1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nâng cao hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

238 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hoạt Động Thể Dục Thể Thao Ngoại Khóa Cho Sinh Viên Trường Đại Học Luật Hà Nội
Tác giả TS. Đỗ Thị Tươi, ThS. Phạm Ngọc Bách, ThS. Nguyễn Thị Biên, ThS. Nguyễn Trọng Quang
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục thể chất
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học
Định dạng
Số trang 238
Dung lượng 43,21 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG THẺ DỤC THẺ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÃ SO: DTCB.38/21 - ĐHLHN

Chủ nhiệm đề tài: TS Đỗ Thị Tươi

Thư ký đề tài: ThS Phạm Ngọc Bách

Trang 2

THÀNH VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI 1 CHU NHIỆM DE TÀI

TS Đỗ Thị Tươi 2 THU KY DE TÀI

ThS Pham Ngoc Bach

3 TAP THE TAC GIA

Bộ môn GDTC - Trường Đại hoc Luật Ha Nội

Bộ môn GDTC - Trường Đại học Luật Ha Nội

TTHọ và tênĐơn vị (viết tắt)Nội dung thực hiện

1. TS Đỗ Thị Tươi Bộ môn GDTC- Xây dựng hô sơ, thuyétminh dé tai

- Viét chuyén dé 1- Viét chuyén dé 2- Viét chuyén dé 3- Viét bai bao

- Hoan thién dé tai nghién

cứu, viet báo cáo tông hợp

ThS Pham Ngọc BachBộ môn GDTC- Xây dựng mau phiêu, khảosát thực tế

- Viết chuyên đề 1- Viết chuyên đề 3

ThS Nguyễn Thị Biên Bộ môn GDTC- Viết chuyên đê 2

ThS Nguyễn Trọng Quang Bộ môn GDTC- Viết chuyên đê 2

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

GDTC : Giáo dục thể chất TDTT : Thể dục thể thao

CLB : Câu lạc bộ

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN THỨ NHAT: TONG QUAN VE DE TÀI NGHIÊN CUU 1 Tinh cấp thiết

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Nội dung nghiên cứu

PHAN THỨ HAI: BAO CAO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CỨU 1 Một số van đề cơ ban về hoạt động thể dục thê thao ngoại khóa

2 Hoạt động thé dục thé thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Luật

Hà Nội.

3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thé dục thé thao ngoại khóa

cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

PHAN THỨ BA: CAC CHUYEN DE NGHIÊN CUU Chuyên đề 1: Lý luận về van đề nghiên cứu

1 Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong các trường đại học 1.1 Khái niệm về giáo dục thể chất và thể thao trường học

1.2 Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục thé chất và thé thao cho sinh viên các

trường đại học

1.3 Các hình thức giáo dục thê chất và thê thao trong các trường đại học

2 Một sô khái niệm có liên quan đên vân dé nghiên cứu

Trang 5

3 Hoạt động TDTT ngoại khóa

3.1 Mục đích, vai trò và nguyên tắc của tô chức hoạt động TDTT ngoại khóa 3.2 Đặc điểm hoạt động TDTT ngoại khóa

3.3 Một số yếu tố đảm bảo cho công tác tổ chức TDTT ngoại khóa 4 Đặc điểm tâm sinh lý và tố chất thé lực của sinh viên

4.1 Đặc điểm tâm lý

4.2 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý

4.3 Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của sinh viên

Chuyên đề 2: Hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học

Luật Hà Nội

2.1 Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên

Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 6

2.2 Nhu cầu, thái độ, động cơ tập luyện thé dục thé thao của sinh viên Trường

Đại học Luật Hà Nội

2.3 Thực trạng nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại

khóa cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

2.4 Thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chuyên đề 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh

viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

3.1 Lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa

cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

3.2 Xây dựng nội dung và xác định tính khả thi của các giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Trường Dai học Luật Hà

Trang 7

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Thể | Số thứ

Nội dung Trang

loại tự

2.1 Đội ngũ giảng viên GDTC tai Truong Dai hoc Luật Ha Nội 14222 Cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của Trường Đại học 144

Bang 2.7 Mục dich cua sinh viên tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa 152

Kết quả khảo sát nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa của

2.8 155-156sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

59 Phương pháp tổ chức tap luyện TDTT ngoại khóa của sinh l3

viên Trường Đại học Luật Hà Nội (n = 1024)

3 Phương pháp tô chức TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường ren

, Dai hoc Luật Hà Nội (n = 1024)

211 Kết quả khảo sát thời gian tập luyện TDTT ngoại khóa của 162

sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội (n = 1024)

212 Kết quả khảo sát số buổi tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh 164viên Trường Đại học Luật Hà Nội (n = 1024)

Trang 8

Kết quả khảo sát thời điểm tập luyện TDTT ngoại khóa của

2.13 167sinh viên Trường Dai học Luật Hà Nội (n = 1024)

2 14 Kết quả khảo sát thời điểm tập luyện TDTT ngoại khóa của 168

sinh viên Trường Dai học Luật Hà Nội (n = 1024)

2.16 | Thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội 172-173217 Kết quả phân loại trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại 173

học Luật Hà Nội

218 So sánh trình độ thê lực của sinh viên Trường Đại học Luật 174

theo mức độ tap luyện TDTT ngoại khóa thường xuyên.

Kết quả so sánh phân loại trình độ thể lực của sinh viên

2.19 Trường Đại học Luật Hà Nội theo mức độ tập luyện TDTT 176-177 ngoại khóa (n=1500)

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả

Jud hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Trường Dai hoc 182

Luật Hà Nội.

32 Nhu câu hình thức tập luyện TD TT ngoại khóa của sinh viên 184-185Trường Đại học Luật Hà Nội.

33 Nhu cầu hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên 185Trường Đại học Luật Hà Nội theo đặc điểm giới tính

34 Kêt qua phỏng vân giảng viên vê hình thức tập luyện TDTT 185-186ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

35 Két qua so sánh giữa thực trạng và nhu cầu về hình thức tập 187

luyện TDTT ngoại khóa

Phỏng van cán bộ, giảng viên về tính cấp thiết và khả thi của

3.6 | giải pháp đổi mới hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa 188 (n=30)

Trang 9

Két quả phỏng vân cán bộ, giảng viên vé môi tương quan giữa

3.7 ; | 189tính cap thiết và tính khả thi

38 Nhu cầu của sinh viên theo tong thé và theo đặc điểm giới tính 193

(n =1860)

39 Kết quả phỏng van cán bộ giảng viên về lựa chon các nội dung 194

tập luyện TDTT ngoại khóa cho sinh viên

3.10 Kết quả so sánh giữa thực trạng và nhu cau về nội dung tập 195

luyện TDTT ngoại khóa cua sinh viên (n=1860)

Phỏng vấn chuyên gia, cán bộ giảng viên về tính cấp thiết và

3.11 | khả thi của giải pháp đổi mới nội dung tập luyện TDTT ngoại | 197-198

khóa (n=30)

312 Mỗi tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các nội 198-199

dung giai phap

Phong van tổng thé sinh viên về giải pháp nâng cao chất lượng

3.13 | đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác TDTT 201

ngoại khóa

Phỏng vấn theo đặc điểm giới tính về giải pháp nâng cao chất

3.14 | lượng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác 202

TDTT ngoại khóa.

Phỏng van cán bộ giảng viên về giải pháp nâng cao chất lượng

3.15 | đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác TDTT 203 ngoại khóa.

Kết quả phỏng vấn về tính cấp thiết và tính khả thi của giải

3.16 | pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất 205

phục vụ công tác TDTT ngoại khóa.

3.17 206Kết quả phỏng van về mối tương quan giữa tính cấp thiết và

Trang 10

tính khả thi (n=30)

Tỷ lệ % sinh viên Trường Dai học Luật Hà Nội tham gia

2.1 152

TDTT ngoại khóa

22 Mục đích cao nhất của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội 153

tham gia TDTT ngoại khóa

23 Tỷ lệ % thực trạng nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa của 158sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

24 Kết quả khảo sát phương pháp tô chức tập luyện TDTT ngoại 160

khóa của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

25 Kết quả khảo sát thời gian tập luyện TDTT ngoại khóa của 164

sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

26 Kết quả khảo sát số buổi tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh 166

viên Trường Đại hoc Luật Hà Nội

27 Kết quả khảo sát thời điểm tập luyện TDTT ngoại khóa của 168

sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

28 Kết quả khảo sát địa điểm tập luyện TDTT ngoại khóa của 170

sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 11

PHAN THU NHAT: TONG QUAN VE DE TÀI NGHIÊN CỨU 1 Tinh cap thiét

Thể dục thé thao (TDTT) là một phương tiện có hiệu qua dé nâng cao sức khoẻ và thé lực cho nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần tích cực bồi dưỡng nguồn lực con người, đáp ứng yêu cầu lao động và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Do vậy phát triển TDTT được coi như một nội dung quan trọng của chính sách xã hội nhăm chăm lo và bồi dưỡng nguồn lực con người Khi phân tích về các nguồn lực dé phát triển đất nước, Dang ta đã xác định “nguồn lực con người là nguồn lực quan trong nhất”, đồng thời cũng chỉ rõ “người Việt Nam dang có những hạn chế về thé lực, kiến thức và tay nghề” Khắc phục được những nhược điểm đó thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của đất nước Như vậy có thê khang định phát triển TDTT để tăng cường sức khoẻ, nâng cao thé lực của nhân dân là một yêu cầu khách quan trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Giáo dục thé chất (GDTC) trong đào tạo ở bậc đại học là quá trình gồm: Giáo dục thé chất nội khóa và hoạt động thé dục thé thao ngoại khóa, là hai mặt khác nhau về hình thức tổ chức thực hiện nhưng thống nhất về mục tiêu; là hai giai đoạn của một quá trình giáo dục với phương châm: Học đi đôi với hành; đào tạo kết hợp với tự dao tạo Vi vậy, dé hoạt động GDTC thực sự có hiệu quả, ngoài sự cô găng

của nhà trường, đòi hỏi sinh viên phải chủ động và tích cực tham gia với vai trò

chủ thể, xuất phát từ nhu cầu của bản thân Công tác GDTC của Trường Đại học Luật Hà Nội trong những năm gần đây đã được các cấp lãnh đạo khá quan tâm, thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giảng viên; đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình TDTT mới to lớn và hiện đại, đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa và các giải thi đấu thê thao sinh viên Nhưng thực tế công tác GDTC van còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là hoạt động TDTT ngoại

Trang 12

Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy, chúng tôi nhận thấy: Công tác tô chức hoạt động TDTT ngoại khóa chưa phát huy được tiềm năng và hiệu lực của các cấp quản lý; Cơ chế tô chức hoạt động đào tạo, nội dung và yêu cầu của GDTC nội khóa theo học chế tin chỉ chưa được vận dụng dé biến thành động lực thúc đây sinh

viên tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa; Giờ tự học chưa được sử dụng cóhiệu quả, đào tạo năng lực tự học cho sinh viên chưa trở thành mục tiêu và sản

pham của GDTC trong nhà trường: Công tác đánh giá và xếp loại thé lực của sinh viên chưa được triển khai thường xuyên theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thé của Bộ Giáo dục và Đào tạo (quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18 tháng 9 năm 2008); Giảng viên chỉ đóng vai trò kêu gọi, động viên và tạo mọi điều kiện để thu hút sinh viên tham gia phong trào, tính pháp lý của cơ chế đào tạo theo học chế tín chỉ, của môn học chưa được vận dụng dé tạo thành động lực nhằm phát triển tính tự nguyện, nhu cầu và trách nhiệm của sinh viên đối với hoạt động thể thao ngoại khóa Mặt khác, do giờ học GDTC nội khóa và hoạt động thé dục thé thao ngoại khóa thiếu sự liên kết, đồng bộ, nên đa số sinh viên không thực hiện giờ tự học đối với môn học Các hình thức hoạt động thé dục thé thao ngoại khóa thiếu cân đối giữa phong trào có tính bề nổi với các hoạt động rèn luyện thân thé theo nhu cầu cá

nhân của sinh viên nên chưa thu hút đông đảo sinh viên tham gia Trong khi đó

chất lượng, hiệu quả của hoạt động thé dục thé thao ngoại khóa hoàn toàn phụ

thuộc vào mức độ tự nguyện và tích cực của sinh viên dẫn đến tình trạng sé lượng sinh viên tham gia còn khá kiêm ton Bên cạnh đó, nội dung hoạt động thé dục thé thao ngoại khóa còn chưa được phong phú, chưa hap dẫn đông đảo sinh viên tham

Từ những ly do trên, nhóm tác giả với mong muốn đóng góp một phan vào sự phát triển của nhà trường, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu dé tài: “Nang cao hiệu quả hoạt động thể dục thể

thao ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội ”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

I1

Trang 13

2.1 Trong nước

Ở Việt Nam, đánh giá hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Có thể kể đến các công trình như

- Tác giả Trần Thị Linh với đề tài “Nghiên cứu hiệu quả hình thức tập luyện thể dục ngoại khóa bắt buộc phái triển thé chất cho nữ sinh viên Tì rường Đại học sư phạm Huế” Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã đưa ra những mô hình và giải pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa dưới hình thức là bắt buộc và tự chọn cho sinh viên Các hình thức tô chức tập luyện ngoại khóa mà các tác giả đã đưa ra bao gồm:

+ Tổ chức mô hình câu lạc bộ

+ Tổ chức theo mô hình các đội tuyên

+ Tổ chức theo mô hình các lớp học nâng cao với các môn thé thao tự chọn Các mô hình tập luyện ngoại khóa đều có các giảng viên, huấn luyện viên phụ trách trực tiếp Nhiệm vụ của người giảng viên là tổ chức, hướng dẫn các sinh viên tập luyện đúng phương pháp nhằm đạt được mục dich và yêu cầu dé ra, cũng như nâng cao hiệu quả hoc tập các môn học trong chương trình giáo dục thé chat

(GDTC) cho sinh viên.

- Tác giả Trần Thị Xoan (2006) qua đề tài “Nghiên cứu phát triển các hình thức thé thao ngoại khóa phù hợp với nữ sinh viên Trường Dai học Can Thơ” đã đi đến kết luận: Thực trạng các môn thé thao được sinh viên nữ Dai học Cần Thơ chọn để tập luyện ngoại khóa là Điền kinh (29.31%), phối hợp nhiều môn (26.72%), Thể dục (16.68%), Bóng đá (4.2%), Bóng chuyên (6.7%), Bóng bàn (6.51%) và Cầu lông (8.05%) Sinh viên có nhu cầu tập luyện thé thao ngoại khóa có tô chức (có người hướng dẫn, có kế hoạch, có quy định); theo các hình thức (tự tập, theo nhóm tô, câu lạc bộ, thé dục buôi sáng và phối hợp nhiều hình thức dựa trên nguyện vọng của nữ sinh viên); thời gian tập luyện thể thao ngoại khóa 3

Trang 14

- Trần Kim Cương (2008) với đề tài “Thực trạng tập luyện thể thao ngoại khóa trong các trường hoc tinh Ninh Bình” đã đưa ra nhận định hình thức tô chức câu lạc bộ trong trường học là loại hình phù hợp dé tập luyện ngoại khóa cho học sinh Những môn thé thao các trường có nhu cầu tô chức tập luyện ngoại khóa ở câu lạc bộ thể thao trường học là Cầu lông (80%), Bóng đá (38%), Cờ vua (30%), Đá câu (26%) Số trường có nhu cau tô chức câu lạc bộ thé dục thé thao dé tô chức hướng dẫn tập các môn thê thao khối Tiểu học chiếm 79%, khối THCS chiếm 77%, khôi THPT chiếm 89% Như vậy nhu cầu tô chức loại hình thé dục thé thao trong trường học là rất lớn.

- Luận văn “Biện pháp phát triển phong trào thể thao ngoại khóa cho sinh viên trong kỷ tic xá Trường Dai học Sư phạm Hà Nội ” tác giả Vũ Việt Hùng đã đề cập đến vai trò của t6 chức Đoàn Thanh Niên trong việc tô chức các câu lạc bộ, các đội tuyển Đây là một tổ chức chính trị có khả năng vận động, tập hợp và thu hút viên sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa một cách hiệu quả nhất Mặt khác, đây cũng là tổ chức có khả năng vận động tài trợ các doanh nghiệp các tập đoàn để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động ngoại khóa Như vậy, việc tô chức các hoạt động TDTT ngoại khóa không thé thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng, các bộ môn trong nhà trường đặc biệt là sự phối hợp của tô chức Đoàn thanh niên va

Công đoàn

- Năm 2013, tác giả Nguyễn Đức Thành đã nghiên cứu xây dựng nội dung và hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên một sé truong dai hoc 6 thanh phố Hồ Chi Minh Với mục tiêu nghiên cứu lựa chọn nội dung va hình thức tổ

chức hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên; đánh giá hiệu quả các nội dung và

hình thức tô chức đã lựa chọn trong thực tiễn tập luyện TDTT ngoại khoá Tác giả đã lựa chọn được nội dung tập luyện TDTT ngoại khoá (g6m 5 môn: Bóng đá, Bóng chuyên, Bóng rõ, Cầu lông va Võ thuật) cũng như các hình thức tập luyện (3

hình thức: Câu lạc bộ, nhóm - lớp và đội tuyển) Các nội dung và hình thức tô chức

hoạt động TDTT ngoại khoá đã được đưa vào thực nghiệm với 185 sinh viên (11013

Trang 15

nam, 75 nữ) của Trường Đại học Tôn Đức Thắng trong 1 năm học và kết quả thu được tốt, cụ thể có tác động tích cực đến thé chat và tinh thần của sinh viên.

- Tác giả Nguyễn Gang (2015) với dé tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết TDTT giữa Đại học Huế và các tô chức TDTT trên địa bàn thành pho Hué” Kết qua nghiên cứu của tac giả cho thay có 07 môn thé thao cần quan tâm dé chon lựa liên kết với các tổ chức TDTT bên ngoài (Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông,

Karatedo, Võ cổ truyền, Thể hình, Thể dục thầm mỹ và môn Bóng bàn được chọn

lựa đặc biệt cho sinh viên chuyên ngành Xây dựng được mô hình câu lạc bộ

TDTT liên kết là một dạng thiết chế mới của câu lạc bộ TDTT cơ sở trường học được tô chức phối hợp giữa trường học và các tổ chức TDTT bên ngoài Ưu thế của mô hình câu lạc bộ liên kết đã khắc phục được những nhược điểm nội tại, huy động được tiềm năng xã hội, tăng cường và đảm bảo được các điều kiện thuận lợi dé tô chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên theo quy trình khoa học.

- Tác giả Pham Duy Khánh (2015) với đề tài “Nghiên cứu biện pháp tô chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thé lực cho sinh viên Tì ruong Đại hoc Tay Bac” Kết qua nghiên cứu cho thấy phan lớn sinh viên chọn môn Cầu lông và Bóng chuyền làm nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa Sinh viên của trường đa phần có nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa theo các hình thức chủ yếu như câu lạc bộ, nhóm - lớp và mong muốn có người hướng dẫn thực hiện tuần 2 buổi, mỗi budi 90 phút va tập sau giờ học buổi chiều.

- Tác giả Phùng Xuân Dũng (2017) với đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng

cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại hoc Sư phạm

TDTT Hà Nội” Kết quả nghiên cứu của tác giả là đổi mới nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa (Bóng đá, Tenis, Cầu lông, Điền kinh, Bơi lội, Khiéu vũ thé thao, Bóng chuyền) và đổi mới hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa (Đội tuyển và câu lạc bộ) đồng thời lựa chọn được hình thức tổ chức tập luyện có người hướng dẫn thường xuyên.

Trang 16

- Tác giả Trần Văn Lam (2017) với đề tài “Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao sinh viên trong các trường đại học khu vực Hà Noi” Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy trong các cuộc thi đấu thé thao sinh viên tùy quy mô cuộc thi có thê lựa chọn một hoặc cả 03 nội dung (Nội dung thi dau các môn thé thao trong chương trình GDTC; Nội dung thi đấu các tiêu chuẩn vận động, các nội dung rèn luyện thân thể; thi đấu các môn thê thao trong các Câu lạc bộ thé thao sinh vién.Vé hình thức đổi mới tổ chức các hoạt động thi dau (Déi mới quy mô, thời gian và tần suất thi đấu trong năm ở các trường đại học; Quy trình chuẩn bị cho các cuộc thi đấu; Nghi thức khai mạc, bé mạc và cơ cau loại giải thưởng trong thi đấu ).

- Tác giả Nguyễn Thanh Hùng (2017) với đề tài “Xdy dựng chương trình

GDTC học phan tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên Đại hoc Quy Nhơn ` Kết quả

nghiên cứu cho thấy về nội dung TDTT ngoại khóa sinh viên có nhu cầu tập luyện các môn thê thao chủ yếu là Bong đá, Bóng chuyên, Bóng rổ, Cau lông Về hình thức tổ chức TDTT ngoại khóa tự chọn là tô chức câu lạc bộ các môn thể thao, tập luyện TDTT ngoại khóa nên thực hiện theo hình thức có người hướng dẫn, thời điểm tập luyện là buôi chiều và buôi tối, thời lượng tập luyện trong một buôi chiều

là khoảng 60 phút

- Nhận thấy để nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao dang không phải chỉ dựa vào GDTC nội khóa mà có thể thành công, năm

2018, tác giả Lê Thanh Hà đã hoàn thành công trình nhiên cứu mô hình câu lạc bộ

Cau lông phù hợp với nhu cầu tập luyện của sinh viên và điều kiện của một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận án đã lựa chon được được 10 tiêu chí và 21 nội dung cần thiết khi xây dựng mô hình câu lạc bộ Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội, đồng thời lựa chọn được được hai mô hình hoạt động câu lạc bộ Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội thông qua các cấp quản lý (mô hình câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường quản lý (với hai hình thức

hoạt động là đội tuyên thể thao và câu lạc bộ Cầu lông đại trà cho sinh viên) và mô

15

Trang 17

hình câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường và tư nhân kết hợp quản lý (với 2 hình thức là câu lạc bộ Cau lông có thu phí, có người hướng dẫn và câu lạc bộ Cầu lông có thu phí, không có người hướng dẫn).

Các công trình này, đã đưa ra được các nguyên nhân làm hạn chế chất lượng

GDTC và các hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường và dua ra các giải

pháp phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài, đó là các giải pháp:

+ Đầu tư về vật chất và nâng cao hơn nữa về quản lý hoạt động của các đội

tuyên, đội đại biểu một số môn thé thao được sinh viên yêu thích, có giáo viên

hướng dẫn và sau đó là lớp tự quản.

+ Thành lập và đưa vào hoạt động các câu lạc bộ TDTT một số môn thể thao được yêu thích cho các đối tượng là sinh viên.

+ Cùng với sự tham gia của các cán bộ, giáo viên trong toàn trường day mạnh hơn nữa công tác tô chức, quản lý theo hình thức xã hội hóa.

+ Mở rộng, xây dựng mới sân bãi dụng cụ, mua sắm trang thiết bị phục vụ

cho các hoạt động tập luyện TDTT.

+ Tạo cơ chế, có chính sách thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh

viên khi tham gia vào sinh hoạt tai câu lạc bộ TDTT.

+ Tăng cường tô chức hoạt động, các giải thi đấu truyền thống, giao lưuTDTT giữa các don vi trong nhà trường cũng như với các trường khác.

* Hội thảo khoa học

- Trường Đại học Luật Hà Nội với Hội thảo khoa học “Vấn đề rèn luyện thể chất cho sinh viên Tì rường Dai học Luật Hà Noi”, cấp trường năm 2017

- Trường Đại hoc Cần Thơ với Hội thảo Khoa học toàn quốc về “Giáo duc thể chất và Thể duc thể thao trong các trường Đại hoc và Cao dang” năm 2018

- Trường Đại học Tài chính - Marketing tô chức Hội thảo khoa học “Phdt triển công tác TDTT Trường học - thực trạng và giải pháp ” năm 2019.

- Đại học Đà Nẵng với Hội thảo Khoa học toàn quốc về “Nang cao chất

Trang 18

- Trường Đại học Cần Thơ với Hội thảo Khoa học toàn quốc về “Giải pháp nâng cao giáo đục thể chất và thể dục thể thao Việt Nam trong giai đoạn hiện

nay ” năm 2022.

- Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành Phố H6 Chí Minh & Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội & Viện khoa học TDTT với hội thảo quốc tế “Gido duc thé chất và huấn luyện thể thao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”

năm 2022.

Các hội thảo dé cập khá toàn diện các van đề về GDTC trong các nhà trường hiện nay như: Thực trạng và giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên; Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần GDTC; Phát triển hoạt động TDTT ngoại khóa và các câu lạc bộ TDTT trường học; Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong giảng dạy và huấn luyện thể thao cho sinh viên; Xã hội hóa TDTT, những thuận lợi và khó khăn; Quản lý công tác TDTT trường học; Các vẫn đề về Văn hóa thể chất; Kinh tế thé thao; Thể thao quan chúng và các van dé khác có liên quan đến công tác TDTT trường học Hội thao cũng đã nghe những trao đổi, chia sẻ, giới thiệu các giải pháp sáng tạo nhằm mục đích tìm ra những mô hình có hiệu quả, thiết thực trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập môn GDTC Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân cho nên vấn đề nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trong các trường Dai học nói chung cũng

như Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng còn ít được đề cập.

Tóm lại, qua một số công trình nghiên cứu, tài liệu về các giải pháp tô chức hoạt động TDTT ngoại khóa, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu, tài liệu

tập trung vào nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác GDTC ở các bậc học với các

quan điểm lý luận, lý thuyết về xây dựng các nội dung, hình thức, các phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa đều có những điểm mạnh riêng Các quan điểm lý luận, này có thể sử dụng vào giải quyết các nội dung của dé tài.

2.2 Nước ngoài

17

Trang 19

Việc nghiên cứu về công tác thé dục thé thao ngoại khóa đã được rất nhiều chuyên gia và huấn luyện viên quan tâm và được rất nhiều trường đang đưa vào triển khai thực hiện Tuy nhiên việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả TDTT ngoại khóa ở các trường không chuyên về TDTT thì cũng chưa có nhiều tác giả đề tập đến.

- Trong tài liệu ai tro cua hoạt động TDTT ngoại khóa” của

Riman.Demond tác giả đã trình bày và phân tích về vai trò tích cực của hoạt động TDTT ngoại khóa đối với mặt thể chất và tinh thần của người tập, đặc biệt tác giả đã đưa ra được một số biện pháp nhằm thu hút người tập từ đó nâng cao hiệu qua

trong công tác GD TC.

- Công trình rất nồi tiếng “Xây đựng chương trình hoc” của tac giả Kimiko

Fujita đã phân tích một cách toàn diện về mục đích của giáo dục, mối quan hệ giữa

dạy và học trong đó đặc biệt dé cao vai trò của việc tự học, sự tác động của hoạt động ngoại khóa đến hoạt động chính khóa.

- Năm 1998 trong đề tài nghiên cứu “7Júc đẩy lỗi sống năng động trong trường học ” Who đã nhận định: Tham gia các hoạt động thể chất sớm là cần thiết cho việc đạt được sự sẵn sàng, các kỹ năng cần thiết và các kinh nghiệm thuận lợi dé duy trì một thói quen tập thé dục thường xuyên trong suốt cuộc đời hoặc dé áp dụng nó trong cuộc sống sau đó Hơn nữa, việc tham gia này giúp duy trì vốn sức khỏe đạt được thông qua những năm tháng trưởng thành va góp phan lão hóa lành

- Với công trình “Nghiên cứu các biện pháp tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa dé giảm béo phi cho học sinh THPT khu vực nội thành Thượng Hải” của tác gia Vi Tường Hoan, Ly Hải Bạch (1998) đã tổ chức đa dạng câu lạc bộ

TDTT ngoại khóa cho học sinh THPT từ đó giúp giảm béo phì và nâng cao được

thé chất cho học sinh, đó là cần xã hội hóa TDTT và tổ chức các môn thé thao tự

chọn theo nhu câu của người tập.

Trang 20

- Với nghiên cứu “Xáy dựng nhóm giải pháp thu hút sinh viên tham gia tập

luyện TDTT ngoại khóa ” (2001) của Makchmehko A.M đã đi đến kết luận: Số sinh viên tham gia vào hoạt động TDTT ngoại khóa tang gấp ba lần, cùng với nó là tỷ lệ sinh viên mắc và các tệ nạn xã hội giảm 10%va thông qua các hoạt động ngoại khóa giúp các em có nhiều kỹ năng sống, nâng cao được sức khỏe, tinh thần thoải mái và học tập đạt được kết quả cao hơn.

- Với nghiên cứu “Anh hưởng của hoạt động ngoại khóa đối với thành tích học tập học sinh trung hoc” (2005) Kimiko Fujita di đến kết luận: Sự tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có tác động tích cực đến thành tích học tập giữa các mẫu học sinh trung học tại Walnut Creek Christian Academy; tham gia vào thể thao,

xem truyền hình và hoạt động xã hội cải thiện thành tích học tập, trong khi tham

gia biểu diễn âm nhạc không cải thiện thành tích học tập giữa các đối tượng này - Năm 2007, qua “Loại thông tin của Tổ chức y tế thé giới về sức khỏe học

đường” _ [http://www.who.int/school-youth-health/media/en/sch-childfriendly-03

v2.pdf] Tài liệu nay đã hướng đến hai van dé chính yếu: Thứ nhất, xác định tam quan trọng của hoạt động thé chất đối với trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay -phát triển tính linh hoạt, độ bền, sức mạnh và sự phối hợp cũng như kỹ năng vận

động; Thứ hai, nó minh hoạ cách mà các trường học cùng với gia đình và cộng

đồng có thể hỗ trợ cho học sinh, sinh viên được hoạt động theo nhiều phương thức dé phát triển kỹ năng và sự ham thích mà qua đó sẽ giúp họ vận động cơ thé trong suốt cuộc đời.

- Với chuyên mục nghiên cứu “Sức khỏe và sự phát triển thể chất thông qua hoạt động thể thao ” (2008) Who đã đưa ra kết luận: Với lợi ích nhiều mặt của hoạt động thé chat cùng với các hậu quả phải tra cho việc kém hoạt động, da đến lúc chính phủ và các co quan chức năng các nước hành động khan cấp dé đưa việc day mạnh hoạt động thể chất vào trong chính sách, chiến lược phát triển y tế xã hội va

các chương trình mang tính toàn câu.

19

Trang 21

- Năm 2008, tác giả Amy M.Tenhouse trong đề tài nghiên cứu “Các hoại động ngoại khóa trong trường đại học - Tác động đến sinh viên” đã đưa ra các loại hình hoạt động ngoại khóa phổ biến và hiệu quả trong các trường đại học ở Mỹ như: Tổ chức sinh viên Các tổ chức TDTT Các tổ chức học tập và nghề nghiệp

-Các hoạt động tình nguyện và dịch vụ liên quan - -Các hoạt động đa văn hóa - Hoạtđộng nghệ thuật và Các hoạt động khác Thông qua sự tham gia ngoại khóa, sinhviên thường xuyên tương tác với các bạn bè cùng sở thích, đưa hội nhập xã hội vào

môi trường đại học Kết quả là những sinh viên này xem những năm tháng học tập của họ như là một trải nghiệm tích cực và cảm thay minh là một phan quan trong của trường đại hoc và duy trì gan bó lâu dai hơn với nha trường.

- Năm 2009, với đề tài “Su tham gia của sinh viên vào các hoạt động thể

thao ”, các tác giả Don J Webber và Andrew Mearman ở đại học West of England

đã đi đến kết luận: Các trường đại học nên có nhiều chính sách dé khuyến khích

sinh viên tham gia TDTT Các chính sách nay bao gồm việc tổ chức nhiều hơn các hoạt động thé thao và cô găng thay đôi nhận thức của sinh viên về TDTT, đặc biệt nên tập trung vào việc cung cấp các môn thê thao mang tính xã hội, tranh đua và được tô chức chặt chẽ.

2.3 Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ

nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu

a) Của chủ nhiệm đề tài

- Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường:

+ Nâng cao thé lực của sinh viên T rường Đại học Luật Hà Nội thông qua hoạt động giáo đục thé chất, Mã số: LH-2018-32/DHL-HN, năm 2018.

+ Đổi mới nội dung chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Mã số: LH-2020-28/DHL-HN, năm 2020.

- Đồng chủ biên sách chuyên khảo, hướng dẫn học tập

Trang 22

+ Sách chuyên khảo “Nâng cao hứng thú trong giờ học giáo duc thể chất cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội”, TS.Đỗ Thị Tươi & ThS.Nguyén Thi Bién, Nha xuat ban Hong Duc, nam 2019.

+ Sách tham khảo “Kỹ thudt một số môn trong Dién kinh”, TS Đỗ Thi Tươi & ThS Nguyễn Trọng Quang, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch, năm 2018.

+ Sách tham khảo “Chat lượng hoạt động Cau lạc bộ Bóng r6 của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội”, TS Đỗ Thị Tươi & ThS Nguyễn Trọng Quang, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2019.

- Bài báo khoa học

Lựa chọn biện pháp nâng cao thể lực của SV trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thé thao, Sô đặc biệt/2018

Thực trạng công tác GDTC nội khóa của SV Trường Đại học Luật Ha Nội,

Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thé thao, Sô đặc biệt/2018

b) Của các thành viên tham gia nghiên cứu

* Thư ký dé tài: ThS.Pham Ngọc Bách

- Bài báo khoa học:

+Tac động của tập luyện doi với sự phát triển cơ Tạp chí thé thao số tháng2/2020 ISSN 0866- 7462

+ Một số biện pháp phát triển phong trào thé duc thé thao quan ching tai huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên Tạp chí thê thao số tháng 1/2020 ISSN 0866- 7462

+ Chương trình giáo dục thé chất Việt Nam và một số quốc gia trên thé giới Tạp chí thể thao Số tháng 6/2021 ISSN 0866- 7462

- Hội thảo

+ Dé xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình GDTC tai trường ĐH Luật Hà Nội KỶ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về công tác GDTC

và TDTT các trường DH, CD năm 2019 ISBN: 978- 604- 965- 264- 6- Dé tài:

21

Trang 23

+ Thư ký, thành viên tham gia đề tài: “Đổi mới nội dung chương trình môn

học Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Dai học Luật Hà Nội ”.năm 2021

+ Thư ký, thành viên tham gia đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình Câu lạc bộ thé duc thé thao cho sinh viên của Ti rường Dai học Luật Hà Nội ” năm 2020

* ThS Nguyễn Thị Biên

+ Đồng chủ biên sách chuyên khảo: Nâng cao hứng thú trong giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học tại Hà Nội Nhà xuất bản Hồng Đức.

Năm 2019

+ Chủ nhiệm dé tài: “Đánh giá hiệu quả chương trình Giáo duc thé chất cho sinh viên sức Khỏe yếu của trường Đại học Luật Hà Nội ”

+ Bài báo khoa học: Sw dung bài tập sport Aerobic trong giảng dạy giáo duc

thể chất cho sinh viên các trường đại học Tạp chí thê thao số tháng 5/2019 ISSN

0866- 7462

* ThS Nguyễn Trọng Quang

+ Đồng chủ biên sách tham khảo: Kĩ thuật một số môn trong Điền kinh

-NXB Thẻ thao và Du lịch, 2018

+ Chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình Câu lạc bộ thể dục thể

thao cho sinh viên cua Truong Dai học Luật Hà Noi”.

+ Bài báo khoa học: Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và kiểm tra thể lực ở một số nước trên thé giới và Việt Nam Tạp chí thé thao ISSN 0866- 7462

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3.1 Cách tiếp cận:

- Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước công tác GDTC và hoạt động thể thao, trong đó có chương trình hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.

3.2 Các phương pháp nghiên cứu:

3.2.1 Phương pháp phân tích và tông hợp tài liệu

Trang 24

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu thập tổng hợp và phân tích các tài

liệu liên quan: Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của

ngành về công tác thể thao trường học; Các sách, tạp chí, tài liệu khoa học về van đề hoạt động TDTT ngoại khóa nói chung: Các kết quả nghiên cứu của tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động TDTT ngoại khóa trong

nhà trường nói chung và các trường đại học nói riêng.

Phương pháp này nhằm thu thập, hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu về hoạt động thể thao ngoại khóa của khách thể nghiên cứu trong và ngoài nước; tìm hiểu xu thế, thực trạng, các yếu t6 ảnh hưởng va các van đề liên quan đến hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên Nguồn tư liệu chủ yếu thu thập từ thư việc trường Đại học TDTT Bắc Ninh, thư viện Viện khoa học TDTT và Thư viện Quốc gia.

3.2.2 Phương pháp phỏng vẫn

Phương pháp phỏng van được sử dụng nhằm thu thập thông tin qua hình thức phỏng vấn bằng phiếu hỏi giữa các nhà nghiên cứu và các cá nhân khác nhau về van dé quan tâm nghiên cứu Sử dụng phương pháp phỏng van với đối tượng là các chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục thể chất và sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội Các phiếu phỏng vẫn được xây dựng trên cơ sở thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của phương pháp này là căn cứ khoa học va là cơ sở thực tiễn dé dé tài đề xuất giải

pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại hocLuật Hà Nội.

3.2.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm

Đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá trình độ thê lực ban đầu của sinh

viên trong quá trình thực hiện nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa cua Trường

Đại học Luật Hà Nội theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thé của Bộ Giáo dục và Dao tạo (quyết định số 53/2008/QD-BGDDT, ngày 18 tháng 9 năm 2008) qua 4 test

23

Trang 25

+ Lực bóp tay thuận (kg)

+ Nam ngửa gập bụng (lần/30 giây )

+ Bật xa tại chỗ (cm)

+ Chạy tùy sức 5 phút (m)3.2.4 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên

gia có trình độ cao dé xác định một cách đầy đủ và khách quan hơn về tinh khả thi

của các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viênTrường Đại học Luật Hà Nội trong thời gian tới

3.2.5 Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp được sử dụng để phân tích và xử lý số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài Trong quá trình xử lý các số liệu của đề tài, các tham số và các công thức toán học thống kê truyền thống được trình bày trong cuốn “Đo lường thê thao” của tác giả Dương Nghiệp Chí (1991,2004) và “Phương pháp toán học thống kê” của tác giả Nguyễn Đức Văn (2001).

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên

Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Nhu cầu, thái độ, động cơ tập luyện TDTT cua sinh viên Trường Đại học

Luật Hà Nội.

- Thực trạng nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa

cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 26

5 Nội dung nghiên cứu

* Chuyên đề 1: Lý luận về vấn đề nghiên cứu

1.1 Công tác giáo dục thé chat và thé thao trong các trường đại học 1.2 Một số khái niệm có liên quan đến van đề nghiên cứu

1.3 Hoạt động thé dục thé thao ngoại khóa

1.4 Đặc điểm tâm sinh lý và tố chat thé lực của sinh viên

* Chuyên đề 2: Hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường Đại

học Luật Hà Nội

2.1 Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên

Trường Đại học Luật Hà Nội.

2.2 Nhu cầu, thái độ, động cơ tập luyện thể dục thể thao của sinh viên

Trường Đại học Luật Hà Nội.

2.3 Thực trang nội dung và phương pháp tô chức hoạt động TDTT ngoại

khóa cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

2.4 Thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chuyên đề 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh

viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

3.1 Lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóacho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

3.1.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.2 Lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóacho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

3.2 Xây dựng nội dung và xác định tính khả thi của các giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Trường Dai học Luật Hà Nội.

3.2.1 Giải pháp 1: Đổi mới hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa 3.2.2 Giải pháp 2: Đổi mới nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa

25

Trang 27

3.2.3 Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

phục vụ công tác TDTT ngoại khóa.

Trang 28

PHAN THỨ HAI: BAO CAO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CỨU A MO DAU

Giáo dục và phat triển giáo dục trong Nha trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tổ con người Đồng thời góp phan nâng cao thé lực giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước Hiện nay, các trường Đại học và Cao đăng đều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng hóa loại hình đào tạo Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên đã đặt chất lượng giáo dục, trong đó có giáo dục

thê chất trước một thử thách to lớn Tại các trường cao đăng, đại học, công tác giáo

dục thể chất có thể nói được các cấp lãnh đạo khá quan tâm, thể hiện qua việc thường xuyên đôi mới, nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giáo viên; một số trường đã đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình thé dục thé thao mới to lớn và hiện dai, đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa, phong trào hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thé thao sinh viên Nhưng thực tế công tác giáo dục thé chất va thê thao học đường ở nhiều trường Đại học và Cao đăng còn bộc lộ nhiều hạn chế

và chưa đáp ứng được yêu câu mục tiêu giáo dục đào tạo đã đê ra.

Tập luyện TDTT ngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và phòng chống bệnh tật, giáo dục các tố chất thê lực và ý chí Hình thức buổi tập này đòi hỏi phát huy được tính tự giác tích của cá nhân người tập Nội dung tập luyện không quy định chặt chẽ mà phù hợp với sở thích, nhu cầu và hứng thú của mỗi người Hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm các giờ tự học của sinh viên, các buổi tập luyện đội tuyển dé tham gia các giải thi đấu Hoạt động TDTT ngoại khóa là phương tiện dé hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gin và nâng cao năng lực hoạt động hoc tập trong suốt thời kỳ học tập trong nhà

27

Trang 29

trường cũng như đảm bảo chuẩn bị thé lực chung và chuyên môn phù hợp voi những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.

B NOI DUNG

1 Một số van dé cơ ban về hoạt động thé dục thé thao ngoại khóa

Hoạt động TDTT ngoại khóa là hoạt động TDTT tự nguyện có tô chức được tiễn hành ngoài giờ chính khóa, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe của học sinh, sinh viên Hoạt động TDTT ngoại khóa rất đa dạng bao gồm hoạt động TDTT được quy định trong giờ giải lao, huấn luyện đội tuyến, tập luyện trong các câu lạc bộ TDTT, các hoạt động thi dau thé thao.

1.1 Mục dich, vai trò và nguyên tắc của tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa

1.1.1 Mục đích

* Thỏa mãn nhu cầu vận động của sinh viên

Trong suốt những năm học phổ thông, học sinh chỉ có khoảng 03 giờ học TDTT chính khóa trong khi đó thời gian tập luyện TDTT ngoại khóa nhiều gấp bội Vận động là nhu cầu cơ bản nhất của sinh viên vì thế phải có đủ sân bãi, phòng tập TDTT là điều kiện không thể thiếu để thành lập một trường học đủ chuẩn Thỏa mãn nhu cầu vận động cũng là tiêu chí tiên quyết khi phụ huynh lựa chọn trường học cho con em họ Việc học GDTC chính khóa mỗi tuần một buồi và thực hiện nhanh chóng trong 1-2 học kỳ là chưa đáp ứng nhu cầu vận động, rèn luyện thể chất của sinh viên Tổ chức Y tế Thế giới (Who) cảnh báo “Giảm hoạt động thé chất và chương trình giáo dục thé chat trong trường học là một xu hướng đáng báo động trên toàn Thế Giới” Do đó, tô chức thêm hoạt động thể dục thể

thao ngoại khóa đê thỏa mãn nhu câu này là điêu rât cân thiết.

Trang 30

* Hình thành chế độ học tập, nghỉ ngơi hợp lý

Khi bước vào môi trường đại học, sinh viên sẽ phải đối mặt với hàng loạt các hoạt động đa dạng mà đòi hỏi họ phải có sự ưu tiên lựa chọn và sắp xếp thời gian hợp lý và khoa học dé thích nghi và đạt hiệu quả tốt trong quá trình dao tạo Trong đó, thé dục thé thao ngoại khóa có vai trò rất quan trọng so với các hoạt động khác Tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa đều đặn, giúp sinh viên có sức khỏe tốt, tạo thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên, thư giãn, nghỉ ngơi tích cực, qua đó dan hình thành cho họ chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý.

* Phát triển toàn diện thé chất và nhân cách sinh viên

Phát triển toàn diện về thé chất lẫn nhân cách là phát triển cả đức, trí, thể, mỹ Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Đức dục là tư tưởng Trí dục là sự hiểu biết về văn hóa, khoa học, kỹ thuật Mỹ dục là sự hiểu biết về những cái hay, cái đẹp Cuối cùng là Thể dục - một mục tiêu không thé thiếu theo quan điểm giáo dục của chúng ta, là cơ sở dé tiếp thu tốt đức dục, trí dục, mỹ dục” Do đó, cùng với GDTC chính khóa, TDTT ngoại khóa thể hiện rõ mục đích này.

* Rèn luyện kỹ năng sống qua các hoạt động giao lưu, giao tiếp

Quan hệ giao lưu, giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của sinh viên Trong xã hội ngày nay nếu không được sống, hoạt động, giao lưu, giao tiếp với người khác thì sinh viên không thể tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm lịch sử, xã hội để tạo nên “chất người”.

Tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa sinh viên sẽ có cơ hội cùng gặp gỡ, tập

luyện, giao tiếp với một nhóm người, một tập thể, một cộng đồng qua đó sẽ hình

thành ở họ các kỹ năng sống (quan hệ, giao tiếp, ứng xử, quyết dinh ).

Tham gia hoạt động vui chơi và thê thao cho giới trẻ cơ hội dé thé hiện sự tự

diễn đạt, sự tự tin, giảm căng thăng, sự thành công, giao tiếp xã hội cũng như học

tập tỉnh thần đoàn kết và sự công bằng Những tác động tích cực này cũng giúp

29

Trang 31

chống lại những nguy cơ và tác hại do lối sống tĩnh tại, căng thắng, cạnh tranh và nhiều áp lực gây ra khá phổ biến trong cuộc sống giới trẻ ngày nay Tham gia vào các hoạt động TDTT có hướng dẫn cũng kéo theo các hành vi lành mạnh cũng như chấp nhận chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ và thực hành an toàn tốt hơn Một số nghiên cứu cho thấy rang trong số các thanh thiếu niên thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể chất ít có khả năng sử dụng thuốc lá Tương tự, các trẻ em có nhiều hoạt động thé chất thì kết quả học tập cao hơn Nhóm các môn thê thao và trò chơi tập thể thúc đây hội nhập xã hội tích cực và tạo thuận lợi cho việc phát triển các kỹ năng xã hội ở trẻ.

1.1.2 Vai trò và nguyên tắc của tô chức hoạt động TDTT ngoại khóa

Hoạt động TDTT ngoại khóa có vi tri quan trong trong giáo dục và TDTT

trường học Các hoạt động ngoại khóa kết hợp cùng với các hoạt động dạy học, cầu

thành một cấu trúc giáo dục trường học hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục Thể dục thể thao ngoại khóa cùng với GDTC chính khóa là một thê thống nhất của TDTT trường học và song song tồn tại, hỗ trợ, bố sung cho nhau, không thể thiếu mặt nào Trong quá trình tổ chức tập luyện thể thao còn có thể giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ: tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện và hài hòa; giáo dục tố chất thé lực và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong sinh hoạt và lao động; trang bị những trí thức cần thiết dé thực hành TDTT trong lao động và đời sống hàng ngày: hình thành thé giới quan duy vật, su giác ngộ về chính trị, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý thực tập thể đào tạo lực lượng hậu bị cho đội tuyển.

Tác giả Trịnh Trung Hiếu đã đưa ra ba nguyên tắc chung của giáo dục thể chất là: Kết hợp giáo dục thé chất với thực tiễn lao động và chiến đấu, phát triển con người toàn diện, nâng cao sức khỏe Theo V.P.Philin, việc tổ chức GDTC ngoài trường học được thực hiện trên các cơ sở luận điểm: phù hợp với các mục

Trang 32

ngành, cơ quan, tô chức quan tâm trực tiếp đến hoạt động này cũng như của gia đình và xã hội; kế thừa kết quả GDTC trong trường học, giúp cho trường học tăng cường, nâng cao và mở rộng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo TDTT, tổ chức nghỉ ngơi

lành mạnh cho sinh viên; sử dụng các hình thức hoạt động đa dạng, phù hợp với sự

ham thích, đặc điểm lứa tuổi và trình độ thé lực của người tập; thường xuyên dựa

trên kỷ luật trực giác, sự ham thích và lợi ích của đối tượng tập luyện; bảo đảm sự

chỉ đạo về phương pháp và kiểm tra y học có chất lượng đối với tất cả các hình thức cơ bản về tập luyện TDTT ngoài trường học.

Như vậy, có thê đúc kết lại trong khâu tô chức, hướng dẫn TDTT ngoại khóa cần nắm rõ đặc điểm phát triển tâm sinh lý đối tượng sinh viên (lứa tudi, giới tính, sức khỏe, chuyên ngành, nhu cầu, sở thích thé thao ), Các điều kiện cần và đủ dé thực hiện công tác này Cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Phù hợp với xu hướng phát triển chung và đạt hiệu quả thực tiễn - Đáp ứng nhu cau, sở thích của đối tượng

- Tự nguyện, tự giác

- Có chương trình, kế hoạch cụ thé và có thé lồng ghép khoa học giữa tập luyện và thi đấu phong trào.

- Xã hội hóa công tác TDTT ngoại khóa, đảm bao tính phố thông dai chúng 1.2 Đặc điểm hoạt động TDTT ngoại khóa

Theo các nhà khoa học TDTT, khi tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cần

lưu ý đên các mặt:

- Tính chất hoạt động thể hiện sự phối hợp giữa tham gia bắt buộc và tự

- Nội dung phong phú, linh hoạt không bị hạn chế; không gian địa điểm tiến

hành rộng lớn (trong hoặc ngoài trường).

31

Trang 33

- Hình thức đa dạng có thể tiến hành theo cá nhân, nhóm, khóa, trường; thời gian hoạt động linh hoạt có thé tiến hành bất kỳ lúc nào trong ngày tùy theo điều

kiện của sinh viên.

- Vai trò của giảng viên và sinh viên trong TDTT ngoại khóa (giảng viên

đóng vai trò chủ đạo, tư vấn, hướng dẫn, định hướng còn sinh viên phát huy vai trò

chủ thê qua tích cực chủ động phát huy lòng đam mê, hứng thú TDTT của mình) - Tính phổ cập va nâng cao: Với đa số sinh viên, TDTT ngoại khóa có tính phổ cập, chủ yêu biết chơi một môn thê thao nào đó dé rèn luyện sức khỏe là đã tốt rồi nhưng trong số hàng ngàn hàng vạn sinh viên (tùy theo trường) sẽ có những em có năng khiếu đặc biệt nổi trội thì đây chính là những nhân tố tích cực để hình thành nên đội tuyến thé thao Đối tượng này cần có chế độ tập luyện chuyên biệt dé nâng cao trình độ chuyên môn, sẵn sàng tham gia thi đấu các giải ngoài trường Hoạt động TDTT ngoại khóa chỉ có thé tạo hứng thú say mê cho sinh viên khi có sự tranh đua, thi đấu giai.

- Tinh bồ sung và độc lập: Thé dục thé thao ngoại khóa vừa bồ sung kiến thức

thực hành cho giờ chính khóa nhưng nó cũng có những đặc thù riêng mà GDTC

chính khóa không có được Thể dục thể thao ngoại khóa cùng với GDTC chính khóa hình thành nên một thê thống nhất của TDTT trường học.

1.3 Một số yếu tổ dam bảo cho công tác tô chức TDTT ngoại khóa

1.3.1 Đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT

ngoại khóa

Giáo dục thé chất là một mặt giáo dục dao tao trong nhà trường do vậy cần phải có sự đầu tư trang thiết bị và những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho

công tác giảng dạy và học tập ngoại khóa Từng trường có định mức kinh phí phục

vụ cho công tác GDTC và hoạt động van hóa thể thao của sinh viên trong quá trình giáo dục; đảm bảo tối thiểu các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học

Trang 34

tập môn học GDTC chính khóa và ngoại khóa Ngoài ra cần có đội ngũ cán bộ, giảng viên GDTC có đủ năng lực chuyên môn tốt và có tâm huyết với phong trảo.

Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý phong trào TDTT trong các

trường đại học là nhân tố quyết định chất lượng công tác GDTC trong nhà trường Giảng viên có trách nhiệm lập kế hoạch công tác, tiến hành môn học GDTC theo chương trình quy định, tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa và huấn luyện các đội tuyến thé thao sinh viên, tổ chức các giải thé thao trong và ngoài trường; phối hợp với các cơ quan y tế tổ chức khám và phân loại sức khỏe sinh viên để có biện pháp tập luyện riêng cho sinh viên sức khỏe yếu cũng như phát hiện và bồi dưỡng những sinh viên có năng khiếu về TDTT Mặt khác cũng phải ké đến vai trò rất quan trọng của Đoàn thanh niên, phòng Công tác sinh viên, Công đoàn trường, công đoàn bộ phận và vai trò của các nhà tài trợ trong việc cung cấp dụng

cụ tập luyện, kinh phí hoạt động TDTT ngoại khóa.

Đội ngũ sinh viên là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt động học tập và tập luyện TDTT, là đối tượng chủ thé giữ vai trò quyết định và thể hiện tính hiệu

quả công tác GDTC của nhà trường.

1.3.2 Nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa

Cấu trúc của giờ tập luyện ngoại khóa thường đơn giản hơn so với giờ học chính khóa, đòi hỏi ý thức tự tập luyện, tinh thần độc lập sáng tạo cao Nhiệm vụ

cụ thể và nội dung buổi tập phụ thuộc vào hứng thú, sở thích của cá nhân, nội dung

hoạt động TDTT ngoại khóa đa dạng và phong phú, không bị quy định của chươngtrình GDTC.

Hiện nay có hơn 100 môn thể thao được đưa vào tập luyện và thi đấu chính thức trong các đại hội TDTT toàn quốc và Seagames trong đó có rất nhiều môn thé thao dé lựa chọn tập luyện theo sở thích của sinh viên như Võ, Bơi, Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Khiéu vũ thé thao

33

Trang 35

Do nội dung buôi tập ngoại khóa có khác biệt nên cách tô chức tập luyện có

đặc trưng riêng Hoạt động ngoại khóa với chức năng động viên hấp dẫn nhiều người tham gia tập luyện các môn thé thao yêu thích, rèn luyện than thé, tham gia cô vũ phong trào tự tập luyện rèn thân thể Những buổi tập ngoại khóa có nội dung khác nhau giúp cho sinh viên nắm được nội dung chương trình học tập về TDTT, chuẩn bi cho họ thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thé ngoài ra giúp họ hoàn thiện các nội dung thé thao tự chọn Việc kết hợp tốt giữa tập luyện TDTT nội khóa với ngoại khóa giúp cho người tập có thân hình đẹp và tạo điều kiện nâng cao thành

tích học tập.

1.3.3 Các hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa trong trường học

Hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa là các phương thức rèn luyện ngoài

giờ của cá nhân, nhóm hay tập thể nhằm mục đích duy trì và phát triển thể chất Hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường rất đa dạng, phương pháp linh hoạt, có thé tiến hành nhiều cấp độ, quy môn toàn trường, toàn khóa, ngành nên thỏa mãn nhu cầu khác nhau của sinh viên và được phân thành các hình thức

hoạt động TDTT ngoại khóa khác nhau.

* Hình thức tự tập luyện

Sinh viên tự tập luyện TDTT theo nhu cầu cá nhân để nâng cao chất lượng học tập GDTC chính khóa của bản thân hoặc tự chơi một số môn thé thao yêu thích Loại hình này có cấu trúc khá phức tạp đòi hỏi khá cao ý chí của người tập cùng sự am hiểu tối thiểu về nguyên tắc, phương pháp tập luyện, tính hệ thống chặt chẽ trong việc xác định nhiệm vụ và lựa chọn bài tập, đòi hỏi nhiều thời gian, tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống đặc biệt Với hình thức này thì số sinh

viên tập luyện khá đông nhưng không thường xuyên, lâu dài và tập luyện khôngđược khoa học, khó có sự đảm bảo an toàn do đó khó có hiệu quả cao.

* Hình thức tập luyện đội tuyển

Trang 36

Áp dụng trong giảng dạy, huấn luyện cho sinh viên có năng khiếu về môn thể thao lựa chọn với mục đích phát triển các tố chất thé lực, trang bị những kỹ năng

kỹ xảo vận động, rèn luyện phẩm chất ý chi, tính nhẫn nại, tinh thần đồng đội

Các giờ loại này được tiến hành theo phương pháp riêng đặc biệt chú ý đến định mức lượng vận động và phòng ngừa chấn thương.

* Hình thức tập luyện buổi sáng

Nhằm giúp cho cơ thê thúc đây nhanh việc chuyền cơ thé từ trạng thái ué oải vừa ngủ dậy sang trạng thái tỉnh táo, giúp cho cơ thể thích nghi với một ngày làm việc mới, tạo nên cảm giác sảng khoái với bầu không khí trong lành, thoáng đãng Đây là hình thức tập luyện rất có lợi cho sức khỏe và dé tập, ai cũng có thé tham gia Lợi ích rõ nhất của hình thức này là không khí tập luyện trong lành, môi trường thân thiện, không phân biệt lứa tuôi, giới tính, địa vị xã hội Địa điểm tập luyện rất đơn giản có thể tận dụng mọi địa hình như sân tập, công viên, sân ký túc

* Hình thức tap luyện gitra giờ

Đây là hình thức tập luyện thường tiến hành vào giữa giờ giải lao nhằm giảm mệt mỏi cho người lao động, cho sinh viên sau các giờ học căng thắng Các bài tập thé dục giữa giờ thường là các bài thé dục tay không, thé dục nhịp điệu, Aerobic có thể sử dụng kết hợp nhạc, các bài tập này thường có kết cấu đơn giản và trong thời gian ngắn.

* Hình thức tập luyện câu lạc bộ

Đây là hình thức tập luyện TDTT mang tính xã hội, tự nguyện nhằm thu hút người ham thích TDTT dé tap luyén dat dén muc tiéu cua TDTT duoc thanh lap theo trình tự quy định, có cơ sở vật chất hoặc sân bãi tương đối ôn định, được tô chức hướng dẫn theo kế hoạch Bản chất của câu lạc bộ TDTT xét một cách toàn diện được thành lập xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của những nhóm người dé

35

Trang 37

phát huy và hưởng thụ những lợi ích của TDTT, từ đó mục đích của từng người,nhóm người được thỏa mãn Với mục đích của người tập hay nhóm người tập lànâng cao sức khỏe hoặc giải trí thì hoạt động câu lạc bộ TDTT phải đảm bảo theo

nguyên tắc tự nguyện, tự giác và tích cực.

* Hình thức tập luyện theo nhóm, lớp

Người tập được chia thành các nhóm nhỏ với các nhiệm vụ khác biệt phù hợp

cho mỗi nhóm Tập luyện theo nhóm tô chức thường là các cuộc thi đấu thê thao, các buổi tập nâng cao sức khỏe, các ngày hội TDTT Chức năng của thi đấu thể thao rất phong phú và được tổ chức vì nhiều mục đích khác nhau (tuyên truyền trao đổi kinh nghiệm, củng cé tình đoàn kết, mở rộng quan hệ giao lưu đồng thời còn là phương pháp giáo dục thê chất độc đáo).

Như vậy tập luyện TDTT ngoại khóa có rất nhiều hình thức khác nhau và được tổ chức vào những khoảng thời gian nhàn rỗi của sinh viên Nó góp phần tạo nên nếp sống mới lành mạnh, sôi nỗi, phong phú, tươi vui, lac quan loại bỏ được cuộc sống trống rỗng vô vị không lành mạnh của sinh viên trong các giờ nhàn rỗi Việc lựa chọn được hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa phù hợp với điều kiện của mỗi sinh viên sẽ giúp con người có sức khỏe vững chắc, có thân hình đẹp và tạo điều kiện nâng cao thành tích học tập.

1.3.4 Công tác tuyên truyền ý nghĩa hoạt động TDTT ngoại khóa và chính

sách ưu tiên.

Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của nhà trường về tam quan trọng của công tác GDTC trong nhà trường hoặc tuyên truyền bằng hệ thống hình ảnh, pano, áp phích về tầm quan trọng của TDTT với sức khỏe; Giảng viên giảng dạy GDTC phải có nhiệm vụ thông qua bài giảng liên hệ với thực tiễn giúp cho sinh viên hiểu vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ich của TDTT; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, pho biến kiến thức khoa học về TDTT thông qua hội thảo, tọa đàm.

Trang 38

Giao cho Doan thanh niên, Công Doan và bộ môn trong nhà trường thực hiện;

Khuyến khích sinh viên theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, đọc thêm sách báo để tìm hiểu các thông tin TDTT của nước ta và Thế

Giới, cộng điêm rèn luyện, ưu tiên giới thiệu học lớp nhận thức vê Đảng

Từ những nhận thức về ý nghĩa của hoạt động TDTT ngoại khóa và những

chính sách ưu tiên trên sẽ là động lực hướng sinh viên vào các hoạt động TDTT

ngoại khóa trong thời gian nhàn rỗi * Hệ thống thi đấu giải TDTT

Hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường Đại học, Cao đăng và chuyên nghiệp ở các khu vực chủ yếu là do Hội thé thao Đại học và Cao đăng chuyên nghiệp các cấp chủ trì phối hợp với đoàn thể quần chúng trong toàn trường (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Công đoàn) thông qua các hoạt động chủ yếu sau:

- Hoạt động thể thao truyền thống của nhà trường

Được tổ chức hàng năm và chủ yếu được tô chức vào dịp kỷ niệm các ngày lễ

lớn trong năm (Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày thành lập Đoàn Thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh 26/3; ngày Thể thao Việt Nam 27/3 ), sinh viên các Lớp, Khóa, Khoa sẽ tự thành lập đội sau đó tự rèn luyện và thi đấu với nhau Qua những giải thé thao này bộ môn có thé chọn những em có thành tích tốt tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ dé tham gia thi dau ở các giải lớn hon.

- Hoạt động thê thao của các trường trong khu vực

Do Hội thé thao của các trường Cao đăng, dai học tổ chức hàng năm theo chương trình chung của Trung ương Hội và các môn thé thao truyền thống khác nhau của địa phương Một số khu vực như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Nam Định, Thành phố Hỗ Chí Minh còn tô chức Đại hội thé thao sinh viên

37

Trang 39

hai năm/lần Đây là dịp mà sinh viên các trường trong khu vực được giao lưu học tập kinh nghiệm thi đấu.

- Hoạt động thể thao toàn quốc

Hội thé thao đại học va chuyên nghiệp Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào và tổ chức định kỳ các hoạt động như sau:

+ Hội thi nghiệp vụ sư phạm, văn nghệ TDTT khối các trường sư phạm được tổ chức quy môn toàn quốc định kỳ 4 năm/lần.

+ Đại hội TDTT sinh viên toàn quốc được tổ chức 4 năm/lần

Các phong trào này đã trở thành truyền thống và thực sự có tác dụng cổ vũ đông dao sinh viên tham gia va tạo sân chơi rèn luyện thân thé va nâng cao thành tích thê thao cho sinh viên.

- Hoạt động thê thao quốc tế

Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam là tô chức Hội có mỗi quan hệ quốc tế rộng rãi, là thành viên chính thức của liên đoàn thể thao đại học Thế giới FISU, hội đồng thể thao đại học Đông Nam Á Hội được phép của Bộ giáo dục và Dao tạo đã chuẩn bị và cử nhiều đoàn thé thao tham dự đại hội thé thao sinh viên Thế Giới (Universiad), các giải vô địch từng môn thể thao của khu vực Asean.

Hội đã tiếp nhiều đoàn thé thao sinh viên các nước ở Việt Nam và đặc biệt

năm 2013, dưới sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, sự phối hợp giúp đỡ của

Ủy ban TDTT và các ngành liên quan, hội đã đăng cai tổ chức thành công Đại hội thê thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ 19 tại Hà Nội Trong đó Việt Nam đứng thứ nhất toàn đoàn với tổng số 146 huy chương các loại Đại hội thé thao sinh viên Đông Nam Á 2022 là kỳ đại hội lần thứ 20 được tô chức, quy tụ các vận động viên là sinh viên đến từ 11 quốc gia trong khu vực, tranh tài ở 23 môn thé thao với 212 nội dung, như: Điền kinh, băn cung, đấu kiếm, bơi, bóng bàn, bóng chuyên, bóng

Trang 40

Nam A 2022 với 88 thành viên, trong đó có 51 vận động viên tranh tai ở 6/23 môn thé thao Kết quả, đoàn thể thao sinh viên Việt Nam đã giành tổng cộng 28 huy chương dé xếp thứ 4 chung cuộc, gồm: 13 huy chương vàng, 6 huy chương bac và 9 huy chương đồng Tại kỳ đại hội trước đó diễn ra vào năm 2018 ở Myanmar, đoàn thé thao sinh viên Việt Nam xếp hạng 5 chung cuộc với 16 huy chương vàng, 9 huy chương bạc và 6 huy chương đồng.

2 Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học

Luật Hà Nội.

2.1 Các diéu kiện đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên

Trường Đại học Luật Hà Nội.

* Đội ngũ giảng viên môn Giáo dục thể chất

Kết quả thống kê đội ngũ giảng viên GDTC tại Trường Đại học Luật Hà Nội

được trình bày tai bảng 2.1

Bảng 2.1 Đội ngũ giảng viên GDTC tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Qua bang 2.1 cho thay:

Trong qua trinh xay dung va phat triển của Trường Đại học Luật Hà Nội, đội ngũ cán bộ giảng dạy đã không ngừng phát triển về chuyên môn và ngày càng nâng cao chất lượng, trình độ chính trị, trình độ chuyên môn dé đáp ứng nhu cầu

mở rộng quy mô dao tạo và nâng cao chat lượng đào tạo.

39

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w