loại cũng như làm giàu hơn, phong phú hơn cho Văn hóa thế giới
1.3 Nguyễn Khuyến – “nhà thơ của con người và làng cảnh Việt Nam”
Nguyễn Khuyến khi còn trẻ có tên là Nguyễn Thắng, tên hiệu là Quế
Sơn(một ngọn núi cao đẹp trong huyện), Ông sinh ngày 15-2-1835 ( tức ngày
18 tháng Giêng năm Ất mùi, Minh Mệnh thứ 16) Ông là người Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Tên gọi xã Yên Đỗ đã gắn bó với cuộc đời của nhà thơ một cách sâu sắc không chỉ là cuộc sống mà còn gắn với đời thơ
Nguyễn Khuyến là một con người luôn mang trong mình nỗi đau với đời, đau cho nhân tình thế thái Cũng đã có một thời gian ông ra làm quan nhưng ngày đêm vẫn canh cánh trong lòng những nỗi niềm tất tả về cuộc sống Triều đình nhà Nguyễn đã gây ra cho ông một vết thương lòng nhức buốt Ông trở về quê làm bạn với cỏ cây, chim muông, núi đồi và sống một cuộc đời chan hòa giữa lòng nhân dân Có lẽ chính cuộc sống nơi thôn quê bình lặng này đã làm cho Nguyễn Khuyến có được những vần thơ có giá trị để đời Là một người đã từng mười năm làm quan, ấy vậy nhưng khi trở về quê, ông lại rất dễ bắt nhịp với cuộc sống của những người nông dân khổ cực, bởi cao xa hơn hết ông có một tấm lòng giàu tình yêu thương và luôn trang trải với đời, với người
Là một nhà thơ có tâm huyết, Nguyễn Khuyến bao giờ cũng cảm thấy đau đớn trước cảnh khố sở của dân Những bài thơ của ông viết về cuộc sống đồng ruộng của người dân chân lấm tay bùn cứ như là một thước phim, một bức tranh
Trang 32hiện thực vô cùng sinh động và đầy xót xa Ông đồng cảm đối với hoàn cảnh sống khó khăn, khổ cực của người dân quanh năm khổ cực với công việc đồng áng
Ông có chung nỗi buồn đau thương sót với dân tình xơ xác Đề tài trong thơ Nguyễn Khuyến phải kể đến trước hết là phong cảnh đồng quê, sinh hoạt nông thôn Đó là cảnh làm ăn thất bát, cảnh vỡ đê lụt lội, là lời than nợ hoặc lời thăm hối ân cần Tất cả những tâm tình ấy, ông nói không phải chỉ cho chính bản thân mà còn là tiếng lòng dành cho cả một làng quê nghèo đói, cho tất cả số phận nhỏ bé đang trong cảnh cơ hàn, nghiệt ngã
Người nông dân trong thơ ông hiện lên với một trạng thái thật tất bật Tuy vậy, cuộc đời của những người nông dân ấy cũng không khá lên được, hết hỏa hoạn này lại đến hỏa hoạn khác cứ kéo nhau ập lên đôi vai đã quá mệt nhọc, vất
vả của họ Không chỉ hoả hoạn mà cảnh lụt lội hết năm này qua năm khác nơi vùng đất chiêm trũng cũng khiến những người lao động càng thêm khổ cực Họ phải “bán mặt cho đất”, “bán lưng cho trời” thế mà vẫn không thể nào ngóc đầu, khấm khá lên được Họ cật lực lao động đâu phải chỉ để có miếng cơm nuôi miệng, mà còn phải trang trải bao nhiêu thứ nữa, nào là thuế quan, nào là đứa ở, trả nợ Tằn tiện quá rồi, không dám ăn thế mà vẫn đói, vẫn khổ Cuộc sông của
họ cứ quẩn quanh mùa này qua mùa khác và rất có thể là cả cuộc đời như thế, một cuộc đời chỉ lo miếng cơm manh áo mặc là đủ mệt
Từ lúc Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn đã xuất hiện bao nhiêu năm đói kém, mất mùa mà lúc nào trong thơ ông cũng thấy vọng lại cái âm thanh lo sợ, cay đắng của những hình ảnh ấy Những hình ảnh thật thương tâm và đau lòng
Có thấm thía, thông cảm và hiểu được một cách cặn kẽ sâu sắc cuộc sống đó thì ông mới có thể nói lên được những điều tâm huyết như vậy Cái khổ sở của người nông dân nếu chỉ do thiên tai gây ra thì không đến nỗi, đằng này lại còn
có cả một lũ chuột lớn phá hoại, đục khoét Càng khiến sự khổ cực của người dân tăng lên bội lần
Nhưng khi viết về Nguyễn Khuyến điều đáng để nói chính là ông không chỉ thấy được cuộc sống của những con người nơi đồng ruộng như một đêm đen
mà xa hơn là ông đã tìm thấy cái sức sống, cái vẻ đẹp tiềm tàng sau những
Trang 33gương mặt đầy mồ hôi, nước mắt ấy Vượt lên trên muôn vàn đau thương và thử thách sự kiên cường, nhẫn nại, cần cù lao động của người nông dân, là tình gắn
bó của họ với nông thôn, với ruộng đồng, là tinh thần lạc quan trong bất kì tình huống nào, kể cả trước cảnh bất công nghèo đói
Nguyễn Khuyến đã có biết bao nhiêu vần thơ thể hiện nỗi đau, ám ảnh về
số kiếp của người nông dân nhưng dường như ta thấy chứa chất trong những nỗi niềm ấy là ánh sáng của một niềm tin lấp lánh mà tựa hồ không thấy rõ Có đọc,
có suy ngẫm ta mới cảm nhận được điều đó
Các nhà nghiên cứu đã nói nhiều tới những bài thơ trong đó Nguyễn
Khuyến kể lại các hình thức sinh hoạt có tính chất văn hóa ở nông thôn: Cảnh chợ Đồng ngày giáp Tết nguyên đán, Đêm giao thừa Những bài thơ này có sức
diễn tả không khí, sắc màu, âm thanh của cuộc sóng văn hoá độc đáo ở nông thôn, rõ nét và tưởng như chính xác đến lạ lùng Dường như không phút nào nhà thơ ngừng theo dõi và tái hiện những bức tranh thiên nhiên sống động quanh mình Ông quan sát thiên nhiên, tắm mình trong thế giới muôn ngàn màu sắc đó với niềm thích thú đặc biệt Vậy nên, đứng trước một hiện tượng thiên nhiên, Yên Đổ có thể sáng tác hai, ba bài thơ, mà khi đọc, ta vẫn tìm thấy những phát hiện mới mẻ, nho nhỏ của người viết
Nói đến bức tranh sinh động về làng cảnh Việt Nam, không thể nào không nói tới chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến Đây thực sự là những bức họa tuyệt diệu về một làng quê đậm sắc màu dân tộc Ta hãy lắng nghe tác giả nói về mùa thu, một mùa thu dàn trải giữa thôn xóm, mênh mang giữa ruộng đồng bao la Chỉ có khung cảnh này, không gian này nhà thơ mới buông được
những lời thơ thật giản dị mà cũng thật thoải mái qua bài Thu điếu
Hay bức tranh thu hiện lên rõ nét sinh động và giàu bản sắc qua bài Thu Vịnh Thông qua bài thơ mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến đã chở được cái hồn
thu đặc sắc của quê hương Bắc Bộ Mùa thu có lá vàng, có nước gợn nhẹ trên mặt ao, có những con đường làng quanh co hun hút vắng xa trong buổi chiều thiếu bước chân người, có cả bầu trời xanh ngắt treo lơ lửng giữa từng không bao la vời vợi Cảnh thu tĩnh lặng mà không rợn người Mùa thu đến với những
Trang 34làn gió dịu nhẹ phảng phất lòng người, những làn gió hắt hiu tuy có gợi chút buồn nhưng vẫn trong sáng
Mùa thu còn mang tâm trạng nhưng tâm trạng không lấn át vẻ đẹp của
cảnh vật trời thu mà dường như càng làm cho thu thêm phần quyến rũ trong Thu
ẩm Cảnh vật và con người tự tìm đến giao hòa với nhau trong muôn vàn cảm
xúc muôn nói Tâm trạng ấy có khi xen vào chiếc lá vàng rơi, vào ngõ trúc, bóng trăng lưng giậu, sóng biếc Khi đọc thơ Nguyễn Khuyến có ai lại không nhớ về làng quê bùn lầy nước đọng của mình.Hình ảnh “Năm gian nhà cỏ thấp le te” chúng ta dễ bắt gặp ở những miền quê Bắc Bộ Gian nhà rộng gợi cái trống vắng, lạnh lẽo gợi cả cái nghèo nơi đồng quê chiêm trũng Con đường dẫn vào nhà là một lối đi sâu quanh co, nhỏ và tối, điểm vào đó là ánh sáng của những chú đom đóm lóe lên rồi tắt phụt làm cho ngõ đã tôi càng tối thêm, đêm đã sâu lại sâu hơn Cảnh từ buổi tôi lại chuyển sang chiều, có nghĩa bài thơ này đã được viết trong nhiều thời điểm khác nhau Chiều chiều khói bếp nhà ai tỏa ra từng lưng giậu gợi cái mơ màng, cái buồn nhẹ phảng phất của buổi chiều hoàng hôn vùng đồng ruộng Ánh trăng không vỡ tan mà loe ra theo từng đợt sóng của mặt
ao Tất cả gợi nên một cảnh thu chân thực, sống động
Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến thật đẹp nhưng có vẻ như sang trọng, cao xa quá Ông vẫn chưa thể thoát ra khỏi hệ thống thi pháp trung đại nhưng thơ ông đã được viết theo lối giản dị hơn các nhà thơ trung đại khác
Với thành công trong việc nghệ thuật sử dụng hình ảnh giản dị, gần như thoát khỏi hệ thông tượng trưng ước lệ của thi pháp trung đại cùng với tâm lòng nhân hậu bao dung của ông, Nguyễn Khuyến đã dựng nên những bức tranh chân thực về cuộc sống, đẹp đẽ sắc nét có hồn của thiên nhiên nước Nam ta
Để triển trai thành công đề tài, chúng tôi đã chỉ ra một số vấn đề lí thuyết của hướng tiếp cận tác phẩm văn học với góc nhìn văn hóa Chúng tôi đưa ra các khái niệm về văn hoá, từ đó phân tích các yếu tố văn hóa thể hiện trong văn học như phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian, sự hiện diện của ca dao, tục ngữ, thành ngữ và con người văn hóa trong văn học Từ đó, đề tài rút ra ý nghĩa của việc tiếp cận tác phẩm văn học với góc nhìn văn hóa Bên cạnh đó, chúng tôi đã
Trang 35làm sáng rõ cơ sở thực tiễn về Hồ Xuân Hương với tư cách là một danh nhân văn hoá thế giới và Nguyễn Khuyến với điểm nhìn về “nhà thơ của con người và làng cảnh Việt Nam Từ việc chỉ ra và phân tích được những cơ sở về lí thuyết
và thực tiễn, đề tài sẽ tiếp tục làm rõ các luận điểm ở các chương sau
Trang 36CHƯƠNG 2 NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
VÀ NGUYỄN KHUYẾN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
2.1 Thơ ca thể hiện sinh động các phong tục, tập quán của người Việt
Trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, vấn đề giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc là rất cần thiết và cấp bách Việt Nam cũng không ngần ngại hội nhập để tiếp thu những thành tựu, những phát minh mới của nhân loại, để cùng phát triển Tuy nhiên, hội nhập nhưng không thể hòa tan, do đó để giữ vững nền độc lập dân tộc điều cần thiết là phải giữ gìn và bảo tồn vững chắc bản sắc văn hóa dân tộc Lịch sử văn học đã chứng minh rằng, kho tàng văn chương là nơi lưu giữ chắc chắn và bền vững nhất những giá trị văn hóa của nhân loại nói chung và của người Việt nói riêng Văn học trung đại Việt Nam và văn hóa dân gian có mối quan hệ chặt chẽ Các yếu tố của văn hóa dân gian đã trở thành một phần chất liệu trong sáng tác văn học trung đại Sáng tác của các nhà văn, đặc biệt là các tác giả ưu tú đều in đậm dấu ấn văn hóa tinh thần của dân tộc Sáng tác của Nguyễn Khuyến và Hồ Xuân Hương là một minh chứng tiêu biểu
Nguyễn Khuyến và Hồ Xuân Hương đều là các nhà thơ trung đại, họ đã thổi vào thơ Nôm hơi thở đặc trưng của những phong tục, tập quán mà ông cha
ta đã hun đúc từ bao đời Những bức tranh đầy màu sắc về phong tục tập quán
ấy ẩn chứa những tâm sự thầm kín của hai nhà thơ về sự đổi thay, nhiễu nhương của thời cuộc cùng với mong ước có một đời sống tốt đẹp hơn, đó cũng chính là nỗi niềm khát khao của cả hai tác giả thời bấy giờ
Cuộc sống chan hòa, bình yên với nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của người dân quê đã đi vào thơ của hai tác giả một cách tự nhiên, sinh động Với hướng tiếp cận văn học từ văn hóa, bàn luận về một số phong tục lễ Tết cổ truyền của người Việt như sắm Tết, đón giao thừa, mừng xuân, chơi xuân đã được thể hiện qua các tác phẩm của Nguyễn Khuyến và Hồ Xuân Hương
Phong tục trong ngày lễ Tết trong thơ văn học trung đại gắn với sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng đã được thể hiện trong thơ Nguyễn Khuyến và Hồ Xuân Hương Thơ của họ không chỉ là sự hòa mình với xuân hay tự thu mình để
Trang 37giữ tiết tháo mà còn cả sự trải lòng cảm thương hướng cái nhìn ra cộng đồng Bức tranh Tết trong văn học trung đại chỉ đôi chút niềm vui, nhìn chung vẫn là không khí buồn, nhất là thời kỳ phong kiến khủng hoảng Thơ Nguyễn Khuyến tái hiện cảnh đón Tết nghèo của dân tình trong những năm xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng Thơ Hồ Xuân Hương qua các cuộc chơi xuân, là cái Tết vui tươi, táo bạo thời thiếu nữ dám bứt phá những rào cản phong kiến để mở lòng với cuộc đời
Đi chợ sắm Tết là phong tục lâu đời của nhân dân ta Chợ Tết thường đông vui và nhiều hàng quán hơn ngày thường Từ 23 tháng Chạp, người dân nô nức đi chợ tết để buôn bán, mua sắm, dạo tết, gặp gỡ nhau trò chuyện hay thanh toán tất cả các khoản nợ nần còn lại trong năm Nhìn cảnh chợ Tết có thể thấy
“thước đo sự ấm no của cộng đồng trong năm” (Trần Ngọc Thêm, 1998, tr 151) Nhưng đối với phiên chợ giáp Tết ở làng Vị Hạ, người đọc cảm nhận được cái ảm đạm của cuộc sống dân tình đói kém trong cảnh mất nước nhà tan:
“Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng, Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời mưa bụi còn hơi rét, Nếm rượu tường đền được mấy ông”
(Chợ Đồng - Nguyễn Khuyến)
Chợ Đồng là chợ phiên lâu đời họp ngay bên một ngôi đền ba gian mái ngói, xung quanh đền đắp tường đất bao bọc Nhưng khi dân Pháp chiếm đóng làng thì chợ không họp nữa và tục họp chợ tất niên cũng mất Thế nhưng Nguyễn Khuyến không thể quên được không khí chợ Đồng từng rộn rã, những dáng người tất bật dưới mưa xuân trong cái tiết trời gió bấc còn hơi rét của ngày hai mươi bốn tháng Chạp Tục nếm rượu tường đền là một nét đẹp cổ truyền diễn ra trong ba phiên chợ Đồng cuối năm Sau dịp lễ Thánh, các bô lão làng Vị
Hạ rủ nhau ra chợ ngồi tựa lưng vào tường đền nếm rượu xem thứ rượu nào ngon thì mua để tế lễ trong dịp Tết và đầu xuân Nhưng khi Pháp chiếm độc quyền về rượu thì phong tục này cũng mất Qua hình ảnh thơ miêu tả chân thực bằng ngôn ngữ mộc mạc và tấm lòng nhân ái của nhà thơ, hiện thực chợ Đồng
Trang 38chỉ còn lại là âm thanh rời rạc, rệu rã của người dân quê phải chật vật vì nợ nần:
“Hàng quán người về nghe xao xác,/ Nợ nần năm hết hỏi lung tung” Phiên chợ
Đồng tất niên và tục nếm rượu tường đền vẫn được nhà thơ nhắc đến với bao tình cảm mến yêu, trân trọng và tiếc nuối cho phong tục văn hóa lâu đời của nhân dân ta bị mai một do thời thế đổi thay
Bên cạnh những phiên chợ Tết buồn, người đọc cũng bắt gặp những cái Tết vui hiếm hoi, đó là những năm cả làng được mùa cùng đón Tết khá trọn vẹn:
“Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt”
(Cảnh Tết)
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ qua những câu thơ mang không khí hân hoan mua sắm, chuẩn bị đón Tết của nhà thơ quê Yên Đổ Ngắm nhìn người trong thôn xóm đầm ấm, sum vầy “gói bánh chưng” và “chung thịt”, cùng ngồi bên bếp lửa canh nồi bánh, ông cũng vui lây và mong “được mãi như thế” Niềm vui xuân no ấm ấy có vẻ hiếm hoi nhưng cũng đủ chút hơi ấm thổi vào bức tranh giá buốt, ảm đạm của những cái Tết nghèo kia Qua phong tục sắm sửa, chuẩn bị cho ngày Tết trong thơ Nguyễn Khuyến, người đọc cảm nhận được hiện thực cũng như tình cảm và niềm mong ước của các nhà thơ lớn đối với nhân dân về một cái Tết đầy đủ, ấm no và sum vầy
Không khí giao thừa làng Vị Hạ mùa đói kém khá ảm đạm Người làng nghe vẫn có tiếng trống nhưng là trống các làng khác vọng lại “ình ịch” nhỏ lẻ, vẫn có tiếng pháo nổ báo hiệu xuân sang nhưng chỉ đôi ba tiếng pháo của nhà giàu “lẹt đẹt”:
“Ình ịch đêm qua trống các làng Cách ao lẹt đẹt pháo thầy Nhang”
(Khai bút - Nguyễn Khuyến)
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng vẽ nên cảnh mừng xuân tươi vui, độc đáo của mình với mong muốn rất thường thấy của các thiếu nữ thời xưa:
“Tối ba mươi, khép cửa càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới Sáng mồng Một, lỏng then tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào”
(Câu đối Tết)
Trang 39Từ phong tục đóng cửa đêm ba mươi để tránh cái xấu và mở cửa vào sáng mồng Một để đón cái tốt, bà đã thể hiện tiếng cười hóm hỉnh, đa tình và khao khát rất Xuân Hương Dám đem cái “thiếu nữ” mà chống chọi với “ma vương”
là dám đem thân nữ nhi mà sánh ngang trời đất Nhưng sao cứ ỡm ờ, úp mở lấy
“then tạo hóa” của người thiếu nữ đối với “cánh càn khôn” to lớn? Người dám bứt tung khuôn khổ để đón nhận đất trời, xã hội bao la là người thiếu nữ trẻ trung, với tâm hồn rộng mở, trong sáng, tràn trề sức sống khi bước vào ngày đầu xuân
Mấy ngày Tết, Hồ Xuân Hương du xuân đến những nơi khách thập phương nô nức trẩy hội như Khán Đài hay các danh thắng như động Hương Tích ở Chùa Hương, hang Cắc Cớ, hang Thánh Hóa ở Chùa Thầy Tinh thần
du hí của người tài tử đã kéo bà đi đây đi đó và ghi lại kí ức ngày xưa:
“Êm ái chiều xuân tới Khán Đài, Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai”
(Chơi Khán Đài)
Qua cảnh chiều xuân êm đẹp như chốn bồng lai và niềm vui du xuân nhẹ nhàng ở hai câu đề, nhà thơ cũng gửi gắm vào những câu thơ sau những nỗi niềm tâm sự của hiện tại với phong cách rất Xuân Hương:
“Bốn mùa triêu mộ, chuông gầm sóng, Một vũng tang thương, nước lộn trời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn, Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi”
(Chơi Khán Đài)
Phong tục lễ Tết, lễ hội không xuất hiện nhiều trong thơ Hồ Xuân Hương, nhưng chỉ bằng vài nét phác hoạ, nhà thơ đã giúp ta hình dung một cách đầy sinh động không khí sinh hoạt văn hoá của dân gian - trò chơi đánh đu - trong hội xuân:
“Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song”
(Đánh đu)
Trang 40Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy từng cho rằng: “Thiên tài Hồ Xuân Hương là miêu tả cảnh đánh đu rất đẹp, đầy hình ảnh, màu sắc, động tác gợi được không khí xuân Đồng thời, bằng tài nghệ của mình, nhà thơ đã dựng lên nghĩa lấp lửng, phục nguyên được ý nghĩa phồn thực của trò chơi đánh đu” (Đỗ Lai Thúy,
1999, tr 15) Nếu gạt đi tầng “nghĩa ngầm” thì bài thơ là bức tranh về hội đánh
đu của văn hoá dân gian Đặt trò chơi vào trong xã hội phong kiến với quy tắc:
“nam, nữ thụ thụ bất thân” mới thấy hết giá trị của trò chơi này đối với nam nữ thanh niên lúc bấy giờ Đối với nam nữ thanh niên lúc bấy giờ, chỉ có trong ngày hội dân gian ngắn ngủi ấy họ mới được đứng gần nhau mà tung bay với nhau giữa không gian xuân sắc, tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ nhoi ấy mà không phải ngần ngại lễ giáo Cho nên, kết thúc bài thơ, tưởng chỉ là lời nghịch ngợm của tác giả song cũng là niềm luyến tiếc bâng khuâng về ngày xuân trôi
qua, cuộc vui không còn: “Chơi xuân đã biết xuân chăng tá/ Cọc nhổ đi rồi, lỗ
bỏ không!
Từ phong tục chơi Tết trong thơ hai tác giả, ta thấy nhân dân không chỉ làm lụng vất vả quanh năm mà họ còn biết hưởng thụ cuộc sống với thế giới bên ngoài một cách phóng khoáng để vơi bớt những nỗi lo toan, buồn phiền của người nhà nông Qua những bức tranh Tết có dư vị hơi buồn nhưng ấm áp tinh thần cộng đồng, Nguyễn Khuyến và Hồ Xuân Hương cũng muốn phản ánh bức tranh nhiều biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, nhất là thời kì khủng hoảng, với mong muốn đời sống tốt đẹp hơn và văn hóa dân tộc được gìn giữ, phát triển bền vững Việc khảo sát tư liệu phong phú, đa dạng, sinh động của hai nhà thơ về phong tục lễ Tết cổ truyền cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa hai lĩnh vực Các tác phẩm ghi lại phong tục lễ Tết dân tộc dù được sáng tác một cách chủ quan hay khách quan cũng đã giúp người viết có cái nhìn toàn diện về những giá trị truyền thống của văn hóa Việt trong dòng chảy văn học trung đại
Ngoài tập tục về phong tục ngày Tết, ta còn bắt gặp một lễ mừng thọ đông đúc người trong thơ Nguyễn Khuyến, đông đúc người bởi ngày lên lão cũng là ngày tụ họp bà con làng xóm, từ những người nghèo khổ nhất: