Còn theo các nhà kinh tế hiện đại định nghĩa thì tiền được là bất cứ cáigì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịchvụ hoặc trong việc trả nợ.Tiền tệ là hàng hóa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
-BÀI THẢO LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI:
Phân tích các hình thái tiền tệ, xu hướng sử dụng và các vấn đề đặt ra với việc sử dụng tiền trong nền kinh tế Việt
Nam hiện nay
Giảng viên: PGS, TS Lê Thị Kim Nhung Lớp HC: CN18- DAA.DB
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Hà Nội, Năm 2023
Trang 2Mục Lục
Mục lục 2
I Khái niệm tiền tệ và các hình thái tiền tệ trong nền kinh tế hiện nay 3
1.1 Tiền tệ là gì? 3
1.2 Các hình thái tiền tệ trong nền kinh tế hiện nay 4
1.2.1 Tiền giấy 4
1.2.2 Tiền giấy khả hoán 4
1.2.3 Tiền giấy bất khả hoán 4
1.2.4 Bút tệ 4
1.2.5.Tiền điện tử 5
1.2.6 Hóa tệ 5
1.2.7 Hóa tệ không kim loại 5
1.2.8 Hóa tệ kim loại 5
1.2.9 Tiền mã hóa 6
II Xu hướng sử dụng các hình thái tiền tệ ở Việt Nam hiện nay 7
2.1 Tiền mặt 7
2.2 Bút tệ và tiền điện tử 8
III Các vấn đề đặt ra về sử dụng tiền tại Việt Nam 10
3.1 Rủi ro an toàn 10
3.2 Quản lý tiền tệ 11
3.3 Sự thay đổi giá trị tiền tệ 12
3.4 Chi phí và phí giao dịch 12
3.5 Tính tiện lợi và đồng bộ 13
Trang 3I Khái niệm tiền tệ và các hình thái tiền tệ trong nền kinh
tế hiện nay
1.1 Tiền tệ là gì?
Tiền tệ (Currency) là một phạm trù lịch sử, tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa Nó chính là phương tiện dùng để thực hiện việc trao đổi hàng hóa và nó được chấp nhận ở một nhóm người
Tiền tệ thường được ngân hàng trung ương phát hành, tiền tệ bao gồm cả tiền
xu và tiền giấy đều có giá trị thanh toán như nhau Con người dùng tiền để mua bán, trao đổi hàng hóa, thanh toán các dịch vụ và hoàn trả các khoản nợ
Theo Mác thì tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa Và ông cũng cho rằng, tiền
tệ xuất hiện sau một hành trình dài của trao đổi và các hình thái giá trị
Từ hình thái giá trị tương đối vật ngang giá chung đến hình thái giá trị chung khi có sự phân công lao động lần thứ 2, thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp
Còn theo các nhà kinh tế hiện đại định nghĩa thì tiền được là bất cứ cái
gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch
vụ hoặc trong việc trả nợ
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt, có những tính chất như:
Lưu thông: Tiền phải được sử dụng trong các giao dịch, người dân phải sẵn
sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa
Dễ nhận biết: Để người dân trong một quốc gia đều đồng ý sử dụng đồng tiền
chung thì tiền tệ phải dễ nhận biết Tiền của một nước sẽ do ngân hàng trung ương in ấn và phát hành dưới dạng tiền xu, tiền giấy hoặc tiền polyme
Dễ vận chuyển: Tiền tệ phải dễ vận chuyển để thuận tiện cho con người trong
việc cất trữ, mang theo Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu thường có kích thước vừa phải, nhỏ gọn
Có thể chia nhỏ được: Tiền tệ phải có các mệnh giá khác nhau sao cho người
bán nhận đúng số tiền bán hàng Nếu người mua thanh toán bằng một loại tiền
có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền thừa
Lâu bền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị
cũng như mới có ích trong trao đổi Vậy nên giấy bạc sẽ được in trên chất liệu
có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc
Khan hiếm: Tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được tiền
một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa Vậy nên ngân hàng trung ương sẽ chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu để lưu thông trên thị
Trang 4Đồng nhất: Tiền tệ phải có tính đồng nhất, tức là một tờ tiền 10.000 VND
được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một tờ tiền như thế vừa mới được đưa vào lưu thông
Tóm lại, nói một cách dễ hiểu thì sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với
sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa
1.2 Các hình thái tiền tệ trong nền kinh tế hiện nay
1.2.1 Tiền giấy
Tiền giấy có hai loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán
1.2.2 Tiền giấy khả hoán: là một mảnh giấy được in thành tiền tiền và lưu
hành, thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc mà người ta không gửi tại ngân hàng Người có loại tiền này có thể đến ngân hàng để đổi lấy một số lượng vàng hay bạc tương đương với giá trị ghi trên tờ giấy; hoặc sử dụng làm tiền vào bất cứ lúc nào họ cần
1.2.3 Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền giấy bắt buộc lưu hành và dân
chúng không thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc Đấy là loại tiền giấy mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng
1.2.4 Bút tệ
Bút tệ hay còn gọi là tiền ghi sổ được tạo ra khi phát tín dụng thông qua tài khoản tại ngân hàng Do vậy, bút tệ không có hình thái vật chất; nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng Thực chất, bút tệ là tiền phi vật chất; nhưng nó cũng có những tính chất giống như tiền giấy là được sử dụng trong thanh toán qua những công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền… mà còn có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy; đó là: an toàn hơn; chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng; thanh toán rất thuận tiện; kiểm nhận nhanh
Về nguồn gốc, trong kinh tế học người ta cho rằng bút tệ xuất hiện đầu tiên tại ngân hàng Anh vào giữa thế kỷ 19 Sau đó dần dần lan sang các quốc gia khác Ngày nay, bút tệ được sử dụng rộng rãi trong các cuộc giao dịch tại các nước công nghiệp, hậu công nghiệp
1.2.5 Tiền điện tử
Tiền điện tử là loại tiền được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động; hay còn gọi là hộp ATM (Automated Teller Machine) Đó là một hệ thống máy tính được nối mạng với toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian và một hộp chuyển tiền của chính phủ
Trang 5Khi chúng ta đến một ngân hàng trung gian gửi tiền; bên cạnh việc trao cho chúng ta một chứng thư xác nhận việc gửi tiền; ngân hàng này sẽ trao cho chúng ta một tấm card bằng nhựa; bên trong được mã hóa điện tử và một mật
mã từ 3 đến 5 con số để sử dụng Hai phút sau khi chúng ta gửi tiền; toàn bộ số tiền ấy cùng với mật mã và số tài khoản của chúng ta được máy tính điện tử thông báo trên toàn hệ thống (Có thể trên phạm vi các quốc gia)
Khi cần dùng tiền mặt, hoặc khi cần chuyển tiền vào tài khoản của một người nào đó… chúng ta chỉ cần nhét tấm card ấy vào khe của máy ATM; sau khi bấm mật mã, màn hình của máy tính ATM sẽ xin lệnh; trong số tiền đã gửi chúng ta có thể rút tiền hoặc chuyển tiền qua ngân hàng
Sau một phút, tất cả mọi việc sẽ được hoàn tất Chúng ta sẽ có tiền mặt trong tay hoặc đã chuyển tiền xong, mẫu phiếu thông báo quyết toán của máy tính in
ra ngay lập tức sau khi chúng ta rút tiền hoặc chuyển tiền Phiếu này cho biết rõ ngày giờ ta đã rút tiền mặt hoặc chuyển tiền; số tài khoản; số card; số tiền đã rút hoặc đã chuyển; và số tiền còn lại trong tài khoản Tấm card này được xem
là tiền; tuy nhiên việc xem tấm card này là một hình thái tiền tệ vẫn chưa được thống nhất; bởi lẽ có một số quan điểm cho rằng đó chỉ là phương tiện chi trả
1.2.6 Hóa tệ
Hóa tệ là loại tiền tệ bằng hàng hóa Đấy chính là hình thái đầu tiên của tiền tệ
và được sử dụng trong một thời gian dài Trong các loại hàng hóa được dùng làm tiền tệ được chia làm hai loại: hàng hóa không phải kim loại (non metallic commodities) và hàng hóa kim loại (metallic commodities) Do vậy, hóa tệ cũng bao gồm hai loại: hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại:
1.2.7 Hóa tệ không kim loại
Tức là dùng hàng hóa không kim loại làm tiền tệ Đấy là hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, rất thường dùng trong các xã hội cổ truyền Tùy theo từng quốc gia, từng địa phương, người ta dùng những loại hàng hóa khác nhau làm tiền tệ Nói chung, hóa tệ không kim loại có nhiều bất lợi khi đóng vai trò tiền tệ như: tính chất không đồng nhất; dễ hư hỏng, khó phân chia; khó bảo quản cũng như vận chuyển; nó chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương Vì vậy, hóa tệ không kim loại dần dần bị loại bỏ vì người ta bắt đầu dùng hóa tệ kim loại thay thế cho hóa tệ không kim loại
1.2.8 Hóa tệ kim loại
Tức là lấy kim loại làm tiền tệ Các kim loại được dùng làm tiền tệ gồm: đồng, kẽm, vàng, bạc…
Nói chung, các kim loại có nhiều ưu điểm hơn hẳn hàng hóa không kim loại khi được sử dụng làm thành tiền tệ như: phẩm chất, trọng lượng có thể quy đổi
Trang 6chính xác hơn, dễ dàng hơn Mặt khác, nó hao mòn chậm hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi…
Trãi qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại; dần dần người ta chỉ chọn hai kim loại dùng để làm tiền tệ lâu dài hơn là vàng và bạc Sở dĩ vàng hay bạc trở thành tiền tệ lâu dài là vì bản thân nó có những thuận tiện mà những kim loại khác không có được như: tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính
dễ cất trữ, tính dễ lưu thông
1.2.9 Tiền mã hóa
Tiền mã hóa: Tiền mã hóa là một loại tiền không có tồn tại thực thể vật lý Tiền
mã hóa đang được kỳ vọng sẽ trở thành hình thức giao dịch, trao đổi và thanh toán trên Internet, dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain Tuy nhiên, chính phủ các nước đang có những thái độ khác nhau với tiền mã hóa, gồm chấp nhận, không chấp nhận và không cấm, không hợp thức hóa
Hiện tại, Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo (ví dụ như Bitcoin) là một phương tiện thanh toán hợp pháp Theo Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền
ảo thì "Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm." Vậy nên chúng ta cần lưu ý với những giao dịch từ nước ngoài có sử dụng các loại tiền ảo, tránh làm trái quy định của pháp luật
Tất cả các hình thái tiền tệ này được sử dụng trong nền kinh tế hiện nay và đón
g vai trò quan trọng trong việc thanh toán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên t oàn thế giới
II Xu hướng sử dụng các hình thái tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
2.1 Tiền mặt
Mặc dù các phương tiện thanh toán khác đang trở nên phổ biến hơn, tiền mặt vẫn là một phương tiện thanh toán quen thuộc cho nhiều người Tiền mặt vẫn được sử dụng để mua hàng và dịch vụ ở nhiều nơi trên thế giới
Báo cáo thị trường tiền tệ vừa cập nhật, Bộ phận nghiên cứu tại Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, biến động trên thị trường tiền tệ trong tuần giao dịch cuối cùng của năm không quá nhiều bất ngờ, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống vẫn tương đối dư thừa
Cụ thể, xuyên suốt trong những ngày đầu tuần, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tiếp tục xu hướng giảm, với mức thấp nhất là 2,8% vào phiên giao dịch ngày thứ 5
Trạng thái này đã được đảo ngược trong ngày giao dịch cuối cùng, và kết tuần, lãi suất liên ngân hàng bật tăng về mức 5% (tăng 150 điểm cơ bản)
Trang 7Discover more
from:
TCTT1111
Document continues below
Tài chính tiền tệ
Trường Đại học…
257 documents
Go to course
Giáo-trình-quản-trị-tài-chính-1
Tài chính
tiền tệ 94% (33)
182
Thực trạng hoạt động thanh toán…
Tài chính
tiền tệ 100% (7)
34
123doc phan tich mo hinh kinh doanh cu…
Tài chính
tiền tệ 93% (14)
27
Thực trạng thị trường tài chính hiệ…
Tài chính
tiền tệ 100% (5)
31
Nhập môn tài chính tiền tệ
5
Trang 8Trên kênh hoạt động thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục linh hoạt kết hợp nghiệp vụ mua kỳ hạn và bán tín phiếu
Trong đó, trên kênh mua kỳ hạn, NHNN chào thầu 49 nghìn tỷ đồng (tăng gấp đôi so với tuần trước) ở kỳ hạn 7 ngày và lãi suất là 6,0%
Tổng khối lượng trúng thầu đạt 41,9 nghìn tỷ đồng trúng thầu (riêng phiên ngày thứ 6 là 17,3 nghìn tỷ)
Trên kênh tín phiếu, NHNN chào thầu với kỳ hạn 7 ngày ở hầu hết các phiên, với tổng khối lượng trúng thầu đạt 124,4 nghìn tỷ đồng, lãi suất dao động từ 5,2% đến 6,0%
Kết tuần, NHNN hút ròng 37,2 nghìn tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường
mở, khối lượng lưu hành trên kênh mua kỳ hạn là 62,9 nghìn tỷ và kênh tín phiếu là 124,4 nghìn tỷ
Báo cáo của SSI cũng chỉ ra rằng, NHNN trong hội nghị tổng kết năm 2022 của Chính phủ đã công bố tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước đạt 14,5%
so với cuối năm 2021 (2021: 13,6%)
Như vậy, chỉ trong 10 ngày cuối cùng của tháng 12, tín dụng đã bật tăng khoảng hơn 1,5 điểm phần trăm, tuy nhiên mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn hạn mức mà NHNN cho phép trong năm 2022 là 16%
"Bức tranh tăng trưởng tín dụng trong năm nay có thể được chia rõ rệt thành 2 màu sắc, tăng mạnh trong nửa đầu năm và giảm nhiệt trong nửa cuối năm trong bối cảnh các điều kiện tài chính thắt chặt hơn", các chuyên gia SSI nhấn mạnh
Nhìn chung, chính sách tiền tệ xuyên suốt năm 2022 là linh hoạt với xu hướng thắt chặt, tùy theo diễn biến tình hình để xác định trọng tâm, trọng điểm ưu tiên trong từng thời điểm
Thực tế, từ tháng 10 khi sự cố SCB xảy ra tác động mạnh tới thanh khoản hệ thống và thị trường, NHNN đã ưu tiên cao nhất và tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường ngoại hối
Mục tiêu điều hành trong năm 2023 cũng không có nhiều khác biệt với hiện tại,
là sẽ tùy vào trạng thái thực tế của thị trường để có những giải pháp phù hợp
Tuy nhiên, với mặt bằng lãi suất hiện nay đang ở mức tiệm cận cao (tương đương giai đoạn 2011-2012) và tăng trưởng kinh tế trong năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do các yếu tố từ bên ngoài, bộ phận nghiên cứu tại SSI kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ có xu hướng nới lỏng hơn, và kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng
2.2 Bút tệ và tiền điện tử
Tại Việt Nam, xu hướng thanh toán hiện đang có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn Người dân
Tài chính tiền tệ 100% (3)
Bộ đề thi trắc nghiệm lý thuyết…
Tài chính tiền tệ 100% (3)
74
Trang 9nước ta (đặc biệt là người dân ở các thành phố lớn) đang dần quen với thanh toán không tiền mặt Các ngân hàng, các đơn vị cung cấp ví điện tử cũng khuyến khích việc không dùng tiền mặt để giao dịch, trao đổi với hàng loạt những ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là xu thế tất yếu của toàn thế giới
và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của TTKDTM, cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hoá các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam:
Năm 2020
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, TTKDTM tại Việt Nam đã và đang có những chuyển biến ban đầu đáng ghi nhận từ năm 2018 và tiếp tục phát triển trong năm 2019 Trước sự bùng nổ của TTKDTM.Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng yêu cầu chi nhánh các tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp thúc đẩy TTKDTM, ưu tiên lĩnh vực y tế, giáo dục Đặc biệt, các trường học, bệnh viện sẽ phải lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ, thanh toán ứng dụng
QR, cho phép phụ huynh, sinh viên, người bệnh sử dụng thiết bị di động, thẻ ngân hàng để thanh toán tương tự như việc mua hàng trong siêu thị Theo NHNN, hiện nay, Việt Nam đã có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động (mobile payment) Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, thương mại điện tử tại Việt Nam thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực
khi các giao dịch qua internet, điện thoại di động tăng tới 238% về giá trị.
Tuy nhiên, tiền mặt vẫn đang chiếm ưu thế, tới 90% giao dịch, tức là tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) mới chỉ chiếm khoảng 10%, còn thấp hơn so với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là đến năm 2020 là
tỷ lệ TTKDTM phải chiếm hơn 30% trên tổng giá trị thanh toán thương mại
Trang 10trong tiêu dùng tại Việt Nam Theo thống kê của NHNN, hiện nay, mới có khoảng 31% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 69% số người chưa có tài khoản tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Đây là vấn đề cần giải quyết, vì có tài khoản ngân hàng thì mới có thể sử dụng được phương thức TTKDTM Ngay cả đối với không ít người ở thành phố dù đã có tài khoản tại ngân hàng nhưng trong trao đổi, người ta chỉ đặt mua hàng bằng thẻ tín dụng, đến khi thanh toán thì đa số lại thanh toán bằng hình thức giao hàng thu tiền (COD) Đó vẫn là hình thức thanh toán phổ biến nhất với mua bán online tại Việt Nam hiện nay
Năm 2021
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số liệu cho thấy sử dụng tiền mặt tại Việt Nam đã giảm trong năm 2021
Cụ thể, tổng giá trị thanh toán bằng tiền mặt trong năm 2021 chiếm khoảng 14,02% tổng giá trị thanh toán, giảm so với mức 16,37% vào năm
2020 Trong khi đó, số lượng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đã tăng 13,73% so với năm 2020.
Điều này cho thấy sự chuyển dịch từ sử dụng tiền mặt sang các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử, mobile banking ở Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến hơn
Năm 2022
Theo thống kê mới của Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước, trong năm
2022, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiếp tục tăng trưởng nhanh Việc triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử qua Internet và điện thoại di động đã đạt được những kết quả ấn tượng, thu hút số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khá lớn cũng như số lượng và giá trị giao dịch tăng cao