1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tổng quan thịtrường thức ăn nhanh của việtnam hiện nay

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tổng quan thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Ngọc Hà
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,97 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG Đề tài:

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH CỦA VIỆT

NAM HIỆN NAY

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Trang SVTH: Nguyễn Ngọc Hà

MSSV: K224030347 Lớp: K22403

Tp.HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: Trường Đại học Kinh tế - Luật, khoa Kinh tế cùng các giảng viên đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Thu Trang - người hướng dẫn và cũng là người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài luận không tránh khỏi những thiếu sót; rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Cung – Cầu hàng hóa 3

1.1.1 Cầu hàng hóa 3

1.1.2 Cung hàng hóa 5

1.2 Độ co giãn của cầu 7

1.2.1 Độ co giãn của cầu theo giá 7

1.2.2 Độ co giãn của cầu theo thu nhập 7

1.2.3 Độ co giãn của cầu theo hàng hóa có liên quan (co giãn chéo) 8

1.2.4Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số co giãn 8

1.3 Thị trường 8

1.3.1Thị trường độc quyền nhóm 10

1.3.2 Chứng minh 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH TẠI VIỆT NAM 12

2.1 Tổng quan về thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam 12

2.1.1 Xu hướng 12

2.1.2Tổng quan về thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam: 13

Giá trị và tốc độ tăng trưởng của thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam 13

2.1.3Ví dụ về một thương hiệu lớn trong thị trường thức ăn nhanh Việt Nam 15 2.2 Cung - cầu của thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam 16

2.2.1Cung của thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam 16

2.2.2 Cầu của thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam 17

2.2.3 Tổng kết: 18

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI 19

3.1 Kết luận về thị trường thức ăn nhanh 19

3.2 Giải pháp giúp phát triển thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam 19

Trang 4

Hình 2.1: Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam theo báo cáo của CPM-vietnam.com

Hình 2.2: Thị phần của thị trường thức ăn nhanh tính tới năm 2015 theo báo cáo của Marketingchienluoc.com

Hình 2.3: So sánh doanh thu của KFC và Lotteria theo VIRAC, CAFEF

Hình 2.4: Biểu đồ cung thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam 20 Hình 2.5: Biểu đồ cầu thị trường thức ăn nhanh Việt Nam 21 Hình 2.6: Biểu đồ cung - cầu thị trường thức ăn nhanh Việt Nam 21

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ ngày gia nhập WTO (World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới), Việt Nam đã và đang không ngừng bước đi theo đà hội nhập với quốc tế Với một xã hội không ngừng có những sự phát triển và tiến bộ nổi bật, mức sống và nhu cầu của người dân Việt Nam cũng dần có sự thay đổi Để có thể đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với quỹ thời gian hạn hẹp trong thời kì hiện đại hóa, vừa giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp mong muốn tăng mức độ độc quyền sản phẩm, thị trường thức ăn nhanh (Fast Food) đã được cho ra đời.

Hơn một thập kỉ trước đây, thị trường thức ăn nhanh chắc hẳn vẫn còn là một khái niệm tương đối lạ lẫm đối với người dân Việt Nam Cho đến tận nay, thị trường thức ăn nhanh là một thị trường tương đối mới, nhưng lại có tốc độ phát triển mau lẹ cùng với xu thế hội nhập của toàn xã hội Nhờ có những sự thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống của người dân, đặc biệt là dân thành thị, thị trường thức ăn nhanh có thêm nhiều cơ hội để mở rộng doanh nghiệp và thu hút được đông đảo khách hàng Các doanh nghiệp sản suất thức ăn nhanh không ngừng đưa ra những chiến lược kinh doanh, marketing độc đáo mang tính cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ Bên cạnh đó, với đặc điểm là thị trường độc quyền nhóm, các doanh nghiệp trong thị trường thức ăn nhanh đã áp dụng chính sách “Phân biệt giá” – không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, mà còn phát huy được thế lực thị trường với các hình thức đa dạng.

Bài tiểu luận “Thị Trường Thức Ăn Nhanh” này được thực hiện với mục đích mang đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể và rõ nét về sự phát triển của hệ thống thức ăn nhanh tại Việt Nam, phân tích khái quát các yếu tố kinh tế liên quan đến môn học cũng như đưa ra một số đề xuất cá nhân của nhóm để phát triển thị trường thức ăn nhanh Đối tượng nghiên cứu chính xuất hiện trong bài tiểu luận là KFC (Kentucky Fried Chicken - Gà rán Kentucky), một

Trang 6

trong những “ông lớn” của thị trường thức ăn nhanh, nhằm cung cấp các thông tin, số liệu chính xác và tìm hiểu sâu thêm về chiến lược kinh doanh đã khiến KFC trở thành một cái tên không thể không nhắc đến khi nhắc đến thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam.

Bài tiểu luận được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu thu thập và tổng hợp thông tin thứ cấp với cấu trúc gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH TẠI VIỆT NAM

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI

Trang 7

Bài tập Kinh tế tàinguyên môi trường…

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cung – Cầu hàng hóa

1.1.1 Cầu hàng hóa Khái niệm

Cầu hàng hóa: là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Khái niệm trên cho thấy cầu không phải là một số lượng cụ thể mà là một sự mô tả toàn diện về số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá cụ thể Số lượng của một loại hàng hóa nào đó mà người mua muốn mua ứng với một mức giá nhất định được gọi là lượng cầu của hàng hóa tại mức giá đó Như thế, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.

Khi nói đến cầu là nói đến sở thích mua hàng và khả năng thanh toán mặt hàng đó Nói cách khác, cầu là tập hợp các mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu Ta có một quy luật cầu được phát biểu như sau: Lượng cầu của một hàng hóa giảm khi giá của nó tăng lên với điều kiện các nhân tố khác ảnh hưởng tới lượng cầu là không thay đổi.

Cầu thị trường: là tổng cầu cá nhân ở các mức giá Khi cộng lượng cầu cá nhân ở mỗi mức giá, chúng ta được lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá.

Để biểu hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu (các nhân tố khác không đổi) , người ta sử dụng biểu cầu, đường cầu, hàm cầu Trong đó:

Biểu cầu: là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Đường cầu: là tập hợp các điểm biểu diễn lượng cầu tương ứng với các mức giá Đường cầu mô tả mối quan hệ giữa giá và lượng cầu khi các yếu tố khác không đổi Với giả thuyết mặc định này, quan hệ giữa lượng cầu và giá cả là quan hệ tỷ lệ nghịch Đường cầu có xu hướng dốc xuống từ trái sáng phải.

Individual 2 Kinh tế vi

3

Trang 9

Hàm cầu: là hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa số cầu của một mặt hàng và giá của nó Có dạng như sau:

Hình 1.1: Hàm cầu Những nhân tố tác động tới lượng cầu:

Giá cả của hàng hóa: sự gia tăng của giá hàng hóa sẽ làm cho lượng cầu của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại Sự thay đổi của giá cả sẽ không làm dịch chuyển đường cầu sang trái hay phải, chỉ di chuyển dọc theo đường cầu

Thu nhập người tiêu dùng: là một yếu tố không kém quan trọng quyết định đến cầu hàng hóa Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng Đối với cầu hàng hóa thông thường và cao cấp, thu nhập có mối quan hệ thuận chiều Sự gia tăng của thu nhập dẫn đến tăng lượng cầu tại mỗi mức giá và ngược lại Đối với cầu hàng hóa thứ cấp, thu nhập có mối quan hệ nghịch biến Khi thu nhập tăng thì cầu hàng hóa loại này giảm và ngược lại.

Giá cả của hàng hóa liên quan (hàng hóa thay thế/bổ sung):

Hàng hóa thay thế: là hàng hóa có thể thay thế các loại hàng hóa khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều khiện thay đổi Ví dụ, người tiêu dùng có thể thay thế nước giải khát Pepsi bằng Coca khi giá của Pepsi tăng lên và giá Coca không đổi, khách hàng có thể lựa chọn đi ăn gà ở KFC, Lotteria hay Texas Chicken… Như thế, ta có thể nhận định rằng: cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm khi giá của mặt hàng thay thế của nó giảm và ngược lại (giả định các yếu tố khác không đổi).

Hàng hóa bổ sung: là những hàng hóa có xu hướng được mua cùng với hàng hóa khác vì nó bổ sung cho hàng hóa này Ví dụ, xăng là hàng hóa bổ sung cho xe gắn máy Khi giá xăng tăng dẫn đến lượng cầu đối với xe gắn máy giảm xuống Từ ví dụ này, ta cũng có nhận xét như sau: cầu

Trang 10

đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm khi giá của hàng hóa bổ sung của nó tăng và ngược lại (giả định các yếu tố khác không đổi) Thị hiếu của người tiêu dùng: là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng dành cho hàng hóa dịch vụ nhất định Bất kỳ nguyên nhân gì làm thay đổi thị hiếu với một loại hàng hóa sẽ làm tăng cầu của hàng hóa đó và dịch chuyển đường cầu D sang phải.

Kỳ vọng của người tiêu dùng: ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dụng Ví dụ, nếu mọi người kỳ vọng mức lương của họ tăng lên thì cầu về những bữa ăn tại nhà hàng sang trọng sẽ tăng lên ngay thời điểm hiện tại.

Số lượng người tiêu dùng: nếu các yếu tố khác (thị hiếu, thu nhập…) là như nhau thì sự gia tăng dân số hay quy mô thị trường tăng dần dẫn đến nhu cầu về hàng hóa tăng Khi dân số TPHCM tăng nhanh trong những năm gần đây, nhu cầu đi lại tăng cao Điều đó dẫn tới nhu cầu mua xe máy ngày một gia tăng Chính vì điều đó khiến cho đường cầu về xe máy dịch chuyển sang bên phải

1.1.2 Cung hàng hóa Khái niệm

Cung là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng và ý muốn sẵn sàng bán hàng hóa, dịch vụ của người bán Ta có quy luật cung được phát biểu như sau: lượng cung của một hàng hóa tăng khi giá của nó tăng lên, giả định các yếu tố khác là không đổi.

Lượng cung: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán tại các mức giác khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với giả định các nhấn tố khác không đổi.

Cung thị trường là tổng cung cá nhân ở các mức giá Khi cộng lượng cung cá nhân ở mỗi mức giá, chúng ta được lượng cung thị trường tại mỗi mức giá.

Trang 11

Để biểu hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cung, người ta sử dụng biểu cung, hàm số cung và đường cung:

Biểu cung: tương tự như biểu cầu, biểu cung là bảng mô tả mối quan hệ giữa giá thị trường và lượng hàng hóa mà người sản xuất làm ra và muốn bán, trong điều kiện không có sự thay đổi của các yếu tố khác.

Đường cung: là tập hợp các điểm biểu diễn lượng cung tương ứng với các mức giá Đường cung mô tả mối quan hệ giữa giá và lượng cung khi các yếu tố khác không đổi Đây là một đường dốc lên đi từ trái qua phải trong một hệ trục tọa độ với trục tung là các mức giá và trục hoành là các lượng cung cấp Với giả định các yếu tố khác không đổi, lượng cung và giá cả tỉ lệ thuận với nhau.

Hàm cung: là hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa cung của một mặt hàng và giá của nó Có dạng như sau:

Hình 1.2: Hàm cung Những nhân tố tác động đến cung

Giá của hàng hóa: Sự gia tăng giá của hàng hóa sẽ làm lượng cung của hàng hóa đó tăng lên và ngược lại Sự dao động của giá cả sẽ không làm dịch chuyển đường cung mà chỉ di chuyển dọc theo đường cung S.

Giá của nguyên liệu đầu vào: Bất kỳ một hàng hóa nào sản xuất trên thị trường đều được tạo ra bởi việc biến đổi và sử dụng các yếu tố đầu vào Đó có thể là nguyên liệu, nhân công sản xuất hoặc chi phí vận hành máy móc… Tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả cũng như sản lượng.

Khi giá đầu vào giảm làm cho sản xuất thêm nhiều lợi nhuận tại mỗi sản phẩm đầu ra Vì vậy, công ty cung cấp một lượng lớn tại mối mức giá Điều này làm cho đường cung dịch chuyển sang phải.

Công nghệ sản xuất: Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất có ảnh hưởng tới năng suất lao động, qua đó ảnh hưởng tới chi phí và hiệu quả quá trình sản xuất Công nghệ tiên tiến cùng kỹ thuật sản xuất hiện đại sẽ giúp sản

Trang 12

xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng một lượng yếu tố sản xuất như cũ Kết quả đó được thể hiện bằng việc đường cung dịch chuyển sang phải.

Số lượng người bán: phản ánh quy mô của thị trường Thị trường có quy mô càng lớn, càng nhiều nhà cung cấp thì cung càng cao và ngược lại Cụ thể hơn, sự gia tăng số lượng người bán làm tăng lượng cung tại mỗi mức giá, dịch chuyển đường cung S sang phải.

Kỳ vọng của người bán: là những dự đoán của người bán về những diễn biến của các nhân tố giá cả, thu nhập… trong tương lai làm ảnh hưởng tới cung hiện tại Nếu những thay đổi đó là có lợi, cung hiện tại sẽ giảm Ngược lại, nếu những điểm diễn biến đó bất lợi, cung hiện tại sẽ tăng.

1.2 Độ co giãn của cầu 1.2.1 Độ co giãn của cầu theo giá

Hệ số co giãn của cầu theo giá được định nghĩa bằng % thay đổi của lượng cầu chia cho % thay đổi giá của giá với giả đinh các yếu tố khác không thay đổi.

Cầu co giãn: hệ số co giãn của cầu >1, đường cầu thoải; % thay đổi trong lượng cầu nhiều hơn % thay đổi trong giá.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số co giãn: Tính chất của hàng hóa thay thế Thời gian: trong ngắn hạn hoặc dài hạn.

Tỷ trọng hàng hóa trong thu nhập của người tiêu dùng 1.2.2 Độ co giãn của cầu theo thu nhập

Thu nhập càng tăng thì người tiêu dùng ngày càng có khả năng mua vì vậy cùng một mức giá bán lượng cầu sẽ tăng lên Trong trường hợp này thì KFC được xếp vào hàng hóa thứ cấp.

Khi thu nhập tăng, tuy mức cầu về hàng hoá cũng tăng theo song tốc độ tăng của mức cầu lại nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập Nói cách khác, khi thu nhập tăng, tỷ trọng chi tiêu của người tiêu dùng về nhóm hàng hoá này trong tổng chi tiêu có xu hướng giảm.

Trang 13

1.2.3 Độ co giãn của cầu theo hàng hóa có liên quan (co giãn chéo) Hàng hóa liên quan gồm 2 loại:

Hàng hóa bổ sung là các hàng hóa phải sử dụng cùng nhau (gà rán và nước có has, pizza và tương cà, ) Gọi X và Y là hai hàng hóa bổ sung: khi giá X tăng thì lượng cầu Y sẽ giảm.

Hàng hóa thay thế là hàng hóa thay thế cho nhau dựa theo lợi ích nó mang lại (Coca Cola vs Pepsi, gà rán vs pizza, ) X và Y là hai hàng hóa thay thế: khi giá X tăng thì lượng cầu Y tăng.

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số co giãn

Tính chất thay thế của hàng hóa: ví dụ thay vì ăn thịt lợn thì có thể ăn thịt bò.

Thời gian: càng dài thì cầu sẽ càng co giãn vì với thời gian dài thì người ta sẽ tìm thấy sản phẩm thay thế do vậy có nhiều lựa chọn hơn là với một khoảng thời gian ngắn.

Tỷ trọng hàng hóa trong thu nhập của người tiêu dùng càng cao thì cầu càng co giãn Giống như trường hợp của tăm tre, do tỷ trọng quá thấp nên ta không quan tâm tới; nhưng nếu là thịt lợn hay gạo thì vấn đề lại khác hẳn.

1.3 Thị trường

Thị trường là một tập hợp các thỏa thuận mà thông qua đó người bán và người mua tác động qua lại với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

Chức năng của thị trường: xác định giá cả đảm bảo sao cho số lượng hàng hóa mà những người mua muốn mua ngang bằng với số lượng hàng hóa mà những người bán muốn bán (Đinh Phi Hổ, 2009, Nguyên lý Kinh tế vi mô,trang 46-47).

Các nhà kinh tế căn cứ vào mức độ cạnh tranh hay mức độ độc quyền và chia ra các cấu trúc thị trường sau:

o Cạnh tranh hoàn toàn o Độc quyền hoàn toàn o Cạnh tranh độc quyền o Độc quyền nhóm.

Trang 14

Bảng 1.1: Bảng tóm tắt một số đặc điểm phân biệt của 4 loại thị trường Cạnh tranh Cạnh tranh Độc quyền Độc quyền

Số lượng Nhiều người Nhiều người

Nhiều người Nhiều người

mua 1 vài mua 1 người người mua mua - bán mua - bán

Ngày đăng: 02/04/2024, 06:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w