1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam

395 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP CƠ SỞ BAO VỆ QUYEN CUA CHỦ THE NOP THUE:

KINH NGHIEM QUOC TE VA GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT QUAN LY THUE O VIET NAM

Chủ nhiệm dé tài : THS ĐÀO ANH TUYẾT Thư ký khoahọc =: ThS NGUYEN THU TRANG

HA NỘI - 2023

Trang 2

TÊN CHUYEN DE VÀ TÁC GIÁ THAM GIA DE TÀI

Chuyên đề 1: Các học thuyết về bảo vệquyền của chủ thé nộp thuế và cơ chế bảođảm thực hiện quyền của chủ thé nộp thuế

ThS Phạm Nguyệt Thảo(Trường Đại học Luật Hà Nội)Chuyên đê 2: Những van dé cơ bản vé bảo

vệ quyền của chủ thé nộp thuế và pháp luậtbảo vệ quyên của chủ thê nộp thuê

ThS Đào Ánh Tuyết

(Trường Đại học Luật Hà Nội)Chuyên đề 3: Bảo vệ quyền của chủ thể

nộp thuế theo pháp luật tại Australia,Nhật Bản và bài học kinh nghiệm chopháp luật quản lý thuế tại Việt Nam

TS Nguyễn Thị Thanh Tú

(Trường Dai học Luật Hà Nội)

Chuyên đề 4: Bảo vệ quyền của chủ thểnộp thuế tại Liên minh châu Âu, Vươngquốc Anh và bài học kinh nghiệm chopháp luật quản lý thuế tại Việt Nam

ThS Nguyễn Thu Trang

(Trường Dai học Luật Hà Nội)

Chuyên đề 5: Thực trạng pháp luật về bảovệ quyền của chủ thé nộp thuế tại ViệtNam và kiến nghị hoàn thiện

ThS Đào Ánh Tuyết

(Trường Dai học Luật Hà Noi)

Chuyên đề 6: Thực tiễn thi hành pháp luậtvề bảo vệ quyên của chủ thể nộp thuế vàkiến nghị hoàn thiện

ThS Trần Anh Tuan

(Vụ Chính sách thuế - Bộ tài

Chuyên đề 7: Hướng tiếp cận hoàn thiệnpháp luật quản lý thuế Việt Nam nhằmbảo vệ quyền cho chủ thê nộp thuế

ThS Nguyễn Mai Anh

(Trường Dai học Luật Hà Nội)

Trang 3

DANH MỤC TU VIET TAT

Trang 4

MỤC LỤC

TÊN CHUYEN DE VÀ TÁC GIÁ THAM GIA DE TÀI DANH MỤC TU VIET TAT

i08 100001 | 1 Tính cấp thiết của đề tài 52 kSt+kEkEE EEE12111111111111 11111111 crk | 2 Tình hình nghiên cứu dé tài - - 2 + s+SE+E£EE+E£EE£EE+EeEEEEEEEEErkerkrrrkd 3 3 Đối tượng nghiên cứu ¿- 2 Sk+ESE9EE+EEEEEEEEEEE12171215 21111111 te 12

4 Phạm vi nghiÊn CỨU - - - c3 111321183311 189 1189 1181 111 111 8111 vn 135 Mục đích, mục tiêu nghiÊn CỨU - - + 3+1 33 EEEvEEseereeeereree 13

6 Phương thức chuyên giao, địa chỉ ứng dụng - ¿5 2+s+cs+zscxd 14 7 Kết cầu của Báo cáo tông hợp Dé tài - ¿5-52 cckEEeEzkerkerred 15 CHUONG 1 LÝ LUẬN VE BẢO VỆ QUYEN CUA CHỦ THE NOP THUE VA PHAP LUAT VE BAO VE QUYEN CUA CHU THE NOP ¡0:10 022 ÔÒỎ 16

1.1 Lý luận về bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế - 2 2s s2 +2 16 1.1.1 Các học thuyết về bảo vệ quyên của chủ thể nộp thuế 16 1.1.2 Khái niệm và đặc trưng về bảo vệ quyên của chủ thé nộp thuế 28 1.1.3 Nội dung bảo vệ quyên của chủ thé nộp thuế trong quan hệ với MMI VU CUE 5NEREEEERERERERR 42 1.1.4 Cơ chế bảo dam quyên của người nộp thuế - - 2 scsccs+sccs2 46 1.2 Lý luận về pháp luật bảo vệ quyên của chủ thé nộp thuê 49 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyên của chủ thể nộp thuế 49 1.2.2 Cau trúc pháp luật bảo vệ quyên của chủ thé nộp thuế 31 1.2.3 Một số yếu t6 cơ bản ảnh hưởng tới pháp luật bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế tại Việt NAM ccccccccccccscscssscsvscscscsesesesevevevevsvsvscsesssesssesesevsvsvsvsees 53 4308009/.99510/9)) c0 0117 55 CHƯƠNG 2 BẢO VỆ QUYEN CUA CHU THẺ NOP THUÊ TẠI PHÁP LUAT CUA MOT SO NƯỚC TREN THẺ GIỚI VÀ KINH

NGHIỆM CHO VIET NAM -2-©5- ©5222 E2 E2 EEEEEEEEEEEEEErrrrrkee 58 2.1 Kinh nghiệm của Australia ( Úc) về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế

Trang 5

bằng công cụ pháp luật ¿- ¿+ 2+seEk‡ES E2 2EEE121111121111 1111111 xe 58 2.1.1 Về quyên tiếp cận thông tỈ - + St SE EEEEEEEEEEEEEEEEErrvet 60 2.1.2 Vé quyền được bảo vệ các lợi ích vật chát 252cc csccczvzvzvss2 62 2.1.3 Về quyên được hỗ trợ của người nộp thuế - +©secceccsrssce2 63 2.1.4 Về quyên được bảo vệ các quyền liên quan đến thông tin của người NOP 77-EEREREREREERERERERRERRh 65 2.1.5 Về quyên khiếu nại, khởi kiện, t6 cáo của người nộp thuế 66 2.2 Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh về bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế bằng công cụ pháp luật 2-5-2 2: 67 2.2.1 Về quyên được tiếp cận thông tin của người nộp thuế 75 2.2.2 Vé quyền được bảo vệ các lợi ích vật chất của nguoi nop thué 77 2.2.3 Về quyên được hỗ trợ của người nộp thuế - s- s+sec+xerxec 79 2.2.4 Vẻ quyên được bảo vệ các quyên liên quan đến thông tin của người 1.877 -EERERREEEEREREREREREh đổ 2.2.5 Về quyên khiếu nại, khởi kiện, tổ cáo của người nộp thuế 91 2.2.6 Về quyên đánh giá của người nộp thuế về hiệu quả hoạt động của cơ quan quản Dy fÏHUHẾ - 5: St SE E1EEEEEE115112121111111211112111111E11 1e 93 2.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế bằng

2.3.1 Về quyên tiếp cận thông tin của người nộp thuẾ -:-cs¿ 97 2.3.2 Về quyên được bảo vệ các lợi ích vật chất -.-:-:c: se ssssse+s+sss3 98 2.3.3 Về quyên được hỗ trợ của người nộp thuế - ccsccsccsscsei 100 2.3.4 Về quyên được bảo vệ các quyên liên quan đến thông tin của người 1.877 -2EBERREEERERERERRRR 102 2.3.5 Về quyên khiếu nại, khởi kiện, tổ cáo của người nộp thuế 102 2.4 Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế bằng công cụ pháp luật - ¿2-2 + s2 +E+EE+EeEE+EeEEeErkerkrsees 107 KET LUẬN CHƯNG lI - ¿22 -©s+SE+EE2E£2E££E£EEEEEEEEEEEEEErEerkerxees 113 CHUONG 3 THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE BẢO VE QUYEN CUA CHỦ THE NOP THUÊ -2- 2 s+S£+Ee£E+Ee£EeExsez 115

3.1 Thực trang pháp luật về bao vệ quyền của chủ thé nộp thuế 115

Trang 6

Hiện nay Điều 16 Luật quản lý thuế năm 2019 đã ghi nhận 14 quyền của người nộp thuế, có thé phân thành các nhóm quyền chủ yếu như sau: 115

3.1.1 Quy định về quyên được tiếp cận thông tin -c- sec 115 3.1.2 Bao vệ lợi ích vật chất của nguoi nop NUE vecccccccscscscsvevevsseseseseseees 121 3.1.3 Bao vé quyền được hỗ tO veccccscscscscsesessssevsvsvecscscsesesesesesereevevecevsees 128 3.1.4 Bảo vệ quyên liên quan đến thông tin của người nộp thuế 133 3.1.5 Dam bảo thực hiện quyén khiếu nại, quyên khởi kiện, quyên to cáo của người NOP Hhue cccecccccceccecsscscssesvsseevssssvsessesesevsvsessvsssevsesssvseseveveseesees 140 3.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế 143 KET LUẬN CHƯNG lIII ¿22-2 2 5S+S£2E£2E££E£EE£EESEEeEEZEEzEerkerxees 147 CHƯƠNG 4 ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE BẢO VỆ QUYEN CUA CHỦ THE NOP THUE 150

4.2 Giải pháp cụ thé hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của chủ thé nộp

TUG 2020201011101 1111111112953 11 10111 1n 0 HT 1k kg 151

4.2.1 Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế nhằm tăng cường bảo vệ quyên của người NOP fÏHHẾ - - + SE EEE2EEE121111E1121112111121121211E1111 E11 tee 151 4.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm quy định rõ ràng nghĩa vu của cơ quan quản lý và công chức ngành tÌiuỄ - 5-5 5e+eccs+cecxc 153 4.3 Giải pháp nâng cao việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền của chủ thé nộp

4.3.1 Da dạng các kênh hỗ trợ người nộp thuế và nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ người NOP fÏHHỂ - +5 s‡Sk‡E‡EEE2EEEE2E2EEE121232E xe 154 4.3.2 Tăng cường dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thuế 156 4.3.3 Tăng cường thực hiện các chương trình dé pháp luật thuế gan gũi

78/14/28-/2/500n07Ẽ7Ẽ7878787e 157

4.3.4 Day mạnh việc liên thông thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, tiễn tới xây dựng một hệ thong cơ sở dit liệu thông tin chung 157 4.3.5 Tổ chức thực hiện hoạt động lấy ý kiến của người nộp thuế theo định kỳ 158 4.3.6 Xây dựng cơ chế xã hội hóa trong hồ trợ người nộp thuế 159 4300089/.91951019)1c0 2157 160 KET LUẬN - 56s St SE 1E 111 111111111111 0111111 111111111 tkrrei 161

Trang 7

BÀI TAP CHÍ CÔNG BỐ 5 SE E211211211211211 111111 1x re 178 HE CHUYEN ĐÈ - 2 2 E1 12E121121111121121121121111 11111111111 te 191 CHUYEN DE 1: CAC HOC THUYET VE BAO VE QUYEN CUA CHU THE NOP THUE VA CO CHE BAO DAM THUC HIEN QUYEN CUA CHU THE NOP THUÊ u.i.cecceccccsesscssesessssescsscscstsecevsacsesavsscsssassveaesseass 192

ThS Phạm Nguyệt Thao

CHUYEN DE 2: NHUNG VAN DE CO BAN VE BAO VE QUYEN CUA CHU THE NOP THUE VA PHAP LUAT BAO VE QUYEN CUA CHU THE NOP THUE ccsccscccssccsssesssessesssevsscessesussvsecersesasevsucarsvsasavsveasavens 220

ThS Dao Anh Tuyét CHUYEN DE 3: BAO VE QUYEN CUA CHU THE NOP THUE THEO PHAP LUAT AUSTRALIA, NHAT BAN VA BAI HOC KINH NGHIEM CHO PHÁP LUAT QUAN LY THUE TẠI VIET NAM 242

TS Nguyên Thi Thanh Tú CHUYEN DE 4: BẢO VỆ QUYEN CUA CHỦ THE NOP THUE TAI LIEN MINH CHAU AU, VƯƠNG QUOC ANH VA BÀI HỌC KINH NGHIEM CHO PHAP LUAT QUAN LY THUÊ TẠI VIET NAM 266

ThS Nguyễn Thu Trang CHUYEN DE 5: THUC TRANG PHAP LUAT VE BAO VE QUYEN CUA CHU THE NOP THUE TAI VIET NAM VA KIEN NGHI HOAN Th.S Dao Anh Tuyét CHUYEN DE 6: THUC TIEN THI HANH PHAP LUAT VE BAO VE QUYỀN CUA CHU THE NOP THUE VA KIEN NGHỊ HOÀN THIEN 336

ThS Tran Anh Tuan CHUYEN DE 7: HUONG TIEP CAN HOAN THIEN PHAP LUAT QUAN LY THUE VIET NAM NHAM BAO VE QUYEN CHO CHU THE NOP THUE ecccccccccssccesscsecessececsvsecessecessvsucevsesessvsucavsusasevsecassesasavsncavene 360

ThS Nguyén Mai Anh

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế ra đời và tôn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước, vì nhà nước và do nhà nước Chính vì thế, thuế là một nguồn lực quan trong mà

bất kỳ nhà nước nào cũ ng cần dé tồn tại và là công cụ dé thực hiện các chức

năng của mình Do đó, ở góc độ pháp luật, thuế được định nghĩa là khoản đóng góp bắt buộc mà chủ thê nộp thuế phải có trách nhiệm nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật Và để đảm bảo căn cứ cho việc thu thuế của nhà nước thì Điều 47 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “ Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định” Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định về nghĩa vụ nộp thuế biểu hiện thông qua các hành vi trén thuế, tránh thuế dẫn đến gây thất thoát nguồn thu, khiến hệ thống thuế bị kém công bằng và làm bóp méo khuôn khổ cạnh tranh của thị trường Cụ thé một số yếu tố chủ quan có thé kê đến như tính phức tạp của các luật thuế, cấu trúc thuế suất quá cao, hệ thống xử phat vi phạm về pháp luật thuế không hiệu quả là những động lực dé chủ thé nộp thuế thực hiện các hành vi trốn và tránh thuế Bên cạnh đó, một số yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng đến việc không tuân thủ hay thất thoát nguồn thu thuế là: nhận thức của công chúng về trách nhiệm giải trình chi tiêu công còn thấp, tham nhũng: quy mô của nền kinh tế phi chính thức và hệ thống khiếu nại! Chính vì thế, để tăng cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế nhăm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, Adam Smith (1723- 1790), trong tác phẩm “ Tìm hiểu ban chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” đã nêu ra bốn nguyên tắc cơ bản dé xây dựng hệ thống thuế bao gồm: (1) thuế phải công bằng; (2) thuế phải rõ ràng; (3) thu thuế phải thuận tiện cho người đóng thuế; (4) chi phí tiến hành thu thuế phải thấp nhất Như vậy có thê thấy, muốn tăng nguồn thu từ thuế thì không nhất thiết là phải

! Lệ Minh Tuấn, Pham Minh Đức, Gregory Kisubki và G.P.Shukla, Chuyên đề: “Mức độ tuân thủ và nguyên

nhân that thoát nguôn thu: Khuôn khô lý thuyét và đánh giá” được trình bày trong ân phâm: Cai cách thuê ởViệt Nam hướng tới một hệ thông hiệu quả và công bang hon của Ngân hàng thê giới năm 2011.

Trang 9

tăng mức thuế suất để đánh thuế nhiều hơn mà là phải đảm bảo quyền lợi của chủ thé nộp thuế dé tăng cường tính tuân thủ của người nộp thuế Khái niệm “ hợp đồng xã hội tài khóa” ( fiscal social contract) chỉ ra rằng các công dân đều sẵn lòng nộp thuế ( điều đó có nghĩa là mức độ tuân thủ pháp luật thuế cao hơn) nêu như đôi lại họ có quyền được đại diện trong các quy trình đưa ra quyết định về việc huy động va sử dung các nguôn tai chính công Sự tuân thủ về thuế có mối tương quan chặt chẽ với trách nhiệm giải trình và cách thức

quản tri khu vực công.

Nhận thức rõ van dé này, pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện để tăng cường đảm bảo quyền lợi của chủ thể nộp thuế Đặc biệt, Luật quản lý thuế năm 2019, có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2020 đã chính thức ghi nhận 14 quyền của người nộp thuế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm bao đảm quyền của chủ thể nộp thuế trong một mối quan hệ mà người nộp thuế thường ở vị trí bất lợi Tuy nhiên, pháp luật quản lý thuế hiện hành vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như các quy định về bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế chưa được hướng dẫn cụ thể; vẫn còn chồng chéo, thiếu thống nhất trong các quy định về bảo vệ quyên của chủ thé nộp thuế giữa Luật

quản lý thuế năm 2019 và các Luật thuế cu thé như Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng ; Một số quyên lợi của chủ thé nộp thuế vẫn chưa được ghi nhận trong pháp luật hoặc một số quy định của pháp luật thuế còn bất cập, xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền lợi chính đáng của người nộp thuế như quyên bí mật thông tin; quyền tự do kinh doanh” Những hạn chế này đã ảnh hưởng tới quyền của

2 Tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính — ngân sách năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 do Bộ taichính tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắn mạnh trách nhiệm của ngành tài chính rất nặng nề bởithực tế còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần khắc phục thời gian tới đó là chính sách thuế thay đổi quánhanh, quá nhiều dẫn đến hệ lụy cho người dân và doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp bị mắc lỗi khi đượcthanh tra, kiểm tra thuế Trong số đó có doanh nghiệp có tình vi phạm nhưng cũng có doanh nghiệp bị oan saido sự thay đổi chính sách quá nhanh Theo thủ tướng, chính sách thuế hiện nay vẫn tư duy theo quan điểm cólợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà chưa hướng đến quan điểm bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế.

Xuyên suốt các luật thuế, quyền của cơ quan quản lý nhà nước rất lớn trong khi quyền của người nộp thuếcòn rat ít Chưa kể, chính sách thuế luôn được giải thích có lợi cho cơ quan quản lý nhà nước còn doanh

nghiệp và người đân có kêu oan cũng bị áp đặt là vi phạm Nguồn: Lê Thanh, bài viết: Thủ tướng: “Người

Trang 10

chủ thể nộp thuế nói chung và tác động đến hiệu quả của hoạt động thu nộp thuế cho ngân sách nhà nước.

Trong khi đó, tham khảo kinh nghiệm của pháp luật một số quốc gia trên thế giới cho thấy, bảo vệ quyền của chủ thê nộp thuế là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật thuế Nhiều quốc gia đã sớm ghi nhận nội dung này trong Đạo luật riêng bảo vệ quyên lợi người nộp thuế như Hoa Kỳ, Canada hoặc một số quốc gia ghi nhận trong luật chung với vai trò là quyền cơ bản của công dân như Austrailia Chính vì thế việc nghiên cứu các quy định của pháp luật quản lý thuế ở một số quốc gia trên thế giới có ý nghĩa lớn trong việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam về bảo đảm quyền của chủ thể nộp thuế Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, năm 2021 tiếp tục chứng kiến những diễn biến phức tạp, khó lường của đại dich Covid — 19, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, đồng thời là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 — 2031 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 — 2025 theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, vì thế việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế nhằm tăng cường bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế có ý nghĩa quan trọng Vì những lí do đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “ Bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam” 2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế là một nội dung quan trọng của pháp luật quản lý thuế nham bảo đảm nguồn thu bền vững cho ngân sách nha nước, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn lực ngân sách bị thiếu hụt lớn do đại dịch Covid 19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu Vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế đã trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến trong các dé tài khoa học như: luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài viết trên tạp chí chuyên

ngành Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu

nộp thuế phải được bảo vệ” Tham khảo tại đường link:

https://tuoitre.vn/thu-tuong-nguoi-nop-thue-phai-duoc-bao-ve-20180109085253397.htm

Trang 11

luật học mang tính hệ thống và đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế đặt trong mối tương quan so sánh với pháp luật quản lý thuế của các nước trên thế giới Một số công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề nộp thuế dưới góc độ kinh tế và chủ yếu các nghiên cứu nhăm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế Do đó các công trình tập trung vào phân tích, đánh giá những cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho những giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các chủ thé nộp thuế Vì thế mặc dù các nghiên cứu nay cũng đề cập đến việc xác định vị trí của chủ thé nộp thuế là khách hàng của cơ quan thuế do đó việc quản ly thu thuế chính và việc quan lý việc nộp thuế của các chủ thê nộp thuế nhằm đảm bảo sự tuân thủ thuế một cách phù hợp , tuy nhiên lại chưa đi sâu và phân tích khía cạnh bảo vệ quyền lợi của chủ thê nộp thuế mà vẫn nhìn nhận đây là các nghĩa vụ bắt buộc mà chủ thê nộp thuế phải tuân thủ, do đó các quyền lợi của chủ thé nộp thuế chưa được bảo đảm Có thể thấy qua một số công trình sau:

- Lưu Ngọc Thơ (2013), “ Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính Luận án đã phân tích được các vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam giai đoạn 2007 — 2012, chỉ ra các kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhăm nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp lớn ở

Việt Nam.

- Nguyễn Xuân Thành (2014), “ Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luan án tiễn sĩ kinh tế, Học viện tài chính Luận án tập trung làm rõ những van dé lý luận về thanh tra thuế và hiệu quả thanh tra thuế, đồng thời phân tích thực trạng công tác thanh tra người nộp thuế và đánh giá hiệu quả của công tác này ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2012 Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp

Trang 12

nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra thuế ở Việt Nam đến năm 2020 Do hoạt động thanh tra thuế và hiệu quả hoạt động thanh tra thuế sẽ có tác động rất lớn đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế, đồng thời cũng thể hiện được các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế do đó Luận án này cũng phản ánh được phan nào quyền và mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế Tuy nhiên, các giải pháp mà luận án đưa ra chủ yêu là nhăm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam, do đó việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể nộp thuế không được thể hiện một cách rõ ràng.

Không những vậy, một SỐ công trình chuyên sâu về luật học lại chỉ tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền lợi của chủ thể nộp thuế trong phạm vi nghiên cứu một khía cạnh quyền lợi riêng lẻ của người nộp thuê hoặc trong từng luật thuế cụ thé như Luật thuế giá tri gia tăng; Luật thuế thu nhập cá nhân; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Do đó các nghiên cứu này chủ yếu là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một loại thuế cụ thể, vì vậy không mang tính toàn diện và hệ thống Có thê thấy qua một số công trình sau:

- Nguyễn Thị Lan Hương (2011), “ Ưu tiên quyền lợi của người nộp thuế khi sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số thang 7 năm 2011 Trong bài viết, tác giả nêu rõ: Việc sửa đôi Luật thuế thu nhập cá nhân phải nhằm bảo đảm quyền lợi vật chất của người nộp thuế trên cơ sở động viên hợp lý một phần thu nhập của cá nhân Vì thế, trên cơ sở đánh một số bất cập của Luật thuế thu nhập cá nhân, nhằm bảo đảm quyền lợi của cá nhân nộp thuế thì tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm sửa đôi một số quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân như điều chỉnh về khởi điểm chịu thuế, thuế suất; đảm bảo công bằng cho cá nhân kinh doanh; sửa đổi quy định về đánh thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; hoàn thiện cơ chế

hành thu

- Nguyễn Thị Lan Hương (2013), “ Bảo đảm công bằng và điều chỉnh quan hệ lợi ích khi sửa đôi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 4 năm 2013 Bài viết chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu

Trang 13

việc đảm bảo công bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và nhà nước khi sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trong bài viết, tác giả nêu rõ lợi ích về thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà nước gan chặt chẽ với lợi ích của doanh nghiệp và chủ sở hữu cũng như người tiêu dùng nên việc sửa đổi các quy định của Luật thuê thu nhập doanh nghiệp phải cân nhắc không chỉ đến lợi ich của doanh nghiệp và nhà nước mà phải cân nhắc đến lợi ích của chủ sở hữu và người tiêu dung Vì thé dé bảo đảm quyên lợi của doanh nghiệp và quyền thu thuế của Nhà nước thì cần sửa đổi một số nội dung trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như quy định về thuế suất, quy định về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại

-Nguyễn Thị Hoài Thu (2013), “ Quyền tiếp cận thông tin của người nộp thuế”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 2 năm 2013 Trong bài viết, tác giả tập trung giới thiệu quyên tiếp cận thông tin của người nộp thuế trong lĩnh vực thuế Bài viết phân tích, làm rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người nộp thuế, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền này Từ đó đưa ra kiến nghị để quyền này được triển khai hiệu quả hơn trong thực tế, thực sự là công cụ hiệu quả dé người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, đồng thời nâng cao tính hiệu quả của quá trình hành thu thuế vào ngân sách nhà nước.

-Hoàng Thị Mộng Trinh ( 2017), “Bảo đảm quyền của người nộp thuế trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng”, Luận văn thạc si, Khoa luật Dai học quốc gia Hà Nội Trên cơ sở nghiên cứu các vẫn đề lý luận về quyền của người nộp thuế và bảo đảm quyền của người nộp thuế trong khẩu trừ, hoàn thuế gia trị gia tăng, tác giả tập trung đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm quyên của người nộp thuế bao gồm quyền được khấu trừ thuế, được hoàn thuế, quyền tiếp cận thông tin, quyền trong kiểm tra, thanh tra, quyền khiếu nại, khởi kiện, bồi thường thiệt hại trong quá trình thực hiện khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật

vê vân dé này.

Trang 14

Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu về thuế có cách đặt van đề tương tự như Đề tài, tức là nghiên cứu hoàn thiện pháp luật quản lý thuế nhằm bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này các cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế chưa được giải thích rõ ràng, đồng thời các công trình nay chủ yếu dựa trên các văn bản pháp luật hiện nay đã hết hiệu lực Do đó một số giải pháp hoàn thiện pháp luật không còn ý nghĩa trong bối cảnh Luật quản lý thuế năm 2019 đã có hiệu lực thi hành Ngoài ra trong một số công trình, các nguyên nhân, đặc trưng của việc bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế chưa được đề cập thực sự đây đủ và có hệ thống do đó các kiến nghị chỉ giải quyết được một nội dung nào đó của pháp luật hiện hành Có thể thấy qua một số công trình như:

-Nguyễn Thị Lan Hương (2013), “ Về bảo vệ quyền của người nộp thuế trong Luật quản lý thuế”, Tạp chí Khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, số Ì năm 2013 Bài viết đã nêu rõ: bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cần thiết nhằm tác động vào thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, bởi vậy Luật quan lý thuế cần bảo vệ quyên lợi của người nộp thuế không chỉ băng các quy định dé thủ tục thu nộp thuế đơn giản và thuận tiện mà phải bảo vệ lợi ích vật chất của doanh nghiệp gắn liền với quá trình thu nộp thuế Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị như cần ghi nhận thành nguyên tắc đảm bảo quyên và lợi ích của người nộp thuế, xây dựng Luật dễ hiểu, dé áp dụng và quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức ngành thuế.

-Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), “Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội Trong luận văn, tác giả đã làm rõ những van dé lý luận cơ bản về quyền của người nộp thuế và bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật Việt Nam Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ quyền của người nộp thuế bao gồm quyên tiếp cận thông tin, quyền hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế, quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền được

giữ bí mật thông tin, quyên yêu câu cơ quan quản lý thuê xác nhận việc

Trang 15

thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo của người nộp thuế Đồng thời đánh giá thực trạng bảo vệ quyền của người nộp thuế của Cơ quan quản lý thuế bao gồm tuân thủ thủ tục thu nộp thuế, tuân thủ nghĩa vụ trong kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính thuế Trên cơ sở này tác giả đưa ra một số kiến nghị nhăm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, công trình này được thực hiện từ năm 2014, vì thế một số đánh giá pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật quản lý thuế được thực hiện trong khuôn khổ Luật quản lý thuế năm 2012, vì thế không còn nhiều giá trị khi Luật quản lý thuế 2019 đã có hiệu thực thi hành.

-Nguyễn Thị Thanh Tú (2020), “Phát triển các hình thức hỗ trợ nhằm bảo vệ quyền lợi người nộp thuế - Kinh nghiệm tại một số quốc gia và khuyến nghị chính sách với Việt Nam” Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 43/2020 Trong bài viết, tác giả tập trung đánh giá một số hình thức hỗ trợ nhằm bảo vệ quyên lợi người nộp thuế như phát hiện hệ thống Đại lý thuế, đại lý hai quan, hỗ trợ thủ tục về thuế được ghi nhận trong pháp luật của một số quốc gia như Australia, Hoa Kỳ Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyên nghị về chính sách nhăm phát triển các hình thức hỗ trợ nhằm bảo vệ quyền lợi người nộp thuế ở Việt Nam

-Nguyễn Thị Thanh Tú (2019 ), “ Đánh giá việc bảo đảm quyền của người nộp thuế trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam hiện hành và một số kiến nghị”, Tạp chí Nghé Luật, số 4/2019 Trong bài viết, tac giả tập trung đánh giá một số kết quả và hạn chế của hệ thống pháp luật thuế Việt Nam trong yêu cầu bảo đảm quyên lợi của người nộp thuế Từ đó đưa ra một số yêu cầu trong xây dựng hoàn thiện pháp luật thuế nhằm bảo đảm quyên lợi của người nộp thuế như yêu cau hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế; Hoan thiện quy định của Luật quản lý thuế và Luật thuế chuyên ngành theo hướng nâng cao quyên và trách nhiệm của người nộp thuế, nghĩa vụ của cơ quan

thuê và tiên tới ban hành đạo luật riêng vê bảo vệ quyên lợi của người nộp

Trang 16

thuế Đồng thời kiến nghị xây dựng và phát triển mạng lưới hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan đến thuế.

Từ kết quả khảo sát, phân tích tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài như trên, có thé nhận định rằng cho đến nay ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào ở cấp độ Đề tài khoa học cấp cơ sở nghiên cứu về việc Bảo vệ quyên của chủ thé nộp thuế trong mối quan hệ so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam Vì vậy, có thé khang định đề tài này đáp ứng được yêu cầu về tính mới, tính thời sự và có ý nghĩa sâu sắc đối với việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam.

Tuy nhiên, khi so sánh với những nghiên cứu ở ngoài nước được thu

thập, có thé thấy, các học giả nước ngoài đã có những nghiên cứu trực tiếp về van dé bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế đồng thời coi van dé này là một nội dung vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế ở các quốc gia Thậm chí ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada còn ban hành Đạo luật riêng bảo vệ quyên lợi người nộp thuế Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu va bai học kinh nghiệm từ các nước dường như chưa được phổ biến và chưa được phân tích xem xét một cách kỹ lưỡng, thấu đáo ở Việt Nam Có thể kê đến một số tác giả và công trình tiêu biểu như sau:

- Ducan Bently (1998), Taxpayers' rights: an international perspective (

Quyền của người nộp thuế: quan điểm quốc tế), Revenue Law Journal, School of Law, Bond University Công trình xem xét pháp luật quản lý thuế từ quan điểm của người nộp thuế trong đó khái niệm bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế được xuất phát từ quyền con người và quyền công dân Công trình được chia làm hai phan trong đó phan 1 đưa ra định nghĩa về quyền của chủ thể nộp thuế, phân loại các quyên và phạm vi, khuôn khổ thực hiện các quyền của chủ thể nộp thuế Phần 2 gồm 12 chương phân tích các quyền của chủ thể nộp thuế tại các quốc gia khác nhau trên thế giới như Úc, Canada, Đức, Hungari, Nhat Ban, Nam Phi, Thuy Điển, Ha Lan Giữa các quốc gia khác nhau, có

Trang 17

thé nhìn thấy cách thức quản lý thuế có sự khác nhau và quan điểm về bảo vệ quyên của chủ thé nộp thuế cũng có sự khác biệt.

- Ducan Bentley (2007), “Taxpayers Rights: Theory, Orgin and

Implementation” , Kluwer Law International ( Quyền của người nộp thuế: lý thuyết, nguồn gốc và cách thức thực hiện) Công trình này đã đề cập răng quyền của chủ thể nộp thuế là một trong những nội dung quan trọng dé thiết lập một quy trình đánh thuế hiệu quả Vì thế, việc xây dựng mô hình về quyền của người nộp thuế là cách thức tốt nhất dé quản lý thuế Do đó, tác giả đã đưa ra cơ sở lý thuyết và khuôn khổ về quyền của chủ thể nộp thuế để làm căn cứ thiết kế pháp luật quản lý thuế, trong đó tập trung vào một số quyền của người nộp thuế như quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quan lý thuế, xây dựng các quy tắc và thủ tục trong quản lý thuế, các hình thức nộp thuế, giải quyết tranh chấp trong quản lý thuê

- Australian Government, “Review into the Taxpayers’s Charter and

Taxpayer Protection” ( Báo cáo về Luật quan ly thuế và bảo vệ quyền lợi người nộp thuế , 12/2016 Báo cáo đã đánh giá các quyền của người nộp thuế theo pháp luật thuế ở Austrailia và rút ra những khó khăn mà người nộp thuế gặp phải khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế Từ đó kiến nghị cần bổ sung các quy định nhằm bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế.

- Lars P.Feld and Bruno § Frey (2007), “ Tax Compliance as theResult of a Psychological Tax Contract: The Role of Incentives and

Responsive Regulation”, ( Tuan thu thuế như thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng: Sự khuyến khích và rin đe) Law & Policy, Vol.29.1.pp.102-120, 1/2007 Bài viết phân tích việc tăng tính tuân thủ thuế của người nộp thuế khi xem xét hành vi nộp thuế như một hợp đồng giao dịch, trong đó cần đáp ứng đầy đủ cơ chế khuyến khích và răn đe Người nộp thuế sẽ có những hành vi

không tuân thủ khi các quy định của pháp luật quá phức tạp, không rõ ràng

hoặc các quy định khuyến khích, răn đe không đủ lớn hoặc tần suất kiểm soát là quá ít Người nộp thuế sẽ sẵn sàng kê khai và nộp thuế nếu nhận thấy kết

Trang 18

quả rõ ràng từ việc nộp thuế, hơn nữa sự thân thiện trong thực thi của người nộp thuế và cơ quan thuế cũng làm gia tăng tính tuân thủ thuế Bài viết cũng nghiên cứu thực nghiệm tại Thụy Sĩ và Mỹ về tác động của nhận thức, cơ chế khuyến khích, các hình thức ran đê và kết qua sử dụng nguồn thu thuế.

Nhìn chung, các nghiên cứu ở ngoài nước đã trang bị một cơ sở lý luận

và thực tiễn vững chắc cho việc phân tích và đánh giá việc bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế tại Việt Nam Tuy nhiên, việc ứng dụng để đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp pháp trong bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế tại Việt Nam thì cần phải vận dụng linh hoạt và có những điều kiện nhất định.

Qua nghiên cứu nội dung các công trình đã công bố trong nước và nước ngoài, nhóm tác giả đã tong hợp một cách khái quát các van dé còn chưa được phân tích rõ ràng hay là khoảng trống trong nghiên cứu Các vấn đề đó là:

Thứ nhất, do phạm vi nghiên cứu về chủ dé bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế, các công trình nghiên cứu ké trên, nhất là luận án tiến sĩ mới chi tập trung nghiên cứu dưới góc độ kinh tế mà chưa nghiên cứu dưới góc độ pháp luật Một số công trình và dé tài nghiên cứu có nghiên cứu dưới khía cạnh pháp lý tuy nhiên các nghiên cứu này chưa lý giải được nguồn gốc, bản chất của việc bảo vệ quyên của chủ thé nộp thuế và pháp luật bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế Do đó, đề tài sẽ đưa ra những luận giải về các học thuyết bảo vệ quyền của chủ thể

nộp thuế và làm rõ nội hàm của khái niệm bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế,

pháp luật bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế Từ đó xác lập những nội dung của pháp luật bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế và những nhân tô ảnh hưởng tới pháp luật bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế tại Việt Nam.

Thứ hai, chưa có công trình nghiên cứu, luận án hay các bài báo nao

nghiên cứu một cách cụ thể về pháp luật bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế tại các quốc gia phát triển Một số công trình có đề cập đến kinh nghiệm của một số quốc gia, tuy nhiên họ chi dé cập đến một số quyên riêng lẻ như quyền được hỗ trợ, quyền tiếp cận thông tin hoặc các kinh nghiệm này chưa được

Trang 19

nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, toàn diện, nhiều nội dung còn chung chung Vì thé, dé tài sẽ tập trung nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia phát triển đã có nhiều thành tựu trong việc bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế như: Australia; Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh; Nhật Bản và một số nước khác như Hoa Kỳ, Canada Trên cơ sở nghiên cứu một cách thấu đáo kinh

nghiệm các nước, các tác giả sẽ đánh giá các kinh nghiệm này và lựa chọn

những giải pháp phù hợp để khuyến nghị cho Việt Nam.

Thứ ba, các công trình trên chưa đánh giá toàn diện thực trạng pháp

luật quản lý thuế Việt Nam về bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế Đặc biệt, đặt trong bối cảnh Luật quản lý thuế năm 2019 đã ghi nhận 14 quyền của chủ thể nộp thuế , do đó nhiều công trình nghiên cứu đã bộc lộ sự hạn chế, không còn phù hợp với Luật quản lý thuế năm 2019 Do đó, đề tài sẽ đánh giá một cách toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật quản lý thuế Việt Nam về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển, đề tài sẽ rút ra một số giải pháp cụ thé nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế Việt Nam Từ đó, đảm bảo các quyền của chủ thé nộp thuế.

3 Đối tượng nghiên cứu

Pháp luật về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế bao gồm:

- Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế như các quan

điểm khoa học, các học thuyết, các cơ chế bảo vệ quyền của người nộp thuế.

- Nghiên cứu pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền của chủ thê nộp thuế như pháp luật của Australia, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Nhật Bản

- Đánh giá thực trạng pháp luật bảo đảm quyền của chủ thể nộp thuế tại

Việt Nam

- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyên của chủ thé nộp thuế tại Việt Nam.

Trang 20

4 Pham vi nghiên cứu.

- Về nội dung: đề tài nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế nhăm bảo vệ quyền của chủ thê nộp thuế tại

Việt Nam.

- Về không gian: đề tài thực hiện trong không gian rộng bao gồm nghiên cứu pháp luật tại các quốc gia được đánh giá cao về bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế như Australia, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Nhật Bản đồng thời đánh giá thực trạng pháp luật quản lý thuế nhằm về bảo vệ quyên của chủ thể nộp thuế tại lãnh thổ Việt Nam thông qua các luật thuế liên quan đến bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế cụ thể là: Luật quản lý thuế; Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá tri gia tăng

- Về thời gian: thực hiện nghiên cứu pháp luật quản lý thuế về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

trong giai đoạn từ những năm 2005 cho tới năm 2023.

5 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

- Mục đích: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học hoặc các nội

dung khác có liên quan.

- Mục tiêu:

+ Mục tiêu tong quát

Đề tài nghiên cứu pháp luật bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế tại một số nước trên giới để đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyên lợi của người nộp thuế tại Việt Nam Từ đó góp phan đảm bảo nguôn thu 6n định, bền vững của ngân sách nhà nước.

+ Mục tiêu cụ thê

- Làm rõ những vấn đề lý luận về nội hàm khái niệm bảo vệ quyền của

chủ thê nộp thuê như các quan điêm hiện hành, các triệt lý vê bảo vệ quyên

Trang 21

của người nộp thuế dé có cách tiếp cận đúng đắn trong quá trình đánh giá thực trạng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền quyền lợi của người nộp thuế

- Nghiên cứu toàn điện pháp luật của một số quốc gia trên thế giới được đánh giá là có mức độ bảo vệ quyền của người nộp thuế cao như pháp luật của Australia, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Nhật Ban dé rút ra các kinh nghiệm cụ thé nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế dé bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế tại Việt Nam.

- Đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng pháp luật quản lý thuế và hiệu quả thực hiện pháp luật quản lý thuế tại Việt Nam trong việc bảo đảm quyên của chủ thể nộp thuế ( phân tích trong Luật quản lý thuế đặt trong mối liên hệ với các Luật thuế cụ thé như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng ) nhằm chỉ rõ

những mặt tích cực và hạn chế, bat cập còn ton tại của pháp luật quản lý thuế.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế nhằm bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và hỗ trợ người nộp thuế tại Việt Nam.

6 Phương thức chuyền giao, địa chỉ ứng dụng

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng trong giảng dạy tại Trường đại học Luật Hà Nội, trong cung cấp thông tin luật thực định

các nước và các luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng trong việc phân

tích và ban hành chính sách, pháp luật quản lý thuế.

Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: - Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

Kết quả của dé tài nghiên cứu dự kiến sẽ có tác dụng bổ sung vào nguôn tri thức lí luận và thực tiễn về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế của giảng viên và sinh viên Qua đó, dé tài mang lại lợi ích thiết thực trong nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại Trường đại học luật Hà Nội.

Đề tài cũng bổ sung nguồn tư liệu làm học liệu và tài liệu tham khảo

cho quá trình đào tạo luật các bậc học tại Trường đại học luật Hà Nội

Trang 22

- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan: Có giá trị tham khảo khi triển khai các công việc ở các lĩnh vực liên quan.

- Đối với phát triển kinh tế-xã hội (nếu có): Đảm bảo quyền của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp sẽ giúp các chủ thé kinh doanh mở rộng các hoạt động thương mại, đầu tư, kinh tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận và tạo ra các

giá trị xã hội.

- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Gia

tăng học liệu nghiên cứu cho môn học Luật Tài chính

7 Kết cau của Báo cáo tong hợp Đề tai

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Báo cáo được cấu trúc thành 4 chương bao gồm:

Chương 1: Lý luận về bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế và pháp luật về bảo vệ quyền của chủ thê nộp thuế

Chương 2: Bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế tại pháp luật của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm dành cho Việt Nam

Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế

Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyên của chủ thé nộp thuế

Trang 23

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VE BẢO VỆ QUYEN CUA CHU THE NOP THUE VA PHAP LUAT VE BAO VE QUYEN CUA

CHU THE NOP THUE 1.1 Ly luận về bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế

1.1.1 Các học thuyết về bảo vệ quyén của chủ thể nộp thuế

Có thé nói trong lịch sử phát triển của thuế tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về quyên lợi và trách nhiệm trong thuế Nhiều lập luận khác nhau đã được đưa ra để cô gang thuyết phục người nộp thuế, bao gồm cả những lập luận về chính trị, tài chính, xã hội và tôn giáo Song có lẽ không người nộp thuế nào thực sự bị thuyết phục về sự cần thiết phải nộp thuế, đặc biệt nếu họ liên hệ câu hỏi này với van dé phân bồ thuế và chi tiêu công, cũng như quyền của người nộp thuế Lý tưởng cho một người nộp thuế là được sống trong một xã hội không có thuế, tuy nhiên, đây là một lý tưởng tự nhiên nhưng ngây thơ và rõ ràng là không thé đạt được Van đề thực sự duy nhất là sự lựa chọn giữa các hệ thống thuế khác nhau’.

Có thé nói, các tư tưởng và học thuyết về thuế về cơ bản gắn liền với những quan niệm về vai trò của Nhà nước, về tổ chức kinh tế hay về yêu cầu công băng xã hội Do đó, đã có một số luận điểm đã đưa ra ý tưởng về một loại thuế duy nhất có thé đáp ứng toàn bộ chi tiêu công Loại thuế nay được cho là sẽ giúp giải quyết tất cả các bat cập mà thuế đặt ra, ví dụ như giúp cho việc hành thu được đơn giản và việc tính thuế cũng đơn giản hơn cho người nộp thuế Một loại thuế đơn nhất cũng sẽ công băng hơn ở chừng mực nhất định bởi tính duy nhất của thuế này sẽ giúp nó có thể điều chỉnh tỷ lệ một cách chính xác tuỳ theo các khía cạnh đóng góp của mỗi người Nhiều lý thuyết khác nhau đã được phát triển và đưa ra một loại thuế duy nhất đối với đất dai*, vôn° hay tiêu dùng” Những ý kiến phản đổi học thuyết về thuế duy

3 Maurice Allais ( 1977), L'impot sur le capital, Ed Hermann, Paris

4 Vi du, phái trọng nông (physiocracy) vao thé ky 18 cho rang nông nghiệp là hoạt động duy nhất thực sự tạo

ra của cải mới,do vậy họ yêu câu bãi bỏ tất cả các loại thuế hiện hành và thay thế chúng bằng một loại thuếduy nhất đánh vào sản phẩm ròng từ đất đai

Trang 24

nhất cho rằng việc đa dạng hoá các loại thuế mới giúp hạn chế được sự bất bình đăng và làm giảm khả năng gian lận của người nộp thuế đồng thời một loại thuế này có thé bù đắp những khiếm khuyết của loại thuế khác Một số ly thuyết khác dựa trên cách tiếp cận tự do của kinh tế học, phản đối gay gắt việc đánh thuế, phủ nhận vai trò của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế xã hội Được nhiều đảng phái chính trị phương Tây sử dụng như một công cụ mị dân, học thuyết không tưởng về thuế và học thuyết bài thuế sớm rơi vào thất bại bởi không thể phủ nhận vai trò của thuế trên thực tế ở mọi quốc gia, và thực chất, theo các học thuyết này, người nộp thuế cũng không nhận được một sự dam bảo về quyền của mình.

Lịch sử phát triển của thuế tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về quyền lợi và trách nhiệm trong thuế Theo quan niệm cô điển về thuế, các học giả cô điển đã đưa ra nhiều cách định nghĩa về thuế khác nhau, từ đó xác định được mỗi quan hệ giữa nhà nước và người nộp thuế Chang hạn như: khi bàn về mối liên hệ giữa thuế và Nhà nước, C.Mác đã viết: “ Thuế là có cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản dé kho bạc thu được tiền hay tài sản của ”7 Ang-ghen cũng đã viết: “ để duy trì

dân dùng vào việc chi tiêu của nhà nước

quyên lực công cộng, cần có sự đóng góp của nhân dân cho nhà nước, đó là thuế má”5 Như vậy có thé thấy, lúc này nha nước chỉ thu thuế dé phục vụ nhu cầu của nhà nước và là phương pháp hữu hiệu nhất đề tác động tới đời sông kinh tế xã hội mà chưa có sự quan tâm tới việc thực hiện phục vụ đời sông nhân dân Do đó cả Mác và Ang-ghen đều chỉ đề cập tới vai trò đóng thuế của nhân dân như

một sự bóc lột va coi đó là “ thủ đoạn đơn giản” của nhà nước.

> Ví dụ, Emile Justin Menier, một nhà công nghiệp Pháp cuối thế kỹ 19, trong tac phẩm "Théorie etapplication sur l'imposition sur le capital" xuất bản năm 1874 đã trình bày 9 quy tắc thiết yếu dé tạo nên mộtloại thuế công bằng trong đó đề cập tới thuế (von) phai la duy nhat hay Emile de Gerardin, trong tac phẩm

"Léisme et imposition" (1849) đã cho rằng thuế vốn chỉ nên được coi như là một khoản phí bảo hiểm donhững người sở hữu trả, để bảo hiểm cho họ trước mọi rủi ro có thể làm phiền họ trong việc sở hữu hoặc

hưởng thụ Một loại thuế vốn duy nhất sẽ cung cấp cho nhà nước tất cả khoản thu cần thiết

6 Tiêu biểu là Nicholas Kaldor, James Meade, các nhà kinh tế học người Anh,với quan điểm ủng hộ thuếđánh vào thu nhập được chi tiêu thay vi thuế đánh vào thu nhập tiết kiệm

7C.Mác — Ph.Ăng ghen (1972), Toàn tập, Tập 21, Nxb Sự thật, Hà Nội

8 Ph Ang ghen (1962), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội

Trang 25

Gaston Jèze, một học giả nổi tiếng người Pháp đầu thế kỷ 20, đã nhắn mạnh điều mà ông mô tả là "sáu yêu tô thiết yếu, không thé bỏ qua của thuế hiện đại", theo đó, thuế là " một khoản trích nộp băng tiền", "đo các cá nhân đóng góp", "theo những quy tắc nhất định", "bởi cơ quan công quyền"

"khong hoàn tra và không đối ứng" "nhằm trang trai chi tiêu công"? Dinh nghĩa về thuế của Gaston Jèze nhắn mạnh thuế là một khoản trích nộp được đảm bảo thực hiện bang biện pháp quyên lực nhà nước, mang tinh bắt buộc dé bù đắp những chi phí của nhà nước do công dân là một thành viên của một cộng đồng chính trị có tổ chức đóng góp, Theo nghĩa này, quyền lực nha nước được liên kết chặt chẽ với hành động cai trị và đi kèm với nghĩa vụ tuân theo

từ phía những người bi cai tri.

Như vậy, quan niệm cô điển về thuế cho thấy ý tưởng cơ bản là thuế có những điểm đặc trưng như (i) Thuế là khoản trích nộp bang tiền của tô chức, cá nhân cho nha nước; (ii) Thuế là khoản đóng góp bắt buộc dựa trên quyền lực nhà nước;(ii) Thuế là khoản thu không có hoàn trả; (iv) Thuế là khoản thu không có đối khoản trực tiếp Mặc dù có nhiều thay đổi diễn ra trong xã hội hiện đại song cách tiếp cận cổ điển này vẫn có thể được sử dụng dé dé cap tới khái niệm về thuế bởi nó vẫn bao hàm hau hết những yếu tố thiết yếu tạo nên bản chất của thuế.

Tuy vậy, có thể nhận thay điểm han chế lớn nhất của quan niệm cô điển về thuế chính là ở chỗ nó đã tuyệt đối hoá vai trò của quyền lực nhà nước trong việc xác lập và hành thu thuế, trên cơ sở nhắn mạnh tính cưỡng chế và bắt buộc, tính không hoàn trả của thuế Đồng thời quan điểm này coi nhẹ vai trò và địa vị kinh tế, thành phan xã hội của người nộp thué trong quan hệ nộp thuế với nhà nước Từ đó khiến cho người ta quan niệm rằng thuế giống như là nghĩa vụ “ bat khả tránh” đôi với mọi công dân và tô chức!° Benjamin

° Trong tác phẩm "Cours de finances publiques" ( 1936), NXB LGDJ, Gaston Jéze đã đưa ra định nghĩa nhưsau: (tam dich)" Thuế là một khoản đóng góp có giá trị bang tiền, được các thé nhân thực hiện theo

những quy tắc nhất định, nham trang trải các chi phí vì lợi ich công va chỉ dựa trên cơ sở là các thể nhân nàylà thànhv lên của một cộng đồng chính trị có tổ chức”

0 Nguyễn Văn Tuyến, “ Bản chất của thuế - sự tiếp cận từ các học thuyết thuế cổ điển và hiện đại”, Tạp chí

Luật học số 4/2009, trang 72

Trang 26

Franklin đã có một câu nói nỗi tiếng: “Jn this world nothing is certain but death and taxes” (Trên cõi đời này không có gi chắc chắn ngoài cái chết và thuế) Câu nói này toát lên một sự thật hiển nhiên và đơn giản: đã là dân thì phải nộp thuế Từ đó, quan hệ thuế được xác định là quan hệ bắt buộc mà ở đó Nhà nước là người “ có quyền” thu thuế, còn các tô chức, cá nhân là người có “ nghĩa vụ” đóng thuế bất luận thái độ và tâm lý của người nộp thuế ra sao Quan niệm này đã dẫn đến tình trạng không bình thường của xã hội dân sự -đó là tình trạng không bình đăng giữa Nhà nước với công dân, theo -đó nhà nước có thé tự ý xây dựng các chính sách thuế có lợi cho mình nhiều hon và bất lợi cho những người đóng thuế dù rằng về nguyên tắc, các chính sách thuế của Chính phủ đều do Quốc hội với tư cách là đại diện nhân dân biểu quyết thông qua Đồng thời quan điểm này cũng tác động lớn đến pháp luật quản lý thuế của hầu hết các quốc gia trên thế giới Cho đến thập kỷ 60 của thế kỷ 20, quản lý thuế ở hầu hết các quốc gia vẫn theo quan điểm truyền thống đó là: Người nộp thuế luôn có vị trí là đối tượng bi quản lý, bi cai tri, moi cải cách trong quản lý thuế đều tập trung vào những yếu tố bên trong của bộ máy quản lý thuế nhằm tăng cường hoạt động của những cơ quan này trong hoạt động thu thuế để đảm bảo nguồn thu cho NSNN Với tư duy chỉ có sử dụng quyền lực và cưỡng chế mới là biện pháp quản lý thuế có hiệu quả nhất đã dẫn đến nạn quan liêu, tham nhũng và vô số các tiêu cực khác trong hệ thống cơ quan quản lý thuế và công chức thuế, từ đó tác động tiêu cực đến tính tuân thủ thuế của người dân Michel Bouvier cho răng: “Mặc dù ý thức được sự cần thiết và tính tất yếu của thuế nhưng thuế chưa bao giờ được người dân cảm nhận như một thực tế dé chịu Vi vậy, những người có trách nhiệm quản lý thuế thường phải đối mặt với những mối quan hệ khó điều chỉnh, thậm chí đôi khi còn nảy sinh xung đột Công tác quản lý thuế về lâu dài vẫn còn là những nhiệm vụ hành chính khó khăn và ít có khả năng gây được thiện cảm của người dân!!” Như vậy, có thé thấy theo quan niệm cô

điên, van đê bảo vệ quyên của người nộp thuê không được dé cập đên.

!! Michel Bouvier “ Nhập môn Luật thuế đại cương và lý thuyết” NXB Chính trị quốc gia 2005, tr 263

Trang 27

Trên cơ sở kế thừa những nhân tố tinh hoa của học thuyết cô điển về thuế, các học giả của học thuyết thuế hiện đại đã chỉ ra những điểm hạn chế của quan niệm cô điển về thuế đồng thời thé hiện được những tính tích cực mà thuế mang lại cho nền kinh tế và xã hội Nhìn nhận một cách ngắn gọn, những học thuyết hiện đại về thuế đã có sự nhận thức lại về bản chất mối liên hệ giữa nha nước với công dân (với tư cách là người nộp thuế) dựa trên nền tảng của một xã hội công băng và dân chủ Có thê thấy tư tưởng đó qua việc nghiên cứu các học thuyết thuế hiện đại mà nổi bật nhất là học thuyết thuế trao đôi.

Học thuyết về thué-trao đổi bắt đầu xuất hiện vào cuối thé kỉ 17 và đã trở nên phô biến ở châu Âu vào nửa dau thé kỉ 18 và gần như suốt thé kỉ 20 Cơ sở của học thuyết này rất đơn giản: người nộp thuế trả tiền để bảo hiểm trước những rủi ro mất an toàn Do đó, xã hội phong kiến dựa trên ý tưởng trao đổi: công việc nhà hoặc sự giúp đỡ được “trao đôi” cho lãnh chúa để được bảo vệ Sự bảo vệ có "gia" ở dạng trạng thái tiến hóa và dần dần "giá" này được trả dưới dạng thuế Như vậy, tư tưởng cốt lõi của học thuyết này được xây dựng dựa trên chủ nghĩa tự do, coi thuế là cái giá mà người nộp thuế phải trả dé đổi lay các dịch vụ và hàng hoá công cộng do nhà nước cung ứng Từ đó, các học giả của trường phái này cho rằng luôn tồn tại sự “thỏa thuận ngầm” hay “hợp đồng thuế” giữa nhà nước (người thu thuế) với công dân (người đóng thuế) về số tiền thuế mà họ phải nộp cho nhà nước dé nhận lay

những gì được coi là dịch vụ và hàng hoá công cộng mà bản thân họ không

thé tự tạo ra được Các đại biểu nổi tiếng cho học thuyết thuế-trao đổi vào thé

ki XVIII, XIX là John Locke, Jean — Jacques Rousseau, Adam Smith va

Montesquieu, với tư tưởng về “hợp đồng thuế” hay “khé ước thuế” Do bắt nguồn từ chủ nghĩa tự do nên những người dé xướng học thuyết thuế-trao đổi chủ trương mọi khoản thuế do nhà nước đặt ra để yêu cầu dân chúng đóng góp phải dựa trên căn ban sự tự nguyện ưng thuận của dân chúng đồng thời

!2 Nguyễn Văn Tuyến, tldd

Trang 28

phải tương xứng với những gì được gọi là hàng hoá và dịch vụ công cộng mà

người nộp thuế sẽ được hưởng Như Pierre-Joseph Proudhon, một học giả người Pháp từng đưa ra quan điểm: thuế là phần mà mỗi công dân phải trả cho việc sử dụng các dich vụ công Thuế không gì khác ngoài sự trao đổi Hình thức thực hiện hoạt động này được tiến hành bởi một hợp đồng trao đổi giữa một bên là Nhà nước với tư cách nhân danh cộng đồng xã hội và một bên là mỗi công dân!3 Nói cách khác, tư tưởng chủ đạo của học thuyết thuế-trao đổi chính là hướng tới sự công bằng và bình dang vẻ lợi ích giữa nhà nước (người thu thuế) với công dân (người nộp thuế), dựa trên nguyên tắc trao đối lợi ích ngang bang!* Michel Bouvier (2005) cũng đã dựa trên học thuyết trao đổi để nhắn mạnh về sự cân bằng lợi ích giữa công dân và nhà nước thông qua hoạt động nộp thuế!° Từ đó với việc nhìn nhận lại vị trí của người nộp thuế thì vẫn đề bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế cũng bắt đầu được đặt ra.

Với tư cách là người sử dụng các dịch vụ, hàng hoá công cộng của nhà nước

và trả tiền thì học thuyết này công nhận vị trí cân bằng của người nộp thuế với nhà nước, do đó Nhà nước cần tôn trọng và phục vụ người nộp thuế Từ đó, nhà nước phải thừa nhận và có những biện pháp dé bảo đảm các quyền lợi chính đáng của người nộp thuế Đây cũng chính là cách thức dé tăng cường tính hiệu quả của việc đánh thuế Jean — Baptiste Colbert'° đã có câu nói rất nổi tiếng: “ Nghệ thuật của việc đánh thuế là nhé lông ngỗng sao cho thu được lượng lông lớn nhất mà ít tiếng rít nhất” Câu nói này hàm ý răng các chính phủ cần phải thận trọng với những áp đặt trong chính sách của mình, không thể sử dụng quyền lực của mình để áp đặt và không quan tâm đến người nộp thuế Thuế hợp pháp phải là thuế dân chủ, quyền lực tài chính

được năm giữ bởi một hoặc nhiêu cơ quan đại diện; chính tại cơ quan quyên

l3 Pierre-Joseph Prudhon (2000), Théorie đe l'impét, Ed L'Hammattan,p39,40

'4 Nguyễn Văn Tuyến, “ Bản chất của thuế - sự tiếp cận từ các học thuyết thuế cô điển và hiện đại”, Tạp chíLuật học số 4/2009, trang 72

15 Xem: — Michel Bouvier, Nhập môn luật thuế đại cương và học thuyết thuế, Sdd, tr 335.

— Michel Bouvier, Marie-Christine Esclassan, Jean-Pierre Lassale, Tai chính công, Nxb Chính trị quéc gia,

Hà Nội 2005, tr 717.

'6 Bộ trưởng Bộ Tài chính của Pháp thời Louis XIV

Trang 29

lực nhà nước chứ không phải nơi nào khác luật thuế phải được ban hành Chang hạn như tại Pháp, theo điều 14 của Tuyên ngôn nhân quyền va dân

quyền Pháp năm 1789: “Mọi công dân đều có quyên, tự mình hoặc qua đại

diện của mình, kiểm tra tính cần thiết của thuế công Ho cũng có quyên tự do chấp nhận thuế, giám sat thuế được sử dụng như thế nào, và quyết định mức thuế, các điều khoản cơ bản để đánh giá và thu thuế, cũng như khoảng thời gian mà mức thuế có hiệu lực Bất kỳ xã hội nào mà các quyền [của con người và của công dân] này không được đảm bảo, và sự tản quyền không được thực hiện, sẽ không có Hiến pháp".

Tuy nhiên, học thuyết này cũng này là chủ đề của nhiều chỉ trích Thứ nhất là học thuyết này chưa tính đến sự cần thiết của tính đoàn kết dân tộc Hơn nữa, thuế không thê được coi đồng nghĩa với một mức giá được xác định như trong khuôn khổ thị trường tư nhân Thực vậy, công dân không có quyền

tự do lựa chọn thực sự đối với dich vu được cung cấp, hoặc thường không thê

xác định được giá cả của dịch vụ; Giá hàng hoá, dịch vụ công do cơ quan

công quyền đơn phương xác định, và có nhiều dịch vụ không thể quy đổi thành tiền Cuối cùng, luận điểm này, về mặt xã hội, sẽ là vô nghĩa, nếu những người nghèo nhất thậm chí có thé bị đánh thuế nhiều hơn những tang

lớp giàu có.

Ngày nay, học thuyết thuế-trao đổi có sự đối mới với việc dé cao nguyên tắc tương đương theo đó việc phân chia thuế được thực hiện theo mức độ hữu ích mà mỗi người thu được từ việc tiêu dùng các dịch vụ công, dẫn đến quan niệm coi thuế như một thực thể kinh tế.

Cuối thế kỷ 19, học thuyết thué-két đoàn (hay thué-lién đới, thué-doan kết) được phát triển như một sự phản ứng với học thuyết thuế -trao đổi Sự phát triển của học thuyết này cũng gan liền với sự xuất hiện của nhà nước phúc lợi!” Học thuyết này được đánh dấu bởi ý tưởng về sự hy sinh về thuế

!” Nhà nước phúc lợi (dịch từ tiếng Anh: "welfare state" hay tiếng Pháp "I'Etat-Providence"), được dùng dé

nói vê một Nhà nước có trách nhiệm bao đảm sự phúc lợi và thịnh vượng của người dân Sự ra đời của Nhà

Trang 30

băng cách coi thuế trở thành một nghĩa vụ cần thiết để thiết lập một mối liên kết xã hội dựa trên ý tưởng về sự đoàn kết Bởi vì mỗi người đều thuộc về

một cộng đồng, thuế trở thành dấu hiệu của sự ràng buộc xã hội Lý thuyết

này được sinh ra chủ yếu bởi các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa nhưng cũng và trên hết là bởi những người theo chủ nghĩa đoàn kết Trong tác phẩm "Đoàn kết" xuất ban lần đầu năm 1896, Léon Bourgeois' cho rằng “cá nhân bị cô lập không ton tại” Con người phụ thuộc lẫn nhau và tất cả đều mắc nợ xã hội, điều đã giúp họ phát triển Nhưng vi họ không có những lợi thé giống nhau nên khoản nợ này không thé giống nhau đối với mọi người Đối với Léon Bourgeois và những người theo chủ nghĩa kết đoàn, một “chuẩn hợp đồng” ("quasi-contrat") được tạo ra giữa mọi người từ khi họ sinh ra, theo đó họ thừa kế các quyền và nghĩa vụ phát triển tuỳ theo sự thành công Hợp đồng này là sự thừa nhận một món nợ đối với xã hội hiện tại, nơi đã giáo dục chúng ta, cũng như đối với các thế hệ tương lai, những người mà chúng ta mắc nợ từ sự tiến bộ của loài người Con người chỉ thực sự tự do khi đã trả xong món nợ này Đoàn kết vì vậy có lợi cho sự tương thân tương ái và phúc lợi xã hội mà Nhà nước cần khuyến khích Với học thuyết này, Léon Bourgeois đã ủng hộ tích cực cho việc đánh thuế thừa kế, thuế thu nhập và thiết lập lương hưu cho

người lao động

Học thuyết thuế-kết đoàn đưa ra một số yếu tố: Thứ nhất, cần phải xem xét đến khả năng đóng góp của người nộp thuế: nói cách khác, sự hy sinh về thuế phải được thiết lập không dựa trên lợi ích mà cá nhân thu được, mà dựa trên sức mạnh tài chính của người nộp thué!® Nguyên tắc này được truyền cảm hứng bởi điều 13 nổi tiếng của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789 theo đó "Đề duy tri các lực lượng công, và dé chi trả chi phí quản lý, một (hệ thống) thuế chung là điều cần thiết Thuế phải được chia sẻ nước phúc lợi phá vỡ quan niệm của trường phái tự do về một "Nhà nước sen đầm" hay "Nhà nước - ngườigác đêm" giới hạn trong các chức năng đảm bảo trật tự và an ninh công cộng và đề cao việc cá nhân hoá

những rủi ro dưới danh nghĩa trách nhiệm cá nhân

'8 Léon Bourgeois (1851-1925), là một chính trị gia Pháp! Gaston Jèze, sdd

Trang 31

một cách tương tự theo đầu các công dân, với tỷ lệ tương ứng với khả năng của họ" Thứ hai, thiết lập thuế suất luỹ tiến Điều này dựa trên lý thuyết kinh tế về việc mỗi khoản thu nhập tăng thêm dẫn đến giảm mức độ thỏa dụng; do đó, điều hợp ly là gánh nặng thuế tăng lên cùng với sự gia tăng thu nhập Cudi cùng, thuế được coi như một công cụ phân phối lại và bình đăng hóa Về điểm này, có thể lưu ý một biến thé của thuế liên đới: lý thuyết thuế âm Loại thuế này bao gồm một khoản trợ cấp nhằm hỗ trợ cho những người thụ hưởng một khoản thu nhập tối thiểu nhăm đảm bảo các chi phí sinh hoạt tôi thiếu mà van tránh tình trạng khiến người thụ hưởng lười biếng Thuế-kết đoàn có thê được thiết lập theo hai cách: thuế có thê là thường xuyên, khi đó nó trở thành một dạng thuế mang tính ràng buộc xã hội Thuế cũng có thé là tạm thời, ví dụ trong trường hợp cần có thuế-đoàn kết vì lý do thiên tai, hay sự kiện khủng hoảng cụ thể Thué-két đoàn có hai hậu qua kỹ thuật: (i) yêu cầu đánh thuế trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản cá nhân và (ii) yêu cầu đánh thuế theo tỷ lệ lũy tiến để thực hiện ý tưởng về công bằng thuế Học thuyết thuế- kết đoàn khiến vai trò của quyền lực Nhà nước trong thuế trở nên mạnh mẽ đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm xã hội của mỗi người dân đối với nhà nước, với cộng đồng thông qua việc hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Trong chừng mực nào đó, học thuyết thuế-kết đoàn phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế hiện đại, khi mà sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng trở nên sâu sắc cùng với yêu cầu giải quyết nhanh chóng, triệt để các hậu quả xấu về phương diện xã hội của các nền kinh tế mở” Nếu chúng ta xem xét dưới lăng kính của học thuyết thué-két đoàn, coi thuế như là một phương thức thanh toán nợ xã hội thì mối liên hệ này dẫn đến việc thể hiện thuế như một nghĩa vụ Tuy nhiên, dù nhìn nhận dưới góc độ thuế là nghĩa vụ thì nếu Nhà nước việc lạm dụng quyền lực khi ban hành và thực hiện pháp luật thuế mà không chú trọng đến yếu tô “khoan sức dân” thì

hệ thông thuê của quôc gia sẽ thât bại Yêu tô quyên con người, quyên công

20 Nguyễn Văn Tuyến, tlđd

Trang 32

dân, quyền của người nộp thuế phải được chú trọng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khi ban hành, tổ chức thực thi một sắc thuế Theo đó nghĩa vụ nộp thuế của công dân phải song hành với quyền của công dân Ngược lại, quyền thu thuế của nhà nước được đánh đổi bởi các nghĩa vụ nhất định của nhà nước trước công dân của mình Nhà nước cần đảm bảo quyền của người nộp thuế trong việc xác định chính xác nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự đối xử bình đăng về thuế trên cơ sở năng lực đóng góp của người nộp thuế cũng như đảm bảo quyền được hỗ trợ, hướng dẫn bởi thuế-kết đoàn hướng chủ yếu tới việc đánh thuế trên thu nhập nên kỹ thuật tính thuế không phải là điều dễ hiểu với

quảng đại dân chúng.

Ranh giới giữa quan niệm về thué-trao đổi va thué-két đoàn, vốn được đánh dấu rất rõ ràng vào cuối thé kỷ 19 va đầu thế kỷ 20 nay đã dan mờ nhạt! Việc củng cô mối liên kết đoàn kết - thuế của Nhà nước đối với người nộp thuế - công dân là một yêu cầu dựa trên lợi ích chung Liên minh này phải được duy tri vì những rủi ro đỗ vỡ do sự toàn cầu hóa thuế gây ra, việc phi chính trị hóa vấn đề thuế và sự trỗi dậy của lý thuyết thuế-trao đổi trong mỗi tương quan với thué-két đoàn.

Cùng với việc nhận thức lại vi trí, vai trò của người nộp thuế trong hệ thống quan lý thuế, nhiều quốc gia đã thay đổi cơ chế quan lý thuế của mình bởi cơ chế quản lý thuế hiện tại không đảm bảo được sự đóng góp đầy đủ và bền vững cho NSNN Trong đó mục tiêu mà quản lý thuế của các nhà nước muốn hướng tới đó là tăng cường sự tuân thủ thuế của người nộp thuế một cách đầy đủ, kịp thời và tự nguyện theo các quy định của luật thuế đồng thời quan lý thuế không chi bảo đảm quyên và lợi ích cho nha nước mà còn bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế Bởi lẽ khi các quyên lợi của người nộp thuế được bảo đảm thì sẽ tăng cường sự tuân thủ thuế của người nộp thuế (nộp đầy đủ, đúng hạn và tự nguyện) Đây chính là cơ sở để duy trì những nguồn thu hiện tại và mở rộng nguôn thu trong tương lai đồng

21M Bouvier, sđd, tr.220

Trang 33

thời giúp giảm chi phi quản lý của cơ quan quản lý thuế và chi phí tuân thủ của người nộp thuế Khi nghiên cứu về van dé nay, Spicer & Lunstedt, (197632; Smith, (1992)? đã khang định: một ảnh hưởng xã hội có thể xác định sự tuân thủ của người nộp thuế chính là mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chính phủ bởi mong muốn của người nộp thuế là số tiền thuế ma

chính phủ thu được sẽ được sử dụng hiệu quả, mang lại lợi ích cho toàn xã

hội Người nộp thuế sẽ san lòng nộp thuế khi họ nhận được các khoản lợi ích công cộng tương xứng từ chính phủ ( Alm và cộng sự, 1992)*4 Ngược lại, người nộp thuế sẽ cảm thay bat mãn khi chính phủ sử dụng tiền thuế dé phục

vụ cho lợi ích công lãng phí và kém hiệu quả ( Pommerehne và cộng sự,

1994)?° Đồng thời, dựa vào lý thuyết hành vi tuân thủ thuế, Torgler (2007) đã đưa ra mô hình lý thuyết về tuân thủ của người nộp thuế bao gồm ba nhân tố xã hội tác động đến quyết định của người nộp thuế là (1) Các quy tắc đạo đức và tình cảm; (2) Cảm nhận công bằng về thuế; (3) Mối quan hệ với chính phủ” Nhu vậy, với việc Chính phủ công nhận vị trí của người nộp thuế và bảo đảm các quyên của người nộp thuế sẽ giúp cho việc đánh thuế được thực hiện dé dang và hiệu qua hơn, từ đó tăng cường được nguồn thu cho ngân

sách nhà nước.

Chính từ việc xác định được mục tiêu chính này, một sỐ quốc gia đã định ra chiến lược đổi mới quan lý thuế theo hướng: “Lay người nộp thuế là trung tâm, coi người nộp thuế là khách hàng mà cơ quan thuế phải phục vụ, tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế thực hiện tốt các quyền nghĩa vụ thuế của họ”?” Như vậy, pháp luật quản lý thuế của hau hết các quốc

7 Spicer, M.W., & Lundstedt, S.B (1976) Understanding tax evasion Public Finance, 31(2), 295-305.

23 Smith, S (1992) Taxation and the Environment: A Survey Fiscal Studies, 15(2), 19-43.

4 Alm, J., Jackson, B., & McKee, M (1992a) Institutional uncertainty and taxpayer compliance American

Economic Review, 82 (4), 1018-1027.

25 Pommerehne, W.W., Hart, A., & Frey, B.S (1994) Tax morale, tax evasion and the choice of policy

instruments in different political systems Supplement toPublic Finance, 49, 52-69.

26 Torgler, B (2007) Tax compliance and tax morale: A theoretical and empirical analysis Cheltenham:

Edward Elgar.

27 Ở Cộng hoà Pháp, trước đây họ quan niệm người nộp thuế là người bi quản lý, cơ quan thuế là người quản

lý nên người nộp thuế ít nhận được sự quan tâm Công cuộc cải cách vê thuế từ những năm 2000 ở Phápđược coi như là cuộc cách mạng về nhận thức trong quan hệ giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế ( người

Trang 34

gia trên thế giới đều đã thừa nhận sự cần thiết phải bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế, từ đó có cơ chế pháp lý cụ thé dé bảo vệ các quyên này.

Ở Việt Nam, có thể khăng định sự ra đời của các học thuyết cô điển cũng như hiện đại về thuế đã có tác động lớn đến quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thuế Trong đó sự ảnh hưởng rõ ràng nhất của các học thuyết thuế đến hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam có lẽ là những ảnh hưởng đối với quá trình cải cách thuế, đặc biệt là cải cách hành chính thuế theo hướng cải thiện dần mối quan hệ giữa nhà nước và người nộp thuế Trước đây, thuế được xác định là “ nghĩa vụ bất khả tránh ” của người nộp

thuế Tuy nhiên, với tác động của học thuyết thuế - trao đôi, dần dần vị thế

của người nộp thuế đã được nhà nước thừa nhận và đặt ra yêu cầu đối với nhà nước là phải có trách nhiệm bảo vệ những quyên lợi chính đáng của người nộp thuế Như vậy, cũng giống như các quốc gia trên thế giới, việc bảo vệ quyền của người nộp thuế tại Việt Nam được xây dựng dựa trên nên tảng triết lý là coi người nộp thuế là “nhân vật trung tâm” của quá trình thu thuế và quản lý thuế, đồng thời là “đối tác” mà Nhà nước có trách nhiệm phải phục vụ Nói cách khác, việc xây dựng cơ chế bảo vệ quyền của người nộp thuế được thực hiện cùng với quá trình chuyên đổi thiết chế Nhà nước từ mô hình “cơ quan cai trị” sang mô hình là “co quan phục vụ”, trong đó đối tượng phục vụ của Nhà nước chính là người dân, cộng đồng doanh nghiệp — với tư cách là những người trực tiếp đóng thuế cho Nhà nước Theo đó, một trong những nguyên tắc căn bản trong nhà nước phục vụ là “phục vụ” chứ không phải “ra lệnh chỉ đạo”” Vai trò quan trọng của nhà nước là phục vu công dân, bốn phận của công chức là giúp đỡ công dân thể hiện và thoả mãn lợi ích chính

nộp thuế) và lấy đối tượng nộp thuế là trung tâm phục vụ Thực hiện cuộc cải cách này, trong giai đoạn thứ

nhất ( giai đoạn 2001 — 2003) với chủ trương xây dựng dịch vụ phục vụ đối tượng nộp thuế chất lượng cao,

nhà nước đã xác định lấy người nộp thuế là trung tâm phục vụ, trên cơ sở đó Tổng cục thuế đã đưa ra 5 cam

kết khi thực thi công vụ đòi hỏi cán bộ thuế phải tuân thu Trong giai đoạn 2 từ 2003 — 2005, với chủ trương“ tạo thuận lợi cho bạn thực hiện nghĩa vụ thuế”, Tổng cục Thuế Pháp đã đưa ra 9 cam kết dé tăng cường hỗtrợ cho NNT Nguồn trích dẫn: Dương Kim Thế Nguyên, “ Luật quản lý thuế dưới góc nhìn của người nộpthuế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12 ( T6/2012), trang 34.

?8 Janet V Denhardt and Robert D Denhardt The New Public Service: Serving, Not Steering, 2011.

Trang 35

đáng, hợp pháp của họ chứ không phải tìm cách kiểm soát hay chỉ đạo theo

hướng chủ quan của người quản lý Dưới góc độ đó, công dân nói chung và

người nộp thuế nói riêng cần phải được ứng xử như khách hàng tiêu dùng các

loại dịch vụ công, là đối tượng khách hàng mà nhà nước phải tìm cách phục

vụ một cách tốt nhất theo đúng chức năng và nguồn lực của mình Theo đó,

nhà nước phải phục vụ công chúng mọi dịch vụ công dựa trên nguyên lý căn

bản sau: tất cả dịch vụ công đều do công dân chỉ trả trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thuế của họ; công dân có quyền được đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao, tương ứng với nhu cầu của họ, nhà nước phải cung ứng hiệu quả ở mức chi phí hợp lý; nhà nước có trách nhiệm điều tiết, thu thuế, bảo đảm công lý trong cung ứng dịch vụ công” Chính vì thế, khi Nhà nước đề cao sứ mệnh phục vụ thì nhà nước cần hướng tới khách hàng, tức là công dân ( người nộp thuế) là đối tượng để nhà nước phục vụ Người dân được quyền hưởng thụ những dịch vụ nhà nước cung cấp một cách hợp pháp và tiện lợi chứ không phải tới “ cầu xin” các cơ quan hành chính quan liêu Nguồn lực để nhà nước duy trì hoạt động của bộ may nhà nước va dé tạo ra các dịch vụ công chính là nguồn thuế của nhân dân đóng góp, vì thế khi nhà nước đề cao sứ mệnh phục vụ thì cần tập trung vào việc đáp ứng các quyền lợi của công dân trong đó đầu tiên là phục vụ tốt môi trường pháp lý nhằm đảm bảo các quyền con người, quyền công dân, quyền của người nộp thuế Điều này cho thấy, việc xây dựng cơ chế pháp lý bảo vệ quyền của chủ thé nộp thuế được bắt nguồn từ sự ảnh hưởng, tác động bởi các học thuyết thuế hiện đại trong đó nôi bật nhất là học thuyết thuế-trao đổi, học thuyết thué-doan kết và gan liền với quá trình cải cách nền hành chính công dựa trên mô hình nhà nước phục vụ nhăm đáp ứng đây đủ và kịp thời mọi nhu cầu của công dân.

1.1.2 Khái niệm và đặc trưng về bảo vệ quyền của chủ thể nộp thuế

Chủ thể nộp thuế là các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước Nghĩa vụ nộp thuế này cấu thành từ hành vi chịu thuế

? Government sector accountability- the impact of service charter in the Australian Public Service.

Trang 36

được quy định tại các sắc thuế Tùy từng sắc thuế mà hành vi chịu thuế là khác nhau Chang hạn, đối với các sắc thuế gián thu như thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế GTGT thì hành vi chịu thuế là hành vi sản xuất kinh doanh hang hóa, dịch vụ chịu thuế hoặc nhập khâu hang hóa chiu thuế Đối với thuế xuất khẩu, nhập khâu thì hành vi chịu thuế là hành vi xuất khẩu, nhập khâu hàng hóa chịu thuế Đối với các sắc thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân thì hành vi chịu thuế là hành vi làm phát sinh thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế Chủ thé nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nha nước vi họ thực hiện hành vi chịu thuế Căn cứ vào các yêu tố lý luận trên đây, thì chủ thể nộp thuế trong pháp luật về thuế chính là “Người nộp thuế” được quy định trong các sắc thuế “ Người nộp thuế là các chủ thể có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo luật định Nếu không thực hiện nghĩa vụ này hoặc thực hiện không đúng sẽ chịu các chế tài pháp luật Trong các văn bản pháp luật thuế quy định rõ các người nộp thuế”39 Hiện nay, pháp luật quản lý thuế không đưa ra khái niệm về Người nộp thuế mà thường được xác định theo phương pháp liệt kê Liệt kê Người nộp thuế được xác định trong quy định từng đạo luật thuế cụ thê, đồng thời quy định chung tại Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dan Theo đó, có thé chia Người nộp thuế thành các nhóm như sau:

Một là, Tổ chức, hộ gia đình cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật Đây là nghĩa vụ theo luật định Cụ thể, khi tham gia quan hệ pháp luật

thuế, những chủ thể này có hành vi tác động lên đối tượng chiu thuế (tức thực

hiện hành vi chịu thuế) thì phải có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và thực hiện các thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật.

Hai là, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước Chăng hạn như phí, lệ phí, các khoản thu khác Nhóm này

30 Giáo trình Luật Thuế tái bản (2016) Trường Dai học Luật TP Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức — Hội Luật gia

Việt Nam, trang 46

Trang 37

không thuộc phạm vi nghiên cứu của Đề tài bởi chủ thể này mặc dù được xếp vào nhóm Người nộp thuế, tuy nhiên lại không có hành vi chịu thuế, vì thế không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của

pháp luật.

Ba là, tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế Về bản chất đây chính là những tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi nộp thuế thay cho chủ thể thực hiện hành vi chịu thuế Chủ thể này mặc dù không thực hiện hành vi chịu thuế nhưng họ thực hiện nghĩa vụ cuối cùng của người nộp thuế trong các sắc thuế đó là nộp thuế vào ngân sách nhà nước Những chủ thể nộp thuế không phải phát sinh từ nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật thuế mà theo thỏa thuận của họ đối với người nộp thuế Nhóm này bao gồm: tổ chức cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư và không theo pháp luật kế toán của Việt Nam; Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân; Tô chức làm đại lý tau biên, đại lý cho các hãng vận tải tại nước ngoai có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh vận chuyên hàng hoá bang tau biển từ các cảng biển Việt Nam ra nước ngoài hoặc giữa các cảng biển Việt Nam; Đại ly làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khâu; Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyên phát nhanh quốc tế; Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tô chức tin dung trong trường hợp bảo lãnh nộp thuế cho tô chức, cá nhân nộp thuế

Như vậy, NNT là một chủ thé tham gia và đóng vai trò chủ đạo trong

quan hệ pháp luật thuế Đây là chủ thể có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và

trực tiếp sáng tạo, quản lý các lợi ích vật chất được hình thành trong xã hội Theo quan niệm truyền thống lâu nay, quan hệ pháp luật thuế là quan hệ pháp luật hành chính được thiết lập giữa CQNN có thâm quyền với cá nhân, tổ chức khác trong xã hội được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp luật thuế và được điều chỉnh bởi phương pháp mệnh lệnh quyền uy Dưới góc độ vật

Trang 38

chất, quan hệ pháp luật thuế được thiết lập dé tạo lập nguồn thu cho NSNN.

Tiền dé thiết lập quan hệ pháp luật thuế là do sự hình thành chính thé nha nước dé quản lý điều hành các hoạt động trong xã hội Bộ phận chức năng ấy cần có nguon vat chat hoat dong, nén thué hinh thanh Do vay, trong quan hé pháp luật thuế, các chủ thé tham gia với tư cách là NNT buộc phải chuyển giao một phan lợi ích của mình cho NSNN Với quan niệm này, quan hệ pháp

luật thuế là quan hệ bất bình dang, trong đó một bên là CQNN - với tu cach là

người có quyền uy, được sử dụng quyên lực nha nước dé đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ phục tùng quyên lực của minh, bang cách tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Vì thế, Thuế là nghĩa vụ chứ không phải là một quyền của người nộp thuế Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật (Điều 80) Đến Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tiếp tục ghi nhận mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47) Ngoài ra, các Luật thuế do Quốc hội ban hành đã cụ thể hóa các nghĩa vụ đóng thuế của các tô chức và cá nhân Vì thế, khi thiết lập quan hệ pháp luật thuế, các chủ thé tham gia với tư cách là NNT thường chỉ được nhìn nhận dưới góc độ phải thực hiện nghĩa vụ mà có rất ít quyền Tuy nhiên, theo quan điểm của Mác, quyền của con người là sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ Đồng thời Điều 15 Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng khăng định quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân Do vậy, trong quan hệ pháp luật thuế, NNT cũng phải có một số quyền nhất định.

Theo Ducan Bentley*', quyền của người nộp thuế là điều cần thiết dé thiết lập một quy trình thuế hiệu quả, do đó việc xây dựng mô hình phù hợp để thực hiện các quyền của người nộp thuế là cách tốt nhất để quản lý thuế Đồng thời Ducan Bentley cũng viết: các quyền của người nộp thuế phải được

xác định và giải thích như một loại quyên con người và trong bôi cảnh các

3! Ducan Bentley, Taxpayers’ Rights: Theory, Origin and Implementation (Kluwer Law International, 2007).

Trang 39

nghĩa vụ nhân quyền quốc tế mà các quốc gia đã tham gia Như vậy, quyền của chủ thê nộp thuế được xác định dựa trên cơ sở quyền con người và là một nội dung của quyền con người Chính vì thế, khi đề cập đến quyền của chủ thé nộp thuế thì chính là đề cập tới quyền của con người trong quan hệ pháp luật thuế, trong khi đó quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó có rất nhiều định nghĩa khác nhau.

Theo văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (OHCHR) đưa ra định nghĩa về quyền con người như sau: “Quyền con người là các quyền vốn có dành cho tất cả mọi người, không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hay tình trạng nào khác Mọi người đều bình đắng trong việc hưởng thụ quyền con người mà không có sự phân biệt đối xử ”32 Như vậy, quyền con người được hiểu là những quyền đương nhiên của con người, và tuy mang tính tự nhiên, nhưng cũng mang tính pháp lý, vì vậy nó luôn được bảo đảm bằng pháp luật.

Trong khi đó, ở Việt Nam cũng đã có một SỐ quan điểm khoa học về quyền con người Theo đó, “Quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế 23,

Từ đó có thê thay rang, mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về

quyền con người, nhưng cơ bản quyền con người luôn được cấu thành bởi hai yếu tố: Thứ nhất, đó là những đặc quyền vốn có tự nhiên của con người và chỉ con người mới có Thứ hai, đó là yếu tố pháp lý Nói cách khác, các quyền tự nhiên vốn có đó khi được pháp luật điều chỉnh, ghi nhận thì sẽ trở thành quyền con người Như vậy, quyền con người chính là sự thống nhất giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan được ghi nhận trong pháp luật của mỗi quốc gia và pháp luật quốc tế.

32 Liên Hợp Quốc (1948), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người

Website: https://www.ohchr.org/en/issues/pages/whatarehumanrights.aspx

33 Nguyễn Dang Dung, Vũ Công Giao, La Khánh Tùng (2011), “ Giáo trình Ly luận va pháp luật về quyềncon người”, NXB Dai hoc quéc gia Hà Nội, Ha Nội

Trang 40

Dưới góc độ pháp lý, có thé thay trong pháp luật, quyền, cùng với nghĩa

vụ, là khái niệm cơ bản và thông dụng Không có một khái niệm pháp lý nào lại

được sử dụng nhiều như “quyền” Ở nhiều nước phương tây, thuật ngữ quyền còn có nét nghĩa tương đương là pháp luật Nhưng một quyên thực sự có nghĩa là gi? Theo Holland trong cuốn sách kinh điển có tính “ lý luận chung về các yếu tố của pháp quyền” thì quyền là khả năng của một người ảnh hưởng tới hành vi của người khác băng cách, không phải là dựa vào sức mạnh thể chất của anh ta, mà dựa dựa trên các sức mạnh của thể chế Nói rộng ra, theo Holland thì những thê chế xã hội tạo ra các quyền đạo đức và các thé chế nha nước tạo ra các quyền pháp ly** Ở đây, với giới hạn là một quyền pháp ly, thì một quyền sẽ ảnh hưởng tới hành vi của người khác cụ thể là gì? Dựa trên định nghĩa về quyền của Holland, tác giả Wesley Newcomb Hohfeld đã phát triển ly thuyết về quyền theo tương quan giữa bên có quyền và các bên khác35.Theo cách lập luận của Hohfeld thì mệnh dé “A có quyén làm việc X” sẽ phải được phân tích theo 4 góc độ, cũng được gọi là 4 dạng quyén:

- Đặc quyền: A có đặc quyền làm điều X thì có nghĩa là A có thé làm hoặc không làm điều đó ( đây là cách,về thông thường, chúng ta vẫn quan niệm về quyên) Vì là đặc quyền nên A có sự tự do làm hay không làm điều X, nên A sẽ ảnh hưởng tới người khác (B) ở mức tối thiểu Thứ nhất là B có nghĩa vụ không ảnh hưởng đến sự tự do của A, và thứ hai B thực chất không phát sinh bat kì trách nhiệm gì với đặc quyền của A Vi dụ: A có quyền mặc quan áo thì Hohfeld xếp quyền này vào “ đặc quyên, vì B không có trách nhiệm phải mặc cho A, cũng như B không có quyền yêu cau A phải làm gi.

- Quyền yêu cầu: Khi A có quyền làm điều X thì điều đó nghĩa là A có quyền yêu cầu những người khác ( B) phải để cho A làm việc đó Như vậy, A

có khả năng ảnh hưởng tới hành vi của B theo 2 tương quan: B không có3 Theo Thomas Erskine Holland thì từ “lus” trong tiếng Latinh, từ “ Recht” trong tiếng Đức, từ “ Dirito”trong tiếng Ý và từ “ droit” trong tiếng Pháp đèu có thé hiệu là quyền hoặc luật.

Xem Thomas Erskine Holland, The elements of Jurisprudence, Nxb Oxford Univerity, trang 69 và tiếp theo

35 Wesley Newcomb Hohfeld, Fundamental legal conceptions as appplied in judicao reasoning, Yale Law

Journal, 1917, p746

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:04

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN