- Vì thế chúng tôi muốn mang tới một mô hình nuôi trồng có thể giải quyết được phần nào về vấn đề môi trường và có thể đưa những nông sản sạch tiếp cận gần hơn đến với mọi người.- Mô hìn
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***
BÀI TẬP THẢO LUẬN GIỮA KỲ Môn : Khởi nghiệp
Đề tài : Khởi nghiệp dự án kinh doanh
Tên dự án : Mô hình VAC khép kín
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Giảng viên hướng dẫn: Ths Đoàn Thị Ngọc Thúy
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3I THÔNG TIN CHUNG
1.1 Tên dự án
- Tên dự án : Mô hình VAC khép kín
- Tên nhóm : Nhóm 3
- Sản phẩm : Nông sản sạch
1.2 Thời gian thực hiện : Dự kiến 5 năm (từ 2023-2028)
1.3 Địa điểm thực hiện : Xóm 2, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình
1.4 Tổng vốn đầu tư : Khoảng 1,64 tỷ đồng
II ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC
2.1 Đánh giá về nguồn lực lao động
- Số lượng nhân công đáp ứng đủ để duy trì các hoạt động quản lý và vận hành kinh doanh
- Nhân công đã đủ sức khoẻ và được đào tạo, trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để duy trì hoạt động như nuôi trồng, quản lý ao nuôi, xử
lý chất thải
2.2 Đánh giá về nguồn lực tài chính
- Tổng vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án là 1,64 tỷ đồng, trong đó vốn tự có là 840trđ đồng, còn lại vay ngân hàng 800tr với lãi suất 5,2%
- Tổng chi phí về thức ăn 200tr/năm
- Chi phí phân bón và chăm sóc cho cây 50tr/năm
- Chi phí vệ sinh, điện nước 30tr/năm
- Tổng doanh thu dự kiến trong 1 năm 2,7 tỷ/năm
2.3 Đánh giá về nguồn lực vật chất
- Tài nguyên đất: Đất phù sa thích hợp cho thâm canh vụ mùa
Trang 4- Tài nguyên nước: khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu ở Ninh Bình có xu hướng là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với sựảnh hưởng của các mùa trong năm Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 thường nóng và có lượng mưa cao, trong khi mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 sẽ se lạnh và khô
- Tuy nhiên, có thể nói rằng Ninh Bình có điều kiện khí hậu khá tốt cho nông nghiệp Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23 đến 25 độ Celsius, với mùa đông không quá lạnh và mùa hè không quá nóng Lượng mưa trung bình hàng năm là khá cao, từ 1600-1800mm, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loại cây trồng
2.4 Đánh giá về nguồn lực công nghệ
Đẩy đủ các hệ thống như theo dõi chất lượng nước, hệ thống tự động cho
- Sức khỏe của con người là trên hết, có sức khỏe chúng ta mới có thể
thực hiện được những điều chúng ta mong đợi Muốn có được sức khỏetốt thì chúng ta cần được hấp thụ những chất dinh dưỡng tốt, sạch, antoàn cho cơ thể Bên cạnh đó tình hình ô nhiễm môi trường nước ta ngàycàng nghiêm trọng đồng thời đời sống con người ngày càng được cải
Trang 5thiện, đòi hỏi nguồn thực phẩm của họ cũng cần đảm bảo chất lượng đểtránh các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe
- Vì thế chúng tôi muốn mang tới một mô hình nuôi trồng có thể giảiquyết được phần nào về vấn đề môi trường và có thể đưa những nôngsản sạch tiếp cận gần hơn đến với mọi người
- Mô hình VAC ( vườn, ao, chuồng ) khép kín, với ao chuồng sạch, bềnvững, để nuôi cá và thúc đẩy cây xung quanh ao để cải thiện chất lượngkhông khí và nước Bằng cách này chúng tôi mong muốn giúp cải thiệnđược môi trường sống địa phương và tạo ra thêm cơ hội việc làm, cungcấp nguồn thực phẩm sạch tiếp cận được đến nhiều người hơn với nguồnthu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện tại
3.2 Mục tiêu và kết quả đạt được
3.2.1 Mục tiêu
- Bảo vệ môi trường: Giảm tác động tiêu cực lên môi trường bằng cách
quản lý rác thải, xử lý nước thải và sử dụng tài nguyên tự nhiên một cáchbền vững
- Cải thiện chất lượng nước: Đảm bảo rằng nước trong ao chuồng sạch
và an toàn cho sức khỏe của các loài cá và động vật nuôi
- Tăng năng suất: Tối ưu hóa điều kiện sống cho cá và động vật nuôi để đạt được năng suất cao hơn
- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng cao: Sản phẩm từ vườn ao chuồng sạch thường có chất lượng tốt hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
- Tạo nguồn thu nhập: Cung cấp cơ hội kinh doanh cho người tham gia
dự án, tạo ra nguồn thu nhập ổn định và cải thiện cuộc sống của họ
Trang 63.2.2 Kết quả đạt được
- Sản xuất thực phẩm an toàn và nguồn cung cấp cá cho thị trường.
Bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên tự nhiên
- Tạo ra cơ hội kinh doanh và làm thay đổi cuộc sống của người tham gia
dự án
- Cải thiện chất lượng sống của cộng đồng địa phương thông qua việc tạo
ra các công việc và thu nhập bổ sung
-Đóng góp vào việc cung cấp thực phẩm an toàn và dinh dưỡng cho xã hội
3.3 Giới thiệu về Mô hình
3.3.1 Thành phần của mô hình: gồm 3 thành phần
- (vườn): Là các hoạt động trồng trọt trong vườn, nương rẫy.V
- (ao): Là các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản như cá, tôm,… A
- (chuồng): Là các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm Chuồng trại C
phải có nền ủ phân và hố chứa nước thải
3.3.2 Đặc điểm
- Ba thành phần có mối liên hệ gắn kết mật thiết với nhau
+ Ao sẽ sử dụng phân của chuồng (do gia súc, gia cầm thải ra) làm nguồn thức ăn cho các loài thuỷ sản nuôi trong ao
Trang 7+ Cây trong vườn nhận nước từ ao và phân từ chuồng để tưới tiêu, cung cấp chất dinh dưỡng, đất bùn khi vét ao cũng bổ sung đất tốt cho cây
+ Chuồng trại, chăn nuôi lấy nước từ ao để vệ sinh chuồng trại, lấy rau
từ vườn làm nguồn thức ăn cho vật nuôi
- Vườn ao chuồng khép kín trở thành hệ sinh thái bền vững
+ Trong mô hình vườn ao chuồng khép kín giúp bà con sử dụng hiệu quả phân bón hữu cơ, hạn chế mức tối đa hóa chất
+ Tuy không dùng phân hóa học nhưng mô hình vườn ao chuồng khépkín vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao vì đã sử dụng được hợp lý tối đa được nguồn năng lượng từ đất, nước, chất thải và mang lại kết quả thu hoạch cao, hiệu quả
- Giảm thiểu được tác động đối với môi trường
+ Chất thải từ chăn nuôi là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nitơ trong phân và nước tiểu của các vật nuôi Nitơ bị
vi khuẩn phân giải thành khí amoniac, ở điều kiện thiếu khí, amoniac biến thành nitrat, ở trong điều kiện yếm khí lại bị vi khuẩn biến thành nitrit (NO2) và các oxit nitơ; sau đó các khí này bay lên tầng khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính
+ Trong mô hình vườn ao chuồng thì chất thải của vật nuôi được sử dụng với mục đích bón cho cây trồng và một phần làm thức ăn cho cá
Vì vậy nitơ trong phân sẽ được cây trồng hấp thụ, tổng hợp nuôi các thành phần của cây, rồi vật nuôi lại sử dụng cây trồng để tổng hợp các thành phần của cơ thể Như vậy, nitơ luân chuyển ở trong một hệ thống khép kín: từ cơ thể thực vật là cây trồng sang cơ thể động vật là vật nuôi
và ngược lại, đây là lí do hạn chế được việc thải nitơ ra ngoài gây ô nhiễm môi trường
Trang 8IV PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
4.1 Thị trường, khách hàng mục tiêu
+ Nghiên cứu thị trường: Hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của thị trường
để tùy chỉnh sản phẩm và chiến lược kinh doanh của bạn một cách phù hợp
+ Chất lượng sản phẩm: sản phẩm mang đến tay khách hàng chất lượng tốt nhất,bao gồm duy trì sự sạch sẽ, an toàn thực phẩm, và sản phẩm không chứa hóa chất có hại
+ Tiếp thị và branding: Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và tiếp thị hiệu quả để tạo lòng tin từ phía khách hàng Sử dụng các kênh trực tuyến và offline phù hợp để tiếp cận thị trường mục tiêu
+ Phát triển mạng lưới: Xây dựng mạng lưới đối tác trong ngành nông nghiệp và thực phẩm để tìm kiếm cơ hội hợp tác và tiếp cận thêm nguồncung cấp và khách hàng
+ Giá cả cạnh tranh: Điều chỉnh giá cả sao cho hợp lý và cạnh tranh với các đối thủ, đồng thời đảm bảo rằng giá trị của sản phẩm vẫn được duy trì
+ Phản hồi khách hàng: Lắng nghe ý kiến của khách hàng và liên tục cải tiến sản phẩm và dịch vụ dựa trên phản hồi của họ
+Tạo giá trị thêm: Cân nhắc cung cấp các dịch vụ hoặc tiện ích bổ sung như hướng dẫn sử dụng, tư vấn kỹ thuật, hoặc giao hàng thuận tiện để tạo giá trị cho khách hàng
+ Xây dựng uy tín: Đánh giá và chứng nhận sản phẩm của bạn bởi các
tổ chức uy tín có thể giúp tăng cường uy tín và sự tin tưởng từ phía khách hàng
+ Duy trì sự đổi mới: Luôn cập nhật về các công nghệ và phương pháp sản xuất mới để cải thiện hiệu suất và chất lượng của sản phẩm
4.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh hiện tại : là các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại có trong tỉnh họ có khách hàng quen thuộc có kinh nghiệm trong chăn nuôi
Trang 9Đối thủ tiềm ẩn: là những người có ý định gia nhập ngành Sản phẩm thay thế : là những mặt hàng phổ biến thịt lợn , thịt bò , thịt vịt ,…
* Điểm mạnh : có sự đầu tư mạnh , nên nâng cao được năng suất lao động
* Điểm hạn chế : trang trại mới đi vào hoạt động nên chưa có kinh nghiệm, chưa có khả năng cạnh tranh với các đối thủ và chưa có khách hàng quen thuộc nên bước đầu khó khăn trong việc tạo dựng thương hiệu
V KẾ HOẠCH KINH DOANH
5.1 Kế hoạch tổ chức và quản lý
-Số lượng nhân sự: 5 người
-Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp cổ phần
-Cơ cấu phòng ban:
+ Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý tất cả mọi mặt, đưa ra các phương
án phát triển mô hình VAC, đầu tư mở rộng các hạng mục trang trại, kếtnối các sản phẩm nông sản khác mở rộng tệp khách hàng, đảm nhiệm kĩthuật nuôi trồng
+ Tài chính, kế toán: 1 người quản lý chi phí đầu vào và đầu ra, lợinhuận, mua giống vật nuôi, cây trồng
+ Marketing, bán hàng: số lượng 1, phụ trách quảng sản phẩm, tìm kháchhàng và kêt nối các đối tác lớn hợp tác cùng phát triển
+ Chăm sóc, chăn nuôi, trồng trọt: 2 người đảm nhiệm nuôi gà, cá, trồngrau, chăm bón cho cây trồng
5.2 Kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ
Với tổng quy mô là 1ha thì sản phẩm sản xuất đưa ra thị trường gồm cágiống 10000 con/5000m sau một năm sẽ thu hoạch được 13-14 tấn cá ,2
3000 con gà hồ với diện tích 3000m thu hoạch sau 12 tháng sẽ thu được213-14 tấn, ngô một năm có hai vụ xuân và hè thu hoạch trong 70-80 ngàysản lượng thu về dự kiến khoảng 600kg/100m , sắn thu hoạch tầm 10-122
Trang 10tháng với diện tích 100m2 khoảng 1 tấn, rau theo mùa vụ (mùa đôngtrồng su hào, cải bắp, súp lơ; mùa hè trồng cải chíp, cải ngọt) với diệntích 1000m2 dự kiến thu về khoảng 1500 cây cải bắp/500m2,súp lơ 1000cây/300m2, su hào 500 cây/100m2,kèm thêm trồng hành, tỏi để tránh sâu
bọ thu về khoảng 80kg-100kg/100m2, ven bờ ao trồng cây ăn quả (bòng,bưởi) khoảng 500kg, trồng cây chanh trong bãi thả gà thu về khoảng100kg/năm,bí xanh leo dàn khoảng 1 tấn/năm, trồng rau thơm hỗn hợp300m2 thu về 200-300kg Như vậy,tổng số lượng nông sản sạch cần sảnxuất đưa ra thị trường trong 5 năm là 65-70 tấn cá các loại ( trôi chiếm30%, cá trắm cỏ chiếm 30%,cá mè chiếm 20%, cá chép chiếm 20%), gà
hồ cần sản xuất ra 65-70 tấn, 6 tấn ngô,5 tấn sắn củ,7500 cây bắpcải,5000 cây súp lơ,2500 củ su hào,gần 2,5 tấn bưởi,bòng;400-500kghành tỏi,1-1,5 tấn rau thơm hỗn hợp; mùa hè trồng cà chua thu về 3 tấn/vụ,cải chíp thu khoảng 2 tấn/ đợt, ngoài ra con thu được thêm từ trứng gà
hồ một năm cho khoảng 40-60 quả/năm đối với gà mái( chiếm 1/3 tổng
số gà)
Quy trình sản xuất mô hình VAC trước tiên phải xây dựng trang trại:– Thiết kế tổng thể trang trại: Thiết kế tổng thể chính là xác định quyhoạch tổng thể của trang trại sao cho phân bố các nguồn tài nguyên vềđất đai, nước tưới tiêu một cách hợp lý thông qua bản thiết kế chi tiết của
cả ba khu vực Vườn – Ao – Chuồng.Cần xác định giống cây/vật nuôimuốn trồng/chăn nuôi, chủng loại của cây/con giống cần mua và sốlượng của từng loại Ngoài ra, xác định thời vụ gieo trồng/thả cá, lên kếhoạch mua con giống, vật tư, dụng cụ cần thiết để xây dựng trang trạicũng là những điều cần phải thực hiện
– Xây dựng hệ thống đường xá và hàng rào bảo vệ: việc xây dựng hệthống đường xá phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô của trang trại, khảnăng cơ giới hóa, nhu cầu vận chuyển của sản phẩm… sử dụng cácphương tiện cơ giới hóa thì cần có đường xá đủ lớn để xe cộ máy móc điqua Nếu trang trại quy mô nhỏ, chỉ vận chuyển bằng phương tiện thô sơthì đường đi lại chỉ cần xây dựng nhỏ hoặc vừa đủ dùng Hàng rào bảo
Trang 11vệ có thể làm từ cây cối tự nhiên hay xây tường, lưới sắt kiên cố cũngtùy vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng trang trại.
– Xây dựng ao: cần xác định kiểu và dạng ao nuôi thủy cầm để phù hợpvới địa hình và quy mô sản xuất Có thể xây dựng ao đơn hoặc hệ thống
ao nối liền nhau như: ao chuỗi, ao song song hoặc ao xen giữa các luốngvới các độ sâu mặt nước khác nhau và kích thước ao tuỳ thuộc vào mụcđích sản xuất, loại cá nuôi và quỹ đất sẵn có
– Xây dựng chuồng trại chăn nuôi: thiết kế chuồng trại được đặt ở vị trísao cho đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng đến khu dân cư và dễ tướitiêu vệ sinh chuồng Chuồng trại có thể đặt cạnh ao, trên ao hoặc dướitán cây trong vườn với kích thước phu thuộc vào số lượng vật nuôi vàcon giống Thiết kế chuồng trại cần chú ý chỗ ủ phân Chuồng phải cómáng ăn và chỗ đựng nước uống
– Xây dựng vườn cây: Sau khi đã xây dựng cơ bản xong khu vực chuồngtrại và khu vực ao thì sẽ đến giai đoạn xây dựng vườn cây, gồm các côngviệc như phân chia lô thửa và vị trí trồng các loại cây trong vườn, chiacây định trồng thành cây hàng năm và cây lâu năm, lên kế hoạch trồngxen, trồng gối các loài cây khác nhau trong vườn, lên luống, đào hố đểtrồng cây và triển khai chế độ canh tác cho từng loại cây trong vườn.Sau khi thiết kế chuồng trại ao vườn xong sẽ đi vào sản xuất nông sảngồm những công đoạn:
Quy trình sản xuất cá:
-Điều kiện ao: ao dễ cấp nước, thoát nước, không bị ô nhiễm, độ ph
6-7, bờ ao cao hơn mức nước ít nhất 0,5m, ao phải sạch, thoáng, không
có câu cối um tùm
-Chuẩn bị ao nuôi:
+ Tát ao, dọn đáy ao, san đáy cho ao bằng phẳng
+ Dộn bùn để độ dày bùn 20-30cm
Trang 12+ Dùng vôi té đêug khắp ao, quanh bờ khoảng 50-55kg/0,5ha
+ Phơi nắng 7-10 ngày cho bùn bã hữu cơ phân hủy
+ Lấy nước vào ao: lấy qua hệ thống nước lọc để tránh cá tạp
+ Thóa khoảng 1m nước, dùng 100-150kg phân chuồng ủ mục té khắpmặt ao để màu ao tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển làm thức ăncho cá thời gian đầu
- Kỹ thuật nuôi:
+ Chọc cá giống khỏe, không bị tật, màu sắc sáng
+ Kích thước trắm cỏ 100-150g/con, mè với trôi 10-15cm/con,chép 100-150g/con
để cá ăn
+Nếu cá trắm cỏ là chính thì :1 ngày cho ăn 40-100kg cỏ/100m2 ao Bổ sung thức ăn tinh cho cá với tỷ lệ 3% trọng lượng cá Thức ăn tinh đạm phải đạt 25-28% +Thường xuyên dọn cỏ ăn thừa trong ao, 15 ngày khùa
ao 1 lần để phòng bệnh và thải khí độc trong ao – Định kỳ phòng bệnh cho cá: Tháng 1 lần bằng thuốc
Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù
cá giống để tăng năng suất nuôi Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lạisau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá)
-Thu hoach: Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏgiữ lại làm giống cho vụ nuôi sau) Sau khi thu hoạch toàn bộ phảighi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu
Trang 13cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sởcho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau.
* Quy trình sản xuất gà hồ:
- Kỹ thuật xây chuồng trại
+Gà Hồ có đặc tính mọc lông chậm nên khả năng chịu rét kém và dễ mắccác bệnh về đường hô hấp Thế nên khi xây chuồng nuôi gà Hồ cần chúý:
+Đảm bảo chuồng nuôi thoáng khí và mát mẻ vào hè ấm áp vào mùađông Chọn vị trí xây dựng có địa thế cao không ngập nước
+Xây khu chuồng có mặt cửa hướng về phía Đông Nam để lấy ánh nắngban ngày và tránh cái nắng gay gắt buổi chiều
+Diện tích nuôi phù hợp: Giai đoạn gà con dưới 7 tuần - 10 con/m2; giaiđoạn 8 tuần trở lên - 5 con/m2
-Dụng cụ cần chuẩn bị trong quá trình nuôi
Đèn sưởi, quây úm, rèm che
Máng ăn, máng uống (máng dài hay máng tròn tùy vào giai đoạn tuổi gà
- tiêu chuẩn 20 đến 30 con/ máng)
Thuốc thú y, các loại vacxin và kim tiêm
Chất độn chuồng như trấu, rơm rạ
Lưu ý, đối với mô hình nuôi chăn thả có thể bố trí các chụp nước xungquanh vườn và vệ sinh khử trùng định kỳ, sạch sẽ
Giai đoạn nuôi gà Hồ con dưới 4 tuần
Nên nuôi những nơi kín gió, che chắn xung quanh Chuẩn bị đầy đủmáng ăn - uống, đèn sưởi, nền phải rải trấu sạch có độ dày từ 5-7cm.Mùa đông nên trải dày hơn khoảng 7-10cm
Dùng đèn nhiệt 60-120W Tùy điều kiện thời tiết mà bao quanh lồngbằng bạt hay vỏ bao tải, bao thức ăn để giữ ấm cho gà
Trang 14Gà mới về cần nhịn ăn ngày đầu tiên sau đó cho ăn tự do, cho uốngnước cho pha thuốc bổ như: đường Glucose, vitamin c, b-complex.Thiết kế các máng ăn và máng uống xen kẽ thuận tiện cho gà controng việc tìm kiếm thức ăn
Treo máng cách xa các nguồn nhiệt, đèn sưởi để không làm nhanhhỏng thức ăn
Giai đoạn nuôi gà Hồ từ 4 tuần đến 3 tháng
Tùy vào điều kiện khí hậu, thời tiết mà linh động chuyển gà từchuồng quây sang thả vườn Cho gà vận động để gà khỏe mạnh,giảm stress Thức ăn nên đổ 3-4 lần/ ngày theo giờ và luôn để thức
ăn tươi mới Thay nước mới liên tục, tránh cho gà sử dụng nước đãnhiễm bẩn
Những ngày nắng nóng nên pha thêm vitamin C vào nước cho gàuống để tăng sức đề kháng
Giai đoạn nuôi gà Hồ sau 3 tháng
Đến thời điểm này bà con có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặcthức ăn phối trộn phụ phẩm nông nghiệp cho gà Ví dụ:
Kết hợp giữa cám gạo với thức ăn đậm đặc: cám ngô 37%, cám gạo
37 %., đậu tương 20%, bột sắn 6%
Phòng và trị bệnh
Gà Hồ con 1 ngày tuổi sẽ tiêm phòng bệnh đường ruột và hô hấp.Ampi 0,2 gam một lít nước, tylosin 0,5 gam một lít nước
Gà Hồ con 4 ngày tuổi sẽ chích hoặc cho uống Bio vit plus
Gà từ 7 - 10 ngày tuổi sẽ tiêm chủng đậu, nhỏ vắc xin lasota lượtđầu
Gà Hồ 16 ngày tuổi dùng vắc xin gumboro
Gà được 17-19 ngày tuổi sử dụng cosistop hoặc Bio coc hoặc ESB Khi gà 21 ngày tuổi sẽ cho dùng lasota lượt hai nhỏ hay uống
Gà 60 ngày tuổi cho tiêm vắc xin Newcas hệ I
Kỹ thuật chọn gà Hồ sinh sản hiệu quả:
Chọn gà bố mẹ
Chọn gà giống bố mẹ là công việc vô cùng quan trọng cho đàn gàmới năng suất và chất lượng Các tiêu chí chọn lọc dựa vào đặcđiểm ngoại hình, nguồn gốc của con giống
Đối với gà Hồ con:
Trang 15Chọn gà có ngoại hình cân đối, không dị tật, khoèo chân, vẻ ngoàicứng cáp, đi lại nhanh nhẹn.
Gà con có màu lông vàng nhạt, chân màu đậu nành, khối lượng từ40-50gr
Chọn những con thân lớn - chân cao Đầu công, to
Đối với gà Hồ lớn:
Chọn những con mắt sáng khỏe, tinh nhanh, mí mắt gọn gàng, tíchmàu đỏ tươi
Những con gà Hồ trống chọn làm giống cần có cổ thon to dài Cánh
ôm gọn thân và dài tới tận phao câu Lông đuôi màu đen, các sợilông có độ dài cân đối Da chân màu đậu nành, ngón chân thẳng.Chọn con gà Hồ mái làm giống phải chọn con có phao câu to, lôngđuôi khi xòe ra đều và tròn giống chiếc nơm Chân tròn đều, thon.Vòng ống chân gà tròn nhỏ nhắn, vảy nhẵn mịn xếp xít nhau
*Quy trình sản xuất ngô:
Bắp sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt phacát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt pH tốt nhất cho câyphát triển là 5,5-7 Đất trồng bắp phải được cày xới, làm sạch cỏdại
Trang 16Khoảng cách giữa hàng với hàng 60-100 cm và khoảng cách câyvới cây trên hàng là 20-40 cm tùy theo đặc tính giống.
Chăm sóc, tỉa cây:
Tỉa thưa cây để cây lớn nhanh cho trái lớn mỗi hốc chỉ để 1-2 cây.Nhổ bỏ những cây tật, yếu ớt Dặm những cây chết
Không nên trồng những cây bắp quá gần nhau
Bón phân
Với những đất nghèo dinh dưỡng thì nên bón nhiều phân hơn chođất Chia lượng phân ra làm 3 lần bón, 2/3phân lân dùng để bón lót.Bón thúc lần đầu 15 ngày sau gieo 1/3 lượng phân urê, 1/3 lượngphân lân
30 ngày sau gieo bón 1/3 lượng phân urê, 1/2 lượng phân kali.Lần cuối bón lúc 45 ngày sau gieo bón hết số phân còn lại
ăn cho gia súc
Xác định thời điểm thu hoạch bắp bằng việc quan sát hạt bắp ở đầutrái và cuối trái Khi thấy lá bắt đầu héo lại, hạt chắc
Cây chín hoàn toàn khi thấy lá của bắp chuyển vàng từ dưới lên
*Quy trình sản xuất sắn: